Thursday, May 29, 2014

Xin hỏi ông Phạm Thế Duyệt về việc “thống nhất hai nước”!


ptduyet 
“Thưa ông, việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép tại vùng biển của Việt Nam là vi phạm Luật pháp quốc tế. Quan điểm của ông trong sự việc này như thế nào và hướng giải quyết ở đây là gì?
Việc Trung Quốc lại đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép và đưa tàu bè vào vùng biển chủ quyền của nước ta là đi ngược lại với những thương thảo đã thống nhất trong các văn bản trực tiếp, gián tiếp. Việt Nam – Trung Quốc 4 tốt, 2 đất nước xã hội chủ nghĩa với nhau mà lại diễn ra tình cảnh hiện nay thật đáng buồn!
Chúng ta cần phải làm hết trách nhiệm của mình, đồng thời làm cho nhân dân nhận thức rõ đạo lý việc tôn trọng độc lập chủ quyền của mỗi nước. Đảng và Chính phủ ta phải cố gắng làm rõ để cho Trung Quốc thấy được trách nhiệm cùng Việt Nam giải quyết những bức xúc, phức tạp không đáng có và giữ gìn chân lý.
Tôi mong rằng các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc ý thức được trách nhiệm với lịch sử 2 dân tộc, trách nhiệm trước nhân dân 2 nước và thành quả trước kia mà Bác Hồ, Bác Mao cùng 2 Đảng cộng sản đã xây dựng để giữ gìn mối quan hệ hữu hảo giữa 2 nước và xóa đi những gì không đúng với quan điểm đường lối của 2 Đảng và của quá trình đoàn kết thống nhất 2 nước.”
Đó là nguyên văn trích bài trả lời phỏng vấn ông Phạm Thế Duyệt – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên báo Dân Trí số ra ngày 15.5. 2014 và được rất nhiều báo khác đăng lại. Trong câu trả lời này ông Duyệt có nói một ý rất quan trọng xin nhấn mạnh ở đây, đó là câu: “… của quá trình đoàn kết thống nhất 2 nước”.
Vậy xin hỏi ông Việt Nam và Trung Quốc đã và đang xây dựng một quá trình thống nhất “hai nước”, nghĩa là chỉ con lại “một nước”? Đó là nước nào? Tên nước này là gì? Ai xây dựng quá trình này? Sao không công bố rộng rãi cho toàn dân biết sẽ có sự thống nhất này?
Là công dân Việt Nam, tôi rất mong ông cấp thiết trả lời câu hỏi này!

Ông Vũ Mão, nên im đi thì hơn !


Ông Vũ Mão, nên im đi thì hơn !

vumao
«Nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó»-  Lời phát biểu trên đây của  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như một nhát gươm sắc sảo bay sát gáy bọn gian thần toan bán nước cầu lợi. Câu nói ấy đã làm hả dạ nhân dân khi nghĩ về một một bọn quan chức thuộc loại “gia áo túi cơm” lâu nay nhởn nhơ trên đầu dân chúng.
Không phải tự nhiên mà Thủ tướng Dũng “nhất định không chấp nhận…”
Không chấp nhận sự “đánh đổi” để lấy “thứ hòa bình, hữu nghị viễn vông”
Rõ ràng đã có một số người cam tâm “đánh đổi”.
Và nhân dân cũng không chấp nhận.
Mối quan hệ khắn khít Việt – Trung đang ở tầng cao: “Đối tác chiến lược và  toàn diện”, nhưng không ngăn được giàn khoan HD891 cắm vào trái tim Việt Nam !. Mọi lời nói hửu nghị giờ đây đã trơ ra là những lời nói nhảm.  Thế mà vẫn còn có lời nhảm nhí hơn nữa đã phun ra.!
Ông Vũ Mão: “Chúng ta nên nói với nhân dân thế nào về phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt trong quan hệ đối ngoại hai nước. Tôi cho rằng, 16 chữ ấy có thể có lúc không đạt được nhưng nó vẫn là cái mong muốn muôn thuở”.
Ông nói gì thế ? Ông có kịp nghĩ ra mình là ai ? Tôi là nhân dân đây, là một trong 90 triệu người Việt Nam. Tôi biết ông từ cái thuở ông bắt đầu vào chức Bí thư Trung Ương Đoàn, khi ông vào làm việc lần đầu ở thành phố HCM, chúng tôi nhìn thấy ông đã nhòe nhoẹt về cái nhân cách. Rồi tôi cũng mườn tượng ra cái lúc ông đọc điếu văn trong lễ tang của tướng Trần Độ – mà gia đình thì từ chối cái điếu văn của ông – rồi ông rút êm ra cửa sau thế nào… Ông nghĩ rằng lời ông nói là nhân dân có thể nghe được chăng ? Làm gì có chuyện “hòa hiếu”giữa nhân dân hai nước đến “muôn thuở” ?
Vì lẽ Tập Cận Bình, và cả các ông nữa, đã đứng ra chắn lối và che mắt cả hai “nhân dân”. Họ nói, nghe, và thở không thể xuyên qua cơ thể các ông.
“Mối bang giao với Trung Quốc đã có thời kỳ rất tốt đẹp mà Bác Hồ góp công xây dựng nên. Chúng ta cần giữ và phát huy điều đó. Có lúc mối quan hệ hai bên trục trặc, lúc thăng lúc trầm thì có thể coi đó là sự việc cụ thể nhưng không đến nỗi ngỡ ngàng. Chúng ta không đến nỗi bi quan để xử lý tình hình. Tôi mong muốn nhanh chóng có sự ổn định trở về với mối quan hệ hai nước láng giềng tốt để cùng nhau phát triển”.
Ông Vũ Mão,
Ngay cái lúc mà ông gọi là thời kỳ “tốt đẹp nhất” là nền tảng, là điều kiện ắt có để lưỡi dao thâm độc của chúng đâm sâu nhất.
Và cái “tốt đẹp nhất” ấy có sức kìm giữ cho đến tận ngày nay vẫn chưa rút được mũi dao kia ra, lại được tiếp sức bằng chứng chính là những lời nói của ông và những lời nói giống ông.
Lới nói đó hay ho như lời của Mao : “Kẻ thù khoái chí, người thân đau lòng”. Cả dân tộc đau lòng ! Có một điều duy nhất có thể đồng ý với ông : “Sự việc cụ thể nhưng không đến nổi ngỡ ngàng”. Đúng thế, các ông không ngỡ ngàng, nên các ông đã ăn ngủ, và mập mạp, và phương phi. Vẫn “ổn định” và mối quan hệ “vẫn tốt và phát triển” đấy thôi.
Ông lại thác lời của  Ông Hồ Chí Minh : “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Ông định lấy cái “hữu hảo, hữu nghị, 16 chữ giả dối, hư ảo” làm cái bất biến muôn đời, còn cướp biển, cướp đất, cướp cả trí tuệ- linh hồn thì linh hoạt, là vạn biến sao ? Hay ông muốn dùng ông Hồ Chí Minh làm bất biến, là cái chắn che cho ông, còn ông thì cứ tha hồ vạn biến ?
Nhân dân Việt Nam chưa từng vô cớ mà thù hằn với ai, nhân dân cũng đã luôn yêu hòa bình và chẳng từng ham chết chóc bao giờ.
Ông không nghĩ vậy sao ?
Tập Cận Bình luôn nói Việt Nam là hiếu chiến, là khiêu khích, quấy rối chúng ở Biên Việt Nam.
Ông cũng nghĩ vậy sao ?
Và bao nhiêu người đang cùng bụng dạ, và nghĩ như ông ?
Thiết tưởng những vòi nước phun ra với công suất lớn từ tàu chiến của Trung quốc ở biển Đông, đã làm trôi đi những rác rưởi đóng cặn ở Thủ đô Hà nội. Nhưng đáng tiếc, lại không !
Trong bối cảnh nầy, tôi thật sự ngợi ca cái Dũng của ông Thủ tướng Tấn Dũng.
Còn ông, tôi nghĩ ông nên biến đi, (nhất biến, vạn biến gì cũng được), hoặc im đi thì hơn.
Hạ Đình Nguyên – 24-5-2014 (Blog Quê Choa)

Học giả Trung Quốc phản biện những lập luận của Việt Nam về Công hàm Phạm Văn Đồng?

1. Luận điểm 1 của phía Việt Nam: Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ thừa nhận chủ quyền 12 hải lí của Trung Quốc, mà không hề thừa nhận quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Bời vậy, về cơ bản, công hàm không đề cập đến vấn đề lãnh thổ, không đề cập đền quần đảo Tây Sa và Nam Sa.
Phản luận của Ngô: Đoạn thứ nhất trong “Tuyên bố lãnh hải”, mà chính phủ Trung Quốc đã công bố vào tháng 9 năm 1958, đã nói rất rõ rằng, phạm vi bao quát trong 12 hải lí của lãnh hải Trung Quốc là thích dụng cho tất cả lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.
Công hàm Phạm Văn Đồng đã rất rõ ràng “ghi nhận và tán thành” với tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, thì trước hết chính là thừa nhận và tán thành chủ trương về lãnh thổ của Trung Quốc, bởi vì chủ trương về lãnh hải có gốc là chủ quyền lãnh thổ, lãnh thổ không tồn tại thì lãnh hải cũng không có căn cứ.
Công hàm Phạm Văn Đồng không đưa ra bất cứ quan điểm bất đồng hay ý kiến bảo lưu nào về Tuyên bố Lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, thì theo lô-gich, là cho thấy chính phủ Việt nam tán thành với toàn bộ nội dung của Tuyên bố Lãnh hải do chính phủ Trung Quốc đưa ra, trong đó, có bao gồm cả chủ trương “quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa thuộc vào lãnh thổ Trung Quốc”
2. Luận điểm 2 của phía Việt Nam: Vào thập niên 1950, quan hệ giữa Trung Quốc và nước Mĩ là xấu, hạm đội 7 của hải quân Mĩ đóng giữ tại eo biển Đài Loan, uy hiếp sự an toàn của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố lãnh hải là để cảnh cáo nước Mĩ không được xâm phạm đến lãnh hải Trung Quốc. Công hàm Phạm Văn Đồng là nghĩa cử của chính phủ Việt Nam lên tiếng ủng hộ Trung Quốc dựa trên tình hữu nghị Việt – Trung tốt đẹp, ý nguyện đó không có liên quan đến lãnh thổ.
Phản luận của Ngô: Vào thời gian này, tình hữu nghị Việt – Trung tốt đẹp là sự thực, nước Mĩ lại là kẻ thù chung của hai nước Việt – Trung, Việt Nam lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trên trường quốc tế chính là lí do tình cảm đó. Thế nhưng, trong vấn đề không thể hàm hồ là giao thiệp về chủ quyền lãnh thế như thế, cứ tự nói “ý nguyện” là thế này thế kia, để mà lật lại câu “ghi nhận và tán thành” rành rành trên giấy trắng mực đen, thì trong quan hệ quốc tế vốn trọng chứng cớ văn bản, sẽ không được người ta tin tưởng và công nhận đâu !
3. Luận điểm 3 của phía Việt Nam: Lúc đó, Việt Nam đang ở vào giai đoạn chiến tranh, Trung Quốc là nước viện trợ chính cho Việt Nam, để có được chiến thắng, Việt Nam không thể không thừa nhận Tuyên bố Lãnh hải của Trung Quốc.
Phản luận của Ngô: Cách biện luận này có ngầm ý sau: nếu không ở vào hoàn cảnh chiến tranh, nếu không cần sự viện trợ của Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ không thừa nhận Tuyên bố Lãnh hải của Trung Quốc, không phát sinh (sự kiện) công hàm Phạm Văn Đồng. Thế nhưng, loại biện luận như thế này chỉ là miêu tả lại một sự thực đã xảy ra, không thể, dù một chút xíu, phủ định được hiệu lực của công hàm Phạm Văn Đồng.
Thêm nữa, không có bất cứ chứng cớ nào chứng minh việc Trung Quốc đã lợi dụng Việt Nam ở vào hoàn cảnh khó khăn đang cần sự giúp đỡ của Trung Quốc để dồn ép chính quyền Việt Nam phải nuốt bồ hòn làm ngọt mà thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Bản thân công hàm đã gửi cho chính phủ Trung Quốc và nội dung của nó cho thấy: tất cả đều là quyết định tự chủ tự nguyện của chính phủ Việt Nam.
Nói ngược lại, giả như ở vào thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, thì từ lập trường dân tộc chủ nghĩa vững chắc và nhất quán của người Việt Nam, chính phủ Phạm Văn Đồng sẽ không gửi công hàm đó cho Trung Quốc, hoặc chí ít thì trong công hàm sẽ bỏ quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa ra bên ngoài.
Lại thêm nữa, cộng với chứng cớ là việc trước năm 1975, trong nhiều trường hợp (nói chuyện giữa nhân viên ngoại giao với nhau, bản đồ, sách giáo khoa), Việt Nam đều chủ trương rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc, thì có thể chứng minh rằng, việc thừa nhận trong công hàm Phạm Văn Đồng rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ vốn có của Trung Quốc chính là cách suy nghĩ thực sự của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
4. Luận điểm 4 của phía Việt Nam: Ở thời điểm đó (1954-1958), căn cứ theo Hiệp định Giơ-ne-vơ thì, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đều thuộc phạm vi quản lí của nước Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam), tranh chấp lãnh thổ là giữa Trung Quốc và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, chính quyền miền Bắc là bên thứ ba ở ngoài không liên quan đến tranh chấp, chính quyền miền Bắc không có quyền xử lí đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa, vì vậy, công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị.
Phản luận của Ngô: Trước năm 1975, tức là trước khi chính quyền miền Bắc giành chiến thắng để thống nhất hai miền Nam Bắc, miền Bắc một mực tuyên bố mình là chính thống, là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt nam, và gọi chính quyền miền Nam là “bù nhìn”, là “chính quyền ngụy” phi pháp, cần phải tiêu diệt. Ở thời điểm đó, trên trường quốc tế, một số quốc gia có quan hệ tốt với miền Bắc, trong đó có Trung Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam; và phía Trung Quốc, vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, thể theo đề nghị của chính quyền miền Bắc, đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với miền Bắc, hai bên cùng cử đại sứ (tới Hà Nội và Bắc Kinh). Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ những sự thực lịch sử không thể chối cãi đó, chính phủ Việt Nam hiện nay chính là nhà nước kế tục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây, sau khi chiến thắng và thống nhất hai miền Nam Bắc, lẽ ra phải giữ vững chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, cũng tức là tín nghĩa cho nền chính trị của quốc gia, giữ vững lập trường quốc gia trước sau như một, đằng này, tại sao lại vì lợi ích vốn không nên có, mà “qua cầu rút ván”, bội tín phản nghĩa ? !
Nếu theo quan điểm đã nhắc đến ở trên của các học giả Việt Nam thì, miền Bắc là “bên thứ ba ở ngoài không liên quan”, như vậy, sẽ có nghĩa là thừa nhận địa vị hợp pháp của chính quyền miền Nam, và thế thì, những cái gọi là “bù nhìn” hay “chính quyền ngụy” chỉ là cách gọi càn, và việc “giải phóng miền Nam” của chính quyền miền Bắc chính là hành động xâm lược. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, bên xâm lược không có quyền “kế thừa” lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược, thế thì, chính quyền Việt Nam hiện nay, vốn là kế tục của chính quyền miền Bắc trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của chính quyền miền Nam để mà đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.
5. Luận điểm 5 của phía Việt Nam: Căn cứ theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính quyền miền Bắc và chính quyền miền Nam đều là chính quyền lâm thời, cần phải có cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc mới có thể đưa đến một chính quyền hợp pháp. Trong tình trạng chưa có được chính phủ hợp pháp thông qua tổng tuyển cử trên toàn quốc, chính quyền lâm thời không có quyền quyết định vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Bởi vậy, công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị.
Phản luận của Ngô: Tháng 7 năm 1954, các nước tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ đã kí Hiệp định đình chiến cho Việt Nam, trong Hiệp định có qui định rằng “thông qua bầu cử phổ thông tự do, thực hiện việc thống nhất hai miền Nam Bắc”. Thế nhưng, chính quyền miền Bắc lấy lí do rằng hiệp định này được kí kết dưới sự dàn xếp của chính phủ Trung Quốc, đã làm tổn hại đến lợi ích của Việt Nam, không đại diện cho lập trường của miền Bắc, cho nên ngay từ đầu đã không muốn tuân thủ hiệp định. Tiến triển lịch sử về sau này cũng cho thấy cả chính quyền miền Bắc và chính quyền miền Nam đều không hề có ý tiến hành cuộc tổng tuyển cứ phổ thông tự do trên toàn quốc thông qua các cuộc tiếp xúc, cũng không đạt được bến bất cứ thỏa thuận làm việc nào, mà cả hai chỉ tự mình tuyên bố mình là “chính thống”, qua đó cho mình trở thành chính quyền “mang tính vĩnh cửu” mà không phải là lâm thời. Cả hai đều xây dựng cơ cấu chính quyền quốc gia hoàn chỉnh, như có quốc hội, chính phủ và các cơ quan bộ.
Luận điểm số 5 ở trên đã bị sự thực lịch sử phủ định, không còn sức thuyết phục nữa.
6. Luận điểm 6 của phía Việt Nam: Theo nguyên tắc của hiến pháp, tất cả tuyên bố về với chủ quyền lãnh thổ mà chính phủ đưa ra đều phải có được phê chuẩn của quốc hội thì mới có hiệu lực. Công hàm Phạm Văn Đồng không thông qua quốc hội để được phê chuẩn, cho nên không có hiệu lực về pháp luật.
Phản luận của Ngô: Có học giả Việt Nam cho rằng đây là chỗ quan yếu nhất để chứng minh công hàm Phạm Văn Đồng vô hiệu, do đó, đây cũng là lí do không thể bác bỏ. Thế nhưng, ở bài này, tôi cho rằng, sự việc thảy đều không chắc như đinh đóng cột như họ nói đâu, có thể phản luận từ hai phương diện: lô-gich pháp luật, sự thực lịch sử.
Thứ nhất, công hàm Phạm Văn Đồng không phải là điều ước ngoại giao, cũng không phải là tuyên bố đơn phương từ bỏ chủ quyền lãnh thổ, nên không cần sự phê chuẩn của quốc hội. Năm 1958, chính phủ Trung Quốc công bố Tuyên bố Lãnh hải, mục đích của nó không phải là tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc chỉ riêng cho một mình Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và ông Phạm Văn Đồng đã giao công hàm này cho phía Trung Quốc, cũng không phải là từ bỏ chủ quyền lãnh thổ của nước mình, mà là, từ xác tín trong nội tâm, đã “ghi nhận và tán thành” chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc. Bởi vì nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ đầu đã thừa nhận “quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa từ xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc”, về cơ bản, không có vấn đề Việt Nam từ bỏ chủ quyền lãnh thổ của mình.
Vào thời điểm đó, giữa Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có tranh chấp lãnh thổ, công hàm Phạm Văn Đồng là xác nhận sự thực của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là xác nhận ngoại giao về văn bản mà Trung Quốc đã đưa ra, là thuộc phạm vi quyền hạn ngoại giao của chính phủ Việt Nam, không cần có sự phê chuẩn của quốc hội.
Thứ hai, Việt Nam lúc đó không có quốc hội chính thức, cũng không có hiến pháp chính thức. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành bầu cử toàn dân tại vùng mà mình quản lí được, đưa tới sự ra đời của “quốc hội soạn thảo hiến pháp” mang tính lâm thời, soạn ra hiến pháp. Thế nhưng, do quân xâm lược Pháp đang từ Hải Phòng tiến về uy hiếp Hà Nội, thời gian ngắn của hòa bình tạm thời đã bị phá bỏ, lại bắt đầu chiến tranh kháng Pháp, dự thảo hiến pháp tuy đã được thông qua nhưng chưa được đem ra công bố. Sau khi sứ mệnh soạn hiến pháp của “quốc hội soạn thảo hiến pháp” đã hoàn thành, nếu quốc hội chính thức được sinh ra một cách trái luật, thì hoạt động bình thường của quốc hội ấy sẽ càng không có gì để nói đến nữa. Do đó mới có “Quốc hội giao quyền cho chính phủ căn cứ theo nguyên tắc đã xác định của hiến pháp mà thực thi quyền lập pháp”. Tình trạng này kéo dài đến năm 1960. Sau này, phía Việt Nam xác định nhiệm kì của Quốc hội khóa I là từ năm 1946 đến năm 1960, với độ dài nhất là 14 năm, đủ để chứng minh là thời kì bất thường: (quốc hội) tồn tại tương đối khó khăn, chính quyền chưa thể thực hiện được các hoạt động một cách bình thường. Hiến pháp chính thức đầu tiên của Việt Nam là Hiếp pháp năm 1959.
Thông qua khảo sát về lịch sử hiến pháp và quốc hội của Việt Nam, có thể nghiêm túc nói rằng, trước và sau năm 1958, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa có hiến pháp, cũng chưa có quốc hội. Chính phủ căn cứ vào qui định của “quốc hội soạn thảo hiến pháp” mang tính lâm thời mà có được quyền lập pháp, điều đó có nghĩa, trên thực tế, chính phủ có cả quyền lực của quốc hội. Việc chính phủ của ông Phạm Văn Đồng gửi công hàm đó cho chính phủ Trung Quốc là hoàn toàn nằm trong phạm vi quyền hạn hợp pháp của chính phủ.
Ngô Viễn Phú
Bài này Dân News tổng hợp trên các trang mạng. Được biết ông Ngô Viễn Phú hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật Việt Nam (Đại học Dân tộc Quảng Tây), từng là du học sinh của Đại học Quốc gia Việt Nam. Ngô Viễn Phú cho biết ông từng theo học chương trình tiến sĩ luật học tại Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam, từ năm 2001 đến năm 2006.

Wednesday, May 28, 2014

Làm cách nào xóa mối nhục bán nước?

Các “đồng chí anh em” bắt đầu tỏ thái độ đối nghịch với nhau. Lần đầu tiên một thủ tướng Cộng Sản Việt Nam (viết tắt là Việt Cộng) dọa rằng sẽ dùng đòn pháp lý để nói chuyện với Cộng Sản Trung Quốc (viết tắt, Trung Cộng).

Chỉ mới nói thôi, chưa đưa đơn kiện, tức là chưa làm gì cả; nhưng dám nói còn hơn không. Thêm vào đó, tờ tạp chí trên mạng, tiếng nói của đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ đích danh lãnh tụ Trung Cộng tố cáo là theo chủ nghĩa Ðại Hán. Hai chữ này diễn tả một truyền thống kéo dài hơn 2,000 năm, ít nhất kể từ thời Mã Viện. Tất nhiên nói như vậy vẫn chỉ là người Việt nói cho người Việt nghe cho sướng tai; giống như nói chuyện kiện cáo mà không dám đưa đơn kiện, không đụng tới lông chân mấy anh chị Ðại Hán ở Trung Nam Hải. Một bước đi xa hơn nữa là trên tờ báo lề phải còn đăng bài biện minh rằng bức công hàm của Phạm Văn Ðồng ký năm 1958 đồng ý các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Quốc là không có giá trị. Bài báo này có vẻ nhắm đến dư luận quốc tế, trong đó có cả Trung Quốc; chứ không chỉ nhắm người Việt nói với nhau. Nhưng lập luận của bài báo đó cũng không có giá trị nào cả. Muốn chống lại chiến dịch xâm lấn Biển Ðông của Trung Cộng, người Việt Nam phải dùng biện pháp khác, triệt để hơn.

Chế độ cộng sản ở Hà Nội hiện nay là thừa kế chính thức của chính phủ Phạm Văn Ðồng. Cho nên, khi họ xác định rằng bức công hàm do ông Phạm Văn Ðồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 là vô giá trị, đó là một bước thoái lui có ý nghĩa. Bởi vì đây là lần đầu tiên đảng Cộng Sản Việt Nam xác định chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có giá trị pháp lý. Từ năm 1954, Việt Cộng không bao giờ công nhận điều đó. Họ gọi chính quyền miền Nam là “ngụy,” nghĩa là “giặc.” Bây giờ họ chính thức thừa nhận chính quyền Sài Gòn làm chủ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Cho nên, họ biện minh, ông Phạm Văn Ðồng, thủ tướng chính phủ Hà Nội, không có quyền hành nào trên các quần đảo đó. Vì vậy, ông Ðồng không thể đem trao cho Trung Cộng, dù ông ta muốn cống hiến. Nói cách khác, Việt Cộng bây giờ đồng ý rằng chế độ Việt Nam Cộng Hòa là một chế độ hợp pháp; công nhận chế độ đó làm chủ một nửa nước Việt Nam. Thật đáng tiếc, hồi đó họ lại chủ trương đánh chiếm miền Nam để cùng “tiến lên chủ nghĩa xã hội!” Họ lờ đi không nói rõ ông Ðồng có ý nhường các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Cộng hay không, dù ông ta không có quyền! Tội nghiệp ông Ðồng, ông chỉ ký tên vào bức thư đã được tất cả Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam chấp nhận, vì thế mà riêng ông mang tội bán nước.

Nhưng dùng lối phủ nhận này không phải là thứ lý luận đứng vững trong cuộc đối đầu với Trung Cộng, cũng như trong ý định biện minh cùng dư luận thế giới.

Thứ nhất, bởi vì sau khi nước ta bị chia đôi năm 1954, chính quyền cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam trong thời gian đó đều tự coi mình nắm chủ quyền trên toàn thể nước Việt Nam. Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa, từ thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, đều khẳng định lãnh thổ Việt Nam kéo dài từ Nam Quan đến Cà Mau; mà Hiến Pháp miền Bắc cũng vậy. Khi chính phủ Phạm Văn Ðồng giao thiệp với Trung Cộng, họ nhân danh cả nước Việt Nam, chứ không riêng gì miền Bắc vĩ tuyến 17; mà Bắc Kinh cũng công nhận điều đó. Ông Ðồng ký bức công hàm theo nội dung này. Bây giờ nói đi nói lại, rằng ông Ðồng chỉ nhân danh một nửa nước Việt Nam thôi; Bắc Kinh sẽ bác bỏ luận điệu đó một cách dễ dàng, rất khó cãi lại.

Tập Cận Bình và tập đoàn thống trị ở Ðông Nam Hải còn có thể nêu ra rất nhiều bằng cớ chứng tỏ ông Ðồng và tất cả đảng Cộng Sản Việt Nam đã công nhận Trung Cộng làm chủ Hoàng Sa và Trường Sa. Công hàm Phạm Văn Ðồng viết cho Chu Ân Lai nói rằng chính phủ của ông “ghi nhận và tán thành” bản tuyên bố của Trung Cộng ngày 4 tháng 9 năm 1958 về lãnh hải Trung Quốc. Trong văn bản đó, Trung Cộng nói rõ ràng Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc, ông Ðồng và cháu chắt ông ta không thể chối cãi rằng họ hiểu lầm được. Một bằng chứng hiển nhiên khác mà Trung Cộng có thể nêu ra là các sách giáo khoa vẫn được sử dụng ở miền Bắc. Năm 1964, cuốn sách “Tập Bản Ðồ Việt Nam” do Cục Ðo Ðạc và Bản Ðồ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát hành đã dùng địa danh “Tây Sa” và “Nam Sa” theo cách gọi của Trung Cộng chứ không gọi là “Hoàng Sa” và “Trường Sa” theo cách của người Việt Nam. Với bằng chứng đó, khó cãi với họ lắm.

Hơn thế nữa, năm 1974 khi Trung Cộng tấn công chiếm Hoàng Sa, chính quyền Hà Nội không hề lên tiếng phản đối. Khi phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa thưa kiện Trung Cộng về vụ này, cả chính phủ miền Bắc lẫn đám bù nhìn của họ ở miền Nam đều không đồng ý. Tại hội nghị La Celle Saint Cloud, được mời cùng đứng tên phản đối hành động xâm lăng Hoàng Sa, họ cũng từ chối. Bây giờ làm sao nói ngược lại được? Gần đây, phóng viên Xuân Hồng của đài BBC có phỏng vấn bà Bảy Vân, vợ của cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn. Bà Bảy Vân xác nhận: “Phạm Văn Ðồng có ký văn bản. Ngụy nó đóng ở ngoài đó (Hoàng Sa). Cho nên giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa.” Người Tàu họ có thể đọc được tiếng Việt, sẽ vin vào các bằng cớ đó mà xác định rằng Bắc Việt đã đồng ý trao Hoàng Sa cho Trung Cộng từ năm 1958!

Tất cả luận điệu của đảng Cộng Sản Việt Nam chối bỏ bức công hàm của Phạm Văn Ðồng trở thành vô giá trị khi ra trước công luận thế giới. Vậy chúng ta có cách nào xóa bỏ mối nhục bán nước đó hay không?

Có một cách. Là toàn thể dân chúng Việt Nam, từ Bắc chí Nam, bây giờ cùng nhau khẳng định rằng chính phủ Phạm Văn Ðồng là một chính quyền vô giá trị, không bao giờ làm đại diện cho dân tộc Việt Nam. Nói cách khác, đó là một chính quyền ngụy tạo, mạo nhận, không chính đáng.

Người Việt Nam có thể làm công việc đó ngay bây giờ, bằng một cuộc cách mạng. Cuộc cách mạng sẽ xóa bỏ tất cả cơ cấu quyền hành từ thời Phạm Văn Ðồng tới ngày nay; thay thế bằng một chính thể mới, do người dân Việt Nam tự do bỏ phiếu lựa chọn.

Ðảng Cộng Sản Việt Nam có thể làm công việc đó. Giống như đảng Cộng Sản Bulgaria đã làm năm 1989. Một ngày sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Bộ Chính Trị Cộng Sản Bulgaria đã họp nhau, tự xóa bỏ độc quyền lãnh đạo trong Hiến Pháp và xóa luôn tên đảng cộng sản. Họ tổ chức bầu cử, viết một Hiến Pháp mới, và chính quyền mới (cũng do các người trong đảng cộng sản cũ cầm đầu) tuyên bố tất cả các hiệp ước với Liên Xô đều vô giá trị.

Trên thế giới, nhiều nước đã xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với nước ngoài bằng cách đó. Chính quyền Phạm Văn Ðồng chịu công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc, đó là một thứ thỏa hiệp bất bình đẳng. Trung Cộng đã đưa ra 16 chữ vàng: “Sơn thủy tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan.” Ðảng Cộng Sản Việt Nam diễn tả thành ra 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.” Bây giờ là lúc dân Việt Nam chấm dứt mối quan hệ bất bình đẳng này, do áp lực của Trung Cộng qua chủ nghĩa cộng sản. Người Việt Nam có quyền xóa bỏ một chế độ sai lầm, xây dựng lại đất nước,

Trả lời cuộc phỏng vấn của nhật báo Người Việt, Ðức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã nói rằng vụ giàn khoan 981 “là một sự kiện rất đau thương, nhưng rất có thể đó cũng là một cơ hội đặc biệt tạo ra cái đổi mới, cái khởi đầu nào đó cho Việt Nam. Nhiều người hy vọng rằng, biết đâu nhờ biến cố đặc biệt đó mà Việt Nam lấy lại cái thế chủ quyền độc lập của mình, thoát khỏi vòng tay Trung Cộng.” Người Việt trong nước hiện đang nôn nóng đòi thi hành một chính sách đối ngoại “Thoát Trung.” Muốn thoát Trung, phải thoát Cộng. Không chấp nhận “lý tưởng tương thông” thì mới thoát được cái gọng kìm “vận mệnh tương quan.” Dân Việt phải tự quyết định, tự mình làm một “cái khởi đầu nào đó” cho nước Việt Nam. Ðó là cách tốt nhất để xóa mối nhục bán nước năm 1958.

Há miệng mắc quai

Mấy tuần nay theo dõi tin tức giữa hai đồng chí môi hở răng hô có diễn biến gì mới làm tình hình Cuba xụi lơ hoặc căng thẳng không? Tui thấy toàn cảnh đấu mỏ (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) rồi rủ nhau đấu súng nước và tự sướng quay clip làm kỷ niệm đôi ta. Dứt khoát không cho phóng viên nước ngoài chứng kiến hầu chứng minh sự trinh trắng của đảng (chuyện phòng the đâu cho người thứ ba biết?). Chắc họ đang quay phim bom tấn (từ ngữ trong nước) nên chỉ cho khán giả coi những trailer để quảng cáo bộ phim hoành tráng chào mừng ngày đám cưới gần tới của họ.

Xin lỗi bà con, tui là dân lao động vinh quang, trình độ văn hóa "xóa nạn mù chữ", nên thấy sao viết vậy. Nghề của tui đổ mồ hôi sôi nước mắt, ăn tranh thủ ngủ khẩn trương do đó thấy mấy chữ nước ngoài không hiểu nghĩa tiếng Việt là cái chi và không có thời gian gõ google nên để nguyên văn, mong bà con thông cảm. 
Mới đây mấy ông răng hô mã tấu đại Hán đưa công hàm bán nước của Đồng vẩu cho thế giới biết là đại Hán không hề cưỡng hiếp ai. Lý luận đại Hán là tại nó tình nguyện dâng hiến chớ chúng tôi có hiếp ai đâu nào? Bằng chứng còn đây, đang quan hệ giữa chừng nó la "bớ làng nước, có kẻ đang cưỡng em... nhưng xin bà con giữ bình tĩnh đừng manh động, có gì em... cũng chịu, lỡ lấy tiền rồi". 
Chuyện xưa kể rằng: 
Trên đất nước hình cong nhấp nhô chữ S(ếch) có người thiếu nữ tên Vẹm xứ Ba đình quan hệ với anh Cọ làng Dạng háng. Hai phe cũng là mèo mả gà đồng một phường như nhau nhưng vì hoàn cảnh lịch sử, vì tình đồng chí với nhau do đó cha mẹ phải tổ chức cho đôi lứa chúng nó lễ hiếp hôn hoành tráng mặc dù gia tộc đàng gái phản đối. 
Đàng trai thách cưới một sớ táo quân dài dằng dặc. Đàng gái lỡ rồi nên mới ra cái công hàm 1958 do chỉ thị của thằng bác trưởng tộc, đồng ý nhất trí hoàn toàn vô điều kiện, chứ nếu bên anh Cọ muốn hơn em Vẹm cũng phải chiều. Rắc rối là nhà em Vẹm trong khoản hồi môn dâng luôn đất nhà anh Hòa hàng xóm qua cái công hàm khỉ gió. Nhưng công hàm đó không hề nói dâng Hoàng-Trường Sa cho hắn, chỉ công nhận chủ quyền của hắn. Em dâng thứ em không có, không phải của em, hàng đó là của bà con với em. 
Dĩ nhiên hắn đâu có chịu. Hắn nói văn tự còn đây, tiền đã trao và cháo đã nuốt. Sự thực em có bán đâu, đây là của hồi môn em hứa với hắn cho vui thuở ban đầu í mà. Cái ngàn vàng em còn cho hắn nói chi của hồi môn. Em tuy phận gái nhưng đâu thua đấng mày râu nhẵn nhụi nên cũng là dân chị em giang hồ. Em mượn thế của hắn cùng thằng Tây bá lợi quá đánh hội đồng thằng hàng xóm chết queo. Bây giờ nó đem của hồi môn hứa ẩu của em ra làm bằng chứng em mới té ngữa vì lúc trước không có bi giờ thành có. Bực quá em phải cãi lộn với hắn "trong danh sách đòi sính lễ của nhà trai, bức xúc quá tôi viết công hàm đồng ý nhất trí chớ đâu có nói chi tiết nào đâu ạ, làm ơn coi lại đi". Bà con mình thấy em nói sai chỗ nào không? 
Anh Hòa bên nhà em Vẹm đất đai phì nhiêu, cá nhảy đầy đồng, cuộc sống an lành sung túc. Anh Cọ thèm chảy nước miếng nên bàn với Vẹm làm sao chiếm mảnh đất màu mỡ này? Thế giới đại đồng mà, của anh cũng là của em có chi thắc mắc, em nghĩ vậy. Có gì phải suy tư với suy nghĩ, đất của thằng Hòa chớ của em đâu, thằng Cọ muốn em ký cỡ nào em cũng cóc quan tâm, sự đời em còn cho nó thì còn thứ gì em không biếu? 
"Đời không như là mơ nên đời thường giết chết mộng mơ". Có lúc "cơm không lành canh không ngọt" nhà anh Cọ đang làm khó em Vẹm khi đưa ra bằng chứng hồi môn đã ký của bác vẩu năm xưa và còn hăm dọa là nếu không tuân thủ sẽ đưa ra bản ký kết hội nghị Thành đô nữa mới ớn. Mịa nó, trước khi cưới em nó thế này thế nọ, bi giờ nó lại tráo trở thế nọ thế này. 
Vẹm đã muối mặt dâng hiến cuộc đời và giòng họ cho anh Cọ nhưng sao anh lại bêu xấu em trước bàn dân thiên hạ, thân gái em biết làm sao đây? 
Nghĩ lại thiệt là bực hết sức. Ngày xưa anh Mỹ ve vãn em nhưng em quyết theo anh Nga và Cọ vì nghĩa vụ quốc tế nên dù có đốt cháy cả làng em cũng xua đuổi anh Mỹ. Em đánh anh Mỹ là đánh cho hai anh chớ bộ. Bi giờ anh chồng Cọ làm khó dễ em mà anh Nga chẳng nói một tiếng an ủi tình xưa nghĩa cũ, em khóc hết nước miếng. 
Phận Vẹm mười hai bến nước, trong nhờ đục chạy nên em cố gắng liên lạc anh Mỹ coi ảnh có giúp được không? Anh Mỹ nói vài câu xã giao vì biết em Vẹm này lật lọng hơn thay áo, hơn nữa chơi với anh Cọng còn kiếm chút cháo, quan hệ với em Vẹm này chỉ tốn hầu bao. Em tuyên bố chẳng tù ti tú tí với thằng nào, em xinh nên em ngập giữa sình vẫn xinh, chảnh bà cố. Bây giờ em bơ vơ lẫn bơ phờ, tang gia bối rối vừa bó gối hổng biết có anh nào giúp em qua cơn hoạn nạn này em sẽ ghìm anh suốt đời.

Biển Đông bỏ ngỏ, dân chết mặc dân, tàu vẫn là tàu... lạ

Quốc gia nào cũng có chủ quyền. Do vậy vùng biển chủ quyền của ta thì ta cứ đánh bắt. Khi gặp thiên tai, địch họa, ngư dân nhanh chóng thông báo cho các cơ quan chức năng kịp thời để có biện pháp can thiệp bảo vệ tính mạng và tài sản” 
Điều gì đã xảy ra với cái gọi là “vùng biển chủ quyền của ta thì ta cứ đánh bắt” theo như lời tuyên bố trên của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang?

Chỉ nội trong tháng 5, 2014: 
- Ngày 7/5/2014, 16 ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung cộng tấn công bằng đạn lửa, vòi rồng, búa, câu liêm trong khu vực Hoàng Sa, phía bắc đảo Linh Côn. 
- Ngày 16/5/2014, tàu cá Quảng Ngãi QNG 90205TS bị tàu Trung cộng tấn công, đánh phá và gây thương tích nặng cho 2 ngư dân Việt Nam tại khu vực đảo Phú Lâm, Hoàng Sa. 
- Ngày 17/5/2014, gần đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa, 13 ngư dân của tàu cá Quảng Ngãi QNG96011TS bị tấn công, cướp tài sản và ngư cụ. 
- Ngày 25/5/2014, tàu cá QNG 96180TS với 7 ngư dân bị 3 tàu Trung cộng đâm chìm, 1 ngư dân bị chết, 1 ngư dân bị mất tích trên biển và 4 ngư dân bị thương nặng.
- Ngày 26/5/2014 tàu cá Đà Nẵng ĐNA90152TS với 10 ngư dân bị 40 tàu cá của Trung cộng bao vây  và đâm chìm ở gần khu vực giàn khoan HD981 đang bị tàu cộng xâm lược. 
Tất cả đều xảy ra trên “vùng biển chủ quyền của ta thì ta cứ đánh bắt” của ông Sang. Theo lời ông Sang Khi gặp thiên tai, địch họa, ngư dân nhanh chóng thông báo cho các cơ quan chức năng kịp thời để có biện pháp can thiệp bảo vệ tính mạng và tài sản”. Trong suốt thời gian họa vì địch này hải quân Việt Nam hoàn toàn vắng bóng. 
Hãy nghe ngư dân Lý Sơn thuật lại những hãi hùng xảy ra cho con tàu cá QNG 96180 TS (*): 
“Khoảng 3 giờ sáng 25/5, trong khi neo đậu nghỉ ngơi thuộc địa phận vùng biển Quảng Ninh, tàu chúng tôi đã bị một tàu lạ đâm trực diện vào khu vực khoang lái tàu. Lúc đó, anh em trên tàu đang ngủ nên không biết chuyện gì xảy ra. Đến khi bị tàu lạ đâm thì choáng váng, náo loạn. Chỉ 5 phút sau, tàu bị chìm xuống biển. Lúc đó, anh em trên tàu kịp chụp được một chiếc thúng, sau đó đưa 3 ngư dân bị thương nặng lên thúng. Ba anh em ngư dân còn lại trên tàu bị thương nhẹ tiếp tục tìm cách cứu anh Trần Văn Đông nhưng không kịp. Anh Đông chìm theo tàu xuống biển”. 
“Sau khi 6 anh em leo lên được chiếc thúng nhỏ, chúng tôi cố bám chặt rồi chèo tay lênh đênh trên biển suốt gần 5 giờ đồng hồ. Anh em lúc đó mệt mỏi nhưng ai cũng động viên nhau. May mà đến khi gần đuối sức, gặp được tàu cá của ngư dân Hải Phòng đến cứu vớt, chăm sóc và đưa vào huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh cứu chữa”. 
5 giờ đồng hồ lênh đênh, bơ vơ trên biển, không một bóng dáng hải quân, cảnh sát biển. Sự cứu giúp cũng chỉ đến từ những ngư dân khác. 
Điều cần "ghi nhận" là công an tỉnh Quảng Ninh, sau khi xác của ngư dân đã về đến Lý Sơn, đã thông báo phối hợp với cơ quan chức năng liên quan điều tra, truy tìm tàu gây tai nạn cho tàu QNG-96180TS. Cả một vùng biển Đông bỏ ngỏ, dân chết không cứu, bây giờ truy tìm nơi đâu!? 
Nghe lời ông Trương Tấn Sang, người dân được gì? 
Sau cái chết và tai nạn, họ được: 
Ngư dân chết và mất tích được UBMTTQ hỗ trợ cho 1,5 triệu đồng. Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi và Hội Nghề cá Quảng Ngãi hỗ trợ tổng cộng 10 triệu đồng/ngư dân tử vong và mất tích và 2 triệu đồng/ngư dân bị thương. Liên đoàn lao động hỗ trợ 5 triều đồng. Đó là nhờ... ơn bác và đảng. 
Phía nhà nước, Bộ Ngoại giao Việt Nam triệu đại diện sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đến trao đổi công hàm phản đối các hành động đe dọa, tấn công tàu cá, xâm hại tính mạng ngư dân Việt Nam trên Biển Đông. 
Vẫn phản đối và phản đối như suốt mấy năm qua và số mạng của ngư dân vẫn nằm trong đe dọa chết người của tàu cộng ngay trên vùng biển bao đời của tổ tiên. 
Và tại Diễn đàn Kinh tế Thế Giới tổ chức ở Manila vừa qua ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố về những hành vi của Tàu cộng: Đây là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế và Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết. Hành động này của Trung Quốc đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không... Thế còn sinh mạng của những ngư dân Việt Nam thì sao hỡi ông Thủ tướng!?
Hay là cứ mặc kệ và cất cao giọng điệu  tuyên giáo của tên bí thư Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải “Mình không sợ! Sao sợ được!... Quốc hội đã thông qua luật biển đã thể hiện ý chí, nguyện vọng mãnh liệt của nhân dân ta”!!!???

Làm gì nếu Trung Quốc trả đũa về kinh tế (HAHAHAHAH - Things that make me laugh)

Tình hình căng thẳng trên biển Đông khiến nhiều doanh nhân băn khoăn hỏi tôi rằng, nếu Trung Quốc trả đũa chúng ta bằng biện pháp “cấm vận kinh tế” thì chuyện gì sẽ xảy ra với kinh tế Việt Nam?

Hành động Trung Quốc trên biển Đông đi ngược lại với quyền lợi hầu hết các nước cho nên nếu có một biện pháp trừng phạt kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam thì đó chỉ có thể là đơn phương. Qua bài viết này, tôi muốn đánh giá những nguy cơ và cơ hội của hành động đơn phương này ở góc độ thương mại (xuất, nhập khẩu) và đầu tư giữa hai quốc gia.

Việc Trung Quốc dùng các biện pháp kinh tế đối với Việt Nam có thể sẽ gây những khó khăn, thiệt hại đối với nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn nhưng tiềm ẩn nhiều cơ hội.

Thứ nhất về nhập khẩu, chỉ tính rêng năm 2013, chúng ta nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến 36,9 tỷ USD, trong đó chủ yếu là nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất trong nước. Với nguồn nhập khẩu các nguyên vật liệu phụ thuộc lớn từ Trung Quốc như vậy, nếu hành động cấm nhập khẩu được thực hiện sẽ khiến trong ngắn hạn giá nguyên vật liệu đầu vào trong nước tăng cao, ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp trong nước tạm thời phải cắt giảm sản lượng làm tổng cung ngắn hạn của nền kinh tế giảm đi. 

Những tác động có thể thấy lúc đó là trên thị trường giá cả hàng hóa tăng lên, sản lượng và tăng trưởng kinh tế tạm thời giảm sút. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện sau đó (nhanh hay chậm tùy khả năng linh động của nền kinh tế Việt Nam) khi các doanh nghiệp Việt Nam thay thế được nguồn nguyên vật liệu từ các quốc gia khác. Cũng có thể các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu qua một nước thứ ba như Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam, đặc biệt là sản xuất trong nước phát triển sẽ thay thế dần được những nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc
.
Những phản ứng này của thị trường sẽ từ từ vô hiệu hóa chính sách cấm vận thương mại từ Trung Quốc. Sản lượng sẽ tăng ngược trở lại, giá cả hàng hóa sẽ giảm trở lại bình thường và quan trọng hơn nữa là nếu Trung Quốc làm điều này một cách lâu dài sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam sản xuất ra những loại nguyên vật liệu thay thế hàng hóa Trung Quốc và là cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước.

Theo tôi một biện pháp cấm vận kinh tế từ Trung Quốc (nếu có) ít hay nhiều cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với nền kinh tế trong ngắn hạn do vậy, doanh nghiệp nên chủ động các phương án đối phó nhằm giảm thiểu sự tổn thương; thậm chí chuẩn bị cho cả những cơ hội kinh doanh mới, thị trường có thể mở ra sau đó.

Với con số xuất khẩu sang Việt Nam 36,9 tỷ USD mỗi năm (2013), số tiền bán hàng của Trung Quốc cho Việt Nam đủ để mua được gần 37 cái giàn khoan Hải Dương 981. Như vậy, nếu có sự cấm vận kinh tế từ Trung Quốc ở khía cạnh nhập khẩu thì bên thiệt thòi hơn ở đây là Trung Quốc chứ không phải là Việt Nam.
Thứ hai, về xuất khẩu, nếu Trung Quốc cấm Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc thì đó là cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sản xuất sang một cấp độ cao hơn. Chỉ tính riêng trong năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 13,2 tỷ USD chủ yếu là nguyên vật liệu, nông sản thô. Chúng ta biết rằng, Việt Nam xuất khẩu than rẻ sang cho Trung Quốc sau đó họ dùng than để sản xuất ra điện và bán điện lại cho chúng ta với giá cao hơn rất nhiều. Chúng ta bán quặng sắt thô rẻ tiền cho Trung Quốc, Trung Quốc luyện ra phôi thép, thép và bán lại cho chúng ta đắt hơn gấp bội. Chúng ta bán bôxít cho Trung Quốc, Trung Quốc sản xuất ra nhôm bán lại cho chúng ta với giá đắt hơn nhiều lần… Vậy liệu chúng ta có nên bán những nguyên vật liệu và hàng nông sản thô cho Trung Quốc không?


Trong kinh tế học có một khái niệm gọi là căn bệnh Hà Lan, ở đó những nhà kinh tế đã chỉ ra cả về lý thuyết và tìm thấy vô số bằng chứng thực tế cho mặt trái của “lời nguyền tài nguyên”. Lý thuyết kinh tế và nhiều bằng chứng thực tiễn cho thấy, quốc gia nào càng giàu có về tài nguyên và khai thác tài nguyên thô đó đi bán thì kết quả cuối cùng là quốc gia đó sẽ càng trở nên nghèo hơn. Các quốc gia khác chúng ta thấy rất rõ ở các nước như châu Phi, Mỹ La Tinh… bán rất nhiều tài nguyên và kết quả là họ rất nghèo. Ngược lại Nhật Bản là nước vô cùng khan hiếm về tài nguyên nhưng lại rất giàu có. Có thể ít người biết rằng Mỹ là một nước giàu tài nguyên bậc nhất thế giới nhưng họ đóng cửa không khai thác tài nguyên và họ là nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Vậy nhân cơ hội này tại sao chúng ta không thử một lần dũng cảm như người Nhật, người Mỹ đóng cửa hết tài nguyên và tự phát triển bằng năng lực sáng tạo của dân tộc mình?

Thứ ba, về khía cạnh đầu tư, việc các nhà đầu tư Trung Quốc rút vốn khỏi Việt Nam cũng không phải là vấn đề lớn với kinh tế Việt Nam nhưng mang lại cơ hội rất lớn để chúng ta loại bỏ các dự án không hiệu quả, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/5/2014, tổng giá trị vốn điều lệ lỹ kế các dự án còn hiệu lực của Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam chỉ chiếm 3,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (tính theo vốn đăng ký là 3,3%) chỉ đứng thứ 8 trong các quốc gia. 

Với một tỷ trọng vốn đầu tư ở Việt Nam tương đối khiêm tốn như vậy thì việc Trung Quốc có chấm dứt đầu tư với Việt Nam sẽ khó có một ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế trong nước. Khi chính phủ Trung Quốc yêu cầu các nhà đầu tư rút vốn về nước thì biện pháp này cũng trực tiếp gây thiệt hại cho chính nhà đầu tư Trung Quốc nên các nhà đầu tư của họ sẽ có nhiều động cơ vô hiệu hóa các quy định từ chính phủ Trung Quốc. Ngoài ra, nguồn đầu tư là dạng đầu tư trực tiếp (FDI) thì không phải cứ muốn rút vốn về là được vì họ còn phải có thời gian để tìm được nhà đầu tư nhận mua lại khoản đầu tư của họ ở dưới dạng các nhà máy, xí nghiệp... nên sẽ khó tạo thành cú sốc lớn cho nền kinh tế trong tức thì.

Trong khi đó, nhiều dự án đầu tư của Trung Quốc ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết phải đánh giá lại. Ví dụ dự án bôxit Tây Nguyên sau nhiều năm hoạt động đã công bố bị lỗ; những tác hại về mặt môi trường, xã hội thực tế đã vượt quá những tính toán ban đầu. Liệu có bao nhiêu chuyên gia đã tính toán được những tổn hại do bệnh tật trong 15-20 năm sau mà những cư dân ở hạ nguồn sông Đồng Nai sẽ phải hứng chịu khi mà nguồn nước thải từ bôxit ngấm xuống mạch nước ngầm? Đây sẽ là cơ hội vô cùng tốt để loại bỏ đi các dự án không hiệu quả, tiềm ẩn những rủi ro môi trường, xã hội và an ninh quốc phòng mà trong đánh giá trước khi triển khai dự án chúng ta có thể đã chưa thể lường trước được.

Một dự án được thực hiện phải đảm bảo được ba yếu tố: Dự án đó phải thực sự hiệu quả về mặt kinh tế tránh bị các nhóm lợi ích bơm số lên để hiệu quả trên giấy. Về quá trình đấu thầu phải công bằng, minh bạch nhằm lựa chọn ra nhà đầu tư tốt nhất, tránh trường hợp một số nhà đầu tư “đi cửa sau” để trúng thầu rồi sau đó đội giá lên. Ngoài ra, chúng ta phải xem xét các khía cạnh phi kinh tế khác, trong đó phải tuyệt đối tránh các dự án có Chính phủ nước ngoài đứng sau vì những mục đích phi kinh tế.

Những giải pháp thương mại và đầu tư với Trung Quốc sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu vắng sự góp sức của nhân dân. Tuy nhiên, sức dân sẽ giúp được Chính phủ phát huy hiệu quả nếu nó được đặt trong một cơ chế minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình trước nhân dân. Mỗi người dân là một giọt nước, triệu nhân dân là cả đại dương.
Lê Hữu Đức
 

Thursday, May 22, 2014

Một bản tin; nhiều suy nghĩ

ôm nay đọc tin một sinh viên mặc áo trường y tên Lâm Vanda đã bị nhiều côn an mật vụ hành hung và bắt đi thô bạo chỉ vì cầm biểu ngữ in hình cờ vàng ba sọc đỏ – lá cờ đại diện cho chính thể Việt Nam Cộng Hòa; tôi chợt có nhiều suy nghĩ.

Cách đây hơn mười năm, tôi ngạc nhiên khi lần đầu thấy một nhóm thanh niên mặc áo có hình cờ Mỹ tung tăng bên bờ hồ Hoàn Kiếm; đến bây giờ nhiều người ở VN mặc áo, đội mũ có cờ Mỹ, hay các biểu tượng nhắc nhớ đến nước Mỹ, những người này nếu không thân Mỹ thì cũng không ghét Mỹ hay chỉ muốn tỏ ra thời thượng. Mới đây thôi, phó giám đốc công an Hải Phòng Dương Tự Trọng ra tòa còn "chơi" cả áo t-shirt có in hàng chữ ”Black Flag”(Cờ Đen) là dấu hiệu của bọn anh chị xã hội đen Chicago, New York. Cũng cách đây ít lâu mấy bài bào viết về ngài cựu phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn nuôi ngỗng trời đưa bức hình ngài đội mũ len có hai chữ NY gắn liền nhau, biểu hiệu của người NewYork.
Vết thương nứt toác bởi bom đạn của kẻ thù Mỹ trong lòng đảng ta hình như lành lại hàng chục năm trước từ ngày Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với ta. Ngược lại, lòng thù hận anh em ruột thịt phía VNCH hình như càng ngày càng đã ăn sâu vào tới tủy của đảng ta. Không một dấu hiệu nhắc nhớ đến VNCH nào được tồn tại, ngay cả di tích giòng họ Ngô Đình tại Quảng Bình cũng bị san bằng. Ai dám mang, hoặc treo cờ VNCH mà không bị kết án là phản động, âm muu lật đổ chính quyền?
Nhắc lại chuyện thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc. Anh sinh viên Lâm Vanda, người hưởng ứng tích cực nhầt, rõ nét nhất lời kêu gọi đó của ông Sơn trong tình hình nóng bỏng chống ngoại xâm Trung Cộng cần có sự đoàn kết thì lại bị đấm vỡ măt. Tôi tưởng nếu ông Nguyện Thanh Sơn thật lòng HHHG sẽ cảm thấy những cú đấm đó dành cho mình và phải đến xin lỗi sinh viên đã nhiệt tình, tin tưởng vào lời kêu gọi của ông.
Tôi còn nhớ, ngay khi nước Mỹ đang than khóc vì tháp đôi ở New York bị bọn Hồi giáo cực đoan đánh sập chết hàng nghìn người, thì ngay lúc đó, cùng khắp nước Mỹ, người ta kêu gọi đoàn kết vối người Hồi giáo, những tấm slogans cổ động coexist (sống chung) được thấy dán sau xe , trong trường học, nhà thờ, vẽ ở các nơi công cộng cổ động đoàn kết tôn giáo. Nhiều người đến các cộng đồng Hồi giáo an ủi làm cho họ không cảm thấy có lỗi với công dân Hoa Kỳ.
Trở lại với sinh viên Lâm của chúng ta, anh muốn gì?
Trước đó, anh đã đứng chung với những người ủng hộ đường lối biểu tình theo kiểu của chính quyền chỉ đạo, anh giơ cao lá cờ đỏ sao vàng trong đám biểu tình, anh ủng hộ chính quyền chống Tàu. Qua buổi biểu tình sau, anh trương tấm băng rôn có cờ VNDCCH+VNCH+ Mỹ kêu gọi HHHG, đoàn kết chống quân xâm lược. Không cần biết anh có khuynh hướng chính trị nào, nhưng thái độ hiên ngang, thẳng thắn của anh nhìn thấy trên các tấm hình chụp vội thể hiện ý chí chống Tàu cộng xâm lược mãnh liệt. Lòng yêu nước và tinh thần HHHG, đoàn kết của anh là thật. Một biểu tượng như vậy đã bị đánh dã man và bị bắt. Tôi nghĩ đến hình ảnh những sinh viên anh hùng Thiên An Môn; hàng ngàn trong số họ đã bị thủ tiêu. Trong trường hợp Lâm, may mắn người chụp hình cho thấy được kẻ đánh Lâm, kẻ lôi Lâm đi.Chúng ta hy vọng Lâm không bị thủ tiêu.
Đánh Lâm là những người cùng tuổi Lâm. Hình ảnh cho thấy một đám đông đánh hội đồng một thanh niên đơn độc đang giương cao tấm biểu ngữ kêu gọi HHHG dân tộc giống như đàn linh cẩu tấn công một con sư tử non, thật dã man, tàn ác, ti tiện. Ai là người dậy cho bọn thanh niên đó hành động một cách man rợ, bầy đàn, hèn nhát như thế? câu trả lời: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh mà cha đẻ của nó là đảng Cộng sản Việt Nam.
Ai cũng biết đàn áp biểu tình chống Tàu chứng tỏ thái độ khiếp nhược trước kẻ thù của đảng CS và chính quyền VN. Khiếp nhược trước kẻ thù dù rằng đáng khinh nhưng có thể hiểu đươc. Còn đàn áp đánh đập người anh em ruột thịt của mình, một người đơn độc, yêu đuối,một người mang biểu tượng HHHG, đoàn kết chống kẻ thù chung thì quả thật vừa nhục nhã, vừa không thể hiểu được, không thể tha thứ được.
Chúng ta biết được rằng những đảng viên cao cấp của đảng CSVN sợ mất ghế hơn sợ mất nước, bây giờ hiểu thêm rằng họ sợ, họ căm thù người anh em VNCH còn hơn sợ Tàu.
Những người ngồi trên chóp bu của đảng CSVN nên hiểu rằng Tàu đánh còn có dân, nhưng dân đánh thì không ai đỡ cho các ông được.

Những hình ảnh phản cảm trong biểu tình chống Tàu cộng

Trong những cuộc biểu tình chống Tàu Cộng xâm lăng vừa qua, đã xuất hiện những hình ảnh phản cảm, mâu thuẫn với mục đích biểu dương lòng yêu nước quyết tâm bảo vệ tổ quốc của người Việt Nam chân chính, đồng thời làm trò cười cho giặc. 
Những hình ảnh phản cảm đó là: chân dung Hồ Chí Minh, cờ búa liềm và cờ đỏ sao vàng. 
Trước hết là Hồ Chí Minh. Dù xác bất kể là Hồ Nghệ hay Hồ Hẹ, hồn “bác” đã thuộc về Trung Cuốc từ lâu lắm rồi.
Từ thuở bình minh của Kách Mạng, “Bác” đã cắm rễ đất Trung Cuốc bằng những danh xưng: Loo Shing Yan, Lý Thụy, Lý Mỗ, Howang T.S, Trương Nhược Trường, Vương Sơn Nhi, Vương Đạt Nhân, Wang, Liwang, Tiết Nguyệt Lâm, Lâm Tam Xuyên, Cúng Sáu Sán, Wan You... Rồi bác cắm luôn con chim vào “đất” Tàu Tăng Tuyết Minh xin chọn nơi này làm vợ.  (*)
Kể từ đây, “Người” bỏ Ta thiên Tàu thành công về mọi mặt. 
Về văn chương chữ nghĩa, "Người” làm thơ Tàu hay hơn thơ Ta: 
“Người” ngâm thơ Tàu: 
“Vô yên, vô tửu quá tân xuân, 
Dị sử thi nhân hóa tục nhân. 
Mộng lý hấp yên, ngật mỹ tửu, 
Tỉnh lai cánh phấn chấn tinh thần” 
“Người” ỉa (vào) thơ Ta: 
“Đau khổ chi bằng mất tự do 
Đến buồn đi ỉa cũng không cho 
Cửa tù khi mở không đau bụng 
Đau bụng thì không mở cửa tù” 
Lúc gần chết “Người” đang CS vô thần bổng chuyển thành hữu thần, nhưng “di chúc”, thay vì đi gặp tổ tiên ông bà, Người lại đi gặp cụ Mác cũng là cha chung bác Mao. Khi sắp lìa trần, “người” không đòi nghe câu hò ví dặm Nghệ Tĩnh, nhưng lại chỉ đòi nghe nhạc Xẩm cho bằng được mới chịu nhắm mắt. 
Về tư tưởng, “Người” công nhận “bác có thể sai, chứ Mao Chủ Tịch không bao giờ sai”, thành thử ngày nay các đệ tử chân truyền của Mao sang khoan dầu trong biển VN là chuyện “cũng đúng thôi”. 
Về tay chân: Chữ ký trong Công hàm Bán nước ngày 14/9/1958 là của TT Phạm Văn Đồng, nhưng cáy tay chính là của Hồ Chí Minh. 
Ai đời bác như vậy mà các cháu cứ dựng bác dậy đi biểu tình chống Trung Quốc! 
Rồi lại cờ búa liềm. Cờ búa liềm là cờ chung của đảng CS trên toàn thế giới. Cùng băng đảng với nhau, ai lại đi oánh nhau, nhất là oánh nhau vì tranh nhau miếng ăn, ngụm uống (dầu khí). Làm thế mà không sợ thiên hạ người ta cười cho... 
Còn cờ đỏ búa liềm mà nhiều người bị lầm gọi là cờ tổ quốc. Tổ quốc Việt Nam từ ngàn xưa đến ngàn sau chỉ biết có màu vàng là tượng trưng cho hồn Việt Nam hiền hòa không hề đòi “uống máu” ai, kể cả máu quân thù như màu đỏ khát máu. Cờ tổ quốc Việt Nam văn hiến không thể là tấm khăn lau hay nhuộm máu người. Cờ đỏ sao vàng nếu bị gọi là “cờ tổ quốc” thì tổ quốc này phải là tổ quốc Phúc Kiến, vì đó là cờ của tỉnh Phúc Kiến bên Tàu mà Hồ Chí Minh đã “có công ra đi tìm đường”... mang về VN. 
Thành thử khi đi biểu tình chống Tàu xâm lăng mà vận dụng những món hình Hồ, cờ Đỏ Sao Vàng và cờ Đỏ Búa Liềm là những thứ “cùng phe chúng cả”, chỉ gây phản cảm cho người Việt Nam chân chính, đồng thời làm trò cười cho đám hải tặc lênh đênh quanh dàn khoan HD 981trên biển Đông đang buồn vì nhớ nhà: “VN đã chính thức công nhận bằng giấy trắng mực đen HS và TS là của China từ 1958, rồi đến Hội Nghị Thành Đô 1990 và 1992 và tiếp theo là Thỏa Thuận nọ Hiệp Định kia mới cam kết sau này, và những tuyên bố mới đây của Tổng Bí thư NPT về tình hữu nghị anh em, Bộ trưởng QP thì “bảo vệ tổ quốc chỉ bằng hòa bình” v.v... nay chủ nhân muốn khoan nhặt gì cũng là quyền người ta, mắc mớ gì mà phải ầm ỉ”.

Ðảng Cộng Sản đào nhiệm hay từ chức?

Công ty CNOOC đem giàn khoan HD-981 vào hải phận nước ta, Cộng sản Trung Quốc muốn trắc nghiệm hai điều: Một là phản ứng của người dân Việt Nam, hai là thái độ của đảng Cộng sản Việt Nam; như mục này đã viết trước đây hai tuần.

Ðối với phản ứng của dân Việt thì Trung Cộng có thể đoán trước được, và đã chuẩn bị đối phó. Biết trước được vì dân Việt đã từng bày tỏ lòng phẫn nộ trước các hành động gây hấn, xâm lấn của họ rất nhiều lần, dù bị chính quyền ngăn cấm. Bắc Kinh phải đoán rằng phản ứng của người Việt lần này chắc chắn mạnh mẽ hơn. Cho nên từ đầu Tháng Ba 2014, họ đã báo động, khiến công ty Hua Wei thông báo nhân viên chuẩn bị rút về nước. Họ có thể chuẩn bị phá các cuộc biểu tình của dân Việt, bằng một âm mưu xâm nhập, khích động, biến cuộc tuần hành thành ra những vụ cướp của, giết người. Thêm vào đó, cho người tấn công tất cả các công ty ngoại quốc, từ Ðài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn, đến Singapore. Trước dư luận thế giới họ hành động chống Trung Cộng của dân Việt sẽ mất uy tín, bị coi là quá khích, thay vì danh chính ngôn thuận.

Về kinh tế, họ làm giới đầu tư từ các nước Á Ðông lo sợ, rút tiền về; kinh tế nước ta sẽ gặp khó khăn. Ðây là một mũi tên bắn hai con chim. Cho tới nay, Cộng sản Trung Quốc ít nhất đã đạt được mục tiêu phá hoại kinh tế. Giá vàng đã tăng vọt, đồng tiền Việt Nam xuống giá, dân lo rút tiền khỏi các ngân hàng, trên thị trường chứng khoán, trong một tuần từ ngày 8 Tháng Năm, giá trị các cổ phiếu đã giảm sáu tỷ đô la. Tại một tỉnh Bình Dương, hàng trăm ngàn công nhân mất việc làm vì các nhà máy đóng cửa.

Hậu quả tâm lý sẽ lâu dài hơn. Dư luận thế giới thất vọng về tình trạng gọi là an ninh, trật tự tại Việt Nam. Tất cả những lời khoe khoang, hứa hẹn về “ổn định chính trị” đã tan thành mây khói. Ổn định thế nào được nếu chỉ cần một nhóm người khích động là hàng chục ngàn người xuống đường đốt phá? Cả thế giới chứng kiến những biểu hiện của lòng dân phẫn uất, bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nổ. Guồng máy cảnh sát, công an chuyên đàn áp nông dân đòi đất, công nhân đòi tăng lương, nhưng không làm gì để bảo vệ an ninh cho các xí nghiệp.

Ngay bây giờ, Trung Cộng đã thành công trong hai mục tiêu tâm lý và kinh tế, cho tới khi nào người Việt Nam tìm được cách chống lại, trên cả hai mặt trận.

Nhưng cho tới nay, chính quyền Việt Nam gần như tê liệt, không làm gì để chống đỡ hai cuộc tấn công đó. Ngay sau khi các cuộc đốt phá xẩy ra, đáng lẽ chính quyền cộng sản phải lập một ủy ban điều tra cấp liên bộ để tìm thủ phạm gây ra các tổn thất, và hứa hẹn sẽ trừng phạt đúng pháp luật. Ngay lập tức, phải gửi ngay những phái đoàn, từ cấp bộ trưởng trở lên, tới các nước Á Ðông có nhà đầu tư bị thiệt hại, để công khai và long trọng xin lỗi họ. Ðáng lẽ một người cấp thủ tướng chính phủ, hoặc ít nhất một bộ trưởng đầu tư cùng với bộ trương công an phải họp tất cả các nhà đầu tư ngoại quốc để nhận lỗi. Phải trình bày ngay các biện pháp bảo vệ tài sản của họ tại Việt Nam, và đề nghị các phương án bồi thường cho các công ty đã bị thiệt hại.

Chính quyền Hà Nội không làm được những việc tối thiểu đó. Các ông lãnh đạo chỉ đưa ra những lời tuyên bố chung chung; ngay đối với người dân trong nước. Một quốc gia bị ngoại xâm đe dọa, với các đoàn quân tập trung nơi biên giới; với giàn khoan dầu trấn đóng trong vùng biển nước mình. Và những cuộc bạo loạt, cướp của, giết người trong nhiều tỉnh. Vậy mà những ông lớn không một ông nào lên tiếng trình bày mọi việc với quốc dân. Ở Nam Hàn, một tai nạn làm chết vài trăm học sinh, bà tổng thống phải lên ti vi nói chuyện với dân; ông thủ tướng nhận trách nhiệm và từ chức. Nhưng ở Việt Nam, không ai đứng ra nói một lời nào cho dân chúng biết tình hình chung và trình bày những phương cách đối phó. Hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng có nói, nhưng chỉ nói khi đi thăm các đơn vị đã bầu họ vào Quốc Hội, chứ không nói với tất cả quốc dân. Những lời nói của họ có tính cách riêng tư, trong một khung cảnh nhỏ nhoi, cả hai người không ai dùng danh nghĩa chủ tịch nước hay thủ tướng chính phủ.

Còn Nguyễn Phú Trọng, không những ông ta hoàn toàn im tiếng, cả Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng khóa 9 cũng không bày tỏ thái độ, dù họ đã họp nhau suốt một tuần lễ, từ ngày 8 đến 14 Tháng Năm. Những diễn văn khai mạc và bế mạc của ông tổng bí thư, tới các thông tin hàng ngày của hội nghị tuyệt nhiên không nói gì tới hành động xâm lược của Trung Cộng. Họ làm như không có chuyện gì quan trọng, 16 chữ vàng, 4 tốt vẫn tốt cả! Tại sao họ ngậm miệng như vậy?

Một cách giải thích tình trang trên là không một người nào, từ cấp bộ trưởng lên tới cấp thủ tướng, tổng bí thư, không ai dám công khai đưa mặt ra đối diện với quốc dân, với các đảng viên, các chính quyền nước khác và các nhà đầu tư quốc tế. Họ không dám nói, vì không biết phải nói gì. Từ trên xuống dưới đều há miệng mắc quai.

Nguyên nhân căn bản, sâu xa hơn, là trong mấy tuần qua toàn bộ Bộ Chính Trị không biết họ nên làm cái gì, không biết phải làm gì. Cơ cấu lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đang rơi vào tình trạng khó nói, khó nghĩ, bối rối, có thể coi là đang tê liệt. Không ai biết phải nói gì, làm gì, vì không biết quyết định ra sao. Tình trạng tê liệt này chính là thử thách thứ hai mà Trung Cộng muốn làm, khi cho đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Quảng Ngãi. Kết quả, cuộc trắc nghiệm cho Bắc Kinh thấy là đảng Cộng sản Việt Nam lâm vào cảnh hoàn toàn ngơ ngác và tê liệt. Những người cầm đầu đảng Cộng sản không biết phải làm gì nếu không bám lấy mối hy vọng“đồng chí, anh em, môi hở răng lạnh” đã xin được từ Hội Nghị Thành Ðô năm 1990. Suốt 24 năm qua, Trung Cộng đã dùng các lời hứa hẹn với Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười ở Hội Nghị Thành Ðô để ru ngủ Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam. Bây giờ, sau miếng đòn HD-981, toàn ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam chợt tỉnh ngủ, nhưng vẫn chưa biết phải làm gì! Báo NY Times tiết lộ Nguyễn Phú Trọng xin nói chuyện với Tập Cận Bình, và bị từ chối. Hành động đem máy bay, tàu thủy qua đón các công nhân lậu về Trung Quốc, và cảnh đưa chiến xa, đại bác tới ngay vùng biên giới, cho thấy Trung Cộng đã dứt tình, dứt nghĩa. Trong khi đó thì Cộng sản Việt Nam vẫn chỉ năn nỉ van xin, không biết xấu hổ. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thú nhận rằng đã 20 lần xin Bắc Kinh rút giàn khoan HD-981 đi chỗ khác, nhưng vô vọng. Tại sao phải năn nỉ đến 20 lần, điện thoại nói hai, ba lần chưa đủ sao? Tất cả, chì vì toàn bộ lãnh đạo đảng không biết phải làm gì, hoàn toàn bế tắc.

Bị Trung Cộng từ chối, nhưng Cộng sản Việt Nam vẫn không dám có thái độ dứt khoát nào, vẫn sợ không còn nơi nào bám víu. Trong mục này, ngay từ đầu chúng tôi đã đề nghị phải kiện chính quyền Trung Cộng ra trước tòa án trọng tài quốc tế, đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Ðảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa dám làm điều tối thiểu đó. Một đảng viên cộng sản ở Ðà Nẵng, nhân danh một luật sư đã nói lấp liếm rằng: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, nhưng nhân dân Việt Nam luôn đặt nặng nền tảng đạo lý, coi đạo lý là cái gốc của pháp lý!” Ðây là một cách biện hộ cho đồng đảng!

Một luật sư mà lại không dám dùng tới pháp luật, chỉ vì “đặt nặng nền tảng đạo lý!” Ðạo lý nào, nếu không phải là cố bám lấy 16 chữ vàng và 4 cái tốt! Trong lúc toàn dân phẫn uất rừng rực khí thế đấu tranh, đảng Cộng sản vẫn coi tình“đồng chí, anh em” giữa Trung Cộng và Việt Cộng đáng bảo vệ hơn là bảo vệ quyền lợi dân tộc. Họ bất động, không nói cũng không làm gì, vì vẫn còn muốn bám lấy Trung Cộng.

Thái độ đó cho thấy đảng Cộng sản Việt Nam đã đào ngũ, trốn tránh trách nhiệm, lánh mặt, không dám đối diện với dân Việt Nam cũng như với giới đầu tư quốc tế. Không khác gì chủ tịch thành phố Sài Gòn từ chối không tiếp một luật sư đến xin phép biểu tình; chỉ hứa hẹn ngày sau sẽ cho được gặp phó chủ tịch; nhưng sang ngày sau, cả phó chủ tịch cũng biến mất. Toàn ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang lẩn trốn, không ai dám gặp người dân.

Hành động có liêm sỉ nhất bay giờ là toàn thể Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng cộng sản Việt Nam hãy xin từ chức. Hãy tuyên bố trả lại quyền quyết định việc nước cho toàn thể dân chúng Việt Nam. Nếu không, tất cả các đảng viên cộng sản, từ trên xuống dưới, sẽ chịu trách nhiệm với lịch sử trong ngàn năm sắp tới.

Wednesday, May 21, 2014

Kịch bản “ụ nổi” giàn khoan HD 981

Đã hơn một tuần, từ sau ngày công nhân biểu tình bạo loạn tại Bình Dương lan ra Hà Tĩnh và gần như khắp nước, gây chết người, đốt cháy một số hãng xưởng, công an đã bắt giữ cả ngàn người nhưng cho đến lúc nầy vẫn chưa biết được ai là người đứng đàng sau nội vụ là một điều khá kỳ lạ. Lạ, vì VN là một nước công an trị, nhất cử nhất động của những người chỉ mới có tư tưởng chống đối thôi, đã bị theo dõi chặt chẽ chứ chưa nói đến hành động. Đã thế mà lúc xảy ra bạo loạn gần như không thấy bóng dáng của công an.


Đã có vô số phân tích, nhận xét nhưng không mấy ai cả quyết. Chỉ biết khá rõ là cuộc biểu tình được chuẩn bị kỹ và một số người xuất phát từ Thanh Hóa, qua biển số xe máy họ sử dụng, trực tiếp điều khiển, dùng cả bộ đàm. Nếu công an điều tra càng giữ im lặng lâu thì nguyên nhân chính có thể thuộc vấn đề nội bộ nên Bộ Chính trị CSVN cần có thời gian để sắp xếp trước khi công bố quyết định.
Nếu đúng là do nội bộ đấu đá thì ai là người chủ trương?
Ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử Tổng Bí thư với số phiếu chung chỉ ở hạng, 5 hay 6 gì đó nhưng vẫn được chọn. Nguyên do ông là người miền Bắc, có lập trường thân Tàu, được Tàu cộng chấp thuận. Ông trung thành với chủ nghĩa CS, điển hình như việc thuyết giảng chủ nghĩa CS tại Cu Ba đến nỗi Brazil giật mình, phải hủy ngang lịch trình thăm viếng nước họ. Cách đây không lâu ông cũng cho biết là đến cả thế kỷ nữa cũng chưa chắc có CNXH nhưng đó là con đường “đảng và nhân dân VN đã chọn”! 
Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước, khi qua Mỹ không kèn không trống để có được cam kết “Hợp tác toàn diện” của Hoa Kỳ, nên chịu ảnh hưởng Tàu cộng phải ít hơn ông Nguyễn Phú Trọng. Vì tìm đến Hoa Kỳ là đi tìm đối trọng với Tàu cộng. Nhưng ông Trương Tấn Sang chưa bao giờ chấm dứt việc tìm cách hạ bệ ông Nguyễn Tấn Dũng để giành lấy quyền lực.
Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc Hội, ‘nổi tiếng’ với câu nói nếu Quốc hội biểu quyết sai thì người dân phải chịu trách nhiệm vì dân bầu ra quốc hội. Ông lơ mơ chuyện Quốc hội VN do đảng cử dân bầu, có 90% là đảng viên và là bù nhìn để chế độ CSVN thực hiện kín đáo lệnh từ Bắc Kinh.
Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, có quyền lực nhất. Trong thông điệp đầu năm 2014, hứa sẽ thay đổi thể chế vì đó là “xu thế thời đại” nên được rất nhiều chính giới đặt hy vọng. Ông vừa có hơi hướm cải cách vừa là sui gia với Việt Kiều Mỹ, có con rể đang là chủ nhà hàng Mc Donalds tại VN. Ông đã thoát được bị giải nhiệm chức Thủ tướng giữa nhiệm kỳ và chắc chắn đó là điều phải khắc cốt ghi xương, vì liên quan đến sinh mạng ông và gia đình. Ông cũng đang đối mặt với thủ đoạn dùng Hiến pháp mới để cắt bớt quyền lực thủ tướng của phe Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Cho nên nếu để thời gian kéo dài thì chắc chắn vây cánh ông sẽ bị triệt tiêu. Đợi cho đến lúc đó mới phản ứng quyết liệt thì đã quá muộn!
Khái quát tứ trụ đại thần như thế thì khuynh hướng theo Bắc Kinh của ông Nguyễn Tấn Dũng, so với ba người kể trên, là nhẹ nhất. Một chừng mực nào đó có thể nghĩ là ông muốn tìm cách thiên về phía Hoa Kỳ để đối trọng với Tàu cộng trong tranh chấp ở biển Đông và cũng là lối thoát duy nhất của cá nhân ông. Ông cũng là người đầu tiên trong giới lãnh đạo cao cấp nhất của đảng CSVN trực tiếp gọi tên VNCH trước Quốc Hội, một danh xưng bị húy kỵ nhất.
Tạm chia nội bộ đảng CSVN ra 2 nhóm. Nhóm cộng sản miền Bắc, luôn luôn giữ vai trò đầu não, chức Tổng Bí thư, chịu Bắc Kinh sai khiến. Nhóm cộng sản miền Nam, trong vai hành động, chức Thủ tướng, linh hoạt hơn, ít nhiều chịu ảnh hưởng Tư bản nên tự do hơn.
Nhân tình trạng kinh tế VN đang suy sụp nghiêm trọng thì đây là cơ hội tốt nhất để nhóm miền Bắc, phe Bắc Kinh, tìm cách tạo thành khủng hoảng lớn mong giành lại quyền lực từ tay nhóm miền Nam mà trong kỳ Đại hội Trung ương đảng vừa rồi bị thất bại. Vì thế Bắc Kinh đã đem giàn khoan vào thềm lục địa VN với mục tiêu chính trị, không phải mục tiêu kinh tế, là tạo cớ tốt để người VN xuống đường biểu tình, rồi dùng một số người ở Thanh Hóa (quê hương Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, là người ‘đón rước’ 4 tốt và 16 chữ vàng của Giang Trạch Dân khi tới Bắc Kinh tháng 2 năm 1999) trà trộn điều khiển, gây bạo loạn với mục đích tạo khủng hoảng càng trầm trọng càng tốt. Để rơi vào hoàn cảnh đó thì ông Nguyễn Tấn Dũng phải bị giải nhiệm. Nhóm miền Bắc “trăm dâu đổ đầu tằm” trút lên ông Nguyễn Tấn Dũng. Và chắc chắn thân phận của ông Nguyễn Tấn Dũng chẳng khác gì trùm công an Chu Vĩnh Khang mà triều đại Tập Cận Bình đang xử lý.
Biết được âm mưu đó nên nhóm miền Nam gài bẫy, cho công an lánh mặt, chỉ lặng lẽ theo dõi, ghi mọi chứng cứ. Dùng chứng cứ có trong tay, tạo lòng tin của chính giới Hoa Kỳ để tìm hậu thuẫn, giúp thực hiện chính quyền lợi của Hoa Kỳ tại biển Đông trong thế đối đầu Tàu cộng. Nếu được Hoa Kỳ bật đèn xanh, nhóm miền Nam sẽ thực hiện lời hứa trong thông điệp đầu năm 2014 là “cải tạo thể chể theo xu thế thời đại”! Ông Nguyễn Tấn Dũng lúc nầy là Thein Sein Mayanmar của VN. Hoa Kỳ và các nước phương Tây, đặc biệt là Nhật, Đại Hàn sẽ tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế. Hiệp định kinh tế đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ được chấp thuận. Đồng thời để trấn an việc bùng nổ bất ổn của thành phần đảng viên hậu cộng sản, vì sợ bị trả thù, đặc biệt tại miền Bắc, Hoa Kỳ sẽ đưa ông Cù Huy Hà Vũ về lại VN, tạm thời cho giữ một chức vụ trong chính phủ chuyển tiếp, như thủ tướng chẳng hạn!
Lúc nầy đặc tình Tàu cộng sẽ hoạt động mạnh để đưa VN vào hoàn cảnh tương tự như Ukraine hiện tại. Thí dụ đòi cắt VN từ Vũng Áng, đòi tự trị, hay tràn qua sinh sống tại các khu vực đất đầu nguồn đã thuê, hay tại các công trường có sẳn, đồng thời công khai đưa lực lượng quân sự vào VN với danh nghĩa “bảo vệ người Trung Quốc”. 
Nếu kịch bản nầy xảy ra, thì đây là dịp tốt nhất để Tàu cộng chiếm trọn Trường Sa, tạo nên chuyện đã rồi, giống như trường hợp Hoàng Sa trước khi VNCH sụp đổ, theo kiểu Putin chiếm Crimea rồi khuấy động miền Đông Ukraine. Hiện tại Putin đang bắt tay với Tập Cận Bình tại Bắc Kinh kết chặt “tình hữu nghị” dùng quyền phủ quyết tại diễn đàn Liên Hiệp quốc để cùng bảo vệ quyền lợi! 
Nếu phe miền Nam thành công, kết quả là VN sẽ thoát họa CS nhưng rơi vào hoàn cảnh bị lệ thuộc hoàn toàn vào phương Tây, rồi từng bước nếu có người lãnh đạo giỏi, VN mới có cơ hội phát triển theo gót Đại Hàn, Nhật. Như một cơn đau đẻ, muốn thoát họa cộng sản VN phải chịu sự đau đớn nhất thời, đợi đến khi đế quốc Tàu cộng, vì bất ổn nội bộ, bị sụp đổ như các nước Đông Âu, Liên Xô, lúc đó VN mới có thể tính đến việc giành lại chủ quyền biển đảo đã bị Tàu cộng chiếm đoạt.
Ngược lại, nếu phe miền Bắc thắng, loại được phe miền Nam, thì Tàu cộng sẽ cho dời giàn khoan khỏi hải phận VN, để phe miền Bắc có cơ hội tuyên truyền là đánh đuổi được ‘quân xâm lược’. Lúc nầy thì những câu khẩu hiệu đại loại như “Dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng CSVN nhân dân ta đã đạt được thắng lợi vẻ vang, đuổi được ‘quân xâm lược’!”. Đảng CSVN sẽ tìm cách xóa dấu vết tội ác cũ để mang một bộ mặt mới. Và lúc nầy thì Tàu cộng bình chân như vại, có thể yên tâm, vì vừa giải tỏa được áp lực quốc tế, vừa ru ngủ vừa tiếp tục đánh lừa người VN với 4 tốt, 16 chữ vàng! 
Kế hoạch “tầm thực” của Tàu cộng sẽ thành công tại VN. Và VN chỉ còn con đưòng duy nhất là đợi đến lúc Tàu cộng tự sụp đổ như Liên Xô thì mới có cơ may tự giải thoát chính mình.
Ngay lúc nầy thì trái bóng vẫn đang ở trong chân Tập Cận Bình!

Công nhân Bình Dương vạch mặt thủ phạm gây bạo loạn

Giới công nhân lao động tại Bình Dương hiện đang rất phẫn nộ vì đã phải chịu nhiều tai tiếng sau vụ bạo loạn vào đêm 13/5 tại các khu công nghiệp trong tỉnh. Vụ việc đã khiến nhiều nhà máy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị tấn công, cướp bóc và phóng hỏa.

Từ đầu tháng tháng 5/2014, khi Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan HD 981 và hơn 80 tàu chiến trang bị tên lửa vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhân dân cả nước đã tỏ ra vô cùng phẫn nộ trước hành vi gia tăng xâm lược của Trung Quốc.
Người dân Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước đều có quyền xuống đường biểu tình thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm gìn giử biển đảo quê hương. Ngày 11/05/2014, các cuộc biểu tình 20 tổ chức dân sự độc lập đồng ký tên khởi xướng lần đầu tiên đã được diễn ra trên cả 3 miền đất nước.

Mặc dù bị nhóm 'biểu tình quốc doanh' của đoàn thanh niên cộng sản 'ăn theo', nhưng cuộc biểu tình ngày 11/05/2014 đã thành công trong ôn hoà và không bị dẫn dắt lạc hướng.

Một công ty tại Bình Dương bị đập phá

Doanh nghiệp Trung Quốc biết trước bạo loạn
Đến ngày 12/5/2014, giới công nhân Bình Dương cũng được phát động tham gia biểu tình chống TQ. Cuộc biểu tình ôn hòa được xuất phát từ thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Tuy nhiên, đến ngày 13/05/2014, cuộc biểu tình ôn hoà đã bị biến thành bạo động do một nhóm người lạ mặt không biết từ đâu đến. Họ, những người lạ mặt, kéo theo cờ đỏ sao vàng, mặc áo đỏ hùng hổ đến các công ty nước ngoài yêu cầu chủ doanh nghiệp đóng cửa nhà máy, buộc công nhân nghỉ việc để tham gia cuộc bạo loạn do chính họ giật dây và điều động.
Đáng chú ý, chủ doanh nghiệp tại các công ty Trung Quốc đã biết trước điều này sẽ xãy ra. Họ cho công nhân nghỉ trước đó khoảng một hai tiếng đồng hồ để đóng cửa nhà máy.

Đỉnh điểm của vụ việc xả ra lúc 16 giờ chiều cùng ngày, công nhân bao vây chật kín trước các công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc... Phần lớn mọi người hô to các khẩu hiệu chống TQ xâm lược.

Đến hơn 17 giờ, bạo động đã bùng phát. Một số người lạ xông vào đập phá tài sản của các công ty nước ngoài tại các khu công nghiệp.
Cuộc bạo động này do một nhóm chưa đầy 20 người tổ chức. Họ bắt đầu đập phá, huỷ hoại tài sản rồi phóng hoả công ty. Hầu hết các công nhân đều đi theo với tính chất ôn hoà và quan sả.

Sự hỗn loạn của thiểu số người này cũng làm cho phần lớn công nhân bất bình và hoang mang. 

Đổ dầu vào lửa
Đến khoảng 18 giờ chiều, một số công nhân không tham gia bạo loạn trở về phòng trọ. Tuy nhiên, khi họ ra các trạm ATM rút tiền lương tháng 4/2014 mà công ty mới vừa trả vào thẻ ATM vào ngày 10 hàng tháng thì nhận được thông báo "Tài khoản bị khoá".

Hiện tượng này xảy ra tại hầu hết các công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc, điều này như đổ thêm dầu vào lửa khiến nhiều người tỏ ra hết sức phẫn nộ. Điều này cũng tạo nên nhiều nghi vấn có sự tiếp tay của các ngân hàng.
Thông tin về việc tài khoản bị khóa - đồng nghĩa với việc bị mất một tháng lương lập tức lan truyền trong giới công nhân. Một số người vội quay trở lại để liên lạc với công ty, tuy nhiên vụ bạo động đã khiến chủ doanh nghiệp buộc phải bỏ trốn đến nơi an toàn.

Lúc này, các phần tử lạ mặt xông vào đập phá tan hoang các nhà máy. Họ lớn tiếng tuyên bố sẽ phóng hoả đốt sạch nếu ai không nhanh tay lấy tài sản bên trong nhà máy. Liền sau đó, nhiều người ồ ạt xông vào bên trong, mạnh ai nấy ôm vác ra những thứ gì có thể mang ra được.

Dưới ống kính và con mắt của dư luận thì họ sẽ trở thành người đi "hôi của" và phải chịu sự lên án vì hành động vi phạm pháp luật.





CA cố tình trì hoãn

Sau vụ bạo loạn diễn ra chiều tối và đêm 13/5/2014, nhân dân Bình Dương đã đặt nhiều câu hỏi về trách nhiệm của lực lượng chức năng trong việc giải quyết tình hình.
Thứ nhất, những gì xảy ra trong vụ bạo loạn khiến người dân rất bất bình. Tại sao không thấy công an can thiệp và ngăn chặn kịp thời, trong khi trước đó vào sáng ngày 13/5/2014, toàn ngành công an Bình Dương có cuộc họp để đối phó? 
Thứ hai, vì sao các ông chủ Trung Quốc biết trước sẽ có cuộc bạo loạn đập phá và đốt công ty? Hầu hết các công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc đã cho công nhân ngưng việc nghỉ trước đó vài giờ do biết trước thông tin này, nhưng công an địa phương lại không biết.
Thứ ba, trong lúc vụ bạo động chưa xảy ra, tại sao các ông chủ Trung Quốc hoặc ngân hàng lại khoá tài khoản lương trong thẻ ATM của công nhân? Phải chăng có một âm mưu cố tình đổ dầu vào lửa?

Tình báo Trung Quốc đạo diễn?

Sau các vụ bạo loạn tại Bình Dương, Hà Tĩnh và nhiều nơi khác trong các ngày 13-14/5, người dân bắt đầu đổ dồn nghi ngờ về việc có bàn tay đạo diễn từ tình báo Trung Quốc.

Thủ đoạn của tình báo TQ qua các vụ bạo loạn nhằm mục đích gây xáo trộn công ăn việc làm của hàng triệu công nhân Việt Nam và tạo nên hình ảnh xấu với các nhà đầu tư quốc tế. Việc đập phá, cướp bóc tài sản nhà máy gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Nhà nước CAVN sẽ phải bồi thường phí tổn thiệt hại lấy từ tiền thuế của người dân.

Các vụ bạo loạn sẽ tạo ra sự chia rẽ giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa, tạo ra những lợi thế để đảng CS Trung Quốc áp lực phe thân TQ trong nội bộ cộng sản VN phải có hình thức khống chế, cấm các cuộc biểu tình yêu nước sắp tới.

Điển hình gần đây là nhà cầm quyền CSVN đã đàn áp mạnh tay các cuộc biểu tình yêu nước tại Hà Nội, Sài Gòn và Nghệ An.

Các vụ bạo loạn cũng sẽ khiến nhà cầm quyền CS Trung Quốc sẽ có cớ để xua quân xâm lược Việt Nam với chiêu bài bảo vệ người dân TQ và các cơ sở doanh nghiệp của người Hoa tại Việt Nam.

Monday, May 19, 2014

Nói dối lem lém

Một xã hội không tự hiểu mình, mỗi cá nhân cũng không tự hiểu mình, vàng thau, phải trái, cao quý ti tiện lẫn lộn, các giá trị lẫn lộn bắt đầu từ sự không chuẩn xác của ngôn từ.
Câu mở đầu kinh thánh Cựu ước “Thoạt Tiên Là Ngôn Ngữ…” (Au conmmencement était le Verbe). Ngôn ngữ làm nên văn minh này, vì nó có thể lưu giữ và truyền lại toàn bộ kinh nghiệm của nhiều đời trước cho nhiều đời sau, càng ngày cái khả năng nhận thức càng gần đúng như nó có, khiến sự lựa chọn của con người khách quan hơn, có hiệu quả tích cực trong quá trình chủ động thích ứng với mọi đổi thay của môi trường sống và môi trường xã hội.
Vậy mà ngôn từ lại là cái mặt yếu nhất trong các lãnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc ở các nước xã hội chủ nghĩa. Công dân của các nước ấy dùng ngôn từ để che đậy chứ không nhằm giao tiếp, hoặc giao tiếp bằng cách che đậy, “nói vậy mà không phải vậy”! Nó là cái vỏ cứng để bảo vệ mọi sự bất trắc, chống lại thói quen hay xét nét lời ăn tiếng nói của công dân của mọi chính quyền chuyên chế.
Cái cách tự bảo vệ ấy lại càng rõ rệt ở cấp lãnh đạo và các viên chức nhà nước làm việc ở các cơ quan quyền lực. Họ nói bằng thứ ngôn ngữ khô cứng đã mất hết sinh khí, một thứ ngôn ngữ chết, ngôn ngữ “gỗ”, nói cả buổi mà người nghe vẫn không thể nhặt ra một chút thông tin mới nào.
Các buổi trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của Đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Người cầm quyền cấp cao nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ hồ, càng nói mơ hồ càng được đánh giá là chín chắn.
Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân.
Rồi nói về cần kiện liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra. Hoặc giả hỏi lại và kiểm tra là không được phép, là tối kỵ, dễ gặp tai hoạ nên không hỏi gì cũng là một phép giữ mình.
Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói, chả lẽ làm người lại không nói.
Thật ra nói thế mà vẫn hiểu nhau cả. Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền hỏi.
Trong hàng trăm cuốn hồi ký của các nhà văn hoá, của những người hoạt động chính trị, của nhiều tướng lĩnh, ta chả biết được bao nhiêu cái thế giới riêng của họ, cái thế giới cá nhân của họ. Cái phần đóng góp của họ càng nhỏ thì cái ý nghĩa quyết định của tập thể càng lớn, cái có tên thì bé tí xíu, vô nghĩa, cái không tên thì bao trùm rộng khắp nhưng cũng không có hình thù rõ rệt, cứ mờ mờ mịt mịt, có đấy mà cũng không có đấy, cái chung ấy chả phải chịu trách nhiệm với một ai, có biết nó là ai mà truy cứu.

Sunday, May 18, 2014

Ai đứng đằng sau giật dây?


Ngay sau vụ công nhân biểu tình đốt phá ở Bình Dương, cả công an lẫn hệ thống tuyên truyền nhà nước đều xác định các biến cố này là “tự phát,” không ai tổ chức. Ðiều này khó hiểu, vì xưa nay mỗi lần như vậy thế nào họ cũng tố cáo những “thế lực thù địch” xúi giục và tổ chức.
Tại sao họ xác nhận về tính “tự phát” nhanh chóng, không cần phải nghiên cứu, điều tra một thời gian nào cả? Câu trả lời tự nhiên là: Họ không cần điều tra, vì họ biết đây không phải là những hành động tự phát. Ai ra lệnh cho cả guồng máy nói cùng một giọng nói dối như vậy?

Ðể trả lời những câu hỏi này, cần kiểm điểm coi các sự kiện đã diễn ra như thế nào.

Trước hết, có thể khẳng định rằng các cuộc biểu tình bạo động ở Bình Dương ngày Thứ Ba, 13 Tháng Năm, 2014, không do công nhân phát động mà họ đã bị sách động. Nhiều nguồn tin khác nhau trên mạng cung cấp các thông tin cho ta thấy điều đó. Chẳng hạn, một số chủ nhân người Trung Quốc đã cho công nhân được nghỉ làm việc trong buổi sáng hôm đó. Ðây là một chuyện bất thường, không có lý do nào cả. Cùng trong buổi sáng, một số người không phải công nhân đã vào các nhà máy kêu mọi người đi biểu tình. Công nhân hưởng ứng ngay vì trong lòng đã chứa sẵn uất ức; và họ nghĩ việc này không nguy hiểm vì được chính quyền khuyến khích. Tâm lý họ được chuẩn bị rồi, vì hai ngày trước đó ai cũng biết các báo, đài, loan tin về những vụ biểu tình chống Trung Cộng ở Hà Nội, Sài Gòn, Ðà Nẵng, Huế, vân vân, mà không ai bị đàn áp.

Hai chi tiết trên chứng tỏ có đám người lợi dụng tình cảm uất ức của công nhân, kêu họ đi biểu tình. Lại thêm các chi tiết khác bất thường hơn nữa. Chẳng hạn, trên các con đường đám biểu tình đi qua cảnh sát công an hoàn toàn vắng mặt. Có blogger nhìn thấy “một chiếc xe Matiz bí ẩn” mang cờ đỏ “búa liềm và ngôi sao” dẫn đầu đoàn biểu tình. Cờ búa liềm là biểu tượng uy quyền của đảng Cộng sản, các công nhân càng yên tâm tiến bước. Nhiều blogger ghi nhận có đám đầu gấu dẫn đầu đi lật đổ nhiều chiếc xe và container của các công ty, rồi đốt cháy, nhưng chúng không cướp của; chứng tỏ chúng đang thi hành những mệnh lệnh quan trọng hơn, chỉ nhằm khích động đám đông đốt, phá. Một nhạc sĩ đã ghi lại: “...một người đàn ông bí ẩn, mặc áo công nhân, phất tay liên tục,” hoặc “một anh người Bắc, đội nón bộ đội và đeo kính đen” ra lệnh cho đám người mang “dùi cui gỗ có hình dạng như điếu cày.” Việc đốt phá không phân biệt các nhà máy là của người Trung Quốc, Ðài Loan, Nhật Bản hay Hàn Quốc; chắc chắn do cố ý chứ không phải vô tình. Một chi tiết không biết xác thực tới đâu, cho biết: Những người chỉ huy “chạy trên các xe có biển số 36,” và trên xe mang theo “ống sắt, xà beng, cờ trống,” vân vân. Số xe 36 là của tỉnh Thanh Hóa.

Với các chi tiết được nhiều người quan sát đưa ra như trên, chúng ta có thể xác định: Công nhân đã được khích động đi biểu tình; nhưng các vụ cướp phá là do một đám khác cố ý gây ra, không phải do công nhân khởi xướng. Nhiều đồng bào trong nước cũng như ở hải ngoại đã kêu gọi các công nhân bình tĩnh, đừng đốt, đừng giết người Trung Quốc. Thực ra, không công nhân nào chủ mưu các hành động đó. Cho nên blogger Người Buôn Gió và Tiến Sĩ Nguyễn Quang A đã đặt câu hỏi: “Có ai đó đứng đàng sau giật dây cuộc bạo động.”
Họ có thể dễ dàng “đứng đàng sau giật dây,” thực hiện âm mưu của họ; vì họ biết dân Việt Nam đang sẵn sàng xuống đường chống Trung Cộng. Những kẻ giật dây đó là ai? Những người đó là ai? Âm mưu của họ nhắm mục đích nào?

Những kẻ chủ mưu phải là người có đủ uy thế hoặc quyền lực; có như vậy họ mới có thể yêu cầu các chủ nhân người Trung Quốc cho công nhân nghỉ làm việc. Hơn nữa, họ có khả năng sai khiến một đám quân đầu gấu chuyên nghiệp. Vì thế, có người tin rằng đám người “đứng đàng sau giật dây” thuộc hàng cán bộ cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam, từ trung ương hoặc địa phương.

Nhưng có người nào trong đảng Cộng sản muốn gây ra cảnh hỗn loạn như ở Bình Dương, lan ra Bắc đến tận Hà Tĩnh? Trong đám lãnh đạo cộng sản hiện nay có kẻ nào muốn gây loạn để lật đổ bọn nắm quyền, cho nhóm khác lên thay? Hoặc có người muốn gây loạn khiến quân đội phải can thiệp, sau đó quân đội sẽ lên nắm quyền? Chúng ta đã thấy đám côn đồ lợi dụng biểu tình đi đốt phá ở Bình Dương bị quân đội ngăn cản đã phải chuyển hướng qua Biên Hòa, chứng tỏ quân đội có khả năng dẹp loạn. Lần đầu tiên xe tăng đã xuất hiện trên đường phố Sài Gòn kể từ năm 1975 khiến dân chúng ngạc nhiên. Hiện tượng đó có chuẩn bị cho một chế độ quân phiệt lên thay chế độ cộng sản hay không?

Nhưng giả thiết “phá trong nội bộ” trên đây ngầm hiểu rằng những kẻ “đứng đàng sau giật dây” muốn thay thế cả bộ máy thống trị bằng một nhóm khác, với đường hoàn toàn lối mới. Hơn nữa, theo giả thuyết này thì những kẻ chủ mưu chấp nhận nguy cơ không ai kiểm soát được cảnh hỗn loạn lan tràn, dẫn tới cảnh chế độ tan rã.
Trong đảng Cộng sản có người nào hiện nay sẵn sàng làm liều như thế hay chưa? Người ngoài khó biết được. Nếu có, thì số người này rất ít, và chắc họ không có đủ quyền thế để có khả năng sai khiến, chỉ huy nhiều tay sai đầu gấu như thế, trong lúc đám công an đứng ngoài không can thiệp. Trừ khi chính các tay trùm công an chủ mưu. Bọn chỉ huy công an đã quen sử dụng côn đồ đàn áp đồng bào từ hàng chục năm nay.

Khi xét lại giả thiết nội bộ phá lẫn nhau để giành quyền, chúng ta thấy một điều khó tin nhất, là dù ai chủ mưu thì họ cũng phải thấy nhiều mối rủi ro, nguy hiểm. Thứ nhất là các phe tranh quyền sẽ chịu chung số phận nếu các cuộc bạo loạn khiến cả chế độ tan rã. Thứ hai là kinh tế sẽ suy sụp dù ai lên nắm quyền thay đám lãnh tụ hiện nay. Lâu nay Cộng sản Việt Nam vẫn khoe chế độ của họ tạo được “ổn định chính trị.” Nay thì ai cũng biết một xã hội không thể nào ổn định khi trong dân chúng chất chứa bao nhiêu bất công, oan ức. Có người nào trong đám lãnh tụ cộng sản, cả các tay chỉ huy công an, sẵn sàng chấp nhận hai thứ rủi ro đó hay không? Có lẽ bản năng sinh tồn sẽ ngăn cản không cho người ta làm liều như vậy.

Cho nên nhiều người nghĩ rằng các cuộc bạo loạn vừa qua không do một phe nào trong đảng Cộng sản Việt Nam chủ mưu. Thay vào đó là giả thuyết chính hệ thống tình báo Trung Cộng đứng đằng sau giật dây các cuộc bạo động. Gián điệp Trung Cộng hiện đang len lỏi khắp nơi, hoạt động bên trong và bên ngoài chính quyền. Họ không cần ra mặt mà có thể đứng đàng sau giật dây cả đám công an, mật vụ và đầu gấu. Giả thiết này có vẻ đáng tin, khi chúng ta nhận ra rằng chính quyền Bắc Kinh rất có lợi khi các cuộc bạo loạn tuần qua xảy ra.
Tình báo Trung Cộng chắc chắn biết trước người Việt Nam sẽ sôi máu khi họ đưa giàn khoan dầu HD-981 vào chiếm biển nước ta. Một chứng cớ mới được tiết lộ cho thấy hai tháng trước đó, một xí nghiệp lớn của Trung Quốc đã được báo động. Chứng cớ này là một bản văn do công ty Hua Wei gửi cho các nhân viên của họ ở Việt Nam vào ngày 8 Tháng Ba năm 2014. Trong văn thư gửi qua Internet, ban giám đốc ra lệnh nhân viên của họ đang làm việc ở Việt Nam hãy về nước, và đưa gia đình ra khỏi Việt Nam để tránh nguy hiểm. Cuối văn thư còn ghi ba số điện thoại để liên lạc nếu cần cấp cứu.

Ðược hỏi về văn thư trên, ban giám đốc Hua Wei nói rằng việc họ báo động nhân viên là có thật, nhưng không liên can gì tới các biến cố HD-981, lúc đó chưa xảy ra. Nhưng tại sao họ lại biết những mối nguy hiểm từ hai tháng trước? Công ty Hua Wei mua bán trong 150 quốc gia khắp thế giới; cho nên họ phải nhận được những tin mật quan trọng mà các công nhỏ không biết. Người nào đưa tin cho họ, chắc phải thuộc hàng quan chức cao cấp của đảng Cộng sản Trung Hoa, biết trước kế hoạch HD-981. Họ có thể đoán rằng khi giàn khoan vào Biển Ðông thì người Việt sẽ phản đối mạnh mẽ.

Nhưng làm sao họ đoán trước được rằng cuộc chống sẽ đưa tới tình trạng đốt, phá các nhà máy và tìm giết người Trung Hoa. Mối hiểm nguy chết chóc là căn bản khiến Hua Wei gửi thư báo động. Chính quyền Bắc Kinh làm sao biết chắc sinh mạng người Trung Hoa sẽ bị đe dọa, trong khi kinh nghiệm cho họ thấy các cuộc biểu tình chống Trung Cộng trong hàng chục năm qua đều ôn hòa mà vẫn bị chính quyền Cộng sản Việt Nam đàn áp, ngăn cấm.

Họ có thể biết trước được nếu chính họ chủ mưu gây ra cảnh hỗn loạn. Ðiều này có thể tin được khi chúng ta suy nghĩ theo lối nhà trinh thám đi tìm thủ phạm một vụ giết người. Ai được lợi nếu nạn nhân chết, những người đó được xếp vào loại tình nghi.

Tình trạng hỗn loạn ở Việt Nam rất lợi cho chính quyền Trung Cộng. Nếu biết trước dân Việt Nam sẽ chống đối giàn khoan HD-981, thì phản ứng tốt nhất của Bắc Kinh là vô hiệu hóa các cuộc chống đối này trước dư luận, làm sao cho cả thế giới thấy dân Việt chống Trung Quốc là một lũ người bạo động, kém văn minh, không tôn trọng các quy tắc pháp luật và đạo đức. Muốn vậy, hãy đẩy cho phong trào chống đối chuyển sang tình trạng vô kỷ luật, tham tàn, phi pháp, và phi đạo đức. Khi đó cả phong trào phản đối của nhân dân Việt Nam sẽ bị vô hiệu. Cả thế giới sẽ bỏ rơi dân Việt Nam, chính quyền Trung Cộng được tự do hành động ở Biển Ðông.

Nhưng Trung Cộng không chỉ nhắm mục tạo ra hình ảnh xấu xa nhất cho dân Việt Nam để họ chiếm cảm tình của thế giới loài người. Các cuộc bạo loạn còn có thể gây ảnh hưởng xa hơn, là phá hoại cả nền kinh tế Việt Nam. Các cuộc biểu tình chống Trung Cộng đã bị biến hóa thành những cuộc bạo động, cướp bóc và giết người. Nhưng nguy hiểm nhất là bọn chủ mưu đã đi tấn công cả các công ty không phải của người Trung Hoa trong lục địa. Một hệ quả thấy ngay, là chính quyền ở Hồng Kông, Ðài Loan, Singapore đã phản đối và cảnh cáo dân chúng của họ không nên tới Việt Nam. Nếu giới đầu tư ngoại quốc mất tin tưởng, rút lui khỏi Việt Nam, thì không biết bao giờ kinh tế mới phát triển?

Công ty Formosa Plastics Group đang thiết lập một nhà máy thép hàng lớn nhất tại tỉnh Hà Tĩnh, với số vốn đầu tư lên tới 20 tỷ đô la, là một công ty tư của Ðài Loan, không liên can đến Cộng sản Trung Quốc, nhưng vẫn bị đầu gấu tấn công và nhiều người bị giết. Làm sao các công ty khác tin tưởng được rằng họ chắc chắn tránh được tình cảnh đó?

Bây giờ chúng ta hiểu được một lời đe dọa trên một tạp chí của đảng Cộng sản Trung Quốc; khi họ báo trước rằng Bắc Kinh sẽ “dạy cho Việt Nam một bài học” khác. Bài học mới này là đánh cả nước Việt Nam bằng đòn kinh tế, thay vì dùng vũ lực như năm 1979.

Giả thuyết tình báo Trung Cộng là bọn đứng đàng sau giật dây các vụ bạo động có cơ sở đáng tin hơn là giả thuyết trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam phá lẫn nhau.

Nhưng giả thuyết Trung Cộng chủ mưu vẫn có một “lỗ hổng” cần giải thích: Tại sao Trung Cộng lại phá hoại cả hình ảnh “ổn định giả tạo” và làm suy yếu nền kinh tế Việt Nam như vậy, mà không lo cả chế độ cộng sản ở Việt Nam sẽ tan vỡ? Nếu còn sống thì đảng Cộng sản Việt Nam vẫn trung thành làm theo ý Bắc Kinh hơn bất cứ một chính phủ mới nào ở Việt Nam. Có lẽ nào Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh đám đàn em của họ, sau khi đã nuôi nấng Cộng sản Việt Nam từ Hội nghị Thành Ðô năm 1990 đến nay?

Sự thật là Bắc Kinh không cần đến đảng Cộng sản Việt Nam nữa, họ sẵn sàng vứt bỏ, như vứt một đôi giầy cũ nát. Họ đã đạt được nhiều lợi thế sau khi ký kết các bản hiệp định về biên giới, trên đất liền và trên biển. Họ có nhiều quyền lợi cao hơn là duy trì một chế độ mang tên cộng sản ở nước láng giềng. Ngay cả những việc như khai thác bô xít, buôn lậu qua biên giới, vân vân, cũng chỉ là những quyền lợi kinh tế nhỏ, so với những quyền lợi lớn khi làm chủ được nhiều phần Biển Ðông hơn.

Cho nên, để đánh phủ đầu phong trào biểu tình phản đối vụ HD-981, và đánh đòn chí tử vào triển vọng đầu tư, phát triển ở Việt Nam, Trung Cộng có thể đã chủ mưu sai khiến đám đàn em trong Cộng sản Việt Nam gây bạo động, giết người trong các cuộc biểu tình, từ Bình Dương đến Hà Tĩnh. Những người tham dự cuộc biểu tình ngày Chủ Nhật, 18 Tháng Năm này phải hết sức bảo vệ trật tự, kỷ luật, và coi chừng đám đầu gấu sách động gây loạn.