Monday, December 30, 2013

Chuyện chỉ có ở xứ thiên đường

Nói thiệt chết liền:
http://www.vef.vn/diem-nong/2013-12-...t-ngo-vuot-thu

"...Trong suốt hai quý cuối năm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng luôn đau đầu với túi tiền quốc gia, khi hàng loạt địa phương báo cáo lên chỉ thu được 50-60% dự toán. Hàng loạt nguồn thu từ thuế bị sụt giảm vì có tới hơn 66% các doanh nghiệp còn hoạt động khai báo không có lãi, không thể nộp thuế.

Thế nhưng, những ngày cuối năm, kết quả cho thấy bội chi không vỡ trận. Ngân sách đã vượt thu..."


Cả năm sụt giảm, 66% doanh nghiệp còn hoạt động thì "không có lãi", ngoài số đã đóng cửa.

BỖNG NHIÊN vài ngày cuối năm dân, doanh nghiệp, đem tiền lại đóng thuế ào ào, cả TRĂM NGÀN TỶ ĐỒNG, chẳng những bù số sụt cả 11 tháng 29 ngày trước đó mà còn có DƯ ra, và dư số "nhỏ thôi, cho giống thiệt", đó là dư 0,33%.

--------------------

Chuyện dzậy mà cũng nói được, thì thiệt đúng là Việt Cộng.

Phượng Yêu (Tập 30)

Bác oánh meo này chúc mừng tía con nhà Phượng vừa có được tin vui: anh Henry Nguyễn sẽ rước “Đế chế” đồ ăn nhanh/ fastfood McDonald’s vào Việt Nam năm mới sắp đến.
Theo tờ Financial Times mà báo Dân Trí trích lại thì “McDonald’s cho biết đã chọn ông Henry Nguyễn, một doanh nhân Việt kiều về nước cách đây 1 thập kỷ, để trao vai trò đối tác nhượng quyền để xây dựng thương hiệu McDonald’s tại Việt Nam. Ông Henry Nguyễn, được biết đến với tên Việt Nam là Nguyễn Bảo Hoàng, hiện là Tổng giám đốc quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam (IDGVV). Tập đoàn đến từ Mỹ này vừa tuyên bố sẽ mở cửa hiệu đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2014.”
Thế là tiếp theo sau một đống “bã đế quốc Mỹ” Coca Cola, Pepsi, Subway, KFC, Pizza Hut, Starbucks, rãi khắp ba miền mà nhân dân Việt Nam anh hùng đang thưởng thức sau ngày đất nước được giải phóng sạch bóng quân thù, một “bã đế quốc Mỹ” khác nữa lại được đầu tư vào nước CHXHCNCC. “Bã đế quốc Mỹ” mới này lại hoành tráng hơn ở thực đơn đa dạng bao gồm những món như bánh sandwich Big Mac, bánh kẹp pho-mát, và khoai tây chiên, lại đặc biệt ở chỗ thành quả này là do công lao của anh Henry Nguyễn, chàng rễ gốc ma cô ôm chân Mỹ cút cút theo Mỹ của Thủ tướng Ếch tía, và theo dự kiến, thành phố Sài Gòn Giải phóng nay mang tên Hồ Chí Minh được vinh dự mở cửa hiệu McDonald’s đầu tiên tại Việt Nam; nghe đâu đã có kế hoạch cụ thể là vị trí ưu tiên số một là Bến Nhà Rồng, chỗ bác ra đi tìm đường kíu nước, mà bọn phản động cứ dựa vào tờ đơn bác xin theo học Trường thuộc địa của Pháp để khư khư rằng thì là bác ra đi tìm đường cứu đói.
Hennry Nguyen
Phượng yêu, tin anh Henry sắp rước Đế chế MacDonald’s vào nước ta chẳng những là vui cho riêng anh ấy đã đạt được American dream: “Tôi là một người hâm mộ McDonald’s và đã có nhiều trải nghiệm thú vị với hãng, bao gồm công việc làm thêm đầu tiên khi tôi còn đang đi học. Tôi đã mơ ước có ngày được mở một cửa hiệu McDonald’s tại quê nhà kể từ khi tôi trở về Việt Nam hơn 1 thập kỷ trước. Tôi đã liên lạc với McDonald’s nhiều năm đề chia sẻ những cơ hội ở Việt Nam”, nhưng đây còn là niềm tự hào của nước CHXHCNCC, vì trước 1975, thời tía Ếch còn đêm du kích ngày chích mông trong rừng tràm Rạch Giá, Miền Nam chưa được giải phóng tuy mang tiếng ăn bã tư bản đế quốc Mỹ, nhưng chỉ có Coca Cola, Pepsi là cùng, chứ làm gì có những thứ bã Subway, KFC, Pizza Hut, Starbucks, mà Kách mạng hôm nay đang hưởng thoải mái, và sắp tới lại có thêm món bã đế quốc Mỹ MacDonald’s do anh Henry rước về.
Thật là đúng như lời bác dạy: đánh thắng giặc Mỹ, đảng ta chạy theo Mỹ gấp mười lần thằng Ngụy.
Hèn chi chú Cả Lú vừa rồi phán “Xây dựng CNXH không biết đến cuối thế kỷ 21 đã xong chưa...”
Một lần nữa, bác chúc mừng, chúc mừng đại chúc mừng nhà Ếch năm mới thắng lợi mới.
Coca Cola, Mac Donald’s sống mãi trong sự nghiệp bác cháu ta.

Con trai bí thư Lê Thanh Hải lên chức phó chủ tịch quận 1

Ông Lê Trương Hải Hiếu (sinh năm 1981) bất ngờ được đưa lên giữ chức phó chủ tịch ủy ban nhân dân quận 1, phụ trách khối kinh tế. Quyết định này vừa được Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM công bố vào hôm 26/12/2013, một động thái nhằm thâu tóm quyền lực cho gia đình bí thư Lê Thanh Hải. 
Quận 1 là khu vực trung tâm của Sài Gòn và cũng là nơi có mức sống cao nhất của thành phố về mọi mặt.

Lê Trương Hải Hiếu là con trai đầu của bí thư Lê Thanh Hải – một nhân vật đầy quyền lực và tham nhũng số một tại Sài Gòn. Em trai ông Hải là Lê Tấn Hùng hiện đang giữ chức Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong TPHCM.
Mẹ ông Hiếu là bà Trương Thị Hiền, hiệu trưởng trường cán bộ TPHCM. Bà Trương Thị Hiền là em ruột bà Trương Mỹ Hoa, cựu phó chủ tịch nước. Sui gia với gia đình ông Lê Thanh Hải là ông Huỳnh Ngọc Sỹ hiện đang ngồi tù do tham nhũng.
Sinh ra trong một gia đình cán bộ cao cấp với lý lịch đỏ chói như trên, ông Lê Trương Hải Hiếu được xem là thành phần thuộc thế hệ 'thái tử đảng' sẽ được truyền ngôi nhằm cai trị đất nước trong tương lai, tương tự chế độ cha truyền con nối tại Bắc Triều Tiên hiện nay.
Ông Lê Trương Hải Hiếu năm nay 32 tuổi, có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (được đào tạo tại Mĩ), Cử nhân Luật, Cao cấp Lý luận chính trị. 
Gia nhập đảng cộng sản năm 2004, ông Hiếu từng giữ các vị trí như: Bí thư đoàn quận 1, đại biểu hội đồng nhân dân, quận ủy viên, bí thư kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân phường Bến Nghé...
Đúng vào dịp 30/4 năm nay, báo chí nhà nước đã ngợi ca ông Hiếu như một nhân vật "điển hình thế hệ cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản, dám nghĩ, dám làm, có những lý tưởng đóng góp cho diện mạo phát triển ngày càng rực rỡ hơn".
Trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn, ông Lê Trương Hải Hiếu từng nhiều lần xuất hiện trong nhóm chống biểu tình. Bố ông Hiếu là bí thư Lê Thanh Hải cũng từng ra chỉ đạo đòi 'tiêu diệt' các nhóm biểu tình tại Sài Gòn.
Theo một số dự đoán, ông Lê Trương Hải Hiếu sẽ không ngồi lâu ở vị trí phó chủ tịch quận 1, đây chỉ là một bước đệm nhằm đưa ông này lên nắm những chức vụ quyền lực hơn trong thời gian tới.   

Lê Thăng Long - ông có khùng không?!

Trước đó vài ngày nghe Lê Thăng Long trả lời Đài BBC, tôi đã thấy “mắc cười”, nay lại đọc Đơn xin vào đảng cộng sản Việt Nam đề ngày 24/12/2013 của ông, tôi phải “bật cười”, cười đến ra nước mắt. Quả đúng là Lê Thanh Long bị bệnh tâm thần, dạng “tâm thần phân liệt” loại nặng, vượt xa bệnh hoang tưởng, còn được cái là chưa tụt quần dạo phố.

Trả lời Nhà Đài, ông nói rằng “chưa đọc Điều Lệ đảng”. Nghĩa là chưa biết thế nào là đảng, đảng là cái gì. Không biết sau đó ông có đọc không, mà viết “đơn xin vào đảng” gửi cho khắp thiên hạ. Mà nói cho cùng thì đây cũng không phải là “đơn xin vào đảng...” Nó là cái gì đó. Một bản tường trình. Không phải. Một bản thành tích. Cũng không. Một tờ rao bán. Chưa chắc!... Thôi thì cứ gọi là “ Đơn xin vào đảng...” như tiêu đề ông ghi.
Lạ nhỉ! Nó khác xa đơn xin vào đảng của 4 triệu đảng viên. Ông muốn nói cái gì vậy ông Lê Thăng Long? Muốn thể hiện cái khác thường, muốn làm “nổi” hả? Lời lẽ, khẩu khí, rỗng toang thua thằng con nít. Ông là một thằng vừa ngông, vừa dốt, vừa láo, vừa khùng.
Vào đầu “ đơn” phần giới thiệu mình, đã thấy ông hơi “ khó chịu” đến cỡ nào rồi: “...là công dân Việt Nam, công dân ASEAN, công dân thế giới” (Những chữ nghiêng là nguyên văn). Sao ông không giới thiệu luôn là con cháu của Bà Trắc Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Quang Trung, công dân của rừng rú... có bốn ngàn năm văn hiến... cho đầy đủ!
Sau đó ông đem cái “danh gia dòng tộc” của mình ra khoe tràng giang đại hải, là “cách mạng thứ thiệt”. Nội ngoại, cha mẹ đều là cộng sản “ba đời ăn cũ chuối”. Cha đẽ “là cán bộ cách mạng tận tụy phục vụ nhân dân đã có 55 năm tuổi đảng...”
Ông ta tự cho mình là người “rất lương thiện”. “Bị Chính quyền Việt Nam (CQVN) kết án oan sai 5 năm tù giam”. Được sanh ra trong một gia đình “truyền thống” cho nên ông mới ra nông nổi như vậy là phải rồi. Khi ông bị bắt chắc thế nào cha mẹ ông cũng mắng: “Thằng mất dạy sao mầy đi ngược lại truyền thống gia đình. Tao làm cách mạng mà mầy chống phá cách mạng”. Đúng không? Bởi vì dòng tộc nhà ông làm cách mạng mà ông muốn đỗ hết những thành quả đó. Bị chửi là phải quá rồi. Tôi ông biết, với cái “nhân thân tốt” như thế CQVN đã tính tới việc “chiếu cố, miễn giảm” án rồi đó, chứ như người khác, chắc phải tới 20 năm tù.
Ông cho rằng mình bị “oan sai”. Rồi lại so sánh cái “oan sai” của mình với oan sai của ông Nguyễn Kim Ngọc cựu bí thư tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc?
Một trời, một vực đấy ông ạ! Ông Nguyễn Kim Ngọc là người có công đầu tiên về thực hiện thành công cải cách kinh tế ở Việt Nam. Ông Kim Ngọc đề ra việc giao khoán đến từng hộ nông dân. Người dân nhận khoán ra công đầu tư, san lấp “làm thật ăn thật” tạo năng suất cao, dư ăn dư để, đời sống khá giả. Còn ông. Ông đề ra cái gì, để giúp cải thiện dân sinh? “ĐCSVN và CQVN đã truy tặng ông Nguyễn Kim Ngọc nhiều huân chương cao quý” là đúng, hợp lý xứng đáng. Ông đề nghị ĐCSVN và CQVN minh oan và “tặng thưởng nhiều huân chương cao quý hơn cả ông Nguyễn Kim Ngọc nữa”. Quá “mắc cười”!!! Không còn một chút sĩ diện. Đúng là điên hết chổ nói.
Ông tưởng là những tình trạng nầy không ai hay:
Việc “Việt Nam cải cách kinh tế nửa vời, là một trong 50 quốc gia nghèo nhất thế giới”, con nít còn biết. “Tình trạng tham nhũng trầm trọng, kinh tế suy thoái, đứng trước ngưỡng phá sản…” Ai cũng biết, ai cũng hay. Nhưng ông có thể làm được gì. Ông muốn“ kinh bang tế thế” hả? Lấy cái gì chứng minh mà ông dám giở giọng: “Theo kế hoạch của tôi vạch ra thì chỉ trong 10 năm đến 20 năm Việt Nam sẽ trở thành một trong 50 quốc gia giàu nhất thế giới, từ 20 đến 30 năm Việt Nam sẽ trở thành một trong 10 quốc gia giàu nhất thế giới”... Giống như thầy Lang rao bán thuốc dỏm. Nói cái kiểu xấc xược, “bố láo”. Ông dám cam đoan không. Nếu theo kế hoạch của ông, mà Việt Nam không giàu trong vòng 10 năm tới, thì đem vợ con, kể cả bồ nhí, tài sản, kể cả 99% tích trữ làm từ thiện của ông đem đi “ thế chấp ” một ngân hàng sắp vỡ nợ. Dám chơi hông? 
Thưa ông Long.
Ông giỏi thiệt đó, “chỉ cần làm việc mỗi tuần một giờ là có thể lo đủ kinh tế cho cả gia đình sống đàng hoàng”. Thế sao ông không làm nhiều giờ để làm tỷ phú, để dành tài sản cho con cháu ăn chơi đến chín kiếp, mười đời? Ông nói đã dành 99% số tiền gần 30 năm làm ra được để làm từ thiện, hoạt động xã hội, cống hiến lợi ích cho dân tộc Việt Nam và nhân loại. Vậy ông cho mọi người biết, 99% số tiền dành dụm đó là bao nhiêu? Có nuôi nổi cha mẹ đẽ của ông ở nhà lãnh lương hưu ba đồng, ba cọc đó không? Ông làm từ thiện cái gì, ở đâu, giúp cho ai vậy?... Đúng là “ba hoa xỏ lá”.
Trong “đơn” ông viết “Tôi có thể làm việc trung bình tối thiểu 12 giờ một ngày và 365 ngày một năm. Tôi tha thiết được cống hiến nhiều lợi ích cho dân tộc Việt Nam và nhân loại”.
Một tuần làm một giờ thôi, để nuôi vợ con. Một ngày làm 12 giờ, làm 365 một năm để cống hiến cho nhân loại. Quả thật trên thế giới nầy chưa có ai như thế, chưa thấy ai dám ăn dám nói như vậy (?!) Ông muốn làm “Thánh Sống” hay là ông “khè” cho đảng thấy ông “nhiệt tình” để đưa ông tổ chức của đảng. Nếu không phải thì là lời “láo toét” thì ông giúp dân tộc bằng cách nầy cũng được, đơn giản thôi. Ông đề nghị đảng nên cải cách triệt để. Nếu đảng không nghe, ông tuyệt thực. Tuyệt 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày... 10 ngày... tuyệt đến khi nào đảng nghe thì thôi. Còn ngon hơn nửa ông yêu cầu đảng xóa bỏ điều 4 trong hiến pháp. Đảng không nghe ông tự thiêu, như Thích Quảng Đức vậy đó. Dám hông? như thế mới yêu nước thương dân. Chứ bây giờ ông có xin làm việc một ngày 24 giờ, làm một trăm năm, thì cũng không ai nghe ông đâu. Vì ông có “làm việc” được cái gì đâu.
Ông cho rằng “Tôi muốn vào ĐCSVN là để giúp cho ĐCSVN tiếp tục cải cách, cải cách triệt để, cải cách toàn diện để giúp cho ĐCSVN cống hiến được nhiều lợi ích cho dân tộc Việt Nam”. Bộ ông tưởng ĐCSVN không biết cải cách à? Kêu đảng cống hiến cho dân tộc, đảng ăn cái gì? Ông Long à! ông có vào đảng cũng vậy thôi. Cũng như bao nhiêu đảng viên khác ban đầu cũng nói như ông vậy. Tại sao phải cải cách triệt để?...
Ông nói: “Nếu ĐCSVN không cải cách triệt để, cải cách toàn diện thì tin rằng không lâu nữa ĐCSVN sẽ bị nhân dân Việt Nam loại bỏ hoàn toàn khỏi xã hội Việt Nam tương tự như các đảng cộng sản ở hơn 20 quốc gia cộng sản châu Âu cũ cuối thế kỷ 20”. Việc nầy ĐCSVN thừa hiểu, biết trước hơn ông nữa. Nhưng “ triệt để” là làm sao?!... Quyền - lợi của người ta đang phây phây như vậy, tiền của vào như nước. Ông “bảo thôi... dừng lại. Bỏ hết những quyền lợi đó đi”. Sao bỏ được! Ông nói: “Tôi tin tôi chính là lối thoát an toàn, là con đường tối ưu để cho ĐCSVN tiếp tục phát triển có ích lớn đối với xã hội Việt Nam”. Xin lỗi ông “mắc cười” quá. Ông là cái quái gì, cả ngàn thằng nói như vậy. Tôi và tất cả mọi người đều có thể nói được. Ông “đem hệ lý luận CNCS Mác - Lê Nin sai lầm và thiếu sót đến 99%. để chứng minh những điều phát biểu của ông không phải sự cảm tính”. Ông “chắt lọc toàn bộ tinh hoa của hệ lý luận CNCS Mác - Lê Nin và nhiều hệ lý thuyết khác cùng với nhiều sự sáng tạo mới của ông, để viết ra hệ lý luận “lý luận chủ nghĩa Cộng đồng”. Ô! Hay nhỉ. Người ta sợ lắm những “Lý luận” những lời rao giảng của mấy thằng điên rồi. Ông học chuyên ngành quản trị CNTT-Viễn thông. Ông có biết cái gì, mà bày đặt vẽ ra cái thứ lý luận gì đó. Hay là ông cứ viết đi, rồi đem qua Bắc Hàn xem ông Kim jung Un nào đó có xài không. Chứ ở đây họ... vứt sọt rác.
Ông là gì mà muốn trở thành một “Gooc-Ba-Chôp Việt Nam” hay một “En-Xin Việt Nam” để phá hoại làm sụp đổ tan rã ĐCSVN? Ông “muốn ĐCSVN phải thực sự trở thành một đảng dân chủ, không phải là một đảng độc tài, thực sự tôn trọng quyền con người triệt để, toàn diện”. Cái nầy nhiều người nói rồi và nói từ hồi nẫm. Có lẽ ông đã đọc đâu đó trên mạng rồi bắt chước nói theo. Đúng không?
Cũng may là ông từ bỏ cái “Con đường Việt Nam” của ông. Ông mà còn dẫn dắt “Con đường Việt Nam” nữa, không biết cái “con đường” về đâu. Những người đi theo ông chắc đã nhận ra ông, rồi “đá đít” nên ông mới “quay lại” chứ gì? Ông làm được cái gì nào? Nổi hứng phá “truyền thống cách mạng” muốn làm “yên hùng” mới rục rịch “chống phá” đã bị Chính quyền túm cổ, giam 5 năm rồi. May là “gia đình truyền thống” chứ ai thì giờ nầy còn trong khám. À! Còn một “con đường” ông có thể “ lập thân” mà chỉ có ông mới dám làm. Hay là ông qua Campuchia vạch ra “con đường Campuchia” để được làm Thủ Tướng. Bên ấy người dân đang biểu tình chống Chính phủ Hunsen đó. Tui nói vậy đúng hông. Thử xem.
Xin vào đảng mà nói: “giúp cho ĐCSVN cùng CQVN cải cách triệt để hơn, cải cách toàn diện hơn”. Làm như có ông, đảng mới cải cách. Lại còn nói: “Tôi có đủ tới dư thừa tài năng, đức độ để đảm nhiệm chức vụ tổng bí thư ĐCSVN. Nhưng tôi không thích tranh chức, tranh quyền của bất kỳ ai. Tôi muốn được làm cố vấn cho tổng bí thư ĐCSVN, cho bộ Chính trị ĐCSVN, cho ban chấp hành Trung ương ĐCSVN” Ối! chầu chầu... muốn “ói”! Không biết các đảng viên khác có chịu nổi những lời lẽ nầy không. Lại còn như vầy “mới độc”: “Tôi có tài năng sẵn sàng làm việc không hưởng lương như để tôi lập ra cơ quan phòng chống tham nhũng, lãng phí nhân dân. Tôi đảm bảo sau chậm nhất 11 tháng tệ nạn tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam sẽ giảm ít nhất 90%”. Chẳng khác nào ông nói: “Anh ơi, mở cửa nhà cho tôi vào, vào rồi tôi đuổi anh ra” Nghĩa là sau khi được làm việc, trong vòng 11 tháng ông Long sẽ “ triệt” 90% đảng viên (?!) Vì cán bộ “tham nhũng lãng phí” toàn là đảng viên ĐCSVN.
Cuối “đơn” ông Long viết: “Nay tôi chính thức viết đơn này gửi tới những cấp của ĐCSVN xin gia nhập ĐCSVN. Cho dù chấp nhận hay không chấp nhận cho tôi gia nhập ĐCSVN tôi xin các cơ quan, các cấp lãnh đạo của ĐCSVN hãy lịch sự thông báo cho tôi biết”. Rất “oai”. Trên đời dưới thế mới thấy. Mắc mớ gì phải trả lời ba cái thứ vớ vẩn nầy.
Không biết các đảng viên khác có đồng ý cho ông Lê Thanh Long vào đảng hay không, chứ riêng tôi, tôi không cho. Không phải vì sợ ông Long đem cái “cải cách” “kế sách” “tài năng” “nhiệt tình” ra “triệt” tôi, mà sợ mang tiếng ĐCSVN có một thằng đảng điên.
Đảng ủy phường Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP. HCM muốn cải cách triệt để, muốn dân chủ, muốn chống lãng phí, tham những, muốn dân giàu nước mạnh... thì cứ mời Lê Thanh Long vào đảng.

Friday, December 13, 2013

Kim Jong Un làm Bắc Kinh nhức đầu

Khi Stalin thanh trừng các đồng chí trong Bộ Chính Trị, họ bị giam giữ, tra hỏi nhiều tháng trời, cuối cùng bị đưa ra tòa, ai cũng thú nhận tội chống đảng, tỏ ý hối hận, và xin lãnh tụ khoan hồng, sau cùng họ vẫn bị giết. Mao Trạch Ðông thì bắt những đồng chí như Bành Ðức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ kéo dài những ngày tàn tạ trong cảnh quản thúc, vợ con nheo nhóc, bạn bè bỏ rơi. Các lãnh tụ cộng sản thường vẫn muốn làm nhục các đồng chí, họ không hài lòng nếu chỉ cách chức hay giết các đối thủ. Nhưng mức độ tàn ác của Kim Jong Un đã vượt qua cả Stalin lẫn Mao Trạch Ðông. Người bị thanh trừng phải bị làm nhục, trước công chúng, và đem chiếu phim cho cả thế giới coi.

Các lãnh tụ cộng sản thanh trừng lẫn nhau là chuyện bình thường. Nhưng ít thấy một cảnh thanh trừng nào lộ liễu và tàn nhẫn như được chiếu trên ti vi cho 25 triệu dân Bắc Hàn chứng kiến trước đây hai ngày. Nhà độc tài nho nhỏ Kim Jong Un đã quyết định cho đài truyền hình chiếu cuốn phim cậu ta hạ bệ ông chồng bà cô ruột, mà trong hai năm qua vẫn được coi như người bảo trợ, đóng vai ủng hộ cậu lên vai lãnh đạo đảng và nhà nước Bắc Hàn. Jang Song-thaek bị lính mặc đồng phục kéo ra khỏi ghế ngồi, lôi xềnh xệch ra khỏi phòng, trong một phiên họp của Bộ Chính Trị mở rộng. Hàng ngàn quan chức trố mắt nhìn theo, chắc ai cũng lo sợ không biết bao giờ đến lượt mình là nạn nhân.

Tất cả những người trong phòng đều là đàn ông, cao tuổi, mặc áo kiểu Mao giống hệt nhau. Chỉ có một quan chức ngồi hàng ghế thứ ba cúi nhìn xuống bàn, làm như đang cắm cúi viết. Viên quan này chắc sẽ bị trừng phạt vì dám từ chối không chứng kiến thủ đoạn tàn nhẫn của “lãnh tụ quang minh,” danh hiệu chính thức của Kim Jong Un, tên chữ Hán là Kim Chính Ân, còn gọi là Cậu Ủn. Ông bố Kim Jong Il (Kim Chính Nhất) lúc còn sống vẫn được gọi là “lãnh tụ kính yêu,” còn ông nội Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) được suy tôn là “lãnh tụ vĩ đại.” Triều đại nhà Kim đã truyền đến đời thứ ba, vẫn cương quyết đưa dân Bắc Hàn tiến tới chủ nghĩa xã hội!

Jang Song-thaek bị kết tội tham nhũng, lạm quyền, sống xa hoa, đánh bạc, dùng ma túy, bán rẻ tài nguyên quốc gia cho ngoại quốc, và thêm mắm thêm muối với tội ngoại tình vì “bị ảnh hưởng của lối sống tư bản!” Sau màn bắt giữ giữa phiên họp, đến những màn các thuộc hạ của Jang Song-thaek lên ti vi kể tội ông sếp cũ của họ, vừa kể lể vừa khóc lóc, họ khóc một cách thành thật vì không biết mình “tố khổ” như vậy đã đủ để được tha tội chết hay chưa.

Hai năm trước, khi “lãnh tụ kính yêu” chết, Jang Song-thaek đã được ủy thác giúp đứa cháu nắm vững quyền bính. Jang Song-thaek, tên chữ Hán đọc là Trương Thành Trạch, là chồng bà Kim Kyong Yui, con gái út của “lãnh tụ vĩ đại,” tên chữ Hán đọc là Kim Kính Cơ. Cả hai vợ chồng đều được phong làm đại tướng, bà cô lên chức đại tướng cùng ngày với cậu cháu, trước khi ông anh Kim Jong Il chết. Trương Thành Trạch được anh vợ cho nắm chức trưởng ban tổ chức, phong thêm chức phó chủ tịch quân ủy trung ương, nắm guồng máy an ninh để phòng ngừa đám tướng lãnh có thể bất phục thằng con miệng còn hơi sữa; rồi trao cho nhiệm vụ săn sóc cho đứa cháu lên ngôi kế vị bố một cách an toàn.

Ông chú đã làm tròn nhiệm vụ. Cậu Ủn được đưa lên làm chủ tịch quân ủy trung ương, chủ tịch nước, chủ tịch đảng, tổng tư lệnh quan đội, phong hàm “nguyên soái,” một cấp bậc ngang với chức thống chế, cao nhất trong quân đội. Cậu là người duy nhất mang cấp bậc nguyên soái, chỉ có một cấp cao hơn là đại nguyên soái, mà từ trước đến nay người duy nhất được phong đại nguyên soái là ông nội Kim Nhật Thành. Các tướng lãnh được triệu tập, đưa tay lên thề trung thành với cậu Ủn. Cậu cho nổ trái bom nguyên tử để cho dân Bắc Hàn thấy mặc dù họ đói rét những lãnh tụ của họ không sợ Mỹ vì có bom nguyên tử.

Chỉ sau hai năm, ông Ủn đã ra tay thanh trừng ông chú. Ðiều này cho thấy cậu ta đang lo lắng, không biết ông chú đang âm mưu những gì. Trong chế độ độc tài cộng sản họ không thể tin ai cả. Ðồng chí nào cũng có thể đâm sau lưng mình.

Vụ bắt giữ Trương Thành Trạch làm nhiều người ngạc nhiên; nhưng tình báo Nam Hàn đã đoán trước. Ðầu năm 2011, có hai trăm người bị bắt ở Bắc Hàn. Họ đều nằm dưới quyền của hai ông phó chủ tịch quân ủy trung ương, một ông chính là Trương Thành Trạch. Vụ bắt bớ này được ghi nhận là để ngăn ngừa không cho hai ông già lấn quyền của “lãnh tụ quang minh.” Tháng 11 năm ngoái, hai người thân tín của ông chú đã bị bắt, bị kết tội tham nhũng lạm quyền, và gây chia rẽ trong đảng. Cả hai chắc đã bị xử tử. Ba ngày trước khi Trương Thành Trạch bị hạ nhục, một đài phát thanh ở Nam Hàn còn loan tin chính Trạch cũng bị xử tử rồi.

Nhưng tại sao Kim Jong Un phải đem trưng bày cảnh ông chú bị hạ nhục, cho cả thế giới cùng coi? Có thể bản tính cậu là hung dữ. Khi còn đi học ở trường trung học Liebefeld Steinholzli gần thành phố Bern, Thụy Sĩ, trong hai năm, cậu được các bạn bè nhận xét là học không giỏi, tính hiền lành, nhút nhát và không thích con gái, nhưng rất thích bóng rổ, coi Michael Jordan là thần tượng. Một đứa trẻ nhút nhát và kém thông minh có thể mang mặc cảm tự ti. Cho nên khi nắm quyền tối cao trong tay cậu Ủn phải chứng minh rằng mình dám làm những việc tàn ác hơn đời, cốt sao cho mọi người phải sợ mình.

Nhiều nhà quan sát quốc tế coi đây là một đòn làm đảng cộng sản Trung Quốc mất mặt. Vì Trương Thành Trạch vốn liên lạc mật thiết với Bắc Kinh. Tháng Tám năm ngoái, ông chú sang thăm, đã được các lãnh tụ Trung Quốc đón tiếp long trọng, dùng những nghi thức vẫn dành cho Kim Chính Nhật khi còn sống. Ông gặp Hồ Cẩm Ðào, Ôn Gia Bảo, được đưa đi thăm các khu kinh tế đặc biệt chế tạo hàng xuất cảng; để ông lấy làm mẫu đem về áp dụng ở Bắc Hàn. Trung Quốc là nước đang nuôi chế độ cộng sản Bắc Hàn, cung cấp thực phẩm, nguyên liệu, và 70% số năng lượng đang dùng. Nếu Bắc Hàn chịu cởi trói cho kinh tế thì gánh nặng viện trợ sẽ được giảm đi. Tháng trước, hãng thông tấn Bắc Hàn loan báo sẽ mở 14 đặc khu chế xuất, đó là kết quả của chuyến đi trong sáu ngày năm ngoái của Trương Thành Trạch.

Ðối với các nhà quan sát quốc tế, việc hạ thủ Trương Thành Trạch báo hiệu lãnh tụ ông Ủn dám thách thức Bắc Kinh. Trong những lời kết tội Trương Thành Trạch có nói đến việc bán tài nguyên cho nước ngoài với giá rẻ, điều này nhắm vào Trung Quốc, là nước vẫn nhập cảng quặng mỏ từ Bắc Hàn nhiều hơn các nước khác, quan trọng nhất là quặng sắt. Ngay từ đầu năm ngoái, sau khi mới lên ngôi Kim Jong Un đã công khai than phiền là các tài nguyên quốc gia bị bán rẻ, trong lúc nguồn ngoại tệ khan hiếm. Cậu Ủn yêu cầu phải tăng giá các quặng mỏ, than, và đất hiếm (một nguyên liệu thiết yếu trong các sản phẩm điện tử mà Trung Quốc hiện đang là nước bán nhiều nhất trên thế giới nhờ khai thác các mỏ ở Mông Cổ, tàn hại môi trường sống tại xứ này). Quặng mỏ lâu nay vẫn được các công ty liên doanh Trung Quốc và Bắc Hàn khai thác. Những lời tuyên bố này được báo chí ở Bắc Kinh loan tin đầy đủ, gây bất mãn cho cả hai bên. Nhiều công ty Trung Quốc sau đó đã ngưng hoạt động ở Bắc Hàn.

Trước cảnh Trương Thành Trạch bị hạ thủ và làm nhục, cộng sản Trung Hoa đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Báo chí loan tin đầy đủ, kể lể hết những tội được gán cho Trạch. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao chỉ biết nói vớt rằng đây hoàn toàn là việc nội bộ của nước cộng sản anh em!
Nhưng chắc chắn Tập Cận Bình phải lo lắng. Vì cuộc thanh trừng này cho thấy chế độ Bắc Hàn không ổn định. Một lãnh tụ 30 tuổi mới lên ngôi hai năm đã phải ra tay tiêu diệt đối thủ của mình, tàn nhẫn và cách công khai như vậy, chứng tỏ bên trong còn nhiều mầm biến loạn. Ðiều đáng lo nhất là trong tình trạng bất an và tâm thần hoảng loạn, Kim Chính Ân có thể hành động một cách mù quáng để bảo vệ địa vị. Chắc sau vụ thanh trừng ông chú, cậu Ủn sẽ cho nổ thêm bom nguyên tử để dọa dân và dọa các nước láng giềng. Nhưng cậu có thể còn khiêu khích Nam Hàn với lời lẽ và hành động mạnh hơn trước để ra oai với dân. Nếu Nam Hàn và Mỹ phản ứng mạnh thì Bắc Kinh sẽ đối phó ra sao?

Hiện nay Tập Cận Bình đang phải đối đầu với Nam Hàn và Nhật Bản trong vụ lập vùng phòng không bao gồm cả các hòn đảo của hai nước này; và cả hai nước phản ứng rất cứng rắn. Nay thêm một mối lo thứ ba trong vùng Bắc Á châu, do một đồng chí cộng sản gây vạ.
Bắc Kinh sẽ không thể gửi quân sang cứu Bắc Hàn, như Mao Trạch Ðông đã làm trước đây hơn nửa thế kỷ. Dân Trung Hoa bây giờ không ngoan ngoãn nữa, họ sẽ không chấp nhận hy sinh cho một đồng chí con con của các lãnh tụ. Nhưng nếu chế độ cộng sản ở Bắc Hàn sụp đổ thì Bắc Kinh càng nhức óc.

Hàng triệu dân Bắc Hàn sẽ chạy sang Trung Quốc tị nạn, thêm vào con số nửa triệu đã trốn sang sống trong vùng biên giới. Nếu Hàn Quốc lại thống nhất với Nam Hàn trong một chế độ tự do dân chủ thì Bắc Kinh càng lo. Không những Mỹ có thêm một đồng minh mạnh hơn ngay bên cạnh Trung Quốc, mà biến cố đó có thể khích động chính người dân Trung Hoa. Họ sẽ tự hỏi: Tại sao chúng tôi không được sống dân chủ tự do?

Tranh đấu thời Hán Ngụy

Những người đang đấu tranh cho Tự do Dân chủ Nhân quyền trong thời Hán Ngụy gian lao nguy hiểm hơn thời Mỹ Nguỵ nhiều, mặc dù họ không tiếp tay với địch như những người tranh đấu thời CMKN. Ai nghi ngờ cứ hỏi BS. Huỳnh Tấn Mẩm ngày xưa còn sinh viên tranh đấu cho phía địch của VNCH có bị “côn đồ” đánh đập, móc túi, bóp dế, chụp giật rồi bỏ chạy như hôm nay những cô cậu sinh viên học sinh vừa bị tại Hà Nội và Sài Gòn chỉ vì “cái tội” xuống đường phát tờ copy của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền không?...

*
So với thời “Mỹ Ngụy” trước kia, cuộc tranh đấu trong thời Hán Ngụy gặp khó khăn, nguy hiểm gấp bội phần. Điều này cho thấy lòng can đảm, sự hy sinh của những người xuống đường hôm nay quả cảm đáng khâm phục dường nào. 
Trước khi vào nội dung, người viết mở ngoặc để xin phép mượn và cảm ơn Luật sư Đinh Thạch Bích hai chữ Hán Ngụy của tiên sinh, trên Diễn đàn Vietnam Exodus, nghe chính xác cách gì để đưa vào tựa bài này. Đóng ngoặc.
Nói tới Hán Ngụy là không thể không “liên hệ” tới “Mỹ Ngụy”. Chữ “Ngụy” trong “Mỹ Ngụy, Ngụy quyền, Ngụy quân, nhạc Ngụy” vân vân mà ta nghe vừa buốt óc đọc sưng mắt vừa khôi hài vì “tính” mỉa mai trớ troe của nó suốt mấy thập niên qua.
Tuy được viết ra cùng chữ, phát ra đồng âm y chang với “Ngụy” trong Hán Ngụy, nhưng ý nghĩa đính thực lại là Chân; còn Ngụy đi theo Tàu Khựa - Hán Ngụy - mới là Ngụy thứ thiệt, ngụy chính hiệu Bà Lang Trọc; ngụy chính hiệu Xà bông Cô Ba 72 phần dầu; ngụy chính hiệu “con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô”, tức là đồ xỏ lá, xạo ke, lưu manh, gian dối, lừa đảo, giả mạo, đểu cáng... đại khái là không tin được, đúng như lời dạy chính xác cực kỳ của vị “vạn thế sư biểu” người Việt gốc Việt Nguyễn Văn Thiệu, “ Đừng nghe những gì...”. Khi nói đến Hán Ngụy là phải nhớ đó là Ngụy thứ thiệt.
Làm thế nào để phân biệt Ngụy thứ thiệt với Ngụy Ngon, Ngụy Ngay, Ngụy thấy mà thèm nhỏ dãi trên tay mang cái đồng hồ có cửa sổ không người lái, trong nhà Ngụy thấy mà thèm cái TV “ngồi” trong nhà chứ không phải chạy nhông nhông ngoài đường Hà Nội, Ngụy Văn Thà anh hùng chỗ trận tiền biển cả quyết hy sinh tính mạng để bảo vệ Tổ quốc, chứ không phải phường núp núp, luồn lách đi đêm với giặc vì quyền lợi của băng đảng mà đưa VN vào thời kỳ Bắc Thuộc mới?
Không cần vận dụng tới Duy vật biện chứng pháp để “vạch mặt” Ngụy luồn Hán, chỉ cần nhìn qua vài ba hiện tượng sờ sờ - không cách chi chối cãi, nỏ đàng mô chối cãi. Chẳng hạn như câu chuyện tự bạch của chiến sĩ gái Dương Thu Hương từng háo hức “đi ta đi giải phóng Miền Nam” nhưng khi vào đến Sài Gòn vừa được “giải phóng” mới bật ngửa ra mình bị lừa, bèn ngồi bên lề đường Lê Lợi trước mớ sách báo “văn hóa đồi trụy Mỹ Ngụy” mà nghẹn ngào thốt lên, “Man rợ đã chiến thắng văn minh”. Chẳng hạn như sau 38 năm “giải phóng”, Nhạc Ngụy còn gọi là “Nhạc Vàng” đã đánh tan hoang “Nhạc Đỏ” (Hỡi những kẻ còn cứng lòng, hãy đến nghe nhạc thính phòng đó đây khắp nước, hay nhìn những “Show” Chế Linh, Quang Lê... về nước hát Nhạc Ngụy giữa Hà Nội, thì biết..). Chẳng hạn nhờ Đổi, Mới mình Cũ “Ngụy” (Mỹ Ngụy) mà Kách Mạng thoát nạn bo bo ngày ba bữa. Nạn bột mì đen Liên Xô nuốt vô tối mặt tối mày. Nạn uống cà phê ướp... háng vì ngăn sông cấm chợ; thử hỏi Kách Mạng chân chính ở chỗ nào khi hạt cà phê cũng phải sống chui rúc trong quần chúng các chi các bà, như Ba Ếch chui rúc trong rừng tràm rạch giá thời chống Mỹ phá nước... và Ngụy thứ thiệt “hiện đại” nhất là “GS. Tiến sĩ Khoa học” Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN vừa lên án người dân Ukcraina kéo đổ, đập, đạp tượng Lê Nin là “hành động thiếu văn hóa vì đó là di tích lịch sử”, và “GS.TS còn dạy rằng “Đánh giá lịch sử cần cái nhìn bình tĩnh, tôn trọng khách quan, gắn với hoàn cảnh lịch sử. Tôi nhìn thấy sự trân trọng quá khứ vẫn là thuộc tính của người Việt Nam, nhất là đối với những người trong quá khứ đã từng có ơn với mình”, trong khi giật sập rồi đem dấu mất tông tích Tượng đài Người lính VNCH ngồi ngậm ngùi Thương tiếc đồng đội đã hy sinh.
Nói “Hán Ngụy” là chính xác 100% em ơi chiều nay 100%. Rằng thì là không ngụy sao được khi miệng thì hô “giải phóng dân tộc”, nhưng xua quân đi “ta đánh Miền Nam là đánh cho ông Liên Xô và ông Trung Quốc”; mồm “giành độc lập đất nước” mà tay thì ký hết công hàm dâng Hoàng Sa, Trường Sa, lại đến Hiệp định Biên giới cắt Nam Quan, Bản Dốc, hải phận cho kẻ thù truyền kiếp.
Thành thử từ rày về sau, khi nói đến Ngụy là ai cũng tự động hiểu đó là Ngụy đúng nghĩa đúng chữ.
Người viết hơi dông dài cũng vì thành phần giới già… đầu mà óc thì vưỡn trẻ thơ với chữ Ngụy; thêm vào đó là cũng vì một bộ phận không nhỏ trong “những người muôn năm cũ” chẳng hay “hồn ở đâu bây giờ” mà mở miệng là Ngụy này Ngụy kia, rồi còn gọi ngày mình xách quần chạy trối chết là “giải phóng” một cách tự nhiên như người... Mong quý bạn đọc niệm tình tha thứ cho hạ nhân cái tội cà kê dê ngổng chẳng đặng đừng.
Trở lại việc Tranh đấu thời Hán Ngụy hôm nay gặp khó khăn gấp bội thời “Chống Mỹ kíu nước”.
Thời “Chống Mỹ Kíu Nước” (CMKN), luật pháp cho phép tụ tập đông người, xuống đường biểu tinh, khác với thời Hán Ngụy bị cấm ngặt kể cả để bày tỏ lòng yêu nước, kêu gọi chống ngoại xâm;
Thời CMKN chỉ có Cảnh Sát mà không có Côn An, Dân Phòng, Quần chúng tự phát điên muốn đánh ai thì đánh, chẳng những không bị phạt mà còn được khen thưởng bằng tiền mặt hẳn hoi;
Thời CMKN có báo chí Tự do nên Nhân viên công lực không thể muốn đánh ai thì đánh như thời Hán Ngụy chỉ có báo đời báo hại, dân xuống đường chỉ hô “HS-TS-VN” cũng ăn đòn Kunfu, bị khiêng như khiêng con lợn có béo lòng mới ngon cho Đại úy CA đạp vào mặt tỉnh bơ;
Thời CMKN ai làm nấy chịu chứ không như thời Hán Ngụy bị nhà nước khủng bố những người ruột thị, gây áp lực lên cha mẹ già yếu, vợ dại con thơ...;
Thời CMKN nếu người xuống đường làm điều gì ảnh hưởng đến an ninh trật tự thì Cảnh Sát bắt phạt ở đó hay đưa về đồn, chứ không như thời Hán Ngụy ngoài việc đánh đập tại chỗ, đưa về đồn còn cho người đến tận nhà quăng mắm tôm kít đái, khóa trái cửa nhà, rinh rập ngăn cản khách đến nhà;
Thời CMKN ai làm gì sai thì có luật phạt theo tội, không liên quan gì đến chỗ cư trú chứ không như thời Hán Ngụy Công an khu vực bắt buộc chủ nhà đuổi không cho ở mặc dâu hợp đông thuê nhà còn hiệu lực;
Thời CMKN không có chuyện học sinh sinh viên bị đuổi học vì chống nhà nước như thời Hán Ngụy, chỉ hô “Tàu khựa cút về nước” hay“Đi chết đi, đảng CS bán nước” cũng bị đuổi học;
Thời CMKN, đang ở tù vì tội hoạt động cho địch quân cũng được nhà tù tạm tha cho ra đi thi Tú Tài, chứ không như Thời Hán Ngụy không có chuyện tù nhân được đi thi, và với cái tội hoạt động cho địch thì chỉ có sinh thì (chết);
Thời CMKN, nếu phải “vô phúc đáo tụng đình” thì cũng có luật sư, có chánh án nghiêm minh, độc lập với Hành Pháp, xử công khai chứ không như thời Hán Ngụy, nói là xử công khai, nhưng lại ủm nhủm, dàn quân ra ngăn cản báo giới, ngăn cản, đe dọa người đi xem kể cả người thân, còn bản án đọc lên chiếm nhiều thời gian hơn giờ nghị án chứng tỏ đã có sẵn trong túi quan tòa;
Thời CMKN, muốn bắt ai là phải có trát tòa đàng hoàng ngọai trừ bị bắt quả tang về tội hình sự, phá rối an ninh, chứ không như thời Hán Ngụy Công an phải trùm hai bao cao su đã qua sử dụng để ngụy trang đi bắt người ta giữa đêm hôm;
Thời CMKN, khi bắt ai người ta nói rõ bắt vì tội gì, chứ không như thời Hán Ngụy phải vận dụng đến “tội trốn thuế” để bắt “tội” yêu nước, xuống đường hô hào chống xâm lăng;
Thời CMKN nếu bị bắt vì tội đi theo địch hoạt, động làm lợi cho địch, xét theo luật mà phạt tù đàng hoàng chứ không như thời Hán Ngụy bắt người xuống đường kêu oan nhốt vào trại Phục hồi Nhân phẩm...
Nói chung đại khái là sự khác biệt giữa Thời Mỹ “Ngụy” và Thời Hán Ngụy cơ bản là như thế. Từ đó suy ra những người đang đấu tranh cho Tự do Dân chủ Nhân quyền trong thời Hán Ngụy gian lao nguy hiểm hơn nhiều, mặc dù họ không tiếp tay với địch như những người tranh đấu thời CMKN. Ai nghi ngờ cứ hỏi BS. Huỳnh Tấn Mẩm ngày xưa còn sinh viên tranh đấu cho phía địch của VNCH có bị “côn đồ” đánh đập, móc túi, bóp dế, chụp giật rồi bỏ chạy như hôm nay những cô cậu sinh viên học sinh vừa bị tại Hà Nội và Sài Gòn chỉ vì “cái tội” xuống đường phát tờ copy của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền không.
Nhưng có điều chắc chắn là cuộc đấu tranh hôm nay sẽ đạt đến chiến thắng trong một ngày không xa. Một chiến thắng chắc chắn sau này sẽ không có người hối hận mình đã tham dự. Vì đây là cuộc Đấu tranh Giải phóng Dân tộc và Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Hai viên chức an ninh CSVN mang thẻ đỏ (qua đường công hàm ngoại giao) qua Thái Lan và nhờ cảnh sát Thái bắt Đặng Chí Hùng

Cảnh sát Thái đã bắt 3 người lúc 9:00AM Thứ Năm giờ Thái Lan (tức 6:00PM Thứ Tư giờ California) là:
- Đặng Chí Hùng.
- Lê Văn Quang (còn rất trẻ).
- Trương Quốc Huy.
An ninh CSVN chính yếu là nhắm vào Đặng Chí Hùng, nhưng Quang mới tỵ nạn qua ở chung khu gia cư và Huy đã qua tỵ nạn lâu rồi và cũng ở chung khu nên bị bắt luôn.
Mục đích họ bắt Quang và Huy là để hỏi về Hùng. Cảnh sát Thái đã đưa cả 3 ra toà lúc sau 2:00PM Thứ Sáu 13/12. Hiện chưa biết Hùng có bị CSVN giải về VN hay không, nhưng hình như phần chắc là như vậy. Còn Huy sẽ bị đưa vào trại tập trung cho người nhập cư bất hợp pháp cho đến khi Mỹ bốc đi định cư chứ không được tự do ở bên ngoài như trước đây, vì dù có giấy tờ của Cao Uỷ Tỵ Nạn nhưng Huy không có passport VN nên tình trạng là bán hợp pháp chứ không hoàn toàn hợp pháp.
Việc bắt là cảnh sát Thái bắt, nhưng khi làm việc ở sở cảnh sát Thái thì là hổn hợp của an ninh Thái và an ninh CSVN.
Huy và Quang sẽ phải đóng tiền phạt và phải ở trong trại tập trung cho những người nhập cư bất hợp pháp.
Sau phiên toà chiều Thứ Sáu thì nhân viên Cao Ủy có lẽ sẽ gặp 3 nạn nhân này trong cùng ngày.
Xin các cơ quan truyền thông và những người quan tâm nhanh chóng lên tiếng bênh vực họ.
Tin tức này là do Huy cung cấp qua phone lúc cả 3 nguời đang ngồi chờ toà lúc 2:00PM Thứ Sáu giờ Thái Lan (tức 11:00PM khuya Thứ Năm giờ Cali). Do cảnh sát Thái tịch thu phones khi bắt và chỉ mới trả lại trước khi ra toà cho nên 3 người không thể thông tin ra ngoài ngay lúc bị bắt được.

Vụ Đặng Chí Hùng bị bắt và tình hình thực tế trong tù IDC của Thái Lan

Tin Đặng Chí Hùng và Trương Quốc Huy, Lê Văn Quang bị cảnh sát Thái Lan bắt gây rúng động trong và ngoài nước. Bàn tay tội ác của cộng sản dính sâu vào vụ truy bắt này. Mục tiêu của các điệp viên cộng sản là truy bắt cho được Đặng Chí Hùng. Nếu không bắt sống thì thủ tiêu. Trong cái xui xẻo này thì cũng có cái may mắn là nhóm anh em dân chủ đang tỵ nạn tại Thái Lan rơi vào tay của cảnh sát Thái. Cảnh sát Thái thì không có tàn độc như các điệp viên của cộng sản.
Tin từ Thái Lan cho hay là nhóm anh em dân chủ này đã bị đưa ra tòa. Trong vòng 48 tiếng đồng hồ phải ra tòa theo luật của Thái. Một nguồn tin từ Thái Lan cho hay là anh Đặng Chí Hùng và Trương Quốc Huy thì bị đưa về IDC, còn Lê Văn Quang thì bị đưa đi cưỡng bức lao động 45 ngày trả tiền phạt nhập cư bất hợp pháp. Mỗi ngày làm được trả công 200 THB (hơn 7 USD). Cuối cùng cũng sẽ bị đưa về nhà tù IDC.
Nhà tù IDC này ở trên đường Suan Phlu, ngay chỗ cây xăng gần tòa đại sứ của Úc đi vào khoảng 1,5 km. Chỗ này thường là nơi gia hạn Visa cho công dân 3 nước: Miến Điện - Lào - Cambodia và cũng là nhà tù giam giữ những người nhập cư bất hợp pháp vào Thái Lan.
Chúng tôi liên lạc với một nguồn tin trong nhà tù IDC này thì cho biết 2 anh em Trương Quốc Huy và Đặng Chí Hùng chưa bị đưa vào đây.
Hiện nhà tù này giam giữ hơn 100 người Việt Nam, đa phần là người Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An qua đây ăn trộm ăn cắp, đâm chém bị bắt giam giữ ở đây. Riêng phòng 5 là nơi giam giữ khoảng 10 người chạy trốn cộng sản bị bắt giữ. Phòng 5 này được chăm sóc kỹ càng hơn. Trong nhà tù này cũng có nhiều người dân tộc Ede, Ja'rai, H'mong họ có vẻ được các nhà thờ ở nước ngoài và tại Bangkok quan tâm nhiều hơn.
Chúng tôi đã nhiều lần vào đây thăm những người Việt Nam bị giam giữ. Đây là kinh nghiệm đi thăm tù ở nhà tù IDC của Bangkok. 
1. Thời gian thăm nuôi từ 8 giờ sáng đến 11 giờ 30 các ngày từ thứ Hai đến tứ Sáu trong tuần.
2. Người đi thăm nuôi phải có cho được tên tuổi và số tù của người mà mình muốn thăm nuôi. Ví dụ là ông Nguyễn Văn A, có số tù là IDC 12345. 5 con số đứng sau chữ IDC là quan trọng nhất Đương nhiên là 2 người đi thăm nuôi phải có hộ chiếu và Visa hợp pháp ở Thái Lan.
3. Cách thức tiến hành: chúng ta đi vào trình bày với cảnh sát giữ tù là muốn thăm ai. Họ cho người đi thăm nuôi 1 tờ giấy để chúng ta điền tên tuổi của người đi thăm nuôi và người tù để họ biết mà trích xuất tù cho gặp. Sau khi nộp tờ giấy rồi thì ngồi chờ đến 10 giờ sáng cửa mở cho tất cả vào thăm nuôi chung 1 lượt. Khi vào thăm thì phải qua 1 cái máy dò kim loại. Không được đem theo máy chụp hình hay điện thoại di động qua cái cửa dò này. Túi xách đồ đạc gởi vào cái tủ của cảnh sát coi tù. Cảnh sát Thái rất thân thiện có thể giúp chuyển thư hay tiền qua lại giữa người đi thăm và người bị ở tù. Họ nói chuyện qua 1 vách rào khoảng cách nhau khoảng 0,8m, có cảnh sát đi qua đi lại ở giữa coi chừng. Đặc biệt khi đi thăm nuôi có thể gởi bao nhiêu quà cũng được chứ không hạn chế như ở Việt Nam. Nhớ lưu ý là đồ thăm nuôi không có kim loại như đồ hộp thì bị cấm. Hộp giấy thì được chấp nhận. Thậm chí không cần vào gặp mặt chỉ đi gởi đồ thăm nuôi không cũng được. 1 tuần đi thăm hết 5 ngày cũng được chấp nhận.
Trường hợp những người đã có quy chế tỵ nạn của UNHCR thì có thể đóng tiền bảo lãnh tại ngoại với số tiền là 50000 THB, gần 2000 USD. Trong vòng 2 năm phải đi khỏi Thái Lan nếu không thì cũng quay về đây ở tiếp.
Nếu người tù không muốn chấp nhận hồi hương thì nhà tù cũng chấp nhận nhưng phải có lý do chính đáng. Như vậy thì khả năng Đặng Chí Hùng bị trả về Việt Nam rất ít, nếu Hùng từ chối thì nhà tù IDC cũng có thể chấp nhận yêu cầu của Hùng. 
Những người tù thì có thể gọi điện thoại ra bên ngoài bằng điện thoại công cộng chung ở trong tù. Mỗi phòng giam có 1 trưởng phòng thì người trưởng phòng này có quyền sử dụng điện thoại di động để liên lạc với cảnh sát nhà tù. Các tù nhân có thể nhờ người trưởng phòng liên lạc dùm ra bên ngoài. Có một trưởng phòng giam là người Việt Nam hiện nay. Anh ta trước đây thuộc nhóm của ông Nguyễn Hữu Chánh nhưng bị bỏ rơi gần 20 năm trong nhà tù IDC. Ngoài ra còn có chị Diệu Tâm là người hay giúp anh Lý Tống trước đây, chị Diệu Tâm cũng giúp cho các tù nhân Việt Nam rất nhiều vì chị có thể nói Tiếng Việt 
Tình hình của Đặng Chí Hùng, Trương Quốc Huy, Lê Văn Quang đang được dư luận trong và ngoài nước quan tâm. Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi mọi diễn biến tại đây.

Wednesday, December 11, 2013

Ông tổng Trọng đầu tôm và quốc nạn tham nhũng

Theo ngữ nghĩa học thì “tham nhũng” hay “tham ô” là hành vi “của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”. Theo tờ Vietnam Investment Review số 699 ngày 7/3/2005 viết thì tham nhũng tại Việt Nam đã gây “thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ... ước lượng 30% của đầu tư hạ tầng” 
Theo cách xếp hạng Nhận thức về Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế Transparency International, công bố năm 2010 và 2011 thì Việt Nam được 2.7 điểm trên 10 điểm với những nước có điểm số dưới 5 bị coi là có tình trạng tham nhũng cao. Việt Nam, vì vậy tình trạng tham nhũng được xem là đại quốc nạn. 
Một cuộc khảo sát trên phạm vi 95 quốc gia trên thế giới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về nạn tham nhũng năm 2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót cho các nhân viên công quyền như là một hình thức bôi trơn để dễ bề giải quyết được công việc, và hầu hết mọi người dân Việt Nam được khảo sát đều có chung một nhận định rằng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham nhũng là không có hiệu quả. Lý do rất đơn gian và dễ hiểu là vì anh phó thường dân thì không thể tham nhũng được, anh nông dân, anh ngư dân, anh thợ cạo, người nhặt rác cũng không thể nào tham nhũng được, mà chỉ có giới quan phương, có quyền lực trong tay mới tham nhũng được. Người có quyền hành nhỏ thì tham nhũng nhỏ, kẻ có quyền hành lớn thì tham nhũng lớn, lãnh đao địa phương thì tham nhũng theo tầm cỡ địa phương, lãnh đạo nhà nước thì tham nhũng theo tầm cỡ quốc gia. Như vậy chống tham nhũng là tự các quan chức, các lãnh đạo chống lại chính mình, tất nhiên là điều đó là không không bao giờ xảy ra, bởi cũng tựa như một con chó dại, nó chỉ cắn người, hoặc cắn những con chó khác chứ không bao giờ cắn lại chính nó. 
Vì vậy, để lấp liếm về tệ nạn tham nhũng cứ ngày một tăng thêm như một bệnh dịch, hầu xoa dịu sự phẫn nộ của nhân dân, trong dịp tiếp xúc với cử tri Hà Nội vào sáng ngày 7 tháng 12 vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu một cách hết sức cuồng ngôn, loạn ngữ rằng: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ. Cho nên chúng ta phải xem xét, bình tĩnh, tỉnh táo sáng suốt…” 
Hẳn nhiều người từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân đều khó có thể quên được chi tiết A nan và Ca Diếp đòi Đường tăng phải dâng bát vàng mới truyền kinh thư. Đây chính là chi tiết mà Nguyễn Phú Trọng đã đề cập đến để lấp liếm cho hành động tham nhũng của chính bản thân mình cũng như tệ nạn tham nhũng đang trở thành quốc nạn, mà những kẻ gây ra cái quốc nạn đó chính là những đồng chí, đồng đảng của Trọng. Điều đó, cho thấy rằng cái đầu của Tổng Trọng không hơn gì cái đầu tôm khi hiểu rằng A nan và Ca Diếp đòi ăn hối lộ. Thực ra, làm gì có chuyện vòi vĩnh của đút lót ở cửa Phật. Trong mười đại đệ tử của Phật, Ca Diếp đứng hạng ba, A Nan đứng thứ mười, đều đắc quả A-la-hán, dứt bỏ hết các”Lậu Hoặc” - nhứt thiết lậu tận, tức là sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Đức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các “lậu hoặc” tức là các “ô nhiễm trong tâm”. Thực vậy, bậc A-la-hán thường là các bậc “lậu tận” không còn vướng lụy vì chút của cải vụn vặt của thế gian. Chiếc bình bát bằng vàng nguyên là của vua Đường tặng cho Đường tăng. Vì thế, trong tình huống này, nó còn tượng trưng cho của cải và danh vọng ở thế gian. Để lãnh kinh báu của Phật, dâng nạp bình bát là ngụ ý rằng muốn thọ lãnh đạo giải thoát của Phật, con người phải xuất gia, lìa bỏ danh vọng và của cải thế tục, tức là phải giác ngộ hoàn toàn. Hành động của Đường tăng ở đây là ẩn dụ, có tính cách biểu tượng của sự “Lậu Tận”, của sự giác ngộ hoàn toàn, chứ không hề hàm nghĩa đút lót hay ăn hội lộ, như quốc nạn ở nước ta hiện nay đâu. 
Cũng nên chú ý đến lời nói của A nan và Ca diếp: “Hai vị tôn giả cười nói: Hà Hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất.” Theo truyền thống đạo học thì đạo pháp không thể truyền thụ dễ dàng: “Đạo pháp bất khinh truyền” mà! Cho nên kẻ học đạo, muốn thọ pháp, phải đánh đổi đến cả thân xác của mình, chứ không phải chỉ là cái bình bát vàng thôi đâu – VÔ NGÃ mà! Dâng bát vàng chính là mang ý nghĩa đánh đổi. Nếu dễ dàng truyền đạo pháp cho người không xứng đáng, không muốn đánh đổi, chẳng những kẻ ấy không thể hoằng dương được chánh pháp mà còn khiến cho dòng đạo pháp suy tàn, bế tắc. Như thế, đời sau sẽ không còn hưởng được pháp thực nữa, nghĩa là tâm linh con người sẽ “đói”. 
Vậy, việc đánh đổi chiếc bình bát bằng vàng để thỉnh nhận được “hữu tự kinh” mang ý nghĩa cao cả của sự đắc đạo khi và chỉ khi đã giác ngộ hoàn toàn, đã diệt sạch tâm sở THAM, SI và TÀ KIẾN – tức là đạt đến LẬU TẬN. 
Thiên hạ đã ban cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cái hỗn danh TRỌNG LÚ, quả không sai. Chỉ tủi hổ cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam nghìn năm văn hiến lại đặt dưới sự trị vì của một con người với cái đầu tôm như Trọng Lú thì trách sao mà nước chả nghèo dân chả khổ?

Báo VN đồng loạt gỡ bài đập tượng Lenin

Một loạt báo trong nước đã phải gỡ bài tường thuật về biểu tình hôm 8/12 ở Ukraina, trong đó có phản ánh việc người dân lật đổ và đập vỡ tượng Lenin.
Các báo như Thanh Niên, Dân Trí, Pháp luật TP HCM, VietnamPlus... đều đã xóa bài và các đường link dẫn tới tin này đều báo lỗi.
Tuy nhiên các bài báo ngắn về cuộc biểu tình ở Kiev vẫn được lưu lại tại một số diễn đàn và blog riêng.
Hôm Chủ nhật 8/12, một nhóm người biểu tinh đã dùng dây và thanh sắt kéo đổ bức tượng Lenin tại Đại lộ Shevchenko ở Kiev. Cho tới tận tối muộn, họ vẫn tiếp tục dùng búa đập tượng.
Tượng đài lãnh tụ Cách mạng Nga Vladimir Iliytch Lenin được coi như biểu tượng cho quan hệ của Ukraina với nước Nga và thời kỳ Xô viết.
Những người tham gia biểu tình hô vang 'Vinh quang cho Ukraina' khi đập tan bức tượng Lenin to đẹp nhất thủ đô Kiev này.
'Chỉ đạo miệng?'
Trong các bản tin mà báo Việt Nam đăng tải trước khi gỡ xuống, đa phần dịch từ tin của các hãng thông tấn quốc tế và còn bản lưu cache trên mạng, người biểu tình Ukraina bị gọi là "đám đông quá khích".
Cũng có báo dẫn lời quan chức địa phương nói đây không phải chủ trương của chính quyền mà chỉ là 'bạo động'.
Tuy nhiên dường như hình ảnh tượng vị lãnh tụ Cộng sản Nga bị đập tan một cách đau thương vẫn bị cho là khó có thể chấp nhận trên mặt các báo chính thống do nhà nước quản lý.
Nguồn tin trong ngành cho BBC hay biên tập một số tờ báo đã nhận 'chỉ đạo miệng' từ quan chức quản lý báo chí về việc phải dỡ bỏ bài về "lật đổ tượng Lenin".
Lệnh chỉ đạo này không được thể hiện bằng văn bản, có thể vì sợ bị rò rỉ ra ngoài như một số trường hợp đã xảy ra trước đó.
Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan phụ trách báo chí của Đảng, từng bị phản ánh đã "nhắc nhở, khiển trách, kỷ luật" các báo không tuân thủ chỉ thị của ban này.
*
‘Người VN có tình cảm với Lenin’
Người biểu tình Ukraine không muốn nhìn thấy tượng Lenin ở Kiev 
Nhân sự việc người biểu tình Ukraine giật đổ và đập phá tượng Lenin ở thủ đô Kiev, một nhà nghiên cứu lịch sử từ trong nước nói với BBC rằng ‘nhân dân Việt Nam phải biết ơn Lenin’.
Ông cũng chỉ trích hành động của người biểu tình Ukraine.
Bình luận về vụ phá hủy tượng Lenin ở Kiev, Tiến sỹ Vũ Minh Giang thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, nói rằng hành động này là ‘thiếu văn hóa’ và ‘không tôn trọng lịch sử’.
“Lenin dù sao cũng gắn liền với thể chế Liên Xô trước đây,” ông nói. “Người Ukraine ít nhiều chịu ơn của Liên Xô vì dù chế độ nào hay học thuyết nào cũng thấy chủ nghĩa phát xít là quái thai của lịch sử.”
‘Manh động, thiếu văn hóa’
“Hành động này nếu xét từ góc độ văn hóa và ứng xử của người trí thức thì nhẹ là manh động còn nặng là thiếu văn hóa,” ông nói.
Để dẫn chứng, Tiến sỹ kể lại câu chuyện về một lần ông sang Brazil đến thăm ‘một trường đại học lớn’ thì ‘thấy một bức tượng lớn của toàn quyền Bồ Đào Nha đặt giữa sân trường’.
“Tôi có hỏi là trước đây Brazil bị Bồ Đào Nha cai trị thì tại sao lại để bức tượng thế này,” ông kể. “Ban lãnh đạo trả lời tôi: ‘Tất cả đều là một phần của lịch sử’.”
Ông Giang cũng không đồng ý với quan điểm cho rằng Ukraine từng bị Liên Xô xâm lược.
“Sự hiện diện của quân đội nước này ở nước khác trên thế giới từ xưa đến nay cũng có nhiều nhưng không phải sự hiện diện nào cũng gắn với cái gọi là xâm lược,” ông giải thích.
Còn về cáo buộc Liên Xô áp đặt chủ nghĩa cộng sản vào Ukraine, vị giáo sư lịch sử này nói rằng ‘mỗi học thuyết đều có vị trí lịch sử nhất định của nó’.
“Ứng xử có học là phải thấy rằng sự hiện diện của bất cứ chủ nghĩa nào cũng sản sinh ra trong hoàn cảnh nhất định và chắc chắn khi nó đã tồn tại trên quy mô rộng lớn thì nó có những giá trị nhất định trừ học thuyết phân biệt chủng tộc hay chủ nghĩa phát xít,” ông nói.
“Đánh giá lịch sử cần cái nhìn bình tĩnh, tôn trọng khách quan, gắn với hoàn cảnh lịch sử. Bất cứ hành động gì manh động kèm theo thái độ hận thù thì đáng lên án.”
Biết ơn Liên Xô 
Việt Nam có bức tượng Lenin lớn ở trung tâm Hà Nội 
Riêng về cách nhìn nhận lãnh tụ cộng sản Lenin ở Việt Nam hiện nay, ông Giang nói có sự khác biệt giữa các thế hệ.
“Thế hệ trước hiểu rất rõ mối quan hệ của Liên bang Xô Viết với Việt Nam,” ông nói.
“Trong sự nghiệp bảo vệ độc lập của Việt Nam, đất nước của Lenin có vai trò rất lớn,” ông nói rõ thêm, “Khi Hoa Kỳ dùng máy bay B-52 ném bom bệnh viện, khu vực đông dân thì phải có tên lửa của Liên Xô thì mới bắn rơi B-52.”
“Ai giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp này đều được đánh giá cao. Thế hệ từng trải qua hiểu rất rõ và dành tình cảm tốt đẹp đối với đất nước Xô Viết và Lenin.”
Tuy nhiên ông cũng nhìn nhận thế hệ trẻ sau này ‘có mối quan tâm khác đi’ đối với Liên Xô và Lenin nhưng ‘họ cũng được giáo dục văn hóa và lịch sử của người Việt Nam’.
“Tôi nhìn thấy sự trân trọng quá khứ vẫn là thuộc tính của người Việt Nam, nhất là đối với những người trong quá khứ đã từng có ơn với mình,” ông nói.
Lý do thứ hai người dân Việt Nam ‘trân trọng Lenin’ theo ông Vũ Minh Giang là vì Lenin đại diện cho ‘ý tưởng xây dựng xã hội tốt đẹp’ vốn là điều ‘cả thế giới mong muốn’.
Người Mông Cổ kéo đổ tượng Lenin ở Ulan Bator năm 2012

Tuesday, December 10, 2013

Tiến Bộ kiểu Việt Nam

Alan Phan

Hôm qua, trong lúc chờ đợi khám bệnh, tôi rãnh rổi lướt Net và tình cờ đọc vài tin tức trên các báo mạng. Nói chung là nếu không sống ở Việt Nam, chúng ta sẽ có một cảm giác vô cùng lạc quan vì sự tiến bộ về mọi mặt trên bình diện chính trị, kinh tế, xã hội…của đất nước. Sau một giờ lục lọi, chúng ta không thể có kết luận nào khác là chỉ vài năm nữa thôi, Việt Nam sẽ qua mặt Singapore để dẫn đầu Á Châu về mức thu nhập, về môi trường sống, về vị thế quyền lực…để mọi người Việt cùng hãnh diện khắp năm châu.
Về cơ chế chính trị, chúng ta vừa có một bản hiến pháp mới toanh, yêu thích bởi 99% dân số và quốc hội. Chúng ta còn là hội viên quản trị gì đó của hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (bọn tư bản Âu Mỹ sẽ câm miệng lại về nhân quyền của Việt Nam). Về xã hội, ngoài việc đăng cai liên tục trong Top 3 của chỉ số hạnh phúc suốt 10 năm qua, người Việt còn hãnh diện với số lượng siêu xe, hàng hiệu, đại gia và chân dài. Về kinh tế, chúng ta đạt chỉ tiêu dài dài, thành tích đếm không xuể.
Hai mẫu tin tiêu biểu cho sự tiến bộ vượt bực:
Một tờ nhật báo nói về triều cường lịch sử ngày 5/12 vừa qua tại thành phố HCM. Sau những hình ảnh ngập lụt, xe sụp ổ gà…là một bầy tỏ vô cùng cảm động của một người dân. “Cách đây vài năm, mỗi lần lụt là nước tràn vào nhà ngập lên tới cổ. Bây giờ chỉ lụt có đến đầu gối.” Anh ta chỉ quên câu…nhờ ơn Bác và Đảng…như đồng chí gì vừa được minh oan sau 10 năm tù.
Trong khi đó, các cơ quan chính phủ truyền điệp rộng rãi thông tin là chỉ riêng năm nay, thu nhập GNP mỗi đầu người Việt Nam gia tăng 23%, chạm mức 2,000 USD. Tức là năm ngoái bạn thu được 10 triệu một tháng, năm rồi lương đã tăng thành 12.3 triệu. Tôi không biết có bao nhiêu bạn vừa coi lại túi tiền mình? Chỉ một chú thích nhỏ: tập đoàn Samsung năm rồi xuất khẩu hơn 20 tỷ USD, gần 15% GDP của Việt Nam. Tôi không biết họ có đem chia cho 90 triệu dân theo tinh thần XHCN; nhưng nghe nói họ chỉ đóng thuế có 50 triệu USD.
Thực ra đây chỉ là một chiêu PR nhằm vào các nhà đầu tư quốc tế. Tiếc là không hãng truyền thông nước ngoài nào loan báo cho nhân loại mừng. Vì đây là một kỷ lục mới của niên đại công nghệ số.
Trong khi đó thì các báo mạng lề phải chỉ lướt qua mà không cho chúng ta biết về những tiến bộ khác, như tỷ lệ tội phạm, như số lượng hoá chất độc hại nhập từ Trung Quốc, như số bệnh nhân u bứu ung thư trên toàn quốc, như chỉ số hàng ngày về ô nhiễm cùa không khí và nước, như con số thất thoát về lãng phí và tham ô của các doanh nghiệp nhà nước…
Thôi Tết cũng sắp về. Chúng ta lại có một cơ hội khác để hy vọng và mơ mộng về một tương lai rực rỡ đang chờ đón quê hương. Mong chúng sẽ sống lâu hơn những nhánh hoa mai đang khoe sắc cùng vạn vật để rồi sửa soạn héo tàn chỉ trong vài tuần.

Friday, December 6, 2013

Best joke of the month, if not the year

"Thu nhập [bình quân đầu người] của người Việt Nam tăng 23% trong vòng một năm":
http://kinhdoanh.vnexpress.net/inter...9359&c=1003170




Phát biểu tại Diễn đàn Quan hệ Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đang phục hồi tăng trưởng và hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Với mức tăng GDP đạt 5,4% trong năm 2013 (trung bình 3 năm là 5,6%), quy mô kinh tế hiện tại của Việt Nam hiện đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD.

Như vậy, so với mức thu nhập 1.600 USD được Thủ tướng thông báo tại Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) 2012, thu nhập của người Việt Nam đã tăng gần 23% trong một năm và nhiều khả năng hoàn thành sớm mục tiêu đạt 2.000 USD vào năm 2015 mà Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra.


HAHAHAHAHAHA 23% in one year ? HAHAHAHAHAHAHA
 

Wednesday, December 4, 2013

Quán ăn hai ngàn đồng cho người nghèo ở Sài Gòn

Tại Việt Nam trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, người nghèo càng thêm chật vật chạy ăn từng bữa. Rất may là cũng có những tấm lòng vàng : ngoài một số bếp ăn từ thiện ở các bệnh viện, cũng có một số sáng kiến mở các quán ăn giá rẻ, hầu như là cho không, dành cho dân lao động nghèo.
Đặc biệt tại Saigon, phải kể đến quán cơm Nụ Cười 1 và 2 do nhà báo Nam Đồng chủ xướng, và quán Nụ Cười 3 của nhà báo Trần Trọng Thức. RFI Việt ngữ đã liên lạc với những người phụ trách quán Nụ Cười 3 (số 298A đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, quận 7) để tìm hiểu thêm.
Trước hết, anh Nguyễn Đức Huy, một tình nguyện viên của quán giới thiệu sơ qua hoạt động tại Nụ Cười 3 :
Anh Nguyễn Đức Huy : Quán mình hoạt động thứ Ba, Năm, Bảy, từ 10 giờ đến khoảng 2 giờ chiều mỗi ngày. Hiện nay mình bán chừng 400 phần ăn, mỗi phần ăn mình bán cho người nghèo giá tượng trưng là 2 ngàn đồng, nhưng giá trị của nó tương đương khoảng 14 ngàn.
Thông thường khi mọi người đến ăn, người ta mua vé, xong đi ngang qua một quầy có những khay cơm đầy đủ các thứ. Khách cầm khay đó tự mang ra bàn ăn, sau khi ăn xong cứ để đó sẽ có người đi dẹp. Người khách ăn xong đi ra ngoài có nước uống, và có một quầy báo. Tất cả các loại báo, truyện… đều bán giá 2 ngàn đồng một cuốn.
Thực đơn các món ăn mỗi ngày đều thay đổi, chứ không cố định. Tất cả những người phục vụ đều là tình nguyện đến đó phụ giúp quán, mỗi người góp một phần nhỏ. Có thể là giữ xe, có thể là bán phiếu, dọn bàn, múc cơm, cũng có thể là rửa chén hoặc đi dọn khay…Đa số là sinh viên các trường đại học.
Tiêu chí của quán mình ở đây là mình bán chứ không phải là mình cho họ, nên khi người ta đến ăn bên em vẫn xem họ như là thượng khách. Hai ngàn đồng đó chỉ lấy tượng trưng, cho người nghèo cảm thấy đến ăn là người ta có trả tiền, chứ không phải là đồ cho, nên người ta rất vui vẻ.
Còn chị Lý, quản trị viên quán Nụ Cười 3 cho biết :
Chị Lý : Quán cơm từ thiện thì có rất nhiều, nhưng riêng quán 2.000 đồng thì ở Saigon bắt đầu có từ năm 2008. Có một nhóm người quan niệm rằng tuy là quán cơm từ thiện nhưng không muốn có chuyện ban phát, mà bán với giá hỗ trợ cho người nghèo, để cho người tới ăn người ta không có mặc cảm, và người bán thì phục vụ đúng như là đang bán, một dịch vụ chứ không phải ban phát. Ý nghĩa là như vậy.
Chúng tôi đi sau nên chỉ bắt chước mô hình đó để làm theo, chứ không phải chúng tôi nghĩ ra chuyện đó. Như đã biết, Nụ Cười có ba quán 1,2,3, và quán chúng tôi là Nụ Cười 3 - quán sinh sau đẻ muộn nhất, mới vừa làm được khoảng bốn tháng nay thôi. Địa điểm do một ngân hàng cho mượn một năm, sau một năm lại tính tiếp.
RFI : Nếu đã sinh sau đẻ muộn, chắc chị cũng rút được nhiều kinh nghiệm từ các quán trước ?
Thật ra thì mỗi quán có cách điều hành khác nhau, chỉ cùng trực thuộc một quỹ từ thiện của thành phố. Nói là quỹ từ thiện thành phố nhưng bọn mình tự lo hết, tự lo huy động và tự quản lý - nghĩa là tự thân vận động, và mỗi quán có cách quản lý khác nhau một chút. Vì ra sau chót nên có thêm một cái mới nữa.
Thay vì chỉ lo món ăn vật chất thôi, chúng tôi còn làm thêm một tủ sách món ăn tinh thần, mà chúng tôi rất tự hào đã giúp thêm cho bà con. Người nghèo cái ăn người ta đã khó rồi, nói chi tới cái đọc. Và quan trọng nhất là con em của những người đó lại càng không có tiền để mua sách. Chúng tôi làm được quầy sách cũng với giá hai ngàn đồng. Cũng là huy động, xin trong xã hội mọi người đóng góp.
Sách ở Việt Nam bây giờ đắt, bốn năm chục ngàn hay bảy tám chục ngàn một cuốn, nhưng mình vẫn bán với giá tượng trưng hai ngàn đồng. Do số sách có hạn nên mỗi người khách tới ăn mỗi ngày chỉ dám chưng bán mỗi người một quyển sách thôi. Tuy vậy các em nhỏ đi ăn được mười ngày thì cũng có được mười cuốn sách rồi. Các em rất sung sướng vì nếu không, các em không bao giờ có thể mua được sách để xem. Đó là niềm vui lớn nhất của chúng tôi hiện nay.
RFI : Như vậy cha mẹ đi ăn rồi mua sách về cho con hay sao thưa chị?
Thường thường cha mẹ đi ăn thì dắt theo con, hoặc cha mẹ là những người lao động đến ăn thì mua cho con họ. Đối tượng của chúng tôi nhắm đến rất rõ, đó là những bà con lao động nghèo. Khách của mình chẳng hạn như người bán vé số, xe ôm, thợ hồ, ve chai…và các sinh viên hoàn cảnh khó khăn. Vì đa số các sinh viên dưới quê lên thành phố thì các em khó khăn lắm, chuyện ăn chuyện học tiền gia đình cung cấp rất giới hạn. Đó là hai đối tượng chính chúng tôi phục vụ.
Hiện nay chúng tôi đang phục vụ mỗi ngày 400 suất ăn, tức là cho 400 khách. Do mới mở nên khả năng hoạt động một tuần chỉ ba buổi thôi, thứ Ba, Năm, Bảy, vì nguồn trợ giúp của những nhà hảo tâm chưa được nhiều nên chưa thể mở rộng. Đây là quán từ thiện nên tất cả nhân lực toàn là các tình nguyện viên, và các tình nguyện viên chưa đủ. Số suất ăn cũng vậy. Đầu tiên mới mở là 300, lần lần lên 350, nay là 400, và có lẽ trong tương lai sẽ như các quán đi trước, thường thường vào khoảng từ 500 đến 600.
Chúng tôi luôn đảm bảo ba món : món mặn, món xào, món canh, tráng miệng và nước. Về chất lượng thì rất tự tin để nói rằng bữa ăn đảm bảo được mấy tiêu chí. Thứ nhất là chất lượng thức ăn, từ thịt thà mọi thứ, mình mua thứ tốt, từ những nguồn cung cấp bảo đảm, và cố gắng tối đa để cho bà con ngon miệng. Thứ hai là đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều đó là quan trọng nhất, vì đó là vấn đề lớn trong xã hội ở Việt Nam hiện nay.
RFI : Xin phép được ngắt lời chị ở đây, thấy báo chí trong nước vẫn thường xuyên báo động về vấn đề vệ sinh thực phẩm…
Kinh khủng, thành ra bọn mình cái đó là bảo đảm. Bọn mình cân nhắc từ nước rửa chén trở đi. Thịt thì những tiệm ăn bình thường mười tiệm hết chín tiệm mua thịt trôi nổi cho rẻ, mà mình mua thịt của Vissan là công ty uy tín giá mắc hơn. Về nước uống, rất may có nhà hảo tâm cho hệ thống lọc nano, mình đem đi Viện Pasteur kiểm nghiệm - phải có tờ giấy đó rõ ràng mình mới nhận. Nước thì bà con có thể an tâm, chứ trước đây một ngày nấu cả trăm lít nước rất là cực khổ. Từ hồi có hệ thống lọc bảo đảm thì bà con uống nước thoải mái.
Bọn mình hết sức kỹ, vì khi mấy chị em trong nhóm điều hành ngồi lại với nhau thì đã thỏa thuận, cái gì mà tôi không mua cho nhà tôi ăn là tôi không mua cho ở đây. Nếu đồng ý với nhau thì làm, chứ hổng có cái kiểu muốn chọn thứ rẻ.
Đôi khi cũng có một số nhà hảo tâm - tội nghiệp lắm - ở chợ, thì họ đem lại nước rửa chén. Tụi tôi phải xin lỗi không nhận, vì nếu nước rửa chén loại xấu không những làm hại cho các cháu tình nguyện viên khi rửa, mà làm hại cho người ăn nữa nếu rửa không sạch. Bọn mình cẩn thận lắm, trước hết vì trách nhiệm của mình - ba bốn trăm người ăn, lỡ có chuyện gì là mình chết luôn.
RFI : Thưa, chị có thể cho biết thêm về các tiêu chí kế tiếp của quán ?
Thứ ba là cho bà con ăn đủ no, tức là phần cơm không hạn chế. Nhưng cái thứ tư, tiêu chí lớn nhất mà chúng tôi bảo đảm được là thái độ phục vụ.
Bởi vì 95% tình nguyện viên phục vụ là các em sinh viên. Các em được huấn luyện rằng, tuy là đến để làm việc thiện nguyện, nhưng hướng đến cách phục vụ chuyên nghiệp. Đó là phục vụ với sự hòa nhã, trân trọng, vui vẻ. Đây là tiêu chí rất cao.
Mình tạo được không khí ấm áp cho người ta tới ăn. Ít ra trong cuộc đời cực nhọc hiện nay thì trong ngày họ có được nửa tiếng đồng hồ vào đây họ được hết sức trân trọng. Họ có được bữa ăn ngon, bảo đảm, họ rất vui. Đó là điều chúng tôi rất tự tin khoe rằng đã làm được.
RFI : Như vậy người nghèo sẽ không bị mặc cảm…
Đúng ! Các em sinh viên khi vào luôn luôn được đọc điều lệ ở đây : thực khách mua chứ không xin, và chúng ta phục vụ chứ không ban phát. Điều đó phải được tuân thủ một cách tuyệt đối trong quán này. Không bao giờ được nói lớn tiếng. Tuy quán là quán bình dân, nhưng phục vụ hướng đến chuyên nghiệp và « có sao » chứ không phải là quán « không sao ».
Luôn luôn nói với các em là, các con là bộ mặt của quán, cho nên phục vụ sẽ đem lại tiếng tốt cho quán. Nhưng điều đó tốt luôn cho cả các con nữa, bởi vì các con sẽ học được tính kiên nhẫn, sự hòa nhã, cực bao nhiêu các con cũng phải vui vẻ. Trong vòng một tiếng rưỡi mà phải phục vụ 400 khách thì cũng rất vất vả nhưng mà các em làm được hết.
Thương lắm, như là một gia đình ! Chúng tôi là người lớn nên nói, cô chú hết sức là hạnh phúc, tự dưng có thêm một đàn con ngoan và có tấm lòng. Ngược lại các con có thêm những bậc cô chú thương yêu, hướng dẫn các con mọi thứ, và bạn bè chung quanh các con lại vui vẻ với nhau. Bọn mình là một cái gia đình ấm cúng lắm, rất là dễ thương.
RFI : Có lẽ vì vậy mà quán lấy tên là Nụ Cười ?
Vâng, quán Nụ Cười thì tất cả các em đồng phục là tablier có hình nụ cười rất lớn trước ngực, để nhắc nhở mọi người lúc nào cũng phải cười.
RFI : Từ lúc mở quán tới giờ có những trường hợp nào gây ấn tượng cho chị, chị có thể kể lại được không ?
Ôi trời ơi, không biết bao nhiêu mà nói ! Các nhà hảo tâm nói điều quan trọng là làm sao mình lọc được đúng đối tượng của mình. Khi làm cái này rồi mình mới biết là không ai có thể nói cứ nhìn bề ngoài mà đánh giá được. Có những người mà khi họ tới mình tưởng đó là nhà hảo tâm. Họ ăn mặc rất là lịch sự, thì mình tiếp cũng lịch sự.
Tất nhiên khi khách người ta tới, nếu 95% là đúng đối tượng của mình thì đó là thành công lớn rồi, thế nào cũng có khoảng 5-6% là không đúng đối tượng. Trong đó có những người là nhà hảo tâm, người ta tới ăn cho biết trước khi người ta giúp mình. Có những người tuy không phải là người nghèo như đối tượng của mình nhưng người ta tò mò tới ăn một lần cho biết.
Và còn lại tất nhiên cũng có những người họ dựa dẫm vào mình. Họ không phải là quá nghèo, nhưng mà có chỗ này vừa rẻ vừa sạch thì tới ăn. Chúng tôi luôn luôn bắt buộc phải cố gắng lọc ra những người không đúng đối tượng của mình, vì nhà hảo tâm người ta góp tiền cho mình bao giờ cũng muốn đồng tiền đi tới đúng chỗ.
Chúng tôi, những người điều hành phải tới gặp những người đó, trước hết lịch sự nói rằng, thưa, chắc đây là nhà hảo tâm. Khi họ nói « không » thì mới nói, dạ thưa, tới ăn một lần cho biết thôi, chứ xin nhường cho những người nghèo, chúng tôi chỉ phục vụ người nghèo. Thì có những người họ bỏ đi, như bản thân tôi bị rồi.
Một người đàn ông ăn mặc rất là lịch sự, áo sơ mi trắng bỏ trong quần, mang giày đàng hoàng vô, tôi cũng nói như vậy thì ông quày quả bỏ đi. Nhưng mà ổng đi chút xíu thì có lẽ ổng tức, ổng quay trở lại nói : « Tui nói thật với chị, tui là xe ôm, xe tui để bên kia đường kìa. Chị đừng có nhìn bề ngoài mà chị nói vậy. Vì tui chạy xe ôm, tui phải ăn mặc cho đàng hoàng thì khách người ta mới chọn tui, chứ ăn mặc lôi thôi thì không ! ». Rồi ổng bỏ đi, mình phải chạy theo năn nỉ, thôi tôi xin lỗi. Sau này người đó thành khách quen của mình.
Rồi có những đứa nhỏ…Không phải chúng tôi chỉ làm cơm không thôi, mà tới mùa tựu trường thì lại xin tiền nhà hảo tâm, bạn bè quen để mua cặp táp, sách vở…để làm quà tựu trường cho các em, cũng nhắm vào con của người lao động. Nếu hai mẹ con nhà nghèo , nhìn là biết đối tượng VIP của mình rồi, thì đồng ý liền ghi tên để tuần sau mình đưa.
Bữa hôm có em tới, mặt mày bụ bẫm lắm. Riêng cháu đó tôi mới nói rằng, con ơi con không phải là đối tượng của bà, thôi con về nói ba mẹ lo đi. Thì người mà dắt cô bé này mới nói không cô ơi, bé này là con nhà nghèo, ở kế bên nhà em. Hai cha con mới vừa vô ăn, khi ăn xong cháu mới nói ba dắt vô ghi tên thì ba nó tự ái không chịu dắt vô, đã vậy còn đánh con bé nữa. Cái tay đỏ, sưng lên, con bé đứng khóc.
Trời ơi, tôi xót không thể nói được. Về mới nói lại trong nhóm điều hành, kể từ nay tôi dứt khoát thà tôi giúp lầm người chứ tôi không để sót người nữa. Không bao giờ có thể nhìn bề ngoài mà đánh giá người ta được.
Còn người nghèo cô biết hông, có người họ vô ngồi ăn mà họ chảy nước mắt. Bởi vì, nói thật, những người nghèo họ ít được trân trọng, ít được tiếp đón một cách nồng hậu. Họ chảy nước mắt, mình cũng muốn khóc theo họ. Những điều đó làm cho mình cảm thấy việc làm của mình có ý nghĩa lắm.
RFI : Có nhiều người khách quen không chị ?
Không phải chỉ quán này không thôi, mà sau một thời gian thì khách hàng 80% sẽ là khách quen, tức là những người lao động xung quanh đến ăn. Chỉ có 20% là khách vãng lai ở nơi xa tới, là những người thí dụ như bán vé số, ve chai…tiện đâu họ ghé đó.
Do đó khi tìm địa điểm mở quán, bọn mình phải tìm như thế này. Thứ nhất là gần các trường đại học, thứ hai là gần khu lao động, để những người chung quanh đúng đối tượng ở gần đó họ mới tới mình được. Có 80% là những người lao động nghèo xung quanh : xe ôm, người giúp việc giờ, người buôn gánh bán bưng chung quanh khu vực đó.
Những khách hàng bình thường thì mua phiếu đi vô và lấy khay. Riêng những người tàn tật thì tình nguyện viên sẽ đưa thẳng vô, đi mua phiếu, đem khay lại phục vụ tại chỗ luôn.
RFI : Tuy là quán ăn giá rẻ nhưng có những người khách khó tính không?
Bốn trăm người thì cũng có người này người khác. Mình có hai người khách tật nguyền rất là nhõng nhẽo ! Bao giờ tới là mình phải ra đón, đưa vô. Cứ kêu hôm nay tôi ăn cái này không được, mai tôi ăn cái kia không được, hôm nay tôi mệt phải cho tôi nằm nghỉ, đủ thứ…
Đến một lúc thì các em đều hơi mệt mỏi với bà, thì mình giải thích với các em như vầy. Các con phải biết rằng họ không có ai chăm sóc đâu, và bây giờ có người chăm sóc thì nên để cho bà nhõng nhẽo một chút. Các con cứ chăm sóc và tập tính kiên nhẫn đi, phải kiên nhẫn với bà bởi vì bà không có nhõng nhẽo với ai được đâu. Không có ai chú ý đến bà đâu ! Thì các em lần lần nhẫn nại hơn, hiểu hơn, đó là bài học lớn nhất cho các em tình nguyện viên của mình.
RFI : Nguồn hỗ trợ của quán là từ đâu ạ ?
Hoàn toàn trong xã hội, tức là từ các nhà hảo tâm. Có cái may là những quán cơm ra đời luôn được báo chí, đài truyền hình tới đưa tin, các mạng xã hội lan truyền nhau. Phải nói thật một tháng đầu khi mở ra thì phải dùng cái chữ « bàng hoàng » - một cái chuyện tôi nghĩ là rất nhỏ mà lại lay động xã hội đến như vậy.
Có nhiều người họ giúp như vầy mới là cảm động nè. Có cô bán vé số ăn xong rồi đi ra vét hết tiền, mua một chai dầu ăn nhỏ vô giúp. Cầm cái chai dầu ăn đó mà rưng rưng, vì biết rằng người ta đã góp hết tiền của người ta ngày hôm đó để mua gởi cho mình. Cái công đức đó nó lớn lắm. Lớn hơn là thí dụ bạn gởi cho tôi một triệu, mà tôi yên tâm chắc bạn vẫn còn có một triệu.
Mà cái đó nhiều lắm, người ta cho đường, cho nước mắm, họ cho những cái càng nhỏ thì mình thấy giá trị của nó càng lớn.
Một cái việc thiện trong xã hội nó lay động lòng con người ta kinh khủng lắm. Đôi khi bọn mình nói đùa như thế này, chắc tại vì bây giờ ở đây ít có việc tốt quá, cho nên có được một việc tốt thì mọi người sung sướng quá, cùng chung tay giúp đỡ.
Bọn mình bàng hoàng lắm, không nghĩ là cái việc quá nhỏ của mình mà nó lay động con người ta đến như vậy, lay động tấm lòng của xã hội đến như vậy. Nhiều lắm, người ta giúp thấy thương lắm.
Có những người cho hàng tháng, có người cho một năm, có những nhóm thiện nguyện hứa cho mỗi năm một lần trong vài năm. Đó là lòng tốt của người ta, nhưng về khả năng có khi hôm nay người ta có nhưng đâu có biết trong tương lai như thế nào. Thì thôi không sao hết, bọn mình thanh thản nghĩ, thôi thì mình cứ làm hết khả năng của mình, thì không có gì để phải ân hận.
RFI : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn chị Lý và anh Nguyễn Đức Huy đã vui lòng tham gia tạp chí xã hội của RFI Việt ngữ hôm nay.

Optimism Over Vietnam Property, With Caveats (Who is Mike Ives ? Response: Mike Ives is a freelance writer living in Hanoi)

Optimism Over Vietnam Property, With Caveats

HO CHI MINH CITY, Vietnam — Dinh Thien Thien’s barbecue business bloomed just as Vietnam’s property market wilted. It was not a coincidence.
In 2010, Mr. Thien said he rented an empty lot downtown here, where construction had largely stopped, and installed a grill. He added some homemade wooden furniture intended to conjure the image of a saloon — a motif inspired by his love of American westerns. Word of his movable feasts began to spread on Facebook, and within months he was renting 15 lots for the equivalent of $1,000 to $5,000 a month.
But as construction picks up again, Mr. Thien, 32, is down to five locations. Some of his former grill sites are dotted with cranes or cement mixers, and he predicts that in three years he will be forced to pursue an entirely new line of work.
Vietnam’s beleaguered property market is bottoming out just as macroeconomic indicators stabilize and the ruling Communist Party makes new pledges to reform a struggling and corruption-riddled banking sector, say developers and businessmen here, the country’s commercial capital. And if Vietnam signs onto the Trans-Pacific Partnership, a proposed trade agreement that involves a dozen countries, including the United States, it may bolster the Vietnamese economy and speed a real estate recovery.
Yet although lending rates have fallen to 12.8 percent, from 20.3 percent in 2011, no one in Vietnam knows whether the market can rebound to the peaks it hit before 2008, much less whether the government’s statistics or commitments to banking reform are reliable. For the moment, the mid- to high-end apartment markets remain oversupplied in this city and in the capital, Hanoi.
“It’s going to be another year before things get more clear — it’s rather opaque at this point,” said Trinh Bao Quoc, chief executive at Son Kim Land Corporation, a local developer. “But if you talk to foreign investors, a lot of them who are here in Vietnam know that this is a good time to buy.”
In this city, asking rates for office rentals, now at about $20 to $30 per square meter, or about 10 square feet, began to rise in late 2012 for the first time since 2007, according to the Los Angeles-based real estate company CBRE. And in recent months, average selling prices for low-end residential properties in Hanoi have held steady around $800 per square meter after falling precipitously for two years.
Some foreign investors have bought real estate here this year, in what brokers suggest is a sign of rising liquidity and investor confidence. And a few major construction projects are in the pipeline, including a tower that will include Vietnam’s first Ritz-Carlton.
And in July, Vingroup, a real estate developer in Vietnam, opened the country’s largest shopping mall, which has a gross floor area of more than 200,000 square meters, or 2.1 million square feet. A company spokesman said 53 percent of the 4,518 units at a new apartment complex nearby had already been sold, and 29 percent of them were leased for 50 years.
“We believe the real estate market is recovering well now and is expecting a positive turnaround by the end of this year or early next year,” said Le Thi Thu Thuy, chief executive of Vingroup.
But Vietnam’s economy has underperformed relative to predictions that accompanied its 2007 entry to the World Trade Organization, and its current annual growth rate of about 5.3 percent is the slowest in more than a decade. A central obstacle to economic recovery is that local banks are saddled with bad debts linked to speculative property investments.
Credit has tightened in the years since the market began to sour in 2008, and in July the government created an asset management firm tasked with buying bad debts in the banking sector. In September, Prime Minister Nguyen Tan Dung also pledged to raise the cap on foreign ownership in local banks to 49 percent from 30 percent.
But analysts say many of the bad debts are still linked to real estate.
“There are early indicators that the market is beginning to move,” said Stephen Wyatt, the Vietnam country director at Jones Lang LaSalle. “It doesn’t take away the fact that the banking sector still has to work itself out.”
Vietnamese lawmakers have debated draft laws aimed at allowing foreigners to buy more than one apartment unit, secure apartment leasehold rights longer than the current limit of 50 years and buy land, David Lim, a Ho Chi Minh City lawyer who is advising the government on land reform, said last month.
Mr. Lim said the draft laws were codifying years of piecemeal reforms and clearing up legal gray areas. They are likely to help the country compete with its Southeast Asian neighbors for foreign investment, he added.
And some local developers are changing their habit of building high-rise apartment towers with only wealthy consumers in mind, according to real estate brokers. Mr. Wyatt of Jones Lang LaSalle said low-end buyers dominated residential sales in this city, and a typical case is a 50- to 70-square-meter, or 540- to 750-square-foot, apartment that sells for the equivalent of about $30,000.
Don Lam, chief executive of the fund manager VinaCapital, said that many middle-class Vietnamese couples were more interested in townhouses than high-rise apartments, and that his company was focusing on a potential new growth area: American-style gated communities on the city’s outer fringes, with three-bedroom units priced at the equivalent of about $200,000.
Mr. Lam added that although banking and political reform was sorely needed in Vietnam, the property market would rebound with or without the government’s help. “Buyers and sellers are not waiting,” he said in a 17th-floor office with panoramic views of the city’s skyline. “Transactions are happening.”
The American private equity firm Warburg Pincus led a consortium that in May pledged to invest $200 million to acquire about 20 percent equity interest in Vincom Retail, a subsidiary of Vingroup. A few brokers and fund managers in Vietnam say, without offering specifics, that the deal is likely to be the first in a series here by international investors.
Other businessmen counter that although Vietnamese developers have emerged relatively unscathed from previous real estate slumps, their current debts are larger, and the overall banking crisis may be more severe than the government has acknowledged.
ABB Merchant Banking, an investment bank based in Hanoi, recently analyzed 61 Vietnamese construction and real estate companies on Vietnam’s Ho Chi Minh Stock Exchange and found they were trading at up to 30 percent below their book value.
And Frederick Burke, managing partner at the Vietnam office of Baker & McKenzie, an American law firm, said that although there was a perception among Vietnamese developers that the country’s property market was bottoming out, the logistics of real estate development in Vietnam were mired in tedious bureaucracy that would inhibit a swift rebound. A typical development project in this city officially takes a minimum of 580 days from start to finish, he added, and often far longer.
“What do Vietnamese developers do?” Mr. Burke asked. “They spend their lives going from one office to another getting little pieces of paper chopped and stamped, and then going back and getting them rechopped and stamped when some designer tells them they have to change a project.”
But Mr. Thien, the restaurateur, said property owners had in recent months taken back a few of the lots he once leased for his barbecues.
He said his next idea was for a chain of restaurants that would be decorated like motorcycle garages. He has already rented one downtown location for the equivalent of $3,000 a month, he said, and it is on track to open by Christmas.

Tuesday, December 3, 2013

Deutsche Bank divests from Vietnamese land grabber HAGL following Global Witness’ expose

Deutsche Bank no longer holds any significant stock in Vietnamese rubber giant Hoang Anh Gia Lai (HAGL) Global Witness has learned. The decision comes after the campaign group’s research revealed a wide range of environmental and human rights abuses in HAGL’s plantations in Cambodia and Laos. However the bank would not confirm if the decision came in response to Global Witness’ call last week for HAGL’s investors to divest following repeated failure to address these concerns.
“Deutsche Bank has refused to explain why it has dropped its stake in HAGL, but we were informed of its decision just six days after making our recommendation that they divest. This move sends a clear message to HAGL and other companies that lack of action to stamp out this kind of abuse is unacceptable and poses a financial and reputational risk to investors,” said Global Witness’ Megan MacInnes.(1)
Deutsche Bank has invested in HAGL for many years, and its subsidiary (Deutsche Bank Trust Company Americas) acted as HAGL’s depository bank when the company listed on the London Stock Exchange in 2011. In May 2013, Global Witness’s Rubber Barons report revealed how the company, one of Vietnam’s biggest, was routinely bulldozing local communities’ land and clearing large areas of intact forest.
Since August 2012, Global Witness has made repeated requests to HAGL to bring its operations in line with local law, resolve disputes with affected communities and publicly disclose details of their concessions. Despite making a range of commitments when the report was launched, Global Witness’ consultations with villagers affected by the company’s concessions indicate that very little has improved on the ground.(2)
In a press statement issued on 14th November 2013, Global Witness said that HAGL now represented a reputational and financial risk to investors, and that its financial backers should divest from the company. In an email to Global Witness dated 27th November, Deutsche Bank confirmed information that it no longer held any significant stock in HAGL, retaining only ‘minor residual holdings’.
“Deutsche Bank’s decision is good news, but it won’t bring justice for the people who have lost their farms to HAGL’s plantations”, said MacInnes. “HAGL must stop breaking the law, resolve its disputes with communities and publish details of its holdings. Current efforts to implement what the company calls ‘social programmes’ have not helped and appear to be little more than a cheap PR exercise.”
Cambodia and Laos are undergoing a land grabbing crisis that has seen more than 3.7 million hectares of land handed over to companies since 2000, forty percent of which is for rubber plantations. The secrecy that pervades such land and forest deals allows elites in both countries to profit at the expense of people and the environment. Global Witness is campaigning for deals to be done with the consent of the people who live on the land, and to end private finance for land grabs and deforestation.
ENDS/
Contact: Megan MacInnes, mmacinnes@globalwitness.org, or Oliver Courtney ocourtney@globalwitness.org, +44 (0) 7912 517147
Notes to editors:
(1)   When asked by Global Witness between April and September 2013, HAGL denied any disputes with local communities or involvement in law-breaking.
(2)   When questioned by Global Witness on 13th November 2013, HAGL refuted the lack of progress made towards its commitments to change. The company stated it had provided jobs and implemented economic and social development projects (including building roads, houses and hospitals), but that the monsoon and Cambodia’s national election had prevented the company from accessing affected communities. HAGL claimed that their moratorium was being followed, describing the satellite evidence provided by Global Witness as “untrustworthy”. In addition, HAGL says it is “looking for an independent consulting firm to help HAGL make the survey and give advice to HAGL to improve the issues related to the communities” but that such consultants must be accompanied by company staff in order to “assure the consultant’s independency of their findings”.

Monday, December 2, 2013

Quốc hội liên hoan, tiệc bế mạc

Chiều ngày 29/11, Nguyễn Sinh Hùng, tuyên bố bế mạc, kỳ họp thứ 6 quốc hội khóa 13, sau đó Nguyễn Phú Trọng, chủ trì tiệc liên hoan, bế mạc, trưa ngày 30/11/2013.
Cái tuồng mặt cố hữu của ông Trọng, lúc nào cũng bơ bơ, bình bình, y như cái XHCN của đảng, nó cứ bình bình, bơ bơ, không biết hết cái thế kỷ này, nó trôi tới đâu, nó dạt về phương nào! Ông uể oải đứng lên tuyên bố:
“Thay mặt trung ương đảng, bộ chính trị, tôi nhiệt liệt tuyên dương, khen ngợi tinh thần làm việc của tất cả các đồng chí trong quốc hội, hơn một tháng qua. Kỳ họp thứ 6 này, quả là kỳ họp lịch sử, xác định một lần nữa, đảng ta đã liên tục chiến thắng nhân dân, thành quả vẻ vang này không kém những chiến thắng oanh liệt, thần thánh trong quá khứ.” Một tràng pháo tay vang dội, kéo dài như bất tận, ông Trọng xua tay, ra dấu chấm dứt, rồi tiếp với giọng điệu rất phấn khởi:
“Thưa các đồng chí, (ông nhìn qua một loạt cử tọa, mỉm cười) mới chỉ cách đây ba chục phút thôi, tôi vừa mới nhận một cuộc điện thoại, hỏi rằng:
Tại sao trong kỳ họp quốc hội lần này, tổng số 488 đại biểu, mà chỉ có 2 người, là sao?
Đầu dây bên kia, tiếng nói của một gã đàn ông, nó hỏi nguyên văn như thế.
Tôi tình thật trình bày: Thì con số như thế, chúng tôi công bố trung thực như thế, mới là dân chủ chứ?
Các đồng chí biết đầu dây bên kia nói gì nữa không? Cả hội trường im như tờ, ông Trọng tiếp:
“Hắn xuống giọng: Không, ý tôi muốn hỏi là tại sao trong 488 đại biểu, mà chỉ có 2 người, số còn lại là heo chó hết hay sao? Cúp máy!”
Hỏi các đồng chí, thế có đểu không? Thế, không suy đồi đạo đức là gì? Khi hắn cúp máy, tôi mới phát hiện cú phone gọi từ Mỹ! Một đồng chí đại biểu quốc hội, đứng phắt lên, phát biểu: Tại sao đồng chí không cẩn thận, đi nghe điện thoại nước ngoài? Một đại biểu khác ý kiến: Chúng ta nên cảnh giác tối đa, lúc rày không cứ gì ngoài hay trong nước, tụi phản động đâu đâu cũng có, ngay như trong đảng cũng không thiếu, vì vậy không nên nghe “điện thoại lạ.”
Ông Trọng, tiếp: Thôi các đồng chí, chúng ta mệt nhọc vất vả hơn tháng nay, bây giờ mời tất cả nâng ly chúc mừng! Hàng trăm cánh tay nâng cao, cụng ly cơm cớp, rồi đưa lên môi, nhưng hết thảy đều đồng loại để xuống, nhăn mặt, ai cũng sững sờ không hiểu sao rượu nghe tanh sặc mùi máu!?
Ông Trọng gọi thiếu tướng an ninh nhà bếp lên hỏi: Đồng chí quản lý thế nào, mà trong rượu tanh máu như vậy? Ông thiếu tướng đáp: Thưa đồng chí, tôi bảo quản và kiểm tra rất kỹ lưỡng, ngay những chị em phụ nữ, phụ trách nấu nướng, hoặc phục vụ cho quý quan chức cao cấp, tới ngày “treo cờ đỏ”, tôi đều cho họ nghỉ việc cả, làm sao rượu của ta lại tanh máu cho được, ông Trọng đưa ly rượu cho thiếu tướng an ninh, đấy đồng chí uống xem, ông ta hai tay nhận lấy ly rượu, đưa lên mũi hít hít, rồi nói: Rượu thơm phức, chứ tanh tưởi gì đâu? Ông Trọng hất hàm: Đồng chí uống xem? Ông thiếu tướng làm một hơi cạn ly! 488 đại biểu quốc hội thấy vậy đưa lên ngửi, nhưng rồi lắc đầu: Ôi tanh quá, tanh còn hơn trước nữa kìa, chịu không nổi. Ông Trọng cho thay rượu mới, còn nguyên trong hộp mới cáu, thay luôn ly mới, rượu được khui trước hàng trăm con mắt giám sát, lần này ông chủ trì chẳng dám mời nâng ly đồng loạt, sẹ sẹ từng người đưa lên mũi, nhưng rượu vẫn tanh sặc mùi máu, tanh đến nhức óc, chỉ riêng ông thiếu tướng uống được, uống ngon lành, bực mình ông Trọng gọi bếp trưởng, và thủ kho ra nếm rượu, cả hai đều uống tự nhiên, ông Trọng hỏi: các đồng chí có nghe mùi gì không? Họ đáp tỉnh bơ: Thưa mùi rượu!
Ông Trọng cho triệu tập 10 đồng chí đại biểu, đã vắng mặt trong “thời khắc lịch sử” và bắt mấy người này thử rượu, cả mười ông đều nói: Rượu có hơi thoang thoảng mùi máu, nhưng uống được, với cố gắng hết mình, họ uống hơn nửa ly. Như vậy đã rõ, ai hiện diện trong “thời khắc lịch sử”, không thể uống được rượu mừng, vì nó tanh mùi máu. Muốn đánh bại ý tưởng này, ông Nguyễn Sinh Hùng, đứng dậy, nâng cao ly rượu và tuyên bố:
Các đồng chí xem đây, ông nín thở, dốc hết ly rượu, nhưng chưa trôi tới cổ họng, ông sặc sụa, rượu và máu bắn vọt ra ngoài, lần này tanh hết cả phòng ăn, người ta đồng loạt đứng dậy, xô lấn nhau chạy ra ngoài.

“Họ có còn là đại biểu của nhân dân nữa không?”
Đó là câu hỏi của giáo sư Tương Lai, trong youtube, tựa đề:
“Quốc Hội khóa 13, có tội với dân tộc”
Thưa giáo sư, tất cả “đại biểu quốc hội” của chế độ CS, do đảng chọn, và người dân đi bầu, cũng như đi chơi cho có lệ, chứ dân chủ tí nào đâu! Ví như hai vợ chồng kia, không có khả năng sinh con, được ai đó đem cho đứa con, bắt buộc hai vợ chồng đó phải nuôi, tới lúc nó phản phúc, làm bại hoại gia phong, làng xóm thét lên: Chúng mày có còn là con của ông bà Tương Lai nữa hay không? Chắc chúng cũng phì cười, miễn trả lời.
Thưa giáo sư quốc hội là đám con hoang, chỉ biết cúi đầu vì miếng ăn, cho dù trăm phần trăm cử tri bất tín nhiệm, hiển nhiên họ vẫn cứ là “quốc hội”!