*
Những ngày cuối năm 2012, những người quan tâm đến nền chính trị nước
nhà vui mừng khi nhà nước CHXHCN Việt Nam đã quyết định “lấy ý kiên nhân
dân về sửa đổi Hiến pháp”, ai ai cũng vui mừng, hớn hở. Không sao được
khi lần đầu mình có được cái quyền làm chủ mà bấy lâu nay Đảng ta cứ lờ
tịt cơ chứ. Càng sung sướng hơn khi các cán bộ lên báo tuyên bố “không có vùng cấm trong lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp".
Cứ tưởng rằng lần này chính quyền hiện tại đã biết chia sẻ một phần
“quyền làm chủ” cho nhân dân và trên cả thể hiện một bước tiến dân chủ
trong bối cảnh một Myanmar đang cải cách sâu rộng về mặt thể chế. Cứ
tưởng dân Việt Nam sẽ được ăn một món cơm dân chủ dù đạm bạc hơn so với
các nước khác nhưng cũng là một bữa cơm đàng hoàng, ngon ngọt hơn ngày
hôm qua.
Thế nhưng đùng một cái. Liên tiếp trong thời gian gần đây của năm 2013,
hàng loạt bài báo của ĐẢNG đã răn đe, phòng ngừa từ xa về cái gọi là “lợi dụng ý kiến về sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng”
mà gần đây nhất là được nhấn mạnh qua ý kiến của trưởng ban tuyên giáo
TW Đinh Thế Huynh tại Hội nghị toàn quốc triển khai lấy ý kiến nhân dân
về Dự thảo sửa đối Hiến pháp vào ngày 08/01/2013 (trước đó, thường trực
ban bí thư Lê Hồng Anh cũng đã góp ý tương tự). Trong đó đáng chú ý là
các quan điểm:
Thứ nhất là, một mặt nêu yêu cầu về tính “dân chủ và thực chất”… đồng thời… đặt ra yêu cầu “phải thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng”.
Tôi đọc mà cứ lấy buồn cười, như vậy đợt lấy ý kiến này về hình thức là
vì nền “dân chủ” nhưng thực chất là “vì Đảng”. Quan điểm sâu sắc của
Đảng sẽ chi phối hoàn toàn cái dân chủ trong góp ý kiến. Nó sẽ dễ dàng
bẫy người dân khi đi vào những vùng góp ý mà Đảng không thích. Kiểu như
điều 4 Hiến pháp. Do đó ĐẢNG sẽ dễ dàng quy kết mọi người dân chạm vào
cái điều nhạy cảm ấy bằng cái tội “mạo danh, nặc danh, lợi dụng lấy ý kiến nhân dân…. để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân”.
Thứ hai là, nhấn mạnh trách nhiệm mở chuyên trang, chuyên mục… có nhiều
hình thức thu nhân, góp ý và phản ánh khách quan, toàn diện, kịp thời
nhanh chóng ý kiến của nhân dân. Ý kiến chọn đăng trên các phương tiện
thông tin đại chúng cần đảm bảo khách quan, mang tính tiêu biểu và tính
xây dựng.
Như vậy ý kiến của nhân dân sẽ được lựa chọn trên cơ sở tiêu biểu và
tính xây dựng. Nhưng thế nào là tiêu biểu, thế nào là tính xây dựng? Nó
được hiểu theo ý Đảng hay ý dân. Nếu như hiểu theo ý Đảng thì không hợp
lòng dân, nếu hiểu theo ý dân thì lại không đảm bảo tính tiêu biểu và
tính xây dựng… của ĐẢNG. Giả sử như người ta vạch ra cái ý bỏ điều 4
Hiến pháp với các lý luận rõ ràng thì nó có phải là mang tính xây dựng
hay không? Hay tối thiểu là góp ý bổ sung quy định về các điều khoản hạn
chế quyền lực Đảng, loại bỏ tính định hướng XHCN trong nền kinh tế,
tăng quyền tự do lập hội, quyền lực thứ tư về việc báo tư nhân… thì có
được xem là mang tính “xây dựng và tiêu biểu” hay không? Hay nó đụng
chạm vào cái tội “mạo danh, nặc danh, lợi dụng ý kiến…xuyên tạc, công kích, chống phá” để rồi bị bỏ tù.
Thì ra đây là một vở hài kịch được dựng lên để bẫy những người ngây thơ
về chính trị, những nhà cách mạng trên mây. Quyền được sửa đổi Hiến pháp
được khép kín ở những điều mà ĐẢNG CỘNG SẢN cho phép, tránh không vì
gia tăng quyền lực của nhân dân mà ảnh hưởng đến quyền lãnh đạo của
Đảng. Tính thể chế của nhà nước “của dân, do dân, vì dân” thông qua
HIẾN PHÁP sửa đổi lần này đã bị bóc lột sạch sẽ trước khi nó được thành
hình. Chỉ bởi một quy luật tất yếu là TÍNH ĐẢNG được đề cao thì TÍNH DÂN bị phủ định sạch trơn hoặc bị đè xuống dưới góc thấp nhất đủ để thở hổn hển để được cho là còn sống.
Vì thế nên trước và trong thời gian lấy ý kiến Hiến pháp, Đảng ta đã
tăng cường việc bắt bớ, giam cầm, làm nhục những người có chính kiến
trái với ĐẢNG, làm suy giảm quyền lực lãnh đạo của Đảng hay cố tình “làm
mất uy tín” của ĐẢNG bằng việc công khai những cái bất lợi nếu tiếp tục
duy trì cái định hướng chữ nghĩa như trong HIẾN PHÁP hiện tại (1992).
Điều đó vừa tạo ra bài học có tính răn đe, dọa nạt với những người còn
lại, theo đó, hãy đóng góp ý kiến “theo sự chỉ đạo của Đảng”, còn
không, cứ nhìn gương Cù Huy Hà Vũ, Phương Uyên, Điếu Cày, Tạ Phong Tần,
Anhbasaigon, gần nhất đây (09/01/2013) là 14 người yêu nước công giáo
và cô Lô Thanh Thảo…
Điều này cũng cho thấy sự suy tàn, sự chống cự đến điên cuồng của Đảng
trong khi vai trò, uy tín về sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đang lao
xuống dốc không phanh bởi sự suy đồi về mặt đạo đức của nhóm hoặc cá thể
Đảng viên đến quá trình làm dụng quyền lực để trấn áp tiếng nói của
người dân trong nước và quá trình thông tin hóa dân chủ và sự lên tiếng
từ trong sợ hãi của nhân dân tiếng bộ ở các quốc gia độc tài (Ai Cập,
Myanmar, Syria, Lybia…).
Nhưng dù sao tôi cũng đánh giá ĐẢNG CỘNG SẢN lần này “nhân đạo hơn”, vì
ít nhất cũng không dùng cái chiêu “dụ rắn ra khỏi hang” và đánh bầm dập
như Nhân văn – Giai phẩm, Cởi mở, chiến dịch X2… Có thể vì trong hàng
ngũ Đảng cộng sản đã có những người học từ trời Tây về nên tư tưởng cởi
mở hơn, có thể vì sức mạnh truyền thông của internet hiện tại đã chế ngự
cái sự “im lặng” đáng sợ đó. Cũng có thể đây là một sự thách thức trực
diện của nhà cầm quyền, một sự mỉa mai về dân chủ mà ĐẢNG TÍNH đang muốn
bỡn cợt với DÂN TÍNH.
Nhưng tôi vẫn đau đáu một câu hỏi lớn: “Đợt lấy ý kiến này chắc chắn là
một cái bẫy để xóa sổ người bất đồng chính kiến ở Việt Nam bằng cách
thách thức trực diện từ phía nhà cầm quyền. Vậy thì ta có nên góp ý hay
lại phẩy tay và lờ đi? Nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam chưa có một lãnh
đạo đối lập, một tổ chức đủ uy tín để vực dậy lớp người còn đang chán
ngán nhưng sợ hãi chế độ?”. Phải làm sao? Làm như thế nào?
No comments:
Post a Comment