*
1. Trong đơn xin vào học trường Thuộc địa Paris, Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh - HCM) tự viết tay ông sinh năm 1892.
2. Phiếu xin gia nhập Franc Maçonnerie (hội Tam Điểm Pháp), ông ghi sinh năm 1895.
3. Năm 1946 (ngày 19 tháng 5), đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu, Cao
ủy Pháp tại Đông Dương, từ Lào qua Việt Nam để thảo luận sơ bộ về Hội
nghị Hoà bình Paris (từ 29-7 đến 15-10 năm 1946). HCM và chính quyền
Việt Minh đã ma mãnh cho công bố tổ chức sinh nhật của mình đúng ngày
19-5, treo cờ quạt rình rang để coi như luôn thể đón d’Argenlieu, và cho
biết ‘Người’ ra đời năm 1890. Nói rõ luôn ở đây, ngày 19-5 thực chất
‘lịch sử’ là ngày sinh nhật chính trị, là một thủ thuật cao trong ngoại
giao. Ngày tháng năm sinh thật thụ của Hồ ông đến nay vẫn còn là ẩn số.
Nhắc lại, trước đó, ngày 14 tháng 5 (năm 1946), Hồ ông có gửi điện văn cho d’Argenlieu như sau:
4. Năm 2013, chút chít ông lại khai ông sinh năm 1840!
Nghiã
là Hồ ông (tức Nguyễn Sinh Cung tự Tất Thành) ra đời trước ông bố là
Nguyễn Sinh Sắc 22 năm! Cụ Sắc sinh năm 1862, mất năm 1929. Đúng là
«sinh con rồi mới sinh cha».
Cần lưu ý thêm rằng, ĐCS VN chỉ đặc cách quốc gia hoá sinh nhật của duy
một mình lãnh tụ HCM thôi, chứ các lãnh tụ khác kể cả Lê Duẩn
(1907-1986), lãnh tụ đại công thần tái ‘thống nhất’ Việt Nam năm 1975 và
là người nắm quyền Tổng Bí thư tuyệt đối đến cuối đời (10-7-1986) cũng
không được cái vinh dự đó.
Trong 4 năm sinh nầy (1892, 1895, 1890 và… 1840) thì năm nào đúng, hay
năm nào cũng đúng cả? Lịch sử xhcn VN kể cũng lạ thường chứ chẳng phải
đùa… Thảo nào ngày 29-3-2013, khi hay tin năm nay sẽ không phải thi môn
sử, học sinh trường THPT Nguyễn Hiền (Tp HCM) đã rủ nhau xé nát đề cương môn sử và tung hê xuống kín cả một góc sân trường!
Với phương pháp «Học tập và vận dụng sáng tạo tư tưởng HCM» vào từng
giai đoạn, từng hoàn cảnh cụ thể, biết đâu chừng năm 2014, Hồ ông lại
chẳng có thêm một năm sinh khác, hầu tạo hứng cho hậu sinh tiếp tục
buông vè:
Hồ ông hơn điếu thuốc Lào,
Chưa chôn vẫn được bới, đào hút chơi!
Khen ai thật khéo gợi mời,
Buộc đây mồi lửa kéo chơi mấy vần:
Hồ ông là bậc vĩ nhân
Cho nên sống mãi trong quần chúng ta!
Chúng ta, trẻ cũng như già,
Tháng Năm, Mười chín phì phà Hồ ông!
No comments:
Post a Comment