Friday, June 13, 2014

Bộ ngoại giao TQ công bố 5 bằng chứng bán nước của ĐCSVN

Hôm 8/6/2014, trang web của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã cho đăng một bản tuyên bố mang tên "Giàn khoan 981 hoạt động: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc". Trong đó, phía Trung Quốc đã chính thức cho công bố 5 bằng chứng bán nước không thể chối cãi của chế độ cộng sản Việt Nam dưới quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Những bằng chứng động trời này một lần nữa khẳng định: đảng cộng sản Việt Nam chính là một tập đoàn Việt gian phản quốc. Thậm chí, đến cả những ai còn mù quáng nhất cũng không thể phủ nhận hành vi bán nước ô nhục của đảng cộng sản Việt Nam.

Bản tuyên bố được viết bằng tiếng Anh trên trang web Bộ ngoại giao Trung Quốc, sau đó lập tức được Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc-CRI chuyển sang tiếng Việt.
Trong phần IV của bản tuyên bố, phía Trung Quốc đưa ra các bằng chứng cho thấy chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng cộng sản cầm đầu đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) thuộc chủ quyền Trung Quốc.
"Trước năm 1974, các khóa Chính phủ Việt Nam không hề đưa ra bất cứ nghị dị đối với chủ quyền quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, bất cứ trong tuyên bố, công hàm của Chính phủ Việt Nam hay là trên báo chí, tạp chí, bản đồ và sách giáo khoa của Việt Nam đều chính thức công nhận quần đảo Tây Sa từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc", bản tuyên bố ngày 8/6/2014 của Bộ ngoại giao Trung Quốc viết.
Dưới đây là trích đoạn phần nói về 5 bằng chứng bán nước của đảng cộng sản Việt Nam do Bộ ngoại giao Trung Quốc công bố:
Bằng chứng số 1:
Ngày 16/5/1956, trong buổi tiếp Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Lý Chí Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm trịnh trọng bày tỏ: "Căn cứ vào những tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc". Vụ trưởng Vụ châu Á Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lộc còn giới thiệu cụ thể hơn những tư liệu của phía Việt Nam và chỉ rõ: "Xét từ lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đã thuộc về Trung Quốc ngay từ đời Nhà Tống".
Bằng chứng số 2:
Ngày 4/9/1958, Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố, tuyên bố chiều rộng của lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý, dứt khoát nêu rõ: "Quy định này áp dụng cho tất cả mọi lãnh thổ của nước Cộng hoa Nhân dân Trung Hoa, trong đó bao gồm quần đảo Tây Sa". Ngày 6/9, trên trang nhất của "Báo Nhân Dân"-cơ quan Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam đã đăng toàn văn bản tuyên bố lãnh hải của Chính phủ Trung Quốc. Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Văn Đồng đã gửi Công hàm cho Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai, trịnh trọng bày tỏ: "Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận và tán thành tuyên bố về quyết định lãnh hải công bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", "Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định này".

Bằng chứng số 3:
Ngày 9/5/1965, Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố về việc Chính phủ Mỹ lập "khu tác chiến" của quân Mỹ tại Việt Nam, chỉ rõ: "Việc Tổng thống Mỹ Giôn-xơn xác định toàn cõi Việt Nam và vùng ngoài bờ biển Việt Nam rộng khoảng 100 hải lý cùng một bộ phận lãnh hải thuộc quần đảo Tây Sa của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoà là khu tác chiến của lực lượng vũ trang Mỹ", đây là đe dọa trực tiếp "đối với an ninh của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước láng giềng".
Bằng chứng số 4:



Tập "Bản đồ Thế giới" do Cục Đo đạc và Bản đồ Phủ Thủ tướng Việt Nam in ấn xuất bản tháng 5/1972 đã ghi chú quần đảo Tây Sa bằng tên gọi Trung Quốc. 
Bằng chứng số 5:




Trong sách giáo khoa "Địa lý" lớp 9 Trung học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản, có bài giới thiệu "Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" viết: "Từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, các đảo Bành Hồ, quần đảo Châu Sơn..., các đảo này có hình vòng cung, tạo thành bức 'Trường Thành' bảo vệ Trung Quốc đại lục".

*

Cũng trong bản tuyên bố ngày 8/6, phía Trung Quốc cũng nêu cáo buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam "đã nuốt lời cam kết của mình" khi tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cho đến thời điểm này, nhà cầm quyền CSVN chưa hề đưa ra bất cứ tuyên bố chính thức nào trước việc Trung Quốc cho công bố 5 bằng chứng bán nước như trên.

Một sự im lặng nhục nhã đối với tập đoàn Việt gian bán nước.

Thursday, June 12, 2014

Phát hiện vĩ đại của bộ trưởng Giàng Seo Phử: Bán vé số có thu nhập cao!

Mới đây, khi bàn về chính sách pháp luật giảm nghèo, ông Giàng Seo Phử - Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã nói “bán vé số có thu nhập cao”.

Sự thể là thế này, trong khi thảo luận về các phương án giúp dân thoát nghèo, ông Giàng Seo Phử cao hứng nói: “Chúng tôi nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long, đến vùng này tôi thấy tình hình đi làm thuê và bán vé số rất phổ biến nhưng có thu nhập cao, họ đủ trang trải cho một ngày ăn. Nhưng phía Bắc ngoài này đi làm như thế, vé số không ai mua, không bán vé số được và ngày mai cũng không thể xuống sông, xuống biển đi bắt được con cá để ăn, bán, vậy chính sách phải như thế nào?
Đối với đồng bằng sông Cửu Long những nghề như thế có được công nhận là một nghề không? Tôi gọi là nghề làm thuê, có thu nhập thì được công nhận là vấn đề xóa đói, giảm nghèo có được không? Bán vé số tôi cho là có thu nhập cao, đóng góp cho ngân sách nhà nước rất cao, chúng ta cần phải nghiên cứu tiếp vấn đề này”.
Và rồi, ông Phử lại đề nghị: “Các đồng chí ở đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu xem có xóa đói, giảm nghèo không? Nếu chúng ta không tính những yếu tố này vào mà chỉ tính những tiêu chí chung như của cả nước thì đây là vấn đề bỏ qua, bị sót, trong khi đó người ta thu nhập chính từ vé số, tôi đề nghị chúng ta phải tính toán”.
Nghe phát biểu của ông Phử tại phiên thảo luận tường thuật trực tiếp tới toàn dân, nhiều ĐBQH đã bật cười. Những cái cười đầy ẩn ý. Có lẽ, vì phát biểu của ông Phử lạ quá, chẳng khác gì một phát minh của thế kỷ.
Phải nói rằng chưa bao giờ có một vị Bộ trưởng nhắc tới đời sống khổ sở của những người bán vé số ngay tại Quốc hội và động viên họ “đấy là nghề có thu nhập cao”. Nghe phát biểu của ông Phử hẳn là sẽ có nhiều người mừng đến rớt nước mắt vì chắc là “nghề bán vé số” của họ cũng còn sung sướng hơn khối những nghề khác.
Nhưng phát biểu của ông Phử cũng khiến cho nhiều người bán vé số lo lắng, bởi họ chẳng biết nghề của mình “thu nhập cao” thật hay không? Chẳng biết Bộ trưởng Phử đánh giá trên tiêu chí nào mà gọi đó là “nghề có thu nhập cao”?
Để bán được vài tấm vé số có khi họ phải đi bộ hàng chục ki-lô-mét mỗi ngày dưới cái nắng như thiêu như đốt. Mà mỗi tấm vé số tính ra họ chỉ được hưởng chưa tới 300 đồng. Ấy thế nên một người bán vé số có thu nhập vào loại cao nhất cũng chỉ được 100 nghìn đồng mỗi ngày. Còn trung bình cũng chỉ kiếm được sáu bảy chục nghìn. Sau khi trừ chi phí cho bản thân một cách thật tằn tiện thì giỏi lắm cũng chỉ để được ra chưa tới 1 triệu đồng mỗi tháng. Đấy là khi mọi chuyện suôn sẻ, còn nếu không thì cũng chẳng biết thế nào mà lần, bởi trong số hàng nghìn người đi bán vé số có rất nhiều người nghèo đến mức chỉ mang sức ra bán thuê.
Nhiều đứa trẻ lít nhít còn đang ở tuổi ăn, tuổi học cũng đã phải đi bán vé số phụ giúp gia đình. Chúng bán thuê vé số và cũng phải chịu nhiều áp lực, nếu không bán đủ số vé đã giao thì chẳng những không có cơm ăn mà còn phải chịu đòn. Nhặt nhạnh vài trăm đồng từ những chiếc vé số và phải chịu muôn vàn cơ cực, nhưng họ vẫn làm, vì đó là cách để tồn tại, và hơn cả, họ có lòng tự trọng, không muốn trở thành gánh nặng của xã hội.
Còn nhớ vào năm ngoái khi bàn về phương án nâng khởi điểm chịu thuế lên 7 triệu hay 9 triệu đồng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói: “Trong hoàn cảnh kinh tế như hiện nay, mức 7 hay 9 triệu đã gọi là thu nhập cao chưa? Tôi áng cỡ Chính phủ đưa ra 9 triệu là chưa cao, chỉ đủ sống thôi”.
7 triệu hay 9 triệu mặc dù chưa cao và chỉ đủ sống như lời của Chủ tịch Quốc hội, nhưng nó đã là một ước mơ xa xỉ với hàng nghìn người bán vé số. Thế nên có người bảo, Bộ trưởng Phử chỉ cao hứng nói đùa thôi. Có lẽ, Bộ trưởng đang tư duy rằng, mức thu nhập ấy là cao so với những người nghèo hơn nữa, đấy là những người đang được nhà nước chu cấp gần như tất cả.

Tại sao tôi nói xấu bác Hồ

Trước hết, để trình bày lý do hôm nay mổ (cò) “Tại sao tôi nói xấu bác Hồ”, tác giả xin bắt chước di chúc của bác ấy (sửa lại chút ít).
Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường có câu rằng "Nhân sinh thất thập cổ lai hy", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm".
Nǎm nay, tôi vừa tròn 70 tuổi, đã là lớp người "xưa nay hiếm" nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài nǎm trước đây. Khi người ta đã 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.
Nhưng ai mà đoán biết tôi còn quét rác Kách Mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?
Vì vậy, tôi mổ bài này, phòng khi tôi sẽ đi gặp ông bà tổ tiên, mà vẫn còn những kẻ chưa sáng mắt sáng lòng, tiếp tục thắc mắc tại sao tôi nói xấu bác Hồ.
Tôi hơi bị dông dài, nhưng bác Hồ còn dông dài hơn nhiều khi mở đầu di chúc của Người (xin xem di chúc bác Hồ). Dám mong qúy vị bạn đọc bỏ quá cho bác cháu chúng tôi, để giữ được kiên nhẫn mà đọc. Như đảng ta đang kiên nhẫn nhìn dàn khoan HD981 trêu ngai dân ta ngoài Biển Đông; đảng ta đang thư thả ngắm tàu quen phun nước, húc lủng tàu chấp pháp của ta; đảng ta “không có gì mà vội” với cảnh tàu chiến cải trang dân sự của anh Hai liên tục chơi đủ trò thảo khấu ngư dân ta đánh bắt cá trong vùng biển ta.. .
Tại sao tôi nói xấu bác Hồ? Lý do đơn giản thôi: bác ấy làm toàn chuyện xấu, chả lẽ tôi bẻ cong bàn phím để mổ tốt cho bác ấy à?
Bác Hồ xấu ở chỗ nào? Ôi chao, làm sao tôi nói ra hết được, và tôi cũng không đủ trình độ để nói hết cái xấu của Người. Tuy nhiên, điều này tôi cũng khỏi lo, vì đã có siêu giáo sư Gú Gồ lo; chẳng hạn như chỉ cần leo lên mạng oánh mấy chữ “Sự thật về Hồ Chí Minh” là thấy ngay một số cái xấu của bác Hồ, xấu có bằng chứng hẳn hoi chứ không xấu kiểu DLV, “còm” bừa lấy được mà chẳng cần dẫn ra chứng cứ .
Tại sao lại nói xấu người đã chết? Cái vấn nạn này rất chí lý chí tình, nên câu trả lời rất nhiêu khê dài dòng. Đối với người còn sống, cũng không nên “nói xấu” nữa huống chi với người đã nhắm mắt xuôi tay. Lại nữa, tôi là người hữu thần, theo đạo Chúa; đêm nào tôi cũng đọc Kinh Lạy Cha, trong đó có câu "Xin Cha tha nợ chúng con, như (xin cho) chúng con cũng (biết) tha kẻ có nợ chúng con.” Tôi hiểu mình muốn được Chúa tha tội, tôi cũng phải tha tội người khác.
Nhưng với kẻ có tội như bác Hồ là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt. Tôi tin Chúa thông cảm cho tôi và dân tộc tôi, vì bác Hồ là tấm gương xấu khủng chưa từng có nhưng lại đang bị dựng lên một cách hoành tráng cực kỳ để các “cháu” noi theo bằng khẩu hiệu “Học tập và sống theo đạo đức bác Hồ”.
Oái oăm, trái khuấy hơn nữa, nhiều nhà KMLT (kách mạng lão thành) nay đã sáng mắt sáng lòng đòi “Thoát Trung”, “Thoát Cộng”, đòi đa nguyên đa đảng, thay đổi chế độ, nhưng các vị ấy lại vẫn cứ một mực ca ngợi bác Hồ.
Thưa các ngài LTKM, chứ ai đã đưa cả dân tộc VN vào tròng Tàu Cộng? Ai đã mang về nước cái chủ nghĩa CS mà ngay cái nôi đẻ ra nó đã đập đầu lôi cổ tổ sư xềnh xệch đi vứt ngoài bãi rác? Hãy chứng minh Nguyễn Tất Trung đang sống ở Hà Nội không phải là con của bác Hồ và cô Nông Thị Xuân, chưa nói đến Nông Đức Mạnh bị báo chí quốc tế hỏi “Ông có phải là con của HCM không” bèn, “ai cũng là con bác Hồ cả”. Ai đã trình kế hoạch Cải Cách Ruộng Đất học đòi của Mao cho Xít Ta Lin duyệt để mở màn giết chết 172.008 (theo con số của nhà nước VNDCCC thú nhận) người dân vô tội? Ai đã phá hoại cuộc sống trong an bình thịnh vượng của đồng bào Miền Nam, để cào bằng cả nước xuống Xã Hội Chó Ngựa như hôm nay mà các ngài đang đòi thoát ra?…
Thế nên, ngày nào còn sống và còn sức (trí óc lẫn thể xác), ngày đó tôi còn có bổn phận “nói xấu bác Hồ”, khi bác còn bị dựng đứng làm gương xấu cho các thế hệ tiếp nối là những người sẽ nắm vận mệnh Dân tộc và Đất nước VN yêu qúy của tôi.

Hiếm và Tốt

Một ông nhà giàu nọ bị bệnh nan y sắp chết, bác sĩ Tề nói muốn sống thì phải thay nội tạng. Ông ta lập tức bay ra chợ đen nội tạng bên Trung Quốc.
Đầu tiên, ông ta vào tiệm bán tim.Tại đây, tim các loại có đủ cả. Nào là: tim bác sĩ, tim nông dân, tim công nhân, tim luật sư, tim thầy giáo… nhưng mắc nhất trong cửa hàng là một trái tim cộng sản. Ông ta liền hỏi chủ tiệm:
- Sao tim này mắc dữ vậy, bộ nó tốt lắm hả?
- Cái này hổng phải nó tốt mà là nó hiếm.
- Sao hiếm?
- Ây dà, nị hông thấy sao? Cả ngàn thằng cộng sản mới có 1 thằng có tim đó chớ. Vậy là nó hiếm rồi. Hàng hiếm đó , mua đi.
Ông nhà giàu mua trái tim cộng sản. Sau đó , qua tiệm bán bao tử. Ở đây cũng có đủ loại: bao tử lính, bao tử dân nghèo, bao tử dân giàu... nhưng mắc nhất là bao tử của quan chức nhà nước cộng sản. Rút kinh nghiệm tiệm bán tim, ông ta hỏi chủ tiệm:
- Cái này nó hiếm nên mắc phải không?
- Cái này hổng hiếm nhưng mà nó tốt!
- Tốt ra sao?
- Tốt lắm chứ! Xi măng, sắt thép, tiền bạc, mỡ thối, mỡ bẩn gì, kể cả sĩ diện và lương tâm bỏ vô nó cũng tiêu hóa hết. Tốt lắm đó, mua đi.
Ông nhà giàu mua cái bao tử đó.Cuối cùng, chỉ còn tiệm bán não. Ở đây cũng có đủ loại não như 2 tiệm trước, nhưng mắc nhất cũng là não của người cộng sản. Lần này ,vừa thấy cái não mắc nhất đó, ông ta nói ngay:
- Lấy tôi cái này, cái này mắc vậy chắc vừa hiếm lại vừa tốt?
- Nị khéo chọn ghê! Cả triệu thằng công sản mới có 1 thằng có não, mà nó ít khi xài tới lắm nên còn mới! Còn tốt ở chỗ là mỗi khi nó động não suy nghĩ tức là nó sắp có tiền!

Thursday, June 5, 2014

Đảng đem ngư dân Việt Nam vào chỗ chết

Các quan chức và truyền thông lề đảng đang cùng hợp xướng, tung ra chiến dịch tuyên truyền và tạo dựng hình ảnh ngư dân bám biển, bảo vệ lãnh hải, góp phần bảo vệ tổ quốc. Họ đang ngồi mát ăn bát vàng và đưa dân vào chỗ chết. Đây là một hành động vô trách nhiệm và ác độc của nhà nước và đảng CSVN. Tính mạng của ngư dân, những nạn nhân trực tiếp và lãnh nhiều tai họa nhất trong việc Tàu cộng xâm lược biển Đông, đã được dùng cho chính sách tuyên truyền của tập đoàn bán nước mang mặt nạ yêu nước.
Khi đất nước lâm nguy, ngư dân bị tấn công, giết chết, người đứng đầu quân đội, là lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải cũng đã trơ tráo công bố với thế giới rằng: "Việt Nam hết sức kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo v.v... mà chỉ dùng các tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển, và các tàu cá của ngư dân phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền..." - Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc Phòng. (phút 1:43) 
Để hỗ trợ cho ông Bộ trưởng quốc phòng trong việc đem ngư dân ra làm "nghĩa vụ" giùm cho quân đội, bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, người đứng đầu bộ phận nơi xảy ra nhiều trẻ em bị chết nhất, hăng hái nhập cuộc và phát động chương trình “Ngành y tế cùng ngư dân bám biển”. 
Trước tình trạng ngư dân Lý Sơn bị Tàu cộng đâm chìm, gây tử vong, bơ vơ trên biển cả, không một tàu hải quân VN cứu giúp, bà Tiến trao tặng 300 tủ thuốc và dụng cụ y tế để cho... ngư dân khỏe nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo giùm cho ông tướng Thanh. Bà Tiến từ trên bờ lội xuống mé biển, đội nón cối làm trò tiếp thị:

"Ý nghĩa lớn lao hơn đối với mỗi cán bộ ngành y tế là cùng với nhân dân cả nước, cán bộ, công nhân viên ngành y tế đã thể hiện tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, bày tỏ quyết tâm cùng ngư dân bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước trước việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương - 981 xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam." 
Về phía Quốc hội, ông đại biểu tỉnh Đồng Nai là Đặng Ngọc Tùng cho biết "ngư dân sẵn sàng ra ngư trường đánh bắt cá để bảo vệ ngư trường truyền thống của tổ tiên đồng thời góp phần bảo vệ lãnh thổ tổ quốc". Tuy nhiên, cũng chính khi trả lời phóng viên ông Tùng lại "sơ ý" cho biết: "Tôi đi tiếp xúc với bà con ngư dân, đặc biệt là các đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá nhiều lần, thì các ngư dân và nghiệp đoàn nghề cá thường than rằng bị các đầu nậu cho vay nặng lãi. Cho nên đánh bắt cá không đủ trang trải cho các chi phí..." 
Điều này cho thấy nếu ngư dân không ra biển thì không có tiền trả nợ, là chết đói. Nhưng ông đại biểu của dân đã láo khoét suy diễn và "tặng" cho những người dân nghèo khổ sứ mạng "sẵn sàng ra ngư trường đánh bắt cá để bảo vệ ngư trường truyền thống của tổ tiên đồng thời góp phần bảo vệ lãnh thổ tổ quốc"
Với sứ mạng được tung hô như thế, nhà nước ta đã đồng hành với ngư dân như thế nào ngoài một mớ thuốc bổ của bà bộ trưởng y tế?

Trả lời VOA khi được hỏi - "Liệu lực lượng chấp pháp VN có phương án như TQ đi theo bảo vệ các tàu cá hay không", ông Nguyễn Ngọc Oai - Cục trưởng cục kiểm ngư VN trả lời: "Không! Không, chúng tôi không theo bảo vệ vì lực lượng có hạn, cả vùng biển rộng lớn có 30 cái tàu, chúng tôi thì chủ yếu tuyên truyền, còn những trường hợp ngư dân xảy ra thì chúng tôi quan sát ở xa để theo dõi để hỗ trợ chứ chúng tôi không phải theo để bảo vệ tàu cá. (Phút 4:20-4:42).
Đem "con bỏ chợ", đem dân bỏ biển làm mồi cho cá mập Tàu khựa như thế nhưng bộ máy tuyên truyền của đảng vẫn cùng nhau hợp xướng bài ca tử thần với những nốt nhạc là những con thuyền bơ vơ trên vùng biển đang bị các đồng chí hải tặc 16 vàng 4 tốt tự tung tự tác, nhờ vào cái công hàm của toàn đảng CSVN, của chủ tịch nước Hồ Chí Minh và được ký bởi thủ tướng Phạm Văn Đồng:
...
Báo CAND còn đi xa, đi sâu hơn vào "tinh thần yêu nước bảo vệ chủ quyền" của các ngư dân khốn khó bằng "người thật việc thật" qua bài Một lão ngư Đà Nẵng đóng tàu lương thực công suất lớn để vươn khơi làm giàu và "cứu hộ" các tàu cá tại ngư trường Hoàng Sa: Lão ngư "lương thực" và chuyện vươn khơi bảo vệ chủ quyền. 
Quả là hình ảnh của dân ta dưới ngòi bút của công an thật quá hào hùng! Lão ngư tự đóng tàu, công sức lớn vươn khơi làm giàu và "cứu hộ" trong khi tàu kiểm ngư thì chỉ đứng xa nhìn để "kiểm... cá". CAND còn "thuật" lại và "vẻ" lên hình ảnh của người vợ ngư dân kiên trường không thua gì Võ Thị Sáu: "Bà Mừng còn khoe, mỗi chuyến đi biển về, bà lại được cập nhập tin tức nóng, là người đầu tiên nghe kể về những cuộc đụng độ sinh tử trên biển của ngư dân miền Trung từ hai cha con ông Toàn. Và hơn ai hết, bà hiểu rằng, những khoang tàu đầy tôm cá của gia đình và cả của các ngư dân miền Trung hiện phải đổi bằng tính mạng, lòng quả cảm và cả sự kiên trì của các ngư dân trước thủ đoạn đê hèn của tàu Trung Quốc." 
Tập đoàn bán nước đang là những đại họa (sĩ) cầm những cây cọ chấm máu để tô lớp son yêu nước lên những khuôn mặt hiền hòa chất phác của ngư dân, sơn màu lên những quan tài đang đóng sẵn cho người dân vô tội. Họ vừa đi đường vừa vẽ với cái mặt nạ bán nước.

Những hành vi này không mới.

Nó đã có từ thời Hồ Chí Minh mang mặt nạ Trần Dân Tiên và thành lập đảng của loài sản.

Và kéo dài cho đến ngày hôm nay với xác người chồng chất làm nên bề dày lịch sử đảng, phát triển theo chiều thu hẹp của diện tích đất nước bị mất vào tay triều đình phương Bắc.

Wednesday, June 4, 2014

Thư Quốc gia số 24


Quyền lực chính trị phải do đa số nhân dân nắm giữ


Kính thưa quốc dân, đồng bào,

Do hoàn cảnh lịch sử, từ khoảng 100 năm nay tại Việt Nam, chúng ta thường nghe cụm từ "quyền lực chính trị", "độc quyền chính trị", nhưng ít khi nghe "trách nhiệm chính trị".

Hàng chục đảng chính trị đã ra đời tại Việt Nam trong một thế kỷ qua, nhưng có đảng nào là do dân bầu chọn, đảng nào dám cho nhân dân tự do chỉ trích các chính sách do đảng đó ép buộc nhân dân phải tuân theo, bằng không phải chịu tù đày, trừng phạt cả gia đình, giòng tộc?

Có đảng tự cho họ quyền cai trị Việt Nam vĩnh viễn, do đó họ đặt ra các điều luật, ghi cả trong Hiến pháp họ tự ban hành và không có đến MỘT phiếu bầu, rằng họ sẽ vĩnh viễn cai trị Việt Nam, bất cứ ai chống lại điều này là "vi phạm luật pháp Việt Nam" do đó phải bị trừng phạt nặng nếu "được xử công bằng", hơn nữa bất cứ ai cho dù phân tích các sai lầm của đảng này cũng đều bị hại như vậy.

Không nói đến vô số các sai trái về việc họ dùng vũ khí giành "quyền lực chính trị", "độc quyền chính trị", tại đây chúng tôi chỉ đặt câu hỏi, "Đảng này có dám nhận TRÁCH NHIỆM chính trị cho các việc làm của họ hay không?"

Vì lẽ, độc quyền chính trị không hẳn là điều tự bản chất là xấu, nếu người hoặc đảng độc quyền đó sáng suốt vạch ra các chính sách tốt đẹp, biết hy sinh quyền lợi cá nhân, cục bộ, vì lợi ích cho đại đa số quần chúng.

Một số vua nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn từng độc quyền cai trị chống quân Mông, quân Minh, mở rộng bờ cõi, do đó không ai chê trách họ từng độc quyền cai trị, giành hết quyền, lực, để hoàn thành các sự mệnh, TRÁCH NHIỆM lịch sử cao cả như vậy một cách xuất sắc.


-------------------

Hiện nay, nếu đảng cầm quyền Việt Nam dám chịu TRÁCH NHIỆM chính trị trước nhân dân, chịu mọi sự đả phá và mất quyền cai trị khi sai lầm, khen tặng và được tiếp tục cai trị khi thành công, thì chúng tôi thiết nghĩ cho dù họ có độc quyền chính trị, giành hết các quyền lực chính trị trong một khoảng thời gian nào đó, cũng không hề gì.

Chỉ là, họ đã, đang, và theo chiều hướng hiện nay có lẽ sẽ trốn tránh TRÁCH NHIỆM, tiếp tục che giấu các điều sai trái, thất bại, quan chức tham nhũng, vơ vét của công, cuộc sống nhân dân ngày càng khổ sở, nợ quốc gia ngày càng cao, hạ tầng cơ sở ngày càng suy đồi, tài nguyên quốc gia ngày càng cạn kiệt.

Việc chính phủ hiện nay đang trốn tránh TRÁCH NHỆM mới là vấn đề nghiêm trọng nhất, do đó chúng tôi kêu gọi quốc dân đồng bào suy nghĩ về việc ai, đảng nào, hoặc chỉ có nhân dân, mới có đủ điều kiện để nắm giữ quyền lực và chịu mọi TRÁCH NHIỆM chính trị tại Việt Nam trong tân thiên niên kỷ.

Chúng tôi thiết nghĩ, trong thế giới phức tạp ngày nay, chỉ có nhân dân mới đủ điều kiện nắm giữ QUYỀN LỰC và TRÁCH NHIỆM chính trị. "Quyền lực" thì ai có súng đạn mạnh nhất đều có thể nắm giữ, nhưng "Trách nhiệm" đòi hỏi một sự cộng tác tích cực trong toàn thể nhân dân để các chỉ tiêu, các chính sách, có thể được hoạch định và theo đuổi theo chiều hướng tốt đẹp, thuận lợi nhất cho số đông nhân dân nhất.

Các chính sách như vậy chỉ có thể có được trong một xã hội Dân chủ, nhân dân tự do chọn lãnh đạo nói lên nguyện vọng của đa số người dân, từ đó đa số này mới nhiệt tình ủng hộ, chính sách mới thành công, và TRÁCH NHIỆM chính trị mới được hoàn thành.

Trong một xã hội có ĐỘC QUYỀN chính trị như tại Việt Nam hiện nay, chính phủ có thể có "Quyền lực" do dùng vũ lực đoạt về và giữ chặt, nhưng không thể và không dám chịu TRÁCH NHIỆM cho các hành động của họ.

Lý do là vì các chinh sách do đảng, chính phủ này đưa ra không thể đại diện cho ước vọng của đa số nhân dân, mà chỉ theo ước vọng của đa số giới cầm quyền. Do hai nguồn ước vọng này khác nhau, hầu như luôn luôn các chính sách đưa ra không được đa số nhân dân ủng hộ, thậm chí luôn bị chê bai dè bỉu, do đó thường bị thất bại.

Do trốn tránh TRÁCH NHIỆM chính trị, đảng cầm quyền hiện nay luôn luôn phải dùng nhiều lời tuyên bố dối trá che đậy các thất bại, dùng truyền thông đại chúng trải rộng các lời tuyên bố này, và hơn hết dùng hệ thống an ninh, truyền thông, luật pháp, đè bẹp các người chẳng qua chỉ muốn đảng cầm quyền chịu TRÁCH NHIỆM cho quyền lực và độc quyền cai trị của đảng này mà thôi.

-------------------

Chỉ khi nào một hình thức Dân chủ nào đó được triển khai tại Việt Nam thì nhân dân Việt Nam mới có cơ hội làm chủ lấy mình, từ đó mới hăng say hoạt động phục vụ và phát triển hình thức Dân chủ đó, hình thái chính trị đó, và cùng chịu TRÁCH NHIỆM cho kết quả do nền Dân chủ đó đem lại.

Muốn nâng cao TRÁCH NHIỆM chính trị, các kết quả do nền chính trị đó đem lại, thì không còn cách nào khác ngoài việc tổ chức một hình thức Dân chủ phù hợp cho hoàn cảnh quốc gia, dân tộc Việt Nam.

Trong 100 lá Thư Quốc gia này, chúng tôi đề ra cách thức tổ chức một hình thức Dân chủ qua việc lập một Nền Dân chủ Cộng hòa trong đó các chính phủ được nhân dân tự do bầu chọn qua Phổ thông Đầu phiếu, tóm tắt mọi việc bằng Bản Hiến Pháp thứ 7 cho Việt Nam.

Tất cả các cá nhân, chính phủ được bầu lên dưới Hiến pháp 7 đều phải chịu TRÁCH NHIỆM cho việc làm của họ. Do có tự do ngôn luận, nhân dân tự do suy xét, cố vấn, phân tích, hoặc bài bác tất cả các chính sách quốc gia và địa phương.

Chính trị gia, đảng phái nào đem lại kết quả tốt sẽ được nhân dân khen thưởng, ai hoặc đảng nào làm sai sẽ bị chê bai, trong trường hợp tham nhũng sẽ bị trừng phạt nặng, không thể tránh khỏi do hệ thống Tư pháp hoạt động mạnh mẽ, không thuộc sự kiểm soát của các chính trị gia.

-------------------

"Phổ thông Đầu phiếu", ngay qua rất hay, nhưng điều này cũng hàm nghĩa các cá nhân cử tri, do có quyền tự quyết định chính trị cho toàn quốc và địa phương nơi họ sinh sống, cũng có quyền tham gia vào tiến trình Dân chủ một cách sai lầm.

Sai lầm tại đây có thể chỉ do vô tình, do thiếu học thức, do tin lời chính trị gia bất chính, hoặc do chính các cá nhân đó cố tình làm sai để đạt mục đích cá nhân, bỏ mặc lợi ích tốt nhất cho tổng thể.

Dân chủ, do đó, tại mọi nơi đều bao gồm vô số các sai lầm cá nhân cộng lại, vấn đề là, làm thế nào để lập quyết định tốt nhất cho tổng thể, mặc cho vô số các sai lầm cá nhân trong tổng thể đó?

Đại đa số các chính phủ Dân chủ trên thế giới không thể giải quyết bài toán kể trên. Làm sao cho đáp số đúng trong khi hầu như mọi ẩn số đều sai (mỗi cá nhân có thể hiểu trừu tượng như là một ẩn số cho toàn bài toán xã hội), do tự bản thể mọi cá nhân đều sai hoặc có thể sai?

Chúng tôi xin trả lời: không bao giờ có đáp số đúng, mà chỉ có đáp số gần đúng, càng gần đúng càng tốt. Không nơi nào mà chủ nghĩa tối hảo (perfectionism) không nên được trông đợi như trong các chinh phủ Dân chủ, tại các quyết định họ đưa ra.

Mọi người trong các thể chế Dân chủ phải chấp nhận điều này, đó là các quyết định chính trị SẼ có thể sai lầm, vì quyết định đó do nhiều cá nhân sai lầm trong nền Dân chủ đó bầu chọn ra. Nhưng các sai lầm này có thể được sửa chữa mau chóng trong các quyết định sau đó, nếu các cá nhân sai lầm trong nền Dân chủ nhận ra cái sai và sửa đổi.

Hiến pháp 7 đã suy nghĩ đến điều này, sẽ hạn chế tối đa các "yếu huyệt" của một nền Dân chủ non trẻ qua các phương cách (1) tự do ngôn luận, (2) chính phủ không được thiên vị hoặc làm chủ bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào, (3) các cuộc bầu cử xảy ra thường xuyên và thường kỳ.

Do đó, Hiến pháp 7 sẵn sàng chịu TRÁCH NHIỆM trước quốc dân, đồng bào nếu trong một khoảng thời gian ngắn nào đó các chính sách được đề ra và / hoặc thực thi không được tối ưu, không phục vụ cho ước vọng của đa số nhân dân. Hiến pháp 7 có cơ chế tự sửa đổi, qua việc cho quyền nhân dân sửa đổi bằng Trưng cầu Dân ý để Tu chính Hiến pháp.

Tất cả các chính trị gia, chính phủ, được bầu chọn dưới Hiến pháp 7 đều có và phải chịu TRÁCH NHIỆM trước quốc dân, đồng bào theo cùng các phương cách như vậy. Nhân dân Việt Nam có toàn quyền bầu chọn hoặc bác bỏ Hiến pháp 7 cùng tất cả các chính trị gia, các chính phủ về sau, do đó nhân dân Việt Nam nắm toàn quyền quyết định QUYỀN, LỰC, TRÁCH NHIỆM chính trị một khi nhân dân Việt Nam bầu chọn Hiến pháp 7.

-------------------

Tóm lại, Hiến pháp 7 tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân đóng góp một cách tích cực và trực tiếp vào quá trình suy nghĩ và chọn lựa các chính sách tối ưu nhất cho quốc gia và nhân dân, nếu sai có thể sửa lại trong thời gian ngắn nhất.

Chỉ khi nào nhân dân có QUYỀN, LỰC, chính trị và nhân dân chịu TRÁCH NHIỆM cho sự chọn lựa của mình - chứ không phải một đảng nào dùng vũ khí giành quyền lực nhưng trốn tránh trách nhiệm - thì khi đó nhân dân mới nhiệt tình đóng góp vào việc xây dựng một quốc gia Việt Nam trở thành một cường quốc, ngõ hầu đóng góp vào văn hóa, khoa học kỹ thuật trong vùng và trên thế giới trong vài mươi năm sau.

- Nhân dân Việt Nam

Thư Quốc gia số 15: Dân chủ là Đạo đức; một Hiến pháp Dân chủ là một Hiến pháp Đạo đức

Kinh gởi quốc dân, đồng bào,

Tổ quốc Việt Nam chúng ta phải tiến hóa lên một tầm cao mới, phải có Dân chủ, vì Dân chủ LÀ Đạo đức, là hợp lòng người, là tiến hóa xã hội và phản ảnh văn minh nhân loại hiện đại.

Việt Nam không thể mãi sống trong thời Phong kiến nơi võ lực quyết định quyền hành chính trị, quản trị quốc gia. Phong kiến Đảng chủ hiện nay tại Việt Nam đi ngược lại lịch sử, văn minh nhân loại, ngược lại Triết học (Philosophy), Luận lý (Logic), Đạo đức (Ethics), và Nhận thức (Epistemology).

Đôi giòng lịch sử, nước Pháp cùng với Anh, Đức có ảnh hưởng lớn nhất trong việc thành lập trật tự thế giới hiện nay, và Bộ Ba này có thể được gọi là Đệ Tam Đế Chế đã có ảnh hưởng lớn trong việc thành lập Hoa kỳ, để cùng với Hoa kỳ lập thành khối Thế giới Tự do ngày nay, và trong 25 năm qua đã có sự gia nhập của 15 quốc gia trước kia thuộc ý thức hệ Cộng sản vào khối này.

Nói về thời kỳ tách rời khỏi Phong kiến, thì phải nhắc đến Thời đại Khai sáng (Age of Enlightenment) với các bậc trí giả lập nên nền Dân Chủ Cộng Hòa toàn thế giới, tuy lúc đầu họ không dự định như vậy, trong đó khởi đầu là do công lao của René Descartes khi ông xuất bản quyển Discours de la Méthode năm 1637, và kết thúc bằng sự qua đời của Voltaire năm 1778.

Lịch sử thế giới chẳng qua xoay quanh hai chữ “QUYỀN, LỰC”. Sau đây là vài phân tích ngắn về Ba thời kỳ mà quyền lực được chia sẻ trong lịch sử nhân loại. Thư Quốc gia này sau đó sẽ nêu ra vì sao Dân chủ và Đạo đức luôn đi đôi với nhau, và vì sao Hiến pháp 7 được đặt trên cả hai nền tảng vững chắc này.


------------------

1. Thời Phong kiến, Quyền Lực nằm trong tay vua, lãnh địa, hoàng đế, sứ quân, v.v… hoàn toàn chỉ do võ lực làm nên chứ không hề do Lý Lẽ, Lý Luận. Nhìn một cách trừu tượng hơn thì bất cứ chế độ nào mà Quyền Lực chỉ do Võ Lực tạo nên đều phải gọi là Chế độ Phong kiến.

Do đó, trên thế giới hiện nay còn vài Chế độ Phong kiến, trong đó có Trung quốc, Bắc hàn, Việt Nam, Cuba.

2. Kế đến là Thời đại Khai sáng mà Triết gia Immanuel Kant gọi tắt chỉ trong một câu, đó là thời người ta bắt đầu "được tự do sử dụng trí thông minh của riêng họ” (freedom to use one’s own intelligence).

Thời kỳ này, Quyền Lực được chuyển sang các thành phần tư sản, quý tộc, nói chung là các thành phần khoa bảng, có học thức, hoặc các vì vua có học dưới sự cố vấn và giám sát của các nhà triết học như René Descartes.

Thời kỳ này kéo dài khoảng 150 năm tại châu Âu, bắt đầu khoảng năm 1637 và kết thúc năm 1778. Khắp thế giới nổi lên phong trào chống chế độ Phong kiến. Tại Hoa kỳ có cách mạng chống vua Anh quốc, bắt đầu từ Boston Tea Party và thành công với Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776.

Khởi đầu, tại Hoa kỳ, quyền lực chuyển qua từ vua Anh quốc sang các nhà tư sản, quý tộc Hoa kỳ, chứ chưa đến tay nhân dân, phụ nữ, người da màu. Mãi đến gần 200 sau, thời Martin Luther King Jr., thì Hoa kỳ mới có Dân chủ hiện đại như ngày nay.

Tại Pháp cũng có cuộc Cách mạng thành lập Đệ Nhất Cộng hòa năm 1792, tuy nhiên Nền Cộng hòa này sa vào nhiều vấn đề nghiêm trọng về triết học trị quốc, về chia sẻ quyền hành giữa các phe nhóm tư sản, quý tộc nên thoái hóa mau chóng và tạo điều kiện cho Napoléon lật đổ năm 1804, kết thúc 12 năm nền Đệ Nhất Cộng hòa.

Nhân dân Pháp khi đó đã chán ghét nền Cộng hòa nên ủng hộ Napoléon rất mạnh. Sau đó còn giằng co qua thêm 150 năm tiền Dân chủ, mãi cho đến 1958, tức hơn 300 năm sau Descartes, nước Pháp mới có nền Dân chủ thật sự:

Đệ Nhất Cộng Hòa: 1792-1804
Đệ Nhị Cộng Hòa: 1848-1852
Đệ Tam Cộng Hòa: 1870-1940
Đệ Tứ Cộng Hòa: 1946-1958
Đệ Ngũ Cộng Hòa: 1958- hiện nay

3. Hiện nay, khắp thế giới đa số các quốc gia đều có Dân chủ, nơi Lý Trí, Lý Lẽ, Lý Luận, từ NHÂN DÂN mà ra làm nền tảng, nguồn gốc, và tính chính đáng của mọi Quyền Lực kể cả quyền lãnh đạo quốc gia.

Điều này khác với Thời đại Khai sáng tuy cũng đề cao Lý Trí, Lý Lẽ, Lý Luận, nhưng chỉ từ các bậc khoa bảng, giàu có, giai cấp tư sản, quý tộc mà ra, vì khi đó Nhân dân còn quá thất học, đến mức chính Voltaire còn chống lại việc quyền lực vào tay Nhân dân vì theo ông như vậy sẽ “spreading the idiocy of the masses” (trải rộng ra sự đần độn của dân chúng).

Nói tóm, (a) thời Phong kiến, quyền lực trong tay ai có võ lực cao nhất, mạnh nắm đấm nhất; (b) Thời đại Khai sáng, quyền lực trong tay ai có lý, có học nhất, có ngôn từ cao siêu nhất; (c) thời Dân chủ, quyền lực nằm trong tay Nhân dân bất kể họ có học hay không.

------------------

Các quốc gia Đông Nam Á tuy chậm trễ sau Anh, Pháp, Đức, Hoa kỳ vài mươi năm nhưng cũng có được Dân chủ, tuy nhiều khi còn bị Phong kiến cản trở như tại Thái lan nơi nhà Vua còn can dự rất sâu vào, và đôi khi quyết định, việc lật đổ các chế độ Dân chủ cho dân bầu ra.

Tại Việt Nam thì còn dậm chân tại chỗ ở thời Phong kiến, do đó thua các quốc gia Dân chủ khoảng 370 năm về phát triển tư duy lãnh đạo, các mối liên hệ chính quyền - nhân dân.

Quyền Lực tại Việt Nam là do bạo lực, võ lực mà ra, chứ không do Lý Lẽ, Lý Luận như Thời đại Khai sáng 1637-1778 tại Pháp, và lại càng không từ Nhân dân mà ra như hiện nay tại đa số các quốc gia có Dân chủ.

Tại Việt Nam hiện nay, trong chính trị, người ta chưa được như Immanuel Kant miêu tả, còn chưa "được tự do sử dụng trí thông minh của riêng họ”. Điều 4 Hiến pháp Việt Nam hiện nay ghi rõ: "Đảng Cộng sản Việt Nam... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội".

Trong khi đó, Chính quyền Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam 1992 tất cả đều chưa từng có được MỘT phiếu bầu tự do từ Nhân dân.

Thua xa nhân dân Anh, Đức, Pháp từ 372 năm trước, cho đến ngày nay mọi người Việt Nam đều không được phép "sử dụng trí thông minh của riêng họ" để nói lên rằng "Đảng Cộng sản Việt Nam KHÔNG thể là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam", vì nếu làm như vậy họ chắc chắc bị ở tù, mọi thân nhân, người trong gia đình đều sẽ bị toàn bộ hệ thống chính trị, truyền thông đại chúng triệt hại, chế giễu, cho đến chết mới thôi.

Chính quyền Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam 1992, do đó, là các thực thể de facto, hiện thực, chứ không chính thực, không bona fide - nghĩa là Hiện hữu chứ không Chính đáng.

"Luật pháp" không do Nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra là "Luật pháp" vô giá trị, hoặc chỉ có giá trị đối với người viết ra mà thôi.

Chính quyền Việt Nam hiện nay có mức độ Chính đáng cùng lắm chỉ như các chính quyền thời Phong kiến tại Việt Nam trong 4500 năm trước và kết thúc thời vua Bảo đại, nếu đem so sánh với Pháp thì chỉ như chính quyền Napoléon tuy có khác rất xa là cả ba đời vua Napoléon Đệ Nhất, Nhị, Tam đều mở mang bờ cõi nước Pháp, trong khi chính quyền Việt Nam thu nhỏ bờ cõi Việt Nam, nhượng vùng biển, tài nguyên đất đai, bầu trời, lãnh thổ (SEAL, sea, earth, air, land) cho Trung quốc là một chính quyền Phong kiến khác hiện bảo hộ cho Chính quyền Việt Nam.

------------------ 

Tuy nhiên, cho dù Dân chủ là văn minh, là khuynh hướng phát triển tất yếu của mọi chính phủ, quốc gia giàu mạnh khắp năm châu, nhưng Dân chủ có phải là một ước vọng có tính Đạo đức xã hội hay không? Dưới đây, xin được chứng minh điều này.

Dân chủ tự bản thể bao gồm nhiều ngành học và cần đến kết quả từ chính trị học, xã hội học, kinh tế học, để đưa ra được các sự chỉ dẫn thực thể này.

Dân chủ liên quan đại thể đến một phương pháp trong đó một nhóm người nào đó cùng quyết định, với đặc điểm là có sự bình đẳng trong các người tham gia vào giai đoạn ban đầu trong quyết định tập thể cuối cùng.

Phương pháp "Dân chủ Lập pháp" tốt hơn các phương pháp bất Dân chủ trong ba cách: chiến lược, trí thức, và qua tăng tiến phẩm giá của các công dân Dân chủ.

Về CHIẾN LƯỢC, Dân chủ có lợi thế vì thúc đẩy các người lập quyết định phải tính đến lợi ích, quyền lực, và ý kiến của đa số quần chúng trong xã hội. Vì Dân chủ cung cấp quyền lực chính trị cho mọi người, nhiều người được kể đến và có ảnh hưởng hơn là dưới các chế độ quý tộc, quân chủ, và Đảng chủ.

Về TRÍ TUỆ, Dân chủ là phương pháp lập quyết định tối ưu nhất, trên căn bản rằng đó là một điều nói chung rất đáng tin cậy nếu các thành viên được giúp tận tình để họ khám phá ra các quyết định đúng.

Bởi vì Dân chủ đem tuyệt đại đa số quần chúng vào tiến trình lập quyết định, Dân chủ có thể sử dụng nhiều nguồn thông tin và thẩm định có tính chỉ trích về luật pháp và chính sách.

Việc lập quyết định một cách Dân chủ thường được đặt trên nhiều tin tức có được về lợi ích và sự thiệt hại cho quần chúng, do đó nhiều thể chế và cơ cấu chính trị, xã hội sẽ được phát triển để tăng tiến các lợi ích đó và giảm thiểu thiệt hại, ví dụ như xây cất một nhà máy phải đi cùng lúc với việc xây bãi chứa chất thải và lập quy trình phân hủy các chất thải đó. Cùng lúc phải phát triển cơ quan quản lý chất thải, do nhân dân giám sát.

Hơn nữa, việc thảo luận rộng khắp, tiêu biểu cho Dân chủ, sẽ nâng cao các thẩm định có tính chỉ trích có nguồn gốc từ nhiều tư tưởng Đạo đức khác nhau gộp lại để hướng dẫn các người lập quyết định phải dung hòa và quan tâm đến các ý kiến khác biệt.

Về NHÂN CÁCH, Dân chủ có khuynh hướng làm quần chúng đứng lên đấu tranh cho chính họ hơn là các phương cách quản trị khác bởi vì Dân chủ làm cho các quyết định tập thể tùy thuộc vào quần chúng hơn là các chính phủ thuộc giới quý tộc, quân sự, hay Đảng chủ.

Vì vậy, trong các xã hội Dân chủ, các cá nhân được khuyến khích nên tự chủ nhiều hơn. Thêm vào đó, Dân chủ có khuynh hướng làm quần chúng suy nghĩ cẩn thận và có lý trí hơn vì nếu họ làm như vậy thì có thể đem lại các sự thay đổi trong các sự việc họ quan tâm đến.

------------------

Do đó, Dân chủ có khuynh hướng tăng trưởng phẩm giá Đạo đức của công dân. Khi các công dân tham gia vào tiến trình lập quyết định, họ phải lắng nghe người khác, họ phải giải thích các ý tưởng của họ cho người khác và họ bị buộc phải suy nghĩ phần nào trong địa vị và với quyền lợi của người khác.

Khi các công dân ở vào hoàn cảnh đó, họ thật tình suy nghĩ cho lợi ích và công lý cho mọi người. Từ đó, các tiến trình Dân chủ có khuynh hướng tăng cường tự chủ, lý trí, và Đạo đức của các tham dự viên.

Bởi vì các hiệu quả tốt đẹp này được cho là đáng tôn trọng và ao ước, Dân chủ cũng được cho là đáng tôn trọng và ao ước hơn là các phương cách quản trị khác.

Từ các điều trên, rõ ràng là Dân chủ đem lại Đạo đức cho nhân dân, và cùng lúc nhân dân nào có Đạo đức mới có thể tham gia vào tiến trình Dân chủ một cách tốt đẹp, dứt khoát.

Một chế độ chính trị vô Dân chủ là một chế độ vô Đạo đức. Cùng lý luận này, một chế độ chính trị vô Đạo đức chỉ có thể tạo nên một chế độ vô Dân chủ.

Dân chủ và Đạo đức luôn đi cùng lúc, luôn tăng tiến cho nhau, tạo ra một vòng xoáy cộng hưởng để cả hai cùng phát triển vô cùng tận.

------------------

Hiến pháp 7 được đặt trên nền tảng cộng hưởng của cả Dân chủ lẫn Đạo đức, với 12 Điều trong Bản Tuyên ngôn Nhân quyền cho Việt nam.  Đa số các quyền này hiện nay người dân Việt Nam không hề được hưởng, hoặc thậm chí nghe thấy.

Hiến pháp 7 không thể bảo đảm mọi điều Đạo đức, Dân chủ đều sẽ được phát triển theo sự mong đợi của mọi người. Sẽ có người thất vọng vì Đạo đức và Dân chủ không đủ cao, cũng sẽ có người thất vọng vì quyền lợi vô Đạo đức, vô Dân chủ của họ bị hạn chế hoặc tiêu trừ bởi Hiến pháp 7.

Điều Hiến pháp 7 có thể bảo đảm là, người dân Việt Nam sẽ có cơ hội tăng tiến nhân phẩm của họ, có thêm nhân quyền, Dân chủ, và Đạo đức theo cách, mức độ mà đại đa số nhân dân Việt Nam sẽ bầu chọn.

Vì lẽ, Hiến pháp 7 là một Hiến pháp có, được đặt nền tảng trên, và bao gồm, Đạo đức và Dân chủ.

Quá trình xây dựng, quảng bá, gìn giữ Hiến pháp 7 là quá trình Đạo đức Lập Hiến, Dân chủ Lập Hiến. Hy vọng toàn thể quốc dân, đồng bào sẽ tham gia vào tiến trình này.

- Nhân dân Việt Nam

Tuesday, June 3, 2014

Japan to temporarily suspend ODA to Vietnam over bribery case

Japan told the Vietnamese government Monday it will temporarily suspend official development assistance due to an alleged bribery case involving a Japanese-funded Hanoi urban railway project, the Japanese embassy here said.

The Japanese government notified Hanoi of the suspension at a bilateral meeting to prevent irregularities, the embassy said, after six Vietnamese railway officials were detained in May over a contract awarded to Tokyo-based Japan Transportation Consultants Inc.

As conditions for resuming ODA, Tokyo required that Hanoi probe whether there was anything illicit regarding contracts involving state-owned Vietnam Railways Corp. or JTC, and to draw up measures to prevent a recurrence, the embassy said.

At the next meeting late this month, the Japanese side will consider whether to resume ODA after studying the outcome of Vietnam's investigation and preventive measures, the embassy said.

At Monday's meeting, Japanese officials notified their Vietnamese counterparts that Tokyo will suspend loans for the first phase of building railway line No. 1 of the urban railway project, the embassy said.

JTC said in April that an independent panel found that it paid 160 million yen in kickbacks to officials involved in projects in Vietnam, Indonesia, Uzbekistan between 2009 and 2014. Its payments to secure an
ODA-funded project order in Vietnam were estimated at 66 million yen.

Vietnamese authorities are investigating the matter after detaining six railway officials, including Tran Quoc Dong, a deputy general director of Vietnam Railways.

Định Mệnh Đã An Bài…

Alan Phan
china landscape
1 June 2014
Tuần rồi tôi nhận khoảng 90 Emails kích bác và 40 bình loạn về sự im lặng của ông già Alan trong tình thế gọi là “biến động” của đất nước. Năm nay tôi đã 69 tuổi. Khó có ai “khích tướng” tôi được. Tuy nhiên, nói như Adlai Stevenson,” I’m too old to cry, but it hurts too much to laugh”.
Vả lại, tôi vừa đọc qua các tuyên bố của thủ lĩnh quân đội Việt Nam, tướng Phùng Thanh. Theo ông, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn rất tốt đẹp, có vài xích mích nhỏ nhưng là chuyện riêng của gia đình, người ngoài không nên “xía mõm” vào (lời nhắc khéo ông Chuck Hagel, bộ trưởng quốc phòng Mỹ). Nếu ông tướng Thanh là người nắm hết các bí mật quốc gia và trách nhiệm về an ninh toàn vẹn lãnh thổ mà ông cho biết vậy, thì chúng ta nên yên tâm ngủ ngon.
Trước đó, thì ngài Vũ Mảo, một quan chức cao cấp khác, cho biết quan điểm của một bộ phận không nhỏ trong chính quyền, là “16 chữ vàng, 4 cái tốt” vẫn là cái “mong muốn muôn thuở” của toàn dân, như bác Hồ đã dầy công vun đắp và phát triển bao năm trời.
Còn về mặt kinh tế thì một ngài bộ trưởng nào đó vừa nói, chuyện Biển Đông nhỏ như con thỏ, không có nhiều ảnh hưởng đến kiến trúc vĩ mô hay FDI. Không những không cần điều chỉnh chính sách, mà chúng ta cứ thế tiến tới như trong vài năm qua, chỉ đến cuối năm là bình minh nở rạng, mang một chu kỳ thịnh vượng mới cho toàn dân Việt.
Tóm lại, mọi việc đã an bài và mọi thứ “hồng” như ngày đại thắng 1975. Các bạn BCA không nên nhốn nháo mà hỏi, “từ bên Mỹ, bác thấy thế nào, quê hương chúng ta sẽ đi về đâu?” Các bạn cứ nghiêm chỉnh học tập tấm gương đạo đức của bác Mao, bác Stalin, bác Hồ… một ngày gần đây thôi, các bạn sẽ được đến đích cùng với các bác.
Do đó, dù muốn nói chuyện chánh trị, tôi cũng không có gì để bàn thêm. Khi một đất nước tự sướng về chỉ số hạnh phúc như Việt Nam, thì mọi vấn đề chính trị coi như đã biến mất (literally). Kể cà các thế lực thù địch từ Đông Tây Nam Bắc. Trong khi các quan đang ăn nhậu vui mừng, đừng ai lăng nhăng gây áp lực, quấy rối (lời ông tướng Thanh).
Nói cho cùng, mọi chuyện của chúng ta đều là “viễn vông” hết mà. Theo các triết gia, đời người như bóng câu, chẳng mấy chốc, ta lại mừng 100 năm của “hoang tưởng” và “dối trá”.
Alan Phan
PS. Tôi cũng vừa đọc rằng “16 chữ vàng” thực sự là do Trung Quốc trao cho Việt Nam. Nguyên văn là “ sơn thuỷ tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan”. Khi các bác Việt dịch ra thì xoá trệch cho nhẹ đi thành “”Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” “. Muốn cho chính xác thì phải rõ ràng hơn. Chúng ta như  “sông núi gắn liền, cùng chung lý tưởng, hoà nhập văn hoá, có chung định mệnh…”
Lời nói này không khác gì một thề thốt trăm năm từ cửa miệng của những cặp vợ chồng trong ngày cưới, hay con cái với cha mẹ khi lớn lên, hay học trò với sư phụ khi quy phục. Nó không chỉ là một công hàm của vài ông quan, nó còn là một  “uống máu ăn thề” của giới giang hồ, thể hiện một văn hoá rất sống thực.
Do đó, kết luận của tôi là trong mọi lình xình của những tuần vừa qua, những người mang nặng viển vông và hoang tưởng nhất là nhóm lãnh đạo trong chính phủ Obama.

Thursday, May 29, 2014

Xin hỏi ông Phạm Thế Duyệt về việc “thống nhất hai nước”!


ptduyet 
“Thưa ông, việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép tại vùng biển của Việt Nam là vi phạm Luật pháp quốc tế. Quan điểm của ông trong sự việc này như thế nào và hướng giải quyết ở đây là gì?
Việc Trung Quốc lại đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép và đưa tàu bè vào vùng biển chủ quyền của nước ta là đi ngược lại với những thương thảo đã thống nhất trong các văn bản trực tiếp, gián tiếp. Việt Nam – Trung Quốc 4 tốt, 2 đất nước xã hội chủ nghĩa với nhau mà lại diễn ra tình cảnh hiện nay thật đáng buồn!
Chúng ta cần phải làm hết trách nhiệm của mình, đồng thời làm cho nhân dân nhận thức rõ đạo lý việc tôn trọng độc lập chủ quyền của mỗi nước. Đảng và Chính phủ ta phải cố gắng làm rõ để cho Trung Quốc thấy được trách nhiệm cùng Việt Nam giải quyết những bức xúc, phức tạp không đáng có và giữ gìn chân lý.
Tôi mong rằng các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc ý thức được trách nhiệm với lịch sử 2 dân tộc, trách nhiệm trước nhân dân 2 nước và thành quả trước kia mà Bác Hồ, Bác Mao cùng 2 Đảng cộng sản đã xây dựng để giữ gìn mối quan hệ hữu hảo giữa 2 nước và xóa đi những gì không đúng với quan điểm đường lối của 2 Đảng và của quá trình đoàn kết thống nhất 2 nước.”
Đó là nguyên văn trích bài trả lời phỏng vấn ông Phạm Thế Duyệt – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên báo Dân Trí số ra ngày 15.5. 2014 và được rất nhiều báo khác đăng lại. Trong câu trả lời này ông Duyệt có nói một ý rất quan trọng xin nhấn mạnh ở đây, đó là câu: “… của quá trình đoàn kết thống nhất 2 nước”.
Vậy xin hỏi ông Việt Nam và Trung Quốc đã và đang xây dựng một quá trình thống nhất “hai nước”, nghĩa là chỉ con lại “một nước”? Đó là nước nào? Tên nước này là gì? Ai xây dựng quá trình này? Sao không công bố rộng rãi cho toàn dân biết sẽ có sự thống nhất này?
Là công dân Việt Nam, tôi rất mong ông cấp thiết trả lời câu hỏi này!

Ông Vũ Mão, nên im đi thì hơn !


Ông Vũ Mão, nên im đi thì hơn !

vumao
«Nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó»-  Lời phát biểu trên đây của  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như một nhát gươm sắc sảo bay sát gáy bọn gian thần toan bán nước cầu lợi. Câu nói ấy đã làm hả dạ nhân dân khi nghĩ về một một bọn quan chức thuộc loại “gia áo túi cơm” lâu nay nhởn nhơ trên đầu dân chúng.
Không phải tự nhiên mà Thủ tướng Dũng “nhất định không chấp nhận…”
Không chấp nhận sự “đánh đổi” để lấy “thứ hòa bình, hữu nghị viễn vông”
Rõ ràng đã có một số người cam tâm “đánh đổi”.
Và nhân dân cũng không chấp nhận.
Mối quan hệ khắn khít Việt – Trung đang ở tầng cao: “Đối tác chiến lược và  toàn diện”, nhưng không ngăn được giàn khoan HD891 cắm vào trái tim Việt Nam !. Mọi lời nói hửu nghị giờ đây đã trơ ra là những lời nói nhảm.  Thế mà vẫn còn có lời nhảm nhí hơn nữa đã phun ra.!
Ông Vũ Mão: “Chúng ta nên nói với nhân dân thế nào về phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt trong quan hệ đối ngoại hai nước. Tôi cho rằng, 16 chữ ấy có thể có lúc không đạt được nhưng nó vẫn là cái mong muốn muôn thuở”.
Ông nói gì thế ? Ông có kịp nghĩ ra mình là ai ? Tôi là nhân dân đây, là một trong 90 triệu người Việt Nam. Tôi biết ông từ cái thuở ông bắt đầu vào chức Bí thư Trung Ương Đoàn, khi ông vào làm việc lần đầu ở thành phố HCM, chúng tôi nhìn thấy ông đã nhòe nhoẹt về cái nhân cách. Rồi tôi cũng mườn tượng ra cái lúc ông đọc điếu văn trong lễ tang của tướng Trần Độ – mà gia đình thì từ chối cái điếu văn của ông – rồi ông rút êm ra cửa sau thế nào… Ông nghĩ rằng lời ông nói là nhân dân có thể nghe được chăng ? Làm gì có chuyện “hòa hiếu”giữa nhân dân hai nước đến “muôn thuở” ?
Vì lẽ Tập Cận Bình, và cả các ông nữa, đã đứng ra chắn lối và che mắt cả hai “nhân dân”. Họ nói, nghe, và thở không thể xuyên qua cơ thể các ông.
“Mối bang giao với Trung Quốc đã có thời kỳ rất tốt đẹp mà Bác Hồ góp công xây dựng nên. Chúng ta cần giữ và phát huy điều đó. Có lúc mối quan hệ hai bên trục trặc, lúc thăng lúc trầm thì có thể coi đó là sự việc cụ thể nhưng không đến nỗi ngỡ ngàng. Chúng ta không đến nỗi bi quan để xử lý tình hình. Tôi mong muốn nhanh chóng có sự ổn định trở về với mối quan hệ hai nước láng giềng tốt để cùng nhau phát triển”.
Ông Vũ Mão,
Ngay cái lúc mà ông gọi là thời kỳ “tốt đẹp nhất” là nền tảng, là điều kiện ắt có để lưỡi dao thâm độc của chúng đâm sâu nhất.
Và cái “tốt đẹp nhất” ấy có sức kìm giữ cho đến tận ngày nay vẫn chưa rút được mũi dao kia ra, lại được tiếp sức bằng chứng chính là những lời nói của ông và những lời nói giống ông.
Lới nói đó hay ho như lời của Mao : “Kẻ thù khoái chí, người thân đau lòng”. Cả dân tộc đau lòng ! Có một điều duy nhất có thể đồng ý với ông : “Sự việc cụ thể nhưng không đến nổi ngỡ ngàng”. Đúng thế, các ông không ngỡ ngàng, nên các ông đã ăn ngủ, và mập mạp, và phương phi. Vẫn “ổn định” và mối quan hệ “vẫn tốt và phát triển” đấy thôi.
Ông lại thác lời của  Ông Hồ Chí Minh : “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Ông định lấy cái “hữu hảo, hữu nghị, 16 chữ giả dối, hư ảo” làm cái bất biến muôn đời, còn cướp biển, cướp đất, cướp cả trí tuệ- linh hồn thì linh hoạt, là vạn biến sao ? Hay ông muốn dùng ông Hồ Chí Minh làm bất biến, là cái chắn che cho ông, còn ông thì cứ tha hồ vạn biến ?
Nhân dân Việt Nam chưa từng vô cớ mà thù hằn với ai, nhân dân cũng đã luôn yêu hòa bình và chẳng từng ham chết chóc bao giờ.
Ông không nghĩ vậy sao ?
Tập Cận Bình luôn nói Việt Nam là hiếu chiến, là khiêu khích, quấy rối chúng ở Biên Việt Nam.
Ông cũng nghĩ vậy sao ?
Và bao nhiêu người đang cùng bụng dạ, và nghĩ như ông ?
Thiết tưởng những vòi nước phun ra với công suất lớn từ tàu chiến của Trung quốc ở biển Đông, đã làm trôi đi những rác rưởi đóng cặn ở Thủ đô Hà nội. Nhưng đáng tiếc, lại không !
Trong bối cảnh nầy, tôi thật sự ngợi ca cái Dũng của ông Thủ tướng Tấn Dũng.
Còn ông, tôi nghĩ ông nên biến đi, (nhất biến, vạn biến gì cũng được), hoặc im đi thì hơn.
Hạ Đình Nguyên – 24-5-2014 (Blog Quê Choa)

Học giả Trung Quốc phản biện những lập luận của Việt Nam về Công hàm Phạm Văn Đồng?

1. Luận điểm 1 của phía Việt Nam: Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ thừa nhận chủ quyền 12 hải lí của Trung Quốc, mà không hề thừa nhận quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Bời vậy, về cơ bản, công hàm không đề cập đến vấn đề lãnh thổ, không đề cập đền quần đảo Tây Sa và Nam Sa.
Phản luận của Ngô: Đoạn thứ nhất trong “Tuyên bố lãnh hải”, mà chính phủ Trung Quốc đã công bố vào tháng 9 năm 1958, đã nói rất rõ rằng, phạm vi bao quát trong 12 hải lí của lãnh hải Trung Quốc là thích dụng cho tất cả lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.
Công hàm Phạm Văn Đồng đã rất rõ ràng “ghi nhận và tán thành” với tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, thì trước hết chính là thừa nhận và tán thành chủ trương về lãnh thổ của Trung Quốc, bởi vì chủ trương về lãnh hải có gốc là chủ quyền lãnh thổ, lãnh thổ không tồn tại thì lãnh hải cũng không có căn cứ.
Công hàm Phạm Văn Đồng không đưa ra bất cứ quan điểm bất đồng hay ý kiến bảo lưu nào về Tuyên bố Lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, thì theo lô-gich, là cho thấy chính phủ Việt nam tán thành với toàn bộ nội dung của Tuyên bố Lãnh hải do chính phủ Trung Quốc đưa ra, trong đó, có bao gồm cả chủ trương “quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa thuộc vào lãnh thổ Trung Quốc”
2. Luận điểm 2 của phía Việt Nam: Vào thập niên 1950, quan hệ giữa Trung Quốc và nước Mĩ là xấu, hạm đội 7 của hải quân Mĩ đóng giữ tại eo biển Đài Loan, uy hiếp sự an toàn của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố lãnh hải là để cảnh cáo nước Mĩ không được xâm phạm đến lãnh hải Trung Quốc. Công hàm Phạm Văn Đồng là nghĩa cử của chính phủ Việt Nam lên tiếng ủng hộ Trung Quốc dựa trên tình hữu nghị Việt – Trung tốt đẹp, ý nguyện đó không có liên quan đến lãnh thổ.
Phản luận của Ngô: Vào thời gian này, tình hữu nghị Việt – Trung tốt đẹp là sự thực, nước Mĩ lại là kẻ thù chung của hai nước Việt – Trung, Việt Nam lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trên trường quốc tế chính là lí do tình cảm đó. Thế nhưng, trong vấn đề không thể hàm hồ là giao thiệp về chủ quyền lãnh thế như thế, cứ tự nói “ý nguyện” là thế này thế kia, để mà lật lại câu “ghi nhận và tán thành” rành rành trên giấy trắng mực đen, thì trong quan hệ quốc tế vốn trọng chứng cớ văn bản, sẽ không được người ta tin tưởng và công nhận đâu !
3. Luận điểm 3 của phía Việt Nam: Lúc đó, Việt Nam đang ở vào giai đoạn chiến tranh, Trung Quốc là nước viện trợ chính cho Việt Nam, để có được chiến thắng, Việt Nam không thể không thừa nhận Tuyên bố Lãnh hải của Trung Quốc.
Phản luận của Ngô: Cách biện luận này có ngầm ý sau: nếu không ở vào hoàn cảnh chiến tranh, nếu không cần sự viện trợ của Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ không thừa nhận Tuyên bố Lãnh hải của Trung Quốc, không phát sinh (sự kiện) công hàm Phạm Văn Đồng. Thế nhưng, loại biện luận như thế này chỉ là miêu tả lại một sự thực đã xảy ra, không thể, dù một chút xíu, phủ định được hiệu lực của công hàm Phạm Văn Đồng.
Thêm nữa, không có bất cứ chứng cớ nào chứng minh việc Trung Quốc đã lợi dụng Việt Nam ở vào hoàn cảnh khó khăn đang cần sự giúp đỡ của Trung Quốc để dồn ép chính quyền Việt Nam phải nuốt bồ hòn làm ngọt mà thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Bản thân công hàm đã gửi cho chính phủ Trung Quốc và nội dung của nó cho thấy: tất cả đều là quyết định tự chủ tự nguyện của chính phủ Việt Nam.
Nói ngược lại, giả như ở vào thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, thì từ lập trường dân tộc chủ nghĩa vững chắc và nhất quán của người Việt Nam, chính phủ Phạm Văn Đồng sẽ không gửi công hàm đó cho Trung Quốc, hoặc chí ít thì trong công hàm sẽ bỏ quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa ra bên ngoài.
Lại thêm nữa, cộng với chứng cớ là việc trước năm 1975, trong nhiều trường hợp (nói chuyện giữa nhân viên ngoại giao với nhau, bản đồ, sách giáo khoa), Việt Nam đều chủ trương rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc, thì có thể chứng minh rằng, việc thừa nhận trong công hàm Phạm Văn Đồng rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ vốn có của Trung Quốc chính là cách suy nghĩ thực sự của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
4. Luận điểm 4 của phía Việt Nam: Ở thời điểm đó (1954-1958), căn cứ theo Hiệp định Giơ-ne-vơ thì, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đều thuộc phạm vi quản lí của nước Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam), tranh chấp lãnh thổ là giữa Trung Quốc và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, chính quyền miền Bắc là bên thứ ba ở ngoài không liên quan đến tranh chấp, chính quyền miền Bắc không có quyền xử lí đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa, vì vậy, công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị.
Phản luận của Ngô: Trước năm 1975, tức là trước khi chính quyền miền Bắc giành chiến thắng để thống nhất hai miền Nam Bắc, miền Bắc một mực tuyên bố mình là chính thống, là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt nam, và gọi chính quyền miền Nam là “bù nhìn”, là “chính quyền ngụy” phi pháp, cần phải tiêu diệt. Ở thời điểm đó, trên trường quốc tế, một số quốc gia có quan hệ tốt với miền Bắc, trong đó có Trung Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam; và phía Trung Quốc, vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, thể theo đề nghị của chính quyền miền Bắc, đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với miền Bắc, hai bên cùng cử đại sứ (tới Hà Nội và Bắc Kinh). Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ những sự thực lịch sử không thể chối cãi đó, chính phủ Việt Nam hiện nay chính là nhà nước kế tục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây, sau khi chiến thắng và thống nhất hai miền Nam Bắc, lẽ ra phải giữ vững chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, cũng tức là tín nghĩa cho nền chính trị của quốc gia, giữ vững lập trường quốc gia trước sau như một, đằng này, tại sao lại vì lợi ích vốn không nên có, mà “qua cầu rút ván”, bội tín phản nghĩa ? !
Nếu theo quan điểm đã nhắc đến ở trên của các học giả Việt Nam thì, miền Bắc là “bên thứ ba ở ngoài không liên quan”, như vậy, sẽ có nghĩa là thừa nhận địa vị hợp pháp của chính quyền miền Nam, và thế thì, những cái gọi là “bù nhìn” hay “chính quyền ngụy” chỉ là cách gọi càn, và việc “giải phóng miền Nam” của chính quyền miền Bắc chính là hành động xâm lược. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, bên xâm lược không có quyền “kế thừa” lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược, thế thì, chính quyền Việt Nam hiện nay, vốn là kế tục của chính quyền miền Bắc trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của chính quyền miền Nam để mà đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.
5. Luận điểm 5 của phía Việt Nam: Căn cứ theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính quyền miền Bắc và chính quyền miền Nam đều là chính quyền lâm thời, cần phải có cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc mới có thể đưa đến một chính quyền hợp pháp. Trong tình trạng chưa có được chính phủ hợp pháp thông qua tổng tuyển cử trên toàn quốc, chính quyền lâm thời không có quyền quyết định vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Bởi vậy, công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị.
Phản luận của Ngô: Tháng 7 năm 1954, các nước tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ đã kí Hiệp định đình chiến cho Việt Nam, trong Hiệp định có qui định rằng “thông qua bầu cử phổ thông tự do, thực hiện việc thống nhất hai miền Nam Bắc”. Thế nhưng, chính quyền miền Bắc lấy lí do rằng hiệp định này được kí kết dưới sự dàn xếp của chính phủ Trung Quốc, đã làm tổn hại đến lợi ích của Việt Nam, không đại diện cho lập trường của miền Bắc, cho nên ngay từ đầu đã không muốn tuân thủ hiệp định. Tiến triển lịch sử về sau này cũng cho thấy cả chính quyền miền Bắc và chính quyền miền Nam đều không hề có ý tiến hành cuộc tổng tuyển cứ phổ thông tự do trên toàn quốc thông qua các cuộc tiếp xúc, cũng không đạt được bến bất cứ thỏa thuận làm việc nào, mà cả hai chỉ tự mình tuyên bố mình là “chính thống”, qua đó cho mình trở thành chính quyền “mang tính vĩnh cửu” mà không phải là lâm thời. Cả hai đều xây dựng cơ cấu chính quyền quốc gia hoàn chỉnh, như có quốc hội, chính phủ và các cơ quan bộ.
Luận điểm số 5 ở trên đã bị sự thực lịch sử phủ định, không còn sức thuyết phục nữa.
6. Luận điểm 6 của phía Việt Nam: Theo nguyên tắc của hiến pháp, tất cả tuyên bố về với chủ quyền lãnh thổ mà chính phủ đưa ra đều phải có được phê chuẩn của quốc hội thì mới có hiệu lực. Công hàm Phạm Văn Đồng không thông qua quốc hội để được phê chuẩn, cho nên không có hiệu lực về pháp luật.
Phản luận của Ngô: Có học giả Việt Nam cho rằng đây là chỗ quan yếu nhất để chứng minh công hàm Phạm Văn Đồng vô hiệu, do đó, đây cũng là lí do không thể bác bỏ. Thế nhưng, ở bài này, tôi cho rằng, sự việc thảy đều không chắc như đinh đóng cột như họ nói đâu, có thể phản luận từ hai phương diện: lô-gich pháp luật, sự thực lịch sử.
Thứ nhất, công hàm Phạm Văn Đồng không phải là điều ước ngoại giao, cũng không phải là tuyên bố đơn phương từ bỏ chủ quyền lãnh thổ, nên không cần sự phê chuẩn của quốc hội. Năm 1958, chính phủ Trung Quốc công bố Tuyên bố Lãnh hải, mục đích của nó không phải là tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc chỉ riêng cho một mình Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và ông Phạm Văn Đồng đã giao công hàm này cho phía Trung Quốc, cũng không phải là từ bỏ chủ quyền lãnh thổ của nước mình, mà là, từ xác tín trong nội tâm, đã “ghi nhận và tán thành” chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc. Bởi vì nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ đầu đã thừa nhận “quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa từ xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc”, về cơ bản, không có vấn đề Việt Nam từ bỏ chủ quyền lãnh thổ của mình.
Vào thời điểm đó, giữa Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có tranh chấp lãnh thổ, công hàm Phạm Văn Đồng là xác nhận sự thực của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là xác nhận ngoại giao về văn bản mà Trung Quốc đã đưa ra, là thuộc phạm vi quyền hạn ngoại giao của chính phủ Việt Nam, không cần có sự phê chuẩn của quốc hội.
Thứ hai, Việt Nam lúc đó không có quốc hội chính thức, cũng không có hiến pháp chính thức. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành bầu cử toàn dân tại vùng mà mình quản lí được, đưa tới sự ra đời của “quốc hội soạn thảo hiến pháp” mang tính lâm thời, soạn ra hiến pháp. Thế nhưng, do quân xâm lược Pháp đang từ Hải Phòng tiến về uy hiếp Hà Nội, thời gian ngắn của hòa bình tạm thời đã bị phá bỏ, lại bắt đầu chiến tranh kháng Pháp, dự thảo hiến pháp tuy đã được thông qua nhưng chưa được đem ra công bố. Sau khi sứ mệnh soạn hiến pháp của “quốc hội soạn thảo hiến pháp” đã hoàn thành, nếu quốc hội chính thức được sinh ra một cách trái luật, thì hoạt động bình thường của quốc hội ấy sẽ càng không có gì để nói đến nữa. Do đó mới có “Quốc hội giao quyền cho chính phủ căn cứ theo nguyên tắc đã xác định của hiến pháp mà thực thi quyền lập pháp”. Tình trạng này kéo dài đến năm 1960. Sau này, phía Việt Nam xác định nhiệm kì của Quốc hội khóa I là từ năm 1946 đến năm 1960, với độ dài nhất là 14 năm, đủ để chứng minh là thời kì bất thường: (quốc hội) tồn tại tương đối khó khăn, chính quyền chưa thể thực hiện được các hoạt động một cách bình thường. Hiến pháp chính thức đầu tiên của Việt Nam là Hiếp pháp năm 1959.
Thông qua khảo sát về lịch sử hiến pháp và quốc hội của Việt Nam, có thể nghiêm túc nói rằng, trước và sau năm 1958, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa có hiến pháp, cũng chưa có quốc hội. Chính phủ căn cứ vào qui định của “quốc hội soạn thảo hiến pháp” mang tính lâm thời mà có được quyền lập pháp, điều đó có nghĩa, trên thực tế, chính phủ có cả quyền lực của quốc hội. Việc chính phủ của ông Phạm Văn Đồng gửi công hàm đó cho chính phủ Trung Quốc là hoàn toàn nằm trong phạm vi quyền hạn hợp pháp của chính phủ.
Ngô Viễn Phú
Bài này Dân News tổng hợp trên các trang mạng. Được biết ông Ngô Viễn Phú hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật Việt Nam (Đại học Dân tộc Quảng Tây), từng là du học sinh của Đại học Quốc gia Việt Nam. Ngô Viễn Phú cho biết ông từng theo học chương trình tiến sĩ luật học tại Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam, từ năm 2001 đến năm 2006.

Wednesday, May 28, 2014

Làm cách nào xóa mối nhục bán nước?

Các “đồng chí anh em” bắt đầu tỏ thái độ đối nghịch với nhau. Lần đầu tiên một thủ tướng Cộng Sản Việt Nam (viết tắt là Việt Cộng) dọa rằng sẽ dùng đòn pháp lý để nói chuyện với Cộng Sản Trung Quốc (viết tắt, Trung Cộng).

Chỉ mới nói thôi, chưa đưa đơn kiện, tức là chưa làm gì cả; nhưng dám nói còn hơn không. Thêm vào đó, tờ tạp chí trên mạng, tiếng nói của đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ đích danh lãnh tụ Trung Cộng tố cáo là theo chủ nghĩa Ðại Hán. Hai chữ này diễn tả một truyền thống kéo dài hơn 2,000 năm, ít nhất kể từ thời Mã Viện. Tất nhiên nói như vậy vẫn chỉ là người Việt nói cho người Việt nghe cho sướng tai; giống như nói chuyện kiện cáo mà không dám đưa đơn kiện, không đụng tới lông chân mấy anh chị Ðại Hán ở Trung Nam Hải. Một bước đi xa hơn nữa là trên tờ báo lề phải còn đăng bài biện minh rằng bức công hàm của Phạm Văn Ðồng ký năm 1958 đồng ý các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Quốc là không có giá trị. Bài báo này có vẻ nhắm đến dư luận quốc tế, trong đó có cả Trung Quốc; chứ không chỉ nhắm người Việt nói với nhau. Nhưng lập luận của bài báo đó cũng không có giá trị nào cả. Muốn chống lại chiến dịch xâm lấn Biển Ðông của Trung Cộng, người Việt Nam phải dùng biện pháp khác, triệt để hơn.

Chế độ cộng sản ở Hà Nội hiện nay là thừa kế chính thức của chính phủ Phạm Văn Ðồng. Cho nên, khi họ xác định rằng bức công hàm do ông Phạm Văn Ðồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 là vô giá trị, đó là một bước thoái lui có ý nghĩa. Bởi vì đây là lần đầu tiên đảng Cộng Sản Việt Nam xác định chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có giá trị pháp lý. Từ năm 1954, Việt Cộng không bao giờ công nhận điều đó. Họ gọi chính quyền miền Nam là “ngụy,” nghĩa là “giặc.” Bây giờ họ chính thức thừa nhận chính quyền Sài Gòn làm chủ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Cho nên, họ biện minh, ông Phạm Văn Ðồng, thủ tướng chính phủ Hà Nội, không có quyền hành nào trên các quần đảo đó. Vì vậy, ông Ðồng không thể đem trao cho Trung Cộng, dù ông ta muốn cống hiến. Nói cách khác, Việt Cộng bây giờ đồng ý rằng chế độ Việt Nam Cộng Hòa là một chế độ hợp pháp; công nhận chế độ đó làm chủ một nửa nước Việt Nam. Thật đáng tiếc, hồi đó họ lại chủ trương đánh chiếm miền Nam để cùng “tiến lên chủ nghĩa xã hội!” Họ lờ đi không nói rõ ông Ðồng có ý nhường các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Cộng hay không, dù ông ta không có quyền! Tội nghiệp ông Ðồng, ông chỉ ký tên vào bức thư đã được tất cả Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam chấp nhận, vì thế mà riêng ông mang tội bán nước.

Nhưng dùng lối phủ nhận này không phải là thứ lý luận đứng vững trong cuộc đối đầu với Trung Cộng, cũng như trong ý định biện minh cùng dư luận thế giới.

Thứ nhất, bởi vì sau khi nước ta bị chia đôi năm 1954, chính quyền cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam trong thời gian đó đều tự coi mình nắm chủ quyền trên toàn thể nước Việt Nam. Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa, từ thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, đều khẳng định lãnh thổ Việt Nam kéo dài từ Nam Quan đến Cà Mau; mà Hiến Pháp miền Bắc cũng vậy. Khi chính phủ Phạm Văn Ðồng giao thiệp với Trung Cộng, họ nhân danh cả nước Việt Nam, chứ không riêng gì miền Bắc vĩ tuyến 17; mà Bắc Kinh cũng công nhận điều đó. Ông Ðồng ký bức công hàm theo nội dung này. Bây giờ nói đi nói lại, rằng ông Ðồng chỉ nhân danh một nửa nước Việt Nam thôi; Bắc Kinh sẽ bác bỏ luận điệu đó một cách dễ dàng, rất khó cãi lại.

Tập Cận Bình và tập đoàn thống trị ở Ðông Nam Hải còn có thể nêu ra rất nhiều bằng cớ chứng tỏ ông Ðồng và tất cả đảng Cộng Sản Việt Nam đã công nhận Trung Cộng làm chủ Hoàng Sa và Trường Sa. Công hàm Phạm Văn Ðồng viết cho Chu Ân Lai nói rằng chính phủ của ông “ghi nhận và tán thành” bản tuyên bố của Trung Cộng ngày 4 tháng 9 năm 1958 về lãnh hải Trung Quốc. Trong văn bản đó, Trung Cộng nói rõ ràng Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc, ông Ðồng và cháu chắt ông ta không thể chối cãi rằng họ hiểu lầm được. Một bằng chứng hiển nhiên khác mà Trung Cộng có thể nêu ra là các sách giáo khoa vẫn được sử dụng ở miền Bắc. Năm 1964, cuốn sách “Tập Bản Ðồ Việt Nam” do Cục Ðo Ðạc và Bản Ðồ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát hành đã dùng địa danh “Tây Sa” và “Nam Sa” theo cách gọi của Trung Cộng chứ không gọi là “Hoàng Sa” và “Trường Sa” theo cách của người Việt Nam. Với bằng chứng đó, khó cãi với họ lắm.

Hơn thế nữa, năm 1974 khi Trung Cộng tấn công chiếm Hoàng Sa, chính quyền Hà Nội không hề lên tiếng phản đối. Khi phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa thưa kiện Trung Cộng về vụ này, cả chính phủ miền Bắc lẫn đám bù nhìn của họ ở miền Nam đều không đồng ý. Tại hội nghị La Celle Saint Cloud, được mời cùng đứng tên phản đối hành động xâm lăng Hoàng Sa, họ cũng từ chối. Bây giờ làm sao nói ngược lại được? Gần đây, phóng viên Xuân Hồng của đài BBC có phỏng vấn bà Bảy Vân, vợ của cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn. Bà Bảy Vân xác nhận: “Phạm Văn Ðồng có ký văn bản. Ngụy nó đóng ở ngoài đó (Hoàng Sa). Cho nên giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa.” Người Tàu họ có thể đọc được tiếng Việt, sẽ vin vào các bằng cớ đó mà xác định rằng Bắc Việt đã đồng ý trao Hoàng Sa cho Trung Cộng từ năm 1958!

Tất cả luận điệu của đảng Cộng Sản Việt Nam chối bỏ bức công hàm của Phạm Văn Ðồng trở thành vô giá trị khi ra trước công luận thế giới. Vậy chúng ta có cách nào xóa bỏ mối nhục bán nước đó hay không?

Có một cách. Là toàn thể dân chúng Việt Nam, từ Bắc chí Nam, bây giờ cùng nhau khẳng định rằng chính phủ Phạm Văn Ðồng là một chính quyền vô giá trị, không bao giờ làm đại diện cho dân tộc Việt Nam. Nói cách khác, đó là một chính quyền ngụy tạo, mạo nhận, không chính đáng.

Người Việt Nam có thể làm công việc đó ngay bây giờ, bằng một cuộc cách mạng. Cuộc cách mạng sẽ xóa bỏ tất cả cơ cấu quyền hành từ thời Phạm Văn Ðồng tới ngày nay; thay thế bằng một chính thể mới, do người dân Việt Nam tự do bỏ phiếu lựa chọn.

Ðảng Cộng Sản Việt Nam có thể làm công việc đó. Giống như đảng Cộng Sản Bulgaria đã làm năm 1989. Một ngày sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Bộ Chính Trị Cộng Sản Bulgaria đã họp nhau, tự xóa bỏ độc quyền lãnh đạo trong Hiến Pháp và xóa luôn tên đảng cộng sản. Họ tổ chức bầu cử, viết một Hiến Pháp mới, và chính quyền mới (cũng do các người trong đảng cộng sản cũ cầm đầu) tuyên bố tất cả các hiệp ước với Liên Xô đều vô giá trị.

Trên thế giới, nhiều nước đã xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với nước ngoài bằng cách đó. Chính quyền Phạm Văn Ðồng chịu công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc, đó là một thứ thỏa hiệp bất bình đẳng. Trung Cộng đã đưa ra 16 chữ vàng: “Sơn thủy tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan.” Ðảng Cộng Sản Việt Nam diễn tả thành ra 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.” Bây giờ là lúc dân Việt Nam chấm dứt mối quan hệ bất bình đẳng này, do áp lực của Trung Cộng qua chủ nghĩa cộng sản. Người Việt Nam có quyền xóa bỏ một chế độ sai lầm, xây dựng lại đất nước,

Trả lời cuộc phỏng vấn của nhật báo Người Việt, Ðức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã nói rằng vụ giàn khoan 981 “là một sự kiện rất đau thương, nhưng rất có thể đó cũng là một cơ hội đặc biệt tạo ra cái đổi mới, cái khởi đầu nào đó cho Việt Nam. Nhiều người hy vọng rằng, biết đâu nhờ biến cố đặc biệt đó mà Việt Nam lấy lại cái thế chủ quyền độc lập của mình, thoát khỏi vòng tay Trung Cộng.” Người Việt trong nước hiện đang nôn nóng đòi thi hành một chính sách đối ngoại “Thoát Trung.” Muốn thoát Trung, phải thoát Cộng. Không chấp nhận “lý tưởng tương thông” thì mới thoát được cái gọng kìm “vận mệnh tương quan.” Dân Việt phải tự quyết định, tự mình làm một “cái khởi đầu nào đó” cho nước Việt Nam. Ðó là cách tốt nhất để xóa mối nhục bán nước năm 1958.

Há miệng mắc quai

Mấy tuần nay theo dõi tin tức giữa hai đồng chí môi hở răng hô có diễn biến gì mới làm tình hình Cuba xụi lơ hoặc căng thẳng không? Tui thấy toàn cảnh đấu mỏ (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) rồi rủ nhau đấu súng nước và tự sướng quay clip làm kỷ niệm đôi ta. Dứt khoát không cho phóng viên nước ngoài chứng kiến hầu chứng minh sự trinh trắng của đảng (chuyện phòng the đâu cho người thứ ba biết?). Chắc họ đang quay phim bom tấn (từ ngữ trong nước) nên chỉ cho khán giả coi những trailer để quảng cáo bộ phim hoành tráng chào mừng ngày đám cưới gần tới của họ.

Xin lỗi bà con, tui là dân lao động vinh quang, trình độ văn hóa "xóa nạn mù chữ", nên thấy sao viết vậy. Nghề của tui đổ mồ hôi sôi nước mắt, ăn tranh thủ ngủ khẩn trương do đó thấy mấy chữ nước ngoài không hiểu nghĩa tiếng Việt là cái chi và không có thời gian gõ google nên để nguyên văn, mong bà con thông cảm. 
Mới đây mấy ông răng hô mã tấu đại Hán đưa công hàm bán nước của Đồng vẩu cho thế giới biết là đại Hán không hề cưỡng hiếp ai. Lý luận đại Hán là tại nó tình nguyện dâng hiến chớ chúng tôi có hiếp ai đâu nào? Bằng chứng còn đây, đang quan hệ giữa chừng nó la "bớ làng nước, có kẻ đang cưỡng em... nhưng xin bà con giữ bình tĩnh đừng manh động, có gì em... cũng chịu, lỡ lấy tiền rồi". 
Chuyện xưa kể rằng: 
Trên đất nước hình cong nhấp nhô chữ S(ếch) có người thiếu nữ tên Vẹm xứ Ba đình quan hệ với anh Cọ làng Dạng háng. Hai phe cũng là mèo mả gà đồng một phường như nhau nhưng vì hoàn cảnh lịch sử, vì tình đồng chí với nhau do đó cha mẹ phải tổ chức cho đôi lứa chúng nó lễ hiếp hôn hoành tráng mặc dù gia tộc đàng gái phản đối. 
Đàng trai thách cưới một sớ táo quân dài dằng dặc. Đàng gái lỡ rồi nên mới ra cái công hàm 1958 do chỉ thị của thằng bác trưởng tộc, đồng ý nhất trí hoàn toàn vô điều kiện, chứ nếu bên anh Cọ muốn hơn em Vẹm cũng phải chiều. Rắc rối là nhà em Vẹm trong khoản hồi môn dâng luôn đất nhà anh Hòa hàng xóm qua cái công hàm khỉ gió. Nhưng công hàm đó không hề nói dâng Hoàng-Trường Sa cho hắn, chỉ công nhận chủ quyền của hắn. Em dâng thứ em không có, không phải của em, hàng đó là của bà con với em. 
Dĩ nhiên hắn đâu có chịu. Hắn nói văn tự còn đây, tiền đã trao và cháo đã nuốt. Sự thực em có bán đâu, đây là của hồi môn em hứa với hắn cho vui thuở ban đầu í mà. Cái ngàn vàng em còn cho hắn nói chi của hồi môn. Em tuy phận gái nhưng đâu thua đấng mày râu nhẵn nhụi nên cũng là dân chị em giang hồ. Em mượn thế của hắn cùng thằng Tây bá lợi quá đánh hội đồng thằng hàng xóm chết queo. Bây giờ nó đem của hồi môn hứa ẩu của em ra làm bằng chứng em mới té ngữa vì lúc trước không có bi giờ thành có. Bực quá em phải cãi lộn với hắn "trong danh sách đòi sính lễ của nhà trai, bức xúc quá tôi viết công hàm đồng ý nhất trí chớ đâu có nói chi tiết nào đâu ạ, làm ơn coi lại đi". Bà con mình thấy em nói sai chỗ nào không? 
Anh Hòa bên nhà em Vẹm đất đai phì nhiêu, cá nhảy đầy đồng, cuộc sống an lành sung túc. Anh Cọ thèm chảy nước miếng nên bàn với Vẹm làm sao chiếm mảnh đất màu mỡ này? Thế giới đại đồng mà, của anh cũng là của em có chi thắc mắc, em nghĩ vậy. Có gì phải suy tư với suy nghĩ, đất của thằng Hòa chớ của em đâu, thằng Cọ muốn em ký cỡ nào em cũng cóc quan tâm, sự đời em còn cho nó thì còn thứ gì em không biếu? 
"Đời không như là mơ nên đời thường giết chết mộng mơ". Có lúc "cơm không lành canh không ngọt" nhà anh Cọ đang làm khó em Vẹm khi đưa ra bằng chứng hồi môn đã ký của bác vẩu năm xưa và còn hăm dọa là nếu không tuân thủ sẽ đưa ra bản ký kết hội nghị Thành đô nữa mới ớn. Mịa nó, trước khi cưới em nó thế này thế nọ, bi giờ nó lại tráo trở thế nọ thế này. 
Vẹm đã muối mặt dâng hiến cuộc đời và giòng họ cho anh Cọ nhưng sao anh lại bêu xấu em trước bàn dân thiên hạ, thân gái em biết làm sao đây? 
Nghĩ lại thiệt là bực hết sức. Ngày xưa anh Mỹ ve vãn em nhưng em quyết theo anh Nga và Cọ vì nghĩa vụ quốc tế nên dù có đốt cháy cả làng em cũng xua đuổi anh Mỹ. Em đánh anh Mỹ là đánh cho hai anh chớ bộ. Bi giờ anh chồng Cọ làm khó dễ em mà anh Nga chẳng nói một tiếng an ủi tình xưa nghĩa cũ, em khóc hết nước miếng. 
Phận Vẹm mười hai bến nước, trong nhờ đục chạy nên em cố gắng liên lạc anh Mỹ coi ảnh có giúp được không? Anh Mỹ nói vài câu xã giao vì biết em Vẹm này lật lọng hơn thay áo, hơn nữa chơi với anh Cọng còn kiếm chút cháo, quan hệ với em Vẹm này chỉ tốn hầu bao. Em tuyên bố chẳng tù ti tú tí với thằng nào, em xinh nên em ngập giữa sình vẫn xinh, chảnh bà cố. Bây giờ em bơ vơ lẫn bơ phờ, tang gia bối rối vừa bó gối hổng biết có anh nào giúp em qua cơn hoạn nạn này em sẽ ghìm anh suốt đời.

Biển Đông bỏ ngỏ, dân chết mặc dân, tàu vẫn là tàu... lạ

Quốc gia nào cũng có chủ quyền. Do vậy vùng biển chủ quyền của ta thì ta cứ đánh bắt. Khi gặp thiên tai, địch họa, ngư dân nhanh chóng thông báo cho các cơ quan chức năng kịp thời để có biện pháp can thiệp bảo vệ tính mạng và tài sản” 
Điều gì đã xảy ra với cái gọi là “vùng biển chủ quyền của ta thì ta cứ đánh bắt” theo như lời tuyên bố trên của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang?

Chỉ nội trong tháng 5, 2014: 
- Ngày 7/5/2014, 16 ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung cộng tấn công bằng đạn lửa, vòi rồng, búa, câu liêm trong khu vực Hoàng Sa, phía bắc đảo Linh Côn. 
- Ngày 16/5/2014, tàu cá Quảng Ngãi QNG 90205TS bị tàu Trung cộng tấn công, đánh phá và gây thương tích nặng cho 2 ngư dân Việt Nam tại khu vực đảo Phú Lâm, Hoàng Sa. 
- Ngày 17/5/2014, gần đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa, 13 ngư dân của tàu cá Quảng Ngãi QNG96011TS bị tấn công, cướp tài sản và ngư cụ. 
- Ngày 25/5/2014, tàu cá QNG 96180TS với 7 ngư dân bị 3 tàu Trung cộng đâm chìm, 1 ngư dân bị chết, 1 ngư dân bị mất tích trên biển và 4 ngư dân bị thương nặng.
- Ngày 26/5/2014 tàu cá Đà Nẵng ĐNA90152TS với 10 ngư dân bị 40 tàu cá của Trung cộng bao vây  và đâm chìm ở gần khu vực giàn khoan HD981 đang bị tàu cộng xâm lược. 
Tất cả đều xảy ra trên “vùng biển chủ quyền của ta thì ta cứ đánh bắt” của ông Sang. Theo lời ông Sang Khi gặp thiên tai, địch họa, ngư dân nhanh chóng thông báo cho các cơ quan chức năng kịp thời để có biện pháp can thiệp bảo vệ tính mạng và tài sản”. Trong suốt thời gian họa vì địch này hải quân Việt Nam hoàn toàn vắng bóng. 
Hãy nghe ngư dân Lý Sơn thuật lại những hãi hùng xảy ra cho con tàu cá QNG 96180 TS (*): 
“Khoảng 3 giờ sáng 25/5, trong khi neo đậu nghỉ ngơi thuộc địa phận vùng biển Quảng Ninh, tàu chúng tôi đã bị một tàu lạ đâm trực diện vào khu vực khoang lái tàu. Lúc đó, anh em trên tàu đang ngủ nên không biết chuyện gì xảy ra. Đến khi bị tàu lạ đâm thì choáng váng, náo loạn. Chỉ 5 phút sau, tàu bị chìm xuống biển. Lúc đó, anh em trên tàu kịp chụp được một chiếc thúng, sau đó đưa 3 ngư dân bị thương nặng lên thúng. Ba anh em ngư dân còn lại trên tàu bị thương nhẹ tiếp tục tìm cách cứu anh Trần Văn Đông nhưng không kịp. Anh Đông chìm theo tàu xuống biển”. 
“Sau khi 6 anh em leo lên được chiếc thúng nhỏ, chúng tôi cố bám chặt rồi chèo tay lênh đênh trên biển suốt gần 5 giờ đồng hồ. Anh em lúc đó mệt mỏi nhưng ai cũng động viên nhau. May mà đến khi gần đuối sức, gặp được tàu cá của ngư dân Hải Phòng đến cứu vớt, chăm sóc và đưa vào huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh cứu chữa”. 
5 giờ đồng hồ lênh đênh, bơ vơ trên biển, không một bóng dáng hải quân, cảnh sát biển. Sự cứu giúp cũng chỉ đến từ những ngư dân khác. 
Điều cần "ghi nhận" là công an tỉnh Quảng Ninh, sau khi xác của ngư dân đã về đến Lý Sơn, đã thông báo phối hợp với cơ quan chức năng liên quan điều tra, truy tìm tàu gây tai nạn cho tàu QNG-96180TS. Cả một vùng biển Đông bỏ ngỏ, dân chết không cứu, bây giờ truy tìm nơi đâu!? 
Nghe lời ông Trương Tấn Sang, người dân được gì? 
Sau cái chết và tai nạn, họ được: 
Ngư dân chết và mất tích được UBMTTQ hỗ trợ cho 1,5 triệu đồng. Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi và Hội Nghề cá Quảng Ngãi hỗ trợ tổng cộng 10 triệu đồng/ngư dân tử vong và mất tích và 2 triệu đồng/ngư dân bị thương. Liên đoàn lao động hỗ trợ 5 triều đồng. Đó là nhờ... ơn bác và đảng. 
Phía nhà nước, Bộ Ngoại giao Việt Nam triệu đại diện sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đến trao đổi công hàm phản đối các hành động đe dọa, tấn công tàu cá, xâm hại tính mạng ngư dân Việt Nam trên Biển Đông. 
Vẫn phản đối và phản đối như suốt mấy năm qua và số mạng của ngư dân vẫn nằm trong đe dọa chết người của tàu cộng ngay trên vùng biển bao đời của tổ tiên. 
Và tại Diễn đàn Kinh tế Thế Giới tổ chức ở Manila vừa qua ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố về những hành vi của Tàu cộng: Đây là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế và Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết. Hành động này của Trung Quốc đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không... Thế còn sinh mạng của những ngư dân Việt Nam thì sao hỡi ông Thủ tướng!?
Hay là cứ mặc kệ và cất cao giọng điệu  tuyên giáo của tên bí thư Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải “Mình không sợ! Sao sợ được!... Quốc hội đã thông qua luật biển đã thể hiện ý chí, nguyện vọng mãnh liệt của nhân dân ta”!!!???