Tuesday, July 2, 2013

Ăn Trứng có tốt không?

TRỨNG BỔ DƯỠNG NHƯ THẾ NÀO?
Khi ta ăn một miếng thịt luộc hay rô ti, thì đó chỉ là một phần thịt heo, bò… với vài chục dưỡng chất mà chủ yếu là các acid amin… Còn lại các chất khoáng cần cho xương cốt thì ở phần xương; các sinh tố ở gan, lòng, gelatin cần cho da thì ở da; keratin cần cho lông tóc lại ở sừng bò… mà ta không thể ăn được. Ngược lại, khi ta ăn một quả trứng thì ta hưởng được trọn vẹn hơn 60 dưỡng chất trong quả trứng, mà nếu để ấp sau 21 ngày sẽ nở ra một cá thể gà hay vịt con có đủ da, thịt, xương, lông, cánh… không dư không thiếu một chất nào. Tính bổ dưỡng toàn phần này được chứng minh bằng giá trị sinh học của trứng, nghĩa là lấy lượng nitrogen của protein tăng cân (sinh cơ) chia cho lượng nitrogen của protein trứng được ăn vào sẽ có tỉ số bằng 1, tức là ăn bao nhiêu protein của trứng vào thì sẽ biến bấy nhiêu thành protein cơ thể.

> Lấy tỉ số này nhân với 100 ta sẽ có giá trị sinh học của trứng là 100, trong khi của các thực phẩm khác luôn thấp hơn. Protein của trứng hoàn hảo như vậy nên được gọi là protein lý tưởng. Lưu ý trứng ở đây là trứng gà, vịt, cút… ăn cả lòng trắng và lòng đỏ thì mới đạt hiệu quả toàn vẹn được. Để thấy rõ tính chất bổ dưỡng của trứng, người ta phân tích thành phần acid amin trong protein trứng. Chất lượng này được dựa trên sự dồi dào và cân bằng của các acid amin thiết yếu trong protein trứng. Bảng 1 cho ta thấy hàm lượng protein cũng như các acid amin thiết yếu trong trứng rất giàu và có tỉ lệ cân bằng như trong cơ thể con người. Trứng rất giàu sinh tố và khoáng chất mà trên 70% chúng nằm ở lòng đỏ (2 quả trứng gà hay vịt hoặc 10 trứng chim cút đủ cung cấp trên 50% nhu cầu các sinh tố và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể người lớn trong ngày).

TRỨNG GÀ, TRỨNG VỊT, TRỨNG CÚT, TRỨNG LỘN, TRỨNG MUỐI, TRỨNG VỮA… TRỨNG NÀO BỔ HƠN?
Theo nguyên tắc chung: trứng vịt bổ hơn trứng gà vì nó vừa to vừa cùng giá tiền với trứng gà. Hơn nữa vịt thường được thả rong hay lùa đi ăn ngoài đồng nên trứng vịt có nhiều chất bổ dưỡng hơn gà công nghiệp, tuy về mặt cảm quan, trứng gà sạch sẽ hơn và ít tanh hơn trứng vịt (gà đẻ trong chuồng khô sạch; vịt đẻ dưới đất bẩn). Ngoài ra, Vịt thuộc nhóm chim chân màng (vịt, ngỗng, le le, thiên nga) mỡ của nó chứa nhiều acid béo omega-3 có lợi cho tim mạch hơn mỡ gà. Trứng chim cút bổ nhất vì 50% là lòng đỏ, trong khi trứng gà, vịt chỉ có 35-40% là lòng đỏ.
- Trứng càng tươi càng tốt (ở các nước người ta thường ghi ngày đẻ trên mỗi quả trứng), trứng để quá một tuần thì kém chất lượng hơn. Ở Pháp, trứng đã ấp sau 7-10 ngày loại ra chỉ được dùng làm thức ăn gia súc nói gì đến trứng vữa, trứng ung!
- Trứng lộn thì bổ hơn vì đã biến thành phôi dễ tiêu hóa hấp thụ, nhưng đôi khi nó dễ gây dị ứng đối với trẻ con dưới 6 tuổi hơn trứng tươi.
- Trứng muối thì ăn được nhưng không bổ dưỡng mấy vì protein đã bị biến chất, sinh tố bị hủy gần hết và mặn không dùng được nhiều.
- Trứng vữa, trứng ung thì không nên dùng vì protein đã bị biến chất, hơi có độc vì lưu huỳnh trong trứng đã biến thành sulfur hidrogen (mùi trứng thối). Tuy vậy dân nhậu lại thích trứng ung, trứng vữa mà mới đây người ta chứng minh rằng, một H2S hữu cơ lại có tính làm tăng NO giống như Viagra!
- Trứng bách thảo cũng bị biến chất, sinh tố bị giảm nhiều, dùng để ăn chơi lấy hương vị….

ĂN TRỨNG CÓ BỊ TĂNG CHOLESTEROL KHÔNG ?
Bảng cholesterol trong 100g thực phẩm:
Nghêu: 454 mg
Cật heo: 410 mg
Gan heo: 368 mg
Mực ống: 348 mg
Cật bò: 340 mg
Gan bò: 323 mg
Oc heo: 310 mg
Trứng: 266 mg
Mực tươi: 265 mg
Bơ, mỡ bò: 260 mg
Tôm hùm: 200 mg
Thịt bê: 173 mg
Lạp xưởng: 150 mg
Kem (cream)140 mg
Thịt bò nạc: 125 mg
Phô mai: 100 mg
Lòng trắng trứng: 0
Dầu thực vật: 0
Rau quả tươi: 0

Theo bảng 3, trứng không phải là thực phẩm giàu cholesterol lắm. Tuy cholesterol chỉ tập trung ở lòng đỏ trứng, nhưng đây là "cholesterol tốt". Có 2 nhóm cholesterol chính:

-HDL-C(High-Density Lipoprotein cholesterol),
> cholesterol tỉ trọng cao, còn gọi là Cholesterol tốt
và VHDL-C (Cholesterol tỉ trọng rất cao),

-LDL-C (Low-Density Lipoprotein Cholesterol) còn gọi cholesterol tỉ trọng thấp, Cholesterol xấu và VLDL-C...

Cholesterol trong lòng đỏ trứng nhờ kết nối với glycerol, cholin, phosphor và các acid béo nhiều nối đôi trong phức hợp gọi là Lecithin. Lecithin có đặc tính nhũ tương hóa rất mạnh giúp chất béo hòa tan được trong nước (máu) nên cholesterol hòa vào máu đi đến những chỗ tế bào bị hư hại để sửa chữa lại, nhờ vậy mà cơ thể không bị tổn thương; lượng cholesterol dư thừa lại được đưa về gan sử dụng tạo ra muối mật và các nội tiết tố điều hành cơ thể. Cholesterol như vậy là rất cần thiết cho cơ thể, kể cả cho việc sinh sản tế bào. Đối với trẻ con đang lớn và người lớn đang đang phát triển khối cơ như các vận động viên, nhất là vận động viên thể dục thể hình, cần tăng nhanh tế bào cơ thì không thể thiếu cholesterol được. Người bình thường và ngay cả người già yếu, cao tuổi vẫn cần cholesterol hàng ngày cho việc sửa chữa tế bào hư hại. Thật ra cholesterol do thực phẩm ăn vào (gọi là cholesterol ngoại sinh) chiếm tỉ lệ không nhiều.
Thường người bị cholesterol máu cao là do cholesterol nội sinh, do gan tạo ra từ thực phẩm giàu acid béo no (không nối đôi, trong mỡ bò, bơ, dầu dừa, dầu cọ, dầu hidrogen hóa như margarin, shortening) và do ta ăn uống không đúng cách (thiếu rau quả tươi, thiếu cholin và các chất hướng mỡ khác), thiếu vận động… Nói chung cholesterol từ trứng không những vô hại mà còn tốt cho cơ thể vì lecithin làm tăng HDL-C và cholesterol nằm trong công thức lecithin được gọi là chất hướng mỡ (lipotropic) giúp cơ thể biến dưỡng chất béo tốt hơn, thuận lợi cho sức khỏe. (Chính tác giả, trong 40 năm nay gần như ngày nào cũng ăn 1 quả trứng luộc (trung bình tuần 5 trứng) mà khi thử máu (lipidogramme) mỗi năm 1 lần, lúc nào lipid máu, cholesterol máu cũng ở trị số normal)

MỖI NGÀY ĂN ĐƯỢC BAO NHIÊU TRỨNG ?
Theo thống kê hàng năm (World Almanac), trung bình mỗi người Mỹ tiêu thụ 300 quả trứng/năm, người Pháp 280 trứng. Nếu muốn có đủ lecithin thì mỗi ngày phải ăn 3 trứng mới đủ cho nhu cầu cơ thể. Nhưng vì ngũ cốc, nhất là đậu mè cũng có lecithin nên mỗi ngày ta nên ăn 1 trứng là vừa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng từ 5 trứng mỗi tuần. Đối với các vận động viên có thể dùng gấp đôi hay hơn số lượng trên (2-3 trứng mỗi ngày).

NÊN ĂN TRỨNG SỐNG HAY TRỨNG CHÍN? LÒNG TRẮNG HAY LÒNG ĐỎ?
Cơ thể ta không thể tiêu hóa được lòng trắng trứng sống, ngoài ra nó còn chứa chất avidin, ăn sống vào sẽ kết hợp với biotin làm hại sinh tố này. Ngoài ra, lòng trắng trứng sống còn có thể bị nhiễm khuẩn. Do đó ta nên luộc trứng để dùng là tốt nhất. Trứng luộc chín (cả lòng trắng lẫn lòng đỏ) hoặc trứng la cót (luộc cho lòng trắng trứng vừa chín mà lòng đỏ còn mềm) đều bổ dưỡng giống nhau và là cách ăn trứng tốt nhất. Trứng tráng (omelet), trứng ốp la (tráng lòng trắng chín mà lòng đỏ còn mềm) cũng được nhưng hai cách này đều có thêm nhiều dầu mỡ không tốt bằng luộc. Không nên ăn trứng sống, hoặc nếu có thì chỉ dùng lòng đỏ trong các ly "sô đa hột gà sữa" hoặc "sô đa hột gà cam đường" nhưng phải dùng trứng thật tươi và lấy lòng đỏ cẩn thận tránh nhiễm trùng từ vỏ trứng. Từ tháng 8 đến tháng 2 dương lịch năm sau không nên ăn trứng sống kiểu trên để ngừa cúm gà.

SỮA GÀ MÁI CÓ TỐT KHÔNG?
"Sữa gà mái": đập 1-2 quả trứng gà thật tươi vào một ly lớn, đánh tan đều với ít đường hay mật ong rồi chế nước đang sôi vào (nước phải thật sôi và tối thiểu 200 ml mới làm chín trứng)khuấy đều, ta sẽ có 1 ly trắng đục như sữa nên gọi là sữa gà mái, người lớn tuổi dùng cho bữa điểm tâm, rất bổ dương. Người sợ lên cân cũng có thể điểm tâm bằng sữa gà mái. Mỗi tuần có thể dùng vài ba ly sữa gà mái này nghĩa là không quá 5 trứng/tuần.

TRỨNG NGÂM GIẤM TRỊ ĐƯỢC BỆNH GÌ?
Có người chế ra kiểu ăn lạ: trứng gà mới đẻ, rửa sạch, rồi dùng gòn thấm cồn 70 lau sạch, để nguyên vỏ, sắp đầy vào keo lọ rồi đổ giấm thật chua vào cho ngập trứng, để yên trong 10 ngày. Giấm (acid acetic) sẽ làm tan vỏ trứng, (biến carbonat calcium vỏ trứng thành acetat calcium tan trong nước), khuấy đều rồi để dành dùng dần, mỗi ngày tương ứng với vài ba muỗng canh (½ -1 trứng). Có thể thêm một ít mật ong khi dùng. Dùng trứng cách này có thể hưởng được hết các chất khoáng và vi chất dinh dưỡng khác trong vỏ trứng (xem bảng 6), bổ túc dưỡng chất mỗi ngày cũng tốt nhưng một số sinh tố sẽ bị giấm làm hư. Theo kinh nghiệm dân gian thì trứng gà ngâm giấm trị được nhiều bệnh, nhưng theo chúng tôi đây chỉ là thức ăn bổ sung hoặc được coi như thuốc bổ tổng quát mà thôi. Dùng trứng gà ngâm giấm ở mức độ mỗi ngày vài muỗng canh cũng có cái tốt khác là nếu dùng trong bữa ăn thì giấm cũng giúp cho một số khoáng có hóa trị 2 thành dạng cation như Ca++, Zn++, Fe++ … dễ hấp thụ hơn.


TẠI SAO NGƯỜI TA ĐỒN RẰNG CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ DỤC THỂ HÌNH CHỈ ĂN TOÀN LÒNG TRẮNG TRỨNG VÀ BỎ HẾT LÒNG ĐỎ?
Hầu hết chất bổ dưỡng đều nằm trong lòng đỏ trứng. Lòng trắng chỉ có chất đạm (albumin) và mặc dù chất đạm này không chứa cholesterol, không chứa chất béo, nhưng nếu tách riêng lòng trắng ra thì chất đạm của nó không còn hoàn hảo nữa. Mặc dù các vận động viên thể hình Mỹ đều được các “chuyên gia” của họ khuyên nên dùng lòng trắng không thôi (chế độ tiết thực trước lúc thi đấu để giảm cân: Vận động viên Jay Cutler ăn 26 lòng trắng trứng mỗi ngày, Eddie Robinson 27-34 lòng trắng/ngày, Dennis Newman 21 lòng trắng/ngày, Laura Creavalle 6 lòng trắng/ngày…) nhưng đó là chế độ tiết thực của người Mỹ để giảm mỡ, tăng cơ. Người Mỹ vì đã ăn quá nhiều thịt cá, trứng, sữa, bơ, mỡ như thống kê nói trên nên họ mới dùng lòng trắng trứng như là cách để giảm chất béo và giảm cholesterol. Vã lại lòng trắng trứng là thứ rẻ tiền nhất lại dễ tìm khi đi thi đấu ở xứ khác (ở Mỹ người ta dùng lòng đỏ sấy khô làm lecithin để bán như dược phẩm hoặc thực phẩm bổ sung cho người già (để tăng trí nhớ), người cao huyết áp; còn lòng trắng đóng hộp bán riêng rất rẻ), dễ chế biến nhất nên họ dùng trong những ngày bận rộn cho việc chuẩn bị thi đấu mà thôi (thường là 2 trứng nguyên + 6-10 lòng trắng cho một bữa điểm tâm với ít bánh mì và rau).
Trong hoàn cảnh nước ta, các VĐV thể hình đang thiếu dinh dưỡng, việc dùng trứng cả lòng đỏ là nguồn thực phẩm chẳng những bổ dưỡng mà còn rất cần thiết cho việc tăng khối cơ (2-4 trứng cả lòng trắng và lòng đỏ/ngày là rất tốt trong thời gian tập luyện thể hình. Lượng cholesterol trong lòng đỏ không nhiều mà lại còn cần thiết để phát triển tế bào cơ bắp. Vã lại, người thực hành thể dục thể thao tự nó làm cho cholesterol máu thấp dù họ có ăn nhiều cholesterol trong trứng. Thay vì chỉ dùng lòng trắng trứng, các vận động viên thể dục thể hình có thể dùng 2 quả trứng gà vịt hoặc 10 trứng cút nguyên và 300g cá mỗi ngày thì tốt hơn và kinh tế hơn.

ĂN TRỨNG CÓ HẠI GAN KHÔNG?
Ngày xưa, khi khoa học còn sơ khai, người ta thí nghiệm bằng cách lấy lòng trắng trứng tiêm vào da thỏ thì thấy da thỏ bị phù, nổi mẩn ngứa nên cho rằng trứng gây dị ứng. Và vì thời đó cho dị ứng là do yếu gan nên qui cho trứng là không tốt đối với gan. Gần đây, ở thập niên 1960 trở về trước, các hiểu biết về cholesterol chưa rõ ràng nên thấy lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol thì cho là trứng không tốt. Thật ra từ đầu thập niên 80 đến nay người ta đã chứng minh cholesterol của trứng là cholesterol tốt và trứng chẳng những không hại gan mà còn có lợi cho gan nữa vì cholin bảo vệ gan. Thật vậy, với thành phần acid amin cân bằng và giá trị sinh học cao nhất trong các thực phẩm (bảng 1 và 2), thì trứng tốt cho gan. Protein trứng giàu methionin và lecithin là chất bảo vệ gan, giải độc gan mà Tây y dùng làm thuốc Methionin cho bệnh nhân đau gan. Cholin rất giàu trong lòng đỏ trứng là chất hướng mỡ giúp gan biến dưỡng chất béo dễ dàng hơn tránh tình trạng gan nhiễm mỡ (thuốc tây có viên Sulfarlem-choline là thuốc trợ gan nổi tiếng một thời)… Gan cũng biến cholin thành acetylcholin là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh cũng như làm tăng trí nhớ của chúng ta. Ngoài ra các sinh tố trong lòng đỏ trứng cũng giúp gan làm việc tốt hơn.Khoa học ngày càng tiến bộ, giúp chúng ta rất nhiều điều, nhưng hiểu biết của mỗi người có giới hạn nhưng họ lại biến nó thành định kiến, truyền đi, truyền lại cho nên mới có sự hiểu lầm đáng tiếc nêu trên!

ĂN TRỨNG CÓ NÓNG KHÔNG? CÓ KHÓ TIÊU KHÔNG?
Cảm giác nóng hay mát đối với một thức ăn còn rất mơ hồ. Nếu người nội trợ ít khi đi chợ, chỉ mua trứng về để dành rồi ngày nào cũng trứng, hết trứng luộc dằm nước mắm, đến trứng chiên, trứng tráng, trứng ốp la… thì trứng nóng thiệt nhưng nóng vì thiếu rau quả tươi, vì thực phẩm không đa dạng, nóng vì nhiều dầu mỡ chiên trứng chứ không phải vì trứng. Bản thân trứng đã có nhiều chất béo (trứng gà chứa 11% và trứng vịt 14% chất béo), nếu còn chiên rán, ốp la thì còn thêm nhiều dầu mỡ hơn nữa nên ăn vào có cảm giác no lâu chứ không phải nóng. Vì thức ăn có nhiều chất béo sẽ lưu lại ở dạ dày lâu hơn thức ăn không béo chứ không phải là khó tiêu. Ngoài ra, chất bổ nào cũng vậy, khả năng dung nhận của cơ thể mỗi người đều có giới hạn nhất định. Có người ăn một lúc 3-4 trứng không sao nhưng có người ăn 1 trứng đã thấy khó chịu, nhưng đôi khi cũng do thành kiến hay định kiến chứ chưa hẵn như vậy. Chỉ có đối với người nào có cơ địa dị ứng với trứng (ăn trứng vào thì bị ngứa ngáy, nổi mề đay mới cử trứng mà thôi. Một số trẻ con dưới 3 tuổi vì chức năng gan chưa hoàn chỉnh, ăn trứng có thể dễ bị dị ứng, nhưng sau 5-6 tuổi thì ăn không bị gì nữa.
Tóm lại, trứng gà, vịt, cút là thực phẩm rất cân bằng dưỡng chất, cần thiết cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, nhất là trẻ con, vận động viên và học sinh, sinh viên, người lao động trí óc và cả phụ nữ có thai, cho con bú nữa, rất cần trứng. Nếu dùng thường xuyên thì mỗi ngày nên ăn 1 trứng và 5 ngày mỗi tuần là rất tốt. Phụ nữ mang thai nên ăn mỗi ngày 1 trứng (5 ngày/tuần) thì não bộ bào thai phát triển rất tốt, sau này bé sẽ thông minh hơn con các bà mẹ không ăn trứng.

THẾ NÀO LÀ TRỨNG TƯƠI ?
Điều hiển nhiên là trứng càng tươi càng tốt về mặt dinh dưỡng. Trên thị trường thế giới, trứng gà, vịt được gói trong một tờ giấy xốp, trên đó có ghi “trứng tươi” (frais), “trứng thật tươi” (extra-frais), thậm chí còn ghi ngày gà đẻ trên trứng (pond le…) và được xác nhận của hiệp hội chăn nuôi nữa; trứng này thuộc loại tươi hơn hết. Cũng còn có sự phân biệt trứng gà thả rong, gà nuôi trong sân (và không ghi gì cả là gà nhốt chuồng)...Thật ra các nhà nghiên cứu cũng đã xác nhận rằng thành phần dưỡng chất trong trứng không những suy giảm theo thời gian tồn trữ, cách bảo quản mà còn thay đổi tùy theo giống gà, thức ăn mà gà đẻ đang ăn và tuổi của gà mái... Về mặt trứng tươi, có thể giữ được dưỡng chất nguyên vẹn hoặc gần nguyên vẹn trong nhiều tháng nếu vỏ trứng còn nguyên vẹn (chẳng những không bể nứt mà còn không được chùi rửa mất lớp phấn nhầy bảo vệ tự nhiên của nó) và được giữ mát ở 12-15 độ C kể từ lúc gà vừa đẻ ra
 
Với hai điều kiện trên chỉ có những trại gà đại công nghiệp mới đáp ứng được. Ở Pháp muốn được gọi là trứng ghi ngày có xác nhận (daté approuvé) phải có một hợp đồng ký giữa nhà chăn nuôi, người phân phối và hội người tiêu dùng, trong đó gà mái được nuôi với ít nhất là 65% ngũ cốc (chủ yếu là bắp để lòng đỏ trứng có màu đỏ cam), trứng được vô bao bì và chuyển tới tiệm buôn chậm nhất là 36 giờ kể từ lúc gà đẻ và bảo quản ở dưới 18oC. Ta biết rằng trứng gà mới đẻ luôn có một lớp màng bảo vệ để giữ cho từ 1.000 – 15.000 lổ nhỏ li ti quanh mỗi vỏ trứng được thông khí qua lại, đáp ứng sự hô hấp của trứng nhưng không cho vi trùng xâm nhập. Để đáp ứng điều này, lớp nhầy bên ngoài và bên trong trứng còn có chất kháng sinh tự nhiên (lysozym) nữa. Lúc trứng mới đẻ, buồng khí ở đầu to của trứng rất nhỏ, dưới 2 mm vuông, trứng rất tươi 4mm, trứng tươi 6mm và từ 9mm trở lên là trứng đã để lâu (tiêu chuẩn ở Pháp).
Trứng mới đẻ thì khi đập vỡ nhẹ ta tách lòng đỏ khỏi lòng trắng dễ dàng, và dây treo lòng đỏ ở hai đầu trứng rất xoắn. Khi để lâu, có sự thoát khí carbonic ra ngoài nên khiến lòng trắng trở nên kiềm (trứng mới pH = 7,4), có thể lên pH = 9, khiến lòng trắng bị nhão mềm hơn. Do đó ở Mỹ người ta dùng tiêu chuẩn này để đánh giá độ tươi của trứng. Đập vỡ trứng nhẹ nhàng và để khối trứng không vỏ trên mặt phẳng nằm ngang và đo chiều cao chỗ lòng trắng phía đầu lớn (chỗ mũi tên trong hình). Lòng trắng mềm còn do sự rút nước từ lòng đỏ và làm hư hủy màng ngoài của lòng đỏ khiến nó dính chặt vào lòng trắng hơn (khó tách ra). Gà mái già cũng cho trứng có chiều cao lòng trắng thấp. Thật ra giá trị của trứng ngày nay còn được các nhà chăn nuôi tiên tiến điều chỉnh sao cho có nhiều sinh tố A, D, E, K nữa. Trứng đã ấp sau 6 ngày sẽ được soi qua máy chiếu để loại trứng ung, trứng không có còi.

Ngày trước, những trứng ung sau 13 ngày ấp được chuyển qua làm bánh kẹo, kem hay sản phẩm có trứng, sữa. Nhưng nay các nước tiên tiến chỉ dùng trứng ung ấy làm thức ăn gia súc vì phát hiện có những chất độc có hại cho sức khỏe. Ở Mỹ và Canada trứng ung bị cấm sử dụng làm thực phẩm cho người từ lâu vì người ta tìm thấy
trong trứng ung có chất acid lactic (không độc) và acid succinic làm chuột chết với liều 8mg/kg, và acid beta hydroxybutyric. Do đó luật lệ ở Mỹ và Pháp sẽ xử phạt các sản phẩm có chứa quá 0,3mg acid beta hydroxybutyric/kg trứng. Để tránh sự thiệt hại kinh tế này, các nhà ấp trứng sử dụng loại máy soi để loại trứng không có còi ra vào ngày thứ 6 sau khi ấp trứng để acid beta hydroxybutyric chưa vượt tiêu chuẩn trên..

ĂN TRỨNG CÓ NGUY CƠ CAO BỊ LÂY CÚM GIA CẦM KHÔNG ?
Thông thường khi gà vịt bị bệnh dịch thì chúng không đẻ được. Nhưng nếu siêu vi khuẩn cúm gia cầm từ những con khác gần đó có truyền sang trứng thì siêu vi cũng sẽ bị chết sau 12 giờ, vì ngoài vỏ trứng luôn có chất nhầy bảo vệ có tính diệt khuẩn. Mặt khác, nếu con gia cầm bị toi mà ráng đẻ được trứng sau cùng thì trứng này có thể bị nhiễm siêu vi. Thế nhưng số ít siêu vi ấy dù có ở bên trong quả trứng thì cũng sẽ nhanh chóng bị lòng trắng có tính kháng sinh hủy diệt và nếu không bị diệt thì không sinh sôi phát triển được vì tế bào trứng chưa hoạt động. Chúng ta biết rằng trứng gà vịt khi chưa ấp thì tế bào chưa hoạt động. Mà đa dố trứng gà đều không có trống, có nghĩa là nó là cái noản chứ không phải là tế bào. Siêu vi khuẩn là những tế bào chưa hoàn chỉnh, chúng không thể tự sinh sản được mà chúng chỉ thâm nhập vào tế bào sống và bắt tế bào ấy làm cái máy sinh sản giúp ra các thế hệ sau của siêu vi. Như vậy chỉ ở các trứng được ấp thì siêu vi nếu có bên trong trứng mới sinh sản được mà thôi. Thế nhưng người ta chỉ ăn trứng lộn sau khi được luộc chín thì siêu vi nếu có cũng không còn. Do đó cơ hội bị lây siêu vi cúm gia cầm qua việc dùng trứng là rất hi hữu.

Chợ quê, những ngày buồn

Chỉ dám mổ lợn vào kỳ phát lương
"Dân không có tiền chú ơi. Nếu có thì họ đã ra chợ chọn những miếng ngon để mua rồi. Bây giờ phải mang thịt đến tận từng nhà may ra họ chấp nhận ký nợ, lúc nào bán được lạc, đậu có tiền trả mình. Hoặc giả họ có trả bằng đậu, bằng lạc thì cũng phải lấy chứ ngồi đây thì bán được cho ai”, bà Đoàn Thị Hòa, một người bán thịt chợ Phùng giải thích.
Miếng thịt cũng phải nợ
Chợ Phùng họp phiên chính vào ngày chẵn và phiên phụ vào chiều hôm sau, là chợ trung tâm phục vụ gần 1.500 hộ dân thuộc hai xã Đức Hương và Đức Liên (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh). Một phiên chợ quê điển hình. Ảm đạm, nghèo nàn, buồn tẻ.
Tôi có mặt ở Phùng vào phiên chính từ lúc sớm tinh mơ, khi vừa tỏ mặt người, cũng là thời điểm chợ vào phiên. Chợ trung tâm của cả hai xã hẳn hoi nhưng chỉ lác đác có vài nông dân đi chợ sớm để ra đồng, còn lại chỉ thấy toàn là người bán. Một dãy hàng thịt, một hàng cá biển, một hàng tạp hóa phía bên trong, bao bọc bên ngoài là rau ria, tương cà muối ớt, một vài quả mít, mớ hẹ, nải chuối...
Phục vụ gần 1.500 hộ dân nhưng lệ thường, đến khoảng bảy tám giờ thì chợ Phùng vãn khách. Như hôm nay còn sớm hơn, mới 7 giờ sáng mà khách mua đã vắng hoe. Đám người bán thịt lợn quây nhau đánh phỏm, ông lão bán cá biển ngáp ngắn ngáp dài phẩy ruồi, bà bán hàng tạp hóa ngủ gà ngủ gật, khách gọi nhờ đổi tờ 100 ngàn, vét hết túi, hết rương vẫn không đủ.

Chợ quê
Sang nhất ở chợ quê vẫn là hàng thịt. Đời sống khó khăn đến nỗi thịt trở thành thức ăn xa xỉ, buôn bán đủ cách mà phiên nào cũng ế.
Dãy hàng thịt ở chợ Phùng có 4 người, sắp thành 4 phản. Cứ mỗi một phiên chợ họ chỉ dám chung nhau mổ một con lợn, mỗi người một chân nhưng bán từ trưa hôm trước đến hết phiên chợ chính hôm nay mà vẫn còn phân nửa. Đánh bài chán chê, 4 bà chia nhau đống thịt ế ẩm, khô cong queo nhét làn, đạp xe vào các thôn rao bán.
“Dân không có tiền chú ơi. Nếu có thì họ đã ra chợ chọn những miếng ngon để mua rồi. Bây giờ phải mang thịt đến tận từng nhà may ra họ chấp nhận ký nợ, lúc nào bán được lạc, đậu có tiền trả mình. Hoặc giả họ có trả bằng đậu, bằng lạc thì cũng phải lấy chứ ngồi đây thì bán được cho ai”, bà Đoàn Thị Hòa, một người bán thịt chợ Phùng giải thích như thế.
Mấy người làm nghề như bà Hòa nắm rất rõ quy luật lúc nào thì nên mổ lợn. Bà tính: “Kỳ cán bộ hưu trí, gia đình chính sách nhận tiền lương, tiền chế độ có thể mổ hoặc thời điểm ngày mùa, nông dân thu hoạch lạc, đậu bán được giá cũng có thể mổ. Còn như tháng 7 tháng 8 lụt sạch trơn, con cái vào năm học phải đóng góp, lúc ấy, chẳng ai dám mổ lợn đi bán mô”.
Thời điểm này cũng là lúc “có thể mổ”, mùa lạc cũng đã thu hoạch xong, nhưng vì giá lạc quá thấp, dân chưa bán được nên chẳng mấy nhà đi chợ. Thịt lợn quá sức với nhà nông đã đành, mấy mẹt cá biển ở hàng cá ông Nguyễn Văn Mão cũng ế sưng ế sỉa. Tính cả phiên chợ, ông chỉ bán chưa đầy phân nửa. Mà thực ra cũng không hẳn là bán, hầu hết số cá giải phóng được là do người dân mang chè xanh ra đổi. Một bó chè xanh giá 3 ngàn, một lạng cá biển cũng 3 ngàn. Bó chè ngang lạng cá, chè chất thành đống cao nhưng ông hàng cá vẫn cứ phải đổi vì chẳng mấy ai rủng rỉnh đi mua cá bằng tiền mặt. Rốt cuộc, theo chân các bà bán thịt, ông Mão phải chở cá đi rao, đến tận từng nhà cho ký nợ, lúc nào có tiền thì trả.

Đổi cá lấy chè vẫn không bán được
Ở lại chợ cuối cùng là chị bán rau quả tên là Nguyễn Thị Loan. Một ít bí, một ít hành, một ít cà chua…Thứ gì cũng có nhưng cả buổi sáng, cả vốn lẫn lãi chị chỉ bán được đúng 33 ngàn đồng. Tính toán chi li từng đồng một thì lãi khoảng 3 - 5 ngàn. “Những thứ này bây giờ dân ít mua lắm. Trong vườn trồng được thứ gì thì ăn thứ nấy. Có vài nghìn bạc thôi mà người ta cũng thắt lưng buộc bụng chứ đừng nói đến thịt cá”.
Chị Loan không chồng, chỉ xin được đứa con trai. Năm nay nó học hết lớp 9, không chịu thi vào cấp 3 vì nó biết chắc là mẹ mình không kham nổi. Bán chác chẳng ăn thua, chị Loan cũng chẳng dám mua thịt, chỉ nhặt ra mấy quả cà chua về nấu bữa trưa.

Cả phiên chị Loan chỉ bán được 33 ngàn
Phiên chính chợ Phùng, tính ra chạy nhất chỉ có thúng đậu phụ ở cổng chợ. Nhiều nông dân đi chợ kiểu chỉ đến cổng, đưa cho bà bán đậu phụ lúc 2 ngàn, lúc 5 ngàn, xách một vài miếng rồi đi thẳng chứ chẳng vào chợ để làm gì.
"Chỉ làm nông không dám mua thịt mô"
Chủ tịch UBND xã Đức Hương Lê Văn Lợi nói với tôi như thế. Đức Hương là một xã nghèo, 946 hộ dân thuần nông thì những người dám ăn thịt lại càng ít ỏi. Tính thẳng ra là chỉ có cán bộ công chức, giáo viên, quân đội về hưu. Hàng tháng, cứ đến ngày phát lương hưu, thời điểm bên bảo hiểm thuê một hai người ôm tiền về UBND xã phát lương thì y như rằng chiều đấy thấy mổ lợn. Tiền lương hưu hàng tháng của cả xã khoảng 250 triệu, bình quân 2,5 triệu một gia đình, tức chỉ có khoảng 100 hộ có đời sống kinh tế tương đối ổn định mà thôi.
“Nông dân thuần túy mà bảo họ bán lạc, bán đậu để mua thức ăn thì khó. Nghề phụ cũng không có thì chuyện người ta không dám ăn thịt cũng là lẽ thường, ăn rồi lấy gì mà trả. Hỏi dân sống bằng cái gì? Thì tất nhiên là sống bằng ruộng, bằng đất. Nhưng sở dĩ sống khổ là vì những nguồn này bây giờ khó khăn lắm”, ông Lợi cho biết.

Chợ vắng khách mua
Tổng cả đất màu cả đất ruộng xã Đức Hương chỉ vỏn vẹn có 349 ha. Bình quân mỗi khẩu chỉ 12 thước ruộng, 3 thước đất. Một xã thuần nông, lấy nông nghiệp làm trọng nhưng đó là nền nông nghiệp hết sức quặt quẹo. Ruộng chỉ làm được một vụ, tưới tiêu hoàn toàn phụ thuộc vào trời. Toàn bộ diện tích lúa chỉ mang tính tự cung tự cấp, không có chuyện hàng hóa. Mấy năm trước, dự án IFAC có giúp xã làm hệ thống đập trên 2 tỷ nhưng không phát huy được tác dụng vì chẳng có tiền để làm mương dẫn nước về.
Năm nay, UBND tỉnh Hà Tĩnh có ý định cấp xi măng để xây dựng kênh mương, nhưng sau khi hạch toán mỗi cây số kênh mương hết khoảng 2 tỷ, tỉnh chỉ hỗ trợ được một nửa, còn một nửa xã và dân phải tự làm. Đức Hương được giao chỉ tiêu thu ngân sách 280 triệu mỗi năm nhưng đất đai không bán được nên dự án kênh mương đưa nước từ đập chứa về vẫn còn đắp chiếu. Họp lên họp xuống, cũng có phương án huy động dân đóng góp. Nhất trí thôi, nhưng lấy gì để đóng bây giờ?
Thế sức dân có đủ để đóng góp xây dựng kênh mương không? Cứ nhìn gia cảnh bà Lê Thị Quyền ở thôn Hương Phố thì biết. Tôi gặp bà Quyền khi chợ vãn rồi mà bà vẫn cứ ngồi bó gối bần thần bên mớ rau hẹ ế ẩm. Sáng nay, bà cắt 5 bó hẹ trong vườn mang ra chợ bán, định bụng bán xong thì mua lạng thịt về ăn. Mỗi bó có 2 ngàn đồng nhưng không bán được cho ai nên bà cứ ngồi chờ. Không bán được hẹ thì bữa trưa cũng không thịt thà gì hết.
Nghĩ mà tủi. Hai ông bà có 2 sào màu trồng lạc, hai sào ruộng cấy lúa mà cuộc sống vẫn cứ cơ cực thế này. Ruộng chỉ cấy được một vụ, vừa đủ gạo ăn hết năm. Hai sào màu một vụ trồng lạc, một vụ trồng đậu. Con cái đi làm ăn xa, chỉ có hai ông bà nuôi nhau nhưng không nuôi nổi. Mùa lạc năm nay, lúc bắt đầu trồng ông bà phải bỏ ra gần hai triệu tiền giống, tiền phân bón, đều phải đi vay cả. Bà tính rằng, nếu lạc bán được giá 20 ngàn/kg thì đủ tiền trả nợ, nếu dưới thì lỗ. Giá lạc ở Phùng bây giờ đang 17, nông dân như bà Quyền chỉ biết kêu trời. “Nhà nông ai cũng trông vào hạt đậu hạt lạc để chi tiêu thôi. Lúa thì không được phép bán một hạt vì ruộng làm một vụ chỉ đủ gạo ăn, bán là đói. Rứa mà giá cả kiểu ni thì nỏ ai có tiền mặt để tiêu mô chú à”.

Monday, July 1, 2013

ĐỊNH HƯỚNG TRUNG QUỐC? ĐỊNH HƯỚNG TRUNG QUỐC?

25 June 2013
T/S Alan Phan
Đồng Đăng đây, nọ Bình Tường
Song song đôi mặt như gương với hình
Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương…(Thơ Tố Hữu)
Trong cuộc phỏng vấn ngày 19/6/2013 với RFI, và trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Mỹ trước đó, G/S Carl Thayer đã phân tích và kết luận là Việt Nam đã chọn Trung Quốc làm đối tác chiến lược căn bản, nhất là trong các vấn đề chính trị và kinh tế; do đó, vai trò của Âu Mỹ sẽ mờ nhạt tại Việt Nam trong tương lai. Các diễn biến gần đây cho thấy GS Thayer khá chính xác trong việc chuần mạch.
Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên bố là quan hệ Việt-Trung đã đi vào một bước ngoặt mới rất tích cực sau chuyến viếng thăm của Chủ Tịch nước Việt qua Trung Quốc. Dù là viên tướng Bắc Việt đầu tiên thăm Ngũ Giác Đài, Tổng Tham Mưu Trưởng Đỗ Bá Tỵ đã minh định rõ quan điểm của mình trước đó,” Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông. Mối tình hữu nghị Việt-Trung, tài sản vô giá do chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ tịch Mao Trạch Đông sáng lập và dày công vun đắp đã ngày càng phát triển mạnh mẽ và được nâng lên thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.”
Nhiều bạn BCA hỏi thăm về hệ quả của bước ngoặt này trong nền kinh tế tài chánh sắp đến. Nếu Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ không xẩy ra, liệu kinh tế Việt Nam có phục hồi vào 2015 như dự đoán? Những ngành nghề và phân khúc thị trường nào sẽ phát triển, và ngược lại? Thành phần nào sẽ hưởng lợi, và ngược lại? Liệu môi trường vĩ mô có giúp cho các doanh nghiệp tư nhân hay ngược lại? Chúng ta nên đầu tư tiền nhàn rỗi vào đâu?
Con đường mới
Trước hết, xin thưa rõ là tôi sẽ không bình luận gì về ảnh hưởng của sự lựa chọn này trên địa chính trị hay các uẩn khúc phía sau. Đây là vùng cấm kỵ và tôi cũng không có thông tin ngoài luồng nào. Nếu thuần túy nhìn về khía cạnh kinh tế thì tôi cho rằng đây là một quyết định tích cực. Tôi luôn than phiền về “con thuyền không bến” của một nền kinh tế “dở dở ương ương”, nửa thị trường nửa xã hội nửa tả pín lù. Ít nhất, các nhà lãnh đạo xứ này đã không còn dặm chân tại chỗ và quyết định lái chiếc xe ra khỏi bùn lầy và đi về hướng …Trung Quốc. Đi đâu thì đi, nhưng chúng ta sẽ được …chuyển dịch.
Đây là một con đường mới, vì Trung Quốc không theo nền kinh tế thị trường của toàn cầu hay có định hướng XHCN như Việt Nam ta. Nền kinh tế chính trị Trung Quốc được mô tả như là một mô hình…có tính chất Trung Quốc…nói nôm na là…chủ nghĩa Đại Hán đại đồng (không khác gì lắm với chiêu bài Đại Đông Á của phát xít Nhật vào thế chiến thứ 2). Thực ra, kinh tế Trung Quốc rất tư bản (kiểu hoang dã và bè nhóm), không có định hướng xã hội dù vẫn trưng cờ CS và cũng không là kinh tế do thị trường quyết định mà là do sự vận hành tùy tiện của quan chức Trung Ương và địa phương.
Ảnh hưởng của Trung Quốc
Vì chúng ta đi theo con đường Trung Quốc thì viễn cảnh của mọi ngành và mọi người sẽ không khác xa với Trung Quốc bao nhiêu. Bức tranh tổng thể của một Việt Nam đi sau Trung Quốc 15 năm sẽ được sao chép giống một tỉnh trung bình của Trung Quốc vào 2000, với nhiều tiến bộ hơn về IT và mậu dịch, nhưng cũng nhiều tổn hại hơn về môi trường và an toàn thực phẩm.
Cái lợi lớn nhất khi hai kinh tế Việt-Trung hội nhập là sự ổn định của chánh sách. Dường như mọi doanh nhân đều hiểu các quy trình hành chánh và liên hệ chánh trị cần có cho những phi vụ, từ doanh nghiệp nhà nước đến công ty tư nhân. Như cái bánh khi hoàn tất (hay chưa hoàn tất), các phần chia chác cho khách ẩm thực đã được quyết định từ trước. Không gì bất ngờ.
Cái hại lớn nhất là hàng hóa và đầu tư Trung Quốc sẽ tràn ngập, tỷ lệ mậu dịch và gia công sản xuất sẽ lớn hơn con số 80% hiện nay. Doanh nhân Việt nam sẽ giữ vai trò lép vế và phần bánh lớn nhất sẽ thuộc về doanh nhân Trung Quốc. Quan trọng hơn, Trung Quốc có thể xuất khẩu “ô nhiễm môi trường” qua Việt Nam, trước hết bằng những công nghệ lạc hậu và sử dụng nhiều năng lượng.
Tệ hại hơn nữa là sự “rút ruột” những tài nguyên như lâm sản, khoáng sản và nông hải phẩm. Trong khi đó, các thương hiệu của thực phẩm Việt Nam có thể bị hoen ố như Trung Quốc trong các thị trường xuất khẩu Âu Mỹ.
Phân khúc và thành phần hưởng lợi
Giống như Trung Quốc, những ngành nghề thăng hoa trong nền kinh tế này sẽ gồm các doanh nghiệp nhà nước, các dự án khủng có chánh phủ bảo kê, các ngân hàng và định chế tài chánh, các công ty BDS, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, lâm sản, các hãng cung cấp dịch vụ viễn thông, các nhà sản xuất công nghiệp có ưu tiên về độc quyền hay liên hệ…
Với sự tiếp tay của các tập đoàn lớn Trung Quốc, nhiều doanh nhân Việt trong các ngành nghề nói trên sẽ kiếm tiền nhiều hơn (Forbes sẽ đăng cai thêm vài ông bà tỷ phú đô la). Nhập siêu vẫn cao vì phần lớn kỹ nghệ Việt có bản chất là gia công, tuy nhiên thị trường lớn của Trung Quốc cũng sẽ hấp thụ thêm rất nhiều hàng Việt.
Ngành du lịch cũng sẽ hưởng lợi vì doanh nhân Trung Quốc sẽ tự tay khai thác thị trường này qua các tours dành cho du khách Trung Quốc. Bù lại, du khách Âu Mỹ sẽ rút lui vì họ thường “kỵ đụng độ” với du khách Tàu. Tóm lại, số lượng khách sẽ đông hơn nhiều nhưng chất lượng khách sẽ giảm mạnh.
Những ngành nghề bị thử thách
Trong một nền kinh tế mà DNNN và các nhóm lợi ích chi phối, những doanh nghiệp nhỏ lẻ tư nhân (SME) sẽ không cạnh tranh nổi để thu hút các nguồn lực như tài chánh, thị trường, nhân sự, giấy phép…và sẽ nắm một vai vế thứ yếu. Ngoài những doanh nghiệp làm việc trực tiếp cho chánh phủ và Trung Quốc, các ngành nghề sản xuất cũng như dịch vụ sẽ không phát triển nổi. Số người khởi nghiệp kinh doanh sẽ ít dần và môi trường nuôi dưỡng sáng tạo trên thương trường sẽ bị bào mòn.
Nền kinh tế Việt sẽ tiếp tục xếp hạng cuối tại ASEAN về thu nhập cá nhân, về khả năng cạnh tranh, về thị phần quốc tế, về hiệu quả đầu tư…so với các nước láng giềng. Vời Trung Quốc, chúng ta sẽ giữ khoảng cách 15 năm sau họ.
Nông nghiệp có thể phát triển mạnh hơn nhờ đầu tư Trung Quốc; tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận cho nông dân có thể giảm khi các thương lái Trung Quốc kiểm soát thị trường. Vả lại, nông nghiệp không phải là điểm mạnh của nền kinh tế Trung Quốc.
Môi trường sống
Mối quan tâm mà các chuyên gia kinh tế phải cảnh báo là vấn đế an toàn thực phẩm và nạn ô nhiễm toàn diện trên không khí và các nguồn nước. Đây là vấn nạn lớn nhất của Trung Quốc vì chánh phủ Tàu không cách nào giải quyết được. Việc tạm ngưng các giấy phép kinh doanh cho những doanh nghiệp Trung Quốc gây ô nhiễm nặng sẽ đẩy họ đi tìm những quốc gia “dung thứ” cho những lạm dụng này. Việt Nam, Kampuchia và Lào là 3 nơi gần nhất.
Trong khi đó, có thể nói “thế lực thù địch” lớn nhất của chế độ và xã hội Trung Quốc không phải là Mỹ hay các nhà đối lập. Đó là sự an toàn thực phẩm. Các cha mẹ có con trẻ phải bay qua các nước Nhật, Hàn, Thái Lan hay Hong Kong, Macau…để khuân sữa bột về. Các tầng lớp có tiền than phiền hàng ngày trên những blogs cá nhân là họ không còn thưởng thức hương vị của bất cứ món ăn gì…vì sợ. Sự bất an do hóa chất, nguyên liệu đểu, cách pha nấu, vi phạm luật nhờ “lại quả”…gây ra trên thực phẩm là một sự bất an chia đều trên mọi thành phần dân chúng (già trẻ lớn bé, nam nữ giàu nghèo). Cái stress hiện diện 3, 4 lần mỗi ngảy sẽ hủy hoại tinh thần những con người mạnh mẽ nhất.
Trên hết là sự hiện diện liên tục của nền văn hóa tham lam, vô cảm và giả dối trên mọi hành vi xử thế; cũng như tư duy lợi ích cá nhân luôn đặt lên trên luật pháp và xã hội. Một xã hội như vậy sẽ kéo dài đến bao lâu? 92 năm đă qua tử ngày Mao sáng lập đảng CS Trung Quốc. Liệu các lãnh đạo hiện tại có thể kéo dài tuổi thọ thêm 92 năm nữa? Nếu được, đó sẽ là một phép lạ vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại…

Friday, June 28, 2013

Ghi lại các bài này để coi chơi, sau vài tháng

"Ông Andy Ho: Bất động sản có khả năng tăng trưởng mạnh hơn chứng khoán":
http://vietstock.vn/2013/06/ong-andy...145-302819.htm

Trưởng phòng Phân tích Đầu tư ORS: Thị trường 6 tháng cuối năm theo xu hướng tăng điểm:
http://vietstock.vn/2013/06/truong-p...145-302429.htm

Chứng khoán SHS: TTCK sẽ tích cực dần về cuối năm:
http://vietstock.vn/2013/06/chung-kh...145-302543.htm

VN-Index dao động quanh mốc 550 điểm cho đến hết năm:
http://vietstock.vn/2013/06/vn-index...145-302041.htm

Tổng giám đốc ACBS: TTCK sẽ không tích cực như nhiều chuyên gia mong đợi:
http://vietstock.vn/2013/06/tong-gia...145-302055.htm

Giám đốc PHS: VN-Index sẽ vượt 600 điểm vào cuối quý 3/2013:
http://vietstock.vn/2013/06/giam-doc...145-301962.htm

Chứng khoán Bảo Việt: Thị trường sẽ điều chỉnh trong suốt quý 3/2013:
http://vietstock.vn/2013/06/chung-kh...145-301925.htm

Giám đốc MBS: Bùng nổ mạnh và đạt đỉnh 650 trong năm nay:
http://vietstock.vn/2013/06/giam-doc...145-301532.htm

Tổng giám đốc QLQ Manulife: TTCK tiếp tục tăng trưởng dù trong ngắn hạn có nhiều biến động:
http://vietstock.vn/2013/06/tong-gia...145-301421.htm

Trưởng phòng Phân tích KIS: VN-Index có thể đạt 570 – 580 vào cuối năm:
http://vietstock.vn/2013/06/truong-p...145-301299.htm
__________________

Khi cán bộ ra nước ngoài còn đi ăn cắp, xin đừng nói hãnh diện là người Việt Nam!

Mấy tuần trước dư luận ồn ào về cái biển cảnh báo của người Nhật có tiếng Việt cảnh báo nạn ăn cắp. Tuy là một tấm ảnh đơn giản nhưng nó cũng nói lên phần nào dư luận Nhật đánh giá đạo đức của người Việt.
 
 Các loại biển tương tự đã từng xảy ra ở Tiệp, ở Đức hoặc Thái Lan.
 
 Một hình ảnh không đẹp chút nào cho người Việt.
 
Người Việt không phải như thế. Nhưng dù sao thì muốn tìm lời biện minh với hình ảnh đó cũng bối rối. 
 
Ừ thì người dân lao động phổ thông ra nước ngoài, có dịp tiếp cận với hàng hóa, thấy quầy bán tự giác, ít người trông coi nên nảy sinh lòng tham. Họ bị bắt khi trộm cắp. Điều đó không những là sỉ nhục cho cá nhân mà còn gây sỉ nhục cho đất nước. Đối với những con người này thì lòng tự trọng hay danh dự quốc gia là một điều xa xỉ. 
 
Nhưng có những con người mang danh là cán bộ, lại là những người có chức vụ đi ra nước ngoài làm công cán đối ngoại thế mà cũng có thói tham lam vô độ. Nếu họ nghèo hay ít hiểu biết thì một nhẽ, đằng này rất có điều kiện mà cũng trộm cắp.
 
 Năm 2005 có bà Võ Thị Hồng Phiếu, tổng giám đốc nhà máy Bia Huế đi công tác ghé qua Thái Lan. Bà đã lấy chiếc kính râm mà „ quên „ trả tiền. Khi nhân viên bảo vệ truy hỏi thì bà lớn tiếng quát nạt. Bà cho rằng, bà thiếu gì tiền mà phải ăn cắp. Nhưng camera ghi hình thì không quên. Kết cục bà bị toàn Thái Lan xử phạt 4000 bạt.
 
 Gương tầy liếp như thế nhưng hình như cán bộ của Việt Nam không thể bỏ thói „ quen „ này được. Như dư luận đã kể lại trên báo chí, ngay có vị giám đốc giàu có cũng có các hành vi tương tự đi ra nước ngoài công tác.
 
 Mới đây, tin còn nóng hổi: "Cơ quan chức năng Singapore vừa tạm giữ một nữ cán bộ của Thành Đoàn TP HCM vì nghi ngờ trộm cắp trong siêu thị. Nhiều khả năng, bà này sẽ bị đưa ra xét xử tại quốc đảo Sư Tử.
 
 Bà này là cán bộ thuộc Uỷ ban kiểm tra Thành Đoàn, được Thành ủy TP HCM cử đi học ngoại ngữ ngắn hạn tại Singapore. Khi lớp học sắp kết thúc, bà đi mua sắm tại siêu thị và cầm một món đồ trị giá khoảng 300 SGD nhưng lại không trả tiền. Cơ quan chức năng Singapore đã tạm giữ. Vị cán bộ này có thể phải ra toà xét xử do luật pháp Singapore khá nghiêm khắc với hành vi trộm cắp.
 
 Ông Tất Thành Cang, Bí thư Thành Đoàn TP HCM, xác nhận thông tin và cho biết sẽ báo cáo lên Thành ủy TP HCM về vụ việc này sau khi đoàn cán bộ về nước. “Nếu sự việc trên là có thật chúng tôi sẽ xử lý nghiêm”, ông Cang nói. (Theo VTC news)
 
 Nếu những người cán bộ như bà cán bộ thành đoàn thuộc diện nghèo khổ,  lòng tham trỗi dậy khi tiếp cận với thứ xa hoa có thể hiểu được. Nhưng bà là cán bộ đoàn, lại ở ủy ban kiểm tra đoàn thì hành động đó quả vô cùng khó hiểu. Hay là người cán bộ có thói quen như thế ở môi trường trong nước. Họ đi ra nước ngoài xem nơi đó cũng như nước mình chăng ?
 
Mấy hôm nay đang bàn tán bài " Hãnh diện là người Việt Nam" Đọc càng thêm xấu hổ. Khi cán bộ ra nước ngoài còn đi ăn cắp, xin đừng nói hãnh diện là người Việt Nam!

Dân VN có nhiều thứ ngu, nhưng NGU NHẤT LÀ XÁC SUẤT THỐNG KÊ

Loại ngụy biện theo lối đưa ra 1 ví dụ, rồi generalize ra cho toàn xã hội, toàn thế giới, là lối VC rất hay sử dụng.

Ngoài ra còn NGỤY CHỨNG, như cất 1 vài nơi hoành tráng, tổ chức 1 cuộc vui chân dài, v.v... để lòe bịp dân trong nước rằng mọi việc tại mọi nơi đang phát triển, vui vẻ, v.v...

Trung tâm Hội nghị quốc gia cất tốn cả tỷ đô la, để làm gì, trong khi mỗi năm sử dụng đúng mục đích không tới 3 lần?

Đó cũng là 1 loại ngụy chứng, 1 loại trá hình, rằng "VN nay giàu đẹp lắm đấy nhá".

Ngoại quốc nào nhẹ dạ cả tin sẽ xuýt xoa, chà, VN tốt quá, đẹp quá, hiện đại quá. Cái ghế da mà thôi cũng nhập về, báo đăng 3500 USD/cái.

Bắc Hàn ĐANG phải cho trẻ em TIỂU HỌC đi làm ruộng, nhưng vẫn sắp cất 1 nơi "nghỉ dưỡng" không thua bất cứ nơi nào bên Nam Hàn, để làm gì, nếu không lại là 1 loại nguy chứng nhằm lòe bịp dân chúng đang không có rễ cây mà ăn.

----------------------------

Thảm sát Mỹ Lai là đáng tiếc, nhưng số chết không bằng 5 ngày Tết vì tai nạn giao thông trong các năm qua.

Việt Cộng dùng việc này tuyên truyền, làm hàng triệu người miền Bắc dốt nát THẬT SỰ căm thù Mỹ, tình nguyện đi bộ đội (tuy cũng có người bị bắt buộc) "đánh Mỹ, giải phóng miền Nam".

Họ dùng 1 việc đơn lẻ, nhân ra cho toàn cuộc chiến, làm như đó là việc xảy ra hàng ngày, tại mọi nơi. Tiếc là có hàng triệu người tin.

Nguyễn Văn Lém là thứ gì, loại này hiện nay ngày nào lại không chết cả chục đứa do nhậu say té xe chết, vậy mà biết bao nhiêu người miền Nam bỏ hàng ngũ VNCH theo Việt Cộng vì căm tức, biết bao nhiêu người miền Bắc gào lên "giết bè lũ ngụy bán nước".

Thế đấy, tôi rất tiếc mà phải nói nhiều lần: "Dân VN có nhiều thứ ngu, nhưng NGU NHẤT LÀ XÁC SUẤT THỐNG KÊ".

--------------------------------------

Tại Mỹ này cũng vậy, biết bao nhiêu trăm ngàn nam thanh nữ tú chôn vùi cuộc đời trong tiệm nail, từ ngày qua Mỹ không học được gì ngoài phân biệt mùi chân Mỹ đen, Mỹ trắng, Ấn độ, Hispanics, vậy mà hễ có MỘT ai thành công trong học vấn như anh chàng nào đó bên Cali không được bất cứ trường y nào nhận, phải chạy qua Nam Mỹ học, về dịch bằng lại, vậy mà cũng "kê" lên làm như là thiên tài trăm năm có 1.

Mà anh chàng này chỉ ĐANG thực tập môn tim mạch, chưa biết mùi đời là gì đâu.

Anh ta không có lỗi, chỉ là phe VK tung lên quá mức, để rồi từ đó nhân ra "Việt Nam học rất giỏi tại Mỹ"!

Câu "Việt Nam học rất giỏi tại Mỹ" là một câu LÁO KHOÉT.

"Việt Nam học ngu nhất tại Mỹ" mới đúng, sau khi tính xác suất thống kê toàn quốc.

Trong, ngoài nước đều dốt như vậy, việc nâng cao dân trí VN là điều hết sức cấp bách, nhưng cũng hết sức khó khăn, do người ta không nhận ra họ CẦN HỌC RẤT NHIỀU, RẤT RẤT NHIỀU.

Thursday, June 27, 2013

Ông Tổng bí thư của đảng CSVN lấy tư cách gì để ký Tuyên Bố Chung giữa 2 quốc gia Việt Nam và Thái Lan?

Trong chuyến đi Thái Lan, ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư của đảng CSVN đã ký một tuyên bố chung Việt Nam - Thái Lan trong đó bao gồm nhiều cam kết giữa 2 quốc gia trên các lãnh vực quan hệ chính trị, hợp tác quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội, văn hóa, khu vực và quốc tế. 
Trong Hiến pháp hiện thời của nước CHXHCNVN, không một điều nào quy định tổng bí thư một đảng có trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện việc này.
Toàn chương VII, điều 101 Hiến pháp 1992 quy định Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Ông TBT đảng CS trong chuyến đi lãnh bằng Ts Thammasat (nhờ vào sự vận động trước đó của Bộ Ngoại giao) đã ngồi nhầm vào ghế của ông Trương Tấn Sang, lạm quyền Chủ tịch nước và vi phạm hiến pháp quốc gia khi ký bản Tuyên bố chung Việt-Thái.
Tổng Bí Thư - người đứng đầu của một đảng duy nhất luôn tự phong và giành lấy vai trò lãnh đạo muôn năm của đất nước đã ngồi xổm lên Hiến pháp, xem Hiến pháp như mớ giấy vụn thì liệu Hiến pháp này có còn giá trị gì để là văn bản chính trị cao nhất của đất nước mà nhà nước Việt Nam đã và đang tiêu tiền thuế của nhân dân kêu gọi cả nước góp ý, xây dựng?

Wednesday, June 26, 2013

Huy Phương - Hãnh diện là người Việt Nam?

“Người Việt thông minh, chăm chỉ và anh hùng,
thế bạn có hãnh diện là người Việt Nam không?”
(Câu hỏi của báo Thanh Niên trong nước)
Trong bài “Ðêm Của Những Cánh Bướm Việt Ở Malaysia” đăng trên nhật báo Người Việt (2009) trước đây, ký giả Ðông Bàn đã vô tình nhắc lại câu nói của giới taxi Kuala Lumpur, “Con gái Việt Nam đẹp lắm!” Thủy, một “cánh bướm đêm” tại Beach Club đã cay đắng hỏi lại những người ký giả cùng quê hương với cô: “Người ta nói vậy, các anh có hãnh diện không?”
Câu trả lời tất nhiên là không! Ai lại hãnh diện khi có đồng bào, con em của mình, dù được khen là đẹp phải thất thân đi làm gái mại dâm. Không những được khen đẹp lắm, mà dân địa phương còn một “lắm” nữa, khi nói: “Con gái Việt Nam rẻ lắm!”
Một chuyến bay của Vietnam Airlines cất cánh tại phi trường Ðà Nẵng. Nhân viên hãng này từng bị tố cáo đánh cắp hàng hóa trong các siêu thị Nhật vận chuyển về Việt Nam. (Hình minh họa: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Khi Ðông Bàn đang đứng trên đất Malaysia, hẳn ông không thể nào hãnh diện là người Việt Nam.
Chúng ta cũng không hãnh diện là người Việt Nam, nếu chúng ta đang ở Ðài Loan.
Theo số liệu thống kê kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người Ðài Loan trong 14 năm (1995-2008) đã có 117,679 trường hợp, chiếm 82% tổng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Trong một đảo quốc nhỏ như Ðài Loan đã có hơn 10,000 phụ nữ Việt bỏ xứ sang đây làm vợ người, dù hạnh phúc hay khốn khổ, thì cũng vì thân phận nghèo đói, tương lai mờ mịt, có vinh dự gì cho đất nước khi đàn bà phải ly hương, với những cuộc hôn nhân không tình yêu chỉ vì đồng tiền. Ðiều khốn nạn nhất là trong tâm ý của người dân đồng bằng Cửu Long, “lấy chồng Ðài Loan” là chuyện mơ ước của tất cả mọi người. Một đôi vợ chồng đem con gái về thăm quê được một người bà con buột miệng khen: “Úi, con bé này ngộ quá, lớn chút nữa lấy chồng Ðài Loan được à nghen!”
Cũng ở Ðài Loan, năm người lao động Việt Nam làm thuê ở một công ty thủy sản địa phương đã hợp lực khiêng lồng đi bắt hai con chó của dân địa phương bỏ vào bao tải, dìm xuống biển cho chết, sau đó mang lên làm thịt.
Ngoài việc phải quỳ hai giờ cúi lạy bàn thờ chó để tạ tội và để quần chúng giảm cơn thịnh nộ, năm người lao động Việt Nam này còn bị phạt 10,000 tiền Ðài Loan.
Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nhật.
Trên nhiều diễn đàn của Nhật, nhiều người Nhật “cực đoan” kêu gọi tẩy chay người Việt, đuổi hết người Việt về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho Việt Nam. Có người so sánh viện trợ cho Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào... cống, bởi tiền thuế của họ đang được dùng để nuôi bọn “dòi bọ” ở Việt Nam, sau những vụ: PCP, một tập đoàn cung cấp dịch vụ của Nhật bị Việt Nam đòi hối lộ 15% để được trúng thầu các dự án dùng tiền viện trợ của Nhật tại Việt Nam; Nhân viên, tiếp viên hàng không và phi công Vietnam Airlines, tổ chức đánh cắp hàng hóa trong các siêu thị Nhật để vận chuyển hàng gian về tiêu thụ tại Việt Nam; Các tu nghiệp sinh Việt Nam trước khi sang Nhật đã bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động CSVN bóc lột thậm tệ; Lãnh sự quán Việt Nam ở Nhật tại Osaka tổ chức bán giấy thông hành Việt Nam.
Trong một số siêu thị tại Nhật, có bảng cảnh cáo dành cho người Việt về chuyện ăn cắp vặt sẽ bị vào tù! Bức ảnh đã làm rộ lên tin đồn về nạn ăn cắp vặt của người Việt ở bên Nhật. Nhiều người cho rằng, người Việt đã để lại ấn tượng xấu xa trong mắt người Nhật khi xuất ngoại sang đất nước của họ.
Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Singapore.
Trang mạng với tên gọi là Craigslist có mặt tại Singapore đưa thông tin rằng khách hàng có thể lựa chọn “gái Việt còn trinh,” giá khoảng $3,000 một tuần, ngay tại sân bay, khách sạn hoặc bất cứ nơi nào khách hàng yêu cầu. Tình trạng các cô gái Việt Nam bán trinh tại Singapore dường như công khai, ai cũng hay biết. Cảnh sát Singapore cho biết, hầu hết các cô gái Việt còn trinh đều ở độ tuổi từ 16 đến 17, đến và “làm việc” qua nhân vật trung gian, và năm ngoái, tại đây, một cô gái Việt Nam 17 tuổi cũng đã rao bán trinh tiết với giá $1,500!
Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nga.
Các đường dây buôn người đưa hàng nghìn phụ nữ Việt Nam vào các nhà chứa Nga, nhưng Ðại Sứ Quán Việt Nam tại Nga từ chối trả lời câu hỏi của BBC cho rằng cơ quan này không có thẩm quyền để nói về việc này. Theo Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng: “Trong tất cả các trường hợp ở Nga này, thủ phạm là những người Việt được bao che bởi một số giới chức ở Tòa Ðại Sứ Việt Nam ở Nga, thậm chí họ thành Hiệp Hội May Dệt dưới sự bảo trợ của Tòa Ðại Sứ Việt Nam.”
Cảnh sát Nga vừa khám phá một xưởng may “đen” dưới lòng đất tại khu chợ Cherkizov ở thủ đô Moscow, bắt hằng trăm di dân lậu Việt Nam. Nạn buôn lậu của người Việt tại Nga là chuyện xảy ra hằng ngày, có lẽ bởi nguyên nhân trong 80,000 người Việt ở Nga đã có 80% làm nghề buôn bán, phần lớn là chợ trời, mánh mung.
Ở Ba Lan: “Cầm quyền Hà Nội và nhân viên Tòa Ðại Sứ Việt Nam tại Warsaw là một băng nhóm tội phạm có tổ chức, một hệ thống Mafia.” (Ðài báo Weltspiegel Ðức)
Câu trả lời là không, ở mọi nơi trên thế giới.
Trên VietNamNet, người Việt Nam sinh sống ở Nhật, ở Nga, ở Anh, ở Úc, ở Nam Phi, ở Mozambique và ngay cả ở California, đã trình bày những những mẩu chuyện về người Việt đọc xong chỉ muốn “độn thổ,” với bao nhiêu thói hư, tật xấu khác của người Việt từ trong nước đến như trộm cắp, gian dối, đái bậy, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, ăn uống thô tục, tranh giành, chen lấn nơi công cộng, không biết nói cảm ơn, xin lỗi khi cần. Nói về chuyện ăn cắp và ăn cắp vặt thì Việt Nam chắc hẳn bỏ xa đàn anh Trung Quốc. Ngay cả cuộn giấy đi cầu trong khách sạn, khách người Việt cũng không tha.
Một người Việt làm nghề thông dịch cho tòa án và cảnh sát ở Úc, cho biết phần lớn thủ phạm ăn cắp trong siêu thị và trồng cần sa trong nhà là những người mới định cư, đặc biệt những người từ Bắc Việt Nam và du học sinh. Mỗi lần người này đi dịch là anh ta khổ tâm vì cảm thấy nhục nhã cho dân tộc mình.
Trong khi trao đổi chuyện này với một phụ nữ trong nước, bà này đã viết cho chúng tôi: “Năm 2008 vào dịp Tết Nguyên Ðán, tôi được con trai cho di du lịch Doha (Qatar,) sẵn dịp công ty của con bảo lãnh qua chơi Dubai. Nhưng đến chiều về lại Doha thì bị giữ lại phi trường vì nghe nói có chuyện gì xảy ra ở một siêu thị mà có người Việt mình dính vô. Trong khi cả đoàn ‘check in’ thì riêng tôi bị giữ lại vì mang passport CHXHCN Việt Nam. Mang hộ chiếu Việt Nam đi nước ngoài buồn lắm ông ơi!!!”
Lâu nay, người ta nhắc đến hai chữ Việt Nam hơi nhiều, không phải vì “tiếng tăm” mà vì “tai tiếng!”
Như vậy cũng không nên trách câu phát biểu của Ðức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt : “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.”
Nhân câu nói này, các cơ quan truyền thông tại Việt Nam đã chỉ trích, lên án ông và đặt câu hỏi về lòng yêu nước của ông.
Tôi thì nghĩ khác, vì yêu nước nên ông Ngô Quang Kiệt mới cảm thấy nhục nhã. Tôi cũng không hãnh diện lắm về chuyện làm người Việt Nam, nhưng không phải như vậy là tôi không yêu nước, mà có thể vì lòng yêu nước, biết đâu có tác giả sẽ cho ra đời một cuốn sách mang tên “Người Việt Xấu Xa”.
Chúng ta đang nói chuyện người Việt dưới chế độ Cộng Sản. Ðể công bằng chúng ta nên có thêm một cái nhìn về người Việt ở Mỹ. Ngoài những chuyện được đề cao là làm “vẻ vang dân tộc Việt,” không có gì hơn là xin trích dẫn lời của ông Nguyễn Hữu Hanh, cựu thống đốc ngân hàng VNCH:
“Những năm tiếp theo đó ở nước Mỹ, tôi lại càng thêm ngao ngán và tuyệt vọng. Ngoài một số thành tích sáng chói của sinh viên Việt Nam và một vài thành công đáng kể của các chuyên gia Việt Nam trẻ tuổi, thì cộng đồng người Việt di tản đã gây nên tai tiếng xấu xa trong cái xã hội đã dung dưỡng họ: Bên cạnh những người đang cố gắng làm lụng để nuôi nấng con cái, một số người di tản lại đem qua đây những thói xấu cũ, lừa đảo và chôm chỉa bất cứ khi nào có dịp. Không phải chỉ có những người nghèo khổ phải sống bằng tiền trợ cấp, mà cả những tầng lớp trên (bác sĩ, dược sĩ, những người môi giới cổ phần, mua bán bất động sản, v.v.). Một ngày nọ tại Westminster, bang California, người ta trông thấy 80 vị bác sĩ và dược sĩ Việt Nam bị còng tay dẫn đi sau một toán cảnh sát Mỹ. Xấu hổ thay cho cộng đồng người Việt chúng ta ở đây, và xấu hổ lây cho cả quê hương đất nước chúng ta bên kia nữa!” (“Lời Nói Ðầu” - “Làm việc với các nhân vật danh tiếng thế giới” hồi ký, XB 2004.)
Như vậy, sau một người có tên tuổi trong nước là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cảm thấy “nhục nhã,” bây giờ một người ngoài nước, lại là một viên chức cao cấp của hai nền Cộng Hòa Việt Nam, cảm thấy “xấu hổ,” một phụ nữ bình thường thì than “buồn lắm!” Thế mà không biết sao thời “chống Mỹ” báo chí miền Bắc lại phịa ra câu chuyện một anh chàng “bá vơ” nào đó tuyên bố: “Mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình được trở thành một người... Việt Nam!”
Ông Nguyễn Hồi Thủ khi dịch cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” đã có nhận xét: “Thường trong lịch sử Việt Nam vốn đã rất ít người thật tình có can đảm và trung thực để tìm hiểu, phê bình, những cái xấu, cái dở của dân tộc mình. Gần đây lại chỉ toàn thấy ca tụng đất nước rừng vàng biển bạc, con người cần cù, thông minh, cao cả, đẹp đẽ, kiên cường, anh hùng, trong sáng... Thậm chí lại có cả người lãnh đạo lấy tên giả viết sách để ca ngợi cá nhân mình, có cả nhà văn bịa tên một người nước ngoài để ca ngợi dân tộc mình.”
Báo Thanh Niên trong nước đã đặt câu hỏi: “Người Việt thông minh, chăm chỉ và anh hùng, thế bạn có hãnh diện là người Việt Nam không?”
Thưa, các yếu tố thông minh, chăm chỉ và nhất là kiểu “ra ngõ là gặp anh hùng,” chưa đủ để tạo thành một con người tử tế và một đất nước tử tế để cho thế giới tôn trọng và yêu mến!

Bằng chứng về việc VNPT chặn Facebook

Trong những ngày qua, dư luận có nhiều thắc mắc về việc không truy cập được Facebook tại Việt Nam. Theo ý kiến của cư dân mạng thì chính quyền Việt Nam đã cố tình chặn trang mạng xã hội này.
Ngày 23.6.13, Petro Times có đăng ý kiến của ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc công ty Viễn thông và Dịch vụ truyền hình VTC đã giải thích  việc Facebook bị chặn tại Việt Nam.
“Đường truyền quốc tế đắt hơn hẳn đường truyền quốc nội. Khi các nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể sinh ra tiền như Voice, IP… gia tăng thì nhà mạng sẽ “bóp” ngay đường truyền của những dịch vụ không tạo ra tiền mà tiêu tốn băng thông như Facebook, YouTube. Theo thống kê, hiện có tới 70 – 80% băng thông quốc tế chạy qua 2 cổng Facebook và YouTube mà không tạo bất cứ đồng tiền nào cho nhà mạng”,
Theo ông Thanh thì việc chặn Facebook chỉ đơn thuần xuất phát từ lý do cạnh tranh kinh tế.
Nhưng hôm nay 26.06.13 Blogger Lân Thắng đã công bố một  công văn mật của VNPT gửi các đơn vị trực thuộc ngay 07.06.2013, đề nghị chặn Facebook theo yêu cầu của cơ quan An Ninh.

Hơn 1.000 ngày làm nô lệ tình dục cho cha

Sợ ba lắm. Ba toàn bắt cháu cởi quần áo để ba nằm lên người', Ngân nói khiến bà ngoại phát hoảng.

>> Vợ làm ca đêm, chồng hiếp dâm con nhiều lần

Vụ án gây xôn xao này xảy ra tại xã Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom, Đồng Nai). Đầu tháng 6, bà Mai (58 tuổi, Hố Nai, Biên Hòa) đã đến công an thành phố Biên Hòa tố cáo việc con rể Trịnh Văn Tấn có hành vi hiếp dâm con gái ruột là bé Ngân (sinh năm 2000).
Bà Mai cho biết: "Do đang dịp nghỉ hè, nên mẹ cháu Ngân đã đưa các con sang nhà ông bà ngoại chơi. Nhưng mới được 2 ngày, thì con rể bà là Trịnh Văn Tấn (40 tuổi, trú tại Hố Nai 3) liên tục gọi điện yêu cầu bé Ngân phải về. Thế nhưng, khi hắn ta chạy xe đến chở thì Ngân một mực không chịu về, mà sợ sệt chạy vào phòng trốn rồi khóc lóc van xin bà ngoại cho ở lại".
Thấy cháu có biểu hiện khác thường, bà Mai gặng hỏi thì bàng hoàng biết được Ngân đã bị cha mình hãm hiếp nên rất hoảng sợ. Đau lòng hơn, bé Ngân còn cho biết, chuyện cha bắt cháu phải "chơi trò người lớn" đã diễn ra trong suốt ba năm nay. Có tuần, cháu bị cưỡng hiếp đến ba bốn lần, mỗi lần thỏa mãn cơn thú tính hắn đều đe dọa làm bé sợ không dám kể với ai.
Từ ngày chuyện người cha thú tính bị phanh phui, Ngân không mở miệng với người ngoài, ngay cả mẹ hỏi cũng không nói, suốt ngày chỉ lầm lũi trong xó nhà. Bà Mai cho biết, con gái bà đến với gã con rể bất nhân vào năm 2000. Thấy hắn tính nết hiền lành, có công việc ổn định nên chỉ vài tháng tìm hiểu, gia đình bà chấp nhận cho cả hai kết hôn. Cưới nhau xong, bà đồng ý cho Tấn về ở rể, tính đến nay đã có 4 mặt con, trong đó Ngân là con gái lớn.
Bé T và mẹ vẫn bàng hoàng sau bi kịch vừa xảy ra.
Bà ngoại và mẹ bé Ngân vẫn bàng hoàng sau bi kịch vừa xảy ra.
Do nhà cửa chật chội, lại đông người, ít lâu sau, vợ chồng con cái Tấn thuê phòng trọ ở riêng. Nhìn cả nhà 6 người chui ra chui vào trong phòng trọ nhỏ xíu bà không khỏi chạnh lòng, nhưng bà cũng nghèo nên "lực bất tòng tâm". Cách đây ba năm, Tấn tâm sự mình có tay nghề mộc, lại có mối tiêu thụ sản phẩm nhưng tiếc là không có vốn đầu tư. Thấy kế hoạch của con rể chắc thắng, lại vì muốn giúp con mua được cái nhà, nên bà quyết định mang sổ đỏ căn nhà đang ở đi cầm ở ngân hàng với giá 300 triệu đồng cho con rể mở xưởng gỗ làm ăn.
Thế nhưng việc làm ăn không tốt, thu không đủ chi, đến tháng lại toát mồ hôi chạy tiền trả lãi ngân hàng, cuộc sống thiếu trước hụt sau, tình cảm vợ chồng bắt đầu rạn nứt. Để có tiền trang trải sinh hoạt, người vợ phải xin làm công nhân một công ty gần đó, chấp nhận làm ca đêm để có thêm đồng vào đồng ra. Tiền lương ba triệu mỗi tháng của chị không thể trang trải được chi phí sinh hoạt và học hành của các con, buộc chị phải vay mượn lãi bên ngoài. Lãi mẹ đẻ lãi con, chẳng bao lâu, số tiền nợ lên đến hàng chục triệu.
Trong khi đó, Tấn lại nghĩ vợ đang phủi trách nhiệm, gặp khó khăn không cùng chồng "chung lưng đấu cật" lại còn tiêu pha hoang phí. Buồn chán, hắn tìm vào bia rượu giải sầu, khiến công việc kinh doanh ngày càng đình trệ.
Gia đình sống cảnh nặng nề, chồng rượu chè, vợ bỏ nhà đi, nợ nần vây hãm, con cái bỏ bê khiến tình hình ngày càng tồi tệ. Bà Mai đã khuyên rất nhiều nhưng xong rồi thì Tấn "ngựa quen đường cũ". Thế nhưng, bà không thể ngờ lại có ngày đứa con rể bà từng hết lòng cưu mang lại gây ra tội lỗi tày trời như vậy.
Bà buồn bã nhớ lại: "Vừa được nghỉ hè, bọn nhỏ được mẹ nó chở về nhà ông bà ngoại chơi. Thế nhưng các cháu mới ở được 2 ngày thì nó (Tấn) gọi điện liên tục nói chở con Ngân về nhà gấp có việc. Nghĩ cháu đang nghỉ hè, về làm gì vội nên tôi bảo cứ để cho mấy đứa chơi thêm, song nó nhất quyết bắt chở về. Một lúc sau, nó lại gọi điện bảo: "Ba, mẹ phải chở các cháu về ngay, không chở được thì con lên chở". Thấy thái độ vô lý của con rể, bà bực mình lên tiếng: "Hôm nay không về thì mai chúng nó về, ở nhà ông bà chứ ở với ai mà phải sợ". Nghe xong Tấn vặc lại: "Không cho nó về thì đi khỏi nhà luôn, đừng có về nhà này nữa" rồi cúp máy. Cứ thế, một buổi chiều nó gọi điện thoại liên tục bắt đưa con bé về"".

Bà Mai rất bực nhưng sợ các cháu bị con rể đánh đòn oan nên chồng bà cũng phải chở các cháu về. Bé Ngân cũng soạn đồ ra về bình thường, nhưng khi vừa ra khỏi nhà cháu lại chạy ngược vào phòng trốn, gọi thế nào cũng không ra. Bà Mai chạy vào trong xem thì thấy cháu nằm co ro sợ sệt trên giường vừa khóc vừa xin: "Bà cho cháu ở đây đi, sáng mai cháu về".
Ngạc nhiên trước thái độ của Ngân, bà hỏi vì sao thì cô bé trả lời: "Cháu sợ ba lắm. Ba toàn bắt cháu cởi quần áo để ba nằm lên người". Lời cháu nói như sét đánh ngang tai, bà Mai gặng hỏi thì được biết, từ cuối năm 2011 đến nay, cứ khoảng 1h sáng, khi mẹ đi làm, các con ngủ say là Tấn lại sang giường con ruột để thực hiện hành vi đồi bại.
Mỗi lần như vậy, cháu Ngân thường sợ hãi và định bỏ chạy thì Tấn hù dọa, nếu mách chuyện đó với ai thì cha sẽ giết. Nghe cháu nói, bà Mai vay tiền hàng xóm đưa cháu đi bệnh viện khám thì quả thực cháu đã bị xâm hại tình dục, lúc này, bà mới làm đơn lên cơ quan công an tố cáo sự việc.
Theo bà Mai, việc bé Ngân bị cha lạm dụng tình dục nhiều cũng có một phần lỗi của mẹ bé. Bà kể, từ ngày mở xưởng mộc, gia đình Tấn dọn về sống ngay trong xưởng. Phần lớn diện tích phía trước khu đất để sản xuất, chỉ một phần phía sau ngăn lại làm chỗ ăn ở sinh hoạt của cả gia đình. Nhà có 6 người, phải kê hai giường ngủ trong một phòng, bên này là giường của vợ chồng Tấn và 2 người con nhỏ, còn bên kia là giường của Ngân và em gái. "Vợ nó thì thường làm việc ca đêm, về là ngủ vùi không chịu để ý đến những đứa con mình", bà Mai nói.
Bà Mai nhớ lại, vào năm 2011, con bà có phát hiện Tấn sang giường bé Ngân nằm ngủ, nhưng lại nghĩ do chồng say rượu ngủ nhầm. Thậm chí hôm sau ngủ dậy, đứa con có mách: "Đêm qua ba vào ngủ cùng giường cứ sờ khắp người con" thì người mẹ vẫn vô tâm chẳng nghĩ ngợi gì".
Cách đây 2 tháng, cô bé lại nói với mẹ: "Hồi tối ba bắt con cởi quần áo ra", chị vẫn không để ý. Hôm sau, chị đưa chuyện kể lại với chồng thì Tấn mắng át đi: "Tui là cha nó, là người chứ đâu phải là thú mà lại làm như vậy". Thấy chồng nói thế nên chị không chút nghi ngờ.
Bà Mai cho biết gã con rể đã bị công an bắt, xưởng gỗ ngừng sản xuất, nợ nần ngày càng nhiều. Rồi đây khi hạn đến, bà chưa biết lấy đâu ra khoản tiền 300 triệu để trả. Ôm đứa cháu tội nghiệp vào lòng bà rớt nước mắt tâm sự: "Nếu như mẹ nó quan tâm đến con cái thì có lẽ chẳng có chuyện gì xảy ra như ngày hôm nay".

Monday, June 24, 2013

Khi Tổng "Lú" lãnh bằng

Từ xưa nay, bất cứ nơi nào trên toàn thế giới thì bằng cấp (thật) là thước đo tầm vóc kiến thức, khả năng cống hiến cho xã hội của một người. Sở dĩ nơi đây tôi mở ngoặc chữ "thật" đứng sau chữ "bằng cấp", thật tình tôi cảm thấy rất ngượng tay và xấu hổ. Nhưng không biết phải sao, bởi xã hội CSVN mấy mươi năm qua nó đã rơi vào tình trạng khủng hoảng trí tuệ mà ta có thể gọi là thời "Mạt Trí".
Chuyện háo danh, phô trương hình thức ảo mà thực tình mình không có nhan nhản khắp đó đây... bằng cấp chạy đầy đường, phơi khô ở chợ luận án ngay tại thủ đô Hà Nội ngàn năm văn vật! Bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ khắp trong nhà ngoài phố, từ kẻ chợ đến cùng quê đâu đâu cũng dư thừa bằng cấp. Đúng là ra ngõ gặp anh hào... TS chạy như rươi. 
Nơi đây tôi không nói ngoa một chút nào mà nó là sự thật và rộng khắp chứ không phải đặc thù, cá biệt một nơi đâu. Từ rừng sâu dạt về phố thị, từ chăn trâu bắt cá bờ ao bỗng một phát nhảy lên tốt nghiệp tú tài rồi đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ngon ơ... chỉ trong năm ba mùa mưa lũ! Lúc này cái học là học để được chứng minh trên giấy về trình độ học vấn cần thiết trong lý lịch để cho phù hợp với chức vụ đang được cơ cấu trong cái cơ chế quái dị này và được gọi là "Được ưu tiên học theo chính sách" thì thử hỏi sao cho đất nước khỏi cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh cho được?
Xin các bạn cho tôi kể một câu chuyện rất thường nhưng có thật, người viết chứng kiến tận mắt, nghe tận tai. Chuyện rằng: Vào khoảng năm 1984-1985, vì có một vài công việc mà tôi phải quan hệ và quen biết với một anh cán bộ đảng viên CSVN tên Tư T... đứng đầu xã BC huyện BC Tp.HCM. Ngày nọ anh ta đi thi lấy bằng tốt nghiệp cấp III để bổ sung cho lý lịch lên làm lãnh đạo cấp cao hơn. Buổi chiều hôm cuối kỳ thi anh ta tiện đường ghé qua nhà tôi và rủ đi nhậu. Tôi lấy làm lạ, đời nào "rồng tới nhà tôm", mà lại mời tôm đi nhậu, chuyện trái ngoe. Thì ra là đệ tử của anh ta làm nhiệm vụ phải mở tiệc chiêu đãi các cô thầy giáo coi và chấm thi trong kỳ thi của anh ta. Trong bữa tiệc hắn nói nhỏ với tôi rằng: "Anh biết không? Khi vào phòng thi tôi chẳng biết phải làm gì cho hết giờ, đành móc gói thuốc 555 international mà lúc đó gọi là "ba số oanh tạc" ra bật lửa hút phì phèo và rút "Con chó lửa K 59" để lên bàn đồng thời thỉnh thoảng nheo mắt cười tình với cô giáo giám thị coi thi. Cuối buổi tôi nộp lên tờ giấy trắng không một chữ i-tờ" thế mà một thời gian sau tên anh có trong danh sách đậu, và tất nhiên sẽ được cấp bằng thật hẳn hoi.
Trong suốt thời gian từ đó đến nay, xã hội CSVN đầy ắp nào "bằng thật" nhưng "học giả" và bằng dzỏm, bằng mua (giả) nữa. Đây là truyện dài nhiều tập nói không bao giờ hết. Rồi chuyện bát nháo trong thi cử,, tiêu cực, thành tích trong giáo dục CSVN nó là chứng bịnh trầm kha và nó đang chuẩn bị "nhập quan" theo chế độ chứ làm thế nào mà sửa chữa cho được?
Trở lại chuyện "Lú" nhận bằng. Trên thế giới hầu hết các vị lãnh tụ, chính khách sau khi mãn nhiệm đa phần họ trở về hoạt động với nghề chính mà họ đã xuất thân từ trường lớp, từ bằng cấp mà họ đã ra sức học tập, rèn luyện. Đồng thời trong các lĩnh vực đó họ có thực lực và thực tài.
Trong lịch sử 44 đời Tổng Thống Mỹ thì vị T.T thứ 27 William Howard Taft sau khi mãn nhiệm ông lại ngồi vào ghế chánh án tòa án tối cao Hoa Kỳ. Với bề dày về ngành luật mà ông đã học được trước khi bước vào chính trường.
T.T Bill Clinton sau khi mãn nhiệm ông điều hành quỹ từ thiện của ông đồng thời đi diễn thuyết trên thế giới góp sức đem lại an ninh hòa bình cho thế giới, đạt được nhiều kết quả và tạo được nhiều tiếng vang tích cực.
Còn các vị T.Thống, Thủ tướng, bộ trưởng chân chính, thực tài khác trên thế giới cũng đều không có mấy ai mà khi đã về dân dã mà thất nghiệp hay nằm đó mà thụ hưởng của phi nghĩa, bẩn nhơ thu vén được trong thời gian tại vị như các đỉnh cao trí tệ CSVN, và khi về vườn lại đổi giọng làm thơ, viết báo giả dối làm như yêu nước thương nòi trăn trở cho cho sự sống còn của dân tộc hầu che lấp tội lỗi đã gây ra cho quốc gia, đất nước khi còn tại vị.
Một điều cơ bản ở đây là hầu hết các vị đảng viên cán bộ từ cao cấp đến đảng viên quèn đều xài bằng cấp như đã nêu trên nên làm gì có thực tài, có chất xám đúng nghĩa mà thi thố hay cống hiến thêm cho xã hội nhân quần?
Anh 3 Ếch nhà ta từ lớp ba y-tá bưng biền U-Minh, Năm Căn Thập Động, một phát thoát rừng mà bỗng có bằng cử nhân luật ở trường Đại Học Quốc Gia mà không đi học một ngày nào! Nếu có thì thầy nào dạy? Lớp nào có tên của 3 Ếch? Bạn học cùng lớp là ai? Thi ngày nào mà đậu? Bài thi của 3 Ếch có còn lưu ở trường không? Những GS nào chấm các bài thi đó? Thật khó trả lời quá 3 Ếch nhỉ! Nếu mai kia mốt nọ về vườn mà Ếch chưa bị "Xào Lăn" thì Ếch có khả năng làm luật sư bào chữa cho dân oan bị áp bức trước tòa án công khai, công lý được không?
- Thôi thôi đừng hỏi nữa! Tội quá tha dùm em!
Còn phần "Lú"! Nếu mai này mà lão Lú còn tồn tại trên thế gian thì lão làm gì với cái bằng tiến sĩ "Xây dựng đảng" chứ không phải xây dựng nhà của Mác trao cho nhỉ? Trong lúc mà cả thế giới đã vứt cả Mác-Lê-Mao vào sọt rác? Cũng một câu hỏi khó cho lão. Ngay trong lúc đương thời xập xình ngựa xe, tiền hô hậu nịnh và Lú ta thử "Dzợt nghề" ở nghĩa trang Cuba mà cả người lẫn ma đều phải bịt mũi bỏ của chạy lấy người. Đến nỗi Bà Đầm xứ cà phê Ba-Tây Nam Mỹ phải tái mặt xua tay bai bải...
Một cán bộ ngoại giao cao cấp dưới trướng Lú (xin được dấu tên vì sợ bị trảm) thú nhận rằng trong mấy chục năm làm ngoại giao của ông ta và trong sử sách ngoại giao thế giới xưa nay thì tình trạng này chưa từng có. Nhục lắm.
Nói về cái bằng Tiến Sĩ danh dự.
Theo sự hiểu biết hạn hẹp của người viết, một trường Đại Học chỉ trao bằng Tiến Sĩ danh dự cho một cá nhân nào đó nhờ vào sự cống hiến lớn cho xã hội, có bề dày và nhiều thành tích vẻ vang. 
Như trường Đại Học Oxford danh giá, lâu đời (thành lập năm 1249) của Anh Quốc đã trao bằng Tiến Sĩ danh dự cho:
- Tông Thống Hoa Kỳ Bill Clinton trong một chuyến thăm bang giao chính thức đến Vương Quốc Anh. Trước kia ông đã theo học và tốt nghiệp tại Đại Học này với học bổng Rhodes.
- Khôi nguyên Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi lãnh tụ đối lập của Myanmar. Trong những năm 60s của thế kỷ trước bà đã theo học tại trường này với các ngành Triết, Kinh Tế, Chính Trị. Ngày 20/6/2012 hội đồng GS trường Đại Học Oxford Anh Quốc đã trao bằng Tiến Sĩ danh dự khoa luật dân sự cho bà trong chuyến công du Châu Âu và bà đã có các buổi diễn thuyết trước Quốc Hội Anh. Nơi đây Lưỡng viện Quốc Hội Anh đã nhiều đợt vỗ tay tung hô, tán dương bà. Tất nhiên bà diễn thuyết bằng tiếng Anh. Sau đó bà còn diễn thuyết ở Đại Học Sorbon Paris, nghị viện Thụy Sĩ... và nhiều nước khác nữa. Thế mới xứng tầm là chính khách lỗi lạc trên chính trường thế giới.
Nhìn về các đỉnh cao trí tệ Việt Nam.
Ngày 28/3/2012 trường Korea University trao cho 3 Ếch bằng Tiến Sĩ danh dự là để "Ghi nhận những thành tựu của ông trong việc phát triển kinh tế Việt nam" (Trời ơi phát triển kinh tế! Tòa án tối cao CSVN đã xử Bùi Tiến Dũng, Phạm Thanh Bình, bộ công an đã bắt nhốt Dương Chí Dũng và nhiều con sâu khác rồi mà các vị củ sâm không nghe và thấy sao?)
Thật mỉa mai. Một y-tá lớp 3 chưa kinh qua một trường tiểu học nào ở Năm Căn, Thập Động cả chứ đừng nói một trường nào ở thành phố mà bỗng dung được trường ĐH Hàn Quốc trao tặng bằng TS danh dự mà không biết để ngành gì? Chẳng lẽ ngành y-tá? Mà lại có công đục khoét, nhấn chìm nền kinh tế VN đang chết lâm sàng? Các đứa con của nền KTVN trần truồng rơi xuống biển mà chết không kịp nhắm mắt như Vinashin, Vinalines, VNPetro, EVN, Tổng Cty Sông Đà, Than khoáng sản và chuỗi ngân hàng...v.v... Thật buồn nôn. Có lẽ sau khi cấp bằng vẽ vời cho 3 Ếch là những dự án chia chác sẽ diễn ra!
Sắp đến đây Lú lại nhận bằng Tiến Sĩ danh dự "Chính Trị" của trường ĐH Sammasat Thái Lan để rồi mang nhãn hiệu đi qua Lào diễn tuồng không bị xua đuổi! Còn lại các TS VN thì trí tệ không nơi đâu trên thế giới sánh bằng như TS Phan Xuân Dũng cái gọi là UB khoa học CN Môi trường nêu ra tối kiến bắt dân oan nộp tiền cọc trước khi khiếu kiện. TS Trần Đăng Thanh giảng cho các GS, lãnh đạo các trường ĐH ở Hà Nội phải cố gắng phấn đấu để nay mai có sổ hưu! Thạc sĩ "Tứ đại Ngu" Lăng tần Hoàng hữu Phước...và vạn vạn TS giấy nữa.
Ít có giàn lãnh tụ, lãnh đạo... ở một nước nào trên thế giới mà có nhiều bằng cấp như ở cái thiên đường xã nghĩa CSVN này. Thử hỏi như thế làm gì mà con dân, đất nước không phồn vinh, giàu sang hạnh phúc cho được?

"Lạm phát đình đốn đang lộ rõ"

Tuy có vài điều chưa chính xác trong bài, nhưng tựa đề đã nói lên tất cả:
http://vietstock.vn/2013/06/lam-phat...761-302586.htm

Theo thông lệ, muốn nói ý kiến gì xấu, thì phải có ý kiến tốt kèm theo, có khi thấy nguy thì phải đưa ra "bùa hộ mạng" và đó thường là ông Hồ. Nếu không sẽ bị vu là "nói xấu nhà nước XHCN".

Trên đây, ông này muốn nói "VN bị lạm phát đình đốn (stagflation)", thì phải kèm theo vài lời "khen" nền KT.

Ai tinh tế sẽ nhận ra, nếu nền KT THẬT SỰ tăng như ông này nói, thì làm gì CÙNG LÚC lại có đình lạm.

Thôi thì cũng là khá, có chút can đảm bằng con thỏ, cho 1 điểm trên 10.

'Trà chanh chém gió': quán vỉa hè, thu bạc triệu

Vài năm trở lại đây, thức uống lề đường trà đá được người dân Hà Nội chế biến thành trà chanh (trà đá bỏ thêm đường, chanh) và trở thành một trong những nghề siêu lợi nhuận.
Chỉ cần một ít vốn, nhiều chủ cửa hàng dễ dàng hốt bạc cả chục triệu đến trăm triệu một tháng nhờ loại nước uống giải khát này.
Những quán trà chanh mọc lên trên vỉa hè. Khi mở cửa, những hàng ghế nhựa được xếp liên tiếp, đến giờ “chém gió,” khách ngồi san sát nhau không còn chỗ trống. (Hình: Nguyên Lê/Người Việt)
Ban đầu, từ một vài địa điểm thì đến nay số lượng cửa hàng trà chanh tại Hà Nội đã tăng đến mức chóng mặt. Thậm chí những quán trà chanh còn bắt đầu du nhập vào Sài Gòn và trở thành một trong những thức uống được ưa chuộng, hớp hồn giới trẻ với cái tên thường dùng là “trà chanh chém gió.” Thu nhập siêu lợi nhuận
“Chém gió” là một hình thức nói xạo, nói phét và cường điệu hóa vấn đề. Từ ngày những cửa hàng trà chanh nở rộ, “trà chanh chém gió” được xem là mốt thời thượng của giới trẻ Hà thành.

Ðến những cửa hàng “trà chanh chém gió,” khách hàng ngoại trừ được thưởng thức nước uống giải khát là trà chanh thì còn có các loại uống giải khát khác như me đá, sấu dầm, bát bảo...

Tùy từng cửa hàng sẽ có thêm các loại đồ ăn vặt khác như hướng dương, chè, trái cây, nem chua rán, mực nướng...

Trà chanh được chế biến theo hai công thức, một là trà thật pha với đường và chanh, hai là nước pha hương liệu chanh thêm đường và chanh.

Tại Hà Nội hiện nay, đa số các cửa hàng trà chanh đều pha bằng hương liệu tẩm sẵn của Trung Quốc (thường bán tại chợ Ðồng Xuân Hà Nội) với giá khoảng 100,000 đồng/kg, cứ 1kg hương liệu chanh chế biến được khoảng 1,000 ly nước là ít nhất.

Chừng đó ly nước trà hương liệu chanh, chủ cửa hàng chỉ cần bỏ thêm 100,000 đồng cho đường và chanh tươi cắt lát là có thể kinh doanh ngay lập tức.

Số vốn bỏ ra ít ỏi nhưng một ly trà chanh được các quán bán ra với giá từ 8,000 đồng-10,000 đồng tùy theo khu vực.
Nghề bán trà chanh và các đồ ăn vặt tại Hà Nội được xem là nghề siêu lợi nhuận. (Hình: Nguyên Lê/Người Việt)
Những cửa hàng pha bằng lá trà nấu sẵn theo công thức thì giá thành cao hơn nhưng không đáng kể. Như vậy chỉ cần bỏ ra chừng 200,000 đồng là một cửa hàng trà chanh có thể dễ dàng thu về 10 triệu đồng. Nhất là khi trà chanh được định hình thành nước uống vỉa hè nên hầu hết các cửa hàng trà chanh đều kinh doanh trên vỉa hè, và chỉ thu hút nhiều khách nhất từ 7 giờ tối đến 11 giờ khuya nên chủ cửa hàng hầu như rất nhàn nhã kiếm tiền.

Bên cạnh bán trà chanh, các chủ quán còn tận dụng bán các đồ ăn vặt, mỗi quán trung bình một ngày dễ dàng bán được từ 1 triệu đến 3 triệu đồng. 


Tại các địa điểm được yêu thích, đông khách như Nhà Thờ Lớn Hà Nội, Ðào Duy Từ, Chợ Gạo... mỗi ngày chủ cửa hàng phải thu được hàng chục triệu. Ở những tụ điểm này, khách ngồi la liệt, thậm chí đông đến mức nhiều cửa hàng còn không có chỗ.

Ban đầu, từ một vài địa điểm trên phố Cổ mở bán trà chanh, ngày nay, đi khắp đường phố nào của Hà Nội cũng gặp các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này.

Từ những phố lớn cho đến những ngã tư nhiều khói bụi các phương tiện giao thông như Ngã Tư Sở, các cửa hàng trà chanh mọc lên nhan nhản khắp nơi. Mặc dù không khí ô nhiễm nhưng những cửa hàng trà chanh vẫn rất đông khách.

Các quán trà chanh đông khách tại Hà Nội hầu hết đều là công thức vỉa hè, ghế nhựa, còn những quán định chơi sang như khu Doãn Kế Thiện bày ghế mây có chỗ dựa thì lại vắng tanh không ai hỏi han.

Nở rộ tại Hà Nội vì thu hút được nhiều khách, “trà chanh chém gió” bắt đầu lan vào Sài Gòn và trở thành một trong những thức uống được ưa chuộng. Ðến nay, nhiều con đường tại Sài Gòn được biến thành tên gọi mới “đường chém gió.” Thậm chí nhiều nghệ sĩ cũng mở cửa hàng trà chanh theo xu thế để tăng thêm thu nhập.
Ðuổi khách vẫn đông
Mặc dù từ lâu, trà chanh được truyền tai nhau là “siêu bẩn” “siêu độc hại,” thậm chí có người còn đồn là uống trà chanh pha hương liệu Trung Quốc dễ bị ung thư nhưng bất chấp tất cả những điều tiếng, các cửa hàng trà chanh vẫn tha hồ hốt bạc.

Thậm chí có hẳn những clip phát tán khắp nơi về công thức pha trà chanh bằng hóa chất nhưng cũng không khiến các cửa hàng trà chanh vãn khách.

Hơn thế, nhiều quán đông khách đến mức từ chối nhận thêm khách hàng và có thái độ phục vụ rất kiêu kỳ, khó chịu nhưng khách vẫn đến nườm nượp.

Thu Hoa, một sinh viên cho biết: “Ngồi uống trà chanh ở Nhà Thờ Lớn bị chủ quán đuổi đi dù tôi mới chỉ ngồi một lúc. Thế nhưng không hiểu sao ở những quán này vẫn rất đông khách. Ðã thế khách hàng còn vừa phải chịu tiền nước lại mất thêm tiền tự gửi xe.”

Với diện tích nhỏ, những quán trà chanh khu Nhà Thờ Lớn Hà Nội mọc lên san sát nhau nhưng khách vẫn ngồi chen chúc. Còn những phố nhỏ như khu Ðào Duy Từ và Chợ Gạo, một cửa hàng thầu nguyên một đoạn đường, khách ngồi chật kín hai bên. Dù ở dây diện tích to hơn nhưng nhu cầu khách quá đông nên nhiều khi cửa hàng cũng không đủ chỗ phục vụ. Mỗi địa điểm này, một ngày chủ cửa hàng phải đón mấy nghìn lượt khách ra vào liên tục.

Từ khi trở thành mốt của giới trẻ Hà Nội, những cửa hàng trà chanh liên tục gia tăng. Thậm chí nhiều công chức có thu nhập cao cũng phải mơ ước về lợi nhuận của nghề này. Vì thế mà nhiều sinh viên nói đùa, đi học hai bằng đại học cũng chẳng kiếm được nhiều tiền bằng nghề bán trà chanh chẳng cần học vất vả

Sunday, June 23, 2013

Lại bị "thọc bể mánh"

Nào là các vụ Kết hối, Kết kim, bị "thọc" trước, dân chạy ngoại tệ, vàng hết, nên kết quả rất thấp.

Nay thêm vụ "cùng khai thác dầu khí", haha, làm như Trung Cộng không có đủ kỹ thuật, phải chạy qua gõ cửa Việt Cộng!

--------------------

Biển của Trung Cộng, thì họ tự làm từ lâu, không xong (sâu quá, khoan không tới) thì gọi BP, Shell, Total.

Cần quái gì Việt Cộng, là thứ đồ chính Trung Cộng khinh bỉ, cho hàng ngàn trang mạng mắng hàng ngày, thậm chí cho đăng cả kế hoạch xâm lăng trong 31 ngày.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...008134943.html

Chẳng qua, đây là BIỂN VIỆT NAM, nếu Trung Cộng ĐƠN PHƯƠNG khai thác thì Việt Cộng chẳng dám làm gì, chẳng dám mở họng, NHƯNG sẽ không qua mắt được các cty khai thác dầu quốc tế, và các xứ trong vùng, Mỹ, v.v...

Cho nên, để xoa dịu dư luận NƯỚC NGOÀI - ngoài Trung Cộng, VN - 2 cha con Trung Cộng, Việt Cộng mới nặn ra cái gọi là "hợp tác cùng phát triển", để cho Trung Cộng tự do khai thác dầu TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM.
http://www.cand.com.vn/vi-VN/thoisu/2013/6/202050.cand

--------------------

Sắp tới sẽ là khu Trường Sa nơi VN đang giữ.

Khu Hoàng Sa, các khu Trường Sa nơi Trung Cộng đang chiếm, thì họ tự do thăm dò, khai thác dầu, cần quái gì các thằng/ con Việt Cộng mà hàng ngàn trang mạng Trung Cộng sỉ nhục là các "con rắn quỷ quyệt".

Chỉ khu Trường Sa còn thuộc VN kiểm soát thì Trung Cộng mới "hợp tác cùng phát triển" mà thôi.

Trung Cộng muốn chiếm các khu này thì về quân sự mà nói thì quá dễ, nhưng sẽ bị quốc tế lên án, thôi thì trả cho 15 thằng Việt Cộng trong Bộ Chính trị chừng vài chục triệu đô/ đứa cho xong, cho mau, để tự do cho tàu thăm dò dầu hỏa ra vào tự do.

--------------------

Có dầu thì tốt, không thì cũng vẫn nằm lỳ ở đó 200 năm, coi ai làm gì nhau.

Vả lại, Trung Cộng vào, đem theo ĐỒ LÓT PHỤ NỮ ĐÃ QUA SỬ DỤNG, liệng cho lính Việt Cộng tại Trường Sa, là xong, vì đám lính này chuyên ăn cắp đồ lót phụ nữ, có chứng cớ rõ ràng:

"...đoàn nào ra thăm có phụ nữ, chị em đều bị mất đồ lót...":
http://vannghecuocsong.com/home/vi/n...huoc-tieu-195/

Wednesday, June 19, 2013

BBC News Magazine - Why are so many of the UK's missing teenagers Vietnamese?

A major international summit on missing people is hoping to tackle exploitation and trafficking. In the UK, a disproportionate number of missing young people are of Vietnamese origin. Why?
Each photograph on the Missing Kids UK website suggests a uniquely haunting tale, but when viewed together a distinct pattern emerges that is impossible to ignore.
An overwhelming number of the young people are of east or south-east Asian descent, and on closer inspection most of those appear to be from just one country.

Of 113 children and young people on the list - which doesn't include short term cases, or those excluded for reasons of safety - almost a fifth have Vietnamese names, despite that nation's diaspora making up less than 0.1% of the British population.
Most are believed to have been trafficked into the UK by gangs, discovered by the police and taken into care.

The children are apparently not running away from their captors, but often back to them - fleeing foster families and care homes in an attempt to repay heavy debts, and protect their families from reprisals in Vietnam.

Van, a 15-year-old Vietnamese boy who appears on the site under a different name, was smuggled into the UK under a lorry and forced to work as a domestic servant for his traffickers. He was later put to work as a "gardener" in a number of cannabis factories across the country.
The story is a familiar one for Harry Shapiro of Drugscope, who says that Vietnamese gangs control a major part of the cannabis growing industry in the UK.

"It started with Vietnamese gangsters in Canada," he says. "They had no cultural link to cannabis, it just so happened that one group found a profitable niche and the business spread to the UK through the Vietnamese criminal community, probably around 2004."

Factories tend to be located in residential houses, as large numbers of small scale units help minimise the risk of detection. High-powered hydroponic lights and water filtration systems help speed the plants' growth, and young workers like Van are usually locked in from the outside.
Police seizures of cannabis plants are multiplying, up from around 3,000 in 2004 to over 16,000 in 2011. As Shapiro points out, however, part of that growth may be the result of enhanced surveillance.
The Association of Chief Police Officers refuses to comment on the ethnicity of those in charge of the factories, but Klara Skrivankova of Anti-Slavery International is confident of the trend.
A vietnamese anti-trafficking poster A poster in Vietnam highlighting human trafficking
"There are others involved - British and Chinese gangs - but they are predominantly Vietnamese and it's the same pattern across Europe," she says.

This helps to explain the growing number of children finding their way into the UK from the country. "Vietnamese gangs are targeting their own people. There is usually a correlation between the nationality of the victims and their traffickers," Skrivankova says.

Last year, 96 Vietnamese children were referred to the government's main trafficking agency, making it the highest ranked country of origin for suspected victims under the age of 18.

Van says he was regularly beaten in one of the factories, but managed to escape in early 2012. After walking for a full day he sought help in a local police station, where officers took his fingerprints and linked them to another factory. He was arrested on suspicion of cultivating cannabis.

Criminal convictions for trafficked children are not uncommon in the UK, though a legal challenge is now being mounted to prevent them.

Parosha Chandran, a human rights barrister, is currently arguing one of three test cases at the Court of Appeal in an attempt to overturn the conviction of a Vietnamese boy prosecuted for cannabis farming.

"There needs to be a protection matrix for these children who have no one to protect them, not only from the hands of their traffickers but from the criminal justice system too," she says.

The case can only hope to solve one aspect of the problem, though. Whether convicted or not, the children are eventually placed into care, and from there a new set of difficulties begins.

Van managed to avoid prosecution and eventually moved in with a foster family. He appeared to be adjusting well to his new life, but a week later he left to attend an English lesson and never returned.
The authorities believe he may have been coerced to leave his foster carers by the same people who brought him into the country, and he has now been missing for over a year.

It is estimated that more than half of trafficked children taken into care in the UK disappear.
Chloe Setter, of Ecpat UK, a charity that works to protect the victims, explains the power that criminal networks wield over both children and their families.

Agents in Vietnam promise children work or education in Europe. "Sometimes parents remortgage or sell land off in order to send their children to the UK."

They arrive in the UK in debt to the tune of anything up to £15,000, with interest accruing on top. "Traffickers tell children that if they try to escape, they will hurt them or their families in Vietnam. It's a very real threat as the gangs know where the families are," she adds.

Liam Vernon, head of the government's UK Human Trafficking Centre says that sometimes police find the doors of cannabis factories unlocked, as the gangs know their victims will be too scared to run away.

Philip Ishola runs the Counter Human Trafficking Bureau, and has just returned from Vietnam with a particularly chilling insight into the reach of the network. "We know of at least two cases where families have been targeted," he says.

In one example, a child trafficked into the UK had been taken into care, but was concerned about her parents. "We engaged with people in Vietnam to see if they were OK, and though they hadn't been hurt, the family farm had been burned to the ground," he says.

Work to tackle the problem is under way. Officials from the UK Foreign Office accompanied Ishola on his recent trip to Vietnam, where the government is monitoring known trafficking routes out of the country.
In the UK, a range of charities are working alongside government departments to increase awareness of the phenomenon, which is by no means limited to Vietnam. There are calls for all known victims to be assigned a guardian, who would have a legal responsibility for their wellbeing.

"Not enough is being done," says Setter, for whom the pace of change is too slow. "Despite some good practice, we still see children going missing and being re-trafficked."

Vernon agrees that the issue is deep and complex, and doesn't think any one organisation has all the answers. "It's a long road," he says, "and we can't get there on our own."


Tuesday, June 18, 2013

HAHAHAHAHHAHAHAHAHAHAHAHA

Giới thiệu khoa PDF. In Email
Khoa Lý Luận Chính Trị (LLCT) là đơn vị đào tạo trong hệ thống các khoa của trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. HCM. Từ ngày 18/09/2008, Khoa Chính trị Mác - Lênin & Tư tưởng Hồ Chí Minh đổi tên thành Khoa Lý luận Chính trị
Nhiệm vụ:

1. Giảng dạy các môn học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam cho sinh viên nhằm:
- Góp phần xác lập thế giới quan duy vật và nhân sinh quan cách mạng cho sinh viên. Đồng thời cung cấp phương pháp luận chung nhất để sinh viên tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo.
- Góp phần xây dựng niềm tin, lý tưởng và đạo đức cách mạng cho sinh viên. Làm cho sinh viên nắm được sự phát triển và thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đó mà có lòng tin vào Đảng, nổ lực học tập, rèn luyện để chuẩn bị “hành trang” góp phần vào công cuộc xây dựng , bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế

2. Phối hợp với phòng công tác chính trị, Đoàn và Hội sinh viên tiến hành công tác giáo dục đoàn viên và sinh viên về tư tưởng chính trị và đạo đức, phấn đấu trở thành sinh viên “ba tốt”

Phương pháp dạy học: theo học chế tín chỉ. Gắn lý luận với thực tiễn – kết hợp dạy lý thuyết trên lớp với thảo luận, thuyết trình, làm bài tập, tham quan, tự nghiên cứu, tự học .

Thua nám mặt, hàng loạt "dân CK" khóc thảm, đua nhau "thổi bong bóng"

"VN-Index sẽ vượt 600 điểm vào cuối quý 3/2013":
http://vietstock.vn/2013/06/vn-index...145-301962.htm

"VN-Index có thể đạt 570 – 580 vào cuối năm":
http://vietstock.vn/2013/06/vn-index...145-301299.htm

"Tổng giám đốc QLQ Manulife: TTCK tiếp tục tăng trưởng dù trong ngắn hạn có nhiều biến động":
http://vietstock.vn/2013/06/tong-gia...145-301421.htm

"Bùng nổ mạnh và đạt đỉnh 650 trong năm nay":
http://vietstock.vn/2013/06/bung-no-...145-301532.htm

------------------

Tôi chỉ hỏi 1 câu: "Dám ký Sinh tử Trạng không?"

Không đúng thì tự sát - tài chánh thôi, không cần mạng đâu.

Không đúng thì bán hết tài sản giúp kẻ nghèo.

Hay đặt cược thế này: "Nếu không đúng như vậy, tôi xin từ chức, đóng 10 tỷ đồng làm từ thiện".

Như vậy mới có weight, chứ nay lời nói không 1 chút giá trị nào, đúng thì la làng khoe mẻ, không đúng thì im re như biết bao nhiêu người trước đây.

Chỉ Bầu Đức mà thôi cũng nói sai hơn 10 lần về việc "BĐS hồi phục".

Còn CK lên giá thì ôi thôi, phải đếm tới con số mấy trăm người, nói cả ngàn lần, đều SAI BÉT.

Trong đó có các ông bà mặt bự, bụng phệ, trong HSBC, Standard Chartered, ANZ, WB, IMF, ADB.

Nay đám ngoại quốc này im re, vì dây thần kinh xấu hổ chưa bị liệt.

Nay từ đâu chui ra 1 đám lâu la vô danh tiểu tiện, ủa, tiểu tốt, như đám con nít ranh trên đây chạy ra thổi bong bóng cho TTCK.

------------------

Phùng mang trợn má thổi thế nào thì cũng không lên được, do ngoại quốc rút vốn sau khi Thông tư 2 bị dẹp, nay họ chạy mua USD ào ạt làm tăng giá chính thức lên cao nhất trong lịch sử.

Có thể sẽ bể tung trong vài tuần tới, USD chợ đen tăng vọt lên trên 22.000 VND.

VC sẽ tốn rất nhiều tỷ USD bán ra cứu giá, nhưng nếu capital flight (bay vốn) quá mau, mạnh, thì bán hết USD dự trữ cũng không đủ ép giá USD dưới 22K VND.

Chờ xem, tôi không rõ lắm tầm mức CAPITAL FLIGHT, chỉ biết rằng ĐANG xảy ra với mức độ vài trăm tỷ đồng/ngày.

Cả xứ nay đều là nạn nhân Việt Cộng, kể cả chính VC và con cháu họ

VN thực tế vẫn là 1 quốc gia bị chiếm đóng. Miền Nam thì khỏi nói rồi, bị miền Bắc chiếm.

Tuy nhiên, thua trận thì phải chịu nhục, coi như không gì tiếc nuối.

Dân miền Bắc mới là đau khổ tột cùng. Họ cũng đang bị Việt Cộng chiếm đóng đó thôi, nay họ khổ hơn thời Chị Dậu xa lắc xa lơ. Họ đóng góp rất nhiều cho "cách mạng", nay được cái gì?

----------------

Biết bao ông cựu Trung tá, Đại tá, do bị thất sủng nên về hưu phải khóc ròng khi trời trở lạnh, vết thương cũ đau nhức chịu không nổi, lại có khi bị thằng công an đáng tuổi cháu chắt lại đuổi nhà.

Cách đây 1, 2 năm tôi có coi 1 video trên YouTube, trong đó có ông thương binh miền Bắc vừa nói vừa chỉ cái chân, cái nạng, mà khóc ròng, vì chân đau quá, đi lại bất tiện, nhà lại quá nghèo không có gạo ăn mấy tháng.

Thương binh miền Nam còn có bà con giúp đỡ, VK giúp, v.v... chứ thương binh miền Bắc đa số còn nghèo khổ hơn. 1 số được nhận trợ cấp thì phải xin đủ loại giấy chứng nhận, bị ăn xén bớt, v.v...

Múi chanh vắt xong, VC đem bỏ, chứ để lại làm gì.

Số người này mới là đau khổ tột cùng, do họ bị chính các người họ từng phục vụ, hoặc chỉ huy, nay ngược đãi họ. Họ "chiến thắng" mà bị như vậy, thì càng đau khổ hơn dân miền Nam đúng là đánh thua giặc.

----------------

Cả xứ nay đều là nạn nhân Việt Cộng, kể cả chính VC và con cháu họ.

Thử hỏi, tướng Nhanh có gì để khoe thằng con trời đánh, trong khi 1 VK bình thường cũng có con cháu hơn xa thằng con mập ú lùn xịt của ông này, chỉ giỏi đem họa về nhà, ông Nhanh phải giải quyết biết bao nhiêu lần.

Ông Khải sung sướng gì, khi có thằng con sát nhân. Làm cha, mối đau khổ nhất là sinh ra thằng con trời không dung, đất không tha như vậy.

Ông Văn Tiến Dũng thì có bà vợ buôn xì ke, ông ta chết trong nhục nhã, ngay chính VC nay không muốn nhắc tới.

Ông NT Dũng có vui không, khi cả 3 đứa con đều bất tài vô dụng, không làm ra được 10 USD bằng chính tài năng họ, mà chỉ ôm chân ông ta kiếm sống, bỏ ra là chết.

----------------

Phe VC không sung sướng gì đâu, cho dù họ có tiền, có quyền.

Còn dân nghèo thì quá thê thảm rồi.

Monday, June 17, 2013

Những buổi truyền hình thời sự nào cũng sặc mùi của đảng

Toàn cảnh một buổi VTV1 tối 16-06-2013 là như thế này đây:
QH sẽ thảo luận vì dân để ra luật tránh tình trạng thu hồi đất tràn lan: cảm động quá, càng ngày đảng cộng sản Việt Nam (csvn) càng tốt hơn về trình độ nói phét, hãy vào báo Người cao tuổi, báo chính lề nói như chửi vào cái chính thể nhan nhản này đầy chuyện bất công cướp đất trắng trợn của dân.
Trả lời chất vấn của các bộ trưởng: VTV đã biến nghị trường thành chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, Đảng VTV đưa lên đài tất cả các câu trả lời mà lòng dân một nẻo ý đảng một nơi, phù phép để người xem thấy cái sự ưu việt của đảng trong cái chuyện minh bạch chính phủ. Cái chiêu “tôi hỏi bài ông mở sách trả lời” lại được xào nấu tiếp. Dân cứ thoải mái vào vê kép vê kép vê kép mà hỏi khi nào chán thì thôi.
Những câu hỏi “có hợp đồng” tất cả được thông qua, còn các câu hỏi nhức nhối thì không có. Ông phó thủ tướng Phúc trả lời đạt yêu cầu cho câu hỏi ĐB Trần du Lịch được 20% thỏa mãn không? Theo tôi chỉ được 10%, Câu này đụng nhiều tới cái ví của đảng đang cạn kiệt mà những chiêu thức giải ngân bây giờ là một hành động của một tên liều hết thuốc chữa. Ông Lịch hỏi rất đau, ông Phúc thì không biết rát, che mắt dân hoài.
Kỷ niệm 50 năm báo Giao thông ra số đầu tiên và đón nhận huy chương độc lập hạng ba. Ôi, đất nước 38 năm không ngày nào ngừng nghỉ cày xới con đường xưa, có những con đường từ thời Pháp giờ vẫn còn tốt, mà cộng sản thì dự án cải tạo cứ đè lên nhau theo ngày tháng và dày lên như túi tiền của cán bộ chúng ta. BOT cho quốc lộ nhiều chứng tỏcộng sản đã cạn kiệt, nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng, thu hồi bằng trạm thu phí vô tội vạ, và cuối cùng là... bàn giao cho nhà nước những cái con đường ổ trâu.
Huy chương độc lập hạng ba cho thành tích tuyên truyền... chưa chạy đã nát bươm.
Khốn nạn nhất là phút thứ 17 khi cô Hoài Anh tiếp tục, thú thật tôi thiện cảm với cô Anh nhất trong cái tổ tò vò group thời sự này, không phải là cô có cái giọng miền Nam nhỏ nhẹ, phong cách dễ ưa nhưng vì cái gì đó mà khác với những con người còn lại vậy thôi. 
Buổi chiều 16-6 nghe rất nhiều người dân đã bị cái cờ líp này phát tác... chất độc từ lúc “chào buổi sáng”, tôi chỉ biết nói cứng: “đừng nghe bọn độc quyền”, tôi vì bận chuyện không coi được nên tối này mới để tâm.
Thực ra thì họ cũng đúng thôi, “một mình toàn cõi giang sơn” đảng làm chi chẳng được. Với một chút để ý không cần chuyên môn kỹ thuật thôi ai cũng thấy một dàn dựng quá tồi tệ của ông Trần Bình Minh tử thủ vì đảng. Tội này ăn cho hết ông Minh ơi, ông Cù Vũ mà phát tang trong xà lim thì ông cũng không biết xấu hổ mà loan báo trên cái đài số 1 của ông rằng: “Ông Vũ chết vì bội thực”. Tội này ông gánh hay đảng gánh?
Camera tổ làm phim hình như chỉ có một cái máy quay chôn bằng bê tông nên chỉ quay được từ phía sau lưng ai đó giống ông Vũ thôi nên chỉ nghe thấy tiếng nói tù nhân mà không được thấy mặt.
Dân chưa nghe, chưa thấy ông Vũ nói. Cam đoan là như vậy.
Ông Vũ ở đây là ông Vũ cách đây mười mấy tháng?
Tờ báo đảng trong cờ líp là có ý gì?
Lần đầu tiên có một siêu thị sữa, bột, thức uống trong nhà tù cộng sản?
Người nhà Cù Huy Hà Vũ không được phép gặp ông trực tiếp từ tuần nay, sẽ không bao giờ đối chứng tình trạng ông Vũ trong cờ líp 16-6-2013 với tình trạng ông Vũ hiện giờ.
Những “trang mạng xã hội” vu cáo đảng là những trang nào thưa cô Hoài Anh, những tâm thư của ai đó gửi chủ tịch nước, tổng bí thư cũng đầy trên mạng không thấy các cô dẫn.
Một cờ líp bẩn thỉu nhất và cẩu thả nhất tôi đã từng được xem, ít ra thì lừa đảo cũng phải đáng đồng tiền bát gạo, khinh người xem đến thế là cùng.
Một lần nữa chúng tôi, những người xem ti vi, xem là để xem diễn hề, không bao giờ là những người mắc lừa, mong ông Minh dàn dựng tuồng cẩn thận, đừng nghĩ nơi đây là điểm hút chích ma túy hòng tàn phá tinh thần yêu nước mọi người. Đừng nghĩ một đảng độc quyền thì muốn cởi truồng lúc nào thì cởi.