Tuesday, April 30, 2013

Về thăm Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân trên đảo Kuku

Từ Letung, chiếc thuyền rẽ sóng lướt đi phăng phăng được gần một giờ đồng hồ thì chị Carina Hoàng chỉ tay vào hòn đảo nhỏ trước mặt “KuKu kia rồi.”

Mọi người nhìn đăm đăm vào cánh rừng. Tiếng nói cười ồn ào đột nhiên lắng xuống.

Mạnh, chàng thanh niên trẻ tuổi nhất đoàn, người cười nhiều nhất và có tiếng cười huyên náo nhất, đứng phắt dậy, ôm chầm lấy Carina, bật khóc không thành tiếng, chỉ thấy đôi vai run lên từng hồi.
 
 Tượng đài tưởng niệm thuyền nhân đã chết trên quần đảo Anambas,
Nam Dương, được bắt đầu xây ở đảo Kuku cuối năm 2011,
khánh thành vào tháng Tư năm 2013. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

Mạnh vượt biên với cha khi mới hơn 10 tuổi. Vài năm sau khi hai cha con định cư ở Úc, mẹ Mạnh một mình vượt biên đến được một đảo nhỏ ở Nam Dương và qua đời trên con thuyền đưa người Việt tị nạn đến đảo Galang. Viên chức người Nam Dương thấy hoàn cảnh đáng thương nên cho thuyền dừng lại và chôn bà ở đảo Kuku. Sau nhiều dự định tháp tùng các phái đoàn đi tìm mộ mẹ không thành, cuối cùng Mạnh sắp toại nguyện. 

Đã 34 năm rồi, nhưng không ngại hành trình gian nan vất vả, và nguy cơ có thể gặp gió bão bất ngờ, phái đoàn 11 người chúng tôi, do chị Carina hướng dẫn, người thì đi tìm mộ, xây mộ cho người thân, người đi tìm quá khứ, người khác muốn đi tìm dấu vết của thuyền nhân Việt Nam ở những hòn đảo nhỏ bé tại Indonesia. 

Dù khởi hành từ Mỹ, Úc hay Âu châu, chúng tôi ai cũng phải đáp ít nhất hai chuyến máy bay và bốn, năm chuyến thuyền mới đến được vùng đảo Jameja, thuộc Anambas region.
 
 Thím Liên cùng chồng là ông Tăng Phú trên đường lên bãi
Kuku tìm mộ thân phụ ông Tăng. Ông bà xúc động
khi nhận ra nơi ở cũ trên đảo Kuku. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

Đường đi vất vả mà vui. Nhưng khi đến được đây rồi, thì quang cảnh dọc theo bờ những đảo như Berhala, Tucai, Air Raya, hay Kuku đâu đâu cũng na ná giống nhau khiến không chỉ riêng Mạnh xúc động, vì hình ảnh những ngày thương đau, tưởng đã chìm sâu trong ký ức giờ sống lại, rõ mồn một từng hình ảnh, từng cảm giác.

Thuyền đến gần bờ, đài tưởng niệm có dáng một chiếc thuyền lớn một nửa chìm xuống cát, nửa kia hướng ra biển, ngày càng rõ nét. Đến gần hơn, mọi người đọc được những chữ “VT075” màu đen ngang bụng thuyền. 

Một người chỉ tay: “Đài tưởng niệm kia rồi phải không?”

“Không ngờ ba mươi mấy năm nay giờ lại thấy được hàng chữ này, ngay trên bãi ngày xưa.” Anh Hoàng Long nói nhỏ như chỉ cho mình mình nghe, nét đăm chiêu chiếm lấy khuôn mặt tươi cười cố hữu.

Chị Vân, vợ anh, ngồi gần nhìn anh xót xa, rồi quay ra người bên cạnh phân bua: “Anh ấy mấy ngày nay ban ngày bình tĩnh nhưng đêm đến lục sục đâu có ngủ được.”

Anh Long, chị Carina, và thím Liên và chú Tăng Phú là bốn trong số hơn 370 thuyền nhân đã vượt biên từ Vũng Tàu trên con thuyền mang tên VT075 đến đảo Kuku. Trong đoàn chúng tôi, anh Long và chị Carina gần gũi với cái chết nhất. Anh làm việc trong khu y tế từ cuối tháng Sáu đến trung tuần tháng Chín tại lều y tế tại đảo Kuku cùng với bác sĩ Trần Duy Tân, và hàng ngày chứng kiến không biết bao nhiêu cái chết.

Anh kể: “Ban ngày tôi làm y tá, ban đêm Carina và một người nữa và tôi có bổn phận canh lều bệnh nhân. Chúng tôi lúc đó ở đây trong tình trạng không thực phẩm, không thuốc men trong khoảng thời gian ba tháng, trước khi Cao Ủy Tị Nạn tìm đến. Hàng ngày nhìn bệnh nhân chúng tôi có thể đoán được người nào đêm nay không qua khỏi, nhưng bó tay không thể làm gì giúp cho họ được.”

Anh Long may mắn không có thân nhân bỏ mình trên đảo này, nhưng đưa vợ đi để tìm về quá khứ, một quá khứ anh không biết mình đã quên hay vẫn còn bị ám ảnh.

Quá khứ bây giờ hiển hiện trước mắt.

Bên này là biển mênh mông ngút ngàn, bên kia là rừng núi chập chùng, cỏ cao vượt mặt. Đây là bãi tắm, kia là nhà thờ, kia là nghĩa địa, đó là từng hàng chòi được dựng lên làm nơi trú ngụ, trước mặt là văn phòng Cao Ủy Tị Nạn, và xa xa trên cao kia nữa cũng là nghĩa địa. Nghĩa địa khắp nơi.

Chỉ khác là bây giờ ngay trên bãi xưa, một tượng đài sừng sững đánh dấu giai đoạn hãi hùng của đoàn người tị nạn, của nơi đói khát, bệnh tật đã cướp đi mạng sống của không biết bao người. 

Thuyền cập bến!
Mọi người kéo nhau xuống bãi cát, hướng về phía đài tưởng niệm mà đi dưới nắng chói chang.

Đi một quãng, thím Liên níu lấy tay chồng, hốt hoảng: “Hồi đó mình ở chỗ này nè!”
Chồng bà, chú Tăng Phú thẫn thờ. “Biết có tìm thấy mộ ổng không đây.”
 
 Anh Long Hoàng, một thuyền nhân đến Nam Dương từ thuyền VT075 nén xúc động
khi đứng bên bãi Kuku, nơi anh trú ngụ năm 1979 và chứng kiến
biết bao nạn nhân qua đời vì thiếu thực phẩm và thuốc men. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

“Hồi đó” là khoảng trung tuần tháng Sáu năm 1979. Đoàn người vượt biên trên con thuyền mang tên VT075, sau khi bị Malaysia từ khước được đưa vào LeTung, Air Raya, rồi trôi dạt đến đây. Thân phụ của chú Tăng Phú bị bệnh chết sau đó một tháng. Chú Tăng cho biết chỉ nhớ mang máng đã mai táng cha ở mảnh đất gần con suối nhỏ, nhờ người chất đầy đá trên mộ và khắc tên cha vào một tấm bia, hứa với lòng một ngày nào sẽ về xây mộ cho cha, làm tròn chữ hiếu.

Năm 2009, phái đoàn đi tảo mộ đảo Kuku do chị Carina Hoàng hướng dẫn tìm thấy ngôi mộ của thân phụ ông, chụp hình rồi bỏ lên website. Tình cờ gặp được người quen cho biết website này, chú nhờ con gái vào xem, và đã khóc ròng khi thấy tấm bia do chính tay mình khắc. Chờ thêm hai năm nữa hai vợ chồng mới có điều kiện tháp tùng đoàn người đi thăm Kuku.

Đến gần bờ, thấy tôi tần ngần nhìn những miếng đá phủ đầy rêu lên gần đến lùm cỏ dại, người thông dịch viên đi cùng đoàn bước đến gần. 

“Tại sao lại có đá ở đây?” Tôi hỏi.

“No, no rock, Vietnam boat.” Người thông dịch nói.

Ồ đúng rồi, không phải đá mà là gỗ, mà là thuyền, xác thuyền. 

Nhìn kỹ hơn, thấy dọc theo bãi biển gần bờ rải rác bao xác thuyền, giờ chỉ còn trơ lại cái khung như bộ xương lấp lánh dưới làn nước trong xanh.

Và bước lên bờ, chỉ leo vài đoạn núi thôi, mọi người biết sẽ thấy rải rác nhiều nấm mồ, trong đó có mộ của thân mẫu Mạnh và của thân phụ chú Tăng, và biết còn của ai nữa. Đã bao nhiêu người Việt Nam đi tìm tự do bỏ mình ở đây, 500 hay 2,000? Cho đến giờ, không ai có con số chính xác. 

Đứng chờ chúng tôi tại trước tượng đài là đại diện các viên chức địa phương của quần đảo Jemajah. Sau một bài diễn văn ngắn của người bản xứ, Carina thay mặt cho phía chúng tôi cắt băng khánh thành tượng đài.

“Chúng tôi dựng tượng đài này để đánh dấu một giai đoạn lịch sử, để tưởng niệm những thuyền nhân Việt Nam đã bỏ mình trên Anambas region.”

Đại diện của quần đảo Jemajah cho biết sở dĩ hàng chữ VT075 được vinh hạnh viết lên đài tưởng niệm là vì Carina, người tị nạn đầu tiên trở về quần đảo Nam Dương tìm mộ người thân, là người đến Nam Dương trên chiếc thuyền mang tên VT075.

Với việc xây dựng tượng đài, bảo vệ một di tích lịch sử, chính quyền Anambas cho biết cũng mong nhiều người Việt Nam ở khắp nơi sẽ về đây, tìm mộ người thân, thăm lại nơi đã cưu mang họ trên đường đi tìm quê hương thứ hai.

Lịch sử không phải chỉ được ghi lại ở đài kỷ niệm mà còn khắc ghi trong lòng nhiều người, cả người Việt Nam lẫn người bản xứ.
 
 Đoàn người đến thăm đảo Kuku chuẩn bị đốt nhang trước đài tưởng niệm. (Hình: Uly/Indonesia)

Trong một ngày đi sâu với một thông dịch viên vào thị trấn Letung, chúng tôi gặp nhiều người dân Indonesia cho biết còn nhớ rất rõ thời gian hàng ngàn người tị nạn Việt Nam ùa vào thị trấn nhỏ bé của họ.

Ông Anwal, một dân cư Letung cho biết, vào năm 1979, ông mới 12 tuổi, và nhớ đột nhiên sáng nào đi học cũng thấy người Việt Nam khắp nơi, trên bãi cỏ, dưới gầm nhà sàn, ngoài bờ suối. Cậu bé Anwal lúc đó thật xúc động khi thấy những người tị nạn đói rách, thẫn thờ. Họ xây nhà bằng tất cả những vật liệu nào có thể kiếm được, và ăn bất cứ thức ăn gì có thể tìm được. Ông nhớ những chiếc xe cứu thương chở bệnh nhân và chở xác người tị nạn lên núi.

Awal khoe còn biết hát quốc ca Việt Nam nữa.
“Quốc ca Việt Nam?” Mọi người hỏi.

Ừ quốc ca Việt Nam. Ông nói, rồi bập bẹ cất tiếng hát, rất đúng nốt, đúng nhịp dù lời bị trọ trẹ: “Việt Nam Việt Nam nghe tự vào đời, Việt Nam hai câu nói bên vành nôi, Việt Nam nước tôi...”

Không phải quốc ca Việt Nam đâu. Nhưng điều ấy không quan trọng.

Tiếng hát được cất lên từ khuôn mặt ngoại quốc xa lạ như luồng điện ở đâu được truyền vào người.

Làm sao ông học được bài hát này? Đã 34 năm rồi sao ông còn nhớ? Cố ngăn nước mắt, tôi dồn dập những câu hỏi.

Anwal bảo làm sao không nhớ được khi trong nhiều tháng trời, mỗi sáng đi học ông đều thấy từng đoàn người Việt Nam ở mọi ngõ ngách của thị trấn nhỏ bé, đồng loạt đứng lên, mặt buồn rầu rầu, mắt đăm đăm nhìn về hướng biển, và cùng nhau hát bài hát đó.

Mai này chúng tôi sẽ lên đường, trả lại sự bình lặng cho những người dân Nam Dương hiền lành mộc mạc và tốt bụng, cho nơi đầy dẫy dấu tích đoàn người Việt tị nạn. 

Nắng sẽ vẫn chói chang trên bãi Kuku khi thuyền chúng tôi rời bến, nhưng lòng người ở, kẻ đi, sẽ rất khác.

Cai trị VN dễ thật, nếu không muốn dân giàu, nước mạnh

Đang cho ngoại quốc mua nhà, cấp sổ đỏ. Tuy có điều kiện như phải ở VN trong thời gian nào đó, v.v... nhưng các việc này dễ "du di", làm giả.

Dân Tàu mà được cho qua mua nhà thì họ sẽ mua hết xứ, do quan chức bên đó còn giàu hơn bên VN, họ đang muốn tẩu tán tài sản. Họ biết qua VN thì có thức ăn hợp khẩu vị, gái VN thơm, đẹp không kém gái Bắc Tàu (loại chân dài gần biên giới Nga), lại rẻ hơn nhiều.

Còn việc trái phiếu thì hình như Đà nẳng, Hải phòng đều đã làm rồi. Sắp tới khắp 64 tỉnh thành đều sẽ có Ponzi schemes nở rộ, tranh nhau in, bán, như vé số.

Nghĩ lại cai trị VN dễ thật, nếu không muốn dân giàu, nước mạnh, mà chỉ muốn dân nghèo, nước bạc nhược, rồi thừa cơ gom tiền bỏ túi.

Đa số dân VN kém trí tuệ, không biết suy nghĩ trừu tượng, không biết nhìn xa, hay cả tin, v.v... đầy đủ nhược chất để làm người nhược trí.

Nghệ An: Cán bộ ăn chặn tiền cứu trợ của người tàn tật để chia cho người nhà

"Cháu Thái Thị Thắm ở xóm Kim Liên bị tâm thần, hằng ngày gia đình phải nhốt vào cũi hoặc lấy dây xích lại, bà nội cháu 90 tuổi ngã què chân nằm một chỗ, kinh tế gia đình rất khó khăn. Thế mà số tiền ít ỏi cứu trợ hằng tháng của cháu xã cũng giữ".

UBND xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An: Ăn chặn tiền trợ cấp cứu trợ người tàn tật, cô đơn

Sau khi Thường vụ Huyện ủy Thanh Chương ra thông báo miễn chức Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND đối với ông Phùng Văn Điền; cách chức Thường vụ Đảng ủy xã Thanh Chi ông Nguyễn Duy Ngọc; miễn nhiệm chức Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Chi ông Lê Văn Thủy, UBND huyện Thanh Chương ra quyết định cách chức Chủ tịch UBND xã Thanh Chi ông Nguyễn Duy Ngọc, nhân dân tiếp tục có đơn khiếu kiện những vụ việc “quan xã” chưa được phanh phui. UBND huyện Thanh Chương có quyết định số 665 thành lập đoàn thanh tra. Ngày 27/3 đến ngày 1/4/2013 đoàn làm việc với xã Thanh Chi tiếp tục phát hiện sai phạm của cán bộ UBND xã...
Ngày 30/4/2005 UBND huyện Thanh Chương có quyết định số 141/QĐ.UB về việc hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên cho 28 người ở xã Thanh Chi. Trong đó 25 người tàn tật, 3 người cô đơn không nơi nương tựa, kinh tế vô cùng khó khăn. Mức hưởng từ ngày 1/1 đến 31/12/2004 là 45.000 đồng/người/tháng. Từ ngày 1/1/2005 được hưởng mức 65.000 đồng/người/tháng. 
Nhưng trong năm 2004, UBND xã Thanh Chi nhận 15.120.000 đồng về không trả cho ai. Có 6 người từ năm 2004 đến hết năm 2006 UBND xã tự chuyển chế độ cho người khác không có tên trong quyết định số 141/QĐ.UB. 
Những người không có tên trong quyết định mà được hưởng chế độ cứu trợ có ông Phùng Văn Ngôn ở xóm 9A, em trai Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã; bà Nguyễn Thị Quyển xóm 1, bà Nguyễn Thị Hanh xóm 3, bà Lê Thị Hai xóm 8B, bà Nguyễn Thị Nhị xóm 4A, bà Nguyễn Thị Đại xóm 1. 
Sáu người có tên trong quyết định xã không cho nhận tiền có bà Đậu Thị Hợi xóm Kim Liên; ông Phùng Văn Đệ xóm 9A; bà Nguyễn Thị Tám xóm Kim Liên; ông Trần Văn Minh xóm 8B; ông Trần Đức Sáng xóm 8A; ông Lê Văn Hà xóm 10.
Cháu Thái Thị Thắm bị tâm thần, gia đình phải xích lại khỏi quậy phá, bị UBND xã Thanh Chi ăn chặn tiền trợ cấp.
Trước khi đoàn thanh tra của huyện mời 28 người tàn tật, cô đơn có tên trong quyết định lên hỏi ý kiến thì ông Phan Văn Bá, kế toán ngân sách xã bí mật đến trả tiền cho một số người. 
Bà Đậu Thị Thái, cháu Thái Thị Thắm cùng ở xóm Kim Liên năm 2008 đều được hưởng mỗi tháng 240.000 đồng X 12 tháng = 2.880.000 đồng, nhưng chỉ được nhận 1.440.000 đồng. 
Thâm nhập thực tế chúng tôi thấy những người tàn tật, cô đơn phần lớn tuổi cao như bà Lê Thị Nhơn ở xóm Ngọc Tỉnh bị tàn tật; cụ Nguyễn Thị Tâm, 85 tuổi ở xóm Văn Phú cô đơn không nơi nương tựa, cuộc sống vô cùng khó khăn, số tiền cứu trợ không đáng là bao mà bị ăn chặn. 
Cháu Thái Thị Thắm ở xóm Kim Liên bị tâm thần, hằng ngày gia đình phải nhốt vào cũi hoặc lấy dây xích lại, bà nội cháu 90 tuổi ngã què chân nằm một chỗ, kinh tế gia đình rất khó khăn. Thế mà số tiền ít ỏi cứu trợ hằng tháng của cháu xã cũng giữ. 
Bà Lê Thị Tám, 54 tuổi, ở xóm Kim Liên tàn tật bẩm sinh, không lao động được, mấy năm nay mắt suy giảm thị lực nghiêm trọng. Bà cho biết: 

May nhờ các cụ Hội NCT đấu tranh mạnh tôi mới được hưởng trợ cấp cứu trợ từ đầu năm 2004, mãi đầu năm 2007 tôi mới được nhận tiền. 

Bất bình với UBND xã ăn chặn tiền của người nghèo, ngày 1/4/2013 tôi lên gặp ông Phan Văn Bá, kế toán ngân sách xã, người trực tiếp chi trả tiền cứu trợ hỏi xin truy lĩnh số tiền trong ba năm xã chưa phát. Ông Bá trả lời tôi không có tên trong quyết định. Tôi bảo, tôi sẽ khiếu nại trên để đòi quyền lợi. Ông Bá thách tôi đi mà kiện. 

Tôi đưa quyết định số 141/QĐ.UB ngày 30/4/2005 của UBND huyện Thanh Chương cho ông xem, thấy tôi đứng thứ hai trong danh sách, đành thú nhận: Tiền trợ cấp của bà từ đầu năm 2004 đến hết năm 2006 ông Phùng Văn Điền, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã và ông Phạm Đức Tường (Chủ tịch UBND xã Thanh Chi từ năm 2000 - 2005) thống nhất chuyển cho ông Phùng Văn Ngôn hưởng
Bà Tám quyết định gửi đơn lên thanh tra huyện đề nghị UBND huyện Thanh Chương làm rõ vụ việc.
Những cán bộ, đảng viên tâm huyết ở xã Thanh Chi cho biết: Vừa rồi Huyện ủy, UBND huyện Thanh Chương ra thông báo, quyết định xử lí kỉ luật đối với các cán bộ vi phạm ở xã Thanh Chi, nhưng dư luận chưa đồng tình. Bởi UBND huyện Thanh Chương mới kiểm tra từ đầu năm 2010 đến hết năm 2012 mà đã sai phạm như vậy. Nếu kiểm tra từ năm 2005 đến 2009 thì UBND xã Thanh Chi sai phạm còn nhiều hơn. Tình hình xã Thanh Chi vô cùng phức tạp. Để sớm ổn định ở địa phương, huyện phải kỉ luật nghiêm khắc những cán bộ sai phạm, không còn tình trạng trên bao che cho dưới, như thế mới yên dân.

Tố cáo những hành vi hành hạ, trả thù của CA đối với Blogger Điếu Cày

Ngày 29/4/2013 vừa qua, gia đình Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã chính thức gửi đơn khiếu nại tố cáo những hành vi hành hạ, trả thù một cách có hệ thống của cán bộ trại giam K3, Xuyên Mộc (Bà Rịa, Vũng Tàu) đối với thân nhân.

Nội dung đơn khiếu nại do chị Dương Thị Tân (vợ cũ blogger Điếu Cày) cùng con Nguyễn Trí Dũng tố cáo "Về những việc làm trái pháp luật, lợi dụng chức vụ quyền hạn xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tù nhân và thân nhân đi thăm nuôi của các cán bộ quản lý phân trại K3 trại T345, Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu".
Những cán bộ công an sai phạm bị nêu đích danh trong đơn tố cáo là Thiếu tá Nguyễn Ngọc Hữu, Đại úy Phạm Văn Huyên, Thượng sỹ Nguyễn Văn Quân. Đây đều là những viên cán bộ đang công tác tại trại giam K3, Xuyên Mộc
Hiện nay gia đình vẫn chưa biết chính xác Blogger Điếu Cày đang bị giam giữ ở đâu. Nhiều người dự đoán có thể Điếu Cày đã bị đưa về 'trại 6', một trại giam khét tiếng tàn độc thuộc huyện miền núi Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Được biết, vài ngày sắp tới, chị Dương Thị Tân sẽ phải lặn lội từ Sài Gòn ra Nghệ An để hỏi thăm tin tức về Blogger Điếu Cày.









Monday, April 29, 2013

Myanmar thành đối thủ mới của gạo xuất khẩu Việt Nam

Gạo Việt Nam đang phải bán giá thấp nhưng ít người mua vì các nhà nhập khẩu quay sang mua gạo Myanmar với giá rẻ hơn.

Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cách đây một năm, Ấn Độ và Pakistan là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ngành xuất khẩu gạo Việt Nam. Giờ đây, Myanmar mới là đối thủ đáng lo ngại nhất do sự tăng trưởng mạnh về sản lượng xuất khẩu và mức giá thấp nhất thế giới.

Nguy cơ mất thị trường, rớt giá


Ông Phong cho hay mới đây Myanmar đã ký một biên bản ghi nhớ cung cấp 500 nghìn tấn gạo cho Indonesia khi cần thiết và nếu có thặng dư gạo ở Myanmar. Trong khi đầu năm 2013, Indonesia tuyên bố sẽ tự cung tự cấp lương thực, giảm lượng gạo nhập khẩu theo dạng hợp đồng tập trung được thỏa thuận giữa chính phủ Indonesia và Việt Nam. Có thông tin Malaysia, Philippines cũng đang đàm phán để mua gạo từ Myanmar vì giá rẻ.

Không chỉ lấy đi những khách hàng quen của Việt Nam, Myanmar còn lấn sang nhiều thị trường lớn. Ông Phong cho biết thị trường xuất khẩu gạo chủ lực từ năm 2012 đến nay của Việt Nam là Trung Quốc, chiếm tới 1/3 lượng gạo xuất khẩu. Nhưng với sức mạnh giá rẻ, Myanmar đang làm thị phần gạo xuất khẩu của Việt Nam, Pakistan, Thái Lan tại Trung Quốc hẹp dần.

Hiện giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Myanmar là 300 USD/tấn, gạo 25% tấm hơn 200 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với gạo cùng loại của Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, Myanmar đã bán qua đường tiểu ngạch hơn 630 nghìn tấn gạo cho Trung Quốc với kiểu giao tiền đưa hàng ngay. Điều này làm việc xuất khẩu gạo của Việt Nam sang đây suy giảm, số hợp đồng xuất khẩu bị hủy tương ứng vài trăm nghìn tấn gạo. Trung Quốc đang dựa vào giá của Myanmar để chờ giá gạo Việt Nam xuống thấp hơn để mua vào. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc nhân cơ hội này ép giá và doanh nghiệp Việt Nam buộc phải bán giá thấp cho họ vì nhu cầu từ các thị trường khác rất ít.

Theo ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thịnh Phát, giá xuất khẩu gạo Việt Nam đang tuột dốc với 375 USD/tấn cho gạo 5% tấm, giảm 35 USD/tấn so với mức giá sàn hiệp hội đưa ra hồi tháng 2-2013. Giá thực tế mua vào hiện đã là 385 USD/tấn.

Gạo cao cấp cũng bị giảm


Cũng nhờ giá rẻ, gạo Myanmar đang tiếp tục xâm nhập vào những thị trường xuất khẩu gạo cao cấp.

Ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng Thư ký VFA, cho biết trong năm 2013, Myanmar đã thắng thầu xuất khẩu gạo sang Nhật Bản và dự kiến xuất đợt đầu tiên 5.000 tấn chất lượng cao vào tháng 5/2013 với giá 490 USD/tấn. Đây là lần đầu tiên Myanmar xuất khẩu gạo sang Nhật Bản và được biết nước này đang đàm phán với cả Hàn Quốc.

GS Võ Tòng Xuân cho hay vốn là nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới nên khi kinh tế mở cửa trở lại, Myanmar đủ khả năng nâng cao chất lượng để sản xuất gạo cấp cao. Minh chứng cụ thể là Myanmar đang mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, nhất là Liên minh châu Âu (EU), bên cạnh đó là kế hoạch tới Kuwait, các nước Trung Đông và châu Phi.

Mới đây, Hiệp hội Các nhà xay xát gạo của Myanmar cho biết nước này sẽ xuất khẩu gạo đồ lần đầu sang Nga với khối lượng 250 tấn. Các nhà máy chế biến gạo đồ xuất khẩu đã được xây dựng tại nhiều thị trấn ở vùng Ayeyarwady và thủ đô Yangoon. Cũng theo hiệp hội này, năm nay Myanmar sẽ xuất gạo sang một số nước nữa như Úc, Ukraine, Bangladesh, Nam Phi, Ấn Độ, Singapore và Malaysia.

Việt Nam cần làm gì?

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Myanmar đã đề ra kế hoạch xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo trong năm 2013 và đến nay đã vượt 600 tấn. Sản lượng gạo Myanmar năm 2014 dự báo đạt khoảng 12,7 triệu tấn, tăng 15% so với năm 2013. Lúc này, Myanmar sẽ giảm giá bán thấp hơn nữa, ví dụ gạo 5% tấm xuống dưới mức 300 USD/tấn thì xuất khẩu gạo Việt Nam khó tồn tại. Cách duy nhất là giảm giá xuất khẩu nếu không sẽ không có thị trường nào mua, ông Tuấn, Công ty Lương thực Thịnh Phát nhận định.

Ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng Thư ký VFA, cũng cho rằng việc doanh nghiệp giảm giá bán là hợp lý để đảm bảo tiêu thụ lúa vừa thu hoạch vụ đông xuân trước khi đón lượng gạo tiếp theo từ vụ thu hoạch hè thu, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu ở các thị trường để giữ giá. Hiệp hội sẽ nắm lại quyền đàm phán ký hợp đồng tập trung vào thị trường truyền thống để tăng hợp đồng xuất khẩu. Xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn tăng nhưng doanh nghiệp cần chú ý giao dịch, nhận tiền rồi mới giao hàng, tránh nguy cơ hủy hợp đồng, ép giá.

Tuy nhiên, GS Xuân cho rằng nếu nhìn giá Myanmar để giảm theo thì không chỉ mất lợi nhuận mà mất luôn vị thế của gạo Việt Nam. Gạo Myanmar giá rẻ nhưng chất lượng lẫn sản lượng rất thấp không thể so với gạo Việt Nam. Các nhà nhập khẩu chỉ lấy cớ này để ép giảm giá. Việc doanh nghiệp có lỗ hay không chưa rõ nhưng giá lúa gạo trong nước đang giảm, nông dân đang lỗ. Vì vậy doanh nghiệp đẩy giá lên, không phải sợ bị ép giá. Nhà nhập khẩu có mua gạo của Myanmar cũng chỉ một lượng nhỏ rồi hết (hahahaha. Keep masturbating...)

Về lâu dài, khi sức mạnh Myanmar càng lớn, chuyên gia Nguyễn Đình Bích cho rằng doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược phát triển các loại gạo đặc sản thế mạnh để tạo phân khúc thị trường có lợi cho mình. Chất lượng gạo phải là yếu tố chính để mở rộng xuất khẩu vào thị trường mới và thị trường khó tính.

Thursday, April 25, 2013

UBND Huyện Trảng Bom "nghiêm khắc" phê bình Giáo xứ Trảng Bom góp ý Hiến pháp không theo ý đảng

Chuyện diễu cười không nổi chỉ xảy ra tại đất nước có tự do gấp vạn lần bọn tư bản . Ông chủ tịch ủy ban soạn thảo Hiến pháp kêu gọi trên TV, báo chí, khuyến khích người dân góp ý cho bản dự thảo sửa đổi hiến pháp, KHÔNG CÓ VÙNG CẤM. Còn ông phó chủ tịch huyện thì lại ra văn bản yêu cầu Cha xứ và ban hành giáo không được phép phổ biến Thư góp ý của Hội đồng Giám mục Việt nam. Vậy ra ở VN chức phó huyện to hơn chức chủ tịch ủy ban soạn thảo Hiến pháp chăng? Có diễn tuồng "dân chủ" cũng phải diễn khéo một tí chứ, ai lại lộ liễu thô bỉ như vậy!

Trong thời gian qua, 28 giáo xứ Công giáo của huyện Trảng Bom đã tổ chức góp ý dự thảo Hiến pháp bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó là việc phổ biến Góp ý Dự thảo Hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam. UBND Huyện đã gửi văn thư đến Linh mục Chánh xứ, "nghiêm khắc phê bình", yêu cầu "thu hồi ngay và không được tái diễn, tuyên truyền, tán phát..."

Wednesday, April 24, 2013

Vietcongs will have to do what they have to do: Replacing their currency

Nay tình trạng KT VN đã đi đến mức độ cực kỳ tuyệt vọng, MỌI phương cách cứu KT đều ĐÃ được đưa ra, thất bại 100%.

Thử hỏi, có cty nào được cứu nhờ việc mượn tiền lời giá rẻ, 4%, do CP trợ cấp vài năm trước hay không.

Mà nay VC đòi cho người ta vay mượn tiền mua BĐS giá rẻ.

Cho dù tiền lời 0%, người ta cũng không trả vốn nổi.

Nền KT ĐÃ sa sút quá mức có thể cứu nổi do giảm thuế doanh nghiệp vài %, trợ cấp tiền lời vài % trong BĐS.

Và đó thì phải CÁM ƠN Cục Thống kê đã liên tục láo khoét suốt nhiều năm qua.

Nếu từ đầu Cục này thành thật 1 chút, ông Dũng có sự trung thực trung bình, và THÚ NHẬN rằng: "Tình hình KT cực kỳ khó khăn, thất nghiệp 25%, thiểu nghiệp 70%, GDP giảm 20%" từ 2008, thì mọi việc đã CÓ THỂ được giải quyết.

NHƯNG Cục này và ông Dũng luôn miệng, liên tục, láo khoét, cho đến HÔM NAY vẫn láo khoét, rằng GDP tăng, thất nghiệp 2,5%, KT cuối năm sẽ khởi sắc, v.v... cho nên con bệnh KT VC một khi phát bệnh mặc kệ cho bệnh nhân có công nhận mình có bệnh hay không, thì khi đó không còn ai có thể cứu nổi.

------------------

HÔM NAY, nền KT VC đã đi tới tình trạng như vậy rồi. Không ai, không gì, có thể cứu.

TQ bỏ vào 150 tỉ USD cũng không cứu nổi, do hàng TRIỆU thợ tay nghề cao đã bị thất nghiệp, nay muốn dạy lại họ, tuyển chọn, cũng phải mất vài chục năm.

Nhiều ngành nghề 1 khi bị dẹp thì vĩnh viễn thất truyền.

Không đơn giản là "100 ngàn cty dẹp, thì nếu cho ra mới 100 ngàn cty khác, thì huề vốn".

100 ngày cty dẹp, đem theo biết bao nhiêu cái logistics, mối mua, bán, hàng quen biết, mà có khi phải mất mấy chục năm mới dựng lên uy tín.

Cty làm hàng xe Honda của bên vợ tôi tại Chợ lớn lúc trước mua bán bạc chục tỉ đồng/tháng, không cần giấy tờ chính thức, có khi không có cả tờ giấy nào. Chỉ là quen biết mấy chục năm, 1 lời nói đáng giá bạc chục tỉ.

Nay thì sao, đã dẹp, cho dù cty mới khác cùng làm hàng, thì mua bán rất khó khăn do phải dùng VND (trước kia đa số thanh toán bằng vàng, đô la cho nhanh gọn, không sợ mất giá trị), cái gì cũng phải chứng từ do "không ai tin ai, vì không ai biết ai". Chỉ việc cái gì cũng qua văn bản mà thôi là đủ khó cho cty nhỏ sống sót.

Thợ cũ rành nghề nay chạy xe ôm, xuống quê làm ruộng. Cho dù gọi lại, thì cả năm sao chưa lấy lại được tay nghề từng có.

Và họ "lụt nghề", thì sau này làm sao đào tạo ra lớp thợ trẻ khác?

------------------

Cho dù IMF có cho VN mượn 150 tỉ đô, VN bán đất cho TQ lấy số tiền này, thì cũng phải mất 20 năm mới dựng lại cùng số cty ĐÃ dẹp, cùng số nhân tài, thợ lành nghề, của các năm 2005-2007.

Và trong 20 năm đó, VN làm sao ra tiền trả IMF, còn bán mấy tỉnh cho TQ thì xài hết sạch trong 1 tháng, do phải cưu mang nợ xấu, sau đó cũng chẳng cty nào được thành lập cho tốt.

Hiện nay, với tổng dư nợ theo con số chính thức là 3 triệu tỉ đồng, thì không làm sao nền KT VC làm ra LỜI hơn 1000 tỉ đồng/ngày chỉ để trả TIỀN LỜI số nợ khổng lồ này.

Và để giảm bớt, bỏ nợ xấu, thì chỉ còn MỘT cách, đó là ĐỔI TIỀN.

Và KHÔNG ĐƠN GIẢN lấy tiền cũ đổi tiền mới, như vậy không ích gì.

Mà là BỎ BỚT tiền đã in ra, ví dụ đã in ra 4 triệu tỉ, nay chỉ cho 1 triệu tỉ được phép đổi, phần còn lại bỏ đi.

Và số bỏ đi là phần lớn trong số 3 triệu tỉ đồng dư nợ.

Như vậy, sau khi ĐỔI TIỀN, QUỴT NỢ, số nợ còn lại rất nhỏ, có thể giải quyết, NHNN giúp con nợ trả rồi quốc hữu hóa tài sản con nợ, hệ QUỐC DOANH do đó sẽ PHÌNH TO RA KINH KHỦNG, CHIẾM GẦN HẾT 100% NỀN KINH TẾ.

------------------

Thế là, mọi việc trở lại thời 1975-1987.

Không còn cách nào khác, dân đói khổ thì tính sau, dân đi vượt biên CÀNG TỐT - VC sẽ nghĩ như vậy.

Thêm 4 triệu VK thì hàng năm sẽ thêm 10 tỉ USD, khi đó 8 triệu VK nuôi 80 triệu người VN, khỏe chán, thay vì nay 3,5 triệu nuôi 92 triệu.

Các tuần, tháng tới đây sẽ quan trọng. Ngoại quốc có thể lại đánh SỤT TÍN DỤNG quốc gia VN. Ngoại quốc sẽ rút vốn ra khỏi VN, gây CAPITAL FLIGHT làm thất thoát ngoại tệ, mất việc làm.

Tình trạng sụp đổ nền KT nay rất cận kề, chỉ cần tin xấu bị rò rỉ ra mà thôi.

The New York Times: "Ở Việt nam, Thời buổi khó khăn, chống đối công khai và đàn áp gia tăng!"

The New York Times là tờ báo khuynh tả nhất hiện nay ở Mỹ, chưa bao giờ có một bài viết chỉ trích cộng sản Hà nội và từ trước đến nay luôn luôn bào chữa bênh vực cho Việt cộng về đàn áp, vi phạm nhân quyền, và ca tụng Hồ Chí Mịnh. Trong thời gian chiến tranh các phóng viên của NYT luôn luôn chỉ trích Nam Việt nam và bôi nhọ quân đội VNCH trong khi lập lại như những con vẹt những lời tuyên truyền của Hà nội!

Bởi vậy bài báo ngày 23 tháng 4 của Thomas Fuller là một ngoai lệ chưa từng có! Phải chăng họ đã nhận ra Khuôn Mặt của Quỷ ?

------------------------
"Thời buổi khó khăn, chống đối công khai và đàn áp gia tăng!"

‘Bất mãn chưa từng thấy’?

Cập nhật: 08:23 GMT - thứ tư, 24 tháng 4, 2013


Tình hình kinh tế chính trị Việt Nam đang xấu đi rất nhiều

Nhật báo New York Times hôm thứ Tư ngày 24/4 vừa đăng một bài báo về lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn hiện nay.

Dưới tiêu đề ‘Những lúc khó khăn cũng là lúc bất đồng và trấn áp công khai nở rộ ở Việt Nam’, nhà báo Thomas Fuller của New York Times đã đưa ra quan sát này trong một lần đi tìm hiểu thực tế mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh.

Nhân vật chủ đạo trong bài báo là giáo sư Nguyễn Phước Tương (tức Tương Lai), cựu cố vấn của hai đời thủ tướng Việt Nam.

Ngoài ra ký giả này cũng đã trao đổi với ông Trương Huy San (tức nhà báo Huy Đức), một cựu cố vấn khác của thủ tướng là Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh, cũng như một số nhà quan sát khác để tìm hiểu về tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam hiện nay.

‘Không tin Đảng nữa’

“Trên các kệ sách chất đầy các tuyển tập của Marx, Engels và Hồ Chí Minh, dấu ấn của một đời trung thành với Đảng Cộng sản, nhưng ông Nguyễn Phước Tương, 77 tuổi, nói ông không còn tin vào Đảng nữa,” bài báo bắt đầu từ tư gia của GS Tương Lai ở ngoại ô thành phố lớn nhất nước.

“Ông Tương, cũng giống như rất nhiều người khác ở Việt Nam hiện nay, đang lên tiếng phản đối chính quyền mạnh mẽ.”

“Chế độ của chúng tôi là độc tài toàn trị,” ông Tường được dẫn lời nói, “Tôi là người sống trong lòng chế độ – tôi biết tất cả những khiếm khuyết, những sai lầm sự suy thoái của nó.”

“Nếu chế độ này không được sửa đổi thì tự nó sẽ sụp đổ,” ông nói thêm.
Theo Fuller thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế và nội bộ Đảng đang bị chia rẽ giữa một bên là những người bảo thủ muốn vẫn duy trì những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo và một bên là những người kêu gọi một xã hội đa nguyên và chấp nhận hoàn toàn chủ nghĩa tư bản.

Tuy nhiên quan trọng nhất là Đảng đang đối phó với một xã hội thông tin ngày càng rộng mở và khán giả ngày càng tỉnh táo trước các thông tin khi mà có nhiều tin tức và ý kiến khác nhau lan truyền trên mạng làm ảnh hưởng đến sự tuyên truyền của truyền thông Nhà nước.

Bài báo dẫn nhận định của ông Carlyle A. Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc, một trong những học giả nước ngoài hàng đầu về Việt Nam, cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã ‘bùng nổ trên toàn xã hội’.

Đây là khác biệt lớn nhất so với các thách thức mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng trải qua kể từ khi Đảng này thống nhất đất nước 38 năm trước đây như cuộc chiến với Trung Quốc và Campuchia, khủng hoảng tài chính và chia rẽ nội bộ.

Cũng theo quan sát của ông Thayer thì ‘bất đồng nở rộ nhưng đồng thời sự đàn áp cũng gia tăng’.

‘Bi quan sâu sắc’

Kinh tế Việt Nam đang bộc lộ hết tất cả những khiếm khuyết mà thời gian dài không được khắc phục

“Có thêm nhiều người muốn bày tỏ chính kiến phê phán chính phủ của mình hơn trước và những gì họ chỉ trích cũng nghiêm trọng hơn,” ông Trương Huy San (tức nhà báo, blogger Huy Đức – tác giả Bên Thắng Cuộc), nói với New York Times.

Vấn đề đăṭ ra ở đây, theo nhà báo Fuller, là ‘khó mà hiểu được sự bi quan sâu sắc’ của người dân trên đất nước này nếu nhìn vào bề mặt của sự tăng trưởng kinh tế.

Theo bài báo này thì nhiều người cho rằng Việt Nam đang mất phương hướng mặc dù đất nước này có dân số trẻ và làm việc chăm chỉ.

“Trong vòng 21 năm sống ở đất nước này tôi chưa bao giờ thấy sự bất mãn với chế độ của trí thức và doanh nhân lên đến mức độ như hiện nay,” ông Peter R. Ryder, giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư Indochina Capital, được dẫn lời nói.

Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức hồi đầu tháng Tư năm nay, các diễn giả đã ‘tranh nhau nói trước micro’, kinh tế gia Lê Đăng Doanh thuật lại với New York Times.

Ông cho biết nhiều người đã chỉ trích mặc dầu nền kinh tế cần phải được tái cơ cấu sâu rộng nhưng ‘gần như chẳng ai làm gì cả’.

“Đó là sự khủng hoảng lòng tin,” ông Doanh được dẫn lời nói, “Năm nào người ta cũng nghe hứa hẹn là thời gian tới mọi việc sẽ được cải thiện nhưng họ không thấy gì cả,” ông nói.

Bài báo đã nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là trung tâm của cơn bão chính trị hiện nay.

“Sự tự tin thái quá và các chương trình đầy tham vọng của ông Dũng lúc đầu giúp ông có người ủng hộ bởi vì ông đã đoạn tuyệt với khuôn mẫu một cán bộ Đảng xơ cứng,” bài báo viết.

Tuy nhiên, sau đó ông làm nhiều người bất mãn với việc giải tán ban cố vấn vốn là động lực phía sau chương trình cải cách kinh tế mà ông Tương Lai là một thành viên.

Bên cạnh đó, chính sách kinh tế mang dấu ấn cá nhân ông Dũng là thúc đẩy thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước theo kiểu các chaebol của Hàn Quốc, đã đem lại hiệu quả ngược.

Điều hành các tập đoàn này những người thân cận với Đảng Cộng sản, những người đã biến các tập đoàn thành nhiều công ty khác nhau mà họ không đủ khả năng điều hành cũng như đầu cơ trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Hai tập đoàn trong số này đã gần như sụp đổ và đang đứng bên bờ vực phá sản.

‘Căng thẳng trong Đảng’

Báo Mỹ viết Đảng Cộng sản ngày càng mất đi sự ủng hộ trong lòng người dân Việt Nam.

Ông Nguyễn Phước Tương nói với New York Times rằng những khó khăn của nền kinh tế đã khiến cho căng thẳng trong nội bộ Đảng Cộng sản dâng cao.
Hồi tháng Hai, ông đã tham gia soạn thảo một thư kiến nghị gửi đến lãnh đạo Đảng Nguyễn Phú Trọng để kêu gọi thay đổi Hiến pháp theo hướng đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Ông nói đến nay ông chưa nhận được phản hồi gì cả.

Giờ đây ông đang cảm thấy áp lực thời gian, ông cho biết. Căn bệnh ung thư của ông, mặc dù đang thuyên giảm, giống như là sự giải phóng tư tưởng thôi thúc ông phải nói lên điều mà ông cho là sự thật, ông nói.

“Nói cho cùng, Marx là một nhà tư tưởng vĩ đại,” ông nói, “Nhưng nếu như thế giới này chưa từng có Marx thì có lẽ sẽ tốt đẹp hơn.”

Bản điện tử của bài báo này trên trang chủ của New York Times đã nhận được một số ý kiến phản hồi của độc giả.

Một người ký tên là R. Vasquez đến từ tiểu bang New Mexico của Hoa Kỳ bình luận:

“Đảng (Cộng sản Việt Nam) đã cạn nhiệt huyết và ý tưởng. Những người thật sự còn trung thành với lý tưởng cộng sản giờ cũng đã 70, 80 tuổi... Các thế hệ tiếp nối sẽ thấy ngày càng khó mà hài hòa giữa những lý luận của các nhà tư tưởng ở châu Âu vào thế kỷ 19 với nhu cầu và khát vọng của nước Việt Nam trong thế kỷ 21.”

Còn Party State đến từ thành phố Vancouver của Canada thì viết:

“Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ. Vấn đề ở đây là điều gì sẽ xảy ra sau đó? Liệu Việt Nam có trở thành một chế độ độc tài quân sự hay sẽ có một nhân vật như Hun Sen lên nắm quyền? Tương lai, tôi sợ rằng, sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại.”

‘Giá đừng phản chiến’

Charles ở Slough, Vương quốc Anh, tự vấn phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Độc giả này viết:

“Những người chúng ta đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên cúi đầu xấu hổ và nhận lỗi với người dân Việt Nam. Với việc ủng hộ phe cộng sản và gây sức ép lên Quốc hội cắt đứt mọi viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì chúng ta đã góp phần đảm bảo cho chiến thắng của ông Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta.

Lại nữa, hãy thử nghĩ xem nếu không có cuộc cách mạng này thì ngày nay Việt Nam đã tốt hơn như thế nào? Ba mươi năm chiến tranh, số người chết không kể xiết, thiệt hại và đau thương vô cùng lớn – tất cả chỉ để đem đến kết cục là một chế độ kinh tế Marxist không khả thi do một Đảng cộng sản suy đồi và tàn bạo lãnh đạo.

Hãy nghĩ xem giờ này Việt Nam sẽ như thế nào nếu họ trải qua 60 năm thị trường tự do giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá.”


Tuy nhiên ý kiến này đã bị một công dân mạng khác có tên là Khang Duong từ Việt Nam phản bác:

“Ông chỉ đọc từ một phía và ông không hiểu gì về Việt Nam cả. Tôi không nghĩ rằng Việt Nam sẽ tốt hơn nếu không làm cách mạng. Đất nước của ông bị nước khác tàn phá, người dân của ông mất hết quyền lực và bị đối xử như súc vật? Miền Nam điêu tàn dưới tay của một kẻ độc tài. Ngô Đình Diệm không phải do người dân Việt Nam mà là người Pháp, người Mỹ đưa lên. Nếu Hồ Chí Minh không làm cách mạng thì cũng sẽ có một cuộc cách mạng khác mà thôi.”
__________________________________________________ ________________________
In Hard Times, Open Dissent and Repression Rise in Vietnam


A slum in Ho Chi Minh City, Vietnam. Wide dissatisfaction has followed the boom of the 1990s.
By THOMAS FULLER

Published: April 23, 2013 54 Comments

HO CHI MINH CITY, Vietnam — His bookshelves are filled with the collected works of Marx, Engels and Ho Chi Minh, the hallmarks of a loyal career in the Communist Party, but Nguyen Phuoc Tuong, 77, says he is no longer a believer. A former adviser to two prime ministers, Mr. Tuong, like so many people in Vietnam today, is speaking out forcefully against the government.

“Our system now is the totalitarian rule of one party,” he said in an interview at his apartment on the outskirts of Ho Chi Minh City. “I come from within the system — I understand all its flaws, all its shortcomings, all its degradation,” he said. “If the system is not fixed, it will collapse on its own.”

The party that triumphed over American-backed South Vietnamese forces in 1975 is facing rising anger over a slumping economy and is rived by disputes pitting traditionalists who want to maintain the country’s guiding socialist principles and a monopoly on power against those calling for a more pluralist system and the full embrace of capitalism.

Perhaps most important, the party is struggling to reckon with a society that is better informed and more critical because of news and opinion that spread through the Internet, circumventing the state-controlled news media.

Since unifying the country 38 years ago, the Communist Party has been tested by conflicts with China and Cambodia, financial crises and internal rifts. The difference today, according to Carlyle A. Thayer, one of the leading foreign scholars of Vietnam, is that criticism of the leadership “has exploded across the society.”

In an otherwise authoritarian environment, divisions in the party have actually helped encourage free speech because factions are eager to tarnish one another, Dr. Thayer said.

“There’s a contradiction in Vietnam,” he said. “Dissent is flourishing, but at the same time, so is repression.”

As dissident voices have multiplied among Vietnam’s 92 million people, the government has tried to crack down. Courts have sentenced numerous bloggers, journalists and activists to prison, yet criticism, especially online, continues seemingly unabated. The government blocks certain Internet sites, but many Vietnamese use software or Web sites to maneuver around the censorship.

“Many more people are trying to express themselves than before, criticizing the government,” said Truong Huy San, an author, journalist and well-known blogger. “And what they are saying is much more severe.”

Mr. San, who is on a fellowship at Harvard, is the author of “The Winning Side,” perhaps the first critical, comprehensive history of Vietnam since 1975 by someone inside the country. Widely read in Vietnam, the two-volume work, written under the pen name Huy Duc, was printed without a permit from the government and describes such acts as the purges of disloyal party members and the seizure of south Vietnamese business owners’ assets.

For casual visitors to Vietnam, surface evidence of economic progress may make it hard to understand the deep pessimism that many express in the country. Millions of people who a decade ago had only bicycles now speed around on motor scooters past factories and office towers.

The economy blossomed in the 1990s after reforms gave birth to Vietnam’s awkward mix of a market economy closely chaperoned by the Communist Party. Even now, the Vietnamese economy is still projected to grow at about 4 percent to 5 percent this year, thanks in part to strong exports of rice, coffee and other agricultural products.

But the real estate market is frozen by overcapacity, banks are saddled with bad loans, newspapers are running articles about rising unemployment, and the country is ranked among some of the world’s most corrupt by
Transparency International, a global corruption monitor. (The country ranks 123rd on a list of 176, in which those with low numbers are the least corrupt.)

Vietnamese business people complain of overbearing government regulations imposed by a party that believes it can be the vanguard of capitalist enterprises.

And many say that Vietnam is directionless, despite its seemingly irrepressible industriousness and youthful population.

“In my 21 years here I’ve never seen this level of disenchantment with the system among the intelligentsia and entrepreneurs,” said Peter R. Ryder, the chief executive of Indochina Capital, an investment company in Vietnam. “There’s very meaningful debate within the business community and within the party — people who are superconcerned about the direction that the country is going.”

At the Spring Economic Forum, a conference held in early April that is organized by the economic committee of the National Assembly, participants “were fighting to have a chance at the microphone,” according to Le Dang Doanh, a leading economist who attended the forum, which he described as “stormy.”

He said there was widespread criticism that although the economy needed profound restructuring, “almost nothing has been implemented.”

“It’s a crisis of trust,” Mr. Doanh said. “Better times have been promised every year, but people don’t see it.”

At the center of the political storm is Prime Minister Nguyen Tan Dung, who has been in power since 2006. Mr. Dung’s brash style and ambitious program for the economy initially won him supporters because he broke from the mold of the stodgy party apparatchik.

But he alienated many party members by dismantling an advisory board that had been a leading force behind the reform program (and that board included Mr. Tuong, the Marxist scholar, among many other senior party members).

More important, Mr. Dung’s trademark policy, his forceful push to build up state-run companies along the lines of South Korea’s private conglomerates, backfired.

Run by executives with close ties to the Communist Party hierarchy, the enterprises expanded into many businesses they were unqualified to manage, economists say, and speculated in the stock market and in real estate. Two of the largest state enterprises nearly collapsed and remain close to insolvency.
Mr. Tuong, the Marxist scholar, says the tensions in the Communist Party have been heightened by the troubles with the economy.

In February, he helped write an open letter to the party’s general secretary, Nguyen Phu Trong, urging changes to the country’s Constitution that would “ensure that real power belongs to the people.” He has yet to receive a response.

Mr. Tuong says he has been eager to promote change since his days as adviser to Prime Minister Vo Van Kiet, who helped overhaul the economy in the 1990s.

But today he feels the pressure of time. He has cancer, though it appears to be in remission, and he talks about the disease as a sort of intellectual liberation spurring him to tell what he now views as the truth.

“In a nutshell, Marx is a great thinker,” he said. “But if we never had Marx it would have been even better.”

Tuesday, April 23, 2013

Người đàn bà lai bán bánh rong

Người đàn bà đội nón lá, quai nón là chiếc khăn che nửa khuôn mặt vẫn không dấu được làn da sạm nắng. Chị ta bán bánh rong. Thay vì các hàng rong đều chạy xe gắn máy, xe đạp hay xe ba bánh thì chị ta vẫn đi bộ.
Người phụ nữ lai Pháp nhọc nhằn bán bánh rong kiếm ít tiền sống qua ngày. (Hình: Duy Thức)

Tiếng rao bánh như đã khàn đi trong con hẻm nhỏ những buổi trưa đứng bóng. Cứ ngày nào cũng thế, chị ta một tay cắp cái xề giống như cái nia nhỏ bên hông, tay kia khoác lủng lẳng một cái xô nhỏ đựng dây thung, giấy báo, bao nylon lớn nhỏ gói hàng…

Thân hình chị ta khá mập nhưng chân lại nhỏ, vừa đi chầm chậm vừa rao. Thời này hàng rong thường rao bằng máy. Xe bán bánh mì, bẫy chuột, đĩa nhạc… đều rao máy. Buổi trưa giờ nghỉ, hẻm nhỏ vắng lặng chứ buổi sáng, làm sao cho khách hàng nghe rõ được tiếng rao giữa muôn vàn âm thanh phố thị náo nhiệt.

Cứ chốc chốc chị ta lại rao:

-Ai ăn bánh bột lọc không, bánh khoai mì, khoai môn, bánh bò, bánh su đây. Ai ăn bánh không.

Cứ lập đi lập lại cái giọng khàn quen thuộc đó nhất là khi chị đi bộ qua ngang các ngôi nhà mở cửa. Một ngày không biết bao nhiêu hàng rong tấp nập khắp nơi.

Nào là anh Trà Vinh bán muối, bà An Giang bán trái cây, xe bán dép và ve chai của chị em Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên… và cả mấy người bán gối, bán ghế dựa, bán lư hương nhang đèn, thậm chí cả ông thợ mài dao ở Củng Sơn ngày nào. Hễ gọi chỉ một lần thì họ nhớ mãi, ngày nào cũng đến mời mua. Giống như các chú bán vé số  Bình Định, họ mời đến nỗi khách ê cả mặt, đôi khi thấy họ đi ngang, tôi phải tránh ra sau nhà. Có một con đường hẻm cụt, hàng chục hàng rong qua lại mỗi ngày. Mỗi thứ chỉ kiếm lời vài ngàn rẻ như bèo. Đất Saigon thu hút dân tứ xứ đổ về buôn bán chật vật trong thời buổi kinh tế sa sút nầy.

Hôm nay thấy tôi ngoắc khi thấy bóng chị từ xa, đôi mắt chị bán bánh như sáng lên, gương mặt lộ vẻ vui tươi hẳn. Mặc dầu thế, chị vẫn cố rao thêm một lần nữa trước khi dừng chân:

-Bánh khoai môn đây, bánh bò nước dừa đây, bánh khoai mì đây, bánh da lợn đây, bánh su su đây.

Chị ta chuyên bán các loại bánh hấp, bánh nướng cổ truyền, chỉ riêng su là bánh ngoại. Thứ bánh có nguồn gốc Tây phương này bây giờ phổ biến quá, hàng bánh VN nào cũng đều có bán bánh su cả. Bây giờ người ta kiêng đường nên bánh ngọt vừa phải, không quá ngọt như xưa

Thật ra loại bánh cổ truyền thường không chạy lắm. Cửa hàng nhỏ trong hẻm và trước trường học đều đầy ắp các loại kẹo, bánh ngọt, sô cô la… bao bì thật đẹp đầy màu sắc kiểu cọ đập vào mắt khiến đám trẻ cứ đứng mải mê lựa chọn. Gần đây có loại bánh sốp của Indo hay Mã lai, Trung quốc bán rất hút khách học sinh. Các thùng kem đủ loại, cây dài, hay bịch ngắn đều được người trẻ hoặc lớn tuổi ưa thích. Vì thế mà hàng bánh bình dân sống chật vật.

Người lớn tuổi, lứa người năm sáu mươi trước đây hay mua bánh VN để cúng bàn thờ và ăn trong khi uống trà. Bây giờ bịnh tiểu đường gia tăng nên người ta kiêng ăn bánh ngọt và ngày càng ít cảnh ăn bánh mứt uống trà như các cụ ngày xưa.

Chị bán bánh nặng nhọc ngồi xổm xuống đất, kê chiếc xề lên xô, vừa than thở ngay:

-Đi từ sáng đến trưa trờ trưa trật rồi mà vẫn chưa hết bánh.

Tôi chỉ qua sạp bún ngang nhà mà nói:

-Cô đó bán bún từ sáng đến 9 giờ đã hết sạch. Ngày nào cũng vậy.

Người đàn bà cười nét mặt khắc khổ:

-Đó là sẵn nhà của họ. Thời buổi này dễ gì kiếm được một chỗ cố định cho việc buôn bán nhỏ lẻ. Tiền mướn nhà mắc mỏ khó khăn. Dân nghèo làm gì có vốn mướn chỗ. Mở tiệm buôn bán chịu lỗ vài tháng đến khi bắt đầu có khách thì chủ nhà kiếm cớ lấy nhà lại hoặc tăng giá tiền thuê.

Dân nghèo chỉ bán rong thôi. Tiền không có, chỗ không có, bưng cái xề bánh này đi rã ruột rao khàn cả cổ họng mãi mới có người mua. Đôi khi gặp may mắn nhà ai có đám giỗ cúng kiếng gì đó hoặc người ta đặt hàng mấy chục bánh thì coi như trúng mối, mừng lắm.

Bánh loại nào cũng năm ngàn một cái. Vật giá leo thang, thứ gì cũng đắt đỏ quá nên ai nấy đâm ra tiết kiệm. Thay vì mua cái bánh khoai mì, bánh gan… ăn chơi thì thêm vào mua trứng, mua rau… cho bữa cơm còn hơn.

Tôi lảng chuyện cho chị ta đỡ buồn:

-Làm bánh khó không?

Chị ta trả lời:

-Không khó. Làm hoài quen tay thôi. khoai môn hấp, nhồi chung với bột, nước cốt dừa và đường xong chỉ có việc đặt vô khuôn mà hấp chín là được. Bánh khoai mì thì khoai mì rửa sạch bào sợi rồi bỏ bột năng, bột nếp hay bột gạo vào và đường vào, thêm nước dừa nạo nữa… Nói chung các thứ bánh miền Nam không thể thiếu nước cốt dừa vừa béo vừa thơm.

Tôi nói:

-Hồi nhỏ tôi có đi bán bánh với bà cô ở quê. Cứ chiều chiều bà cô trộn một thau lớn bột và chuối chín bóp cho nhuyễn ra.
Chị bán bánh nói:

-Ngày xưa chỉ cần làm nhuyễn bột và chuối chín rồi bỏ lên nia hấp, hấp thì đặt nia lên cái vỉ trong chảo nước sôi mà hấp. Đến khi bánh chín bốc mùi thơm ngọt sớt. Lúc ấy người ta đem để khô ráo rồi lấy dao xẻ ra từng miếng thành bánh chuối sắp có nhiều tầng, nhiều lớp lên cái nồi to gánh đi bán. Ai đi mua bánh đòi thêm nước cốt dừa cho béo thì múc nước cốt dừa trong cái ca lớn mà rưới thêm vào cái bánh.

Mấy đứa nhỏ ở quê khi mẹ làm bánh xong bu lại ăn cái rìa bánh mẹ cắt để bỏ. Ăn no rồi mỗi đứa đội một cái rổ hay cái sàng nhỏ đầy bánh chuối trên đầu vừa đi khắp xóm ra đến chợ mà bán, hết mới trở về nhà. Tất nhiên là chúng chẳng được học hành gì ráo.

Tôi cười:

-Vậy chị có cho mấy nhỏ ở nhà đi bán bánh này không?

Chị bán bánh lắc đầu:

-Chưa kịp có con, chồng đã bỏ.

Chị bán bánh vốn là con lai Pháp. Nhìn gần thấy chị có đôi mắt sâu, mi dày và sống mũi cao. Gốc gác dân Saigon ở chỗ tuy buôn gánh bán bưng nhưng chị ta vẫn xâm mày và sơn móng chân. Thật ra những thứ làm đẹp này cũng chẳng mắc mỏ gì. Chỉ vài ba chục. Chị sơn móng, xâm mí, xâm mày xách thùng đồ nghề trên tay cũng toàn bạn hàng rong với nhau cả thôi

Sau khi Tây về nước thì mẹ chị, vốn rành bánh trái từ bà ngoại chỉ dạy nên xoay nghề làm bánh. Trước chuyên bán ở bến Bạch Đằng. Cứ hỏi ‘dì Tư bán bánh” thì ở đó ai cũng biết. Nay bà già quá không còn rong dãi dầu được nữa nên chỉ ở nhà phụ đổ bánh để con gái đi bán

Hai mẹ con thuê căn phòng nhỏ ở Bình Thạnh. Hai giờ sáng, họ dậy đổ bánh bò và bánh da lợn, các thứ bánh khác thì lấy mối từ chợ. Thật ra các thứ bánh bây giờ đều có các lò sản xuất bằng máy móc tiểu thủ công nghiệp. Vì biết nghề thì làm thôi chứ tính ra cũng không lợi hơn lấy mối sỉ là mấy.

Mỗi sáng, chị ta bắt đầu từ Bình Thạnh đi bộ rong ruổi qua đường phố, rẽ vào các con hẻm nhỏ ngoằn nghoèo, đến trưa tới Thị Nghè, đầu giờ chiều đến xa lộ hết hàng thì đón xe buýt về. Nếu không thì lại cứ men theo con đường về nhà bán hết hàng mới thôi.

Ngày nào cũng đi một cung đường để giữ khách quen. Nếu họ muốn đặt bánh thì cứ đợi khoảng giờ đó thì chị sẽ đi qua. Trời nắng cực nóng gắt, trời mưa sợ ế. Không có gia đình họ hàng. Dân nhập cư còn có quê nhà để có ngày quay về. Chứ dân Saigon như mẹ con chị thì còn biết đi đâu.

Cứ thế hai mẹ con nương nhau đắp đổi cho qua ngày. Bánh bán ngày nào biết ngày đó. Mỗi ngày mấy chục cái bánh trên chiếc xề nhỏ bán rong thì làm gì có dư cho nổi. Mai mốt già yếu chắc là tìm về một mái từ thiện nào đó…

Tôi trả tiền bốn cái bánh. Chị cầm hai chục ngàn đồng bỏ vào túi cẩn thận và nói:

-Mình đi bán cực khổ, rủi bị rớt tiền hay bị móc túi thì hết vốn.

Cầm gói bánh, tôi lặng yên nhìn theo người bán bánh bước đi nặng nhọc. Không hy vọng một ngày họ đổi đời được đây!

Monday, April 22, 2013

Tròn 5 năm ngày bị bắt, Điếu Cày tiếp tục bị biệt giam và ngăn cấm thăm nuôi

Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng tại Việt Nam đã bị công an trại giam cố tình cản trở việc thăm gặp gia đình, đúng vào dịp tròn 5 năm kể từ ngày anh bị khởi tố bắt giam. Thậm chí, vợ cũ của blogger Điếu Cày là chị Dương Thị Tân đã bị công an trại giam hành xử một cách hết sức thô bạo sau khi đấu tranh đòi thăm nuôi người nhà.

Trước đó, nguồn tin của Danlambao cho biết Blogger Điếu Cày hiện đang bị biệt giam suốt 80 ngày qua tại trại giam Xuyên Mộc, kể từ hôm 1/2/2013 đến nay.

Sáng ngày 21/04/2013, chị Dương Thị Tân cùng con trai Nguyễn Trí Dũng đã đến trại giam Xuyên Mộc để làm thủ tục thăm nuôi định kỳ đối với Blogger Điếu Cày. 
Tuy nhiên, sau khi đã vượt cả trăm cây số đến nơi thì cả hai mẹ con bất ngờ nhận được thông báo không cho thăm gặp.

Hai viên công an được gọi là 'cán bộ trực thăm nuôi' thông báo: Blogger Điếu Cày không được thăm gặp, kể cả gởi quà. Lý do được họ đưa ra là 'còn 03 ngày nữa mới đúng 30 ngày' được phép thăm gặp.

Chị Dương Thị Tân (áo xanh) cùng người nhà của Đinh Nguyên Kha, Tạ Phong Tần

Chị Dương Thị Tân - vợ cũ Blogger Điếu Cày tỏ ra hết sức ngỡ ngàng. Trong kỳ thăm nuôi trước, hôm 24/03/2013, một cán bộ trực thăm nuôi tên Nguyễn Văn Quân có hướng dẫn, giải thích rằng thời gian giữa hai kỳ thăm nuôi sớm vài ngày không đáng kể, miễn sao là qua tháng khác là được. Người cán bộ này khẳng định: đây là thông lệ của các trại giam khi có án.

Được biết, tại các trại giam phía Nam, tất cả những thân nhân có người nhà đang bị giam trong các trại tù cũng biết điều này.
Rõ ràng, đây là một hình thức gây khó khăn mà cán bộ trại giam đã nhận lệnh từ thượng cấp, mục đích để cản trở việc thăm gặp gia đình đối với những người tù lương tâm.
Không chấp nhận với hành vi gây khó dễ như trên, chị Dương Thị Tân đã mạnh mẽ đấu tranh phản đối việc cản trở thăm nuôi, yêu cầu được thăm gặp người nhà.

Hai viên công an, cũng là hai cán bộ trực thăm nuôi gồm: Đại uý Phạm Văn Huyên và thiếu tá Nguyễn Ngọc Hữu viện lý do chị Dương Thị Tân không liên quan đến anh Nguyễn Văn Hải, đồng thời lớn lối quát nạt chị Tân "Không có tư cách công dân" (!?)

Sau khi tranh cãi một hồi, hai viên công an tỏ ra đuối lý bèn ra lệnh cho bảy công an khác, trong đó có một công an nữ lao đến trấn áp, rồi ném chị Dương Thị Tân ra ngoài đường một cách hết sức thô bạo.

Có hay không chuyện đổi tiền?

Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, ông Nguyễn Chí Thành vừa lên báo Lao Động phản bác tin đồn Nhà nước sắp đổi tiền, kèm theo lời khẳng định chắc nịch “Không có chuyện đổi tiền ở thời điểm này”. Bên cạnh đó, ông quan CS còn đổ lỗi việc tỷ giá đồng Đô-la vọt lên đến 21.500 trong nhiều ngày gần đây là do 'tin đồn thất thiệt về việc đổi tiền gây ra. Cũng ngay trong tối ngày 22/4, Ngân Hàng Nhà Nước lập tức phát đi thông cáo báo chí bác bỏ tin đổi tiển được đăng trên Cổng Thông Tin Điện Tử Chính phủ.

Những động thái nêu trên gợi lại sự kiện đổi tiền kinh hãi vào năm 1985. Khi ấy, trước ngày đổi tiền, báo chí của đảng vẫn còn chạy tít hoành tráng 'Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương'. Vậy mà đúng 2 ngày sau, ngày 14/09/1985, lệnh đổi tiền được ban hành. Người dân chỉ được đổi tiền trong một buổi sáng với số lượng giới hạn. Tiền cũ bỗng chốc trở thành tiền âm phủ, hàng triệu gia đình sạt nghiệp, có người phẫn uất mà trở nên điên dại.
Trở lại với những diễn biến gần đây, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố đã bán ra thị trường 10,1 tấn vàng để 'hạ nhiệt' giá vàng trong nước. Vậy mà giá vàng Việt Nam có lúc lại cao hơn giá thế giới đến 7 triệu đồng/lượng. Sự bất thường đến mức quái đản này khiến nhiều ông chuyên gia kinh tế bó tay, không giải thích nổi.
Điểm qua những gì đang diễn ra, tình hình đang có chiều hướng giống hệt vụ đổi tiền 1985. Nếu bà con muốn biết rõ hơn, xin tìm đọc  Chương 10 - Đổi Mới, quyển Bên Thắng Cuộc của ông nhà báo Huy Đức. So với sự kiện đổi tiền 1985, những gì đang diễn ra năm 2013 đang diễn ra y chang.   
Thời buổi kinh tế khó khăn, người dân cũng chỉ biết cố sống cho qua ngày đoạn tháng. Kinh nghiệm dưới chế độ cộng sản đã dạy rằng: Tin lời mấy ông quan chức CS thì đến cái quần lót không có mà mặc! Đến ông TT Nguyễn Tấn Dũng nói mà người dân còn không tin, cỡ quan chức hạng tép riu như ông cục trưởng ngân hàng mà đã khẳng định thì dân càng phải đề phòng.

“Không có chuyện đổi tiền ở thời điểm này” - thời điểm này là thời điểm nào? Hôm nay hay tuần này, tháng này?

Rồi sợ dân chưa tin, ông cục trưởng Nguyễn Chí Thành đưa ra thêm nhiều dẫn chứng, trong đó có đoạn: "để in được lượng tiền mặt như thế thì phải mất vài năm. Chi phí cho thực hiện kế hoạch đổi tiền như thế là vô cùng lớn. Do đó không thực hiện dễ như nhiều người suy diễn".  Nghe mà nực cười, đợt đổi tiền năm 1985, mấy ông chóp bu CS cũng bí mật nhờ các nước 'XHCN anh em' in tiền trước, bí mật vận chuyển đến từng địa phương, rồi đùng một cái ông Phạm Văn Đồng ban hành lệnh đổi tiền khiến nhân dân trở tay không kịp.

Chưa dừng lại ở đó, chính ông cục trưởng Ngân hàng còn đổ lỗi việc tỷ giá đồng Đô-la vọt lên đến 21.500 trong nhiều ngày là do 'tin đồn thất thiệt' đổi tiền gây ra. Nhớ lại hồi năm 1985, nếu người dân không nghe vào tin đồn mà lo trước khi đổi tiền thì chắc chắn nhiều nhà đã chết đói.

Mới đầu nghe tin CS đòi đổi tên nước, Bảng Đỏ tui đã linh cảm thấy chuyện chẳng lành, có điều nghĩ mãi không ra cha con CS tính bày trò gì? Sau, nhờ đọc thấy một số bài viết cảnh báo âm mưu đổi tiền được đăng tải nhanh chóng trên Danlambao, tui mới vỡ lẽ thêm về âm mưu thâm độc cướp của nhân dân thông qua chiêu bài đổi tên nước.

Sống dưới chế độ CS, nghe CS nói láo riết quen tai, vậy mà khi thấy ông cục trưởng Ngân hàng lên báo chí thề thốt 'không đổi tiền' bỗng khiến Bảng Đỏ tui không khỏi bật cười. Thôi đi mấy cha, giờ là năm 2013 chứ không phải 1985, bể mánh hết rồi!

Riêng đối với gia đình, Bảng Đỏ tui đã quyết định đổi hết sang tiền đô-la từ lâu. Mới đây vừa đổi thêm một đợt nữa sau khi có tin đổi tiền, mặc dù giá đổi cao hơn trước, nhưng thà mất chút ít còn hơn là mất trắng tất cả vào tay CS.

Thursday, April 18, 2013

Đổi tên nước: Quái chiêu xù nợ quốc tế của ĐCS

Trong thế bị động và run sợ trước làn sóng đòi dân chủ nhân quyền của người dân, cộng với áp lực của quốc tế và các tổ chức tài chính, đảng cộng sản Việt Nam vừa bày trò đổi tên nước. Chiêu mị dân này nhằm duy trì đảng cộng sản, đánh lừa nhân dân, tạo ra ảo tưởng về cái gọi là 'sự chuyển biến' đối với những ai còn tin tưởng vào chế độ.


Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đăng đàn trên báo VnExpress ngày 15/04/2013 nói (1) "Trước đây những ai có ý kiến đổi tên nước thường bị quy kết là suy thoái tư tưởng. Theo tôi cái tên không phải chỉ dấu cho sự đổi hướng". Trên thực tế, nhân dân có muốn thay đổi tên nước đâu! Cái nhân dân muốn là thay đổi Hiến Pháp, thể chế chính trị đa đảng đa nguyên; nhân dân muốn nhân quyền dân chủ... Còn tên nước muốn tên gì thì cũng được.

Vậy đảng cộng sản muốn đổi tên nước bởi những lý do nào chúng ta hãy phân tích?

1. Sợ xui bởi dị đoan: Cũng theo giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, trên thế giới ngay khi XHCN hưng thịnh nhất cũng chỉ có năm nước có tên XHCN: Liên Xô, Anbani, Nam Tư, Rumani, Tiệp Khắc. và hai nước không phải XHCN nhưng lấy tên đó là Myanma, Lyibia.

Những nước cộng sản trên đã bị tan rã hoàn toàn, hai nước không phải cộng sản là Liybia và Myama thì mới ngục ngã bởi cách mạng hoa lài, cách đây không lâu. Hiện nay chỉ còn 2 nước là Việt Nam và Sri Lanka là những nước cuối cùng có tên nước là XHCN, nhưng Sri Lanka thì không phải là cộng sản. Chiếc ghế 4 chân đã bị gẫy 2, còn 2 nên CSVN lo sợ Việt Nam là nước tiếp theo nên chúng mới nghĩ đến việc đổi tên nước.

2. Mở đường dâng đảo cho Tàu: Cộng sản đã ký công hàm bán đảo cho Trung Quốc năm 1958, thời đó miền Bắc có tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Nay muốn quay lại tên cũ tức chúng đã đồng thuận trao Hoàng Sa và Trường Sa cho giặc.

Thảo nào gần đây khi tiếp lãnh đạo cao cấp TQ đảng cộng sản cố tình cho in cờ sáu sao, mục đích muốn biến nước ta thành Tây Tạng, Tân Cương thật là thủ đoạn của cộng sản Việt Nam không thể lường trước được.

3.Muốn sửa hiến pháp quay về thời kỳ 1945: Có mấy từ cứ như thơ ông Hồ mà em đã viết (Bài: Chứng minh qua văn thơ do ông Hồ sáng tác: Ông Hồ Chí Minh đã chết năm 1932) những từ mới, phới, khởi, giới... cứ lập đi lập lại mà không biết ngượng cái miệng. Như câu sau đây dành riêng cho ban sửa hiến pháp năm 2013 và là lần thứ 4 đảng sửa hiến pháp với bốn từ được sắp xếp: sai đâu sửa đấy, sai đấy sửa đâu, sửa đâu đấy sai, sửa đâu sai đấy? Tên nước có khác nhưng cũng chỉ là bình mới rượu cũ mà thôi?

4. Muốn đổi tiền bởi đồng tiền hiện tại ghi Cộng Hoà XHCN Việt Nam: Do dân đồng loạt rút tiền ra khỏi các ngân hàng, bởi lãi xuất đầu năm 2013 giảm xuống còn 8% một năm không đủ với con số lạm phát.

Bởi người gửi tiền đang ăn mòn vào tiền của mình, nếu gửi ở ngân hàng. Nên hiện nay dân ta đang rút tiền ra khỏi các ngân hàng, để mua vàng, mua USD và những hàng hoá khác. Kinh tế trì trệ, nhà nước cộng sản tăng trưởng âm nhưng báo cáo láo là trên 5% để lừa quốc tế, đem tiền đến đầu tư.

Cứ cái đà này thì từ nay đến cuối năm chúng sẽ phải đổi tiền 1 ăn 1000 để ăn cướp tiền dân, bởi tiền năm trăm giờ đây đã không còn sử dụng ngay kể cả cho trẻ em lên 3 nó cũng không lấy, bởi với số tiền đó chúng không thể mua bất cứ 1 mốn đồ nào nơi tiệm tạp hoá.

5.Muốn xù nợ quốc tế: Do nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã bảo lãnh cho các các khoản vay của tập đoàn Vinashin,Vinalines để các ngân hàng thế giới cho vay. Nay các công ty trên đã bể nợ, không có khả năng chi trả và đang bị các chủ nợ kiện bắt phải thanh toán.

Nếu không thanh toán có khả năng lãnh đạo cộng sản Việt Nam có liên quan khi đi ra nước ngoài công tác sẽ bị bắt giữ, hoặc bị tịch thu tài sản... Vì vậy mà 'đảng ta' tìm cách đổi tên nước để nhằm lách luật pháp quốc tế.

Chúng ta còn nhớ khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, cộng sản đang cần viện trợ từ TQ nên đứng vỗ tay mà không hề lên tiếng, bởi VNDCCH đã bán đảo từ lâu. Nhưng sau ngày thống nhất, đảng liền đưa quân ra tiếp quản Trường Sa và không giao lại cho Trung Quốc và sau đó đổi tên nước để giật nợ, nên mới xảy ra cuộc chiến biên giới phía Bắc như chúng ta đã biết.

6. Và còn nhiều nguyên nhân nữa....

Những nguyên nhân trên chứng tỏ khả năng lãnh đạo đất nước của cộng sản không còn, và chúng đang run sợ trước sức ép của nhân dân và quốc tế.

Ở nơi nào cũng thế, có kinh tế thì mới duy trì được chính trị, nay kinh tế Việt Nam đã sụp đổ hoàn toàn thì thể chế chính trị của đảng bắt buộc phải sụp đổ. Ca Dao có câu "Tay ôm túi bạc kè kè / Nói quýnh nói quáng người nghe ầm ầm", nay đảng không còn tiền để nuôi đảng viên, đoàn viên nữa. Những con thú dữ đã được đảng huấn luyện kia sẽ quay lại cắn chủ là điều đương nhiên

Chúng ta, những người yêu nước hãy chuẩn bị tinh thần gom gọn tài sản và chờ cơ hội sẽ đến trong nay mai, khi thời thế xoay vần cùng đứng lên hạ gục cộng sản một cách nhanh nhất không để chúng thoát và tẩu tán tài sản

Tuesday, April 16, 2013

Xứng Đáng Là Tổng Bí Thư

Đảng loài vật họp đại hội bầu Tổng Bí thư. Mỗi con vật đều có quyền ứng cử vào chức vụ cao nhất và được toàn thể đại hội xem xét, bỏ phiếu một cách dân chủ.
    Bò ra ứng cử đầu tiên. Khá nhiều ý kiến ca ngợi Bò cần cù, khoẻ mạnh. Nhưng cũng không ít ý kiến chê Bò có tính “phổi bò”, kém thông minh, do vậy mới có câu mắng: “Ngu như bò!” Số phiếu không tán thành chiếm đa số...
    Tới lượt Gà trống ra ứng cử. Một số con vật ủng hộ Gà trống hết lời khen ngợi, nào là Gà trống “có tiếng nói quyền uy đánh thức được cả mặt trời và muôn loài”, nào là Gà trống có tướng “lãnh đạo”, lại thêm năng lực “truyền giống” hết sức dồi dào, v.v... Nhưng cuối cùng, Gà trống cũng không trúng cử vì nhiều con vật cho rằng Gà trống phạm tội đa thê, lại không bỏ được máu mê gái và có thể vì chuyện gái mà làm mất thanh danh của Đảng, như cố Tổng Bí thư Heo nọc đã từng phạm phải...
    Ứng cử viên thứ ba là Thỏ trắng. Mọi con vật đều nhất trí rằng Thỏ rất thông minh, nhanh nhẹn, nhưng lại mắc khuyết điểm trầm trọng mà vị lãnh đạo nào cũng phải tránh: quá nhút nhát, thiếu nhìn xa trông rộng.
    Thấy vậy, Hổ bèn nhảy lên, vỗ ngực ta đây là “Chúa sơn lâm”, dũng mãnh có thừa, có thể đưa đảng loài vật đến những thành công rực rỡ. Một số ý kiến xác nhận Hổ nói đúng, nhưng nhiều con vật lại tố cáo Hổ rất độc tài, tàn bạo, thường ăn thịt các đảng viên dám có ý kiến riêng, như vậy dễ đưa cả loài vật đến hoạ diệt vong.
    Tiếp theo Hổ, nhiều con vật khác đua nhau ra ứng cử, song đều bị gạch tên với những lý lẽ xác đáng...
    Cuối cùng, Rận đứng lên, dõng dạc nói:
    “Tôi có hai ưu thế mà bất kỳ tổng bí thư nào của Đảng ta cũng cần phải có. Thứ nhất, trong huyết quản của tôi luôn có dòng máu công nông. Thứ hai, tôi luôn đi sâu, đi sát quần... chúng.”
    Cả đại hội đứng dậy, vỗ tay rào rào và nhất trí bầu đồng chí Rận vào chức vụ cao nhất của Đảng.

Chùm Chuyện Phạm Tuân Bay Vào Vũ Trụ

  Dễ biết quá
    Ngày 24.7.1980, tàu “Liên hợp 37” chở nhà du hành vũ trụ Liên Xô V. V. Gorơbátcô và nhà du hành vũ trụ Việt Nam Phạm Tuân bay vòng đầu tiên trên quỹ đạo trái đất. Lần đầu lên vũ trụ, Phạm Tuân ngỡ ngàng nhìn xuống trái đất và luôn mồm hỏi: “Đây là đâu?”
    Lần thứ nhất, Gorơbátcô chìa tay ra ngoài cửa sổ con tàu và đáp: “Đây là vùng Bắc cực”.
    Lần thứ hai, Gorơbátcô lại chìa tay ra ngoài và đáp: “Đây là vùng xích đạo”.
    Đến lần thứ ba Phạm Tuân hỏi, Gorơbátcô vẫn chìa tay ra ngoài, nhưng lại rụt ngay tay vào và cáu kỉnh đáp: “Đây là cái nước Việt Nam nhà ngươi!”
    Phạm Tuân ngạc nhiên: “Sao đồng chí biết giỏi vậy? Chìa tay ra ngoài, thấy lạnh nhiều thì biết là Bắc cực, thấy nóng nhiều thì biết là xích đạo, chuyện đó thật dễ hiểu. Còn ở nước tôi, chẳng lạnh lắm mà cũng chẳng nóng lắm, sao đồng chí chìa tay ra mà cũng biết được?”
    "Tao bị... giật mất cái đồng hồ!"
  

Chỉ riêng Việt Nam
    Đêm đầu tiên của chuyến bay, Gorơbátcô quan sát trái đất, rồi hỏi Phạm Tuân:
    "Đồng chí hãy nhìn xem, khắp các nước trên thế giới đèn điện sáng trưng, riêng Việt Nam sao lại tối thui vậy?"
    "Chắc đêm nay nước tôi bị cúp điện" - Phạm Tuân tỉnh bơ đáp. 


Đồng hương trên vũ trụ 
 
    Lúc tàu vũ trụ “Liên hợp 37” tiến gần trạm quỹ đạo “Chào mừng 6”, Phạm Tuân thấy ngoài hai nhà du hành Liên Xô làm việc trên trạm từ nhiều tháng nay, còn lố nhố mấy người da vàng mũi tẹt. Nhà du hành Việt Nam lấy làm lạ lắm. Lại càng lạ hơn khi tàu lắp ghép thành công với trạm, Tuân thấy mấy người da vàng mũi tẹt nọ lại chính là người đồng hương Việt Nam. Tuân sửng sốt hỏi:
    "Tôi là người Việt Nam đầu tiên bay lên vũ trụ kia mà! Các anh lên hồi nào vậy?"
    Mấy người Việt Nam buồn bã đáp:
    "Chúng tôi bị bắn lên đây hồi giá gạo, giá thịt, giá vàng ở Việt Nam tăng vọt đó!"
  

Đỏ tay và đỏ má  
    Thiên hạ đồn rằng trên tàu vũ trụ “Liên hợp 37” phóng lên quỹ đạo hồi tháng 7. 1980, ngoài Gorơbátcô và Phạm Tuân, còn có một nhà du hành vũ trụ Cuba nữa. Sau khi kết thúc thành công chuyến bay lịch sử, cả ba được kiểm tra sức khoẻ kỹ lưỡng.
    Nhà du hành Liên Xô hoàn toàn khoẻ mạnh.
    Còn nhà du hành Cuba thì hai mu bàn tay đỏ rần. Khám nghiệm mãi, vẫn không sao phát hiện đó là bệnh gì. Cuối cùng, nhà du hành Cuba mới ngượng ngùng tiết lộ: “Trong khi bay, tôi không được giao việc gì, ngồi buồn táy máy sờ cái nọ, vặn cái kia, nên bị đồng chí Liên Xô cầm thước vụt vào tay. Bị vụt nhiều lần nên cả hai mu bàn tay đều đỏ”.
    Đến khi kiểm tra sức khoẻ nhà du hành vũ trụ Việt Nam, thấy Phạm Tuân vừa đỏ cả hai mu bàn tay, lẫn đỏ cả hai má. Bác sĩ hỏi:
    "Chắc đồng chí lại ngứa tay táy máy các thứ nên cũng bị vụt thước như đồng chí Cuba chứ gì?"
    Phạm Tuân gãi tai đáp:
    "Báo cáo, đúng thế ạ."
    "Vậy tại sao hai má đồng chí lại đỏ bầm thế kia?", bác sĩ hỏi tiếp.
    "Báo cáo, tại vì tôi cứ hỏi luôn mồm nên bị đồng chí Gorơbátcô cho ăn tát liên tục ạ..."

TÂM SỰ CỦA MỘT DƯ LUẬN VIÊN

Trước tiên, tôi xin khẳng định với các bạn, tôi là một con người. Một con người bình thường về đầu óc, có học thức và tương đối thành đạt trong cuộc sống. Vậy tại sao tôi lại tự xỉ vả mình là “con vật”? Xin các bạn đọc tiếp để biết căn nguyên.
Tôi viết những dòng này chia sẻ với đọc giả sau một đêm trằn trọc suy tư về nhân tình thế thái. Số là sáng nay tôi có việc phải đến nhà riêng của cấp trên-Bí thư tỉnh X. Tỉnh tôi là một tỉnh nghèo nhưng tư gia của sếp không hề thua kém những tư gia của các đại gia hay siêu sao mà báo chí vẫn thường đưa tin. Nếu so với tư gia của vị đồng nghiệp ở Hà Giang vừa bị bãi chức, nó có thể không thua mặc dù nó nằm ở thành phố tất đất tất vàng chứ không phải nơi hẻo lánh.
Tôi xin giới thiệu về mình. Tôi là một thanh niên trẻ vào đảng tầm 10 năm, tốt nghiệp học viện báo chí tuyên truyền, công việc là tuyên giáo. Một nghề mà chỉ có ở những nước XHCN mới có. Tuy là công việc đặc thù nhưng hiện nay, chúng tôi là những đứa con cưng của đảng. Các bạn đọc bài báo “Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn 2020″, để thấy công tác tuyên giáo được đảng trọng dụng thế nào. Một tỉnh nghèo và thưa dân như Lào Cai mà cần đến 3.000 người làm công tác tuyên giáo chuyên nghiệp-chưa kể số lượng cộng tác viên-ở cấp xã đã có từ 8-13 tuyên giáo. Tôi tính trung bình mỗi tuyên giáo nhận lương 5 triệu/tháng thì cái tỉnh nghèo này mỗi tháng mất 15 tỷ, mỗi năm tốn 180 tỷ (nếu nhân ra cả nước sẽ có con số khủng khiếp-11.520 tỷ-đây chỉ là con số nhỏ nhất vì cơ số lấy từ tỉnh nghèo nhất). Tôi nghĩ chắc có lẽ tiền thuế thu mỗi năm ở tỉnh này đủ dùng để nuôi đội quân tuyên giáo là cùng.
Hiện nay lương của tôi gấp đôi số lương bình quân trên (tầm 10tr/tháng), công việc thường ngày của tôi là đọc các bài viết trên các blog lề trái để tìm ra xu hướng dư luận, tổng hợp tin tức báo cáo lãnh đạo. Nghiên cứu các bài viết thật kỹ để tìm ra sơ hở rồi nhằm vào đó mà đánh phá, gây nghi kỵ, bôi nhọ uy tín tác giả. Thỉnh thoảng tôi đi gặp một số nhân vật được cho là hoạt động dân chủ trên địa bàn mình đảm trách để nắm được gia cảnh cũng như tâm tư của họ. Công việc nhàn hạ, lương cao và nhiều cơ hội kiếm thêm nhờ biết thông tin các dự án sắp được chính quyền thực hiện. Nếu tôi bằng lòng với cuộc sống, lương tâm không cắn rứt thì tôi không viết những dòng này.
Hôm nay, tôi thấy mình không còn là con người, mà là một con chó không hơn không kém. Ngay khi bước chân vào tòa nhà uy nghi của sếp, hai con chó Becgie to giống Đức hung dữ nhào ra như muốn xé xác tôi, may mà có sợi xích quanh cổ nó níu lại. Sếp tôi người trắng núc, la lớn “bi, ngoan nào” và hai con chó ngoan ngoãn quay về chỗ cũ. Tôi hoàn hồn, còn sếp thì như đắc ý điều gì. Ông nói “giống chó dữ tợn vậy nhưng luôn phải nghe lời chủ, người cho nó ăn. Con nào khó trị tao bỏ đói cho biết điều”. Nói rồi hắn ta có vẻ mãn nguyện với uy quyền của mình trong nụ cười đầy thâm ý.
Trao đổi của chúng tôi cũng xoay quanh vấn đề không khí chính trị hiện tại: Chuyện hiến pháp, chuyện Đoàn Văn Vươn, chuyện khủng hoảng kinh tế, chuyện xu hướng của các nhà hoạt động dân chủ,… Phải nói rằng những người cộng sản như sếp tôi rất thực tế và khôn ngoan. Nói cho dân thì khác: yêu nước, ổn định, hy sinh, đảng chỉ có quyền lợi với dân tộc,… nhưng khi nói với nội bộ thì đơn giản là quyền lợi mình và đối phương. Họ biết ai có cùng quyền lợi, ai đang đi cùng thuyền, ai không thể bỏ thuyền được. Quyền lợi luôn là con bài mang ra mặc cả và đánh giá tình hình.
Sau buổi nói chuyện, tôi ra về mà lòng nặng trĩu. Trên đường về hình ảnh những người dân khốn khổ đang cùng nhau đẩy xe gạch, từng tốp công nhân nam nữ đi làm phu hồ đang trên đường về, hàng quán thúng, mẹt của các bà các mẹ buôn bán lấn chiếm lề đường, vỉa vè bẩn thỉu,… đập vào mắt tôi. Tôi thấy mình như một con chó không hơn không kém, con chó được ông chủ nó cho ăn uống tốt để sủa. Sủa để nó vinh thân, sếp nó phì gia trong cảnh dân tình đói rách. Cái đám người khốn khổ kia họ đâu nghe được những lời thực dụng từ người lãnh đạo cao nhất của họ. Hàng ngày họ phải vất vả sớm hôm, nắng cháy cũng như mưa phùn để làm và làm. Họ chỉ có được miếng cơm qua ngày, phần thặng dư thì chảy đều từ chủ công ty đến sếp và một phần là nuôi tôi. Tôi thấy mình khốn nạn quá. Tôi đang nói láo, tôi phải nối dối người dân để có miếng ăn.
Tôi khâm phục những người như nhà báo Đắc Kiên, nhưng tôi không thể làm như anh. Sau lưng tôi còn có gia đình với hai con dại, bố mẹ,… Tôi biết nếu có lên tiếng thì cũng chỉ là người hùng trong giây lát, không giải quyết được vấn đề gì. Anh Kiên là một trong 7.000 nhà báo còn tôi là 1 trong vài trăm ngàn người. Luôn luôn không thiếu người làm công việc tôi làm.
Đảng hiện nay luôn biết nuôi hậu hĩnh những ai và bỏ đói những ai. Những người như chúng tôi luôn có mức lương cao kèm những ưu đãi như mua chung cư (mua có thể ở hoặc cho thuê), rồi đến công an, quân đội. Tôi giật mình xót xa khi biết lương giáo viên, bác sĩ hiện nay thâm niên gần 10 năm chỉ tầm 3,5 triệu, trong khi lương chúng tôi ít nhất là gấp hai lần số đó.
Lãnh đạo đảng luôn thực dụng: Bên ngoài thì nói đạo lý còn bên trong luôn đánh vào quyền lợi, dùng quyền lợi để buộc sự trung thành. Tôi thật sự phát tởm trong các cuộc họp kín nội bộ, lãnh đạo không cần che dấu mà nói toạc ra là chúng tôi phải làm hết mình để giữ vững chế độ vì chỉ có chế độ này mới trọng dụng người như chúng tôi. Nếu chế độ sụp đổ thì nghề tuyên giáo cũng mất, từ sống trong nhung lụa chúng tôi có thể phải đi ăn mày. Còn gì thâm hiểm hơn tình thế này?
Tôi thấy cuộc chiến cho dân chủ không cân sức, một bên nhỏ bé với vài cá nhân dùng tiền túi mình hoặc nếu có được hải ngoại giúp đỡ thì cũng không bao nhiêu vì an ninh luôn chú ý đến chuyện tiền bạc. Họ theo dõi và đánh phá ngay đường dây chuyển tiền. Người cộng sản luôn thực dụng về tiền. Một bên là nắm quyền lực nhà nước, dùng tiền thuế nuôi bộ máy tuyên giáo khổng lồ với ngân sách hàng chục ngàn tỷ như con số tạm tính trên.
Tôi viết ra đây để mọi người hiểu được tình thế mà anh em tuyên giáo chúng tôi mắc phải. Không có sự chọn lựa khác, chúng tôi buộc phải ra sức chống đỡ cật lực con thuyền XHCN vì nếu nó chìm thì chúng tôi cũng chết. Những người như chúng tôi đã nằm vào thế buộc phải im, không thể không nói được.
Những nhà đấu tranh dân chủ ngoài việc tuyên dương lý tưởng cao đẹp: Tự do, dân chủ,… hãy bắt tay tìm kiếm giải pháp nào để dung hòa quyền lợi những người như chúng tôi với sự thay đổi. Con người thấy một cái bè mới tốt hơn thì không ai ngu dại ra sức chống đỡ một chiếc bè sắp chìm.
– BÍNH ĐÊ

Xây mộ cho cựu hoàng Bảo Đại

Gian nan những chuyến đi
Khoảng cuối năm 1975, bà Phi Ánh vào Tòa Ðại Sứ Pháp tại Sài Gòn, yêu cầu xin cho toàn gia đình (gồm cả chồng, con riêng và con của cựu hoàng) được đi Pháp. Ít lâu sau, qua ông đại sứ Pháp, Cựu Hoàng Bảo Ðại chỉ chấp thuận cho bà Phi Ánh và hai con sang đoàn tụ và tòa đại sứ đã nhanh chóng cấp Laissez-Passer cho bà Phi Ánh, Phương Minh và Bảo Ân. Tuy nhiên, Phương Minh đã có thời gian sống ở Pháp, nói rằng đời sống ở Pháp rất khó khăn, và tuy vì tình thương con, cựu hoàng thật ra không đủ khả năng bảo trợ nuôi dưỡng ba người. Mặt khác gia đình của bà Phi Ánh không thể chia cắt như thế, và Bảo Ân cũng không thể bỏ vợ con ở lại, nên chuyện ra đi không thành.
Ông Bảo Ân và Thứ Phi Mộng Ðiệp trước tranh vẽ Cựu Hoàng Bảo Ðại (Paris 2004).

Năm 1978, người chồng sau của bà Phi Ánh vượt biên sang Mỹ thành công, gửi giấy bảo lãnh về, nhưng lúc ấy Bảo Ân đã có gia đình, không đủ điều kiện ra đi. Trong khi chờ đợi đi Mỹ, bà Phi Ánh mắc bệnh ung thư và qua đời năm 1984.
Năm 1985, bà Phương Minh và các con riêng của bà Phi Ánh đi định cư ở Mỹ.

Mãi đến năm 1992, gia đình ông Bảo Ân được gia đình bên vợ bảo lãnh, sang Mỹ và định cư tại quận Cam từ đó đến nay. Những năm đầu tiên, cũng như bao nhiêu người mới sang khác, bà Bảo Ân phải ngồi shop may suốt ngày, ông làm trong một hãng in áo T-shirt và về sau sang làm cho một hãng Nhật chuyên sản xuất CD tại Garden Grove.

Con trai ông Bảo Ân, cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại, Nguyễn Phước Quý Khang tốt nghiệp UCI về ngành thương mãi và hiện làm cho một công ty ngoại quốc ở Sài Gòn. Xây mộ cho phụ hoàng
Gia đình Bảo Ân đến Mỹ năm 1992 nhưng vì thất lạc hồ sơ nên đến năm 2005 gia đình mới có quyền công dân. Cầm passport trong tay, quốc gia đầu tiên mà ông muốn đến là Pháp, để thăm mộ cha, điều mà ông mơ ước từ lâu, nhưng chưa có cơ hội thực hiện. Ông Bảo Ân đã liên lạc với một người bạn ở Paris là Ðặng Văn Phụng, nhờ vợ chồng người này đi xem thử tình trạng ngôi mộ của Vua Bảo Ðại hiện nay tại nghĩa trang Passy thuộc hạt Trocadero Paris 16e ra sao. Theo lời kể của ông Bảo Ân, người bạn này suốt một ngày đi tìm, đọc hết các tấm bia mộ mà không không thấy, nghi ngờ rằng cựu hoàng không được chôn cất tại đây. Ông Bảo Ân gợi ý cho người bạn là nên đi tìm người gác nghĩa trang để hỏi, mặc dầu với bản sơ đồ trong tay, cuộc tìm kiếm cũng không kết quả. Một lần khác, trong khi đang đứng gần ngôi mộ của cựu hoàng, người bạn này tình cờ gặp và hỏi một người cảnh sát già về ngôi mộ của “Sa Majesté Bảo Ðại,” thì ông này chỉ ngay vào ngôi mộ gần đó. Ðó là một ngôi mộ không có bia, không khắc tên, chỉ trơ trọi hai tấm “đan” xi măng sần sùi, với mấy chậu hoa đã quá cũ kỹ qua thời gian. Người bạn của anh nhìn xuống ngôi mộ mà bật khóc. Nơi yên nghỉ của một ông vua mà như thế này sao?

Ông Bảo Ân hồi tưởng: “Nghe anh kể mà tôi khóc nức nở, thật là tội nghiệp cho cha tôi, cha nằm đó lạnh lẽo như một kẻ vô danh đã 8 năm rồi, không ai biết để thắp một nén nhang cho cha ấm lòng.”
Ông Bảo Ân ngậm ngùi trước ngôi mộ đơn sơ của cha.

Nghĩa trang Passy ở Paris là một nghĩa trang nổi tiếng được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX, nơi chôn cất nhiều nhân vật lừng danh của thế giới như tài tử phim hài Fernandel (1903-1971,) nhà văn Virgil Gheorghiu (1916-1992,) họa sĩ Edouard Manet (1832-1883,) người sáng lập công ty xe hơi Marcel Renault (1872-1903,) Tổng Thống Pháp Alexandria Millerand (1859-1943)... Cũng theo lời kể của ông Bảo Ân, Vua Bảo Ðại không tiền và cũng không có thế lực để được chôn cất tại đây, đây là phần mộ của một thương gia giàu có ở Paris, rất kính trọng cựu hoàng, khi nghe ông qua đời đã hiến phần đất này cho ngài.
Về việc xây mộ cho Cựu Hoàng Bảo Ðại, khi ông từ trần ở Paris, chỉ có người vợ cuối cùng của ông là bà Monique Baudot, người Pháp ở bên cạnh, và trên pháp lý, chỉ có bà Monique, người vợ có hôn thú còn sống mới có quyền xây mộ cho ngài.
Theo sự hiểu biết của ông Bảo Ân, bà Thứ Phi Mộng Ðiệp và các con tuy có tiền nhưng lại không muốn giao cho bà Monique xây mộ. Lúc sinh thời, Thái Tử Bảo Long không làm được, gia đình bên các công chúa không làm được, phía Nguyễn Phước Tộc cũng không làm được vì không có sự đồng ý của bà Monique, thậm chí hội này có quyên góp và giao lại cho bà Monique một số tiền để xây mộ nhưng không có kết quả... Nhiều người giàu có muốn xây mộ cho Vua Bảo Ðại để lấy tiếng cũng bị bà Monique cản trở.

Ông Bảo Ân rất xúc động và đau lòng khi nghe người bạn từ Paris mô tả những gì về ngôi mộ này, nên muốn nhờ người bạn đi kiếm người làm một tấm plaque khắc tên Vua Bảo Ðại đặt trên ngôi mộ và sau này có thể xúc tiến việc xây mộ cho ngài. Người bạn tìm đến ông Nguyễn Duy Hiệp, một người Việt, có dịch vụ chuyên lo về thủ tục mai táng của thành phố Paris. Ông này khi nghe nói đến có một người con cựu hoàng hiện ở Mỹ có quan tâm đến ngôi mộ, ông rất cảm kích và ngỏ ý ông sẽ liên lạc với bà Monique để có thể tiến hành việc xây mộ. Ông Nguyễn Duy Hiệp giải thích là bà Monique có nhờ ông quyên tiền để xây mộ cho cựu hoàng, nhưng trong ba năm, ông chỉ nới quyên được 1,200 Euros, vậy nếu “Mệ” Bảo Ân có khả năng làm được, “thì mời sang Paris, chúng ta sẽ bàn tiếp”.

Một chủ công ty mộ bia ở Paris là ông Cridel thấy hoàn cảnh của Cựu Hoàng Bảo Ðại đáng thương nên đã gặp bà Monique, và điều đình với bà, nếu bà bằng lòng thì ông sẽ thực hiện bản vẽ và ông sẽ giúp 50% phí tổn xây cất. Ông Nguyễn Duy Hiệp cũng góp lời thuyết phục, cuối cùng bà Monique đồng ý và giao cho ông Hiệp gây quỹ trong bà con cộng đồng Việt Nam.
Ông Bảo Ân và con trai, Quý Khang, cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại bên ngôi mộ mới vừa hoàn thành.
Gây quỹ
Tốn phí cho công trình xây mộ ước tính ban đầu là khoảng 25,000 Euros. Công ty Cridel chịu 50%, ông Nguyễn Duy Hiệp quyên được 3,000 và cá nhân ông đóng thêm 1,000, chùa Tịnh Ðộ đóng góp 1,000, các vị đạo hữu Cao Ðài cho được 400. Số tiền còn lại do các vị trong cộng đồng Việt Nam đóng góp. Xúc động nhất là có 1 cháu gái gởi tới 5 Euros kèm theo bức thư đại ý là cháu còn đi học không có nhiều tiền nhưng thấy thương ông vua của mình quá nên xin được đóng góp để xây mộ cho ngài. Như vậy còn thiếu khoảng 9,000 Euros cho nên việc xây mộ đã chờ đợi hơn 3 năm nay rồi mà không thực hiện được.
Sau sự tường trình của ông Nguyễn Duy Hiệp, ông Bảo Ân hứa sẽ cung cấp số tiền còn lại. Ông Bảo Ân cũng cho chúng tôi biết, qua Mỹ phải làm ăn vất vả, không có tiền, tuy vậy ông đã “cà” tất cả thẻ “credit” ông có mới có đủ tiền xây mộ cũng như trang trải tốn phí cho những chuyến đi sang Pháp.

Năm 2005, ông Bảo Ân qua đến Pháp, việc đầu tiên là đến gặp ông Cridel để xem bản vẽ, để xem có cần sửa chữa gì không? Ghi khắc tên tuổi của cựu hoàng trên bia đá như thế nào? Ðể khắc chữ bằng vàng trên bia mộ, phải tốn thêm 2,200 Euros. Sau khi bà Monique chấp thuận, ông Cridel sẽ cho xúc tiến xây mộ ngay lập tức, và khi nào hoàn tất, ông sẽ báo cho ông Bảo Ân trở qua Pháp để tổ chức lễ tưởng niệm và cầu siêu cho cựu hoàng.

Khi được thông báo công việc êm xuôi, cuối năm 2006, ông Bảo Ân trở lại Paris. Ông “chạm trán” bà Monique tại phần mộ của cựu hoàng. Bà Monique nổi tiếng là khó khăn, câu nói đầu tiên của bà Monique khi nhận ra Bảo Ân là “mắng” ông sao sang Paris mà không đến thăm viếng bà theo phép lịch sự, trong khi đó lại đến thăm bà Mộng Ðiệp. Ông Bảo Ân đành lấy lý do ông không rành tiếng Pháp và không biết đường sá.

Bà Monique cũng than phiền là các con Vua Bảo Ðại “làm phiền bà quá nhiều!”

Việc ông Bảo Ân xây được mộ cho cựu hoàng cũng là do duyên định, hình như vua cha dành cho ông vinh dự này vì gần 10 năm nay, không ai có thể thuyết phục được bà Monique để cho họ xây mộ của Vua Bảo Ðại, trong khi chính bà lại không có tiền hay không muốn xây mộ.
Bốn chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ” được khắc trên đầu bia mộ.

Ngoài các dòng chữ do ông Bảo Ân soạn khắc trên bia mộ, bà Monique đã quyết định là khắc thêm hình ảnh kim khánh bốn chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ”(*) khắc trên tấm bia, mà có lẽ những người làm bia mộ, không ai biết ý nghĩa của nó.
Trước ngày khánh thành, ông Bảo Ân cho bà Monique hay là ông sẽ đem lá cờ vàng ba sọc đỏ vào treo trước ngôi mộ, vì đây là lá cờ ngày 2 Tháng Sáu năm 1948, chính phủ của Quốc Trưởng Bảo Ðại (với Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân) đã chính thức dùng làm quốc kỳ của quốc gia Việt Nam. Cuộc thương thảo bất thành vì bà Monique không bằng lòng và de dọa sẽ gọi cảnh sát can thiệp nếu ông Bảo Ân đem lá cờ VNCH vào lễ khánh thành.

Con trai của cựu hoàng phản đối bằng cách không đến tham dự lễ khánh thành ngôi mộ của cha, và bài diễn văn soạn sẵn, với tư cách là đại diện của gia đình Vua Bảo Ðại, để cám ơn các quan khách và hội đoàn người Việt tại Paris, sẽ không bao giờ còn cơ hội để đọc nữa.

Ngày khánh thành mộ cựu hoàng có đủ các chức sắc thành phố, các hội đoàn người Việt ở Paris, nhưng lại vắng bóng các “Mệ” con của Vua Bảo Ðại, ngoài lý do trên của Bảo Ân, không ai muốn gặp mặt bà Monique. Ông Bảo Ân cho biết lý do, nếu ai đến, tức là đã công nhận bà Monique trong vai trò người vợ chính thức của nhà vua, đó lại là điều tất cả mọi người không ai muốn. ___

Kỳ tới: Sau khi bị truất phế, tài sản của toàn gia đình Quốc Trưởng Bảo Ðại (kể cả vợ không hôn thú) và của các ông Vĩnh Cẩn, Nguyễn Ðệ đều bị tịch thu. Thân mẫu của Quốc Trưởng Bảo Ðại, Ðức Từ Cung phải dọn ra khỏi Cung An Ðịnh.
Ghi chú:

(*) Theo nhà biên khảo Võ Hương An, 4 chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ” khắc trong kim khánh trên bia của lăng Vua Bảo Ðại tại nghĩa trang ở Paris, nhìn thì đẹp nhưng không có nghĩa. Hai chữ sắc tứ (hay có khi là ân tứ) được dùng khi vua ban thưởng một vật gì đó cho bầy tôi; ở đây, Vua Bảo Ðại đã là vua rồi thì không viết “Bảo Ðại Sắc Tứ” được. Nếu muốn trang trí thì nên ghi “Bảo Ðại Hoàng Ðế”.

Trong bài báo này chúng tôi dùng tiếng “mộ” để chỉ nơi an nghỉ của Cựu Hoàng Bảo Ðại. Nhưng theo sách vở triều Nguyễn, mộ của Hoàng Ðế, Hoàng Hậu, Thái Hậu được gọi là “lăng,” còn ngoài ra, dân thường và quan lại, dù đến nhất phẩm triều đình cũng chỉ được gọi là “mộ.”