Tuesday, July 10, 2012

Về đâu hỡi - Phong trào Con đường Việt Nam

Về đâu hỡi - Phong trào Con đường Việt Nam

Ra đời trong bối cảnh phong trào dân chủ Việt Nam bị Cộng sản đàn áp mạnh, đặc biệt hàng loạt blogger bị bắt, xử tù. Sự xuất hiện của Phong trào Con đường Việt Nam như một “quả bom tấn” nổ giữa thành trì Cộng sản, nhiều người hài hước ví von, chỉ ai đó có “gan trời” mới dám công khai chống chính quyền thời điểm này, trừ khi…càng đặc biệt hơn tác giả của phong trào là Lê Thăng Long một trong ba nhà hoạt động dân chủ Lê Công Định, Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Duy Thức bị cộng sản bắt hơn 03 năm về trước. Lê Công Định thì đã rõ, anh là một luật sư từng bảo vệ thân chủ là những người bất đồng chính kiến, còn Lê Thanh Long và Trần Huỳnh Duy Thức đến trước khi bị bắt chỉ là hai doanh nhân.
Lê Thăng Long ra tù mang theo sứ mệnh quan trọng, do đó chỉ ít ngày trở lại với thế giới tự do anh đã thay mặt Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức công khai Phong trào Con đường Việt Nam, đồng thời kêu gọi mọi giai tầng trong xã hội cùng góp sức xây dựng Phong trào Con đường Việt Nam hoàn thành sứ mệnh với dân tộc. Chính vì lời kêu gọi (mời tham dự) mà anh phải hứng chịu bao lời thị phi của chính những người mà anh từng đặt hy vọng. Tại sao như vậy, một người có tấm lòng với dân tộc, muốn xây dựng Việt Nam ngày càng hùng mạnh, để một ngày nào đó hóa rồng như cái tên cha mẹ từng hy vọng ở anh (Long), chưa đến ngày vinh danh đã hứng chịu hậu quả (bị “ném đá”). Phải chăng Lê Thăng Long quá “ngây thơ”, cứ tưởng có tấm lòng đối với dân tộc, có ý cầu thị, muốn kêu gọi mọi giai tầng trong xã hội đoàn kết, mẫu chốt là ở danh sách mời tham gia, chính cái “giai tầng” hơn 200 cá nhân với thành phần đa dạng, xuất thân khác nhau, có kẻ suốt ngày chửi thề không đội trời chung với Cộng sản, lời lẽ hằn học (Châu Xuân Nguyễn ở Úc), còn nhiều người là những nhân sỹ trí thức lớn, phần lớn họ thành danh trong chế độ cộng sản (bà Nguyễn Thị Bình), trong chiến tranh giữa họ và một bộ phận kẻ chống Cộng ở hai chiến tuyến, thì làm sao có thể “ngồi cùng mâm” (mâu thuẫn đối kháng). Quan trọng hơn, bản thân anh có nhiều ẩn số, chẳng hạn như được giảm án, đặc xá…kèm theo giải trình không mấy thuyết phục càng làm mọi người đặt dấu hỏi, bất chấp tấm lòng của anh có rộng lớn bao la đến đâu.
Số phận Phong trào Con đường Việt Nam sẽ đi đâu, về đâu? chưa thể có câu trả lời chính xác, nhưng có điều chắc chắn là “Con đường” sẽ gặp nhiều gian truân, gian truân ngay từ lúc “thai nghén” cho đến khi “khai sinh”, “đứa con” phải chịu … thì không thể phát triển bình thường.
Lê Thanh Long là doanh nhân, hơn ai hết anh thấm thía câu “thương trường là chiến trường”, xin bổ sung thêm câu “chính trường cũng là chiến trường”, để anh thấy được sự khắc nghiệt của thời cuộc.

Hoa Kỳ, cuối tháng 6/2012
Hoàng Huy    

No comments:

Post a Comment