Tuesday, September 25, 2012

‘Lạm phát tháng 9 rất bất thường’

Cuối tháng 8 không ai nghĩ CPI tháng 9 có thể tăng đến 2%. Nhưng thực tế đã vượt cả con số này. Điều đó cho thấy việc điều hành giá cũng như dự báo đang có vấn đề.
Chỉ số giá tiêu dùng 2,2% là mức tăng lịch sử so với tháng 9 hằng năm, xô đổ mọi dự báo của các chuyên gia và cho thấy điều hành giá đang có vấn đề, theo chuyên gia Vũ Đình Ánh.
- Tổng cục Thống kê cho biết chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 2,2% so với tháng 8. Ông nhận định thế nào về con số này?
- Mức tăng trên 2% của tháng 9 là quá cao, xét cả về lịch sử lẫn bối cảnh hiện tại. Theo dõi số liệu từ năm 1995 đến nay, tôi thấy chưa có tháng 9 nào có mức tăng cao như năm nay. Như vậy có thể gọi đây là mức tăng lịch sử. Ngoài ra cũng cần thấy là trong 7 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 2,22%, riêng tháng 9 này đã tăng bằng cả 7 tháng cộng lại. Điều đó phần nào cho thấy xu hướng lạm phát cao đang có dấu hiệu quay trở lại. 


---------------------------------------------------------------------
 From the same website..... no comment

Rau quả tăng giá 12%-30%

Ghi nhận tại một số chợ lẻ cho thấy hàng Đà Lạt tiếp tục tăng giá mạnh như xà lách búp tăng 30%, khổ qua tăng 12%, giá bông cải xanh/trắng và khoai tây vẫn cao...
Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, cho biết do trời mưa nên hàng dễ hư hỏng, lượng hàng về chợ ít hơn, đẩy giá lên cao. Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Thái Thanh, Phó ban Quản lý chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), một số hàng Đà Lạt tăng giá không phải là chủ chốt nên không ảnh hưởng đến mặt bằng chung, hiện giá thịt heo, cá, bầu bí ổn định, thậm chí giảm. Gần đây, thông tin trái cây Trung Quốc như nho, lựu, mận có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gây hại cho sức khỏe đã khiến tình hình kinh doanh mặt hàng này giảm đáng kể. Sức mua chậm nên người bán cũng giảm. Trước đây chợ đầu mối nông sản Thủ Đức có khoảng 20 điểm bán trái cây Trung Quốc, giờ chỉ rải rác 4-5 điểm.
Hiện nay các siêu thị cũng ngưng kinh doanh mặt hàng này. Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại Siêu thị Big C, cho biết đa số trái cây tại siêu thị có nguồn trong nước và nhập từ Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc. Đại diện Siêu thị LotteMart thông tin 70% trái cây ở siêu thị có nguồn gốc trong nước và 30% nhập từ Úc, New Zealand, Mỹ…

 




------------------------------------------------------------------- 
- Nguyên nhân của sự bất thường này là gì thưa ông?
- Cuối tháng 8 không ai nghĩ CPI tháng 9 có thể tăng đến 2%. Nhưng thực tế đã vượt cả con số này. Điều đó cho thấy việc điều hành giá cũng như dự báo đang có vấn đề. Nói như vậy là bởi nhìn vào các yếu tố gây lạm phát cho tháng này, ngoại trừ việc năm học mới gây tăng giá giáo dục, hầu hết các nguyên nhân còn lại đều là do chủ quan, đặc biệt là chuyện tăng giá viện phí.
Tất nhiên, việc tăng giá nêu trên là kết quả của việc xây dựng chính sách suốt một thời gian dài, cơ quan quản lý cũng giao lại quyền quyết định cho Hội đồng nhân dân các tỉnh, theo một khung định sẵn… Nhưng việc lựa chọn thời điểm điều chỉnh vào đúng thời điểm có áp lực tăng giá (khai giảng năm học mới, áp dụng giá điện, nước mới) cũng cho thấy các nhà điều hành vẫn chưa chú ý nhiều tới nhu cầu chống “sốc” cho thị trường.
Người ta cũng chưa làm tốt việc dự báo khi không tính toán được tác động của việc điều chỉnh tới mức tăng giá chung của nền kinh tế. Chỉ cách đây vài tháng, khi lạm phát xuống thấp, nhiều ý kiến đã cho rằng lạm phát năm nay chỉ 7%. Thậm chí có người còn nói con số chỉ 5%. Bản thân chuyện dự báo đúng sai này không quá quan trọng, nhưng người ta sẽ dựa vào những dự báo đó để thiết kế chính sách. Do đó, khi thực tế vượt xa dự báo thế này, cần thiết phải xem lại.
- Sau những lo ngại về nguy cơ giảm phát cách đây vài tháng, ông nhận định thế nào về việc “thả” giá các mặt hàng, dịch vụ như vậy để “kích” CPI?
- Thực ra trong các quyết định điều hành, theo tôi có một phần hàm ý đó. Bởi cách đây không lâu, cũng đã có đại diện cơ quan chức năng cho rằng “nhân dịp” lạm phát đang thấp, có thể điều chỉnh mạnh giá xăng dầu. Tuy nhiên, chính việc CPI tháng 9 tăng tới 2,2% cho thấy nếu lựa chọn thời điểm tăng giá như vậy, họ đã sai lầm.
- Vậy việc chỉ số giá tăng mạnh trong tháng 9 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay?
- Nếu đặt mục tiêu lạm phát một con số thì tôi cho rằng không ảnh hưởng lắm, hoàn toàn có thể đạt được. Nhưng nếu muốn lạm phát ở mức khoảng 7% thì rất khó bởi hiện đã 5,13% rồi. Ở kịch bản tốt, tôi cho rằng lạm phát có thể ở mức trên 8% nếu CPI 3 tháng cuối năm tăng khoảng 1% mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu mức tăng khoảng 2% của tháng 9 lặp lại, con số có thể cao hơn.
Cần nhớ rằng vẫn còn một số tỉnh chưa tăng giá viện phí. Nếu các tỉnh này tăng, thậm chí tăng kịch trần thì có thể “dội” vào chỉ số giá những tháng sau. Cộng với giá lương thực thực phẩm, tuy chưa tăng trong những tháng qua nhưng có thể “đảo chiều” do nhu cầu tiêu dùng cuối năm cũng như những khó khăn về nguồn cung.
- Vậy theo ông, để kịch bản “xấu” không xảy ra, việc điều hành giá cả những tháng cuối năm cần được xử lý như thế nào?
- Tôi cho rằng việc cần làm nhất là soi lại các chính sách, bởi hiện tình hình đã khác. Với chính sách tiền tệ, vẫn cần nới lỏng một chút để doanh nghiệp tiếp cận vốn, tiếp tục xử lý lãi suất để họ “sống” được. Nhưng với chính sách tài khóa thì cần thắt chặt, kiên định mục tiêu kìm chế lạm phát.
Cách đây 2 tháng, cơ quan quản lý có cho biết còn khoảng 100.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách cho 5 tháng cuối năm, công với việc xin ứng trước 30.000 tỷ từ ngân sách 2013… Nhưng giờ tôi cho rằng nên rà soát lại, không phải dự án nào đề xuất ra cũng phải làm. Cùng với đó là chính sách quản lý giá cũng phải chặt chẽ hơn, tránh kiểu dồn dập như vừa qua nếu không muốn tài lập mức tăng CPI tới 2% như tháng 9. Khi đó, CPI cả năm có thể lên tới 9 - 10%.

No comments:

Post a Comment