Saturday, January 31, 2015

Commentary: Vietnam’s submarine no way to scare China

 BEIJING, September 10 (ChinaMil) ― “As the Kilo-class submarines imported from Russia are successively commissioned, Vietnam will soon pose an effective maritime deterrent to China on the South China Sea. This will force China to think twice when it challenges this much smaller neighbor on issues concerning the disputed waters.”
  A report on September 7 by Reuters gave such “advice” to China, and Kanwa Defense Review, a Canadian online magazine on East Asian issues, even held that Vietnam’s submarines are enough to block the Yalong Bay. However, Chinese experts believed that the submarine threat from Vietnam is nothing to be afraid of although it cannot be underestimated either.
  Vietnam deters China with submarine
  According to Reuters, Vietnam has already commissioned two advanced Kilo-class submarines and will receive the third one in November, while the rest three will be successively delivered in the next two years.
  Experts hold that once Vietnam’s submarine force is fully capable of combat, it is very likely to carry out the so-called regional denial activities along its coastline and its military base in the South China Sea.
  “Although China has a much larger naval force, including an underwater fleet of 70 submarines, Vietnam’s submarines will increase China’s concern over Vietnam in armed conflicts over the disputed waters.”
  Media report quoted Collin Kong from the Rajaratnam School of International Studies in the Nanyang Technological University of Singapore as saying that “creating a psychological deterrent by making it impossible for a stronger maritime opponent to know where your submarines are is typical asymmetrical warfare, which makes use of the strong side’s weakness. I think the Vietnamese understand this very well, but the problem is whether they can perform well underwater.”
  It is reported that Vietnam will deploy its Kilo-class submarines at the Cam Ranh Bay. The report quoted former western submariner as saying that the geographical position of the Cam Ranh Bay is very suitable for Vietnam’s Kilo-class submarines not only because it is the nearest large port to the Nansha Islands, but also because it has the Xisha Islands within its scope of deterrence.
  Besides, although most waters of the South China Sea are shallow sea, where submarines are hard to carry out operations, the Cam Ranh Bay is close to some deep waters adjoining the Vietnamese continent.
  According to the article, the first two Kilo-class submarines are seen in frequent trainings along the Vietnamese coastline recently.
  “Vietnam has changed the overall situation,” said an arms transfer researcher at the Stockholm International Peace Research Institute (SIPRI), while Zhang Baohui, a China security expert at the Hong Kong-based Lingnan University, believed that China’s military planners are very concerned with those submarines. “Theoretically speaking, Vietnam can put them into combat.”
  Vietnam’s submarines more advanced than China’s “Kilo”?
  According to Reuters, Kilo-class submarines are considered the quietest ones in the world and have been continuously improved since the 1980s.
  According to the article, Vietnam’s Kilo-class submarines are more advanced than China’s 12 Kilo-class ones, which were commissioned 10 years ago, because the ones on the Vietnamese side have been improved in internal noise control, arms control and loading system.
  In addition to short-range torpedoes, modern Kilo-class submarines can also launch sea-skimming missiles with the range of 300 kilometers. The SIPRI estimated that Vietnam has received at least 10 “Club” anti-ship missiles this year as part of the series of agreements it has signed with Moscow.
  The article published by Kanwa Defense Review in the September issue also deemed that the six Kilo 636VM submarines equipped in the Vietnamese Navy today far outperform the Kilo 636 submarines of the Chinese People’s Liberation Army Navy (PLAN).
  The article even bragged that “the six Kilo 636VM submarines and the small Vietnam-made submarines are enough to block the Beibu Gulf, the Yalong Bay and even the Zhanjiang Port”.
  It further added that based on the experience of the Malvinas War, submarines can “influence the entire situation for their peerless and unprecedented deterrent force”.
  According to a Chinese military expert, as Vietnam’s 636VM submarines are built quite late, they are likely to have adopted a few new technologies, but won’t differ much from China’s 636 submarines in major technical and combat parameters. In addition, China’s submarine industry has developed by leaps and bounds in recent years, many of its technologies are not inferior to that of Russian submarine in any way, and China is completely able to independently upgrade its submarines. Therefore, the saying that Vietnam’s Kilo far outperforms China’s Kilo doesn’t hold water at all.
  “Attach tactical importance but strategic contempt”
  According to a Chinese expert, China should pay close attention to Vietnam’s Kilo-class submarines from a tactical perspective, such as strengthening surveillance and monitoring.
  He also noted that even if we disregard the fact that Vietnam has just bought the submarines, its training is of low level and tactical operation is immature, and even if those submarines can play out their full combat capability, the gap in the strength of naval forces between China and Vietnam won’t be substantially changed.
  We cannot assess the strength of an army just on the basis of one or two weapons. What’s most important in the modern warfare is systematic strength, and what decides the overall combat capability isn’t usually the strongest aspect.
  Although distance will impair the overall advantage possessed by the Chinese PLAN over Vietnam, China’s strength in long-range precise strike and underwater fleet is unparalleled by Vietnam. Once a conflict takes place, the Chinese troops won’t wait for the Vietnamese submarines to block their way.
  Besides, to engage in a submarine battle, Vietnam also needs external support in terms of intelligence, commanding, communication and marine hydrology, which are no less important than the submarine itself. Even the simplest issue of underwater sea-route information may have to take Vietnam quite some time.
  According to the said expert, if we follow the comparison made by the foreign media, perhaps even the U.S. nuclear submarine is no rival against the Vietnamese underwater fleet. Apparently, those media’s hype was only aimed to draw attention.
  Vietnam needs to have an objective understanding of its own strength. It used to learn some hard lessons in this regard, so it had better keep a clear mind now.

Những dự án nghìn tỷ của Nguyễn Tuấn Anh, con ruột ông Nguyễn Hòa Bình tại quê nhà Quảng Ngãi

Đầu tiên phải nhắc độc giả về nội dung “chưa đến trăm tỷ” trong bài trước chỉ là số vốn đăng ký ban đầu để làm mồi. Bắt đầu từ đó, tiền nghìn tỷ mới ào ào đổ về túi của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình mới là tiền thật. Trong số các dự án lớn của Nguyễn Tuấn Anh tại quê nhà Quảng Ngãi phải kể đến 2 dự án lớn có tổng vốn đầu tư từ vài trăm tỷ lên tới cả nghìn tỷ đồng với sự góp “vốn chính trị” là chủ yếu từ bố Nguyễn Hòa Bình hồi làm Phó Bí thư, đến khi làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi và giờ là Viện trưởng VKSND Tối cao. Đó là các dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” và “Khu đô thị An Phú Sinh”, hãy xem quá trình đầu tư và triển khai các dự án này.

1- Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi”

Tháng 04/2010, Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Ấn (TAI) của Nguyễn Tuấn Anh mượn danh nghĩa 2 công ty khác là Công ty TNHH Bất động sản Tầm Nhìn Mới và Công ty TNHH Tre Việt để hợp thức hóa “liên danh đầu tư”. Từ đó Nguyễn Tuấn Anh vẽ ra Công ty Cổ phần Thiên Ấn Holding (TAH) với vốn điều lệ 6 tỷ đồng và được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp chứng nhận đầu tư số 341032000072 ngày 12/4/2010 để TAH thực hiện dự án xây dựng “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” tại phường Nghĩa Chánh, trung tâm thành phố Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư 458 tỷ đồng trên tổng diện tích 89.728 m2 (gồm 79.128 m2 và 10.600 m2 trên nền của bến xe Quảng Ngãi). Điều “hỗn hào” với luật pháp nhà nước là dự án rất lớn lên tới gần nửa nghìn tỷ đồng (458 tỷ) tại trung tâm thành phố mà UBND Tỉnh Quảng Ngãi lại sẵn sàng cấp phép đầu tư cho “liên danh” với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỷ đồng  của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (?!), phần còn lại sẽ có từ vốn vay, vốn huy động đầu tư “thứ cấp” 389,75 tỷ và phát hành trái phiếu 62,25 tỷ.
Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458  tỷ đồng (gần nửa nghìn tỷ đồng) được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 1)
Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458  tỷ đồng được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 2)
Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458  tỷ đồng được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 4)
Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458  tỷ đồng được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 5)
Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458  tỷ đồng được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 6)
2- Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh”

Sau khi được vị trí Bí thư tỉnh ủy, một mặt ông Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo UBND Tỉnh Quảng Ngãi “tung” ra nhiều dự án bất động sản mời gọi đầu tư, mặt khác thì chỉ đạo con trai Nguyễn Tuấn Anh chuẩn bị “hứng” các dự án này. Cụ thể, ngày 29/3/2011, ông Nguyễn Hòa Bình đã ban hành thông báo số 108-TB/TU về việc triển khai dự án trên lô đất rộng 42,64ha thuộc phường Nghĩa Chánh và xã Nghĩa Dõng - trung tâm thành phố Quảng Ngãi. Đúng 1 tháng sau, ngày 29/4/2011, con trai Nguyễn Tuấn Anh mở công ty Thiên Bút, và chỉ hơn 1 tháng sau nữa, ngày 09/6/2011 Thiên Bút đã được UBND Tỉnh Quảng Ngãi vội vàng cấp giấy CNĐT số 34121000097 để thực hiện dự án phát triển “Khu đô thị An Phú Sinh” tại lô đất trên với tổng vốn lên tới 972 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Thiên Bút cũng chỉ có 6 tỷ đồng, phần còn lại là vốn huy động (?!)
Công ty Thiên Bút được Nguyễn Tuấn Anh thành lập ngày 29/4/2011 với vốn điều lệ 6 tỷ đồng
Công ty Thiên Bút được Nguyễn Tuấn Anh thành lập ngày 29/4/2011 với vốn điều lệ 6 tỷ đồng
Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh” có trị giá trị đầu tư tới 972 tỷ đồng (gần nghìn tỷ đồng) tiếp tục được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho công ty  Thiên Bút với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình Bí thư  Nguyễn Hòa Bình (trang 1)
Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh” có trị giá trị đầu tư tới 972 tỷ đồng tiếp tục được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho công ty  Thiên Bút với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình Bí thư  Nguyễn Hòa Bình (trang 2)
Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh” có trị giá trị đầu tư tới 972 tỷ đồng tiếp tục được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho công ty  Thiên Bút với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình Bí thư  Nguyễn Hòa Bình (trang 3)
* * *
Hiện nay, cả hai dự án vẫn đang còn dang dở, từng lớp dân oan kéo về TW khiếu kiện vì mất đất, mất ruộng, một số báo chí lên tiếng nhưng rồi cũng dần bị lãng quên. Trong khi chính quyền tỉnh đe dọa sẽ thu hồi 23 dự án chậm tiến độ nhưng kỳ lạ là lại ưu ái kêu gọi đầu tư cho 2 dự án chậm tới 3-4 năm của gia đình nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình ? 
Một sự thật khôi hài, vì tham lam muốn làm cả hai dự án quá lớn so với năng lực thực sự nên gia đình ông Bí thư Nguyễn Hòa Bình đã bị “mắc nghẹn” , nhưng vì “vốn chính trị” quá lớn nên được Quảng Ngãi đặc cách, song song với việc chủ động kêu gọi đầu tư cho gia đình ông Nguyễn Hòa Bình, thì chính quyền tỉnh Quảng Ngãi xé lẻ cấp sổ đỏ cho từng khu đất thuộc 2 dự án trên để biến thành tài sản riêng của gia đình. Gần đây nhất, ngày 27/12/2014, UBND Tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành quyết định số 6058/UBND-CNXD:
Từ các dự án đầu tư gần như không vốn, các lô đất tại trung tâm Tp. Quảng Ngãi được chính quyền xé lẻ, lần lượt cấp cho gia đình ông Nguyễn Hòa Bình một cách rất hợp pháp
Như vậy, theo quyết định này:
- Nộp ngân sách 1,18 tỷ đồng, Thiên Ấn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho 3.346m2 thuộc dự án “Khu liên hợp Bến xe Quảng Ngãi”.
- Nộp ngân sách 11,12 tỷ đồng, Thiên Bút cũng được cấp sổ đỏ cho phần đất rộng 22.416m2 thuộc dự án “Khu đô thị An Phú Sinh”.
Cả 02 lô đất trên đã được Nguyễn Tuấn Anh phân lô, bán nền, cụ thể:
- Khu đất thuộc dự án “Khu liên hợp Bến xe Quảng Ngãi”: Nguyễn Tuấn Anh đã phân thành 173 lô, gồm các khu: N1.1 (26 lô), trị giá 19 tỷ; N1.2 (70 lô), trị giá 51,4 tỷ; N1.3 (35 lô), trị giá 36,9 tỷ; N1.4 (32 lô), trị giá 29,6 tỷ và N1.5 (10 lô) trị giá 5,6 tỷ. Tổng giá trị các lô đang rao bán là: 142,6 tỷ đồng. Như vậy, riêng dự án này, gia đình ông Nguyễn Hòa Bình đang và sẽ thu về được ít nhất 141,82 tỷ đồng.
- Khu đất thuộc dự án “Khu Đô thị An Phú Sinh”: Nguyễn Tuấn Anh đã phân thành 254 lô, gồm các khu: N1.1 (33 lô), trị giá 34,7 tỷ; N1.2 (40 lô), trị giá 52 tỷ; N1.3 (16 lô), trị giá 8,9 tỷ; N1.4 (8 lô), trị giá 5,4 tỷ; N1.5 (5 lô), trị giá 3 tỷ; N1.13 (36 lô), trị giá 21,2 tỷ; N1.15 (34 lô), trị giá 22,7 tỷ; N2.13 (4 lô), trị giá 6 tỷ; N3.33 (12 lô), trị giá 8,3 tỷ; N3.34 (5 lô), trị giá 5 tỷ; N3.35 (12 lô), trị giá 8,7 tỷ; N3.36 (5 lô), trị giá 5 tỷ; N3.37 (12 lô), trị giá 3,7 tỷ; N3.39 (16 lô), trị giá 11,4 tỷ và N3.40 (16 lô), trị giá 11,4 tỷ. Tổng giá trị các lô đang rao bán là: 207,39 tỷ đồng. Riêng dự án này, gia đình ông Nguyễn hòa Bình đang và sẽ thu về được ít nhất 196,27 tỷ đồng.
Như vậy, với riêng quyết định này của UBND Tỉnh Quảng Ngãi, gia đình ông Bí thư Nguyễn Hòa Bình xem như đã cướp không đất của tỉnh nhà (nói cho đúng là cướp không đất của người nghèo) để phân lô, rao bán ra ngoài với danh nghĩa các công ty đầu tư Thiên Ấn, Thiên Bút thu lợi bất chính tới 337.69 tỷ đồng. Cứ theo đà xé lẻ cấp sổ đỏ “hợp pháp” như thế thì sau khi “làm thịt” xong 2 dự án trên, gia đình ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình vơ vét được từ vùng đất quê nhà vốn được xem là tỉnh nghèo này lên tới con số nghìn tỷ âu cũng là chuyện đương nhiên.

Dân nghèo Quảng Ngãi và ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình

Chỉ mới bắt đầu vài phóng sự tại quê nhà Quảng Ngãi, độc giả đã rõ, cha con Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình đã dùng thủ đoạn dựng các công ty ma, lập dự án, chiếm đoạt làm của riêng hàng trăm héc ta đất của dân nghèo rồi phân lô rao bán, thu về hàng nghìn tỷ đồng bất chính, mua cả chục căn nhà mặt tiền, biệt thự, căn hộ cao cấp tại trung tâm thành phố Hà Nội. Sau khi hút cạn máu dân nghèo Quảng Ngãi, ông vọt lên Hà Nội với chức vụ mới là Viện trưởng Viện KSND Tối cao quyền lực hơn, có thể dễ dàng vơ vét hơn… Trong khi gia đình ông hưởng thụ cuộc sống đế vương tại Hà Nội, hoàn cảnh những người dân nghèo Quảng Ngãi hiện nay ra sao?

Càng tìm hiểu, chúng tôi càng quặn thắt đến nao lòng, càng thương những mảnh đời đói khổ càng căm hận những quan tham, không những không biết lo cho người dân địa phương, mà trái lại, dùng mọi thủ đoạn để vơ vét, hút cạn máu dân nghèo. Vẫn còn đó, trong năm 2015 này chứ không phải hàng chục năm về trước những hình ảnh cơ cực, bất hạnh của người dân nơi đây. Lớp lớp dân oan Quảng Ngãi về Thủ đô khiếu kiện vì mất đất, mất nhà, những cụ già đã ngoài 80 vẫn còn phải vất vả mưu sinh, những em nhỏ không có trường để học, những mái nhà lụp xụp thiếu trước hụt sau,… Nước mắt lưng tròng, chúng tôi chỉ biết nhìn lên trời gào thét, hỡi ông trời, liệu ông có mắt?

Xin giới thiệu với độc giả bài viết “Người bán khoai lang” của blogger “Tình yêu và Hy vọng” được viết vội trong một chuyến từ thiện về quê nhà Quảng Ngãi những ngày đầu năm 2015. Hình ảnh người phụ nữ bán khoai lang vụt qua bên vệ đường đã gợi lên những cảm nhận sâu lắng của tác giả về hoàn cảnh dân nghèo nơi đây, họ đã bị gia đình ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình dìm xuống tận cùng của xã hội ngay trước mắt chính quyền địa phương với sự lạnh lùng đến vô cảm….
Người bán khoai lang
Giữa cái rét cắt da cắt thịt của trời đồng, tôi bắt gặp hình ảnh một phụ nữ ngồi co ro bán bó khoai lang. Không phải ngọn khoai lang về luộc hay nấu canh nhưng là bó rau lợn. Chuyện cũng chẳng có gì nếu xảy ra cách đây 5 hoặc 10 năm về trước. Nhưng, đây là năm 2015, hình ảnh này vẫn con trên dải đất Việt Nam, đặc biệt xảy ra với người Kinh ở vùng Quảng Ngãi.

Về với vùng quê Quảng Ngãi trong chuyến từ thiện, chiếc xe vụt nhanh vượt qua người phụ nữ ngồi bên vệ đường. Không biết phải gọi là bà hay chị!? Gọi là gì cũng khó vì con người nơi đây cơ cực và già hơn so với tuổi. Vả lại, xe đi quá nhanh khiến tôi chỉ có thể ngó lại nhìn mà không kịp ghi lại tấm hình về người phụ nữ.
Người phụ nữ co ro bên vệ đường với chiếc nón lá tơi tả. Chiếc nón chẳng thể giúp chị ấm được trong con mưa phùn gió bấc nên chị phải mang trên mình chiếc áo mưa. Chiếc áo mưa màu trang nhưng thực ra là một mảnh hình vuông không thể che chắn được cơn gió lùa ùa vào đùa giỡn với da thịt chị. Chị ngồi đó run run, mặt cúi gằm bên rổ rau lang chừng mươi bó. Chắc chị đã đi từ rất sớm nên giờ đây chỉ còn từng đó. Những cọng rau lang già khú đế lợn cũng chả thèm ăn. Nếu muốn chúng ăn về phải băm nhỏ trộn với cám thì may ra mới vừa lòng con heo. Nghĩ đến đây, tôi lại nhớ đôi bàn tay trai sần của mẹ mình vì việc thái khoai lang.
Thực ra, giờ quê tôi không còn trồng khoai lang nhiều mà chỉ còn trồng khoai tây và rau vụ đông. Nhưng cách đây 13 năm về trước, khoai tây thì hiếm mà khoai lang thì nhiều. Những cánh đồng khoai lang bạt ngàn vào vụ đông được người nông dân vun trồng để kiếm thêm thu nhập. Củ to dành cho bữa ăn sáng, củ nhỏ để nuôi lợn. Nhà nào có lơn con thì mua củ nhỏ về nhử lợn - nghĩa là tập cho chúng ăn trong những ngày đầu tiên đến khi xuất chuồng cho thương lái. Cả dây lang cũng vậy, nhiều quá chẳng ai ăn mà đem bán để nuôi lợn nuôi gà.
Ngày đó, để có được những bó khoai lang đi chợ, từ chiều hôm trước mẹ và chị tôi đã phải tất bật ra đồng cắt dây rồi đem về nhà tối bó - hay còn gọi là làm hàng. Làm hàng không khéo thì không thể bán được. Cứ thế, mẹ và chị bó rau lang thành từng bó đến 12 thậm chí 1 giờ đêm. Bó xong xếp lại và tưới nước để rau tươi chuẩn bị cho buổi chợ sớm mai.
Ngày từ tơm tởm sáng, mẹ và chị đã dạy để xếp những bó rau lên xe thồ để lên thành phố bán. Phải lên phố chứ ở quê ai mua vì nhà ai cũng có. Cứ thế, hai mẹ con đi trong mưa phùn giá rét miễn sao tới nơi kịp khi trời sáng. Ngủ trưa chật thì coi như mang rau về. Chị lái xe thồ còn mẹ thì đẩy. Việc đi bộ trên quãng đường dài với xe rau nặng đã làm cả hai toát mồ hôi trong cái rét căm căm của trời đông. Song, khi dừng lại, cả hai run lên bần bật bởi cái rét của khí trời thêm cái rát do những giọt mồ hồ dẫn độ trong thân. Bán hết, cả hai quốc bộ về nhà chuẩn bị cho buổi chợ tiếp theo.
Người bán khoai lang bên vệ đường Quảng Ngãi
Công việc chuẩn bị là như thế. Những xe thồ chất ngất rau lang này đã làm cho đôi bàn tay của mẹ và chị đem xì. Đen xì vì nhựa bám che khuất làn da thâm tái vì lạnh.
Đó là chuyện của 13 năm trước, còn bây giờ, quê tôi chẳng còn ai nuôi lợn thủ công thế nữa. Hình ảnh vụ khoai đông xanh mướt với những luống khoai lang trải dài cũng đã mất. Những người phụ nữ bán khoai lang giờ cũng xa vắng. Ấy vậy, tới tận bây giờ, đầu năm 2015, tôi lại bắt gặp hình ảnh này tại vùng quê quảng ngài.
Người phụ nữ co ro bên những bó khoai lang già nua mong kiếm chút tiền về lo cho gia đình. Đi xa xa một chút, tôi lại thấy ruộng khoai ngứa xanh ngắt được trồng để nuôi lợn. Hình ảnh này quê tôi cũng không còn. Ấy vậy, nơi đây vẫn còn nhiều lắm. Người dẫn vẫn còn phải bán khoai ngứa, khoai lang để kiếm từng bạc lẻ. Ôi phụ nữa Việt Nam! Năm 2015 rồi mà vẫn còn những hình ảnh thế này!
Tò mò, tôi hỏi sao có hình ảnh như vậy tạ vùng quê cách mạng này. Một người bạn cho biết:
"Chính quyền nơi đây vô tâm lắm. Họ chỉ chăm lo cho mình, còn người dân thì sống chết mặc bay. Họ sống trong những ngôi nhà khang trang bên cạnh những hộ dẫn kiếm ăn từng bữa. Quả là người ăn không hết kẻ lần không ra. Cách mạng mà làm chi khi đã đến thế kỷ 21 đã qua năm thứ 15."
Quả thật, vùng quê nghèo này chỉ còn 8-3-1-6 và 1-10. Tại sao vậy? Những ai có sức vóc thì kéo nhau vào thành phố, ra Hà Nội hay vào nam kiếm sống cả rồi chỉ còn lại phụ nữ, trẻ em và người già. Họ ra đi đến xứ người kiếm manh áo hạt cơm và tương lai cho con em mình. Họ ra đi để chắt chiu từng bạc lẻ gửi về để dựng nhà dựng cửa cũng như lo cho con cái ăn học. Vùng quê im vắng thiếu sức sống vì sức sống đã bay đi tận trời xa. Đôi mắt của những con người nơi đây trở nên xa xăm. Xa xăm như chính tương lai mịt mờ mà người dân nơi đây. Và trên hết, người phụ nữ vẫn lầm lũi với đôi bàn tay đen đủi do nhựa khoai chẳng có cơ hội làm đẹp cho chính mình. Dầu vậy, họ vẫn đẹp hơn nhiều minh tinh màn bạc nào đó vì họ sống bằng chính sức lực và đôi tay của mình. Đôi tay đen nhưng lòng vẫn trắng trong như hoa huệ sớm mai lung linh dưới nắng!
Kính gửi quý độc giả một số hình ảnh để thấy cuộc sống của bà con Quảng Ngãi dưới sự chăn dắt quan tham - Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình:
Hàng trăm héc ta đất của người dân đã bị cha con ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình cướp trắng
Lớp lớp dân oan Quảng Ngãi đã nhiều năm đi khiếu kiện vì mất đất, mất nhà bởi các dự án của cha con ông Bí thư Nguyễn Hòa Bình
Một góc mặt tiền căn biệt thự BL09-02 của ông Nguyễn Hòa Bình tại Vinhomes Riversides, Hà Nội
Gia đình anh Đỗ Văn Quý, Hội Đức, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi phải cố gắng làm thuê lắm mới dựng được một căn nhà vách đất để che nắng che mưa
Các cháu nội tên Phúc, Đức của ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình chơi đùa với iPhone, iPad trong chăn ấm nệm êm
Cháu Đỗ Xuân Mến, con trai anh Đỗ Văn Quý, đang tuổi cần được đầy đủ, vậy mà bữa ăn của cháu cũng chưa được như cơm thừa canh cặn của cháu Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình
Thường xuyên những buổi tiệc tại nhà hàng sang trọng của ông Nguyễn Hòa Bình và cô con dâu Hoàng Minh Thủy
Một ngày của chị Chị Phan Thị Sơn, Bình Sơn, Quảng Ngãi bắt đầu từ lúc trời còn chưa sáng và chỉ về nhà nghỉ ngơi khi đã bẩy giờ tối…
Căn biệt thự AD01-58 của Nguyễn Việt Anh, cậu quý tử sinh năm 1990 của Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình
Căn nhà của bà Châu Thị Bưởi, Hương Nhượng Bắc, Quảng Ngãi dột nát, vách đất cũng xiêu vẹo và sạt lở
Con dâu ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình thường xuyên tháp tùng bố chồng trong những chuyến xuất ngoại
Bà Nguyễn Thị Lan, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi còn phải vất vả kiếm ăn từng bữa với việc làm thuê, làm mướn
Nguyễn Tuấn Anh, con cả ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình ăn chơi phè phỡn cùng nhân tình Nguyễn Ngọc Diệp
Bà Phạm Thị Liền, Đông Yên 3, Bình Sơn, Quảng Ngãi tuổi đã xế chiều vẫn còn phải vất vả bữa đói bữa no
Phu nhân Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình nâng ly chúc tụng thành quả
Bà Châu Thị Bưởi vất vả lên rừng kiếm từng miếng cơm
Hai cháu nội Phúc và Đức của ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình được hưởng nền giáo dục Quốc tế
Các em nhỏ miền núi Tây Trà, Quảng Ngãi không đủ cơm ăn áo mặc
Bà Phùng Nhật Hà, vợ ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình bận rộn với những buổi tiệc thâu đêm
Gia đình anh Đỗ Văn Quý cơ cực với những bữa ăn thường xuyên thế này

Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình và vụ chạy án rúng động trong nội bộ cấp cao ngành Kiểm sát

Cách đây 1 tuần, chúng tôi nhận được những tài liệu hết sức đắt giá về một vụ chạy án chấn động trong nội bộ cấp cao ngành kiểm sát, liên quan trực tiếp đến Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Qua quá trình thẩm tra, chúng tôi xác nhận đây là thông tin xác thực, xin tổng hợp và tóm tắt với độc giả.
Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình là người nắm quyền sinh sát mà lại rất gian manh, không chỉ kiếm tiền qua con trai Nguyễn Tuấn Anh mà còn thông qua Viện phó Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao Lại Viết Quang, chỉ đạo Quang mượn tay vợ chồng “Liên – Tỷ” (tức bà Trần Thị Bích Liên và ông Vương A Tỷ, địa chỉ 118/10 đường 1-5, phường B’Lao, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng là chủ của công ty TNHH V.A.T) để làm 2 dự án tại Lâm Đồng với tổng giá trị lên đến 750 tỷ đồng. Tháng 8/2013, vì có hành vi gian dối, lừa đảo, bà Liên bị ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng phê chuẩn lệnh tạm giam để điều tra về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của nhiều người. Trước nguy cơ bị lộ nguồn vốn bí mật, ông Nguyễn Hòa Bình đã chỉ đạo Viện phó Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Lại Viết Quang trực tiếp dàn xếp với cấp dưới là ông Vũ Văn Diến.
Dự án “Chợ Trung tâm Bảo Lộc” đang chuẩn bị khánh thành và dự án “Khách sạn và Văn phòng cho thuê” với tổng trị giá 750 tỷ chuẩn bị khởi công của dàn lãnh đạo Viện KSND Tối cao
Tháng 11/2013, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình phát đi chỉ thị miệng yêu cầu đình chỉ vụ án vợ chồng “Liên – Tỷ” nhưng ông Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng Vũ Văn Diến vẫn phớt lờ, tiếp tục phê chuẩn lần 2, gia hạn thêm 4 tháng tạm giam để mở rộng điều tra theo đề xuất của ông Lê Tự Mật, Phó Viện trưởng Viện KSND huyện Đức Trọng.
Bà Trần Thị Bích Liên, GĐ công ty V.A.T
Vì bị khinh thường, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã vô cùng tức giận, lập tức chỉ đạo Viện phó Nguyễn Hải Phong ra tay “bằng biện pháp mạnh” với Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng Vũ Văn Diến. Tháng 3/2014, kế hoạch đã hoàn chỉnh và đích thân Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao Lại Viết Quang trực tiếp chỉ đạo. Ông Vũ Văn Diến và đàn em Lê Tự Mật dễ dàng sa vào cạm bẫy chết người khi mọi chứng cứ về việc nhận tiền chạy án, ăn chơi trác táng đã bị tay chân của ông Lại Viết Quang ghi âm, ghi hình đầy đủ. Ngày 6/6/2014, Lại Viết Quang đã gửi đến nhà riêng Lê Tự Mật lá thư nặc danh in bằng tờ giấy A4 kèm theo đĩa USB chứa các đoạn ghi âm, ghi hình trên. 
Lá thư được ông Lại Viết Quang, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện KSND Tối cao gửi đến nhà riêng ông Lê Tự Mật, nội dung ghi rõ về nguồn vốn của dự án chợ Bảo Lộc “của anh em bọn anh” và đe dọa: “Nếu anh sử dụng chứng cứ này để minh oan cho bà Liên và thu hồi vốn thì quá dễ và nhanh chóng. Nhưng cuộc đời chú, sự nghiệp, công danh… sẽ ra sao
Thế là rõ, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã xác nhận vốn đổ vào dự án của vợ chồng “Liên-Tỷ” là “của anh em bọn anh” và muốn được xử lý êm thấm, không ồn ào vụ này. Hãy xem những nội dung mà ông Lại Viết Quang nhấn mạnh là “một số file đặc trưng để chú biết trách nhiệm của mình phải làm gì… để cả nhà cùng được vui”:
Các nội dung ghi âm:
  • 07:25 ngày 22/3/2014: Tay chân của ông Lại Viết Quang trong vai trò người chạy án, tạm gọi là “L” (mà các ông Lại Viết Quang, Lê Tự Mật, Vũ Văn Diến là những người trong cuộc biết rõ là ai) khôn khéo mớm lời để Lê Tự Mật gợi ý: “trước mắt phải đưa cho bác hai trăm”. “L” đồng ý phương án này. Giọng ông Mật: “hôm tết anh đưa cho em “một trăm” em mang đến cho ổng”; “thôi giờ cố gắng đưa cho bác 200 để em khỏi mất uy tín với bác”…
          Nghe ghi âm:

  • 16:24 ngày 25/3/2014: Ông Lê Tự Mật báo cho “L” bên cơ quan điều tra “lộn số liệu” trong bản kết luận, Mật sẽ làm việc để bên cơ quan điều tra đính chính lại; “L” hẹn đưa “ấy” cho “nó” để “nó” nộp cái khoản kia; Mật đồng ý và cho rằng nếu không thì bên kia sẽ “chọt” mấy ổng có ý kiến sẽ rất mất công.
          Nghe ghi âm:
  • 09:36 ngày 26/3/2014: Ông Lê Tự Mật thông báo: “” đã nộp tiền, “L” bảo nó mang phiếu qua cho Mật; Mật cho “L” biết đã làm “lệnh” sẵn; “L” nhắc lại: trong số 200 triệu có xấp 5 chục lẻ sắp lộn, không khéo em lộn đấy”.
          Nghe ghi âm:

Các nội dung ghi hình:

  • 06:44 ngày 26/3/2014: “L” đưa 200 triệu cho ông Lê Tự Mật và bảo: “đưa cho anh Diến” (ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng) để “bác Diến bác vui vẻ tí”. Lê Tự Mật bảo “dạ, như vậy cho khỏi mất uy tín, còn anh em mình tính sau”; Tiếp đó ông Mật cho biết: “Rất sợ lằng nhằng vì bên công an nó rất mạnh, còn Tòa với Viện không mạnh bằng, công an có chân trong thường vụ, nếu nó dùi thì lắm chuyện lắm, sợ vậy nên mới hối anh làm cho sớm rồi tính sau”.
Ông Lê Tự Mật nhận gói tiền 200 triệu đồng chạy án để chuyển cho ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng Viện KSND Tỉnh Lâm Đồng (ảnh cắt từ clip)
Ông Lê Tự Mật hứa: “em làm luôn, nếu được chiều em cho nó ra”; “L” nói: “Em cố cho nó ra trong ngày hôm nay đi, mai em hãy làm việc với mấy thằng công an chứ không thì rắc rối, phức tạp”; Mật nói: “Nếu hôm nay ông Diến ổng có ở cơ quan thì em làm luôn”; Tiếp theo Mật dặn dò: “nếu cho ra mà “anh” có “đón nó” thì đón ở ngoài đường lộ, tự động nó đi bộ ra, đừng vô trong kẻo lộ”.
  • 13:27 cùng ngày 26/3/2014: Quay cảnh bắt đầu buổi ăn nhậu của dàn lãnh đạo Viện KSND tỉnh Lâm Đồng tại một quán bia ôm.
Dàn lãnh đạo Viện KSND tỉnh Lâm Đồng
Dễ dàng nhận diện khuôn mặt các lãnh đạo Viện KSND Tỉnh Lâm Đồng còn mặc nguyên đồng phục ngành Kiểm sát trong một quán bia ôm (ảnh cắt từ clip)
Trước sự đe dọa cáo chung của sinh mạng chính trị, ông Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng Vũ Văn Diến và đàn em Lê Tự Mật xem như đã bị chiếu bí, phải thực hiện mọi mệnh lệnh của Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Đây chính là nguyên nhân của quyết định số 02/KSĐT ngày 14/8/2014 nhằm đình chỉ vụ án hình sự bà Trần Thị Bích Liên dẫn đến việc trả lại các dự án mà tổng trị giá lên tới 750 tỷ đồng, trong đó chủ yếu từ nguồn vốn bí mật của ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình, Viện phó Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao Lại Viết Quang.
Với cú ra tay thần sầu của ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, vợ chồng bà Trần Thị Bích Liên đã hoàn toàn trắng án sau biên bản giải quyết thi hành án ngày 15/1/2015 (trang 1)
Với cú ra tay thần sầu của ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, vợ chồng bà Trần Thị Bích Liên đã hoàn toàn trắng án sau biên bản giải quyết thi hành án ngày 15/1/2015 (trang 2)
Với cú ra tay thần sầu của ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, vợ chồng bà Trần Thị Bích Liên đã hoàn toàn trắng án sau biên bản giải quyết thi hành án ngày 15/1/2015 (trang 3)
Thế là từ một vụ án hình sự chiếm đoạt tài sản được chuyển thành dân sự và cuối cùng trắng án, vợ chồng bà Trần Thị Bích Liên tiếp tục thực hiện dự án Chợ Trung tâm Bảo Lộc và chuẩn bị bắt tay vào dự án Khách sạn và Văn phòng cho thuê có tổng giá trị lên đến 750 tỷ tại cùng địa điểm trung tâm thành phố Bảo Lộc. Một lần nữa, bao nhiêu vốn liếng của người dân vô tội đã bị băng đảng của ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cướp trắng.
Vẫn chưa hả hê, hệ thống “truyền thông chính thống” gồm các tờ báo Bảo vệ Pháp luật của Viện KSND Tối cao, Công lý của TAND Tối cao và Người bảo vệ Quyền lợi của Hội luật gia TPHCM (nơi nhận rất nhiều tiền để bào chữa cho bà Liên) liên tục tung chưởng, bẻ cong sự thật, đổi trắng thay đen nhằm bênh vực bà Liên, ông Tỷ với những lời lẽ vô cùng đanh thép.
Ông Lại Viết Quang, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện KSND Tối cao, người đích thân giăng bẫy chiếu bí ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng
Như vậy trong vụ chạy án thần không biết, quỷ không hay này, để bảo vệ bí mật nguồn vốn 750 tỷ, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình đã dùng bàn tay nhớp nhúa chỉ đạo Viện phó Nguyễn Hải Phong và Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao Lại Viết Quang ra tay “chiếu bí” ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng VKSND Tỉnh Lâm Đồng. 
Ai cũng biết, việc chạy án trong ngành Công an, Tòa án và Kiểm sát là chuyện hết sức bình thường từ cấp địa phương lên tới trung ương. Nhưng việc ông Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo Viện phó tối cao Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra VKS Lại Viết Quang gài bẫy cấp dưới để khống chế, thu lợi bất chính là điều vô cùng hèn hạ và đã đi đến tận cùng của giới hạn. 
Một lần nữa, được nhìn thấy chân dung của Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, độc giả có thể tự đánh giá là ông Nguyễn Hòa Bình đã NHÚNG CHÀM HAY CHƯA ???

Thursday, January 15, 2015

Liên minh đen tối hút máu Quân đội và Nhân dân: Tổng Giám đốc Cityland Bùi Mạnh Hưng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Đại tá Phùng Quang Hải

Bùi Mạnh Hưng còn gọi là “Hưng Hòa bình”, sinh ngày 20/9/1972, gốc Hòa Bình, dân tộc Mường, là bạn chí thân của Đại tá Phùng Quang Hải. Năm 2003, Hưng đã cùng Phùng Quang Hải "nắm bắt thời cơ" về việc dư thừa đất quốc phòng ở nội đô TP. HCM và lập Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành phố - Cityland, bắt đầu kinh doanh bất động sản, trở thành doanh nghiệp sân sau lớn nhất nằm ngoài Bộ Quốc phòng của gia đình ông Phùng Quang Thanh, chuyên hứng các dự án “chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng”. Mỗi lô đất quốc phòng sau khi chuyển mục đích sử dụng được chuyển nhượng cho Cityland với giá rẻ mạt và không giới hạn thời gian thanh toán.
Bùi Mạnh Hưng, Tổng Giám đốc Cityland
Với thủ đoạn phân lô bán nền bằng cách kêu gọi đầu tư dưới dạng hợp tác xây dựng, Bùi Mạnh Hưng đã tay không bắt giặc hàng nghìn tỷ, một phần vào túi Hưng, phần lớn hơn vào túi Phùng Quang Hải. Năm 2006, sau khi ông Phùng Quang Thanh nắm trọn quyền Bộ Quốc phòng, Cityland càng gom được nhiều dự án đất quốc phòng béo bở hơn. Đến năm 2009, cậu con trai Phùng Quang Hải được Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đặt vào ghế Giám đốc Công ty Xây dựng 319, khi ấy Công ty Cityland trong tối và Tổng công ty 319 ngoài sáng cùng nhau chia chác đất quốc phòng, trong đó, Cityland được đặc quyền các lô đất quốc phòng tại khu vực TP. HCM.
Phòng làm việc của Đại tá Phùng Quang Hải, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty 319 là một căn phòng cực kỳ ô uế, nơi Hải và Hưng thường xuyên hành lạc với các em; trong hình là cảnh vào một ngày cuối năm 2014…
… sau khi hành lạc tại chỗ, Bùi Mạnh Hưng nằm “nghỉ dưỡng” trên sofa tại căn phòng này (xin miễn đăng các hình ảnh, clip nhạy cảm vì phạm trù đạo đức)
Hãy điểm qua một số dự án “chuyển đổi mục đích đất quốc phòng” của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Đại tá Phùng Quang Hải và Bùi Mạnh Hưng qua danh nghĩa Cityland:
1- Dự án biệt thự mặt sông Cityland Riverside (Số 10, Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Quận 7)
Năm 2005, ông Phùng Quang Thanh, khi đó là Tổng Tham mưu trưởng tạo điều kiện để Cityland trên danh nghĩa liên danh với công ty ACC (thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân) thực hiện dự án chuyển đổi 9,4 ha đất quốc phòng tại Quận 7, TP.HCM đang là địa bàn đóng quân của Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân sang đất dự án Khu dân cư với tổng số tiền phải trả cho Bộ Quốc phòng xác định là 915 tỷ đồng (khoảng 9,7 triệu đồng/m2) nhưng Bùi Mạnh Hưng không phải chi ra một đồng nào. Mãi đến 7 năm sau (2012), công ty Cityland mới cho triển khai dự án, đặt tên là Cityland Riverside và phân lô bán nền với giá từ 40-60 triệu đồng/m2, sau đó mới trả tiền cho Bộ Quốc phòng. Như vậy, riêng dự án này, Cityland đã kiếm được hơn 1.000 tỷ mà không cần vốn, nói cách khác, 1.000 tỷ trên đã vào túi của liên minh Đại tướng Phùng Quang Thanh, Đại tá Phùng Quang Hải và Bùi Mạnh Hưng. Rất gọn, rất hợp pháp, chỉ có Bộ Quốc phòng là chịu thiệt.
Bảng giá đất nền dự án Cityland Riverside từ 40-60 triệu đồng/m2 (trang 1/3)
Bảng giá đất nền dự án Cityland Riverside từ 40-60 triệu đồng/m2 (trang 3/3)
Sư đoàn 367 đã phải rời ra Nhơn Trạch, Đồng Nai, nhường khu đất rộng 9,4 ha cho Cityland xây dựng khu dân cư Riverside, vụ việc khiến cử tri Quận 7 bất bình phản ảnh tại buổi tiếp xúc cử tri ngày 10/5/2012 (trước kỳ họp thứ 3, QH Khóa XIII) nhưng sau đó bị chìm xuồng
Ảnh chụp tháng 10/2014, hầu hết các hạng mục của Riverside đều còn đang dang dở, công trường bề bộn, trái ngược với vẻ đẹp long lanh của bản thiết kế và lời hứa của chủ đầu tư “sẵn sàng đưa vào sử dụng năm 2014”
2- Dự án Cityland Garden Hills tại Gò Vấp (Số 168 Phan Văn Trị, Q. Gò Vấp, TP.HCM)

Năm 2008, trong khi Cityland chưa trả khoản nợ 915 tỷ cho lô đất Sư đoàn 367 tại Quận 7, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh lại tiếp tục yêu cầu Tổng cục Hậu cần chỉ định Cityland làm chủ đầu tư thực hiện dự án di dời Tổng kho Xăng dầu 186 ra khỏi nội đô TPHCM về Nhơn Trạch, Đồng Nai, nhường lô đất 12,11 ha tại số 168 Phan Văn Trị, Q. Gò Vấp cho Cityland với tổng số tiền xác định 1.021 tỷ đồng (khoảng 7,3 triệu/m2). Mãi 6 năm sau, ngày 27/5/2014, Cityland mới nộp cho Bộ Quốc phòng 450 tỷ đồng và đến tháng 6/2014, Cityland mới nộp thêm 200 tỷ, tổng cộng BQP mới nhận được 650 tỷ trong tổng số tiền 1.021 tỷ mà đất đã thuộc về Cityland. Qua đó thấy rõ, Quân đội đã phải chịu thiệt biết bao nhiêu trong phi vụ của liên minh đen tối này?
Tờ trình số 4374/TTr-SXD-PTĐT của Sở Xây dựng TP. HCM về việc điều chỉnh chấp thuận đầu tư dự án cho Cityland (trang 1/18)
Tờ trình số 4374/TTr-SXD-PTĐT của Sở Xây dựng TP. HCM về việc điều chỉnh chấp thuận đầu tư dự án cho Cityland (trang 2/18)
Tờ trình số 4374/TTr-SXD-PTĐT của Sở Xây dựng TP. HCM về việc điều chỉnh chấp thuận đầu tư dự án cho Cityland (trang 4/18)
Tờ trình số 4374/TTr-SXD-PTĐT của Sở Xây dựng TP. HCM về việc điều chỉnh chấp thuận đầu tư dự án cho Cityland (trang 18/18)
Trong khi từ tháng 9/2012, khu đất 168 Phan Văn Trị đã được Cityland quy hoạch xong giai đoạn 1 và phân lô bán nền với giá từ 30-60 triệu đồng/m2. Đến tháng 12/2013, Cityland đã quy hoạch xong giai đoạn 2 với tổng số 330 lô có tổng trị giá 1,911 tỷ đồng và đã bán được 133 lô tương ứng với 820 tỷ đồng (đó là chưa kể 3,2ha của khu đất dành cho TTTM E-Mart, trong đó 0,54 ha chuyển nhượng cho Công ty TNHH Aeon, Hàn Quốc). 
Từ tháng 9/2012, Cityland đã phân lô bán nền với giá 30-60 triệu đồng/m2 (trang 1/3)
Từ tháng 9/2012, Cityland đã phân lô bán nền với giá 30-60 triệu đồng/m2 (trang 2/3)
Từ tháng 9/2012, Cityland đã phân lô bán nền với giá 30-60 triệu đồng/m2 (trang 3/3)
Tổng kho Xăng dầu 186 đã được di dời về Nhơn Trạch, Đồng Nai từ lâu nhưng Cityland mới trả được 650 tỷ cho Bộ Quốc phòng
Thật khó có thể tưởng tượng, cùng một công thức, chỉ riêng dự án này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã cho Cityland nợ ngân sách Bộ Quốc phòng cả nghìn tỷ qua 6 năm trời, bất chấp sự biến động của giá bất động sản, riêng tiền phân lô bán nền thu được đã gấp đôi số tiền phải trả cho Bộ quốc phòng (mà thực tế chưa bỏ ra đồng nào). Riêng dự án này, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, Đại tá Phùng Quang Hải và Bùi Mạnh Hưng đã kiếm được gần 2,000 tỷ đồng.
3- Dự án Cityland Park Hills (Số 18 Phan Văn Trị, Q. Gò Vấp) và Cityland Center Hills (Số 2 Nguyễn Oanh, Q. Gò Vấp)
Năm 2012, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh tiếp tục yêu cầu Tổng cục Kỹ thuật chỉ định Cityland làm chủ đầu tư thực hiện dự án di dời Xí nghiệp liên hiệp Z751, gồm 2 lô đất: số 2 Nguyễn Oanh (Căn cứ 25) và số 18 Phan Văn Trị (Căn cứ 80) trên cùng địa bàn Q. Gò Vấp, TP.HCM có tổng diện tích 34,68ha với số tiền xác định 2.211 tỷ đồng (khoảng 6,37 triệu/m2).
Công văn số 1169/BQP- KT do Bộ trưởng Phùng Quang Thanh trực tiếp ký ngày 25/4/2012 về việc chuyển nhượng lô đất quốc phòng rộng 34,686ha cho Cityland (trang 1/2)
Công văn số 1169/BQP- KT do Bộ trưởng Phùng Quang Thanh trực tiếp ký ngày 25/4/2012 về việc chuyển nhượng lô đất quốc phòng rộng 34,686ha cho Cityland (trang 2/2)
Đến tháng 6/2014, Cityland mới chỉ nộp cho Bộ Quốc phòng 490 tỷ đồng nhưng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã chỉ đạo ban hành Quyết định số 2437/QĐ-BQP ngày 30/6/2014 về việc chuyển nhượng quyền sử dụng 34,686 ha trên cho Cityland.
Trên giấy phép xây dựng ghi rõ Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định số 2437/QĐ-BQP ngày 30/6/2014 về việc chuyển nhượng lô đất Z751 cho Cityland
Trước đó, tháng 7/2014, Cityland đã hoàn tất việc quy hoạch, phân lô cho Khu A và đặt tên là Dự án Cityland Center Hills với 414 căn biệt thự, TTTM rộng 7.660m2 và các công trình xã hội khác. Theo bảng giá kinh doanh của Cityland, chỉ riêng 414 căn biệt thự này đã có giá 1.923,8 tỷ đồng. Lô đất còn lại rộng 27 ha tại Số 18 Phan Văn Trị, Q. Gò Vấp được đặt là Khu BD, tên là Dự án Cityland Park Hills với 973 căn biệt thự, 3 block căn hộ (1.516 căn) và TTTM rộng 27.410m2, chỉ riêng 973 căn biệt thự đã có giá 3.995,2 tỷ đồng.
Phối cảnh Khu A: Center Hills
Phối cảnh Khu BD: Park Hills
Từ tháng 7/2014, Cityland đã phân lô bán nền, chỉ riêng 973 căn biệt thự tại Khu BD đã có giá 3.995,2 tỷ đồng (trang 1/38)
Từ tháng 7/2014, Cityland đã phân lô bán nền, chỉ riêng 973 căn biệt thự tại Khu BD đã có giá 3.995,2 tỷ đồng (trang 38/38)
Thật có nằm mơ cũng không nghĩ được, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh lại tiếp tục chiêu bài “đất quốc phòng” để ký khống cho Cityland, từ việc chuyển nhượng lô đất quốc phòng với giá xác định 2.211 tỷ (thực chất Cityland hoàn toàn không bỏ ra đồng nào) cho đến khi đã phân lô bán nền. Chỉ tính những giá trị nền các căn biệt thự đã lên tới 5.919 tỷ đồng, chưa tính các căn hộ chung cư, siêu thị E-mart,... Dự án này, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, Đại tá Phùng Quang Hải và Bùi Mạnh Hưng đã kiếm được ít nhất trên 4 nghìn tỷ đồng, quá kinh khủng!
...
Còn rất và rất nhiều dự án “đất quốc phòng” khác của liên minh đen tối này dưới cái tên Cityland ở Quận 2, Quận 8, Phú Quốc, Hà Nội,… càng tìm hiểu, chúng tôi từ kinh hãi, rụng rời đến tức giận cùng cực, rớt nước mắt khi nghĩ đến những mảnh đời neo đơn bất hạnh không chốn nương thân, những chiến sĩ ngày đêm canh gác nơi tận cùng Tổ quốc… trong khi những kẻ quyền cao chức trọng như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lại không nghĩ đến vận mệnh quốc gia, sự tồn vong dân tộc mà lại dối trên, lừa dưới, lợi dụng danh nghĩa quân đội ngày đêm hút máu dân lành…
Nếu ở Tổng Công ty 319 phải chịu nhiều sự kiểm soát tài chính quân đội theo "quy chế" của Bộ Quốc phòng, số tiền tham nhũng dù phần lớn vào tay gia đình Đại tướng Phùng Quang Thanh nhưng vẫn phải chia chác, bôi trơn cho nhóm lợi ích thuộc Quân ủy Trung ương thì ngược lại, khoản thặng dư khổng lồ lên tới hàng chục nghìn tỷ mà Cityland kiếm được qua việc kinh doanh đất quốc phòng không cần vốn, chảy riêng vào túi bộ ba Đại tướng Phùng Quang Thanh, Đại tá Phùng Quang Hải và viên “sĩ quan không cấp hàm” hạng nặng Bùi Mạnh Hưng. 
Chúng tôi còn nắm trong tay bản photo quyển sổ quỹ tiền mặt của Cityland (dày 553 trang) và quyển sổ quỹ riêng của TGĐ Bùi Mạnh Hưng (dày 302 trang) do cô Nguyễn Thị Thúy Hồng (thư ký Bùi Mạnh Hưng) quản lý trong các năm 2013-2014, trên sổ ghi rõ ngày tháng, nội dung chi, số tiền cho rất nhiều vị tai to mặt lớn cả trong quân đội lẫn chính quyền (dù được ghi bằng các biệt danh, tên viết tắt nhưng dễ dàng nhận ra). Đơn cử, thẻ Visa có số tài khoản 258110000607619 đứng tên Phùng Quang Hải tại ngân hàng Vietinbank không bao giờ cạn tiền và được Cityland tự động nạp đầy hàng tuần, hàng tháng. Chúng tôi sẽ chuyển đến Ủy ban Kiểm tra TW khi có yêu cầu hoặc sẽ scan toàn bộ và đưa công khai để độc giả có thể kiểm chứng nếu Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp tục cho rằng chúng tôi “xuyên tạc, bịa đặt”!