Tuesday, September 17, 2013

Đón Trung Thu ở đất nghèo Thành Cổ

Mùa Tết Trung Thu được xem là một trong hai Tết lớn của người Việt, bởi nếu như Tết Nguyên Đán là Tết khai mở một năm mới và là dấu mốc của một tuổi mới cho mọi người thì Tết Trung Thu mang ý nghĩa thời khắc đánh dấu sự chín muồi của một tuổi vừa có.

Trung Thu, niềm vui của trẻ em miền quê bao giờ cũng tràn trề ánh trăng và âm thanh đồng dao.(Hình: Phương Minh/Người Việt)
Và cũng là khoảng thời gian thăng hoa cho tuổi mới lớn dưới ánh trăng nhuộm màu đồng dao. Mùa Trung Thu năm nay, dường như trẻ em miền Trung nói chung và trẻ em Quảng Trị nói riêng lại có vẻ ảm đạm và buồn…
Bởi chuyện cơm áo gạo tiền của cha mẹ
Bé Nguyễn Đình Phương, 11 tuổi, là con của gia đình 3 anh chị em, cha mẹ làm nông, sống ở Gio Linh, kể: “Nhà cháu nghèo lắm, mấy anh chị em đi học không có xe đạp, phải đi bộ gần ba cây số mới tới lớp. Cháu không hiểu Trung Thu mang ý nghĩa gì”.
“Ba mẹ cháu đi làm ruộng hằng ngày, lúc rảnh ruộng thì đi làm phụ hồ hoặc làm rừng, anh cả của cháu đang đi làm trên Đông Hà, nghe nói là bốc vác gì đó trong chợ, anh ấy được 16 tuổi rồi, mỗi tháng anh có gửi tiền về nhờ ba mẹ cất giùm và cho cháu nộp học, chị thứ nhì của cháu thì đi học nhưng chắc năm nay nghỉ, nhà cháu chưa bao giờ nấu chè xôi cúng rằm Trung Thu, không biết hồi xưa có không chứ thời của cháu thì không thấy”.
Bé Hải, 12 tuổi, gần nhà Phương kể: “Cháu đi múa lân kiếm tiền được 5 năm rồi, cứ gần đến Trung Thu là tụi cháu chung tiền mua đầu lân, mua ông địa và thuê trống để đi múa kiếm tiền. Bắt đầu múa từ mùng mười tháng tám, đến khuya rằm thì nấu chè ăn liên hoan và chia tiền lãi. Có năm cháu kiếm được cả ba, bốn trăm ngàn lận”.
“Nhưng năm vừa rồi kiếm ít, múa ế ẩm mà đầu tư cũng lớn, vì bây giờ mình không đầu tư nhiều tiền, mua lân thiện chiến về múa thì bị mấy con lân xóm khác tới lấn sân, múa lấy hết tiền. Đầu lân xấu thì chỉ còn nước vác chạy quanh xóm rồi buồn. Vì nhà nào nghe mình đánh trống lục bục trước ngõ là lo đóng cửa, tắt đèn, đi cả đêm phí công. Chính vì thế phải đầu tư.”

Cậu nhỏ mải mê với xập xõa, nhạc cụ múa lân cho một buổi đi biểu diễn, hy vọng kiếm ít tiền.(Hình: Phương Minh/Người Việt)
Khi nghe chúng tôi kể rằng ở thành phố, có những chiếc bánh Trung Thu có giá lên vài triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng, cậu bé 12 tuổi tên Hải lắc đầu, chép miệng giống y như người lớn: “Chà chà, số tiền vài triệu đồng nhà em làm cả mấy năm mới dành dụm đủ, vậy mà người ta bỏ ra mua một cái bánh cắt ăn chơi rồi thôi, ghê thật!”.
“Còn nói cái bánh mấy chục triệu đồng, nghe ra cả lượng vàng chứ giỡn chơi đâu, một lượng vàng á, ở trong xóm cháu, ai mà có được một lượng vàng là giàu to rồi, vậy mà người ta mua bánh, cắt ăn xong lại thải ra đất, uổng quá đi! Cháu chỉ ước chi Trung Thu này, nhà cháu có chừng hai chục cái bánh chưng nóng ăn cho đã thèm!”.
Nghèo quá nên chỉ biết buồn
Ông Trần Hữu, chủ của gia đình 5 đứa con, sống ở Hải Lăng, kể với chúng tôi: “Dân ở đây còn nghèo nhiều, nên chằng có nghĩ gì về Trung thu đâu! Thường thì Trung Thu, chính quyền tổ chức múa lân, phát quà bánh cho các cháu, bánh cũng tượng trưng thôi chứ tiền đâu mà chia cho xuể!”.
“Thì mỗi nhà góp một ít tiền vào, nhà nước cho thêm một ít, về xã phường người ta mua quà, thuê lân đến múa cho các cháu xem, sau đó phát quà, cho một vài cháu lên đứng hát gì đó rồi xong. Có năm phát cho ổ bánh mì thịt, có năm cho vài cái bánh ú hình ngôi sao, thế thôi!”.

Đội lân nhỏ ở vùng quê với đầu lân, trống, và mặt nạ ông địa “khiêm tốn” vì không có nhiều tiền sắm sửa những thứ đắt tiền. (Hình: Phương Minh/Người Việt)
“Năm nay mất mùa, mà các tiệm bánh như Kinh Đô, Đồng Thuận, Đồng Tiến về mở quầy đầy ngoài thị trấn, mình thấy mà ngại, chở con đi ngang qua chỉ lo đi cho thật nhanh, sợ nó đòi vào xem rồi mình không mua nổi, nó tủi thân, tội nghiệp. Ăn còn chưa đủ, lấy đâu mà chơi, cái bánh vài chục ngàn đồng, vài trăm ngàn đồng, tiền đó mình ăn cả tháng trời, có khi vài tháng…”.
Nói xong, ông Hữu chép miệng, nét già nua hiện rõ trên gương mặt của người cha trạc tuổi 40 này. Bà Trần Thị Lũy, là mẹ của hai đứa con không có cha, chúng đều mang họ mẹ, kể với chúng tôi rằng: “Mỗi năm, Tết hoặc Trung Thu, tôi mang con về ngoại gửi rồi đi làm thêm, mấy dịp này đi rửa chén bát thuê cho mấy quán ăn kiếm cũng được mỗi đêm 20 ngàn đồng. Mình khó khăn, dễ gì kiếm được ngần ấy tiền!”.
“Đứa con đầu của tôi năm nay tham gia chung vốn mua đầu lân về múa, mấy ngày nay thấy tụi nó lo lắng, sợ trời mưa không đi múa được, rồi sợ lỗ vốn vì mấy con lân xóm khác bốc quá, tự dưng nhiều khi tôi chỉ muốn khóc, cũng vì mình nghèo khổ quá, con cái chưa có tuổi thơ đã phải lo lắng chuyện cơm áo gạo tiền. Tuổi của nó là tuổi ăn ngủ, phá phách, hồn nhiên, không lo lắng gì. Nhưng cũng do cái nghèo mà ra…”.
Cô Hường, giáo viên cấp một ở Hải Lăng, chia sẻ với chúng tôi: “Quảng Trị cũng là vùng đất chó ăn đá gà ăn muối, nhà nào giàu thì giàu nứt trứng nhờ có thế lực, làm quan chức, buôn bán có đường dây, còn phần đông thì nghèo khạc ra tro ho ra khói hết”.
“Tôi đi dạy được hơn mười năm trong nghề, chỉ thấy toàn nghèo với nghèo không à. Học trò của tôi mới chín, mười tuổi đã phải lo bươn chải phụ giúp cha mẹ. Đến mùa Trung Thu, hằng năm, tôi đều gửi thư đến các bạn bè thân thiết trên thành phố để xin tiền về mua quà cho các em, tội nghiệp lắm! Có nhiều đứa dành dụm cả năm để chung vốn múa lân kiếm lãi, mà năm nay chắc khó!”.
“Thì tình hình múa lân bây giờ đâu có giống hồi xưa, người lớn bỏ tiền ra đầu tư, mua lân xịn, trống xịn, tập tành cả tháng trời để múa dịch vụ, khi đi có xe tải, thậm chí vài chiếc xe tải chở đoàn lân, múa giá cũng vừa phải nên nhà nào cũng chọn loại lân này vì họ quan niệm lân này vào nhà làm ăn hên, nó có ‘huông giàu’, nó đi xe hơi… Trong khi lân của các cháu bé thì lèo tèo vài ngọn đuốc dầu, trống đánh nghe lẹt đẹt, nhìn tội nghiệp lắm!”.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Rằm Trung Thu, nhưng không khí đón Trung Thu của miền Trung nói chung và Quảng Trị nói riêng, năm nay nghe có vẻ ảm đạm, chưa thấy gì

Thursday, September 12, 2013

Bún độc hại và ăn bún độc hại ở Sài Gòn

Ở Việt Nam, trong các thức ăn chế biến từ tinh bột thì bún chỉ đứng sau cơm. Những món ăn từ nhà hàng ra đến lề đường, từ nhà riêng cho đến bàn tiệc, số lượng thức ăn có gốc bún kể không hết.
Không có gì quá đáng khi nói người Việt có cả ngàn năm ăn bún vậy mà ngày nay dưới thời cộng sản, thị trường lại bùng nổ bún có chất phát sáng, bún thuốc tẩy, bún có hóa chất độc hại...

Các chợ lớn chợ nhỏ khắp Sài Gòn vẫn thản nhiên bán bún trắng sáng. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)
Thời gian qua, các phương tiện thông tin trong nước la làng về bún độc hại khiến dư luận choáng. Nhưng la làng thì cứ la làng còn bún chứa chất cấm thì cứ thản nhiên mua với bán.

Mới đây ông giám đốc Sở Y Tế Sài Gòn xác nhận: Ðến nay vẫn chưa có liên hệ nào giữa cơ quan chức năng với trung tâm nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng trong việc thông tin giám sát chất lượng bún.

Như vậy là sau hơn cả tháng ồn ào chuyện bún độc hại, bún nhúng hóa chất cấm vẫn cứ ra lò đều đều và người quan tâm cũng chỉ biết thụ động chia sẻ với vị giáo sư nổi tiếng Chu Phạm Ngọc Sơn là: “Tôi thấy chỉ duy nhất ở Việt Nam người ta cho tinopal vào bún. Từ trước tới nay trên thế giới, trong các bài báo, nghiên cứu chưa ghi nhận chuyện này bao giờ.”

Vậy hóa chất tinopal là gì: Ðây là một hợp chất làm sáng quang học, được thêm vào chất tẩy giặt với mục đích làm sản phẩm giặt trông thấy trắng hơn, sáng hơn. sạch hơn. Vậy bên cạnh chất tinopal có khả năng gây vô sinh, đột biến tế bào (theo FPA tổ chức bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) thì trong bún Việt Nam hiện nay còn có các hóa chất cấm khác như acid oxalic, sodium benzoate giữ bún tươi lâu...

Dạo một vòng các chợ lớn chợ nhỏ ở Sài Gòn thấy các quầy bán bún vẫn cứ sáng trắng giữa ban ngày. Cố gắng tiếp cận một người bán bún ở chợ Phú Ðịnh, quận 6, thì được nghe bà biện minh.

“Bún người ta giao thì mình bán, mắc gì sợ, hỏi thử bán bún không trắng sáng ai mua. Trách là trách người mua đòi hỏi trắng, bởi vậy lò bún họ mới đua nhau làm trắng. Chịu ăn bún thường như ngày xưa thì đâu nên nỗi.”

Bún trắng sáng độc hại ở Việt Nam còn hứa hẹn trắng sáng hơn nữa. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)

Cái lý của người bán bún phần nào cũng nói lên được thực trạng không ít người tiêu dùng chỉ quan tâm đến vẻ ngoài của món hàng. Nhưng nếu khoảng 200 lò bún ở riêng Sài Gòn đuổi theo nhu cầu bún trắng, trắng sáng hơn nữa thì sẽ ra sao?

Chúng tôi thử đặt vấn đề trên với một nhà thơ rất thích ăn bún, anh nói: “Chắc sẽ có ngày thành bóng ma trắng sáng như bún quá. Nhưng theo tôi trách nhiệm để bún đầu độc người dân thuộc về hệ thống kiểm tra an toàn thực phẩm của chế độ. Họ ăn lương từ tiền thuế dân rồi ăn thêm tiền lót tay của các chủ lò bún năm này qua năm khác mới sanh chuyện bún trắng tệ hại này.”

Từ ngày Sài Gòn ồn ào chuyện bún độc hai, nhiều Việt kiều điện, mail về hỏi thăm rằng dân mình còn dám ăn bún nữa không? Xin thưa là các hàng quán bán bún ở Sài Gòn có hơi ế một hai bữa rồi đâu lại vào đó, chỗ quán bán món bún ngon dù có dùng bún sáng quắc cũng nườm nượp khách ăn.

Một nhà báo trẻ, thuộc một tờ báo mạng lớn nhất nước nói: “Hôm tôi đi Bình Dương, bạn bè mời ăn món bún bì nổi tiếng tôi lắc đầu không dám. Cánh trẻ cỡ tôi ngày nay chuyển sang sống để ăn cả rồi. Cứ món ngon là bất kể.”

Ở một quán bún riêu bình dân trên vỉa hè thuộc quận Tân Bình, chúng tôi hỏi chuyện bún với một cô nhân viên đang trên đường đi làm ghé vào ăn sáng.

Cô trả lời: “Biết, ai mà chẳng biết bún độc hại, thế ăn gì cơ, chuẩn ăn sáng của em chỉ từ mười đến mười lăm nghìn, hủ tiếu gõ, bánh cuốn, bánh phở ư, thứ gì cũng phát sáng hết, bác chỉ cho em thứ gì ăn không độc nào, bọn nhà báo nó la ầm lên đấy, có thằng quan nào làm được gì. Mà có chết mỗi mình đâu mà lo.”

Qua chuyện bún độc hại và ăn bún độc hại, những ai quan tâm lại thấy rằng, số đông người Việt Nam bất kể già trẻ đang trở nên thụ động cam chịu đến lạ lùng. Nhưng nếu trách họ thì cũng nên có cách nhìn rộng hơn rằng, đã là người Việt thì dứt khoát không thể không ăn bún. Nhưng ngày nay, lúc này, bún không độc hại và các món bún ngon chế biến từ thực phẩm sạch như ngày xưa có đâu mà ăn.

Phóng sự: Sinh viên kiếm sống trên vỉa hè Sài Gòn

Một bác lớn tuổi quê gốc ở miền Trung, sống ở Sài Gòn đã mấy chục năm nay, nói với chúng tôi: “Ở Sài Gòn này chỉ cần có được một góc nhỏ nơi hè phố là kiếm sống được!”
Ðiều đó hoàn toàn đúng, nhưng xem ra để có được một “góc nhỏ” nơi hè phố Sài Gòn hoàn toàn không dễ. Dù góc nhỏ đó chỉ vừa kê đủ một cái bàn nhỏ để bán vé số, hay dựng được một chiếc xe Honda chạy xe ôm, hay căng tạm tấm bạt nhỏ để sửa xe vỉa hè... Phải “bản lĩnh” lắm, vì lớp thì công an, trật tự, dân phòng đuổi, lớp thì cạnh tranh băng nhóm hè phố, dân anh chị, giới giang hồ... 

Sinh viên bán cà phê trên đường Lý Thường Kiệt (Nguyễn Văn Thoại cũ), Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Thế nhưng, thời gian gần đây số sinh viên ra vỉa hè kiếm sống ngày càng đông. Cách ăn bận, cũng như cung cách phục vụ bán buôn của họ rất khác với cảnh lam lũ của dân hè phố, nhìn một cái là người ta nhận ra ngay.

Gặp L. tại vỉa hè khu vực Lăng Cha Cả, chúng tôi dừng xe để mua bảo hiểm tai nạn cho người đi xe máy, vì thấy giá quá rẻ, chỉ có 10 ngàn đồng/1 người/1 năm. L. nhanh nhẹn ghi phiếu bảo hiểm, không quên hỏi lại chúng tôi: “Mua luôn cho người ngồi sau hả chú?”

Chúng tôi gật đầu và đưa choo L. 20 ngàn đồng. Hỏi thăm, cậu thanh niên có vóc dáng thư sinh, cười “bẽn lẽn” cho biết quê cậu ở Tây Ninh, hiện đang theo học khoa báo chí, trường Ðại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn.

Hỏi thăm về thu nhập cho việc làm thêm ở vỉa hè này, L. cười hồn nhiên cho biết: “Bán cho vui thôi, thu nhập chẳng bao nhiêu, vì mỗi cái bảo hiểm tai nạn giá chỉ 10 ngàn đồng, tiền huê hồng đâu có bao nhiêu, hơn nữa đây không phải bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xe máy nên cũng không mấy người mua.”

Tuy nói vậy, nhưng sau một hồi trò chuyện L. cho biết cũng đủ tiền ăn sáng, uống cà phê, nhưng cái quan trọng hơn cả là có thêm được chút vốn sống nơi vỉa hè Sài Gòn, sau này hy vọng có thể thực hiện giấc mơ trở thành... nhà báo.

Khác với L. và nhiều bạn sinh viên khác thích đi bán bảo hiểm, cô Tr. là sinh viên năm thứ 4 của trường Ðại Học Kinh Tế Sài Gòn lại chọn vỉa hè khu vực chợ An Ðông làm nơi hành nghề bán... cam vắt.

Tay thoăn thoắt vắt cam tươi vô ly, đánh đường, rồi bỏ đá, đậy nắp cô trao cho khách qua đường ly cam tươi mới vắt và thu mỗi ly 8 ngàn đồng. Cô nói: “Cam vườn, đường cát trắng, đá tinh khiết, khỏi sợ hóa chất.”

Hỏi thăm cô Tr. là sinh viên kinh tế sao lại đi bán cam vắt? Cô Tr. cười tươi, cho biết tại vì cô quê thuộc Cái Bè Tiền Giang, hiện nay xứ cô có thể nói là nổi tiếng cả nước về trái cây. Cô cũng cho biết là cam cô bán là cam vườn từ Cái Bè gởi theo xe đò của người quen lên cho cô, do vậy giá vừa rẻ lại vừa tươi.

Tò mò, chúng tôi hỏi mỗi ngày cô bán được bao nhiêu ký cam? Cô Tr. thật thà cho biết là cô bán khá đắt hàng nên ngày thường bán từ 13 tới 15 ký cam.

Hỏi thăm về những khó khăn khi phải “đứng chân” nơi hè phố? Cô Tr vui vẻ cho biết, bà con nghe nói là sinh viên khó khăn kiếm tiền trang trải việc học nên ai cũng thương, như chủ nhà chỗ cô đang đứng bán ngoài việc cho gởi “đồ nghề” hàng ngày, còn cho câu thêm điện mà tháng chỉ lấy có 50 ngàn đồng.

Sinh viên đi làm tiếp thị cho hãng ở khu vực Lăng Cha Cả, Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Trên vỉa hè đường Lý Thường Kiệt (xưa là đường Nguyễn Văn Thoại), góc gần trường đua Phú Thọ, chúng tôi thấy đã gần hai tháng nay có một xe bán cà phê gắn bảng “nguyên chất.” Ghé hỏi thăm mấy cô cậu trẻ tuổi thì được biết họ là sinh viên đi làm thêm.

Anh trưởng nhóm cho biết: “Bây giờ ‘khủng hoảng’ niềm tin dữ lắm, không phân biệt được đâu là cà phê thật, đâu là cà phê giả nên công ty phải cho đứng giới thiệu sản phẩm ngoài đường, để quảng bá cho cà phê thật.”

Nhóm bán cà phê gồm mấy người, có người học đại học ngân hàng, có người học Ðại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Sài Gòn (HUTECH). Trong nhóm có cô H. là lanh lẹn hơn cả, cô giới thiệu cho chúng tôi cách phân biệt ly cà phê thật và cà phê giả.

Như ly cà phê thật uống hết rồi không còn dính cà phê trên ly, cà phê thật uống lúc đầu có vị đắng nhưng sau (cái hậu) lại có vị ngọt, cà phê giả thì ngược lại.

Ly cà phê đen đá mà nhóm sinh viên bán cho chúng tôi chỉ có giá 11 ngàn đồng một ly, nhưng cuộc nói chuyện với mấy cô sinh viên khá thú vị.

Một anh cựu sinh viên nói chuyện với chúng tôi, cho biết là ngày nay sinh viên đi làm thêm là điều bình thường, chỉ có con em mấy ông cán bộ (to) hay con em giới đại gia cà phê mới không cần làm thêm. Như anh và mấy người bạn ngày trước cũng “hùn” nhau mở một xe bánh mì buổi tối, vừa kiếm sống, lâu lâu còn “hỗ trợ” một vài anh em bạn ở ký túc xá bị “tiền khô cháy túi.”

Sinh viên thì làm thêm cũng có năm bảy đường, quan trọng là đảm bảo giờ học để tốt nghiệp việc học một cách tốt nhất. Nhiều người làm thêm, nợ môn học, thi rớt... có người bị đuổi vì không kham nổi chương trình học.

Cũng không ít nữ sinh viên đi làm thêm rồi bị sa chân bởi sự cám dỗ của ma lực đồng tiền, đó là những người có nhan sắc được mấy công ty rượu (ngoại), thuốc lá (ngoại) thuê làm tiếp thị tại mấy vũ trường, quán bar,...

Ðường đời - kiếm sống thật gian nan và đa sắc màu, có lẽ giới sinh viên cũng không phải là ngoại lệ.

Here is the news from Vietcong newspaper: "Tập đoàn Mỹ muốn xây casino tại Vân Đồn"

Who is Jack Maher behind the ISC Corp ? Never heard of this company? See here

http://www.isccorp.asia/


Stimulated and enthused by the Marina City Ha Long project, ISC brings a stellar management team of senior executives, with extensive international experience in diverse, but complimentary expertise and with world-class credentials.
Jack Maher, Chairman
Over 30-years experience spanning the full breadth of development from multi-billion dollar mixed-use developments in emerging international economies, to high-rise commercial towers and sprawling multi-million square feet retail projects to complex petro-chemical manufacturing plants.
Prior to forming ISC Corporation, Jack was Senior Director for an international development company responsible for design development cost estimating, program proformas and construction in locations that included Singapore, Poland, Hungary, Dubai, Korea, Viet Nam, and the United States.
Dao Hong Tuyen, Partner
Mr. Dao Hong Tuyen, is Chairman of Tuan Chau Group, the parent company of numerous subsidiaries that include real estate, investment banking, securities, manufacturing, import & export, tourism, hotels, entertainment, tour yachts, harbor management and golf.
TGC has been a major player for more than 15-years in Quang Ninh Province, and acted as a substantial driver for increasing tourism having invested more than US $1B in the economy at Tuan Chau Island.
TCG will contribute the land and act as co-developers of Marina City
 

---------------------------------------------------------


Tập đoàn ISC Corporation (Mỹ) và các đối tác của Tập đoàn Tuần Châu vừa đến Quảng Ninh để tìm hiểu về cơ hội đầu tư tại “Khu Hành chính- Kinh tế đặc biệt Vân Đồn”.

Tại buổi làm việc, ông Jack Maher, Chủ tịch Tập đoàn ISC, cho biết, hai năm qua, Tập đoàn đã phối hợp chặt chẽ với tỉnh Quảng Ninh để tiến hành nghiên cứu, lập quy hoạch, dự án và ký kết hợp đồng để đầu tư phát triển Dự án khu phức hợp vui chơi giải trí tại đảo Tuần Châu, thành phố Hạ Long với tổng vốn đầu tư lên tới 7,5 tỷ USD.

Riêng với “Khu Hành chính- Kinh tế đặc biệt Vân Đồn”, thời gian qua, Tập đoàn đã kêu gọi các Tập đoàn lớn tại Mỹ để tiến hành khảo sát, nghiên cứu đầu tư với tổng mức đầu tư sẽ khoảng 4 tỷ USD.

Do vậy, tại buổi làm việc này, Tập đoàn ISC và các đối tác của Tập đoàn Tuần Châu mong muốn tỉnh Quảng Ninh và Chính phủ Việt Nam cho phép Tập đoàn có cơ hội triển khai dự án tại Vân Đồn trong thời gian sớm nhất.

Theo ông Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, việc đầu tư vào “Khu Hành chính- Kinh tế đặc biệt Vân Đồn” được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm bởi vì huyện Vân Đồn là khu kinh tế lớn được ưu tiên một số chính sách về kinh tế, xã hội. Trong đó, Vân Đồn được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xây dựng khu vui chơi giải trí phức hợp, trong đó có casino...

Tỉnh Quảng Ninh cũng đang đề xuất với Chính phủ Việt Nam một số nội dung để đầu tư hạ tầng vào Vân Đồn như phát triển du lịch, biển đảo cao cấp, công nghiệp giải trí có casino, thị trường tài chính, công nghiệp xanh, giải trí, nông nghiệp sạch, đầu tư sân bay, phát triển cảng tàu du lịch...

Ông Chính đề nghị, sau cuộc họp này, hai bên sẽ ký thỏa thuận hợp tác chặt chẽ lâu dài, hiệu quả, mang lại lợi ích cho các bên, đồng thời tạo mọi điều kiện tốt nhất để Tập đoàn ISC và các đối tác của Tập đoàn Tuần Châu khi đầu tư vào Vân Đồn.

Wednesday, August 14, 2013

VN vào TPP sẽ không có lợi chút nào cả về KT

TPP là 1 tổ chức chính trị chứ không phải KT, hay nói chính xác hơn là 1 liên minh KT sặc màu sắc chính trị: ai ngoan ngoãn nghe lời Mỹ thì có thể có vài điều lợi, ai không nghe thì sẽ bị "trừng phạt" KT.

Nhưng đi vào chi tiết thì không đơn giản, do còn cái WTO.

Ví dụ 1 quốc gia nào đó không nghe lời Mỹ, Mỹ tìm cách viện cớ quốc gia đó có luật lao động không phù hợp, nhân quyền không tốt, v.v... nên giảm nhập hàng theo TPP.

Nhưng quốc gia đó lại có thể chạy lên tòa WTO, cho rằng Mỹ vi phạm luật WTO, do 1 khi quốc gia đó gia nhập WTO thì phải được quyền xuất khẩu hàng vào 1 quốc gia khác trong WTO miễn đạt tiêu chuẩn chất lượng, giá cả, chứ không cần phải theo ý quốc gia kia về nhân quyền, luật lao động, v.v...

TPP là hành động CHÍNH TRỊ của Mỹ nhằm phá hoại WTO, do gần đây Mỹ bị thưa kiện rất nhiều tại tòa WTO.

WTO được lập ra, lẽ ra là cái "chợ chung" cho toàn thế giới, ai có hàng tốt, bán rẻ, là bán được, không cần phải theo ý muốn CHÍNH TRỊ của bất cứ quốc gia nào.

Nhưng như vậy thì Mỹ không còn có thể bẻ tay, siết cổ các quốc gia khác đang xuất khẩu hàng vào Mỹ. Do đó Mỹ lập ra hàng loạt các Hiệp định kinh tế song phương, rồi nay lập ra cái gọi là TPP để hòng kiểm soát, ngồi trên đầu, các quốc gia vùng Thái bình dương.

Hàn quốc rất khôn ngoan khi KHÔNG thèm xin gia nhập TPP. Nhật rất gần đây do KT thất bại, trong 10 năm có thể bị Hàn quốc đè bẹp, phá sản quốc gia do nợ quá lớn, nên mới xin vào.

Hàn quốc làm hàng tốt, giá rẻ, chỉ cần dùng luật WTO là đủ.

VN vào WTO chẳng những không khá mà còn bị bẹp dí KT, vì lẽ không có hàng gì để bán, trong khi ngoại quốc xuất hàng vào VN quá nhiều, đè bẹp nền công, nông nghiệp còn quá phôi thai.

Nay cho dù VN vào TPP rồi thì sao, đâu phải "đột nhiên" VN có hàng tốt, giá rẻ để bán.

Có chăng, khi vào TPP, VN lại bị các nước trong khối này đem hàng qua bán thêm ào ạt, trong khi xuất khẩu không có gì, lại thêm chảy máu ngoại tệ, công nông ngư nghiệp lại bị cạnh tranh quá mạnh, phải phá sản hàng loạt.

Ngay tại VN, người ta thấy rõ: trước khi vào WTO thì còn có nhiều hàng VN hơn bây giờ, còn thấy chút hàng điện tử lắp ráp trong nước.

Nay thì nhiều loại hàng VN biến mất, do cạnh tranh không lại nước ngoài.

WTO không xấu, NẾU VN cải cách GIÁO DỤC, cho tự do ngôn luận, cải cách hành chánh, luật pháp, không cho ra NQ11, v.v... để dân chúng tăng dân trí, trình độ khoa học kỹ thuật, từ đó làm hàng xuất khẩu khắp thế giới.

Đằng này VN mở cửa giao thương nhưng lại đóng đầu óc dân chúng, làm hàng hóa chạy vào hơn chạy ra, thành ra thất thoát ngoại tệ quá nặng, phải tung ra NQ11 cứu tạm thời, bít lỗ, nhưng từ đó gây ra tê liệt KT, hàng chục triệu người thất nghiệp, quốc gia thêm nghèo đói còn nhiều hơn, sâu rộng hơn, hồi chưa vào WTO.

VN vào TPP sẽ không có lợi chút nào cả về KT, mà có khi lại phải ra thêm NQ siết chặt KT hơn để tránh thất thoát ngoại tệ là khác, và lại càng gây co cụm KT hơn nữa.

Trừ khi do Mỹ ép nên cho cải cách GIÁO DỤC, luật pháp, v.v... nhưng các điều này quá viễn vong, vì như vậy là MẤT ĐẢNG, mà Đản thì thà ôm dân chết chung chứ không đời nào chịu chết 1 mình để dân chúng no ấm, giàu mạnh.

Monday, August 12, 2013

Mưa Sài Gòn lắm nỗi đa đoan



Mưa Sài Gòn nhìn từ những xóm nghèo, từ những quán cóc bình dân, nhìn từ những mái hiên rách nát, để thấy “mưa gieo sầu nhân thế”...

Trạm xe buýt trời mưa, đông đúc những dân nghèo chen lấn khi xe vô trạm, dù chen lấn nhưng một đôi người vẫn ái ngại cố nhường cho một bà cụ già run lẩy bẩy vì lạnh tay xách nách mang giỏ bánh ít lên xe (chắc đem đi bán).

Trời mưa mịt mù, những chiếc xe Honda với người trùm áo mưa kín mít phóng đi vội vã, xe rẽ bánh những lằn nước đen kịt văng qua hai bên đường. Những chiếc xe đẩy bán hàng rong dạo vuốt mặt không kịp cố hối hả tìm nơi trú mưa. Một người lưng gù với cặp chân teo quắt oằn mình trên chiếc xe đạp ba bánh (chế lại) đạp bằng tay, trong mưa vẫn lâu lâu dừng lại ven đường, cố dùng cái móc sắt móc cái bọc ni-lông còn tốt trôi lềnh bềnh ngoài mưa cho lên cái bao tải treo bên hông xe. 

Xe bán hàng rong dạo trong mưa. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Từ một mái hiên trú mưa gần trạm xe buýt trên đường Tùng Thiện Vương quận 8, những cảnh đời diễn ra trong mưa lần lượt hiện ra trước mắt chúng tôi như một cuốn phim hiện thực được chiếu chậm.

Chưa kịp thở dài cám cảnh thì một bàn tay nhỏ nhăn nheo, trắng bệch vì nước mưa đã chìa ra trước mắt chúng tôi. Cúi nhìn, hai em nhỏ đang nép vào nhau vì lạnh, cái ống lon với ít tiền lẻ cũng ướt sũng nước. Lục túi tìm trong cái bóp lép kẹp thời may còn được ít đồng lẻ. Chưa kịp cất bóp thì một xấp vé số đã có ai đó “dí” vào tận mặt...

Tại quán cà phê bình dân đầu hẻm, ông Mười nhìn mưa rơi, khoái trá cười nói oang oang:

- Mưa vầy chỉ tội cho đám dân nghèo nhập cư, mà sướng cho mấy thằng cha uống cà phê!

Sau khi “phán” một câu trớt quớt, thấy không ai hưởng ứng, ông Mười cũng “tự thưởng” cho mình một ly trà nóng và rít một hơi thuốc có vẻ khoan khoái lắm rồi lại tiếp tục giãi bày.

- “Con mẹ” Hoa thuê phòng trọ chỗ tôi, mưa cỡ vầy là gánh bún riêu ế nhệ. “Mẻ” thường gánh về nhờ bà con trong xóm ăn giùm, bán giá cũng phải chăng. Nhưng lần nào đem bún riêu qua cũng bị nhỏ con gái tôi từ chối, nó còn cấm ngặt không cho tôi ăn, vì sợ ba cái vụ hóa chất. Mà thiệt, chớ thấy “mẻ” đâm con cua nào mà sao vẫn có nồi riêu cua bán vậy trời?”

Ông Năm bóng nghe “thủng” câu chuyện liền quay qua nói với ông Mười:

- Bộ ông tưởng chỉ có bún riêu, hủ tiếu, phở mới có hóa chất độc hại chắc? Lâu nay ông uống cà phê hà rầm bộ không đọc báo về ba cái vụ cà...

Chưa dứt câu ông Năm bóng đã vội... cà-lăm, khi thấy bóng bà Tám bự chủ quán hầm hầm bước tới.
Bán hủ tiếu gõ trong mưa Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Tại một quán nhậu bình dân, giáp ranh quận 8, với nhiều nhà trọ bình dân của công nhân nhập cư. Hai vợ chồng chủ quán “Ốc” với giá 30 ngàn đồng một dĩa ngồi nhìn trời mưa mà... ngáp dài. Xung quanh quán nước ngập lênh láng, khách trong quán thì “le-nghoe” có “ba trự” ngồi từ lúc chưa mưa.

Chủ quán “Ốc” chỉ qua góc đường:

- Trời mưa, chỉ có mình thằng cha bán hủ tiếu gõ là đắt hàng, thằng nhỏ giao hủ tiếu bưng tô chạy “miệt mài” luôn!
Một ông khách nói tiếng Việt lơ lớ giọng Hoa:

- Vậy chú mầy mở quán nhậu “gõ” đi ! Mọi người bật cười, ngoài trời mưa vẫn tiếp tục rơi.

Ông người Hoa giọng Việt lơ lớ tiếp tục kể chuyện bên bàn nhậu bình dân:

- Bên quận Tám mình, lúc trước nhà dân mưa ngập, đắp cao lên nước tràn ra đường, nhà nước nâng đường lên, nước tràn vô nhà dân... Ðua riết, dân hết tiền phải bán nhà đi mua chỗ khác, nếu không thì tối ngày mưa xuống là lo tát nước ra đường.

Ông bạn nhậu của ông người Hoa, “góp chuyện”:

- Vậy công ty thoát nước của nhà nước nên đổi tên lại là công ty “đuổi nước”!

Ông người Hoa vỗ bàn, khoái trá:

- Mà thiệt! Nước bên đây đường, đắp cao lên thì chạy qua bên kia đường, đầu đường tới cuối đường, lòng vòng không có chỗ thoát nước lại quay về y chang chỗ cũ, một năm tốn biết bao nhiêu tiền!
Góc phố Sài Gòn trong mưa đêm. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Nghe câu chuyện bên bàn nhậu bình dân một buổi chiều mưa, chúng tôi nhớ lại lời của một người kỹ sư trong ngành xây dựng. Anh ta đã nói với chúng tôi, tham nhũng ở đất nước này báo chí trong nước đã viết ra tuy rất ghê gớm, nhưng sự lãng phí tiền thuế của dân trong những công trình công cộng vô ích đó mới thựỳc sự là lớn lao và chua xót.

Cơn mưa chiều Tháng Sáu vẫn chưa dứt, quán lại xuất hiện một bà bán vé số dầm mưa ướt lướt thướt đi vào. Sau khi nài nỉ mấy ông nhậu mua giùm mấy tấm vé số ế, bán hết mấy tấm số, bà bán số tuổi sồn sồn nói giọng Bắc (mới), gióng giả:

- Trời mưa thế này, chỉ sướng mấy ông cán bộ, có nhà cao cửa rộng cho thuê, tháng tháng đi thu tiền chả phải làm gì!

Lời bà bán vé số bị chìm đi trong tiếng mưa khi trời chợt mưa mau, tiếng mưa sầm sập, đất trời tối dần trong làn mưa giăng mịt mùng...

Nếu Tháng Sáu trời mưa, xin em hãy lạy trời hãy tạm ngưng mưa,vì mưa Sài Gòn thường lắm nỗi đa đoan. Mưa có thể không gieo sầu nhân thế cho những nhạc sĩ, thi nhân mang trái tim lãng mạn. Nhưng mưa chắc chắn sẽ làm cho dân nghèo thành thị đã buồn lại càng thêm... khổ.

Sunday, August 11, 2013

Có ai hãnh diện là người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghiã không???????






“Người Việt thông minh, chăm chỉ và anh hùng, thế bạn có hãnh diện là người Việt Nam không?”

(Câu hỏi của báo Thanh Niên trong nước)



Trong bài “Ðêm Của Những Cánh Bướm Việt Ở Malaysia” đăng trên nhật báo Người Việt (2009) trước đây, ký giả Ðông Bàn đã vô tình nhắc lại câu nói của giới taxi Kuala Lumpur, “Con gái Việt Nam đẹp lắm!”


Thủy, một “cánh bướm đêm” tại Beach Club đã cay đắng hỏi lại những người ký giả cùng quê hương với cô: “Người ta nói vậy, các anh có hãnh diện không?”


“Con gái Việt Nam rẻ lắm!”

Câu trả lời tất nhiên là không! Ai lại hãnh diện khi có đồng bào, con em của mình, dù được khen là đẹp phải thất thân đi làm gái mại dâm. Không những được khen đẹp lắm, mà dân địa phương còn một “lắm” nữa, khi nói: “Con gái Việt Nam rẻ lắm!”



Khi Ðông Bàn đang đứng trên đất Malaysia, hẳn ông không thể nào hãnh diện là người Việt Nam.


Chúng ta cũng không hãnh diện là người Việt Nam, nếu chúng ta đang ở Ðài Loan.




Theo số liệu thống kê kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người Ðài Loan trong 14 năm (1995-2008) đã có 117,679 trường hợp, chiếm 82% tổng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Trong một đảo quốc nhỏ như Ðài Loan đã có hơn 10,000 phụ nữ Việt bỏ xứ sang đây làm vợ người, dù hạnh phúc hay khốn khổ, thì cũng vì thân phận nghèo đói, tương lai mờ mịt, có vinh dự gì cho đất nước khi đàn bà phải ly hương, với những cuộc hôn nhân không tình yêu chỉ vì đồng tiền. Ðiều khốn nạn nhất là trong tâm ý của người dân đồng bằng Cửu Long, “lấy chồng Ðài Loan” là chuyện mơ ước của tất cả mọi người. Một đôi vợ chồng đem con gái về thăm quê được một người bà con buột miệng khen: “Úi, con bé này ngộ quá, lớn chút nữa lấy chồng Ðài Loan được à nghen!”


Quỳ hai giờ cúi lạy bàn thờ chó để tạ tội
Cũng ở Ðài Loan, năm người lao động Việt Nam làm thuê ở một công ty thủy sản địa phương đã hợp lực khiêng lồng đi bắt hai con chó của dân địa phương bỏ vào bao tải, dìm xuống biển cho chết, sau đó mang lên làm thịt.
Ngoài việc phải quỳ hai giờ cúi lạy bàn thờ chó để tạ tội và để quần chúng giảm cơn thịnh nộ, năm người lao động Việt Nam này còn bị phạt 10,000 tiền Ðài Loan.


Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nhật.



Trên nhiều diễn đàn của Nhật, nhiều người Nhật “cực đoan” kêu gọi tẩy chay người Việt, đuổi hết người Việt về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho Việt Nam. Có người so sánh viện trợ cho Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào... cống, bởi tiền thuế của họ đang được dùng để nuôi bọn “dòi bọ” ở Việt Nam, sau những vụ: PCP, một tập đoàn cung cấp dịch vụ của Nhật bị Việt Nam đòi hối lộ 15% để được trúng thầu các dự án dùng tiền viện trợ của Nhật tại Việt Nam; Nhân viên, tiếp viên hàng không và phi công Vietnam Airlines, tổ chức đánh cắp hàng hóa trong các siêu thị Nhật để vận chuyển hàng gian về tiêu thụ tại Việt Nam; Các tu nghiệp sinh Việt Nam trước khi sang Nhật đã bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động CSVN bóc lột thậm tệ; Lãnh sự quán Việt Nam ở Nhật tại Osaka tổ chức bán giấy thông hành Việt Nam.


Trong một số siêu thị tại Nhật, có bảng cảnh cáo dành cho người Việt về chuyện ăn cắp vặt sẽ bị vào tù! Bức ảnh đã làm rộ lên tin đồn về nạn ăn cắp vặt của người Việt ở bên Nhật. Nhiều người cho rằng, người Việt đã để lại ấn tượng xấu xa trong mắt người Nhật khi xuất ngoại sang đất nước của họ.


Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Singapore.



Trang mạng với tên gọi là Craigslist có mặt tại Singapore đưa thông tin rằng khách hàng có thể lựa chọn “gái Việt còn trinh,” giá khoảng $3,000 một tuần, ngay tại sân bay, khách sạn hoặc bất cứ nơi nào khách hàng yêu cầu. Tình trạng các cô gái Việt Nam bán trinh tại Singapore dường như công khai, ai cũng hay biết. Cảnh sát Singapore cho biết, hầu hết các cô gái Việt còn trinh đều ở độ tuổi từ 16 đến 17, đến và “làm việc” qua nhân vật trung gian, và năm ngoái, tại đây, một cô gái Việt Nam 17 tuổi cũng đã rao bán trinh tiết với giá $1,500!


Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nga.


Cảnh ‘trại nô lệ’ người Việt ở Moscow.
Các đường dây buôn người đưa hàng nghìn phụ nữ Việt Nam vào các nhà chứa (nhà thổ ) Nga, nhưng Ðại Sứ Quán Việt Nam tại Nga từ chối trả lời câu hỏi của BBC cho rằng cơ quan này không có thẩm quyền để nói về việc này. Theo Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng: “Trong tất cả các trường hợp ở Nga này, thủ phạm là những người Việt được bao che bởi một số giới chức ở Tòa Ðại Sứ Việt Nam ở Nga, thậm chí họ thành Hiệp Hội May Dệt dưới sự bảo trợ của Tòa Ðại Sứ Việt Nam.”



Cảnh sát Nga vừa khám phá một xưởng may “đen” dưới lòng đất tại khu chợ Cherkizov ở thủ đô Moscow, bắt hằng trăm di dân lậu Việt Nam. Nạn buôn lậu của người Việt tại Nga là chuyện xảy ra hằng ngày, có lẽ bởi nguyên nhân trong 80,000 người Việt ở Nga đã có 80% làm nghề buôn bán, phần lớn là chợ trời, mánh mung.


Ở Ba Lan: “Cầm quyền Hà Nội và nhân viên Tòa Ðại Sứ Việt Nam tại Warsaw là một băng nhóm tội phạm có tổ chức, một hệ thống Mafia.” (Ðài báo Weltspiegel Ðức)


Câu trả lời là không, ở mọi nơi trên thế giới.

Trên VietNamNet, người Việt Nam sinh sống ở Nhật, ở Nga, ở Anh, ở Úc, ở Nam Phi, ở Mozambique và ngay cả ở California, đã trình bày những những mẩu chuyện về người Việt đọc xong chỉ muốn “độn thổ,” với bao nhiêu thói hư, tật xấu khác của người Việt từ trong nước đến như trộm cắp, gian dối, đái bậy, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, ăn uống thô tục, tranh giành, chen lấn nơi công cộng, không biết nói cảm ơn, xin lỗi khi cần. Nói về chuyện ăn cắp và ăn cắp vặt thì Việt Nam chắc hẳn bỏ xa đàn anh Trung Quốc. Ngay cả cuộn giấy đi cầu trong khách sạn, khách người Việt cũng không tha.
Một người Việt làm nghề thông dịch cho tòa án và cảnh sát ở Úc, cho biết phần lớn thủ phạm ăn cắp trong siêu thị và trồng cần sa trong nhà là những người mới định cư, đặc biệt những người từ Bắc Việt Nam và du học sinh. Mỗi lần người này đi dịch là anh ta khổ tâm vì cảm thấy nhục nhã cho dân tộc mình.


Trong khi trao đổi chuyện này với một phụ nữ trong nước, bà này đã viết cho chúng tôi: “Năm 2008 vào dịp Tết Nguyên Ðán, tôi được con trai cho di du lịch Doha (Qatar,) sẵn dịp công ty của con bảo lãnh qua chơi Dubai. Nhưng đến chiều về lại Doha thì bị giữ lại phi trường vì nghe nói có chuyện gì xảy ra ở một siêu thị mà có người Việt mình dính vô. Trong khi cả đoàn ‘check in’ thì riêng tôi bị giữ lại vì mang passport CHXHCN Việt Nam. Mang hộ chiếu Việt Nam đi nước ngoài buồn lắm ông ơi!!!”
Lâu nay, người ta nhắc đến hai chữ Việt Nam hơi nhiều, không phải vì “tiếng tăm” mà vì “tai tiếng!”
Như vậy cũng không nên trách câu phát biểu của Ðức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt : “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.”
Nhân câu nói này, các cơ quan truyền thông tại Việt Nam đã chỉ trích, lên án ông và đặt câu hỏi về lòng yêu nước của ông.


Tôi thì nghĩ khác, vì yêu nước nên ông Ngô Quang Kiệt mới cảm thấy nhục nhã. Tôi cũng không hãnh diện lắm về chuyện làm người Việt Nam, nhưng không phải như vậy là tôi không yêu nước, mà có thể vì lòng yêu nước, biết đâu có tác giả sẽ cho ra đời một cuốn sách mang tên “Người Việt Xấu Xa”.
Như vậy, sau một người có tên tuổi trong nước là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cảm thấy “nhục nhã,” bây giờ một người ngoài nước, lại là một viên chức cao cấp của hai nền Cộng Hòa Việt Nam, cảm thấy “xấu hổ,” một phụ nữ bình thường thì than “buồn lắm!” Thế mà không biết sao thời “chống Mỹ” báo chí miền Bắc lại phịa ra câu chuyện một anh chàng “bá vơ” nào đó tuyên bố: “Mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình được trở thành một người... Việt Nam!”


Ông Nguyễn Hồi Thủ khi dịch cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” đã có nhận xét: “Thường trong lịch sử Việt Nam vốn đã rất ít người thật tình có can đảm và trung thực để tìm hiểu, phê bình, những cái xấu, cái dở của dân tộc mình. Gần đây lại chỉ toàn thấy ca tụng đất nước rừng vàng biển bạc, con người cần cù, thông minh, cao cả, đẹp đẽ, kiên cường, anh hùng, trong sáng... Thậm chí lại có cả người lãnh đạo lấy tên giả viết sách để ca ngợi cá nhân mình, có cả nhà văn bịa tên một người nước ngoài để ca ngợi dân tộc mình.”


Một chuyến bay của Vietnam Airlines cất cánh tại phi trường Ðà Nẵng. Nhân viên hãng này từng bị tố cáo đánh cắp hàng hóa trong các siêu thị Nhật vận chuyển về Việt Nam.
Báo Thanh Niên trong nước đã đặt câu hỏi: “Người Việt thông minh, chăm chỉ và anh hùng, thế bạn có hãnh diện là người Việt Nam không?”



Thưa, các yếu tố thông minh, chăm chỉ và nhất là kiểu “ra ngõ là gặp anh hùng,” chưa đủ để tạo thành một con người tử tế và một đất nước tử tế để cho thế giới tôn trọng và yêu mến!



Vit nam có mt ông già
Râu dài, tóc bc tên là Chí Minh
Ông hay ung rượu mt mình
Khi bun li r Trường Chinh ung cùng
Say sưa ông nói lung tung:
Vit Nam mình s sánh cùng năm châu
Này ông, chuyn y còn lâu!!!





http://baomai.blogspot.com/2013/07/c...et-nam-xa.html

Monday, August 5, 2013

Khi ông thứ trưởng ngoại giao… thủ dâm

Không biết “giật tít” như vậy có làm ông thứ trưởng... sướng không? 
Cán bộ cộng sản thường có thói quen “thủ dâm”, hành động tự sướng này thường để bịp dân, khi cần cũng bịp luôn cấp trên và bịp cả chính mình, nhưng thói quen này lâu nay chỉ diễn ra trong lòng chế độ, nơi mà dư luận, thông tin đã được khống chế một cách an toàn, hiếm khi hành động tự sướng này lại khoe ngu trước truyền thông quốc tế một cách “khó hiểu” như ông thứ trưởng bộ ngoại giao VN vừa làm.
Đọc bài “phân bua” của ông thứ trưởng ngoại giao mà giật cả mình, sao mà ra nông nổi này?. Một cán bộ ngoại giao cao cấp mà lại xài ngôn ngữ của dư luận viên. Thật hết nói. Bản thân là một quý ông của bộ ngoại giao mà phát ngôn hàm hồ, gian trá và xấc xược để cho truyền thông quốc tế phải đặt vấn đề (cũng là tựa bài trên BBC) rồi lại trách người ta “giật tít không xứng tầm”, không “giữ uy tín” thậm chí không “khách quan, trung thực...”
Tác phong đầu tiên của một chức sắc nhà nước là phải “vấn mình trước khi trách người”, trước khi trách BBC ông thứ trưởng nên soát lại nền báo chí XHCN của các ông như thế nào, và ngay cả bản thân ông thứ trưởng có được mấy phần “trung thực, khách quan, lành mạnh...” trong phát ngôn của ông về “các hoạt động biểu tình chống phá chuyến thăm của chủ tịch Trương Tấn Sang sang Hoa Kì”? 
Cần phải nói rõ rằng: quan niệm “biểu tình chống phá ông Sang” cũng đã không chuẩn, cá nhân ông Sang chẳng là cái gì cả, một con người cam tâm khom lưng cúi đầu với giặc thì hắn đã mất hết “tư cách lãnh đạo” rồi còn gì để mà chống?. Họ chống là chống chính sách hà khắc, bạo ngược với dân và hèn hạ với giặc của ĐCS mà ông Sang là biểu trưng, thế thôi. 
Cũng như tôi viết bài này không phải để tranh luận với ông Sơn, cho dù mỗi câu mỗi chữ đều nhắc đến ông ta, nhưng hài danh hài phận ông ấy chẳng qua là mượn “cục kê” để khơi sáng một số vấn đề mà tôi thiển nghĩ đến như một ông thứ trưởng ngoại giao mà còn u mê như vậy thì những công dân XHCN bị đảng bịt mắt, bịt tai còn “trúng độc” thảm đến cỡ nào.
Là một chức sắc mang trọng trách thay mặt nhà nước, ông thứ trưởng cần phải học cách ăn nói cho cẩn trọng cho dù là nói láo, phải biết lễ độ, nhã nhặn với quần chúng cho dù đang cay cú với họ. Đó là tư cách tối thiểu của một người làm ngoại giao. Ngoài ra cách nói khơi khơi không nguồn, không căn cứ, không số liệu chỉ nên dành cho dư luận viên trên không gian ảo, những số lượng mơ hồ, những đánh giá tùy tiện không nên xuất phát từ miệng của một chức sắc, nhất là một chức sắc ngoại giao. Nếu nói mơ hồ như ông thì tôi (hoặc ai đó) cũng phán được rằng: “ngày càng nhiều người chống đảng cộng sản” hay “đại đa số dân Việt Nam đều căm ghét và khinh miệt đảng cộng sản”, nói như vậy (theo các ông) là nói bừa, phải không?. Vâng, cho dù sự thật đúng như thế. Một chức sắc thì phải nói có sách mách có chứng (cho dù các ông có thói quen dùng chứng gian), đại khái như: “Theo thăm dò của trung tâm X, hay theo thống kê của cơ quan chuyên môn Y, hoặc theo khảo sát của viện Z thì năm 2013 có trên 95% dân chúng VN căm ghét đảng cộng sản nhưng mới chỉ có 0,01% người có đủ khí phách tham gia phong trào giải thể đảng cộng sản...” ví dụ như thế.
Nhột nhạt nhất là những lời tỉ tê của ông mà tôi cho đây là tột cùng của sự trơ trẻn khi ông phân bua:

“... chúng tôi không đẩy họ ra xa, không muốn hất hủi họ trong khi vị thế của Việt Nam ngày càng đi lên… uy tín của Việt Nam chưa bao giờ cao như bây giờ trên trường quốc tế mà đảng và nhà nước Việt Nam không quên họ...” 
Có thủ dâm thì cũng phải mở mắt ra chứ ông thứ trưởng, phải nhìn ngang liếc dọc đừng để bị phát hiện chứ. Giữa đảng CSVN và người tị nạn ai cần ai hở ông thứ trưởng?. Các ông đang bám đủng quần của dân tị nạn mà không biết dơ, làm sao dám hất hủi họ được, làm sao dám đẩy họ ra xa được. Các ông bám chắc túi tiền của họ, níu cứng mười tỉ một năm chứ làm sao quên họ được. Ừ thì mười tỉ cũng “chẳng là bao” đối với túi tham của các ông, nhưng nếu VNCH ngày xưa mà được 1/3 số tiền đó thì họ đã tiển đám “giải phóng quân” các ông trở lại Hà Nội hay về bên kia thế giới cả rồi.
Nếu thật sự quan tâm tới “khúc ruột” như các ông rêu rao thì các ông đã không bỏ mặc công nhân Việt Nam trong chiến tranh Iraq, Libya... không ngoảnh mặt với “cô dâu xứ người” ở Đài loan, Hàn quốc, không trốn trách nhiệm với nô lệ tình dục trẻ em VN ở Campuchia, Thái Lan, không chèn ép công nhân VN ở Samoa, Mã Lai... Họ cũng là người Việt ở nước ngoài, đã từng trông chờ sự quan tâm, can thiệp, giúp đỡ của các ông từng ngày từng giờ nhưng các ông đã lạnh lùng quay lưng bỏ mặc. Trong khi cái đám tị nạn này đuổi các ông như đuổi tà, tởm các ông như tởm ghẻ thế mà các ông cứ dày mặt bám vào để “mến thương” là vì cái gì?. Người ta đang yên ổn làm ăn, các ông nhào vào quan tâm là mọi thứ lộn tùng phèo lên cả, cộng đồng thì phân hóa, nghi kỵ, hội đoàn thì đen trắng bất phân. Người ta nỗ lực hai ba thế hệ vừa có chút thành tựu để có thể hãnh diện với dân bản xứ thì các ông xuất cảng một “thế hệ trồng cỏ” thế là mọi công sức đều đổ sông đổ biển cả, làm ơn đi, đảng và nhà nước làm ơn quên “cái đám tị nạn” này giùm chút, được không?. Vị trí các ông đang lên, uy tín các ông cao ngất ngưỡng thì đeo bám cái đám “trộm cướp đĩ điếm” (lời Phạm Văn Đồng) này chi cho xấu hổ, “tha” cho họ đi, dám không?
Tôi đây cũng rất muốn biết “uy tín của Việt Nam” hiện tại cao tới cỡ nào khi mà lãnh đạo của đất nước phải khom lưng cúi đầu trước giặc, vị trí của Việt Nam ở đâu khi người ta đón lãnh đạo đất nước dưới cả mức tầm thường như thế. Đáng ra với chức trách một cán bộ ngoại giao cao cấp, ông phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo của ông khi đã không sắp xếp (thương lượng, đòi hỏi) cho ông Sang một nghi thức đón tiếp xứng tầm. Người mù cũng cảm nhận được cuộc tiếp đón vừa qua không dành cho một quốc khách, không kèn không trống, không thảm xanh thảm đỏ, không hàng quân danh dự, không giới chức tương đương, nó lặng lẻ như tiếp một... chư hầu thất thế. Rẻ rúng như thế mà ông thứ trưởng không biết nhục còn câng mặt lên khoe “uy tín... chưa bao giờ cao như bây giờ”?. 
Chắc cũng cần nói thêm để ông Sang hiểu hơn người thuộc cấp của ông là: Trước đó dưới áp lực của truyền thông nhất là cái đám “muốn tăng thêm chút thu nhập”, Bạch ốc đã lấp lửng sự thật về việc “mời mọc ông Sang” rằng: “Trong Hội nghị APEC 2011 tại Hawaii, TT Barack Obama đã gởi lời mời đến các vị lãnh đạo các Quốc Gia thuộc Á Châu Thái Bình Dương và nay, Chính quyền CSVN đã nhắc lại lời mời nầy để yêu cầu TT Barack Obama dành cho Chủ Tịch Nước CSVN Trương Tấn Sang chính thức đến thăm TT Hoa Kỳ tại Tòa Bạch Ốc vào thời điểm nầy. (HD). Đúng là mời lơi ai dè... CSVN chơi thiệt!!
Đã nói là lãnh đạo CSVN thích thủ dâm, nên thay vì lấy năng lực sản xuất, tỉ lệ thất nghiệp, mức sống căn bản... làm thước đo phát triển thì họ lại thích lấy nhà cao, đường lớn, công trình tầm cỡ, hoành tráng, hàng độc, hàng hiếm, hàng siêu... làm tiêu chuẩn cho phồn thịnh. Đâu phải cứ đổ bê tông cho dày, đổ xăng cho đầy là phát triển đâu, trước khi đổ bê tông thì phải đổ đủ gạo cho người nghèo đã, phải tìm đủ nước sạch cho dân trước khi nhập xăng cho xe... 
Một nước cứ chạy theo những “công trình thế kỉ”, “tầm cỡ thế giới”, đổ tiền không tiếc vào những sự kiện hoành tráng mà thiếu vắng quỹ phúc lợi xã hội, người cơ nhở gặp nạn, người nghèo khó lâm bệnh đều phó mặc cho lòng hảo tâm của thiên hạ, nhập xe công tiền tỉ nhưng phương tiện cứu sinh, cứu hộ thì thiếu thốn, lạc hậu, xây chùa xây đền mệnh mông mà bệnh nhân không đủ giường nằm, xây trung tâm vũ trụ làm gì khi không trang bị nỗi đôi bao tay cho công nhân vệ sinh?... 
Đó là chưa nói đến những tréo ngoe trong xây dựng, chưa làm đường thì đã nhập xe, chưa thông cống thì đã trải nhựa đường, chưa hoàn chỉnh hạ tầng cơ sở thì đã xây cao ốc. Bây giờ cống nghẹt, nước ứ, kẹt xe, đất lún thì các ông chỉ biết cấm, cấm và cấm. Chưa hết, khu vực tư nhân lại càng bát nháo hơn nữa, nhà mỗi người mỗi phách, cao thấp, thòi thụt, xanh đỏ vàng tím lung tung bất cần thiết kế đô thị, trên trời thì cáp giăng như màng nhện, dưới đất thì mịt mù lô cốt, hố... bom. Bức tranh lòe loẹt, nham nhở này là tươi đẹp, đi lên hay sao?. 
Đây là chưa đề cập đến độ bền, sức chịu của các công trình khi mà giặc tham nhũng miệt mài đục khoét từng ngày từng giờ. Tôi chợt lo cho thế hệ con cháu sau này khi phải nai lưng trả nợ cho những công trình mà chúng phải đập bỏ vì an toàn cho xã hội.
Khu vực nông nghiệp thì càng buồn, gần 40 năm “phát triển, đi lên” Việt Nam vẫn xuất cảng hàng thô và gia công hàng gia dụng là chính. Câu hỏi đặt ra là tại sao đồng bằng sông Cửu Long, trọng điểm gạo xuất khẩu mà đến mùa nước đổ (lụt) nông dân vẫn thiếu ăn? Tại sao nông dân đành lòng chặt trụi vườn cây của mình? Tại sao được mùa mà dân không vui?. Có ở đâu trên thế giới này mà khi mất mùa dân lại vui, trong khi được mùa lại nãn, lại "bức xúc". Tại sao VN thiếu vắng những nhà máy chế biến nông phẩm?... Tại sao như thế hỡi các ông... lấy dân làm gốc...

Sunday, August 4, 2013

KT càng sập, Vixi làm ăn đàng hoàng không được, càng sinh ra mánh mung trắng trợn, không thèm dấu giếm.

KT Vixi ngày càng lụn bại, sẽ còn nhiều chuyện trắng trợn hơn.

Các việc này trước nay đã xảy ra, nhưng còn chút e dè, qua nhiều trung gian.

Nay thì quan chức công khai luôn, ai làm gì nhau:

"VỤ “ƯU ÁI CHO ĐỘC QUYỀN” Ở ĐÀ NẴNG: Ưu ái người nhà lãnh đạo?":
http://nld.com.vn/20130801100933147p...a-lanh-dao.htm

"...nhân vật điều hành đứng đằng sau Khởi Phát là người nhà của một vị nguyên lãnh đạo ở Đà Nẵng. Ngay cả một số người điều hành Công ty TNHH MTV Phúc Hưng Gia, hay Vietart, cũng là người thân của quan chức ở Đà Nẵng..."

Đây là ví dụ nhỏ thôi, và vụ cty sân sau này rất nhỏ. Còn nhiều vụ khác, cty sân sau rất lớn, ăn tiền rất nhiều.

Họ ăn bạc tỷ đô tiền mượn quốc tế còn được.

KT càng sập, họ làm ăn đàng hoàng không được, càng sinh ra mánh mung trắng trợn, không thèm dấu giếm.

Càng như vậy thì KT càng sập, thành ra cái này nuôi cái kia, chỉ có dân đen là ngày càng thê thảm thiết.

Tuesday, July 30, 2013

Cờ bạc - vực thẳm của người nghiện lẫn người thân (kỳ 1)

“Lần ngồi chơi suốt một tuần lễ tại sòng bài Hawaiian tôi thua gần $60,000. Khi chỉ còn $2,000 trong tay, tôi bắt đầu gỡ lại được hơn $40,000. Mang tiền về nhưng tôi không ngủ được, phần vì tiền thua chưa gỡ đủ, phần nghĩ số mình còn đỏ nên mới 4 giờ sáng tôi đã thức dậy chạy lên sòng bài đánh tiếp.”
Trinh Hồ, “Khi mình không biết chơi hay mới chơi thì tổ đãi mình, nhưng khi biết rồi thì chết lúc nào không hay.” (Hình minh họa: Getty Images)

Đó là một phần trong câu chuyện của người phụ nữ ngoài 45 tuổi, nghiện đánh bài từ 7 năm qua.
Và, dù cho có những lúc chị thầm hứa sẽ “từ bỏ con đường bài bạc để sống một cuộc đời khác, có ý nghĩa hơn,” nhưng liền sau đó chị cũng tự khẳng định một cách mỉa mai “khi đã bị con ma bài nhập thì họa chăng chỉ có 'thay máu' mới không nghĩ đến chuyện trở lại sòng bài.”
Đồng ý kể lại câu chuyện của mình, nhưng vì lý do “không muốn các con tôi lớn lên biết sự thật chẳng lấy gì đẹp đẽ này” nên tên thật của người kể chuyện được thay đổi.
Chúng tôi tạm gọi chị là Trinh Hồ, sang Mỹ từ năm 2000, làm nghề móng tay ở Los Angeles, hiện đang sống tại Garden Grove cùng chồng và hai con gái dưới 10 tuổi.

Đường đến thế giới bài bạc

Trinh bắt đầu kể về “con đường bài bạc” của mình trong dáng vẻ mệt mỏi của “con bạc” vừa trở về nhà sau 3 ngày đêm liên tục thử vận “đỏ đen” tại một sòng bài không quá 20 phút lái xe từ trung tâm Little Saigon.
“Sau 5 năm đến Mỹ, Tôi không hề biết đến sòng bài ở Mỹ là gì cho đến khi được một người quen chở đi đến Commerce Casino.” Trinh nhớ lại.
Theo lời Trinh, loại bài mà chị được hướng dẫn chơi ngày đầu tiên là “bài cẩu”, hay gọi nôm na là Domino Trung Quốc (Pai Gow Tiles). Theo đánh giá của sòng bài Ceasars Palace tại Las Vegas thì “đây là một trong những loại bài khó chơi hơn nhưng lại lôi cuốn hơn tại sòng bạc.”
Ngồi trong sòng bài thì ngày cũng như đêm, lúc nào cũng điện sáng choang. Bên ngoài có nắng mưa bão bùng, nóng lạnh gì mình cũng không biết. (Hình minh họa: Getty Images) 

“Bài cẩu là con bài tôi chưa bao giờ biết đến, nhưng chỉ đứng coi 15 phút là tôi đã có thể ngồi vào bàn, biết liền con nào quyền biến con nào không. Chắc máu mê bài có sẵn trong tôi từ hồi nào rồi.” Trinh cười mỉa.
Rồi chị tiếp luôn bằng giọng cay đắng, “Khi mình không biết chơi hay mới chơi thì tổ đãi mình, nhưng khi biết rồi thì chết lúc nào không hay.”
Trong lần “xuất quân” mở màn này, Trinh thắng gần $4,000, trong đó “có một cái jackpot $3,000.”
“Lần đầu tiên chơi cũng là lần đầu tiên trúng nhiều như vậy nên nó mới làm mình mê muội.” Trinh cảm nhận.
Những ngày sau đó, trong lúc “cắt da, chà chân cho khách,” hình ảnh của sòng bài với “điện đuốc quá hớp, ăn tiền quá ngọt” cứ quanh quẩn trong đầu Trinh.
“Tôi cứ nghĩ, trời ơi sao tiền kiếm được ở sòng bài không có mệt gì hết, chỉ có một tiếng mà kiếm gần $4,000, trong khi đi làm nail cả tuần lễ chỉ có $600-$700.”
Biết Trinh bị “ma lực” của sòng bài đeo bám, người quen kia tiếp tục rủ chị đi đánh bài.
Chị kể, “Thoạt đầu đi như vậy chồng tôi không biết. Bà đó còn chỉ tôi cách nói dối với chồng là đến nhà bả làm món này món kia ăn. Hơn nữa bả là dân đánh bài cơm gạo chuyên nghiệp nên nhà bả có ông thần tài. Mỗi lần đi bả kêu vuốt bụng ông thần tài để lấy hên.”
Do không biết đường lái xe đến casino, nên Trinh phải đi chung với người ta. “Lúc đầu đi thưa thưa, đi cách tuần, mỗi lần chỉ đi 1 tiếng, rồi sau tăng lên một tiếng rưỡi, hai tiếng, rồi đi đến 3 giờ sáng mới về.”
“Có lúc tôi đợi chồng ngủ rồi mới đi lúc nửa đêm. Hẹn trước với bà kia. Khuya đúng giờ thì tôi đi ra bả chở, tôi tắt phone. Chồng thức dậy thì thấy xe vẫn còn, nhưng tôi đã đi.”
“Lúc đó tôi biết mình nghiện rồi.” Ngấp một ngụm nước, Trinh nói bằng giọng pha chút giễu cợt, “Lúc đầu chơi, ăn ít ăn nhiều gì cũng đều có ăn hết, không có thua, nên mình mới mê. Sau khi thấy mình 'cắn' rồi thì nó rút mình từ từ.”

Đánh bài cơm gạo hay đánh ăn thua

Theo thống kê của Hội Đồng Quốc Gia Hoa Kỳ (American Statistics of National Council), có 3 triệu người trưởng thành là “con nghiện đánh bạc,” 4 phần 6 người Mỹ có vấn đề với bài bạc, và 50% người nghiện bài là phụ nữ.
Trinh tiếp tục câu chuyện, “Lúc mới lên sòng bài thì chỉ đánh muốn giải trí hay muốn kiếm tiền cơm gạo thôi, nhưng khi ma lực con bài nổi lên thì mình cảm thấy lời bà bạn dẫn đi rất chí lý.”
Người bạn phân tích cho Trinh nghe rằng “đi làm nail cả ngày cũng được có hơn một trăm mà mất cả 10 tiếng làm, 2 tiếng đi về. Trong khi vào sòng bài ăn vài cây bài là đã có tiền rồi mà không nặng nhọc, không đổ mồ hôi nước mắt, tức là đánh bài cơm gạo. Mỗi ngày bỏ ra một ít, chỉ cần ăn $200 là mỗi tháng có cả $6,000.”
“Bả thuyết minh vẽ ra một trang lịch sử mới, tương lai mới. Nhưng quả thật tương lai đâu không thấy, mà giờ chỉ thấy tương chao thôi.” Trinh cười như nắc nẻ, che đi sự lo lắng khi vừa thua gần $8,000 sau 3 ngày “sát phạt” trở về.
Không ai nghĩ rằng số mình đen hoài, mà luôn luôn nghĩ rằng mình sẽ thắng, chứ đã nghĩ thua thì có ai đi đánh bài đâu. (Hình minh họa: Getty Images)

Trinh mê bài bạc, trở thành con nghiện đỏ đen là từ giữa năm 2006. Hết Commerce Casino, chị chuyển qua Pechanga Casino và 5 năm qua Trinh gần như đóng đô tại Hawaiian Gardens Casino. “Vào đó hỏi tên tôi ai cũng biết.” Chị “khoe”.
“Nghiện bài lẹ lắm. Cái thứ cần học thì không học, cái thứ không cần học thì lại học lẹ thấy ớn luôn.” Người phụ nữ từng một thời kiếm được rất nhiều tiền từ công việc làm nail lại cười che lấp “căn bệnh” của mình.
Trinh cho biết lần chị ngồi ở sòng bài lâu nhất là một tuần. “Ngồi trong sòng bài thì ngày cũng như đêm, lúc nào cũng điện sáng choang. Bên ngoài có nắng mưa bão bùng, nóng lạnh gì mình cũng không biết.” Chị mô tả.
Trinh chỉ canh mỗi sáng lúc chồng đi làm thì chạy về nhà tắm rửa rồi lại trở lên sòng bài để “chờ đợi cái jackpot.”
“Cái jackpot đó mới lôi cuốn được mình. Còn chơi bài cẩu bài ma đó thì mình mò bằng 2 ngón tay kéo. Kéo từ từ, tới đâu mình vuốt và cầu nguyện. Khi đang vuốt mình lẩm nhẩm đếm trong đầu '2, 4, 6, 8, 10, đến con 12 là con thiên để thiên biến vạn hóa là mình vuốt thẳng xuống để hy vọng lấy được con thiên. Lúc đó tim mình cứ co thắt co thắt, theo tay mình đang đẩy con bài.”
Theo lời “con bạc” có giọng nói rất ấm áp này thì lần đánh cả tuần đó chị thua gần $60,000.
“Cứ thua 10 ngàn thì lại chạy về nhà lấy 10 ngàn lên đánh tiếp để gỡ.” Trinh kể, “Khi còn lại $2,000, tôi bắt đầu đánh gỡ lại được hơn $40,000 thì ôm tiền về nhà.”
“Nhưng mà có yên đâu, không ngủ được, mới 4 giờ sáng thì cứ như có con ma thúc giục mình đi, vì thấy vẫn còn thua gần 20 ngàn nên không cam lòng, nghĩ rằng số mình vẫn còn đỏ,” người phụ nữ có máu đỏ đen hạng nặng này cho biết.
Chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ, Trinh thua lại mười mấy ngàn tiền mang theo. Luật sòng bài chỉ cho mỗi người đổi quá $10,000 một ngày, nếu muốn đổi thêm họ yêu cầu phải đưa ID để xác minh xem nguồn tiền từ đâu ra. Thế là như nhiều con bạc chuyên nghiệp, Trinh nhờ người khác đổi dùm.
Cứ đổi dùm $3,000 hay $5,000 thì mình cho họ $25.
Trinh quay về nhà lấy tiền mặt lên chơi tiếp, bởi lẽ “không ai nghĩ rằng số mình đen hoài, mà luôn luôn nghĩ rằng mình sẽ thắng, chứ đã nghĩ thua thì có ai đi đánh bài đâu.”
Tuy nhiên, “Đến khoảng 12 giờ trưa thì tôi thua tổng cộng hai mươi mấy ngàn.”
Khi đó, số tiền đặt vào mỗi ván ăn thua của chị lên đến $5,000.

Biết là hố thẳm nhưng không thoát nổi

Dường như không con bạc nào lại không thiếu nợ. Theo thống kê của Hội Đồng Quốc Gia Hoa Kỳ, nợ trung bình của một người đàn ông nghiện cờ bạc tại Mỹ nằm trong khoảng $55,000 đến $90,000, phụ nữ may mắn hơn khi mức nợ trung bình vào độ khoảng $15,000.
Dĩ nhiên, Trinh cũng không nằm ngoài qui luật đó. Sau một thoáng suy nghĩ, Trinh ngập ngừng cho biết hiện tại chị nợ “mười mấy ngàn.”
“Khi hết tiền thì nhà có cái gì cầm được thì cầm. Cứ cầm khoảng $1,500 thì mỗi tuần trả lời $70-$80. Hoặc là mượn của những người đi chung, ăn chịu với mình. Lúc mình thắng thì mình cho họ mượn, đâu có tính lời, lúc thua thì mình mượn lại. Họ cũng chẳng đòi hỏi gì, nhưng tính tôi rộng rãi, dân cờ bạc chẳng ai keo kiệt hết, ví dụ họ đưa tôi mượn $5,000 thì tôi rút $500 đưa lại họ 'uống cà phê'. Có khi tôi rút tiền từ ngân hàng của casino, cứ kéo thẻ $400 thì họ 'charge' $16.” Trinh giải thích về nguồn tiền đánh bạc.
Một người đàn ông tên L.T, ở thành phố Anaheim, kể về người vợ đánh bạc của mình, “Bao nhiêu tiền bạc, debit cards, credit cards, của cải vợ chồng dành dụm, trong một sớm một chiều không cánh mà bay. Có chiếc xe làm phương tiện đi lại, vợ cũng đem đi cầm. Cầm riết rồi về nhà sơ hở một món gì có thể cầm thế là vợ chơi ngay, nào là Ipad mua tặng thằng con vào ngày sinh nhật, Iphone, camera,... nói chung là những mặt hàng nào nhỏ, gọn và có người chịu chi tiền, đều âm thầm biến mất.”
Không chỉ dừng lại ở mức độ đó, trong giới bài bạc, câu chuyện về những người phụ nữ say máu đỏ đen, đến lúc không còn gì có thể vay mượn, cầm cố, họ đã không ngần ngại bán thân ngay tại các sòng bài để có tiền tiếp tục sát phạt, không phải là những câu chuyện giật gân, hoang tưởng và hiếm hoi.
Dường như không có khái niệm về nơi phải dừng cho những kẻ lỡ sa chân vào chốn đỏ đen. (Hình minh họa: Getty Images)

Trong quyển “Chẳng bao giờ đủ” (Never Enough) kể chuyện một luật sư đã đốt cả sự nghiệp mình vào các canh bạc, tác giả Michael Burke, cũng là nhân vật chính của chuyện, kể lại việc ông ăn cắp tiền học đại học của các con ông ra sao, giả mạo tên vợ ông để thế chấp ngôi nhà lấy $200,000 như thế nào, đến việc lấy cắp tiền từ “tài khoản ký quỹ” (escrow accounts) của các thân chủ ông. Và sau 25 năm làm luật sư, ông không có lấy một đồng tiền tiết kiệm, lại còn nợ số tiền lên $1,6 triệu, chưa kể bản án 3 đến 10 năm tù về tội lường gạt.
Dường như không có khái niệm về nơi phải dừng cho những kẻ lỡ sa chân vào chốn đỏ đen.
Trả lời câu hỏi “Ngoài lúc bị ma bài nhập, có khi nào chị tự vấn tại sao mình lại mê đánh bạc như vậy không?” Trinh trả lời không chút đắn đo, “Có chứ!”
“Có những lúc đêm về tôi tự hứa với lòng là không để cho nó cắn mình nữa, mình sẽ làm lại từ đầu. Nhưng rồi những lúc ngồi làm nail ế ẩm, thì hình ảnh thắng bài lại hiện lên, quyến rũ mình.” Trinh trầm giọng.
Biết vợ đánh bài, nhưng theo Trinh, chồng chị không ngờ chị đánh lớn đến như thế, cho đến lúc anh lên sòng bạc tìm chị.
Chồng chị hết năn nỉ, rồi tới dùng cả vũ lực nhưng rồi mọi thứ đều vô hiệu lực với Trinh. “Ổng khóa xe lại để tôi đừng đi, nhưng khi con ma bài nó lên thì tôi nổi điên, kêu người đến mở khóa và đi tiếp. Ổng gọi tôi không bắt phone.”
“Có khi nào chị nghĩ chồng chị sẽ ly dị với một người bài bạc như chị không?” - “Cũng có thể sẽ tới con đường đó.” Trinh nói.
Trinh cho biết, “Trước đây chồng tôi cũng nói một lần như vậy, cũng khiến tôi chùng lòng được gần 3 tháng. Nhưng khi nghe có người gọi thì máu cờ bạc lại trỗi dậy.” Chị cười buồn.
Trinh nói như vắt lòng, “Có lúc tôi muốn thay đổi, không muốn dính líu đến bài bạc nữa. Nhất là những khi bước ra khỏi sòng bài mà tiền hết sạch. Khi đó bản nhạc 'Tiền khô cháy túi có ai hiểu cho' rất là thấm thía, khiến mình rớt nước mắt. Tự an ủi mình ngày mai mình sẽ bắt đầu cuộc sống mới, đi cắt da lại, đi chà chân lại.”
“Nhưng chỉ cần ngủ qua đêm là con người mình lại trở lại như cũ, có cũng như không, không cũng như có. Sự hớp hồn của sòng bài có sức mạnh vô song.” Trinh khẳng định.
Hiện tại, “đã cố gắng không đi thì thôi, còn đi thì coi như 3 ngày 3 đêm mới về,” Trinh cho biết mức độ chơi bài hiện nay của mình.
“Có lẽ chỉ thay máu thì may ra máu bài bạc đỏ đen mới không còn.” Trinh nói như tự an ủi và sẵn sàng chấp nhận mọi điều có thể xảy ra vì bệnh nghiện bài của mình

Nhục quá bác Sang ơi!

rương Tấn Sang mang danh chủ tịch nhà nước Việt Nam, bị hàng ngàn người Việt biểu tình phản đối khi vừa bước chân tới nước Mỹ. Chưa thấy ai nói những lời trâng tráo như Trương Tấn Sang!
Ðược dịp gặp tổng thống Mỹ, ông ta nói, “Cám ơn nước Mỹ đã tạo điều kiện cho người gốc Việt ở Mỹ được thành công trong cả hai mặt kinh tế và chính trị! Ông ta làm như không biết rằng hàng triệu người Việt đang sống ở nước Mỹ đều từng chạy trốn khỏi cái địa ngục mà đảng Cộng sản của ông trùm lên trên cả đất nước Việt Nam từ năm 1975! Những thuyền nhân tị nạn không ai nhờ ông làm đại diện cho họ để ngỏ lời cảm ơn cả; đại diện của họ là những người đi biểu tình trong công viên La Fayette chống chế độ tham ác mà ông là đại diện. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích nhận xét, khi nhắc đến cả mặt “hoạt động chính trị” (political activities) của người Việt sống tại Mỹ, nghĩ lại thấy là “ông Sang qua câu đó, cám ơn các biểu-tình-viên đang la ó phái đoàn của ông ngay ở ngoài cổng Tòa Bạch Ốc!”

Nhà báo Ðức Tuấn kêu lên: “Nhục quá bác Sang ơi!” trong blog của anh. Kêu lên như thế là Ðức Tuấn quá lạc quan về tư cách con người ông Sang. Ông này không hề biết nhục. Người không bao giờ biết nhục là cái gì mới mở miệng nói một câu như vậy. Nói trâng trâng làm như cả nước Mỹ và ông tổng thống của họ không hề đọc lịch sử, không hề biết tại sao lại có hàng triệu người Việt liều chết vượt biển tìm tự do, trong đó có những người Việt đang sống ở Mỹ! Nói nghênh nghênh ngáo ngáo không khác gì mấy anh quản giáo bảo tù nhân phải “biết ơn cách mạng” vì mỗi ngày đều cho mình đi lao động! Chỉ một con người sống cả đời trong hàng ngũ cán bộ cộng sản, leo từng bước lên đến ngôi vị chủ tịch nhà nước thì mới đủ cơ hội tập được cái thái độ trơ tráo không biết hổ thẹn để phát ra được những câu như thế mà không biết mình sẽ bị cười vào mặt. Ðáng lẽ sau khi nghe Trương Tấn Sang nói những lời trơ trẽn đó, ông Barack Obama phải hỏi lại: “Thế ông chủ tịch đã viết thư cảm ơn các hãng tàu thủy quốc tế cứu giúp người Việt Nam tị nạn gặp nguy khốn trên đường vượt biển cho lên tàu hay chưa? Ngài có tặng huy chương cho Tầu Cap Anamour hay không? Họ đã chữa bệnh gần 40 ngàn người và cứu mạng sống hơn 10 ngàn người Việt sắp chết đuối trên mặt biển đó!” Ông Obama cũng có thể cũng thắc mắc trong lòng: Khi sang Bắc Kinh ông Trương Tấn Sang có ngỏ lời cảm ơn chính quyền Trung Cộng đã đón nhận những người Việt gốc Hoa bị chế độ cộng sản Việt Nam tịch thu tài sản, đuổi về Trung Quốc hay không? Phần lớn các đồng bào Việt gốc Hoa này đã sống ở Việt Nam bao nhiêu đời, chỉ nói tiếng Việt chứ không biết tiếng Trung Hoa, nhiều người đã đi lính, bị thương, nhưng vẫn bị tống ra biển bất kể sóng to gió lớn! Cũng chỉ một chế độ cộng sản mới có cái chính sách trục xuất người ta một cách táng tận lương tâm như vậy. Những người đã đánh mất lương tâm thì cũng không biết hổ thẹn.

Không biết trong gia sản của Trương Tấn Sang, có lúc được coi là người giầu nhất Sài Gòn, có bao nhiêu phần là do “đóng góp” của những người tị nạn cộng sản? Bao nhiêu ngôi nhà ở Sài Gòn đã bị tịch thâu rồi “hóa giá,” bỏ vào túi các quan cộng sản mỗi người được bao nhiêu? Thời đảng Cộng sản tổ chức vượt biên bán chính thức thì bọn Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng kiếm được bao nhiêu “cây” do đám đàn em bán bến dâng nộp? Nghe Trương Tấn Sang tới nước Mỹ mở miệng nói những lời trâng tráo như bây giờ, người ta chỉ cần nhắc lại lời phê phán tên Sở Khanh trong chuyện Kiều:
“Ðem người đẩy xuống giếng khơi / Nói rồi, rồi lại ăn lời được ngay!”

Những lời cảm ơn trâng tráo trên đây là điều dư luận còn ghi lại sau chuyến công du của Trương Tấn Sang. Bởi vì chẳng có gì khác đáng nhớ hết. Nói như Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, kết quả chuyến đi này là “Về tay không!” Nhưng về đến nước nhà, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản là báo Nhân Dân cũng trâng tráo không khác gì Trương Tấn Sang. Bản tuyên bố chung được báo này dịch ra có đoạn viết: “Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai bộ trưởng ngoại giao, và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng của hai nước.”

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích hỏi: “Hai đảng nào?” Ở nước Việt Nam mới có một đảng độc quyền cai trị ngồi trên đầu nhà nước, chứ ở nước Mỹ có đảng chính trị nào được phép làm như vậy đâu! Ông Obama thuộc đảng Dân Chủ, đảng này làm gì có “cơ quan” nào ngồi trên đầu chính phủ để “đối thoại và trao đổi” với mấy ông bà trong đảng cộng sản? Nếu có, chắc ông Obama sẽ bị đàn hặc và truất phế ngay lập tức!

Phải nói là chuyến đi của Tư Sang về tay không, vì kết quả cụ thể duy nhất là lời hứa hẹn hai chính phủ sẽ ráo riết tiến tới trong vụ Việt Nam gia nhập Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP để kết thúc vào cuối năm nay. Nhưng nếu muốn được Mỹ đồng ý cho tham dự vào hiệp định đó, cqn cộng sản Việt Nam sẽ phải nhượng bộ trong cuộc đàm phán về hàng dệt may đang xuất cảng sang Mỹ.

Năm ngoái Việt Nam xuất cảng 17 tỷ hàng hóa qua Mỹ, hàng dệt may chiếm khoảng 7 tỷ đô la. Hiện nay hàng dệt may của Việt Nam được đánh thuế thấp khi sang Mỹ, theo điều khoản ưu đãi của WTO cho các nước chậm tiến. Trong khuôn khổ TPP, các sản phẩm xuất cảng của các nước thành viên phải có xuất xứ từ các nước trong khối TPP mới được hưởng ưu đãi về thuế. Người Mỹ lo rằng Trung Quốc sẽ chuyển hàng vải sợi sang cắt may Việt Nam để được hưởng ưu đãi. Ðã có hơn 160 nghị sĩ Dân Chủ lẫn Cộng Hòa ký tên vào bức thư yêu cầu chính phủ Mỹ phải bảo đảm các loại hàng dệt may phải được sản xuất “với nguyên liệu từ một quốc gia là đối tác tự do mậu dịch của Mỹ, thì mới được nhập vào thị trường Hoa Kỳ với mức thuế ưu đãi.”

TPP là một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển, nên không có chính sách ưu đãi như khi Việt Nam đàm phán xin gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO). Chính phủ Mỹ và một số nước thành viên tương lai của TPP vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Vào Tháng Sáu, ông Nguyễn Vũ Tùng, phó đại sứ Việt Nam ở Washington, cho biết đề nghị mới nhất của Mỹ “thực sự, thực sự rất khó để chúng tôi chấp nhận.” Như vậy thì muốn giữ lời hứa kết thúc cuộc đàm phán về TPP vào cuối năm nay, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải hy sinh quyền lợi của các công ty dệt may để được chính phủ Mỹ chấp nhận!

Nhưng Ðại Sứ Mỹ David Shear tại Hà Nội mới tuyên bố rằng, “Nếu muốn quan hệ mậu dịch sát hơn, ta cần đến hiệp định TPP. Nhưng muốn những nỗ lực hợp tác ngoại giao đó thành công cần có cần thấy có sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam.” Trong khi Tư Sang ở Washington, hàng trăm nhà trí thức nước ta đã ký lá thư gửi đích danh ông ta, yêu cầu phải giải quyết ngay vụ nhà báo Ðiếu Cày đang tuyệt thực vì bị bạc đãi trong nhà tù. Ông Ðiếu Cày có thể chết bất cứ lúc nào trong khi vợ và các con ông còn chưa được gặp mặt.

Trương Tấn Sang được tiếp đón theo cung cách chưa có một vị nguyên thủ quốc gia nào phải chịu khi đến thăm nước Mỹ lần đầu. Chỉ vì xin được sang Mỹ gấp quá. Theo Giáo Sư Carl Thayer, thuộc Ðại Học Quốc Gia Úc: “Chuyến đi Mỹ của phái đoàn ông Trương Tấn Sang chỉ có hai tuần lễ để chuẩn bị. Ðây là điều rất bất thường trong các quan hệ ngoại giao quốc tế.” Tại sao phải đi gấp như vậy? Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đoán rằng sau khi Sang đi Bắc Kinh ký kết những thứ mà Bùi Tín gọi là các “văn kiện đầu hàng” thì “về nước bị mắng nhiếc quá nên Tư Sang mới vội vã xin sang hội kiến với ông Mỹ, mong để đối trọng với ông Tàu.” Chắc không riêng mình Tư Sang lo chạy chọt xin đi gấp. Cả Bộ Chính Trị đảng Cộng sản cũng lo. Sau khi nghe dư luận khắp nước phê phán các cam kết của Hà Nội với Bắc Kinh, họ cảm thấy sợ thật. Nhất là ngay sau khi Tư Sang ở Tàu về, mới đầu Tháng Bảy, tàu Trung Quốc lại tấn công, cướp phá các tầu cá Việt Nam đang khai thác hải sản tại vùng biển Hoàng Sa. Bộ Chính Trị không biết “ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?” Cho nên cả guồng máy ngoại giao của nhà nước phải thu xếp xin cho Tư Sang qua Mỹ, hy vọng dân Việt Nam sẽ quên mối nhục Thành Ðô nối dài. Một mình Tư Sang không đủ sức vận động chuyến đi này.

Ông Nguyễn Ngọc Bích kể lại những điều bất bình thường khi Tư Sang tới Mỹ: Không có tiếp đón long trọng, không thảm đỏ, không duyệt binh, không đại bác, không viên chức cao cấp nào từ phía Mỹ ra nghênh đón ngoại trừ ông đại sứ Mỹ ở Hà Nội, không ở nhà khách quốc gia, không có khoản đãi bằng một bữa tiệc linh đình (quốc yến, “state dinner”), không trưng cờ hai nước ngoài đường, phái đoàn Tư Sang phải thuê khách sạn ở gần Sứ quán Trung Cộng, vân vân. Ông Bích viết: “Chỉ cần so với sự tiếp đón long trọng (chính phủ Mỹ) dành cho bà Aung San Suu Kyi cách đây ít tháng là thấy hết cả sự bẽ bàng của chuyến đi. Dù như là một lãnh tụ đối lập ở trong tù ra chưa được bao lâu, bà Suu Kyi đã được mời đến nói chuyện cả với lưỡng viện Quốc Hội.”

Khi biết hình thức đón tiếp như vậy, chắc Ðức Tuấn cũng phải nhắc lại: “Nhục quá bác Sang ơi!”

Wednesday, July 24, 2013

The real and the fake

The Real: Phỏng Vấn T/S Alan Phan của báo Dân Việt


Người tiêu dùng Mỹ có thể tiêu thụ gấp 10 lần số hàng Việt đang xuất khẩu qua đây.
Ngày 23.7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao VN đã lên đường thăm chính thức Mỹ. Chúng tôi cùng tiến sĩ Alan Phan nhìn lại chặng đường quan hệ Việt- Mỹ cũng như các giải pháp để thúc đẩy, mở rộng quan hệ thương mại giữa hai nước.

Là người có 43 năm kinh nghiệm kinh doanh trên đất Mỹ, tiến sĩ đánh giá như thế nào về hợp tác thương mại Việt – Mỹ ở thời điểm hiện tại và cơ hội trong tương lai?

- Quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam – Mỹ đã tăng lên đáng kể so với quá khứ. Từ năm 2005, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Hiện tại, hàng hóa Việt Nam rất cần thị trường Mỹ, có thể nói là cần hơn bao giờ hết. Lý do là vì trong khi Việt Nam đang nhập siêu với Trung Quốc thì đến được thị trường Mỹ là điều quá tốt đối với các sản phẩm của Việt Nam. 

Thêm vào đó, nếu tiếp cận đúng mức, lượng xuất khẩu hàng Việt qua Mỹ có thể gia tăng gấp 10 lần hiện tại. Mặc dù, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng trong những năm gần đây, nhưng số lượng hàng Mỹ bán qua Việt Nam không nhiều nên có thể nói Việt Nam vẫn chưa phải là thị trường mà các nhà xuất khẩu Mỹ kỳ vọng. Tóm lại, Việt Nam cần thị trường Mỹ nhưng Mỹ chưa cần thị trường Việt (This sentence was deleted - See below)

Có thể nói, Mỹ là một thị trường rất lớn, bao la và bao phủ các sản phẩm tối tân cũng như rẻ tiền nhất từ khắp thế giới. Mỹ thực sự là một thị trường mở, và Việt Nam khai thác thị trường này chưa được nhiều, hay nói cách khác, những hợp tác thương mại hiện tại, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.
Vậy theo ông, Việt Nam phải làm gì để các sản phẩm của mình khi đến được với thị trường Mỹ thì phải trụ lại và có chỗ đứng nhất định?

- Mỹ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2012 khoảng 15.685 tỷ USD, chiếm khoảng 20% GDP toàn thế giới. GDP theo đầu người đạt khoảng 49.965 USD. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ chiếm khoảng 79,7%, công nghiệp 19,1%, nông nghiệp 1,2%. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ chiếm hơn 30% GDP, là nước xuất, nhập khẩu lớn nhất thế giới.
Như tôi nói, bởi vì Mỹ có một thị trường mở như vậy, nên cơ hội của chúng ta cũng rất nhiều. Hàng hóa nào của Việt Nam cũng có thể xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, để thành công, lời khuyên của tôi là muốn hợp tác với họ thì phải biết khách hàng muốn gì và mình phải đáp ứng được những nhu cầu của người tiêu dùng ở Mỹ, chứ không lấy cái chuẩn nhu cầu tiêu dùng của người Việt để mang đi xuất khẩu.
Vậy theo đánh giá của tiến sĩ, thế mạnh của hàng Việt ở thị trường Mỹ là gì?

- Khác với Trung Quốc, chúng ta có một vài lợi thế là các sản phẩm công nghệ và nông nghiệp. Nhưng để những thế mạnh này có sức sống lâu bền, chúng ta phải nâng cao cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Riêng về các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, thị trường Mỹ cũng có những tín hiệu rất đáng mừng.
Ngoài ra, mình có một cái lợi thế nữa đó là ở Mỹ hiện có khoảng 2 triệu người gốc Việt đang sinh sống. Đó là một thị trường tiềm năng, dễ tiếp cận và ưa chuộng những sản phẩm quê nhà.
Được coi là nước nhập khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam song dường như Mỹ đã và đang cố tình tìm cách gây khó cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản?

- Nói như vậy là không hoàn toàn đúng. Thực tế, Mỹ không phải gây khó cho doanh nghiệp Việt Nam mà vấn đề là quy định chung của họ là như vậy. Không cứ gì hàng Việt Nam, hàng Trung Quốc, thậm chí hàng châu Âu đều phải trải qua quá trình kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm, quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Mỹ rất cao.

Theo tôi biết, trong những năm gần đây, Mỹ đặc biệt chú ý đến những vụ việc liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm ở Việt Nam và các nước khác mà các cơ quan truyền thông đăng tải.
Để bảo vệ người tiêu dùng, Mỹ kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng sản phẩm. Vì thế, để các sản phẩm của chúng ta luôn có uy tín, thì không còn cách nào khác là chúng ta phải tuân thủ các quy định của họ. Đó cũng là cách nâng cao tính cạnh tranh.
Theo tiến sĩ, khi quan hệ ngoại giao được nâng cấp, liệu có tạo ra được một làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ Mỹ vào Việt Nam hay không?

- Cái đó rất khó nói, bởi người Mỹ không làm ăn theo kiểu bị áp đặt. Các doanh nghiệp Mỹ không bị chi phối bởi chính phủ và họ không quan tâm đến quan hệ chính trị.  Cái họ cần là uy tín và chất lượng. Trên thực tế, thể chế kinh tế của Việt Nam khác với Mỹ, vẫn còn nhiều rào cản. Mà để xóa bỏ được những rào cản đó, Việt Nam phải trở thành nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa.
Xin cảm ơn ông!

Từ năm 2005, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng trong những năm gần đây. Năm 2012 đạt 24,5 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2011. Tính đến tháng 5.2013, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 11 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2012; tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ vào Việt Nam đạt 10,5 tỷ USD, đứng thứ 7 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 658 dự án.

 

The Fake: Phỏng Vấn T/S Alan Phan của báo Dân Việt

(http://danviet.vn/20130723104759633p1c25/the-manh-cua-hang-viet-o-my.htm)

Là người có 43 năm kinh nghiệm kinh doanh trên đất Mỹ, tiến sĩ đánh giá như thế nào về hợp tác thương mại Việt - Mỹ ở thời điểm hiện tại và cơ hội trong tương lai?

- Quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam – Mỹ đã tăng lên đáng kể so với quá khứ. Từ năm 2005, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Hiện tại, hàng hóa Việt Nam rất cần thị trường Mỹ, có thể nói là cần hơn bao giờ hết. Lý do là vì trong khi Việt Nam đang nhập siêu với Trung Quốc thì đến được thị trường Mỹ là điều quá tốt đối với các sản phẩm của Việt Nam.

Mặc dù, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng trong những năm gần đây, nhưng số lượng hàng Mỹ bán qua Việt Nam không nhiều nên có thể nói Việt Nam vẫn chưa phải là thị trường mà các nhà đầu tư Mỹ đặt hết sự quan tâm và kỳ vọng.

Có thể nói, Mỹ là một thị trường rất lớn, bao la và bao phủ các sản phẩm tối tân. Mỹ thực sự là một thị trường mở, trong khi Việt Nam khai thác thị trường này chưa được nhiều, hay nói cách khác, những hợp tác thương mại hiện tại, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.

Vậy theo ông, Việt Nam phải làm gì để các sản phẩm của mình khi đến được với thị trường Mỹ thì phải trụ lại và có chỗ đứng nhất định?

- Mỹ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2012 khoảng 15.685 tỷ USD, chiếm khoảng 20% GDP toàn thế giới. GDP theo đầu người đạt khoảng 49.965 USD. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ chiếm khoảng 79,7%, công nghiệp 19,1%, nông nghiệp 1,2%. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ chiếm hơn 30% GDP, là nước xuất, nhập khẩu lớn nhất thế giới.

Như tôi nói, bởi vì Mỹ có một thị trường mở như vậy, nên cơ hội của chúng ta cũng rất nhiều. Hàng hóa nào của Việt Nam cũng có thể xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, để thành công, lời khuyên của tôi là muốn hợp tác với họ thì phải biết khách hàng muốn gì và mình phải đáp ứng được những nhu cầu của người tiêu dùng ở Mỹ, chứ không lấy cái chuẩn nhu cầu tiêu dùng của người Việt để mang đi xuất khẩu.

Vậy theo đánh giá của tiến sĩ, thế mạnh của hàng Việt ở thị trường Mỹ là gì?

- Chúng ta cũng có một vài thế mạnh đó là các sản phẩm công nghệ và nông nghiệp. Nhưng để những thế mạnh này có sức sống lâu bền, chúng ta phải nâng cao cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Riêng về các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, thị trường Mỹ cũng có những tín hiệu rất đáng mừng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rất ưa chuộng các loại nông sản Việt như trái cây và gạo (Alan Phan did not say this)
Ngoài ra, mình có một cái lợi thế nữa đó là ở Mỹ hiện có khoảng 2 triệu người gốc Việt đang sinh sống. Đó là một thị trường tiềm năng, dễ tiếp cận và ưa chuộng những sản phẩm quê nhà.

Được coi là nước nhập khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam song dường như Mỹ đã và đang cố tình tìm cách gây khó cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản?

- Nói như vậy là không hoàn toàn đúng. Thực tế, Mỹ không phải gây khó cho doanh nghiệp Việt Nam mà vấn đề là quy định chung của họ là như vậy. Không cứ gì hàng Việt Nam, hàng Trung Quốc, thậm chí hàng châu Âu đều phải trải qua quá trình kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm, quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Mỹ rất cao.