Tuesday, January 15, 2013

Thư ngỏ gửi ông Phan Trung Lý

Thưa ông Phan Trung Lý, Chủ Nhiệm UB pháp luật Quốc Hội - Trưởng Ban biên tập dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992. Tôi là Nguyễn Thượng Long, Giáo Viên Địa Lý, Thanh Tra của ngành GD – ĐT Hà Tây cũ đã hưu trí nhiều năm rồi. Ngay từ những ngày còn đứng trên bục giảng, tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi được nghe bà Luật Sư Ngô Bá Thành nói thẳng thừng trước Quốc Hội rằng: “Ở Việt Nam đã có cả một rừng luật, nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!”. Lại càng ngạc nhiên hơn, năm 2008, giữa Quốc Hội ông Trịnh Ngọc Dương,  Chánh Án Toà Án Nhân Dân Tối Cao lại tuyên bố xanh rờn:
“Ở Việt Nam: xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hoà cũng được, xử thắng cũng được!”
Theo tôi ông Chánh Án đã nói thật lòng. Chúng ta đã có 4 bản HP, trừ bản HP 1946 có nội dung Dân Chủ - Đa Nguyên dù là còn sơ khai, 3 bản HP còn lại (1959 – 1980 – 1992), bên cạnh những điều vì dân rất chung chung vô thưởng vô phạt thì những điều vì Đảng lại rất cụ thể và không hề có chỉ dấu nào cho biết, đó là ý nguyện của nhân dân, xin đơn cử:
- HP 1959 là HP dọn đường cho đại hội Đảng 3 (1960) triển khai 2 nhiệm vụ chiến lược thống nhất đất nước bằng vũ lực và áp chế chuyên chính vô sản lên miền Bắc, dọn đường để cả nước tiến lên XHCN. 
- HP 1980 ra đời để thích ứng với sự tan vỡ tình đồng chí cộng sản Răng – Môi Việt Trung, còn đó những dòng chữ trong HP này rằng: “Trung quốc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam”. 
- HP 1992 là hiến pháp ra đời để thích ứng với thực trạng Liên Xô thành trì của CNXH thế giới và Đông Âu cộng sản sụp đổ và Việt Nam lại ngã nhào vào Trung Quốc sau Hội Nghị Thành Đô, hoan hỉ đón nhận phương châm “16 chữ vàng” và “4 Tốt” từ phía Trung Quốc.
Là một người Việt Nam bình thường nào cũng vậy thôi, chẳng ai có thể yên tâm khi đất nước của mình lại có một thứ Hiến Pháp kiểu như thế. Cho nên vào chiều 29 – 12 – 2012 nghe ông tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng: “…Nhân dân có thể cho ý kiến đối với Điều 4 HP như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì là cấm kị cả”, dù trước đó ông Nguyễn Phú Trọng, sau đó là ông Đinh Thế Huynh, ông Lê Hồng Anh đã có những lời răn đe bóng gió xa gần kiểu: “…Công An và Quân Đội phải ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá đảng và nhà nước…”, tôi vẫn không nguôi sự phấn chấn, dù chưa biết lần sửa đổi này, “Luật Mẹ” của Việt Nam sẽ có diện mạo như thế nào? Và ngay từ đêm Giáng Sinh 2013 tôi cũng đã thao thức những điều như thế này:
- Sửa HP hướng tới việc trở về tên nước cũ là Việt Nam – Dân Chủ - Cộng Hoà hay là một quốc danh nào khác phù hợp với thời đại là điều cần thiết. Tên nước là thể hiện sự hướng tới của cả xã hội. Vẫn cứ để tiếp đầu ngữ XHCN lên trên tên nước Việt Nam là không ổn, vì danh xưng XHCN đã được thực tế thế giới chứng minh là ảo tưởng rồi, chúng ta không nên hướng tới một ảo tưởng, một viễn cảnh thất bại và không có thật.
- Sửa HP mà không xem xét tới việc xoá bỏ điều 4 là không sửa gì cả, vì chỉ riêng điều 4 thôi đã vô hiệu hoá hết các điều còn lại. Điều 4 đã biến Hiến Pháp thành ra là Đảng Pháp. Nếu chưa dám xoá bỏ điều 4 thì lần sửa đổi này cũng rất cần phải luật hoá điều 4 cùng với luật hoá điều 69 để nhân dân Việt Nam được hưởng những quyền căn bản mà nhân loại văn minh đã được hưởng. Luật hoá điều 4 cũng là hành động hối lỗi của ĐCS Việt Nam, vì bao lâu nay rồi điều 4 cũng như điều 69 không hề được luật hoá, nhưng người dân mà thực hiện điều 69 (tự do biểu tình, tự do ngôn luận…) thì đi tù, đi phục hồi nhân phẩm, trong khi đó từ HP 1959 – 1980 – 1992… đến nay, điều 4 quy định ĐCS Việt Nam độc quyền lãnh đạo, bên cạnh những thành công, ĐCS cũng đưa cách mạng Việt Nam lún sâu vào bao sai lầm đau đớn: Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, Công Nghiệp Hoá, Cải Tạo công thương nghiệp TB tư doanh (2 lần), Thời kỳ quá độ… và đau xót nhất là Việt Nam tụt hậu đến thê thảm trở thành miếng mồi ngon trước những tham vọng vô độ của TQ. Vậy mà Đảng vẫn vô tư vi hiến, vẫn vô tư bắt nhân dân coi mình là Mùa Xuân của đất trời.
- Sửa Hiến Pháp mà vẫn khẳng định sự bất tử của học thuyết Mác – Lê là sai lầm, vì học thuyết này đã được chứng minh là ảo tưởng, là phản khoa học trên phạm vi thế giới rồi.
- Sửa Hiến Pháp để Hiến Pháp thực sự là một khế ước của toàn xã hội. Hiến Pháp đó không có nhiệm vụ phải phục tùng các nghị quyết của các Đại Hội Đảng.
- Sửa Hiến Pháp để ĐCS cũng phải tôn trọng Hiến Pháp, Đảng không thể đứng trên Hiến Pháp. Ví dụ: Sự xuất hiện Ban Nội Chính Trung Ương là để đối phó với hiện tượng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đang bị dư luận mô tả là một chính phủ tham nhũng… Đây là dấu hiệu Đảng suy yếu, phải đá lộn sân, phải làm thay việc của chính quyền. Đây không phải là sự tôn trọng Hiến Pháp. Triển khai 19 điều cấm Đảng Viên, cấm Đảng Viên ký tên vào đơn thư các loại của quần chúng là vi hiến, vì như thế Đảng Viên không còn tư chất của con người công dân nữa?
- Sửa Hiến Pháp phải tạo cơ sở để huỷ bỏ cơ chế song trùng giữa lãnh đạo Đảng với lãnh đạo chính quyền vô cùng cồng kềnh, kém hiệu quả, tiến tới Đảng hoạt động nhờ quỹ đảng phí của đảng, không dùng ngân sách nhà nước như các đảng cầm quyền ở các quốc gia dân chủ văn minh.
- Sửa Hiến Pháp để thực thi cơ chế Tam Quyền Phân Lập tạo điều kiện để xã hội Việt Nam tiến tới thể chế chính trị Dân Chủ - Đa Nguyên như các nước văn minh.
- Sửa Hiến Pháp để Quân Đội Nhân Dân sẽ trung với nước, hiếu với dân chứ không phải trung với Đảng như lúc này. Công An Nhân Dân sẽ chỉ chí thú vào nhiệm vụ bảo vệ trật tự trị an cho người dân, không phải cúi mặt “Còn Đảng - Còn Mình” như lúc này.
- Cuối cùng, sửa Hiến Pháp để ra đời một Quốc Hội có tính chuyên nghiệp, các ĐBQH phải là những chuyên gia làm luật, không thể coi công tác Quốc Hội chỉ là công việc kiêm nhiệm, công việc làm thêm để trang trí cho thể chế này như hiện nay.
Thưa ông Phan Trung Lý! 
Không biết có đúng là nói trước bước không qua không, nhưng tôi vẫn nghĩ: Sửa đổi Hiến Pháp là để Hiến Pháp sau sẽ khác Hiến Pháp trước, tốt hơn Hiến Pháp trước và những tháng ngày tới, nhân dân Việt Nam sẽ có một bộ Hiến Pháp mới mà người dân Việt Nam được tham gia bàn thảo, góp ý và phúc quyết bằng một cuộc trưng cầu dân ý chứ không phải là một bộ Hiến Pháp từ trên đỉnh cao trí tuệ rơi xuống như những lần trước. Với bộ Hiến Pháp mới đó, chúng ta sẽ không còn là một dị thường trong con mắt của nhân loại văn minh và một vận hội mới sẽ mở ra trước mắt mọi người:
- Bộ HP đó sẽ tạo ra một xã hội mà trong đó các thành viên từ ông Chủ tịch nước, ông Tổng bí thư, ông Thủ tướng… đến một người dân thường không khác gì nhau về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm trước xã hội.
- Người nông dân sẽ không dễ dàng mà trắng tay vì mất đất đai của chính ông cha mình để lại, sẽ không thể tái diễn những gì đã xẩy ra ở Tiên Lãng - Hải Phòng, Văn Giang - Hưng Yên, Vụ Bản - Nam Định… đội ngũ Dân Oan theo thời gian sẽ ngày càng thưa vắng. Nhân Sĩ, Trí Thức yêu nước không còn bị coi khinh, không bị ngược đãi như lúc này. Người Việt Nam yêu nước thật sự không bị bỏ tù sau những bóp méo, bôi nhọ một cách vô cớ. Ngành lập pháp (Quốc Hội), các hội đoàn quần chúng (Mặt Trận – Đoàn thanh niên - Phụ nữ…) sẽ không thể là cánh tay nối dài của Đảng. Các ngành hành pháp sẽ không thể tham nhũng, chia trác, chậy chọt. Giáo dục thầy sẽ ra thầy, Y Tế thầy thuốc ra thầy thuốc, Công an sẽ không còn những “Anh hùng Núp” cúi mặt “Chỉ biết còn đảng còn mình”. Non sông gấm vóc, môi trường sống sẽ thoát cảnh là bãi rác như lúc này… Ngành tư Pháp sẽ không còn những phiên toà với án bỏ túi, những phiên toà công khai mà chẳng cho ai vào ngoài nhân viên công lực… Nguyên khí đất nước sẽ tụ về, vận nước sẽ đổi thay cùng văn minh nhân loại…
- Bộ HP đó sẽ có tác dụng hoá giải xung đột giữa lợi ích cá nhân, bè đảng, phe nhóm với lợi ích toàn cộng đồng, là rào cản hữu hiệu “Không cho phép bất cứ ai có thể bước qua những chuẩn mực đạo đức truyền thống để dành những ưu tiên riêng như một biệt lệ cho những quyền lợi vị kỷ.” (Nguyễn Gia Kiểng – Bàn về chủ nghĩa thực tiễn).
Bộ HP đó sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi người trên tinh thần: “Người ta có quyền làm tất cả những gì mà Hiến Pháp và Pháp Luật không cấm - Người ta không được phép làm những gì mà Hiến Pháp và Pháp Luật đã cấm”.
Và bất cứ người Việt Nam nào khác sẽ không thể bị đối xử vô lý như thế này, nếu đất nước chúng ta có một bộ Hiến Pháp thực sự “Của Dân – Do Dân – Vì Dân” trên tinh thần của Dân Chủ - Đa Nguyên:
“Ngày 20 – 11- 2012 vừa qua, một số giáo viên Hà Đông trong đó có tôi đã tổ chức gặp gỡ nhau cùng một số bạn bè không ngoài mục đích động viên nhau “ Sống vui - Sống khoẻ - Sống có ích”…vậy mà không đầy 24 h sau tôi bị ném đá tơi bời trên Facebook, người khủng bố tôi là ai? Tôi không quan tâm. Có thể giữa lúc “Phải kiên quyết không cho xuất hiện các tổ chức chính trị đối lập” (NTD), tôi đã quá khinh xuất mà ngang nhiên dùng thuật ngữ “Nhóm Giáo Hữu Hà Đông” trong bài báo đó! Chính tôi đã hồn nhiên khởi động cho trận ném đá này mà không biết.


Sau đó, tôi liên tiếp nhận được những lời nhắc nhở cả trực tiếp lẫn gián tiếp rằng: “Ông ta (tôi) viết càng ngày càng mạnh! Chắc là viết thuê cho hải ngoại để ăn tiền?”. Tôi nghĩ, viết mạnh hay viết nhẹ không quan trọng bằng viết đúng hay viết sai. Còn nói tôi viết thuê là không biết gì về những người cầm bút. Viết thuê giỏi lắm cũng chỉ trình ra được những dòng chữ nhợt nhạt, vô hồn, không mị được ai trong thời Internet đã tràn vào tận buồng ngủ của mỗi gia đình, chưa kể nghề cầm bút viết phản biện trong xã hội Việt Nam đương đại là nghề nguy hiểm nhất trong các nghề nguy hiểm. Về việc này, ai muốn tường minh, xin đừng hỏi các nhà báo đã bán linh hồn cho quyền lực, hãy hỏi các nhà báo Điếu Cầy, Tạ Phong Tần, Nguyễn Việt Chiến, Hoàng Khương… sẽ rõ.

Về tiền bạc, tôi soi mãi 4 Bộ Hiến Pháp (1946 – 1959 – 1980 – 1992), bộ luật hình sự hiện đang dùng… chẳng thấy điều luật nào cấm người Việt Nam trong nước, ngoài nước không được giúp đỡ nhau bằng tiền lúc hoạn nạn.Theo tôi giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn không kèm theo điều kiện nào là điều rất đỗi bình thường. Nhân đây, tôi gửi lời cám ơn chân thành tới bạn bè xa gần đã vô tư giúp đỡ tôi khắc phục những tổn thất trong lần tôi bị khám nhà, bị thu giữ máy tính, tài liệu, thư từ, sách vở, kỷ niệm của bạn bè… trong ngày 15 – 6 – 2010. Nhờ có sự giúp đỡ vô tư đó, tôi có điều kiện để tiếp tục cầm bút cho đến hôm nay.

Ngược dòng lịch sử tôi thấy chỉ các cụ tiền nhân trước kia bảo vệ bờ cõi và hưng thịnh xứ sở là không nhận gì của ngoại bang, còn những người cộng sản Việt Nam nếu không nhận: Lý tưởng, Chỉ thị, Tiền bạc, Súng đạn, của nước ngoài… thì làm sao họ đánh Pháp, đuổi Nhật rồi lại “Đánh cho Mỹ cút – đánh cho Nguỵ nhào” rồi nhuộm đỏ đất nước này, dân tộc này được! Nếu sự giúp đỡ nào cũng là có tội, thì giải thích sao đây việc ông Đỗ Mười nhận 1 triệu USD của tư bản Hàn Quốc mà trong bài viết mới về Đảng hôm qua và Đảng hôm nay cụ thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lại vừa nhắc lại! Vậy ra hôm nay ông lớn tham nhũng này đặt lên bàn ông lớn tham nhũng kia những “Cục gạch” to tướng bằng USD tiền thuế của dân thì không sao, TBT Đảng nhận cả triệu Đô của nước ngoài không nộp lại cho ngân sách cũng không sao hết, còn người Việt Nam giúp người Việt Nam vượt qua khó khăn, hoạn nạn không kèm điều kiện nào lại là có tội hay sao?
Thưa ông Phan Trung Lý!
Tôi hiểu tấm lòng ông, nhưng điều mà ông đã nói trong cuộc họp báo ngày 29 – 1 – 2013 rằng: “Không có điều gì là cấm kị cả! Kể cả điều 4!” và những thao thức trong Đêm Giáng Sinh 2013 của tôi có nguy cơ không trở thành hiện thực. Bản Tráng Ca “Mùa Xuân Hy Vọng” của toàn dân tộc chưa kịp cất lên thì gậy chỉ huy trong tay các nhạc trưởng đã vung lên đầy giận dữ và chỉ vào những giai điệu, nhịp, phách của những bi ca “Mùa Đông Ảm Đạm” quá xưa cũ.
Buồn thay! Lẽ nào đất nước này nó thế! và dân tộc này không biết vì tiền oan nghiệp chướng nào! Có tội tình gì trong suốt chiều dài lịch sử mà nay lại phải sống những ngày như vậy! Thưa ông Phan Trung Lý.

Monday, January 14, 2013

Asia 71 - Trieu Con Tim


Chiêu lừa cuối năm của đảng

Những ngày năm cùng tháng tận, báo chí lề đảng hết lời ca tụng Thanh Nổ, nào là 'nói được làm được', sẽ 'hốt liền' những cán bộ ngân hàng 'Trời ơi', rồi có ông lại bốc thơm gửi anh Bá Thanh phút 89! Thật ngửi không nổi! Ở cái xứ mù kẻ chột làm vua, Nguyễn Bá Thanh tự xưng là Bá Thánh thì chẳng có gì mới mẻ.

Trong khi Nguyễn Bá Thanh vừa nổ tung thì cùng lúc, Nguyễn Tấn Dũng đã tặng cho Thanh một phong bì TỐI MẬT về việc điều tra giải toả đất đai tại Đà Nẵng! Bá Thanh lại im thin thít như đỉa phải vôi, Bá Thanh đang đấm ngực xem mình có phải là cán bộ 'Trời ơi' hay không? Điều nầy chỉ có người dân Cồn Dầu biết rõ hơn ai hết!
Trong lúc dầu sôi lửa bỏng như thế thì tại Hà Nội cho thành lập tới 900 ông “nho thâm... háng rộng”, sẵn sàng tuyên chiến với báo chí Lề Dân. 
Chưa hết, đảng dùng những bức tranh mà ban tuyên giáo hay dùng ngu từ  'ấn tượng' để ca ngợi cho sự ưu việt của chế độ CSVN, cho nên đảng đem mấy cô cảnh sát giao thông ra đánh phấn to son. Thật tội nghiệp cho một chế độ mà nền giáo dục băng hoại và đạo đức suy đồi, chỉ còn những sự kiện của đời thường lại đem lên các phương tiện truyền thông thay nhau la ó mà không biết ngượng mồm! 
Trong lúc đó, các nữ cảnh sát của Mỹ tại các tiểu bang lạnh như New York, Massachusetts… ngâm mình trong giá lạnh đến hai, ba giờ sáng trên những con đường đầy giá tuyết là một chuyện bình thường, có như thế chúng ta mới thấy tội nghiệp cho sự nghiệp cách mạng cuả “đảng ta”. Một đảng cầm quyền mà ông thủ tướng gửi bằng khen cho công dân, lại bị từ chối, dân không muốn treo chữ ký của “ngài” trong gia đình. Thật là xấu hổ cho thủ tướng rừng U Minh.
Ở Sài Gòn người dân lại đang rỉ tai nhau tìm mua cho bằng được cuốn Asia 71 phát hành nhân kỷ niệm 32 năm tiếng hát Asia, sau khi nghe ông bí thư Lê Thanh Hải ra lệnh cấm xem, góp phần quảng cáo không công cho nhạc sĩ Trúc Hồ.
Không còn mấy ngày nữa bước sang năm mới, hy vọng năm nay con hổ xà sẽ cuốn ngay bầy chuột ở Ba Đình để chúng đừng tàn phá ruộng đồng và đất đai của tiền nhân để lại.

'Triệu con tim' - Bài hát bị cấm của nhạc sĩ Trúc Hồ


Bài hát 'Triệu con tim' của nhạc sỹ Trúc Hồ sáng tác cho chiến dịch "Triệu con tim, một tiếng nói", vận động chữ ký ủng hộ nhân quyền cho Việt Nam. Ca khúc này nằm trong đĩa nhạc "32 Năm Kỷ Niệm" của Trung tâm Asia, nội dung kêu gọi lòng yêu nước trước họa ngoại xâm, đấu tranh cho nhân quyền. Đĩa nhạc Asia thứ 71 này cũng vừa bị UBND TP.HCM và Bí thư Lê Thanh Hải ra lệnh cấm người dân xem.

Trong 1 lần trả lời phỏng vấn của đài RFA, nhạc sỹ Trúc Hồ chia sẻ: 

"Trúc Hồ sáng tác bài Triệu Con Tim trong thời gian chúng ta đang theo dõi phiên tòa của anh Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần cũng như Anh Ba Sài Gòn. Buổi sáng ngủ dậy, một số người bạn trên facebook cho Trúc Hồ biết là anh Điếu Cày bị 12 năm tù, thì lúc đó lòng mình buồn và khó chịu lắm... thấy hình ảnh của phiên tòa và hình ảnh ánh mắt của anh Điếu Cày, đứng giữa phiên tòa, gương mặt của anh vẫn hiên ngang mặc dù hơi mệt mỏi. 

Khi nhìn vào ánh mắt của anh, thấy được nỗi đau của anh, Trúc Hồ chỉ cảm được thôi không biết tương lai (anh) sẽ về đâu, đất nước Việt Nam sẽ về đâu với những hoàn cảnh nghiệt ngã như vậy. Từ trong ánh mắt đó làm cho Trúc Hồ có cảm hứng ngồi xuống và đã viết bài, tự nhiên lúc đó, lời nhạc lên, giai điệu lên, có âm hưởng Từ phương xa, nhìn về quê hương..."
Bất chấp lệnh cấm do Bí thư Lê Thanh Hải và UBND TP.HCM ban hành, bài hát "Triệu con tim" vẫn được lưu truyền và phổ biến rộng rãi trên Internet và qua các mạng xã hội.
Trên Facebook, nhạc sĩ Trúc Hồ đã chia sẻ đoạn video gồm hai bài hát 'Triệu con tin' và bài 'Bạn Thân' của Việt Khang, với lời nhắn: "Hai nhạc phẩm Triệu Con Tim và Bạn Thân trong cuốn Asia 71. Cám ơn một khán giả nào đó đã bỏ lên Youtube. Trúc Hồ xin được chia sẻ lại với các bạn, đặc biệt là các bạn trong nước".

DVD Asia 71 được đánh giá cao, nội dung truyền tải những thông điệp mạnh mẽ về cuộc đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam, cùng với khí thế hào hùng ca ngợi lòng yêu nước chống giặc Tàu xâm lăng. 
Hàng năm, cứ gần dịp Tết Nguyên Đán, người dân Sài Gòn có thói quen mua các loại đĩa ca nhạc về để mở cho gia đình và bạn bè xem. Việc UBND TP.HCM vội vã ban hành lệnh cấm cho thấy nhà cầm quyền CSVN và Bí thư Lê Thanh Hải đã tỏ ra lo sợ về thông điệp của DVD Asia 71 lần này. 
Theo một số dự đoán, lệnh cấm như trên sẽ càng khiến cho DVD Asia 71 và bài hát "Triệu con tim" được người dân phổ biến rộng rãi hơn.

DVD Asia lần thứ 71, chương trình '32 năm kỷ niệm' hiện đã có bán tại website:
http://shop.trungtamasia.com/P_1-3_2-48_4-642_6-1/Asia-32nd-Anniversary-Celebrationbluray-phat-Hanh-Jan-11-2013.html

UBND TP.HCM cấm người dân xem đĩa nhạc của Asia

Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM vừa ban hành lệnh cấm nhân dân xem đĩa ca nhạc '32 năm kỷ niệm' của Trung tâm Asia, trong đó có một ca khúc sáng tác cho chiến dịch "Triệu con tim, một tiếng nói" của nhạc sỹ Trúc Hồ. 
Thông báo kêu gọi người dân 'không tiếp tay phổ biến' bộ đĩa Asia do UBND TP.HCM ban hành hôm 10/1 (giờ Sài Gòn), tức là trước ngày DVD Asia thứ 71 chính thức phát hành vào hôm 11/1/2013, theo giờ Hoa Kỳ.
Theo nội dung thông báo, UBND TP.HCM chỉ đạo tất cả các ban ngành, từ TP đến các địa phương phải "đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân không tiếp tay phổ biến bộ đĩa ASIA 71 “32 năm kỷ niệm” có xuất xứ từ hải ngoại".

Ngoài việc tuyên truyền, UBND TP còn đe dọa sẽ huy động lực lượng để kiểm tra và 'xử lý nghiêm' những cơ sở kinh doanh, các cứa hàng băng đĩa in sang, lưu trữ và phát tán bộ DVD chương trình ca nhạc Asia 71
"UBND các quận-huyện cần phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp in sang, tàng trữ và phát tán lưu hành bộ đĩa ca nhạc này", theo nội dung thông báo của UBND TP.
Chương trình ca nhạc kỷ niệm 32 năm thành lập của Trung tâm Asia được tổ chức vào cuối tháng 11/2012, quy tụ hầu hết các nghệ sỹ tên tuổi tại hải ngoại tham gia. Nội dung chương trình ca nhạc nói nhiều về các vấn đề thời sự tại Việt Nam, ủng hộ nhân quyền, chống TQ xâm lăng... Phần DVD của chương trình ca nhạc này chính thức phát hành hôm 11/1/2013
Trong chương trình này có bài hát 'Triệu con tim' do chính nhạc sỹ Trúc Hồ sáng tác và trình bày. Đây là ca khúc do Trúc Hồ sáng tác nhằm ủng hộ cho một chiến dịch 'Triệu con tim, một tiếng nói', kêu gọi  vận động chữ ký và lên tiếng cho nhân quyền Việt Nam.
Trước giờ DVD Asia 71 chính thức lên kệ, việc UBND TP.HCM ban hành lệnh cấm như trên nhiều khả năng sẽ gây phản ứng ngược. Người dân Sài Gòn sẽ đổ xô tìm kiếm bộ đĩa DVD này. Xem ra Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải lại vô tình gửi tặng TT Asia một 'món quà' quảng cáo không công.
Trung tâm Asia do nhạc sỹ Anh Bằng sáng lập năm 1981, được xem là một 'thành trì chống cộng' trên mặt trận văn hóa, hiện nhạc sỹ Trúc Hồ làm giám đốc kỹ thuật.
Dưới đây là đoạn giới thiệu chương trình '32 năm kỷ niệm' do Asia phát hành:

Friday, January 11, 2013

Khôi nguyên Phạm Minh Hoàng nói về giải Hellman/Hammett

Nhân sự kiện giảng viên Phạm Minh Hoàng là 1 trong 5 người, đang sống tại Việt Nam, được nhận giải thưởng Hellman/Hammett của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn sau giữa Thomas Việt, VRNs với giảng viên Phạm Minh Hoàng.

Thomas Việt:Chào giảng viên Phạm Minh Hoàng, được biết Ông là 1 trong 5 người được nhận giải Hellman/Hammett từ tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 20.12.2012 vừa qua. Cảm nghĩ của Ông khi được trao giải Hellman/Hammett này là như thế nào thưa Ông?

Phạm Minh Hoàng: Tôi rất là ngạc nhiên, vì sự đóng góp của tôi để có giải thưởng này là khiêm tốn, vì trong đất nước chúng ta còn rất là nhiều người đã và đang đóng góp hay hy sinh nhiều hơn tôi. Tôi đã từng liên hệ với người đại diện của tổ chức này, họ đánh giá theo tiêu chuẩn của họ như người đó từng viết blog, và đang gặp khó khăn, đúng là hoàn cảnh của tôi. Và thứ hai nữa là nội chuyện tôi rời khỏi nước Pháp, nơi mà đời sống an lành và dễ dãi hơn ở đây. Về Việt Nam chấp nhận đời sống khó khăn, đồng lương thì khiêm tốn. Cảm nghĩ thứ hai là tôi rất vinh dự, vì được một tổ chức uy tín như Human Rights Watch xếp chung tôi vào hàng ngũ những người như anh Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Huỳnh Thục Vy… Có những người đang bị tù đày…

Thomas Việt:Ông có thể cho biết những việc làm của chính Ông cho sinh viên, môi trường và xã hội Việt Nam qua những bài viết, việc dạy học và các lớp học kỹ năng mềm là như thế nào để từ đó ông bị giam cầm cả năm rồi sau 2 lần ra tòa và giờ còn đang phải thụ án tù giam tại gia (tù treo) thưa Ông?

Phạm Minh Hoàng: Tôi viết còn từ thời sinh viên tại Pháp và tiếp tục viết khi về Việt Nam, tổng cộng là 33 bài. Những bài này nói lên ưu tư của người Việt Nam hiện thời, về những vấn đề như văn hóa, môi sinh, giáo dục, lao động, kể cả chính trị và thời sự. 33 bài này cùng một câu kết luận là chúng ta phải dân chủ, đất nước phải dân chủ, chế độ phải dân chủ thì đất nước chúng ta mới có cơ hội thăng tiến. Riêng về các lớp kỹ năng mềm, đây là xuất phát từ ưu tư của tôi khi đứng trên giảng đường, vì kỹ sư Việt Nam nói về kiến thức hàn lâm thì đủ nhưng những kỹ năng để đối phó với môi trương làm việc thì quả thật là thiếu. Những kỹ năng đó là họp nhóm, sinh hoạt nhóm, giải quyết xung đột …

Thomas Việt:Một trong những lý do chính mà nhà cầm quyền Việt Nam giam cầm và bỏ tù Ông vì họ nói Ông có tham gia đảng Việt Tân. Tâm tình của một giảng viên song tịch Pháp Việt đã từng hoạt động trong một đảng phái không cộng sản là như thế nào thưa Ông?

Phạm Minh Hoàng: Trước khi tôi là đảng viên Việt Tân, tôi là người Việt Nam, nên tôi phải ưu tư đến những vấn đề đe dọa đến vận mệnh đất nước. Nhưng chúng ta không thể suy nghĩ và làm việc một mình, mà phải cùng chung lưng đấu cật với những người khác. Từ khi còn ở Pháp tôi đã tiếp xúc với những tổ chức và đảng phái khác nhau, tôi thấy ở Việt Tân những con người, những suy nghĩ và chủ trương đúng với suy nghĩ và nhận thức của tôi. Chủ trương của họ là đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ, nhân quyền thật sự bằng việc đấu tránh bất bạo động …

Thomas Việt:Như Ông nhà cầm quyền Việt Nam chuẩn bị đưa những thanh niên Công Giáo và Tin Lành ra xét xử với tội danh chính là nói họ có tham gia đảng phái không cộng sản. Ông đã và đang là nạn nhân của những điều luật 79 và 88, những điều luật vi phạm công ước Quốc Tế về nhân Quyền và thậm chí vi phạm chính Hiến Pháp của cộng sản Việt Nam năm 1992 về tự do ngôn luận, Ông có thể nói gì về những nạn nhân này, thưa Ông?

Phạm Minh Hoàng: Tôi nhận định đây là những người yêu nước, đây là những bản án khá nặng. Những chứng kiến của tôi và những người này có thể làm cho những ai đó không đồng ý. Tuy nhiên lãnh đạo của đất nước phải lắng nghe thay vì bắt bớ và tù đày… Vì họ thích khen hơn là phê bình….

Thomas Việt: Ông có thể cho biết sinh hoạt và đời sống hiện thời của ông là như thế nào sau khi ông ra khỏi tù giam và hiện đang phải chịu án treo, thưa giảng viên Phạm Minh Hoàng?
Phạm Minh Hoàng: Sau khi ra tù giam gần 1 năm nay, đi đâu cũng phải xin phép. Đi xa thì xin phép bằng giấy, đi gần như đi dâng lễ ở Chúa Cứu Thế thì nói miệng. Nhưng có lúc cho lúc không. Có làm đơn đưa gia đình đi Nha Trang nhưng không được chấp nhận. Cuối tháng qua xin đi dâng lễ Công Lý Hòa Bình ở Chúa Cứu Thế thì bị khuyến cáo, tức không đồng ý cho đi. Làm 11 đơn gửi đến các trường đại học có chuyên ngành toán ứng dụng thì chỉ có 2 trường trả lời và nói là không nhận…
Thomas Việt:Cảm ơn giảng viên Phạm Minh Hoàng.

Thursday, January 10, 2013

Ẩm thực đường phố


Bộ Y tế vừa cho hay, kể từ đầu năm 2013, các cơ sở (cửa tiệm, quán ăn, gánh hàng...) bán thực phẩm ăn ngay (đã nấu chín, chế biến...) phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu thực phẩm, chỉ được dùng các chất phụ gia thực phẩm nằm trong danh mục cho phép.

Đó là những yêu cầu mà ngoại trừ nhà hàng lớn, ngay cả quán xá bình thường cũng chẳng đáp ứng nổi. Hóa đơn chứng từ vẫn còn là thứ xa lạ khi chợ búa cổ truyền vẫn còn tồn tại khắp nơi. Một ngôi chợ hàng trăm thứ hàng và tất cả hàng đều không có hóa đơn thì hàng ăn lấy đâu ra hóa đơn nổi. Trong vô số hàng ăn lớn nhỏ, làm sao kiểm soát cách nấu nướng, và những chất phụ gia nào thêm vào thì chịu thua.

Đó là nguyên tắc chính, còn một lô điều kiện phụ là găng tay dùng một lần, chén đũa vệ sinh, đồ dùng che chắn bụi bặm, ruồi nhặng, bồn rửa tay...

Cả một bảng dài nguyên tắc về vệ sinh thực phẩm cho thực khách, ẩm khách rất văn minh, hiện đại mà nghe qua ai cũng thấy... không thể thực hiện.

Bởi vì mất vệ sinh là chuyện đương nhiên trong các hàng quán ở Việt Nam.



Tiệm hủ tíu, tiệm bún vịt... nhìn bên ngoài hàng bày bắt mắt nhưng chỉ cần đi vào trong là thấy ghê liền. Chế biến, nấu nướng, rửa ráy... đều trong một khuôn viên bếp chật chội. Thường là thức ăn để la liệt dưới sàn nhà chứ chỗ đâu mà kê bàn. Cho nên nguyên liệu sống, thức ăn chín, nồi niêu chén dĩa rửa ráy để lẫn lộn cạnh bên nhau bình đẳng. Nhà cửa thành phố thường nhỏ xíu. Vốn là nhà để ở, được chỗ thuận tiện thì mở cửa hàng, khi thì hàng quần áo, khi sửa điện, khi hàng ăn... Nay mở quán ăn thì không cách nào đủ chỗ xoay xở.

Giá thuê nhà lại đắt, chỉ vài mét vuông ở góc phố đã chục triệu mỗi tháng và giá thuê tăng đều đều thì làm sao bảo đảm không gian thông thoáng, sạch sẽ...

Muốn đạt được chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm như vậy phải vào nhà hàng, restaurant, siêu thị sang trọng. Cỡ nhà hàng 4, 5 sao may ra chứ 1, 2 hay 3 sao thì chắc cũng vậy vậy.

Quán tiệm còn vậy nói gì hàng ăn vỉa hè.

Chường mặt ngoài đường của một thành phố nổi tiếng ô nhiễm. Nắng, gió, bụi, khói xe... suốt ngày phả vào hàng ăn đường phố. Từ nồi bún riêu, bún mắm... nghi ngút khói cho đến chim cút quay, gỏi cuốn, chuối chiên... sẵn sàng hứng bụi trần phủ kín.

Có thực khách còn khen hàng bánh bột lọc ngon vì có lẽ do bàn tay cô chủ vừa bốc bánh vừa cầm tiền! Bà bán mít ngồi xẻ và bóc trái mít vĩ đại bằng hai bàn tay trần. Tay dính xơ mít, nhựa mít..., bà chùi vào... quần. Khi có người hỏi mua, bà mới vội xỏ tay vào chiếc găng tay nylon bốc mít cho đẹp mắt trước khách.

Món ăn có nước thì bắt buộc phải múc vào tô sành, tô nhựa. Gánh bún bò, xe cháo huyết... rành rành có mỗi hai xô nước bên cạnh. Một xô xà bông và một xô tráng lại. Muốn sạch sẽ hơn cũng không được. “Quy mô” của hàng ăn vỉa hè buộc gọn gàng chứ đâu có bành trướng được. Mở rộng quá bị dẹp liền tức khắc.

Thành thử hễ không ăn thì thôi, còn ăn thì mắt nhắm mắt mở.

Hàng rong đi tới đâu xả rác tới đó. Xe trái cây đi qua thì vỏ trái, que ghim vứt xuống. Chung quanh xe cháo mực là giấy vệ sinh và tăm tre vương vãi. Ngoài xe và gánh hàng rong thì còn xe của thực khách đậu ngổn ngang. Nơi nào có hàng ăn là cả vỉa hè lẫn dưới lòng đường đều bị chiếm đoạt.

Thế nhưng xóa bỏ ẩm thực đường phố dường như là việc khó khăn. Nếu dẹp lòng đường thì hàng ăn nhảy lên vỉa hè hoặc chạy trốn rồi quay lại như cóc bỏ dĩa. Hàng nước phát cho mỗi người khách một mảnh báo để kê ngồi đâu... tùy ý, ly nhựa uống xong khỏi cần thu lại. Đồ hàng chất trên một chiếc xe đạp hay xe gắn máy sẵn sàng đẩy đi khi thấy bóng cảnh sát. Hoặc các thứ đồ hàng giấu vào đâu đó. Chủ nhân rút từ khe tường này phích nước sôi, kẹt cửa nọ hũ chanh muối. Cùng lắm thì chui vào hẻm pha chế và nhanh chóng bưng ra ngoài đường một ly nước “ngon bổ rẻ”. Bởi vậy khi cà phê vỉa hè bị dẹp thì Saigon xuất hiện ngay “cà phê bệt”, ngồi bệt đại dưới đất với ly cà phê cầm trên tay hay để ngay dưới đất. Hình thức này được báo chí khen ngợi như một sinh hoạt thú vị đã bị dẹp, công viên giăng dây xung quanh cho khỏi túm tụm mà bệt nữa.

Vả lại mọi người nhận xét trúng thực toàn xảy ra ở căn tin nhà máy, trường học, đám cưới là những nơi thức ăn được nấu nướng bởi các cơ sở có giấy phép đàng hoàng chứ ít thấy trúng thực đường phố (!).

Dù sao trong tình cảnh nền kinh tế vẫn còn trì trệ, nếu chưa giải quyết được tình trạng thất nghiệp gia tăng thì tốt hơn hết chẳng nên vội vàng đạp đổ thêm những niêu cơm bé nhỏ.

Hiện nay, việc ăn uống hằng ngày của người dân nhất là dân ở các thành phố lớn (nhiều người đi làm trong cơ quan, hãng, xưởng...) ngoài các buổi ăn uống trong nhà thì thường ghé các quán ăn nhỏ, gánh hàng rong vỉa hè... rất tiện lợi. Ngay tại trung tâm của thành phố, các đại lộ lớn nơi tọa lạc các trung tâm thương mại cao cấp, tới giờ nghỉ trưa, người ta vẫn thấy nhân viên túa ra ngoài đường. Những chiếc xe gắn máy tới tận các công trường hay khu văn phòng để bán cho công nhân. Cơm canh nóng sốt, sữa đậu nành nóng, trà đá đều bán với giá bình dân.

Quả thật ẩm thực vỉa hè vô cùng phong phú. Vô vàn món ăn cho ba bữa chính. Buổi sáng có đủ loại điểm tâm bánh cuốn, phở, hủ tíu... trưa có cơm, bún... xế là chè, cháo, tàu hũ... tối tràn lan gỏi, ốc, phá lấu... Phân biệt một chút cho vui thôi chứ cơm bún cháo chè hiện diện đủ mặt từ sáng đến khuya. Suốt thời gian một ngày dài đó, người ta có đủ thứ để ăn cho vui, để đỡ buồn, để chia xẻ, để lấp thời gian, để giải trí...

Đường phố cũng cung cấp thức ăn thích hợp cho mọi lứa tuổi, mọi thành phần. Trước cổng trường, trước bệnh viện đều có thực phẩm phù hợp cho nhu cầu mọi người.

Hàng quán vỉa hè tồn tại từ nhiều năm qua và ngày càng phát triển do nhiều nguyên nhân: Dân các tỉnh đổ về thành phố lớn do bị mất đất trồng trọt, nhà đất bị giải tỏa làm khu công nghiệp, bão lụt thường xuyên làm mất trắng cơ nghiệp... Không có nghề nghiệp, không có vốn liếng nhiều, họ làm gì ngoài việc buôn bán hàng rong từ thuê mặt bằng mở quán cóc, xe hủ tíu, thúng xôi, gánh bánh tằm bánh mặn...

Những “điểm” ẩm thực nhỏ xíu và di động như vậy làm sao đáp ứng được vệ sinh an toàn thực phẩm. May lắm là đạt được điểm “ngon”.

Hàng lề đường ngon vì trong số đó nhiều hàng là gia truyền như bún bò Huế Bùi Thị Xuân, gỏi khô bò Hai Bà Trưng...thiên hạ truyền miệng nhau như những địa chỉ ẩm thực không thể bỏ qua...

Lề đường không những chỉ món ngon mà còn món “độc”. Người ta chỉ có thể tìm thấy gánh bánh tai yến trên đường Lê Thánh Tôn, khách dù đi xe hơi nhìn thấy đều dừng lại, xe cà na cấm chỉ... góc Thích Quảng Đức, bò nướng xiên ở Âu Dương Lân... Buổi sáng, đầu hẻm Sở Rác có một thau xôi to bằng chiếc thau giặt mùng mền với ba, bốn người phụ bán. Đừng nói tất cả hàng lề đường mất vệ sinh. Xôi nóng xới trên mặt một bao nylon lót tờ giấy bên trong cho phẳng kèm thêm một bịch nhỏ đường, một bịch muối mè. Mỗi gói cột dây thun riêng rẽ bỏ chung vào một túi xốp móc vào tay xe. Tất cả chỉ năm ngàn đồng.

Đúng là ưu điểm nổi trội không thể bỏ qua là hàng ăn đường phố không tốn tiền thuê nhà, không mất công cho trang trí nội thất, thuê mướn nhân viên. Chi phí thấp nên giá thành thấp. Giá cả bình dân là đặc điểm chính yếu khiến ẩm thực đường phố thu hút khách hàng và khó dẹp bỏ.

Hầu hết dân chúng không thể vào tiệm, hàng ăn đường phố phù hợp với túi tiền của họ hơn. Và đừng tưởng ở hàng quán lề đường chỉ có giới lao động mà lầm to. Ở đó các bà các cô áo dài, áo đầm, áo pull má phấn môi son hào hứng xề tới ăn uống ngon lành.

Đường phố là nơi nảy sinh, thí nghiệm các món ăn mới. Bánh tráng trộn, bắp xào, trứng gà nướng, bạch tuộc nướng... đều xuất thân từ ẩm thực đường phố.

Dù món ăn chơi hay ăn no, thức ăn vỉa hè đều là fast food. Từ ổ bánh mì xíu mại, chiếc bánh bao cho tới bún thịt nướng, chén tàu hủ... đều được trao ngay ăn liền khỏi chờ đợi nấu nướng lôi thôi.

Đặc biệt xe mì hầu như không còn du cư nữa mà lựa một chỗ đứng yên thân nguyên buổi. Khách nhìn thấy xe mì ở đâu thì ghé đó ăn chứ bây giờ hầu như không thấy cậu bé đi rảo quanh các xóm gõ xực tắc như trước kia nữa.

Nói cho ngay, vệ sinh thực phẩm gào thét quá nên cũng có nhiều thay đổi. Thức uống như nước mía, cà phê được rót vào ly nhựa đậy nắp kín. Một số món ăn khô đơm vào bao nylon buộc lại như chè, bánh tráng trộn..., nhưng thường thì vào hộp xốp như cơm chiên, nui xào... Thau xôi phủ tấm khăn mùng, cút chiên bày trong tủ kính... Vậy xem là tiến bộ lắm rồi.



Mặt khác, ẩm thực đường phố đã được liệt kê là một nét văn hóa của Việt Nam. Bao nhiêu lời truyền miệng, bao nhiêu bài báo ca tụng về món ngon vỉa hè.

Ở Sàigòn thì có bài báo của Tây phương khen một xe bánh mì thịt nướng gần ngã sáu Phù Đổng Thiên Vương với nước sốt ngon nhất... thế giới. Sau khi bài báo đó được dịch và đăng trên báo Việt Nam thì số người xếp hàng mua bánh mì thịt của xe này dài thêm. Khách lắm khi đợi mười lăm phút chưa mua được ổ bánh.

Bà chủ gánh xôi lúa mỗi sáng ở góc đường Lê Thánh Tôn-Pasteur tự hào:

- Nhà báo tới phỏng vấn tôi nhiều lắm. Bao nhiêu đài tivi tới quay phim. Có hình tôi trong đĩa CD đấy nhé...

Để khách thưởng thức “món ăn vỉa hè” mà vẫn bảo đảm vệ sinh thực phẩm, một số người mở quán ăn với cách bày biện sạp hàng, quang gánh, thúng mủng... với những món ăn bình dân như bún mọc, bánh bèo tôm chấy, bánh đúc, chè bà ba, chè táo xọn... Với kiểu bài trí dân dã quen thuộc trong không khí sang trọng, chẳng ngờ khách Tây, khách Việt kiều nườm nượp kéo đến, quán biến thành restaurant bán đủ món với các loại rượu tây nhưng sạp gánh... thì vẫn giữ nguyên.

Từ đó, các khu du lịch, hội chợ, liên hoan ẩm thực bắt chước kiểu này. Cũng chõng tre, quạt bếp lò nướng bánh tráng, gói bánh tét... người nấu nướng bưng dọn mặc bà ba, đi guốc. Dĩ nhiên trình diễn theo kiểu hàng vỉa hè nhưng giá cả không vỉa hè chút nào, mà là giá restaurant...

Ẩm thực đường phố chính là một đặc điểm của Việt Nam, của Saigon. Chưa dẹp mà ai nấy đã luyến tiếc.

Làm sao để vừa giảm nạn thất nghiệp, làm đẹp bộ mặt thành phố, người mua được hưởng vệ sinh thực phẩm với giá cả vừa túi tiền... thì ẩm thực đường phố chưa biết thắng hay thua.

Thư thăm má nuôi

Kính thư hầu thăm má!
Con là thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, nước CHXHCN Việt Nam.
Kính thưa má: Không phải con dám xưng chức tước với má, song Trung Quốc vốn một nước đã to lớn, ngày nay còn mở rộng địa giới và lãnh hải, vì thế trong tay má có hàng ngàn đứa con nuôi, làm sao má nhớ hết được, và con nghĩ rằng xưng chức tước, cũng là cách nhớ ơn má.
Thưa má: Chỉ còn vài tuần nữa, ở dưới khu sẽ mời con tham dự tổng kết, tiệc liên hoan, con sợ đến lúc ấy, trí tuệ lẫn tâm hồn không được minh mẫn để viết thư, nên con sớm lo viết mấy dòng này kính chúc tết má. Sang năm Quý Tỵ dồi dào sức khỏe, tươi trẻ mãi, sống thọ dư trăm tuổi, chúng con mừng.
Kính thưa má: Trước khi tờ lịch cuối cùng, của năm cũ bóc xuống, con xin báo cáo vài việc đã thực hiện:
1- Ngay từ khi bố được tín nhiệm chức Tổng Bí Thư Trung Quốc vĩ đại, chúng con đã kịp thời chỉ đạo những tiến sĩ viết văn giỏi nhất nước, viết bài ngợi ca công đức lớn của má, đăng lên hết trên các trang báo ở xứ con, đồng thời truyền hình, radio, cùng với những loa ở khóm phường rập ràng loan tải nhanh chóng, bài:
"Phu Nhân Tập Cận Bình - Giọng ca đỉnh cao của Trung Quốc"
Bài báo đã được chín chục triệu nhân dân nhiệt liệt tán thưởng, tổng cục 2 còn báo cho con biết có rất nhiều ông già, ngồi ngắm hình má hàng ngày trời không biết chán! Họ ấn tượng sâu sắc giọng ca cao vút của má, nhiều người ao ước một ngày nào đó, được thỉnh má qua Việt Nam, hát bảng nhạc "Ba cô gái vút chông," cho toàn thể nhân dân nghe! Đó chỉ là ước mơ thôi, phải không má? Thiển nghĩ đất nước chúng con, không thể có diễm phúc ấy.
2- Từng bước chúng con sẽ giáo dục nhân dân Việt Nam, tôn kính Trung Quốc như cha mẹ, bằng chứng mới đây đồng chí Nguyễn Duy Chiến, bí thư đảng ủy bộ Ngoại Giao, kiêm phó ban Biên Giới, từng nhấn mạnh: 
"Trung Quốc cắt cáp của ta cũng như cha mẹ yêu con cho roi cho vọt". Má nên nhớ rằng, đây không phải cá nhân đồng chí Nguyễn Duy Chiến, mà lời chân thật, xuất phát từ đáy lòng của toàn đảng, toàn quân, toàn công an, và toàn thể quốc hội nước CHXHCNVN.
Kính thưa má: Tôn kính cũng chư đủ, khi mẹ cha biết yêu thương con cái, biết cho roi cho vọt, chúng con sẽ giáo dục nhân dân Việt Nam đến nơi đến chốn, phải biết ơn, phải biết hiếu thảo với mẹ cha nữa, chúng con đã khắc câu: "Trung Quốc cắt cáp của ta cũng như cha mẹ yêu con cho roi cho vọt" vào những tấm bia bằng đá quý, đặt khắp những con đường có lưu lượng xe đông nhất, hay những công viên hoành tráng nhất.
3- Phó giáo sư ưu tú, đại tá Trần Đăng Thanh, đã khôn khéo dùng sổ hưu, như hình ảnh bó cỏ trước mồm con ngựa, để gắn chặt đảng viên phải tuyệt đối trung thành với đảng. Đảng còn, còn gạo, đảng mất, phải: "Ngơ ngơ như mất sổ gạo" (tục ngữ miền Bắc, thời bác Hồ). Má thấy chúng con có siêu việt không? Nhân đây con xin má đặt cách, cho đồng chí ấy vượt quân hàm, thăng lên trung tướng.
4- Bản thân con luôn luôn đề xướng chủ thuyết: "Giải quyết tranh chấp biển đông, bằng biện pháp hòa bình." Thú thật với má, bố của con là Nguyễn Chí Thanh, có đạp mồ chui lên cũng cóc biết "biện pháp hòa bình" là cái khỉ khô gì, con chỉ biết điều bộ đội đi chỗ khác chơi, mỗi khi quân đội của thiên triều xuất hiện, ngoài biện pháp này con chịu thua. Chúng con ngăn chặn tức khắc những cuộc biểu tình, vì như thế là "gây bất ổn" là vong ân bội nghĩa đối với thiên quốc. Do đó cuộc biểu tình dù cố gắng thai nghén hàng tháng trời, chúng con kiên quyết bóp chết ngay trong trứng nước. Biểu tình chỉ diễn ra ba mươi giây, báo lề trái đưa tin cuộc biểu tình kéo dài mười phút, nói dóc đấy, con mong má "Đừng nghe những gì bọn chúng nói, mà hãy nhìn những gì bọn chúng làm ". Ngoài ra tên nào ngoan cố, chống lại Trung Quốc, bài hàng hóa Trung Quốc, nếu đàn ông, chúng con qui tội trốn thuế, tội mua dâm, nếu đàn bà qui tội bán dâm, không cần biết già hay trẻ, già mà bị tội bán dâm mới nhục chứ! Cho chúng nó ở tù mọt gông Inox. Má thấy chúng con có tinh không?
Kính thưa má: Mới đây cục tình báo Hoa Nam, cảnh báo rằng: "Cho người dân tham gia sửa đổi hiến pháp, sẽ nguy hiểm đến sự tồn vong của đảng và của chế độ". Con hết sức cảm ơn nghĩa tình thầy trò, đã luôn luôn quan tâm đến chúng con. Nhưng má yên chí, người dân ở xứ con nay đã thuần hóa tuyệt đối, như con mèo của Trạng Quỳnh, con xin kể hầu má nghe sự tích này:
Ngày xưa Trạng Quỳnh, ăn cắp con mèo của Chúa Trịnh, đem về nuôi trong buồng kín, tới bữa ăn trạng đem hai đĩa cơm, một đĩa cơm ngon trộn thịt rán thơm phức, một đĩa cơm thiu rình. Hễ mèo nhúng mõm vào đĩa cơm ngon, tức khắc bị đòn roi, bắt buộc phải ăn cơm thiu thối. Lâu ngày đã thuần thục, Trạng thả mèo tự do, có kẻ mét Chúa, Chúa gọi trạng vào phủ, hỏi:
Sao nhà ngươi dám bắt trộm mèo quý của ta?
Trạng đáp: Có đâu dám thế, nếu mèo của Chúa tất ăn cao lương mỹ vị, mèo của thần nhà nghèo, quen ăn cơm nguội, thần xin đưa vào phủ để kiểm tra? Chúa Trịnh bằng lòng.
Trạng Quỳnh, đem mèo vào phủ, kẻ hầu mang hai đĩa cơm, mèo không dám liếc mắt tới đĩa cơm thịt rán, chỉ cắm đầu ăn cơm hẩm. Trạng ung dung ẵm mèo về.
Má tin con đi, kết cuộc: Toàn đảng, toàn dân, toàn quân, kể cả Việt kiều "khúc ruột ngàn dặm, một bộ phận không thể tách rời" sẽ nhất trí, một lòng một dạ, khẩn thiết xin giữ điều 4 hiến pháp nước CHXHCNVN.
Về tình hình nội bộ:
A/ Đảng đã thăng hàm đại tướng cho Trần Đại Quang, thưa má tên này đâu có công trạng gì đâu, lý lịch, bằng cấp khai tầm bậy, tầm bạ. Nguyễn Phú Trọng, thăng nó tưởng rằng nó sẽ theo phò để chống lại Nguyễn Tấn Dũng, nhưng đời nào, thằng này chuyên nghiệp đi hai hàng, thờ lý tưởng "gió chiều nào, che chiều nấy". Con hy vọng được má chiếu cố tới con, con nghĩ má không nỡ hẹp hòi, nên đã cho người đúc hai cầu vai bằng vàng ròng, với tám ngôi sao bạc, chỉ chờ má gật đầu, đời con sẽ lên hương.
B/ Nguyễn Bá Thanh, ra Hà Nội làm trưởng ban nội chính. Điều này qúa khờ luôn, thằng Thanh ở Đà Nẵng khét tiếng vua ăn đất, giàu không thua Nguyễn Tấn Dũng, chống tham nhũng cái gì chứ? Ngày đất nước chiến tranh, nhờ cán bộ Trung Quốc cố vấn, dạy dỗ cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, làm nên chiến thắng thần thánh 30/4/1975, cả thế giới này ai biết? Sau này nhờ cán bộ Trung Quốc ta, giúp chỉ đạo xây dựng Đà Nẵng mới có ngày hôm nay, thế giới cũng mù tịt, thằng Thanh được hưởng xái cán bộ Trung Quốc, còn ra luật dở hơi: "Bất cứ người dân Trung Quốc nào ở Đà Nẵng, đủ 20 năm, đương nhiên có quốc tịch Việt Nam". Thưa má, luật này đã xúc phạm nghiêm trọng đến người Trung Quốc, vì người dân Trung Quốc là danh dự bậc nhứt của thế giới, ngu gì phải chuyển sang quốc tịch khác?
Má thấy đó những tên không ra gì, gặp thời lên vèo vèo, riêng con mãi mang hàm thượng tướng, xin má rộng lượng, đoái hoài thương con với.
C/ Về phiên tòa xử 14 tên đạo Gia Tô, tuy má chưa ý kiến, nhưng con xin má khoan thứ, chúng con giả vờ thả một tên, để thế giới bớt lên án, rồi sẽ cho công an kèm kẹp thật kỹ lưỡng, còn 4 tên lãnh án 3 năm. Má yên tâm, nếu chế độ chúng con tồn tại 3 năm nữa, chúng con sẽ cho chúng nó "bồi dưỡng" tiếp. Xin má thông cảm, thời buổi quá khó khăn vì internet, chứ má thấy đó hồi tết Mậu Thân, chỉ vài ba đêm cách mạng ta ngốn hơn năm ngàn người dân của ngụy, có sao đâu, bây giờ phải bấm bụng khoan hồng thôi má ạ.
D/ Chuyện con Phương Uyên, công an đang đe dọa chích thuốc vô sinh, để hắn nhận tội "làm tay sai" thay vì tội ghét Tàu. Sao dạo rày ở xứ con nhiều đứa ngu qúa thể, má nhỉ!?
Má Bành của Nguyễn Chí Vịnh
Kính thưa má: Con thông qua thư này trong nội bộ, hầu hết các đồng chí đều nhất trí, họ khen thư giải bày trung thực, và thành tâm, nhưng có người cẩn thận, gợi ý không nên để lọt ra ngoài, bọn thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc và công kích. Con không sợ điều ấy, vì bác Hồ vị cha già dân tộc, thử hỏi ai là mẹ già của dân tộc Việt Nam? Thưa: Bà Tăng Tuyết Minh, người vợ chính thức có đăng ký kết hôn với bác, vâng chính bà ta mẹ già của dân tộc Việt Nam, thì má là má nuôi của con, tại sao lại bị cười chê, bị công kích? Được làm con của má, vô cùng hãnh diện và danh dự, chỉ có kẻ ganh tỵ mới dám cười cợt.
Thư đến đây khá dài, sợ bận lòng và mất thì giờ vàng ngọc của má, trước khi chấm dứt, một lần nữa sang năm mới, xin kính chúc má luôn trẻ đẹp, đệ nhất phu nhân của Trung Quốc vĩ đại và của cả thế giới muôn năm.
Bái thư, con của má.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.

Diễn biến hòa bình hay bạo lực cách mạng

Posted by basamvietnam on 07/01/2013
“Tôi muốn gởi những dòng cuối này đến anh Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là đồng môn – tôi học trước anh hai khoá. Tuy là học một trường, nhưng tôi và anh có hai cách tiếp cận khác về CNXH. Tôi nghiêng về CNXH dân chủ của Lassall, còn anh theo CNXH bạo lực của Lénin.”
“Bạn bè chúng ta thời đại học nói với tôi rằng kể từ khi anh lên chức TBT đã có hơn 50 người yêu nước bị làm khó dễ, bị bắt, bị giam cầm vì nhiều lý do vu vơ.”

Hoàng Lại Giang *

Dấu ấn của những cuộc “Bạo lực cánh mạng”
Nếu phải chọn một trong hai hình thái trên, tôi chọn ”DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH “. Bởi “Bạo lực cách mạng“ là bước đường cùng để nhân dân bằng “sức mạnh cứng” của mình đập tan một thể chế chính trị tàn bạo, tham nhũng, một thể chế đối lập với nhân dân về mọi phương diện, trong thể chế ấy mọi quyền của dân đều bị tước đoạt và kẻ cầm quyền lộng hành … đẩy dân vào con đường cùng. Tức nước vỡ bờ, trên thực tế đây là sự đối đầu một sống một chết giữa nhân dân – kẻ bị trị và bên kia là kẻ cầm quyền – kẻ thống trị nắm giữ mọi quyền lực. Với tôi dù bên nào thắng thì vẫn gây ra những tấn thảm kịch cho nhân dân, dẫn đất nước vào chỗ suy vong.

Nhưng nói thế không có nghĩa là tôi vô cảm với những cuộc “BẠO LỰC CÁCH MẠNG“ của nhân dân 13 xứ thuộc địa Anh cùng đứng dậy giành lại nền độc lập từ tay thực dân Anh và từ đó xây nên bản Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1791 ,trong đó có 10 tu chính án như đóng đinh vào lịch sử tiến hoá của nhân loại về quyền của con người và quyền của kẻ cai trị, trong đó dân có quyền “Tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tôn giáo …” Và cuộc “Bạo lực cách mạng” Pháp năm 1789-1799. Tuyên ngôn nhân quyền từ cuộc “Bạo lực cách mạng” này cho tới hôm nay vẫn là điểm son mà loài người tiến bộ nhớ ơn: “…Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. “Nguyên tắc chủ yếu đặt ở chủ quyền Quốc gia. Không một tổ chức, không một cá nhân nào có thể sử dụng quyền hành mà không xuất phát từ nguyên tắc đó”.
Chính những cuộc “Bạo lực cách mạng” trên đã tước đi những quyền mang tính tuyệt đối của các nhà cầm quyền độc tài, toàn trị, sa đoạ, và buộc họ phải coi dân làm trọng. Cách mạng tháng Mười năm 1917 là “Bạo lực cách mạng” lật đổ chế độ Sa Hoàng bằng sức mạnh cứng của nhân dân và quân đội. Nhưng cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 của ta lại là cuộc “Diễn biến hoà bình”. Con đường thành công của cách mạng tháng Tám là cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân…và chờ thời cơ chín muồi, chuyển hoá một chính thể thực dân – phong kiến sang chính thể dân chủ cộng hoà. Xét trên phương diện rộng, thì đây chính là chọn lựa của cụ Phan Chu Trinh: Khai dân trí,  Chấn dân khí, Hậu dân sinh.
Lịch sử những cuộc chuyển hoá quyền lực
“Diễn biến hoà bình” thực chất là sự chuyển hoá tư duy. Từ tư duy cũ theo truyền thống, vận động sang tư duy mới tiến bộ hơn, hợp xu thế thời đại và hợp lòng dân hơn. Rất tiếc loài người đang ở giữa thập niên 20 của thế kỷ 21 mà một vài quốc gia như Việt Nam lại không muốn thay đổi tư duy, thậm chí muốn quay lại tư duy truyền thống theo kiểu phong kiến, nghĩa là ai giành được nước thì sẽ giữ độc quyền cai trị dân hết thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu trước đây theo kiểu cha truyền con nối thì ngày nay theo nhóm lợi ích có tôn chỉ mục đích đậm nét hình thức. Trên thực tế chính sách mị dân thuở ban sơ ấy đã mất lòng tin trong dân từ lâu lắm rồi. Quyền lực từ xưa tới nay bao giờ cũng có sức mê hoặc rất lớn, có sức hút đáng sợ, ngay cả những chính khách hay nhà văn hoá lớn cũng không dễ rứt ra được; và nếu quyền lực rơi vào tay những kẻ chủ yếu lao động bằng cơ bắp, mang “thành phần cơ bản”, thì quyền lực là mối nguy hiểm cho cả dân tộc! Và vì vậy họ rất sợ “Diễn biến hoà bình”. Những lý giải sai lệch “Diễn biến hoà bình” của họ hoàn toàn dựa theo cảm tính chủ quan, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn lịch sử. Hãy đọc lại lịch sử nước nhà để thấy “Diễn biến hoà bình” là tất yếu của sự tiến hoá loài người, không có gì phải lo sợ.
Lịch sử Đại Việt còn ghi rõ ở triều Đinh, Đinh Tuệ lên ngôi lúc 6 tuổi. Vào lúc quân Tống chuẩn bị xâm chiếm nước ta, cả triều thần tôn Lê Hoàn lên ngôi. Thái hậu họ Dương, vượt qua lệ ước dòng họ, đã đứng về phía Lê Hoàn, chấp nhận phế đế, chung lòng chống kẻ thù tuyền kiếp của Đại Việt. Cuộc phế lập trong ôn hoà của Dương Thái hậu và đình thần triều Đinh đã xoay chuyển tình thế, làm chỗ dựa cho cuộc chống Tống kết quả và đưa nhà tiền Lê vào lịch sử như một vương triều có công chống xâm lược của Đại Việt.
Cuối nhà tiền Lê, bắt đầu bằng cuộc tranh giành ngôi vương và sự bạo ngược của Lê Long Đỉnh …Triều thần tiền Lê đã sáng suốt tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Tất nhiên công đầu thuộc về nhà sư Vạn Hạnh. Không ngờ đây lại là một triều đại có tầm nhìn của trăm năm, nghìn năm, cấp tiến, để lại cho hậu thế những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể sáng giá cho đến tận hôm nay. Văn hoá đời Lý là văn hoá từ bi hỷ xả của Phật giáo. Nhớ lại cuối thời tiền Lê, xã hội Đại Việt lấy quyền lực làm quốc sách, anh em tranh giành nhau quyền lực, giết hại nhau vì quyền lực, tàn bạo, sa đọạ, dâm đãng … mới thấy Lý Thái tổ tôn vinh Phật giáo, lấy tư tưởng nhà Phật làm tư tưởng chính thống của Đại Việt là có lý do của Ngài. Con người ấy, tư tưởng ấy, tầm nhìn ấy đã không do dự dời đô về La Thành – Đại La và sau đổi thành Thăng Long. Về chính trị, ngoại giao,… Lý Thái Tổ đã tự mình làm gương, bắt các thái tử phải cầm quân ra trận. Dư âm của các sứ quân, rồi Chiêm Thành, Chân Lạp đều lo sợ không còn đất sống, phải triều cống Đại Việt để “bảo toàn đất nước và sinh mạng nhân dân”. Đại Việt bước vào thời kỳ nước yên, biển lặng, giặc Tống cũng nể sợ, muốn mà không dám gây hấn.
Vua tôi đồng lòng, đấy là thời kỳ giữa vua và dân ít có khoảng cách nhất. Suy đi ngẫm lại, phế và lập theo con đường “Diễn biến hoà bình” là cần thiết cho một xã hội tàn bạo, hủ bại, tham nhũng, hách dịch, chuyên quyền chuyển hoá bằng con đường hoà bình sang một xã hội tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn, nhân ái và hợp lòng dân hơn mà ít tốn xương máu, thì ai lại nỡ lên án, thậm chí căm thù, dùng quyền lực mà triệt tiêu.
“Quân sư” cho “diễn biến hoà bình” ở Việt Nam là Trần Thủ Độ. Nếu không có sự tận diệt con cháu nhà Lý cho chắc vương triều Trần vô cùng dã man thì đây là cuộc chuyển giao quyền lực đẹp nhất từ vương triều Lý đang suy vong sang vương triều Trần đầy sinh lực. Lịch sử không có “giá như”, nếu cho phép “giá như” thì tôi “giá như” không có cuộc phế lập bằng con đường “Diễn biến hoà bình” này, thì Đại Việt ta chắc khó bề đương nổi với đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh đang tung vó ngựa từ Đông sang Tây. Chính trong cái hoạ binh đao Nguyên Mông thế kỷ 13, dân tộc ta xuất hiện nhiều danh tướng và hiền tài cho tới hôm nay vẫn còn là những vì sao chói sáng trên bầu trời nhân loại.
Thật là một thiếu sót, nếu lịch sử quên cuộc phế – lập, “Diễn biến hoà bình” triều đại Lê Thánh Tông. Triều Lê Nhân tông tưởng suy bởi sự tranh giành quyền lực, các nhóm triều thần gian xảo làm những cuộc đảo chính, lập thái tử Nghi Dân lên ngôi. Nhưng chỉ 6 tháng sau, cuộc “Diễn biến hoà bình”của các đại thần còn chút lòng yêu nước thương nòi đã lập Tư Thành lên ngôi, hiệu là Lê Thánh tông. Khác với các vua trước cùng thời, Lê Thánh Tông tỏ rõ bản lĩnh và đức độ của một đấng anh quân, đã khai sáng triều đại mình.
Cho đến hôm nay, là người Việt, dù có đi bốn phương trời, nhưng không ai không tự hào về đất nước nghìn năm văn hiến của mình. Nhưng cái gốc của nghìn năm văn hiến khởi nguồn từ đâu? Tôi nghĩ có thể nó bắt đầu từ đời Lý với việc định đô ra Thăng Long của Lý Thái tổ, với việc lập Văn Miếu của Lý Thánh Tông… Nét Văn hoá từ bi hỷ xả sâu đậm nhất ở thời kỳ này.
Văn hiến thời Trần là Hội nghị Diên Hồng, tìm sự đồng lòng trong công cuộc chống kẻ thù mạnh hơn ta trăm lần, nghìn lần, là “Sát thát!” với kẻ thù, là văn hoá độ lượng dung tha, gác lại quá khứ hướng về tương lai của các vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông sau khi thắng trận. Một nét văn hoá đậm tính nhân văn của cha ông một thời cực đẹp vậy mà ở thời hiện đại nhiều nhà lãnh đạo của chính thể mới lại e dè, lo ngại và hướng về tư tưởng bảo vệ vương triều hơn là tư tưởng nhân văn thời Trần. Điều đó tạo nên sự hận thù của người trong một nước, chứ không hề nghĩ về Hội nghị Diên Hồng, nghĩ về hai chữ “Sát thát!”, về khoan dung. Nói cách khác, ý thức hệ đã đẩy chủ nghĩa nhân văn ra khỏi tầm với của nền văn hiến có tự ngàn xưa! Mối nguy hiểm mà cha ông thời nào cũng cảnh giác là đưa đất nước xích lại gần hơn với kẻ thù và đẩy nhân dân ra khỏi tầm của Hội nghị Diên Hồng.
Nhưng nét văn hiến nghìn năm đậm nét nhất là ở văn hoá đời Lê với tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi, tư tưởng “Tâm công sách” của nhà văn hoá kiệt xuất này. Sau Nguyễn Trãi là Lê Thánh tông. Đây là một vị vua để lại sau mình nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể lớn nhất trong các triều đại. Ngoài việc “định phép thi hương, sửa phép thi hội” nhằm chọn hiền tài cho đất nước, danh xưng tiến sĩ bắt đầu từ triều đại này. Trong văn bia đời Lê Thánh Tông, tiến sĩ Thân Nhân Trung để lại cho hậu thế những câu bất hủ: “… Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết.” Với 24 điều dạy của vua Lê Thánh Tông, chúng ta cảm nhận được giá trị của một nền văn hoá cốt lõi của Việt Nam hôm nay: nền văn hoá lấy dân làm trọng, quan lại là nô bộc của dân, ý dân là ý Trời. Và cũng bắt đầu từ vua Lê Thánh Tông, cương vực lãnh thổ, trên bộ, trên biển đảo được các quan sở tại trình báo chi tiết từ nơi mình ở có núi, sông, hồ, biển đảo, … lên triều đình để lập địa đồ cho nước được chính xác. Ngài còn căn dặn các tướng sĩ: 
“Ta phải gìn giữ cho cẩn thận đừng để cho ai lấy một phân núi, một tấc sông của vua Thái Rổ để lại .”
Trần Trọng Kim viết trong “Việt Nam sử lược”: “… Xem những công việc của vua Thánh Tông thì ngài thật là một đấng anh quân. Những sự văn trị và võ công ở nước Nam ta không có đời nào thịnh hơn thời Hồng Đức. Nhờ có vua Thái Tổ thì giang sơn nước Nam mới còn, và nhờ có vua Thánh Tông thì văn hoá nước ta mới thịnh.”
“Diễn biến hoà bình” không phải như những gì người ta gán ghép
Lật lại lịch sử phát triển Việt Nam ta thì “Bạo lực cách mạng” thường xảy ra khi cần lật đổ ách đô hộ của kẻ thù dân tộc, còn hầu hết những chuyển hoá các triều đại đều là từ việc phế – lập mà ngày nay gọi là “Diễn biến hoà bình”. Đấy cũng là sự vận động khách quan của quy luật. Không hiểu từ cơ sở nào mà có người lại định nghĩa: “’Diễn biến hoà bình’ là một trong những chiến lược có ý nghĩa và phạm vi toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, được hình thành từ những năm cuối thập kỷ 40 đầu thập kỷ 50, hoàn chỉnh ở thập kỷ 80 của thế kỷ 20, nhằm chống các nước XHCN, phong trào độc lập dân tộc và phong trào tiến bộ trên thế giới…” (Báo điện tử của Đảng CSVN).
Quả thật tôi chưa bao giờ dám nghĩ có một Thánh nhân nào đó lại có thể lật đổ được CNXH ở Đông Âu và Liên Xô. Bởi lẽ các chế độ này qua một bộ máy tuyên truyền lớn nhất trong mọi thời đại đã bám rễ sâu từ trung ương đến tận hang cùng ngõ hẻm các làng xã trên 50 năm ở các nước Đông Âu và 70 năm ở Nga. Hơn một lần tôi nói trên mạng Internet rằng sự sụp đổ ấy bắt nguồn từ ý chí chủ quan của nhiều nhà lãnh đạo các nước XHCN. Chính họ đã bất chấp quy luật tiến hoá của lịch sử phát triển loài người. Sau trên 2 thập kỷ, tôi chưa thấy Đảng cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu trở lại nắm quyền lãnh đạo ở nước họ – mặc dù chế độ mới ở các nước ấy không cấm Đảng cộng sản hoạt động. Vì vậy, một Khrutsov, một Gorbachev không thể có sức mạnh siêu phàm nào để giữ cái chính quyền ra đời từ ý chí luận của các bậc tiền nhiệm! Nói cách khác, Khrutsov nhận ra tính không tưởng của thể chế mà họ đang dắt nhân dân Nga đi, nhưng đến Gorbachev nhận ra sự bất đồng quyết kiệt của nhân dân Nga với chính quyền mà ông là đại diện, và sự chuyển biến của ông nằm trong cái thế tất yếu của lịch sử.
Những cuộc “Diễn biến hoà bình” gần đây nhất là những cuộc cách mạng mang tên hoa nhài ở các nước Bắc Phi. Những cuộc xuống đường của nhân dân đã buộc những nhà lãnh đạo cao nhất, từng có thâm niên trị vì nước họ, phải từ chức, hoặc phế bỏ. Ai cưỡng lại sức mạnh của nhân dân, người đó hãy noi gương Gaddafi ở chiếc cống ngầm!
Nhưng tôi lại thiện cảm với đất nước Miến Điện. 40 năm trong chế độ quân phiệt, nhưng dân tộc này lại “Diễn biến hoà bình” theo đúng nghĩa của cụm từ trên để lột xác thành một nước tự do, dân chủ và nhân quyền đích thực, những nhà chính trị khác chính kiến đã được tự do ra khỏi trại giam và tiếp tục hoạt động trở lại. Người tù nhân tiêu biểu là bà Suu Kyi. Báo chí và xuất bản đã được tháo “vòng kim cô” định hướng, khống chế và kiểm duyệt. Dân được quyền ra báo và xuất bản, lập hội, biểu tình, … như những gì mà Nguyễn Ái Quốc đòi thực dân Pháp phải trao cho nhân dân VN từ đầu những năm 20 của thế kỷ trước. Vậy mà hôm nay Quốc hội VN vẫn chưa thông qua được luật xuất bản trong đó tư nhân được lập nhà xuất bản. Còn Miến Điện thì …coi đó là chuyện tất yếu để trở thành một nước dân chủ.
Công lao vĩ đại này trước tiên thuộc về tổng thống Thein Sein.
Lịch sử các triều đại chứng minh, những kẻ nắm quyền lực, thường có xu hướng giữ chặt quyền lực, tăng thêm uy quyền để dễ trị vì dân chúng, và vì vậy trường hợp vị tổng thống đương nhiệm Thein Sein là một ngoại lệ. Hành động của tổng thống Thein Sein chắc chắn được nhân dân thế giới tôn vinh như là bậc vĩ nhân của thời hiện đại, dám chia xẻ quyền lực, đúng hơn là trao lại quyền lực về tay nhân dân, làm một tấm gương cho không ít nhà lãnh đạo một số nước đang còn mê muội bởi quyền lực, coi nhân dân như những tù nhân của chính mình dưới lớp vỏ hào nhoáng: Chính quyền của dân, do dân, vì dân!
Việt Nam thời hiện đại vẫn còn đó những tấm gương trung dũng kiên cường, học rộng tài cao chí lớn …mưu lược một thời. Ở đây tôi xin nhắc đến Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc. Cả ba nhà chí sĩ này theo 3 con đường cứu nước khác nhau. Phan Bội Châu thì nhờ đồng lân, đồng chủng là Nhật Bản giúp ta chống Tây. Phan Chu Trinh theo con đường “thức tỉnh nhân tâm, hợp quần, hợp xã, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, ai nấy thấy rõ ngọn nguồn, đồng tâm hiệp lực đạp đổ cường quyền …” (Thư của Phan Chu Trinh gởi Nguyễn Ái Quốc ở Marseille 18-12-1922). Còn Nguyễn Ái Quốc thì theo Quốc tế 3. Ở đây tôi không đề cập đến nội dung của hai con đường cứu nước(giữa PCT và NAQ) mà tôi chỉ nói tới phương pháp cách mạng không đồng nhất giữa hai người, cũng trong thư PCT gởi NAQ: “…từ thời xưa tới nay, từ Á sang Âu chưa có một người nào làm cái việc như anh (NAQ), anh lấy cái lẽ ở nước mình lưới giăng tứ bề, mà về nước ắt là sa cơ, gia dĩ dân tình sĩ khí cơ hồ tan tác, bởi cái chính sách cường quyền nên sự hấp thụ lí thuyết kém cỏi, bởi thế mà anh cứ khư khư cái phương pháp “ngoạ ngoại chiêu hiền đãi thời đột nội”. 
Nhưng cuối cùng Nguyễn Ái Quốc đã thành công. Cuộc Cách mạng tháng Tám dựng lên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cùng với Tuyên ngôn độc lập, Bản hiến pháp năm 1946 … là sự tích luỹ bao kinh nghiệm, bài học, thành quả của nhân loại tiến bộ cho tới thời ấy mà Nguyễn Ái Quốc có được.
Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là tấn công chính quốc ngay trên chính quốc. Và khi có điều kiện thì về nước. Cuộc “Diễn biến hoà bình” cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị và mai phục từ những năm 20 của thế kỷ 20. Rất tiếc sau đó cuộc “Diễn biến hoà bình” lại trở thành “Bạo lực cách mạng” do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, mà hôm nay chưa dễ có sự đồng thuận của nhiều nhà lịch sử, nhà khoa học, học giả trong và ngoài nước. Nhưng nhìn vào thực tế thì ai cũng thấy Quốc tế 3 thất bại và Quốc tế 2 thành công ít nhất là ở các nước Tây Âu. Lãnh tụ của Quốc tế 2 là Enghen. Những năm cuối đời, Enghen nhìn thấy sai lầm của chủ nghĩa L.A. Blanqui (lãnh đạo thuộc phái bạo lực trong Quốc tế 1): Dựa vào bạo lực cách mạng là có thể tạo ra một xã hội không có áp bức và bóc lột! “…Tuy nhiên, đừng tưởng đó là toàn bộ nền chuyên chính của toàn bộ giai cấp cách mạng tức là giai cấp vô sản, mà là chuyên chính của số ít người …số người này lại phục tùng chuyên chính của một hoặc vài người” (Toàn tập Marx-Enghen, cuốn 18, tr 580-581 bản Hoa văn). Thời hiện đại TBT Ziuganov cho rằng: “Nguyên nhân cơ bản khiến Liên Xô và Đảng cộng sản sụp đổ là sự lũng đoạn đối với tài sản, quyền lực và chân lý”. Ở đây không có kẻ thù địch và “Diễn biến hoà bình” nào cả!
Cái giá của “Bạo lực cách mạng” và nền văn hiến Đai Việt thời hiện đại
Tôi nghĩ giá như – lại giá như – chúng ta đứng trên nền tảng của chủ nghĩa dân tộc như hầu hết các nước ở Đông Nam Á thì biết đâu chúng ta tránh được cuộc “Bạo lực cách mạng” kéo dài suốt 30 năm cùng với những cuộc cách mạng gọi là “dân chủ” gây ra cho dân tộc chúng ta bao nhiêu cảnh nồi da xáo thịt, hàng bao nhiêu triệu gia đình tan nát, mẹ mất con, vợ mất chồng, anh mất em, những cuộc ly tán mất nhà mất cửa mất cả quê hương. Một thứ văn hoá phi văn hoá làm đảo lộn văn hoá trong sáng của người Việt được giữ gìn trong trường kỳ lịch sử, qua các cuộc giảm tô, cải cách ruộng đất, cải tao tư sản. Con người Việt thời cách mạng nhìn đâu cũng thấy kẻ thù … Con tố cha, vợ tố chồng, anh tố em. Cho đến tận hôm nay kẻ thù lại mai danh ẩn tích trong “Diễn biến hoà bình”, còn chính kẻ thù đã và đang cướp biển đảo của ta thì gọi là đồng chí vàng, bạc! Thế hệ chúng tôi lớn lên trong cách mạng, số còn sống hôm nay vẫn không hiểu đây là thứ văn hoá gì? Cho đến hôm nay tôi vẫn nhớ như in lời dạy của vua Trần Nhân tông lúc tôi còn là sinh viên: “Các người chớ quên ,chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họạ lâu đời của ta là họạ Trung Hoa…”(Di chúc của Trần Nhân tông).
Cốt lõi của một dân tộc là văn hoá chứ không phải là đất rộng hay hẹp, nhiều tài nguyên hay ít tài nguyên, không phải người đông hay thưa. Tất cả chỉ là chất xúc tác để tạo ra bản sắc văn hoá của một dân tộc. Bản sắc văn hoá ấy nông hay sâu, dày hay mỏng, rộng hay hẹp, đa tầng hay ít tầng… sẽ quyết định tâm thức của dân tộc ấy. Tâm thức văn hoá quyết định sức mạnh của một dân tộc, quyết định cả sự tồn vong của dân tộc.
Chúng ta tự hào nghìn năm văn hiến là dựa trên cái cốt lõi của một nền văn hoá được vun xới, bồi đắp qua hàng nghìn năm dựng nước và mở cõi của tiền nhân, tạo thành nhân cách của một dân tộc. Nhân cách ấy là bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy là khác giống nhưng chung một dàn, là lá lành đùm lá rách, là anh em như thể tay chân, là người trong một nước phải thương nhau cùng – trong ca dao, tục ngữ. Là lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo, là việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Nguyễn Trãi. Là quyền biến, lúc bình thì khoan sức cho dân để làm kế sâu rễ bền gốc – Trần Hưng Đạo.
Giá trị của văn hoá là giá trị tiềm ẩn, mang đậm dấu ấn riêng của một dân tộc. Theo UNESCO thì “Văn hoá là hệ thống tổng thể những giá trị biểu trưng quy định cách ứng xử, thái độ giao tiếp của một cộng đồng và làm cho cộng đồng đó có đặc thù riêng”.
Tóm lại “Diễn biến hoà bình” xuất hiện tự thời cổ đại thường được gọi là phế – lập, khi xã hội loài người có vương quyền (có kẻ cai trị và người bị trị). Nó là sự vận động khách quan của các mối quan hệ giữa người và người, giữa kẻ thống trị và người bị trị, hoàn toàn không phải là khái niệm của “kẻ thù gần đây”. Sự vận động ấy hướng tới một định chế hợp xu thế thời đại, hợp lòng dân hơn và vì vậy nó là sản phẩm của sự tiến bộ. Nó đồng thời cũng cảnh cáo mọi sự bảo thủ, hám quyền và chuyên quyền! Bước tiếp theo của chuyên quyền là độc quyền. Từ độc quyền đến độc đoán, độc tài, quân phiệt, … là một bước ngắn. Một học giả phương Tây đã khái quát những xã hội chuyên chế rằng: “Một đất nước kỳ lạ khi nó nhìn mọi sự thay đổi như một sự tấn công, mỗi biến chuyển như là một sự giật lùi và mọi sự thích nghi như những cuộc đầu hàng” (theo báo Gilles Delafon trích trong cuốn Hello Earth).
Không một nhân dân nào chấp nhận sự chuyên chế và độc tài. Chuyên chế và độc tài là kẻ thù của nền dân chủ. Phan Bội Châu đã từng nói:“Không có dân thì đất đai không thể còn ,chủ quyền không thể lập ;nhân dân còn thì nước còn. Nhân dân mất thì nước mất. Muốn xem nhân dân còn mất thế nào thì nhìn xem cái quyền của người dân còn mất thế nào?”
Bình tâm nhìn lại, hôm nay người dân còn được quyền gì? Nhân dân có trăm tai nghìn mắt, không nhà cầm quyền nào đánh tráo được giữa sự bạo ngược và lòng nhân ái. Hồ Chí Minh đã từng lo sợ về một nhà nước mà ông là người sáng lập, đất nước ấy, dân chủ là kẻ thù của nền chuyên chính vô sản: “Các chú diễn giải hai tiếng dân chủ sao mà rắc rối, dài dòng thế?Dân chủ thực ra có nghĩa là: Để cho dân được mở miệng. Dân chủ là đừng bịt miệng dân.” Đúng, trong trường hợp này Hồ Chí Minh là một thiên tài. Ông tiên đoán chính xác sự bất bình thường của “đứa con” mà mình “mang nặng đẻ đau”.
Và vì vậy hôm nay nếu có “Diễn biến hoà bình” thì đấy chính là sự chuyển hoá một cách ôn hoà trạng thái vô tổ chức, trên nói dưới không nghe, tình trạng cát cứ có dấu hiệu phục hồi, tham nhũng, mua quan bán chức,… từ hiện tượng đang trở thành bản chất của chế độ, lòng tin của dân với đảng cầm quyền suy giảm đến mức báo động, thì sự chuyển biến ấy chính là đại phúc cho nhân dân, chứ có gì mà phải … sợ? Và dẫu anh có sợ cũng không được. Hãy gia cố con đê trước khi nước tràn! Khi nước đã tràn thì có Thánh cũng chịu!
Ổn định và trì trệ
Cái dễ của nhà cầm quyền là vui vẻ, là hài lòng trước quyền lực của mình ngày hôm nay, và mong xã hội ổn định mãi như ngày hôm nay để tiếp tục giữ quyền lực.
Cái khó của nhà cầm quyền là dám nghe những phản biện và tự vượt lên chính mình ngày hôm nay để theo kịp sự chuyển hoá khách quan của xã hội – sự chuyển hoá cần thiết cho sự tồn tại và phát triển đất nước trong đó có mình và dòng họ mình. Điều ấy lý giải vì sao ngay cả thời phong kiến nhà vua vẫn phải chấp nhận “Giám sát ngự sử” bên cạnh mình. Thực tế chứng minh vương triều nào can đảm lắng nghe lời can gián, những lời “nghịch nhĩ” điều chỉnh phương pháp trị dân của mình thì xã hội lành mạnh hơn. Đấy mới là sự ổn định thực thông qua “Diễn biến hoà bình” chính tư duy của mình. Không ít nhà lãnh đạo chủ chốt của cách mạng Việt Nam chưa nhận thức đúng học thuyết Marx về ổn định đồng nghĩa với trì trệ. “Thực chất cách mạng của phép biện chứng duy vật không dung hoà với bất cứ sự trì trệ và bất động nào, làm cho phép duy vật trở thành công cụ cải tạo thực tiễn xã hội, giúp tính toán một cách khách quan tới những yêu cầu lịch sử của sự phát trển xã hội, tình trạng những hình thức cũ không phù hợp với nội dung mới, sự cần thiết phải chuyển đến những hình thức cao thúc đẩy sự tiến bộ của loài người…” (Từ điển triết học – nxb VH TT 2002, tr 84).
Hãy nhìn sự ổn định của xã hội VN và các nước theo chúng ta là không ổn định như Thái Lan, Nhật Bản,… thì ai cũng dễ đồng tình xã hội của họ vẫn phát triển vượt xa chúng ta nhiều, nhiều lắm.
Chúng ta đánh đổ phong kiến, chúng ta đánh đổ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đâu phải để xây dựng một xã hội ổn định theo kiểu không có phản biện hay phản biện giả. ( Phản biện giả là phản biện có sự lãnh đạo của đảng cầm quyền.) Có ai đó chê Hoàng đế Quang Trung là độc tài quân phiệt, nhưng tôi chưa thấy tài liệu nào nói Ông bắt giam, bỏ tù một ai mắc tội vu khoát. (Trong Chiếu cầu lời nói thẳng Quang Trung mong nhận được những lời nói thẳng, nói thực, không bắt tội vu khoát một ai). 
Vậy mà hôm nay chính tôi lại nhìn thấy bao nhiêu người yêu nước bị bắt, bị giam cầm chỉ vì yêu nước mà không chịu yêu CNXH, chỉ vì có chính kiến khác với chính thống. Trong thực tế Marx chưa bao giờ đồng nhất yêu nước và yêu CNXH! Và với CNCS, Marx cũng chỉ dám dự đoán thôi.
Những nhà lãnh đạo hôm nay nên dũng cảm nhìn thẳng vào thực tế để thấy phong kiến và đế quốc thối nát thực, nhưng chúng nó vẫn cho những người yêu nước, những người cộng sản ra báo tư nhân, lập nhà xuất bản tư nhân, dân được lập hội và biểu tình phản đối chúng nó. Năm 1925 Phan Chu Trinh từ Pháp về Sài Gòn, và sau đó không lâu ông tổ chức diễn thuyết lên án chính quyền. Năm 1925 cụ Phan có ít nhất 2 lần diễn thuyết ở Sài Gòn. Và ngày 26 tháng 3 năm 1926, khi ông qua đời, gần một nửa dân Sài Gòn đi dự đám tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh mà không ai bị bắt bớ, tù đày. 96 năm sau ngày cụ Phan ra đi vĩnh viễn, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm giữa thềm nhà hát Lớn Sài Gòn lên án Trung Quốc xâm chiếm biển đảo thuộc chủ quyền VN thì bị công an xua đuổi cùng nhiều trí thức tên tuổi như nguyên Viện trưởng Viện xã hội học Tương Lai, kiến trúc sư Trọng Huấn. Hai thể chế đối lập ấy, người dân thường cũng biết đối chiếu so sánh dễ dàng huống chi là những trí thức tầm cỡ như GS Hoàng Tuỵ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, GS Phan Đình Diệu, GS Ngô Bảo Châu, nhà văn Nguyên Ngọc, GS Nguyễn Huệ Chi, GS Tương Lai, BS Huỳnh Tấn Mẫm, … để từ đấy lãnh đạo nhà nước hôm nay nên coi “Diễn biến hoà bình” hoàn toàn không phải là kẻ thù địch nào cả mà sự trì trệ trong chính những nhà lãnh đạo của Đảng CS, là phương sách chuyển hoá tư duy chính mình và chuyển đổi xã hội phù hợp quy luật khách quan thì tự khắc lòng dân lại thuận.
Một thời chúng ta đã từng quy kết và dùng nhục hình dã man với bao nhiêu người có công với cách mạng, những dân oan vô tội, tôi mong những người nắm quyền lực hôm nay đừng đẩy những người yêu nước vào cái gọi là bọn thù địch “Diễn biến hoà bình” mà rơi vào những sai lầm đã khắc vào lịch sử trong quá khứ chưa xa những tội lỗi trời không dung đất không tha!( cụm từ của Nguyễn Trãi).
Thay lời kết
Tôi muốn gởi những dòng cuối này đến anh Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là đồng môn – tôi học trước anh hai khoá. Tuy là học một trường, nhưng tôi và anh có hai cách tiếp cận khác về CNXH. Tôi nghiêng về CNXH dân chủ của Lassall, còn anh theo CNXH bạo lực của Lénin. Nhưng tôi không nói chuyện đúng sai ở đây. Ở đây tôi chỉ mong với tư cách một người lãnh đạo Đảng, anh cố gắng giữ cho xã hội dưới thời anh trên dưới đồng lòng, coi dân làm trọng, xoá cách biệt giữa dân với Đảng, hết sức tránh dùng cường quyền và bạo lực đối với những người yêu nước khác chính kiến. Muốn vậy chính anh và những đồng chí của anh phải tự mình chuyển hoá tư duy hoặc là chấp nhận “Diễn biến hoà bình” (Không phải Diễn biến hoà bình theo định nghĩa của báo Điện tử ĐCS, mà theo truyền thống, hợp xu thế). Đấy là hai con đường ôn hoà nhất để xây dựng một xã hội lành mạnh và hợp quy luật khách quan .
Tôi tin anh làm được bởi trước anh đã có Trường Chinh một thời thiên tả, cứng nhắc, rồi đã tự phủ định mình hôm qua. Thời ấy kinh tế thị trường là cụm từ cấm kỵ, đồng nghĩa với xét lại. Ai dính vào cái “mũ” này thì coi như cuộc đời chấm dứt. Nói như thế để thấy vai trò vô cùng quan trọng của cụ Trường Chinh. Tôi mong anh học tập cố TBT Trường Chinh và mới đây là Thein Sein – người vừa được báo Straits Times Singapore tôn vinh nhân vật của châu Á năm 2012.
Bạn bè chúng ta thời đại học nói với tôi rằng kể từ khi anh lên chức TBT đã có hơn 50 người yêu nước bị làm khó dễ, bị bắt, bị giam cầm vì nhiều lý do vu vơ. Xã hội hôm nay dưới quyền anh làm tôi nhớ lại thời Nhân văn Giai phẩm ở trong nước thời hiện đại, và thời cổ đại Trung Hoa tôi lại nhớ thời Tống Thần tông, Vương An Thạch làm tể tướng. Vương là một người học rộng tài cao, một nhà thơ uyên thâm. Vậy mà dưới thời Vương An Thạch kẻ sĩ bị bắt, bị đi đày nhiều nhất. Một thi nhân như Tô Đông Pha chỉ vì không đồng chính kiến với Vương An Thạch mà gần suốt cuộc đời phải chịu đi đày, có lúc đói quá phải “hớp nắng” để đỡ đói trên đảo Hải Nam. Trên cái nền này tôi có viết cuốn “Thăng trầm Tô Đông Pha” (Nhà XB Văn nghệ TP HCM năm 2000) với hy vọng những nhà lãnh đạo VN hôm nay lấy đó làm bài học. Nhưng dường như người ta nghĩ nhiều về quyền lực và quyền lợi mà nhẹ về văn hoá – văn hoá đời Lê lấy chí nhân thay cường bạo, văn hoá đời Trần lấy khoan dung làm trọng.
Tôi nay đã ngoài 70, không hề biết sợ chết, chỉ sợ trước khi chết mà vẫn phải nhìn đất nước như thời Vương An Thạch!
Chắc anh thừa biết lịch sử không quên công lao một ai và lịch sử cũng không bỏ sót tội lỗi một ai.

Trường hợp điều 4 HP được hủy bỏ, ai sẽ là Hồ Cẩm Đào hay Eltsin Việt Nam?

Trường hợp điều 4 HP được hủy bỏ, ai sẽ là Hồ Cẩm Đào hay Eltsin Việt Nam?

Trường hợp điều 4 HP được hủy bỏ, ĐCSVN thay đổi thể chế: Giữa bộ ba Tổng Trọng, Ba Dũng, Tư Sang, ai sẽ là Hồ Cẩm Đào hay Eltsin Việt Nam?
imagesĐCSVN luôn luôn lí luận sở dĩ Liên Xô sụp đổ là vì Gorbatchev và Eltsin đã bị Mỹ diễn biến hòa bình. Theo PGS-TS Trần Đăng Thanh, Eltsin là người đã triệt hạ đảng Cộng sản Liên Xô khi “đưa ra hai quyết định: Một, cấm đảng cộng sản hoạt động. Hai,, là không trả lương cho những người tham gia chính quyền Xô Viết”. Còn PGS-TS Nguyễn Tiến Bình thì đổ tội cho Gorbatchev đã tách Đảng khỏi quân đội, khiến quân đội như rắn mất đầu: “ngày 19-8-91 (Gorbatchev) ra lệnh giải tán các cơ quan chính trị và từ 1-9-91, chấm dứt mọi hoạt động của Đảng trong quân đội Liên Xô. Đó là nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự sụp đổ và tan rã của Liên bang Xô Viết vào cuối năm 91 mặc dầu quân đội Liên Xô có tới 3,9 triệu quân nhưng do bị biến chất chính trị nên mất sức chiến đấu”.
Những dẫn chứng này hoàn toàn sai lạc. Có thể vì cố ý, nhưng cũng có thể vì ĐCSVN đã tự lừa dối mình. Có điều là chỉ cần kết hợp những lập luận này với những tham luận tại Hội thảo ” Bảo vệ chính trị nội bộ, chống diễn biến và tự diễn biến” họp ngày 27-12-12, thì thấy ngay là sự sụp đổ quá mau chóng của Liên Xô vẫn ám ảnh ĐCSVN và phái Bảo thủ trong Đảng vẫn lo sợ cái thế lực thù địch “trời không dung đất không tha” sẽ lại chơi trò diễn biến hòa bình ở thượng tầng lãnh đạo Đảng như đã làm với ĐCSLX. Đòi hủy bỏ điều 4 trong Hiến pháp 92 là đòn hiểm đầu tiên của “Thế lực thù địch” để phá bỏ bộ máy “Lãnh đạo” của Đảng, thật ra là của phái Bảo thủ.
Cũng chính vì vậy mà phái Bảo thủ “Lãnh đạo” đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng thấy dù phải hi sinh quyền lợi đất nước đến đâu, cũng phải dựa vào Tàu để duy trì điều 4 bảo vệ bộ máy lãnh đạo để giữ được quyền hành và có quyền là có lợi. Bởi vậy điều 4 là sinh tử lệnh của phái Lãnh đạo : hủy bỏ điều 4 là (phái Lãnh đạo) tự sát.
Trái lại, phái “Cầm quyền” – thật ra chỉ là phái hoạt đầu – đứng đầu là TT Nguyễn Tấn Dũng thấy hướng về Mỹ và Tây phương kiếm được nhiều lợi hơn và có lợi là có quyền, nên thấy nếu có thể hủy bỏ được điều 4 để độc giữ được quyền hành thì càng tốt.
Mỹ và Tàu đều biết thóp như vậy nên cả 2 đều tìm cách diễn biến 2 phái trong Đảng. Trong sự giằng co giữa Mỹ và Tàu, trong nội bộ ĐCSVN lại nẩy sinh thêm 1 phái thứ ba: phái Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Phái “Chủ tịch nước”, chơi vơi giữa 2 phái, thấy cần phải tạo chỗ đứng cho mình bằng cách giương cao những chiêu bài mị dân như: Giữ thế trung lập không nghiêng về Mỹ cũng chẳng nghiêng về Trung Quốc. Liên minh với Ấn Độ và các nước trong khu vực. Thắt chặt mối dây thân cận với nhân dân (cử tri) miền Nam. Cổ võ người dân tự đứng lên “diệt sâu” bài trừ tham nhũng…
ĐCSVN đang từ “một đảng 2 đầu” nay lại thêm đầu thứ 3 nên mất cân bằng, không còn có thể giữ nguyên tình trạng (statut quo), bắt buộc phải chuyển hóa.
Nhưng chuyển hóa theo hướng nào?
Có những người quá lạc quan cho (Mỹ) có thể diễn biến ĐCSVN đi theo hướng Myanmar: Tập đoàn quân phiệt Myanmar cũng chả khác gì một đảng Cộng sản và trong mấy chục năm cũng nằm trong quỹ đạo của Tàu. Nhưng chỉ cần hỏi những người này: ai là Aung San Suu Kyi Việt Nam để có đủ uy thế quốc tế và hậu thuẫn nhân dân đối chọi với Cộng sản? Và ai sẽ là một Thein Sein Việt Nam?
Trái lại trong ĐCSVN cũng có người nghĩ như PGS-TS Trần Đăng Thanh: nên học tập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để, vừa có ổn định chính trị trong chế độ Mác-Lênin – cha truyền con nối, vừa làm cả thế giới khiếp sợ vì có bom nguyên tử, có tên lửa xuyên lục địa, tuy dân không có cơm ăn và cán bộ xuất ngoại phải thay phiên nhau mượn áo như hồi Đảng ta đi hội đàm ở Hội nghị Paris. Nhưng vị tiến sỹ này không biết là bom nguyên tử và tên lửa cũng là của Trung Quốc đưa cho Bắc Hàn để dọa Nhật Bản và Hàn Quốc chứ những nhà “khoa học” Bắc Cao, chữ nghĩa giả thày từ thời còn mồ ma Liên Xô, làm sao làm được bom nguyên tử với hỏa tiễn xuyên lục địa! Nhưng cái khó khăn hơn hết là kiếm đâu được những ai là cháu Bác Hồ để Đảng chọn một người cho lên ngôi?
Chỉ còn 2 hướng: hoặc hướng Trung Quốc – Hồ Cẩm Đào hoặc hướng Nga – Eltsin.
Cả 2 hướng đều đòi hỏi phải bỏ khái niệm “Đảng lãnh đạo” trong điều 4 HP 92 và thay vào đó một thể chế “chủ tịch nước lãnh đạo”.
Đó là điều Đặng Tiểu Bình đã làm khi thay “Đảng Lãnh đạo” nằm trong Hiến pháp 1975 bằng “Chủ tịch nước kiêm TBT Đảng”: Trong bản Hiến pháp được sửa đổi của Trung Quốc năm 2004 (1 năm sau khi Hồ Cẩm Đào lên cầm quyền), không hề có điều khoản nào trong số 138 điều khoản cho D0CSTQ quyền lãnh đạo. Chỉ trong Phần mở đầu (Préambule) là nói đến vai trò “lãnh đạo” (direction) của ĐCSTQ: “tập hợp mọi đảng dân chủ và các tổ chức nhân dân” Theo nghĩa này, Hiến pháp Trung Quốc công nhận đa đảng và “lãnh đạo” chỉ có nghĩa là “tập hợp”. Ngay đến từ ngữ “chủ nghĩa Mác – Lênin” cũng chỉ được nhắc đến trong Phần mở đầu và được lồng trong đoạn nói về lịch sử (diễn tiến tư tưởng chính trị) Trung Quốc đi từ chủ nghĩa Tân dân chủ của Tôn Trung Sơn sau Cách mạng Tân Hợi, qua Tư tưởng Mao Trạch Đông, lí thuyết Đặng Tiểu Bình, ý tưởng 3 thành phần (của Giang Trạch Dân).
Nhưng cũng đừng lầm tưởng là Trung Quốc hoan nghênh chế độ CSVN cải tổ theo hướng Trung Quốc: Tàu bao giờ cũng muốn có 2 phái trong ĐCSVN để dễ bề thao túng – và ngay cả Mỹ cũng vậy – Bởi vậy, duy trì điều 4 cũng là ý muốn của Tàu. Đó cũng là lí do vì sao từ 2 năm nay những người thức thời trong ĐCSVN muốn xóa bỏ điều 4 để đổi mới chính trị (chứ không phải vì bị Mỹ diễn biến) đều thất bại: Điều 4 vẫn nằm chình ình trong bản Dự thảo sửa đổi HP 92 mới được trưng ra.
Những người muốn xóa bỏ điều 4 tìm cách đi vòng quanh chướng ngâi vật bằng cách đưa ra nghị quyết hỏi ý người dân “không cấm kỵ kể cả điều 4″ trong thời hạn từ 2-1 đến 31-3-13 với hi vọng là trong thời gian 3 tháng tuyệt đại đa số những người góp ý sẽ đều tỏ ý muốn bỏ điều 4 và như vậy đủ làm áp lực bắt buộc phe TBT phải bỏ điều 4.
Nhưng TBT Nguyễn Phú Trọng đã lập tức phản công: ra chỉ thị huy động công an, quân đội đe dọa những ai lấy cớ góp ý dám đụng tới “nó”. Với chỉ thị này TBT Nguyễn Phú Trọng chứng tỏ vẫn muốn giữ nguyên điều 4 “Đảng lãnh đạo” để các bè phái nấp sau đó tiếp tục chia nhau quyền hành quyền lợi và tiếp tục được sự ủng hộ của Tàu.
Trước sự đe dọa bị đàn áp, ai là người có đủ dũng cảm dám đưa ý kiến chống đIều 4? Rút cục điều 4 sẽ vẫn được duy trì và phái thứ Ba sẽ bị vô hiệu hóa để Đảng trở lại nguyên trạng (statut quo) “1 Đảng 2 phái” Lãnh đạo và Cầm quyền.
Nhưng thử đưa ra giả thiết là thế cờ bị lật ngược:
Phái Chủ tịch nước và phái Thủ tướng liên minh với nhau để hạ phái TBT vì cùng chung một ý nghĩ là phải bỏ điều 4 để làm như Đặng Tiểu Bình: nhập 2 chức vụ Chủ tịch nước và TBT Đảng với nhau, thống nhất Đảng, biến Đảng thành công cụ của chủ tịch nước như ở bên Tàu. Phái Tổng Trọng bị thua sẽ tan rã. Chỉ còn 2 phái kình địch nhau là phái Ba Dũng và phái Tư Sang tranh nhau ngôi vị Chủ tịch nước kiêm TBT Đảng:
Giả thử phái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dựa vào Công an và các thế lực kinh tài thắng thế:
Khả năng Thủ tướng NTD đổi ngôi trở thành một chủ tịch Hồ Cẩm Đào Việt Nam sẽ rất lớn. Nhưng nếu không thay đổi triệt để đường lối đối ngoại thì Việt Nam sẽ trở thành cái bung xung của cả Tàu và Mỹ, đồng thời cũng có rất nhiều người lo ngại chế độ công an trị sẽ khắc nghiệt hơn, tham nhũng sẽ hoành hành dữ dội hơn.
Giả thử phái Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được sự ủng hộ của quân đội và nhân dân miền Nam cũ thắng thế:
Người có vẻ có tầm vóc trở thành một Eltsin Việt Nam là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Nhưng khó có thể biết Tư Sang có ngầm nuôi ý định trở thành một Eltsin không, hay cũng chỉ là một bị thịt, chỉ có khả năng nhìn thấy mấy con sâu và vẫn cho Gorbatchev và Eltsin là những kẻ phản bội. Muốn trở thành một Eltsin, cần phải đọc lại một cách trung trực lịch sử Liên Xô cuối thập niên 80 để biết chế độ cộng sản Liên Xô đã bị mục tới xương nên đã tự tan rã mặc dầu Gorbatchev cố gắng cứu mà không nổi. Eltsin là người đành để ĐCSLX chết để cứu nước Nga và Liên bang Nga trước đã. Khi đã cứu đươc Liên bang Nga rồi, Elsin mới nghĩ đến chuyên khôi phục lại được một phần lãnh thổ Liên Xô khi trước mà nay gọi là CEI. Nói tóm lại Eltsin chỉ tiếp tục sự nghiệp của các Sa hoàng và bây giờ Putin là người tiếp nối. Tôi nói vậy không có mục đích ca tụng Eltsin và Putin vì cả hai đều hiểu dân chủ theo ý của mình. Nhưng dầu sao nước Nga bây giờ cũng dân chủ gấp 1O lần thời Brejnev. Muốn có dân chủ thật sự, cần phải đấu tranh nhiều chứ chả ai ban cho.
Kết luận
Tình trạng ĐCSVN hiện giờ có khác gì ĐCSLX không ? Và nếu Chủ tịch Trương Tấn Sang là người thức thời thì sẽ thấy cái nước Nga của Việt Nam chính là miền Nam cũ. TTS muốn tạo cơ sở và lực lượng cho mình thì chỉ cần chinh phục tấm lòng người miền Nam cũ và dựa vào đó để thống nhất Việt Nam, bãi bỏ chế độ XHCN kiểu Mác – Lênin và thay vào đó một thể chế Dân chủ – Xã hội kiểu Marx – Engels. Làm được như vậy Trương Tấn Sang sẽ có cơ trở thành một Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ phá đổ cái thành trì “Lê Chiêu thống” của ĐCSVN là phái “Đảng Lãnh đạo” .

Hiệu Minh - Thư Lê Nin gửi Cua Times

Dear đ/c Cua Times – Привет Товарищ KUA
Bác Lê Nin viết thư này cho Cua Times từ Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow, nơi bác đã nằm trong lăng suốt 88 năm nay, tựa như người đang ngủ, theo dõi hậu thế đang học tập và làm theo di sản Mác-Lê.
Những gì đã thấy vài thập kỷ qua ở Liên Xô, Đông Âu và sau này ở nhiều nơi trên thế giới, bác thấy nhà thơ Goethe đã đúng “Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi”.
Nhưng đây không phải là đề tài muốn bàn với các bạn trong email này.
Chả là vừa rồi, có mấy người Việt vào viếng Lê Nin. Họ đi vòng xung quanh quan tài và lầm bầm “Quái lạ, nước Nga vi phạm Nghị định 105/ND-CP về việc tổ chức tang lễ cán bộ, công chức, viên chức.”
Theo họ, Nghị định này có hai điểm đáng bàn (1) Lễ viếng tổ chức ở nhà tang lễ. Đưa tang và an táng thực hiện trong cùng một ngày. Ở địa phương không được quá 48 tiếng. (2) Linh cữu người từ trần không được để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài.
Bác nhỏm dậy định cãi. Nhưng ĐCS LX dưới sự dẫn dắt của Stalin đã qui định, người quá cố, dù là vĩ nhân, không được tham gia ý kiến. Phải nằm im để hậu thế dùng làm biểu tượng cho mọi mục đích.
Biết bao di huấn, lời dạy treo đầy trên tường, nhưng có ai nghe đâu. Một tay cầm phong bì đút lót, sau lưng là khẩu hiệu “cần kiệm liêm chính…”
Bác nằm đây đã gần một thế kỷ, chẳng bao giờ được an táng như mong muốn của cá nhân, là được chôn cất ở quê nhà cùng với mẹ và vợ tại Kazan.
Nhìn xung quanh thấy người đông nghịt, chợt phát hiện thêm, chiếc quan tài trong veo, không phải một nắp kính nhỏ mà toàn bộ bằng kính, xác hở từ đầu đến chân.
Trong cảnh trống trơn như thế, vì tôn trọng khách khứa ra vào, bác Lê Nin đây cứ phải nằm im như tượng sáp, không dám cựa quậy. Nhiều lúc mỏi lưng, mỏi chân, muốn trở mình cũng không được. Lãnh tụ cộng sản khổ cả khi đã chết.
Như vậy, việc dùng quan tài bằng kính, không an táng sau 48 tiếng, theo bác, Ban Quản lý Lăng Lê Nin đã vi phạm Nghị định 105/ND-CP ký ngày 17-12-2012. Mấy tay người Việt nói thế mà đúng.
Rồi đây thế nào cũng bị phạt tiền. Mà ĐCS Nga yếu quá rồi, tiền chả còn nhiều, èo uột hoạt động, làm sao có đủ số rúp mà nộp phạt.
Thi hài Lê Nin trong quan tài kính. Ảnh: internet
Thi hài Lê Nin trong quan tài kính. Ảnh: internet
Tuy hai quốc gia Nga-Việt chưa có hiệp định thỏa thuận khung về pháp luật và nghị định cấp Chính phủ, nhưng bác đoán, mấy cha quản lý ngu dốt về pháp luật bên Nga, nhưng tham lam, thế nào cũng mang cái NĐ này về thí điểm bên Moscow.
Sau đó chưa chừng, mafia Nga còn gợi ý các đồng chí quốc tế bên Trung Quốc, Triều Tiên, học tập và làm theo.
Cán bộ sa lông máy lạnh chẳng nghĩ gì đến vệ sinh môi trường, tập quán của dân, mà có khi đưa ra NĐ sơ hở là dịp kiếm tiền. Dân trí thấp nên dễ vi phạm.
Con cháu đi xa, bố mẹ chết phải đợi chúng về nhìn mặt lần cuối rồi mới chôn. Có đứa ở bên tận DC, bay 2 ngày mới về đến Hà Nội (à quên Moscow), thế là quản lý đến xin tiền trong lúc tang gia bối rối.
Chưa hết, muốn cho con nhìn mặt cha, người nhà phải làm miếng kính trên nắp quan tài. Chả lẽ nó về, quan tài đã đóng, lại cậy ván thiên cho nó nhìn bố à.
Thế là vi phạm, quan đến, vừa viếng, tranh thủ ăn cỗ, rồi chơi tá lả, sát phạt tổ tôm, vừa đưa hóa đơn phạt, lợi đủ đường.
Mặt khác nguy hại hơn, để thực hiện triệt để qui định đó, các bạn có biết hậu quả là gì không. Đó là tất cả các lãnh tụ vô sản đang nằm trong quan tài bằng kính như Lê Nin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Kim Nhất Chính và vài đồng chí X, Y sẽ bị thay bằng quan tài gỗ và đem ra khỏi lăng.
Đối với từng cá nhân, đó là niềm vui. Vì lãnh tụ, dù vĩ đại đến đâu, lúc chết cũng muốn về với đất trời như một lẽ tự nhiên. Chẳng ai muốn nằm trong lăng cô độc, lạnh lẽo. Thỉnh thoảng còn bị lôi ra tắm rửa, cắt móng chân, móng tay, chả khác gì người sống.
Bác chỉ lo cho người danh xưng vô sản, nay đã tư bản hóa hoàn toàn, tiền của gửi bên Thụy Sỹ, con cái đưa sang Mỹ, của chìm nổi khắp nơi. Họ không biết nương tựa vào đâu, khi làm sai trái, muốn bảo vệ lợi ích nhóm, không còn ai lôi ra làm bình phong che chắn.
Viết thư này xong, chẳng biết buồn hay vui. Thôi, bác Lê Nin dừng bút, và đi vào hiệu cắt tóc.