Friday, July 20, 2012

Sự đời có bốn cái ngu: Yêu Nga – Ghét Mỹ – Thích Cu – Theo Tàu

Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm ASEAN, các ngoại trưởng trong khối đã họp và hành động cho những vấn đề rất khó, trong đó tranh chấp biển Đông là vấn đề lớn nhất, nhưng kết thúc lại không có một “thông cáo chung” nào đưa ra.

Trong quá khứ, các tuyên bố chung thường ghi lại những quyết định của ASEAN. Không có tuyên bố chung, không những Campuchia không đưa ra được quan điểm của ASEAN về vấn đề tranh chấp biển Đông mà còn cả những vấn đề khác mà ASEAN đã thảo luận.


Điều này có thể là không lạ, nhưng làm dư luận ngạc nhiên, bởi TQ biết trước, năm 2012 Campuchia là Chủ Tịch luân phiên ASEAN. Tuần đầu tháng 7, tại Phnom Penh sẽ khai mạc Hội nghị tham vấn không chính thức ASEAN-Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông với sự tham dự của đại diện 10 nước ASEAN và Trung Quốc (dự kiến có cả Mỹ và Nhật) cùng các đối tác đối thoại trên Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19 (ARF19) nằm trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN thường kỳ thứ 45 (AMM45), của Ủy ban Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (Hiệp ước SEANWFZ) tổng kết 5 năm thực hiện Kế hoạch hành động tăng cường triển khai Hiệp ước SEANWFZ (2007-2012).


Lường trước tầm ảnh hưởng quan trọng này và sự trùng hợp sự kiện xung đột bãi cạn Scarborough với Philippines Trung quốc đã “dọn bãi” cho mình khá tươm tất nhưng cũng không kém phần lộ liễu, thô thiển, để gọi là “trơ tráo”.


Đầu tháng 6. Tin đăng trên mạng của QQ News quảng cáo với tiêu đề “Trung Quốc đầu tư 120 triệu nhân dân tệ viện trợ cho quân đội Campuchia (để) giảm căng thẳng biển Nam Trung Hoa (biển Đông)”(?!). Về nguyên tắc, Campuchia thì có liên quan gì đến Biển Đông?




Nhưng được vài ngày thì điều chỉnh lại cho chính thức đúng với những gì mà Bộ Trưởng Quốc Phòng TQ Lương Quang Liệt mang theo đến Phnom Penh sau đó, là Hợp Tác quân sự viện trợ cho Campuchia 19 triệu USD lại còn đưa học viên sĩ quan nước này qua Trung Quốc đào tạo giúp

Trung Quốc không hào phóng đến mức tự nhiên cho không! Đúng vào thời điểm trước khi diễn ra Hội Nghị, vậy đổi lại Bắc Kinh sẽ được cái gì đằng sau khoản viện trợ khá lớn cho Campuchia một nước kề cận Việt Nam này? (giaoduc.net.vn) – Không khó lắm để dư luận có thể đoán được.




Lễ ký kết hiệp định hợp tác quân sự giữa ông Lương Quang Liệt với người đồng nhiệm Camphuchia, đại tướng Tea Banh, trong đó có điều khoản Bắc Kinh sẽ viện trợ cho Phnom Penh 19 triệu USD, đổi lại Bắc Kinh sẽ nhận được những gì từ Campuchia? Chí ít là sự ủng hộ quan điểm của Trung Quốc trên biển Đông, nét mặt rạng rỡ của ông Tea Banh tại lễ ký kết viện trợ.


Nhưng người ta ngạc nhiên là vì trước đó Thủ tướng Malaysia và Phó tổng thống Philippines (2 trong số 4 quốc gia tranh chấp trực tiếp với TQ trên Biển Đông) bất ngờ đưa ra một hướng đi mới nhằm đoàn kết 4 nước thành viên ASEAN có cùng tuyên bố chủ quyền trên biển Đông là sớm có phiên họp riêng để bàn bạc giải pháp, thì muốn hay không nó đã là vấn đề “nội vụ” nổi cộm của chung khối ASEAN. Nhưng cuối cùng thì không có “thông cáo chung” gần như có nghĩa “phiên họp riêng” cho một giải pháp “đoàn kết” trong khối về Biển Đông đã bị “Việt Vị” mà trọng tài thổi còi là ai thì cũng không khó để biết !





Thủ tướng Malaysia và Phó tổng thống Philippines 
 
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tỏ ra “cực kỳ không hài lòng”: “Tôi thấy việc này hoàn toàn không thỏa mãn. Chỉ một đoạn văn đơn giản thay cho những gì chúng ta đã nói suốt thời gian qua?”.


Ngoại trưởng Singapore K.Shanmugam cũng nhìn nhận: “Vai trò của nước chủ tịch là phải đảm bảo thúc đẩy sự đồng thuận đó, nhưng điều này đã không xảy ra. Nếu chúng ta không nói về những gì đã xảy ra ngay tại khu vực này, tôi nghĩ điều đó ảnh hưởng đến uy tín của ASEAN”.


Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho hay Việt Nam và Philippines muốn văn kiện này đề cập tới tranh cãi gần đây giữa Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough. Việc hội nghị lần này không thể đưa ra thông cáo chung xuất phát từ sự cản trở của nước chủ nhà Campuchia.


Còn Ngoại trưởng Campuchia, Hor Namhong nói với báo chí “Hội Nghị của các ngoại trưởng ASEAN không phải là một phiên toà, không phải là nơi đưa ra phán quyết về tranh chấp”.




Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh (trái) – Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong (phải).


Còn Tân Hoa Xã đăng tin Ngoại Trưởng TQ Dương Khiết Trì cám ơn Campuchia vì ủng hộ “Lợi ích cốt lõi” của TQ.


“Trung Quốc đã mua tinh thần hội nghị này, đơn giản là vậy” - (New York Time)


Đây là kẽ nứt đầu tiên của con đê bảo vệ sự độc lập của ASEAN. Phnom Penh muốn đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục viện trợ cho Campuchia vào năm tới khi nước này thôi giữ chức chủ tịch ASEAN.


Các hoạt động của ASEAN tuần qua được đánh giá là “tối quan trọng” đối với khu vực. Rõ ràng là sự rạn nứt trong nội bộ ASEAN có thể cản trở sự hình thành của Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN, một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, dẫn tới nguy cơ ASEAN bị chia rẽ thành các nước nằm trong đất liền và các nước ven biển.


Campuchia như cho thấy nước này đang giữ thái độ ôn hòa với Trung Quốc. Điều này sẽ khiến việc đàm phán COC với Trung Quốc sắp tới đây càng trở nên khó khăn hơn. Philippines và các nước ASEAN khác cũng khó lòng có thể tin tưởng Campuchia sẽ giữ bí mật các quan điểm đàm phán của các nước này. (CARL THAYER Học viện Quốc phòng Úc)


Ba mười năm trước hàng triệu quả mìn “cóc”, hàng ngàn tấn đạn AK47 của Trung Quốc qua tay “Khờme đỏ” đã khiến 25 ngàn (tương đương 3 sư đoàn) con em miền Nam VN phải nằm xuống trên lãnh thổ Campuchia để cứu dân tộc này thoát khỏi họa “diệt chủng” và “đỡ đầu” cho CP Campuchia hiện nay. Ba mươi năm sau, Campuchia phấn khởi vỗ tay hoan hô Trung Quốc (kẻ tạo ra con quái vật Khờ Me đỏ) trong kế hoạch xâm lược Biển Đông của Việt Nam.


Chúng ta có thấy mỉa mai, cay đắng lắm không? – Dùng cái từ “Ngu” thì không ổn lắm, chủ yếu cho liền vần câu chữ, chính xác phải nói là “sai lầm” từ sai lầm tiếp nối sai lầm như là tội ác của các nhà lãnh đạo CSVN đã khiến cương thổ đất đai biển trời của cha ông bị thất thoát, không thể lấy lại được mà máu xương nhân dân lại hao tốn phí phạm vô ích, di lụy để lại không biết tới thế kỷ nào mới phôi phai trong lòng người dân Việt.
 

No comments:

Post a Comment