Việc ban hành được nói là theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn Hóa, Thể
Thao và Du lịch', nghị định 'Về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên
chức' sẽ có hiệu lực vào ngày 1/2/2013.
Tại phần 3, điều 4 của nghị định 105 quy định rõ: "Linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài".
Phạm vi và đối được được áp dụng bao gồm các "cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc hoặc nghỉ hưu khi từ trần".
Ông Hồ Chí Minh cũng là một cán bộ của đảng cộng sản. Từ khi qua đời vào
năm 1969 đến nay, di hài của ông hiện vẫn đang được đặt trong một khung
kính tại lăng Ba Đình để cho các đoàn khách đến viếng.
Trả lời báo Thanh Niên về việc bạn hành Nghị định 105, ông Hồ Trí Hùng,
Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ cho biết các lý do việc quy định cấm để ô
cửa có lắp kính trên quan tài:
"Thứ nhất, lắp kính trên nắp quan tài không phải là truyền thống.
Loại quan tài này mới chỉ xuất hiện khoảng chục năm nay thôi. Thứ hai,
việc nhìn vào thi thể có thể đã để mấy ngày sẽ làm ảnh hưởng môi trường,
sức khỏe người dự tang lễ", ông Hùng lý giải.
Cũng theo nghị định 105, quy định như trên được ban hành nhằm "tiết
kiệm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước", "loại bỏ
những tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, phô trương, lãng phí".
Như vậy, nhà cầm quyền cộng sản muốn làm gương thì trước hết cần phải
dẹp bỏ lăng Ba Đình, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế đất nước khó
khăn như hiện nay. Ước tính, riêng chi phí bảo quản thi hài ông Hồ cũng
ngốn hàng trăm triệu đô-la Mĩ một năm. Đó là chưa tính đến các chi phí
khác như tiền vệ sinh, điện nước... tiền mua bánh mì, nước uống để phát
cho mỗi người đến viếng lăng.
Riêng việc bảo vệ lăng Ba Đình, đảng CS đã thành lập hẳn một Bộ tư lệnh
bảo vệ lăng. Mỗi khi có sự kiện chính trị là tổ chức cho quan chức, đảng
viên đến viếng một cách rầm rộ. Đây là một việc làm cực kỳ 'lạc hậu, mê
tín dị đoan, phô trương, lãng phí' chỉ có trong các nước Cộng sản còn
xót lại.
No comments:
Post a Comment