Friday, July 27, 2012

Tràn ngập mực giả nhập từ Trung Quốc


Mực ăn giả đang được bán tràn lan tại nhiều nơi trên địa bàn Thừa Thiên - Huế với giá rẻ. Vì được làm giả nên mực này không có mùi như mực thông thường, đốt thì có mùi khét như polymer cháy...
Bày bán công khai
Tại chợ Đông Ba (TP.Huế) hiện có hàng chục sạp hàng bày bán loại mực giả này. Mực này trông giống như mực khô thật đã được xé và tẩm gia vị, có màu trắng hồng. Với giá chỉ từ 230.000 - 250.000 đồng/kg, bằng 1/3 so với giá mực khô thật, nên rất nhiều người mua.

Mặc dù hình thức giống như mực khô thật xé sẵn, nhưng mùi vị của loại mực này khác hẳn với mực khô thông thường. Khi đốt, mực này bị cháy đen và có mùi khét như mùi polymer cháy, chứ không có mùi của mực nướng thật; khi nhai cũng không dai như mực thông thường.

Theo quan sát của chúng tôi, tại chợ Đông Ba, loại mực này được đựng trong những bao nylon trong suốt để khách hàng dễ nhận thấy. Tất cả các loại mực này đều không có nhãn mác, xuất xứ và hạn sử dụng.

Thấy chúng tôi thắc mắc, một chủ quầy hàng cho biết, loại hàng hóa này được chị mua từ Quy Nhơn (Bình Định), nơi mực có giá rẻ hơn nhiều so với Thừa Thiên- Huế. Tuy nhiên, trên thực tế, ở Bình Định, loại mực được bán rẻ nhất là mực xà (hay còn được gọi là mực ma) hiện cũng có giá 150.000 đồng/kg loại tươi, nếu được phơi khô, tẩm gia vị thì giá sẽ cao hơn rất nhiều. Hơn nữa, mực xà có màu đen, khi nướng lên rất cứng, khó nhai và có vị hơi đắng, không giống đặc điểm của loại mực xé sẵn ở chợ Đông Ba.

Tuồn vào nhà hàng, quán ăn
Mực giả xuất xứ từ Trung Quốc được bán tràn lan tại chợ Đông Ba, TP.Huế.
Không chỉ chợ Đông Ba, tại nhiều chợ khác trên địa bàn Thừa Thiên- Huế, đặc biệt là các chợ vùng huyện, thị xã, loại mực xé này cũng được bán tràn lan. Nhiều tiểu thương bán loại mực này cho biết, khách mua loại hàng này chủ yếu là các chủ nhà hàng, quán ăn, họ mua để làm gỏi hoặc làm mồi nhậu bán cho khách.

"Loại mực này mua về có thể ăn ngay vì nó đã được chế biến và tẩm ướp gia vị nên rất được ưa chuộng" - một chủ quầy hàng bán loại mực này ở chợ Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) giải thích.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện có rất nhiều nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn TP.Huế và các huyện, thị xã sử dụng loại mực này làm mồi nhậu cho thực khách. Khi được hỏi, một số chủ nhà hàng, quán nhậu cho biết họ không rõ loại mực này là mực giả hay thật, chỉ biết nó có giá rẻ, lại được khách ưa chuộng nên mua về bán.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Diễn - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định, loại mực khô xé sẵn đang được bán trên địa bàn là mực giả có xuất xứ từ Trung Quốc.

Theo ông Diễn, Chi cục đã rất nhiều lần phối hợp với bộ phận quản lý thị trường tiến hành tiêu hủy loại mực này. "Xử lý nhiều rồi nhưng trên thị trường vẫn bán là do nó được nhập lậu" - ông Diễn cho biết.
(Theo Dân Việt)

VẤN ĐỀ KHÔNG PHẢI LÀ THIẾU VỐN, mà là LIQUIDITY TRAP, khi không ai chịu đầu tư mua bán cả.

Đứa con nít Cường Luxury cũng có làm ăn khá khiển, giỏi giang gì đâu. Đang chạy mượn 1200 tỉ nợ mới để trả nợ cũ, coi mòi cũng khó xong.

Nhà cất quá ít, không có economies of scale, giá thành rất mắc.

Bên sắt thép, xi măng, gạch đá cũng vậy, do làm ít nên giá thành cao, rồi bên cất nhà cũng bị tăng giá thành phẩm, đang khi bán ra thì không được do supply surplus, cung > cầu quá lớn, ép giá xuống thê thảm.

Vài tháng trước thì còn vào tình trạng ATC > P > AVC< tức là average total cost > Price > average variable cost. Miễn cưỡng còn làm được, nhưng nay thì P < AVC nên "càng làm càng lỗ", khi marginal cost còn lớn hơn giá bán ra, cho dù không tính bao nhiêu thứ khác như thuế, amortization, lãi suất, v.v...

Đây là tình trạng SHUTDOWN của nền KT.


Nay đã qua thời LOSS-MINIMIZATION, mà đang vào thời kỳ SHUTDOWN của nền KT.

Làm ăn muốn sống sót DÀI HẠN thì phải có lời, khi giá bán P > ATC, tức là lớn hơn tổng số vốn bỏ ra, như công sức người chủ, lãi suất, máy móc hư hại, v.v...

Cho dù tạm thời gặp khó khăn thì giá bán P cũng phải lớn hơn AVC, tức là giá vốn thành phẩm sản xuất trực tiếp, như lương công nhân, điện nước, nguyên nhiên vật liệu, KHÔNG tính các số vốn dài hạn như máy móc hư hại, v.v...


NGẮN hạn phải ít ra là huề vốn, cho dù DÀI HẠN là lỗ, thì nền KT mới miễn cưỡng bò ỳ ạch hoạt động.

Nay, do sản xuất ít, giá thành sản phẩm cao, bán lỗ, nền KT Việt Cộng đang SHUT DOWN hàng loạt, toàn diện.

CP Việt Cộng tung tiền vào, "mượn trước" cả 30 ngàn tỉ đồng định tung ra năm sau, tung ngay vào năm nay.

Nhưng để làm gì, vì VẤN ĐỀ KHÔNG PHẢI LÀ THIẾU VỐN, mà là LIQUIDITY TRAP, khi không ai chịu đầu tư mua bán cả.

Vì sao? Vì người ta MẤT TIN TƯỞNG, người ta LO SỢ bị CP tịch thu, hạch sách.

----------------------

Tiền đô la người ta bỏ trong ngân hàng, rút ra bán, liền BỊ BẮT, vu cho đủ thứ tội lỗi làm như vừa giết người.

Vàng người ta có, cho dù mua của Thái, Lào, hiệu gì, thì kệ cha kệ mẹ, kệ ông bà ông vãi, kệ ông tiên sư bố, người ta, mắc cớ gì thằng Bình mục ruồi, thằng ma cô Dũng, ngày nào cũng kiếm cách, kiếm cớ, tịch thu, cấm cản người ta mua bán?

CHÍNH VÌ CÁC BIỆN PHÁP CỰC KỲ, TỐI ĐA, TUYỆT THẾ NGU XUẨN, NGU SI ĐẦN ĐỘN NÀY của giới lãnh đạo Việt Cộng mà người ta khư khư giữ tiền, không mua, không làm ăn, đầu tư đã đành, mà còn có việc "ai chạy được thì chạy", đóng cửa, SHUT DOWN, cho dù còn có lời nhẹ.

NHƯNG đa số là bỏ chạy, vì thấy tương lai không khá, không biết bị tịch thu hết tiền khi nào, vì sợ lỗ, hoặc ĐANG lỗ cho dù chỉ tính chi phí trực tiếp, ngắn hạn.

Tội là tội cho dân đen không biết gì, tự nhiên mang họa cả xứ!

TS Vũ Bằng: 3 nguyên nhân khiến TTCK sụt giảm thời gian qua (Another PhD... there are so many)

12 năm qua, huy động vốn qua TTCK được 700 nghìn tỷ đồng, thị trường chứng khoán đã và đang là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh ngân hàng khó khăn.
Đầu tư chứng khoán là một loại hình đầu tư đòi hỏi kiến thức phức tạp bậc nhất trong số các loại hình đầu tư. Thế nhưng, trong 12 năm qua, đã không ít lần thị trường chứng khoán Việt Nam đã vô tình bị biến thành một trò chơi mang đầy tính may rủi.
Nhất là khi giá cổ phiếu cứ tăng liên tục, thoát ly hoàn toàn khỏi hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết thì thị trường chứng khoán - vốn là một định chế tài chính cao cấp bậc nhất của kinh tế thị trường, đã bị biến thành một sòng bạc thực sự với phần lớn những người chơi không có nhiều kiến thức về chứng khoán.
Quanh sự kiện 12 năm phát triển của thị trường chứng khoán, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS.Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Là cơ quan quản lý trực tiếp thị trường chứng khoán, ông cảm thấy thế nào về những định kiến “sòng bạc” mà nhiều người gán cho thị trường chứng khoán Việt Nam?
12 năm qua, huy động vốn qua thị trường chứng khoán được 700 nghìn tỷ đồng, thị trường chứng khoán đã và đang là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh ngân hàng khó khăn.
Kết quả này đã giúp thanh minh cho chứng khoán khỏi tiếng bị coi là “sòng bạc, nơi hoạt động của người giàu”.
Thị trường chứng khoán tuy hoạt động 12 năm nhưng vẫn là ngành kinh doanh mới, chứa đựng nhiều khó khăn, rủi ro. 12 năm nhìn lại, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thực sự có sự trưởng thành sau khi nỗ lực vượt qua nhiều gian khó, qua đó đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
Đáng kể nhất là đảm bảo thị trường vận hành an toàn, ổn định ngay trong những thời điểm khó khăn nhất, điều mà không phải thị trường non trẻ nào cũng đạt được.

Bằng chứng nào để chứng minh điều ông nói là đúng?
Sự trưởng thành của thị trường được thể hiện sinh động qua nhiều con số. So với cách đây 12 năm, quy mô thị trường hiện tăng trên 50 lần, vốn hoá năm đầu tiên dưới 1% GDP, nhưng cuối năm 2011 đạt gần 27%.
Khối lượng giao dịch cũng tăng 30- 40 lần so với năm đầu tiên giao dịch. Công ty niêm yết trong năm đầu tiên thị trường hoạt động chỉ hơn 10 doanh nghiệp, nay tăng lên gần 800 doanh nghiệp.
Huy động vốn thực sự là điểm đáng chú ý hơn cả, với gần 700.000 tỷ đồng huy động cho nền kinh tế qua 12 năm, đỉnh cao là năm 2007 đạt 127.000 tỷ đồng. Luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có thời điểm cao nhất lên đến 12 tỷ USD, nay khoảng 6,7 tỷ USD, góp phần cân bằng cán cân thanh toán, cũng như gia tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam trong con mắt nhà đầu tư quốc tế.
Các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã có những bước phát triển về quy mô, mạng lưới công nghệ và trở thành một tổ chức trung gian phục vụ cho hoạt động tư vấn, cổ phần hóa kết nối cung cầu trên thị trường chứng khoán.
Về số lượng tài khoản nhà đầu tư cũng ngày một gia tăng, khi mới có thị trường chứng khoán chỉ có khoảng 3.000 tài khoản, nhưng đến hiện nay đã có 1,2 triệu tài khoản. Lượng vốn huy động qua thị trường, đặc biệt là từ khối nhà đầu tư nước ngoài đến nay danh mục của khối này khoảng 8 tỷ USD.
Các tổ chức thị trường như Sở, Trung tâm Lưu ký cũng ngày càng phát triển, công nghệ thông tin đã được cải thiện, nhiều dịch vụ, nghiệp vụ, sản phẩm mới cũng đã được triển khai đảm bảo cho hoạt động thị trường được thông suốt, không xảy ra đổ vỡ. Khung pháp lý cho thị trường cũng ngày càng được hoàn thiện và từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế.
Kết quả này có được là bởi ngay từ đầu thị trường chứng khoán đã có cơ quan quản lý, có hệ thống luật pháp điều chỉnh tương đối đồng bộ và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ. Trong đó, có sự đóng góp quan trọng của nhà đầu tư, họ đã bền bỉ tham gia thị trường ngay vào những thời điểm khó khăn nhất.

Trên bình diện vĩ mô, các điểm sáng về kinh tế như lạm phát, lãi suất giảm,... cho thấy những triển vọng tích cực nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn theo xu hướng giảm với cầu yếu và thanh khoản thấp. Chẳng nhẽ, thị trường chứng khoán lại vô cảm với những tín hiệu tích cực đó sao, thưa ông?
Trong 5 tháng đầu năm 2012, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự hồi phục với khoảng 20%. Tuy nhiên, thời gian gần đây thị trường hoạt động tương đối cầm chừng, thanh khoản sụt giảm. Theo tôi, xuất phát từ 3 nguyên nhân chính.
Thứ nhất, mặc dù kinh tế vĩ mô đã có nhiều cải thiện hơn, ngay báo cáo Chính phủ cũng đã đề cập là kinh tế Việt Nam đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất, lạm phát giảm, thanh khoản ngân hàng có sự cải thiện, lãi suất có xu hướng giảm, dự trữ ngoại tệ tăng lên. Đó chỉ là những mặt tích cực. Nhìn chung, kinh tế vĩ mô cũng còn rất nhiều khó khăn.
Trong khi đó, diễn biến thị trường chứng khoán còn phụ thuộc rất lớn vào thực trạng hoạt động của doanh nghiệp và dòng tiền.
Thực trạng doanh nghiệp lại cho thấy doanh nghiệp hiện vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề hàng tồn kho, nợ xấu, đầu ra cho doanh nghiệp; chi phí lãi vay tăng; số lượng doanh nghiệp niêm yết thua lỗ tăng hơn trước (cuối năm 2011 có 72 công ty thua lỗ, quý I-2012 là 113 công ty và quý 2 dự báo số lượng này sẽ tăng lên), hơn 60 công ty chứng khoán thua lỗ.
Con số trên cho thấy nền tảng doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn hơn là thời điểm trước.

Thứ hai, tình hình quốc tế cũng đã tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đầu năm 2012 thì vấn đề nợ châu Âu rất căng thẳng và đến tháng 6 này tiếp tục căng thẳng; dự báo tăng trưởng toàn cầu cũng giảm; các chỉ số niềm tin, sản xuất tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều sụt giảm;...
Diễn biến đó khiến cho dòng tiền cũng có sự điều chỉnh. Dòng tiền đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng qua thấp hơn nhiều nếu so với con số của năm 2011 (năm 2011 có 240 triệu USD, 2010 là 1 tỷ USD, trong khi 6 tháng khoảng 50-60 triệu USD).
Trong tháng 5 thì dòng tiền lại có xu hướng rút ra. Rõ ràng, khi kinh tế châu Âu và toàn cầu có khó khăn thì tái cơ cấu lại danh mục đầu tư xảy ra và dòng tiền có sự điều chỉnh, ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Gần đây thị trường không tăng mạnh như những tháng đầu năm mà có xu hướng giảm, đi ngang. Điều này cũng là phù hợp với thực tế đang diễn ra.
Thứ ba, lãi suất tuy giảm nhưng tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn, tín dụng ra 6 tháng đầu năm ở mức thấp nên dòng tiền cho thị trường cũng còn những điểm hạn chế. Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp cho vấn đề này nhưng các giải pháp cũng cần phải có thời gian.
Các biện pháp hỗ trợ thị trường cũng đã được đưa ra như xây dựng chỉ số, kéo dài thời gian giao dịch, đưa lệnh thị trường vào, tính toán điều chỉnh biên độ để cải thiện thanh khoản. Tuy nhiên, những biện pháp đó chỉ mang tính nghiệp vụ, kỹ thuật thôi còn cái chính vẫn là nền tảng kinh tế vĩ mô.
Góc độ Bộ Tài chính cũng đã triển khai quyết liệt Nghị quyết 13 của Chính phủ như cải thiện đầu tư công, các chính sách thuế tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Góc độ ngân hàng thì Ngân hàng Nhà nước đã có điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt hơn nhằm cải thiện thanh khoản, tín dụng ngân hàng cũng như tập trung vào tái cấu trúc ngân hàng để xử lý nợ xấu, khi xử lý được nợ xấu thì doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tốt hơn và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Những biện pháp hỗ trợ từ vĩ mô cùng các giải pháp kỹ thuật, nghiệp vụ, sản phẩm mới đã được đưa ra như: giao dịch ký quỹ, kéo dài thời gian giao dịch,... nhưng dòng tiền vào thị trường chứng khoán vẫn rất yếu. Phải chăng liều lượng các giải pháp chưa đủ?
Trước đây, nhiều ý kiến đã cho rằng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần thiết phải áp dụng các nghiệp vụ, sản phẩm mới như đã nêu để thị trường phát triển mạnh hơn nhưng nay khi ban hành thị trường chứng khoán vẫn gặp nhiều khó khăn.
Tôi cho rằng, đây chỉ là các biện pháp nghiệp vụ để cải thiện thanh khoản còn sự phát triển của thị trường chứng khoán dựa trên hai nền tảng: doanh nghiệp và dòng tiền mà dòng tiền thực chất là cung cầu. Mà hai yếu tố này còn nhiều những khó khăn như đã nêu trên. Với nền tảng như vậy nên dù có tin tốt cũng khó cải thiện.
Định hướng trong thời gian tới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trình Bộ Tài chính, Chính phủ ban hành chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020 và cũng đã xây dựng tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm trình Bộ Chính trị, Chính phủ và sắp tới sẽ ban hành. Định hướng dài hạn thời gian tới là tập trung vào tái cấu trúc 4 trụ cột: hàng hóa, nhà đầu tư, công ty chứng khoán, các sở giao dịch chứng khoán.

Thursday, July 26, 2012

Do you understand ?

Guided by its pioneering aspiration as well as sustainable development and investment strategy, with a focus on real estate and tourism, VINGROUP strives to become the leading multisectoral business group in Vietnam and in the region, a desire to establish the Company as a brand name of international stature


..... ?????????????

Source: http://www.vingroup.net/en-US/Home/default.aspx

Tự do cho Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anhbasaigon

"Dù bị giam giữ trong ngục tối, phải chịu biết bao đọa đày, Điếu Cày vẫn giữ vững ý chí kiên cường sắt thép, quyết không đầu hàng bạo quyền. Anh em, bạn bè hãy tiếp tục nỗ lực và vững tin vào con đường đã chọn... Khi phiên tòa diễn ra, anh em, bạn bè, người thân và những ai quan tâm... nếu có điều kiện đến tham dự phiên tòa hãy cùng mặc đồ đen." - Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

"Các em thân mến, ngục tù không làm chị nản lòng, khổ đau không làm các em chậm chân bước. Sức mạnh của chúng ta là sự thật, là tình thương, là công lý. Chưa bao giờ chị hoảng sợ khi đối diện với sự gian tà và giả dối, chị luôn nhìn thấy Chúa mỉm cười gọi chị bước đi..." - Tạ Phong Tần (thư gửi Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vi và Trịnh Kim Tiến)

Rốt cuộc vẫn là xương máu của dân đen

Tôi chưa một lần nào có cơ hội xuống đường biểu tình chống Trung Quốc trong mùa hè năm 2012 này. Lần duy nhất tôi dự định có mặt cùng mọi người vào ngày 01/07/2012 tại công viên 30/4 thì lại bị cưỡng chế, ép buộc phải về nhà, vậy là đành biểu tình một mình tại gia.

Có nhiều người gọi và hỏi tôi rằng khi bị trấn áp có sợ không? Tôi chỉ mỉm cười mà trong lòng nặng trĩu. Tôi sợ chứ, nhưng điều mà tôi sợ không phải là sự đàn áp, bắt bớ, mà tôi sợ chính lương tâm của con người, chính những người được gọi là đồng bào tôi, họ chỉ tay vào mặt tôi và nói “bắt lấy nó”, cứ như thể con thú nhìn thấy con mồi, hay kẻ thù nhìn thấy nhau, sợ cái nụ cười hả hê của những kẻ xâm lược trước những cảnh tượng đầy chua xót, đau đớn của một dân tộc.
Hoàn cảnh không cho phép, phải giải quyết công việc của gia đình, tôi không thể tham gia biểu tình chống sự xâm lấn, cướp bóc của lũ giặc Tàu thâm hiểm. Một phần, tôi không tham gia còn vì tôi cảm thấy rất buồn, buồn trước những màn đấu tố, buồn trước những lời nói độc địa, trước những sự xúc phạm, mạt sát lẫn nhau của người dân sinh ra và lớn lên trong cùng một đất nước, cùng một nguồn cội. Tại sao chứ? Tại sao điều đó lại có thể xảy ra trong một dân tộc anh hùng, 4000 năm lịch sử, một đất nước có truyền thống yêu nước thương nòi? Tại sao lại ngăn cấm người ta nói rằng người ta yêu nước? Không cho người ta nói tiếng nói chống ngoại xâm? Tại sao lại bắt người ta phải yêu nước theo cách của riêng mình? Tại sao lại miệt thị những người chống Trung Quốc? Rồi thì tại sao lại nói những người không tham gia biểu tình là những người không yêu nước?... Tất cả mâu thuẫn cũng chỉ xuất phát từ một câu “ Đã có Đảng và Nhà nước lo”.
Tôi từng đọc một bài viết cùng tên “Đã có Đảng và Nhà nước lo” của một người bạn đã từng tham gia biểu tình trong năm 2011. Trong bài có một đoạn viết: “Chuyện Nhà nước lo về chủ quyền quốc gia và chuyện công dân đi biểu tình là hai chuyện khác nhau, không mâu thuẫn với nhau và không triệt tiêu lẫn nhau. Vì vậy chuyện Nhà nước lo không có nghĩa là công dân không được lo, càng không có nghĩa là công dân không được biểu tình. Và chuyện công dân đi biểu tình không có nghĩa là họ không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước như nhiều người ngụy biện”. Vậy tại sao lại ngăn cản người dân lên tiếng trước những phẫn uất về sự bành trướng của kẻ thù?
Trung Quốc ngang nhiên tiến hành khánh thành thành phố “Tam Sa“ trên lãnh hải của Việt Nam. Đảng và Nhà nước đang lo ra sao? Trong khi Tổng thống Philippines ông Benigno Aquino – lên tiếng nhấn mạnh :
- "This is not about picking a fight. This is not about bullying. This is about attaining peace. This is about our capability to defend ourselves" Đây không phải là lúc nói về một cuộc chiến. Đây không phải là lúc nói về sự bắt nạt. Đây là lúc nói về việc đạt được hòa bình. Đây là lúc nhình nhận khả năng của chúng ta để bảo vệ chính mình.
- "But if someone entered your yard (territory) and told you he owned it, would you agree? Would it be right to give away that which is rightfully ours?". Nhưng nếu có ai đó vào sân nhà anh và nói với anh rằng đó là của sân của họ thì anh có đồng ý không? Nếu chúng ta từ bỏ những gì lẽ ra thuộc về chúng ta liệu có đúng không?
- "I do not think it exccessive to ask our right be respected, just as we respect their rights as a fellow nation in a world we need to share".
Tôi không nghĩ rằng có gì quá đáng khi yêu cầu quyền của chúng tôi phải được tôn trọng, cũng như chúng tôi tôn trọng quyền của họ với vị thế là một quốc gia láng giềng trong một thế giới mà chúng ta cần chia sẻ.
Trước vấn đề biên giới, lãnh thổ quan trọng của cả quốc gia, thì Việt Nam chỉ có lãnh đạo của hai tình Khánh Hoà và Đà Nẵng lên tiếng phản đối về hành vi ngạo ngược của Trung Quốc.
Đáng lý ra lúc này nên phơi bày sự bành trướng ngày càng ngang nhiên của Trung Quốc ra để mọi người dân đều thấy rõ bộ mặt của quân cướp bóc. Khi mà những dãy phố " lạ" với những biển hiệu chữ Tàu mọc lên khắp nơi trên mảnh đất Việt; khi mà những phòng khám Trung Quốc ở Việt Nam xuất hiện trên mặt báo cùng với những cáii chết khó hiểu, kỳ lạ của người dân Việt Nam; khi mà những công ty do người Trung Quốc mở đang ngày đêm bóc lột công sức lao động của công nhân Việt với mức lương rẻ mạt...Còn rất nhiều thứ để họ phải lo hơn là họ đấu tố, phát hiện và ngăn chặn những người nói lên tiếng nói chủ quyền dân tộc?
Nếu giả dụ, thực sự có một cuộc chiến nổ ra thì sẽ ra sao đây? Đúng vậy. “Xét về mặt lịch sử, chưa từng có thắng lợi nào của Đảng và Nhà nước mà không phải trả giá bằng máu và nước mắt của nhân dân.” Rốt cuộc cũng chỉ là xương máu của dân đen phải đổ xuống, nhưng họ vẫn không cho người dân được quyền nói.
Đọc trên báo điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 13/06/2011 đăng bài về những trường hợp được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến tôi càng thấy rõ được điều này. Nhưng tôi không hiểu rốt cuộc rồi đây, xương máu của nhân dân đổi lại được điều gì? Độc lập toàn vẹn dân tộc, tự do, hạnh phúc hay là quyền lợi cho một nhóm người?

Các Blogger CLB Nhà Báo Tự Do sẽ bị ‘xử kín’ vào ngày 07/08/2012

Theo tin từ gia đình, cả ba blogger thuộc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do là anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Phan Thanh Hải (AnhBaSG), chị Tạ Phong Tần (Công Lý Sự Thật) sẽ bị đưa ra xét xử phiên sơ thẩm vào 08 giờ sáng ngày 07/08/2012. Theo thông báo của tòa, cả ba Blogger sẽ bị xử kín trong phiên sơ thẩm sắp tới tại Toà án nhân dân TP.HCM

Văn phòng luật sư Hà Huy Sơn đã nhận được bản cáo trạng mới và quyết định mở phiên tòa do Tòa án Nhân dân TP. HCM gửi đến. 
Trong quyết định đưa vụ án ra xét xử gửi đến VP Luật sư Hà Huy Sơn hôm 24/07/2012, Tòa án Nhân dân TP. HCM ghi rõ “Thành phần tham gia không có người làm chứng, không có người thân”. Như vậy, thực chất đây sẽ là một phiên tòa xử kín nhằm thực hiện dã tâm bỏ tù những Blogger yêu nước. 
Xin được nhắc lại, trong buổi thăm nuôi hôm 3/7 với gia đình, Blogger Điếu Cày đã gửi ra lời nhắn: Khi phiên tòa diễn ra, Điếu Cày mong muốn những anh em, bạn bè, người thân và những ai quan tâm... nếu có điều kiện đến tham dự phiên tòa hãy cùng mặc đồ đen. Đồng thời, anh cũng nhắn gửi đến anh em, bạn bè hãy tiếp tục nỗ lực và vững tin vào con đường đã chọn, "Tôi bây giờ chỉ ăn no ngủ kỹ, mọi người cứ vững tin và không phải lo lắng" . 
Quyết định xử kín có lẽ là hành động nhằm ngăn chặn những người ủng hộ đến theo dõi phiên tòa. 
Cả ba Blogger cùng bị cáo buộc tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN VN”, khoản 2 điều 88, với khung hình phạt nặng nề từ 10 đến 20 năm tù giam. 
So với bản cáo trạng cũ, bản cáo trạng mới của Viện kiểm sát không có sự thay đổi nhiều về nội dung. Bản cáo trạng mới đề ngày 19/07/2012, việc thay đổi ngày tháng trong cáo trạng nhằm mục đích đối phó và che đậy việc quá hạn xét xử. 
Trong cáo trạng mới, Viện Kiểm Sát đã bỏ qua chi tiết “biểu tình chống Trung Quốc” của CLB Nhà Báo Tự Do. 
Trước đó, hôm 16/07/2012, linh mục Lê Ngọc Thanh thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đã nhận được tin nhắn ẩn danh có nội dung: “Kính gởi cha Lê Ngọc Thanh! Sáng ngày 7-8 xét xử vụ Tạ Phong Tần. Xin cha thông cảm đừng liên lạc lại…” 
Sang đến ngày 18/07/2012, Thẩm phán Vũ Phi Long của Tòa án Nhân dân Tp Hồ Chí Minh đã gửi thông báo về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung mà không giải thích lý do. Thực chất đây là biện pháp nhằm mục đích câu giờ. 
Cho đến nay, phiên xử các Blogger CLB Nhà Báo Tự Do đã rất nhiều lần bị trì hoãn. 
Blogger Điếu Cày, tức nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, bị xử 3 năm tù về tội danh "trốn thuế" sau khi có các hoạt động biểu tình và viết bài phản đối Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. 
Tháng 10 năm 2010, Điếu Cày mãn hạn tù, nhưng anh bị cơ quan CA bắt lại để truy tố về tội "tuyên truyền chống phá nhà nước". Cơ quan CA Việt Nam cũng tiếp tục bắt bớ hai Blogger Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần để điều tra về CLB Nhà Báo Tự Do 
Trường hợp của blogger Điếu Cày và các thành viên CLB Nhà Báo Tự Do đã khiến quốc tế và các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên án mạnh mẽ về việc chính phủ Việt Nam gia tăng đàn áp những tiếng nói đối lập. 
Trong thông cáo báo chí do Nhà Trắng phổ biến vào ngày 3 tháng 5 vừa qua, tổng thống Mĩ Barack Obama đã nhắc đến trường hợp của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Trong chuyến thăm Việt Nam hôm 10/07, Ngoại trưởng Mĩ Hillary Clinton cũng phát biểu: “Chúng tôi lo ngại về hạn chế tự do ngôn luận trên mạng và phiên xử sắp tới với những người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do” 
Một số thông tin được tiết lộ từ Công an và Tòa án nói rằng, các thành viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự do có thể sẽ phải chịu những bản án rất nặng nề, với mức án tù giam có thể từ 12 đến 14 năm.

'Nhiễm độc Trung Quốc' từ những dụng cụ trên bàn ăn

Có không ít người Sài Gòn mỗi lần vào quán là cẩn thận với lấy khăn giấy hoặc khăn vải trên bàn ăn để lau đũa, lau muỗng.

Một góc quán ăn ở Sài Gòn. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)
Họ cứ lau đi lau lại cả chục lần với hy vọng là đôi đũa và cái muỗng được sạch hơn, rồi có người cũng dùng khăn giấy lau đi lau lại cái mặt bàn cũng với hy vọng được an toàn hơn.
Bây giờ chúng ta thử coi cái muỗng và đôi đũa của đa số các quán ăn được “xử lý” ra sao.
Bỏ qua chuyện nơi rửa chén của các quán nằm cạnh nhà vệ sinh hay miệng cống thoát nước đầy chuột và gián, chỉ cần để ý đến loại nước rửa chén được bán với giá khoảng 5,000 VNÐ/lít, hàng ngày người ta thấy người bỏ mối nước rửa chén giá rẻ chở những can 20 lít, 10 lít chạy vòng vèo khắp các quán ăn.
Tất nhiên, cũng có người cảnh báo về thứ nước rửa chén có chung một chợ đầu mối hóa chất Kim Biên. Với công thức nước cộng với hóa chất, phẩm màu và hương liệu có xuất xứ Trung Quốc hô biến ra thứ nước được dùng làm sạch cái tô, đũa, muỗng.
Thứ nước tẩy rửa này còn độc hại hơn cả các chất dơ dính trên các dụng cụ ăn uống. Nhưng anh T, một người vừa là chủ vừa là người giao hàng nước rửa chén giá rẻ nói: “Hóa chất Trung Quốc rẻ thì dù có độc hại thì đã sao? Mấy ông một ngày giỏi lắm xài mấy cái tô mấy đôi đũa thì nhằm gì, tôi một ngày pha chế mấy trăm lít, hít đầy phổi còn chưa nói. Không xài thứ đồ này thì lấy gì xài, vẽ chuyện.”
Chuyện thứ hai đáng chú ý trên một bàn ăn là chuyện cây tăm xỉa răng. Một nhân viên ngành ngân hàng kể: “Nhóm bạn tụi em có thỏa thuận với nhau rằng: nếu ai phát hiện ở Sài Gòn-Chợ Lớn có quán nào lạ là kéo nhau đến ăn để gọi là tường tận món ngon thế gian. Trong nhóm có nhỏ bạn cứ vào quán là lấy giấy ra lau cái hủ tăm xỉa răng giống như một dạng bệnh, cả nhóm khuyên nó là nên đem theo tăm xỉa răng chớ đừng dùng tăm xỉa răng của quán. Nó nói: Chẳng qua là mình lau để chứng minh cho các bạn thấy không chỉ tăm ngâm hóa chất độc hại mà đến cái hủ tăm xỉa răng là thứ dơ nhất, mình cá là có khi cả năm chẳng quán hàng nào đem cái hủ đựng tăm đi rửa, mà nếu có rửa cũng xài hóa chất chết người Trung Quốc.”
Từ câu chuyện này, nhiều người bỗng nhớ đến câu chuyện về cây tăm ở Sài Gòn. Người có tuổi trung niên thì kể về loại tăm làm bằng gỗ thông, được đựng trong hộp và được một số xí nghiệp làm tăm xỉa răng khá nổi tiếng ở Sài Gòn trước đây sản xuất. Người già thì nhắc về một loại tăm xỉa răng được mỗi gia đình tự tay chẻ ra từ những miếng gỗ tre rồi đem luộc với nước muối pha loãng và đem phơi nắng.
Ngày nay không còn thấy các loại tăm đó nữa ở Sài Gòn dù thói quen xỉa răng bằng tăm sau khi ăn vẫn phổ biến. Ở các quán ăn Sài Gòn ngày nay, có trời mới biết các loại tăm được sản xuất với qui trình vệ sinh nào mà chỉ biết chắc chắn từng cây tăm được bỏ mối vào các tiệm quán đều được tẩm thuốc chống mốc, thuốc tẩy trắng và các hóa chất tạo mùi giá rẻ từ Trung quốc.
Một chuyện đáng trớ trêu nữa là cây tăm dùng trong gia đình được bày bán ở các siêu thị, cửa hàng thường khiến cho nhiều người tin rằng an toàn hơn tăm của hàng quán, nhưng thật ra không phải vậy.
Con số thống kê gần đây nhất cho biết chỉ trong 6 tháng đầu năm lượng tăm tre nhọn hai đầu từ Trung Quốc nhập khẩu về Sài Gòn đã hơn ba trăm tấn, và để đánh lừa người tiêu dùng đa số tăm xỉa răng này đều thay đổi nhãn mác từ made in China sang sản xuất tại Việt Nam.
Như vậy có thể thấy cả tăm tre dùng trong mỗi gia đình người Việt và tăm tre ở hàng quán đều chắc chắn ngâm tẩm chung những thứ hóa chất, ở mức sơ đẳng ai cũng biết độc hại trừ các cơ quan kiểm định của chế độ cầm quyền Hà Nội.
Ông giáo chức hưu trí nói: “Bỏ qua cái chuyện đại sự mất biển, mất cá, mất dầu vì Trung Quốc thì chỉ cái chuyện từ từ mất mạng vì ba cái thứ nước tẩy rửa này, nghĩ dân tình mình sao mà dễ chịu chết quá cỡ.”

Một quán cơm tấm, món ăn phổ biến ở Sài Gòn. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)
Một đặc trưng dễ thấy nhất của vẻ ngoài phồn thịnh Sài Gòn là quán ăn. Sài Gòn ăn ngày ăn đêm, quán mặt đường, quán hẻm nhỏ, ăn xe đẩy, ăn hàng gánh, quán sân vườn, quán sân thượng...
Báo chí lề phải, lề trái đã có vô số bài viết về sự độc hại có nguồn gốc từ những nguyên liệu thực phẩm sử dụng các loại hóa chất tăng trưởng và bảo quản... có xuất xứ nhập chui, hoặc nhập chính ngạch từ Trung Quốc, nhưng vẫn còn một góc mà từ lâu Trung Quốc đã xâm chiếm và đầu độc thấy ít ai nói tới đó là: những thứ dụng cụ bình thường đang bày trong phạm vi của một cái bàn của quán ăn như tô, chén, đũa, muỗng nước chấm, tương ớt, khăn giấy và thứ sau cùng là tăm xỉa răng.

Tuesday, July 24, 2012

Việt Kiều Nguyễn Thanh Hà ở Philadelphia




Nguồn tin :  http://www.tienphongonline.com.vn/




Ẩm thực đường phố Sài Gòn trong top đầu thế giới (again... ya ya ya)

Trang web chuyên về du lịch và lữ hành VirtualTourist.com mới đây đã lựa chọn danh sách 10 thành phố có thức ăn đường phố tuyệt vời nhất thế giới. Tp.HCM của Việt Nam đứng ở vị trí số 6 trong danh sách này.
Trong bản danh sách được hãng tin Reuters giới thiệu, bên cạnh Tp.HCM còn có sự góp mặt của các thành phố Bangkok của Thái Lan ở vị trí số 1, tiếp theo là Singapore (số 2), Penang của Malaysia (số 3), Marrakech của Morocco (số 4), Palermo của Sicily (số 5), Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ (số 7), Mexico City của Mexico (số 8), Brussesls của Bỉ (số 9), và Beachside Ceviche in Ambergris Caye của Belize (số 10).
Theo đánh giá của VirtualTourist, cũng giống như ở các thành phố Đông Nam Á khác góp mặt trong danh sách nói trên, thức ăn đường phố ở Sài Gòn là sự pha trộn giữa các nền văn hóa khác nhau, trong đó có sự hòa quyện giữa phong cách ẩm thực Pháp từ thời thuộc địa với các loại gia vị và thành phần bản xứ.
Ngoài những món ăn Việt không thể bỏ qua như phở và bánh mì, du khách đến với ẩm thực đường phố Tp.HCM được khuyến nghị nên nếm thử các món gồm cơm tấm, bò cuộn lá lốt và nem rán.
Một thành viên của VirtualTourist cho biết, cho dù bạn chọn món cơm tấm nào, thì bạn luôn được phục vụ với nước mắm. Hương vị của nước mắm khác nhau ở mỗi tiệm cơm tấm khác nhau, và đây chính là yếu tố để quyết định thực khách có quay lại tiệm thêm lần nữa.
Hai địa chỉ mà Virtual Tourist đưa ra cho du khách muốn thưởng thức ẩm thực đường phố Sài Gòn là chợ Bến Thành và chợ Bình Tây.
Tuy nhiên, VirtualTourist cũng khuyến cao rằng, các quy định về vệ sinh thức ăn đường phố ở Việt Nam vẫn chưa được tuân thủ chặt chẽ, nên thực khách nên cẩn thận và nên chọn những cửa hàng đã nổi tiếng và đông khách để ghé vào.

Gió Nghịch Mùa - Tập 9


Nations và cờ


Hay lời giải thích về cái hình vẽ lá cờ theo khuôn mẫu Union Jack. Chữ “nation” trong cái tựa đề được giữ nguyên trạng tiếng Anh vì một lý do rất đơn giản: không tìm thấy một từ tương đương nào trong tiếng Việt diễn tả đúng nội hàm của những vấn đề được bàn tới dưới đây. Trong tiếng Việt, chữ “nation” có khi được dịch là “dân tộc” có khi được dịch là “quốc gia”, cả hai đều có nguồn gốc từ Nhật Bản trong cố gắng chuyển tải tư duy chính trị phương Tây sang không gian Hán ngữ hồi cuối thể kỷ XIX. Cả hai chữ “dân tộc” và “quốc gia” trong tiếng Việt đều không chuyển tải ý nghĩa của “nation” khi xét đến các cộng đồng văn hóa và lịch sử cấu thành quốc gia Việt Nam hiện đại. Một cụm từ khác được dùng ở phần cuối để thay thế.

Trong một buổi trà dư tửu hậu nào đó lâu rồi ở nhà một người bạn bên Bình Thạnh, có cô bạn từng du học ở Mỹ về thắc mắc, là cô không hiểu tại sao các bạn trẻ gốc Việt ở Mỹ vẫn tôn vinh lá cờ vàng ba sọc đỏ. Theo cô, đây là lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa, một chính thể đã không còn tồn tại nữa. Tôi đã cố gắng, và thất bại, trong việc giải thích cho cô bạn hiểu về tính biểu tượng của những giá trị lịch sử có tính căn cước của nó. Đó là lá cờ của một “nation”, tôi nói.

Không hiểu khái niệm “nation” thì rất khó có thể hiểu được sự tồn tại của một lá cờ khi lá cờ này lại từng đại diện cho một nhà nước mà nay đã tiêu vong.

Cho đến thời điểm này, tư duy chính trị Việt Nam vẫn bị giam hãm trong khuôn thước của mô hình quốc gia-nhà nước (nation-state), một mô hình chúng ta đã học được một thế kỷ trước từ bên ngoài và nay đã trở nên phản động và lỗi thời. Trong thời hiện đại, mô hình quốc gia-nhà nước đã đóng vai trò nền tảng của việc thiết lập một trật tự chính trị thế giới mới, trong đó mỗi quốc gia-nhà nước là một thực thể bình đẳng với các quốc gia-nhà nước khác. Cuộc đấu tranh giành độc lập của các quốc gia thuộc địa giữa thế XX đặt trên cơ sở tư duy của mô hình này. Nó cổ xúy một khái niệm nhất thống về “quốc gia” (hay dân tộc), đặt trên nền tảng của một sắc tộc hay cộng đồng dân chính nào đó. Trong trường hợp Việt Nam khái niệm “quốc gia” (hay dân tộc) này được đặt trên cơ sở của cái mà sau này được gọi là “dân tộc Kinh” (hay Việt). Việc xây dựng những biểu tượng quốc gia/dân tộc đều đặt trên cơ sở này. “Con cháu Lạc Hồng”, “Hùng Vương”, “ngàn năm văn hiến”, “trống đồng Đông Sơn”, “cha ông chống ngoại xâm”, v.v… là sản phẩm của một giai đoạn hình thành khái niệm “quốc gia/dân tộc” của mô hình chính trị quốc gia-nhà nước này. (Trên thực tế, cái được chấp nhận là biểu tượng của “dân tộc Kinh/Việt” này cũng chỉ giới hạn ở khu vực văn hóa-lịch sử Sông Hồng. Nhưng đây lại là một đề tài khác, sẽ nói lúc khác.)

Ở Việt Nam, cố gắng xây dựng ý thức hệ dân tộc nhất thống này khá thành công, và trong tiến trình đó nó đã gần như hủy diệt hoàn toàn những yếu tố văn hóa-lịch sử “không-phải-Việt” khác; chúng ta không thấy bóng dáng của cộng đồng văn hóa-lịch sử Champa, chủ nhân của một nửa lãnh thổ, trong ký ức và biểu tượng quốc gia Việt Nam hiện đại. Tôi nói “khá thành công” vì một ngoại lệ: lá cờ vàng. Sự tồn tại của lá cờ vàng của cộng đồng Người Việt Nam hải ngoại và sự bất dung đối với nó của nhà nước toàn trị hiện nay đặt ra những thách đố không hòa giải được của ý thức hệ dân tộc nhất thống.

Cuộc nội chiến kết thúc năm 1975 giữa hai miền Nam Bắc đưa đến việc thống nhất của một nhà nước trung ương tập quyền nhưng sự hòa giải những xung đột để thống nhất các nations làm nên quốc gia Việt Nam hiện đại vẫn đang tiếp diễn. Vấn đề hòa giải đã được đặt ra từ lâu, ít nhất là vài năm trước khi chiến tranh chấm dứt, nhưng nội dung hòa giải vẫn là một đề tài mà bốn mươi năm sau vẫn chưa có đồng thuận, đó là chưa nói đến thái độ phỉ báng, kiêu ngạo cho rằng quốc gia Việt Nam không có nhu cầu hòa giải (mà chỉ cần lật đổ thế lực toàn trị). Thêm vào đó, tính bất dung trong tư duy của những người chịu ảnh hưởng nặng nề ý thức hệ dân tộc nhất thống làm cho tiến trình hòa giải bế tắc. Đối với những người này, “dân tộc Việt Nam là một”, và họ tranh nhau vai trò đại diện chân chính của cái dân tộc “là một” đó. Với họ thì Việt Nam chỉ có một dân tộc, một lịch sử, một truyền thống, một chính nghĩa, một lá cờ, hoặc đỏ hoặc vàng, cái này loại trừ cái kia.

Cái ý tưởng “dân tộc thống nhất” này, như đã nói ở trên, là sản phẩm của sự cọ xát với tư duy chính trị phương Tây trong cố gắng xây dựng mô hình quốc gia-nhà nước hiện đại hồi đầu thế kỷ XX. Trên thực tế, trước và trong thời hiện đại, Việt Nam chưa bao giờ là một dân tộc thống nhất. Trước thời điểm 1802, điều này là hiển nhiên. Từ thời điểm 1802 về sau, khi Gia Long thống nhất quyền lực chính trị và lãnh thổ thì trên lãnh thổ Việt Nam vẫn có những cộng đồng văn hóa-lịch sử riêng biệt. Khi Trịnh Hoài Đức viết Gia Định Thành Thông Chí vào những năm 1820’ thì văn hóa và lịch sử miền Nam rõ ràng hoàn toàn khác biệt với văn hóa và lịch sử khu vực Sông Hồng. Năm 1832 Minh Mạng mới xóa sổ phiên quốc Champa cuối cùng là Trấn Thuận Thành. Việc người Pháp chia Việt Nam ra ba kỳ với ba tên gọi, Tonkin, Annam, và Cochinchina có thể chế khác nhau là phần nào phản ảnh thực tại của quốc gia Việt Nam lúc đó. Hoàng Triều Cương Thổ, của Khu tự trị Việt Bắc, Tây Bắc là những thực tại khác. Một giai đoạn ngắn ngủi từ Minh Mạng đến Tự Đức, với một nhà nước trung ương tập quyền, đã không đủ để thực hiện cuộc hòa giải giữa các cộng đồng văn hóa-lịch sử cho một quốc gia thống nhất. Gần một thế kỷ thuộc Pháp cũng không giúp gì thêm cho tiến trình này. Nhưng sự xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc và ý thức hệ dân tộc nhất thống lại là di sản thuộc địa do người Pháp để lại và chúng ta vẫn cưu mang cho đến ngày nay. Bước sang thời kỳ độc lập, sự xung đột chưa bao giờ được hòa giải giữa các công đồng văn hóa-lịch sử này lại bị khuất lấp bởi ý thức hệ dân tộc nhất thống. Chúng ta từ đó lạc vào trong cơn mộng du của lịch sử mà ở đó sự nhất thống được áp đặt bởi quyền lực chính trị thay vì bởi một tiến hòa giải thực sự. Cuộc nội chiến 20 năm với hơn 3 triệu người chết vừa qua, nhìn từ góc độ lịch sử hình thành quốc gia, có thể được coi là sự bùng nổ của những xung đột không được hòa giải này.

Việt Nam hiện đại là một quốc gia đang hình thành từ những nations/cộng đồng văn hóa-lịch sử và tiến trình hình thành này vẫn đang tiếp diễn. Một cuộc khảo sát và mổ xẻ chi tiết về sự hiện diện và đóng góp của các nations làm nên quốc gia Việt Nam hiện đại là một cố gắng lớn, đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Phần còn lại của cái note này là nhằm gợi ý cho những khảo sát về một nation mà sự tồn tại của nó thách thức những khái niệm cổ điển về nhà nước, quốc gia và dân tộc.

Vậy nation/cộng đồng văn hóa-lịch sử là gì? Mượn cái định nghĩa của Anthony Smith để nói một cách ngắn gọn, mà không mất tính tổng quát, nation là một cộng đồng dân chia sẻ chung những yếu tố sau đây: huyền thoại về nguồn gốc, ký ức lịch sử, hệ thống giá trị hoặc tín ngưỡng, những đặc điểm văn hóa chung, trong đó có ngôn ngữ, một dự phóng về tương lai. Áp dụng định nghĩa nation này, chúng ta có thể nhận diện ngay các nations đang có mặt trong lòng quốc gia Việt Nam. Một trong những nation quan trọng đó là nation của những người Việt Nam tự do tị nạn ở nước ngoài. Nation này được hình thành từ sau khi cuộc nội chiến kết thúc. Nó phần lớn chia sẻ huyền thoại về nguồn gốc Lạc Hồng và ký ức lịch sử cho đến trước cuộc kháng chiến chống Pháp. Nó chia sẻ những biểu tượng dân tộc được thiết lập từ đầu thế kỷ XX (như các anh hùng dân tộc, con Hồng cháu Lạc, Hùng Vương, trống đồng, v.v..). Nó cũng chia sẻ những đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ khác. Nhưng nó có ký ức lịch sử riêng của Miền Nam thời thuộc địa và giai đoạn 1945-1975, và đặc biệt là từ 1975 đến nay ở hải ngoại, bao gồm những ký ức lịch sử chỉ thuộc riêng về nó mà không chia sẻ bởi bất cứ nation/cộng đồng văn hóa-lịch sử nào của quốc gia Việt Nam. Thành tựu văn hóa trong 20 năm dưới thể chế Việt Nam Cộng hòa đủ lớn để tiếp tục nuôi dưỡng nó trong hơn 30 năm lưu vong: nation này có cả nề âm nhạc của riêng nó. Và đương nhiên nó có một biểu tưởng quan trọng nhất: cờ vàng.

Cờ là biểu tượng của nations/cộng đồng văn hóa-lịch sử trước khi là biểu tượng của quốc gia-nhà nước. Mỗi nation trong một nhà nhà nước-các cộng đồng văn hóa-lịch sử (multinational state) có quyền có cờ riêng của nó và không ai có thể cấm đoán hoặc tước đoạt. Lá cờ vàng không còn là lá cờ của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa nhưng nó vẫn là lá cờ của nation/cộng đồng văn hóa-lịch sử Việt Nam tự do. Ý nghĩa của việc lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của quốc gia-nhà nước Việt Nam hiện nay không bao hàm việc loại trừ cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của nation Việt Nam tự do này. Sự tôn trọng đối với lá cờ vàng là sự tôn trọng bắt buộc với mọi thành viên của quốc gia Việt Nam. Chúng ta bắt buộc phải tôn trọng tất cả những biểu tượng của những nations/cộng đồng văn hóa-lịch sử đã làm nên quốc gia Việt Nam hiện đại.

Cuộc đấu tranh cho tự do và công lý hiện nay chứa đựng nội dung của một cuộc đấu tranh để giành lại tự do và công lý cho những nations/cộng đồng văn hóa-lịch sử. Cái note này chỉ nói đến một nation như thế. Quốc gia Việt Nam còn có những nations khác như cộng đồng văn hóa-lịch sử Champa, các nations của các sắc tộc ở Tây Bắc, Việt Bắc, các cộng đồng tín ngưỡng, v.v. Quốc gia Việt Nam là một quốc gia thống nhất về nhà nước nhưng phải là một quốc gia đa dạng về văn hóa-lịch sử.

Về cái hình vẽ lá cờ theo mẫu “union jack” (google nếu bạn không biết cờ union jack là gì).

Cờ Union Jack
Nguồn ảnh: OntheNet

Chuyện trò với bạn trong những ngày biểu tình chống Trung Quốc gây hấn mùa hè năm ngoái, tôi nói đùa, nếu mình về tham gia biểu tình với các bạn thì mình sẽ đem theo lá cờ vàng. Thay vì đứa cầm cờ đỏ đứa cầm cờ vàng thôi thì chồng nó lên cho tiện, vừa đỡ tốn vải, vừa đỡ tốn thêm một người cầm. Tôi vẽ lá cờ đó để minh họa.

Thật ra tôi đùa chuyện đem cờ vàng về Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc chứ tôi không đùa với lá cờ theo mẫu “union jack”.

Nhà nước có thể mất nhưng nations, và những biểu tượng của chúng, rất khó có thể mất. Nhà nước Việt Nam Cộng hòa đã mất gần 40 năm nhưng lá cờ vàng vẫn tồn tại, và nó sẽ tiếp tục tồn tại. Nhà nước toàn trị hiện nay sẽ được thay thế bằng một nhà nước khác nhưng lá cờ đỏ vẫn sẽ tiếp tục tồn tại. Lá cờ vàng và lá cờ đỏ (cùng với các lá cờ khác, nếu có) là cờ của những nations/cộng đồng văn hóa-lịch sử đã làm nên quốc gia Việt Nam. Chúng sẽ tồn tại.

Người ta nói đến chuyện sẽ có một lá cờ khác cho nhà nước-các cộng đồng văn hóa-lịch sử Việt Nam dân chủ sau này. Tôi không thấy điều đó là cần thiết. Cứ lấy tất cả các lá cờ của các nations/cộng đồng văn hóa-lịch sử trong lòng quốc gia Việt Nam chồng lên nhau và Việt Nam mới sẽ có một lá cờ đầy ý nghĩa.

Có bạn góp ý là sao không chọn màu nào cho nó dìu dịu tí. Trả lời của tôi: đây chỉ là cờ của hai nations. Các bạn Champa có màu nào dìu dịu thì cứ chồng lên luôn.


Lá cờ theo mẫu “union jack”
Nguồn ảnh: TMK

Chồng hai lá cờ biểu tình chống Trung Quốc cho nó tiện.

Gió Nghịch Mùa - Tập 8


Gió Nghịch Mùa - Tập 7


TỘI ÁC của Việt Cộng chỉ trong việc nâng giá sữa, THUỐC TÂY mà thôi, thật là lớn lao vô cùng, không thể tả hết

1 USD = 1,25 NZD;

Tức là 0,8 USD/Lít sữa.

Trong khi tại VN là 1,3 USD/L, mắc gấp 60%.

Và đây là SAU ĐỦ LOẠI THUẾ cho CP NZ, dùng đó làm việc tốt cho dân chúng.

Do đó, tính ra, giá sữa tại VN mắc GẤP ĐÔI tại NZ.

--------------------------

Cũng như giá xăng, VC hay nói rằng "giá xăng VN rẻ", nhưng đó là bịp bợm, vì xăng VN bán ra không bị đóng thuế rất nặng như tại các nước khác.

Số tiền hãng xăng THU VỀ, do đó, tại VN là thuộc hàng CAO NHẤT THẾ GIỚI, và các hãng xăng VN lời hàng cao nhất thế giới.

Chưa kể xăng pha, xăng dỏm, đong thiếu, v.v...

Tôi biết có người tại VN bán xăng chỉ vài năm mà giàu sụ, mua nhà, xe BMW, v.v... Đương nhiên phải chung, chi, rất lớn cho quan chức.

Các sự nói láo của Việt Cộng nhiều khi phải có trí óc một chút mới phân tích ra và HIỂU nổi, do càng ngày họ càng mánh mung quá xá.

Tại VN, 2 thứ bán rất lời: 1 là sữa, 2 là THUỐC TÂY.

Sữa tại VN là hàng xa xỉ, cho con nít, người bệnh, người già. Cha mẹ có thể nhịn ăn nhịn mặc, nhưng phải mua sữa cho con.

--------------------------

Nhắm vào đó, mà sữa và THUỐC TÂY không bao giờ giảm giá như hàng trăm mặt hàng khác.

Vinamilk độc quyền, nên nâng giá thật cao, lời thật lớn, đang khi các hãng sữa ngoại quốc cũng phải đút lót nhiều vòng mới vào VN được, do đó cả đám bắt tay nhau nâng giá, kết quả là sữa tại VN giá cao nhất nhì thế giới.

Buồn cười cho việc bà CEO Vinamilk khoe là hãng bà "lời to", bà được bầu là nữ doanh nhân giỏi hàng top 50 châu Á, v.v...

Thử bà bán sữa giá rẻ 1/2, cho bằng bên NZ, xem hãng bà lời bao nhiêu.

Monday, July 23, 2012

ANZ: Nếu không sai lầm, lạm phát sẽ dưới 10% trong 2013 (where did thes so-called 'experts' get their diploma ? so dumb but funny to read. LMAO)

Trong báo cáo vừa được ANZ công bố, ngân hàng này cho rằng, nếu không có những sai lầm trong chính sách và giá hàng hóa toàn cầu không tăng lên đột ngột thì lạm phát sẽ tiếp tục giảm sâu trong quý III/2012 và sẽ nằm dưới 10% trong năm 2013.
Dựa trên tình hình lạm phát, tăng trưởng GDP, tăng trưởng tín dụng... trong 6 tháng đầu năm, ANZ cho rằng, có thể trong tương lai gần, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vẫn sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Theo đó, nền kinh tế sẽ khởi sắc trong nửa cuối năm.
ANZ tin rằng các yếu tố gây nên lạm phát đã không còn nhiều và đây là điều kiện để chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục giảm trong quý III/2012. Tính chung cho cả năm, lạm phát được ANZ dự báo ở mức 6-7% và nếu không có gì đột biến (trong chính sách và giá cả thế giới) thì lạm phát sẽ tiếp tục ở mức 1 con số trong năm tiếp theo.

Cũng từ những chuyển biến về chính sách tiền tệ, ANZ dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ có những chuyển biến khả quan trong 6 tháng cuối năm với mức tăng trưởng được giữ nguyên ở mức 5,5%.

Về tỷ giá, ANZ dự báo VND giảm giá nhẹ trong 6 tháng cuối năm và USD/VND đạt khoảng 21.500 đồng, tương đương VND giảm giá 2% trong cả năm.

Gió Nghịch Mùa - Tập 6


Kinh tế 24h Thâm nhập 'sex shop' (so easy to become in millionaire in vietnam)

ại nhiều cửa hàng bán bao cao su ở TP.HCM, lợi nhuận chủ yếu là nhờ vào việc mua bán các loại thuốc kích dục dỏm, không rõ xuất xứ.
Những mặt hàng này được nhập lậu từ nước ngoài thông qua các "đầu nậu".
Theo ông Ngọc - người bỏ sỉ các mặt hàng bao cao su (BCS) và nhiều mặt hàng khác cho các "sex shop" ở TP: "Để mở một cửa hàng kinh doanh BCS chỉ tốn 20-30 triệu đồng. Nếu biết cách kinh doanh khôn khéo thì mỗi ngày một cửa hàng "sex shop" chỉ cần hai khách sộp vào mua thì đã thu về tiền triệu".

Đủ loại "đồ chơi"
Gần đây, hàng loạt cửa hàng, shop bán BCS mọc lên ở nhiều nơi trong TP. Nhiều con đường có đến hàng chục "sex shop" cạnh tranh nhau khá nhộn nhịp như Phan Đăng Lưu, Quang Trung, Cách Mạng Tháng Tám... Cùng với đó là thông tin tuyển dụng nhân viên bán BCS cũng được rao khắp các trang mạng và một số tờ rơi, tờ báo. Ngoài việc làm tám giờ, nhân viên nào bán giỏi sẽ được thưởng thêm, thậm chí ăn chia huê hồng nếu bán được nhiều dụng cụ, thuốc kích dục.
Ngày đầu đến làm việc tại "sex shop" G trên đường Phạm Thế Hiển, Q.8, tôi được người quản lý tên Tuấn căn dặn: Nguyên tắc của cửa hàng lúc nào cũng trong tình trạng chỉ mở cửa 1/3, nếu có khách thì cùng lắm chỉ mở 1/2 để khách vào mua đỡ ngại. Và câu nói cửa miệng của tất cả nhân viên làm việc tại hệ thống "sex shop" này mỗi khi tiếp khách là: "Dạ chào anh chị. Ở đây em có BCS, gel bôi trơn, dụng cụ hỗ trợ, đồ chơi... Anh chị cần mua gì ạ?". Ông Tuấn hướng dẫn thêm khi khách nghe từ "đồ chơi" sẽ hỏi lại, lúc đó nhân viên mới lấy một số loại "đồ chơi" hỗ trợ tình dục ra tư vấn cho khách.
Bán thuốc kích dục là trái phép
Ông Phạm Kim Bình, quyền chánh thanh tra Sở Y tế TP.HCM, cho biết các loại thuốc được nhiều người gọi nôm na là thuốc kích dục, nhưng trong ngành y tế đó là thuốc điều trị rối loạn cương dương. Các loại thuốc này là thuốc kê đơn, phải bán theo đơn của bác sĩ. Cũng như các loại thuốc khác, thuốc điều trị rối loạn cương khi lưu hành phải có số lưu hành do Bộ Y tế cấp.
Các cửa hàng kinh doanh BCS nhưng bán thuốc điều trị rối loạn cương là trái phép. Nếu các loại thuốc trên không có chứng từ, số lưu hành thì sẽ bị tịch thu tiêu hủy. Nhân viên bán BCS tại các cửa hàng trên không phải là bác sĩ nên không có chức năng kê toa bán thuốc điều trị rối loạn cương cho người sử dụng.
Chủ "sex shop" G đưa cho tôi xấp giấy A4 in tên hàng loạt loại thuốc, dụng cụ kích dục dành cho nam nữ. Trong đó có một số thuốc kích dục đặc biệt để "trị" chị em phụ nữ như hiệu Pl..., Ru... Riêng thuốc kích dục hiệu Pl... được "nổ" với những lời quảng cáo có công dụng thần kỳ: "...Loại thuốc không màu, không mùi, có thể pha lẫn vào nhiều loại nước uống như bia, rượu, cà phê... mỗi lần dùng nửa chai".

Gần một tuần bán hàng, chúng tôi quan sát shop chủ yếu đón khách vào buổi tối, tầm khoảng 20g-23g. Ban ngày, số lượng khách khá "hẻo", chỉ đôi ba người vào mua. Bù lại, chiều và khuya, khách hàng đến khá nhiều cả nam lẫn nữ với đủ loại thành phần như thanh niên, trung niên, thậm chí có cả những người thuộc lứa U60, U70... Vào những tối cuối tuần, khách thường đến shop chọn mua những sản phẩm để hỗ trợ kéo dài chuyện "phòng the".
Ông Q. - một khách mối ở Q.7, chủ thầu xây dựng - bước vào cửa hàng hỏi: "Có hàng gì độc mang ra xem thử đi". Một nhân viên bán cùng tôi lục tục lôi trong hộc bàn ra các loại dương vật giả dành cho nam như dương vật đầu rồng, trứng rung inox hai đầu... Nghía "hàng" ít phút, ông Q. chọn một dương vật giả có đầu rung giá 1,2 triệu đồng, sau đó rút tờ 100 USD trả tiền mà không chút đắn đo, trả giá.
Tại "sex shop" HT (đường Tên Lửa, Q.Bình Tân) rộng chưa đầy 10m2, có hàng trăm loại BCS của các hãng được trưng bày trên kệ như bày bán thuốc tây. Trong hộc bàn được cất giấu hàng chục loại dụng cụ hỗ trợ nam, nữ. Ông chủ "sex shop" quẳng cho tôi một tập giấy dày cộp ghi công dụng, giá các loại BCS, dụng cụ hỗ trợ... yêu cầu: "Cái này em phải học cho thuộc nằm lòng".
Một "sex shop" trên đường Hà Huy Giáp, Q.12
Ông chủ dặn thường có ba dạng khách: "Loại khách vãng lai vào shop vì tò mò, loại khách có nhu cầu tư vấn và loại dân chơi am hiểu các mặt hàng". Tùy từng loại khách mà nhân viên bán hàng phải biết cách tư vấn. Đa số khách đến cửa hàng chỉ hỏi mua các loại như thuốc bôi trơn, dụng cụ kích dục... nhưng ít hỏi mua BCS. Chủ cửa hàng giải thích: "Nếu em mở sex shop chỉ bán BCS thì lỗ vốn 100%. Bây giờ tiệm bán BCS nào cũng phải bán đủ loại đồ chơi cả".
Siêu lợi nhuận
Theo tìm hiểu của chúng tôi, lợi nhuận từ kinh doanh của các "sex shop" rất cao nên nhiều người thi nhau mở "sex shop". Thu nhập cao nhất (sau khi trừ mọi chi phí) có thể lên đến vài triệu đồng/ngày. Những "sex shop" đông khách, mỗi tháng lời vài chục triệu đồng là bình thường.
Ông Ngọc khoe ngoài việc cung cấp sỉ BCS và các loại "đồ chơi" tại "sex shop" G, đường Phan Văn Trị, Q.Bình Thạnh, ông còn cung cấp hàng cho nhiều tiệm bán BCS khác trên địa bàn TP.
Một loại thuốc kích dục mới có xuất xứ từ Ấn Độ được một đầu nậu bỏ mối giới thiệu cho khách
Ông Ngọc đưa ra một bảng báo giá hàng trăm mặt hàng BCS, thuốc, dụng cụ kích dục..., kể cả hàng chục loại thuốc kích dục nữ, thực phẩm chức năng kích thích nữ không rõ nguồn gốc, xuất xứ và bị cấm lưu hành trên thị trường. Thậm chí ông này cho biết mình có cả thuốc mê nhưng khuyên khách cẩn thận vì loại này xui rủi, khách dùng quá liều, uống không đúng cách thì mang họa. Ông cảnh giác: "Cái nào sử dụng ngoài da thì trưng ra ngoài cho khách chọn, nếu bị bắt chỉ bị tịch thu, không bị tội nặng. Thuốc nào uống vô người là tội nặng thì phải cất trong tủ khác".
Khi xem bảng báo giá, chúng tôi giật mình bởi mức chênh lệch giữa giá sỉ so với giá bán lẻ cho khách. Theo đó, hầu hết các mặt hàng được bán lẻ thì ít nhất người bán lời gấp hai, thậm chí 7-8 lần so với giá bán sỉ. Một vỉ Viagra loại 100mg/4 viên giá bỏ sỉ chỉ 35.000 đồng/vỉ, nhưng khi bán lẻ giá lên tới 220.000 đồng/vỉ. Thuốc kích dục nữ L... bỏ sỉ 60.000 đồng/hộp, bán lẻ tới 380.000 đồng/hộp. Hơn 50 mặt hàng trong bảng giá, từ giá sỉ tới giá bán lẻ bán ra, các "sex shop" lời bình quân 400-500%.
Ông Trương, một đầu nậu bỏ mối các thuốc kích dục, giới thiệu một bảng báo giá có cả giá bỏ sỉ và giá bán lẻ (để tham khảo). Theo đó, một hộp thuốc Max...và V... là loại thuốc giúp cường dương được quảng cáo tăng lực, sung mãn cho nam giới giá bán lẻ là 1,2 triệu đồng ở các shop nhưng bỏ sỉ chỉ có 200.000 đồng. Các loại "đồ chơi" như bi cao cấp, rung thụt cao cấp... được bán cho khách giá 2,5 triệu đồng, trong khi bỏ sỉ chỉ 600.000 đồng/cái.
Riêng các loại thuốc kích dục dành cho nữ có tới 13 loại và đầy đủ chủng loại như ruồi xanh, nhện đỏ, bột sói... Giá bán sỉ một hộp thấp nhất là 30.000 đồng và đắt nhất chỉ 100.000 đồng/hộp nhưng được các shop bán ra với giá vài trăm ngàn đến cả triệu đồng. Ông Trương thừa nhận các mặt hàng này đều nhập lậu từ Trung Quốc, Malaysia... và không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng thì "may nhờ rủi chịu, chỉ mong đừng gây nguy hiểm tính mạng".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, các shop bán BCS thường chỉ đăng ký giấy phép bán BCS và gel bôi trơn nhưng luôn lén bán các mặt hàng hỗ trợ dụng cụ làm tình, thuốc kích dục mà hầu hết bị cấm bán hoặc phải bán theo toa thuốc. "Các loại thuốc kích dục, nhất là dành cho nữ, rất ít có tác dụng, có khi phản tác dụng. Nhưng thông thường sau khi dùng không thấy tác dụng, khách cũng đành "ngậm bồ hòn làm ngọt" và đổ lỗi cho những yếu tố khách quan khác chứ chẳng lẽ lại đi kiện cáo chỉ xấu mặt nên mình cứ việc thu tiền vào" - một chủ "sex shop" nhìn nhận.

Lăng Cha Cả ở nơi nào?

Mới đây trong chuyến thăm gia đình chúng tôi ở Sài Gòn, một người bà con từ Hà Nội có dịp đi tới một khu vực gọi là Lăng Cha Cả ở quận Tân Bình, ông nói: “Ở Sài Gòn đặt tên đường phố tên khu phố bừa bãi quá.

Khu vực bùng binh, nơi trước đây từng là Lăng Cha Cả. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)
Chả thấy cái lăng cái mộ nào sất, ấy thế lại cứ gọi là Lăng Cha Cả. Mà Cha Cả là cái ông cha đạo nào vậy, ông ta có tài đức công cán gì với đất nước, để đặt tên cho cả một khu vực rộng lớn của một quận nội thành?”
Chúng tôi phải giúp người chú nguyên là giáo viên dạy Sử, ôn lại về thân thế lai lịch một nhân vật đã in đậm hình ảnh trong một giai đoạn lịch sử của Việt Nam.
Cha Cả xuất thân từ một chủng viện Thừa Sai tại Pháp, thụ phong linh mục năm 1765, và được gửi sang Hà Tiên để truyền giáo. Trong thời gian đầu ở Hà Tiên, Cha Cả đã soạn thảo một cuốn từ điển lớn để truyền giáo bằng tiếng Việt. Gặp nhiều khó khăn rắc rối với chính quyền và hải tặc Cambodge ở Hà Tiên, ông phải tạm lánh sang Ấn Ðộ, và trở lại Hà Tiên năm 1774.
Cha Cả được ủy nhiệm chức tổng quản giáo hội Nam Kỳ-Cambodge-Chăm, với tước vị là Giám Mục Adran, người Việt Nam gọi ông là Giám Mục Bá Ða Lộc. Khi hải tặc Cambodge triệt phá tỉnh đạo Hà Tiên, Cha Cả phải lui về Sài Gòn. Năm Tây Sơn khởi nghĩa, Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm La; quân Xiêm bị Tây Sơn đánh đại bại. Nguyễn Ánh phải cầu viện Pháp, qua trung gian là Cha Cả.
Cha Cả cùng Hoàng tử Cảnh qua Pháp; một thỏa ước tiếp viện được ký kết, nhưng sau đó lại không được thực hiện. Cha Cả tự thành lập một lực lượng để cứu viện Nguyễn Ánh. Tuy lực lượng do Cha Cả lập nên không mấy hùng hậu, nhưng đã giúp Nguyễn Ánh có được niềm hưng phấn, thuận lợi cho thế tấn công quân Tây Sơn, lúc đó lực lượng chính của Tây Sơn đang bị quân Tàu cầm chân ở Bắc Kỳ. Cũng từ đó Nguyễn Ánh thống nhất được Nam Bắc, lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Gia Long.
Cha Cả mất vì bạo bệnh vào năm cuối cùng của thế kỷ 18 (năm 1799) trong khi trận chiến giữa quân của Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn diễn ra ở Thị Nại-Qui Nhơn. Vua Gia Long rất trọng vọng Cha Cả, xem ông là Giám mục Thượng sư. Ông được đưa về an táng tại tỉnh Gia Ðịnh, ở khu vực gọi là Vườn Xoài-Tân Sơn Nhứt. Kiến trúc của Lăng Cha Cả hoàn toàn theo phong cách Việt Nam, có bình phong, bái đường và hậu cung. Ngôi lăng mái lợp ngói âm dương, những kèo cột đều bằng gỗ quý. Tấm bia lớn dựng phía trước ngôi lăng. Nguyên diện tích Lăng Cha Cả rộng tới 2,000 m2. Khi khu vực Tân Sơn Nhứt phát triển, với phi trường Tân Sơn Nhứt được xây dựng ở xế phía Bắc Lăng Cha Cả, thì ngôi lăng bị thu hẹp lại thành một điểm hình tròn, nằm lọt giữa đường Võ Tánh (bây giờ là đường Hoàng Văn Thụ).
Năm 1980, nhà nước cộng sản lên tiếng sẽ phá hủy Lăng Cha Cả. Tổng Lãnh Sự Pháp ở Sài Gòn đã thu xếp, di chuyển hài cốt Cha Cả về Pháp vào năm 1983. Ngay sau đó ngôi lăng bị san bằng; điểm tròn là vị trí ngôi lăng, hiện nay trở thành bùng binh, là vòng xoay cho 5 ngả đường thuộc các phường 1-2-4; gồm cuối các con đường: Lý Thường Kiệt (đường Nguyễn văn Thoại cũ)-Hoàng Văn Thụ (đường Võ Tánh cũ)-Bùi Thị Xuân (đường mới lập sau 30 tháng tư, 1975), và đường Cộng Hòa (mới lập sau 30 Tháng Tư, dẫn ra quốc lộ 22 đi Tây Ninh).
Nói tới Lăng Cha Cả, các bạn của chúng tôi từng là quân nhân thuộc Bộ Tư Lệnh và Sư Ðoàn 5 Không Quân, đều xúc động nhắc nhớ thời gian trước 30 Tháng Tư. Hàng ngày, các bạn cùng bao nhiêu đồng ngũ đã ăn điểm tâm bằng bánh-mì-Lăng-Cha-Cả.
Một bạn nói: “Không chỉ vì tiện đường đi ngang qua Lăng Cha Cả gần bên doanh trại Bộ Tư Lệnh Không Quân, mà còn vì bánh mì Lăng Cha Cả vừa thơm ngon vừa nóng hổi, lại giá rẻ nữa. Ổ bánh mì ấy, kèm với miếng ớt đỏ tươi, điểm tâm trên máy bay thì thật là 'hết sẩy'!”

Lăng Cha Cả ngày xưa. (Hình: Internet)
Chúng tôi lấy tấm hình từ mạng Google, tấm ảnh Lăng Cha Cả; người chú nguyên giáo viên Sử thấy tận mắt, lắc đầu nói: “Một kiến trúc điển hình Á Ðông như thế này mà phá bỏ đi, thật uổng cực kỳ! Mà ông Cha Cả như vậy thì đâu có gì đến nỗi để gọi là một tên phản động!”
Chúng tôi không nói gì, nhưng hẹn với người chú họ là sẽ dẫn ông đi thăm lăng mộ nhà bác ngữ Trương Vĩnh Ký tại góc đường Trần Hưng Ðạo-Trần Bình Trọng ở quận 5. Lăng mộ nhà bác ngữ rất có công trong việc phát triển bồi đắp quốc ngữ ấy, sau 30 Tháng Tư, 1975, đã suýt bị phá bỏ, theo lời cương quyết đề nghị của ông cán bộ lớn về văn hóa Việt cộng Trần Bạch Ðằng!

Một nền kinh tế nợ xấu? (LMAO: Laughing My Ass Off)

Xét về mặt vĩ mô, Việt Nam đã tạm thời vượt qua giai đoạn nguy cấp nhất, khi hệ thống ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ hàng loạt. Nhưng chờ đợi phía trước con đường là những biển hiệu ảm đạm chưa có chút hứa hẹn nào cho tăng trưởng, nếu những cánh cửa mới không được mở ra.
Lãi suất liên ngân hàng là một chỉ dấu quan trọng của hệ thống. Tại thời điểm cuối quý 3, đầu quý 4 năm ngoái, lãi suất liên ngân hàng lên rất cao, có thời điểm tới hơn 40%. Đó là dấu hiệu của tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng tới mức có thể phá sản bất kỳ lúc nào của nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ.
Từ đầu năm trở lại đây, lãi suất liên ngân hàng đã giảm nhiều, hiện nay nằm ở mức một con số. Điều đó cho thấy mặc dù còn một số ngân hàng nhỏ vẫn trong vùng nguy hiểm, nhưng câu chuyện đổ vỡ hàng loạt có vẻ như đã được tạm thời loại bỏ.
Từ chỗ chênh vênh bên miệng núi lửa của khủng hoảng tài chính hồi nửa cuối năm ngoái, kinh tế Việt Nam đang đi dần vào một mùa đông của suy thoái.
Mùa đông của suy thoái
Lạm phát đã hạ nhiệt, tốc độ tăng giá tiêu dùng trong sáu tháng qua chỉ có 2,52% so với mức tăng 13,33% của sáu tháng đầu năm 2011 và 3,37% của sáu tháng đầu năm 2010. Điều này không lạ vì giữa tăng trưởng tín dụng và lạm phát có quan hệ nhân quả rất chặt chẽ với độ trễ khoảng 6-8 tháng. Việc lạm phát thấp tại thời điểm này là kết quả của việc thắt chặt tiền tệ - tín dụng từ khoảng tháng 4 tới tháng 12 năm ngoái.
Lãi suất ngân hàng nhờ các quyết định hành chính liên tục kế tiếp nhau của Ngân hàng Nhà nước đã giảm về mức thấp đáng kể so với năm ngoái. Lãi suất huy động không kỳ hạn về còn 9% trong khi lãi suất huy động có kỳ hạn nằm ở mức 12-13% và lãi suất cho vay chính thức giảm còn khoảng 15-17%.
Do lãi suất tiền đồng trong suốt năm 2011 và sáu tháng đầu năm 2012 rất cao so với tốc độ trượt giá đồng tiền và việc Nhà nước siết chặt quản lý kinh doanh ngoại hối ngoài luồng, sức ép về tỉ giá lên VND trong giai đoạn vừa qua không lớn. Tiền đồng cơ bản giữ được giá trị sau đợt phá giá mạnh hồi tháng 2-2011.
Sự ổn định này phần nhiều mang tính tình huống và giả tạo. Lạm phát sẽ lại bùng phát một khi tín dụng tăng trở lại giống như kịch bản hồi năm 2010: năm 2008 gặp lạm phát cao tương tự năm 2011. Năm 2009 lạm phát giảm do hiệu ứng độ trễ của chính sách thắt chặt vào cuối năm 2008, giống như những gì đang diễn ra hiện nay. Năm 2010 lạm phát vụt lên trở lại ở mức hai con số sau khi chính sách tiền tệ - tín dụng được nới lỏng một phần.
Điều khá dễ thấy là lãi suất giảm trong thời gian qua phần nhiều do các biện pháp hành chính. Trên thực tế lạm phát đã giảm rất mạnh, Ngân hàng Nhà nước đã bơm khá nhiều tiền vào hệ thống ngân hàng thương mại và dư địa tín dụng được mở toang từ đầu năm nhưng hệ thống ngân hàng thương mại (mất thanh khoản mạnh và nợ xấu trên 10%) vẫn phải cạnh tranh quyết liệt để giành giật nguồn tiền gửi. Vì thế lãi suất huy động vẫn cao hơn rất nhiều so với lạm phát.
Câu chuyện tranh cãi về lãi suất thực dương hay âm, sau hơn một năm, vẫn đối mặt với câu trả lời từ thực tế là lãi suất thực vẫn còn dương và dương rất nhiều. CPI tháng 5 và tháng 6 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 8,34% và 6,9% trong khi lãi suất huy động trung bình vẫn còn ở mức hai con số. Điều này dẫn tới chuyện lãi suất cho vay có giảm nhưng còn xa mới nằm trong sức chịu đựng hợp lý của hệ thống doanh nghiệp.
Tương tự, áp lực về tỉ giá hiện nay ở mức thấp là do chênh lệch về lãi suất gửi VND và USD quá cao. Ngay cả khi điều chỉnh yếu tố trượt giá, thì lãi suất thực - tức là lãi suất tiền đồng trừ đi lạm phát của tiền đồng - vẫn cao hơn nhiều so với USD. Tuy nhiên vì tỉ giá được giữ cố định nên người dân chỉ quan tâm đến lãi suất danh nghĩa: tiền đồng không mất giá với USD, lãi suất tiền đồng cao hơn từ 3 lần (hiện nay) tới 5 lần (như hồi năm 2011) so với lãi suất USD, vì thế không có lý do gì phải giữ USD.
Mức chênh lệch quá lớn này đủ để bảo vệ người giữ tiền đồng ngay cả khi tiền đồng bị phá giá từ 5% (năm nay) tới 15% (năm ngoái). Đó là lý do lớn để VND ổn định trong thời gian qua. Tuy nhiên, lòng tin này của người giữ tiền đồng sẽ bị phá vỡ ngay khi lãi suất tiền đồng giảm tới mức mà chênh lệch lãi suất VND và USD không còn đủ lớn để cho họ cảm giác an toàn nữa.
Tăng trưởng kinh tế, theo con số chính thức của Tổng cục Thống kê, cũng giảm về mức thấp nhất trong khoảng mười năm trở lại đây. GDP của sáu tháng đầu năm nay tăng 4,38% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức thấp nhất trước đó là 4,46% vào quý 2-2009. Và điều này hợp lý bởi vì cuộc khủng hoảng năm 2008-2009 diễn ra khi sức chịu đựng của hệ thống doanh nghiệp còn tương đối tốt do có một thời gian dài tăng trưởng đều đặn và nhiều doanh nghiệp huy động được tài chính do phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư để tạo thành cái đệm tiền mặt (cash cushion) cho doanh nghiệp khi tín dụng bị thắt chặt.
Trong giai đoạn hiện nay, phần lớn doanh nghiệp không còn được lợi thế này nữa và vì thế sức chịu đựng của họ kém hơn rất nhiều so với hồi ba năm trước.
Chưa phải đáy?
Sự ổn định tạm thời trên bề mặt do lạm phát hạ nhiệt không phải là chỉ dấu của sự an toàn. Khối thuốc nổ lớn đang nằm trong hệ thống ngân hàng hiện nay là các khoản nợ xấu, và không ai biết quy mô (đi kèm với sức tàn phá) của nó đến đâu.
Ngay cả số liệu chính thức từ Ngân hàng Nhà nước cũng không rõ ràng: chiều 7-6-2012, giải trình trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra con số nợ xấu tới 10%. Tuy nhiên tại hội nghị sơ kết sáu tháng của ngành ngân hàng ngày 7-7-2012 tại Hà Nội lại thông báo rằng tính đến cuối tháng 5, tổng nợ xấu của toàn hệ thống chiếm 4,47% (tương đương 100.000 tỉ đồng) tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.
Mức chênh lệch giữa 4,47% và 10% là vô cùng lớn, tương đương 241.000 tỉ đồng, hoặc khoảng 11,5 tỉ USD. Công bố mới nhất của thanh tra ngân hàng lại đưa ra con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 3-2012 là hơn 202.000 tỉ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng.
Mặc dù có nhiều giải pháp được bàn đến để giải quyết khối tài sản "xấu" này, nhưng chưa có bất kỳ động tác kiên quyết nào được thực hiện. Lý do cũng dễ hiểu: Việt Nam đang ở trong tình trạng có rất nhiều ràng buộc và vì thế không dễ gì giải được bài toán nợ xấu một cách nhanh chóng.
Đấu tranh để tồn tại
Dưới góc độ vi mô, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một bài toán khó, có lẽ là khó nhất kể từ trong lịch sử khiêm tốn về kinh tế thị trường của Việt Nam hiện đại. Trong khi thị trường đầu ra bị thu hẹp nghiêm trọng, lãi suất các khoản vay vẫn còn rất cao và khả năng vay mượn thêm khá bi đát, câu chuyện xoay đủ vốn để cầm cự tiếp trở thành câu chuyện "tồn tại hay không tồn tại".
Có một khe cửa hẹp để giúp các doanh nghiệp này, đó là dòng vốn tìm đến mục tiêu mua bán và sáp nhập (M&As). Về triển vọng dài hạn, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế đang phát triển còn nhiều tiềm năng để tiếp tục bứt phá. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư quốc tế đang hướng sự chú ý tới các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ những quốc gia mà khả năng phát triển hầu như đã bị bão hòa. Nhật Bản là một trong các quốc gia có sự quan tâm mạnh mẽ nhất đến việc tìm mua hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, đây chỉ là một cánh cửa hẹp. Nó không phải là một thứ thuốc an thần mà ai cũng có thể mua được ngoài chợ. Dòng vốn này chỉ tìm đến với một số doanh nghiệp tốt nhất, có nhiều tiềm năng nhất, được quản trị bài bản nhất trong các ngành có sức hấp dẫn nhất ở Việt Nam trong trung hạn. Nó cũng chỉ đến được với các doanh nghiệp biết cách săn lùng và tiếp cận với nó. Nhưng dẫu là một cánh cửa hẹp, có vẫn còn hơn không.