Wednesday, May 15, 2013

Ngành điện tử có nhiều cơ hội tiếp cận xu hướng thế giới (hahahahaha)

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết Việt Nam cần 10 năm nữa để phát triển toàn diện nền công nghiệp điện tử và kỳ vọng đến 2017, tổng giá trị xuất khẩu của ngành điện tử có thể đạt 40 tỷ USD.

Ngày 14-5, tại Hà Nội, Hội nghị thường niên lần thứ 18 Diễn đàn điện tử thế giới (WEF) đã chính thức khai mạc với sự tham dự của ông Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ. Diễn đàn này được tổ chức từ năm 1995 và được coi là sự kiện lớn nhất của ngành điện tử thế giới.
Hội nghị thường niên lần thứ 18 của WEF do Hiệp hội điện tử Việt Nam phối hợp với Diễn đàn điện tử thế giới tổ chức có sự tham dự của lãnh đạo các hiệp hội ngành hàng của các quốc gia thành viên như Hiệp hội điện tử tiêu dùng Mỹ, Thương hội Điện tử Trung Quốc; Hiệp hội truyền thông Ấn Độ… cùng đại diện các hiệp hội, công ty hoạt động trong lĩnh vực điện tử tại Việt Nam.
Hội nghị diễn ra trong ba ngày từ 13-5 đến 16-5 sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường, công nghệ của ngành điện tử thế giới, thảo luận về chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành điện tử, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, việc tham dự diễn đàn điện tử thế giới là cơ hội tốt cho Việt Nam được học hỏi, tiếp cận và tìm hiểu về xu hướng phát triển mới trên thế giới. Phó Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng khi Việt Nam được lựa chọn là địa điểm diễn ra Hội nghị thường niên lần thứ 18 và hy vọng thông qua diễn đàn lần này Việt Nam có thể học hỏi được nhiều điều từ các nước.
Qua đó Việt Nam sẽ có sự chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để tạo thuận lợi đầu tư cho các DN cũng như thu hút sự đầu tư của nước ngoài. Đối với ngành công nghiệp điện tử, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết đây là một trong những ngành quan trọng, vì vậy bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng vai trò, vị trí của ngành công nghiệp điện tử. 
Trong quá trình ấy, sự thành công của một số Tập đoàn điện tử lớn nhất thế giới đầu tư vào Việt Nam đã góp phần khẳng định Việt Nam trở thành điểm sáng đầu tư các công ty điện tử thế giới.
Đề cập đến những dự án đầu tư lớn của các tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã lấy ví dụ về Tập đoàn Intel và Samsung. 
Trong đó, Tập đoàn Intel đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh với số vốn đăng ký trên 1 tỷ USD, đến nay kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD/năm với hơn 1.000 công nhân, kỹ sư có trình độ xuất sắc vừa làm việc ở Việt Nam, vừa nghiên cứu ở Mỹ và một số quốc gia khác. Điều quan trọng nhất đó là Intel hoàn toàn yên tâm về khả năng đào tạo, cung cấp nhân lực, tiếp thu và quản lý công nghệ của người Việt Nam.
Đối với Tập đoàn Samsung, riêng Công ty Điện tử Samsung Việt Nam đã xuất khẩu 12,7 tỷ USD năm 2012, gấp 2 lần năm 2011. Hiện đang đầu tư 2 tỷ USD xây dựng tổ hợp sản xuất mới ở tỉnh Thái Nguyên.
Với tiềm năng hiện có, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết Việt Nam cần 10 năm nữa để phát triển toàn diện nền công nghiệp điện tử và kỳ vọng đến 2017, tổng giá trị xuất khẩu của ngành điện tử có thể đạt 40 tỷ USD.
Theo Chủ tịch Hiệp hội DN điện tử Việt Nam Lê Ngọc Sơn, việc được bầu chọn là nước đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 18 của WEF là một tin vui đối với ngành điện tử Việt Nam, minh chứng sự quan tâm của ngành điện tử thế giới đối với Việt Nam và là cơ hội thuận lợi để các DN điện tử Việt Nam nắm bắt thông tin, có điều kiện tiếp xúc với lãnh đạo các hiệp hội DN điện tử và các DN ngành hàng hàng đầu trên thế giới.
Sự kiện này có ý nghĩa thiết thực đối với ngành điện tử Việt Nam trong việc giới thiệu năng lực, mở rộng quan hệ nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tiếp tục phát triển và vươn xa hơn ra thị trường khu vực và thế giới, đồng thời là dịp tốt để quảng bá đất nước, con người với bạn bè trong ngành điện tử thế giới.
Theo ông Gary Shapiro-Trưởng Ban thư ký Diễn đàn WEF, Chủ tịch Hiệp hội Điện tử tiêu dùng Mỹ, ngành công nghiệp điện tử đóng vai trò lớn cho sự tăng trưởng của thế giới. Đây là ngành tạo là số lượng việc làm lớn, từ đó làm thay đổi giá trị cho người dân thế giới. 
Ông Gary Shapiro hy vọng tại hội nghị lần này sẽ tiếp tục nhìn thấy sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này ở phạm vi toàn cầu, khu vực. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc nhiều vào chiến lược phát triển của từng quốc gia, cũng như môi trường đầu tư, môi trường khuyến khích đầu tư và những chính sách để thúc đẩy tăng trưởng.
Bên cạnh đó, ông Gary Shapiro cũng mong muốn thông qua hội nghị lần này có thể học được những bài học kinh nghiệm từ phía Việt Nam. Vì Việt Nam đang phát triển nhanh, mạnh mẽ và có tầm nhìn chiến lược cho lĩnh vực này.

Ngày mai em ra toà

Nguyễn Thị Phương Uyên sẽ ra toà ngày 16/05/2013 và sẽ bị xét xử theo điều 88 của Bộ Luật hình sự tội tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tôi không quen em, chỉ biết em qua những bài viết về em trên mạng, cả từ báo lề dân cũng như lề đảng.
Tôi cũng đã có bài "Trò nhận tội khoan hồng cũ rích đã bị phá sản" ngay sau cuộc họp báo ngày 03/11/2012 của cơ quan điều tra, vạch rõ sự sai trái trong kết luận của cuộc họp báo với thực tế.
Phương Uyên chỉ xấp xỉ tuổi con tôi. Còn nhỏ quá. Mới hai mươi tuổi đầu. Người ta nói tuổi này là tuổi ăn, tuổi học, tuổi chơi.
Nhưng Phương Uyên đã làm tôi cảm phục.
Phương Uyên là con một gia đình nông dân nghèo, nhưng không những là một học sinh ngoan được nhiều bạn bè yêu quý, mà con có những tư tưởng và hành động dường như vượt quá cái tuổi hồn nhiên, trong trắng của em.
Khi tuổi trẻ cùng lứa với em say mê với những games online, hưởng thụ vật chất, chạy theo thời trang, hay những thứ giải trí của K-pop, khóc ngất đón sao Hàn, Phương Uyên đã nghĩ về đất nước và trách nhiệm của công dân.
Chưa lúc nào chủ quyền dân tộc bị đe doạ nghiêm trọng như hiện nay. Cuộc xâm lược Hoàng Sa và một phần Trường Sa, cộng với cuộc xâm lược mềm bằng thuê rừng đầu nguồn 50 năm, thâu tóm hơn 90% tổng thầu EPC cùng với hàng chục ngàn người đưa qua lao động, gây rối; hàng hoá độc hại tràn ngập lãnh thổ khắp cả nước; trong sự tiếp tay của tập đoàn thái thú Ba Đình, thực sự đã đẩy đất nước vào tiến trình Bắc Thuộc lần thứ 4. Việt Nam sẽ là một Tây Tạng thứ hai là viễn cảnh không xa.
Chưa bao giờ tiềm năng đất nước bị xói mòn và sinh lực cạn kiệt vì bộ máy tham nhũng hiện nay. Các nhóm trục lợi thi nhau rút ruột công trình, lợi dụng đặc quyền, đặc lợi vơ vét làm giàu bất chấp lương tri và đạo đức, kéo theo những món nợ nặng nề mà các thế hệ sau phải còng lưng gánh nặng.
Cho nên em viết: “Vì danh dự dân tộc, chống giặc Tầu . Vì tương lai đất nước, chống tham nhũng”.
Khẩu hiệu của em như một mệnh lệnh, một đòi hỏi yêu nước chính đáng. Hơn lúc nào hết, người dân cần thoát ngay ra khỏi sự tuyên truyền dối trá, lừa mị. Nhà nước cộng sản Việt Nam đang thực thi chính sách phò Tàu để giữ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, bám chặt lấy hệ thống chính trị độc quyền, chăm lo cho lợi ích riêng của phe nhóm trong đảng.
Khẩu hiệu của em là tiếng gọi của lương tri với non sông, hướng tới tất cả những ai còn chảy trong lòng mình dòng máu Việt Lạc Hồng.
Phải chống Tàu và chống tham nhũng, chống lại "nhà nước CHXHCN Việt Nam" mà thực chất chỉ là một băng đảng đang xây dựng chế độ tư bản-phong kiến với bộ mặt cộng sản. Chống kẻ thù ngoại xâm và nội xâm là hai thứ đang tước đi dần tài sản thiêng liêng nhất của dân tộc: đất nước.
Tôi không biết em có trực tiếp tham gia rải truyền đơn hay không. Nhưng nội dung của truyền đơn được rải ngày 10/10/2012 đã bộc lộ tất cả:
“Hỡi đồng bào Việt Nam, hãy đứng lên chống lại bạo quyền độc tài Cộng Sản Việt Nam. Hãy giành lại quyền lợi cho chính mình và gia đình, hãy đứng lên vì Tự Do, Nhân Quyền và Công Lý. Đảng Cộng Sản Việt Nam sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của đồng bào. Chúng cướp đất dân lành làm giàu cho đảng viên Cộng Sản, làm nô lệ để bán biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Làm ngơ để Trung Quốc bán vào nước ta những đồ ăn độc hại làm suy nhược giống nòi Việt Nam. Vì quyền lợi của con em,vì tương lai của dân tộc, hãy xóa bỏ sợ hãi, cùng đứng lên chống lại bọn Độc Tài Cộng Sản Việt Nam”.
“Trung Quốc đang từng bước thôn tính nước ta, bọn chúng đang chiếm dần hết biển đảo của ta. Cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn dài hạn để chiếm cứ những địa điểm quan trọng. Để Trung Quốc vào khai thác Bô-Xít tại Tây Nguyên để làm cứ điểm quân sự trọng yếu. Dâng hiến Ải Nam Quan Lịch Sử, Thác Bản Giốc và hàng ngàn cây số vuông đất biên giới cho Trung Cộng. Đảng Cộng Sản Việt Nam cho Trung Quốc đấu thầu chiếm hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia để cho Trung Quốc thống lĩnh nền kinh tế nước nhà… Tổ quốc đang lâm nguy! Toàn dân hãy đứng lên cứu nước, cùng nắm tay nhau xuống đường chống lại bọn Cộng Sản Việt Nam tay sai của bọn cộng sản Trung Quốc”.
Đọc toàn bản cáo trạng của em và người bạn Đinh Nguyên Kha, tôi thấy em thật khó thoát khỏi bàn tay lông lá của bầy sói. Chông gai và cạm bẫy rình rập, bủa vây em. Lao tù là chốn mà em sẽ phải dấn thân. Em còn quá trẻ và cuộc đời còn dang rộng. Ba năm, năm năm thậm chí nhiều hơn...
Ngẫm cảnh mẹ em đi thăm con thật khó khăn và thân em nhỏ nhoi bị đánh đập trong tù mà tôi xót xa, oán hận chế độ nhà tù gì mà sao tàn ác, bất nhân đến thế.
Hãy kiên trinh và can đảm lên em! Mọi người đứng bên em, cảm phục, chia sẻ và tranh đấu cho em. Gia đình đứng bên em và tự hào về em. Một ngày nào đó công lý sẽ chiến thắng và em sẽ được bù đắp. Cầu chúc cho em muôn sự bình an!
Ở một đất nước có dân chủ tự do, không bao giờ những việc làm của em bị kết án tù, ngược lại còn được khuyến khích. Đất nước Việt Nam thật vô cùng bất hạnh. Một đất nước bất bình thường, điên đảo, các giá trị nhân bản đã không còn mà nhường chỗ cho cuộc chơi đen đỏ quyền-tiền man rợ. Có những con người rắp tâm làm dã thú. Những tên quan toà mặt ngựa đầu trâu, thực sự chỉ là những con robot của cả bộ máy công quyền bất công và ô nhục.
Mọi người sẽ cùng hát vang bài ca yêu nước mà một người đã viết tặng em:
"Chúng ta hãy cùng xiết chặt tay!
Vì lũ giặc xâm lăng đã đến
Tuyên bố “Đường Lưỡi Bò” mưu chiếm trọn Biển Đông
Còn ngang ngược lập “Thành phố Tam Sa” trên biển
Gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cha ông!
Chỉ những kẻ vô lương tâm mới không thấy đau lòng
Khi quân giặc cướp tàu thuyền và bắn chết ngư dân trên biển
Khi cố tình quên vong linh những anh hùng Hải Chiến
Khi vì tiền mà cho chúng thuê biển, thuê rừng
Khi cho chúng đưa lao công sang trên các công trường
Làm rơi lệ Tố Như, xót xa hồn Nguyễn Trãi!"
(Nguyễn Hàm Thuận Bắc)

Nguồn gốc các đại gia đỏ

Kinh nghiệm đổi mới kinh tế ở các nước cộng sản cho thấy việc cải tổ chậm chạp, đổi mới nửa vời thay vì thay đổi toàn diện, đã tạo thêm nhiều cơ hội cho các cán bộ cao cấp kiếm lời nhờ “thu tô.” Trong kinh tế học, thu tô (rent-seeking) là những hành động kiếm lời mà không cung cấp một dịch vụ hay sản xuất một hàng hóa có ích lợi nào cho nền kinh tế. Buôn quan bán chức, làm dụng quyền thế ăn hối lộ đều là “thu tô,” nhưng còn nhiều loại thu tô khác nữa.
Trong bài trước, mục này đã nêu lên vài hành động thu tô như lạm dụng các độc quyền mua bán nhờ hệ thống cung cấp giấy phép; vay nợ ngân hàng nhà nước với lãi suất quá thấp so với thị trường; lợi dụng hệ thống hai thứ giá cả trong lúc tranh tối, tranh sáng. Các đại gia đỏ thu tô nổi tiếng nhất phần lớn là ở các nước thuộc Liên Xô cũ, nhất là tại Nga, Ukraine, và Kyrgyz vùng Trung Á. Các nước bị tư bản đỏ lộng hành cũng là những nước mà tiến trình cải tổ kinh tế cũng như chính trị chậm nhất. Ngược lại, các quốc gia vùng Baltic cũng thuộc Liên xô cũ như Estonia, Latva, Lithuania, và các nước Trung Âu như Ba Lan, Tiệp, đều thay đổi nhanh chóng cả kinh tế lẫn chính trị thì họ vừa thoát nạn tư bản đỏ hoành hành, mà kinh tế sau đó lại phát triển vững vàng hơn. Trong một bài sau sẽ trình bày vụ ăn cướp lịch sử tạo nên các đại gia đỏ ở Nga trong chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Nguồn gốc các đại gia đỏ làm giầu nhờ thu tô do đâu mà ra? Các cuộc nghiên cứu trong 20 năm đổi mới ở 27 nước cựu cộng sản cho thấy các đại gia đỏ phát sinh từ bốn thành phần chính.

Thứ nhất là giai cấp nắm quyền lực cao nhất trong thời cộng sản thì dễ dàng tự biến thành tư bản đỏ sau khi chế độ cộng sản đổ. Giai cấp này thường được gọi tên là Nomeklatura. Tại các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ, thân nhân và tay chân của các ông tổng thống Nazarbayev (Kazakhstan) hoặc Alyiev (Azerbaijan) đã trở thành chủ tịch, tổng giám đốc các công ty lớn nhất nước. Tại Ukraine, có những đại gia là người cộng tác làm ăn với Tổng Thống Kuchna. Một lãnh tụ cộng sản địa phương như Lazarenko, từng làm thủ tướng, đã biến thành một đại gia kiểm soát ngành năng lượng (ông này sau trốn sang Mỹ, bị bắt về tội rửa tiền). Tại Nga, các lãnh tụ hàng đầu của đảng cộng sản không có thời giờ đủ để tự biến thành đại gia đỏ, nhường phần đó cho thế hệ con em, nằm trong Ðoàn Thanh niên Cộng sản. Bù lại, giới lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước ở Nga lại đóng vai trò quan trọng nhất trong chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp mà họ là quản đốc, để chuyển tài sản công thành của cải riêng.

Thành phần thứ hai của các đại gia đỏ chính là đám cán bộ cao cấp hạng nhì, nằm trong bộ máy chính quyền cộng sản. Thí dụ rõ nhất là Vladimir Olegovitch Potanin, người chỉ đứng đầu một vụ trong Bộ Ngoại Thương. Bố mẹ Potanin đã giữ các chức vụ quan trọng trong chế độ, cho nên ông ta mới theo chân bố vào ngồi cái ghế tốt Soyuzpromexport đó. Khi gió vừa đổi chiều, Potanin đã đổi hướng ngay, năm 1991 bỏ nghề công chức ra lập công ty Interros tư doanh; thành lập ngân hàng xuất nhập cảng ONEXIM năm 1993, rồi sử dụng mạng lưới quen biết cũ trong chính quyền để kiểm soát tất cả tài sản và hệ thống thân chủ của Ngân hàng Comecom bị giải tán. Năm 2004 Interros được Ngân Hàng Thế Giới xếp hàng thứ năm trong số các đại công ty ở Nga; cũng làm chủ 30% công ty khoáng sản vĩ đại Norilsk Nickel. Sự nghiệp của Potanin cứ thế tiến mãi, cho tới thời Putin vẫn còn nguyên địa vị mặc dù nhiều đại gia đỏ cùng thời đã bị bắt bỏ tù hay đày biệt xứ.

Một đại gia đỏ Nga khác là Vagit Alikperov, năm 1990 đang làm thứ trưởng Bộ Dầu Khí Liên Xô trước khi sụp đổ. Rời khỏi chính quyền, Alikperov cùng với các bạn đồng sở cũ lập công ty dầu khí LUKoil, rồi “giải tư,” bán hết phần sở hữu của chính phủ cho các đại gia. Hiện nay LUKoil là công ty dầu khí đứng hàng thứ sáu trên thế giới, mà dự trữ dưới đất lớn chỉ thua công ty Mỹ Exxon. LUKoil là công ty Nga đầu tiên đã mua một công ty dầu khí Mỹ, Getty, cùng với 1,300 cây xăng ở nước Mỹ.

Một thành phần khác của các đại gia đỏ là đoàn viên Ðoàn Thanh niên Cộng sản tại Nga (Komsomol). Dưới chế độ cộng sản, các lãnh tụ lo cho con cháu vào học các trường lớn nhất rồi dùng Komsomol làm nơi nuôi dưỡng, bao bọc cho chúng chiếm các địa vị lãnh đạo. Mikhail Borisovitch Khodorkovsky là một phó thư ký đoàn tại Moskva, đã cùng các đoàn viên khác dùng một số tiền trong quỹ hoạt động thương mại, sau đó liên kết với một ngân hàng nhà nước lập ra ngân hàng MENATEP. Khodorkovsky là người đã bày mưu đưa ra chương trình các doanh nghiệp nhà nước “trả nợ bằng cổ phần” (loans for shares). Theo kế này, lúc đầu thì ngân hàng của các đại gia đỏ cho các xí nghiệp vay tiền, sau họ biến nợ thành cổ phần, chiếm đa số các cổ phần, rồi làm chủ các doanh nghiệp nhà nước.
Nhờ kế đó, Khodorkovsky trở thành ông chủ của công ty năng lượng lớn nhất Nga Yukos, trong một vụ tư nhân hóa nhơ bẩn vì nhiều người bị giết, trong đó có thị trưởng thị xã Nefteyugansk, nơi có nhiều mỏ của Yukos. Nhầm lẫn của Khodorkovsky là đã bỏ tiền chống lại Putin trong cuộc bầu cử năm 2000, đến năm 2003, bị Putin bắt bỏ tù, nay còn đang thụ án.

Một đoàn viên Ðoàn Thanh niên Cộng sản nổi tiếng nữa là Vladimir Gusinsky, từng phụ trách tổ chức các dạ hội âm nhạc cho Komsomol. Gusinsky đã tổ chức một ngân hàng MOST rồi lập đài truyền hình tư nhân đầu tiên ở Nga. Dùng báo đài chống Putin, năm 2000 Gusinsky bị bắt, rồi trốn sang Tây Ban Nha lúc được tạm tha.

Oleg Deripaska cũng là một đoàn viên Konsomol, lúc đi học còn nghèo khó đến nỗi có ngày chỉ lo kiếm đủ thức ăn. Bỏ học, đi làm nghề buôn sắt vụn, vậy mà tới năm 1994, mới 27 tuổi, Deripaska đã làm chủ 20% cổ phần của một công ty nhôm lớn. Ðến năm 2008, tạp chí Forbes liệt ông vào bảng các người giầu nhất thế giới, với tài sản gần 28 tỷ đô la, đến năm 2011 chỉ còn 17 tỷ đô la Mỹ! Deripaska hiện nay vẫn còn địa vị nhờ đã ủng hộ Putin. Có lần Deripaska đi theo Putin tới làng Pikalyevo, nơi các công nhân đang đình công đòi trả lương đầy đủ; trong một công ty do Deripaska làm chủ. Trước ống kính truyền hình, Putin sai người gọi Deripaska tới; bắt ký một tờ giấy cam kết giải quyết lương bổng cho công nhân; Deripaska ngoan ngoãn ký tên. Rồi Putin còn làm nhục nhà tỉ phú hơn nữa, bảo Deripaska phải trả lại cho mình cái bút mới dùng.

Thành phần thứ ba trong số các đại gia đỏ là những người ngoài đảng cộng sản nhưng liên kết làm ăn với các quan chức. Boris Abramovitch Berezovsky thuộc loại này, đã trở thành một đại gia nhờ chiếm được các công ty dầu lửa và công nghiệp, quản lý công ty hàng không Aeroflot và đưa công ty này đến gần phá sản. Ðến thời Putin, Berezovsky mất địa vị phải trốn sang sống ở nước Anh, và chết vào năm ngoái.

Với các đại gia đỏ chiếm của công làm của riêng, năm 2004 nước Nga có 36 nhà tỷ phú đô la Mỹ trong số gần 700 người khắp thế giới, mặc dù nền kinh tế chỉ lớn bằng 2% kinh tế thế giới. Trong khi đó các nước cùng một tổng sản lượng nội địa bằng Nga như Canada chỉ có 16 người, Hòa Lan có bốn người.

Tại sao nước Nga sản xuất ra nhiều đại gia đỏ như vậy? Bởi vì trong quá khứ, dưới chế độ cộng sản, quyền lực ở Nga được tập trung mạnh nhất so với các nước cộng sản khác ở Châu Âu. Khi chế độ cộng sản sụp đổ, chính quyền mới nằm trong tay Yeltsin, một cựu ủy viên Bộ Chính Trị, và chính ông này không có chút kinh nghiệm nào về kinh tế thị trường cũng như sinh hoạt trong thể chế dân chủ. Sau khi chế độ sụp đổ năm 1991, quyền hành ở Nga vẫn còn nằm trong một Xô Viết Tối Cao thoát xác, dưới danh nghĩa Quốc hội. Cả Quốc hội này đã được bầu lên trong thời gian còn chế độ cộng sản, và họ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị cũ. Yeltsin đã thỏa hiệp với nhóm thống trị này khi thi hành việc cải tổ kinh tế, tạo cơ hội cho họ lũng đoạn! Ðây là một bài học cho những nước chuyển hình từ độc tài sang dân chủ.

Tuesday, May 14, 2013

Hàng Chục Nữ Nhân Viên bị Bắt Bò Diễu Phố

Những ngày qua, hàng loạt bức ảnh được cho là ghi lại cảnh một công ty mỹ phẩm của Trung Quốc bắt hàng chục nữ nhân viên bò diễu phố đang gây xôn xao dư luận, đồng thời thu hút khá nhiều ý kiến trái chiều.
Theo thông tin lan truyền trên cộng đồng mạng Trung Quốc, do tình hình làm ăn quá bết bát nên chủ công ty trên đã quyết định áp dụng hình phạt kì lạ này nhằm rèn luyện lòng quyết tâm trong công việc cho nhân viên của mình.
Thời gian gần đây, nhiều công ty Trung Quốc thi nhau áp dụng những hình phạt mới cho cấp dưới nhưng đa số đều không nhận được sự đồng tình từ dư luận.
Các nữ nhân viên bị bắt bò giữa phố trước sự chứng kiến của người đi đường
Nhiều người chỉ trích rằng, việc bắt những cô gái trẻ mặc đồng phục bò lê trên đường là một hành động ngược đãi phụ nữ. Song cũng vẫn có một số ít ý kiến ủng hộ vì cho rằng đó là biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng trì trệ trong tinh thần làm việc của nhân viên.
Cách đấy không lâu, cư dân mạng Trung Quốc đã từng phẫn nộ với cảnh một phụ nữ bị làm nhục giữa đường trước sự vô cảm của người chứng kiến.
Câu chuyện trên diễn ra tại một nhà hàng trên đường Điền Lân, trung tâm thành phố Thượng Hải. 
Hình ảnh trong clip cho thấy một người đàn ông mặc quần áo màu đen đã có những hành động sàm sỡ quá lố đối với cô gái ngay giữa phố. Nạn nhân tuy có chống cự nhưng rất yếu ớt.

Quầy đổi tiền Tân Sơn Nhất ăn chặn tiền du khách Pháp

Một công ty làm dịch vụ đổi tiền chính thức tại sân bay Tân Sơn Nhất vừa bị tố giác ăn chặn tiền của du khách, đặc biệt là người ngoại quốc. 
Cuộc tranh đấu giành phần thắng của nhóm du khách người Pháp bị ăn chặn tiền đổi tại sân bay Tân Sơn Nhất. (Hình: báo Thanh Niên)

Có thể hành vi gian lận này đã được thực hiện khá lâu, nhưng mãi đến sáng ngày 10 tháng 5, một số du khách người Pháp mới vỡ lẽ ra. Báo Thanh Niên cho biết, những du khách đầu tiên biết mình bị gian lận sáng ngày nói trên lập tức tố cáo sự việc với chính quyền địa phương, đòi làm sáng tỏ nội vụ.

Số du khách này mới lần đầu tiên từ Paris, Pháp đến Sài Gòn, cho hay đã đến một quày đổi tiền ngay khi vừa hoàn tất thủ tục nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất. Hầu hết du khách đi trong đoàn 33 người Pháp này đã đổi đồng Euro lấy tiền Việt Nam, để tiện chi xài trong thời gian ở lại đây.

Số du khách này sau đó bật ngửa ra khi biết ra đã bị quầy đổi tiền tại Tân Sơn Nhất “luộc” kỹ. Một du khách nói: “Ở sân bay Tân Sơn Nhất, tôi đưa 100 Euro, chỉ nhận được 2,070,000 đồng Việt Nam, trong khi lẽ ra phải lấy lại 2.7 triệu đồng Việt Nam.” Tính ra, cứ mỗi 100 Euro, một du khách bị thiệt mất 630,000 đồng, tương đương 30 đôla.

Trưởng đoàn du khách người Pháp đi chuyến trên tỏ ra tức giận, cho rằng họ đã bị lừa một vố đau. Ông này nói rằng tất cả các thành viên đoàn du lịch của ông đều đã mau mắn đổi tiền tại Tân Sơn Nhất, háo hức mở màn chuyến viếng thăm “hòn ngọc Viễn Đông.” Theo ông, người đổi ít nhất cũng là 40 Euro, và nhiều người đổi đến 400 Euro.

Để tỏ thái độ quyết liệt phản đối, ông Mene Patrick - trưởng đoàn du lịch nói trên, quyết định ngưng chuyến đi thăm Sài Gòn và đưa cả đoàn trở lại Tân Sơn Nhất đòi làm sáng tỏ. Đại diện công ty du lịch phía Việt Nam, bà Trần Thị Kim Hồng nói rằng du khách Pháp rất “kỹ tính,” và không chấp nhận bị lừa ngay lần đầu tiên vừa đặt chân đến Sài Gòn, tại một sân bay lớn nhất Việt Nam.

Sự trở lại của đoàn du khách người Pháp vừa rời khỏi Tân Sơn Nhất vài tiếng đồng hồ trước đó đã gây sự chú ý của rất nhiều du khách quốc tế tại đây. Một cuộc xung đột diễn ra vì nhân viên bảo vệ sân bay không cho họ đi vào trong khu vực đổi tiền nằm trong sân bay, nại lý do “du khách không có biên lai đổi tiền,” tức là không có chứng cứ cho thấy đã bị lừa.

Tuy nhiên, 33 du khách người Pháp đòi “khiếu nại đến cùng,” bất chấp việc trì hoãn cuộc hành trình ở Việt Nam chỉ kéo dài mười ngày. Thái độ quyết liệt của đoàn du khách người Pháp cuối cùng đã buộc công ty đổi tiền phải nhượng bộ bằng cách xin lỗi, trả lại tiền ăn gian và năn nỉ “đừng làm lớn chuyện.”

Cũng theo báo Thanh Niên, đơn vị chính chịu trách nhiệm trong vụ gian lận này là Công ty taxi Sài Gòn Air. Ông Phó tổng giám đốc Sài Gòn Air cho hay sẽ sa thải hai nữ nhân viên dính tới vụ đổi tiền gian lận du khách.

Theo dư luận, Sài Gòn Air là công ty có 30% vốn nhà nước Việt Nam. Có người đòi truy tố hai nữ nhân viên Sài Gòn Air ra tòa về tội “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác,” chứ không thể chỉ bị sa thải đơn thuần vì họ cố tình làm xấu hình ảnh Việt Nam trong lòng du khách quốc tế.

Phải có nhiều cơ quan ĐỘC LẬP theo dõi, giám sát, chứ không phải làm lén lút, rồi VU CÁO mọi người lại gần xem xét, rồi làm giả báo cáo.

Nhìn lại cách đây mấy tuần ông này trả lời vụ "để BĐS rơi tự do" do TS Phan đề xướng là thấy ông này lộ rõ cốt cách chăn trâu.

Nay thì trả lời lạc đề, ngoài đề trong đủ mọi việc.

Ông ta có đem lại việc làm cho ai thì ăn thua gì đến việc chính; các quan chức VN ăn cắp đất, đuổi nhà dân, cũng đem lại việc làm cho... công an đuổi nhà, lưu manh đánh đập dân, rồi cho công nhân xây nhà để quan chức bán bỏ túi.

Các quan chức này cũng có thể gọi là "real-estates developers" đó thôi, vì rõ ràng họ phá các khu đất xập xệ, cất lên buildings hoành tráng.

Vấn đề là: trả tiền đền bù ra sao, các người bị đuổi nhà làm sao mà sống, vì họ là nông dân, cho dù dúi tiền vào tay họ thì cũng vô ích vì họ không biết đầu tư, làm ăn ngoài việc đồng áng.

Rồi phá rừng, đốn gỗ để trồng cao su, có đúng điều kiện thiên nhiên trong vùng chưa, có nghiên cứu khoa học về nước, nguồn nước, hay chưa.

-------------------

Trồng cao su thì phải tưới nước, nhưng tưới mấy trăm ngàn ha thì nước lấy đâu ra, hay lại phải rút từ các nơi đang cần nước để trồng các loại khác?

Tính lẹ: mỗi ha là 10.000 m2, chạy ra mỗi 100 ngàn ha là 1 tỉ m2.

Mỗi m2 cần mỗi ngày 1 lít nước thôi, thì mỗi 100 ngàn ha cần mỗi ngày 1 tỉ lít, tức 1 triệu m3.

Nước từ đâu ra đủ cho số này, đang khi bên Lào đang rất thiếu nước, trừ khi "uống" vào dòng chảy sông Mekong, làm cạn kiệt nước nhiều vùng khác, nhất là hạ lưu bên Cambodia, Thái, VN.

Đang khi đó, lại phải đốn rừng, làm thiệt hại sinh thái, làm xói mòn đất đai, làm giảm lượng nước ứ đọng, trong khi cây cao su trồng lên thì 5, 10 năm mới thành rừng.

----------

Nói tóm, việc "đốn rừng trồng cao su" là 1 ý tưởng TỐT, nhưng phải làm thật cẩn thận, có cho nhiều khoa học gia vào nghiên cứu, phải có kế hoạch từng giai đoạn, và nhất là phải rõ ràng, minh bạch, không gì giấu diếm.

Ngoài ra, phải đền bù xứng đáng cho người dân bị mất đất. Do họ không có nghề gì khác, thì phải cấp đất nơi khác cho họ trồng trọt, trong thời gian chuyển tiếp phải nuôi họ 100%.

Phải có nhiều cơ quan ĐỘC LẬP theo dõi, giám sát, chứ không phải làm lén lút, rồi VU CÁO mọi người lại gần xem xét, rồi làm giả báo cáo.

Ra làm ăn thì không làm ơn cho ai, đừng lên giọng từ bi bác ái, "chúng tôi đem lại việc làm, cất đường, trường học, bệnh xá, v.v..."

Thà là nói "Chúng tôi làm VÌ TIỀN, không ban phát cho ai 1 xu. Mọi việc minh bạch, CÔNG BẰNG, chúng tôi KHÔNG BAO GIỜ hối lộ ai 1 xu. Mọi người tự do vào các nơi này điều tra xem xét, chúng tôi đặt MỌI tài liệu trên mạng, v.v..." thì còn đáng tin hơn.

Monday, May 13, 2013

BBC - Vietnam firms involved in 'illegal land grabs'

An environmental group has accused two Vietnamese rubber firms of involvement in massive land grabs in Cambodia and Laos.
In its report, Global Witness said HAGL and Vietnam Rubber Group had been allocated over 280,000 hectares for rubber plantations in the countries.
Residents had been evicted and offered inadequate or no compensation, it said.
It described the companies' operations as leaving "a trail of environmental and social devastation".
One of the companies, HAGL, said its operations complied with local laws; the BBC contacted Vietnam Rubber Group but has received no response yet.
Aggressive expansion The problem of land grabs has been raised for several years by donors and NGOs in both countries.
Private land ownership was destroyed by the decades of war and revolution during and after the Vietnam War, so most is now considered state-owned. The Cambodian and Lao governments have been encouraging commercial exploitation of land to boost economic growth.
Global Witness says the alleged land seizures in Laos and Cambodia reflect a global crisis of uncontrolled land exploitation, driven by rising prices for commodities.
BBC Map
HAGL has denied any involvement in land-grabbing, illegal logging or corrupt activities. It said in a statement that it believes its investments in rubber and sugar plantations were fully compliant with local laws.
HAGL is a striking Vietnamese business success story. It began as a small furniture factory in the highland town of Pleiku in 1990, not far from the Cambodian border. It then expanded, first into timber and later into hotels and property, and now rubber and sugar plantations.
Its founder and president, Doan Nguyen Duc, is now one of Vietnam's wealthiest men.
The Vietnam Rubber Group is an umbrella organisation for 22 state-owned enterprises.
Both have led an aggressive expansion of Vietnam's rubber production over the past decade, making it the world's fourth largest exporter after Thailand, Indonesia and Malaysia.
But available land is now hard to find in Vietnam. Cambodia and Laos have some of the last unexploited tracts of suitable land left in South East Asia.
Traditionally, rubber in South East Asia has been cultivated by smallholders, but these two Vietnamese companies mark a shift towards large-scale plantations operated by big corporations.
In its response to the Global Witness report, HAGL said it provided tens of thousands of jobs for local people.
But Global Witness has interviewed Cambodians and Laos who say they were driven off land they were cultivating, and saw their fields bulldozed and then planted with rubber trees for businesses owned or part-owned by the two Vietnamese companies.
Loopholes It has also accused Deutsche Bank and the IFC, the financial arm of the World Bank, of investing in both companies, and of failing to perform due diligence on their operations in Cambodia and Laos.
Its says five of Cambodia's richest tycoons are the main beneficiaries of the millions of hectares of government land concessions.
File photo: Rubber plantation in Vietnam Vietnam is the world's fourth-largest exporter of rubber, but available land is scarce
Deutsche Bank says it is not directly financing either company. It says it holds shares in HAGL in a fund on behalf of other investors and provides "clerical trustee services to HAGL as it does to thousands of listed companies globally".
The IFC said in a statement that it holds no stakes in Vietnam Rubber Group. It does have an investment in a fund in Vietnam, which holds a stake in HAGL.
There is now a well-documented pattern of land disputes in both rural and urban Cambodia, where poorer residents are evicted from land they may have lived on for many years to make way for development projects. These projects are usually run by wealthy entrepreneurs connected to the ruling party.
The Cambodian security forces have repeatedly been accused of violently suppressing protests against the evictions, even when the evictions appear to be illegal.
The Cambodian courts have imposed prison sentences on protesters, but there have been no convictions of those accused of seizing land.
Last year, Prime Minister Hun Sen announced a moratorium on land concessions for business, but left a loophole which has allowed hundreds of thousands more hectares to be approved for development.
He also announced a project to process land titles for poorer Cambodians, but this has been widely condemned by local human rights groups as ineffective.
The growing concern over the harmful effects of land concessions for rubber in South East Asia echoes earlier criticism of oil palm plantations, which now cover huge areas of what used to be tropical forest in Malaysia and Indonesia.

40 years on from exodus, Vietnamese take to sea again, destination Australia

Nearly 40 years after hundreds of thousands of Vietnamese fled the country's Communist regime by boat, a growing number are taking to the water again.
This year alone, 460 Vietnamese men, women and children have arrived on Australian shores — more than in the last five years combined. The unexpected spike is drawing fresh scrutiny of Hanoi's deteriorating human rights record, though Vietnam's flagging economy may also explain why migrants have been making the risky journey.
The latest boat carrying Vietnamese cruised into Australia's Christmas Island one morning last month, according to witnesses on the shore. The hull number showed it was a fishing vessel registered in Kien Giang, a southern Vietnamese province more than 2,300 kilometers (1,400 miles) from Christmas Island, which is much closer to Indonesia than it is to the Australian mainland.
Many Vietnamese who have reached Australia have been held incommunicado. The government doesn't release details about their religion and place of origin within Vietnam, both of which might provide some hint about why they are seeking asylum.
Truong Chi Liem, reached via telephone from the Villawood Immigration Detention Center on the outskirts of Sydney, would not reveal details of his case but said, "I'd rather die here than be forced back to Vietnam."
The 23-year-old left Vietnam five years ago but who was detained en route in Indonesia for 18 months. He said Vietnamese simply looking to make more money shouldn't attempt a boat journey, but he also said, "If a person is living a miserable life, faced with repression and threats by the authorities there, then they should leave."
Some Vietnamese reach Australia via Indonesia, following the same route that the far more numerous asylum seekers from South Asia and the Middle East have blazed for more than a decade. Others set sail from Vietnam itself, a far longer and riskier journey.
In separate statements, the Australian and Vietnamese governments said the overwhelming majority or all of the arrivals were economic migrants, which would make them ineligible for asylum. Several Vietnamese community activists in Australia and lawyers who have represented asylum-seekers from the Southeast Asian country dispute that categorization or raised questions over the screening process Australia uses.
Those activists and lawyers also raise concerns about what will become of the migrants, saying that while Australia doesn't want to keep them, Vietnam doesn't want to take them back.
"Vietnam's attitude is that, 'These are people who will never be our friends, so why should we take them back?'" said Trung Doan, former head of the Vietnamese Community in Australia, a diaspora group.
In a statement, the Vietnamese government said it is "willing to cooperate with concerned parties to resolve this issue."
Asylum-seekers are a sensitive issue for Vietnam because their journeys undermine Communist Party propaganda that all is well in the country. They also hark back to the mass exodus after the Vietnam War.
Those Vietnamese who fled persecution by the victorious Communists in the immediate aftermath of the war triggered a global humanitarian crisis. Their plight resonated with the U.S. and its allies and they were initially given immediate refugee status. In 1989, they had to prove their cases pursuant to the Geneva Convention, and acceptance rates quickly fell as result. Nearly 900,000 Vietnamese did make it out by boat or over land, with the United States, Canada and Australia accepting most of them.
Vietnam remains a one-party state that arrests and hands down long prison sentences to government critics, including bloggers and Roman Catholic activists. Human Rights Watch alleges torture in custody is routine. Christian groups have reported on alleged suspicious deaths in custody.
Most independent human rights activists say that repression has increased over the last two years.
Little is known about the background of those that have made the trip this year.
At least some of those who have arrived in the recent past are Roman Catholics who took part in a protest near a cathedral in the capital, Hanoi, said Kaye Bernard, a refugee advocate who has met some arrivals from Hanoi. Others are said to be involved in land disputes with local authorities.
"I don't think you can generalize but there has been an increase in repression in Vietnam. The sentences are getting longer. There is more fear," said Hoi Trinh, an Australia lawyer of Vietnamese descent who heads an organization helping asylum-seekers. "If more people are more fearful, then more of them will flee."
Peter Hansen, a lawyer and Vietnam expert who advised in some appeals involving recent arrivals from Vietnam, said the small number of cases he was aware of didn't involve intellectuals, bloggers or political dissidents most targeted in the current campaign by the government. But he cautioned that current Australian guidelines on the validity of claims from Vietnam didn't take into account the reality of persecution against certain religious sects in specific parts of the country.
"I can't account for why there has been a significant increase this year, but I can tell you now that I'm absolutely certain that there is a proportion of that number who weren't motivated to come here for economic reasons," he said.
Neighboring countries like Cambodia have continued to receive small numbers of asylum-seekers since the 1990s. Many thousands of Vietnamese have left the country to work in Asia or beyond, either illegally or as exported labor. Many don't return after their contracts end.
Australia appears to be the destination of choice, but the country is already facing a record number of asylum-seekers this year. Under public pressure, the Australian government has made it more difficult for people to be considered for asylum and often detained migrants on isolated islands away from lawyers. Critics say Canberra is avoiding its responsibilities under the United Nations refugee conventions by taking these measures.
Along with other nationalities, the Vietnamese are kept in detention, either on the mainland, on Christmas Island or on the Pacific islands of Nauru and Manus. Families and unaccompanied children are kept in lower-security detention facilities. Four Vietnamese, including a teenager, escaped from one such center in Darwin earlier this week, according to authorities.
Australia's desire to get tough on Vietnamese arrivals appears to have run into a problem: The government in Hanoi has shown no interest in accepting the asylum-seekers, according to activists and lawyers.
Australia can't simply put the migrants on the first plane to Hanoi. They need to have travel documents issued to them by Vietnamese authorities, who must first confirm their identities.
Of the 101 Vietnamese who arrived in Australia in 2011, only six have so far been returned to Vietnam. Very few, if any, have been granted asylum, according to lawyers and activists.

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm 'chém gió'

Nhân sự việc chị, à nhầm, bác mới đúng, Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TP phát biểu rằng: "12 năm nữa, thu nhập bình quân TP.HCM vượt Bangkok năm 2010". Cháu mạn phép đăng lại cái ảnh tự tổng hợp này.

Giả thuyết đặt ra: Lời phát biểu của bác đúng - cho thấy sự thật phũ phàng rằng: phải mất tới 12 năm nữa cái thành phố giàu nhất đất nước, năng động nhất đất nước này mới bằng/vược GDP của Thái Lan của năm 2010 (chứ không phải là 2013 như bây giờ). Không biết trong 12 năm mà chỉ riêng TPHCM cố vược/bằng Bangkok - TL của 2010 thì 12 năm nữa nó sẽ đi đâu rồi.
Nếu phát biểu này chỉ là "chém gió" nó chỉ ra 1 thực tại còn phũ phàng hơn nữa ! Lưu ý là chỉ so sánh TPHCM với Bangkok chứ không so sánh mức GDP trung bình giữa VN và Thái Lan. 
Liệu chúng ta có mặt dày mày dạn quá không (ở đây đang nói báo chí truyền thông,....) báo chấy suốt ngày cứ lôi Thái Lan đa đảng là hỗn loạn là bạo lực (mà mục đích để làm gì thì tự hiểu) để biện minh hay không nhỉ, có bao giờ các anh/các chị nhà báo ngồi đặt câu hỏi sao đất nước họ đa đảng hỗn loạn, bạo lực, bạo động vậy mà vẫn phát triển như vậy !?
 
-----------------------------------------------------------------------
 
Theo bảng thống kê trên thì 12 năm nữa thu nhập bình quân đầu người ở VN sẽ là khoảng 5400 usd/năm, như vậy mỗi năm sẽ phải được tăng 335 usd/năm = 28 usd/tháng. Hiện tại thu nhập 1374 usd/năm = 115 usd/tháng, có nghĩa là thu nhập bình quân sẽ phải tăng khoảng 24% mỗi tháng thì mới theo kịp Thái Lan trong vòng 12 năm tới với điều kiện Thái Lan phải đứng đợi...ở VN làm nghề gì, chức vụ ra sao để có thể được tăng lương 24% mỗi tháng...chỉ có kẻ ngu, óc bùn không biết suy nghĩ mới tuyên bố như mẹ mìn NTQ Tâm! Nằm mơ còn khó đuổi kịp Thái Lan trong vòng 50 năm tới! Để vượt kịp Thái Lan thì chỉ có cách đem toàn bộ tài sản của đám lãnh đạo tham nhũng chia đều cho nhân dân thì may ra...


Rất buồn và rất nhàm tai với những câu phát biểu vô trách nhiệm của mấy con vẹt như con mẹ Tâm này. Sao không nói "12 năm nữa VN đứng đầu Thế giới" cho ngon
Xét cả một quá trình từ ngày đảng nắm trọn quyền cai trị, đã có bao phát ngôn tượng tự và bao giờ kết quả cũng là nói láo: Từ việc tổ chức đăng ký nhà có mấy Tivi, xe máy, tủ lạnh của thập niên 1980, Hứa thời gian VN hết cảnh 2-3 người chung một giường bệnh, hứa đến năm nào sẽ xoá sạch mù chữ, hứa bao giờ sẽ hết người nghèo... Riêng hứa VN sẽ đạt đỉnh này, đỉnh nọ của Thế giới thì lại càng nhiều và càng hứa nhiều thì VN lại càng tụt lại phía sau
Vậy câu hứa của con mẹ (nói láo như vẹm) căn cứ vào đâu? Dựa trên nghiên cứu của cơ quan nào? kế hoạch hành động ra sao...? Không thấy nói, chỉ thấy hứa văng mạng cho sướng miệng. Dân chán nghe giọng lưỡi tuyên truyền đểu cáng như vậy lắm rồi. Đó là tăng cường công tác Dân vận của đảng hay sao? Toàn là dối trá bịp bợm.

Thân phận ngư dân Việt Nam, trách nhiệm ở ai?


TAREMPA, INDONESIA (NV) -80 ngư dân Việt Nam, bị cáo buộc tội đánh cá bất hợp pháp, và giam giữ tại đảo Tarempa, thuộc quần đảo Anambas, Indonesia, hơn một tháng trời, mà không ai hay biết, không ai can thiệp, nếu không có một buổi gặp mặt rất tình cờ.
Bốn trong số gần 80 ngư dân Việt Nam bị cáo buộc tội đánh cá bất hợp pháp, và giam giữ tại đảo Tarempa, thuộc quần đảo Anambas, Indonesia hơn một tháng trời, mà không ai hay biết,can thiệp. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
Báo chí Indonesia gọi họ là kẻ trộm (thieves).
Thân nhân thì chỉ biết thuyền họ đã trổ neo đi biền biệt từ ngày mùng 6 Tết âm lịch, mà không biết bao giờ mới về.
Nơi giam giữ họ, dù đã hơn một tháng nay, vẫn chưa lập xong danh sách, không báo cho cơ quan thẩm quyền liên quan biết, không báo tin cho bộ ngoại giao bạn, từ chối không cho ai gặp họ, và yêu cầu báo chí nước ngoài đừng đưa tin.
Đó là thân phận của gần 80 ngư dân Việt Nam, bị cáo buộc tội đánh cá bất hợp pháp, và giam giữ tại đảo Tarempa, thuộc quần đảo Anambas, Indonesia.
Và có lẽ cho đến giờ, cũng không ai biết đến hoàn cảnh của họ, nếu không có buổi gặp mặt rất tình cờ giữa một số người trong nhóm ngư dân này, với hai phóng viên nhật báo Người Việt và Little Sài Gòn TV, hôm 26 tháng Tư vừa qua.
Gặp nhau tình cờ
Buổi trưa cuối cùng ở Indonesia, mọi công việc xem như hoàn tất, phái đoàn đi thăm tượng đài thuyền nhân Việt Nam ở đảo Kuku chúng tôi lang thang trên thị trấn Terampa, xem sinh hoạt phố chợ của dân bản xứ.
Vừa dừng chân trước cửa Bộ Du Lịch, chúng tôi nghe léo nhéo tiếng của một số người Việt Nam đang đi xin ăn, xin tiền.
Gặp đồng hương trên xứ lạ, họ mừng rỡ lao nhao. Những khuôn lo âu sạm nắng chợt sáng lên niềm hy vọng. Họ vừa đua nhau nói, vừa không quên rảo mắt nhìn quanh như e dè, sợ hãi.
“Anh chị làm ơn báo dùm cho sứ quán giúp dùm anh chị ơi, ở đây lâu rồi mà giờ không biết sao nữa.”
“ Em ba bốn đưa con ở nhà không có ai nuôi anh chị ơi.”
“Coi chừng police nghe, nó gặp nó 'goánh' chết luôn.” Một người cảnh giác.
“Tụi em Sáu tàu đánh cá Kiên Giang. Tàu đi đánh cá lạc vùng, mình có hợp đồng với đảo này mà lạc đảo bên kia, họ bắt hết, 80 người lận. Chủ tàu chưa có tiền để chuộc về. Tụi em nằm đây từ bữa tới giờ, chắc bị bỏ luôn rồi.”
Trả lời câu hỏi có được tòa đại sứ Việt Nam ở đây giúp đỡ không, họ đua nhau trả lời:
“Chưa giúp gì đâu chị ơi, có hay đâu mà giúp.”
“Nó đâu có cho ai hay, vậy mới nói phải nhờ anh chị đăng báo hết lên, cho Tòa Đại Sứ Việt Nam biết.”
Theo lời kể, họ là sáu trong số 80 ngư dân Việt Nam, quê ở xóm Lò Heo, Rạch Giá, đi đánh cá lạc vào quần đảo Nam Dương, bị Hải Quân Indonesia bắt đưa về giam tại nhà giam của Hải Quân Tarempa đã hơn một tháng nay. Mỗi ngày sáu người trong nhóm được thay phiên nhau xuống chợ đi kiếm việc làm công, nhặt rau cỏ để kiếm ăn. Tối ăn xong thì phải trở về nhà tù.
“Mà nhà tù lộ thiên muỗi cắn muốn chết chị ơi. Ăn thì bữa đói bữa no, gần hết gạo rồi.”
Vẫn theo lời kể của họ, sáu con thuyền đi từ Kiên Giang, khi bị bắt thì bị hút hết xăng, tịch thu hết cá, chỉ chừa lại một ít cá khô để ăn. Gạo mang đi chắc chỉ hơn một tuần nữa là cạn.
Được hỏi người nhà biết chưa, một người trả lời:
“Điện thoại bị tịch thu mất hết tiêu rồi, đâu gọi được. Mới lén mượn được của mấy người Thái Lan ở tù chung gọi được về nhà. Nhưng nhà cũng đâu biết làm sao mà báo cho Tòa Đại Sứ được. Vậy mới nhờ anh chị giúp.”
Vừa thấy có bóng dáng cảnh sát, sáu người thoáng một cái đã biến đi đâu mất.
Họ đi rồi, chúng tôi quyết định tách riêng riêng phái đoàn lần mò kiếm đường đi xuống cảng tìm những người ngư phủ tội nghiệp.
Chúng tôi vừa đi vừa hỏi đường. Hôm ấy không có người thông dịch đi cùng,  gặp ai chúng tôi cũng cứ chỉ tay rồi hỏi: “Vietnamese boat? Vietnamese boat?”
Một trong sáu tàu đánh cá Việt Nam đến từ Kiên Giang bị Hải Quân Tarempa bắt giữ vào đầu tháng Tư vừa qua. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
Nhờ báo Tòa Đại Sứ biết
Sự tử tế vượt mọi biên giới của ngôn ngữ. Những người dân Indo tốt bụng lần lượt gật đầu, làm dấu tay, chỉ chúng tôi đi về một hướng. Cứ vừa đi vừa hỏi, mãi rồi chúng tôi cũng ra đến cảng. Từ xa đã thấy mấy chiếc thuyền lớn nằm yên trên bãi.
“Kìa, thuyền Việt Nam kìa.”
Vừa nghe tiếng chúng tôi, một người thanh niên Việt Nam ló mặt ra khỏi khung thuyền. Đến gần hơn chúng tôi gặp được thêm bốn ngư dân nữa. Lại tay bắt mặt mừng, lại chuyện trò kể lể.
Những thanh niên ở đây mặt đầy nét lo âu và khắc khổ hơn những người chúng tôi gặp lúc nãy. Một người mặt còn sưng húp và những vết đỏ tấy còn nhìn thấy rõ trên chiếc ngực trần sạm nắng.
“Nó hành hạ, đau lắm chị ơi. Trời mưa 6 giờ sáng nó bắt dậy, nó bắt lau sàn. Nhưng phải lăn người lên sàn lấy người lau, chứ không được lấy khăn. Nó lấy tay đập vào mặt, lấy chân dạng vào ngực, chịu gì nổi.”
Một người giải thích là có sáu chiếc thuyền Kiên Giang bị bắt, nhưng ba chiếc đưa đi đâu không ai biết. Ba chiếc còn lại, mỗi tàu ban ngày được ở lại 3 người để nấu cơm. Trưa và chiều mang cơm lên chỗ giam tù ăn chung. Cơm thì thường ăn với cá khô, hoặc với rau cỏ mấy người đi lao động mà chúng tôi vừa gặp mang về. Tối tất cả cùng về nhà giam ngủ.
Trả lời câu hỏi là sao từ Kiên Giang phải đi đánh cá xa xôi tận nơi xứ người để bị bắt, họ trả lời:
“Không đi xa có cá đâu mà bắt. Biển mình giờ khó bắt cá lắm.”
“Không bắt cá biết làm gì mà ăn hả cô? Nghe chủ ghe nói có hợp đồng đánh cá, kêu mình đi, bảo đảm là không bị bắt, tụi con mới đi, chứ biết bị bắt kiểu này ai mà đi.”
Vừa hỏi han được vài câu, lại có bóng cảnh sát. Vừa thấy họ, bốn ngư dân thụt ngay vào trong thuyền, không quên dặn với theo:
“Nhờ anh chị báo về Việt Nam giùm...”
Viên cảnh sát (không muốn xưng tên) bảo chúng tôi là "không được tiếp xúc với tù nhân," và “muốn gì thì đến sở di trú mà hỏi.”
Khi ông ta bỏ đi rồi, bốn người ngư phủ lại mon men đến gần khoang. Hai anh em chúng tôi dốc túi biếu vội họ một chút tiền rồi  đi vì sợ họ bị liên lụy. Những ánh mắt trông theo của họ, có lẽ sẽ còn ám ảnh chúng tôi lâu lắm.
Tiếp xúc với các giới chức
Vừa rời khỏi cảng, chúng tôi may mắn gặp vài người bạn Indo mới quen ở Bộ Du Lịch, và nhờ họ đưa ngay đến Sở Di Trú Terampa.
Ông Rizki Ramadhan, Subsection Immigration Superviser của sở Di Trú Tarempa tiếp chúng tôi khá lịch sự. Bằng một thứ tiếng Anh khá sõi, ông giải thích là có biết việc Hải Quân bắt họ hơn một tháng nay rồi, nhưng cho đến giờ, Hải Quân vẫn chưa gửi thông báo chính thức gì cho phía ông.
Phóng viên nhật báo Người Việt tiếp xúc với Sở Di Trú Tarempa, Indonesia để hỏi về tình trạng 80 ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ. (Hình: Đinh Xuân Thái/Little Sài Gòn TV)
“Hải Quân đang quản thúc họ. Chúng tôi có hỏi về tình trạng của họ mấy lần, nhưng cho đến giờ cũng chưa nhận được câu trả lời hay công văn gì.” Ông nói.
Terampa là một thị trấn nhỏ đi vài phút là hết. Chúng tôi biết bộ Hải Quân cũng chỉ cách mấy con đường. Tôi nói với ông Ramadhan: "hai bên gần nhau lắm mà"
“Không có tin là không có tin.” Ông nói.

Thấy tôi trầm ngâm, ông nói bằng một giọng đầy thông cảm:
“Lý do một phần là cũng vì sở di trú chúng tôi chưa có nhà giam.”
Rồi ông nói thêm, như mách nước:
“Trước đây cũng có trường hợp các ngư phủ Thái Lan giống như vậy. Họ giữ lâu lắm. May nhờ Tòa Đại Sứ Thái Lan liên lạc hỏi, rồi họ mới đưa danh sách qua đây.”
Đến Bộ Hải Quân chúng tôi phải chờ mãi mới được gặp viên chức chịu trách nhiệm về số ngư dân Việt Nam.
“Viên chức chịu trách nhiệm” chính là ông cảnh sát không xưng tên lúc nãy. Người bạn ở Bộ Du Lịch giải thích với chúng tôi là ở Indonesia, Hải Quân có phận sự giữ an ninh cho các hòn đảo.
Tiếp xúc với chúng tôi qua lời thông dịch viên, điều đầu tiên viên chức Hải Quân này yêu cầu là “không phổ biến tin này.”
Chúng tôi bầy tỏ quan tâm là có ngư dân khai bị đánh. Yêu cầu xin được gặp, dù không được tiếp xúc, mà chỉ nhìn từ xa những ngư dân đang bị bắt giữ của chúng tôi bị khước từ với lý do là “đang trong vòng điều tra.”
Mọi câu hỏi khác như có danh sách không, có trao danh sách cho Sở Di Trú không, và có báo cho Tòa Đại Sứ Việt Nam không, đều được trả lời là “không, còn trong vòng điều tra.”
Dù khước từ mọi yêu cầu của chúng tôi, nhưng Bộ Hải Quân ba lần yêu cầu chúng tôi đừng đưa tin, đổi lại, họ hứa sẽ kết thúc việc điều tra trong vòng "nhanh nhất có thể được."
Chúng tôi để lại danh thiếp, yêu cầu commander của chi nhánh Hải Quân ở Tarempa liên lạc khi có thêm tin tức, và hứa sẽ chờ họ hai tuần lễ trước khi đưa tin.
Trở về Hoa Kỳ, chúng tôi chia nhau tìm thì không thấy báo chí Việt Nam đưa tin.
Một tờ báo ở Indonesia đưa mẩu tin nhỏ cho biết Hải Quân Tarempa vào đầu tháng Tư, đã bắt được 6 tầu Việt Nam, nặng từ 45 đến 80 tấn,  tịch thu 1,700 pounds cá, giam giữ 80 ngư phủ, và gọi những ngư phủ này là kẻ đánh cắp.
Chúng tôi chia nhau người liên lạc với Tổng Lãnh Sự Nguyễn Bá Hùng ở San Francisco, người liên lạc với Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Jakarta, Indonesia, nhờ can thiệp.
Tổng Lãnh Sự Nguyễn Bá Hùng phúc đáp ngay, cho biết đã liên lạc với ông Nguyễn Hữu Tráng, Cục trưởng Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam nhờ can thiệp và được ông Tráng trả lời là “Bộ Ngoại Giao Việt Nam đang xử lý quyết liệt.”
Trước khi báo lên khuôn, chúng tôi nhận được phúc đáp của Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Jakarta, Indonesia, rằng: “đang liên hệ với các cơ quan chức năng của Indonesia để xác minh và giải quyết,” và “sẽ cập nhật khi có thông tin từ cơ quan chức năng của Indonesia.”
Không ai rõ “xử lý quyết liệt” của Bộ Ngoại Giao và “liên hệ để xác minh và giải quyết' của Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Jakarta sẽ mang đến kết quả gì cho các ngư dân, và kết quả nhanh hay chậm.
Chỉ biết tình trạng ngư dân Việt Nam bị bắt về đánh cá bất hợp pháp ở các nước láng giềng thường xuyên xẩy ra. Riêng tại Indonesia, gần như mỗi tháng báo Indonesia đều đưa tin có vài thuyền Việt Nam đánh cá và vài chục ngư dân Việt Nam bị bắt.
Đọc báo thì chỉ biết tin như thế. Nhưng không ai biết họ được giam giữ trong hoàn cảnh nào, có là nạn nhân của những vụ tham nhũng, tống tiền hay không.
Vì đâu mà các ngư dân Việt Nam phải phiêu lưu mạo hiểm đi vào tình trạng sống chết không ai hay biết như vậy?
Vì biển Việt Nam hết cá do tình trạng “overfishing” đã được nhiều chuyên gia đề cập từ mấy thập niên nay? Vì họ không hiểu rõ luật lệ đánh cá của các nước láng giềng? Vì họ bị chủ thuyền lừa gạt? Hay vì chính quyền Việt Nam chưa bảo vệ đúng mức ngư dân của mình?
Đó là những câu hỏi cần được giới hữu trách trả lời. Vấn đề nằm ở chỗ ai là giới hữu trách.

Sunday, May 12, 2013

Các vùng khai thác Bauxite ĐÃ MẤT VĨNH VIỄN VÀO TAY TQ

Ông Dũng xỏ mũi Obama rất hay, rất khéo.

Obama so với ông Dũng về mánh mung chính trị, mưu kế, thì chỉ là con trâu so với thằng nài.

Nay bị xỏ mũi, đi chậm cũng bị thằng nài kéo dây làm đau mũi, có khi còn bị đánh đòn.

-----------------------

Muốn HIỂU VC không dễ đâu, ngay trong nội bộ VNCH khi xưa cũng chỉ có vài người hiểu.

99% sĩ quan VNCH không hiểu, do đó mới trách VC.

Nếu HIỂU, họ đã không lấy làm lạ, là đi học tập 15 ngày thành 15 năm.

RẤT MAY cho họ là khi đó LX sập, VC cần hòa hoãn với Mỹ và CẦN NGOẠI TỆ, nên mới thả sĩ quan VNCH, rồi cho đi diện HO. Nếu không, các ông Tướng, Tá nay còn trong tù và sẽ mãi mãi trong tù.

------------------------

Nay, lại cũng không mấy ai HIỂU việc ĐỔI TIỀN sắp xảy ra, việc BÁN ĐẤT CHO NGOẠI BANG ĐÃ xảy ra và sẽ còn tiếp tục xảy ra.

Vụ Bauxite mà cứ cãi nhau hoài về mấy chục triêu đô lỗ tiền hàng năm.

ĐÓ LÀ CỐNG PHẨM CHO BẮC TRIỀU, ĐỒ NGU.

Lỗ vài chục triệu chứ vài trăm triệu, vài tỉ đô, cũng PHẢI TIẾP TỤC, vì quyết định làm KHÔNG CÒN NẰM TRONG TAY VC.

Các vùng đất này ĐÃ VÀO TAY TRUNG QUỐC, BIẾT CHƯA, ĐỒ NGU.

Họ giả vờ khai thác thôi, chứ các vùng này nay dân VN không còn có thể vào, vì lý do "công trình đang hoạt động, nguy hiểm".

Cũng như 3000 km2 thuộc nhiều tỉnh có biên giới TQ, cho thuê "trồng rừng", nay ĐÃ MẤT VĨNH VIỄN.

Các vùng khai thác Bauxite ĐÃ MẤT VĨNH VIỄN VÀO TAY TQ.

------------------------

Sắp tới sẽ là các vùng biển đẹp nhất VN.

Khóc đi dân VN, khóc nữa đi, khóc cho mù mắt, khóc 100 năm nữa đi.

Dễ dầu gì lật đổ VC mà không phải đổ máu cả TRIỆU người.

Không lật đổ thì dân ngày càng khổ thảm thiết, oằn oại. Lật đổ thì chết cả TRIỆU người.

Đó là việc THẬT trước mắt, tôi không có cây đũa thần, gõ 1 cái là VC biến mất hết.

SỰ THẬT nó đau khổ như vậy đấy. Ráng chịu đi, do tội tổ tông.

Hàng chục triệu người từng THẬT SỰ ủng hộ VC, nhiều triệu người nay cũng THẬT LÒNG ủng hộ VC.

------------------------

Tình trạng hoàn toàn bế tắc, KT sẽ sập, nhưng hoàn toàn KHÔNG CHẮC CHẮN sẽ đem lại CÁCH MẠNG, mà cho dù có cách mạng thì cũng không chắc chắn sẽ thành công.

Cho dù chết 1 triệu người, do VC giết, thì số dân còn lại cũng không chắc là sẽ đoàn kết đánh quật lại, hay có khi họ sợ quá nên rút lui hết, để cho VC sau đó cai trị còn dễ dàng hơn hiện nay, do các tiếng nói chống đối bị làm cho câm lặng hết, sau nhiều cuộc tàn sát đẫm máu số người chống đối.

Đừng MƠ rằng viết blogs, biểu tình, sẽ làm VC thay đổi 1 chút xíu gì.

Trừ khi dân ta VÙNG LÊN, NỔI DẬY, tìm VC mà giết phần lớn, chịu thiệt hại vô cùng thảm khốc, ngoài ra thì rất khó để CÁCH MẠNG thành công.

VC quá hèn nhát để nhìn nhận, họ chẳng làm gì cho quốc gia, dân tộc, họ chỉ phá hoại, họ không đủ khả năng quản lý nền KT

Thật ra "ngôi sao" này chẳng từng bao giờ sáng, để mà nói nay sắp tắt, mà nói cho cùng thì VN cũng chẳng từng bao giờ là ngôi sao.

- "Đổi mới" cũng chưa từng làm gì tốt đẹp cho VN, mà chỉ là cho dân đi ODP tự do, xứ nào nhận cũng cho đi hết, để thu kiều hối hàng năm 10 tỉ USD.

- Ngoài ra còn bán dầu khoảng 8 tỉ đô/ năm.

- Mượn nợ quốc tế không dưới 5 tỉ đô/ năm.

- Viện trợ ngoại quốc vài tỉ đô/ năm.

Như vậy, tính các nguồn trên, hoàn toàn không do sức mạnh KT nội địa VN, cũng đem lại khoảng 25 tỉ USD/ năm, bằng 1/3 đến 1/4 tổng sản lượng quốc gia.

Vả lại đây là ngoại tệ, nếu không có các nguồn này thì VN "tắt đèn" từ lâu, chẳng có tiền mua thiết bị phát điện, tải điện, sử dụng điện, chẳng có tiền mua xăng dầu, cả xứ có xe đạp đi là may.

----------------------------

Ngoài ra còn in tiền kinh hoàng, nay chiếm gần 150% GDP, và đây là NỢ QUỐC GIA.

Rồi còn nợ trái phiếu CP, trái phiếu các cty, tập đoàn quốc doanh, gần đây thêm trái phiếu địa phương, ngoài nợ từ các cty, tập đoàn quốc doanh như VINASHIN, VINALINES.

Tổng cộng nợ công lên tới 300 tỉ USD, gấp 4 lần GDP.

KH Kỹ thuật không tiến bộ gì bao nhiêu trong 27 năm kể từ Glasnost, Perestroika, mà nói cho cùng thì "Đổi mới" cũng là từ Gorbachev mà nay VC lên án nặng nề, báo CAND viết hàng trăm bài mắng ông ta như tát vào mặt.

Cho thấy, VC không thể đả thông tư tưởng, không biết họ đã, đang, sẽ làm gì, trong sự rối loạn tư duy, không 1 chút logic.

-----------------

Bây giờ, glasnost, perestroika thất bại, phải làm gì đây?

Trở lai thời bao cấp kiểu Lê Duẩn, Kim ủn ỉn bên Bắc Hàn?

Tiếp tục đường lối KT hiện nay, mà chính họ biết ĐÃ đi vào ngõ cụt?

Cho "laissez faire", thả lỏng, thì con buôn, tư nhân quậy phá chịu gì nổi, giá USD tăng vọt lên 100 ngàn VND ngay, kéo theo giá vàng, giá hàng hóa tăng vọt lên trời!

Việt Cộng phen này có mà chạy đằng trời!

---------------------------

Mọi việc tôi ĐÃ tính ra từ lâu. Bài toán này không khó để tính ra, đối với người có học thức căn bản KT vững mạnh, có lòng trung thực, dám nhìn thẳng trực diện vào SỰ THẬT.

VC quá hèn nhát để nhìn nhận, họ chẳng làm gì cho quốc gia, dân tộc, họ chỉ phá hoại, họ không đủ khả năng quản lý nền KT, họ chỉ biết "in tiền và nói láo".

Câu "VC chỉ còn biết in tiền và nói láo", theo tôi, sau này sẽ nổi tiếng, chỉ kém câu "Đừng nghe những gì CS nói..." của TT Thiệu.

Các bạn chỉ cần gác cẳng chờ xem nền KT VC chết thê thảm, chết nhục, như thế nào trong thời gian rất gần đây.

Bloomberg - Vietnam’s Star Is Dimming

Like other would-be tiger economies, Vietnam faces a trifecta of new threats: a crisis-paralyzed Europe, a faltering America, and a newly spendthrift Japan. Yet the biggest risk to the nation’s future may be old-fashioned nostalgia.
It has been 27 years since Hanoi launched the “Doi Moi” reforms that allowed privately owned companies to participate in the economy and opened key sectors, such as agriculture. The rapid growth that followed propelled Vietnam toward the realm of middle-income nations, transforming the onetime war zone into a case study for development and poverty reduction. Now, though, Vietnam’s 1986 blueprint for a “socialist-oriented market economy” is looking dated.
Recent data show the strategy that got Vietnam this far -- a China-like heavy reliance on state-owned enterprises and top-down planning -- is now holding the nation back. Vietnam is losing ground on global competitiveness league tables while growth has slowed to about 5 percent, the lowest rate since 1999. To recover, the country needs to do precisely what it has avoided doing thus far: build a truly vibrant and innovative private sector that can diversify growth and create prosperity.

No Guarantees

“A complete recalibration of the economy would be necessary to achieve stronger growth again,” says Vaninder Singh, a Singapore-based economist at Royal Bank of Scotland Group Plc. “This is not guaranteed as it will require a significant change in the corporate structure and improvements in productivity.”
Does Prime Minister Nguyen Tan Dung’s government have the political will to modernize Vietnam’s $124 billion economy? The International Monetary Fund appears to have its doubts. The IMF recently cut its 2014 Vietnam forecast by more than it did for any other Asian country, to 5.2 percent. That may sound grand in a world in which Group of Seven nations are barely expanding. But for a 90-million-person economy at Vietnam’s stage of development, it’s nothing short of a crisis.
When they launched their reforms, leaders in Hanoi believed they were following a Chinese model that had already worked wonders. The Vietnamese approach was more gradualist and cautious than Deng Xiaoping’s. Still, the broad thrust was similar and has now begun to breed the same problems.

China Lite

Like China, Vietnam is suffering from a distorted credit allocation system dominated by state-owned companies. Their reckless lending decisions have fueled dangerous property bubbles and buried banks under nonperforming loans. The gap between rich and poor is growing rapidly; so are tensions between workers seeking higher wages and industries built on cheap labor. Dodgy land seizures and privatizations that enrich only the politically connected have sparked public outrage. Rampant corruption is undermining the ruling party’s legitimacy.
The country cannot move forward without restructuring state-owned enterprises, which account for almost 40 percent of gross domestic product. Economists at McKinsey & Co., for example, estimate that Vietnam must boost labor productivity by more than 50 percent to maintain healthy growth. You don’t need a Nobel Memorial Prize in Economic Sciences to know that only a thriving private sector can do that.

Reason for Worry

In February, Deputy Finance Minister Truong Chi Trung promised that the government would unveil a plan to overhaul 52 state-owned groups by June. Yet based on past experience, there’s ample reason to believe that the reforms will lack specifics or teeth. This government has already missed a target to create an asset-management company to address bad debt in banks. Pledges to rein in runaway public investments, lending and state-owned enterprises aren’t just familiar -- they are becoming downright monotonous.
The question is whether Dung’s team can credibly implement any of these desperately needed improvements, never mind all three. Here, one shouldn’t downplay the role of corruption. Just like Xi Jinping in Beijing, Dung faces a uniquely un-communistic problem: too many party bigwigs getting rich from Vietnam’s current model. Those spoils deaden the impetus for change.
Graft has risen in inverse proportion to the economy’s standing. In Transparency International’s 2012 Corruption Perceptions Index, Vietnam fell to 123rd place out of 176 nations from 112th place in 2011, a worse standing than Sierra Leone and Belarus. Meanwhile, on the World Economic Forum’s latest Global Competitive Index, Vietnam fell 10 places to 75th, lagging behind Uruguay and Ukraine.

Looking Forward

Vietnam’s challenge is in some ways more manageable than China’s: Its state-owned companies are smaller, its vested interests less pervasive and powerful. But gradualism is no longer an option. It’s time for the country to develop its own model, one that roots out corruption, invests more in education and key growth sectors such as technology manufacturing, and empowers businesses to move up the value-added ladder.
For years, other small Southeast Asian nations, such as Myanmar and Cambodia, have looked to Vietnam for ideas on how to reform their own economies. The country can become that kind of role model again. It just needs to look forward, not back.

Thursday, May 9, 2013

TƯỞNG NĂNG TIẾN - Nỗi buồn của Myanmar

Nước bốn nghìn năm hồn chửa tỉnh, 
Người hăm lăm triệu giấc còn say.
Tản Đà
“Gia Định báo, tờ báo đầu tiên của nước ta được xuất bản ở Sài Gòn 5 năm trước khi Tú Xương ra đời. Nhưng có lẽ trong hoàn cảnh sự giao thông liên lạc bấy giờ, thậm chí khó lòng nói chắc rằng nho sĩ Trần Tế Xương biết có một tờ báo như thế tồn tại ở trên đời để tính chuyện… cộng tác…”
“Nếu có tính đến mấy ông nhà nho chuyển sang viết báo, thì người ta phải đợi đến thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX, khi Phan Kế Bính viết cho Đông Dương tạp chí, Nguyễn Bá Học viết Nam Phong, Tản Đà làm Hữu Thanh hoặc Phan Khôi làm chủ bút Phụ nữ tân văn. Trước đó, nhà báo ở ta thuần tuý là lớp trí thức mới được Pháp đào tạo (Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh). Ấy là những sự kiện được lịch sử công nhận.”
“Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nội dung các bài thơ mà Tú Xương để lại, người ta lại không khỏi có ý nghĩ rằng ông nhà nho này sinh ra để làm báo. Ở ông luôn luôn có tư duy của một ký giả, chẳng qua sinh bất phùng thời, không gặp cơ may để thi thố ngòi bút cho đúng lúc thôi …”
(Vương Trí Nhàn. “Tú Xương Nhà Báo”. Cánh Bướm Và Hoa Hướng Dương. nxb Phụ Nữ: Hà Nội, 2006. 31-33).
Bác Vương Trí Nhàn – rõ ràng – là một người (rất) bi quan và (vô cùng) khó tính. Cái nhìn của bác ấy về cuộc đời, cũng như đời người (thường) đen thui như mực. Chớ Tú Xương, nói nào ngay, vẫn may mắn chán. Ông may mắn vì được sinh ra ở  Việt Nam, nơi mà tờ báo đầu tiên (Gia Định Báo) đã có mặt rất sớm – chính xác là vào ngày 15 tháng 4 năm 1865.
Mãi gần 150 năm sau, hôm 1 tháng 4 năm 2013, trên đường phố Miến Điện mới có tiếng rao (”Báo mới đây!”) và biến cố bất ngờ này đã khiến cho dân chúng “mừng rơi nước mắt” – theo như tường thuật của ký giả Anh Duy, đọc được trên Tuổi Trẻ Online vào ngày 10 tháng 4 năm 2013:
Theo thống kê của tờ Global Post của Mỹ, trong ngày đầu tiên phát hành tờ Golden Fresh Land (1-4), 80.000 bản đã được bán sạch vào trưa cùng ngày. Trả lời phỏng vấn báo Irrawaddy, ông Maung Lay không giữ nổi cảm xúc:“Chúng tôi đã chờ đợi hơn nửa thế kỷ cho ngày hôm nay.”
Tun Win, một tài xế taxi tại Yangon, hào hứng: “Giờ đây người dân có thể tiếp cận thông tin mỗi ngày, không phải mỗi tuần một lần.
1 Voice Độc giả đọc tờ The Voice – một trong bốn tờ báo tư nhân phát hành từ ngày 1-4-2013.  Ảnh: AFP
Thiệt tình: nghe mà thấy (thương) hết sức, muốn ứa nước mắt luôn! Cái Xứ Chùa Vàng (chết tiệt) này thiệt là chậm tiến và lạc hậu về mọi mặt. Ở Việt Nam, dù báo chí đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn luôn luôn được đón nhận tưng bừng và “hào hứng” hơn nhiều. Báo Nhân Dân – số ra ngày 12 tháng 3 năm 2000, trong mục “bạn đọc góp ý và phê bình” – có ghi lại một ý kiến (đóng góp) vô cùng nồng nhiệt:
Ðối với kiều bào ở California là nơi có đông người Việt Nam, thì báo Nhân Dân điện tử là món ăn tinh thần lớn nhất, quí nhất. Riêng đối với tôi việc làm đầu tiên trong ngày là mở trang báo Nhân Dân điện tử… Nhiều người chỉ mong sáng ra để đọc báo Nhân Dân…
Thiệt là quá đã (và quá đáng) nhưng vẫn chưa thấm tháp vào đâu, nếu so với như tường thuật của ông Nghiêm Tiến Quang (Giám đốc Công ty in báo Hà Nội) trên tờ An Ninh Thế Giới, số ra ngày 2 tháng 1 năm 2009:
Tại chợ người Việt ở thủ đô Berlin (Đức), tôi gặp một ông mua một lúc 5 tờ ANTG. Tôi bắt tay ông hỏi: Sao bác mua nhiều thế?. Ông cười: “Tôi mua hộ mấy ông bạn cùng làm ở chỗ tôi. Tôi hỏi tiếp: Ở Đức có nhiều người đọc ANTG không? Ông gật đầu: Nhiều đấy. Đọc xong lại cho mượn, rồi chẳng thấy ai trả lại. Bởi báo có nhiều bài cần đọc.
Chắc còn lâu, lâu lắm, người Miến mới tiến tới “trình độ” chỉ mong sáng ra để được đọc báo điện tử (Nhân Dân) hay mua luôn một lượt đến 5 tờ (ANTG) vì … dân trí họ còn thấp lắm – theo như tường thuật của ký giả Từ Khanh, từ Yangon:
Sau khi được trả tự do, Daw Suu vận động thành lập 36 trường tư. Đúng hơn nên gọi là trường thí vì học sinh không phải đóng tiền, dành cho các gia đình nghèo không đủ sức cho con theo học trường nhà nước (đủ thứ phí)...  Chúng tôi bàn sẽ thuê xe đi thăm bốn trong 36 trường của Daw Suu nằm ở ngoại vi Yangon....
Khái niệm trường sẽ không đúng khi đến các ngôi trường này, vì mỗi trường chỉ gồm một lớp học. Cả bốn cái trường đều nằm trên những khu vực sinh lầy và hôi hám xa trung tâm Yangon vài chục cây số... 
Giáo dục ở Việt Nam thì hoàn toàn khác hẳn, có truyền thống và “nền nã” hơn thấy rõ:
Giáo sư Nguyễn văn Tuấn ở Úc đã đưa ra những con số làm mát mặt người Việt chúng ta. Nội các chính phủ Việt Nam có nhiều tiến sĩ hơn chính phủ Mỹ và Úc! Nội các Việt Nam có 26 người thì có tới 13 bộ trưởng có bằng tiến sĩ (chiếm 50%), 10 người có bằng cử nhân và 3 người có bằng thạc sĩ...
Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hùng, nguyên chuyên viên đối ngoại Học viện Hành Chính Quốc Gia, cho biết là tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Trong các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam ta có nhiều tiến sĩ nhất. Vậy là ta ăn trùm thiên hạ về học vấn.
Đất nước Việt Nam bây giờ ra đường là gặp tiến sĩ. Tiến sĩ lềnh khênh. Đụng tay chỗ nào cũng chạm vào tiến sĩ! Nội các chính phủ đã…tiến sĩ như vậy, tướng tá công an quân đội cũng tiến sĩ, chức quyền địa phương cũng tiến sĩ.(Song Thao. “Dởm.” Thời Báo 05 Apr. 2013).
Trần Tế Xương mà sinh sống vào thời buổi (“tiến sĩ lềnh khênh”) như hiện nay thì chắc chết, chết chắc. Cử nhân Nguyễn Đính (tức nhà thơ nổi tiếng Trần Vàng Sao) mà chức vụ, trước khi xin nghỉ hưu, mới chỉ là liên lạc xã thôi thì nói chi đến cái thứ tú tài – cỡ Tú Xương. Nếu vẫn muốn bon chen võng lọng thì nho sĩ họ Trần e chỉ còn cách chạy… vô chùa để biến thành tu sĩ:
Công đức tu hành sư có lọng!
Và cũng phải là chùa ở nước ta à nha, chớ chùa chiền và sư tăng ở Tây Tạng hay Miến Điện thì cũng đừng hòng. Họ hay kiếm chuyện lôi thôi với nhà nước lắm. Cứ biểu tình, chống đối, hay tự thiêu đều đều.
2 Mien Dien Sư sãi cùng dân chúng Xứ Chùa Vàng xuốn đường.  Giới tu sĩ ở Việt Nam thì khác hẳn. Rất nhiều vị dễ chịu (và dễ dụ, hay dễ dậy) hơn nhiều nên vẫn được Đảng và Nhà Nước khen thưởng hoặc biểu dương.


3 su sai VN Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Doan trao huân chương Hồ Chí Minh cho GHPGVN.
Có thể vì những nề nếp về báo chí, học đường và tôn giáo (vừa nêu) nên trong một bài viết mới đây (” Việt Nam và Myanmar , Ai Chậm Hơn Ai?”) Nguyễn Giang, Trưởng ban Việt Ngữ BBC, đây là một sự so sánh “khập khiễng” theo nguyên văn cách dùng của ông
So sánh với Việt Nam thì quả là khập khiễng.
Việt Nam đã thống nhất đất nước và vấn đề sắc tộc trong nhiều năm qua vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền trung ương, dù đôi khi có nảy sinh điềm nóng ở một số vùng xa.
Về kinh tế, Việt Nam cũng đã cải tổ sớm hơn nhiều so với Miến Điện và đang chuẩn bị bước lên ngưỡng thu nhập trung bình trong khi Miến Điện còn thiếu vắng gần như toàn bộ cơ sở hạ tầng và vẫn là một trong số nước ‘nghèo khổ nhất châu Á’, theo đánh giá của BBC Monitoring.
Nhưng cũng vì thế, không có lẽ gì mà Việt Nam lại phải chịu tiếng ‘tụt hậu’ so với Miến Điện, nếu đánh giá trên cơ sở các tiêu chí kinh tế, trình độ phát triển, năng lực hội nhập và tính thống nhất.
Cũng vẫn theo lời của nhà báo Nguyễn Giang, qua bài báo thượng dẫn: “Giải pháp ‘chính trị đi trước’ ở Miến Điện cũng chưa chắc đã nhanh chóng tạo đà cho ‘kinh tế theo sau’.
Nhận định này – xem ra – có vẻ phù hợp với sự quan sát  của một biên tập viên BBC khác, bà Hồng Nga, người đã có mặt tại xứ sở Chùa Vàng vừa qua:
“Con đường cải cách ở Miến Điện mới chỉ bắt đầu, và còn nhiều chông gai phía trước.”
Sự “tròng trành” của Miến Điện khi đối diện với những thử thách trước mặt có thể khiến cho thiên hạ liên tưởng đến mệnh lệnh của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi ông, cách đây chưa lâu, bỗng (buột) miệng hô to:
Cả dân tộc hãy bước ra biển lớn!
Dân Việt (đều) ngớ ra một lúc, rồi đồng loạt “ồ” lên tán thưởng:
- Ờ, ra thì ra chớ! Ở nhà với cái Đảng thì biết ngày nào khôn, và đến kiếp sau (chắc) cũng không khá nổi.
Quyết định (tưởng như thật) này người đứng đầu chính phủ Việt Nam đã đáp ứng được sự khát khao bị đè nén từ lâu của cả một dân tộc. Ai cũng đều mong muốn được nhìn xem cuộc sống của nhân loại ra sao, bên ngoài bức màn sắt.
Ít khi nào dân Việt có sự háo hức và đồng thuận (lớn) như thế. Tuổi Trẻ Online mở ngay diễn đàn Vươn Ra Biển Lớn, và được hưởng ứng nhiệt liệt của rất nhiều độc giả. Riêng Luật sư Lê Công Định đã hăng hái lên tiếng: “Đối với vận hội lớn lao như thế của đất nước, cần lắng nghe tiếng nói của cộng đồng dân tộc.”
Tuy nhiên, chung cuộc thì Lê Công Định phải vào tù vì đã phát biểu linh tinh, và Miến Điện đã bước ra biển lớn chứ không phải Việt Nam. Người Miến đang đương đầu với sóng gió, chịu đựng mọi thử thách, cũng như những bất ổn, vì sự quyết tâm thay đổi của chính họ.
Ta thì vẫn ở lại trên bờ, và vẫn tiếp tục ngủ với những giấc mộng rất an bình – như thường lệ: ở nước ngoài thì kiều bào mỗi đêm đều chờ sáng để đọc báo Nhân Dân điện tử, ở trong nước thì cứ bước ra khỏi cửa là gặp ngay tiến sĩ, và tu sĩ thì đều ngoan và “hiền như ma soeur” ráo trọi. Khỏi ai phải băn khoăn (hoặc “lăn tăn”) gì nữa ráo: “không có lẽ gì mà Việt Nam lại phải chịu tiếng ‘tụt hậu’ so với Miến Điện, nếu đánh giá trên cơ sở các tiêu chí kinh tế, trình độ phát triển, năng lực hội nhập và tính thống nhất.
Thỉnh thoảng, nếu muốn thay đổi không khí thì chỉ cần đổi tên nước cho nó đỡ nhàm là đã đủ rồi. Sau Tú Xương, Tản Đà đã có lúc chép miệng thở dài:
Nước bốn nghìn năm hồn chửa tỉnh, 
Người hăm lăm triệu giấc còn say.
Từ đó đến nay dân số chúng ta đã tăng gần gấp bốn. “Say” mà càng đông thì càng vui thôi, chớ có sao đâu!

Alan Pham - Con gà hay quả trứng?

Tôi thích lợn. Chó coi chúng ta như thánh. Mèo khinh khi chúng ta. Chỉ có lợn là đối xử với chúng ta trên tinh thần bình đẳng” (Winston Churchill)


Anh Việt Kiều Bất Đắc Dĩ

Ngày 30/4/1975, Thomas Nguyễn Filmore mới lên 8. Mẹ làm một quầy bún riêu cạnh bến cảng Tân Thuận. Cậu phụ mẹ bán hàng, rửa chén, thu tiền. Ngày lich sử đó, giòng người tấp nập bu về các cảng, tìm đường di tản. Ham vui, cậu bé tuôn theo đám đông, hiếu kỳ lăng xăng khắp nơi, nghe và nhìn. Đang đứng cạnh một con tầu, đạn pháo bay vào, Thomas cùng với mọi người chạy lên tàu lo tìm chỗ ẩn nấp. Không ngờ con tàu khởi hành thật nhanh và khi nhìn lại bến cảng, cậu bé 8 tuổi ngồi khóc sướt mướt trong lo sợ.

Sau 9 tháng quanh vài trại tỵ nạn, một gia đình Công giáo Mỹ bảo lãnh cậu đem về Indiana nuôi. Cậu tốt nghiệp đại học năm 1991, làm thủ tục xin đoàn tụ với gia đình cha mẹ ruột ở Việt Nam và tìm được việc khá tốt với Sears ở Chicago. Lấy cô vợ y tá người Mỹ gốc Hàn Quốc vài năm sau dó, sinh được hai đứa con gái, đứa đầu đang chuẩn bị vào đại học. Nói tóm lại, một đứa trẻ nghèo gần như bụi đời ở Việt Nam, vì sự đẩy đưa của định mệnh, giờ được sống “giấc mộng Mỹ” như bao người Mỹ khác trong tầng cấp trung lưu.

Tuần rồi, Thomas cùng gia đình đi nghỉ chơi ở Á Châu. Sau Trung Quốc, vợ cậu và 2 con ghé Hàn Quốc thăm bà con ngoại; còn cậu một mình một ngựa về Việt Nam lần đầu sau 38 năm xa cách. Sau 3 ngày ở Hà Nội và 2 ngày ở Đà Nẵng, cậu vào Saigon, thăm lại con hẽm xưa nơi cậu sinh ra và loanh quoanh ở các điểm đến quen thuộc của du khách. Cậu tìm đến nhà gặp tôi vì là “cháu họ xa bên ngoại” và cũng tò mò xem ông chú Alan sống đói khổ thế nào bên này.

Góc nhìn của Thomas Nguyễn…

Ấn tượng lớn nhứt của con là sao dân mình nghèo quá vậy? Ngay cả khi so với dân nghèo ở Trung Quốc hay Hàn Quốc. Hẽm nơi con sống trước 75 dường như không thay đổi chút nào.

Gia đình con biết ơn mấy người Cộng Sản này lắm. Không có họ làm sao có 30/4 để gia đình con được đổi đời, được Mỹ cho vào tỵ nạn, được học hành đến nơi đến chốn. Không có họ, giờ này chắc con vẫn còn bán bún riêu qua ngày.

Con đọc lịch sử Việt Nam, thấy hồi 75, Cộng Sản được dân miền Bắc ủng hộ 100%, còn miền Nam chắc cũng đươc hơn 50%, nên họ thắng là đúng rồi. Chính người dân chọn lựa mấy người Cộng Sản này, nên bây giờ có nghèo đói hay mất nhân quyền thì cũng là do sự chọn lựa của họ thôi. Có gì đâu mà than phiền? Như lấy chồng, ngu chọn thằng chồng vũ phu, vô trách nhiệm, lỡ rồi thì cắn răng chịu đựng thôi.

Chuyện chánh trị Mỹ con còn không có thì giờ theo dõi, nói gì chuyện xa xôi tận Việt Nam. Hết giờ làm việc thì thư giãn với thể thao, làm vườn, mua sắm, lo cho con đi họp phụ huynh hay đưa bọn nó đi đá bóng, bowling…rồi mỗi năm cả nhà đi vacation 4 tuần…Chuyện đi bầu bỏ phiếu cũng quên luôn 3 năm rồi.

Con cũng muốn quê hương Việt Nam mình tốt đẹp giàu có…nhưng đó là chuyện của dân ở đây. Hai đứa con của con là dân Mỹ 100%. Đến quê mẹ Hàn Quốc chúng nó còn chê bai đủ điều, nói gì đến Việt Nam. Nội vụ dân Hàn ăn thịt chó mà chúng coi là tội ác ngang hàng với giết người, khủng bố…đòi đem ra Tòa Án Quốc Tế… thì Việt Nam làm gì có cửa.

Mẹ con đưa con danh sách gần 20 gia đình bà con cần đi thăm giúp đỡ. Mới tới có 6 gia đình đã bị lột sạch tiền mặt, cả chiếc Iphone của con…Ai cũng xin xỏ, sợ quá…thôi còn 2 ngày đi chơi rồi bay về Seoul đón vợ con…

Tuần rồi thăm cũng nhiều địa danh ở đây chứ. Hạ Long, Lăng Cô, Sơn Trà, Hội An, Củ Chi…Không có gì đặc biệt. Lần tới qua Á Châu, chắc tụi con chỉ đi chơi Thái Lan, Mã Lai…


Đồng Chí Trung Kiên Của Cách Mạng

Ngày 30/4/1975, DK chưa chào đời. Năm nay, DK vừa mới 28 tuổi, cái tuổi đẹp nhất của đời người. Không quá ngây thơ, và vẫn còn sức khỏe, tham vọng, nhiệt huyết…để nhìn tương lai qua cặp kính mầu hồng. DK lại sinh ra dưới một vì sao may mắn. Bố Mẹ đều là đảng viên cao cấp tại trung ương, gia đình sung túc, quyền thế, danh vọng…Năm 18, Bố Mẹ gởi DK qua du học bên Anh. Sáu năm sau, anh đỗ bằng Thạc Sĩ Tài Chánh, về nước và Bố Mẹ đưa con vào làm ở một ngân hàng quốc doanh. Sau 2 năm, DK đầu quân cho một ngân hàng ngoại và được cử sang Hong Kong làm việc.

Sếp của DK là người Canada gốc Hong Kong, bạn hơn 20 năm của tôi. Dù hiện tại, tôi không có làm ăn gì với ngân hàng của ông ta, nhưng biết DK thích gặp Việt Kiều, ông đem DK theo trong nhiều bữa ăn xã giao của bọn tôi. DK thuộc loại ít nói, không biết “khôi hài đen” kiểu mấy ông già. Lần sau cùng, ông sếp và cả nhóm bị chuyện đột xuất, không đến được, nên chỉ có tôi và DK trong bàn ăn. Tôi hơi ngạc nhiên khi DK “xả bầu tâm sự”…

Góc nhìn của DK…

“ Cháu vừa xem trên YouTube bài phỏng vấn chú về tiền của ông Lại Văn Sâm. Cháu không đồng ý chút nào. Tiền là một vũ khí nguy hiểm hơn cả bom hạt nhân mà các nhà cầm quyền tư bản đang sử dụng để tàn phá mọi gốc rễ của xã hội và văn hóa trên toàn cầu.

Lương cháu ở ngân hàng cũng tốt, nhưng Bố Mẹ cháu lại gởi thêm 5 nghìn USD mỗi tháng để tiêu xài thêm.Ông bà không biết những đồng tiền này có thể làm cháu sa đà vào ma túy, rượu chè, đàng điếm…Họ cứ nghĩ là có tiền là có hạnh phúc…

Ngày xưa, khi cháu vừa lớn, đất nước còn nghèo đói, người người yêu thương đùm bọc nhau. Cả các cán bộ cao cấp như bố mẹ cháu vẫn suy tư hàng đêm tìm cách xóa đói giảm nghèo, mang hạnh phúc cho người dân. Bây giờ, đồng tiền thay đổi cả xã hội. Đi đâu cũng phong bì đi trước. Giá trị con người được định sẵn bằng số tiền mặt cất giấu, bằng vàng, bằng BDS, bằng hàng hiệu… Cả bố mẹ cháu cũng thế. Sống với mẹ cháu hơn 40 năm, đùng 1 cái, ông bố dọn ra ở riêng với con hầu bàn, trẻ hơn cháu. Mẹ cháu thì cờ bạc suốt ngày. Tiền và tiền…là điều duy nhất họ chia sẻ với nhau.

Cháu ghét bọn Anh, bọn Mỹ, bọn Đức, bọn Pháp, bọn Nga, bọn Úc…Bọn da trắng này rất xảo quyệt, đạo đức giả, ích kỷ và ngu xuẩn. Đi học, sống và làm việc với bọn này là một cực hình. Bọn chúng là đám thực dân mới, nham hiểm vô cùng…mà toàn dân, ai cũng coi chúng như cha…Nếu cháu có quyền, cháu đuổi hết bọn nước ngoài ra khỏi xứ. Mình hy sinh vài ba triệu người để dành độc lập, tại sao bây giờ lại để cho bọn nó vào làm “sếp lớn”? Đuổi cả bọn tay sai chó săn cho tụi da trắng là những thằng Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…Cả những thằng Việt Kiều nữa…(xin lỗi chú..)

Mình phải rút khỏi WTO, sống theo đúng tư tưởng HCM và chủ nghĩa Mác Lê. Không xét lại như bọn Tàu. Cháu rất ngưỡng mộ dòng họ Kim của Bắc Triều Tiên. Dân xứ họ nghèo nhưng cả thế giới phải thán phục vì sự cá biệt độc lập của họ. Dù Việt Nam có phải ăn cơm trộn bo bo…nhưng mình sẽ rất hãnh diện khi ngẩng cao đầu với thế giới.

Quốc hữu hóa tất cả tài sản để chia đều cho mọi người dân theo nhu cầu. Tịch thâu cả trăm ngàn BDS đem phân phát miễn phí cho mọi hộ dân nghèo sẽ là phát súng đầu tiên đập tan tư sản. Đổi tiền để không ai có hơn 1 trăm nghìn. Tịch thâu hết vàng, đô la…Cấm tất cả doanh nghiệp tư nhân. Xã hội sẽ bình đẳng toàn diện và không còn cảnh người bóc lột người…. Đây sẽ là giấc mơ và lý tưởng của Bác Hồ, Bác Mao…khi họ làm cách mạng. Các đảng viên bây giờ tha hóa hết rồi.

Góc nhìn của Alan…

Mỗi ngày tôi ghi nhận nhiều chia sẻ của đủ mọi sắc dân và giới tính, kể cả những “con lợn” hai chân. Thomas và DK hơi đặc biệt, có lẽ vì hoàn cảnh môi trường sống tạo nên những tư duy khác người. Tuy nhiên, không thể nói góc nhìn của 2 bạn này không phổ thông trong xã hội. Thực ra, mọi góc nhìn đều phức tạp và có những nguồn gốc đa dạng. Chỉ cần 2 người Việt, ở 2 bối cảnh khác nhau, là chúng ta đã có bao nhiêu là câu hỏi và trả lời để suy ngẫm.

Đó là lý do tại sao ở những quốc gia dân chủ, họ đành chọn “quyết định của đa số” làm công thức sau cùng để đưa ra chính sách và luật lệ. Dĩ nhiên các quyết định này có thể sai và ngu xuẩn, có thể bị ảnh hưởng bởi đồng tiền hay lợi thế, nhưng đây là góc nhìn thực sự của dân, dù không là toàn dân. Khi chấp nhận luật chơi này, mọi chuyện đều có thể giải thích và tiến hành, dù phức tạp đến đâu.

Cái nguy hiểm lớn nhứt trong trò chơi chánh trị này là sự hấp dẫn của những chủ nghĩa “một chiều” vì chúng rất đơn giản.  Như Thomas, khi quá bận rộn với cơm áo gạo tiền, ít người muốn động não thêm vào những chuyện nhiêu khê như chánh trị hay xã hội. Còn những nhân vật rảnh rang, dư thì giờ và tiền bạc như DK, lại quá hăng hái tìm giải pháp “chống ngoại chống nội cứu nước” (có thể ông già Alan cũng là một trường hợp?).

Tuy nhiên, cái khác biệt lớn của Alan và DK (hay các bác Mao, Kim) là Alan không hoang tưởng mình là cái rốn của vũ trụ hay đỉnh cao của nhân loại…để cho rằng tư duy của mình thích hợp cho mọi người trong xã hội từ cô chân dài cho đến bác xe ôm, từ ngài trọc phú đến bà mẹ quê. Và nếu người nào không nghe hay làm theo ta là phải đi tù rục xương.

Dân chủ thực sự là tôn trọng cái khác biệt của tha nhân. Miễn họ không làm hại đến xã hội hay cá nhân nào, miễn là họ hành xử theo luật pháp, chúng ta phải đứng lên bảo vệ quyền lợi của họ, dù rất ghét điều họ cổ võ. Sự đa dạng trong một cộng đồng dù chỉ có vài chục người là điều tự nhiên. Không chấp nhận định luật căn bản này thì chắc chắn không có sống chung hòa bình, đừng nói đến hòa giải hòa hợp.

Winston Churchill nói rằng “ Lòng can đảm thể hiện khi chúng ta đứng dậy và tuyên cáo sự thật. Nhưng chúng ta cũng cần phải có can đảm để ngồi xuống và lắng nghe.”

Police use violence against bloggers at human rights picnics

Bloggers and netizens who took part in “picnics to discuss human rights” in public places in several Vietnamese cities on 5 May were violently attacked by police and many were briefly detained.
“We firmly condemn this deliberate police violence against news providers and we are very disturbed to see that such unacceptable violence seems to be the automatic and systematic response from the authorities to any attempt to use freedom of expression,” Reporters Without Borders said.
“The authorities should take firm and exemplary disciplinary measures against the police officers responsible for this violence.”
Organized via Facebook, the picnics were due to take place in Saigon, Hanoi, Nha Trang and other cities. In Nha Trang, the public security department quickly blocked access to the designated venue in a park. Barbed wire was deployed around the park and the police hit participants with sticks and steel bars.
The police were present in large numbers in Hanoi but did not prevent the participants from gathering beside Lake Hoan Kiem, in the city centre.
Pham Thanh Nghien, a blogger who has been under house arrest in Hai Phong since her release in September 2012, after four years in prison, tried to show her support for the movement by organizing a picnic in her garden with her mother.
But when she began reading the Universal Declaration of Human Rights out loud, she and her mother were attacked by the police officers responsible for keeping them under surveillance.
In Saigon, the bloggers Nguyen Sy Hoanh (“Hanh Nhan”) and Nguyen Hoang Vi were able to organize a gathering in a public park and distribute copies of the Universal Declaration of Human Rights in Vietnamese. They were allowed to talk in small groups for an hour until evicted by municipal employees in civilian dress on the pretext that the grass needed watering.
The municipal employees used force when they objected to being made to leave. Hoanh and Vi were badly beaten and arrested. The police held Vi at a police station until 3 a.m. on 6 May and confiscated her smartphone and tablet computer without issuing any receipt.
Police officers also beat Vi’s sister, Nguyen Thao Chi, and mother, Nguyen Thi Cuc, breaking three of Chi’s teeth and causing Cuc to lose consciousness. A policeman then stubbed a cigarette out on her forehead. The blogger Vo Quoc Anh was also arrested, questioned and beaten by the police.
Image : danlambaovn.blogspot.fr
Other bloggers such as Nguyen Ngoc Nhu Quynh (“Me Nam”) whose homes are closely watched were prevented from attending these gatherings. Their Internet and phone connections were disconnected in advance.