Lễ an táng hài cốt anh hùng, liệt sĩ Lê Ðình Chinh. (Hình: Dân Trí)
Những năm đầu ngay sau cuộc chiến biên giới với Trung Quốc hai tuần
lễ bắt đầu từ ngày 17 Tháng Hai 1979 có các hình ảnh, bản tin và các
cuộc triển lãm “tội ác” của quân xâm lược Trung Quốc trên hệ thống tuyên
truyền của nhà nước. Nhưng suốt một thời gian dài nhất là từ khi hai
nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1991, guồng máy tuyên truyền
của CSVN hoàn toàn nín lặng.Năm nay, bỗng dưng có 6 tờ báo, trong đó có cả tờ Nhân Dân (cơ quan tuyên truyền chính thức của đảng CSVN) đưa tin cải táng hài cốt của “anh hùng, liệt sĩ Lê Ðình Chinh” từ một nghĩa trang ở tỉnh Lạng Sơn đưa về nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa, quê nhà, chôn cất.
Lê Ðình Chinh, khi chết ngày 25 Tháng Tám 1978 mới 18 tuổi. Các tờ báo ở Việt Nam đều nói Chinh nhập ngũ năm 1975, tức mới có 16 tuổi.
Tấm bia ghi lại địa
điểm mà quân Trung Quốc thảm sát 43 phụ nữ, trẻ em tỉnh Hà Giang rồi
quăng xuống giếng trong cuộc xâm lăng Việt Nam Tháng Hai năm 1979.
(Hình: Blog Osin)
Tuy Trung Quốc chính thức “dạy Việt Nam bài học”, mở chiến dịch xua
hàng trăm ngàn quân ồ ạt qua biên giới ở cả 6 tỉnh của Việt Nam từ ngày
17 Tháng Hai 1979 nhưng từ Tháng Bảy 1978 đã có những dấu hiệu căng
thẳng mà Hà Nội biết rõ qua các áp lực đòi CSVN rút quân khỏi Cambodia.
Lê Ðình Chinh đã tham dự các trận đánh ở Cambodia và đơn vị được điều
động lên biên giới phía Bắc, làm tiểu đội trưởng một đơn vị công an võ
trang nhân dân sau đổi thành bộ đội biên phòng.Lê Ðình Chinh chết trước khi chiến dịch xâm lăng ồ ạt xảy ra nên có thể là một trong những người thiệt mạng đầu tiên trong cuộc chiến biên giới Việt-Hoa 1978-1979. Không có một tài liệu đáng tin cậy nào được công bố để biết số thương vong thật của cả hai bên. Phía nào cũng thổi phồng sự thiệt hại của kẻ địch và che đậy phần thuộc về lực lượng của mình.
Nội dung các bản tin cải táng hài cốt Lê Ðình Chinh có những nét chính rất giống nhau có vẻ như dựa theo một nguồn cung cấp phần căn bản. Các chi tiết riêng không bao nhiêu khác nhau nhưng có điều lạ là cách gọi tên “kẻ xâm lược”.
Chỉ có tờ Thanh Niên nói Lê Ðình Chinh “đã hy sinh tại biên giới phía Bắc khi đang chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc”.
Báo Dân Trí kể là: “Ngày 25 Tháng Tám 1978, trong khi đang chiến đấu bảo vệ đồng đội mình bị những tên ‘côn đồ’ từ bên kia biên giới kéo sang đánh giết, Lê Ðình Chinh đã bị sát hại. Ngày 30 Tháng Tám 1978, chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu ‘Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân’ cho liệt sĩ Lê Ðình Chinh.”
Các tờ báo Tiền Phong và Nhân Dân cũng chỉ nói trống không là “quân xâm lược” chứ không nói thẳng là quân Trung Quốc xâm lược.
Bài báo (của ký giả
Huy Ðức) và tấm hình nghĩa trang lính CSVN thiệt mạng trong cuộc chiến
tranh biên giới với Trung Quốc ở tỉnh Hà Giang hồi Tháng Hai 1979 trên
tờ SGTT. Sau bài viết này, Huy Ðức bị ép ra khỏi tờ SGTT. (Hình: Sài Gòn
Tiếp Thị đã bị rút xuống)
Vì mắc kẹt cái “16 chữ vàng” và cái “4 tốt”, hệ thống báo chí truyền
thông của nhà cầm quyền CSVN không được viết lách hay đụng chạm một điều
gì làm Bắc Kinh tức giận, nay đột ngột cho loan tin cải táng anh hùng
liệt sĩ từ biên giới về gần quê nhà có vẻ như sự cấm kỵ được nới lỏng
phần nào giữa những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Ðông ngày
một thêm nghiêm trọng.Ngày 9 Tháng Hai, 2009, nhân dịp 30 năm kỷ niệm cuộc chiến biên giới Việt-Hoa, ký giả Huy Ðức viết trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị bài “Biên giới Tháng Hai”, tường thuật theo lời kể của một số người tham dự chiến trận và nạn nhân là dân thường. Trong đó, ký giả này đưa ra tấm bia đánh dấu 43 nạn nhân là phụ nữ (trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai) và trẻ em đã bị quân xâm lược Trung Quốc hãm hiếp rồi giết chết và quẳng xuống một cái giếng.
Bài viết này đã bị gỡ ngay xuống và ký giả Huy Ðức đã bị tờ SGTT cho nghỉ việc.
Một số nhà báo ở trong nước đến thăm các nghĩa trang liệt sĩ chết trong cuộc chiến biên giới nhưng chỉ viết trên những blogs riêng. Báo chí chính thống của Việt Nam coi đây là đề tài nhạy cảm phải tự tránh né để khỏi nhận lấy tai vạ.
No comments:
Post a Comment