“Hoatnv: thiết nghĩ, Việt Nam không thực hiện chế độ “đa đảng” không phải vì CS bảo thủ hay mất dân chủ như những người tự nhận là “nhà dân chủ”, “người yêu nước” vẫn rêu rao, mà đó là yêu cầu khách quan, vì sự ổn định và phát triển của đất nước, vì sự phát triển nền dân chủ, vì hạnh phúc của nhân dân. Đảng CS và Nhà nước Việt Nam cũng nhận rõ các vấn đề, hiện tượng tiêu cực trong xã hội như tham nhũng, lãng phí, thiếu dân chủ,… ở một sốnơi và trong một số trường hợp, nên họ đã tự giác xem xét lại chính mình, từ đó sửa chữa sai lầm để xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Đổi mới hệ thống chính trị là một việc hệ trọng, tác động mạnh mẽ lên toàn xã hội, nên phải thực hiện thận trọng từng bước, nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội, bảo đảm đấtt nước phải luôn có hòa bình để ổn định và phát triển. Không thể vì khó khăn, phức tạp nào đó mà xuyên tạc bản chất chế độdân chủ ở VN, rồi đòi thực hiện “đa đảng”, đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Với đội ngũ lý luận chính trị đông đảo hiện nay đa phần họ bị bịt
mắt không biết gì đang xảy ra tại thế giới bên ngoài, ban tuyên giáo TW
chỉ đạo các lớp học chính trị: “bồi dưỡng chính trị là điều bắt buộc với những ai muốn tham gia vào bộ máy”,
sau đó nó lại được truyền xuống cho những anh binh nhất trong quân đội
cho đến những người đứng trên bục giảng thì phải nói cho đúng. Họ đã đầu
độc một thế hệ với nỗi sợ hãi mơ hồ về các “thế lực thù địch” chống phá nhà nước ta và thế hệ đó phần vì miếng cơm manh áo, phần chỉ tin điều đó là đúng đắn cho nên đối với họ chỉ có “đảng là chân lý”, nên
ai tin theo thì được tán dương, phân phát bổng lộc, còn ai chống đối dù
chỉ trên lời nói đều được liệt vào thành phần phản động, điều này đồng
nghĩa với nhà tù! (Rất nhiều người đã phải ở tù vì lý do không đồng
thuận với đảng).
Một chế độ dân chủ thì người dân được quyền tự ứng cử, được chọn
người đại diện hợp pháp đại diện cho mình tại Quốc Hội và họ dùng lá
phiếu để bầu. Nhưng tại Việt Nam bất cứ ai muốn ra ứng cử đều phải qua
“Mặt trận Tổ Quốc” giới thiệu, và người dân chỉ biết lý lịch các ứng
viên qua các panô áp phích chứ có biết tôn chỉ của họ là gì, hơn nữa đa
phần đều là đảng viên cộng sản thì nhắm mắt gạch đại cho có lệ chứ không
hy vọng họ sẽ là người cất tiếng nói thay cho mình!
Mấy ông lãnh đạo đảng và đám dư luận viên thường nói: “đảng CS
và Nhà nước Việt Nam cũng nhận rõ các vấn đề, hiện tượng tiêu cực trong
xã hội như tham nhũng, lãng phí, thiếu dân chủ,… ở một số nơi và trong
một số trường hợp, nên họ đã tự giác xem xét lại chính mình, từ đó sửa
chữa sai lầm để xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn”.
Câu này hình như thời gian gần đây được sử dụng nhiều! Nhưng nói
cho người chưa (hoặc khống) có chính kiến, không suy nghĩ thì được. Chứ
đối với những ai băn khoăn về hiện tình đất nước thì đó chỉ là mị dân.
“Một chính phủ không thể nói cứ sai là sửa, sửa rồi lại sai, sai rồi sửa tiếp”.
Thôi! Tạm thời không nhắc đến những chuyện quá khứ nhưng chỉ nói về
những việc gần đây và xem xét có cái chính phủ nào như vậy không?
- Một bộ trưởng giao thông khi xe lửa đụng người dân trên cây cầu cũ kỹ có từ thời pháp thuộc, sau đó tuyên bố: “lỗi tại người dân”!? Và an nhiên tại vị cho đến khi về hưu thay vì từ chức.
- Và bộ trưởng giao thông muốn ra luật là ra, ảnh hưởng đến toàn
thể nhân dân sau thấy không khả thi thì dừng triển khai và không hề biết
xin lỗi người dân!?
- Một thống đốc và anh chàng đại tá tình báo móc ngoặt với một công
ty Úc in tiền polymer cho VN sau khi lại quả cả chục triệu đôla và hạ
cánh an toàn. Và lại dùng hình thức “phê và tự phê rồi kỷ luật đảng”?
- Một bà Phó chủ tịch nước rao giảng về dân chủ trong khi đội ngũ thừa hành không xem lời nói của bà ra gì!
- Một thủ tướng “3 Dờ” không thể nói sai lầm Vinashin là: “do tôi nhưng tôi đâu có muốn làm, tại đảng giao cho”, nên chỉ nhận khuyết điểm trong khi đáng lý phải từ chức và bị truy tố. Thế sao thằng “thằng đảng không tự nhận lỗi và xin từ chức luôn đi?”
- … Còn nhiều thứ nữa tôi không muốn liệt kế, chứ tôi mà liệt kê
hết chắc không đủ giấy ấy chứ! Có khi trải dài giấy từ dịa đầu Móng Cái
tới đất mũi Cà Mau cũng không hết…
Đó là những cái người dân thấy trước mắt chứ không cần đến đảng phải nhận thấy, và đừng nên nói “đã tự giác xem xét lại chính mình, từ đó sửa chữa sai lầm để xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn”.
Vì chính phủ là bộ mặt của một quốc gia chứ không phải ở cái làng cái
xã, và dù mang chức vụ gì cũng phải là người có trách nhiệm trước Tổ
Quốc và Nhân dân.
Nếu còn sửa chữa sai lầm mà càng sửa càng sai thì hệ lụy sẽ còn kéo
dài cho đến thế hệ mai sau. Và đừng bao giờ xem người dân là con cừu
khi phát biểu như comment trên!
No comments:
Post a Comment