Thursday, January 10, 2013

Blogger Người Buôn Gió bị CA bắt cóc mất tích

Cập nhật: Lúc 18 giờ chiều nay, 10/1/2013, công an đã phải thả blogger Người Buôn Gió. Tuy nhiên, ngày mai vẫn bị triệu tập lên cơ quan CA 'làm việc'.

CTV Danlambao - Blogger Người Buôn Gió, tên thật là Bùi Thanh Hiếu đã bị công an Nghệ An bắt cóc mất tích từ hôm 8/1 đến nay. Khi bản tin này được đưa lên (lúc 14h30, ngày 10/1/2013), gia đình và bạn bè vẫn không có bất cứ thông tin rõ ràng nào về tình trạng hiện nay của anh.

Người Buôn Gió bị bắt sáng hôm 8/1, tại khách sạn Thành An, TP Vinh khi anh chuẩn bị đến theo dõi phiên tòa ‘công khai’ xử 14 người yêu nước. Hai người cùng bị bắt với Người Buôn Gió là anh Nguyễn Lân Thắng và Trương Văn Dũng đã được thả ra sau khi kết thúc phiên tòa. 
Vài phút trước khi bị bắt, hình ảnh cuối cùng do Blogger này gửi lên facebook ghi lại cảnh hàng chục dân phòng đổ quân đến khách sạn nơi anh đang ở để bao vây vòng ngoài, bên trong thì công an ập vào bắt người phi pháp. Video ghi lại cảnh này cũng đã được đưa lên Youtube. 
Hình ảnh cuối cùng trên facebook Người Buôn Gió ghi lại cảnh dân phòng đang kéo đến bao vây khách sạn anh đang ở
Trước đó, từ đêm 7/1 đến rạng sáng ngày 8/1, blogger Người Buôn Gió và các bạn của anh cũng liên tục bị CA Nghệ An kéo đến khác sạn khủng bố, đòi kiểm tra đồ đạc. Đây là thủ đoạn của CA nhằm ngăn chặn những người muốn đến theo dõi phiên tòa xử 14 người yêu nước. 
Được biết, sau khi bị bắt vào sáng 8/1, Người Buôn Gió bị giam giữ tại trụ sở CA TP. Vinh. Từ hôm đó đến nay, không ai biết blogger này bị giam giữ ở đâu. 
Lúc 11h trưa nay, trên facebook của chị Bùi Thị Minh Hằng nói rằng: Anh trai Người Buôn Gió và một số người bạn đã đi suốt đêm vào tận Vinh để hỏi tin. Phía CA TP. Vinh nói rằng đã áp giải Người Buôn Gió về Hà Nội, và đang giam giữ tại số 6 Quang Trung, Quận Hà Đông. 
Tính đến thời điểm này, Blogger Người Buôn Gió đã bị giam giữ trái phép 3 ngày, 2 đêm. Đây là hình vi bắt cóc công dân do công an Nghệ An và Hà Nội thực hiện.

Đất nước ta còn quá nhiều người hèn

Tôi vô cùng xấu hổ để khẳng định mình là một trong số những người hèn đó. 
Hơn 70 năm qua, với chủ trương dùng bạo lực để áp đặt thể chế công sản tại Việt Nam, cộng sản Việt Nam đã gây ra biết bao tội ác với người dân Việt, nhưng đã có được bao nhiêu sự phản kháng? Giai đoạn từ 1945 đến 1954, khi đó trình độ khoa học, kỹ thuât của miền Bắc Việt Nam còn nhiều hạn chế nên kéo theo nhiều cuôc thanh trừng đẫm máu mang nhiều màu sắc của xã hội loài người thời trung cổ. Những hành đông thiếu nhân tính đó mãi sau 1954 ngưới dân miền nam mới được biết qua làn sóng ngưới dân di cư từ miến Bắc vào theo hiệp định GENEVE.
Từ năm 1975, người dân miến Nam lại bị nhiều cảnh đau thương tuy hình thức không man rợ như những gì mà người dân miền Bắc đã gánh chịu, nhưng những mất mát, đau thương thì không có gì khác biệt. Nhiều người dân miền Nam, trước năm 1975 chân chất làm ăn, buôn bán, chắt chiu từng đồng một, xây dựng một ngôi nhà tương đối để con cháu có nơi sinh sống, học hành. Sau năm 1975 bị đuổi ra khỏi nhà bỡi một cụm từ “cải tạo tư sản”… 
Với hệ thông thông tin một chiều, nên có rất ít người dân biết được Ngài Hòa Thượng Thich Huyền Quang và Ngài Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị đưa đi giam cầm ở miền Bắc ngay từ những ngày đầu tiên sau 30-4-1975, trong khi hai vị Hòa Thượng này chưa có phát biểu lời nào chống công sản. 
Có lẽ vì cuộc sống có quá nhiều khó khăn, hàng ngày phải lo cơm áo,gạo tiền cho gia đình, thiếu quan tâm đến những người xung quanh, cuối cùng trở thành “ bệnh mãn tính”. 
Ngày nay đời sống của người dân, tuy không còn khó khăn như như những năm 75-84, nhưng người dân Việt vẫn còn chịu rất nhiều oan sai, đặt biệt là đối mặt trước hiểm họa xâm lăng từ phương Bắc. Trong 2000 tiến sỹ của Việt Nam có được bao nhiêu vị dám nói lên chính kiến của mình về những oan sai và hiểm họa đền từ phương Bắc? 
Một hôm ngồi uống cà phê tai môt quán cốc bên đường, bên cạnh có một nhóm sinh viên đang nói chuyện thật rôm rả, tôi quay sang hỏi:
- Các cháu học trường nào?
- Dạ, Đại học giao thông vận tải 
- Các cháu có biết bạn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học công nghiệp thực phẩm? 
- Bạn đó có gì đặt biệt hả chú? 
- À, bạn đó phản đối Trung Quốc xâm lược VN, đã bị công an VN bắt về tội chông phá nhà nước. 
Một em trong nhóm nói: 
- Thật dở hơi, học không lo học mà làm chuyện tầm phào 
-Thế cháu cho rằng chuyện TQ xâm lược VN là chuyện bình thường sao? 
- Chuyện đó cứ để nhà nước lo chú ơi! 
- Thế cháu có biết Ải Nam Quan của mình hiện giờ nằm trên lãnh thổ nước nào không? Để nhà nước lo nên một phần biên giới phía Bắc, một phần đảo Trường Sa đã thuộc TQ. 
Cả nhóm im lặng. 
Hiện nay có rất nhiều Giáo sư, Bác sỹ, Giáo viên… có cùng suy nghĩ như nhóm sinh viên của Đại học giao thông vận tải. Có thể do công việc hàng ngày của những vị này chưa đụng chạm đến chính quyền, nên chưa nhìn thấy những diều oan ức,nhưng một phần biên giới phía Bắc,một phần đảo Trường Sa đã thuộc về Trung Quốc và sự việc ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc cướp phá hàng ngày quí vị đều không biết? 
Các vị chân tu đã và đang góp phần không nhỏ trong việc đem lại một cuộc sống an bình cho người dân Việt, nhưng tu là phải dấn thân,sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ sự bính an cho đồng loại. Hiện nay người dân Việt đang chịu nhiều nỗi oan, đặc biệt đang đứng trước hiểm họa bị xâm lăng từ phương Bắc. Hãy thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh sau tiếng chuông chùa ngân nga và tiếng chuông nhà thờ giục dã. 
Thật ngưỡng mộ sự dũng cảm, hy sinh của những nhà đấu tranh vì đôc lập tự do của nước nhà như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê thăng Long, Lê Công Định, Điếu Cày, Anh Ba Sài Gòn, Chị Tạ Phong Tầng… 
Trong những sự hy sinh đó có sự đóng góp cùa sinh viên Phương Uyên, sự góp sức này tuy chưa có thể nói là một ngọn lửa, nhưng có thể gọi là một đom đóm sáng trong màn đềm tối tăm của các trường đại học hiên nay. 
Hy vọng rằng con đom đóm này sẽ dẫn đường cho các bạn cùng trang lứa và đánh thức lương tri của những người thầy cô đang rao giảng về đạo đức cho mình. 
Dân tộc ta đã có 1000 năm chống giặc ngoại xâm phương Bắc oanh liệt. Nhưng nếu để bị Bắc thuộc một lần nữa thì thật không dễ chút nào đễ giữ vững truyền thống tốt đẹp đó của tổ tiên .

Ý kiến thế nào trong vở kich dân chủ giả hiệu sắp tới?

Quyền được sửa đổi Hiến pháp được khép kín ở những điều mà ĐẢNG CỘNG SẢN cho phép, tránh không vì gia tăng quyền lực của nhân dân mà ảnh hưởng đến quyền lãnh đạo của Đảng. Tính thể chế của nhà nước “của dân, do dân, vì dân” thông qua HIẾN PHÁP sửa đổi lần này đã bị bóc lột sạch sẽ trước khi nó được thành hình. Chỉ bởi một quy luật tất yếu là TÍNH ĐẢNG được đề cao thì TÍNH DÂN bị phủ định sạch trơn hoặc bị đè xuống dưới góc thấp nhất đủ để thở hổn hển để được cho là còn sống.

*
Những ngày cuối năm 2012, những người quan tâm đến nền chính trị nước nhà vui mừng khi nhà nước CHXHCN Việt Nam đã quyết định “lấy ý kiên nhân dân về sửa đổi Hiến pháp”, ai ai cũng vui mừng, hớn hở. Không sao được khi lần đầu mình có được cái quyền làm chủ mà bấy lâu nay Đảng ta cứ lờ tịt cơ chứ. Càng sung sướng hơn khi các cán bộ lên báo tuyên bố “không có vùng cấm trong lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp". Cứ tưởng rằng lần này chính quyền hiện tại đã biết chia sẻ một phần “quyền làm chủ” cho nhân dân và trên cả thể hiện một bước tiến dân chủ trong bối cảnh một Myanmar đang cải cách sâu rộng về mặt thể chế. Cứ tưởng dân Việt Nam sẽ được ăn một món cơm dân chủ dù đạm bạc hơn so với các nước khác nhưng cũng là một bữa cơm đàng hoàng, ngon ngọt hơn ngày hôm qua. 
Thế nhưng đùng một cái. Liên tiếp trong thời gian gần đây của năm 2013, hàng loạt bài báo của ĐẢNG đã răn đe, phòng ngừa từ xa về cái gọi là “lợi dụng ý kiến về sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng” mà gần đây nhất là được nhấn mạnh qua ý kiến của trưởng ban tuyên giáo TW Đinh Thế Huynh tại Hội nghị toàn quốc triển khai lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đối Hiến pháp vào ngày 08/01/2013 (trước đó, thường trực ban bí thư Lê Hồng Anh cũng đã góp ý tương tự). Trong đó đáng chú ý là các quan điểm:
Thứ nhất là, một mặt nêu yêu cầu về tính “dân chủ và thực chất”… đồng thời… đặt ra yêu cầu “phải thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng”. 
Tôi đọc mà cứ lấy buồn cười, như vậy đợt lấy ý kiến này về hình thức là vì nền “dân chủ” nhưng thực chất là “vì Đảng”. Quan điểm sâu sắc của Đảng sẽ chi phối hoàn toàn cái dân chủ trong góp ý kiến. Nó sẽ dễ dàng bẫy người dân khi đi vào những vùng góp ý mà Đảng không thích. Kiểu như điều 4 Hiến pháp. Do đó ĐẢNG sẽ dễ dàng quy kết mọi người dân chạm vào cái điều nhạy cảm ấy bằng cái tội “mạo danh, nặc danh, lợi dụng lấy ý kiến nhân dân…. để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân”.
Thứ hai là, nhấn mạnh trách nhiệm mở chuyên trang, chuyên mục… có nhiều hình thức thu nhân, góp ý và phản ánh khách quan, toàn diện, kịp thời nhanh chóng ý kiến của nhân dân. Ý kiến chọn đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng cần đảm bảo khách quan, mang tính tiêu biểu và tính xây dựng.
Như vậy ý kiến của nhân dân sẽ được lựa chọn trên cơ sở tiêu biểu và tính xây dựng. Nhưng thế nào là tiêu biểu, thế nào là tính xây dựng? Nó được hiểu theo ý Đảng hay ý dân. Nếu như hiểu theo ý Đảng thì không hợp lòng dân, nếu hiểu theo ý dân thì lại không đảm bảo tính tiêu biểu và tính xây dựng… của ĐẢNG. Giả sử như người ta vạch ra cái ý bỏ điều 4 Hiến pháp với các lý luận rõ ràng thì nó có phải là mang tính xây dựng hay không? Hay tối thiểu là góp ý bổ sung quy định về các điều khoản hạn chế quyền lực Đảng, loại bỏ tính định hướng XHCN trong nền kinh tế, tăng quyền tự do lập hội, quyền lực thứ tư về việc báo tư nhân… thì có được xem là mang tính “xây dựng và tiêu biểu” hay không? Hay nó đụng chạm vào cái tội “mạo danh, nặc danh, lợi dụng ý kiến…xuyên tạc, công kích, chống phá” để rồi bị bỏ tù. 
Thì ra đây là một vở hài kịch được dựng lên để bẫy những người ngây thơ về chính trị, những nhà cách mạng trên mây. Quyền được sửa đổi Hiến pháp được khép kín ở những điều mà ĐẢNG CỘNG SẢN cho phép, tránh không vì gia tăng quyền lực của nhân dân mà ảnh hưởng đến quyền lãnh đạo của Đảng. Tính thể chế của nhà nước “của dân, do dân, vì dân” thông qua HIẾN PHÁP sửa đổi lần này đã bị bóc lột sạch sẽ trước khi nó được thành hình. Chỉ bởi một quy luật tất yếu là TÍNH ĐẢNG được đề cao thì TÍNH DÂN bị phủ định sạch trơn hoặc bị đè xuống dưới góc thấp nhất đủ để thở hổn hển để được cho là còn sống.
Vì thế nên trước và trong thời gian lấy ý kiến Hiến pháp, Đảng ta đã tăng cường việc bắt bớ, giam cầm, làm nhục những người có chính kiến trái với ĐẢNG, làm suy giảm quyền lực lãnh đạo của Đảng hay cố tình “làm mất uy tín” của ĐẢNG bằng việc công khai những cái bất lợi nếu tiếp tục duy trì cái định hướng chữ nghĩa như trong HIẾN PHÁP hiện tại (1992). Điều đó vừa tạo ra bài học có tính răn đe, dọa nạt với những người còn lại, theo đó, hãy đóng góp ý kiến “theo sự chỉ đạo của Đảng”, còn không, cứ nhìn gương Cù Huy Hà Vũ, Phương Uyên, Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anhbasaigon, gần nhất đây (09/01/2013) là 14 người yêu nước công giáo và cô Lô Thanh Thảo…
Điều này cũng cho thấy sự suy tàn, sự chống cự đến điên cuồng của Đảng trong khi vai trò, uy tín về sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đang lao xuống dốc không phanh bởi sự suy đồi về mặt đạo đức của nhóm hoặc cá thể Đảng viên đến quá trình làm dụng quyền lực để trấn áp tiếng nói của người dân trong nước và quá trình thông tin hóa dân chủ và sự lên tiếng từ trong sợ hãi của nhân dân tiếng bộ ở các quốc gia độc tài (Ai Cập, Myanmar, Syria, Lybia…). 
Nhưng dù sao tôi cũng đánh giá ĐẢNG CỘNG SẢN lần này “nhân đạo hơn”, vì ít nhất cũng không dùng cái chiêu “dụ rắn ra khỏi hang” và đánh bầm dập như Nhân văn – Giai phẩm, Cởi mở, chiến dịch X2… Có thể vì trong hàng ngũ Đảng cộng sản đã có những người học từ trời Tây về nên tư tưởng cởi mở hơn, có thể vì sức mạnh truyền thông của internet hiện tại đã chế ngự cái sự “im lặng” đáng sợ đó. Cũng có thể đây là một sự thách thức trực diện của nhà cầm quyền, một sự mỉa mai về dân chủ mà ĐẢNG TÍNH đang muốn bỡn cợt với DÂN TÍNH.
Nhưng tôi vẫn đau đáu một câu hỏi lớn:  “Đợt lấy ý kiến này chắc chắn là một cái bẫy để xóa sổ người bất đồng chính kiến ở Việt Nam bằng cách thách thức trực diện từ phía nhà cầm quyền. Vậy thì ta có nên góp ý hay lại phẩy tay và lờ đi? Nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam chưa có một lãnh đạo đối lập, một tổ chức đủ uy tín để vực dậy lớp người còn đang chán ngán nhưng sợ hãi chế độ?”. Phải làm sao? Làm như thế nào?

Wednesday, January 9, 2013

Lê Diễn Đức - Tờ Petrotimes của Nguyễn Như Phong: Trí trá hoá ngu

Lê Diễn Đức
 
Ngày 2/01/2013, tờ Petrotimes đăng tải bài "Lật tẩy bộ mặt thật của Giải nhân quyền Hellman/Hammett 2012" nhằm bôi xấu hình ảnh 5 công dân Việt Nam được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao Giải thưởng Hellman/Hammett: Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Xuân Hoàng, Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy và Vũ Quốc Tú.
 
Lặp lại giọng điệu cũ rích của các tờ báo lề đảng đã từng thoá mạ những công dân Việt Nam khác cũng được trao tặng giải thưởng Hellman/Hammett trước đó, tờ Petrotimes nỗ lực tăng thêm công suất, nhưng vì bất lương nên để lộ sự thấp kém tay nghề và đạo đức.
 
Tôi không phân tích thêm sự bôi nhọ cá nhân, bởi vì với bài "Hãy sờ lên gáy mình, thưa anh Nguyễn Như Phong", Blogger Nguyễn Hữu Vinh, đã chỉ ra cho tờ Petrotimes sự ngu ngốc, thích lên cơ bắp nhưng quá non cơ khi quy chụp blogger Nguyễn Hữu Vinh là "một kẻ đội lốt tôn giáo".
 
Nhận định của Nguyễn Hữu Vinh, thiết nghĩ, mô tả đầy đủ nhân cách của một thân phận bồi bút vô liêm sỉ:
 
"Càng lớn tiếng anh càng thể hiện sự dốt nát của mình như để chứng minh cho câu nói của người xưa “nói dài, nói dai sẽ thành nói dại”, "thể hiện rõ ràng những tính cách" "đâm thuê, chém mướn", bẻ cong ngòi bút..", với tính cách của "con… khuyển" "biết sủa"...
 
Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh Petrotimes đã cố ý sử dụng từ ngữ mập mờ, trí trá, nhằm thoá moạ, vu khống một tổ chức quốc tế có uy tín hàng đầu trên thế giới từ nhiều thập niên qua: Tổ chức Theo dõi nhân quyền và Giải thưởng hàng năm của nó mang tên Hellman/Hammett.
 
Bằng cách này, Petrotimes đã bóp méo sự thật về HRW, lừa mị những người kém hoặc hiểu biết, hoặc ngoài nguồn báo chí lề đảng ra không có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin đa chiều.
 
Human Rights Watch
 
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tiếng Anh là "Human Rights Watch" (HRW), có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ, là một tổ chức dân sự, phi chính phủ, với cương lĩnh hoạt động ủng hộ nhân quyền.
 
Hoạt động của các tổ chức dân sự, phi chính phủ phổ biến trên khắp thế giới, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và lành mạnh hoá xã hội. Các tổ chức này hoạt động trên cơ sở tự nguyện dấn thân, chi phí hoạt động được hỗ trợ bởi các nhà từ thiện, độc lập với nhà cầm quyền, không cần ai phong hàm tước hay chỉ đạo nhiệm vụ nào phải thực hiện.
 
Thành lập năm 1978, "Helsinki Watch" ra đời với chủ trương giám sát tình trạng nhân quyền tại Liên Xô, thu thập tư liệu về việc Liên Xô thực hiện các quy ước của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu, mà Liên Xô là một thành viên, và giúp đỡ "các nhóm bảo vệ nhân quyền trong Liên bang Xô Viết".
 
Năm 1988 "Helsinki Watch" hợp nhất với các tổ chức quốc tế khác có cùng chung mục đích, trở thành "Human Rights Watch".
 
"Helsinki Watch" trở thành "Human Rights Watch" xuất phát từ nhu cầu và đòi hỏi của thực tế cần mở rộng phạm vi hoạt động, nâng uy tín, tầm vóc với những tiêu chuẩn cao của một tổ chức từ thiện, nên mang ý nghĩa quan trọng và cao cả.
 
Nhà từ thiện George Soros trong năm 2010 khi công bố ý định tặng 100 triệu USD cho HRW trong khoảng thời gian 10 năm, đã nói, "Human Rights Watch là một trong những tổ chức nhân quyền hiệu quả nhất mà tôi hỗ trợ với nguyện vọng củng cố quyền con người vĩ đại nhất của chúng ta".
 
Nói về sự thay đổi này, Petrotimes sử dùng các từ "biến dạng", "tự phong cho mình quyền giám sát nhân quyền thế giới" là cố ý lèo lái dư luận hiểu theo nghĩa xấu trong ngôn ngữ Việt Nam.
 
Hàng năm HRW ra báo cáo nghiên cứu về vi phạm nhân quyền quốc tế, như các quy định của bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên và Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết ngày 24/9/1982.
 
Những báo cáo về vi phạm nhân quyền của HWR bao gồm phân biệt đối xử xã hội và giới tính, tra tấn, sử dụng trẻ em trong quân đội, tham nhũng chính trị, lạm dụng trong các hệ thống công lý hình sự, và hợp pháp hoá phá thai, v.v... được sử dụng làm cơ sở nhằm thu hút sự chú ý quốc tế, tạo ảnh hưởng và áp lực lên các chính phủ và tổ chức quốc tế để cải cách và có biện pháp ứng phó.
 
Báo cáo của HRW, vì thế, phản ánh tình trạng vi phạm nhân quyền ở khắp mọi nơi trên thế giới, kể cả ở Tây Âu và Hoa Kỳ. Trong năm 2005, HRW đã kiện Donald Rumsfeld, Bộ tưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, tại tòa án tại Illinois, với cáo buộc Rumsfeld đã cố tình dung túng cho việc tra tấn trong các trại giam của quân đội Hoa Kỳ - là một ví dụ.
 
HRW không phải là "lực lượng thù địch" chỉ nhắm vào các chế độ cộng sản, độc tài, lại càng không bao giờ xem nhà nước Việt Nam là mục tiêu và "cổ xúy hoạt động chống đối, lật đổ", như Petrotimes vu khống trắng trợn. Nếu muốn, HRW hoàn toàn có thể kiện Petrotimes ra toà.
 
Giải thưởng Nhân quyền Hellman/Hammett
 
Nói về Lillian Hellman và Dashiell Hammett, những người được HRW đặt tên cho giải thưởng hàng năm, Petrotimes viết: "Nhà biên kịch Lillian Hellman và tiểu thuyết gia Dashiell Hammett, đều là những đối tượng vi phạm luật pháp".
 
Sử dụng cụm từ "đối tượng vi phạm luật pháp" cho hai nhà văn Mỹ, bôi bác hình ảnh của hai biểu tượng này và giải thưởng mang tên họ, tờ Petrotimes đã tỏ ra vừa bất lương vừa kém cỏi về chính trị.
 
Nghịch lý thay, Lillian Hellman và Dashiell Hammett, là bạn của những người cộng sản. Họ "vi phạm pháp luật" (theo Petrotimes) vì đã dám nói lên chính kiến chính trị của mình và không chịu khai báo với toà để bảo vệ những người bạn cộng sản của họ!
 
Nạn nhân của đàn áp chính trị
 
Chủ nghĩa McCarthy - McCarthyism là tên chung cho nhóm các chính sách do Ủy ban đặc biệt của Thượng viện Mỹ khởi xướng vào ngày 21/12/1950, được hỗ trợ trực tiếp bởi Tổng thống Mỹ Harry Truman và Thượng nghị sĩ Joseph Raymond McCarthy. Thuật ngữ "McCarthyism" được được nhà văn châm biếm Herbert của tờ "Washington Post" sử dụng lần đầu tiên ngày 29/3/1950. Các tổ chức McCarthy khác quan trọng là Ủy ban Dân biểu Nghiên cứu về Hoạt động chống Mỹ và Tiểu ban Điều tra Thuờng trực Thượng viện.
 
Mục đích ban đầu là thiết lập một ủy ban nhằm chống lại sự thâm nhập của Đảng Cộng sản (ĐCS) Mỹ và gián điệp Xô Viết vào các cơ quan chính phủ. Nhưng những hoạt động này nhanh chóng ra khỏi tầm kiểm soát và tập trung vào một nhóm thượng nghị sĩ xung quanh McCarthy, giám sát toàn bộ giới tri thức-sáng tạo trong xã hội Mỹ - các diễn viên, đạo diễn, nhà báo và các nhà khoa học.
 
Ủy ban của McCarthy đã thẩm vấn nhiều cá nhân từ danh sách được đưa ra chủ yếu dựa trên sự nghi ngờ của McCarthy. Những người bị thẩm vấn, nếu bất hợp tác, không kể ra tên tuổi những người bị tình nghi là hỗ trợ hoặc có mối quan hệ với các thành viên của ĐCS, sẽ gặp nhiều rắc rối.
 
Sử gia Mỹ Stanley Schultz trong cuốn "American History 102" đã viết: "Với những bằng chứng không có cơ sở, những lời buộc tội của McCarthy dựa trên sự vu cáo và bôi nhọ nhằm mục đích hủy hoại danh tiếng của các đối thủ chính trị. Vào năm 1954 lần đầu tiên khi hàng triệu người xem TV thấy các phương pháp của McCarthy, đã dấy lên một làn sóng phẫn nộ và đưa tới việc kiểm duyệt chính thức các hoạt động của ông".
 
Nạn nhân của đàn áp chính trị của FBI và Ủy ban Thượng viện của McCarthy không chỉ bao gồm những người bị triêu tập thẩm vấn, điều trần, mà còn tạo ra một bầu không khí nghi ngờ xung quanh những người có cảm tình, ủng hộ Liên Xô.
 
Ở đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, cả hai bên của Bức màn sắt lúc bấy giờ dễ dàng khủng bố tâm lý về một mối đe dọa thường trực. Nghi ngờ "chống Mỹ" là lời buộc tội nghiêm trọng, có thể phá vỡ sự nghiệp, nạn nhân bị xã hội tẩy chay.
 
Tromg số các nạn nhân nổi tiếng của chủ nghĩa McCarthy lúc đó có bà Lillian Hellman và Dashiell Hammett, mà Petrotimes muốn bôi nhọ.
 
Hầu hết các nạn nhân của McCarthy, vào thời tuổi trẻ hoặc thời điểm bị thẩm vấn có cảm tình với các phong trào cánh tả, với ĐCS Mỹ, nhưng các "bằng chứng" khai tử sự nghiệp của họ, đa số đều bất tín. Cách thức hành động của chủ nghĩa McCarthy cuối cùng gặp rắc rối với chính nó và làm bất an những người khởi xướng từ giới chức trách, đã dẫn đến việc công khai hoá hoạt động của Uỷ ban trước công luận. Tiểu ban An ninh Nội bộ Thượng viện chỉ hoạt động tới năm 1972, nhưng sau khi bãi nhiệm McCarthy, đã hoàn toàn thay đổi các quy tắc hoạt động.
 
Lilian Hellman
 
Lilian Florence Hellman sinh ngày 20/6/1905 tại New Orleans, sống tới tháng 6/1984 tại tisbury, bang Massachusetts, là nhà viết kịch và biên kịch, cả cuộc đời gắn bó với lực lượng cánh tả.
 
Bà sinh ra tại New Orleans trong một gia đình Do Thái. Thành công văn học nhất của bà vào những năm 30 và 40 của Thế kỷ 20, khi xuất hiện các vở kịch "The Children's Hour" (1934) và "The Little Foxes" (1939). Cả hai đều được bà viết thành kịch bản phim và bà là người phụ nữ đầu tiên được đề cử Oscar cho kịch bản hay nhất.
 
Năm 1950, bà Hellman bị truy bức chính trị vì những hoạt động bị xem là có lợi cho chủ nghĩa cộng sản. Bà phải đứng trước Ủy ban điều tra các hoạt động chống Mỹ và khước từ khai về bạn bè và người quen cũ của mình có cảm tình với những người cộng sản. Vì việc này bà đã phải trả giá đắt, bị Hollywood tẩy chay, do có tên trong sổ đen.
 
Trong ba mươi năm, bà có quan hệ tình cảm với Dashiell Hammett tác giả chuyên về đề tài trinh thám. Bà là nguồn cảm hứng để Hammlett cho hiện thân trong nhân vật Nora Charles.
 
Dựa trên lời kể của bà với tiêu đề "Pentimento" (1973), vào năm 1977 đạo diễn Fred Zinnemann đã xây dựng bộ phim về cuộc đời của bà. Bộ phim đã giành được ba giải Oscar, và nhân vật nữ nhà văn do ngôi sao Jane Fonda thủ vai.
 
Dashiell Hammett
 
Dashiell Hammett sinh ngày 27/0 5/1894 tại Quận Saint Mary, Maryland, sống đến tháng 10/1961 tại New York, là tiểu thuyết gia trinh thám, tác giả truyện ngắn và kịch, được xem là người sáng tạo ra thể loại văn học "trinh thám đen" (noir).
 
Ông lớn lên ở Philadelphia và Baltimore, bỏ học ở tuổi 13 và làm các công việc khác nhau trước khi được vào làm với vai trò thám tử tại Cơ quan Thám tử Pinkerton ở San Francisco, từ 1915 đến 1921. Trong Chiến tranh Thế giới I ông phục vụ trong Quân đoàn y tế của quân đội Mỹ. Năm 1921, ông kết hôn với một y tá, Josephine Dolan, có hai con gái Mary Jane (sinh 1921) và Josephine (sinh năm 1926). Sau đó, ông làm việc trong ngành quảng cáo và một thời gian sau thì bắt đầu viết. Nguồn cảm hứng của ông là công việc thám tử, được ông hiện thân trong nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết "Sam Spade".
 
Năm 1931, ông gặp nhà viết kịch, bà Lillian Hellman, và hai người có một cuộc tình kéo dài ba mươi năm.
 
Cuốn sách nổi tiếng nhất của Hammett là "The Maltese Falcon", bán chạy nhất lúc bấy giờ, được quay thành phim ba lần (1931, 1936, 1941).
 
Cuốn tiểu thuyết cuối cùng ông viết vào năm 1934. Phần còn lại của cuộc đời ông dành cho các hoạt động cánh tả, chống phát-xít đến điên cuồng. Năm 1937 ông gia nhập Đảng Cộng sản Mỹ và trong công giai đoạn hợp tác Đức-Xô ông hoạt động trong "Keep America Out of War Committee" chống lại sự can dự của Mỹ vào Chiến tranh Thế giới II. Năm 1942, sau khi Trân Châu Cảng bị tấn công, ông gia nhập quân đội. Mặc dù bị bệnh lao, ông đã sử dụng ảnh hưởng của mình để tái nhập ngũ. Ông đã trải qua cuộc chiến trên quần đảo Aleutian với cấp bậc trung sĩ, biên tập viên báo quân đội.
 
Giống như người bạn gái Lillian Hellman, ông đã bị ủy ban của McCarthy thẩm vấn vào những năm 50 về các hoạt động chính trị thiên cộng và ông từ chối hợp tác, vì vậy ông cũng bị liệt vào sổ đen của Hollywood. Năm 1951, vì không muốn làm tổn hại những đồng chí cộng sản của mình, ông khước từ làm nhân chứng trước toà nên bị phạt 5 tháng tù.
 
Lời kết
 
Những dữ kiện trên đây cho ta thấy, vào thập niên 50 của thế kỷ trước, những người có khuynh hướng cộng sản tại Mỹ đã bị đàn áp và khủng bố bởi chủ nghĩa McCarthy.
 
Mặc dù nhiều năm sau, những hoạt động của Uỷ ban Thượng viện của McCarthy được chứng minh là đúng đắn, nhưng trong rất nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, nên quốc hội Mỹ đã kịp thời ngăn chặn.
 
HRW, một tổ chức dân sự tại Mỹ lấy tên của một người cảm tình với CS - Hammett, và một người CS - Hellman, những nạn nhân của chủ nghĩa McCarthy, đặt cho Giải thưởng nhân quyền chứng tỏ sự vô tư, bất thiên vị, tính nhân bản và vị tha của tổ chức xã hội này.
 
Sự hành xử của an ninh CSVN hiện nay đối với những người cầm bút tự do và bất đồng chính kiến có nhiều nét tương đồng với chủ nghĩa McCarthy, nhưng tính thô bạo, bất nhân cao hơn gấp nhiều lần vì lối bắt giữ tuỳ tiện, vô cớ ngày mỗi lộng hành, phổ biến và bộ máy đàn áp được côn đồ hoá.
 
Vì thế, dễ thấy vì sao nhà cầm quyền CSVN rất khó chịu trước giải thưởng nhân quyền mang tên Hellman/Hammett dành cho các công dânViệt Nam và tờ Petrotimes đã cố nặn ra một bài viết vô cùng tệ hại. Nhưng tức tối, bất lương và trí trá đã hoá ra ngu dốt!

Huỳnh Ngọc Chênh - Có một điều gì đó rất Lã Bất Vi

Huỳnh Ngọc Chênh
Đến liệt sỹ chống Trung cộng trong chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979 cũng bị viết thành là do bọn côn đồ nào đó sát hại thì hết chỗ nói. Mà không phải chỉ có một tờ báo tránh né vì sợ úy kị mẫu quốc thiên triều mà có rất nhiều tờ báo gọi là chính thống của đảng đều né tránh như vậy. Bằng chứng về sự chỉ đạo từ cấp cao đã rõ ràng ràng. Chẳng lẽ nghi vấn đặt ra trong bài viết dưới đây đăng trên blog nầy hồi tháng 4.2012 đã trở thành xác thực.
Có quá nhiều sự việc phát sinh trong thời gian qua không khỏi không làm ta suy nghĩ về cái gì đó khó hiểu đang xảy ra.
 
Bia kỷ niệm của sư đoàn 337 chiến đấu chống “quân Trung Quốc xâm lược” bị đục bỏ đi chữ “Trung Quốc xâm lược”
 7883
 
 Bia ghi công Nguyễn Huệ đánh tan “giặc Tàu” bị đục bỏ để thay bằng một tấm bia vô thưởng vô phạt khác.
images
Bia mộ của anh hùng liệt sỹ Trần Văn Phương hy sinh trong trận chống quân Trung Cộng xâm chiếm Gạc Ma năm 1988 bị đục bỏ đi chữ “anh hùng”
 
 Cờ sáu sao bổng dưng xuất hiện trên truyền hình quốc gia VTV khi đài nầy đưa tin về chuyến viếng thăm của ông Trọng đến Trung Cộng.
 Cờ sáu sao lại oai vệ xuất hiện một lần nữa tại phủ chủ tịch khi đón quốc khách Tập Cận Bình qua thăm và làm việc tại Việt Nam.
 
 Thực hiện cầu truyền hình “Láng giềng gần”  giữa đài truyền hình địa phương của  tỉnh Quảng Tây tự trị với đài truyền hình quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam VTV.
Hà Nội Việt Nam- Nam Ninh Quảng Tây  láng giềng hảo hảo
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chính thức đón tiếp tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam và sau đó ký 7 thỏa thuận hợp tác  giữa tỉnh Vân Nam với nước CHXHCN Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) Lý Kỷ Hằng.  (Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN)
 Trấn áp tàn bạo những người biểu tình chống Trung Cộng xâm lược Biển Đông. Đến nay còn giam giữ không lý do và chưa đưa ra xét xử những người từng tham gia biểu tình chống Trung Cộng như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Anh Ba Sài Gòn, Bùi Hằng…
 
 
 
Cấm đoán hoặc gây khó dễ hầu hết các buổi hội thảo hoặc chiếu phim do nhân dân tổ chức liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa. Cuốn phim ” Hoàng Sa VN- Nỗi đau mất mát” của ông Hồ Cương Quyết hoàn toàn bị cấm chiếu ở Việt Nam.
Hồ Cương Quyết đang pv vợ một ngư dân bị mất tích trên vùng biển Hoàng Sa trong phim Hoàng Sa VN nỗi đau mất mát
 
Ngăn cản các hoạt động gặp mặt, trợ giúp các chiến sỹ hải quân sống sót sau trận xâm chiếm đảo Gạc Ma. Ngăn cản cả những hoạt động tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh trong trận chiến trên.
Thậm chí người dân ghi ký hiệu “NO U” để phản đối yêu sách ngang ngược về đường lưỡi bò của Trung Cộng trên áo quần hoặc vật dụng cũng bị cấm đoán hoặc gây khó dễ. Hàng chục ngàn áo “no u” của báo SGTT làm ra bị niêm kín trong kho không cho bán ra ngoài. Doanh nghiệp hợp đồng với báo SGTT sản xuất ra áo đó cũng bị gây khó dễ.
 
Những chiếc áo thế này cũng không được bán ra, không được mặc!
Tất cả những sự việc đó nói lên điều gì?  Ai chủ trương làm những điều nầy? Ai lén lút giật dây để tạo ra nhiều lần “sai sót” một cách cố ý?
Ngày trước, miền Nam bị 500.000 quân Mỹ  chiếm đóng, chính quyền miền Nam cũng do họ tạo dựng nên, thế nhưng nhân dân miền Nam không hề sợ sệt Mỹ. Ai cũng có thể công khai chửi bới “Đế Quốc Mỹ”, báo chí miền Nam công khai chỉ trích Mỹ, cờ Mỹ bị đốt công khai giữa Sài Gòn, xe Mỹ bị sinh viên học sinh ném bom xăng trên đường phố… 
 
Bây giờ Trung Cộng là cái gì của Việt Nam? Là mẫu quốc? Là kẻ thống trị? Tại sao lại bắt cả nhân dân rúm ró hèn nhược trước chúng?   Đường đường một quốc gia độc lập mà lại tự nguyện xếp ngang hàng với một tỉnh biên giới của chúng là cớ gì? Hào khí một thời chống Pháp, chống Mỹ mất tiêu đâu rồi?
                                            
Trung Hoa có truyền thống cài người vào chính quyền các nước lân bang. (Đài Loan vừa phát hiện một ổ gián điệp TQ gồm 40 tướng Đài Loan-NQL).  Ngày xưa Lã Bất Vi là thương gia nước Triệu, thấy Tử Sở là hoàng tử nước Tần, là cán bộ có tiềm năng, đang bị khổ sỡ làm con tin ở nước Triệu, y mang về nuôi dưỡng, gã tì thiếp đã có thai với mình cho Tử Sở để vừa dụ dỗ vừa khống chế. Sau đó y bơm tiền ra lobby cho Tử Sở về nước và được lên ngôi vua. Y được làm tướng quốc nước Tần rồi điều khiển chính trường Tần theo ý mình.
 
Nhiều doanh nhân trong nước và nhiều Việt Kiều kể rằng bên Quảng Châu có một khu ăn chơi kiểu “nhất dạ đế vương” với hàng trăm cô gái đẹp tuyệt trần như cung tần mỹ nữ. Các doanh nghiệp Trung Cộng hoặc Hồng Công thường mời quan chức nước ngoài vào đó chiêu đãi ăn chơi, rồi có kẻ bí mật ghi lại hình để khống chế và sử dụng lâu dài. Những quan chức nầy về sau lại được TC bơm tiền vào để lobby cho nhanh thăng quan tiến chức, giữ các vị trí trọng yếu trong chính quyền nước mình. 
 
Khu ăn chơi đó đã có từ 20 năm trước và rất gần với Việt Nam. Quan chức ta có dịp qua đó ký kết làm ăn không tránh khỏi được các doanh nhân Trung Cộng mời vào đó chiêu đãi. Không biết cách đây 15, 20 năm có ai bị ghi hình ở đó không nhỉ? Có ai bị ghi hình nhưng sau đó về lên chức vùn vụt không nhỉ?
Có hay không có chuyện đó thì khó mà biết được vì đó là bí mật tình báo vào tầm chiến lược của Trung Cộng.
Tuy vậy, có một điều gì đó rất khó hiểu, rất Lã Bất Vi đang xảy ra ở nước ta  mà chúng ta cần phải cảnh giác. 
Nhưng liệu bây giờ mới cảnh giác thì có quá trễ hay không?

Báo Đất Việt - Biếu quà Tết bằng.... chung cư, gái chân dài

Kinh tế khó khăn, nên những món quà thuộc dạng “của nhà trồng được” dường như được ưu tiên hàng đầu trong thời buổi này. Đại gia bất động sản thì tặng sếp lớn căn nhà, ông trùm cổ phiếu thì tặng sếp ít cổ phần, còn đại gia trong lĩnh vực “giải trí” thì tất nhiên… món quà tốt nhất là mấy “cô em vợ” chân dài đến nách.
 Chơi sang, cắt nguyên cả chung cư biếu Tết sếp
Năm sắp hết, Tết sắp đến, cũng là lúc mà người người, nhà nhà xôn xao, chạy đôn chạy đáo để tìm quà biếu Tết. Quà cho người thân, cho họ hàng và tất nhiên là không thể thiếu quà biếu sếp.
 
Nếu như mọi năm công cuộc chuẩn bị quà của các đại gia để biếu “sếp to” là cả một quá trình và bị báo chí “truy tìm” ác liệt, thì năm nay mọi thứ lại có vẻ e dè, chậm chạp hơn. Chung quy cũng vì thời buổi khó khăn, bất động sản nằm im, cổ phiếu chết dí, vàng tăng giảm đột ngột nên không ít doanh nghiệp cũng điêu đứng theo.
 
Nhưng không biết vì không có tiền hay quyết tâm đầu tư một chuyến mà nhiều đại gia đã lựa chọn phương án “chơi sang” là mang cả đống bất động sản đang nằm ì của mình để đi biếu sếp.
Bất động sản ì ạch nên nhiều công ty dùng chính nhà chung cư của mình làm quà biếu sếp nhân dịp Tết (ảnh minh họa)
Bất động sản ì ạch nên nhiều công ty dùng chính nhà chung cư của mình làm quà biếu sếp nhân dịp Tết (ảnh minh họa)
“Công ty tôi là chủ đầu tư của mấy dự án chung cư dưới Hà Đông. Giờ nhà xây phần thô xong rồi, nhưng vẫn còn mấy chục căn chưa bán được, không có tiền hoàn thiện tiếp nên anh em trong công ty chơi dài, Tết chẳng có lương, có thưởng. Mỗi lần nhìn tòa nhà đang xây dựng dở mà não lòng.
Trong khi đó, Nhà nước mình cũng dự định đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ tình thế đóng băng bất động sản, như chuyển đổi sang nhà ở thu nhập thấp, cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam… nhưng nói thật, đâu phải đơn vị nào cũng chen được vào cái danhh sách ấy. Nên sếp bên công ty tôi quyết định đầu tư một chuyến, cắt luôn căn hộ ở chung cư để biếu sếp lớn nhân dịp Tết sắp đến…” – Anh Trần Văn B. Trưởng phòng kế hoạch Công ty xây dựng T.H (Giải Phóng – Hà Nội) cho biết.
Cũng theo anh B. món quà Tết mà công ty anh định tặng sếp có giá hơn 2 tỷ đồng. Đó là một căn hộ hơn 70m2 với 3 phòng, thuộc hàng cao cấp ở chung cư mà công ty anh đang xây dựng. Nhìn món quà thì có vẻ rất to, hoành tráng, nhưng theo anh B. là một “nước cờ” khá thông minh của sếp anh.
 
“Được tặng cả một căn hộ, sếp nào chẳng thích. Nhưng nếu là căn hộ đã hoàn thiện, chỉ việc dọn vào ở luôn thì không nói làm gì. Đằng này tặng sếp lớn căn hộ mới có phần thô, chưa được hoàn thiện thì chắc chắn sau này sếp phải đưa tay ra giúp đỡ mình rồi.
 
Ít nhất là phải giúp làm sao cho có vốn, bán được nhà để công ty tôi còn khởi công tiếp. Như thế, sếp cũng mới có nhà đẹp, mà chúng tôi cũng thoát khỏi tình thế khó khăn. Coi như là một vụ đầu tư dưới dạng quà Tết” – Anh B. chia sẻ.
 
Tuy nhiên cách tặng quà Tết dưới dạng “đã nhận là phải giúp” của công ty anh Bình không phải ai cũng nghĩ ra. Cũng tốn nguyên một mảnh đất thuộc hàng đắt đỏ nhưng sếp anh T. lại còn phải xuống nước xin xỏ, năn nỉ sếp lớn nhận giúp rồi để ý đến công ty mình trong năm sau.
 
“Mất nguyên một ô 40m2 ở mặt đường, có giá hơn 3 tỷ nhưng chẳng biết sếp trên nhận quà rồi sang năm sau có chịu giúp đỡ mình không. Giấy tờ thì đã sang tên đầy đủ, coi như đã là của sếp rồi, còn những dự án, kế hoạch trong năm tới sếp bảo sẽ cân nhắc và nhét đơn vị mình vào. Nhưng cũng chưa biết thế nào cả.
 
Tuy nhiên thà cứ mạo hiểm, chịu tốn kém một lần còn hơn là nhìn cả đống bất động sản nằm im đấy. Mấy cái dự án trung tâm thương mại đắp chiếu, mới xây xong móng mà cứ để vậy thì xót xa quá. Để cũng chẳng làm gì, thà làm quà biếu Tết may ra còn hy vọng” – Anh Nguyễn Thành T. (thư ký giám đốc Công ty Đầu tư và xây dựng P.C) cho biết.
 
Hết tiền, tặng luôn sếp “con em vợ”?
 
Kinh tế khó khăn, nên những món quà thuộc dạng “của nhà trồng được” dường như được ưu tiên hàng đầu trong thời buổi này. Đại gia bất động sản thì tặng sếp lớn căn nhà, ông trùm cổ phiếu thì tặng sếp ít cổ phần, còn… đại gia trong lĩnh vực “giải trí” thì tất nhiên… món quà tốt nhất là mấy “cô em vợ” chân dài đến nách.
 
Anh Nguyễn Văn Q, chủ của một loạt nhà hàng, khách sạn tại Hà Nội
Anh Nguyễn Văn Q, chủ của một loạt nhà hàng, khách sạn tại Hà Nội
“Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt. Sếp có thoải mái, vui vẻ thì lớp dưới như mình cũng mới có đất để làm ăn. Chứ thỉnh thoảng lại cấm cấp phép tổ chức sự kiện, khi thì phạt lỗi nọ, lỗi kia, có muốn tu chí làm ăn cũng chẳng được.” – Anh Nguyễn Văn Q. (Giám đốc công ty TNHH truyền thông Q.Đ, cũng là chủ của một loạt nhà hàng, khách sạn tại Hà Nội) cho biết.
Cũng theo anh Q, năm nay khó khăn nên các đại gia đổ tiền vào lĩnh vực “vui chơi, giải trí” cũng ít hơn trước. Nếu như năm ngoái, anh Q. không tiếc tiền, tiếc công sức, tặng nguyên cho các sếp lớn một cây cảnh thế có giá cả tỷ đồng, thì năm nay, việc chọn quà Tết đối với anh lại càng đau đầu, nhức óc.
 
“Khó lắm, các sếp thì quen nhận quà nhiều tiền rồi, quà ít tiền thì còn lâu mới để ý đến. Nghĩ mãi chẳng ra, may mà vợ gợi ý mới có được món quà độc đáo, không đụng hàng, của nhà trồng được, mà đảm bảo sếp mới thấy đã thích ngay rồi…” – Anh Q. vừa cười lớn vừa nói.
 
Mãi một lúc sau, anh Q. mới tiết lộ, món quà đó không gì khác ngoài “cô em vợ” chân dài “miên man”, da trắng như trứng gà bóc.
 
“Trong tay có cả chục, cả trăm em, chọn lấy em xinh xắn, thông minh nhất gọi là “con em vợ” cho nó sạch. Thế là đảm bảo sếp thích liền.” – Anh Q. giải thích.
 
Để “nâng giá trị” cho cô em vợ mình, anh Q. còn gắn thêm cái mác mới đi du học ở Úc về. Tốt nghiệp loại giỏi, thông minh tột đỉnh nhưng lại chưa từng có một mảnh tình vắt vai. Và không nằm ngoài suy đoán của vợ chồng anh Q. Vừa mới nghe giới thiệu những thành tích của “cô em vợ”, và liếc nhìn gương mặt khả ái, dáng người thanh cao của cô gái là sếp lớn của anh Q. đã “hồn bay phách lạc” và gật đầu lia lịa.
 
“Chẳng có món quà Tết nào ý nghĩa, không phân định được giá trị như món quà này. Ngay sau đấy, sếp đã lên lịch để phân bổ thời gian ăn Tết với gia đình và “thụ hưởng” cùng người đẹp. Sếp còn ghé tai nói nhỏ: Tết này làm ăn thoải mái đi. Thế là còn gì bằng” – Anh Q. vui mừng kể.

Quan chức Hà Nội tiết lộ về nhóm 'hồng vệ binh' trên mạng

Phát biểu tại hội nghị tuyên giáo toàn quốc vào sáng hôm 9/12, Trưởng ban Tuyên giáo Hà Nội là ông Hồ Quang Lợi đã khoe khoang về một nhóm 'hồng vệ binh' trên mạng do Thành ủy Hà Nội lập nên.

Báo Lao Động dẫn lời tiết lộ của ông Hồ Quang Lợi nói rằng, Thành ủy Hà Nội hiện đang có 900 'dư luận viên' chuyên đi tuyên truyền miệng.
Bên cạnh đó, Thành ủy còn lập nên một tổ chức có tên gọi 'nhóm chuyên gia' để 'đấu tranh trực diện và tham gia bút chiến trên Internet'.
'Nhóm chuyên gia' này hiện đã xây dựng được 19 trang tin điện tử và hơn 400 tài khoản trên mạng.
Cũng theo ông Lợi, việc thành lập các nhóm như trên là để 'đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch' trên Internet.
Đây là lần đầu tiên một quan chức cộng sản công khai thừa nhận về sự tồn tại của một nhóm chuyên viết để ăn lương, mà dư luận thường gọi là 'hồng vệ binh', hay 'CAM' (Công an mạng).
Như vậy, Thành ủy Hà Nội đã dùng tiền thuế nhân dân để nuôi dưỡng một đám bồi bút chuyên đi phá hoại trên mạng. Ông Lợi và đám hồng vệ binh này cũng chính là tác giả những bài viết bịa đặt, vu cáo các cuộc biểu tình yêu nước của nhân dân ta.
Ông Hồ Quang Lợi từng làm Tổng biên tập báo Hà Nội Mới. Ông này được cất nhắc đưa lên giữachức Trưởng ban Tuyên giáo Hà Nội vì đã 'lập đại công' dâng Đảng, qua việc dựng chuyện đả kích giáo dân Thái Hà và Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt.

9/1: Phiên xử 14 người yêu nước bước sang ngày thứ 2

Lúc 16 giờ ngày 9/1/2013, phiên tòa xử 14 người yêu nước đã kết thúc. Bản án nặng nề được tuyên nhằm trả thù những thanh niên đã can đảm cảm đứng lên đấu tranh vì tương lai đất nước.

Theo những thông tin ban đầu, có 3 người cùng bị kết án 13 năm tù giam là các anh Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu và Lê Sơn. Cả 3 người cũng sẽ bị quản chế 5 năm tù giam sau khi ra tù.

- Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn: 8 năm tù giam và 5 năm quản chế.
- Anh Nguyễn Văn Duyệt: 6 năm tù giam, 4 năm quản chế.
- Anh Thái Văn Dung: 5 năm tù giam, 3 năm quản chế.
- Anh Nông Hùng Anh: 5 năm tù giam, 3 năm quản chế.
- Anh Nguyễn Đình Cương: 4 năm tù giam, 3 năm quản chế.
- Anh Trần Minh Nhật: 4 năm tù giam, 3 năm quản chế.
- Anh Nguyễn Xuân Anh: 3 năm tù giam, 2 năm quản chế.
- Anh Nguyễn Văn Oai: 3 năm tù giam, 2 năm quản chế.
- Anh Hồ Văn Oanh: 3 năm tù giam, 2 năm quản chế.
- Chị Đặng Ngọc Minh: 3 năm tù giam, 2 năm quản chế.
- Anh Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc bị án treo


Hôm nay, 9/1/2013, phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 người yêu nước tiếp tục diễn ra tại Nghệ An. Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 8/1 đến 10/1.
Bất chấp tiết trời rét buốt và mưa phùn tại Nghệ An, đông đảo người dân khắp nơi vẫn kéo đến ủng hộ tinh thần cho những người yêu nước bị mang ra xét xử. Lực lượng công an, dân phòng đủ các loại cũng đã được huy động để sẵn sàng đàn áp nhân dân và để... nhận tiền.
Cũng giống như ngày hôm qua, nhà cầm quyền Nghệ An đã dùng mọi thủ đoạn nhằm đe dọa, ngăn chặn và quấy phá người dân đến tham dự phiên tòa. Những dàn loa phóng thanh công suất cực lớn do công an mang đến phát ra rả đến mức chói tai về chính sách 'sinh đẻ có kế hoạch'.
Đặc biệt, bản tin của Truyền Thông Chúa Cứu Thế đã ghi lại hình ảnh những dân phòng đang chia chác tiền thưởng sau khi 'lập công' đàn áp nhân dân. 
"Có lẽ đây là dấu hiệu cho phiên tòa sắp kết thúc ngày hôm nay. Không như mọi người dự đoán sẽ kéo dài trong 3 ngày", Truyền Thông Chúa Cứu Thế dự đoán.
Phiên tòa buổi sáng tạm dừng để nghỉ trưa vào lúc 11h20, và sẽ bắt đầu lại vào lúc 13h30. 
Trong phiên xử buổi sáng, 14 thanh niên yêu nước đều tỏ ra hiên ngang và mạng mẽ giữa vòng vây công an, bất chấp việc bị đưa ra những mức án rất nặng nề.
Truyền Thông Chúa Cứu Thế cho biết, trước tòa, sinh viên Trần Minh Nhật nói: “Con xin cảm ơn Cha Mẹ, gia đình, anh em và bạn bè đã đến tham dự phiên tòa đòng hành với con. Cầu mong xã hội Việt Nam sớm có được sự thật và công lý. Tôi chấp nhận tất cả những gì mà chế độ này đè nén!”
Còn anh Nguyễn Văn Duyệt đã dõng dạc nói lớn: Chỉ có Chúa Kitô là niềm Cậy trông, là Tình yêu và là Sự thật. Xin gửi đến tất cả mọi người lời cầu chúc bình an!

Kerry, Hagel sẽ làm gì với Việt Nam?


Sau khi Tổng thống Barack Obama đề cử hai nghị sĩ John Kerry và Chuck Hagel cầm đầu Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng, nhiều người thắc mắc: Với hai vị bộ trưởng mới, chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong bốn năm tới sẽ thay đổi ra sao? Có thể trả lời ngay: Vẫn như trước, ít nhất là vẫn giống như hai năm gần đây nhất.
Mối thắc mắc trên rất tự nhiên, vì cả hai ông John Kerry và Chuck Hagel đều là cựu chiến binh tham dự cuộc chiến Việt Nam. Cả hai đều được nhiều huy chương, ông Hagel còn giữ cả những mảnh đạn nhỏ trong người. Sau đó, cả hai đều thành nghị sĩ. Kerry thuộc đảng Dân Chủ đại diện tiểu bang Massachussett ở Thượng Viện từ năm 1984 đến nay; Hagel thuộc đảng Cộng Hòa, là nghị sĩ tiểu bang Nebraska, từ 1996 đến 2009 thì nghỉ, giữ đúng lời hứa với cử tri khi ra tranh cử lần đầu là ông chỉ làm việc hai nhiệm kỳ. (Ở Mỹ, những người làm nghị sĩ liên bang thường được gọi là nghị sĩ suốt đời, không cần phải thêm chữ “cựu,” trừ khi cần tránh hiểu lầm.) Nếu được phê chuẩn, Chuck Hagel sẽ là “hạ sĩ quan” đầu tiên lên cầm đầu cả guồng máy quân sự nước Mỹ. Khi tình nguyện sang Việt Nam ông chỉ là một người lính thường, sau được thăng lên tới chức trung sĩ.
Nếu hai nghị sĩ này được Thượng Viện phê chuẩn, trong chính phủ Obama sẽ có bốn nghị sĩ, gồm hai ông tổng thống và phó, cộng hai bộ trưởng quan trọng nhất. Trong bốn người này, Obama đóng vai đàn em lúc còn ở Thượng Viện. Các nghị sĩ thường đối xử với nhau thân thiện, hòa nhã (hơn các dân biểu ở Hạ Viện)! Năm 2008, chính ông Hagel (nghị sĩ Cộng Hòa) đã khuyên ông Obama chọn Nghị Sĩ Joe Biden đứng chung liên danh; mặc dù lúc đó bên đảng Dân Chủ nhiều người muốn chọn bà Hillary Clinton (cũng một nghị sĩ nữa). Trước khi hai ông Hagel và Kerry nhậm chức, nhiều người đã đặt tên chung cho “tứ nhân bang” này là “Băng đảng Thượng Viện”. Họ sẽ lèo lái con tàu ngoại giao của nước Mỹ!
Những người Cộng Sản ngây thơ ở Việt Nam có thể sẽ đoán là John Kerry “thân thiện” với chế độ Hà Nội hơn bà Hillary Clinton. Vì sau khi giải ngũ ông đã từng biểu tình phản đối việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Ðó là một ảo tưởng. Những người đi biểu tình phản đối chiến tranh đã giúp cho quân Cộng Sản sau cùng “thắng cuộc”. Nhưng động cơ chính của họ không phải vì “thân cộng” mà vì họ thấy chấm dứt chiến tranh sẽ có lợi cho nước Mỹ hơn là tiếp tục tham chiến. Ai biết tâm lý dân Mỹ sẽ hiểu khi đầu tư vào một cuộc chiến mà không thấy có lợi thì họ thấy phải rút ra ngay, tránh tổn thất vô ích. Năm 1968, chính ông Richard Nixon trong khi tranh cử đã gửi Henry Kissinger gặp đại sứ Nga ở Washington báo trước rằng nếu đắc cử ông sẽ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, dù sau đó sẽ có một chính phủ Cộng Sản lên cầm quyền. Sau khi đắc cử, Tổng Thống Nixon lại cho Kissinger tới nhắc lại lời hứa đó. Có thể nói, số phận miền Nam Việt Nam đã được quyết định từ trước khi ông Nixon cầm quyền.
Ngay khi nghe tin John Kerry được đề cử, trên mạng của tuần báo Economist đã viết một bài nhắc nhở món nợ của ông ta đối với người Việt Nam; yêu cầu ông phải hành động cụ thể buộc chính quyền Hà Nội tôn trọng quyền làm người. Tiêu đề của bài báo viết: “Hãy đòi trả tự do cho Luật Sư Lê Quốc Quân!”
Nhưng cũng không nên có ảo tưởng là một Ngoại Trưởng John Kerry vì mặc cảm tội lỗi sẽ cứng rắn đối với chế độ Cộng Sản hơn bà Clinton. Bởi vì, sau cùng chỉ có ông Obama là người quyết định chính sách ngoại giao của nước Mỹ. Và quyết định của bất cứ ông tổng thống nào cũng vì quyền lợi của nước Mỹ mà thôi. Hơn nữa, chính sách của chính phủ Mỹ nào đối với Việt Nam cũng nằm trong chiến lược toàn cầu của họ; đặc biệt, là chiến lược của nước Mỹ trong cả vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Tại Châu Á, từ hơn nửa thế kỷ trước đây vấn đề quan trọng nhất đối với một tổng thống Mỹ là quyết định sẽ làm gì với Trung Quốc; các nước chung quanh đều đóng vai thứ yếu. Năm 1950, đại đa số người Mỹ coi Trung Cộng chỉ là một chi nhánh của khối Cộng Sản quốc tế do Stalin cầm đầu. Họ thấy điều đó được chứng minh qua cuộc chiến tranh Cao Ly, khi Stalin bật đèn xanh cho quân Bắc Hàn tấn công Nam Hàn và sau đó được Trung Cộng gửi hàng triệu quân sang giúp. Trước đó, chính phủ Mỹ không hề quan tâm đến chính quyền Quốc Dân Ðảng ở Ðài Loan. Ngay sau khi chiến tranh Cao Ly bùng nổ, hạm đội Mỹ tiến vào vùng ven biển và Ðài Loan được Mỹ viện trợ để tự vệ. Cũng từ lúc đó chính phủ Mỹ mới bắt đầu tăng viện trợ cho Pháp ở Ðông Dương. Sau khi đã chứng kiến Nga Xô thao túng và Cộng Sản hóa các nước Ðông Âu, mối quan tâm chính của người Mỹ là ngăn chặn làn sóng đỏ ở Châu Á. Mỹ đã lập liên minh quân sự với Úc, Tân Tây Lan, đã lập liên minh quân sự Ðông Nam Á, đã viện trợ cho miền Nam Việt Nam, đều vì mục tiêu đó.
Khi nhìn thấy sự rạn nứt giữa Nga Xô và Trung Cộng từ cuối thập niên 1960, chiến lược của họ đã thay đổi. Mỹ bắt đầu giao thiệp với Trung Cộng. Kể từ đó trở đi, vấn đề của các chính phủ Mỹ ở vùng Ðông Á Châu là cách đối xử với Trung Cộng như thế nào thì có lợi nhất cho quyền lợi lâu dài của họ. Dân số Trung Quốc (lúc đó hơn 600 triệu người) là một thị trường thu hút mọi tính toán của các nhà tư bản. Khi rút khỏi Việt Nam, nhường mảnh đất này cho khối Cộng Sản, người Mỹ đã thấy rằng “lý thuyết domino” không đúng. Không một quốc gia nào ở vùng Ðông Nam Á bị rơi vào tay Cộng Sản; trái lại, các nước đó lại đoàn kết với nhau hơn trước một hiểm họa chung.
Chính sách đối ngoại của nước Mỹ dựa trên quyền lợi kinh tế. Hiện nay, cuộc tấn công ngoại giao quan trọng nhất của chính quyền Obama trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương là liên kết các nước trong một khối mậu dịch tự do. Khi dân Trung Quốc được tự do làm ăn hơn và chính quyền Bắc Kinh mở cửa đón nhận tư bản nước ngoài giúp mãi lực của khối người khổng lồ hơn một tỷ ba trăm triệu này gia tăng, thị trường Trung Quốc càng thêm hấp dẫn. Trước thị trường Trung Quốc, Việt Nam chỉ là một mảnh đất nhỏ, với dân số chưa bằng một phần mười và lợi tức trên đầu người chưa bằng một phần ba. Ngay ở thành phố dân rất cởi mở và có mãi lực lớn nhất là Sài Gòn cũng chưa có một quán McDonald nào, cho thấy trọng lượng kinh tế của Việt Nam trong cách tính toán của các nhà tư bản Mỹ còn nhỏ lắm. Cho nên, người Việt không nên giữ những ảo tưởng như là nước Mỹ cần trở lại Việt Nam.
Ảo tưởng hão huyền khác là Mỹ cần Việt Nam để ngăn chặn sức bành trướng của Trung Quốc. Trong hai năm qua chính quyền Obama đã tuyên bố trở lại Á Châu một cách ồn ào, không phải vì họ quan tâm đến nước Việt Nam, mà vì quyền lợi toàn cầu của nước họ. Nước Mỹ đã có sẵn những đồng minh trong vùng Ðông Nam Á giàu và mạnh hơn Việt Nam nhiều. Và các nước này đã từng lo đề kháng và phòng vệ đối với Trung Cộng từ lâu. Trong khi đó thì ai cũng biết rằng đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn nằm trong túi của Cộng Sản Trung Quốc. Các hành động và thái độ nhút nhát của chính quyền Cộng Sản Việt Nam trên các vấn đề biển, đảo bị xâm lấn chỉ tăng cường cho ý nghĩ đó chắc chắn hơn mà thôi. Khi nào chế độ Cộng Sản còn tồn tại ở Việt Nam thì thế giới bên ngoài sẽ tiếp tục nghĩ như vậy. Không một chính quyền Mỹ nào thấy cần phải thay đổi thế quân bình đó. Vì họ đã được bảo đảm về mặt kinh tế và an ninh, với các nước đồng minh cũ mạnh hơn Việt Nam nhiều. Mà họ cũng tin rằng thị trường Trung Quốc sẽ không tuột ra ngoài tầm tay của họ. Công ty Yum! Chủ nhân KFC và Pizza Huts đã mở 720 cửa hàng ở lục địa Trung Hoa. Công ty Kraft đã biến đổi thứ bánh ngọt Oreo của họ, bớt đường và pha cả vị trà xanh trong bánh, để hợp với khẩu vị của người Tàu. Nhóm đầu tư KKR đã góp vốn vào công ty sản xuất sữa lớn nhất ở Trung Quốc. Khi vào thị trường Trung Quốc, McDonald cũng đổi vai trò của nhân vật hoạt họa quảng cáo chính của họ, giới thiệu với trẻ em Trung Hoa hình ảnh “Giáo Sư Ronald”. Vì họ biết cha mẹ người Trung Hoa lo lắng đến việc học của con, nên Giáo Sư Ronald đã bày những trò học đọc, học viết và học làm tính, chứ không chỉ bày trò chơi như Anh Hề Ronald ở thị trường Mỹ!
Ðể “ngăn chặn” sức bành trướng của Trung Quốc, Mỹ đã có những đồng minh mạnh như Nhật Bản, Nam Hàn, Ðài Loan, và các nước dân chủ trong vùng Ðông Nam Á. Ðể lấn áp Trung Cộng, một khí cụ hiện đang được được chính quyền Mỹ sử dụng là “Sức Mạnh mềm,” đó là mô hình chính trị tự do dân chủ và kinh tế thị trường. Nếu các nước chung quanh Trung Quốc đều dân chủ hóa và phát triển tự do mậu dịch thì họ tự động trở thành một hàng rào rất kín để ngăn chặn ảnh hưởng Trung Cộng. Chúng ta thấy, sau khi chính quyền Miến Ðiện bắt đầu tiến trình dân chủ hóa, ông Obama đã bay sang thăm ngay và người Mỹ bắt đầu đem tiền đến viện trợ và đầu tư.
Chính sách của chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục như những gì họ đã làm trong hai năm qua kể từ khi ông Obama tuyên bố Mỹ trở lại vùng Ðông Nam Á. Những khuôn mặt mới như Hagel hay Kerry cũng không thay đổi gì trong chiến lược này. Họ sẽ tiếp tục gắn bó với các nước cùng theo chế độ dân chủ tự do, và phát triển mậu dịch để tất cả đều được lợi. Họ sẽ tiếp tục giao thương với Trung Quốc và lâu lâu nhắc nhở các vấn đề nhân quyền ở nước này để chứng tỏ cho các nước chung quanh thấy và so sánh hai chế độ dân chủ và độc tài khác nhau như thế nào.
Ðứng trước viễn ảnh đó, con đường tốt nhất cho Việt Nam là tiến tới dân chủ hóa để gia nhập cộng đồng các quốc gia dân chủ ở Ðông Nam Á. Khi đó, không cần phải yêu cầu các chính phủ Mỹ cũng sẽ đối xử với Việt Nam theo cách mà họ đang giao thiệp với Philippines, Thái Lan, Singapore. Không thể tiếp tục nuôi dưỡng cảm tưởng của các nước chung quanh là chính quyền Việt Nam vẫn nằm trong túi Cộng Sản Trung Quốc! Vừa rồi, một sĩ quan tuyên truyền của Cộng Sản mới giảng dạy các học trò rằng: “Nước Mỹ chẳng bao giờ tốt với chúng ta, chỉ có Trung Quốc tốt với chúng ta.” Một chính sách dựa trên ý tưởng đó sẽ đưa dân tộc vào con đường cụt, không ngõ thoát!

GDP Việt Nam năm 2012 ước đạt 136 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.540 USD (hahaahha)

Tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng, đạt trên 11 tuần nhập khẩu, Cán cân thanh toán ước thặng dư trên 8 tỷ USD... là những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam 2012.

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VBF) năm 2012 với chủ đề “Khôi phục sự năng động của nền kinh tế”, ông Nguyễn thế Phương, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư đã trình bày tóm tắt tình hình kinh tế xã hội 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013.

Theo đó, mặc dù có nhiều khó khăn song tình hình kinh tế năm 2012 của Việt nam đã có những điểm sáng nhất định:

- Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiềm chế dự báo CPI năm 2012 ở mức 7,5%
- Lãi suất giảm, cơ cấu tín dụng chuyển biến theo hướng tăng tín dụng cho nông nghiệp, xuất khẩu doanh nghiệp nhỏ và vừa,
- Tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng đạt trên 11 tuần nhập khẩu
- Cán cân thanh toán ước thặng dư trên 8 tỷ USD
- Bội chi ngân sách nhà nước năm 2012 đạt 4,8% GDP
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 29,2% GDP
- Tổng thu ngân sách bằng 29,5% GDP
- Kim ngạch xuất khẩu 2012 tăng cao hơn kế hoạch, ước tăng 16,6%
- Kim ngạch nhập khẩu ước tăng 6,8%
- Ước nhập siêu khoảng 1 tỷ USD, chiếm 0,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (việc giảm mạnh nhập khẩu, tăng xuất khẩu góp phần ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại tệ của nhà nước)
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 5,2%, đưa quy mô nền kinh tế đạt khoảng 136 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.540 USD/người/năm.
- An sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm, ước năm 2012 giải quyết việc làm cho 1,5 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở thành thị là 3,63%,

Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta có những mặt hạn chế chưa khắc phục được như nguy cơ tiềm ẩn lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn lớn, các chỉ tiêu phát triển kinh tế không đạt kế hoạch đề ra, thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp, nợ xấu cao, số doanh nghiệp giải thể vẫn ở mức cao., thị trường BĐS và TTCK giảm mạnh, chưa có khả năng phục hồi, đời sống người dân – nhất là người thu nhập thấp còn nhiều khó khăn.

Năm 2013 chúng ta tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu phấn đấu đã thông qua tại Quốc hội như phấn đấu GDP tăng 5,5%, Kim ngạch xuất khẩu khoảng 10%, kim ngạch nhập khẩu tăng 8%, bội chi ngân sách không quá 4,8%GDP, tốc độ tăng giá tiêu dùng CPI khoảng 8%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 3% GDP, tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp thành thị không quá 4%.

Tất cả cái gọi là "tăng dự trữ ngoại tệ" chỉ là chạy từ tay tư nhân vô tay nhà nước

http://gafin.vn/20130109033541338p0c...e-nam-2012.htm

Thì vậy, và bài trên ghi "Đến cuối năm 2012, tổng phương tiện thanh toán tăng 22,4% so với cuối năm 2011", tức là IN TIỀN ra thêm 22,4%.

Cuối năm 2011, ông Giàu (khi đó còn là Thống đốc NHNN) nói là tiền mặt tương đương 120% GDP.

Nay thì số này tăng thêm 22,4%, đang khi GDP không tăng như vậy, cho dù lấy con số do chính VC ghi ra.

Theo con số chính VC đưa ra năm ngoái tăng GDP 5,03%, đang khi tiền mặt tăng 22,4%, vậy thì tiền mặt tăng 17,37% GDP. Vậy là hiện nay, theo chính con số VC đưa ra, tiền mặt = 137,37% GDP.

Họ nói GDP 136 tỉ USD, vậy thì tiền mặt đang lưu hành tương đương 186,82 tỉ USD, tức khoảng 3,736 triệu tỉ đồng = 3.736.000.000.000.000 = 3,74 x 10^15.

Mỗi tờ giấy bạc nặng khoảng 1 gm, như vậy cần 7,48 x 10^9 gram tờ 500 ngàn đồng.

Tức 7,48 x 10^6 kg = 7,48 x 10^3 tấn = 7480 tấn giấy 500 ngàn đồng.

=> Nếu tính giấy mệnh giá nhỏ hơn thì số giấy còn cao hơn nhiều.

Trên đây tôi chỉ tính nhẩm, bạn nào có calculator nhờ tính lại giùm.

Tại VN đâu có tín dụng, credit gì, nên "tổng phương tiện thanh toán" chỉ là tiền mặt.

-----------------

Bài này lấy con số chính VC đưa ra, chứ còn chưa nói việc các con số này giả mạo.

Tất cả cái gọi là "tăng dự trữ ngoại tệ" chỉ là chạy từ tay tư nhân vô tay nhà nước, chứ nếu coi xứ VN như 1 cái hộp kín, thì cái hộp này không tăng ngoại tệ xu nào.

Kế tiếp sẽ "tăng dự trữ vàng".

Lý do của việc vàng, USD chạy vô tay nhà nước, là vì DÂN NGHÈO ĐI, PHẢI BÁN VÀNG, USD RA ĐỂ SỐNG. VC chỉ việc in tiền ra mua vô.

Ngoài ra, còn do Kết kim, Kết hối, nhiều người thấy quá phiền nên bán hết vàng, ngoại tệ, lấy VND bỏ vô ngân hàng lấy lời.

Việc ĐỔI TIỀN, họ không thể lo, vì cũng quá tầm hiểu, phản ứng.

KT VN không hề kiếm ra xu ngoại tệ nào, mà chỉ là sống nhờ ngoại tệ do VK, lao nô, gởi về mà thôi.

Như "đứa con hoang đàng" sống nhờ tiền cha mẹ, anh chị em gởi cho.

Biết vậy thì im miệng mà sống càn, đừng bày đặt lên mặt khoe "tăng dự trữ ngoại tệ, kinh tế phát triển", v.v...

Tuesday, January 8, 2013

ĐCSVN không thể XÂY, DỰNG được gì cả, mà chỉ biết, có thể PHÁ, HOẠI mà thôi.

"Dân giàu", hai chữ này không dễ hiểu, và dễ thực hiện.

Ngay trong thời kỳ chiến tranh, CP Nhật bản độc quyền, bảo dân chết là chết, muốn tịch thu nhà máy nào của tư nhân để phục vụ cho chiến tranh lại chẳng được.

NHƯNG điều họ không bao giờ làm, đó là: Làm cho dân nghèo.

Trong lúc cùng bấn nhất, CP Nhật vẫn muốn dân giàu.

--------------------

Có câu chuyện thế này, 1 cô bạn Nhật của tôi kể lại. Làng kia kiệt quệ lương thực, chỉ còn 100 giạ lúa. Nếu ăn hết, thì toàn làng sẽ chết đói sau đó. Thế là trưởng làng giao cho 100 hộ dân, mỗi hộ 1 giạ, ai ăn hết, chết đói sau đó, thì ráng chịu.

Thế là vẫn có người ăn hết, rồi chết đói. Nhưng đa số đem trồng, rồi ăn đất, ăn cỏ, ăn rễ cây, chờ lúa chín. Mùa lúa trúng, thu hoạch mấy ngàn giạ, thế là hầu hết cả làng hết đói.

Họ có lúa ăn, có lúa giống gieo cho vụ sau, còn có dư đem bán.

Chứng minh nhiều điều: phải TƯ HỮU hóa, càng khó khăn lại CÀNG phải tư hữu hóa.

Vẫn có người tham lợi trước mắt, hoặc không chịu nổi giai đoạn tạm khó khăn, xài hết tài sản cá nhân rồi chết.

Nhưng đa số người ta, khi được giao cho trách nhiệm kiếm tiền CÁ NHÂN, thì họ chịu đựng rất hay, để LÀM GIÀU CÁ NHÂN.

---------------------

VC thì ngược lại, như ông trưởng làng kia thì sẽ dùng quyền hành, bạo lực, trong 100 giạ lúa thì để lại mấy chục giạ cho Đảng viên ăn, còn lại bắt buộc người dân phải đem trồng trọt.

Do làm cực, mà Đảng viên, trưởng làng ăn hết, nên người ta sẽ ăn cắp lúa, sẽ lãn công, cuối cùng thì mấy chục giạ đem gieo có khi mất hết, hoặc thu nhập thấp.

Khi đó, chính trưởng làng, Đảng viên, cũng mang họa, có khi chết đói theo dân làng.

--------------------------

Việt Cộng bị cận thị chính tri, kinh tế, rất nặng. Họ chỉ nhìn thấy cái TRƯỚC MẮT đó là tịch thu, quá dễ, CÓ TIỀN LIỀN, trong khi thằng dân đâu làm gì được, vậy thì có hại gì đâu cho Đảng?

Nhưng họ không hiểu rằng, khi DÂN NGHÈO, thì sau đó sẽ kéo theo Đảng nghèo.

Như câu chuyện trên, Đảng để riêng lúa để ăn, bắt dân trồng, thu hoạch kém, dân chết đói, thì Đảng cũng chết đói theo, chứ khi đó không lẽ đem bỏ tù cái xác dân chúng?

Nay chúng ta thấy rất rõ: Do Đảng ép không cho dân giàu, trái lại còn Kết kim, Kết hối cho dân nghèo, vậy thì dân nghèo thật, nhưng từ đó cũng kéo theo Đảng nghèo luôn.

Khi dân nghèo quá không tiền đóng thuế, thì Đảng có la hét, ra lệnh gì cũng vô ích, vì đơn giản là dân không có tiền.

Nhiều chợ cất lên, không bạn hàng nào vào bán, vì tiền thuê quá mắc. Nhiều chợ khác cũng vắng bên trong, đông bên ngoài, do bạn hàng bán chui, bán chạy.

Tiền thuế bị thất thu nặng nề, do mấy trăm ngàn doanh nghiệp đóng cửa.

--------------------------

Đảng nghèo đi thấy rõ, không còn hô hoán bạc trăm ngàn tỉ này, trăm ngàn tỉ nọ như trước. Không tiền bơm xuống cho quan chức địa phương, nay phải cho họ bán Trái phiếu, dù biết họ sẽ ăn cắp, sẽ quỵt.

Đảng làm dân nghèo, dân làm Đảng nghèo, đó là cái thiển cận, cái ngu xuẩn, của ĐCSVN vậy.

Chính tri, tư duy trị quốc bình thiên hạ của ĐCSVN rất kém. Dùng súng đạn ép buộc, tiền bạc mua chuộc người ta thì chỉ được cái xác, như các tên hiếp dâm, mua dâm vậy. Và chỉ trong rất ngắn hạn.

ĐCSVN không thể XÂY, DỰNG được gì cả, mà chỉ biết, có thể PHÁ, HOẠI mà thôi.

Phá quốc gia, phá tài sản, phá tài nguyên, phá lòng người, phá tâm linh.

Bao nhiêu ĐẾ QUỐC hùng mạnh từng bị diệt vong trong lịch sử. Gần đây nhất, Âu châu có Đức, Á châu có Nhật, đều bị diệt vong một cách vô cùng thê thảm.

Việt Cộng có là gì. Ngày tàn, các lãnh đạo Việt Cộng được toàn thây như Hitler là may.

--------------------------

Tôi e là với sự độc ác của nhiều người Việt Nam, họ lật đổ Việt Cộng thì sẽ đem quan chức ra TÙNG XẺO, cho ngũ mã phân thây, là khác. Con cái quan chức thì đem ra hãm hiếp tập thể, cả trai lẫn gái.

Các sự căm thù này, tại miền Bắc thật ra còn cao hơn tại miền Nam. Ngoài đó, mất đất là mất tất cả, chứ còn trong miền Nam thì còn làm ăn vặt, hy vọng con cái lấy ngoại quốc, VK, thì còn khá, rồi quên việc mất đất.

Nhiều trăm ngàn dân Bắc bị đuổi nhà cất thủy điện, sân golf, có nơi 1m2 được 1 kg thịt bò, có khi chỉ được 1 cái trứng gà. Họ căm thù hết sức, đến điên cuồng, điên dại.

Cô Lô Thanh Thảo bị kết án 3 năm 6 tháng tù

Cô Lô Thanh Thảo, người bị bắt từ tháng 3/2012, vừa bị mang ra xét xử tại TP.HCM với cáo buộc "Tuyên truyền chống phá nhà nước" theo điều 88 Bộ luật hình sự.
Trong phiên tòa sơ thẩm gói gọn trong một buổi sáng vào hôm 8/1, Tòa Án Nhân dân TP.HCM kết án cô Lô Thanh Thảo 3 năm 6 tháng tù giam, cùng 2 năm quản chế sau khi ra tù.
Cô Thảo năm nay 36 tuổi, bị bắt vào ngày 26/3/2012 khi đang ghi hình và tường trình cuộc biểu tình của dân oan tại Sài Gòn cho một diễn đàn trên hệ thống Paltalk. 
Sau khi bị bắt, công an áp giải cô Thảo về nhà riêng tại Đồng Nai để khám xét, rồi tiếp tục đưa về giam giữa tại số 4 Phan Đăng Lưu, Sài Gòn.
Nội dung truyền đơn được cho là của cô Lô Thanh Thảo in và rải tại Sài Gòn 
Thông tin lan truyền trên một số trang blog nói rằng cô Thảo bị bắt vì đã rải truyền đơn kêu gọi người dân xuống đường biểu tình lật đổ chế độ.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử cho rằng những việc làm cô Thảo là 'đặc biệt nguy hiểm' và 'xâm phạm trực tiếp đến an ninh quốc gia'. 
Sau một buổi sáng xét xử, tòa án cộng sản tuyên phạt cô Lô Thanh Thảo mức án 3 năm 6 tháng tù giam.

Cập nhật phiên xử 14 người yêu nước tại Nghệ An

Anh Nguyễn Văn Duyệt trước tòa. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Cập nhật lúc 18h00: Ngày đầu tiên của phiên sơ thẩm đã kết thúc, ngay mai 9/1, vụ án sẽ tiếp tục mang ra xét xử. Kết quả của ngày xử đầu tiên là một bằng chứng rõ rệt về những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CS Việt Nam: Hàng chục người bị bắt giam vô cớ và bị đánh đập thô bạo.
Màn kịch 'xử án công khai' đã kết thúc với đầy đủ những trò lố bịch. Bất chấp những hành vi khủng bố, đánh đập của công an, hàng trăm người dân vẫn kiên cường đến tham gia phiên tòa.
Tin từ Truyền Thông Chúa Cứu Thế cho biết, Bà Nguyễn Thị Hóa, mẹ anh Nguyễn Đình Cương bị công an và côn đồ đánh trọng thương đến ngất xỉu 2 lần trong ngày.

17h10: Báo Tuổi Trẻ cho biết: 'Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Công an Nghệ An tham gia bảo vệ phiên tòa', bức ảnh gửi đi cho thấy trong phòng xử tràn ngập công an. Những người còn lại trong ảnh là Nông Hùng Anh (bên trái) và anh Hồ Đức Hòa (phải)
Một cách chính thức, vụ xử 14 người yêu nước bị nhà cầm quyền gọi là vụ án "Hồ Đức Hòa cùng đồng phạm hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân". Như vậy, anh Hồ Đức Hòa bị coi là người 'cầm đầu', khả năng sẽ bị tuyên án rất nặng.
17h00: Nghệ An đang có mưa nhỏ, tiết trời lạnh buốt. Đông đảo người dân vẫn kiên trì cầu nguyện dưới mưa để ủng hộ cho 14 thanh niên yêu nước đang chịu cảnh tù đày.

16h00: SOS: CA vừa đánh gục 1 người, hành hung thêm nhiều người khác. Tin cho biết, 1 người đã bị CA đánh gây thương tích, 2 người khác đã bị bắt đi. Lực lượng CA, dân phòng đang tỏ ra vô cùng hung hãn, sẵn sàng lao vào đánh đập bất cứ ai

Trước đó, đông đảo người dân vẫn tỏ ra kiên cường cầu nguyện bên ngoài phiên tòa, bất chấp phía nhà cầm quyền giở đủ trò quấy rối. Vì điên tiết trước tinh thần mạnh mẽ của người dân, lực lượng công an đã huy động một giàn loa cực mạnh và mở nhạc sàn dồn dập. Đứng cách xa vẫn nghe những loại âm thanh rất chói tai.
Lực lượng CA, dân phòng đủ loại liên tục có những hành vi gây hấn, thô bạo với người dân đến tham gia phiên xử


Lúc 15h30: Hiện nay, phía công an đã bắc 2 cái loa công suất lớn phát ra những âm thanh ầm ỹ, nội dung tuyên truyền pháp luật nhảm nhí. Mục đích của CA nhằm quấy rối các giáo dân đang tập trung cầu nguyện ôn hòa phía khu vực ngoài tòa án.

Monday, January 7, 2013

Báo Việt Nam không dám dùng chữ 'Trung Quốc xâm lược'

34 năm sau, một số báo ở Việt Nam loan tin cải táng liệt sĩ chết trong chiến tranh biên giới với Trung Quốc.
Lễ an táng hài cốt anh hùng, liệt sĩ Lê Ðình Chinh. (Hình: Dân Trí)
Những năm đầu ngay sau cuộc chiến biên giới với Trung Quốc hai tuần lễ bắt đầu từ ngày 17 Tháng Hai 1979 có các hình ảnh, bản tin và các cuộc triển lãm “tội ác” của quân xâm lược Trung Quốc trên hệ thống tuyên truyền của nhà nước. Nhưng suốt một thời gian dài nhất là từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1991, guồng máy tuyên truyền của CSVN hoàn toàn nín lặng.
Năm nay, bỗng dưng có 6 tờ báo, trong đó có cả tờ Nhân Dân (cơ quan tuyên truyền chính thức của đảng CSVN) đưa tin cải táng hài cốt của “anh hùng, liệt sĩ Lê Ðình Chinh” từ một nghĩa trang ở tỉnh Lạng Sơn đưa về nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa, quê nhà, chôn cất.
Lê Ðình Chinh, khi chết ngày 25 Tháng Tám 1978 mới 18 tuổi. Các tờ báo ở Việt Nam đều nói Chinh nhập ngũ năm 1975, tức mới có 16 tuổi.
Tấm bia ghi lại địa điểm mà quân Trung Quốc thảm sát 43 phụ nữ, trẻ em tỉnh Hà Giang rồi quăng xuống giếng trong cuộc xâm lăng Việt Nam Tháng Hai năm 1979. (Hình: Blog Osin)
Tuy Trung Quốc chính thức “dạy Việt Nam bài học”, mở chiến dịch xua hàng trăm ngàn quân ồ ạt qua biên giới ở cả 6 tỉnh của Việt Nam từ ngày 17 Tháng Hai 1979 nhưng từ Tháng Bảy 1978 đã có những dấu hiệu căng thẳng mà Hà Nội biết rõ qua các áp lực đòi CSVN rút quân khỏi Cambodia. Lê Ðình Chinh đã tham dự các trận đánh ở Cambodia và đơn vị được điều động lên biên giới phía Bắc, làm tiểu đội trưởng một đơn vị công an võ trang nhân dân sau đổi thành bộ đội biên phòng.
Lê Ðình Chinh chết trước khi chiến dịch xâm lăng ồ ạt xảy ra nên có thể là một trong những người thiệt mạng đầu tiên trong cuộc chiến biên giới Việt-Hoa 1978-1979. Không có một tài liệu đáng tin cậy nào được công bố để biết số thương vong thật của cả hai bên. Phía nào cũng thổi phồng sự thiệt hại của kẻ địch và che đậy phần thuộc về lực lượng của mình.
Nội dung các bản tin cải táng hài cốt Lê Ðình Chinh có những nét chính rất giống nhau có vẻ như dựa theo một nguồn cung cấp phần căn bản. Các chi tiết riêng không bao nhiêu khác nhau nhưng có điều lạ là cách gọi tên “kẻ xâm lược”.
Chỉ có tờ Thanh Niên nói Lê Ðình Chinh “đã hy sinh tại biên giới phía Bắc khi đang chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc”.
Báo Dân Trí kể là: “Ngày 25 Tháng Tám 1978, trong khi đang chiến đấu bảo vệ đồng đội mình bị những tên ‘côn đồ’ từ bên kia biên giới kéo sang đánh giết, Lê Ðình Chinh đã bị sát hại. Ngày 30 Tháng Tám 1978, chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu ‘Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân’ cho liệt sĩ Lê Ðình Chinh.”
Các tờ báo Tiền Phong và Nhân Dân cũng chỉ nói trống không là “quân xâm lược” chứ không nói thẳng là quân Trung Quốc xâm lược.
Bài báo (của ký giả Huy Ðức) và tấm hình nghĩa trang lính CSVN thiệt mạng trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc ở tỉnh Hà Giang hồi Tháng Hai 1979 trên tờ SGTT. Sau bài viết này, Huy Ðức bị ép ra khỏi tờ SGTT. (Hình: Sài Gòn Tiếp Thị đã bị rút xuống)
Vì mắc kẹt cái “16 chữ vàng” và cái “4 tốt”, hệ thống báo chí truyền thông của nhà cầm quyền CSVN không được viết lách hay đụng chạm một điều gì làm Bắc Kinh tức giận, nay đột ngột cho loan tin cải táng anh hùng liệt sĩ từ biên giới về gần quê nhà có vẻ như sự cấm kỵ được nới lỏng phần nào giữa những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Ðông ngày một thêm nghiêm trọng.
Ngày 9 Tháng Hai, 2009, nhân dịp 30 năm kỷ niệm cuộc chiến biên giới Việt-Hoa, ký giả Huy Ðức viết trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị bài “Biên giới Tháng Hai”, tường thuật theo lời kể của một số người tham dự chiến trận và nạn nhân là dân thường. Trong đó, ký giả này đưa ra tấm bia đánh dấu 43 nạn nhân là phụ nữ (trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai) và trẻ em đã bị quân xâm lược Trung Quốc hãm hiếp rồi giết chết và quẳng xuống một cái giếng.
Bài viết này đã bị gỡ ngay xuống và ký giả Huy Ðức đã bị tờ SGTT cho nghỉ việc.
Một số nhà báo ở trong nước đến thăm các nghĩa trang liệt sĩ chết trong cuộc chiến biên giới nhưng chỉ viết trên những blogs riêng. Báo chí chính thống của Việt Nam coi đây là đề tài nhạy cảm phải tự tránh né để khỏi nhận lấy tai vạ.

Quay trở lại thời tem phiếu: Quản lý trang sức bằng vàng!

Sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành quy định mới siết chặt hoạt động kinh doanh vàng trang sức, các cửa hàng muốn hoạt động tiếp phải đăng ký lại.

Thay vì thả nổi như hiện nay, từng sản phẩm vàng trang sức sẽ phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ. Giao dịch mua bán vàng trang sức đều phải có hóa đơn chứng từ rõ ràng, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết khi trao đổi vớiVnExpress vào chiều qua.
Từ tháng 5 hoặc tháng 6 tới, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ thực hiện những quy định đã đưa ra trong Nghị định 24 và Thông tư 16 về quản lý thị trường vàng. Theo đó, các hộ cá thể sẽ không được tham gia vào lĩnh vực này. Những cửa hàng muốn tiếp tục kinh doanh sẽ phải thực hiện đăng ký lại.
Từ 10/1 tới, chỉ 14 doanh nghiệp và 17 tổ chức tín dụng được tiếp tục kinh doanh vàng miếng. Ngân hàng Nhà nước cho biết trong tương lai, cả vàng trang sức cũng sẽ bị quản lý chặt chẽ. Ảnh: AQ
Trong khi số lượng địa điểm kinh doanh vàng miếng trên cả nước hiện ở mức 8.000, lượng cửa hàng vàng trang sức cao hơn gấp nhiều lần, do đó việc quản lý cũng sẽ khó khăn hơn, đại diện Ngân hàng Nhà nước nhận định.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc đưa hệ thống này vào khuôn khổ là điều sớm muộn cũng phải làm. Hai cái lợi lớn nhất từ việc quản lý trên là Ngân hàng Nhà nước sẽ thu được thuế và khách hàng có thể mua bán ở những nơi được Nhà nước đảm bảo.
Nhận xét về kế hoạch trên của Ngân hàng Nhà nước, đại diện một doanh nghiệp lớn nhận định việc quản lý kinh doanh vàng trang sức sẽ khó khả thi. Để quản lý được, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải đưa ra những tiêu chuẩn về vàng hay việc chế tác trang sức, vốn không nằm trong chức năng của cơ quan này.
"Khác với vàng miếng vừa có thể coi là hàng hóa, vừa có thể coi là tiền tệ, vàng trang sức đúng nghĩa là hàng hóa. Trong khi đó, việc quản lý hàng hóa là chức năng của Bộ Công Thương nên nếu Ngân hàng Nhà nước quản lý thì có thể gây ra sự chồng chéo lẫn nhau.
Nếu được thực hiện, việc đưa vàng trang sức vào khuôn khổ sẽ là động thái tiếp theo trong nỗ lực quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước sau vàng miếng. Từ 10/1 tới, sẽ chỉ có 14 doanh nghiệp và 17 tổ chức tín dụng, với hơn 2.400 chi nhánh sẽ được cấp phép lại để kinh doanh vàng miếng. Khoảng 70% số cửa hàng còn lại có thể tiếp tục được mua bán vàng trang sức cho đến khi có quy định mới của Ngân hàng Nhà nước về việc quản lý mặt hàng này

Cấm' lắp kính trên quan tài, nghị định 105 sẽ dẹp bỏ lăng Ba Đình?

Hôm 17/12/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành nghị định số 105 quy định việc "không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài". Nếu những điều trong nghị định này được thi hành nghiêm túc, liệu di hài của ông Hồ Chí Minh cùng lăng Ba Đình có bị dẹp bỏ?

Việc ban hành được nói là theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch', nghị định 'Về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức' sẽ có hiệu lực vào ngày 1/2/2013.
Tại phần 3, điều 4 của nghị định 105 quy định rõ: "Linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài".
Phạm vi và đối được được áp dụng bao gồm các "cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc hoặc nghỉ hưu khi từ trần". 
Ông Hồ Chí Minh cũng là một cán bộ của đảng cộng sản. Từ khi qua đời vào năm 1969 đến nay, di hài của ông hiện vẫn đang được đặt trong một khung kính tại lăng Ba Đình để cho các đoàn khách đến viếng.
Thi hài ông Hồ Chí Minh đang được lắp kính, bảo quản tại lăng Ba Đình.
Trả lời báo Thanh Niên về việc bạn hành Nghị định 105, ông Hồ Trí Hùng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ cho biết các lý do việc quy định cấm để ô cửa có lắp kính trên quan tài:
"Thứ nhất, lắp kính trên nắp quan tài không phải là truyền thống. Loại quan tài này mới chỉ xuất hiện khoảng chục năm nay thôi. Thứ hai, việc nhìn vào thi thể có thể đã để mấy ngày sẽ làm ảnh hưởng môi trường, sức khỏe người dự tang lễ", ông Hùng lý giải.
Cũng theo nghị định 105, quy định như trên được ban hành nhằm "tiết kiệm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước", "loại bỏ những tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, phô trương, lãng phí". 
Như vậy, nhà cầm quyền cộng sản muốn làm gương thì trước hết cần phải dẹp bỏ lăng Ba Đình, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế đất nước khó khăn như hiện nay. Ước tính, riêng chi phí bảo quản thi hài ông Hồ cũng ngốn hàng trăm triệu đô-la Mĩ một năm. Đó là chưa tính đến các chi phí khác như tiền vệ sinh, điện nước... tiền mua bánh mì, nước uống để phát cho mỗi người đến viếng lăng.
Riêng việc bảo vệ lăng Ba Đình, đảng CS đã thành lập hẳn một Bộ tư lệnh bảo vệ lăng. Mỗi khi có sự kiện chính trị là tổ chức cho quan chức, đảng viên đến viếng một cách rầm rộ. Đây là một việc làm cực kỳ 'lạc hậu, mê tín dị đoan, phô trương, lãng phí' chỉ có trong các nước Cộng sản còn xót lại.