Wednesday, May 1, 2013

Bên thắng cuộc Huy Đức Tập I. Giải Phóng Mấy lời tác giả

Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm.
*****
Published by
OsinBook∘2012
Copyright 2012 by Huy Đức & OsinBook∘2012
ISBN: 978-1-4675-5790-0
Huy Đức & OsinBook∘2012 giữ bản quyền
Thiết kế bìa và trình bày:
Phùng Văn Vinh & Trần Minh Triết
Bản giấy in tại California, USA
ISBN: 978-1-4675-5791-7
Phát hành toàn cầu
All rights reserved. Without limiting the rights under copyright reserved above, no part of this publication may be reproduced, stored in or introduced into a retrieval system, or transmitted, in any form, or by any means (electronic, mechanical, photocopying, recording, or otherwise) without the prior written permission of both the copyright owner and the above publisher of this book.
Bảo lưu toàn bản quyền. Không in lại, sao chép, tái bản, phân phát, một phần hay toàn bộ cuốn sách, dưới dạng điện tử hay giấy, khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của tác giả và nhà xuất bản.
Smashwords Edition License Notes
This ebook is licensed for your personal use only. This ebook may not be re-sold or given away to other people. If you would like to share this book with another person, please purchase an additional copy for each person you share it with. If you are reading this book and did not purchase it, or it was not purchased for your use only, then you should return to Smashwords.com and purchase your own copy.
Thank you for respecting the author’s work.
Chỉ được phép sử dụng sách điện tử này cho mục đích cá nhân. Không được bán lại hay chuyển cho người khác. Nếu bạn đọc muốn chia sẻ cuốn sách này cho người khác, xin mua thêm một ấn bản cho từng người bạn muốn chia sẻ với. Nếu bạn đọc cuốn sách này và không mua nó, hoặc không mua cho riêng bạn, thì bạn nên trở lại Smashwords để mua ấn bản của mình. Chân thành cám ơn bạn đọc đã tôn trọng quyền sở hữu bản quyền của tác giả.
xxx
Bên Thắng Cuộc của Huy Đức là quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975 mà tôi được biết.” – Trần Hữu Dũng, Đại học Wright, Ohio, USA
Cuốn sách này nói về những sự thật khốc liệt, nhưng vì rất trung thực nên nó khiến ta bình tĩnh hơn trong thế giới và giữa đất nước khốc liệt ngày nay.” - Nguyên Ngọc, Đại học Phan Châu Trinh, Hội An, Việt Nam
Bên Thắng Cuộc là tác phẩm ‘thực’ nhất, cho đến thời điểm này, ghi lại một giai đoạn lịch sử khốc liệt, thông qua tư liệu, của dân tộc từ biến cố 1975 đến nay.” – Đinh Quang Anh Thái, Nhật báo Người Việt, California, USA
Cuốn sách phân tích tình hình Việt Nam từ năm 1975 - của một nhà báo sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản - một cách chuyên nghiệp và công bằng hiếm có. Nó là một kho tàng dữ liệu quý báu, có thể làm ngạc nhiên cả những chuyên viên theo dõi chính trị Việt Nam trong nhiều thập niên qua.” – Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, Virginia, USA
"Huy Đức viết công trình khảo cứu lịch sử đặc sắc này với lương tâm trong sáng và tay nghề lão luyện của một nhà báo chuyên nghiệp có trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước. Có công minh lịch sử mới có hòa giải dân tộc thưc sự" – Chu Hảo, Nhà Xuất bản Tri Thức, Hà Nội, Việt Nam
*
*******
Thương yêu tặng Mỹ Đức
và hai con Thạch Thảo, Đức Trung
Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh
Bên nào thắng thì nhân dân đều bại
Nguyễn Duy
Huy ĐứcCuốn sách này bắt đầu bằng những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé mười ba, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”. Thay vì tiếp tục ăn thua, chúng tôi buông nhau ra.
Miền Nam, theo như những bài học của chúng tôi, sẽ chấm dứt “hai mươi năm rên xiết lầm than”. Trong cái thời khắc lịch sử ấy, trong đầu tôi, một sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xuất hiện ý nghĩ: phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối.
Nhưng hình ảnh miền Nam đến với tôi trước cả khi tôi có cơ hội rời làng quê nghèo đói của mình. Trên quốc lộ Một bắt đầu xuất hiện những chiếc xe khách hiệu Phi Long thỉnh thoảng tấp lại bên những làng xóm xác xơ. Một anh chàng tóc ngang vai, quần loe, nhảy xuống đỡ khách rồi đu ngoài cánh cửa gần như chỉ trong một giây trước khi chiếc xe rú ga vọt đi. Hàng chục năm sau, tôi vẫn nhớ hai chữ “chạy suốt” bay bướm, sặc sỡ sơn hai bên thành xe. Cho tới lúc ấy, thứ tiếng Việt khổ lớn mà chúng tôi nhìn thấy chỉ là những chữ in hoa cứng rắn viết trên những băng khẩu hiệu kêu gọi xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh Mỹ.
Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe, cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra, con búp bê nhựa – biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe – buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.
Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giới văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dày1, Thép Đã Tôi Thế Đấy2. Những chiếc máy Akai, radio cassettes, được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ không chỉ có “đêm Trường Sơn nhớ Bác”. Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.
Tôi vẫn ở lại miền Bắc, chứng kiến thanh niên quê tôi đắp đập, đào kênh trong những năm “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, chứng kiến khát vọng “thay trời, đổi đất, sắp đặt lại giang san” của những người vừa chiến thắng trong cuộc chiến ở miền Nam, rồi chứng kiến cũng những con kênh đó không những vô dụng với chủ nghĩa xã hội mà còn gây úng lụt quê tôi mỗi mùa mưa tới.
Năm 1983, tôi có một năm huấn luyện ở Sài Gòn trước khi được đưa tới Campuchia làm chuyên gia quân sự. Trong một năm ấy, hai cô em gái của Trần Ngọc Phong3, một người bạn học chung ở trường sỹ quan, hàng tuần mang tới cho tôi bốn, năm cuốn sách. Tôi bắt đầu biết đến rạp chiếu bóng, Nhạc viện và sân khấu ca nhạc. Cho dù đã kiệt quệ sau tám năm “giải phóng”, Sài Gòn với tôi vẫn là một “nền văn minh”. Những năm ấy, góc phố nào cũng có mấy bác xích lô vừa mỏi mòn đợi khách vừa kín đáo đọc sách. Họ mới ở trong các trại cải tạo trở về. Tôi bắt đầu tìm hiểu Sài Gòn từ câu chuyện của những bác xích lô quen như vậy.
Mùa hè năm 1997, một nhóm phóng viên vì nhiều lý do phải rời khỏi tờ báo Tuổi Trẻ, gồm Đoàn Khắc Xuyên, Đặng Tâm Chánh, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Tuấn Khanh, Huỳnh Thanh Diệu, Huy Đức. Chúng tôi thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ và trao đổi với các đồng nghiệp như Thúy Nga, Minh Hiền, Thế Thanh, Phan Xuân Loan… Thế Thanh lúc ấy cũng vừa bị buộc thôi chức tổng biên tập báo Phụ Nữ Thành Phố, và cũng như Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ Kim Hạnh trước đó, chị không được tiếp tục nghề báo mà mình yêu thích.
Chúng tôi nói rất nhiều về thế sự, về những gì xảy ra trên thế giới và ở đất nước mình. Một hôm ở nhà Đỗ Trung Quân, nhà báo Tuấn Khanh, người vừa gặp rắc rối sau một bài báo khen ngợi ca sỹ bị coi là chống cộng Khánh Ly, buột miệng nói với tôi: “Anh phải viết lại những gì diễn ra ở đất nước này, đấy là lịch sử”. Không ai để ý đến câu nói này của Tuấn Khanh, nhưng tôi lại bị nó đeo bám. Tôi tiếp tục công việc thu thập tư liệu với một quyết tâm cụ thể hơn: Tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của Việt Nam sau năm 1975 trong một cuốn sách.
Rất nhiều thế hệ, kể cả con em của những người đã từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng hòa, sau ngày 30-4-1975 đã trở thành sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nhiều người không biết một cách chắc chắn điều gì đã thực sự xảy ra thậm chí với ngay chính cha mẹ mình.
Không chỉ thường dân, cho đến đầu thập niên 1980, nhiều chính sách làm thay đổi số phận của hàng triệu sinh linh như “Phương án II”4, như “Z30”5 cũng chỉ được quyết định bởi một vài cá nhân, nhiều người là ủy viên Bộ Chính trị cũng không được biết. Nội bộ người Việt Nam đã có nhiều đụng độ, tranh cãi không cần thiết vì chỉ có thể tiếp cận với lịch sử qua những thông tin được cung cấp bởi nhà trường và bộ máy tuyên truyền. Không chỉ các thường dân, tôi tin, những người cộng sản có lương tri cũng sẽ đón nhận sự thật một cách có trách nhiệm.
Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975 – ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc. Hãy để cho các nhà kinh tế, chính trị học, và xã hội học nghiên cứu kỹ hơn hiện tượng lịch sử này. Cuốn sách của tôi đơn giản chỉ kể lại những gì đã xảy ra ở Sài Gòn, ở Việt Nam sau ngày 30-4: cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền… Cuốn sách của tôi cũng nói về hai cuộc chiến tranh cuối thập niên 1970, một với Khmer Đỏ và một với người Trung Quốc. Cuốn sách của tôi cũng nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, và về sự “đồng khởi” của nông dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để dành lấy cái quyền được tự lo lấy cơm ăn áo mặc.
Tư liệu cho cuốn sách được thu thập trong hơn hai mươi năm. Trong vòng ba năm, từ tháng 8-2009 đến tháng 8-2012, tôi đã dành toàn bộ thời gian của mình để viết. Bản thảo cuốn sách đã được gửi tới một số thân hữu và một số nhà sử học, trong đó có năm nhà sử học uy tín của Mỹ chuyên nghiên cứu về Việt Nam. Sau khi sửa chữa, bổ sung, tháng 11-2012, bản thảo hoàn chỉnh đã được gửi đến một số nhà xuất bản trong nước, tuy nhiên, nó đã bị từ chối. Cho dù một số nhà xuất bản tiếng Việt có uy tín tại Mỹ và Pháp đồng ý in, nhưng để lãnh trách nhiệm cá nhân và giữ cho cuốn sách một vị trí khách quan, tác giả quyết định tự mình đưa cuốn sách này đến tay bạn đọc.
Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật. Tuy tác giả có những cơ hội quý giá để tiếp cận với các nhân chứng và những thông tin quan trọng, cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, và sẽ còn được bổ sung khi một số tài liệu được Hà Nội công bố. Hy vọng bạn đọc sẽ giúp tôi hoàn thiện nó trong những lần xuất bản sau. Lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy ra, và sự thật là một con đường đòi hỏi chúng ta không bao giờ bỏ cuộc.

VIỆT NAM: CHÍNH PHỦ DÙNG ‘DƯ LUẬN VIÊN’ ĐỂ ĐẤU VỚI BLOGGER

Chính quyền Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tranh thủ dư luận dù họ đã và đang phá website đối kháng, đàn áp các blogger và các nhà báo tự do, và nay họ tin tưởng rằng vũ khí mới nhất là một đội quân dư luận viên hùng hậu có thể lái dư luận về hướng thuận lợi cho họ.
Nhà báo tự do Trương Duy Nhất cho biết lần đầu tiên ông biết về đội quân dư luận viên (DLV) là lúc ông Hồ Quang Lợi, trưởng ban tuyên giáo thành phố Hà Nội tiết lộ vào đầu năm 2013. Tuy nhiên ông Nhất “không ngạc nhiên về điều này”.
Dư luận viên là ai?
Sau Hà Nội, quan chức thành phố Đà Nẵng cũng tiết lộ họ đã thành lập DLV từ năm 2010. Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2013, ông Mai Mộng Tưởng, phó ban tuyên giáo Đà Nẵng chỉ thị cho các DLV dưới quyền “hãy nắm bắt về việc góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp, theo dõi chuyển biến thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.”
“Dù không tuyên bố thì lâu nay người ta cũng đã làm rồi. Buồn cười vì hóa ra đầu óc mấy ông ngồi đó nghĩ toàn chuyện vớ vẩn, bá láp, bá xàm như vậy,” ông Nhất nói.
Ông Nhất cho biết: “Chưa gặp người nào dám nhận là DLV ngoài đời, mà cũng chưa thấy ai công khai danh tính rõ ràng trong các bình luận trên mạng. Thành viên của đội ngũ này chỉ thường dùng các tên giả. Tuy nhiên qua các lần làm việc với công an, thanh tra sở thông tin truyền thông, họ thừa nhận có đưa phát biểu (comment) vào các trang cá nhân, bài viết của tôi.”
Vậy ông Nhất ứng xử như thế nào? “Chỉ cái phát biểu nào đàng hoàng mới để. Cái nào nói tào lao, kích động, xuyên tạc, v.v… thì tôi xóa hết,” ông Nhất nói.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) nhận định: “Chủ trương kiểm soát thông tin cũng như ý tưởng sử dụng DLV có nguồn gốc rất lâu từ tuyên giáo các cấp. Nếu trước đây họ chỉ có tuyên truyền qua sách, báo, miệng, thì giờ đây trước thông tin đa chiều trên internet, họ bị buộc phải tăng cường thêm lực lượng mới để tuyên truyền trên mạng.”
Mẹ Nấm kể: “Chỉ gặp DLV qua các bài viết, bình luận, nhưng khi tranh luận đuối lý các bạn DLV thường ngụy biện, đi vào đả kích cá nhân tôi như không lo chăm con, không lo coi sóc quán nước mía, nhận tiền từ nước ngoài. Có lẽ các bạn DLV nghĩ mình cũng như các bạn – được trả tiền để làm việc này.”
Bà Bùi Thị Minh Hằng (blogger Bùi Hằng) khẳng định: “Trong giai đoạn này nhà nước đã thất bại về tuyên truyền trên các trang mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Twitter, và các trang blog có hoạt động tại Việt Nam nên bây giờ họ tuyên bố tăng cường lực lượng DLV là điều dễ hiểu.”
Tại hội nghị tổng kết công tác tuyên truyền miệng năm 2012, chính phủ Việt Nam đã đưa ra con số gần 80 nghìn ‘tuyên truyền viên miệng’ để làm DLV. Đó là một con số lớn và khó được kiểm chứng vì DLV không hẳn là một nghề chuyên môn mới trong bộ máy tuyên truyền. Họ có thể là những cán bộ an ninh và truyền thông hiện dịch được biệt phái để làm công tác trên mạng.
Bút chiến hay tranh luận?
05/05/2010, tại một hội nghị toàn quốc trung tướng công an Vũ Hải Triều, khoe rằng bộ phận kỹ thuật của công an đã ‘phá sập 300 báo mạng và blog cá nhân xấu”.
09/12/2012, Hồ Quang Lợi, trưởng Ban Tuyên Giáo Thành ủy Hà Nội tại Hội Nghị Tuyên Giáo Toàn Quốc cho hay Hà Nội đã thành lập một đội ngũ “tuyên truyền miệng” với 900 “dư luận viên”, “tổ chức nhóm chuyên gia bút chiến trên Internet, mở hơn 400 tài khoản trên mạng”. Ông Lợi nói: “DLV tham gia bút chiến trên internet chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch”.
Tuy nhiên các công dân mạng bị gọi ‘lề trái’ không nghĩ như ông Lợi.
“Tôi không nghĩ là có bút chiến giữa blogger tự do và DLV và chúng tôi cũng không muốn chiến đấu kiểu này,” blogger Mẹ Nấm phát biểu. Blogger này nói tiếp: “Nếu có thì đó là một cuộc chiến không cân sức: họ ăn lương để làm việc ấy; trong kho đó blogger và nhà báo tự do thì chỉ viết theo suy nghĩ của mình, và còn làm việc khác để sinh sống, tức là họ không xem việc lên mạng là một cái nghề. Và cuộc chiến buộc chúng tôi phải bảo vệ lý lẽ của mình. Các bạn DLV có quyền định hướng dư luận theo cách của họ, nhưng đây là suy nghĩ của tôi và xã hội sẽ nhìn thấy có những người suy nghĩ khác với cái dư luận mà chính quyền muốn DLV bảo vệ.”
Không đồng ý với từ ‘bút chiến’, nhà báo Duy Nhất cho rằng xã hội cần những trao đổi, đối thoại, tranh luận. Ông nói gần đây có các vấn đề nóng mà trước đây bị báo chí dìm thì nay lại được các trang cá nhân đưa ra tranh luận lại. “Bản chất của tranh luận là dần tiếp cận sự thật, chân lý. Nhưng tại sao không tranh luận công khai, đàng hoàng đi? Nếu vấn đề tôi viết ra đúng hay sai, anh cứ tranh luận với tôi rõ ràng. danh có chính thì ngôn mới thuận được. Nói kiểu núp bóng giấu tên này là tầm bậy tầm bạ không đáng quan tâm,” ông Nhất nói.
Blogger Bùi Hằng nói: “Tôi mời tất cả các DLV, các blogger của các phe phái, cùng tranh luận và dành sự phán xét đúng sai cho độc giả.”
DLV có làm không công?
Dù không nói rõ số DLV bao nhiêu người, số tiền phải bỏ ra bao nhiêu, nhưng cuối tháng 12/2012, UBND thành phố Hồ Chí Minh thông báo sẽ trả tiền phụ cấp 0,3 mức lương cho các cộng tác viên dư luận xã hội.
Tại hội nghị Tổng kết công tác tuyên truyền miệng 2012, tỉnh Lào Cai cho biết địa phương này trả 0,1 mức lương cơ bản cho DLV cấp xã phường. Nhà báo Duy Nhất nói ông cảm thấy “buồn cười vì tốn tiền bạc cho việc này.”
Một blogger có tiếng nhưng không muốn nêu tên nhận định: “Chẳng ai làm không công cho công việc này, nếu không có tiền trực tiếp thì cũng có các lợi ích khác. Nhưng dù làm DLV vì tiền hay vì lý tưởng thì nó là công việc khá an toàn vì họ không lo bị chế độ làm khó dễ, không sợ bị bỏ tù, vì họ được chính quyền bảo kê”. Blogger này cho rằng: “DLV là cái lỗi của ban tuyên giáo. Nó là thêm một cái cớ cho công chúng xỉ vả chính quyền.”
DLV có hiệu quả?
Blogger Lê Diễn Đức cho rằng sách lược dùng tin tặc để đánh phá các trang như Bauxite, Dân Làm Báo, Dòng Chúa Cứu Thế, Ðàn Chim Việt, Anh Ba Sàm, v.v… dường như không đạt được mục tiêu vì các trang web bị tấn công đã có thể phục hồi nhanh chóng hoặc cho ra trang mới.
Trong khi đó việc dùng DLV cũng có vẽ như không mang lại kết quả mà nhà nước mong muốn. “Đa phần dư luận viên kiến thức rất kém, không có khả năng phản biện, khi tranh luận thường sử dụng các ngôn ngữ dung tục, cố tình quậy phá. Bản mặt của chúng không thể tồn tại được ở những trang tử tế, đàng hoàng, chúng bị nhận diện và phải tháo chạy,” blogger Lê Diễn Đức viết.
Thêm vào đó, dù nhà nước Việt Nam nắm trong tay toàn bộ hệ thống truyền thông Việt Nam, họ cảm thấy dư luận đang ngày càng vượt xa tầm kiểm soát của họ.
Thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Ðỗ Quý Doãn than vãn trên báo Lao Ðộng (10/01/2012): “Tại sao chúng ta có một hệ thống hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm trang tin, báo điện tử, hàng ngàn trang tin của các bộ, ngành. Có tới 17 ngàn nhà báo, trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng làm lay động bạn đọc mà thông tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân?” Ông tự kết luận: “Báo chí đang đánh mất niềm tin của bạn đọc.”

Tự Kiểm Điểm, Tự Phê Bình, Tự Tha Tội Cho Nhau và Mô Hình Kinh Tế Chỉ Đạo Thị Trường

Trong thập niên gần đây, sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cùng với những khó khăn kinh tế của các nước Âu Mỹ đã làm nhiều người nghi ngờ ưu thế của mô hình kinh tế thị trường của các nước Âu Mỹ. Thậm chí nhiều người còn đề nghị nên dùng mô hình kinh tế thị trường dưới sự chỉ đạo của nhà nước như mô hình Trung Quốc và Việt Nam để làm gương cho các nước đang phát triển khác. Tuy nhiên gần đây chúng ta bắt đầu thấy nhiều khuyết điểm trầm trọng của mô hình chỉ đạo thị trường này: băng hoại môi trường, thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước, tham nhũng, và nạn chảy máu chất xám lẫn chất xanh (tiền). Điển hình là tờ nhật báo New York Times tuần qua có đăng một bài phóng sự về gia đình Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bão. Gia đình này đã tích tụ một tài sản khổng lồ lên đến
2.7 tỷ đôla. Làm sao gia đình Ôn Gia Bão đã từ nghèo khó mà trở nên một trong những gia đình giàu nhất Trung Quốc trong vòng 10 năm? Bài báo này đã hé lộ cho thế giới biết một góc về sự trầm trọng của nạn tham nhũng ở Trung Quốc. Xem link : http://www.nytimes.com/2012/10/26/business/global/family-of-wen-jiabao-holds-a-hidden-fortune-in-china.html?pagewanted=all&_r=0
Bài báo này đã làm chính quyền Trung Quốc giận dữ. Ho cho chính quyền Mỹ đã cố tình bêu xấu Trung Quốc và đã dùng bức tường lữa để ngăn chận không cho dân chúng Trung Quốc đọc bài báo này.
Blog dưới đây từ tờ Economist đã nói về nạn chiếm đất, lạm phát phi mã, sự suy sụp của các nhà bank và các công ty quốc doanh, tham nhũng ở VN. Bài blog có nói về sự dính dáng của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng với những sì căng đan Asia Commercial Bank và Vinashin ̣thua lỗ đến 4.5 tỷ MK. Tuy nhiên ban lãnh đạo sau khi họp đại hội đảng đã tự kiểm điểm, tự phê bình, và sau đó tự tha tội cho nhau – We forgive us.
Với nạn tham nhũng trầm trọng cùng nhiều khuyết điểm khác, mô hình chỉ đạo thị trường của Trung Quốc và VN khó có thể mang lại phát rriển kinh tế bền vững cho cả hai quốc gia

Vài cảm nghĩ về sự kiện Người Việt tị nạn Lưu Lệ Hằng lãnh giải Kavli và Shaw được mệnh danh là giải Nobel về Thiên Văn cả Tây lẫn Đông

Giải Kavli và Shaw là Nobel về Thiên Văn
Lưu Lệ Hằng, tên Mỹ là Jane Luu, được nhận giải thưởng Kavli cùng Jewitt và Brown,và giải thưởng Shaw cùng Jewitt, do khảo cứu thiên thạch, sao chổi và sự hiện hữu của vành thiên thạch quanh mặt trời mà Kuiper đề án năm 1951.
Giài thưởng Kavli, 1 triệu USD, phát 2 năm một lần cho ba ngành là thiên văn, khoa học nano, và khoa học neuro, do chính vua Na Uy chủ tọa, được mệnh danh là Nobel về các ngành khoa học này vì Nobel không nghĩ tới khi thiết lập giải Nobel. Do Kavli Foundation tại Na Uy tài trợ bắt đầu từ năm 2008, giải Kavli được sự hỗ trợ lựa chọn bởi 5 viện hàn lâm quốc tế: Trung Quốc, Pháp, Đức, Mỹ, và Na Uy. (xem Wikipedia về Kavli).
Giải thưởng Shaw, đáng giá 1 triệu USD, do Shaw Foundation thành lập năm 2002 tại Hong Kong, phát mỗi năm một lần, được mệnh danh là Nobel Phương Đông, vinh danh những nhà khoa học còn sống đã có đóng góp đáng kể vào các ngành thiên văn, sinh học, và toán học. Như vậy là về toán học, nó to hơn giải Fields là giải 15 ngàn USD phát bốn năm một lần cho các thiên tài toán học dưới 40 tuổi. Sự lựa chọn người trúng giải là do một hội đồng thay đổi hằng năm và gồm các khoa học gia chuyên môn nổi tiếng. Thống đốc Hong Kong (tự trị) là người chủ tọa lễ phát giải ngày 17 tháng 9 năm 2012. (Xem Wikipedia về Shaw và Fields.)

Lưu Lệ Hằng là người Việt gốc Bắc, sinh năm 1963 tại Saigon, tị nạn qua Mỹ năm 1975 khi mới 11-12 tuổi. Theo tiểu sử do mình tự viết, Hằng có một đời sống khá bình thường ngay trong thời buổi chiến tranh, cha làm thông dịch viên tiếng Anh và tiếng Pháp, mẹ ở nhà, sống tại Saigon có nhiều bà con họ hàng, học trường Pháp, không có khái niệm gì về chiến tranh ngay cho tới khi phải di tản với một xách tay nhỏ vào tháng 4 năm 1975. Tới Mỹ, Hằng được người bảo trợ đặt tên cho dễ nhớ là Jane Luu, sống 1 năm tại tiểu bang Kentucky với mẹ, chị và hai em nhờ người dì đã có cơ ngơi sẵn tại Mỹ che chở trong khi cha ở lại California đi học và tìm việc. Khi cha của Hằng có việc, cả nhà tới ở Ventura ngoại ô Los Angeles, cha làm kế toán, mẹ làm việc lắp ráp điện tử.
Ngày 4 tháng 9 nàm 2012, Lưu Lệ Hằng lãnh giải Kavli 1` triệu USD từ vua Na Uy Harald chia với giáo sư Jewitt và giáo sư Brown.. Giải Kavli được mệnh danh là Nobel về thiên văn tại chính quê hương của Nobel là vùng Thụy Điển-Na Uy-Đan Mạch.
Hằng học tiếng Anh trôi chẩy từ năm đầu, theo học các lớp trung học một cách thoải mái và cho là quá dễ, được hiệu trưởng “mời” nhẩy lớp 8 lên lớp 9, và khi đậu ra trường lớp 12 thì đứng thủ khoa. Với thành tích xuất sắc, Hằng được nhiều trường giỏi nhất ở Mỹ nhận học, như Princeton, Massachussetts Institute of Technology (MIT), Stanford, và cô đã chọn Stanford (gần San Francisco) vì trường đó cho học bổng nhiều nhất. Ban đầu học ngành kỹ sư cơ khí do cha đề nghị, nhưng sau đổi sang vật lý vì thấy nó căn bản hơn. Sau khi đậu cử nhân, Hằng làm việc hè tại Jet Propulsion Laboratory của NASA (National Aeronautics and Space Administration –Cơ quan không gian và vũ trụ Mỹ) và rất ấn tượng với các hình ảnh chi tiết của các hành tinh treo trên tường hành lang. Cô đã quyết định học cao học về thiên văn và nộp đơn xin học tại MIT. Tại đó, Hằng có cơ may gặp giáo sư trẻ tuổi (sinh năm 1958) gốc Anh là David Jewitt, người đang khảo cứu nguồn gốc các thiên thể có chu kỳ ngắn như sao chổi trong thái dương hệ. Với căn bản vững chãi và một ý chí kiên trì, Lưu (nay gọi tên gia đình họ của Hằng cho tương đương với các đồng sự) và Jewitt đã làm việc đêm ngày theo đuổi đề án của nhà thiên văn Hà Lan Kuiper đưa ra từ năm 1951, là mặt trời phải có một vành thiên thạch. Họ có niềm tin là ngoài Pluto không thể chỉ có khoảng không, vì NASA đã dùng vệ tinh IRAS chụp được một vành thiên thạch quanh sao Vega.
Lưu lấy bằng tiến sĩ năm 1990 và đã nổi tiếng về các khảo cứu sao chổi. Năm 1991 hội Thiên Văn Mỹ trao giải thưởng Cannon cho Lưu và đặt tên một thiên thạch do Lưu khảo cứu là Asteroid 5430 Luu. Lưu được nhận làm khảo cứu thiên văn tại Harvard và vẫn tiếp tục công việc khảo cứu vành Kuiper với Jewitt lúc đó đã làm giáo sư tại Hawaii.
Sau 5 năm ròng rã, dùng các phương tiện tại MIT, Harvard, Kitt Peak (Arizona) và Mauna Kea (Hawaii), cùng là nhờ các dụng cụ quan sát nhậy bén mới gọi là CCD (charge-coupled devices), năm 1992 Jewitt và Luu tìm ra được thiên thạch 1992 QB1 đường kính 280 km (bằng 1/8 Pluto) mà họ gọi là Smiley theo tiểu thuyết trinh thám của John LeCarre’. Khám phá này, rồi 20 khám phá thêm sau đó, và cả trăm khám phá khác do cộng đồng thiên văn cộng hưởng, đã chứng minh sự hiện hữu của vành Kuiper, và mở đầu cho một kỷ nguyên mới về khoa học Thái Dương Hệ cùng là thuyết khai thiên lập địa.
Ngày 17 tháng 9, 2012, Lưu Lệ Hằng lãnh giải Shaw tại Hong Kong được mệnh danh là Nobel Phương Đông, chia 1 triệu USD cùng giáo sư Jewitt về thiên văn. Ba người kia lãnh giải về sinh học (Ulrich Hartl và Horwich) và toán (Kontsevich)
Sau khám phá của Jewitt và Luu, Michael Brown (sinh năm 1965) được NASA bảo trợ một chương trình lớn tại Jet Propulsion Laboratory tìm các thiên thạch và hình dung vành Kuiper bằng cách chia không gian làm 10 ngàn ô quan sát. Năm 2005 Brown tìm ra thiên thạch Eris to bằng Pluto (2300 km), khiến Hội Thiên Văn Quốc Tế phải lập lại bảng các hành tinh, chỉ coi Pluto là một Hành Tinh Lùn (Dwarf Planet) như Eris, mà không phải là hành tinh giống Neptune hoặc trái đất. Và người ta biết rằng vành Kuiper có tới cả tỉ thiên thạch mà tổng cộng không nặng quá 6 lần trái đất, trong đó có cả chục ngàn thiên thạch to hơn 100 km. Các thiên thạch (hay thiên sơn) này luân lưu do Neptune (Hải Vương Tinh) điều hành.  Vị nào chuyển động bất thường thì bị hút vào không phận của các hành tinh và trở thành sao chổi tiến sát mặt trời và đôi khi đụng các hành tinh như Jupiter (Thiên Vương Tinh) hoặc sao Hỏa hoặc trái đất. Mới đây vài năm, 5 sao chổi đã đâm vào Jupiter với sức nổ gấp cả triệu lần bom nguyên tử 20 kiloton nổ năm 1945 tại Hiroshima. Lịch sử trái đất đã có nhiều thiên sơn đụng phải, có lần làm mọi sinh vật chết hết vì tro bụi bao trùm khí quyển nhiều năm che lấp ánh sáng mặt trời. Tương lai một cuộc tận thế của loài người như vậy là có xác suất, và người ta đang nghĩ cách đo lường trước và ngăn ngừa bằng cách dùng bom nguyên tử hoặc phương pháp khác để đánh lạc sao chổi đó khi nó trên đường có thể đụng vào trái đất.
Từ năm 1992 tới 2001, Lưu đã khảo cứu và giảng dạy tại Berkeley, Stanford, Harvard, và Leiden (Hà Lan). Từ 2001 tới nay Lưu làm kỹ sư thiết bị tại Lincoln Laboratory của MIT vì không thích không khí ganh đua “ghế” tại các đại học, trong khi đó Lincoln Laboratory có ngân sách của chính phủ khảo cứu các thiết bị phòng ngừa khủng bố.
Lưu chia tiền thưởng Kavli 1 triệu USD với Jewitt và Brown, và chia tiền thưởng Shaw 1 triệu USD với Jewitt. Lưu có chồng tên là Hoogerwerf, một nhà thiên văn người Hà Lan, và một con trai 6 tuổi. Hiện gia đình Lưu sống tại Lexington, Massachusetts, gần đại học Harvard và MIT.
Với hai giải thưởng tầm cỡ Nobel về thiên văn, Lưu có thể sẽ không phải lo về các “tranh giành các ghế” trong đại học nữa (khi bỏ đi làm kỹ sư thiết bị,) mà có thể sẽ là một giáo sư thực thụ tại một đại học có chương trình thiên văn nổi tiếng như Harvard, MIT, Hawaii, Arizona hoặc California Institute of Technology (Caltech).
Vài Cảm Nghĩ về Sự Kiện
Lưu Lệ Hằng trở thành một trong số người Việt đóng góp sáng chói cho khoa học như Ngô Bảo Châu, Võ Đình Tuấn, Nguyễn Hữu Xương, Nguyễn Xuân Vinh, Dương Nguyệt Ánh. Và họ cũng làm người Việt vẻ vang trên trường quốc tế như nhiều thiên tài khác trong các ngành nghệ thuật, chính trị, kinh tế; ví dụ Đặng Thái Sơn, Đinh Đồng Việt, Philip Roesler, Carol Huynh, Thanh Truong (xem Wikipedia về Famous Vietnamese Names). Tôi cảm thấy rất tự hào về người Việt.
Tuy nhiên, lòng tự hào của tôi bị hãm lại bởi một thực tế rất phũ phàng. Ta có thực sự nổi trội trên thế giới không? Các nước khác cùng một quá khứ giống ta như Nhật, Hàn, Đài Loan, Singapore… có được những thành tích đáng phục đó không? Tại sao với mỗi tin thành công của một người Việt lai có cả trăm tin thất bại-đau khổ của người Việt khác? Tại sao phần lớn các người thành công đột trội trên lại là nhờ học và làm việc tại ngoại quốc và sẽ không bao giờ trở lại làm việc toàn thời gian tại Việt Nam?
Nhìn vào các thống kê của các ngành nghề, tôi thấy người Việt cũng chẳng hơn ai, còn thua nhiều dân tộc khác là đằng khác, nhưng cái thua này –ít giải thưởng, ít sáng chế, ít giầu có—là vì một lý do rất dễ hiểu: Cơ chế và lãnh đạo đất nước Việt Nam tồi quá, không những ngày nay mà trong cả chiều dài của lịch sử. Lịch sử của Việt Nam là cả ngàn năm chiến tranh chống ngoại xâm và huynh đệ tương tàn, chứ không phải là một lịch sử hòa bình gây hạnh phúc cho người dân. Lãnh đạo ta làm những việc mà họ chưa hề được học đến nơi đến chốn theo chiều hướng văn minh, và họ không có đủ trí huệ để không ham quyền cố vị và chiêu tụ người tài làm tốt cho xã hội. Cơ chế của ta cóp nhặt mỗi nơi một chút nhưng bắt chước hoài cũng không thông rồi còn nói làm “theo cách Việt Nam”. Hèn chi hỏi 1000 người trong nước có hạnh phúc sung sướng không thì phải có đến trên 900 người có phàn nàn này nọ. Hèn chi học sinh ra trường ít có việc làm để thực thi những điều đã học. Và hèn chi muốn học và thành nghề tới nơi tới chốn thì phải ra nước ngoài, Cũng hèn chi những người đã thành đạt tại nước ngoài thì ít muốn về Việt Nam làm việc vì không những lương ít, phương tiện ít, mà còn gặp phải những cản trở vô lý về cơ chế.
Tôi thấy có tâm trạng giống như Phan Chu Trinh 100 năm về trước:
Người mình đã vụng về trăm thức,
Lại khoe rằng “sĩ nhất tứ dân”;
Người khanh tướng, kẻ tấn thân,
Trăm nghề hỏi có trong thân nghề nào?
Chẳng qua là quơ quào ba chữ,
May ra rồi ăn xớ của dân…

Thư tâm tình gửi các bạn chống cộng quá khích (hahahahaha. yeah your're right hahahaha)

Nguyễn Thành Công

Tôi sinh trưởng ở một tỉnh miền Bắc, vào quân đội, ra chiến trường nhưng không tham gia đơn vị chiến đấu mà ở đơn vị hậu cần. Vì vậy tôi chưa hề bắn súng vào bất kỳ ai. Tuy nhiên, trong một đợt ném bom của không quân Mỹ tôi bị thương, không nặng lắm, được đi điều trị, khi trở lại đơn vị thì miền Nam đã giải phóng. Tóm lại, cuộc sống của tôi cũng bình thường như nhiều người khác. Vào mấy năm gần đây, gia đình tôi nằm trong diện phải giải phóng mặt bằng. Nói thế chắc các bạn biết rồi. Tôi gia nhập vào nhóm những người được gọi là dân oan, thường xuyên đến trước cổng cơ quan nhà nước đòi giải quyết quyền lợi mà chưa biết đến bao giờ mới xong.

Ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, tôi làm quen với nhiều người dân oan khác, tìm hiểu hoàn cảnh của họ. Hóa ra không phải chỉ có gia đình tôi, quê tôi đang bị nhà nước cướp đất mà khắp nơi trong nước đang diễn ra tình trạng cướp đất, ngày càng tàn khốc, ngày càng trắng trợn. Tôi cùng với nhân dân bị oan khuất bắt đầu đấu tranh, giúp đỡ lẫn nhau trong cơn hoạn nạn. Thế rồi những người bạn dân oan của tôi hướng dẫn tôi sử dụng mạng vi tính. Cả một chân trời thông tin ào đến với tôi. Từ mạng, tôi biết có nhiều người đang đấu tranh đòi quyền dân chủ, tự do cho đất nước. Cuộc đấu tranh của dân oan được các bạn ở hải ngoại ủng hộ trên mạng. Quả thật chúng tôi rất mừng. Tôi còn biết thêm nhiều bạn trước đây đã vượt biển, chịu bao sóng gió, nguy hiểm để đến được một nước nào đó. Đến nay những người ấy đếu thành đạt, sống ở nước ngoài mà vẫn đau đáu nhìn về quê hương. Nhiều bạn lên tiếng đòi dân chủ cho nhân dân, tự do cho tổ quốc. Tuy nhiên, đọc thông tin trên mạng có một số bạn, nhiều người gọi là "chống cộng quá khích" tôi rất lấy làm tiếc. Tôi nghĩ tâm nguyện của các bạn chống cộng quá khích chỉ muốn mang lại những điều tốt đẹp cho đất nước chứ không hề định cản trở cuộc đấu tranh của nhân dân. Nhưng các bạn nóng lòng sốt ruột, đặt ra những yêu cầu "quá khích", nếu ai không đồng ý thì các bạn tập trung "ném đá" dữ dội, vô hình trung làm hại nhiều người tích cực đang đứng trong mũi nhọn của cuộc đấu tranh.

Có một lần vào Huế, tôi nói chuyện với một người lái xe ôm. Tôi hỏi: Trước năm 75 anh làm nghề gì? Trả lời: Tôi đi lính ngụy! Tôi nói: Anh không nên nói thế, phải nói là gia nhập quân lực Việt Nam cộng hòa oai hùng. Oai hùng chứ không anh hùng. Một quân đội vứt súng chạy như vịt thì không thể gọi là anh hùng, tuy trong đó cũng có những người đáng gọi là anh hùng. Mà tại sao các anh lại vứt súng bỏ chạy thế? Trả lời: Vì chỉ huy chạy hết rồi còn đâu! Tôi nói: Không nói thế được đâu, nếu chỉ huy chạy thì sao anh không lên nắm quyền chỉ huy để tiếp tục chiến đấu? Phải xử bắn tại chỗ những tên chỉ huy hèn nhát, rồi vừa chiến đấu vừa binh vận, thuyết phục chúng tôi trở về bảo vệ đồng bào miền Nam mới phải chứ? Đến đây thì người cựu binh quân lực Việt Nam cộng hòa im bặt, không trả lời được nữa. Tôi hỏi tiếp: Anh có là sĩ quan không? Trả lời: Sĩ quan cấp thấp. Lại hỏi: Thế tại sao năm 75 anh không rút súng tự xử để bảo vệ lý tưởng? Lại im lặng.

Tôi hỏi tiếp: Các anh có biết vì sao mình thua không? Trả lời: Vì các anh giỏi hơn! Tôi nói: Không phải, anh nhầm lớn, chúng tôi không giỏi hơn các anh. Tôi là một cựu chiến binh miền Bắc, được đảng và nhà nước đào tạo, giáo dục, khi vào miền Nam tôi thấy trình độ chung của chúng tôi kém các anh nhiều. Các anh có học hơn, sống với nhau có tình, ứng xử rất có văn hóa. Chẳng hạn khi vào thành phố hỏi đường, anh em miền Nam chỉ đường nhiệt tình, vui vẻ, dễ mến, mặc dù lúc đầu chúng tôi khó chịu vì có anh để tóc dài. Lại trả lời: Vì bên giải phóng được viện trợ nhiều súng đạn hơn! Tôi nói: Anh lại nhầm, lúc ở chiến trường chúng tôi không nhiều súng đạn hơn các anh. Lại trả lời: Vì miền Nam bị Mỹ bỏ rơi, còn miền Bắc được Liên Xô, Trung Cộng chi viện. Tôi nói: Anh vẫn nhầm, thế anh có biết năm 1972 tổng thống Nixon sang thăm Trung Quốc, báo Nhân dân ở Hà Nội đăng bài xã luận cho rằng bị phản bội không? Năm 1972 Trung cộng bắt tay với Mỹ, bỏ rơi Việt Nam. Nói bị bỏ rơi thì chính miền Bắc mới là người bị bỏ rơi. Tôi nói thêm: Khi QĐND Việt Nam tiến đến Xuân Lộc, anh có biết là các chiến sĩ quân lực VNCH đã chiến đấu kiên cường tới mức QĐND VN phải né tránh đi vòng đường khác không? Điều đó nói lên rằng một bộ phận quân lực VNCH (đáng tiếc cho các bạn, chỉ có một bộ phận chứ không phải là toàn quân) đã chiến đấu xứng đáng là người lính trên chiến trường. Nếu toàn thể quân lực VNCH chiến đấu như thế thì hôm nay các bạn không phải hối hận, những người như chúng tôi không phải lấy làm tiếc cho các bạn, cũng là cho chính chúng tôi. Tổ quốc Việt Nam cũng khác chứ không phải như hôm nay!

Nhiều khi tôi tự hỏi: Vì sao quân lực VNCH lại thua trận và sụp đổ hoàn toàn được nhỉ? Khi người Mỹ rút quân, đã để lại cho miền Nam một số lượng vũ khí khổng lồ, rất hiện đại. Chẳng hạn, theo đài Sài Gòn lúc ấy, không quân VNCH đúng thứ ba trên thế giới về số lượng. QĐND VN không được viện trợ khẩn cấp, chỉ dùng những thứ đã được viện trợ từ trước, tức là không hơn gì về vũ khí. Ngày hôm nay rất nhiều bạn cựu chiến binh quân lực VNCH đổ lỗi cho việc thiếu vũ khí, rồi bị Mỹ bỏ rơi... tôi thấy không thuyết phục. Nếu không chỉ đúng nguyên nhân của thất bại thì các bạn không rút được kinh nghiệm và sẽ lại tiếp tục thất bại thôi.

Vậy vì sao quân lực VNCH thất bại, nói rộng hơn vì sao chính quyền VNCH thất bại?

Chính quyền VNCH thất bại vì thiếu yếu tố căn bản quyết định sự tồn tại của nó, cũng là yếu tố quyết định thắng bại của mọi cuộc chiến tranh: yếu tố nhân dân. Bây giờ các bạn thử nhìn lại cuộc chiến từ đầu. Vừa lên làm tổng thống VNCH ông Ngô Đình Diệm đã hô hào "Bắc tiến". Thậm chí nhà thơ Vũ Hoàng Chương còn làm thơ cổ vũ: Hẹn một ngày mai về cố đô / Lưỡi lê no máu rửa Tây hồ... Sau đó ông Diệm tung nhiều toán gián điệp biệt kích ra miền Bắc nhằm gây dựng lực lượng. Nhưng tất cả các toán gián điệp biệt kích đều bị bắt, không một toán nào đứng chân trên miền Bắc được. Thậm chí công an miền Bắc còn lập chuyên án, tổ chức bắt giữ các toán mới thâm nhập để thụ vũ khí, vật dụng...Ngược lại, nhiều tốp cán bộ miền Bắc trở vào Nam, xây dựng các khu căn cứ để nhận vũ khí từ ngoài Bắc chuyển vào, phát động chiến tranh du kích. Tại sao Tổng thống Ngô Đình Diệm thất bại trong việc thâm nhập miền Bắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lại thắng lợi trong việc cử cán bộ thâm nhập miền Nam. Đấy là vì Chủ tịch Hồ Chí Minh khai thác tốt yếu tố nhân dân. Đất nước nào thì nhân dân cũng là tập thể có nhiều thành phần. Có bộ phận nhân dân luôn ủng hộ chính quyền, có bộ phận khác thì chống chính quyền, và có bộ phận chỉ biết làm ăn, không tham gia vào các phong trào chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đã khai thác sự ủng hộ của bộ phận nhân dân ủng hộ ông ngay tại miền Nam, vì vậy tạo dựng được các căn cứ để chuyển quân từ Bắc vào Nam tiến công đánh đổ chính quyền VNCH. Vào đầu năm 1975 QĐND VN có thể đưa xe tăng tiến vào các thành phố lớn ở miền Nam. Thế xăng ở đâu để cấp cho xe tăng? Các bạn cứ hình dung công binh miền Bắc đã lắp đặt đường ống dẫn xăng dầu vào sâu trong đất miền Nam, áp sát ngay các thành phố. Vì sao công binh miền Bắc làm được điều đó? Vẫn là yếu tố nhân dân. Không có nhân dân, QĐND VN không đủ hậu cần cho cuộc tiến công, đương nhiên sẽ không có cái ngày 30/4/1975. Suôt cả cuộc chiến, quân lực VNCH có thể tấn công vào Căm-pu-chia, sang Lào nhưng chưa bao giờ tấn công ra miền Bắc. Vì sao vậy? Nếu tiến công ra Bắc để ngăn chặn chiến tranh từ gốc của nó thì sao? Các tướng lĩnh quân lực VNCH cho rằng quân miền Bắc xuất phát từ Căm-pu-chia tiến vào miền Nam nên tấn công sang để ngăn chặn từ xa, thế thì tại sao không tấn công tận gốc là miền Bắc? Lý do đơn giản vì nếu đổ quân ra Bắc thì chắc chắn thất bại. Kinh nghiệm cho thấy ngay việc tung các toán gián điệp biệt kích ra cũng không thành công, lấy cơ sở nào để nói tiến ra Bắc thắng lợi. Chúng ta lại thấy yếu tố nhân dân quyết định thắng bại trong cuộc chiến. Tôi có thể nói thêm: Tháng 4/1975, khi quân giải phóng tiến vào, người dân ở thành phố miền Trung bỏ chạy về phía Nam. Nếu giả định không phải là quân giải phóng tiến vào Nam mà là quân lực VNCH tiến ra Bắc thi cái gì sẽ xẩy ra? Chắc chắn nhân dân miền Bắc sẽ tiến hành chiến tranh du kích tại những vùng quân lực VNCH chiếm được. Nhân dân sẽ không bỏ chạy đâu, đó chính là nét khác biệt với tình hình ở miền Nam.

Sau ngày 30/4/1975, chính quyền cộng sản bắt đầu thực hiện các chính sách cải tạo xã hội. Bản chất các chính sách này là sai, không phù hợp với tiến trình phát triển của nhân loại. Nền kinh tế xuống dốc làm nhân dân cả nước sống trong đau khổ triền miên. Chính sách đổi mới nửa vời tuy có làm đời sống thay đổi chút ít nhựng Việt Nam vẫn ngày càng tụt hậu so với các nước láng giềng. Đến lúc toàn khối XHCN Đông Âu sụp đổ thì đảng cộng sản Việt Nam mất chỗ dựa chính trị, bí bách phải bám vào Trung Quốc. Đây là chỉ dấu cho chúng ta biết các nhóm lợi ích điều khiển đảng cộng sản đã tách khỏi nhân dân. Kể từ đó các nhóm lợi ích giành giật nhau quyền lãnh đạo, chà đạp lên toàn thể nhân dân, vơ vét biến của chung thành của riêng nhóm lợi ích. Biểu hiện bề mặt của chuyện này là các chính sách cướp đất, rửa vàng... Nhóm lợi ích đã trở thành giặc nội xâm tàn bạo nhất trong lịch sử 4000 năm dựng nước của dân tộc ta. Có áp bức thì có đấu tranh. Nhân dân bị áp bức nhiều tỉnh thành đấu tranh, nổi bật nhất là chống cướp đất. Cuộc đấu tranh của nhân dân, đặc biệt là dân oan toàn quốc đã và đang thức tỉnh ngay cả những đảng viên cộng sản lão thành, có nhiều năm cống hiến cho đảng. Đây là cuộc đấu tranh mà một bên là các nhóm lợi ích trong đảng cộng sản Việt Nam, một bên là toàn thể nhân dân Việt Nam, trong đó có cả các đảng viên trung kiên của đảng. Chúng ta cần đoàn kết toàn bộ những người yêu nước, yêu nhân dân, không kể đến quá khứ của họ. Những đảng viên "trung kiên", "chân chính" của đảng cộng sản, nếu đứng về phía nhân dân thì cần được hoan nghênh, ủng hộ. Không nên đề ra những yêu cầu quá khích cho bất cứ ai, nhằm đoàn kết rộng rãi nhất với mọi người. Chúng ta đấu tranh không phải để "xả giận" cho thất bại trước đây, không phải để "trả thù" kẻ áp bức chúng ta, cho dù những kẻ áp bức ấy thực sự mất hết tính người. Chúng ta đấu tranh nhằm xây dựng một xã hội dân sự trên nước Việt Nam này, ở đó ai cũng được tự do, bình đẳng trước pháp luật, được quyền sống và mưu cầu hạnh phúc.

Tôi có lúc đã ngưỡng mộ, thán phục một số người chống cộng như Nguyễn Khoa Nam, Lý Tống... Nghe tin Lý Tống cưỡi lên máy bay, rải truyền đơn giữa Sài Gòn tôi hết sức thán phục. Đấy là hành động anh hùng giữa đời thường. Nhưng khi nghe chuyện Lý Tống xả thuốc mê vào ca sĩ Việt cộng trên sân khấu thì hình ảnh Lý Tống đã chết trong tôi. Lý Tống anh hùng đã trở thành Lý Tống côn đồ, vô văn hóa. Người ta không thể chống bọn vô văn hóa bằng hành động vô văn hóa, thiểu năng trí tuệ. Nhiều trang mạng ở nước ngoài dùng những từ ngữ như "bưng bô cộng sản" tự làm xấu đi hình ảnh những anh hùng chống cộng trong mắt tôi (ăn nói kiểu gì mà... mất vệ sinh thế?). Vậy thật ra các bạn là ai? Các bạn là những người anh hùng lỡ vận muốn cứu nhân dân đang chìm trong ách thống trị tàn bạo của nhóm lợi ích trong đảng cộng sản hay các bạn chỉ là đám đầu gấu bị mất quyền lợi muốn chiếm lại vị trí ăn trên ngồi trốc trước kia? Các cụ ta dạy: Người thanh ăn nói cũng thanh, các bạn hãy tỏ ra là những người hơn hẳn về văn hóa, có đũng khí, thông minh nhưng chưa gặp vận. Bây giờ là lúc vận nước đang đến, các bạn hãy dùng kinh nghiệm, khả năng của mình để giúp nhân dân vượt qua cơn bĩ cực, tên tuổi các bạn sẽ được người sau mãi mãi nhớ đến, biết ơn.

Tôi nhớ đến đêm 23/4/2012. Đấy là đêm mà nhiều anh em chúng tôi đã đến cánh đồng huyện Văn Giang, Hưng Yên, cùng nhân dân đốt lửa chờ đám giặc nội xâm đến cướp đất. Có người ở ngay trên cánh đồng với nhân dân, có nhóm "phục kích" ở xã bên, nếu giặc nội xâm cướp đất ban đêm thì sẽ chi viện nhân dân bằng đòn đánh úp từ phía sau lưng chúng. Chúng tôi là cựu chiến binh, có người là biệt động mà. Rồi chúng tôi bàn đi bàn lại: Có dùng vũ khí chống cưỡng chế hay không? Vì là các cựu chiến binh, nếu cần vũ khí thì chúng tôi sẽ có vũ khí. Nếu dùng vũ khí nghĩa là có người chết, nghĩa là sẽ có đàn áp khốc liệt, phần thiệt sẽ thuộc về nhân dân. Đến tận lúc trời mờ sáng mới đi đến quyết định: Đấu tranh hợp pháp, bảo toàn sinh mạng cho cả hai bên, bên bị cưỡng chế và bên đi cưỡng chế. Cần phải tận dụng tất cả tiếng nói của nhân dân, của các đảng viên cộng sản còn lương tri để chặn bàn tay tội ác của nhóm lợi ích tại Văn Giang. Để xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh, chúng ta phải học theo cụ Nguyễn Trãi: Dùng đại nghĩa thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo.

Đất nước đang trong những năm tháng khó khăn, rất cần sự hỗ trợ từ nhiều phía, và tôi tin các bạn là những người đại nghĩa, chí nhân, sẽ có phương thức hiệu quả giúp nhân dân trong lúc khó khăn này.

Đại diện 5 tôn giáo cùng ra tuyên bố chung về sửa đổi Hiến pháp

Hôm 1/5, đại diện các chức sắc của 5 tôn giáo là Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt, Công Giáo, Tin Lành - Giáo Hội Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ, Cao Đài chính thống - Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy đã cùng nhau ra Tuyên Bố Chung về việc sửa đổi Hiến pháp 1992.

Nội dung bản Tuyên Bố Chung nhấn mạnh đến 8 điểm:
1- Do ý kiến nguyện vọng của toàn dân Việt Nam lập nên, tức là phải trưng cầu dân ý, có Liên Hiệp Quốc giám sát.
2- Tránh tất cả mọi sự lệ thuộc vào ngoại bang, nhất là Trung Quốc.
3- Tránh mọi điều xâm phạm đến quyền tự do căn bản của người dân Việt Nam như: Tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội…
4- Bầu cử Quốc Hội, tất cả các đảng phái đều được tự do ứng cử.
5- Bầu  cử chính quyền do dân cử, dân bỏ phiếu trực tiếp dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc.
6- Bầu cử theo thể chế Dân Chủ Tự Do.
7- Tam Quyền Phân Lập rõ ràng.
8- Xây dựng một nước Việt Nam thật sự Hòa Bình - Trung Lập - Tự Do - Dân Chủ;  Do Dân - Phục Vụ Dân - Lập Quyền Dân.
Những người tham gia ký tên đại diện cho 5 tôn giáo tại Việt Nam gồm có: 
1- Hòa Thượng Thích Không Tánh - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
2- Linh Mục Đinh Hữu Thoại - Dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn.
3- Linh Mục Lê Ngọc Thanh - Dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn.
4- Mục Sư Nguyễn Hoàng Hoa - Giáo Hội Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ.
5- Mục Sư Hồ Hữu Hoàng - Giáo Hội Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ.
6- Cụ Lê Quang Liêm - Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy.
7- Chánh Trị Sự Hứa Phi - Cao Đài chính thống - Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh.
Dưới đây là toàn văn bản Tuyên Bố chung:

30/4: Sự thật nằm sau "Bức công hàm Phạm Văn Đồng 1958"

"... Một vấn đề trọng đại như bức công hàm PVĐ 1958, đưa đến chiến tranh tương tàn, dân tộc ly tán, hơn 6 triệu người dân VN bị chia lìa, mất trắng cơ nghiệp, anh chị em, gia đình phân cách trong suốt 60 năm ròng, thì ngày 30/04 không thể nào được xem như là "một chiến thắng vinh quang", ngược lại đó chính là một dấu tích ô nhục cho tiền đồ một dân tộc..."


A - Lời mở đầu 
Bài viết này không có chủ ý biện hộ hay kết án cố thủ tướng Phạm Văn Đồng về sự kiện "bức công hàm 14/09/1958 liên quan đến HS-TS", và cũng không muốn bàn tán thêm về chủ đề chủ quyền VN trên hai quần đảo này vì đã có quá nhiều luật gia và học giả khắp nơi ra sức tranh luận từ hơn 5 năm qua trong các trang mạng Internet. 
Bài viết xin phép được trình bày một cách nhìn khác trung thực và sâu xa hơn về vấn đề Biển Đông nói riêng và lịch sử cận đại VN nói chung, trong đó Đảng Cộng Sản Việt Nam nam giữ một vai trò chủ chốt vô cùng quan trọng.
B- Dẫn chứng lịch sử VN xung quanh bức công hàm PVĐ 1958
Những dẫn chứng lịch sử xung quanh sự kiện HS-TS không có nhiều, thật ra chỉ có hai văn kiện chính thức mà mọi người có thể truy tìm trên Google một cách dễ dàng, tôi xin phép được trích dẫn ra đây hai bản văn kiện tối quan trọng, đó là:
1) Văn kiện 1: Bức công hàm do cố thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng ký ngày 14/09/1958 lên tiếng ủng hộ tuyên bố của chính phủ Trung Quốc liên quan đến giới hạn và khu vực hải phận của TQ. Văn kiện này chính ông PVĐ đích thân ký tên, mang quốc huy, quốc hiệu VCDCCH, con dấu chính phủ, và do chính tay cố ngoại trưởng VN Ưng Văn Khiêm trao tay cho người đồng nhiệm phía TQ. Sau do công hàm PVĐ được nhật báo Nhân Dân chụp ảnh, in ấn nguyên bản và đăng công khai để người dân miền Bắc biết. Tuy nhiên không hề thấy báo Nhân Dân chụp ảnh và đăng "bản tuyên bố chủ quyền đất đai và vùng hải phận của TQ" mà công hàm PVĐ đã ghi nhận.

2) Văn kiện 2: Bản tuyên bố chủ quyền quần đảo của TQ, giới hạn hải phận 12 hải lý (khoảng 22km) bao bọc bờ biển của đất liền (TQ), hải phận rộng 12 hải lý bao quanh các quần đảo trong vùng Biển Đông (trong đó TQ xác định HS-TS là thuộc chủ quyền của họ). Đi xa hơn nữa TQ còn xác định rõ ràng vùng hải phận xác định bởi những đường thẳng căn bản nối từ đất liền TQ đến các hòn đảo ngoài khơi (trong đó có HS-TS của VN). Bản tuyên bố này không mang quốc huy, quốc hiệu TQ, không mang chữ ký người gửi, không con dấu, không để tên người nhận và cũng không biết cơ quan truyền thông nào chịu trách nhiệm phát hành.
____________________________
Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải

(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958) 

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố: 

(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. 

(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc. 

(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc.

(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. 

Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc 

(Bản dịch của Trung Tâm Dữ Kiện)

* Chú thích: 

Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu Xisha) = Quần đảo Hoàng Sa = Paracel Islands
Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu Nansha) = Quần đảo Trường Sa = Spratly Islands
_____________________________
Tôi đã kiên nhẫn theo dõi suốt 6 năm qua, từ khi có cuộc biểu tình đầu tiên của người dân SaiGon tháng 11/2007 đòi hỏi chủ quyền HS-TS cho VN, đến nay rất nhiều học giả TSGS, luật gia VN hay ngoại quốc, trí thức Việt kiều hải ngoại thay phiên nhau tranh luận, chủ yếu chỉ dựa trên "Bức công hàm PVĐ 1958" để biện hộ cho ông và ra sức tranh cãi pháp lý quốc tế để giành lại chủ quyền VN trên hai quần đảo này. Tôi chưa thấy ai đề cập gì đến "Bản tuyên bố chủ quyền và hải phận của TQ 04/09/1958" và cũng không cung cấp gì thêm dẫn chứng lịch sử nào khác ngoài hai văn kiện đó. Do đó tôi có thể đặt giả thuyết rằng "Bản tuyên bố TQ 04/09/1958" có thật, tuy rằng hình thức không rõ ràng, nhưng nội dung yêu cầu thì rất ư chi tiết. Nếu chỉ bàn luận trên "Bức công hàm PVĐ 1958" mà không nhắc gì đến "Bản tuyên bố TQ 1958" thì theo tôi, quả là một thiếu sót rất lớn hoặc có thể là một mánh khoé đánh lạc hướng công luận nhằm che dấu một sự thật hệ trọng. Đó là lý do khiến tôi phải đọc đi đọc lại hai văn bản này hàng chục lần, hy vọng tìm ra manh mối dẫn dắt đến tình thế phức tạp của VN hiện nay trong vùng Biển Đông.
Sau đây là những phân tích của tôi, dựa trên nội dung và hình thức của hai bản văn kiện ngoại giao quan trọng đó.
1) Sai lầm nghiêm trọng
Bức công hàm PVĐ 1958 đã để lộ ra nhiều sơ hở chết người, quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy:
a) Sơ hở về thời gian: Từ khi nhận được "Bản tuyên bố chủ quyền và hải phận TQ ngày 04/09/1958" cho đến khi PVĐ đặt bút ký "Bức công hàm ngày 14/09/1958" chỉ vỏn vẹn có mười ngày (10) ngắn ngủi, để quyết định một sự kiện lịch sử tối hệ trọng liên quan đến chủ quyền quốc gia, đến vận mệnh dân tộc VN. Nên nhớ rằng thời kỳ đó miền Bắc VN và TQ kết thân nhau như anh em, cùng chung ý thức hệ CS, cùng chung giới tuyến chống đế quốc Mỹ, thế thì tại sao chính quyền Hà Nội chỉ được có 10 ngày để bàn bạc thảo luận? Phải chăng TQ đã ra một đòn cân não, áp lực chính trị nặng nề đến mức Đảng Cộng Sản Việt Nam do ông Hồ Chí Minh cầm đầu không còn biện pháp nào khác hơn ngoài sự ngoan ngoãn cúi đầu tuân lệnh? Phải chăng tình hình chính trị kinh tế xã hội bết bát của miền Bắc thời đó quá tồi tệ, lòng dân ly tán sau chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất tàn sát hàng trăm ngàn người dân vô tội, vụ án Nhân Văn Giai Phẩm tiêu diệt trí thức, sau khi hàng triệu nguời di cư vào Nam đi tìm tự do, chính sách Hợp Tác Xã bị phá sản hoàn toàn, miền Bắc VN túng quẫn, nạn đói đe doạ trầm trọng ép buộc chính quyền Hà Nội và ĐCS VN phải cúi đầu tuân lệnh ĐCS TQ để tiếp nhận viện trợ thực phẩm và nhu yếu phẩm? Thời gian trả lời chỉ có 10 ngày vỏn vẹn, không khác gì một kiểu "tối hậu thư" thúc ép Hà Nội phải trả lời nhanh cấp tốc. Buồn thay cho vận mệnh dân tộc VN!
b) Sơ hở về hình thức: Tại sao chính phủ VNDCCH phải sử dụng đến hình thức ngoại giao công khai chính thức rất ư nghiêm túc chỉ để trả lời một “bản tuyên bố vu vơ, một lá thư nặc danh không tên tuổi" đáng vứt vào sọt rác? Phải chăng đây là một mánh khoé chính trị, một cạm bẫy do ĐCS TQ giăng ra để ép buộc Hà Nội rơi vào vòng kiềm toả của họ? Tôi nghĩ thầm đến hai giả thuyết, như sau:
- Một là lãnh đạo TQ không muốn bị bẽ mặt nếu chẳng may chính quyền CS Hà Nội tỏ vẻ cứng đầu phản đối, hoặc cù cưa không trả lời;
- Hai là lãnh đạo TQ sử dụng đòn ngầm cưỡng ép miền Bắc phải trả lời công khai chính thức bằng văn bản ngoại giao, để sau này họ nắm trong tay đầy đủ chứng từ trưng ra trước công luận thế giới. Giả thuyết này ngày nay đã thành hiện thực, bản thân thế hệ trẻ sau này đành phải đưa đầu chịu báng, ngư dân VN tiếp tục bị tàu TQ xua đuổi, bị phá phách, bị cướp bóc ngay trong vùng hải phận VN.
c) Sơ hở về nội dung: Bức công hàm PVĐ 1958 không đề cập gì đến "yêu cầu chủ quyền của TQ trên hai quần đảo HS-TS". Đúng thế, đọc kỹ công hàm vắn tắt chúng ta không thể tìm ra được câu chữ nào dính líu đến "chủ quyền TQ trên HS-TS". Tôi thầm nghĩ ông Hồ và toàn thể BCT thời đó hãy còn trẻ, uy tín lẫy lừng ở miền Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, họ không dại dột gì lấy trách nhiệm với dân tộc về vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên họ đã bị rơi vào cạm bẫy TQ khi công khai chấp nhận chủ quyền TQ trong vùng hải phận 12 hải lý (22km). Sơ hở này nghiêm trọng hơn vấn đề HS-TS vì lẽ bức công hàm mặc nhiên cho phép TQ độc quyền tung hoành trong Biển Đông bao la:
- Một: Công hàm cho phép TQ được quyền bao vây các hòn đảo thuộc chủ quyền VNCH (HS-TS, miền Nam). TQ được quyền sử dụng mọi phương tiện quân sự để đánh phá những tàu bè VN đi vào các vùng hải phận này. Ai cũng biết rằng HS-TS có rất nhiều đảo nhỏ không lớn hơn 1km vuông, rất thấp, không có nguồn lợi kinh tế gì cả. Tuy nhiên hải phận 12 hải lý (22km) bao bọc mỗi đảo nhỏ chính là một vùng đặc sản kinh tế rộng lớn (hơn 1500 km vuông/mỗi đảo), chứa hải sản, hay mỏ dầu hoả chất lượng tốt. Đó chính là lý do tại sao hàng chục ngàn ngư thuyền TQ đang tranh nhau khai thác vùng biển trời cho này. Ngược lại ngư dân VN thì lại bị đánh đuổi, thậm chí muốn vào tránh bão cũng không được.
- Hai: Công hàm PVĐ 1958 đã mặc nhiên công nhận một vùng hải phận bao la (hơn 700,000 km2) ấn định bởi những đường thẳng căn bản nối liền từ bờ biển TQ đến tận các hải đảo ngoài khơi (trong đó có HS-TS). Mỗi đường thẳng căn bản này được TQ đòi hỏi có một hành lang rộng 12 hải lý (22km). Trân trọng mời quý vị độc giả quan sát bản đồ Biển Đông (đính kèm) để hiểu rõ thêm vùng hải phận bao la ấn định bởi những đường thẳng nối liền từ bờ biển TQ tới hàng chục đảo nhỏ của Trường Sa, nơi xa nhất (khoảng 1700km, chiều rộng ngắn nhất 400km, theo tỷ lệ của bản đồ). Chấp nhận vùng hải phận này do TQ yêu cầu, chính là chấp nhận thế bị bao vây, mọi con đường hàng hải từ VN đến Nhật Bản, Phi, Đài Loan hay Đại Hàn về hướng Đông đều bị ngăn cản. Đó chính là hàng rào chiến lược vĩ đại mà TQ hiện nay đang cố gắng nâng cấp lực lượng hải quân hùng hậu đứng thứ 2 thế giới, nhằm bao vây Việt Nam. Trong tương lai VN không còn đất đứng, đành phải chịu thân phận "một vùng tự trị giống như Tây Tạng".
- Ba: Đừng thắc mắc tại sao TQ ngang nhiên đem tàu chiến xâm phạm HS-TS đánh chìm tàu hải quân VNCH (miền Nam) năm 1974, đừng trách cứ Hoa Kỳ tại sao bỏ rơi miền Nam, vì nhân dân Mỹ đã quá chán ngán với chiến cuộc VN, mà hãy trách cứ tại sao ĐCS VN đã cúi đầu công nhận chủ quyền TQ trong một vùng hải phận bao la (hơn 700,000 km2) rộng hơn gấp hai lần lãnh thổ VN. Tình thế khó khăn của dân tộc VN hiện nay trong Biển Đông chính là hệ luỵ từ bức công hàm PVĐ 1958. Công pháp quốc tế có ba đầu sáu tay cũng không thể nào cãi lại với chính quyền TQ khi họ chìa "bức công hàm PVĐ 1958" ra làm bằng chứng.
c) Sơ hở về chiến lược: Lý do gì ĐCS VN không cho phép nhật báo Nhân Dân trích dẫn "Bản tuyên bố TQ 04/09/1958" mà công hàm PVĐ đã nhắc đến ? Đây là một thiếu sót vô cùng hệ trọng. Ngày nay có ai dám đứng ra cãi rằng "Bản tuyên bố TQ" tìm thấy trên Google là giả tạo ? Có ai dám lục hồ sơ chính phủ VNDCCH năm 1958 để đem "Bản tuyên bố TQ thật" ra đối chất ? Bức công hàm PVĐ 1958 đã hiện rõ bộ mặt thật của lãnh đạo ĐCS VN: đó là bản chất lừa dối, dấu diếm sự thật, lập lờ đánh lận con đen để lừa phỉnh quần chúng. Hành vi mập mờ này chứng tỏ toàn thể Bộ Chính Trị ĐCS VN bị dồn vào thế thụ động phải tuân thủ mệnh lệnh Bắc Kinh, nhưng để trốn tránh trách nhiệm họ đã nhắm mắt ngậm miệng để cho cố thủ tướng PVĐ đứng ra chịu tội, sau này búa rìu công luận sẽ nhắm vào cá nhân ông PVĐ mà quên đi rằng toàn thể lãnh đạo ĐCS VN chính là thủ phạm. Những ai từng sống dưới chế độ vô sản chuyên chính hiểu rõ nguyên tắc bất di bất dịch "Đảng lãnh đạo / Nhà Nước quản lý / Nhân Dân làm chủ". Do đó trách cứ đổ lỗi cho ông PVĐ là sai hoàn toàn. Tôi chỉ buồn là vào thời kỳ đó, toàn bộ lãnh đạo ĐCS VN hãy còn sung sức và uy tín rất cao, và đại tướng Võ Nguyên Giáp đâu rồi, sao không thấy lên tiếng về quyết định trọng đại này? Lòng yêu nước của những người lãnh đạo VN đã bị chủ nghĩa giáo điều CS bào mòn, trở nên khiếp nhược trước áp lực của quân xâm lược Bắc Kinh. 
C- Kết luận:
Thật không dễ chút nào cho một kiều bào hải ngoại như tôi muốn tìm hiểu lịch sử cận đại VN, khi mà có quá nhiều dấu diếm, tuyên truyền dối trá nhằm che đậy sự thật do ĐCS VN cố tình gieo rắc gây hoang mang nghi kỵ. Nói theo lời anh Nguyễn Ngọc Giao (báo Diễn Đàn) rằng "ba thế hệ dân tộc VN đã bị ĐCS VN cho ăn cháo lú suốt hơn 60 năm ròng", sách giáo khoa đã bị bóp méo nhằm mục đích đào tạo một thế hệ "nô dịch" phục vụ cho mưu đồ Hán hoá, làm hao mòn tinh thần yêu nước bất khuất của nòi giống Lạc Việt mà tiền nhân đã đổ biết bao xương máu để kiến tạo nên một đất nước oai hùng chống xâm lược không mỏi mệt. 
Không thể nào nói chuyện "hoà hợp hoà giải dân tộc" khi mà chủ nghĩa giáo điều CS là kim chỉ nam cho mọi hành động, khi mà tất cả mọi danh từ nhằm vu khống cho cả triệu người dân miền Nam vô tội vẫn tiếp tục được sử dụng trên báo chí truyền thông "lề đảng", nào là: nguỵ quân, nguỵ quyền, nào là chi'nh phủ bù nhìn, nào là phản động, nào là phản quốc, Việt gian. Đến bây giờ nếu ai công tâm ngồi suy nghĩ kỹ và phân tích lịch sử nhân loại sẽ thấy ngay "kẻ phản quốc, phản động, bù nhìn, tay sai ngoại bang, nguỵ quyền" chính xác là tập đoàn lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam. Kẻ nào gieo Nhân thì phải hái Quả, kẻ nào gây Nghiệp ác thì phải lãnh nhận quả Báo, giáo pháp Nhà Phật không sai chút nào. 
Bài viết này mới chỉ nhằm phân tích tìm kiếm sự thật nằm sau "Bức công hàm PVD 1958". Những hệ luỵ do bức công hàm PVĐ 1958 gây ra cho dân tộc VN suốt nửa thế kỷ dẫn dắt đến cuộc chiến tranh tương tàn sẽ được phân tích ở bài viết sau. Một vấn đề trọng đại như bức công hàm PVĐ 1958, đưa đến chiến tranh tương tàn, dân tộc ly tán, hơn 6 triệu người dân VN bị chia lìa, mất trắng cơ nghiệp, anh chị em, gia đình phân cách trong suốt 60 năm ròng, thì ngày 30/04 không thể nào được xem như là "một chiến thắng vinh quang", ngược lại đó chính là một dấu tích ô nhục cho tiền đồ một dân tộc. 
Rất mong nhận được những phản hồi góp ý của quý vị độc giả bốn phương, trong và ngoài nước nhằm làm sáng tỏ vấn đề Biển Đông cho tương lai dân tộc Việt Nam.
Thành thật cám ơn,

Cái Đẹp cứu rỗi Đất Nước

Đã hết ngày 30/4. Chúng ta nhìn lại giai đoạn ấy và cả bây giờ để xem thử còn lại gì? “Nửa triệu người vui, còn nửa triệu người đau buồn”. Nửa triệu người vui ấy, chỉ vui trên chiến thắng của mình, chứ nếu nửa triệu người vui chịu suy xét nhìn lại phần thời gian từ sau chiến thắng ấy đến giờ, nửa triệu vui cũng giống như nửa triệu buồn sẽ chẳng vui tí tẹo nào. Thật sự ta còn gì sót lại khi mà dân Việt chưa có một ngày tự do sau cái gọi là "thống nhất"? Bên "chiến thắng" có hiểu thế nào là chiến thắng sau bao đêm trường chiến trận của hai bên mà phe thắng đã gian khổ, thậm chí phải nương nhờ đến những cánh tay bao dung của người mẹ Việt anh hùng và trên tay, trên người, dưới đôi bàn chân luôn là những sản phẩm chiến tranh chế tạo từ Trung cộng, Liên xô?

Để rồi hôm nay khi mà ta nhìn vào hiện tại, những hình ảnh "chiến thắng" mang hình lưỡi liềm cứa nát con tim: 
Đấy là sự chua xót lòng của hình ảnh bà mẹ Nguyễn Thị Nhung và gia đình khi đứa con bé nhỏ của bà bị bắt và gán vào điều 88 “âm mưu lật đổ chính quyền” từ tháng 10 năm ngoái cho đến giờ. 
Chỉ cách đây 3 hôm đi thăm gặp con gái mình là Nguyễn Phương Uyên, bà tan nát thế nào khi thấy con bà tím bầm khắp cả mình, cô bé đã phải giấu nhịn nỗi đau của mình vào sâu trong tim khi mẹ hỏi. Vì sợ mẹ đau lòng khi biết mình bị đánh, rồi mẹ cứ gặng hỏi cho ra thì Phương Uyên mới dám trả lời: "con bị đánh đến ngất xỉu, con đã không biết tại sao mình bị như vậy, họ đã kiếm chuyện với con". 
Ai đã đem cho Uyên những thương tích trên mình đến đắng lòng không bao giờ phai dấu ở người mẹ bé Uyên? Ngoài ai ra mà còn hỏi? Không ai khác cả ngoài công an tỉnh Long An!? Không ai được quyền gây tổn hại đến cả tinh thần lẫn thể xác một người còn đang tạm giam mà chưa đem ra xét xử, huống chi đây là một người yêu nước bé nhỏ, mầm giống tương lai đất nước. Họ đã không biết trân quý lại đi bắt nhốt, hỏi cung, mớm cung, ép cung, vu khống, rồi đến cả cài người vào để gây sự gây thương tích, vả vào mặt mình cũng không biết cách vả lại đi trét thứ mắm muối hôi thối. 
Họ chính là những con người đang núp trong vỏ bọc thép của những cỗ máy xe tăng và giày xéo in hằn những vết nhọn tưởng là cán đích xong lại phang thẳng vào trong cung lòng, tâm hồn của những người oan khiên mà không cần hạn chế thủ đoạn. 
Cùng bắt và cùng tội danh với Nguyễn Phương Uyên là Đinh Nguyên Kha, nhưng đến hôm nay có lẽ không đủ bằng chứng để gán tội, nên đã truy tố Kha thêm tội danh khủng bố, mặc dù ai cũng dư biết cái tí thuốc nổ mà Kha mua từ chợ Kim Biên, Long An về chỉ là để làm pháo bông, pháo nổ đốt linh tinh vào ngày tết cho vui. 
Họ chưa từng buông khí giới với ngay chính đồng loại thân yêu của họ! Có phải không? 
Hòa bình và hòa hợp ở lại trong chúng ta sau ngày 30/ 4 đỏ lửa? Không hề! Chính họ đã không ngừng nghĩ tạo nên bức tường ngăn cách khi gọi những tiếng nói đối lập, là thế lực thù địch, phản động, những suy thoái đạo đức trong tư tưởng, là tự diễn biến hòa bình, là lợi dụng tự do tôn giáo… để tha hồ quy chụp, tặng mũ, tặng bao cao su, hốt tù. Đấy là hòa bình và hòa hợp ư!? 
Nếu chúng ta có một thùng với lỗ thủng, chỉ có cách là ngay lập tức phải vá cái lỗ đó, hoặc là phải vứt bỏ nó đi, nhưng ở đây họ đã không có thiện chí may vá, cũng không vứt bỏ và làm nên cái mới, ngược lại còn đem những tinh hoa con người, những tinh khí đất nước ra tống vào cái lỗ thủng đó cho khuất, cho te tua tàn tật. Họ vẫn cứ 38 năm trời thương tiếc cái thùng thủng ấy, đem vứt của đi thì tiếc và mong giữ nó bằng nùi giẻ đắp vá mang tên điều số 4 và Hòa hợp hòa giải dân tộc!? 
Họ đã thành công khi đã tuyên truyền và làm cho nhiều người tin rằng ngày 30 tháng 4 là một ngày mà họ đã chiến thắng cái ác, đem sự hòa bình, thống nhất cho mọi người. Vậy à? Vậy hỏi cái chiến thắng thật sự của họ nằm ở chỗ nào trên đất nước tan thương ngày hôm nay? 
Có phải "chiến thắng 30 tháng 4" đã được tiếp nối là những trận chiến thắng trên mặt trận cưỡng chế để rồi dân oan với những tháng ngày la lết hết nơi này đến nơi khác chỉ để mong đòi lại cho mình từng mảnh đất máu thịt từ bao đời? Tội nghiệp họ! mảnh đất gieo trồng để kiếm từng miếng ăn trên đó giờ đây theo trời chiều u tối, hình ảnh họ chính là câu trả lời cho niềm tự hào chiến thắng vô bờ của đảng và nhà nước!? 
Có phải tiếp nối là những trận chiến thắng trên mặt trận ngoại giao để Hoàng Sa, Trường Sa phất phới cờ đỏ 4 sao, để Ải Nam Quan lùi về bên kia biên giới, để ngư dân bám bờ thay vì bám biển và để những công dân Việt Nam yêu nước bị đạp mặt, còng tay và bỏ tù!? 
Đúng, đất nước Việt Nam cần nhiều tình yêu thương hơn là sự chiến thắng, cần nhiều tình yêu thương là thù hận nhưng làm thế nào được khi những kẻ "chiến thắng" vẫn 38 năm ròng rã gọi đồng bào của mình là ngụy quân ngụy quyền, vẫn miệng nói hòa hợp hòa giải mà tay tra còng/điều 88 vào tay chân của Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phương Uyên, Nguyên Kha, Việt Khang... 
Làm thế nào được khi ngày 30 tháng 4 đã chưa từng là một trang sử mới, hướng đến tương lai trong tinh thần nhân ái giữa người và người mà thay vào đó những người "chiến thắng" vẫn ngủ quên trên những chiến xe tăng tiến tiến vào Dinh Độc Lập, vẫn nâng chén vinh danh chiến thắng bằng huyền thoại "Điện Biên Phủ trên không", vẫn cụng ly say sưa trong sự láo khoét về những xác người bị chôn sống trong tết Mậu Thân. Và rồi cao hứng cất tiếng can ngăn vô lý, cấm đoán trái phép, bắt bớ những chính kiến. Hòa hợp hòa giải!? 
Điều khiến một vị thuyền trưởng lèo lái một con tàu ngoài đại dương e sợ nhất, thật sự đó không phải là những con sóng lớn vỗ vào mạn thuyền ầm ầm. Điều đáng sợ nhất là những con sóng ngầm mà không hề đoán biết được nó. Hôm nay họ ăn mừng chiến thắng ngày 30/4 vẻ vang bằng những buổi tiệc linh đình, bằng những tràn pháo hoa kéo dài 15 phút, bằng những lễ hội tốn tiền tỉ mà chưa một lần giày vò, ăn năn cho những tội lỗi của mình thì họ vẫn chưa nhận ra được đâu là điều "chiến thắng" thật: chiến thắng lòng người. Chính họ vẫn tiếp tục chặng đường 38 năm tạo ra những cơn sóng ngầm làm tan tác lòng người, những cơn sóng ngầm chắc chắn đánh xì những cái phao giả tạo hòa hợp hòa giải và sẽ nhấn chìm những kẻ đang điều khiển con thuyền. 
Chiến thắng đúng nghĩa là chiến thắng của Thiện chống Ác. Nó phải là hệ quả tất yếu của cái đẹp đứng lên trên mọi xấu xa. Chiến thắng thật sự phải là chiến thắng để giành lấy cái đẹp, trong viên mãn chân lý. Nếu ví chiến thắng là trồng thành công một cây ra hoa trái, thì cái đẹp là hoa trái ấy phải đem ích lợi đến cho người khác. Cái đẹp không phải là một bức tranh hay một nhan sắc đẹp nhưng là một giá trị cảm xúc có thể làm thay đổi tất cả một con người. Tình nghĩa đồng bào, tình yêu thương gia đình, lòng yêu nước... là những “cái đẹp” có sức lay chuyển hơn hẳn những súng đạn, những tù tội, những cấm đoán, những hận thù. Dostoievsky nói thật sâu sắc: "cái đẹp cứu độ thế giới"
Khi ta đã nhận ra cái đẹp và vì nó mà thay đổi thì con thuyền ta lái chỉ có thể đón lấy những con sóng nhỏ tình yêu vỗ vào mạn tàu liên hồi như cùng dìu con tàu về đến bến, chợt nhớ câu thơ nữ sĩ Xuân Quỳnh thật hay trong bài “Sóng”: 
Ước gì được tan ra 
Thành trăm con sóng nhỏ 
Giữa biển lớn tình yêu 
Để ngàn năm còn vỗ...
Ngày hôm nay, chúng ta vẫn miệt mài mong chờ chiến thắng thật sự đó. Cuộc chiến thắng của Thiện đối với Ác; của Đẹp đối với Xấu. Chiến thắng đó chỉ có thể xảy ra khi những con người hướng về Chân Thiện Mỹ hòa hợp với nhau và bỏ qua mọi bất đồng về quá khứ. Nó không bao giờ xảy ra trong cái gọi là hòa hợp hòa giải giữa Thiện và Ác, giữa những người chụp lên đầu Phương Uyên, Nguyên Kha cái mũ phản động, cái còng số 88 với những người thật sự muốn tranh đấu cho tự do của Uyên, Kha và của 87 triệu con người Việt Nam.

Sinh viên nghỉ lễ: “Chìm” trong nhậu

(Dân trí) - Không có tiền mua vé xe về quê hay tham gia các hoạt động trong kỳ nghỉ lễ dài nhưng nhiều sinh việc lại chi gấp nhiều lần so với số tiền đó vào bia rượu khi ở lại thành phố dịp nghỉ lễ.

Nghỉ ngày nào nhậu ngày đó
Dân cư tại các xóm trọ sinh viên (SV) ở TPHCM trong đợt lễ dài ngày thưa hơn ngày thường khi nhiều người có những kế hoạch như về quê, đi du lịch, thăm nhà bạn bè… Nhưng không vì ít người mà các khu trọ bớt náo nhiệt mà ngược lại còn rình rang hơn khi SV tổ chức tiệc tùng triền miên trong đợt nghỉ.
Những khu nhà trọ ở đường Phan Văn Trị, Dương Quảng Hàm, Lê Lợi… (Q.Gò Vấp) nơi tập trung đông SV Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Văn Lang; đường Hà Huy Giáp (Q.12) ở khu vực trường CĐ Điện lực, CĐ Bách Việt trong đợt nghỉ lễ đã trở thành những “điểm” nhậu đúng nghĩa. Bắt đầu từ 3 - 4 giờ chiều, bạn bè của họ kéo nhau về đây, xe máy dựng kín lối đi và bắt đầu… hò nhau ăn nhậu. Người chuẩn bị mồi, người chuẩn bị bia rượu, nhiều phòng có từng két bia xếp chồng lên nhau đặt trước cửa ra vào.
Cảnh ăn nhậu trước cửa phòng trọ của một nhóm SV Trường CĐ Điện lực TPHCM
Cảnh ăn nhậu trước cửa phòng trọ của một nhóm sinh viên Trường CĐ Điện lực TPHCM
Liên tục mấy ngày nay, tại khu trọ của SV tên Đức (ĐH Công nghiệp TPHCM) ở đường Dương Quảng Hàm lúc nào cũng có vài ba độ nhậu, có những cuộc vui kéo dài từ trưa chiều ngày hôm nay đến tận 1 - 2 giờ sáng hôm sau có cả nam lẫn nữ. Lý do của họ là "không đi đâu ở lại không nhậu thì... biết làm gì".
Không chỉ nhậu trong phòng, nhiều nhóm còn kéo bàn nhậu ra ngay giữa lối hành lang đi lại cho thoải mái. Két bia này đến két bia khác, sau những cuộc “hùn vốn”, tiền trong ví đã cạn, nhiều nhóm từ bia chuyển sang uống rượu để kéo dài cuộc vui. Nhiều SV say “ngoắc cần câu” nằm li bì một chỗ, còn những SV nào còn gà gật thì vẫn còn ráng.
Đức cho biết, những SV không về quê cũng không đi đâu trong dịp lễ thì chủ yếu “liên hoan” bằng nhậu nhẹt. Đêm uống xỉn, ngày hôm sau ngủ li bì đến chiều lại có hội nhậu tiếp. Nhóm bạn của Đức, có nhiều SV than không có nổi 200 - 300 nghìn đồng mua vé xe về quê nhưng họ lại có thể chi gấp nhiều lần số tiền đó cho bia rượu. Cho dù sau bữa nhậu, có thể ngày hôm sau họ không còn một đồng lẻ để mua mì gói ăn qua bữa nhưng không bận tâm vì "vui hôm nay, ngày mai mới tính".
Bà Nguyễn Thị Sáu (tên gọi ở nhà), chủ 10 phòng trọ ở đường Hà Huy Giáp (P. Thạnh Lộc, Q. 12) cho biết, có nhiều phòng SV thuê gần như cuối tuần nào cũng nhậu, gây ầm ĩ, bà phải ra nhắc nhở liên tục. Đợt lễ, nhiều phòng không về quê thì mức độ ăn nhậu của SV còn dày đặc hơn khi họ kéo nhóm bạn này đến nhóm bạn khác đến tụ họp.
Nghỉ lễ không về quê, nhiều SV tụ tập ăn nhậu
Nghỉ lễ không về quê, nhiều SV tụ tập ăn nhậu.

Bà chủ nhà này cho rằng, SV ăn nhậu là điều khó tránh vì các bạn ham vui. Khi chủ nhà nhắc thì họ “dạ vâng” bảo bọn con giải tán ngay nhưng chủ nhà quay đi thì lại nhậu tiếp. Nếu SV nhậu nhẹt mà đuổi đi thì không xuể nên chỉ những cô cậu nào ăn nhậu rồi đánh lộn, gây rối thì bà Sáu mới lấy lại phòng. 
Không chỉ ở phòng trọ mà tại quán nhậu bình dân quanh khu trọ cũng rất đắt khách SV trong đợt nghỉ lễ. Dốc tiền ăn nhậu, không ít cô cậu còn nhậu nợ hoặc vay mượn tiền bạn bè để “dốc” vào bia rượu.
Sinh viên thiếu người quản lý?
Thực trạng SV ăn nhậu có thể thấy rõ ở nhiều khu trọ SV. Không ít trường hợp SV để có tiền nhậu nhẹt sẵn sàng cầm cố máy tính, xe máy hoặc tìm mọi cách “vòi” thêm tiền từ gia đình. Nhiều SV hàng ngày luôn sinh hoạt ăn tiêu trong cảnh “thiếu đói” nhưng khi ăn nhậu thì không hề kém ai.
Trong các ngày cuối tuần hay các cuộc vui như sinh nhật, họp mặt hay đơn thuần muốn vui vui, SV đều có tổ chức nhậu nhẹt tại chỗ ở hoặc ra quán. 
Tụ tập ăn nhậu đã trở thành thói quen của một bộ phận sinh viên
Tụ tập ăn nhậu đã trở thành thói quen của một bộ phận sinh viên
Lý giải về việc SV dễ “bắt tay” các thói hư tật xấu như ăn nhậu, cờ bạc…, SV Vũ Thị Diệu (ĐH Sư phạm TPHCM) cho rằng điều này bắt nguồn từ việc SV thiếu quản lý từ gia đình lẫn nhà trường, khác hẳn với khi học phổ thông. Có những SV ở xa, nhiều năm đi học không về nhà, liên hệ với gia đình chỉ thông qua những cuộc điện thoại hỏi han. Mối quan hệ ở trường ĐH, CĐ với SV cũng rất lỏng lẻo, gần như SV không có một ai quản lý, định hướng mà tự mình thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống nên dễ sa ngã.
SV dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống không lành mạnh không chỉ do môi trường sống như sống xa nhà, sống ở các khu trọ, ít tham gia các tổ chức hoạt động đoàn thể mà còn vì SV có nhiều thời gian rảnh rỗi nên tăng nguy cơ tiếp cận lối sống với các lối sống, hành vi tiêu cực. Hơn nữa, các hoạt động xã hội, đoàn thể chưa tiếp cận được với nhiều SV cũng như chưa thật sự thu hút SV tham gia.
ThS Hoàng Xuân Sơn (Trường ĐH Kinh tế TPHCM) cho rằng vai trò của Đoàn Thanh niên đối với việc giáo dục đạo đức SV rất quan trọng nhưng chưa phát huy được hết hiệu quả. Đoàn Thanh niên cần thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ như tạo nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích mang mục đích định hướng, giáo dục truyền thống cho SV cũng như việc trách xa các tệ nạn, lối sống thiếu an toàn, lành mạnh.
Bên cạnh đó, các trường ĐH cần phải có những phương pháp giáo dục đạo đức hiệu quả hơn cho SV. Đồng thời tăng cường mối liên hệ giữa giảng viên và SV, nhà trường và gia đình chặt chẽ hơn nữa để tăng sức “đề kháng” cho SV.

Tuesday, April 30, 2013

Về thăm Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân trên đảo Kuku

Từ Letung, chiếc thuyền rẽ sóng lướt đi phăng phăng được gần một giờ đồng hồ thì chị Carina Hoàng chỉ tay vào hòn đảo nhỏ trước mặt “KuKu kia rồi.”

Mọi người nhìn đăm đăm vào cánh rừng. Tiếng nói cười ồn ào đột nhiên lắng xuống.

Mạnh, chàng thanh niên trẻ tuổi nhất đoàn, người cười nhiều nhất và có tiếng cười huyên náo nhất, đứng phắt dậy, ôm chầm lấy Carina, bật khóc không thành tiếng, chỉ thấy đôi vai run lên từng hồi.
 
 Tượng đài tưởng niệm thuyền nhân đã chết trên quần đảo Anambas,
Nam Dương, được bắt đầu xây ở đảo Kuku cuối năm 2011,
khánh thành vào tháng Tư năm 2013. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

Mạnh vượt biên với cha khi mới hơn 10 tuổi. Vài năm sau khi hai cha con định cư ở Úc, mẹ Mạnh một mình vượt biên đến được một đảo nhỏ ở Nam Dương và qua đời trên con thuyền đưa người Việt tị nạn đến đảo Galang. Viên chức người Nam Dương thấy hoàn cảnh đáng thương nên cho thuyền dừng lại và chôn bà ở đảo Kuku. Sau nhiều dự định tháp tùng các phái đoàn đi tìm mộ mẹ không thành, cuối cùng Mạnh sắp toại nguyện. 

Đã 34 năm rồi, nhưng không ngại hành trình gian nan vất vả, và nguy cơ có thể gặp gió bão bất ngờ, phái đoàn 11 người chúng tôi, do chị Carina hướng dẫn, người thì đi tìm mộ, xây mộ cho người thân, người đi tìm quá khứ, người khác muốn đi tìm dấu vết của thuyền nhân Việt Nam ở những hòn đảo nhỏ bé tại Indonesia. 

Dù khởi hành từ Mỹ, Úc hay Âu châu, chúng tôi ai cũng phải đáp ít nhất hai chuyến máy bay và bốn, năm chuyến thuyền mới đến được vùng đảo Jameja, thuộc Anambas region.
 
 Thím Liên cùng chồng là ông Tăng Phú trên đường lên bãi
Kuku tìm mộ thân phụ ông Tăng. Ông bà xúc động
khi nhận ra nơi ở cũ trên đảo Kuku. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

Đường đi vất vả mà vui. Nhưng khi đến được đây rồi, thì quang cảnh dọc theo bờ những đảo như Berhala, Tucai, Air Raya, hay Kuku đâu đâu cũng na ná giống nhau khiến không chỉ riêng Mạnh xúc động, vì hình ảnh những ngày thương đau, tưởng đã chìm sâu trong ký ức giờ sống lại, rõ mồn một từng hình ảnh, từng cảm giác.

Thuyền đến gần bờ, đài tưởng niệm có dáng một chiếc thuyền lớn một nửa chìm xuống cát, nửa kia hướng ra biển, ngày càng rõ nét. Đến gần hơn, mọi người đọc được những chữ “VT075” màu đen ngang bụng thuyền. 

Một người chỉ tay: “Đài tưởng niệm kia rồi phải không?”

“Không ngờ ba mươi mấy năm nay giờ lại thấy được hàng chữ này, ngay trên bãi ngày xưa.” Anh Hoàng Long nói nhỏ như chỉ cho mình mình nghe, nét đăm chiêu chiếm lấy khuôn mặt tươi cười cố hữu.

Chị Vân, vợ anh, ngồi gần nhìn anh xót xa, rồi quay ra người bên cạnh phân bua: “Anh ấy mấy ngày nay ban ngày bình tĩnh nhưng đêm đến lục sục đâu có ngủ được.”

Anh Long, chị Carina, và thím Liên và chú Tăng Phú là bốn trong số hơn 370 thuyền nhân đã vượt biên từ Vũng Tàu trên con thuyền mang tên VT075 đến đảo Kuku. Trong đoàn chúng tôi, anh Long và chị Carina gần gũi với cái chết nhất. Anh làm việc trong khu y tế từ cuối tháng Sáu đến trung tuần tháng Chín tại lều y tế tại đảo Kuku cùng với bác sĩ Trần Duy Tân, và hàng ngày chứng kiến không biết bao nhiêu cái chết.

Anh kể: “Ban ngày tôi làm y tá, ban đêm Carina và một người nữa và tôi có bổn phận canh lều bệnh nhân. Chúng tôi lúc đó ở đây trong tình trạng không thực phẩm, không thuốc men trong khoảng thời gian ba tháng, trước khi Cao Ủy Tị Nạn tìm đến. Hàng ngày nhìn bệnh nhân chúng tôi có thể đoán được người nào đêm nay không qua khỏi, nhưng bó tay không thể làm gì giúp cho họ được.”

Anh Long may mắn không có thân nhân bỏ mình trên đảo này, nhưng đưa vợ đi để tìm về quá khứ, một quá khứ anh không biết mình đã quên hay vẫn còn bị ám ảnh.

Quá khứ bây giờ hiển hiện trước mắt.

Bên này là biển mênh mông ngút ngàn, bên kia là rừng núi chập chùng, cỏ cao vượt mặt. Đây là bãi tắm, kia là nhà thờ, kia là nghĩa địa, đó là từng hàng chòi được dựng lên làm nơi trú ngụ, trước mặt là văn phòng Cao Ủy Tị Nạn, và xa xa trên cao kia nữa cũng là nghĩa địa. Nghĩa địa khắp nơi.

Chỉ khác là bây giờ ngay trên bãi xưa, một tượng đài sừng sững đánh dấu giai đoạn hãi hùng của đoàn người tị nạn, của nơi đói khát, bệnh tật đã cướp đi mạng sống của không biết bao người. 

Thuyền cập bến!
Mọi người kéo nhau xuống bãi cát, hướng về phía đài tưởng niệm mà đi dưới nắng chói chang.

Đi một quãng, thím Liên níu lấy tay chồng, hốt hoảng: “Hồi đó mình ở chỗ này nè!”
Chồng bà, chú Tăng Phú thẫn thờ. “Biết có tìm thấy mộ ổng không đây.”
 
 Anh Long Hoàng, một thuyền nhân đến Nam Dương từ thuyền VT075 nén xúc động
khi đứng bên bãi Kuku, nơi anh trú ngụ năm 1979 và chứng kiến
biết bao nạn nhân qua đời vì thiếu thực phẩm và thuốc men. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

“Hồi đó” là khoảng trung tuần tháng Sáu năm 1979. Đoàn người vượt biên trên con thuyền mang tên VT075, sau khi bị Malaysia từ khước được đưa vào LeTung, Air Raya, rồi trôi dạt đến đây. Thân phụ của chú Tăng Phú bị bệnh chết sau đó một tháng. Chú Tăng cho biết chỉ nhớ mang máng đã mai táng cha ở mảnh đất gần con suối nhỏ, nhờ người chất đầy đá trên mộ và khắc tên cha vào một tấm bia, hứa với lòng một ngày nào sẽ về xây mộ cho cha, làm tròn chữ hiếu.

Năm 2009, phái đoàn đi tảo mộ đảo Kuku do chị Carina Hoàng hướng dẫn tìm thấy ngôi mộ của thân phụ ông, chụp hình rồi bỏ lên website. Tình cờ gặp được người quen cho biết website này, chú nhờ con gái vào xem, và đã khóc ròng khi thấy tấm bia do chính tay mình khắc. Chờ thêm hai năm nữa hai vợ chồng mới có điều kiện tháp tùng đoàn người đi thăm Kuku.

Đến gần bờ, thấy tôi tần ngần nhìn những miếng đá phủ đầy rêu lên gần đến lùm cỏ dại, người thông dịch viên đi cùng đoàn bước đến gần. 

“Tại sao lại có đá ở đây?” Tôi hỏi.

“No, no rock, Vietnam boat.” Người thông dịch nói.

Ồ đúng rồi, không phải đá mà là gỗ, mà là thuyền, xác thuyền. 

Nhìn kỹ hơn, thấy dọc theo bãi biển gần bờ rải rác bao xác thuyền, giờ chỉ còn trơ lại cái khung như bộ xương lấp lánh dưới làn nước trong xanh.

Và bước lên bờ, chỉ leo vài đoạn núi thôi, mọi người biết sẽ thấy rải rác nhiều nấm mồ, trong đó có mộ của thân mẫu Mạnh và của thân phụ chú Tăng, và biết còn của ai nữa. Đã bao nhiêu người Việt Nam đi tìm tự do bỏ mình ở đây, 500 hay 2,000? Cho đến giờ, không ai có con số chính xác. 

Đứng chờ chúng tôi tại trước tượng đài là đại diện các viên chức địa phương của quần đảo Jemajah. Sau một bài diễn văn ngắn của người bản xứ, Carina thay mặt cho phía chúng tôi cắt băng khánh thành tượng đài.

“Chúng tôi dựng tượng đài này để đánh dấu một giai đoạn lịch sử, để tưởng niệm những thuyền nhân Việt Nam đã bỏ mình trên Anambas region.”

Đại diện của quần đảo Jemajah cho biết sở dĩ hàng chữ VT075 được vinh hạnh viết lên đài tưởng niệm là vì Carina, người tị nạn đầu tiên trở về quần đảo Nam Dương tìm mộ người thân, là người đến Nam Dương trên chiếc thuyền mang tên VT075.

Với việc xây dựng tượng đài, bảo vệ một di tích lịch sử, chính quyền Anambas cho biết cũng mong nhiều người Việt Nam ở khắp nơi sẽ về đây, tìm mộ người thân, thăm lại nơi đã cưu mang họ trên đường đi tìm quê hương thứ hai.

Lịch sử không phải chỉ được ghi lại ở đài kỷ niệm mà còn khắc ghi trong lòng nhiều người, cả người Việt Nam lẫn người bản xứ.
 
 Đoàn người đến thăm đảo Kuku chuẩn bị đốt nhang trước đài tưởng niệm. (Hình: Uly/Indonesia)

Trong một ngày đi sâu với một thông dịch viên vào thị trấn Letung, chúng tôi gặp nhiều người dân Indonesia cho biết còn nhớ rất rõ thời gian hàng ngàn người tị nạn Việt Nam ùa vào thị trấn nhỏ bé của họ.

Ông Anwal, một dân cư Letung cho biết, vào năm 1979, ông mới 12 tuổi, và nhớ đột nhiên sáng nào đi học cũng thấy người Việt Nam khắp nơi, trên bãi cỏ, dưới gầm nhà sàn, ngoài bờ suối. Cậu bé Anwal lúc đó thật xúc động khi thấy những người tị nạn đói rách, thẫn thờ. Họ xây nhà bằng tất cả những vật liệu nào có thể kiếm được, và ăn bất cứ thức ăn gì có thể tìm được. Ông nhớ những chiếc xe cứu thương chở bệnh nhân và chở xác người tị nạn lên núi.

Awal khoe còn biết hát quốc ca Việt Nam nữa.
“Quốc ca Việt Nam?” Mọi người hỏi.

Ừ quốc ca Việt Nam. Ông nói, rồi bập bẹ cất tiếng hát, rất đúng nốt, đúng nhịp dù lời bị trọ trẹ: “Việt Nam Việt Nam nghe tự vào đời, Việt Nam hai câu nói bên vành nôi, Việt Nam nước tôi...”

Không phải quốc ca Việt Nam đâu. Nhưng điều ấy không quan trọng.

Tiếng hát được cất lên từ khuôn mặt ngoại quốc xa lạ như luồng điện ở đâu được truyền vào người.

Làm sao ông học được bài hát này? Đã 34 năm rồi sao ông còn nhớ? Cố ngăn nước mắt, tôi dồn dập những câu hỏi.

Anwal bảo làm sao không nhớ được khi trong nhiều tháng trời, mỗi sáng đi học ông đều thấy từng đoàn người Việt Nam ở mọi ngõ ngách của thị trấn nhỏ bé, đồng loạt đứng lên, mặt buồn rầu rầu, mắt đăm đăm nhìn về hướng biển, và cùng nhau hát bài hát đó.

Mai này chúng tôi sẽ lên đường, trả lại sự bình lặng cho những người dân Nam Dương hiền lành mộc mạc và tốt bụng, cho nơi đầy dẫy dấu tích đoàn người Việt tị nạn. 

Nắng sẽ vẫn chói chang trên bãi Kuku khi thuyền chúng tôi rời bến, nhưng lòng người ở, kẻ đi, sẽ rất khác.

Cai trị VN dễ thật, nếu không muốn dân giàu, nước mạnh

Đang cho ngoại quốc mua nhà, cấp sổ đỏ. Tuy có điều kiện như phải ở VN trong thời gian nào đó, v.v... nhưng các việc này dễ "du di", làm giả.

Dân Tàu mà được cho qua mua nhà thì họ sẽ mua hết xứ, do quan chức bên đó còn giàu hơn bên VN, họ đang muốn tẩu tán tài sản. Họ biết qua VN thì có thức ăn hợp khẩu vị, gái VN thơm, đẹp không kém gái Bắc Tàu (loại chân dài gần biên giới Nga), lại rẻ hơn nhiều.

Còn việc trái phiếu thì hình như Đà nẳng, Hải phòng đều đã làm rồi. Sắp tới khắp 64 tỉnh thành đều sẽ có Ponzi schemes nở rộ, tranh nhau in, bán, như vé số.

Nghĩ lại cai trị VN dễ thật, nếu không muốn dân giàu, nước mạnh, mà chỉ muốn dân nghèo, nước bạc nhược, rồi thừa cơ gom tiền bỏ túi.

Đa số dân VN kém trí tuệ, không biết suy nghĩ trừu tượng, không biết nhìn xa, hay cả tin, v.v... đầy đủ nhược chất để làm người nhược trí.