Friday, October 26, 2012

Tiền ông Vượng có là do nhóm Việt Cộng thân Nga giao cho, thuộc phe tàn dư của Lê Duẩn.

Ông ta là 1 người gian manh bậc nhất, hơn xa các ông Hùng Dũng Sang Trọng. Quá gian manh, nên làm ở ngoài để hưởng thụ khỏi bị theo dõi.

1 người thông minh, IQ không dưới 120, do đó cho dù muốn cũng không thể làm trong chính quyền vì trong đó toàn hạng có IQ dưới 80. Không gì khó chịu cho người thông minh bằng phải tiếp xúc với người ngu.

Tiền ông ta có là do nhóm Việt Cộng thân Nga giao cho, thuộc phe tàn dư của Lê Duẩn.

Do 1 sự dàn xếp chính trị, tài chánh, phe này rút lui khỏi chính trị hồi 1987, giao lại cho phe thân Tàu.

Đổi lại, họ được giao cho các mỏ dầu, tự do bán bỏ túi, chỉ bỏ vào công quỹ 1 phần RẤT NHỎ.

Phe này, sau 25 năm khai thác dầu, bỏ túi không dưới 100 tỉ USD tiền quốc gia.

--------------------

Ông Vượng chỉ là tay con nhỏ nhít trong đám này mà thôi.

Ông ra mặt công khai, chứ còn rất nhiều người trong nhóm thân Lê Duẩn nay rất giàu nhưng núp kín, 1 số đang làm tài phiệt bên Nga và vài nước chư hầu, trong đó tại Ukraine là phần lớn.

Họ mua luôn cả khu Vinpearl, là 1 hòn đảo (Hòn Tre) cực kỳ đắc địa ở Nha Trang, khung cảnh đẹp như trong tranh, và NGOÀI vòng kiểm soát của công an, CP Việt Cộng.

Tại đây có nhiều thú vui, trò chơi, không đâu có trên thế giới. Tin đồn, họ có cả cao BẠCH hổ cốt bán cho khách Thượng thượng lưu, từ cọp miền Siberia, do khí hậu lạnh, xương rất cứng (như các loại gỗ làm đàn piano vậy), nấu 3 ngày mới mềm, làm cao này thì cực phẩm.

Ernst & Young: Việt Nam là "ngôi sao đang lên" (Rising star ? really ? hahahaha)

Trong báo cáo được công bố hôm qua (25/10), Ernst & Young vừa nhận định Việt Nam là 1 “ngôi sao đang lên” với dự đoán nền kinh tế sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong vòng 25 năm tới.

Trong báo cáo, E&Y đã chọn Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia là những nền kinh tế mạnh. 

Đối với năm 2012, E&Y giảm dự báo mức tăng trưởng từ 5,3% xuống còn 4,5%. Khủng hoảng tài chính ở châu Âu và Mỹ đang gây nên những hiệu ứng tiêu cực, giá hàng hóa tăng cao khiến mức sống của người nghèo bị giảm xuống và giá năng lượng tăng cao khiến chi phí của các doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên, những yếu tố cơ bản ở các nền kinh tế mới nổi như nhu cầu nội địa và đầu tư vào cơ sở hạ tầng được dự báo sẽ giúp nền kinh tế phục hồi.

Trả lời phỏng vấn của tờ Financial Times, Alexis Karklins-Marchay cho rằng đây là những nền kinh tế không thu hút được các nhà đầu tư trong 5 năm tới nhưng hiện nay đã khác. Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Indonesia là những ví dụ rõ ràng nhất. Đây là niềm tự hào cho Việt Nam. 

Karklins-Marchay đề cập đến 2 nhân tố chính thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đầu tiên, Việt Nam có được 1 vị trí lý tưởng. Thứ 2, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào. Dân số Việt Nam là 90 triệu người, 80% trẻ em có trình độ trung học cơ sở trong khi chi phí lao động chỉ bằng 1 nửa so với Trung Quốc và Thái Lan. 

Nhu cầu nội địa chính là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Số hộ gia đình có thu nhập hàng năm trên 30.000 USD sẽ tăng từ con số 6.000 của năm ngoái lên mức 60.000 trong năm 2021. Điều này cho phép Việt Nam sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có giá trị cao hơn. 

Trong năm tới, World Bank dự báo điện thoại di động và các sản phẩm liên quan sẽ đóng góp tỷ trọng lớn hơn so với dệt may – sản phẩm vốn luôn dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu. 

Ernst & Young: Việt Nam là
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm viễn thông của Việt Nam giai đoạn 1997 - 2009 
(không tính TV)

E&Y nhận định, có thể thu hút và giữ chân được các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như điện tử, máy tính và điện thoại là điểm cộng rất lớn cho Việt Nam bởi một số nước láng giềng của Việt Nam ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc cải thiện vị trí trong chuỗi sản xuất toàn cầu. 

Báo cáo tập trung vào thị trường vốn và lĩnh vực ngân hàng và cho rằng Việt Nam có tiềm năng nhận được đầu tư từ Nga, Trung Đông và các ngân hàng châu Á. Đây là một trong những cơ hội lớn nhất của Việt Nam, bất chấp Việt Nam vừa trải qua vụ những thông tin gây chấn động cách đây vài tháng. 

Hơn 50% dân số Việt Nam sẽ mở tài khoản ngân hàng và chính phủ đang đặt mục tiêu giảm số lượng ngân hàng từ 38 xuống chỉ còn 15. Các ngân hàng đang mở rộng mạng lưới và áp dụng các công nghệ mới để tiếp cận được với khách hàng đến từ khu vực nông thôn. 

Với nỗ lực củng cố những lĩnh vực phi chính thức của chính phủ và nhà đầu tư lấy lại được niềm tin, nhiều sản phẩm tài chính phát triển như quản lý tiền mặt và quỹ đầu cơ tỷ giá hối đoái sẽ được đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, E&Y cũng cảnh báo, so với những thị trường có tốc độ phát triển nhanh khác, Việt Nam cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Dẫu vậy, những “phần thưởng” xứng đáng cho nhà đầu tư dám chấp nhận rủi ro. 

Thursday, October 25, 2012

Nghịch lí Việt Nam: trí tuệ tụt hạng, xa xỉ lên ngôi?

... Trong khi các bảng xếp hạng trí tuệ và năng lực cạnh tranh toàn cầu cho thấy VN đang tụt hạng, thì mặt khác một vài nơi người ta tiêu dùng một cách rất xa xỉ. Trong điều kiện thu nhập thấp, sự xa xỉ này càng đáng chú ý.
Chúng ta còn nhớ bài báo nổi tiếng của Ts Lê Văn Út và Ts Thái Lâm Toàn, “Hơn 9.000 giáo sư sao không có bằng sáng chế?”, cho biết trong 5 năm qua VN chỉ đăng kí được 5 bằng sáng chế. Có năm (2011) không có bằng sáng chế nào. Trong khi đó Phi Luật Tân có 27 bằng sáng chế, Thái Lan có 53, Mã Lai 161, và Singapore 647. Chúng ta chỉ hơn mấy nước như Lào, Campuchea, và Brunei.

Đại học VN cũng chưa tạo nên tên tuổi trên trường quốc tế. Tuần qua, một bài báo trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn phân tích danh sách 400 trường đại học hàng đầu trên thế giới (theo cách xếp hạng của nhóm QS). Trong danh sách đó, các nước trong khối ASEAN có 11 trường. Mười một trường này thuộc 5 nước: Thái Lan (2), Mã Lai (5), Nam Dương (1), Phi Luật Tân (1), và Singapore (2). Việt Nam chúng ta không có trường nào trong danh sách. Hôm qua, báo Tuổi Trẻ có bài “Nghiên cứu KH tại VN: Tiếp tục tụt hạng” có trích dẫn bảng xếp hạng đại học VN dưới đây. Theo Bảng này thì hai đại học hàng đầu của VN đứng hạng rất thấp trong vùng. Nhưng quan trọng hơn nữa, thứ hạng của cả hai đại học hàng đầu lại tụt đến 24 hạng (ĐHQG TPHCM) và 79 hạng (ĐHQG Hà Nội).
Tất cả những dữ liệu trên cho thấy trên bình diện quốc gia, Việt Nam đứng rất thấp trên trường quốc tế về mặt năng lực cạnh tranh, năng lực sáng tạo và giáo dục đại học. Nhưng có một “tin vui”: VN là một thị trường tương đối tốt cho những loại hàng hoá xa xỉ. Báo Tuổi Trẻ hôm cuối tuần có bài “Khi Hermes vẫn tươi cười ở Việt Nam” cho biết công ti Hermes mới khai trương một chi nhánh ở Sài Gòn. Bài báo có đoạn viết:

“Cách đây không lâu, một cô người mẫu nổi tiếng của VN kể cho nghe một chuyện như thế này: cửa hàng Hermes ở Hà Nội nhập về mười bộ túi xách thời trang mới nhất. Mỗi bộ gồm bốn chiếc mang bốn màu khác nhau. Giá của một bộ bốn chiếc túi này là 140.000 USD, và người ta chỉ bán bộ chứ không bán lẻ!”
Một bộ 4 cái túi xách mà tốn đến 140 ngàn USD! Không biết những túi xách này làm bằng gì. Chắc chắn là da thú vật, nhưng có gì khác nữa mà đắt như thế? Dù tôi biết rằng Hermes (cùng với Louis Vuitton, Versace, Armani) là những thương hiệu thuộc loại “high-end” của Pháp và Ý, nhưng tôi không ngờ có những món hàng đắt giá như thế.

Chợt nhớ hôm chuyển tiếp máy bay ở Singapore, tôi lang thang trong các cửa hàng phi trường. Nhìn thấy giá những chai rượu Pháp (Louis 13 thì phải), giá từ 4000 USD đến 25000 USD một chai. Kinh ngạc, tôi hỏi người bán hàng chắc chị bán một vài chai mỗi tháng, thì chị ấy trợn mắt nói “Oh, mỗi tuần, chúng tôi bán cả chục chai”. Tôi ngạc nhiên hỏi khách hàng nào mà mua những thứ này, thì chị nói “PRC”. Tôi không hiểu và hỏi PRC là ai? Chị cười nói “People’s Republic of China”. Vậy mà chỉ một tuần sau có mặt ở Hà Nội tôi có dịp đi ăn tối với vài bạn, trong đó có bạn làm quản lí một nhà hàng sang trọng ở Hà thành, anh ấy cho biết nhà hàng của anh cũng bán khoảng “dăm chai” mỗi tuần, mỗi chai từ 4000 đến 10000 USD. Việt Nam ta đâu có chịu kém người hàng xóm lạ phía Bắc.
Nhưng vui nhất và thích nhất vẫn là hôm ở Khách sạn Melia, khi tôi chứng kiến một cảnh rất hay. Khách sạn có cửa hàng bán điện thoại đắt tiền hiệu Vertu, giá cũng từ 5000 đến 1000 USD một cái. Khi tôi đang window shopping thì một cặp tình nhân tay trong tay vào cửa hàng. Người con gái chỉ vào cái điện thoại (tôi không biết bao nhiêu tiền) và nũng nịu nói với chàng trai: em thích cái này cơ. Giọng nói Hà Nội nghe rất dễ thương một cách chết người. Thế là chàng trai rút bóp ra và mua ngay cái điện thoại mà “em thích”.
Họ vui vẻ và rất thản nhiên.

... về mảng phô trương cái giàu và xa hoa thì Việt Nam chắc hơn Úc, hơn một cách tương đối. Khi nói “tương đối”, tôi muốn nói với một thu nhập trung bình thấp mà người mình dám chi lớn thì tỉ số chi tiêu trên thu nhập (tôi gọi đó là “chỉ số xa xỉ”) hơn hẳn các đại gia Úc.

Chỉ số xa xỉ 140000/1100 = 127 trong khi ở Úc chỉ 3.5.
Nhưng có đáng tự hào cho một chỉ số xa xỉ cao như thế trong khi đất nước đang tụt hạng về năng lực trí tuệ, về khả năng cạnh tranh, về khoa học và giáo dục. ...

http://vn.answers.yahoo.com/question...4194700AAxWWg5

Người Việt xài sang nhất thế giới

Thời điểm này, tổ chức MasterCard World Wide công bố một khảo sát tiêu dùng trên 10.502 người ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông thì: ưu tiên số một cho ăn chơi giải trí, Việt Nam dẫn đầu với 86%, Hàn Quốc 78%, Hong Kong 75%. Tỷ lệ tiêu dùng một cách tuỳ nghi, không toan tính thì Việt Nam cũng dẫn đầu đến 62%, Úc và Hàn Quốc 59%.

Những con số trên cho thấy ở nước ta, tiêu xài quá mức lao động tích luỹ bản thân cũng như tích luỹ toàn xã hội của nền kinh tế đang là một vấn đề bức xúc. Làm ra 1 đồng chi xài 2 đến 4 đồng, xài đồng tiền (dù do bản thân mình làm ra) mà không chú ý đến hoàn cảnh đất nước, xã hội, cộng đồng xung quanh.




Xe siêu sang vẫn xuất hiện trong lúc đời sống người lao động càng lao đao vì vật giá leo thang.

Những chiến dịch kích cầu đã là việc thông thường trong xã hội thị trường. Không tiêu xài thì làm sao sản xuất phát triển được. Vậy mà những người có dịp sang thăm thân nhân ở Mỹ, Úc, Singapore đều ngạc nhiên về mức độ tiết kiệm của công dân các nước ấy.

Trong khi đó, ở một số nước đang phát triển lại đang bùng nổ ngành công nghiệp xa hoa. Ở đó, con người thích thể hiện mình bằng vật chất, xài hàng hiệu nhập khẩu đắt tiền mà không để ý là nước mình đang nhập siêu. Ở Việt Nam, nhóm 20% người giàu nhất tiêu dùng 43,3% tổng chi tiêu cả nước. ... Việt Nam tăng trưởng theo mẫu hình: đổ tiền ra đầu tư, sản xuất vô độ, huỷ hoại môi trường, phải đối đầu với những thách thức như tham nhũng, lãng phí tài nguyên, đầu tư sai.

Chi xài quá mức cái làm ra được – đang trở thành một đặc tính của người Việt? Tính chất cẩn trọng, hợp lý, khoa học của chi tiêu, một đặc điểm giúp người ta làm giàu (Buôn bán tàu bè không bằng ăn dè hà tiện – câu của các cụ xưa) bây giờ không mấy ai chịu học nữa?...

Có lẽ thói quen chi xài quá mức có nguyên nhân này chăng: kiếm tiền quá dễ, không chính đáng nên chi đi chẳng tiếc. Tiết kiệm làm gì, khi người ta dễ dàng giàu lên nhờ tận dụng quan hệ ... bằng cách hối lộ mua bán, tham nhũng, trốn thuế, lách qua luật pháp nhiều sơ hở?

Cho nên, “chi bạo” trở thành một lối ứng xử?

http://sgtt.vn/Loi-song/137577/Nguoi...-the-gioi.html

http://www.mekongnet.ru/index.php?mod=News&sid=37273

Wednesday, October 24, 2012

Quốc Cường Gia Lai khinh bỉ trí tuệ độc giả, nhà đầu tư, PHÁP LUẬT

Quốc Cường Gia Lai mượn nợ với tiền lời... 1,5%:

"...Báo cáo tài chính của Quốc Cường Gia Lai cũng cho thấy công ty này đang nợ trên 3.129 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là gần 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là báo cáo tài chính của Quốc Cường Gia Lai cho thấy chi phí lãi vay 9 tháng đầu năm nay chỉ có gần 43 tỷ đồng..."

http://vneconomy.vn/2012102305004113...i-hon-2-ty.htm

Đây là sự khinh bỉ trí tuệ độc giả, nhà đầu tư, PHÁP LUẬT.

Nếu tính đúng giá, cho dù rẻ 1 chút, thì tiền lời 3129 tỉ đồng trong 9 tháng cũng không thể dưới 350 tỉ đồng.

Nếu nay QCG nói rằng họ lời 2 tỉ đồng, chi phí lãi vay 9 tháng đầu năm nay chỉ có gần 43 tỷ đồng, thì cho dù họ tính đúng, tính đủ tất cả mọi thứ khác trừ tiền lời ngân hàng, thì họ vẫn LỖ THẬT 305 tỉ đồng.

Phản động quá, dám nói xấu THIÊN ĐƯỜNG CỘNG SẢN

HẨM HIU PHẬN BẠC

Cơn mưa chiều bất chợt “xô” tôi chạy nhanh đến hàng hiên giữa khuôn viên Bệnh viện Gia Định và Bệnh viện Ung bướu. Chen mình với những bệnh nhân đi khám đang đứng trú mưa, bỗng nghe tiếng nước xối mạnh từ phía hàng hiên bên cạnh. Mọi ánh mắt đổ dồn về người phụ nữ trạc 50 tuổi đang đứng lúi húi che lại tấm nylon. Phía dưới là một người đàn bà luống tuổi khác đang nằm co ro, nép sát vào bờ tường. Bà Lê Thị Ánh Hồng (tên người phụ nữ) cười tươi: “Tui cũng là người bệnh đấy. Ở đây ai cũng thế, gia cảnh khó khăn lại gặp bệnh hiểm nghèo, đành phải chọn hành lang bệnh viện làm chốn nương thân. Người bệnh chăm sóc cho người bệnh, sống cùng nhau nên coi nhau như trong một nhà”. Quê ở xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, bà Hồng từng có một mái ấm hạnh phúc, hai đứa con chăm ngoan. Thế rồi bất hạnh giáng xuống khi bà phát hiện bên ngực trái có một cái nhọt nhỏ. Ban đầu bà chỉ nghĩ là cái hạch bình thường nên cứ mặc kệ, vẫn ngày ngày đi làm lo cho con ăn học. Thế rồi nó cứ lớn dần, kéo theo những cơn sốt cao và ho triền miên, bà đi bệnh viện khám mới hay mình bị ung thư vú. Lúc này cái hạch nhỏ đã phát lên to bằng cái chén, sưng mủ. Bao nhiêu tiền bạc, tài sản tích cóp lần lượt bán tháo để lo chạy chữa. Hai người con của bà phải nghỉ học lên tận huyện Bình Chánh, TPHCM làm thợ hồ, thu nhập bấp bênh. Hết tiền đi lại, bà đành kiếm manh chiếu ra hành lang bệnh viện ở luôn.


Sau dãy chiếu manh là chốn cư ngụ của hàng chục bệnh nhân

Cùng cảnh ngộ là bà Phạm Thị Điệp (51 tuổi, ngụ xã Châu Phong, huyện Tân Châu, An Giang). Cũng nhập viện với bà Hồng từ năm 2009 và cùng ra hành lang ở nên bà Điệp và bà Hồng như đôi bạn thân, vui buồn có nhau. Chồng mất sớm, con đi làm mướn ở xa, không có điều kiện đi về nên bà Điệp chọn luôn hành lang làm chỗ ở và bầu bạn với những người cùng chung cảnh ngộ. Lúc trái gió trở trời hay những khi đau đớn vì bệnh “hành”, họ nương tựa và tự chăm sóc cho nhau. Cảnh sống hành lang không có bếp nấu, họ cùng vào chùa Bảo Văn và chùa Bảo Hòa (ở gần bệnh viện) ăn cơm từ thiện.

Nằm co ro sát bên bờ tường để tránh cơn mưa hắt vào, bà Huỳnh Thị Tiến (73 tuổi, ngụ xã Tân Thủy, huyện Ba Tri, Bến Tre) mệt mỏi, nhăn mặt với từng cơn đau. Bà không nhớ đã lên bệnh viện bao nhiêu ngày, chỉ biết mỗi lần từ Bến Tre lên, hai mẹ con bà lại ra hành lang này nằm chờ khám và lấy thuốc. Bà có năm người con, gia cảnh ai cũng khó khăn. Người con gái thường đưa mẹ đi tái khám ở bệnh viện, sức khỏe cũng yếu nên nhiều khi lên đến bệnh viện là mệt lả, phải cậy nhờ những người bệnh ở hành lang này chăm sóc giùm. Bà Tiến cho biết, bảy tháng trước bà phát hiện bị ung thư, phải mổ và đặt máy vào trong bụng. Chi phí cho cái máy mất 15 triệu đồng, các con bà đã phải chạy vạy đủ đường. Mỗi tháng lên tái khám, mặc dù đã có bảo hiểm nhưng tiền thuốc cũng đã ngốn mất chừng 2 triệu, thế nên mẹ con bà ngủ hành lang để tiết kiệm chi phí.

Bà Huỳnh Thị Tiến nằm sát bờ tường để tránh mưa

HÀNH LANG MÁI ẤM

Lại một cơn gió thốc vào khiến tấm nylon bên cạnh bị quất tả tơi. Sợi dây không đủ dài để buộc, ông Lê Văn Đúng (55 tuổi) đành đứng cầm góc tấm nylon che mưa cho vợ đang nằm ở dưới. Quê ở xã Bình Trung, huyện Châu Thành, Tiền Giang, vợ chồng ông Đúng cũng có một cơ ngơi với nhà cửa ruộng vườn đầy đủ. Hơn một năm nay, kể từ khi vợ ông - bà Lê Thị Lùng nhập viện vì bệnh ung thư, ruộng vườn lần lượt bán hết. Đứa con gái lớn đã có chồng, song gia cảnh cũng không mấy khá giả. Còn người con trai út đang học dở dang cũng đành nghỉ đi làm nghề hớt tóc. Khác với phần lớn bệnh nhân ở đây, bà Lùng nhập viện và có phòng, có giường. Phòng và giường cũng chỉ là... tượng trưng mà thôi. Bệnh viện thì chật, bệnh nhân lại đông, mỗi giường là 5 - 7 người, thế nên vợ chồng ông đành dắt díu ra hành lang nằm cho thoải mái. Cũng như những người nằm đây chờ tái khám, vợ chồng ông ngày ngày bám trụ ở hành lang để chống chọi với căn bệnh ung thư của bà Lùng, mỗi bữa ăn đều đặn là suất cơm chay từ thiện của nhà chùa. Từ khi vào bệnh viện điều trị đến nay, bà Lùng đã phải vào hóa chất bốn lần. Ông Đúng cười tươi: “Vợ chồng tui chọn nơi đây làm... mái ấm!”.

Mưa nặng hạt. Thế nhưng bà Hồ Thị Tùng (53 tuổi, ngụ xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) lại toát mồ hôi vì đau. Đứa con trai Hồ Trường Mãi (20 tuổi) ngồi cạnh bên cầm quạt khua lia lịa. Nhà chỉ có hai mẹ con, từ khi bà Tùng nhập viện vì chứng vôi hóa cột sống, Mãi cũng nghỉ học để chăm sóc mẹ. Cũng có thời gian Mãi đi làm thợ hồ ở quận 2, quận 7 kiếm tiền phụ mẹ, nhưng sức khỏe yếu nên không kham nổi nghề nặng nhọc này. Sau mỗi đợt tái khám rồi trở về Cà Mau, em đành theo người ta đi làm thuê, làm mướn đủ nghề.

Dọc cái hành lang cũ này có khoảng 50 người đang “định cư” để chữa bệnh. Những người ở đây phần nằm chờ tái khám, phần thì nhập viện nhưng không có giường. Điểm chung ở họ là mái đầu rụng tóc, cảnh nghèo khó, chở che cho nhau theo tháng ngày chống chọi với căn bệnh quái ác - ung thư. Trở về nhà khi cơn mưa vẫn đang nặng hạt, trong lòng tôi cứ mãi băn khoăn bởi hình ảnh muỗng cơm ăn vội dưới mưa, bởi manh chiếu mỏng thốc lên theo từng cơn gió, bởi tấm nylon mỏng manh và những con người đang co ro vì đau, vì lạnh... Cầu mong sao có một phép màu.

Monday, October 22, 2012

So với thực dân Pháp, Việt Cộng xấu xa hơn gấp trăm, ngàn lần

Chính vì vậy mà Karl Marx mới CẤM không cho tạo bất cứ giai cấp nào trong xã hội.

Việt Cộng làm sai rồi đổ quấy cho Marx. Theo Marx, không làm gì có giai cấp Đảng-Viên và giai cấp Không-Đảng-Viên.

Theo Marx, thì không làm gì mà Ba Phượng có thể đùng 1 phát trở thành siêu triệu phú đô la, tuy có là tỉ phú đô la hay chưa thì khó biết.

Rồi còn vụ cô Tô Linh Hương, con Tô Huy Rứa, mới 24 tuổi làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị 1 tập đoàn tỉ đô, vô công trình mà mặc váy, mang guốc cao gót như đi dạ hội nữa, thật là coi đời bằng 1/4 con mắt vốn đã ti hí như sợi chỉ.



TẤT CẢ mọi sự xấu xa của Thực dân Pháp mà Việt Cộng từng dùng làm lý do để nổi dậy lật đổ, thì nay Việt Cộng vi phạm còn nhiều, sâu, rộng hơn nữa.

So với thực dân Pháp, Việt Cộng xấu xa hơn gấp trăm, ngàn lần.

Friday, October 19, 2012

Điểm nóng Không tăng lương: Bóp bụng đi làm (they have to admit the sad truth now)

Trước thông tin “Không tăng lương cơ bản vào năm 2013”, nhiều công nhân nghe xong đã thảng thốt bất ngờ, thậm chí hụt hẫng bởi sẽ phải tiếp tục cảnh đồng lương eo hẹp, tằn tiện đủ đường. Còn một số công chức nghe xong lặng thinh rồi thở dài: tăng hay không tăng thì vẫn thiếu thốn như thế.
19g. Trong căn phòng trọ chưa đầy 8m2 (có gác xép, đường D11, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM), chị Đỗ Thị Kiều Nhi (26 tuổi) đang cho con gái tên Chíp ăn tối trên tấm nệm kê giữa phòng. Bé dán mắt vào tivi đặt cách chỗ ngồi chưa đầy 2m. "Không ăn đâu". Bé Chíp xua tay rồi bật ho mấy tiếng.

Bữa ăn 10.000 đồng

Nhi cho biết chị và anh Phạm Đình Nơi (30 tuổi, quê Hưng Yên) kết hôn được năm năm. Cũng đã năm năm qua vợ chồng con cái chị gắn bó với căn phòng chật hẹp này: "Tôi làm công nhân cho Công ty Nam Thiên sáu năm mới được mức lương 3,5 triệu đồng". Dù chi tiêu hết sức tằn tiện nhưng vẫn không đủ tiền cho con đi học mẫu giáo. Bởi vậy bé Chíp dù đã 4 tuổi nhưng vẫn ở nhà chơi quanh xóm. "Gửi trường tốt thì không có tiền, gửi nhà trẻ tư thì lo con không được chăm sóc tốt" - chị Nhi cho biết.

Ngoài hai vợ chồng và bé Chíp, căn phòng còn là nơi ở của hai đứa cháu của chị Nhi. Là người thuê nhà "có thâm niên" tại xóm trọ này nên anh chị Nơi quen biết hầu hết người trong xóm. Không chỉ thuê căn phòng phía trong làm nơi ở, anh Nơi còn thuê căn ngoài cùng đầu hẻm làm nơi sửa chữa xe máy: "Lương vợ chỉ đủ mua sữa và nuôi con nên tôi phải nuôi vợ" - anh Nơi hài hước. Căn phòng sửa xe máy được anh Nơi tận dụng làm nơi ăn, ngủ cho ba người bạn cũng làm công nhân: "Thêm người ở cho bớt chi phí. Như vậy bữa tối tổng cộng nhà tôi có đến tám miệng ăn". Để tiết giảm chi phí cho tám miệng ăn này, chị Nhi phải hết sức khéo léo khi đi chợ: mỗi bữa, mỗi người chỉ được tiêu trong phạm vi 10.000 đồng.

Thực đơn bữa ăn 10.000 đồng của Nhi dành cho chồng và những người bạn cùng xóm trọ gồm cá điêu hồng nấu canh chua (33.000 đồng/kg), trứng chiên (năm quả với giá 11.000 đồng), đậu que xào (10.000 đồng) và các loại rau thơm nấu canh chua (10.000 đồng). Khi biết tin có thể năm 2013 sẽ không tăng lương cơ bản như lộ trình, chị Nhi chỉ thở dài, xoa bụng bầu đã sáu tháng: "Nếu lương cơ bản không tăng mà vật giá tăng vèo vèo như vậy thì không biết tiết kiệm và tằn tiện đến chừng nào nữa mới đủ".
Công nhân một công ty ở Khu chế xuất Tân Thuận (Q.7, TP.HCM) tranh thủ lót dạ trước cổng công ty trước khi vào làm
Phòng trọ tăng gấp 5, lương tăng gấp 2

Cùng dãy trọ của chị Nhi là chị Ma Thị Bình (người Lâm Đồng). 21g, chị Bình mới tăng ca về và đang chiên cơm nguội. Một chiếc xoong nhôm mỏng treo trên tường sát bếp gas. Một chiếc xoong khác còn sót lại vài miếng dưa cải kho mặn chát: "Bạn ở cùng với mình đi chơi nên mình ăn cơm chiên một mình cho tiết kiệm". Quê ở Lâm Đồng, Bình đến TP.HCM làm công nhân từ 13 năm trước.

Với mức thu nhập hiện nay (gồm lương cơ bản, lương chuyên cần, xăng xe) 3,5 triệu đồng, Bình cho biết: "Căn phòng này tôi thuê đầu tiên có giá 250.000 đồng và bốn đứa con gái ở chung. Sau này các bạn nghỉ việc về quê hết nên tôi tìm thêm một người ở chung cho đỡ tiền phòng. 13 năm đi làm công nhân, qua rất nhiều kỳ tăng lương mà vẫn chưa được gấp đôi hồi mới đi làm, còn tiền nhà đã tăng gấp năm lần lên 1,25 triệu đồng/tháng. Đấy là tôi thuê lâu mới có giá vậy, chứ những chỗ khác đều tăng lên 1,5 triệu đồng/phòng rồi".

Không chỉ tiền phòng tăng gấp năm lần, Bình còn cho biết khi trước tiền điện, nước, xăng, gas đều chỉ gói gọn chừng 30.000 đồng, còn bây giờ đã "phi mã" lên gấp năm lần. "Tôi có bạn trai đã mấy năm nay, anh ấy cũng là công nhân. Với mức lương thế này lo cho mình còn không xong nên cả hai chúng tôi đều không dám nghĩ đến việc kết hôn và sinh con". Nước da xanh xao, vài nếp nhăn xuất hiện nơi cuối mắt, chị Bình cám cảnh: "Làm mãi lương chỉ có vậy, chẳng biết tương lai mình về đâu. Cố thêm vài năm nữa rồi có khi về quê làm rẫy vậy!".

Viên chức: chỉ đủ ăn cơm

Đón đĩa bột chiên của người bán hàng dạo đối diện cổng Trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (Q.5, TP.HCM), thầy Nguyễn Văn Tuấn chậm rãi ăn trước khi vào giờ thi giữa kỳ của trường. Là giáo viên dạy thể dục 16 năm (hiện hưởng lương bậc 5) cộng phụ cấp đứng lớp, thâm niên, ưu đãi... anh mới được 5,3 triệu đồng. Anh nuôi hai con gái sinh đôi học lớp 8 và hiện vẫn ở nhờ nhà mẹ vợ: "Lãnh lương được bao nhiêu tôi đưa vợ giữ hết, nuôi con ăn học và mọi chi phí tăng giá nên thỉnh thoảng cần tiền tiêu vặt tôi nói vợ đưa lại. Mà tôi cũng chẳng dám tiêu gì cho cá nhân. Tôi nghe nói sẽ tăng lương, mà giờ nếu không tăng nữa thì chẳng biết làm thế nào, khó khăn cả mười mấy năm nay rồi. Nói ra thật xấu hổ nhưng đồng lương của tôi chỉ lo đủ cơm ăn hằng ngày, còn ốm đau hoặc mua sắm gì to tát toàn phải về xin ông bà nội!".

Chị Trần Thị Bình Minh, trạm trưởng trạm y tế P.3, Q.3, TP.HCM, gần như than trời khi nhắc đến mức lương của nhân viên y tế: "Tôi bắt đầu hưởng lương ngân sách từ năm 2005, đến nay toàn bộ thu nhập kèm phụ cấp tôi được nhận là 2,8 triệu đồng. Trạm y tế này có năm nhân viên thì tôi có mức thu nhập cao nhất, còn người thấp nhất là 2,1 triệu đồng/tháng. Khó khăn không thể kể hết được. Tăng thêm 600.000 đồng tiền lương có thể không phải nhiều nhưng cũng đỡ được một khoản tiền thuê nhà. 2,1 triệu đồng mà phải ở nhà thuê thì đến bao giờ mới dành tiền để mua được một căn nhà riêng?" - chị Minh hỏi.

Chỉ tranh thủ nói chuyện được chút ít thì chị Minh phải khám bệnh. Đối diện với một bệnh nhân lao có làn da tái xám không hề đeo khẩu trang, chị Minh nói với bệnh nhân: "Em mua khẩu trang đeo vào đi và cả ngày em đeo khẩu trang để không lây lao ra cho cộng đồng và người thân". Chị Minh cũng cho biết bệnh nhân này đang điều trị bệnh tiểu đường.

Đây là nơi đầu tiên, gần nhất mà các bệnh nhân nghèo tìm đến. "Không thiếu một bệnh gì mà chúng tôi không khám lâm sàng và cấp cứu ban đầu. Từ tiểu đường, ho lao, thiếu máu... Thực chất tuy là trạm y tế nhưng chẳng khác gì phòng khám đa khoa. Nhiều trường hợp cần cấp cứu nhưng gọi xe đi bệnh viện lớn không kịp, họ đưa vào trạm y tế để cấp cứu rồi mới gọi được xe mang đi". Tuy là trạm y tế cấp phường nhưng người dân thay vì chạy lên tuyến trên chen vai thích cánh thì các bệnh nhân của P.3 tìm đến đây để được khám và cấp thuốc.

"Công việc từ sáng tới tối, rồi từ tối tới sáng nhưng mức lương và phụ cấp thì hết sức bèo bọt. Hình như chúng tôi bị bỏ quên. Không tăng lương với một số công chức, viên chức khác có thể không bị ảnh hưởng chứ nhân viên y tế, nhất là tuyến cơ sở như chúng tôi, thì khó khăn vô cùng. Ngành khác, nghề khác có thể cúp giờ để đi làm thêm, chúng tôi thì không!" - chị Minh nói.
Khổ không ai thấu
Ngồi ăn vội hộp cơm nguội mang từ nhà theo, bà Lê Thị Phát (43 tuổi), công nhân Công ty TNHH Movina (Khu chế xuất Tân Thuận, Q.7), với bàn tay gầy gò vừa xúc từng muỗng cơm nhai nhom nhem vừa than: "Nhắc đến lương, không muốn nhai cơm nữa". Bà Phát làm công nhân tại đây hơn 10 năm, lương chỉ được 2,1 triệu đồng/tháng, công ty không có tăng ca. Nhà bà Phát ở huyện Cần Giờ, mỗi ngày bà phải dậy lúc 4g để kịp chuyến phà. Sau đó, bà phải đón xe buýt rồi cuốc bộ 20 phút mới đến được công ty. Một tháng bà Phát mất khoảng 300.000 đồng tiền đi lại. "Chồng và con gái tui cũng làm công nhân tại khu chế xuất. Lương bổng bấp bênh. Tổng thu nhập cả ba người mà một tháng chưa được 10 triệu đồng. Tiền hằng tháng chỉ đủ trang trải bữa cơm qua ngày" - bà Phát rơm rớm nước mắt kể.

Thursday, October 18, 2012

huyên gia hiến kế cứu 1 triệu tỉ đồng "chôn" ở bất động sản (Do you understand what he said ?)

Chỉ còn ít ngày nữa, kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc. Tuy nhiên, trước thềm kỳ họp, các vấn đề về kinh tế được nêu ra ở phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 16-10 vừa qua cũng đã thu hút sự quan tâm lớn của nhiều người dân.
Nói về những thông tin ở phiên thảo luận về báo cáo kinh tế xã hội năm 2012 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 16-10, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết: “Hiện tại, dư nợ ngân hàng khoảng 2 triệu tỉ đồng, trong đó một nửa là “nằm” ở bất động sản. Trong đó tồn kho rất nhiều xi măng, sắt, thép…”.
 
Cụ thể, tại phiên thảo luận này, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh cung cấp thông tin, “tính đến 1-9, ngành công nghiệp chế biến chế tạo có tỉ lệ tồn kho 20,4%. Một số ngành, tỉ lệ tồn kho tăng cao như nhựa 52,6%; xi măng 52%, sắt thép gang 46%, may mặc 39%, ô tô xe máy 37%... Nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là tháo gỡ khó khăn để tăng mức tiêu thụ, sau nữa xử lý nợ xấu để giải nút thắt, đưa nền kinh tế lưu thông”.

Nói về sự lo lắng tồn kho do đóng băng bất động sản và công trình dở dang đắp chiếu đã được Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đưa ra, ông Doanh lý giải: “Bất động sản tồn kho như vậy là vì sức mua kém nên thị trường này mới ảm đạm như thế. Trước đây, nhà nước xếp tín dụng trong lĩnh vực bất động sản vào loại tín dụng phi sản xuất nên không cấp. Về sau, nhà nước có cấp tín dụng nhưng cũng rất khó khăn vì lãi suất lên rất cao".
 
Chuyên gia hiến kế cứu 1 triệu tỉ đồng
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh (Ảnh: tinkinhte.com)
 
"Vì vậy thị trường bất động sản tê liệt và việc giải cứu thị trường bất động cũng không phải dễ dàng mà phải có một loạt các biện pháp. Theo tôi thì phải có một số vốn bắc cầu để giải quyết nợ xấu của bất động sản sau đó tìm cách để bất động sản hạ giá thì mới có người mua”- ông nói thêm.

Ngoài hai nút thắt của nền kinh tế “hàng tồn kho và nợ xấu”, vấn đề về một lượng vốn rất lớn đang được người dân tích lũy dưới dạng vàng mà không đưa vào đầu tư sản xuất kinh doanh cũng là vấn đề khiến các nhà quản lý phải suy nghĩ.
 
Ông Lê Đăng Doanh cho biết: “Trong vấn đề đầu tư kinh doanh, sản xuất, các doanh nghiệp đã đầu tư thì hoặc là phải đóng cửa hoặc là không thể sản xuất và nếu có sản xuất thì cũng sản xuất với công suất rất thấp. Trong tình hình đó, người dân rất khó tìm ra phương hướng để đầu tư”.
Theo ông Doanh, một cách giải quyết vấn đề này hiện nay là khuyến khích sức cầu, tìm ra những mảng thị trường có sức mua có thể thanh toán được. Nhưng đó cũng là một sự khó khăn. Việc người dân tích trữ vàng mà không chuyển thành tiền để đầu tư sản xuất hoặc chí ít là gửi vào ngân hàng thì điều đó chứng tỏ niềm tin vào ngành ngân hàng thấp.
 
“Trong tình hình lãi suất còn đang còn cao hoặc đã giảm nhưng doanh nghiệp chưa tiếp cận được nên đang có một loạt các khó khăn. Tôi nghĩ là cần có những biện pháp để khôi phục lại lòng tin của doanh nghiệp và niềm tin của người dân”, vị chuyên gia kinh tế này nói.

"Lật" không nổi ông 3, nay ông 4 còn ấm ức, uất nghẹn!

"Chủ tịch nước: Không hoàn thành nhiệm vụ thì rút lui":
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/93...i-rut-lui.html

"Để nhấn mạnh đến chống tham nhũng, Chủ tịch nước đã nói về mình. “Các đồng chí bầu tôi, tôi biết phải làm gì. Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ. Thậm chí khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào. Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy” - ông Trương Tấn Sang nói..."

---------------------

"Lật kèo" không nổi, nay ông Sang chuyển qua "tâm lý chiến", hy vọng ông Dũng "thấy mình nhu nhược" rồi tự "làm đơn xin nghỉ".

Ông ta nay mở cuộc họp tùm lum khắp xứ, không hề vì đám dân ngồi nghe, nhưng vì các bài báo sẽ đăng, để tăng dư luận ủng hộ.

Rồi như để kể rằng ta đây không tham nhũng nhé, ông này tự kê khai tài sản, nhà chỉ có 51 m2, khi về hưu dứt khoát không lấy 1 m2 đất nào, v.v...

Ôi thôi, đó là ông Sang tự vạch ra cái sai trái của đảng ông, rằng ông CÓ QUYỀN lấy đất, chỉ là có muốn hay không mà thôi!

Lãnh đạo các nước giàu mạnh không bao giờ nói như ông, vì lẽ, điều ai cũng biết, là như TT Mỹ, Pháp, thì có bao giờ có sự chọn lựa đó đâu mà nói "dứt khoát lấy", hay "dứt khoát không lấy"?

Tại các quốc gia giàu mạnh kia, đất đai, nhà cửa, ĐÂU TỚI PHIÊN Tổng thống, Thủ tướng lên tiếng rằng khi họ về hưu họ có quyền thu tóm hay không?

Chỉ việc ông Sang lên tiếng nói như trên, là thấy cái đảng ăn cướp của ông có đủ lý do để bị chôn vùi dưới 3 thước đất.

---------------------------------

Muốn chống tham nhũng ư, rất dễ, dễ hơn kiếm ra 1 đồng công bằng từ ngoại quốc, do xuất khẩu hàng có giá trị gia tăng.

Gặp tôi, trước hết, sẽ cho mở "trường bắn" ngay tại Tân sơn nhất, cho "đội bắn" nạp đạn sẵn sàng.

Rồi cho người nhập cảnh, bỏ USD vào passport, giấy khai hải quan.

Đứa nào nhận, khều bỏ ngăn tủ, bỏ túi, thì lập tức trình giấy ra đây là nhân viên "đội bắn".

Xách ra trường bắn, phơ 12 phát ngay lập tức, xác đem vô sở thủ nuôi cọp.

Mỗi ngày bắn chừng 5 đứa, trong 1 tháng sẽ giải quyết xong.

Có video quay lại, khỏi cần ra tòa, xét lý lịch, báo cho đảng ủy, xử án, nuôi tù, họp bàn bản án, rất phiền.

---------------------------------

Ngoài đường cũng vậy, công an nào ăn hối lộ, hoặc bảo bỏ tiền vào "hộp thư chết" nào đó rồi cho người lại lấy, thì xử bắn cả đứa lại lấy, lẫn công an.

Đứa thu tiền nào khai ra đầy đủ, thì cho chết toàn thây, xác không bị liệng vô chuồng cọp.

Tham nhũng tại VN đã lên tới mức không đủ tù mà chứa, không đủ tòa mà xử.

Phải đem bắn bỏ ít nhất 2,99 triệu đảng viên, thì mới có thể làm trong sạch bộ máy công quyền hiện nay.

Và phải đem bắn, không bỏ tù, do genes tụi này quá xấu, không thể nuôi tù để rồi chúng có thể sinh con, sau này con chúng sẽ gây họa cho quốc gia.

---------------------------------

Nhìn ông Dũng là thấy rõ: con cái 3 đứa có đứa nào làm cho ngoại quốc được 1 ngày, có tiền lương?

Toàn một đám 3 đứa bất tài, bất lương, hơn 30 tuổi còn bám chân ông già, bỏ ra là chết đói.

VN không chỉ thay 1 vài lãnh đạo là xong, mà phải thay đổi cả HỆ THỐNG chính quyền, cả NỀN CỘNG HÒA, viết lại hàng chục ngàn BỘ LUẬT, có bộ hàng triệu trang như luật thuế.

Khó lắm, Việt Cộng không thể nào làm được. Họ cai trị trong rừng, dùng luật rừng, thì ok.

Ra xã hội văn minh bên ngoài thì sẽ TỰ ĐÀO THẢI, và nay ĐCSVN như các con khủng long to lớn, ăn nhiều, nhưng chẳng làm gì ích lợi, lại vụng về, cục mịch, thì cho dù được bỏ vô "Việt Cộng Park" nuôi ăn uống đầy đủ thì VẪN TỰ DIỆT VONG mà thôi.

Wednesday, October 17, 2012

30 tháng 10 xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình

Sài Gòn – Hôm qua, ngày 16.10, Tòa án vừa thông báo sẽ đưa hai nhạc sĩ Việt Khang Trần Vũ Anh Bình ra xét xử tại Tòa án nhân dân Sài Gòn, ngày 30.10.2012, với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước XHCN, theo khoản 2 điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam. Theo đó, bản án sẽ từ 10 đến 20 năm, nếu bị tuyên án là có tội.

Nhạc sĩ Việt Khang có tên khác là Võ Minh Trí, sinh năm 1978. Anh có vợ và một con trai 4 tuổi. Nhiều người Việt Nam trên thế giới bắt đầu biết đến Việt Khang từ sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam, vào mùa hè năm 2011. Hai trong nhiều tác phẩm của anh là “Anh là ai?” “Việt Nam tôi đâu?” 
Nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN và trung tâm âm nhạc Asia nhận xét: “Phải là người ở trong cuộc, Việt Khang mới viết ra được những tác phẩm yêu nước hay đến như vậy. Việt Khang là món quà Thiên Chúa ban cho dân tộc Việt Nam trong lúc này”.
Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, sinh năm 1975. Anh là ca viên ca đoàn xóm 7 và 8 thuộc giáo xứ Đức Mẹ hằng Cứu Giúp sài Gòn, do các cha DCCT phụ trách. Anh có vợ và một con trai. Anh có nhiều nhạc phẩm được nhiều ca sĩ đang thành danh ở Việt Nam hát như Đan Trường, Đinh Tiến Đạt (Mr Dee), Đăng Khôi, Mai Khôi, Mai Văn Hạnh… Những tác phẩm của Trần Vũ Anh Bình được nhiều bạn trẻ yêu thích là Người Miền Trung, Vắng Em Vắng mãi câu Hò, Người Việt Nam, Rạng Ngời Nước Nam,...

Cả hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đều bị bắt giam từ tháng 12 năm 2011. 
Nhiều luật sư cho biết điều 88 Bộ luật hình sự kết tội rất nặng, nhưng các khái niệm đưa ra trong điều luật này lại rất mơ hồ, khiến cho an ninh mật vụ thù ghét ai đều có thể bắt và ghép vào tội theo điều 88. Gần đây, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, đã yêu cầu Thường vụ Quốc Hội giải thích chính thức điều khoản của luật này. Như vậy mới biết tình trạng dân chúng Việt Nam bị bắt và ghép tội oan sai nhiều chừng nào trong suốt nhiều năm qua do sự cố tình của những nhà lập pháp tạo ra để cho hành pháp và tư pháp toa rập với nhau tham nhũng, lạm quyền. 
Trong vòng ba năm trở lại đây, tại Việt Nam, khá nhiều người trẻ (dưới 40 tuổi) bị bắt và xét xử theo điều 88 và 79 Bộ luật hình sự, nhưng hầu hết họ, trong mắt bạn bè, người thân và những người thiện chí, có lòng với quê hương thì họ là những con người yêu nước. 
Việc hai nhạc sĩ trẻ sáng tác những bài ca yêu nước và phản kháng lại những người chống dân yêu nước thì mắc tội gì với nhân dân?

VN xuất siêu hơn 10 tỉ USD sang thị trường Mỹ (sure... how much did you really earn ? only low IQ can beleive this)

Theo Bộ Công thương, VN hoàn toàn có khả năng thực hiện được mục tiêu xuất khẩu 20 tỉ USD sang Mỹ do nhu cầu tiêu dùng ở thị trường lớn nhất này thường tăng vọt vào những tháng cuối năm.

GDP chỉ đạt 5,2% (keep lying)

Báo cáo cho biết nền kinh tế đang có chuyển biến tích cực nhưng khó khăn vẫn còn rất nhiều.
Trong khi đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cảnh báo “tâm lý xã hội và niềm tin của thị trường vẫn đang diễn biến, nếu giải quyết chậm khó khăn sẽ kéo dài và phức tạp hơn trong năm tới”.
“Có thể thấy áp lực rất lớn để có thể đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội trong năm 2012” - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh thừa nhận.
5 chỉ tiêu cơ bản không đạt
Theo tính toán của Chính phủ, trong số 15 chỉ tiêu nghị quyết Quốc hội đề ra trong kế hoạch năm 2012, dự kiến có năm chỉ tiêu không đạt kế hoạch là tốc độ tăng trưởng (GDP), tỉ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP, tạo việc làm, mức giảm tỉ lệ hộ nghèo và tỉ lệ che phủ rừng. Trong đó, GDP năm 2012 chỉ tăng 5,2% (chỉ tiêu đặt ra là 6-6,5%).
Báo cáo của Chính phủ liệt kê nhiều hạn chế, bất cập là: kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định vững chắc, vẫn còn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Tổng dư nợ tín dụng tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn, tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng chậm được giải quyết. Khu vực doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, khả năng hấp thụ vốn thấp, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn tăng; sản xuất kinh doanh phục hồi chậm; chỉ số phát triển công nghiệp tăng chậm và còn thấp; sức mua của thị trường trong nước thấp, tồn kho của một số ngành còn ở mức cao. Đời sống của một bộ phận nhân dân gặp khó khăn. Trước tình trạng như vậy, ông Vinh cho biết Chính phủ đặt ra mục tiêu năm 2013 tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012 (GDP tăng khoảng 5,5%, lạm phát tăng 7-8%).
“Lối ra chưa rõ”
“Một số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế nêu báo cáo của Chính phủ đánh giá chưa sát với tình hình, số liệu báo cáo còn có độ vênh so với thực tế, chưa phản ánh hết mức độ khó khăn của đời sống xã hội và nền kinh tế, đặc biệt là khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa” - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết. “Đọc báo cáo thì thấy tình hình cũng khá rõ, nhưng lối ra lại chưa rõ” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bình luận.
Cũng đánh giá tình hình đáng lo ngại, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển phân tích: “Năm nay ngân sách chỉ thu đạt dự toán, trong khi các năm thu vượt 50.000 tỉ đồng là bình thường, đây là năm thu ngân sách khó khăn nhất trong nhiều năm qua. GDP 2013 Chính phủ nói tăng 5,5%, tôi cho rằng chỉ nhích lên tí thôi, chứ không có gì đột biến. Sức mua chưa tăng nhiều được, tình trạng doanh nghiệp khó khăn, đình đốn sản xuất cũng chưa thể vực dậy ngay được. Do đó, nợ xấu ngân hàng cũng chưa thể cải thiện được”.
Dư nợ ngân hàng: bất động sản chiếm 1 triệu tỉ đồng
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế nhận định có nhiều chỉ số chín tháng vừa qua cho thấy thực trạng đáng lo ngại về năng lực hấp thụ đầu vào và tổng cầu của nền kinh tế đang suy giảm mạnh. “Hai nút thắt của nền kinh tế là nợ xấu và hàng tồn kho đang làm tắc nghẽn quá trình chu chuyển nguồn lực quốc gia” - ông Nguyễn Văn Giàu nói. Theo ông Bùi Quang Vinh, chỉ số tồn kho tính đến tháng 9: công nghiệp chế biến chế tạo tồn 20,4%, sản phẩm từ nhựa tồn hơn 50%, ximăng hơn 50%, sắt thép trên 40%, thuốc lá hơn 40%, may mặc gần 40%, gia cầm và thủy sản 34%, tồn kho bất động sản cũng là vấn đề rất lớn.
Ủy ban Kinh tế đề nghị “khẩn trương giải quyết cơ bản các nút thắt của nền kinh tế là hàng tồn kho và nợ xấu”. Tồn kho càng lớn thì nợ xấu càng tăng. Do vậy, giảm hàng tồn kho vừa là giải pháp cấp bách nhằm hỗ trợ sản xuất, vừa là giải pháp giảm nợ xấu một cách hữu hiệu, khắc phục nhanh tình hình khó khăn hiện nay”. Ủy ban này cũng yêu cầu “Ngân hàng Nhà nước xác định chính xác, minh bạch quy mô nợ xấu, các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu; xử lý nợ xấu trên nguyên tắc ngân hàng thương mại phải tự chịu trách nhiệm, tự chủ động giải quyết. Sớm có những giải pháp hữu hiệu đảm bảo liên thông giá vàng trong nước và quốc tế”.
“Tôi được biết dư nợ ngân hàng khoảng 2 triệu tỉ đồng thì bất động sản đã 1 triệu. Đây là lĩnh vực chôn tiền nhiều nhất, cần phải giải quyết. Nhà cửa làm ra không bán được thì ngành sắt thép, ximăng cũng chôn ở đấy. Chính phủ phải phân tích được tình trạng tồn kho trong bất động sản, phải đưa ra các giải pháp cụ thể để nó chạy, chứ cứ nói tăng cường, đẩy mạnh mà không rõ thì rất khó” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lên tiếng. Ông Hùng gợi ý báo cáo của Chính phủ phải khẳng định được đến giữa năm 2013 tồn kho giảm bao nhiêu, nợ xấu giảm bao nhiêu. Ngân hàng cần phải tăng cho vay, kể cả cho vay tiêu dùng để kích cầu.
Chưa thể tăng lương trong năm 2013?
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết theo lộ trình cải cách tiền lương thì từ ngày 1-5-2013, lương tối thiểu trong khu vực nhà nước sẽ tăng lên mức 1,3 triệu đồng/tháng (hiện nay 1,05 triệu). Để đáp ứng nhu cầu này ngân sách phải chi khoảng 60.000-65.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, do năm 2012 là năm có tiến độ thu thấp nhất trong các năm gần đây, dự báo các tháng cuối năm thu rất khó khăn, phấn đấu cả năm thu chỉ đạt dự toán và tình hình thu ngân sách năm 2013 vẫn tiếp tục khó khăn.
“Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách nhà nước, năm 2013 Chính phủ không bố trí nguồn thực hiện chi cải cách tiền lương theo lộ trình” - ông Huệ nói.
Nêu quan điểm trước vấn đề trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết ủy ban này có nhiều ý kiến khác nhau. “Cũng có ý kiến đồng tình với Chính phủ, tuy nhiên một số ý kiến đề nghị để góp phần bảo đảm đời sống cho cán bộ, công chức và người lao động hưởng lương, cần thực hiện một phần lộ trình tăng mức lương tối thiểu từ 1,05 triệu lên 1,15 triệu đồng và phụ cấp công vụ từ 25% lên 30% từ 1-5-2013” - ông Hiển nói. Theo ông, tìm nguồn ngân sách để tăng lương cũng là một trong các yếu tố kích hoạt tiêu dùng, giải quyết tình trạng tồn kho. Mà kích hoạt tiêu dùng thông qua tăng lương là đúng hướng vì đã có lộ trình rồi. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng “nói không tăng lương mà không có hứa hẹn gì thì không nên. Có thể cắt bớt, tiết kiệm bớt các khoản chi khác để tăng lương, ít nhất là phải tăng cho một số đối tượng đang hưởng lương ở mức thấp. Cứ nói là phải kích hoạt tiêu dùng, nhưng kích hoạt mà không có tiền thì lấy đâu mà đi chợ?”.
“Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã trình phương án lương tối thiểu thấp nhất tăng từ 1,4 lên 1,7 triệu đồng/tháng, vậy bao giờ thực hiện?” - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai hỏi. Vị đại diện Bộ Lao động - thương binh và xã hội đáp rằng dự kiến trong tháng này Chính phủ sẽ bàn để công bố và thực hiện từ 1-1-2013, còn mức cụ thể nào Chính phủ chưa quyết. Bà Mai đề nghị Chính phủ nên đánh giá sâu sắc hơn đời sống người dân trong năm 2012, rồi bước sang năm 2013 ra sao? Riêng chuyện lương đã thấy khó rồi. “Tôi nghĩ mình công bố lên người dân sẽ chia sẻ với khó khăn của Nhà nước. Hiện 7 triệu người hưởng lương nhà nước, 15 triệu người hưởng lương trong khu vực doanh nghiệp, như vậy có 22 triệu người chịu tác động của việc chưa tăng lương. Lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp cần được Chính phủ quyết sớm để doanh nghiệp chuẩn bị, hoặc nếu không tăng cũng phải thông báo cho người lao động chuẩn bị tinh thần” - bà Mai đề nghị.

Nhập cảng cái ác của Mao

Khi loan báo việc Hàn Lâm Viện Thụy Ðiển trao giải Nobel Văn Chương cho nhà văn Trung Hoa Mạc Ngôn, các bản tin quốc tế thường nhắc đến những tiểu thuyết nổi tiếng tiêu biểu của ông như Báu Vật Của Ðời, Cây Tỏi Nổi Giận (tên đặt cho bản dịch tiếng Việt, khác tên gốc).
Nhưng nếu nói đến Mạc Ngôn, cuốn truyện gây ấn tượng mạnh nhất khiến cho người đọc không thể nào quên được chắc là cuốn Ðàn Hương Hình (Hành hình bằng gỗ đàn hương).
Trong tiểu thuyết Ðàn Hương Hình, Mạc Ngôn kể rất nhiều kỹ thuật độc đáo trong lịch sử Trung Quốc khi người ta muốn tra khảo người và giết người cách nào để nạn nhân đau đớn nhất; những người giầu tình cảm, dễ xúc động không nên coi. Ðọc cuốn truyện đó, phải khâm phục trí tưởng tượng của nhà văn, khi ông vẽ ra đủ các phương pháp tra tấn, cách hành hình độc đáo. Những “kỹ thuật” và “phong cách” trong việc xử tử của các vua chúa nước mình chưa bao giờ đạt tới những sáng kiến phong phú như bên Trung Quốc.
Chắc Mạc Ngôn cũng không tưởng tượng ra được hết các chi tiết trong truyện mà phải rút kinh nghiệm từ những chuyện có thật ghi trong lịch sử nước ông. Nhưng đọc ông thì người ta phải nghĩ ngay đến những kỹ thuật hành hạ con người vào thời đại Mao Trạch Ðông còn tiến bộ hơn nữa. Tiểu thuyết gia phải kể chuyện đời xưa để ám chỉ đời nay.
Ðời Võ Hậu nhà Ðường, ông quan Tố Nguyên Lễ đã sáng chế ra các khí cụ và phương pháp tra tấn gọi tên là Lồng Sắt và Phơi Cánh.
Không thấy tài liệu nào mô tả các hình cụ ra sao, nhưng sử còn chép là các quan trong triều chỉ nghe đến các tên hình phạt đó đã “thấy rùng mình.” Nguyên tắc của Tố Nguyên Lễ là hễ bắt một người rồi thì phải tra khảo sao cho hắn ta phải khai ra hàng chục người khác. Tố Nguyên Lễ đã dùng lối bắt bớ dây chuyền này mà xử tử cả ngàn người. Sau này, phương pháp đấu tố, truy tầm phản động của Mao cũng theo quy tắc đó; và số nạn nhân cao gấp hàng vạn lần.
Một người kế vị Tố Nguyên Lễ là Lai Tuấn Thần, đã phát minh ra những cách tra tấn kỳ diệu hơn và giết được nhiều người hơn nữa. Khi Tuấn Thần bị Thái Bình Công Chúa bắt đem giết, những người thù oán ông ta khắp nơi mừng rỡ. Họ tụ họp quanh giảo đài, chờ sẵn trước giờ hành hình, để được băm vằm cái xác người chết. Họ còn “tranh nhau róc thịt, chốc lát thi thể chẳng còn gì nữa.” Những chữ “chốc lát” và “chẳng còn gì nữa” nghe thật ngắn gọn, chỉ sử gia Trung Quốc mới nghĩ ra cách hành văn xuất thần như thế.
Việt Nam mình không có những hình quan nổi tiếng giết nhiều người như bên Trung Quốc. Có thể nói, cách biểu lộ tính ác cũng mỗi nơi mỗi khác. Thêm một điều nữa chứng tỏ văn hóa nước mình khác với Trung Hoa. Nếu bắt chước Lev Tosltoi thì nói rằng: “Những người hiền thì ai cũng lành như nhau, nhưng những kẻ ác có rất nhiều cách ác khác nhau” (nhại theo câu mở đầu Anna Karenina). Người Việt Nam thua xa người Hán về mặt biểu diễn cái ác; ít nhất cho tới thời Cải Cách Ruộng Ðất.
Các vị vua đầu tiên ở nước ta đặt hình luật cũng mô phỏng lối bên Trung Hoa. Ðời Ðường đặt ra năm thứ hình phạt “suy, trượng, đồ, lưu, tử;” đời nhà Ðinh bên mình cũng đặt ra năm hình phạt. Tội nặng nhất là tử hình, lại chia ra nhiều cách giết người, tùy theo sáng kiến của hình quan. Nổi tiếng ác như Lê Long Ðĩnh cũng chỉ hành hạ một ít người chứ không giết dây chuyền như các lãnh tụ nước Tầu. Ở nước mình cái gì cũng nhỏ, mà đó cũng là điều may. Nước mình không có Vạn Lý Trường Thành, dân đỡ phải phục dịch. Một bạo chúa đời Lê mạt dựng một cái nhà lầu bằng gỗ cao có mấy chục thước mà đã bị sử sách chê là xa xỉ, viên kiến trúc sư xây lầu cũng bị đời sau sỉ vả. Ở bên Tầu thì khác. Không phải họ ác hơn người mình, nhưng vì đất nước, lịch sử của hai dân tộc khác hẳn nhau.
Giữa thế kỷ 20, người Việt mình cũng được học và áp dụng cách giết người rất tàn bạo nhờ các cố vấn do ông Mao Trạch Ðông cử sang. Thí dụ, trong cuộc Cải Cách Ruộng Ðất, nhiều người Việt cũng đem chôn sống đồng bào mình, chôn đứng chỉ để hở cái đầu, rồi cho trâu kéo cầy đi qua lại nhiều lần, đến lúc nạn nhân chết mới thôi.
Khi đọc tin Mạc Ngôn được giải Nobel, tôi kể cho anh Sơn, ông bạn đang cùng ngồi uống cà phê về cuốn Ðàn Hương Hình và mấy cách hành hình trong đó - tôi không dám kể đến phương pháp hành hình sau cùng.
Anh bèn kể cho tôi nghe một cảnh chính anh đã chứng kiến. Ông bác anh đã bị tố là địa chủ, dù chỉ có mấy mẫu ruộng thừa tự. Cụ bị hành hạ bằng cách chôn xuống đất, chỉ để cái đầu ngoi lên, nhìn thấy cái lưỡi cầy từ phía trước đang tiến tới cứa cổ mình. Tôi ngây thơ hỏi: “Thế sao ông không nhắm mắt?” “Nhắm mắt sao được? Chúng nó đập cho, bắt phải mở mắt ra chứ!” “Nó cầy mấy lần thì cụ chết?” “Không cho chết, thế mới là tố khổ. Nó bắt người ta phải nhìn cái lưỡi cầy sắc bén trườn trên mặt đất, ngang tầm mắt mình, như con dao lừng lững tiến tới sắp cứa cổ mình! Rồi lại chờ cái lưỡi cầy quay một vòng, rồi lại nhắm đầu mình tiến một tới lần nữa! Mỗi lần nó chỉ cứa đứt một mảng thịt thôi, cho tới lúc ông cụ kiệt lực ngất xỉu chúng mới ngưng. Vì giết một người đã xỉu rồi thì chúng không được hưởng cái thú hành hạ người ta nữa.” Ông bác anh bạn tôi sau đó còn tiếp tục sống mấy tháng trước khi chết, vì bị bỏ đói. Trong ba tháng sau cùng cuộc đời ông, ông phải sống với hình ảnh cái lưỡi cầy đang tiến tới trước mặt.
Nhiều người nghe thuật lại những chuyện trên chắc không tin là chuyện đó có thật. Thi sĩ Hữu Loan, tác giả bài thơ Mầu Tím Hoa Sim đích thân kể trong một hồi ký, đọc ông thì phải tin. Thời kháng chiến bắt đầu năm 1947, hai cụ song thân bà Hữu Loan từng được phong làm địa chủ cứu quốc. Nhiều lần họ đã chở gạo nuôi bộ đội sư đoàn 304 của Hữu Loan cho nên thi sĩ rất biết ơn. Ðến thời Cải Cách Ruộng Ðất, các cụ bị tố là địa chủ, bị hành hình bằng lưỡi cầy.
Phương pháp chôn đứng người ta rồi giết bằng lưỡi cầy, chắc phải do các cố vấn Trung Cộng giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ đạo trong thời Cải Cách Ruộng Ðất. Người Việt mình khó có ai lại nẩy ra được những sáng kiến như thế. Giết một mạng người cũng ghê tay quá rồi; chớ đừng nói trước khi giết còn hành hạ, tra tấn người ta bằng lưỡi cầy! Ðồng bào với nhau, ai nỡ giết nhau như vậy. Cho nên chỉ có các cố vấn Trung Cộng mới bày ra được các phương pháp đó, theo truyền thống Ðàn Hương Hình.
Ông Mao Trạch Ðông đã để lại một di sản đẫm máu trong lịch sử Trung Hoa nhưng ông không phải là người Trung Hoa tiêu biểu, ông ta cũng không là một ông hoàng đế tiêu biểu. Nhiều người Trung Hoa rất tốt, như ông Khổng Tử, hay thi sĩ Ðỗ Phủ chẳng hạn. Ông Mao chỉ là hình ảnh tiêu biểu của một bạo chúa Trung Hoa. Vì ông sống trong nền văn hóa Trung Hoa cho nên ông cũng đi tới một chỗ cùng cực của tội ác, mà lịch sử Trung Hoa sau này sẽ kết án.
Một nhà kinh tế cùng họ, ông Mao Vu Thức (Mao Yushi, sinh 1929), đã nhận xét rằng: “Trong ba tay giết người tập thể lớn của thế kỷ 20, Hitler, Stalin, và Mao Trạch Ðông thì Mao đã giết nhiều người nhất. Chính sách kinh tế tập thể, “Bước Nhẩy Vọt” của ông làm 30 triệu người chết đói.” Mao Trạch Ðông dùng lý thuyết đấu tranh giai cấp để chiếm đoạt quyền hành; nhưng Mao Vu Thức nhận thấy, “Ông ta cả đời chỉ lo củng cố quyền cho mình. Chẳng liên can gì tới đấu tranh giai cấp cả.” Vu Thức viết: “Không những Mao Trạch Ðông gây đau khổ cho người Trung Hoa, ông còn xuất khẩu để cả thế giới được chia phần sự tàn bạo của ông ta. Học trò giỏi nhất của ông là Pol Pot, kẻ giết người nhẫn tâm nhất.”
Trong thời Bước Nhẩy Vọt, Mao đã làm 30 triệu dân Tàu chết đói, chết bệnh. Ở huyện Tỉnh Nghiên, Tứ Xuyên, năm 1959, vào lúc đói kém nhất, cứ 8 người dân, có một người chết đói.
Khi các địa phương báo lên sản lượng lương thực không những không tăng mà còn giảm, Mao bèn kết tội dân cả nước “giấu bớt lương thực.” Hiểu ý của Mao, khu ủy huyện Tín Dương, tỉnh Hà Nam tập họp 6,000 người để đấu tố 60 người về tội “giấu bớt lương thực” không nộp cho nhà nước. Ðể chứng tỏ ông Mao bao giờ cũng nói đúng. Nhưng trong cuộc đấu tố này, chính những người đi dự hôm ấy cũng đang gần chết đói; một người chết đói tại chỗ, 19 người chết trên đường về nhà. Tỉnh Hà Nam dù chỉ có được dưới 10 triệu tấn ngũ cốc, vẫn báo cáo lên là thu hoạch hơn 22 triệu tấn, để chứng tỏ bác Mao giỏi. Năm 1959, trên toàn quốc, theo báo cáo 270 triệu tấn lương thực, thực tế chỉ có 170 triệu tấn; năm 1960 giảm xuống chỉ còn 143 triệu tấn. Nạn đói tràn lan, nhưng Bí thư Khu ủy Tín Dương vẫn lên giọng: “Vấn đề không phải là thiếu lương thực! Tới 90% là vấn đề tư tưởng!” Khu ủy Tín Dương sau đó phong tỏa, không cho dân chúng ra khỏi làng, sợ họ mang thây ma đói đi ăn mày nơi khác. Theo tài liệu do Bộ Chính Trị Trung Quốc “giải mật” sau này, những năm ấy Tín Dương có hơn một triệu người chết đói. Trịnh Ðại Quân, một cán bộ Ban Công Tác Nông Thôn huyện Sùng Khánh kể rằng, một đội sản xuất có 82 hộ gia đình, chỉ trong một năm, từ tháng 12 năm 1959 đến tháng 11 năm 1960 trong số 55 bé gái bẩy tuổi trở xuống cùng độ tuổi có 48 em bị người lớn làm thịt.
Ðối với ông Mao, đó chỉ là những con số thống kê vô nghĩa, mà ông cũng không đọc các con số đó bao giờ. Khi đọc Ðàn Hương Hình của Mạc Ngôn, chúng ta phải thấy ông dùng ngòi bút kể chuyện xưa để bắt độc giả người Trung Quốc phải nghĩ tới hình ảnh cái ác vào thời nay. Ðó là lối quen thuộc của các tác giả Trung Hoa thời xưa. Những chuyện Liêu Trai Chí Dị (mà Mạc Ngôn nói đã ảnh hưởng tới ông) kể chuyện ma, nhưng cốt để nói đến xã hội người sống. Khi các nhà văn nước ta như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương tả cái ác thản nhiên trong đời sống hàng ngày của con người thời nay, họ cũng nhắc mọi người về nguyên nhân gây nên cái ác.
Vì nước ta cũng được chia phần, nhập cảng nhiều di sản mà Mao Trạch Ðông. Ðặc biệt là những phương pháp hành hạ người ta bằng cái đói; các phương pháp kiểm soát tư tưởng từ thường dân đến cán bộ; các kỹ thuật đấu tranh để tiêu diệt những người mình ghét ở trong làng, trong nước, và ngay đối với các đồng chí cùng đảng có thể tranh quyền với mình.
Theo kiểu vua chúa Trung Hoa, giết người chưa đủ, còn phải hành hạ, hành hạ trước đám đông cho sỉ nhục, rồi bắt ôm nỗi nhục đó sống mòn héo suốt đời cho tới lúc chết. Cùng một phương pháp đó đã được áp dụng từ cấp trung ương cho tới từng thôn xóm. Trong việc nhập khẩu một phương pháp giết người, con số người chết lớn nhỏ không quan trọng bằng những hậu quả tâm lý xã hội. Hậu quả đó là: Hành động giết người tàn nhẫn sẽ thay đổi cách người ta sống và cư xử với nhau.
Sau khi được chứng kiến những phương pháp giết tróc mới thi hành ngày này qua ngày khác, thì tâm lý con người phải đổi khác. Cách người ta đánh giá một con người, quan niệm về mạng sống một cá nhân, ngay cả cách nhìn người bên cạnh như các con người hay chỉ là những “đối tượng,” tất cả cái đầu con người thay đổi. Trước đây trông vào mặt ai vẫn cũng thấy nhau như những người hàng xóm, bà con, đồng bào máu mủ. Nhưng sau khi được tập cho quen với việc giết những người vô tội, người ta nhìn lẫn nhau không còn thấy đó là những người làng, hàng xóm, anh em bà con nữa. Ðược học tập, huấn luyện rồi, chỉ còn nhìn thấy những đối tượng đấu tranh và căm thù. Nhiều người đã hãnh diện vì biết lột xác, không để những cảm tình nhân đạo vụn vặt làm vướng ý thức giai cấp, tinh thần đấu tranh giai cấp của họ. Con tố cáo cha, vợ đấu tố chồng, đó là những nền nếp văn hóa mới từ Trung Quốc truyền sang. Sau khi được huấn luyện theo chủ trương của Mao, xã hội nước mình có thay đổi thật. Cả một đội ngũ văn nghệ sĩ đi làm thơ dạy bảo người Việt Nam, “Chưa biết căm thù thì chưa biết yêu thương.” Ý kiến đó trái ngược hẳn với những lời dạy của của Lý Nhân Tông, Trần Thái Tông, Nguyễn Trãi: “Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn.” Người ta không thể dùng Ác để làm việc Thiện; chỉ có điều thiện mới giúp nảy sinh ra điều thiện. Khi đem nhập cảng cái ác của Mao Trạch Ðông vào nước ta, tức là đã chấp nhận suy nghĩ như ông Mao.
Ðó là một vấn đề văn hóa. Cứ hỏi tại sao nền nếp đạo lý của nước mình bây giờ bị tàn hoại, trẻ em cũng biết ăn cắp, biết trấn lột lẫn nhau. Nhiều người lớn đã chấp nhận văn hóa kiểu mới từ hơn nửa thế kỷ rồi. Các các tai họa đó được người Việt nhìn ra ngay, và có thay đổi. Chúng ta vẫn còn là người Việt Nam; không thể nào bị Mao hóa mãi mãi! Tuy nhiên, như Lưu Quang Vũ viết: “Có những cái sai không thể đổi được! Giết người rồi thì không làm cho người ta sống lại!” Nhưng khi đọc Mạc Ngôn, chúng ta phải thấy dân tộc mình may mắn, không trở thành một tỉnh của Trung Quốc!

Ngô Nhân Dụng

Tuesday, October 16, 2012

Đại hội 6: Kết quả tuyệt khủng

Qua bài diễn văn bế mạc ĐH6 của chú Tủn Lú, ai cũng thở cái phèo, mừng khúm. Quả là không uổng công cho “một bộ phận không nhỏ” khúc ruột gần lẫn khúc ruột xa ngàn dặm và bạn bè quốc tế bốn bể năm châu quan tâm đến tình hình Việt Nam đã bỏ ra suốt 15 ngày qua. Bỏ ăn bỏ ngủ bỏ nằm ụ bỏ đủ thứ để theo dõi “đại hội đảng” mà bọn chống phá tổ cò xuyên tạc bôi bác, nói ngược thành “đảng hội đại” cho có nhằm làm dịu bức xúc cực điểm của tuyệt đại bộ phận quần chúng nhân dân.

Nói ĐH6 thành công là nói chuyện vô duyên, như “khen phò mã tốt áo”. Từ trước đến nay, Đại hội của đảng nào mà chẳng thành công. Ai không tin cứ lục tung 700 tờ báo lề đảng còn lưu trữ trong bảo tàng bảo tồn, tìm đọc được một hàng viết ĐH đảng thất bại, trưng ra, em sẽ vứt bút quẳng nghiên, không làm phiền ai nữa; em sẽ liền ngay tút xuỵt, theo chân Từ Hải “bó tay về với triều đình”; rồi em sẽ hỏa tốc ra lệnh vợ con em nhịn ăn nhịn uống, xuống đến nhịn mặc. Em sẽ cắt giảm tiêu chuẩn truyền thống lâu đời “cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày” để biên chế thành “cơm hai bữa, quần áo chỉ mặc khi rời khỏi căn hộ”. Để dành dụm tiền mua vật tư, xây một cái lăng bác ngay trong nhà cho tiện việc cúng viếng. 
Tác giả hơi cà kê... lăng bác, vì mừng quá với kết quả vượt ra ngoài kỳ vọng nên hơi bị phát quàng chút đỉnh. Xin bạn đọc bỏ quá, như cả hội trường toàn những đỉnh cao trí tuệ đố ai không có cái bằng cử nhân tiến sĩ treo trong nhà đã im thin thít bỏ quá cho chú Tủn Lú đọc diễn văn bế mạc ĐH6, báo cáo ĐH thành công rực rỡ, ai đời lại vừa đọc vừa mếu máo có lúc bật ra cả tiếng khóc, khiến bọn xấu tuyên truyền trái với sự thật, chúng bảo vì xấu hổ chứ rực rỡ cái con tiều. 
“Cái con tiều”, chúng chỉ nói điêu. Rõ ràng đây lời chú Tủn Lú: “Ban chấp hành Trung ương quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính Trị” (sic). Như vậy chỉ có một đồng chí trong Bộ Chính Trị không bị kỷ luật, còn toàn bộ các đồng chí khác đều phải thi hàng kỷ luật hết trơn hết trọi. 
Suốt 15 lăm ngày ĐH6 họp, đảng dấu kín hơn mèo dấu kít, thiên hạ chỉ “kỳ vọng” một đồng chí “được” Ban chấp hành Trung ương chiếu cố cho thi hành kỷ luật để may ra dân nhờ chút chút, thế mà nay kết quả còn đẹp gấp ba triệu lần mơ vì đảng có 3 triệu đồng chí mà nay chỉ còn lại có một đồng chí trong Bộ Chính Trị là không bị kỷ luật mà thôi. 
Ba triệu đảng viên của đảng CSVN “lão” (1930-2012) mà vẫn chưa “thành” người, nay nhờ đại hội mở mắt ra thấy coi không được, bắt kỷ luật hết, chỉ trừ lại một đồng chí. Như vậy “một đồng chí trong Bộ Chính Trị” không bị này đúng là siêu việt. 
Mà đúng là “một đồng chí” siêu việt. Không siêu việt mà đến một tờ báo chỉ có tiếng ruồi bay và mùi hôi rác mãi tận bên Đức cách nửa vòng trái đất cũng đánh hơi ra được mà bình chọn là tun tun nổi mùi nhất Á Châu. 
Tuy nhiên, đảng cũng thấy ở đời chẳng có ai hoàn hảo, nên mặc dầu tha “một đồng chí” này, cho về lại phủ, nhưng đảng không quên nhắc nhở những việc làm chưa tốt như thiên về “nhóm lợi ích”, gia đình trị, bè phái trị, tham lam bất trị. “Một đồng chí...” ấy cũng đã “xin hứa, xin hứa”... 
Biết đâu “đồng chí” tun tun được tha về, sợ ngày đền tội, lỗ cống không còn, mà hối cải. Bắt đầu bằng những việc nhỏ như: 
Trả hai “bao cao su đã qua sử dụng” lại cho Công an.
Trả Chùa Bát Nhã Đà Lạt lại cho tăng sinh Phật.
Trả “Vườn hoa”, tiệm nhảy lại cho nhà thờ Chúa. 
Trả đầm ao, xây lại nhà cho (Đoàn Văn) Vươn.
Trả Nghĩa trang cho người chết; ruộng đất lại cho bà con xứ Cồn Dầu.
Trả sân Gôn lại cho mục đồng với trâu bò.
Trả ruộng đồng nhà cửa lại cho dân oan đang lang thang khắp ba miền.
Trả màu xanh lại cho rừng núi Tây nguyên.
Trả triền miên bao nhiêu điều đã cướp của tổ quốc đồng bào... 
Đến đây, chưa tìm ra câu kết thì, Chổi phu nhân đứng sau lưng đọc lén hồi nào không hay, phơ ngay: 
Ông mơ à, nó thoát được lần này, không chừng rồi đây chúng sẽ thịt nhau khủng. Đồng bào mình đã khổ, sẽ khổ khủng thì có. 
Cái khoản... không qua khỏi ngọn cỏ phán xong rồi bỏ đi. Chàng nghe cũng có lý.

Những sự thật cần phải biết (2) - Việt Nam Cộng Hòa - Nạn nhân của chính sách “Ngậm máu phun người”

Thưa các bạn, là một người trẻ tuổi, chưa một lần được biết đến ngôi trường của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), cũng chưa từng được sống dưới chế độ tự do non trẻ đó, tuy nhiên qua nhiều sách báo, tài liệu và nhân chứng sống, cộng với những suy nghĩ của mình, tôi nhận thấy một điều đó là một chế độ, một nhà nước khác hẳn với những lời tuyên truyền của cộng sản. 
Có một câu hỏi làm tôi day dứt gần 10 năm trời khiến tôi phải tự mình đi tìm câu trả lời cho nó đó là: “Tại sao một chế độ thối nát, được quy chụp là Ngụy quân, ngụy quyền lại được người dân thương nhớ, tiếc nuối?”. Và cuối cùng tôi cũng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó trong bài này đó là “Việt Nam Cộng Hòa chỉ là nạn nhân của một chính sách ngậm máu phun người của đảng cộng sản Việt Nam”. Vì sao tôi nói vậy? Vì không có một chế độ xấu xa nào mà hàng triệu công dân của nó ở Hải ngoại lẫn những người vẫn còn ở lại trong nước đã từng sống trong chế độ đó và thân nhân họ, thậm chí những người miền Bắc có tư duy đều thương tiếc. Con người ta có một tâm lý chung đó là luôn muốn quên đi cái dĩ vãng xấu xa, không tốt đẹp. Vậy khi hàng triệu người dù cho phải ly tán vẫn nhớ về nó thì đó không thể là điều xấu xa. Đó chính là câu trả lời chính xác nhất.
Thật ra bất cứ một xã hội nào cũng có mặt hạn chế, ngay cả nước Mỹ nhân bản và dân chủ hiện nay cũng còn nhiều mặt cần sửa đổi. Việt Nam Cộng Hòa không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên trong một chừng mực nhất định thì những hạn chế đó sẽ dần khắc phục theo thời gian và trong cùng một thời điểm lịch sử hay thậm chí ngay cả với xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại thì VNCH xứng đáng dân chủ gấp vạn lần thật sự chứ không nói dối trơ trẻn của bà Doan. Đó là lý do tôi viết bài này để chứng minh cho bạn đọc những sự thật về một nhà nước dân chủ non trẻ nhưng đã phải chịu chính sách ngậm máu phun người của đảng cộng sản Việt Nam. 
Tôi viết bài này xin giành tặng cho tất cả bạn đọc với mong muốn: 
Với những người yêu VNCH dù đã từng sống hay chỉ biết đến qua sách vở thì như một lời khẳng định chắc chắn rằng những gì họ đã yêu mến không hề nhầm lẫn. 
Với những người bị lừa dối hi sinh cho đảng cộng sản như thế hệ cha ông tôi thì như một lời chân tình để giúp họ thật sự nhận ra bản chất của đảng cộng sản VN và ông Hồ đã lừa dối họ bao lâu này. 
Với những người còn vì miếng ăn mà cố gắng lừa bịp dân tộc hãy tỉnh lại đi, sự thật không thể bị bưng bít được mãi. Đừng tự lừa dối mình và lừa dối nhân dân nữa, hãy để cho lương tâm con người lên tiếng trong tâm hồn mình.
Phần 1: Những sự thật về Việt Nam Cộng Hòa 
A. Mỹ không hề xâm lược Việt Nam: 
Trong bài “Những sự thật cần phải biết - Sự thật về Đại thắng mùa xuân 1975” tôi đã chứng minh  thất bại của VNCH không phải do hèn kém như cộng sản bịa đặt. Họ bị đồng minh bỏ rơi và bị ép phải chết yểu trong bàn cờ chính trị Mỹ-Trung cộng-Liên Xô. Mỹ cũng có lỗi của mình trong việc bỏ rơi đồng minh nhưng cũng nên biết rằng nước Mỹ cần phải tự cứu mình trong lĩnh vực kinh tế và cũng do chính sách nhân bản, không muốn lún sâu chiến tranh, đồng thời phần nào đấy là việc họ để cho chính bản thân những người dân Việt Nam nhận ra sự thật về cộng sản. 
Tuy nhiên có một điều rất quan trọng mà tôi phải khẳng định đó là Mỹ không hề xâm lược Việt Nam như cách đảng cộng sản Việt Nam vẫn tuyên truyền để lừa bịp lòng yêu nước của nhân dân ta. Tại sao tôi có thể khẳng định điều này? Xin được trình bày như sau. 
Thứ nhất, cho đến giờ phút này dù bất cứ ai cũng có thể thấy người Mỹ đến Việt Nam không lấy của người Việt Nam dù chỉ là một mm đất đai, hải đảo. Thậm chí họ còn giúp chúng ta xây dựng một Sài Gòn tự do và phồn vinh mà ở thời điểm trước năm 1975 là Hòn Ngọc Viễn Đông, ngay cả Singapore hay HongKong lúc ấy còn phải xếp hàng từ xa. Vậy thì người Mỹ xâm lược gì ở Việt Nam? Đất không lấy, một giọt dầu cũng không? Trung cộng trong khi đó thì sao? Trung cộng đã lấy Hoàng Sa - Trường Sa "nhờ" công hàm bán nước 1958 của ông Chủ tịch nước Hồ Chí Minh và ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng (xin xem thêm “Những sự thật không thể chối bỏ - phần 2 - Hồ Chí Minh và vai trò trong công hàm 1958”). Và còn hàng trăm km biên giới ở Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, hay Boxit Tây Nguyên. Ai xâm lược đây? Người Mỹ không hề xâm lược Việt Nam như cách đảng cộng sản vẫn rêu rao, mà kẻ xâm lược nước ta chính là “Đồng chí 16 chữ vàng, 4 tốt, tri ân sâu nặng” của đảng cộng sản Việt Nam. Đây cũng là điều cho thấy đảng cộng sản ngậm máu phun người đối với người Mỹ. 
Thứ hai, nếu nói người Mỹ xâm lược Việt Nam thì có nghĩa là họ phải đổ quân đội vào Việt Nam trước khi đảng cộng sản để lại quân du kích và cán bộ tại VNCH để nằm vùng và khủng bố nhân dân miền Nam. Nhưng thực tế lại trái ngược lại. Xin quay lại “Những sự thật không thể chối - phần 13 - Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn!” bạn đọc sẽ thấy rõ. 
Trong bộ môn lịch sử chương trình lớp 12, đảng cộng sản Việt Nam tuyên truyền:

“Mặt trận Giải phóng Miền Nam” thành lập ngày 20/12/1960 với mục tiêu “đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.


Nhưng thực chất thì sao? Năm 1961 khi ông Ngô Đình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thì miền Nam lúc đó chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường sá... 
Mỹ chỉ bắt đầu đưa quân vào miền Nam từ năm 1965, sau khi ông Ngô Đình Diệm qua đời do cương quyết từ chối không cho Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự. Điều này ai cũng biết cả. Quân Mỹ thực sự đổ quân vào miền Nam sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964 và để giúp VNCH chống lại cuộc chiến đang ngày càng leo thang của cộng sản ở miền Nam. Cho đến năm 1964 cả về quân số và trang bị quân sự của VNCH không thể bằng VNDCCH (đã chứng minh trong Những sự thật không thể chối - phần 3 - Bác, đảng đã bán những gì và để làm gì?). Vậy thì vào thời điểm 20.12.1960, làm gì có bóng dáng lính Mỹ nào ở Miền Nam, làm gì đã có ai xâm lược mà chống? Đảng cộng sản phải chống ai, chống cái gì vào năm 1960? Chính sự mâu thuẫn trong lời nói của cộng sản cũng cho ta thấy bản chất nói dối, lật lọng trong việc kích động chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam và cho thấy việc vu khống cho người Mỹ xâm lược Việt Nam là vô lý. 
Thứ ba, hãy nghe người Liên Xô nói về việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam để thấy người anh cả của đảng cộng sản Việt Nam biết rõ người Mỹ không phải vào Việt Nam “xâm lược” như cách tuyên truyền của đảng cộng sản Việt Nam. Tài liệu của Liên Xô đăng trong cuốn sách có tên “Một bước đi lớn” – bởi nhóm tác giả đã từng hoạt động tại KGB và do NXB Quân đội Liên bang Nga xuất bản năm 1999 nói về hoạt động tình báo của Liên Xô (đã giới thiệu ở bài “Những sự thật không thể chối bỏ - phần 13 -Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn!” có đoạn ở 128: 
“Người Mỹ chắc chắn không xâm lược Việt Nam như cách người Pháp thực dân làm trước năm 1945 nhưng Việt Nam phải là một trong những tiền đồn ngăn cản chủ nghĩa tư bản ở Á Châu bao gồm Bắc Triều Tiên, Trung Hoa, Afghanistan...”

Thì ra người Liên Xô với những con mắt lão luyện của tình báo KGB đâu có cho rằng người Mỹ xâm lược và đô hộ Việt Nam như cách người Pháp thực dân. Người Liên Xô chỉ lo ngại cho chủ nghĩa cộng sản của họ bị người Mỹ đánh bại chứ họ không nói là người Mỹ xâm lược và đô hộ Việt Nam như cách cộng sản tuyên truyền. Đó là do chính sách ngậm máu phun người của cộng sản nhằm lừa gạt hàng triệu thanh niên bỏ xác vì quyền lợi của chóp bu cộng sản mà thôi. Đó chính là một trong những chiêu bài núp bóng “Giải phóng dân tộc” mà ông Hồ cùng đảng cộng sản thực hiện để nhuộm đỏ Việt Nam cho âm mưu của Trung cộng. 
Thứ tư, thật ra mong muốn người Mỹ vào Việt Nam đổ quân để tạo cớ người Mỹ xâm lược Việt Nam cũng nằm trong âm mưu của Trung cộng chỉ đạo cho ông Hồ và đảng cộng sản Việt Nam thực hiện. Trong cuốn sách “MAO: The Unknown Story” của tác giả Jung Chang và Jon Halliday được phát hành năm 2005 do hai nhà xuất bản Anchor Books và Random House xuất bản, ở trang 470 có đoạn:

“Có một nơi gần Trung Quốc, nơi đã có người Mỹ, đó là Việt Nam. Cuối năm 1963, miền Nam Việt Nam có khoảng 15,000 cố vấn quân sự Mỹ. Kế hoạch của Mao là tạo tình huống làm cho Mỹ phải gởi thêm quân đội vào miền Nam…”
Thế là đúng ra năm 1963, Trung cộng cũng nhận thấy người Mỹ chỉ có 15000 cố vấn mà thôi. Và chính Mao muốn ông Hồ phải “tạo tình huống” để người Mỹ phải đổ quân vào Việt Nam. Đó chính là việc cố tình tạo ra “kẻ thù” xâm lược để có cớ đánh VNCH và đổ tội cho người Mỹ xâm lược Việt Nam của Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh. 
Thứ năm, thêm một đồng minh của VNDCCH khẳng định người Mỹ không hề xâm lược Việt Nam như cách đảng cộng sản tuyên truyền cho thấy những gì chúng ta đã và đang được nghe đảng cộng sản chỉ là lừa bịp. Trong cuốn sách có tên “Đối nghịch của tác giả J. Leroy - một nhà hoạt động xã hội người Pháp và cũng là đảng viên đảng cộng sản Pháp (giới thiệu ở bài “Những sự thật không thể chối bỏ - phần 14 - Ai làm cho Huế đau thương?”). Cuốn sách của ông đi sâu phân tích về tính chất đối lập của đảng cộng sản và các đảng phái khác và dẫn chứng về cuộc chiến Việt nam như là một sự đối nghịch đỉnh điểm về ý thức hệ. Trong trang 187 của cuốn sách in năm 2000 tại Pháp có nội dung trích như sau:

“Một cuộc chiến tại Việt Nam là điều mà Hoa Kỳ không mong muốn, họ đến với Việt Nam khác hẳn lũ người độc ác của chúng ta trước đây. Nhưng họ phải đổ quân vào vì họ không muốn Liên Xô bành trướng tư tưởng của Mác, Lê Nin…”

Tác giả cộng sản Pháp này rất trung thực trong việc đánh giá người Mỹ không xâm lược Việt Nam như chính thực dân Pháp trước năm 45 mà họ chỉ vào Việt Nam trong tình thế bắt buộc chống lại sự bành trướng tư tưởng đỏ của Liên Xô.
Kết luận: Một kẻ đi xâm lược không thể là kẻ đổ quân vào sau khi đồng minh của họ bị khủng bố. Người Mỹ chỉ đổ quân vào để giúp đồng minh chống lại chủ nghĩa cộng sản bạo tàn và độc tài. Người Mỹ chỉ là một “kẻ thù” được dựng lên với mục đích lừa dối dân tộc trong chiêu bài “Chống Mỹ cứu nước” của đảng cộng sản. Việc tạo ra một kẻ “xâm lược” giả tưởng này không khác gì việc người ta cố tình dựng lên một hình ảnh “thế lực thù địch để nói về đội ngũ đấu tranh dân chủ hiện nay ở Việt Nam hay bóng ma “thế lực thù địch” đang làm đảng tự diễn biến. Một kẻ đi xâm lược không thể không áp bức, bóc lột và lấy đất đai, tài nguyên của chúng ta. Người Mỹ thì không làm điều đó, vậy họ không thể là kẻ xâm lược. 
Người Mỹ đến Việt Nam với mục đích chống lại sự bành trướng chủ nghĩa cộng sản trên thế giới và giúp VNCH chống lại làn sóng khủng bố của đảng cộng sản gieo rắc tại Miền Nam. Họ không hề xâm lược Việt Nam như cách đảng cộng sản Việt Nam tuyên truyền, họ cũng là nạn nhân của một chính sách ngậm máu phun người của đảng cộng sản Việt Nam. 
B. Việt Nam Cộng Hòa không phải là chế độ Ngụy Quân, Ngụy Quyền: 
Nếu không có kẻ xâm lược thì làm gì có kẻ làm tay sai “ngụy quân, ngụy quyền”? Như phần A tôi đã chứng minh những tác giả trung lập và ngay cả những người cộng sản Pháp, Liên Xô trong những nghiên cứu nghiêm túc của mình đã công nhận người Mỹ không hề xâm lược Việt Nam đúng nghĩa. Vậy thì những người đồng minh của họ là VNCH có phải là tay sai bán nước như cộng sản nhồi nhét vào đầu chúng ta hay không? Không. Hoàn toàn không phải. Đó là một chế độ dân chủ non trẻ nhưng mang trong mình những tư tưởng và ý niệm tốt đẹp cho nhân dân. Tôi xin khẳng định thông qua phần B này. 
Nói như bà Dương Thu Hương một nữ văn sĩ miền Bắc theo đoàn quân của CS Bắc Việt vào Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975 thì “Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt nam phạm phải...” Và chính ông Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng của CHXHCNVN cũng phải thốt lên cái ngày 30/4 là ngày mà VNCH chính thức mất đi trên danh nghĩa nhưng còn mãi tồn tại trong lòng người yêu dân chủ, tự do “Ngày của triệu người buồn. 
1. VNCH có nền kinh tế phát triển hơn hẳn VNDCCH: 
Tại miền Nam dưới sự lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm, cùng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ nhằm khôi phục kinh tế và nâng cao dân trí, trong thời điểm miền Bắc có cải cách ruộng đất gây tai họa thì miền Nam cũng có Cải cách điền địa và “Người cày có ruộng” mang lại niềm vui cho nhân dân. Chính vì có những chính sách hợp lý, chế độ dân chủ nên nửa trong của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. Bằng chứng là Sài Gòn được coi là “Hòn Ngọc Viễn Đông”
Ngay sau khi ông Diệm bị giết hại thì nền Đệ nhị Cộng hòa cũng đã có những nối tiếp nền Đệ nhất Cộng hòa để đem lại đời sống no ấm cho nhân dân miền Nam. Dù có khó khăn do chiến tranh liên miên, đảng cộng sản cho quân du kích nằm vùng đặt bom, phá đường, tài sát dân lành thì nền kinh tế vẫn được duy trì một đời sống hơn hẳn so với VNDCCH. Bạn đọc hãy cùng tôi điểm lại những tài liệu để thấy sự thật này. 
- Giai đoạn 1954-1956: Công nghiệp khá nghèo nàn với số lượng nhà máy ít ỏi có từ thời Pháp thuộc. 
- Giai đoạn 1957-1967: là giai đoạn bùng nổ của công nghiệp nhờ chính sách công nghiệp tích cực của chính quyền và nhờ các biện pháp bảo hộ nền công nghiệp trong nước. 
- Giai đoạn 1967-1972: có sự phân hóa rõ rệt giữa các phân ngành. Những phân ngành như sản xuất đường và dệt không được bảo vệ nữa nên bị hàng ngoại tràn ngập bóp chết. Trong khi đó, những ngành như chế biến thực phẩm phục vụ quân nhu, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng lại phát triển mạnh. Đặc biệt, ngành luyện kim phát triển rất nhanh mặc dù miền Nam Việt Nam không có những mỏ kim loại. Chính phế thải kim loại của chiến tranh mới là nguồn nguyên liệu dồi dào và rẻ cho ngành luyện kim. Trên cơ sở sự phát triển của ngành luyện kim, ngành gia công kim loại cũng phát triển vượt bậc. 
- Giai đoạn sau 1972: Các ngành luyện kim và điện vẫn phát triển với nhiều nhà máy mới được xây dựng. Còn các ngành sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành suy giảm mạnh. Cơ cấu công nghiệp của Việt Nam Cộng Hòa tại thời điểm 1973 cho thấy công nghiệp của Việt Nam Cộng Hòa chủ yếu là công nghiệp nhẹ. Công nghiệp nặng và hóa chất mới ở trình độ sơ khai. Nguyên liệu cho ngành chế tạo chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài.

- Năm 1973, chính phủ đã tổ chức 2 vòng đấu thầu khai thác dầu lửa ngoài khơi thềm lục địa. Nhiều công ty khai thác dầu lửa nước ngoài đã tham gia, bất chấp là tình hình an ninh chưa ổn định. Chính phủ cấp giấy phép cho sáu tổ hợp công ty dầu lửa được khai thác 13 địa điểm trong một khu vực 82.000 km² mới chỉ là 16% của thềm lục địa. Tới tháng 10, 1974 hãng Mobil khoan mỏ Bạch Hổ, tại lô 04-TLD, tìm được dầu dưới độ sâu trên 2,7 km. Ước tính là vào cuối 1975, sẽ có ít nhất 20 giàn khoan. Sản xuất một lượng dầu khả quan sắp được bắt đầu muộn lắm là vào cuối năm 1977. Các Công ty dầu đề nghị Chính phủ hai điểm: thứ nhất, cho công ty đào ngay mà không phải qua thủ tục đấu thầu, hành chánh; thứ hai, khi khai thác được dầu sẽ chia đôi, một nửa cho công ty, một nửa cho Chính phủ. Sau 1975, các mỏ dầu này do Liên doanh Vietsopetro của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quản lý và khai thác. 

Bác nằm trong rác !

Ở Mông Cổ thì tượng Lenin bị kéo đổ

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...mongolia.shtml



Còn ở VN thì tượng bác bị quăng ở đống rác

Sáng chủ nhật đi ăn phở, vợ bảo anh ơi người ta vứt cái tượng bác Hồ to lắm ở đống rác. Lật đật chạy về lấy cái máy ảnh. Chụp xong nhìn lại rồi ngẫm nghĩ về câu chuyện gìn giữ, tuyên truyền và chuyển giao những giá trị xã hội. Vẫn nhớ mãi câu chửi của bà cụ ” Tiên sư chúng nó chứ! cơ quan đấy cháu ạ!” Mình cũng không biết nói gì hơn, chỉ giúp được bà quay tượng Bác lại với đời rồi về.









Chụp lại vài hình ảnh để kỷ niệm.

Thương hiệu Việt tan vỡ: Biếu không Tribeco cho DN ngoại

Kết cục buồn

Ngày 24/8 vừa qua, Đại hội bất thường Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn (Tribeco Sài Gòn) đã thống nhất giải thể DN. Đây thực sự là cú "sốc" lớn bởi nhiều người không ngờ rằng một thương hiệu mạnh lại có kết cục buồn như vậy.

Hội đồng quản trị công ty sẽ mua lại cổ phần trôi nổi với giá 2.300 đồng một cổ phần. Từ tháng 9, mọi hoạt động của Tribeco Sài Gòn đã được chuyển sang cho Tribeco Bình Dương (công ty 100% vốn nước ngoài được sở hữu bởi Tập đoàn Uni-President, cổ đông lớn nhất của Tribeco Sài Gòn trước khi giải thể) tiếp quản. Như vậy lại thêm một thương hiệu lớn của DN Việt Nam bị thâu tóm như thế người ta dâng tên tuổi uy tín 20 năm này cho DN ngoại một cách dễ dàng.

Tribeco là thương hiệu quen thuộc với nhiều người tiêu dùng nội địa. Trong hơn 20 năm có mặt trên thị trường thì có đến 11 năm liền, Tribeco lọt vào danh sách Hàng Việt Nam chất lượng cao. Thậm chí, sản phẩm sữa đậu nành và nước ngọt có gas của Tribeco còn được đề xuất chọn làm sản phẩm công nghiệp chủ lực của TP.HCM (really ? dumb people make dump decisions)

Tribeco là một trong những DN lên sàn chứng khoán ngay từ những ngày đầu tiên. Cổ tức tiền mặt hàng năm duy trì đều đặn ở mức 15% - 18%. Vì điều này, suốt một thời gian dài, cổ phiếu TRI trở thành hàng "hot" được săn đón bởi các quỹ đầu tư tên tuổi .

Năm 2005, lãnh đạo của Tribeco nhận ra rằng, nếu không hợp tác để đẩy mạnh sự phát triển thì sẽ bị các đối thủ nước ngoài “tiêu diệt”. Vì vậy, Tribeco đã bắt tay hợp tác với cổ đông lớn là Công ty cổ phần Bánh kẹo Kinh Đô (KDC) thông qua việc bán lại 35% cổ phần cho KDC. Điều này, lúc đó được xem là tốt cho cả hai phía với những giá trị cộng hưởng hứa hẹn. Hai năm sau, Tribeco tiếp tục hợp tác với đối tác chiến lược Uni-President.

Được hậu thuẫn bởi hai “đại gia” tầm cỡ ngành thực phẩm, cổ đông Tribeco có lý do để kỳ vọng DN sẽ có những đột phá về doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, ngược lại, kết thúc năm tài chính 2008, Tribeco gây ra cú "sốc" lớn với toàn thị trường khi công bố lỗ 145 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5,32 tỷ đồng dù 3 quý đầu năm báo lãi. Sau cú "sốc" đó, Tribeco bắt đầu “mất lái”, liên tiếp 12/13 quý sau đó toàn thua lỗ. Quý duy nhất có lãi là từ thu nhập bất thường của hoạt động chuyển nhượng cổ phần.

Tính đến cuối năm 2011, Tribeco lỗ lũy kế tới 300 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu. Theo thông báo của Tribeco tại đại hội cổ đông, 7 tháng đầu năm 2012, công ty lỗ khoảng 100 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 126 tỷ đồng.

Biếu không cho nước ngoài

Một chuyên gia kinh tế cho rằng Tribeco đã trở thành nạn nhân trong cuộc chơi đầy toan tính của các “ông lớn”, đặc biệt là một nhà đầu tư nước ngoài đầy kinh nghiệm như Uni-President. Với việc đẩy Tribeco rơi vào cảnh buộc phải giải thể, nhà đầu tư nước ngoài này được độc chiếm thương hiệu Tribeco.

Sau khi hợp tác với Kinh Đô, với tham vọng đưa Tribeco lên tầm cao mới, hai bên đã góp vốn đầu tư xây dựng nhà máy Tribeco Bình Dương (2006) và Tribeco miền Bắc (2007), trong đó Tribeco đều góp 80% vốn cho cả hai dự án, phần còn lại là của KDC.

Tuy nhiên, theo đánh giá thì do chiến lược sai lầm, hai nhà máy này không những không phát huy hiệu quả mà đẩy Tribeco vào cảnh nợ nần và trượt dài. Hậu quả là khi Nhà máy Tribeco Bình Dương đưa vào hoạt động cuối năm 2007 với công suất hơn 40 triệu két/năm và tiếp theo là Nhà máy Tribeco miền Bắc vào năm 2008 nhưng sản lượng tiêu thụ của Tribeco ngày càng “teo” lại. Theo số liệu của Tribeco, trong năm 2005 DN này tiêu thụ được khoảng 8,14 triệu két, nhưng từ năm 2007-2010 sản lượng tiêu thụ chỉ xoay quanh con số 6 triệu két/năm.

Trong tình thế lỗ, đi vay vốn để cầm cự, Tribeco còn phải gánh vác nợ và các khoản chi cho Tribeco Bình Dương và Tribeco miền Bắc. Không những thế, khi vẫn đang còng lưng trả lãi cho các khoản vốn vay đầu tư các nhà máy, Tribeco lại vung tay đầu tư mua cổ phiếu KDC, Kidos và Sabeco.

Đầu tư tài chính, chi phí lãi vay khi đầu tư dự án, việc trích lập dự phòng nợ khó đòi kết hợp với chi phí lập kênh phân phối, chi phí khi tung sản phẩm mới ra thị trường... khiến Công ty thua lỗ lớn (this is the reason why)

Và khi Tribeco Bình Dương thua lỗ nặng vào cuối năm 2008, Tribeco Sài Gòn sau đó đã dần dần bán hết phần vốn còn lại trong Tribeco Bình Dương cho chính Uni-President Việt Nam. Năm 2010, Tribeco Sài Gòn bán hết cổ phần ở Tribeco miền Bắc.

Ngoài ra, sau khi Tribeco Bình Dương đi vào hoạt động, Tribeco Sài Gòn đã quyết định đóng cửa hai nhà máy cũ tại TP.HCM. Như vậy, với việc giảm tỉ lệ nắm giữ và sau đó là bán hết vốn trong Tribeco Bình Dương, Tribeco Sài Gòn chỉ giữ vai trò là nhà bán hàng, hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn hàng do Tribeco Bình Dương cung cấp, mà thực chất là của Uni-President Việt Nam.

Một công ty đang ăn nên làm ra như Tribeco lẽ ra khi kết hợp với 2 đối tác lớn thì phải mạnh lên, thế nhưng, thực tế lại thua lỗ liên tục và dẫn đến giải thể, những công ty liên kết dần thuộc về tập đoàn nước ngoài từng là đối tác của mình, đây là điều thật khó hiểu. Từ đó, dư luận trong giới đầu tư cho rằng Uni-President đã có chủ đích thâu tóm và phải chăng chính một số cổ đông lớn đã tiếp tay?

Trong đại hội cổ đông thường niên diễn ra cuối tháng 6/2012 của Tribeco, toàn bộ người của Kinh Đô đã đồng loạt từ nhiệm, nhường chỗ cho người của Uni-President. Thành viên HĐQT người Việt Nam sau đó cũng đã từ nhiệm. Kinh Đô thoái vốn hoàn toàn khỏi Tribeco. Như vậy, Tập đoàn Đài Loan nay đang kiểm soát toàn bộ thương hiệu nước giải khát Việt Nam.

Uni-President Việt Nam nắm quyền chi phối và sở hữu 100% Tribeco Bình Dương, giờ ung dung hưởng lợi. Với việc đẩy Tribeco rơi vào cảnh buộc phải giải thể, nhà đầu tư nước ngoài này được độc chiếm thương hiệu Tribeco gắn với “đuôi” Bình Dương, chưa kể còn được hưởng một thị phần đáng kể của sản phẩm này mà không phải tốn một đồng để xây dựng thương hiệu.

Sau khi khai tử thương hiệu Tribeco Sài Gòn, Tập đoàn Uni-President đã lên kế hoạch giải quyết cho những CBNV ở Sài Gòn có nhu cầu tiếp tục làm việc tại Bình Dương. Cán bộ nhân viên của Tribeco Sài Gòn đã không khỏi ngậm ngùi tiếc nuối cho một thương hiệu của Việt Nam đã được dày công xây dựng trong hơn 20 năm qua, đến nay hoàn toàn nằm trong tay nhà đầu tư nước ngoài. Câu hỏi mà họ băn khoăn chính là, khi đã nằm trong tay nước ngoài, số phận thương hiệu Tribeco sẽ như thế nào? Liệu có theo chân của một loạt các thương hiệu mạnh Việt Nam trước kia đã bị khai tử?

Ngỡ ngàng bò viên tẩm hóa chất

Món hổ lốn

Vợ chồng chị Thúy từ Bến Tre dạt lên TPHCM đã hơn chục năm nay làm công cho một cơ sở chế biến bò viên ở quận 6. Sau nhiều năm học hỏi, thấy công việc này đem lại lợi nhuận cao, 2 người đã quyết định “ra riêng” bằng cách thuê một căn nhà nhỏ nằm trong hẻm đường Phạm Thế Hiển, quận 8 để “sản xuất”. Do biết nhau từ trước nên chị Thúy đã đồng ý cho tôi “tận mắt chứng kiến” các công đoạn sản xuất món bò viên mà theo chị, hầu như cơ sở nào cũng làm như vậy.

Một mẻ bò viên gồm 50 kg thịt bò nguyên liệu. Nói là thịt bò cho oai chứ thực chất chỉ là mớ thịt nát, gân, lòng và bạc nhạc có dính chút thịt. Nguyên liệu này được chồng chị Thúy mua từ một mối ở huyện Củ Chi, sau khi chủ lò giết mổ đã lọc hết phần ngon bán cho bạn hàng. Nhìn kỹ trong rổ thịt, có cả những con giun sán màu trắng đục nằm dài theo thớ gân mà nếu chúng không ngóc đầu ngọ nguậy thì ai cũng tưởng là gân bò. Cùng với 50 kg “thịt bò” kể trên là 15 kg thịt heo vụn, 10 kg mỡ heo và 20 kg mỡ cá tạp sẽ được trộn lẫn làm nguyên liệu chính.


Nguyên liệu thịt bò vụn.
.
Đủ loại hóa chất, phụ gia

Bắt tay vào chế biến, thịt bò được ngâm trong thùng nước có pha sẵn hóa chất mà chị Thúy gọi là bột săm pết. Chỉ ngâm khoảng 10 phút, số thịt bò bầy nhầy này đã trở nên hồng tươi và săn chắc. Thợ dùng tay trần bốc từng vốc thịt lớn bỏ vào máy cắt vụn. Chỉ một loáng, 50 kg thịt bò tạp nham đã được xay nát.

Nguồn thịt xay này được đưa vào máy nghiền xay nhuyễn cùng thịt heo, mỡ heo và cả mỡ cá. Giải thích câu hỏi vì sao trong bò viên lại có cả heo lẫn cá, chị Thúy cười tươi: Thịt bò dù là tạp nham nhưng giá vẫn cao hơn thịt heo gần 2 lần, cao hơn cá đến 4 lần nên phải trộn thịt, mỡ heo, mỡ cá vào để hạ giá thành, bán mới có lời. Hơn nữa, có trộn như vậy, bò viên sẽ ngon hơn (thịt, mỡ heo và cá tạo độ béo, mềm cho viên bò).

Khi tất cả số nguyên liệu trên đã được xay nhuyễn, bàn tay phù phép của chị Thúy bắt đầu lôi trong thùng ra đủ các loại bịch “phụ gia” lớn, nhỏ. Nào là bột tạo dẻo, bột tạo dính, bột tạo săn chắc làm cứng, bột độn, bột bảo quản, bột tạo trắng, hàn the, hương bò, hương nước mắm, hương tỏi, đường hóa học, muối đỏ, bột ngọt và màu thịt bò. Tất cả đều được trộn lẫn và đưa vào máy xay thêm một lần nữa cho đến khi khối nguyên liệu nhuyễn quện lại với nhau.

Bò viên được sản xuất từ thịt bò vụn, mỡ heo, mỡ cá (ảnh lớn)

Xúc từng khay nguyên liệu (lúc này chị Thúy gọi là mộc), chị cho vào máy tạo viên. Chỉ cần bật công tắc là chiếc máy hoạt động liên tục nhả ra những cục bò viên rơi thẳng vào nồi nước nóng chừng 60oC. Ngâm trong nước nóng 600C chừng 3 phút, số bò viên này lại tiếp tục được cho vào nồi nước sôi ngâm tiếp khoảng 5 phút thì vớt ra. Cứ thế, hết đợt này đến đợt khác...

Một vốn 4 lời

Tận mắt chứng kiến các công đoạn để ra bò viên như thế này, tôi rùng mình nghĩ đến đã từng nhiều lần cho gia đình mình ăn món bò viên này. Tôi thắc mắc tại sao không chế biến bò viên theo công thức gia truyền mà ông bà xưa vẫn làm, chị Thúy hạ giọng: “Nếu làm như thế thì thịt bò phải ngon nhưng ăn lại không dai và giòn, ai mà mua. Hơn nữa, giá thành 1 kg bò viên thành phẩm chừng 40.000 đồng, sau khi bỏ cho thương lái khoảng 120.000 đồng, họ bán lẻ ra khoảng 150.000 - 180.000 đồng/kg. Trong khi giá thịt bò hiện lên tới 240.000 đồng/kg lại qua chừng ấy công đoạn thì ăn gì. Mặt khác, bò viên được các tiệm ăn mua nhiều nhất chủ yếu để nấu phở, hủ tiếu nên họ cũng không chấp nhận mua giá cao”.