Wednesday, August 15, 2012

Rùng mình trước ‘bão” giá mới

Liên tiếp các loại hàng hóa dịch vụ tăng giá đã gây nên nỗi ám ảnh đối với doanh nghiệp (DN) và người dân. Trước nguy cơ về một đợt bão giá mới cả người dân và DN không biết gì hơn ngoài việc co cụm để chống chọi một cách tuyệt vọng.
Dân lo sạch túi
Nghe tin tăng giá xăng, người dân không còn sốc vì đã liên tiếp chịu cảnh tăng giá, thay vào đó là nỗi lo thiếu hụt khi túi tiền này càng bị hao hụt.
Bà Hồ Nhất Lan ở phố Trần Đăng Ninh (Cầu Giấy, HN) đặt câu hỏi: "DN xăng dầu kêu lỗ ngay lập tức được liên bộ cho tăng giá để bù thua thiệt, còn người dân giờ thu không đủ chi đang phải tằn tiện sống cùng với bão giá vậy ai bù đây?". Cuối cùng dân vẫn phải móc sạch những đồng xu cuối cùng trong túi tiền của mình ra để sống tiếp.
Chị Ngô Thị Thanh ở phố Doãn Kế Thiện (Mai Dịch, Cầu Giấy) thắc mắc trước vấn đề xăng tăng giá: "Trước, xăng dầu thế giới giảm mạnh nhưng giá xăng trong nước lại giảm nhỏ giọt vì nhà nước tăng thuế nhập khẩu lên. Nay giá xăng thế giới tăng sao nhà nước mình không chịu giảm thuế xuống rồi cũng tăng từ từ mà lại để các doanh nghiệp tăng ào ào, dồn dập. Chỉ trong vòng một tháng, xăng tăng giá tới 3 lần vậy với đồng lương ít ỏi đó dân công chức chúng tôi biết cắt giảm cái gì tiếp để cân bằng được chi phí sinh hoạt cho cuộc sống hàng ngày?".

Chị Nguyễn Hương Trà ở Đê La Thành (Đống Đa) không khỏi lo lắng bởi xăng tăng kéo theo đó là hàng ngàn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ rủ nhau tăng theo. Chị Trà cho biết, chồng làm công chức nhà nước, chị làm giáo viên một trường mầm non tư thục tại quận, thu nhập ba cọc ba đồng không đủ chi tiêu. Đó là chưa kể cô con gái lớn tới đây chuẩn bị vào lớp một cũng ngốn cả đống tiền. Nhiều lúc thấy đuối sức, chìm dần trong con bão giá mà không biết làm cách nào để ngóc lên được.
Trước thông tin tăng giá, nhiều tiểu thương bán thực phẩm tại các chợ lẻ trên địa bàn Hà Nội đều cho biết, chợ ế nên chuyện tăng giá hàng hóa tại thời điểm này khi xăng dầu tăng là điều rất khó. Bà Hạnh, chủ một cửa hàng rau củ sạch tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy) chia sẻ: "Giá đầu vào đều tăng, nhất là thời gian gần đây, nguồn cung không ổn định do mưa lớn kéo dài, rồi chi phí vẫn chuyển tăng do xăng tăng nhưng cứ xăng tăng, hàng hóa lại tăng theo như vậy thì biết bán cho ai trong khi tiền chi tiêu của dân đang cạn dần".
Còn chị Kim Thoa bán thực phẩm ở chợ Ngã Tư Sở lại khẳng định giá xăng tăng ào ào như vậy nên hàng hóa thực phẩm tăng giá là điều không thể tránh khỏi. Sắp tới, phía đầu mối thể nào cũng báo có đợt tăng giá mới, đặc biệt với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.
"Người dân khổ sở vì giá tăng nhưng chúng tôi cũng khổ không kém vì khi tăng giá bán dân sẽ mua ít đi. Còn không tăng giữ yên giá để ổn định sức mua thì tiểu thương sẽ phải chiụ lỗ", chị Thoa than.
DN lui thêm suy kiệt
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội khẳng định: "Sau các đợt xăng tăng giá, các DN có đề nghi tăng giá hàng hóa theo là chuyện hết sức bình thường". Tuy nhiên, ở vào thời điểm này, ông khuyên các DN, siêu thị, cửa hàng, tiểu thương nên khéo léo rồi cân nhắc ký hơn chuyện tăng hay giữ giá sao cho hợp lý, tránh trường hợp tăng giá khiến sức mua giảm thêm.
Ông Phùng Văn Chính, Giám đốc một công ty sản xuất vật liệu xây dựng, cho biết giá xăng và điện tăng mạnh trong thời gian vừa qua gây ảnh hưởng không hề nhỏ với doanh nghiệp. Chi phí đầu vào tăng nên giá thành sản phẩm đầu ra cũng phải tăng. Tuy nhiên, "Trong thời điểm hàng hóa sản xuất ra tồn kho cả đống chưa giải quyết được thì chuyện tăng giá theo giá xăng là điều chẳng DN nào muốn làm. Nhưng nếu không tăng mà vẫn giữ giá thì DN lại phải gồng mình chịu lỗ nặng hơn".
"Khi giá vật liệu tăng cao cũng có nghĩa là giá thi công nhảy vọt bắt buộc phải tăng giá bán thành phẩm. Mỗi m2 thi công với giá 4,5 triệu đồng thì có thể sẽ nhảy lên hơn 5 triệu đồng. Công trình được ký kết từ trước, trong hợp đồng chỉ cho phép bù giá 10% so với chi phí tại thời điểm ký kết. Song, thực tế mỗi đợt "nổi giá" đều tăng cao từ 20-30%, nên việc ảnh hưởng tới tiến độ công trình là điều khó tránh khỏi. Như vậy, một căn nhà cỡ trung bình 70m2 thì giá bán cũng tăng 40-70 triệu đồng. Không tăng giá bán thì không có lãi, nhưng tăng thì khăn người mua hơn, ông Chính nói.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đực - Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành phân tích, thị trường căn hộ đang gặp nhiều khó khăn, giao dịch đều chậm, lãi suất vay cũng quá cao. Nếu tăng giá trong thời điểm nhạy cảm này tăng giá nhà thì uy tín doanh nghiệp sẽ giảm, mất khách hàng, giảm tính cạnh tranh. Giá tăng cao, nhà đầu tư và nhà thầu phải cần phải tính toán lại kỹ hơn.
Ông Nguyễn Thụy Nhân Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh cho rằng, hầu hết các máy móc trên công trường như máy xúc, máy ủi, máy trộn đều sử dụng dầu, giá dầu biến động cũng chồng thêm khó khăn cho các doanh nghiệp. Trong tình cảnh khó khăn chung, chỉ doanh nghiệp có uy tín và tiềm lực mạnh mới ít chịu tác động, còn các doanh nghiệp nhỏ thì quay như chong chóng. Trong khi đầu vào tăng cao thì đầu ra cũng đang "bí" vì thị trường chưa sôi động.
Theo ông Nhân, DN không còn nhiều sự lựa chọn. Việc "thắt bụng" để tiết kiệm chi phí cho công trình là điều tất yếu. Ông Nguyễn văn Đực chia sẻ giải pháp đương đầu với cơn lốc giá đầu vào tăng cao là chủ đầu tư phải tiết kiệm tối đa. Từ đó, chủ đầu tư sẽ phải cân nhắc những gói thầu nào cần thuê nhà thầu phụ, gói thầu có thể chủ động được. Vật tư cũng được giám sát dùng liều lượng đúng, đủ. Nếu quản lý tốt chủ đầu tư có thể tiết kiệm 5-15% tổng chi phí cho toàn dự án.
Ông Trần Như Trung - Giám đốc Nghiệp vụ, Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn, Công ty Savills Việt Nam nhận định, để giải quyết bài toàn khó khăn về vốn cũng như giá cả leo thang không đơn giản. Bởi khi dự án đã phê duyệt, công trình đã ký kết thì chủ đầu tư không thể dừng triển khai công trình. Các chủ đầu tư cần phải tính toán, nghiên cứu cụ thể thị trường. Mức dự phòng trượt giá đưa ra phải được xem xét cân nhắc dựa trên việc nghiên cứu từng dự án cũng như khả năng đầu tư của từng doanh nghiệp.

Monday, August 13, 2012

Câu cá kênh thúi Sài Gòn


Vào những ngày nghỉ cuối tuần, nhiều người Sài Gòn chở nhau mang đồ nghề của thợ câu chạy xe máy vèo vèo ra miệt ngoại thành để trước là có khoảng trống hít thở, sau là có mặt nước để tìm bóng chim tăm cá.
Một cảnh câu cá trên kênh thúi Nhiêu Lộc. (Hình: Phùng Thức)
Nói về thú vui câu cá, dân Sài Gòn không phân biệt dân câu chuyên nghiệp hay dân câu tài tử, mà chỉ phân biệt dân thả câu để có cớ nhậu nhẹt ở các điểm dịch vụ giải trí và dân câu ghiền. Tất nhiên dân vừa câu vừa nhậu là dân khá giả, nên có khi sẵn sàng chi hơn cả một tháng lương của một công nhân cho một buổi câu và nhậu ở các khu du lịch sinh thái, các hồ cho thuê câu cá.
Ngược lại, với dân thất nghiệp, tiền xăng, tiền trà đá không có để chạy xe gắn máy ra ngoại thành thì tốt nhất xách cần câu đi bộ hoặc xe đạp lơn tơn ra kênh thúi Tàu Hủ, Bến Nghé, Nhiêu lộc... tìm vài con cá về cho vợ nấu canh chua. Bất kể ngày nghỉ hay ngày thường, bất kể sớm nắng hay chiều mưa, các tay câu thất nghiệp cứ ngồi lì ở các dòng kênh thúi thả câu; đó là một cách để hàng xóm, vợ con có lý do để biện minh: bố nó đang theo gương Khương Tử Nha câu thời, câu vận.



Cảnh quan kênh Nhiêu Lộc năm 2012 với vỉa hè cây xanh, với đường nhựa mới làm trông khá hơn những năm trước, nhưng vẫn cứ y chang là nước đen, nước thúi. Người bi quan thì cho rằng chắc phải chờ đến năm 2112 mới thành con kênh xanh xanh, còn với người không bi quan mà cũng không lạc quan thì lại nói: “Phải cúng thêm cho chính quyền ngàn ngàn tỉ tiền thuế nữa thì may ra.”
Tìm gặp một tay đàn ông, tuổi ngoài 30 đang ngồi thả câu ở đầu kênh thúi Nhiêu Lộc, gần khu Ðệ Nhất Khách Sạn vào một ngày trời Sài Gòn âm u. Chúng tôi hỏi chuyện, nhưng tay này chẳng muốn mở miệng. Biết là vô không đúng đài nên chúng tôi rà lại rằng: “Mấy con cá huynh câu được có bán không vậy?” Tay câu này không thèm nhìn mặt người hỏi, cứ chăm chăm nhìn đám bọt nước dưới kênh thúi, phải một lúc sau tay này mới hả họng, “Mua cho người ăn thì bán, mua cho chó, cho mèo ăn thì không bán.” Chúng tôi giả bộ ngạc nhiên. “Cá câu dưới kênh thúi này người ăn được sao huynh?” Người đàn ông ngước mặt lên, nói giọng giận dữ, “Ð.m., đi chỗ khác nghe, muốn gì...” Dù chưa kịp nhìn xem mấy con cá của tay này câu được là cá gì, nhưng biết là không thể bắt chuyện tiếp được nữa, chúng tôi phóng xe đi.
Ðến một đoạn đường chưa thông xe, bên hông Cầu Bông, đường Trường Sa, chúng tôi bắt gặp một dân câu trung niên, tay cầm một bịch nylong, trong đó có gần chục con cá trê trắng. Bắt chuyện với tay câu này, chúng tôi được biết ông câu cá trên con kênh này từ bé.
Hồi nước còn trong, dân còn trồng rau muống thì có đủ loại cá nước ngọt, cá câu được không ăn hết thì biếu hàng xóm. Bây giờ thì chỉ còn cá trê trắng, thỉnh thoảng cũng có cá rô, cá chép do người ta phóng sinh. Ông không ăn cũng không biếu, đem ra chợ bán ai mua ăn thì cũng khuất mắt mình.
Ông nói thêm: “Mà tui thấy cũng đâu có sao, tui ở đây hít thở mùi kênh thúi này mấy chục năm còn không sao nữa là.”
Dù chúng tôi không tiện hỏi mỗi ngày nếu ông câu trúng thì kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng được biết giá cá nước ngọt, loại rẻ nhất bán ở các chợ nhỏ trong các khu lao động Sài Gòn không dưới 50,000VND/kg. Ngay cả khi cho rằng, mấy tay câu này đang đầu độc chính mình hoặc người mua thứ cá nhiễm độc ở các dòng kênh thúi quanh Sài Gòn thì cũng quá đáng. Họ đâu thể chịu tội một mình, trong lúc cả nước Việt đang bị vấn nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng, cả dân Việt đang bị Trung Quốc chuốc độc từ thực phẩm đến hàng tiêu dùng thì sá vì vài ba con cá câu được từ dòng kênh thúi. Ngay cả với những loại cá được bán ra từ các chợ đầu mối rồi túa về các chợ lớn, chợ nhà giàu, siêu thị cũng nhiễm độc như thường. Thông tin từ cơ quan quản lý chất lượng và nguồn lợi thủy sản ở Sài Gòn cho công bố: Từ kết quả xét nghiệm các mẫu cá nước ngọt từ các tỉnh miền Tây đưa về chợ đầu mối cho thấy cá nhiễm chất trifultralin, một dạng hóa chất kháng sinh cấm sử dụng vì rất có hại cho sức khỏe.
Nói chuyện câu cá ở các con kênh thúi quanh Sài Gòn là nói về những người nghèo thất nghiệp toàn phần mà cuộc đời và gia đình đang lâm cảnh bấp bênh, bất định. Nhưng khi có dịp tiếp xúc với họ mới biết rằng, chính mớ cá may mắn tồn tại được ở những dòng kênh thúi kinh khủng cũng là cơ hội may mắn mà họ trông chờ để hy vọng.
Một người công nhân ngành nhựa vừa mới mất việc, vác cần câu ra kênh thúi Tàu Hủ nói: “Kiếm được vài con là có tiền mua vé số rồi. Ðủ tiền (10,000 VND) mua một tờ cũng được, Trời cho, biết đâu đổi đời.”
Một vé câu cá ở các hồ cá gọi là du lịch sinh thái dành cho dân trung lưu, dân nhà giàu mới phất hiện nay có giá từ một hai trăm đến tiền triệu, nhưng nếu dân nghèo, dân ghiền muốn thỏa tay nghề sát cá không tốn tiền vé thì sẽ được các con kênh, con sông, ao hồ ô nhiễm quanh Sài Gòn mời gọi khuyến mãi đặc biệt.
Ở Sài Gòn hiện nay, đến con cá và chuyện câu cá cũng trở thành thứ ranh giới phân biệt giàu nghèo; và trớ trêu thay chính người nghèo câu cá ở kênh nước thúi lại có được chút tiền tiêu, tiền mua vé số tiếp tục sống để ôm ấp nhiều hy vọng.

Thị trường chứng khoán Việt có cơ sụp

Tin chủ tịch công ty chứng khoán Sacombank bị công an “hỏi thăm sức khỏe” đang gây chấn động làng tài chính Việt Nam. Chỉ mới mấy ngày trước đây thôi, hôm 10 tháng 8, chủ tịch công ty chứng khoán cao su bị bắt cũng đã làm xôn xao dư luận.
Sàn giao dịch chứng khoán ở Hà Nội lèo tèo người theo dõi. Ðang có nguy cơ sập tiệm của thị trường chứng khoán ở Việt Nam. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Tin báo mạng Việt Nam Media cho biết, chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần lễ đầu tháng 8 này, nhiều sếp công ty chứng khoán đua nhau vào khám. Người bị xộ khám đầu tiên của đợt này là ông Phan Huy Chí, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị kiêm tổng giám đốc công ty chứng khoán SME.
Người thứ hai là ông Phan Minh Anh Ngọc, chủ tịch Hội Ðồng Quốc Gia công ty chứng khoán cao su RUBSE, bị bắt sau 14 tháng tại chức. Ông này bị bắt vì đã vay khoảng 600 tỉ đồng, tương đương 30 triệu đô của một số công ty tài chính ở Việt Nam gửi vào công ty cho thuê tài chính II để hưởng lãi chênh lệch, bất chấp việc công ty này đang lâm vào cảnh nợ nần, kiệt quệ.
Liền đó, một nhân vật khá nổi tiếng là ông Hoàng Xuân Quyến, tổng giám đốc công ty chứng khoán Liên Việt, và ông Phạm Minh Tuấn, phó chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị SME, cũng đã bị bắt.
Cũng theo Việt Nam Media hồi năm rồi, một loạt cán bộ đứng đầu các công ty chứng khoán cũng bị câu lưu như tổng giám đốc công ty chứng khoán Ðại Nam, công ty chứng khoán Woori, công ty chứng khoán Hà Thành, v.v...
Không chỉ có các công ty chứng khoán lâm cảnh khốn cùng, ngành ngân hàng cũng đang có nguy cơ phá sản trầm trọng.
Theo báo mạng VNExpress, riêng ngân hàng Công Thương Việt Nam (viết tắt là Vietinbank) hiện nay lỗ mỗi ngày khoảng 7 tỉ đồng, tương đương $350,000.
Ông Nguyễn Minh Thắng, tổng giám đốc ngân hàng này, thú nhận rằng đó là khoản lỗ mà Vietinbank đang phải gánh chịu vì áp dụng lãi suất cho vay dưới 15% theo lệnh của thống đốc ngân hàng nhà nước cộng sản Việt Nam.
Cũng theo VNExpress, tình trạng này khiến Vietinbank không còn muốn thu hút vốn vay từ phía các khách hàng và e rằng khó khăn khó giải quyết này mỗi lúc một lớn dần có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.

Trung Quốc 'cấm cửa' hàng hóa Việt Nam


HÀ NỘI (NV) - Giới thương mại nội địa ở Việt Nam vừa lên tiếng tố cáo chính quyền Trung Quốc đang ráo riết siết sản phẩm nhập cảng từ Việt Nam, trong khi tìm mọi cách đẩy hàng hóa “made in China” tràn xuống phương Nam.
Hàng Trung Quốc vào cảng Việt nườm nượp mỗi ngày. (Hình: Báo Tiền Phong)
Báo mạng DVD dẫn lời của một số nhà xuất nhập cảng ở Việt Nam cho rằng chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh dừng nhập cảng hàng Việt Nam, kể cả các loại hàng hóa “chủ lực” kể từ cuối năm rồi.
Một giám đốc công ty xuất cảng ở Việt Nam nói rằng rất nhiều lần hàng của ông đã được đưa đến cửa biên giới Việt-Trung, nhưng vẫn bị ách lại, vì “thiếu nhiều giấy tờ rườm rà, phức tạp.” Theo ông, các loại hàng hóa “chiến lược” của Việt Nam gồm cao su, nông sản, khoáng sản và nay đến thủy hải sản bị ứ lại vùng biên giới ngày càng nhiều mà không giải thích được lý do.
Ông này còn cho rằng đây là đòn khá bất ngờ đối với giới xuất nhập cảng ở Việt Nam khiến họ hầu như trở tay không kịp. Theo ông, từ vài tháng qua đã có người thấy lo về thái độ lạ lùng của “đối tác Trung Quốc làm ăn thân thiện lâu nay” nhưng không tìm cách đối phó, phản ứng.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị cũng cho hay, tin này cũng đã gây chấn động trong giới chức chính quyền cộng sản Việt Nam. Báo này nói rằng Trung Quốc hiện là quốc gia xuất cảng hàng hóa vào Việt Nam lớn nhất.
Nội trong năm 2011, trị giá hàng Trung Quốc nhập vào Việt Nam lên tới $25 tỉ. Chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã nhập cảng số lượng hàng Trung Quốc trị giá $13 tỉ. Trong khi đó, trị giá hàng Việt Nam xuất cảng sang Trung Quốc trong năm 2011 chỉ vào khoảng $11 tỉ, xấp xỉ khoảng 42% tỉ trọng hàng nhập cảng từ Trung Quốc. Món nợ từ khoản nhập siêu sẽ ngày càng lớn và Việt Nam khó lòng quân bình cán cân mậu dịch hiện nay với người Trung Quốc.
Báo Doanh Nhân Việt Nam Toàn Cầu trích tài liệu của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam cho biết sáu tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập cảng của Trung Quốc nhiều loại máy móc, dụng cụ trị giá $1.4 tỉ; khoảng $1.4 tỉ máy tính, sản phẩm và linh kiện điện tử; hơn $1.4 tỉ các loại vải vóc...
Một giám đốc công ty may ở Việt Nam cho biết, Trung Quốc đã giết chết ngành dệt may nội địa Việt Nam không chỉ bởi $1.4 tỉ tiền bán vải theo con đường chính thức. Trung Quốc sản xuất bông vải, vải thành phẩm nên các loại quần áo may sẵn, từ quần áo cho đến đồ lót đều rẻ như bèo.
Các nhà sản xuất đa ngành, nhất là ngành may, đang đứng trước nguy cơ phá sản hàng loạt nếu không tìm được nguồn xuất cảng mới thay vào chỗ Trung Quốc.



« Trở về trang trước

Saturday, August 11, 2012

Vietjet Bikini Dance


Mở lớp tiếng Hàn Quốc cho các cô dâu Việt Nam

Ngày 29/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc phối hợp Hội Người Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức khai giảng lớp tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc dành cho cô dâu Việt tại Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài Uijeongbu (tỉnh Gyeonggi).

Đây là hoạt động bổ trợ nhằm giúp các cô dâu Việt Nam tại Hàn Quốc nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống và sinh hoạt của cộng đồng sở tại.

Tham dự lễ khai giảng có Tham tán Công sứ Nguyễn Mạnh Đông, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài Uijeongbu Lee Kwang-il, Chủ tịch lâm thời Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Hải Linh, đại diện (nhà tài trợ) Công ty Kumho Tire và 34 học viên là các cô dâu thuộc các gia đình đa văn hóa ở các khu vực lân cận.

Phát biểu chào mừng, Tham tán Công sứ Nguyễn Mạnh Đông nhấn mạnh “Đại sứ quán biểu dương và đánh giá rất cao những nỗ lực và cố gắng của Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc trong việc hỗ trợ phụ nữ di trú nhanh chóng hòa nhập và thích nghi với cuộc sống ở nước sở tại. Đại sứ quán hy vọng các cô dâu Việt sẽ khắc phục khó khăn tham gia lớp học đầy đủ, từ đó tích lũy kiến thức cho bản thân mình để sớm hòa nhập với cuộc sống ở gia đình nhà chồng và xã hội Hàn Quốc”. Việc mở các lớp dạy tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc cho cô dâu Việt không chỉ là hoạt động giảng dạy ngoại ngữ thuần túy mà còn là cơ hội để các học viên có điều kiện gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm sống khi làm dâu xứ người.

Ông Nguyễn Mạnh Đông cũng bày tỏ hy vọng sau khi kết thúc khóa học, các học viên có thể tự tin hơn trong giao tiếp, hội nhập tốt hơn vào xã hội sở tại và có đóng góp nhất định cho mối quan hệ hữu nghị Việt - Hàn.

Theo Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Hải Linh, Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc coi việc tổ chức các lớp dạy tiếng Hàn cho các cô dâu Việt là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của mình, nhằm giúp họ có điều kiện hội nhập sâu hơn vào xã hội sở tại và tạo cầu nối cho mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Tiếp nối thành công của hai lớp học đã mở tại khu vực Gwangju và Incheon hồi tháng 10/2011 (do Công ty chứng khoán Hàn Quốc-KIS tài trợ), đây là lớp học thứ ba được tổ chức dưới sự tài trợ hoàn toàn của Công ty Kumho Tire và sự hỗ trợ của Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài Uijeongbu. Tham gia giảng dạy có cả giáo viên người Việt Nam và Hàn Quốc.

Giám đốc Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài Uijeongbu Lee Kwang-il cho biết thêm “Tham gia các lớp học tiếng Hàn như thế này các học viên có thể nâng cao được khả năng giao tiếp với các thành viên trong gia đình và xã hội. Ngoài ra, họ có cơ hội để tìm hiểu sâu về văn hóa ứng xử trong gia đình để có được cuộc sống tốt đẹp hơn."

Cô giáo Lee Young-mee phụ trách lớp học chia sẻ “Các học viên ở đây đã có cơ hội làm quen với những từ vựng dùng trong cuộc sống hàng ngày và hầu hết đều không có trong sách vở. Chính vì vậy khi học theo giáo trình quy chuẩn thì cả giáo viên và học viên đều gặp khó khăn nhất định. Bên cạnh đó, các cô dâu Việt có khả năng nói rất tốt nhưng đọc và viết thì còn yếu. Học viên của lớp có trình độ không đồng đều. Có những người đã sống ở Hàn Quốc lâu thì nói rất tốt, vốn từ vựng phong phú, ngược lại những người mới đến khả năng ngôn ngữ còn hạn chế”. Tuy nhiên, cô Lee Young-mee cũng tin tưởng chắc chắn rằng nếu các học viên học tập chăm chỉ thì chắc chắn sẽ sớm tiến bộ.




Tham gia lớp học, mỗi học viên một hoàn cảnh và đều có những mục tiêu riêng của mình. Cô dâu Võ Thị Bích Loan, quê Vũng Tàu tâm sự “Tham gia lớp học này em thấy rất vui và bổ ích vì được gặp bạn bè, được bổ sung nhiều kiến thức về văn hóa của Hàn Quốc và có thể trở thành một cô dâu tốt nơi đất khách quê người”. Cô dâu Đặng Thị Phượng, quê Cà Mau thì nói rằng “Em không biết tiếng Hàn nên đăng ký theo học với hy vọng sau này có thể giúp con cái học tốt”.

Cô dâu Phạm Thị Ngọc Yến, quê Vũng Tàu thì đặt mục tiêu học tốt tiếng Hàn để sau này có thể trở thành thông dịch viên giúp đỡ những người mới nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống nhà chồng và có cuộc sống hạnh phúc. Cô dâu Nguyễn Thị Mỹ Hiền, quê Củ Chi thổ lộ “Trước đây khi em nói tiếng Hàn không được tốt nên đôi khi cha mẹ chồng không hiểu. Bây giờ đi học nói tốt hơn thấy cha mẹ vui hơn”./.

Chuẩn bị "giải cứu" 92 cô dâu Việt ở Đài Loan


Không quốc tịch, mong muốn hồi hương

Theo Vụ Hành chính tư pháp (Bộ Tư pháp), Văn phòng Kinh tế-Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc vừa có báo cáo hiện có 92 trường hợp bị phía Đài Loan khẳng định từ chối cho nhập quốc tịch vì nhiều lý do.

Các trường hợp này đang trong tình trạng không có quốc tịch, không có giấy tờ tuỳ thân, ảnh hưởng đến cuộc sống ở nước sở tại. Văn phòng Kinh tếVăn hoá Việt Nam đề nghị các cơ quan trong nước phối hợp chặt chẽ giải quyết cho phép họ hồi hương về Việt Nam.

Trước đó, Bộ Tư pháp nhận được 51 hồ sơ do Văn phòng Kinh tế- Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc gửi về qua Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao). Các đương sự đều trình bày do Thẻ cư trú quá hạn nên họ không đủ điều kiện nhập quốc tịch (Đài Loan, Trung Quốc).

Các hồ sơ đang trong quá trình xem xét cho nhập trở lại quốc tịch Việt Nam. Tất cả các trường hợp trên, trước đó đã được Chủ tịch nước quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam.

“Mặc dù có nhiều ý kiến đề nghị tạo điều kiện cho số phụ nữ trên, tuy nhiên, để đảm bảo chặt chẽ cho việc nhập trở lại quốc tịch Việt Nam, những trường hợp này cần phải hồi hương về Việt Nam thì mới giải quyết. Đồng thời phải xem xét kỹ từng trường hợp - Ông Trần Thất, Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp nói.

Cung cấp thêm thông tin về 92 trường hợp trên, ông Nguyễn Minh Vũ, Cục phó Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) cho biết, sở dĩ họ bị từ chối không cho nhập quốc tịch là bởi trong số đó có 47 trường hợp có vấn đề về tính xác thực của hôn nhân, 31 trường hợp vi phạm thuần phong mỹ tục bên đó, số còn lại là do các nguyên nhân khác.

Số phụ nữ này đang bị “quản lý” bên đó, hằng ngày phải sống dựa vào trợ cấp, rất khó khăn. Hiện nguyện vọng lớn nhất của họ là mong được trở về Việt Nam và được nhập quốc tịch trở lại.
Chuẩn bị
92 cô dâu Việt đang “mắc kẹt” tại Đài Loan
Quy định chặt chẽ để bảo vệ cô dâu Việt
“Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, việc nhập trở lại sẽ đơn giản hơn là nhập mới lần đầu. Theo tôi nên tạo điều kiện, nếu ở góc độ an ninh không có vấn đề gì thì cho những phụ nữ này được sớm nhập trở lại quốc tịch Việt Nam. Ở Việt Nam những người phụ nữ này còn bố mẹ, anh chị em ruột thịt, đang chờ đợi họ trở về”- Ông Nguyễn Minh Vũ đề nghị.

Một mặt đồng ý tạo điều kiện thuận lợi cho những phụ nữ trên sớm được nhập trở lại quốc tịch Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho rằng Bộ Tư pháp cùng Bộ Ngoại giao, Bộ Công an cần ngồi lại với nhau thêm để rà soát chặt chẽ từng trường hợp cụ thể.

“Những trường hợp đặc biệt như bị ốm đau, bệnh tật hoặc đã ly hôn cần ưu tiên cho họ sớm được nhập trở lại. Bởi đây cũng là vấn đề nhân đạo”- ông Tụng nhấn mạnh.

“Sẽ có thêm nhiều trường hợp phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài. Để tránh gặp phải những rủi ro như các trường hợp trên, tôi đề nghị cần quản lý, đưa ra những quy định chặt chẽ hơn, không nên để họ dễ dàng lấy chồng nước ngoài. Quy định chặt chẽ ở đây là bảo vệ những phụ nữ Việt Nam”- đại diện Bộ Công an đề nghị.

Thursday, August 9, 2012

Lý tưởng


Nước Việt Nam có những Trịnh Kim Tiến hay Huỳnh Thục Vy khiến chúng ta hãnh diện. Ðó là những người trẻ còn giữ lý tưởng, có thể tự hy sinh cảnh sống an toàn của bản thân mình cho một mục đích cao thượng.
Nhà thơ Thái Bá Tân viết một bài về “cô cháu gái” Huỳnh Thục Vy, xin trích mấy đoạn:

Cháu như người phụ nữ
Trong tranh Delacroix,
Guidant le peuple
Mà peuple - là chúng ta...

Cháu chỉ muốn công lý,
Dân chủ và tự do.
Tự do cho cả chúng,
Mà chúng, bọn côn đồ...

Giờ xin phép âu yếm
Ðặt hoa dưới chân mày.
Mày vấp ngã, còn sức,
Nhất định bác chìa tay.

Tôi ước mong các bạn trẻ người Việt Nam ở nước ngoài được biết tin tức về những thanh niên sống có lý tưởng trong nước Việt Nam. Tôi nhớ lại mấy câu chuyện cũ, xin kể.
Một cháu gái 20 tuổi lớn lên ở Mỹ, nghe bố cháu kể mãi chuyện thủa bé bố đi chăn trâu, cưỡi trên lưng trâu như thế nào, mê quá, khi về Hà Nội cứ đòi ông bác họ: “Bác ơi, bác cho con đi gặp con ‘châu” đi.” Ông bác chở cô cháu bằng xe gắn máy đi cả buổi sáng để cháu “gặp con châu.” Ði mấy chục cây số, tới một làng ở Sơn Tây, quê ngoại cháu, được giới thiệu với một chú mục đồng với hai con trâu. Cháu ngần ngại mãi mới dám xin thêm một đặc ân: Cho cháu được cưỡi trâu! Tuần sau, cha mẹ cháu ở Mỹ nhận được tấm hình viết: “Li Li chụp ảnh với Châu.”
Một điều cha mẹ cháu không ngờ là sau mấy tuần lễ về thăm quê nội, quê ngoại một mình, cháu trở về Mỹ nói tiếng Việt rất giỏi. Trước kia cháu không dám nói tiếng Việt nơi công sở vì khổ sở phải tìm các tiếng cho đúng. Ở Việt Nam cháu đã bị rơi vào một nơi mọi người chỉ nói tiếng Việt, ai cũng nghĩ cháu chỉ biết “tiếng Mỹ.” Cho nên cháu nói gì cũng được khen là nói giỏi và giúp cháu sửa chữa các chữ sai. Về đến Mỹ cháu tự tin hẳn lên, gặp các bạn bè cháu còn chê sao chúng nó không biết tiếng Việt!
Nhưng một điều khác cha mẹ cháu không ngờ, là cảm tưởng của họ hàng ở quê hương khi gặp cháu. Một năm sau, cha mẹ cháu về thăm nhà ai cũng khen ngợi họ khéo dạy một cô gái lễ phép, hồn nhiên, thành thật, trông như là “ngố” nhưng là thứ “ngố đáng yêu.” Ông bố cải chính: Tôi có dạy nó “ngố” như thế bao giờ đâu! Một ông bác họ suy nghĩ rồi kết luận: Trẻ con sống ở một nước tự do chúng nó hồn nhiên, chân thật, chúng được phát triển tự do, sung sướng quá. Chúng nó không có mặc cảm, mà không cần đến những thứ khôn ngoan láu cá như trẻ con ở đây. Một ông anh họ gật đầu đồng ý: Con người ta cứ sống thành thật, thẳng thắn với nhau vẫn sướng hơn chứ. Phải tập lấy những thói hàng chợ sớm làm gì cho nó khổ?
Một cháu gái tuổi 30 được mẹ dẫn đi thăm một làng quê ở Quảng Trị, nơi bà vẫn quyên góp tiền bạc về xây mấy phòng học cho trường mẫu giáo. Cháu vào lớp học dạy trẻ em những bài hát thiếu nhi mà cháu đi Hướng Ðạo Việt Nam ở nước ngoài, học được thuở nhỏ. Cho các em chơi mấy trò chơi. Nửa năm sau khi đã trở về Mỹ cháu được mẹ gửi cho những tấm hình cảnh những nạn nhân bão lụt ở mấy tỉnh miền Trung. Cháu là một giáo sư dạy đàn, cuối tuần đó cháu có một buổi cho các nhạc sinh trình diễn. Cháu đã in các tấm hình bão lụt ở Việt Nam ra treo trong phòng biểu diễn. Và lạc quyên cha mẹ các học trò góp tiền cho cháu gửi về giúp đỡ đồng bào. Học trò của cháu không có em nào là người gốc Việt Nam.
Nhiều ban trẻ Việt Nam sinh trưởng ở nước ngoài sau khi về thăm Việt Nam một lần, bỗng dưng thấy thương xót quê hương của bố mẹ. Một cháu trai hơn 10 tuổi về đến Mỹ rồi cứ hỏi mẹ: Con làm gì được để giúp cho mấy đứa bé chơi đá bóng với con ở Nha Trang không mẹ?
Khi chúng ta nuôi dạy các con ở một xứ giầu có và xã hội có tổ chức như ở Âu Mỹ, muốn truyền cho con tấm lòng thương xót người nghèo khổ là điều rất khó. Nhưng khi các cháu được tiếp xúc với những người nghèo khổ thật, không cần ai dạy dỗ tình thương cũng tự phát sinh. Khi các cháu đi chơi ở bãi biển bên Mexico, Santo Domingo thì cũng thấy những người bản xứ nghèo nàn phải hầu hạ mình. Nhưng thấy cha mẹ “mua các dịch vụ” của những người này, trả tiền sòng phẳng và hậu hĩnh, cũng khó giúp cho từ tâm trong huyết quản được nẩy mầm. Khi về quê hương của cha mẹ, các cháu dễ xúc động một cách tự nhiên hơn. Hạt giống lành dễ nẩy sinh.
Nhưng các cháu lớn tuổi cần nhìn xa hơn những công việc có tính cách bố thí. Những bạn trẻ 30, 40 có thể giúp đồng bào Việt Nam trên những quy mô lớn hơn. Các cháu có thể giúp đồng bào ở quê nhà với những dự án lớn hơn, về y tế, giáo dục, huấn luyện kỹ thuật nông nghiệp, lập quỹ tín dụng, và ngay cả những chương trình thể thao, văn nghệ, v.v... Chính quyền cộng sản sẽ tìm cách ngăn cản? Tất nhiên họ sẽ ngăn cản các hoạt động tự nguyện làm phát triển xã hội công dân, vì đảng Cộng Sản muốn kiểm soát tất cả các sinh hoạt. Nhưng khi rất nhiều người mang những sáng kiến đó về, hợp tác với các nhà thờ, nhà chùa, trường học ở trong nước để tổ chức những công tác xã hội, thì các cháu có thể thúc đẩy các hoạt động tự nguyện cùng với các thanh niên trong nước. Rồi từ đó chính các thanh niên này sẽ thấy nhu cầu phải được tự do sống, tự do làm việc thiện, tự do giúp đỡ đồng bào. Chính những thanh niên trong nước sẽ đòi được sống tự do, được theo đuổi những lý tưởng, hoài bão của tuổi trẻ.
Tôi tin rằng tuổi thanh niên thời nào cũng đầy lý tưởng. Các thanh niên sống ở nước ngoài nếu được dịp tiếp xúc với đồng bào nghèo khổ ở trong nước, thay vì chỉ về nước hưởng thụ các thú vui với giá rẻ thì họ cũng nẩy sinh những lý tưởng cao thượng. nếu họ được khuyến khích thực hiện các lý tưởng đó, họ sẽ gặp được những người cùng tuổi cũng có lý tưởng ở trong nước. Lớp người trẻ sẽ thay đổi tương lai đất nước chúng ta.
Tôi nhớ năm chưa 20 tuổi một lần đi xe gắn máy trên xa lộ Biên Hòa tôi thấy một đám trẻ em đang chơi đá bóng trên dải đất mới san bằng dọc theo xa lộ. Lúc đó xa lộ Biên Hòa mới được trải nhựa, hai bên bờ vẫn còn đất đá vụn ngổn ngang, chưa có bãi cỏ mọc như sau này. Các em vừa chạy vừa reo hò, chân đá bóng hăng say, sung sướng. Nhưng sự thật là các em không có một trái bóng để mà chơi. Chân các em tranh giành nhau một quả cầu tròn bằng giấy cuộn lại, trông như trái bóng. Cuộc chơi chắc đã bắt đầu từ lâu, trái bóng giấy rách tươm.
Lúc đó tôi nẩy ra một ý nguyện trong đầu. Tôi nghĩ: Trong đời mình, phải xây dựng nước Việt Nam để làm sao cho mỗi trẻ em muốn chơi đá banh phải có một trái banh mà đá. Ước mơ nhỏ bé đó chắc bây giờ vẫn chưa thành sự thật. Một người bạn tôi đi thăm quê ngoại ở miền Bắc kể rằng ngôi nhà một ông bác họ ở bên đường xe lửa. Trẻ em đá banh chung quanh nhà, nhiều em đã bị xe lửa cán chết. Từ bao nhiêu năm nay đã bao nhiêu tai nạn mà chính quyền không làm gì để thay đổi tình trạng đó.
Khi chúng ta đòi thay đổi chế độ chính trị ở nước Việt Nam, phải xóa bỏ chế độ độc tài cộng sản để đất nước được sống trong dân chủ tự do, chúng ta không cần phải viện dẫn một lý thuyết chính trị, kinh tế lớn lao nào cả. Chỉ cần nói cho đồng bào ta biết rằng khi có một chính quyền chịu trách nhiệm với dân, do dân bầu ra một cách tự do, có các đảng chính trị tự do hoạt động, có báo chí, có đài phát thanh tư nhân tự do thì kinh tế mới phát triển, xã hội mới tiến bộ. Những trẻ em có trái banh mà đá, và có chỗ để chơi không còn chết oan vì đường rầy xe lửa nữa.

Tuesday, August 7, 2012

Những món ăn đại xa xỉ ở Hà Nội (WHO HAS MONEY IN VN ? WE KNOW WHO)

Món phở tại Hà Nội có giá 750.000 - 850.000 đồng/bát, đắt hơn 20 lần một bát phở thông thường được cho là làm từ thịt bò Kobe nhập khẩu từ Nhật Bản. Bò được nuôi theo một quy trình khá cầu kỳ: ăn ngô non, lúa mạch, uống bia thay nước, được tắm nước nóng, nghe nhạc Mozart, xoa bóp bằng rượu Sake.
Tại Hà Nội, một nơi nổi tiếng với món ăn giá nửa triệu này là khách sạn Vườn Thủ Đô. Theo lời đầu bếp khách sạn này, thịt bò Kobe 40% là mỡ, nhưng không có cholesterol, có thể ăn sống được. Những người ăn món phở giá "khủng" này chủ yếu là doanh nhân, người có điều kiện.
Sau đó không lâu, khi xảy ra lùm xùm xung quanh việc thịt bò Kobe nhập khẩu vào Việt Nam không có chứng từ, cơ quan chức năng yêu cầu các nhà hàng kinh doanh món ăn này phải niêm yết giá công khai cũng như xuất xứ của thịt. Hiện, món phở xa xỉ này gần như "mất tích" ở Hà Nội.

Theo nhân viên khách sạn này, từ nhiều tháng nay, đầu bếp tại đây không còn chế biến món phở Kobe giá hơn nửa triệu. Trên thực đơn hiện tại, món ăn nói trên cũng biến mất.
Bít tết bò Kobe 2 triệu đồng
Cũng giống như món phở, bít tết bò Kobe được một số nhà hàng ở Hà Nội chế biến và một thời gian khá hút khách. Giá mỗi suất bít tết khoảng 200- 300 gam thịt bò là trên 1,9 triệu đồng.
Theo đánh giá của nhiều người, mức này quá cao so với mặt bằng chung. Nhưng cũng có người ủng hộ và cho rằng nếu là thịt bò Kobe thì mức giá nói trên quá "bèo", ngay cả khi bỏ từ 5 đến 10 triệu đồng mà được ăn thịt bò Kobe thật thì cũng đáng "đồng tiền bát gạo".
Cua Hoàng đế gần 10 triệu đồng/con
Ở Hà Nội, nhà hàng hải sản Louis là nơi bán và chế biến loại "siêu cua" này. Tại đây, giá một kg cua Hoàng đế nhập khẩu từ Úc phổ biến là 3,5 triệu đồng. Mỗi con cua nặng tối thiểu 3 kg. Như vậy, để ăn một bữa chế biến từ cua Hoàng đế, khách phải móc ví hơn chục triệu đồng.
Cua hoàng đế chục triệu (ảnh trên) và cua hoàng đế Việt Nam
Gần đây, loại cua này cũng được bán tại siêu thị Hà Nội với giá gần 5 triệu đồng/con 2 kg. Đại diện siêu thị khẳng định, khách mua 7 con cua nhập về từ Nhật Bản toàn bộ là người Việt Nam.
Còn theo những người kinh doanh cua Hoàng đế bắt được ở vùng biển Việt Nam, giá bán mặt hàng này không quá đắt, chỉ khoảng trên nửa triệu đồng một kg, trái mùa khoảng 700.000- 800.000 đồng/kg.
Tu hài Canada 5 triệu đồng/con
Giá mỗi kg tu hài Canada bán tại một số nhà hàng hải sản tại Hà Nội phổ biến 1,9- 2,5 triệu đồng. Các nhà hàng kinh doanh món ăn này và kiếm bộn tiền từ những vị khách tin rằng ăn tu hài có thể tăng cường sinh lực, bổ thận tráng dương.
Với trọng lượng trung bình 1-2 kg/con, tính ra, giá tu hài Canada tương đương với giá cua Hoàng đế nhập khẩu.

Khi người giàu nhất túng tiền (hahaha phan dong)

Ông Đặng Thành Tâm mới đây bán cổ phiếu chỉ là 1 "gạch đầu dòng" trong chuỗi vô số những khó khăn của các đại gia, mà những biến động của "chứng" (khoán) trên thị trường mới chỉ là khía cạnh có thể nhìn thấy.
Người giàu nhất Việt Nam năm 2007, ông Đặng Thành Tâm vừa đăng ký bán 22 triệu cổ phiếu SQC, với giá trị ước tính 1.400 tỉ đồng trong một trào lưu mà báo chí gọi là "đại gia đua nhau bán cổ phiếu, gom tiền tươi".
Nhưng đây chỉ là một "gạch đầu dòng" trong chuỗi vô số những khó khăn của các đại gia, mà những biến động của "chứng" (khoán) trên thị trường mới chỉ là khía cạnh có thể nhìn thấy.
Quốc Cường Gia Lai bị khởi kiện ra tòa xung quanh một dự án BĐS ở Đà Nẵng là một điển hình cho tình trạng đại gia "gặp khó khăn". Hết quý II, đại gia này nợ tới 2.980 tỷ đồng. Và trong khi lượng hàng tồn kho lên tới 2.846 tỉ đồng thì quỹ tiền mặt chỉ còn hơn 15,3 tỷ đồng.
Đại gia Bình An tiếp tục bị chủ nợ vây hãm, đòi tuyên bố phá sản, bất chấp thông tin bà Diệu Hiền có thể sẽ về nước. Thậm chí ngay cả khi Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức mua lại 1,1 triệu cổ phiếu HAG, các nhà đầu tư vẫn tỏ thái độ mà báo chí mô tả rất chính xác là "thờ ơ".

Không "thờ ơ" không được, không lo lắng không xong, khi bất chấp việc ông chủ của HAGL đăng ký mua hơn 3 triệu cổ phiếu - một động thái dư luận cho rằng mang tính trấn an hơn là một hoạt động đầu tư, bất chấp những thanh minh số nợ "chỉ" 6.400 tỷ đồng, chứ không phải 15.500 tỷ đồng, HAGL vẫn tiếp tục bị Fitch đưa vào diện "theo dõi tiêu cực" cho định hạng tín nhiệm B đối với nợ ngoại tệ, nội tệ dài hạn.
Có thể các đại gia đang khát tiền mặt và tìm mọi cách thoái vốn, dù phải bán cả đống cổ phiếu của chính DN mình. Có hai điều có thể nhìn thấy qua sự kiện này: Những khó khăn của nền kinh tế không buông tha một ai kể cả đó là những người giàu nhất. Và sự bất chấp điều tiếng cho thấy những khó khăn về nguồn vốn lớn đến mức các đại gia buộc phải chấp nhận những mất mát về lòng tin của các nhà đầu tư vào thương hiệu thậm chí đã phải xây dựng trong nhiều thập kỷ.
Bởi cái giá của thoái vốn chính là sự suy kiệt của niềm tin.
Nghiêm trọng hơn, TTCK lại bị rúng động khi "quả bom" SME phát nổ với việc cả chủ tịch và phó chủ tịch Cty chứng khoán này bị bắt. Song nghĩ cho cùng, nỗi lo mất vốn, mất tiền không phải đến khi "quả bom" phát nổ - khi mà các mã cổ phiếu "dán nhãn SME" gần như thành giấy vụn, được bán tống bán tháo với giá cốc trà đá - 700 đồng/cổ phiếu mới có. Bởi thế, "quả bom SME", hay sự kiện người giàu nhất VN năm 2007 "bán chứng gom tiền", chỉ là dày thêm sự thờ ơ và nỗi lo.
Ông Đặng Thành Tâm công khai việc phải bán cả núi cổ phiếu dẫu sao vẫn còn hơn chán vạn những đại gia khác, bất chấp uy tín, tìm mọi cách "bán lén" cổ phiếu. Như trường hợp Chủ tịch HĐQT Kien Long bank, vừa bị phạt vì "bán chui" cả gánh 876.450 cổ phiếu STB. Nắm cổ phiếu ngân hàng - loại cổ phiếu được bảo lãnh bằng danh nghĩa "an ninh tài chính tiền tệ" còn phải tìm cách "bán lén" huống chi các loại "chứng" khác.
Khi mà nền kinh tế lâm trọng bệnh, khi người giàu nhất VN cũng trở thành kẻ túng thiếu, thì việc nói về một "dấu hiệu khởi sắc cho thị trường chứng khoán" hay sự phục hồi của các DN quả thực xa vời.

Đường hầm sông Sài Gòn thấm nước?

Nhiều vết trám trét tập trung chủ yếu tại một đốt hầm nằm gần giữa thân hầm dìm. Theo một chuyên gia, đây có thể là những vết nứt trên nóc hầm và đã được xử lý chống thấm bằng keo

Sáng 6-8, ghi nhận của chúng tôi tại đường hầm sông Sài Gòn cho thấy nóc hầm có dấu vết sửa chữa. Các vết trám trét trên nóc hầm chạy loằng ngoằng theo chiều dọc hoặc chiều ngang, có vết dài gần 2 m, có vết ngắn chỉ vài chục centimet.
Đa số các vết trám trét tập trung chủ yếu tại các đường nằm ngang trên nóc hầm. Quan sát bằng mắt thường, những đường này có hình dạng tương tự mép nối giữa 2 khối bê tông.
Một số vết trám trét ở nóc hầm trong đường hầm sông Sài Gòn
(ảnh chụp ngày 6-8). Ảnh: ÁNH NGUYỆT - TẤN THẠNH
 
Đặc biệt, chạy viền theo các vết trám trét còn có những vật thể nhỏ, ngắn, màu vàng, hình lục giác được cắm chặt vào nóc hầm. Quanh những vật thể màu vàng này còn “mọc” lên những đám tơ màu trắng mịn như bông gòn. Khi phóng to hình ảnh, chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của một số vật thể có hình dạng tương tự giọt nước hoặc giọt keo quanh các vết trám trét.
Theo một chuyên gia, những vết trám trét trên có thể là những vết nứt trên nóc hầm và đã được xử lý chống thấm bằng keo
Theo quan sát, những vết trám trét này tập trung chủ yếu tại một đốt hầm nằm gần khoảng giữa thân hầm dìm. Một chuyên gia cho biết những vết trám trét trên có thể là những vết nứt trên nóc hầm và đã được đơn vị liên quan xử lý chống thấm bằng keo. Theo Trung tâm Quản lý Đường hầm sông Sài Gòn, hầm vượt sông này vừa được bảo trì theo định kỳ.
Để giải tỏa nghi vấn quanh những vết trám trét rất mới đó, chúng tôi đã liên lạc với nhà thầu thi công hầm (Obayashi - Nhật Bản) nhưng đơn vị này cho biết họ không có quyền phát ngôn. Chúng tôi cũng đã liên hệ với đại diện chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TPHCM để tìm hiểu sự việc. Tuy nhiên, ông Lương Minh Phúc, trưởng ban, chưa có thông tin phản hồi.

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lại gặp sự cố

Thông tin về lần dừng hoạt động thứ 2 liên tiếp của Nhà máy lọc dầu Dung Quất trong vòng 3 tháng qua được hãng Reuters khai thác các nguồn tin từ thị trường giao dịch năng lượng Singapore. Do nhà máy lọc dầu duy nhất đứng trước nguy cơ dừng hoạt động, phía Việt Nam đang rao bán lượng dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ.
Cùng lúc đó, các nhà nhập khẩu trong nước lại đang tìm mua gần 840.000 thùng xăng, dầu thành phẩm các loại để bù đắp nguồn cung thiếu hụt. Thời gian đóng cửa nhà máy, được nguồn tin của Reuters dự kiến là 2 tuần. Tuy nhiên, hãng tin này chưa nhận được xác nhận chính thức từ phía lãnh đạo nhà máy.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất mới hoạt động trở lại từ đầu tháng 7. Ảnh: Trí Tín
Nhà máy lọc dầu Dung Quất mới hoạt động trở lại từ đầu tháng 7. Ảnh: Trí Tín
Nhiều chuyên gia, kỹ sư, của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cho VnExpress biết phân xưởng Cracking xúc tác (Unit 15) - được coi là "trái tim" của nhà máy - đang gặp sự cố kỹ thuật phải tạm dừng hoạt động hai ngày qua.
Nguyên nhân ban đầu được các chuyên gia đưa ra là nhà máy mới khởi động trở lại nhưng đã vận hành ngay với công suất 100% khiến thiết bị CO-BOILER tại phân xưởng Cracking xúc tác bị nứt. Do vậy phân xưởng quan trọng này phải tạm dừng để khắc phục bằng cách hàn gắn thì mới có thể vận hành trở lại được.
Hiện phía nhà thầu Technip đã huy động chuyên gia từ Nhật Bản sang Việt Nam để tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự cố bể đường ống của thiết bị CO-BOILER, phân xưởng Cracking xúc tác. Hiện phân xưởng này đã tạm dừng hoạt động, trong khi các phân xưởng khác hoạt động cầm chừng khoảng 60% công suất.
Trong khi đó, trao đổi với VnExpress.net sáng 7/8, Tổng giám đốc Công ty lọc - hóa dầu Bình Sơn - Nguyễn Hoài Giang vẫn khẳng định: "Nhà máy lọc dầu Dung Quất không có vấn đề gì". Công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn là đơn vị quản lý nhà máy.
Một nguồn tin khác cho biết lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đang lo ngại, nếu nhà máy lọc dầu Dung Quất tiếp tục "trục trặc kỹ thuật" từ nay đến cuối năm thì tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh khó đạt theo chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra với mức 10-11% trong năm nay.
Trước đó, từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 7, nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng đã dừng hoạt động để xử lý các lỗi kỹ thuật trước khi nghiệm thu lần cuối và bàn giao vào cuối năm nay. Theo đó, các chuyên gia của Tổ hợp nhà thầu Technip phối hợp cùng kỹ sư, công nhân của Công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn đã xử lý dứt điểm 4 lỗi kỹ thuật lớn và vài chục lỗi nhỏ tại các phân xưởng công nghệ. Trong đó, các lỗi kỹ thuật lớn tập trung ở phân xưởng công nghệ Cracking xúc tác (RFCC) - phân xưởng công nghệ quan trọng nhất của nhà máy lọc dầu Dung Quất. Sau khi vận hành trở lại đạt 100% trong suốt một tháng qua, hiện nhà máy lọc dầu Dung Quất gặp sự cố kỹ thuật (nằm ngoài kế hoạch dự tính của công ty).
Trên thị trường năng lượng quốc tế, thông tin về việc Việt Nam bất ngờ cần thêm nguồn xăng dầu thành phẩm được dự báo sẽ tiếp tục hâm nóng thị trường khu vực, nhất là nhiều nhà máy lọc dầu tại các nước lân cận cũng đang tạm ngừng hoạt động để bảo dưỡng hoặc vì lý do kỹ thuật. Điều này cũng sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu dầu thô nội địa, khi các nguồn tin quốc tế cho biết Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) đang chào bán 700.000 thùng, với hạn giao là tháng 9, khi thị trường năng lượng được dự báo “ấm hơn”.
Tuy vậy, cùng với việc xuất dầu thô, theo giới kinh doanh năng lượng, PV Oil cũng đang tìm mua khoảng 108.000 m3 xăng, dầu thành phẩm các loại (tương đương 680.000 thùng), được giao vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 tới. Một đầu mối nhập khẩu khác là Saigon Petro cũng đang đặt mua khoảng 160.000 thùng các loại và dự kiện nhập cảng vào cuối tháng 8.

Sunday, August 5, 2012

'Vịt già xấu xí' và chuyện... mùi đồng!

Những hành vi vô đạo đức nhất, "phản văn hóa" nhất như tham nhũng, ăn cắp, hối lộ, mua quan bán tước trong xã hội, đã không được xử lý công minh và công bằng, khiến lòng người hoài nghi, và tâm không phục. Một khi sự thượng tôn của pháp luật bị xuống cấp, thì băng hoại văn hóa... lên ngôi. 

Và khi văn hóa Hà Nội bị băm chém, bị băng hoại, thì sự ngụy biện thường xuất hiện - đổ lỗi cho chiến tranh, cho kinh tế thị trường nơi phố thị. Nhưng có khi nào quản lý văn hóa dám "nhìn sâu vào trong mắt nhau" để thấy "anh mới hiểu anh sai là... có lý". Bởi chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, và kinh tế thị trường, thì VN đang mong mỏi thế giới... công nhận...
*
Văn hóa Kẻ Chợ và "văn hóa biết lắc đầu" của quan chức, là 2 câu chuyện khác nhau. Nhưng lại giống nhau ở 1 điểm- nó góp phần không nhỏ vào sự trường tồn, hưng hay vong, thịnh hay suy của quốc gia.
Kẻ Chợ và... "cái Chợ"? 
Không biết, họa sĩ, nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng, một hôm xấu trời, buồn bã thế nào, mà lại khơi ra chuyện Hà Nội và "văn hóa Hà Nội thụt lùi, văn minh lịch sự còn xa lắm" - loại chuyện biết rồi, khổ lắm, nói mãi! 
Nhưng đọc bài viết đó trong cơn mưa sầm sập. Để rồi nhìn cơ man những dòng người Hà Nội, nghìn nghịt trên đường phố, phút chốc "lóp ngóp" biến thành người Hà... Lội. 
Quả thật, giữa cái kẹt xe khốn khổ, ướt át mùi cống rãnh, oi nồng bụi bậm, người Hà Nội khó mà... lịch sự với nhau, nếu chẳng may có va chạm nhỏ. Chí ít, cũng là những đôi mắt "mang hình viên đạn" lập tức phóng thẳng về phía...đối phương. Sẽ cảm thông với nỗi thất vọng của ông hơn. 
Bài viết của Phan Cẩm Thượng, thực ra đã khơi lại nỗi đau của những người yêu Hà Nội. 
Khi họ ngày ngày phải chứng kiến sự lột xác một cách... "kinh hoàng" của thành phố này. 
Từ cô nàng thiên nga yêu kiều thanh lịch, tinh tế và lãng mạn những năm xưa, bỗng chốc thành cô vịt, ả vịt già xấu xí, bẩn thỉu và thô lậu giữa chợ buổi đương đông. Vừa đáng chán, lại vừa... đáng thương. 
Tại ai? Đã tạo nên 1 Hà Nội xô bồ, bát nháo, tục tằn, nửa quê nửa tỉnh. Một Hà Nội hiện đại xen quê kệch, và lẫn đâu đây chút hoài cổ, nhưng rất nhôm nhoam, xa lạ, và đi... ngược lại khái niệm cái đẹp? 
Bài viết của tác giả Nguyễn Hòa: Thủ đô nghìn năm văn hiến và "văn hóa bãi bia" (Tuần Việt Nam, 1/8) đã phân tích khá kỹ, quá trình hình thành đô thị và sự nhập cư dồn dập của người tứ xứ về Hà Nội, gắn với những giai đoạn lịch sử của thời cuộc, nhất là những năm gần đây, tạo nên 1 Hà Nội "mới" hiện nay. 
Nhưng cả 2 ông, Phan Cẩm Thượng và Nguyễn Hòa dường như mới chỉ "chạm" đến hiện tượng của 1 Hà Nội, là hệ lụy của quy hoạch phát triển không đồng bộ, quá tầm quản lý. Một Hà Nội của dân số đông, áp lực mưu sinh xô đẩy con người, thực dụng, tùy tiện, đến mức làm băng hoại cả văn hóa, đạo lý xã hội. Mà chưa đi đến tận cùng bản chất. 

Một Hà Nội ngập lụt sau những cơn mưa lớn 
Ở góc độ khác, cần thấy, nó là nhân- quả của lối tư duy và cách làm văn hóa sống sượng, duy ý chí, thiếu tầm nhìn, áp đặt những giá trị văn hóa mang tính hình thức, không tôn trọng quy luật thực tiễn, và thiếu hẳn tính tổng thể, nhưng lại bị thả nổi trong... quản lý? Từ đô thị đến con người. Từ văn hóa vật thể đến văn hóa phi vật thể. Từ cái đẹp ngoại hình, diện mạo, đến cái đẹp tinh thần, mang hồn cốt Thủ đô 1 quốc gia. 
Thế nên, quản lý văn hóa mà chưa hiểu hết văn hóa. Quản lý Hà Nội mà chưa hiểu hết Hà Nội. Thì khó có thể biết, Hà Nội cần gì, mong đợi gì. Khó có thể biết, Hà Nội yêu hay ghét, khổ đau hay... thất vọng? 
Văn hóa, đâu phải đến từ những quan niệm cực đoan như trước đây, xóa bỏ chùa chiền, nhân danh "xóa bỏ tàn dư chế độ phong kiến". Thực chất đã không phân biệt nổi đâu là mê tín, đâu là nơi tinh thần, tình cảm và tâm linh con người cần được chia sẻ, hướng thiện, tìm kiếm sự bằng an tâm hồn. Để đến bây giờ, lại chuyển sang một cực khác, mê tín bói toán tràn lan... Nơi không ít quan chức tìm vận rủi may trong con đường thăng quan tiến chức? 
Đó vừa là cái kém của quản lý, vừa là sự không phân định rõ những thang bậc giá trị của đời sống làm nên tinh thần nhân bản của con người. 
Phải chăng, còn từ quan niệm xây dựng 1 nền "văn hóa mới", kèm đó là những phong trào "gia đình văn hóa mới, cụm dân cư văn hóa mới" bề nổi, hình thức và áp đặt? Trong khi, văn hóa là mưa dầm thấm lâu, là những giá trị đạo lý thẩm mỹ được sàng lọc qua thời gian, mang tính chuẩn mực, không thể có văn hóa cũ, văn hóa mới. Và văn hóa chỉ có thể hình thành trong xã hội pháp luật được tôn trọng và thượng tôn. 
Thế nên, có rất nhiều gia đình "văn hóa mới" (nay thấy chỉ còn chữ văn hóa) nhưng khi xem xét chất lượng giáo dục, người ta tá hỏa. Vì trong khâu dạy người, thì yếu kém nhất, bê trễ nhất, hổng nhất, hỏng nhất là giáo dục... gia đình, tiêu chí không thể thiếu trong việc xây dựng nên gia đình văn hóa. 
Có biết bao gia đình văn hóa (hình thức) "che giấu" những bi kịch gia đình? Không ai trả lời được. 
Vì tiếc thay, tính sĩ diện hão của người Hà Nội đã gặp bệnh giả dối, nói dối của quản lý xã, phường. 
Những cách ứng xử tục tằn, vô văn hóa kiểu "phở quát, bún mắng, cháo chửi", lối sống ích kỉ chỉ biết mình, mất vệ sinh, thiếu văn minh trong cộng đồng, tỷ lệ trẻ em hư, tỷ lệ nạo phá thai của các em gái, tệ nạn xã hội, và những tội ác kinh hoàng, mà tội phạm đang có xu hướng "trẻ hóa đội ngũ", liệu có liên quan gì tới tư duy văn hóa hình thức, thông qua các... phong trào không? 
GD tạo nên "chất lượng người" của quốc gia. Nhưng GD Việt Nam bao năm nay, loay hoay mỗi việc dạy chữ và ngày càng lún sâu vào căn bệnh dối trá khó có thuốc chữa trị. Còn việc dạy người thì đứng lẻ loi... ngoài cánh cửa trường. 
Xã hội nghĩ gì khi nhìn thấy nam thanh, nữ tú đứng nghênh ngang trên đầu rùa, ngồi xoạc cả 2 chân lên mình rùa trong Văn Miếu Quốc Tử Giám, nơi tôn thờ và vinh danh các bậc tiến sĩ, khoa bảng. Hậu sinh khả...ố, do đâu? 
Khi nghênh ngang đứng trên đầu rùa, cười cợt xoạc chân trên mình rùa, chính là lúc họ nhạo báng lại giáo dục, nhạo báng tri thức và văn hóa. Hay ngày nay, tri thức, trí thức chỉ đáng được cư xử như vậy? 

Hai thiếu nữ vô tư ngồi lên cả đầu rùa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám 
Nghĩ gì khi mới đây, một cô gái người Scotland đi dạo ở một con phố Hà Nội, đã than khóc, van vỉ ai tìm hộ cho cô hộ chiếu bị mất cắp, sẽ đền bù hậu hĩnh. Rút cục, kẻ lấy hộ chiếu và được đền bù 100 USD vì "tìm thấy" đều cùng là...1 người. Cái trò "ma cô" ấy, sẽ để lại cho người khách trẻ Scotland ấn tượng gì về văn hóa Hà Nội nhỉ? 
Những hành vi vô đạo đức nhất, "phản văn hóa" nhất như tham nhũng, ăn cắp, hối lộ, mua quan bán tước trong xã hội, đã không được xử lý công minh và công bằng, khiến lòng người hoài nghi, và tâm không phục. Một khi sự thượng tôn của pháp luật bị xuống cấp, thì băng hoại văn hóa... lên ngôi. 
Và khi văn hóa Hà Nội bị băm chém, bị băng hoại, thì sự ngụy biện thường xuất hiện - đổ lỗi cho chiến tranh, cho kinh tế thị trường nơi phố thị. Nhưng có khi nào quản lý văn hóa dám "nhìn sâu vào trong mắt nhau" để thấy "anh mới hiểu anh sai là... có lý". Bởi chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, và kinh tế thị trường, thì VN đang mong mỏi thế giới... công nhận. 
Năng lực tư duy về văn hóa Hà Nội, cùng cung cách quản lý tiểu nông, không xứng tầm, đã để lại 1 dấu ấn thô bạo, xấu xí đáng buồn trên thân thể Hà Nội, vốn đẹp tinh tế và thanh nhã. 
Hà Nội- kinh kỳ xưa, được gọi một cách trân quý là đất Kẻ Chợ. Thời hiện đại này, Kẻ Chợ đang được gọi mỉa mai là ... "cái Chợ"? 
Còn "có danh gì với núi sông" (*) xứng đáng và cũng đau hơn, cho đô thị tinh hoa 1 quốc gia? 
Yêu nước còn là biết... lắc đầu 
Định mệnh luôn đặt số phận dân tộc Việt trước những thách thức bảo vệ chủ quyền, an sinh xã hội và an ninh quốc gia. 
Trong thế giới hiện đại và hội nhập ngày nay, thì sự làm ăn với "bên ngoài", nhất là với 1 nước láng giềng vừa mạnh, vừa bài bản, vừa đa mưu túc kế, đòi hỏi nước Việt phải có sự tỉnh táo, khôn ngoan. Đòi hỏi mỗi người có bổn phận phải biết đặt lợi ích quốc gia lên tối thượng. 
Nếu không chúng ta sẽ luôn phải trả "học phí" với giá quá đắt. 
Công bằng mà nói, hiện tượng ngoại kiều nhập cư ở lại nước sở tại, hoặc làm ăn giữa các quốc gia thông qua các dự án đầu tư là chuyện bình thường. Ngay người Việt chúng ta cũng vậy. 
Tại Mỹ, Pháp, Úc... không thiếu những cộng đồng người Việt sinh sống, làm ăn. Có điều những cộng đồng này luôn phải tuân thủ pháp luật, và chịu sự quản lý chặt chẽ, nghiêm cẩn của luật pháp nước sở tại. Điều đó, còn do năng lực cùng trách nhiệm của quản lý chính quyền cơ sở nước sở tại, biết vì lợi ích và an ninh quốc gia. 
Còn ở ta thì sao? 
Mới đây, UBND tỉnh Phú Yên đã có lời nói "Không, xin cảm ơn" (Thanhniên.com.vn, ngày 28/7), từ chối công nghệ sử dụng cyanua cực kỳ độc hại trong khai thác vàng, của 1 công ty TQ đầu tư trong lĩnh vực này. 
Cái lắc đầu dứt khoát, đúng chỗ, tỉnh táo và cần thiết, trước hệ lụy tác động nguy hiểm tới môi trường sống, không vì... mùi đồng hấp dẫn. 
Nhưng có phải lúc nào, người Việt cũng biết ... lắc đầu vì lòng yêu nước, vì an ninh và an sinh xã hội không? 
Cách đây ít lâu, dư luận xã hội sững sờ vì vụ việc người TQ nuôi cá bè trái phép ở Vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa)- địa danh có vị trí quan trọng đối với quốc phòng, đặc biệt đối với vùng biển của đất nước. Điều đáng nói, vụ việc diễn ra từ rất lâu, nhưng chính quyền cơ sở cứ...lúng túng, không chịu thực hiện xử lý các vi phạm (?) 
Sau Cam Ranh, là vụ ở vịnh Vũng Rô (cũng ở Phú Yên). Na ná "mô hình" Cam Ranh. Hơn nữa, người TQ ở đây còn núp bóng danh nghĩa "chuyên gia kỹ thuật". Vũng Rô cũng là 1 địa danh được quy hoạch cho dự án lọc dầu và phát triển cảng cửa khẩu, không được phép nuôi trồng thủy sản. 

Lồng bè nuôi tôm, cá của "chuyên gia" Trung Quốc tại Vũng Rô, Phú Yên 
Đọc những thông tin này, người ta có quyền đặt câu hỏi: Vì sao người TQ thích "nhằm" vào những vị trí an ninh, quốc phòng vùng biển mà "nuôi cá" với quy mô lớn thế nhỉ? Còn khi bị phát hiện, thì họ rút lui không kèn, không trống. Và vì sao, chính quyền địa phương lại...hồn nhiên thế nhỉ? Hay còn vì cái gì khác? 
Cái sự "hồn nhiên" của người Việt khá phổ biến. Đến mức gây hoài nghi. Chả lẽ già rồi mà còn dại? 
Còn ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội của Quốc hội, nhân vụ việc "Loạn phòng khám TQ" (VietNamNet, ngày 31/7) và trước sự kiện 1 người dân bị chết oan ở phòng khám có cái tên rất cứu rỗi- phòng khám Maria- đã thẳng thừng: Vấn đề là tiền! 
Vâng, nếu không vì tiền- vì "mùi đồng" thì làm sao có cả một vụ việc tày trời này: "Xây nhà máy chui cho thương nhân TQ" (Thanh Niên Online, 2/7). 
Đó là Nhà máy chế biến tinh bột wolfram (ATP) xuất khẩu công suất 3000 tấn/ năm, tại TP Móng Cái (Quảng Ninh), được Công ty CP Hoàng Thái xây dựng. Tài nhất, cả cái nhà máy mọc lên trên diện tích rộng tới 5 hecta mà chính quyền TP... không hề hay biết. 
Ông Chủ tịch UBND TP.Móng Cái còn thú nhận: Không ngờ là doanh nghiệp Hoàng Thái lại dám đầu tư hàng chục tỉ đồng để xây dựng nhà xưởng trong khi chưa được chấp thuận đầu tư. 
Cũng theo bài báo này, sở dĩ thương nhân TQ muốn xây nhà máy tại VN, vì các sắc thuế ATP cao, chi phí về nhân công, điện, tiền thuê đất đắt đỏ. Đặc biệt, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo vệ môi trường ngặt nghèo do nước này muốn hạn chế công nghiệp bẩn ở nước họ (!) 
Nếu không vì "mùi đồng" thì làm sao có vụ việc UBND huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) "bị lừa" khi đồng ý ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất, với diện tích 8500 m2 đất lúa cho ông Phạm Phú Thạnh. 
Để chỉ... 3 ngày sau đó, mặc những hứa hẹn, cam kết bằng đơn từ hẳn hoi, ông này chuyển nhượng ngay cho thương nhân TQ Zhong Heng Shan, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH Nguyên Long Sơn (công ty con của Tập đoàn kinh tế Nguyên Hinh, TQ). Đúng là, "mùi đồng" đã khiến lời hứa gió bay, nhẹ hều! 
Và tại cuộc họp báo ngày 10/7, ông Phó CT tỉnh thừa nhận đây là vấn đề rất mới mà UBND tỉnh cũng chỉ vừa mới nắm được. Chuyện ồn ào đến mức phải báo cáo lên trên. 
Và còn biết bao chuyện xung quanh "mùi đồng". 
Mới đây, VietNamNét đưa tin vụ "Tàn sát cổ thụ bán cho thương lái Trung Quốc" ở huyện Minh Long (Quảng Ngãi). Cổ thụ đây là cây nhội- còn gọi là cây trâm, có đặc điểm cực hút nước và giữ nước. 
Mỗi khi bứng cây trâm thì những cây con xung quanh cũng sẽ chết vì không còn cây trâm giữ nước. Việc bứng lấy bộ đế rễ cây trâm cũng sẽ khiến hàng loạt cây lớn nhỏ xung quanh bị đốn hạ. Từ đây, hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm thay đổi dòng chảy.... Thực chất là phá rừng. 
Có chuyện gì xung quanh "mùi đồng", mà người Việt mình không làm đây? Từ bán mèo (để diệt chuột) bán móng trâu (mất sức cày, kéo), bán "đỉa", bán ốc bươu vàng (những loại đáng lẽ phải diệt, thì dân Việt đi nuôi). 

Nhà máy sản xuất wolfram xây dựng hoành tráng thế này 
nhưng lãnh đạo Móng Cái vẫn... không biết - Ảnh: Long Sơn/ Thanh Niên 
Nản quá, nhà thơ Trần Đăng Khoa phải kêu lên, "Người Việt vẫn duy trì thói quen khôn nhà dại chợ": Có thể cảnh giác, nghi ngờ với cả con cái, anh em ruột thịt trong nhà, nhưng lại nhẹ dạ cả tin với thiên hạ. Mà ai nói gì cũng tin. Hay lại tại "cái nước Việt mình nó thế"? 
Đến nỗi, theo nhà thơ: Họ mà thu gom hài cốt thì không khéo khối người đào cả mồ mả, ông bà tổ tiên đem... bán. Quả là lời than cay đắng, về cái sự "hồn nhiên". 
Đúng là người dân Việt do nghèo đói, do hạn chế nhận thức, do ít thông tin, họ có thể nhẹ dạ nông nổi bởi... "mùi đồng". Nhưng "trên" họ, còn có các cấp quản lý chính quyền cơ sở, cánh tay nối dài của Nhà nước. 
Việc làm ăn, giao lưu thông thương giữa 2 quốc gia vào thời điểm cực kỳ nhạy cảm này luôn cần có nguyên tắc. Nguyên tắc tối thượng, là phải tỉnh táo, không để "mùi đồng" làm tối mắt, hoặc những sơ hở vì nhận thức quá kém, làm tổn hại tới an ninh quốc gia. 
Nguyên tắc ấy buộc các cấp chính quyền cơ sở không được phép cũng "hồn nhiên", đến mức có thể "rơi vào cái bẫy của TQ", và cần có "văn hóa quan chức"- biết lắc đầu từ chối đúng chỗ, vì lợi ích quốc gia. Bởi đó cũng là yêu nước. 
Tiếc thay khi vụ việc đã xảy ra, khiến cả xã hội lo ngại, bất bình, hầu như thường được nghe, từ phía chính quyền những cụm từ sao mà...lỏng lẻo. Lỏng lẻo như cách quản lý đầy sơ hở, thậm chí có phần vô cảm, vô trách nhiệm nữa: Không ngờ, không hay biết, bất ngờ quá, vấn đề rất mới... 
Văn hóa Kẻ Chợ và "văn hóa biết lắc đầu" của quan chức, là 2 câu chuyện khác nhau. Nơi này là chuyện của một đô thị. Nơi kia chuyện của đội ngũ quan chức. Nhưng lại giống nhau ở 1 điểm- nó góp phần không nhỏ vào sự trường tồn, hưng hay vong, thịnh hay suy của quốc gia. 
Kỳ Duyên

Tâm sự của người phụ nữ Việt được ‘Nobel’ Thiên Văn học 2012


WESTMINSTER (NV) - “Những khám phá đó không giúp đời được tí nào hết! Nhưng mà người nào cũng vậy, luôn luôn muốn tìm hiểu nhiều hơn về những thứ mình không biết. Người nào cũng muốn biết mình từ đâu tới, quả đất này từ đâu tới, tại sao lại có mặt trời, và tất cả những gì có trên quả đất này.”

Giáo Sư Jane X. Lưu, người đoạt cả hai giải thưởng lớn về thiên văn học, Shaw Prize và Kevli Prize năm 2012. (Hình: Jane X. Lưu cung cấp)
Giáo Sư Jane X. Lưu, khoa học gia gốc Việt đầu tiên nhận được hai giải thưởng lớn về thiên văn học năm 2012, nói một cách thẳng thắn về giá trị các công trình khám phá của cô.
Một chút bẽn lẽn, ngộ nghĩnh khi nói về bản thân và cuộc sống riêng tư. Một chút dí dỏm, hài hước khi nêu quan niệm về cuộc sống. Và thẳng thắn, quyết đoán, say sưa khi nói về công việc, về quả đất, về ước mơ. Ðó là những điều mà khoa học gia Jane X. Lưu, người đang làm việc tại phòng thí nghiệm Lincoln thuộc Ðại Học MIT, bộc lộ khi nhận trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt nhân sự kiện tên tuổi cô trở nên nổi bật trong lãnh vực thiên văn học thế giới.

Hai giải thưởng lớn bất ngờ đến cùng một tuần

Công trình “Ðịnh danh các vật thể ngoài Hải Vương Tinh” (Trans-Neptunian Objects, viết tắt là TNOs) của Giáo Sư Jane X. Lưu và người thầy của mình là Giáo Sư David C. Jewitt, giám đốc Viện Nghiên Cứu Thiên Thể, đại học UCLA, được Shaw Foundation chọn để trao tặng giải “Shaw Thiên Văn học 2012” tại Hong Kong. Ðây là giải thưởng được ví như “Nobel Châu Á” do ông trùm truyền thông Hồng Kông Run Run Shaw bảo trợ từ năm 2004, với số tiền $3 triệu, chia đều cho ba lãnh vực thiên văn học, khoa học sự sống, và y học và toán học.
Cũng vị giáo sư gốc Việt này, với công trình khám phá “Vành đai Kuiper,” được Kavli Foundation của Na Uy chọn trao giải “Kavli Thiên Văn học 2012”. Ðây là giải thưởng được khoa học gia người Na Uy Fred Kavli khởi xướng và Kavli Foundation tài trợ từ năm 2008. Giải Kavli Thiên Văn Học được xem là “giải Nobel Thiên Văn học” của thế giới, với tiền thưởng là $1 triệu.
Như vậy, trong cùng một tuần cuối Tháng Năm, người phụ nữ gốc Việt này vinh dự nhận được hai giải thưởng lớn nhất cho công trình nghiên cứu thiên văn mà cô cùng thầy Jewitt của mình thực hiện từ... 20 năm trước.
Nói với phóng viên Người Việt cảm nghĩ của mình về sự kiện lớn lao này, Giáo Sư Jane X. Lưu vẫn còn cảm thấy rất ngạc nhiên, “Thật là tôi cũng không tin nổi vì việc này tôi làm từ 20 năm trước rồi. Lúc làm thì cũng có tiếng một tí, nhưng mà xong rồi. Hai mươi năm sau, tôi không nghĩ gì đến chuyện đó nữa. Giờ tự dưng có hai món quà to như vậy thì thật là ngạc nhiên. Tôi không ngờ bởi vì đã 20 năm rồi.”
Vẫn bằng nụ cười có chút gì như hơi mắc cỡ, bẽn lẽn của người không quen nói về bản thân mình, cô kể buổi sáng mà cô nhận được email từ Hồng Kông thông báo về giải thưởng Shaw, cô còn tưởng là “người nào đùa chứ không phải là sự thật nữa”.
“Vành đai Kuiper” là giả thuyết của một nhà khoa học thiên văn người Mỹ gốc Hòa Lan, tên là Gerard Kuiper. Từ năm 1951, Gerard Kuiper tiên đoán về sự tồn tại của một vòng đai quanh hệ mặt trời, bên kia quỹ đạo của Hải Vương Tinh, vốn được xem là cái nôi phát sinh của sao chổi. Nhưng giới thiên văn học cùng thời cho rằng “Vành đai Kuiper” là một sự hoang tưởng, không chứng minh được.
Trong khi đó, Giáo Sư Jane X. Lưu cùng với người thầy của mình vẫn miệt mài tìm kiếm sự hiện hữu của vành đai này.
Cuối Tháng Tám, 1992, hai thầy trò tìm thấy thiên thể đầu tiên của “Vành đai Kuiper”. Khám phá này kết thúc “sự hoang tưởng” và mở ra hướng mới trong việc giải thích và chứng minh sự hình thành Thái Dương Hệ.
Phát biểu trước báo giới về khám phá này, Giáo Sư Jane X. Lưu khi đó cho rằng: “Chúng tôi đã phát hiện có hàng triệu thiên thạch ngoài đó, bên mép rìa Thái Dương Hệ, trong 'Vành đai Kuiper' giống như Diêm Vương Tinh vậy... Khám phá này làm hoàn toàn thay đổi quan niệm của chúng ta về định nghĩa hành tinh là gì.”

Con đường đến với thiên văn học

Khoa học gia Jane X. Lưu có tên Việt Nam là Lưu Lệ Hằng.
“Vậy chữ X. trong tên Mỹ Jane X. Luu có nghĩa là gì?” - “Không có nghĩa gì hết! Tôi bịa ra đó thôi.” Phóng viên hỏi và bật cười ngay lập tức vì câu trả lời ngộ nghĩnh của nhà thiên văn nổi tiếng này.
“Tại vì ai cũng hỏi 'initial' tên tôi là gì mà chả biết, rồi người ta cũng hỏi ông Jewitt như vậy nên ổng nói bịa đại ra đi nên tôi bịa ra đại đó.” Giáo Sư Jane X. Lưu giải thích về chữ “X.” trong tên của mình bằng nụ cười giòn tan.
Giáo Sư Jane X. Lưu, vừa được 49 tuổi hồi Tháng Bảy, hiện đang sống gần Boston, và làm việc cho phòng thí nghiệm Lincoln thuộc trường Ðại Học MIT. Chồng cô là người Hòa Lan, cũng từng là một nhà thiên văn học, nhưng đang làm việc cho Microsoft. Cô có một con gái nuôi 6 tuổi, người Việt.
Sinh ra trong một gia đình có bốn người con, Giáo Sư Jane X. Lưu có một chị gái và hai em trai. Thân phụ cô từng làm thư ký cho một công ty hàng không của Mỹ trước năm 1975. Ðó cũng chính là lý do cô cùng gia đình có cơ hội rời khỏi Việt Nam vào những ngày cuối cuộc chiến.

Giáo Sư Jane X. Lưu và con gái Eliot. (Hình: Jane X. Lưu cung cấp)
Nói về chuyện học hành, người phụ nữ yêu khoa học này chia sẻ, “Hồi nhỏ đi học thấy trường nào cũng dễ, thấy cái gì cũng dễ nên cũng chả biết học cái gì. Chỉ nghĩ nếu mình đi học khoa học thì chắc là sẽ tìm việc làm dễ hơn, thế là đi học khoa học. Hơn nữa, bố mẹ tôi chả bắt tôi học bác sĩ, dược sĩ, chỉ nói đi học nghề nào giúp có thể tìm được việc làm là tốt rồi.”
Năm 1984, cô tốt nghiệp cử nhân vật lý trường Ðại Học Stanford.
“Còn vụ đi làm thiên văn học chỉ là hên thôi.” Mọi chuyện đến trong đời nhà khoa học này tưởng chừng như đều nhẹ nhàng, qua cách cô nói.
Cô kể, “Tôi học đại học chả có gì dính dáng đến thiên văn học hết. Khi ra trường, có một vài tháng tôi làm việc cho phòng thí nghiệm JPL (Jet Propulsion Laboratory). Tại đây, có dịp nhìn những bức hình thiên văn thấy đẹp quá. Thế là tôi nghĩ nếu mình có nghề rồi mà học mấy cái này cũng vui. Nên mấy năm sau, khi muốn trở lại đi học tiếp, nghe bạn bè nói ở MIT có trường học về thiên văn học lý thuyết cũng giỏi nên tôi thử nộp đơn coi có được không. Khi được thì thôi đi luôn.”
Trong quá trình làm luận án cao học, rồi tiến sĩ tại đại học UC Berkeley và MIT, cô Jane X. Lưu làm việc dưới sự hướng dẫn của Giáo Sư David C. Jewitt.
Khoa học gia Jane X. Lưu nói về người thầy của mình bằng một sự trìu mến, “Tôi thấy mình hên là khi đó tôi có người thầy hướng dẫn là Giáo Sư David C Jewitt. Thầy thì giỏi nên mình học được cũng nhiều. Thầy vừa thật là giỏi, lại vui tính, dễ dãi nên hai thầy trò hợp lắm. Nhờ làm việc với thầy nên tôi học được nhiều mà cũng thành công nhiều.”
“Nếu mà được làm việc với người giỏi thì mình sẽ luôn luôn giỏi thôi.” Người khám phá ra “Vành đai Kuiper” nói thêm.
Năm 1991, cô Jane X. Lưu được Hội Thiên Văn Hoa Kỳ trao giải “Annie Jump Cannon Award in Astronomy,” là giải thưởng hàng năm dành cho một nhà thiên văn nữ có đóng góp quan trọng nhất.
Năm 1992, cô nhận bằng tiến sĩ tại MIT, và nhận học bổng Hubble của đại học UC Berkeley.
Cũng năm này, khi tiểu hành tinh “5430 Luu” được đặt theo tên cô tạo nên cảm hứng và niềm tự hào cho biết bao người Việt Nam khác trên thế giới, thì người tìm ra tiểu hành tinh 5430 lại nói một cách hóm hỉnh, nhẹ nhàng, “Chuyện này cũng chả quan trọng mấy đâu vì nếu mình tìm được những cái tiểu hành tinh thì người ta cho cái tên, mà có nhiều người tìm ra được nhiều hành tinh lắm, nên vụ này không quan trọng lắm.”
Trả lời câu hỏi, “Là một phụ nữ, theo đuổi một ngành khoa học không có nhiều người theo như vậy, có điều gì khó khăn không?” Nhà thiên văn học Jane X. Lưu ngẫm nghĩ một thoáng trước khi bộc bạch: “Ðàn bà làm nghề này thì hơi khó nhưng mà cũng không khó hơn những nghề khác đâu. Nếu một người đàn bà làm nghề trong đó có nhiều đàn ông thì luôn luôn là khó hơn. Nghề nào cũng vậy, vì cả thế giới này, nghề nào người đàn ông cũng ở bậc cao nhất, luôn luôn chỉ có đàn ông. Nên đàn bà muốn đi lên thì càng khó, vì người ta không có nể mình lắm. Nếu có nể, họ cũng chỉ nể vừa vừa, vì luôn luôn họ coi mình thấp hơn đàn ông. Không phải người nào cũng vậy, nhưng phần đông là như vậy. Nghề nào cũng bị như vậy.”
“Từ từ rồi cũng sẽ có sự thay đổi thôi, nhưng mà 50 năm hay 100 năm nữa cũng chưa xong vụ này đâu,” nữ khoa học gia bật cười khi nêu cảm nghĩ của mình.
Sau khi nhận bằng tiến sĩ, cô làm giáo sư Ðại Học Harvard và Ðại Học Leiden ở Hòa Lan. Sau đó, cô trở lại Hoa Kỳ, tạm chia tay với việc nghiên cứu, khám phá bầu trời, quả đất cùng các hành tinh, để về làm công việc chế tạo dụng cụ thiên văn tại phòng thí nghiệm Lincoln cho đến nay.

Hãy nghĩ điều gì khác hơn là tiền

“Làm khoa học bao nhiêu năm đây là lần đầu tiên thấy mình có số tiền lớn như vậy.” Giáo Sư Jane X. Lưu vẫn nói bằng một giọng hài hước vui vẻ.
Người đoạt giải “'Nobel' Thiên Văn học 2012” tính toán kế hoạch sử dụng tiền thưởng, “Trước nhất, tôi trả hết tiền nhà còn thiếu. Thứ hai, là để một tí tiền cho con gái 6 tuổi của tôi đi học đại học. Còn nữa thì người nào trong gia đình cần thì giúp. Tôi cũng muốn cho tiền cho những người làm việc giúp cho quả đất này.”
“Tôi lo cho quả đất này không biết sống được bao nhiêu lâu nữa.” Nụ cười người phụ nữ pha lẫn sự lo lắng của một nhà khoa học.

Giáo Sư Jane X. Lưu (thứ nhất từ phải) cùng gia đình, mẹ, con gái, cháu, chị và hai em trai. (Hình: Jane X. Lưu cung cấp)
Giáo Sư Jane X. Lưu nói thêm bằng giọng nghiêm túc, “Tôi muốn giúp quả đất là vì tôi lo cho việc khí hậu sẽ nóng dần lên. Ai cũng biết nếu cả thế giới nóng lên thì nó sẽ thay đổi tất cả đời sống trên trái đất này. Cái gì có trên quả đất này mà mình xài nhiều quá thì rồi cái gì cũng hết, nước cũng hết, xăng cũng hết. Người thì ngày một đông hơn. Dĩ nhiên đời tôi thì tôi không lo rồi, nhưng mà mấy đứa nhỏ có thể đời sống sẽ khó hơn, nên tôi lo cho con nhỏ của tôi và những người trẻ hiện nay. Hai mươi năm nữa thì tôi vẫn sống được, không có sao hết. Nhưng 50 năm nữa thì không biết sẽ ra sao.”
Quyết định rời giảng đường đại học để được làm việc theo ý mình cũng làm mọi người ngạc nhiên. Tuy nhiên, cô nói về quan niệm sống của mình: “Nhiều người tưởng tôi ‘khùng’ khi từ bỏ chức giáo sư để chế tạo dụng cụ thiên văn tại MIT, nhưng tôi lại thấy hạnh phúc. Tôi muốn thay đổi, muốn làm cái gì mới nên tôi không làm nghiên cứu nữa mà làm ứng dụng, chế tạo cái này cái nọ. Cũng là cách học thêm một nghề khác.”
Cũng chính vì không muốn lặp lại, đi lại trên con đường người khác đã đi, đã khám phá, nên Giáo Sư Jane X. Lưu cho rằng, “Nếu có dịp trở lại đại học làm nghiên cứu, chắc chắn là tôi không làm nghiên cứu về thiên văn nữa, bởi vì giờ đây có quá nhiều người làm cái này rồi. Mình phải tìm cái gì người ta chưa làm để mà làm chứ!”
Chia sẻ với người trẻ gốc Việt nhân dịp được nhận giải thưởng lớn này, Giáo Sư Jane X. Lưu nói, “Tôi thấy người Việt Nam đến đây phần đông ai cũng làm việc thật là chăm, đi học thật là chăm để tìm được việc làm tốt, để mong được thành công. Nhưng tôi mong là những người trẻ hãy nghĩ điều gì khác hơn là chỉ lo về tiền.”
“Ai cũng cần tiền để sống nhưng mà nếu nhiều tiền quá thì nó cũng chẳng giúp hơn cho mình cái gì. Tôi biết người khác không nghĩ như vậy, nhưng tôi thì nghĩ như vậy. Tôi chỉ thấy cần vừa đủ tiền để sống, cho thêm cũng không thay đổi cách sống của tôi, nên tôi mong những người trẻ nghĩ nhiều hơn những điều gì khác hơn là tiền. Như lo cho người nghèo, cho thú vật hay quả đất, có nhiều thứ cũng cần mình lo. Ðừng có luôn luôn nghĩ về mình và nghĩ về tiền. Tôi chỉ mong như vậy.” Cô nói một cách tha thiết.
Im lặng một lúc, cô nói tiếp, “Tôi mong con tôi lớn lên sẽ thành người đàng hoàng, nó sẽ không chỉ nghĩ về mình mà còn lo nhiều chuyện khác, lo cho người khác, lo cho thú vật. Tôi cũng mong cho có người lo cho quả đất này vì mình sống cần có bao nhiêu thứ từ quả đất cho, mà mình cũng phá nhiều quá. Nếu mình không biết giữ thì rồi đời sẽ khó cho tất cả mọi người.”

05/08/2012: Tường thuật biểu tình chống Trung Quốc xâm lược lần 4

05/08/2012: Tường thuật biểu tình chống Trung Quốc xâm lược lần 4

Cập nhật lúc 19:30 - Bản tin trưa ngày 05/08 trên đài truyền hình Hà Nội (HTV) đã vu cáo láo về cuộc biểu tình yêu nước sáng chủ nhật. Đài truyền hình Hà Nội đã bịa đặt như sau: "Đáng chú ý là trong cuộc tụ tập sáng nay, quần chúng nhân dân và lực lượng an ninh đã phát hiện và bắt quả tang một số đối tượng đang phát trả tiền công cho những người biểu tình".

Đài truyền hình của tên tội đồ Trần Gia Thái và tay sai còn tiếp tục khẳng định "Bộ mặt thật cái gọi là biểu tình yêu nước đã bị lộ tẩy". Đài này còn cho biết sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết và bằng chứng trong bản tin thời sự lúc 18:30 cùng ngày.

Tuy nhiên, trong bản tin sau đó lúc 18:30 lại không hề cung cấp thêm bằng chứng về việc này. Như vậy, đây là một thông tin xuyên tạc của đài truyền hình Hà Nội nhằm che đậy hành vi đàn áp, bắt bớ của cơ quan CA đối với người biểu yêu nước.

Sự vu cáo như trên có lẽ theo sự chỉ đạo của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Tháo thông qua tên tội đồ Trần Gia Thái và bè lũ tay sai bán nước




Cập nhật lúc 18:00 giờ - Đa số mọi người đã ra khỏi trại Lộc Hà. Tuy nhiên, một việt kiều Thụy Sĩ là ông Nguyễn Văn Ngoan vẫn còn bị giữ lại. Mọi người đang tiếp tục ở lại để đấu tranh đòi thả người.

Được biết, ông Ngoan - người đang bị bắt giữ là một việt kiều đang có mặt tại Việt Nam để tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo

Cập nhật: Ông Nguyễn Văn Ngoan cũng đã ra khỏi trại Lộc Hà, tuy nhiên đồ đạc, máy móc vẫn bị thu giữ.

Tin cập nhật lúc 13:20 - Chị Trần Thị Nga đã ra khỏi trại Lộc Hà.


Ảnh: Facebook Anh Chí

Ảnh: Facebook Anh Chí
Trên Facebook, nhà báo Lê Diễn Đức nhận định:
Mặc dù không diễn ra với quy mô lớn, rầm rộ vì bị công an, mật vụ và đám sai nha đỏ nhiều như gián bao vây, theo dõi, đe dọa và bắt giữ nhiều người trước và trong ngày chủ nhật, cuộc xuống đường của dân chúng sáng ngày 5/8 tại Hà Nội chứng minh hùng hồn rằng, nhà cầm quyền phò Tàu không thể nào ngăn cản được lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm. 
Tôi không hiểu nổi một tập đoàn lãnh đạo mà người nào cũng đeo lủng lẳng mác tiến sĩ lại có thể ngu xuẩn đến mức không ý thức được rằng, lòng yêu nước và tinh thần chống bành trướng Bắc Kinh xâm lược đã ngấm vào máu thịt của người Việt từ ngàn đời nay, không một bạo lực nào có thể thay đổi được máu của người Việt. Bạo quyền Ba Đình và Bắc triều còn phải đối diện dài dài!
 
 
 
 
 
Đàn áp người yêu nước trong khi đất nước đang bị Tàu Ô xâm chiếm thực sự (toàn bộ đảo Hoàng Sa, một phần Trường Sa) và đang giương móng vuốt hung hăng đe doạ trên biển Đông suốt thời gian gần đây, tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN đã tự lột trần bản chất phản bội lại nhân dân, phản bội lại truyền thống của Tổ Tiên, bán rẻ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc. Lịch sử sẽ ghi tạc và không bao giờ tha thứ.
Tôi cũng tin rằng, với lời kêu gọi của 42 nhân sĩ, trí thức tại Sài Gòn, những người từng gắn bó, dấn thân cho chế độ, sẽ thôi thúc đông đảo dân chúng xuống đường vào một ngày gần đây tại Sài Gòn.
Bạo quyền có thể đàn áp một trăm, vài trăm người nhưng nếu hàng ngàn, hàng chục ngàn người cùng lúc gióng lên tiếng nói trước tình trạng Tổ quốc lâm nguy sẽ làm bạo quyền run sợ, chùn bước. Đó là điều chắc chắn. Chỉ cần bằng mọi cách vận động sâu rộng, thức tỉnh rất nhiều những con người đã bị bộ máy tuyên truyền của chế độ lừa gạt hoặc không tiếp cận được thông tin.
 

Lạ: Sống với chim trĩ và kỳ đà kiếm tiền tỷ (another fairy tale story... hahahaha)

Từ trang trại nhỏ nuôi sinh sản một số loài động vật hoang dã, đến nay, ông Huỳnh Chí Công đã phát triển thành một công ty chuyên nuôi xuất khẩu.
Làm bạn với... rắn

Trước khi trở thành giám đốc, ông Huỳnh Chí Công từng làm nhiều nghề như phụ hồ, lái xe... Đầu năm 2008, ông bắt đầu nuôi thỏ nhưng loài này dễ bệnh, việc chăm sóc khó khăn mà khi thu hoạch lại không có đầu ra.

Một lần tình cờ, ông lên Tây Ninh học hỏi cách nuôi thỏ và phát hiện mô hình nuôi rắn ráo trâu (hay còn gọi là rắn long thừa) cho hiệu quả kinh tế cao. Ông tiến hành nuôi thử nghiệm. Do không có kinh nghiệm nên thời gian đầu, rắn nuôi chết hàng loạt bởi chúng nhạy cảm với thời tiết, dẫn đến bệnh tật mà ông lại không có thuốc điều trị.
Thua lỗ nhưng vị giám đốc trẻ quyết đầu tư vào mô hình này. Sau khi tìm được nguồn nhập khẩu thuốc chữa bệnh, trang trại rắn của ông không còn "lay lắt" nữa mà ngày càng phát triển. Để chủ động nguồn cung thức ăn cho rắn, ông xây chuồng nuôi ếch. Cũng trong quá trình nuôi, ông phát hiện loài kỳ đà có thể ăn những con ếch chết. Ông liền đầu tư nuôi thêm kỳ đà, vừa đơn giản vừa cho hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, ông tận dụng những chú ếch chết làm thức ăn cho kỳ đà, còn ếch sống trở thành thức ăn cho rắn.

Lắm công phu

Hơn 4 năm trong nghề , "ăn, ngủ" cùng động vật hoang dã giúp ông Công hiểu đặc tính của từng loài. Ông tiết lộ: "Với kỳ đà, khi nuôi phải cho chúng phơi nắng giống như cá sấu. Chuồng trại xây khá đơn giản, diện tích khoảng

9 m2 là đủ chỗ cho 25 con. Trong quá trình nuôi không được để kỳ đà quá to, béo bụng vì như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Nếu trọng lượng kỳ đà vượt 4 kg/con, giá sẽ không cao". Chỉ vào một con kỳ đà có bụng to, ông cho biết: "Con kỳ đà này nặng gần 5 kg là quá tiêu chuẩn, bán sẽ mất giá. Giờ chủ nhân của nó gửi công ty nhờ chăm sóc để giảm cân".

Còn với loài rắn ráo trâu, kỹ thuật nuôi cũng lắm công phu. Hầm nuôi rắn cần được xây kỹ bằng tường gạch, xung quanh bao bọc bằng lưới B40. Thức ăn chủ yếu của rắn là chuột, cóc, ếch, nhái... còn sống.

Ông nhấn mạnh: "Khi cho rắn ăn, thức ăn không được để tràn lan mà phải đựng vào trong thùng để thức ăn thừa không rơi vãi ra ngoài làm bẩn chuồng. Mỗi tuần chỉ cho rắn ăn 2-3 lần. Trong chuồng, cần đặt vật chứa nước cho rắn tắm và uống. Hằng ngày, cần thay nước để bảo đảm vệ sinh. Nên đặt bóng đèn trong chuồng để cho rắn thích nghi với ánh sáng, đồng thời tạo nhiệt độ giữ ấm cho rắn khi vào mùa đông".

Thu tiền tỉ

Hiện tại, công ty của ông Công nuôi hơn 400 con rắn ráo trâu (mỗi con nặng trên 1 kg), gần 2 tấn kỳ đà và 40 con chim trĩ đỏ trong giai đoạn trưởng thành, sinh sản. Việc nuôi những loài vật có tên trong Sách đỏ phải được sự cho phép của cơ quan kiểm lâm nên ngay khi có ý định mở rộng mô hình trang trại, ông Công đã xin cấp phép để thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Đến nay, công ty của ông cung cấp trĩ giống cho người dân quanh vùng với giá 350.000 đồng/con (2 tháng tuổi). Còn với kỳ đà, giá bán dao động từ 370.000 đồng/kg, giá xuất khẩu cao điểm có thể đạt 450.000 đồng đến 600.000 đồng/kg. Riêng rắn ráo trâu có giá từ 800.000 đồng đến 900.000 đồng/kg.
Chỉ trong năm 2011, ông đã xuất khẩu rắn, kỳ đà thu về hơn 600 triệu đồng. Còn từ đầu năm đến nay, ông cũng đạt doanh thu hơn 1 tỉ đồng và dự kiến đến cuối năm có thể đạt khoảng 2 tỉ đồng. Không những thế, ông còn tăng quy mô nuôi kỳ đà, rắn xuất khẩu với diện tích khoảng 4.000 m2, cung cấp giống cho bà con trong vùng, hướng dẫn cách chăm sóc và bao tiêu sản phẩm.

"Để tránh phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, sắp tới công ty sẽ tìm thị trường mới để tăng tính ổn định cho đầu ra, hạn chế rủi ro" - ông Công cho biết.