Wednesday, September 25, 2013

Chỉ là chưa "lên báo" mà thôi

"Ba phần tư cỗ máy tăng trưởng đang trục trặc":
http://gafin.vn/20130924081221608p0c...-truc-trac.htm

"Vật vã chờ lương":
http://nld.com.vn/cong-doan/vat-va-c...5075626340.htm

"Nợ lương tràn lan":
http://nld.com.vn/cong-doan/no-luong...8083740824.htm

---------------------

Trên đây chỉ là các việc "lên báo", chứ THỰC TẾ còn tệ hại hơn gấp nhiều lần.

Nay còn có vụ "bán trái phiếu" tràn lan, mạnh tỉnh nào muốn bán thì bán, bán bao nhiêu thì bán, trả "tiền lời" bao nhiêu thì trả.

Tới hạn thì lại phải bán trái phiếu mới trả cho trái phiếu cũ, bán không được thì tăng tiền lời, vẫn bán không được thì... xù, ai làm gì được nhau.

Chủ nợ không đòi được, không lẽ tịch thu tài sản... thành phố, quốc gia, trừ nợ.

Mà làm sao xin lệnh này, cho dù có lệnh cũng làm sao thi hành.

Quan chức thì mua biệt thự 15 tỷ, nay không còn tiền hoàn thành xây dựng, cả khu bỏ hoang, nay cho bò vô ngủ, hoặc may mắn thì cho thuê... 2 triệu/tháng, cũng đừng hòng đòi tiền thuê nhà được suôn sẻ.
http://www.baomoi.com/Dai-gia-mua-bi...7/12021493.epi

Cả Nam và Bắc nay chẳng qua là lộ bộ mặt THẬT mà thôi, và bộ mặt này vô cùng gớm ghiếc.

Chẳng qua chỉ là "chuyện bây giờ mới nói" mà thôi.

VN CHƯA HỀ BAO GIỜ TIẾN BỘ!

Thật ra ĐÃ tụt hậu từ 38 năm trước tại miền Nam, 58 năm tại miền Bắc.

Miền Bắc tụt hậu ngay từ 1954, trên bờ SỤP ĐỔ KINH TẾ năm 1958, bèn XÂM LĂNG MIỀN NAM từ 1959 để đổ vấy cho "chiến tranh thống nhất đất nước".

-----------------

"Miền Bắc chi viện cho miền Nam" cái gì?

Bộ đội ư, họ có việc gì để làm ở quê nhà? Cuốc xẻng không có, làm ruộng cái gì?

Ngay cả bây giờ, miền Bắc vẫn không thể tự nuôi thân, nếu không ăn cắp tiền từ miền Nam đem ra thì chết đói ngay toàn miền!

O du kích ở nhà thì chỉ biết xòe chân ra ban đêm, mỗi 8, 9 tháng là đẻ con, thì cho đi thồ đạn cho có việc, tối về mệt quá dạng chân ra không nổi, càng tốt.

Các đứa này không đi đánh lộn mướn cho Nga, Tàu, thì chỉ biết đẻ con, chứ còn có thể làm gì khác.

Sống được tới 1975 là do tiền Nga, Tàu thuê đánh Mỹ, đánh thế giới tự do giùm họ, dùng máu thịt bộ đội, o du kích, đổi lấy cơm gạo.

-----------------

Sau 1975, ai cũng thấy hàng đoàn xe chở lương thực từ Nam ra Bắc.

Sau này thì kiều hối, bán dầu, toàn là từ Nam chạy ra Bắc.

Nuôi Bắc quá nhiều, Nam nghèo đói, tụt hậu theo luôn, y như bị người gần chết trôi níu cổ, chết theo luôn!

Sau 1975, miền Nam chỉ có tụt hậu và tụt hậu, thụt lui về kinh tế, tài chánh, VĂN HÓA, VĂN MINH, TƯ TƯỞNG, triết học, y khoa, dược khoa, lối sống, cách sống, ngay cả cách con nít đánh vần cũng thụt lui.

Kể từ 1987, may nhờ có kiều hối, bán dầu, mượn nợ quốc gia, xin tiền toàn thế giới, bán dâm nô, dục nô, lao nô, v.v... mà quốc gia có thêm chút tiền, loại như Loan mén (mẹ Cường đô la), Bầu Đức, nhờ đốn rừng, bán đất từng hối lộ mua rẻ mạt, mà làm giàu.

NHƯNG đó là cái giàu vô cùng giả tạo, không khác các ả đào ban đêm thoa son đánh phấn, nhờ ánh đèn mờ che lấp khuôn mặt như cái rỗ, lổm chổm các đốm đen, thẹo lồi và lõm.

Để rồi khi đèn sáng, khi son phấn trôi đi, thì lộ rõ bộ mặt THẬT.

-----------------

Cả Nam và Bắc nay chẳng qua là lộ bộ mặt THẬT mà thôi, và bộ mặt này vô cùng gớm ghiếc.

Hết tiền, VN không còn gì cả.

Văn hóa quá tệ hại, văn minh không có, người ta đụng nhau, đánh nhau, đâm nhau, chém nhau, bắn nhau ngoài đường. Kẻ đi đường không quan tâm, có khi còn lợi dụng nạn nhân bị thương, chết, chạy lại moi đồ, móc bóp, về nhà còn khoe mình "lẹ tay, nhanh trí!"

Thế là màn hạ, nay các ả đào lộ mặt, gánh hát vãn tuồng, các vị "vua, quan" hết son phấn thì chẳng qua chỉ là các anh hề dốt nát rẻ tiền, không một chút nội tâm, nội hàm nào đáng cho người ta nể trọng.

-----------------

Thế đấy, quan chức VC vãn tuồng thì chỉ là loài Xướng ca Vô loại mà thôi, chỉ có thể hát hò mua vui vài trống canh.

Chẳng ai thương tiếc họ, chỉ là họ kéo theo, kéo sập, cả quốc gia, dân tộc, thì mới đáng tiếc làm sao cho quốc gia, dân tộc VN sau hơn 4000 năm tồn tại, nay chỉ là đống rác trong thùng rác văn minh nhân loại.

Friday, September 20, 2013

Sách phượt của Huyền Chip: Một nửa sự thật là giả dối?

Nhiều ngày qua, hành trình du lịch bụi của Huyền Chip – cô gái 9x từng đi qua 25 nước bỗng dưng gây xôn xao dư luận. Đặc biệt, khi Huyền Chip cận kề ngày ra mắt tập sách thứ hai trong cuốn “Xách ba lô lên và đi”, nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra.

Không ít cư dân mạng bày tỏ quan điểm và mổ xẻ những vô lý của nhiều chi tiết trong cuốn sách này.
Dưới đây là toàn bộ bài viết từ nhóm thành viên cả trong và ngoài nước của diễn đàn VOZ, chúng tôi xin đăng lại:
Huyền Chip và 2 cuốn sách: Cuộc sống đâu phải toàn màu hồng
Huyền Chip (Nguyễn Thị Khánh Huyền) sinh năm 1990, là một cô gái trẻ năng động, ưa thích khám phá, tự tin vào bản thân và luôn được thần may mắn phù hộ. Trong hai năm (từ 2010 – 2012) cô đã đặt chân tới 25 quốc gia, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau chỉ với 700 đô la ban đầu. Sau khi vượt qua các thử thách, Huyền quay trở lại Việt Nam và viết cuốn sách “Xách balô lên và đi”. Và tiếp nối thành công của tập 1, tập 2 “Đừng chết ở châu Phi” chuẩn bị ra mắt bạn đọc.
11d16
Theo như Huyền giới thiệu, đây là hai cuốn nhật ký hành trình, ghi lại những việc có thật mà cô đã trải qua. Trong cuốn sách chứa khá nhiều chi tiết thú vị với về con người bản địa, công việc nơi đó và các vấn đề cô gặp phải trên hành trình.
Hầu hết mọi chuyện đều dễ dàng không có quá nhiều khó khăn, Huyền đơn giản chỉ cần “Xách ba lô lên và đi”, không cần dự tính kế hoạch chi tiết, không cần phải chuẩn bị bản đồ, không cần biết mình sẽ tới đâu.
Chắc có lẽ một chuyến đi phượt không cần chuẩn bị sẽ ít tốn kém hơn một chuyến đi được chuẩn bị kĩ càng. Bởi hai anh chàng người Mỹ bỏ việc đi phượt như Vadim Sahakian và Artia Moghbel đã tiêu tốn tới 40.000 đô la để xin visa, trang trải chi phí trong 6 tháng trời ở 13 quốc gia.
Nếu như không chuẩn bị như Huyền, có lẽ họ sẽ tiết kiệm được tới 39.300 đô la vì lúc đó họ chỉ cần vừa đi vừa làm, ăn ngủ nhờ nhà người khác là đủ trang trải cho chuyến đi, vì họ có điều kiện thuận lợi hơn Huyền là quốc tịch Mỹ, điều này tạo điều kiện cho họ đến rất nhiều nước mà không cần visa.
Visa: D vậy sao?
Chắc ai biết Huyền đều biết tới câu trả lời nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan về việc xin visa trong một cuộc hội thảo. Nếu không xin được visa thì ăn vạ, không được nữa đòi lên cấp trên, không được nữa thì đòi lên cấp trên nữa. Và Huyền diễn giải rằng đó chỉ là câu “nói chơi” với nguyên Phó Thủ tướng, mặc dù ngữ cảnh cuộc nói chuyện không ủng hộ cô. Nguyên Phó Thủ tướng, một người chức vụ rất cao, còn bị đùa chơi thì không biết với người hâm mộ thì nói đùa ra sao nữa.
Và câu trả lời về việc xin visa này cũng vô lý hết sức, xin visa mà cứ dễ như đi chợ, “ăn vạ” là được? Trong khi thực tế nhiều nước xin visa phải chứng minh được tài chính, lịch trình hoặc có người bảo lãnh, và với 700 đô la ban đầu cộng với làm thêm liệu có đủ chứng minh tài chính không hay phải có một khoản nào đó gửi thêm. Thậm chí với những người đi du lịch thường xuyên, việc xin cấp visa cũng đòi hỏi một thời gian chờ đợi khá lâu, có nước nhanh, có nước chậm chứ không thể được thần may mắn mỉm cười suốt với Huyền như vậy được.
Trong buổi nói chuyện của mình, Huyền có diễn giải nơi mình chọn đều là các nước đang phát triển nên chính sách visa không ngặt nghèo. Tuy nhiên chỉ xét với trường hợp visa của Israel, tài liệu do Đại sứ quán của Israel tại Hà Nội và Bộ Ngoại giao Israel cung cấp chỉ ra rằng đối với công dân Việt Nam, khi đi du lịch cần phải có chứng minh tài chính (tối thiểu 5.000 đô la) để có thể được cấp visa tại đất nước họ.
8bf2
Điều kiện cấp visa của Israel
Vậy có mâu thuẫn không khi Huyền được cấp visa tại đây trong khi chi phí có hạn, không cần sự giúp đỡ từ gia đình? Và trong sách cũng không chỉ rõ được cấp visa ở Israel như thế nào, chứng minh tài chính ở đâu ra?
Vượt biên: Chuyện nhỏ!
Chương 39 tới 44 (“Xách ba lô lên và đi”, tập 1), Huyền tới đất nước Ấn Độ để khám phá, sau đó đi qua Nepal hành hương về đất Phật. Và sau đó Huyền trở lại Ấn để tham dự lễ hội chim Dipumar diễn ra đầu tháng 12.2010.
Điều đáng chú ý ở đây là từ tháng 9.2009 tới tháng 4.2012 khi cấp visa cho bất kì khách du lịch nào, Đại sứ quán Ấn Độ đều có ghi chú trong đó là không chấp nhận nhập cảnh trở lại trong vòng 2 tháng sau đó nếu không có giấy phép đặc biệt. Hẳn việc tham dự lễ hội chim là một trường hợp khẩn cấp với cả Huyền và các quan chức cửa khẩu Ấn Độ!
e233
Một visa cho thấy quy định của Ấn Độ về tái nhập cảnh
 Tại chương 75-76 (Xách ba lô lên và đi”, tập 1), Huyền rời Israel để vượt biên vào Palestine trên một chiếc xe buýt sau khi hỏi một người đã từng vượt biên trước đó. Có một điểm cần lưu ý ở đây, các thông tin đều cho thấy, không thể từ Israel qua Palestine rồi lại quay trở về Israel được. Hơn nữa cô dễ dàng quay lại Jerusalem sau cuộc biểu tình bị đàn áp của quân đội vùng giao tranh mà không gặp một trở ngại nào?
97024-1
20524-2Trích đoạn về việcHuyềnvượt biên vào Palestine và quay lại Israel
 Và như chính Huyền thú nhận trên Facebook, vượt biên trái phép vào Malawi để tiết kiệm 100 đô la, lại còn cổ xúy cho hành động này. Huyền trên 18 tuổi, đủ tuổi phân biệt đúng sai, chịu trách nhiệm hình sự, khi qua nước bạn phải chấp nhận luật lệ của nước bạn. Vậy mà còn vượt biên trái phép, lại cố tình ngụy biện chỉ là “chuyện tình cờ”, một lý lẽ giờ đây hẳn sẽ được những người Mexico vượt biên tìm giấc mơ Mỹ nằm lòng khi bị cảnh sát biên giới bắt giữ.
e3d6(Ảnh chụp màn hình Facebook của Huyền Chip)
Và những điều thần kỳ
Chuyến hành trình của Huyền đầy ắp màu hồng, màu sắc rất phù hợp với nội dung mà một cuốn tiểu thuyết cần có, chưa kể là lại dành cho lứa tuổi teen chưa từng bước chân ra ngoài thế giới. Trong cuốn sách, tại chương 55 (Cậu bé phật của Nepal) cô bị xe máy phóng với tốc độ 100km/h làm gãy ống đồng, một chấn thương nghiêm trọng nhất là khi cô đang ở nước ngoài và với túi tiền có hạn. Tới chương 57-58, tức là khoảng vài tuần sau, Huyền lại tung tăng đi chơi cắm trại bình thường, chẳng hề có vẻ gì là có của thương tích trước đó, trong ảnh cô có thể đứng thẳng hai chân.
d8f7
2c18Khoảng thời gian giữa hai sự kiện. Liệu rằng Huyền có năng lực đặc biệt tự làm lành vết thương trong 3 tuần
Huyền tiếp tục gặp những trở ngại khác trên chuyến đi, ở Israel bị ốm gần 1 tháng, chi phí bệnh viện đắt đỏ lại không có bảo hiểm du lịch chi trả, đầu tháng lại mua máy ảnh Canon 400D, một máy ảnh với giá ra mắt là 800 đô la. Những khoản tiền này liệu công việc làm thêm trước đó có kham nổi hay không?
Cách Huyền kiếm việc ở casino lớn nhất Dar es Salaam cũng làm người ta phải chú ý, từ cách xin việc, công việc cho tới tiền lương. Trước hết, Huyền xông thẳng vào casino và đòi gặp quản lý. Sau một bài kiểm tra dễ nhanh chóng và dễ dàng Huyền được nhận vào làm với công việc là lượn lờ quanh casino 9 giờ/tuần và được ứng trước vài trăm đô la để mua quần áo. Là một người quản lý sòng bạc lớn, liệu có ai tuyển một người xa lạ, không giấy phép lao động, không kinh nghiệm vào làm ngắn hạn, lại còn ứng trước tiền không?
e0913 (2)
Đầu tháng chi tiền mua máy ảnh
3e014
Rồi ốm đến hết tháng, không có bảo hiểm trả chi phí
Dựa vào các số liệu Huyền đưa ra 9 giờ làm việc/tuần và trong một tháng kiếm được 200 đô la, ta có thể tính ra thù lao tương ứng là 5.5 đô la một giờ làm việcvà 2.400 đô la cho một năm. Tanzania là một quốc gia nghèo tại châu Phi, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 10.7% (2011 – Trading Economics), GDP đầu người 1500 USD (CIA Factbook 2011). Riêng ở Dar es Salaam, tỷ lệ này lên tới 46.5% (số liệu chính phủ Tanzania). Vậy mà Huyền lại có thể chiến thắng những người bản địa, kiếm được công việc trong khi bản thân không có bằng cấp, không giấy phép lao động (working permit) và chỉ làm ngắn ngày.
Chuyển sang một khía cạnh khác: Trong suốt chuyến đi của mình, Huyền không cần chuẩn bị lều ngủ, vì tới bất cứ đâu, bất cứ khi nào đều có những anh bạn tốt bụng và ga lăng giúp đỡ Huyền ngủ nhờ, đi nhờ và trong đó có những người bạn giàu có chưa từng quen biết.
03615
Ảnh chụp từ blog của Huyền.
Và số lượng đồ đạc mang theo cũng hết sức hạn chế, chỉ có một ba lô du lịch 13kg. Với sự hạn chế như vậy, số lượng quần áo mang theo cũng ít, nhưng khi chụp ảnh thì luôn là những bộ quần áo khác nhau. Với những người “phượt” chuyên nghiệp, có lẽ điều này thật sự khó tin, vì không phải lúc nào họ cũng may mắn có được một chỗ ngủ. Ngay bản thân Huyền Chip cũng đã chia sẻ: “Lo nhất là đêm nay không biết ngủ ở đâu”.
Truyền cảm hứng cho giới trẻ?
Du lịch phượt là một hình thức mới mẻ ở Việt Nam, nhưng không ai phản đối du lịch phượt vì đó là sự khám phá, sự trải nghiệm. Cái cần ở đây là sự minh bạch. Ai cũng muốn con cái mình ra ngoài kia để thấy chân trời rộng lớn, cuộc sống muôn màu và trải nghiệm nó với niềm đam mê được xây dựng bằng sự thật chứ không muốn con mình được truyền lửa bằng ảo tưởng và giấc mơ, vì khi ra đời sự thật trần trụi sẽ bóp nghẹt giấc mơ ấy.
Và khi con cái xách ba lô lên đường, sẽ là một cơn ác mộng nếu như không chuẩn bị trước được những gì mình cần.
Việc du lịch bụi, đi đây đi đó là tốt, nếu được chuẩn bị và tìm hiểu kĩ lưỡng mọi thứ, có tính toán trước. Nhưng sách của Huyền vô tình tạo ra một ảo tưởng tai hại cho một bộ phận lớn thanh thiếu niên. Họ nghĩ rằng cô ấy tài giỏi, dũng cảm, dám thể hiện mình và sẽ làm theo. Thực tế cuộc sống bên ngoài không phải đi đâu cũng gặp may mắn, rất nhiều nguy hiểm nếu không tìm hiểu trước. Những nguy hiểm đề cập trong sách không nhiều, tuy nhiên cũng đủ thấy đi bừa như vậy có ngày bỏ mạng.
Cầm sẵn tiền đi chơi thì ai cũng làm được, chứ đừng làm cho người ta nghĩ rẳng đi du lịch không cần tiền và có thể tìm việc đơn giản. Việc có được hỗ trợ tài chính và việc vượt biên trái phép là rõ ràng. Nên có một cái nhìn khách quan, biết cái gì nên đọc và cái gì không nên đọc, tránh những tác động tiêu cực. Trước khi quyết định làm gì, hãy chuẩn bị thật kĩ, nghĩ cho bản thân và gia đình… Thế giới không che chở bao bọc đâu, không thể ăn mày xã hội được.
Khi bị chỉ ra các vi phạm ở nước ngoài, Huyền đã phản ứng khi trả lời phỏng vấn báo Vietnamnet.
2cf217 (1)Với mục đích truyền lửa, là thần tượng cho cho giới trẻ, thay vì phải chỉ ra cái sai để khuyến cáo người đọc, Huyền lại coi đó là chuyện bình thường.
Có thật là tự đi?
Vẽ lên viễn cảnh màu hồng, Huyền tạo dựng cho các bạn lứa tuổi teen sự dễ dàng để xách ba lô lên và đi mà không để ý rằng mình đang lệ thuộc một cách chây ì, không lo về tài chính, sống bằng cách ăn nhờ ở đậu. Ngoài ra các bằng chứng từ blog của Huyền rõ ràng có dự toán chi phí, xin tài trợ nhưng đến khi ra sách thì lại biến mất, chỉ còn số tiền kiếm được từ việc làm thêm.
Ảnh chụp màn hình blog tiếng Anh của Huyền về dự trù kinh phí chuyến đi và việc Huyền kêu gọi nhà tài trợ cho chuyến đi của mình. Các chi tiết này không hề được đề cập trong tập sách.
06719
76a20
40e21
2e422 (1)Có thể thấy: trong post đầu tiên không hề có màn viết sách, sang post thứ hai, sau khi đề cập tới một số offer thì Huyền đã “quyết định” viết sách.
Đằng sau câu chuyện du lịch với 700 đô la, dường như quên mất rằng đó chỉ là số tiền khởi đầu hành trình, và sau khi nhận được một số đề nghị tài chính thì Huyền bắt đầu “quyết định” viết sách, một quyển sách cẩm nang du lịch dạng Lonely Planet. Và tới bây giờ chúng ta có hẳn hai quyển như vậy. Tuy nhiên nội dung, hình ảnh trong sách chủ yếu là chơi bời khám phá, phần về công việc và các thủ tục cũng như hướng dẫn quá ít ỏi.
Qua câu chuyện ta nhớ đến cuộc phỏng vấn trên truyền hình của một doanh nghiệp trẻ, chủ một công ty lớn: anh ấy khởi nghiệp bằng cách gom hết vốn và vay ngân hàng được vài trăm triệu, từ đó xây dựng doanh nghiệp thành đạt như hôm nay. Nhưng anh ta cố tình không nói cái quan trọng: anh ta là con của ông chủ doanh nghiệp lớn, ngoài vài trăm triệu đó thì anh ta có sẵn nhà xưởng, cửa hàng trị giá vài chục tỷ…
76a20 2c223Ảnh chụp từ blog cho thấy Huyền cần thư tài trợ từ Việt Nam
Một nửa của cái bánh mì vẫn là cái bánh mì, nhưng một nửa sự thật là sự giả dối.
Kết
Nhắm mắt lại và tưởng tượng, cuốn sách của Huyền thật đẹp, thật lãng mạn biết bao. Nhưng đến khi mở mắt ra và bước vào đời, nó không còn nhiều giá trị nữa. Vậy nên cứ để nó làm một cuốn sách để tưởng tượng có phải rất tốt không?
Ai đi nhiều nơi hẳn sẽ biết khi làm thủ tục xuất nhập cảnh hay xin visa người Việt Nam bị làm khó dễ rất nhiều vì các nước bạn sợ dân ta làm việc chui, trốn ở lại hoặc vượt biên trái phép. Hẳn chúng ta còn nhớ việc Hàn Quốc đã có một thời gian ngừng nhận lao động từ Việt Nam do những người đi trước đã trốn ở lại sau khi hết hạn hợp đồng. Hành động vượt biên trái phép được công khai của Huyền, điều này ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới hình ảnh người du lịch Việt Nam ở nước ngoài hay những người có nhu cầu visa, nhập cảnh chính đáng.
Những bạn trẻ tin vào câu chuyện của Huyền, cũng “xách balo lên và đi”, không hề lường trước về các khó khăn trên đường đi, không có nguồn hỗ trợ về tài chính, mơ mộng về một hành trình đầy người tốt, cứ đi đến đâu là sẽ có người giúp, thật sự nguy hiểm.
Những người trẻ có lường được việc bị mất toàn bộ tiền, hộ chiếu, cũng như đồ dùng không? Có lường trước được việc bệnh hoạn, tai nạn, hoặc xui hơn là hiếp dâm hay bỏ mạng giữa đường không? Chưa, họ chưa từng thấy người nhập cư bất hợp pháp bị còng tay tại phòng chờ, đuổi về nước nhục nhã thế nào.
Họ chưa thấy cảnh nháo nhào bỏ chạy của người làm việc trái phép khi công an ập vào, họ chưa từng thấy cảnh bị nhốt 4,5 ngày rồi bị đưa ra sân bay sau cú điện thoại liên lạc gia đình mua vé khứ hồi mà không có đến 1 giây được nhìn ra ngoài cánh cổng hải quan. Đến lúc túng tiền thì sao, bị dụ dỗ, lừa ngon ngọt để rồi sa vào lưới bọn bắt cóc, bọn bán nội tạng hoặc bị bán vào ổ mại dâm.
Đúng hay sai, nên hay không nên? Xin dành cho bạn đọc phán xét.
Việt Nam vốn đã nhỏ bé rồi, đừng làm Việt Nam cách xa thêm với thế giới nữa!
- See more at: http://mecon.vn/sao-hot/sach-phuot-cua-huyen-chip-mot-nua-su-that-la-gia-doi/#sthash.i27xCvHM.gYvwTRvk.dpuf

Tuesday, September 17, 2013

Đón Trung Thu ở đất nghèo Thành Cổ

Mùa Tết Trung Thu được xem là một trong hai Tết lớn của người Việt, bởi nếu như Tết Nguyên Đán là Tết khai mở một năm mới và là dấu mốc của một tuổi mới cho mọi người thì Tết Trung Thu mang ý nghĩa thời khắc đánh dấu sự chín muồi của một tuổi vừa có.

Trung Thu, niềm vui của trẻ em miền quê bao giờ cũng tràn trề ánh trăng và âm thanh đồng dao.(Hình: Phương Minh/Người Việt)
Và cũng là khoảng thời gian thăng hoa cho tuổi mới lớn dưới ánh trăng nhuộm màu đồng dao. Mùa Trung Thu năm nay, dường như trẻ em miền Trung nói chung và trẻ em Quảng Trị nói riêng lại có vẻ ảm đạm và buồn…
Bởi chuyện cơm áo gạo tiền của cha mẹ
Bé Nguyễn Đình Phương, 11 tuổi, là con của gia đình 3 anh chị em, cha mẹ làm nông, sống ở Gio Linh, kể: “Nhà cháu nghèo lắm, mấy anh chị em đi học không có xe đạp, phải đi bộ gần ba cây số mới tới lớp. Cháu không hiểu Trung Thu mang ý nghĩa gì”.
“Ba mẹ cháu đi làm ruộng hằng ngày, lúc rảnh ruộng thì đi làm phụ hồ hoặc làm rừng, anh cả của cháu đang đi làm trên Đông Hà, nghe nói là bốc vác gì đó trong chợ, anh ấy được 16 tuổi rồi, mỗi tháng anh có gửi tiền về nhờ ba mẹ cất giùm và cho cháu nộp học, chị thứ nhì của cháu thì đi học nhưng chắc năm nay nghỉ, nhà cháu chưa bao giờ nấu chè xôi cúng rằm Trung Thu, không biết hồi xưa có không chứ thời của cháu thì không thấy”.
Bé Hải, 12 tuổi, gần nhà Phương kể: “Cháu đi múa lân kiếm tiền được 5 năm rồi, cứ gần đến Trung Thu là tụi cháu chung tiền mua đầu lân, mua ông địa và thuê trống để đi múa kiếm tiền. Bắt đầu múa từ mùng mười tháng tám, đến khuya rằm thì nấu chè ăn liên hoan và chia tiền lãi. Có năm cháu kiếm được cả ba, bốn trăm ngàn lận”.
“Nhưng năm vừa rồi kiếm ít, múa ế ẩm mà đầu tư cũng lớn, vì bây giờ mình không đầu tư nhiều tiền, mua lân thiện chiến về múa thì bị mấy con lân xóm khác tới lấn sân, múa lấy hết tiền. Đầu lân xấu thì chỉ còn nước vác chạy quanh xóm rồi buồn. Vì nhà nào nghe mình đánh trống lục bục trước ngõ là lo đóng cửa, tắt đèn, đi cả đêm phí công. Chính vì thế phải đầu tư.”

Cậu nhỏ mải mê với xập xõa, nhạc cụ múa lân cho một buổi đi biểu diễn, hy vọng kiếm ít tiền.(Hình: Phương Minh/Người Việt)
Khi nghe chúng tôi kể rằng ở thành phố, có những chiếc bánh Trung Thu có giá lên vài triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng, cậu bé 12 tuổi tên Hải lắc đầu, chép miệng giống y như người lớn: “Chà chà, số tiền vài triệu đồng nhà em làm cả mấy năm mới dành dụm đủ, vậy mà người ta bỏ ra mua một cái bánh cắt ăn chơi rồi thôi, ghê thật!”.
“Còn nói cái bánh mấy chục triệu đồng, nghe ra cả lượng vàng chứ giỡn chơi đâu, một lượng vàng á, ở trong xóm cháu, ai mà có được một lượng vàng là giàu to rồi, vậy mà người ta mua bánh, cắt ăn xong lại thải ra đất, uổng quá đi! Cháu chỉ ước chi Trung Thu này, nhà cháu có chừng hai chục cái bánh chưng nóng ăn cho đã thèm!”.
Nghèo quá nên chỉ biết buồn
Ông Trần Hữu, chủ của gia đình 5 đứa con, sống ở Hải Lăng, kể với chúng tôi: “Dân ở đây còn nghèo nhiều, nên chằng có nghĩ gì về Trung thu đâu! Thường thì Trung Thu, chính quyền tổ chức múa lân, phát quà bánh cho các cháu, bánh cũng tượng trưng thôi chứ tiền đâu mà chia cho xuể!”.
“Thì mỗi nhà góp một ít tiền vào, nhà nước cho thêm một ít, về xã phường người ta mua quà, thuê lân đến múa cho các cháu xem, sau đó phát quà, cho một vài cháu lên đứng hát gì đó rồi xong. Có năm phát cho ổ bánh mì thịt, có năm cho vài cái bánh ú hình ngôi sao, thế thôi!”.

Đội lân nhỏ ở vùng quê với đầu lân, trống, và mặt nạ ông địa “khiêm tốn” vì không có nhiều tiền sắm sửa những thứ đắt tiền. (Hình: Phương Minh/Người Việt)
“Năm nay mất mùa, mà các tiệm bánh như Kinh Đô, Đồng Thuận, Đồng Tiến về mở quầy đầy ngoài thị trấn, mình thấy mà ngại, chở con đi ngang qua chỉ lo đi cho thật nhanh, sợ nó đòi vào xem rồi mình không mua nổi, nó tủi thân, tội nghiệp. Ăn còn chưa đủ, lấy đâu mà chơi, cái bánh vài chục ngàn đồng, vài trăm ngàn đồng, tiền đó mình ăn cả tháng trời, có khi vài tháng…”.
Nói xong, ông Hữu chép miệng, nét già nua hiện rõ trên gương mặt của người cha trạc tuổi 40 này. Bà Trần Thị Lũy, là mẹ của hai đứa con không có cha, chúng đều mang họ mẹ, kể với chúng tôi rằng: “Mỗi năm, Tết hoặc Trung Thu, tôi mang con về ngoại gửi rồi đi làm thêm, mấy dịp này đi rửa chén bát thuê cho mấy quán ăn kiếm cũng được mỗi đêm 20 ngàn đồng. Mình khó khăn, dễ gì kiếm được ngần ấy tiền!”.
“Đứa con đầu của tôi năm nay tham gia chung vốn mua đầu lân về múa, mấy ngày nay thấy tụi nó lo lắng, sợ trời mưa không đi múa được, rồi sợ lỗ vốn vì mấy con lân xóm khác bốc quá, tự dưng nhiều khi tôi chỉ muốn khóc, cũng vì mình nghèo khổ quá, con cái chưa có tuổi thơ đã phải lo lắng chuyện cơm áo gạo tiền. Tuổi của nó là tuổi ăn ngủ, phá phách, hồn nhiên, không lo lắng gì. Nhưng cũng do cái nghèo mà ra…”.
Cô Hường, giáo viên cấp một ở Hải Lăng, chia sẻ với chúng tôi: “Quảng Trị cũng là vùng đất chó ăn đá gà ăn muối, nhà nào giàu thì giàu nứt trứng nhờ có thế lực, làm quan chức, buôn bán có đường dây, còn phần đông thì nghèo khạc ra tro ho ra khói hết”.
“Tôi đi dạy được hơn mười năm trong nghề, chỉ thấy toàn nghèo với nghèo không à. Học trò của tôi mới chín, mười tuổi đã phải lo bươn chải phụ giúp cha mẹ. Đến mùa Trung Thu, hằng năm, tôi đều gửi thư đến các bạn bè thân thiết trên thành phố để xin tiền về mua quà cho các em, tội nghiệp lắm! Có nhiều đứa dành dụm cả năm để chung vốn múa lân kiếm lãi, mà năm nay chắc khó!”.
“Thì tình hình múa lân bây giờ đâu có giống hồi xưa, người lớn bỏ tiền ra đầu tư, mua lân xịn, trống xịn, tập tành cả tháng trời để múa dịch vụ, khi đi có xe tải, thậm chí vài chiếc xe tải chở đoàn lân, múa giá cũng vừa phải nên nhà nào cũng chọn loại lân này vì họ quan niệm lân này vào nhà làm ăn hên, nó có ‘huông giàu’, nó đi xe hơi… Trong khi lân của các cháu bé thì lèo tèo vài ngọn đuốc dầu, trống đánh nghe lẹt đẹt, nhìn tội nghiệp lắm!”.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Rằm Trung Thu, nhưng không khí đón Trung Thu của miền Trung nói chung và Quảng Trị nói riêng, năm nay nghe có vẻ ảm đạm, chưa thấy gì

Thursday, September 12, 2013

Bún độc hại và ăn bún độc hại ở Sài Gòn

Ở Việt Nam, trong các thức ăn chế biến từ tinh bột thì bún chỉ đứng sau cơm. Những món ăn từ nhà hàng ra đến lề đường, từ nhà riêng cho đến bàn tiệc, số lượng thức ăn có gốc bún kể không hết.
Không có gì quá đáng khi nói người Việt có cả ngàn năm ăn bún vậy mà ngày nay dưới thời cộng sản, thị trường lại bùng nổ bún có chất phát sáng, bún thuốc tẩy, bún có hóa chất độc hại...

Các chợ lớn chợ nhỏ khắp Sài Gòn vẫn thản nhiên bán bún trắng sáng. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)
Thời gian qua, các phương tiện thông tin trong nước la làng về bún độc hại khiến dư luận choáng. Nhưng la làng thì cứ la làng còn bún chứa chất cấm thì cứ thản nhiên mua với bán.

Mới đây ông giám đốc Sở Y Tế Sài Gòn xác nhận: Ðến nay vẫn chưa có liên hệ nào giữa cơ quan chức năng với trung tâm nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng trong việc thông tin giám sát chất lượng bún.

Như vậy là sau hơn cả tháng ồn ào chuyện bún độc hại, bún nhúng hóa chất cấm vẫn cứ ra lò đều đều và người quan tâm cũng chỉ biết thụ động chia sẻ với vị giáo sư nổi tiếng Chu Phạm Ngọc Sơn là: “Tôi thấy chỉ duy nhất ở Việt Nam người ta cho tinopal vào bún. Từ trước tới nay trên thế giới, trong các bài báo, nghiên cứu chưa ghi nhận chuyện này bao giờ.”

Vậy hóa chất tinopal là gì: Ðây là một hợp chất làm sáng quang học, được thêm vào chất tẩy giặt với mục đích làm sản phẩm giặt trông thấy trắng hơn, sáng hơn. sạch hơn. Vậy bên cạnh chất tinopal có khả năng gây vô sinh, đột biến tế bào (theo FPA tổ chức bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) thì trong bún Việt Nam hiện nay còn có các hóa chất cấm khác như acid oxalic, sodium benzoate giữ bún tươi lâu...

Dạo một vòng các chợ lớn chợ nhỏ ở Sài Gòn thấy các quầy bán bún vẫn cứ sáng trắng giữa ban ngày. Cố gắng tiếp cận một người bán bún ở chợ Phú Ðịnh, quận 6, thì được nghe bà biện minh.

“Bún người ta giao thì mình bán, mắc gì sợ, hỏi thử bán bún không trắng sáng ai mua. Trách là trách người mua đòi hỏi trắng, bởi vậy lò bún họ mới đua nhau làm trắng. Chịu ăn bún thường như ngày xưa thì đâu nên nỗi.”

Bún trắng sáng độc hại ở Việt Nam còn hứa hẹn trắng sáng hơn nữa. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)

Cái lý của người bán bún phần nào cũng nói lên được thực trạng không ít người tiêu dùng chỉ quan tâm đến vẻ ngoài của món hàng. Nhưng nếu khoảng 200 lò bún ở riêng Sài Gòn đuổi theo nhu cầu bún trắng, trắng sáng hơn nữa thì sẽ ra sao?

Chúng tôi thử đặt vấn đề trên với một nhà thơ rất thích ăn bún, anh nói: “Chắc sẽ có ngày thành bóng ma trắng sáng như bún quá. Nhưng theo tôi trách nhiệm để bún đầu độc người dân thuộc về hệ thống kiểm tra an toàn thực phẩm của chế độ. Họ ăn lương từ tiền thuế dân rồi ăn thêm tiền lót tay của các chủ lò bún năm này qua năm khác mới sanh chuyện bún trắng tệ hại này.”

Từ ngày Sài Gòn ồn ào chuyện bún độc hai, nhiều Việt kiều điện, mail về hỏi thăm rằng dân mình còn dám ăn bún nữa không? Xin thưa là các hàng quán bán bún ở Sài Gòn có hơi ế một hai bữa rồi đâu lại vào đó, chỗ quán bán món bún ngon dù có dùng bún sáng quắc cũng nườm nượp khách ăn.

Một nhà báo trẻ, thuộc một tờ báo mạng lớn nhất nước nói: “Hôm tôi đi Bình Dương, bạn bè mời ăn món bún bì nổi tiếng tôi lắc đầu không dám. Cánh trẻ cỡ tôi ngày nay chuyển sang sống để ăn cả rồi. Cứ món ngon là bất kể.”

Ở một quán bún riêu bình dân trên vỉa hè thuộc quận Tân Bình, chúng tôi hỏi chuyện bún với một cô nhân viên đang trên đường đi làm ghé vào ăn sáng.

Cô trả lời: “Biết, ai mà chẳng biết bún độc hại, thế ăn gì cơ, chuẩn ăn sáng của em chỉ từ mười đến mười lăm nghìn, hủ tiếu gõ, bánh cuốn, bánh phở ư, thứ gì cũng phát sáng hết, bác chỉ cho em thứ gì ăn không độc nào, bọn nhà báo nó la ầm lên đấy, có thằng quan nào làm được gì. Mà có chết mỗi mình đâu mà lo.”

Qua chuyện bún độc hại và ăn bún độc hại, những ai quan tâm lại thấy rằng, số đông người Việt Nam bất kể già trẻ đang trở nên thụ động cam chịu đến lạ lùng. Nhưng nếu trách họ thì cũng nên có cách nhìn rộng hơn rằng, đã là người Việt thì dứt khoát không thể không ăn bún. Nhưng ngày nay, lúc này, bún không độc hại và các món bún ngon chế biến từ thực phẩm sạch như ngày xưa có đâu mà ăn.

Phóng sự: Sinh viên kiếm sống trên vỉa hè Sài Gòn

Một bác lớn tuổi quê gốc ở miền Trung, sống ở Sài Gòn đã mấy chục năm nay, nói với chúng tôi: “Ở Sài Gòn này chỉ cần có được một góc nhỏ nơi hè phố là kiếm sống được!”
Ðiều đó hoàn toàn đúng, nhưng xem ra để có được một “góc nhỏ” nơi hè phố Sài Gòn hoàn toàn không dễ. Dù góc nhỏ đó chỉ vừa kê đủ một cái bàn nhỏ để bán vé số, hay dựng được một chiếc xe Honda chạy xe ôm, hay căng tạm tấm bạt nhỏ để sửa xe vỉa hè... Phải “bản lĩnh” lắm, vì lớp thì công an, trật tự, dân phòng đuổi, lớp thì cạnh tranh băng nhóm hè phố, dân anh chị, giới giang hồ... 

Sinh viên bán cà phê trên đường Lý Thường Kiệt (Nguyễn Văn Thoại cũ), Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Thế nhưng, thời gian gần đây số sinh viên ra vỉa hè kiếm sống ngày càng đông. Cách ăn bận, cũng như cung cách phục vụ bán buôn của họ rất khác với cảnh lam lũ của dân hè phố, nhìn một cái là người ta nhận ra ngay.

Gặp L. tại vỉa hè khu vực Lăng Cha Cả, chúng tôi dừng xe để mua bảo hiểm tai nạn cho người đi xe máy, vì thấy giá quá rẻ, chỉ có 10 ngàn đồng/1 người/1 năm. L. nhanh nhẹn ghi phiếu bảo hiểm, không quên hỏi lại chúng tôi: “Mua luôn cho người ngồi sau hả chú?”

Chúng tôi gật đầu và đưa choo L. 20 ngàn đồng. Hỏi thăm, cậu thanh niên có vóc dáng thư sinh, cười “bẽn lẽn” cho biết quê cậu ở Tây Ninh, hiện đang theo học khoa báo chí, trường Ðại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn.

Hỏi thăm về thu nhập cho việc làm thêm ở vỉa hè này, L. cười hồn nhiên cho biết: “Bán cho vui thôi, thu nhập chẳng bao nhiêu, vì mỗi cái bảo hiểm tai nạn giá chỉ 10 ngàn đồng, tiền huê hồng đâu có bao nhiêu, hơn nữa đây không phải bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xe máy nên cũng không mấy người mua.”

Tuy nói vậy, nhưng sau một hồi trò chuyện L. cho biết cũng đủ tiền ăn sáng, uống cà phê, nhưng cái quan trọng hơn cả là có thêm được chút vốn sống nơi vỉa hè Sài Gòn, sau này hy vọng có thể thực hiện giấc mơ trở thành... nhà báo.

Khác với L. và nhiều bạn sinh viên khác thích đi bán bảo hiểm, cô Tr. là sinh viên năm thứ 4 của trường Ðại Học Kinh Tế Sài Gòn lại chọn vỉa hè khu vực chợ An Ðông làm nơi hành nghề bán... cam vắt.

Tay thoăn thoắt vắt cam tươi vô ly, đánh đường, rồi bỏ đá, đậy nắp cô trao cho khách qua đường ly cam tươi mới vắt và thu mỗi ly 8 ngàn đồng. Cô nói: “Cam vườn, đường cát trắng, đá tinh khiết, khỏi sợ hóa chất.”

Hỏi thăm cô Tr. là sinh viên kinh tế sao lại đi bán cam vắt? Cô Tr. cười tươi, cho biết tại vì cô quê thuộc Cái Bè Tiền Giang, hiện nay xứ cô có thể nói là nổi tiếng cả nước về trái cây. Cô cũng cho biết là cam cô bán là cam vườn từ Cái Bè gởi theo xe đò của người quen lên cho cô, do vậy giá vừa rẻ lại vừa tươi.

Tò mò, chúng tôi hỏi mỗi ngày cô bán được bao nhiêu ký cam? Cô Tr. thật thà cho biết là cô bán khá đắt hàng nên ngày thường bán từ 13 tới 15 ký cam.

Hỏi thăm về những khó khăn khi phải “đứng chân” nơi hè phố? Cô Tr vui vẻ cho biết, bà con nghe nói là sinh viên khó khăn kiếm tiền trang trải việc học nên ai cũng thương, như chủ nhà chỗ cô đang đứng bán ngoài việc cho gởi “đồ nghề” hàng ngày, còn cho câu thêm điện mà tháng chỉ lấy có 50 ngàn đồng.

Sinh viên đi làm tiếp thị cho hãng ở khu vực Lăng Cha Cả, Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Trên vỉa hè đường Lý Thường Kiệt (xưa là đường Nguyễn Văn Thoại), góc gần trường đua Phú Thọ, chúng tôi thấy đã gần hai tháng nay có một xe bán cà phê gắn bảng “nguyên chất.” Ghé hỏi thăm mấy cô cậu trẻ tuổi thì được biết họ là sinh viên đi làm thêm.

Anh trưởng nhóm cho biết: “Bây giờ ‘khủng hoảng’ niềm tin dữ lắm, không phân biệt được đâu là cà phê thật, đâu là cà phê giả nên công ty phải cho đứng giới thiệu sản phẩm ngoài đường, để quảng bá cho cà phê thật.”

Nhóm bán cà phê gồm mấy người, có người học đại học ngân hàng, có người học Ðại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Sài Gòn (HUTECH). Trong nhóm có cô H. là lanh lẹn hơn cả, cô giới thiệu cho chúng tôi cách phân biệt ly cà phê thật và cà phê giả.

Như ly cà phê thật uống hết rồi không còn dính cà phê trên ly, cà phê thật uống lúc đầu có vị đắng nhưng sau (cái hậu) lại có vị ngọt, cà phê giả thì ngược lại.

Ly cà phê đen đá mà nhóm sinh viên bán cho chúng tôi chỉ có giá 11 ngàn đồng một ly, nhưng cuộc nói chuyện với mấy cô sinh viên khá thú vị.

Một anh cựu sinh viên nói chuyện với chúng tôi, cho biết là ngày nay sinh viên đi làm thêm là điều bình thường, chỉ có con em mấy ông cán bộ (to) hay con em giới đại gia cà phê mới không cần làm thêm. Như anh và mấy người bạn ngày trước cũng “hùn” nhau mở một xe bánh mì buổi tối, vừa kiếm sống, lâu lâu còn “hỗ trợ” một vài anh em bạn ở ký túc xá bị “tiền khô cháy túi.”

Sinh viên thì làm thêm cũng có năm bảy đường, quan trọng là đảm bảo giờ học để tốt nghiệp việc học một cách tốt nhất. Nhiều người làm thêm, nợ môn học, thi rớt... có người bị đuổi vì không kham nổi chương trình học.

Cũng không ít nữ sinh viên đi làm thêm rồi bị sa chân bởi sự cám dỗ của ma lực đồng tiền, đó là những người có nhan sắc được mấy công ty rượu (ngoại), thuốc lá (ngoại) thuê làm tiếp thị tại mấy vũ trường, quán bar,...

Ðường đời - kiếm sống thật gian nan và đa sắc màu, có lẽ giới sinh viên cũng không phải là ngoại lệ.

Here is the news from Vietcong newspaper: "Tập đoàn Mỹ muốn xây casino tại Vân Đồn"

Who is Jack Maher behind the ISC Corp ? Never heard of this company? See here

http://www.isccorp.asia/


Stimulated and enthused by the Marina City Ha Long project, ISC brings a stellar management team of senior executives, with extensive international experience in diverse, but complimentary expertise and with world-class credentials.
Jack Maher, Chairman
Over 30-years experience spanning the full breadth of development from multi-billion dollar mixed-use developments in emerging international economies, to high-rise commercial towers and sprawling multi-million square feet retail projects to complex petro-chemical manufacturing plants.
Prior to forming ISC Corporation, Jack was Senior Director for an international development company responsible for design development cost estimating, program proformas and construction in locations that included Singapore, Poland, Hungary, Dubai, Korea, Viet Nam, and the United States.
Dao Hong Tuyen, Partner
Mr. Dao Hong Tuyen, is Chairman of Tuan Chau Group, the parent company of numerous subsidiaries that include real estate, investment banking, securities, manufacturing, import & export, tourism, hotels, entertainment, tour yachts, harbor management and golf.
TGC has been a major player for more than 15-years in Quang Ninh Province, and acted as a substantial driver for increasing tourism having invested more than US $1B in the economy at Tuan Chau Island.
TCG will contribute the land and act as co-developers of Marina City
 

---------------------------------------------------------


Tập đoàn ISC Corporation (Mỹ) và các đối tác của Tập đoàn Tuần Châu vừa đến Quảng Ninh để tìm hiểu về cơ hội đầu tư tại “Khu Hành chính- Kinh tế đặc biệt Vân Đồn”.

Tại buổi làm việc, ông Jack Maher, Chủ tịch Tập đoàn ISC, cho biết, hai năm qua, Tập đoàn đã phối hợp chặt chẽ với tỉnh Quảng Ninh để tiến hành nghiên cứu, lập quy hoạch, dự án và ký kết hợp đồng để đầu tư phát triển Dự án khu phức hợp vui chơi giải trí tại đảo Tuần Châu, thành phố Hạ Long với tổng vốn đầu tư lên tới 7,5 tỷ USD.

Riêng với “Khu Hành chính- Kinh tế đặc biệt Vân Đồn”, thời gian qua, Tập đoàn đã kêu gọi các Tập đoàn lớn tại Mỹ để tiến hành khảo sát, nghiên cứu đầu tư với tổng mức đầu tư sẽ khoảng 4 tỷ USD.

Do vậy, tại buổi làm việc này, Tập đoàn ISC và các đối tác của Tập đoàn Tuần Châu mong muốn tỉnh Quảng Ninh và Chính phủ Việt Nam cho phép Tập đoàn có cơ hội triển khai dự án tại Vân Đồn trong thời gian sớm nhất.

Theo ông Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, việc đầu tư vào “Khu Hành chính- Kinh tế đặc biệt Vân Đồn” được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm bởi vì huyện Vân Đồn là khu kinh tế lớn được ưu tiên một số chính sách về kinh tế, xã hội. Trong đó, Vân Đồn được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xây dựng khu vui chơi giải trí phức hợp, trong đó có casino...

Tỉnh Quảng Ninh cũng đang đề xuất với Chính phủ Việt Nam một số nội dung để đầu tư hạ tầng vào Vân Đồn như phát triển du lịch, biển đảo cao cấp, công nghiệp giải trí có casino, thị trường tài chính, công nghiệp xanh, giải trí, nông nghiệp sạch, đầu tư sân bay, phát triển cảng tàu du lịch...

Ông Chính đề nghị, sau cuộc họp này, hai bên sẽ ký thỏa thuận hợp tác chặt chẽ lâu dài, hiệu quả, mang lại lợi ích cho các bên, đồng thời tạo mọi điều kiện tốt nhất để Tập đoàn ISC và các đối tác của Tập đoàn Tuần Châu khi đầu tư vào Vân Đồn.