Hơn 70 năm qua, với chủ trương dùng bạo lực để áp đặt thể chế công sản
tại Việt Nam, cộng sản Việt Nam đã gây ra biết bao tội ác với người dân
Việt, nhưng đã có được bao nhiêu sự phản kháng? Giai đoạn từ 1945 đến
1954, khi đó trình độ khoa học, kỹ thuât của miền Bắc Việt Nam còn nhiều
hạn chế nên kéo theo nhiều cuôc thanh trừng đẫm máu mang nhiều màu sắc
của xã hội loài người thời trung cổ. Những hành đông thiếu nhân tính đó
mãi sau 1954 ngưới dân miền nam mới được biết qua làn sóng ngưới dân di
cư từ miến Bắc vào theo hiệp định GENEVE.
Từ năm 1975, người dân miến Nam lại bị nhiều cảnh đau thương tuy hình
thức không man rợ như những gì mà người dân miền Bắc đã gánh chịu, nhưng
những mất mát, đau thương thì không có gì khác biệt. Nhiều người dân
miền Nam, trước năm 1975 chân chất làm ăn, buôn bán, chắt chiu từng đồng
một, xây dựng một ngôi nhà tương đối để con cháu có nơi sinh sống, học
hành. Sau năm 1975 bị đuổi ra khỏi nhà bỡi một cụm từ “cải tạo tư sản”…
Với hệ thông thông tin một chiều, nên có rất ít người dân biết được Ngài
Hòa Thượng Thich Huyền Quang và Ngài Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị đưa
đi giam cầm ở miền Bắc ngay từ những ngày đầu tiên sau 30-4-1975, trong
khi hai vị Hòa Thượng này chưa có phát biểu lời nào chống công sản.
Có lẽ vì cuộc sống có quá nhiều khó khăn, hàng ngày phải lo cơm áo,gạo
tiền cho gia đình, thiếu quan tâm đến những người xung quanh, cuối cùng
trở thành “ bệnh mãn tính”.
Ngày nay đời sống của người dân, tuy không còn khó khăn như như những
năm 75-84, nhưng người dân Việt vẫn còn chịu rất nhiều oan sai, đặt biệt
là đối mặt trước hiểm họa xâm lăng từ phương Bắc. Trong 2000 tiến sỹ
của Việt Nam có được bao nhiêu vị dám nói lên chính kiến của mình về
những oan sai và hiểm họa đền từ phương Bắc?
Một hôm ngồi uống cà phê tai môt quán cốc bên đường, bên cạnh có một
nhóm sinh viên đang nói chuyện thật rôm rả, tôi quay sang hỏi:
- Các cháu học trường nào?
- Dạ, Đại học giao thông vận tải
- Các cháu có biết bạn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học công nghiệp thực phẩm?
- Bạn đó có gì đặt biệt hả chú?
- À, bạn đó phản đối Trung Quốc xâm lược VN, đã bị công an VN bắt về tội chông phá nhà nước.
Một em trong nhóm nói:
- Thật dở hơi, học không lo học mà làm chuyện tầm phào
-Thế cháu cho rằng chuyện TQ xâm lược VN là chuyện bình thường sao?
- Chuyện đó cứ để nhà nước lo chú ơi!
- Thế cháu có biết Ải Nam Quan của mình hiện giờ nằm trên lãnh thổ nước
nào không? Để nhà nước lo nên một phần biên giới phía Bắc, một phần đảo
Trường Sa đã thuộc TQ.
Cả nhóm im lặng.
Hiện nay có rất nhiều Giáo sư, Bác sỹ, Giáo viên… có cùng suy nghĩ như
nhóm sinh viên của Đại học giao thông vận tải. Có thể do công việc hàng
ngày của những vị này chưa đụng chạm đến chính quyền, nên chưa nhìn thấy
những diều oan ức,nhưng một phần biên giới phía Bắc,một phần đảo Trường
Sa đã thuộc về Trung Quốc và sự việc ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc
cướp phá hàng ngày quí vị đều không biết?
Các vị chân tu đã và đang góp phần không nhỏ trong việc đem lại một cuộc
sống an bình cho người dân Việt, nhưng tu là phải dấn thân,sẵn sàng hy
sinh tính mạng của mình để bảo vệ sự bính an cho đồng loại. Hiện nay
người dân Việt đang chịu nhiều nỗi oan, đặc biệt đang đứng trước hiểm
họa bị xâm lăng từ phương Bắc. Hãy thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh sau
tiếng chuông chùa ngân nga và tiếng chuông nhà thờ giục dã.
Thật ngưỡng mộ sự dũng cảm, hy sinh của những nhà đấu tranh vì đôc lập
tự do của nước nhà như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê thăng Long, Lê Công Định,
Điếu Cày, Anh Ba Sài Gòn, Chị Tạ Phong Tầng…
Trong những sự hy sinh đó có sự đóng góp cùa sinh viên Phương Uyên, sự
góp sức này tuy chưa có thể nói là một ngọn lửa, nhưng có thể gọi là một
đom đóm sáng trong màn đềm tối tăm của các trường đại học hiên nay.
Hy vọng rằng con đom đóm này sẽ dẫn đường cho các bạn cùng trang lứa và
đánh thức lương tri của những người thầy cô đang rao giảng về đạo đức
cho mình.
Dân tộc ta đã có 1000 năm chống giặc ngoại xâm phương Bắc oanh liệt.
Nhưng nếu để bị Bắc thuộc một lần nữa thì thật không dễ chút nào đễ giữ
vững truyền thống tốt đẹp đó của tổ tiên .
No comments:
Post a Comment