Lâu
nay, ở Việt Nam những người bày tỏ ý kiến về âm mưu chính quyền Trung
Quốc thao túng và chèn ép nước ta là các nhà trí thức, nhà báo, văn nghệ
sĩ và các sinh viên. Bữa qua mới được thấy ý kiến của một người thuộc
giới kinh doanh.
Ðó là ông ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị ngân hàng
Eximbank. Trước đây mạng Quan Làm Báo mới tung tin đồn là ông đang bị
quản thúc, sau vụ bắt Bầu Kiên.
Ðược đài RFI phỏng vấn, ông Lê Hùng Dũng cải chính ông bị bắt, nói
rằng: “Theo nhận định cá nhân tôi thì cái mạng Quan Làm Báo này là của
Trung Quốc. Mà người Trung Quốc - một số người Trung Quốc - thì họ rất
không muốn Việt Nam ổn định.” Ông giải thích thêm “...người ta tung tin
đó ra với mục đích gì? Ðể làm cho Eximbank nói riêng suy yếu, và hệ
thống ngân hàng Việt Nam suy yếu,... Họ muốn đánh một đòn vào trong hệ
thống tiền tệ Việt Nam để tài chính Việt Nam suy yếu, và họ có cơ hội để
họ tiến lên, giống như là họ đang lấn chiếm Hoàng Sa với Trường Sa của
chúng ta!”
Phải hoan nghênh tiếng nói mới, tiếng nói đầu tiên của giới kinh
doanh góp vào làn sóng dư luận những người yêu nước phản đối Cộng sản
Trung Quốc. Chúng ta không biết “nhận định cá nhân” của ông Dũng về
nguồn gốc mạng Quan Làm Báo có đúng hay không; nhiều người đã biết mạng
này có xuất xứ từ Hồng Kông hay Singapore. Dù ông Dũng nói đúng hay sai
thì ông cũng xác định một sự thật là Trung Cộng đang âm mưu phá hoại mọi
thứ ở nước ta, trong đó có hệ thống tài chánh, ngân hàng. Khi nói,
“giống như họ đang lấn chiếm Hoàng Sa với Trường Sa của chúng ta,” ông
Dũng công nhận nước Việt Nam đang bị nước láng giềng đe dọa. Ðây là
tiếng nói của một người thuộc giới quản trị cao cấp về tài chánh, cho
nên có sức mạnh, chứng minh làn sóng chống Trung Cộng trong dư luận phổ
cập mọi lớp người. Ðảng Cộng sản Việt Nam không thể vu cáo cho các người
đi biểu tình chống Trung Quốc là thuộc thành phần cực đoan nữa.
Nhưng không phải Trung Cộng chỉ nhắm phá hoại hệ thống ngân hàng và
tài chánh nước ta. Ðiều mà họ mong đạt được là xóa bỏ tất cả mọi sức đề
kháng của dân Việt. Họ muốn ngăn cấm, dẹp bỏ tất cả những ý kiến bất lợi
cho họ, không cho phép ai được lên tiếng. Vì vậy, mỗi lần có biểu tình
chống Trung Cộng là những người tham dự vẫn bị ngăn cản ngay từ trước
khi họ bước ra khỏi nhà. Những người lễ phép làm đơn xin tổ chức biểu
tình thì đơn xin phép bị coi như tờ giấy lộn. Tóm lại, Cộng sản Trung
Quốc muốn người Việt Nam không được bày tỏ lòng yêu nước, nếu yêu nước
nghĩa là chống âm mưu xâm lấn của của Bắc Kinh.
Nhưng ngay trong nước họ, Cộng sản Trung Quốc cũng không ngăn cản
được các thanh niên khi họ muốn bày tỏ lòng ái quốc, phản đối chính phủ
Nhật Bản về quần đảo Ðiếu Ngư, mà người Nhật đang chiếm đóng, gọi tên là
Senkaku. Ngày hôm qua, có thanh niên Trung Hoa đã định tấn công Ðại Sứ
Nhật Bản Uichiro Niwa, sấn tới xé lá quốc kỳ Nhật Bản trên xe ông đại
sứ. Tình trạng căng thẳng giữa hai nước bắt đầu trong Tháng Tám này vì
một nhóm người Trung Hoa từ Hồng Kông tổ chức lái một chiếc thuyền tới
đảo Senkaku để phản đối ông thị trưởng Tokyo. Ông Shintaro Ishihara đã
đưa kế hoạch mua hòn đảo lớn ở đó cho thành phố, quyền sở hữu hiện thuộc
một tư nhân người Nhật. Ông trù tính đưa một phái đoàn ra thăm “đất”
trước khi hội đồng thành phố chấp nhận việc mua bán. Thực ra các đảo
Ðiếu Ngư nhỏ chưa bằng một khu phố, mà chung quanh cũng chỉ giầu về hải
sản chứ chưa có dấu vết dầu, khí nào cả. Hai nước tranh chấp với nhau
hoàn toàn vì danh dự, thể diện và chủ quyền quốc gia.
Ông Ishihara có thể chỉ đưa ra dự án này với mục đích tranh cử trong
kỳ tới. Nhưng ông đã chọc giận người dân Trung Quốc; với dự tính “thay
đổi quy chế pháp lý” của mảnh đất đang tranh chấp. Hành động của ông
Ishihara cũng chưa khiêu khích dân Trung Quốc bằng việc khánh thành trụ
sở xã Tam Sa của chính quyền Trung Quốc gần đây. Xưa nay, khi hai nước
còn tranh chấp chủ quyền trên một miền đất nào thì các chính phủ liên
can đều không thay đổi tình trạng vùng đất đang tranh chấp, để giữ hòa
bình. Nhóm thanh niên Hồng Kông đã xung phong bày tỏ thái độ, tổ chức
chuyến đi Senkaku, mặc dù biết khi tới đó thì Hải Quân Nhật đã chờ sẵn,
bắt giữ. Trong nhóm thanh niên này có những người ủng hộ cũng như có
người thuộc các tổ chức chính trị chống đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngày
Thứ Hai vừa qua, họ được trả tự do về đến Hồng Kông, và được chính quyền
cùng dân chúng đón tiếp như những anh hùng! Cùng ngày đó, đám thanh
niên này đạt được mục đích của họ: Chính phủ Nhật Bản tuyên bố không
chấp nhận cho thủ đô Tokyo mua hòn đảo!
Trung Cộng không thích hành động của nhóm thanh niên Hồng Kông. Vì
hiện nay họ đang muốn không gây sóng gió nào về ngoại giao, trong lúc cả
đảng lo chuẩn bị đại hội chuyển giao quyền hành cho lớp lãnh tụ mới.
Cộng sản Trung Quốc cũng đang lo theo dõi dân để đối phó với vụ án bà
Cốc Khai Lai, vợ viên bí thư Trùng Khánh, bị lên án tử hình treo về tội
giết người. Dân chúng biết đây không phải là mọt vụ án sát nhân bình
thường, mà đằng sau là cả mạng lưới tham nhũng tranh quyền từ cấp cao
nhất trong đảng đang thối rữa.
Nhưng Trung Cộng không ngăn được đám thanh niên Trung Hoa phẫn nộ
muốn bày tỏ lòng yêu nước. Ngay sau khi Nhật Bản bắt các thanh niên Hồng
Kông, đã có hơn 10 cuộc biểu tình tại các thành phố lớn. Ðây là phong
trào biểu tình chống Nhật lớn nhất kể từ năm 2005. Tại Thẩm Quyến, thành
phố nằm bên cạnh Hồng Kông, người biểu tính đã phá một tiệm ăn Nhật
Bản. Những chiếc xe hơi nhãn Nhật Bản cũng bị tấn công, dù chủ nhân là
người Trung Hoa; trong đó có một chiếc xe của cảnh sát bị lật nghiêng.
Cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra tại Thành Ðô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên,
hàng ngàn người diễn hành qua trung tâm thành phố khiến một cửa hàng
bách hóa lớn của người Nhật phải đóng cửa.
Người Việt Nam cũng phải đòi được quyền bày tỏ lòng yêu nước. Thanh
niên Việt Nam không thể chịu thua kém giới trẻ Trung Hoa trong nước họ.
Người Trung Hoa có quyền phẫn nộ khi Nhật Bản tiếp tục cai quản những
hòn đảo mà đế quốc Nhật mới chiếm lấy từ cuối thế kỷ 19. Họ phải bày tỏ
niềm phẫn uất, nếu không thì nhục nhã. Người Việt Nam cũng có quyền phẫn
nộ khi Cộng sản Trung Quốc thay đổi cả hệ thống hành chánh trên quần
đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc Trường Sa, với việc khánh thành trụ sở
và giới thiệu xã trưởng thị xã Tam Sa. Nếu không, cũng là ngậm câm chịu
sỉ nhục.
Dân Việt Nam đang nhìn rõ mối dã tâm của Cộng sản Trung Quốc tìm cách
lấn áp nước ta về đủ mọi mặt. Ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch Eximbank chỉ
nói lên một sự thật. Ðến lúc những người khác có địa vị quan trọng trong
xã hội Việt Nam cũng phải nói lên sự thật đó. Không thể bắt cả nước
phải ngậm miệng nuốt nhục, chỉ vì đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận chịu
lệ thuộc vào các đồng chí Trung Hoa của họ.
Trong ngày 19 Tháng Tám, khi các sinh viên và thanh niên Trung Hoa
biểu tình khắp nước, một cuộc hội thảo được tổ chức tại Bắc Kinh, để
thảo luận về đảo Ðiếu Ngư. Một diễn giả là Tướng La Viện (Luo Yuan), một
sĩ quan tại chức. Ông tướng này đã đưa ra những biện pháp để phản công
chính quyền Nhật mà chắc không có ông tướng nào ở Việt Nam bây giờ dám
nói tới. La Viện đề nghị hãy đặt mìn chung quanh các hòn đảo Ðiếu Ngư!
Hãy cho Không Quân Trung Quốc dùng các hòn đảo này làm nơi tập thả bom
hay oanh kích!
Những đề nghị của Tướng La Viện chắc không bao giờ được Bắc Kinh thi
hành. Ông La Viện cũng từng có luận điệu diều hâu khi nói đến vùng Biển
Ðông của nước ta. Nhưng vẫn phải công nhận việc ông phản đối chính phủ
Nhật Bản có lý do chính đáng. Nhưng một người quân nhân yêu nước có
quyền nói lên nỗi uất hận khi thấy những hòn đảo của tổ tiên bị nước
ngoài chiếm đoạt. Bao giờ người Việt Nam cũng có quyền bày tỏ lòng yêu
nước như vậy?
Hot news from Vietnam | Tin nóng Việt Nam | Vietnam daily post | Vietnam daily news | TRANG CHU DOC BAO TRUC TUYEN. Đọc báo | Tin tức | Tin nóng | Tin hot | Ngoi sao | Bong da | Website Tin tức Điện tử | Doc Bao Vem
Thursday, August 30, 2012
Thursday, August 23, 2012
Tuồng nhơ bẩn trên sân khấu ô nhục
Cuộc đấu giữa các phe phái trong đảng cộng sản Việt Nam đe dọa cả tình hình kinh tế, sau vụ bắt giam ông Nguyễn Ðức Kiên, phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB - lớn nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.
Các mạng đã truyền tin ngay trong đêm Bầu Kiên bị bắt giữ, sáng hôm sau, 21 Tháng Tám, báo chí mới bắt đầu đưa tin, nhưng giới có tiền không chờ đọc tin của nhà nước.
Theo bản tin từ trang DVSC.com của công ty Ðại Việt, thị trường chứng khoán trong nước đã “lao dốc, chứng khoán rớt thê thảm, các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu ngân hàng.” Theo tính toán của các chuyên gia thì hai thị trường chứng khoán Hà Nội và Sài Gòn đã mất tổng cộng 35,600 tỷ đồng, tương đương gần 1.8 tỷ đô la Mỹ.
Các nhà tư bản đỏ mất tiền không đáng kể. Mối nguy là dân chúng không còn tin ở hệ thống ngân hàng. Giá vàng đã tăng vọt. Theo tin trên mạng, dân chúng kéo nhau đến rút tiền từ ngân hàng ACB, buổi chiều một số chi nhánh ngân hàng ACB đã hết sạch tiền. Các chi nhánh lớn hơn thì đông nghẹt người chờ rút tiền. Ngân hàng ACB đã yêu cầu các chi nhánh tạm ngưng việc trao tiền cho người đã được chấp thuận vay. Ban giám đốc ACB yêu cầu các trưởng, phó đơn vị không được rời khỏi nhiệm sở. Tổng giám đốc ngân hàng ACB là ông Lý Xuân Hải cũng đã bị công an bắt giữ.
Bộ Công An ở Hà Nội đã đưa ra thông cáo trấn an dư luận, nhưng không biết kết quả sẽ tới đâu trước tâm lý bất an của những người có tiền tiết kiệm đang lo bị mất vì các “ông lớn” trong đảng cộng sản đang “làm thịt” lẫn nhau. Mấy ngày nữa chúng ta mới biết tâm lý hoảng hốt của người dân có được trấn an hay không. Trước đây đã có phong trào chuyển tiền ra nước ngoài. Chắc chắn phong trào này đang được đẩy tới mạnh hơn.
Thống Ðốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình trấn an với lời hứa Ngân Hàng Nhà Nước sẵn sàng hỗ trợ ngân hàng ACB trong trường hợp xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt. Nhưng dư luận cũng biết ông Bình chính là người được Bầu Kiên dùng tiền để mua cho địa vị thống đốc, đồng thời cũng là người lo làm tiền cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nếu dân tiếp tục rút tiền thì chỉ trong mấy ngày sẽ gây khủng hoảng. Người gửi tiền ở ngân hàng khác cũng lo đi rút tiền về. Làm sao cấm được? Trong khi đó không ai biết việc cứu hay không cứu ngân hàng ACB sẽ do ai quyết định? Người nắm ghế thủ tướng hay người nắm Bộ Chính Trị? Làm sao dân tin được là những người này sẽ đồng ý được với nhau trong một thời gian ngắn?
Vì cuộc đấu giữa hai phe đã đến mức độ thù hằn, không thể nào thỏa hiệp được. Mạng Quan Làm Báo là tiếng nói của phe chống Nguyễn Tấn Dũng tiết lộ Bầu Kiên có quan hệ làm ăn với Nguyễn Thanh Phượng, con gái Dũng. Mạng này được coi là thuộc phe Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, đã liên tiếp tấn công Nguyễn Tấn Dũng với đủ thứ tội từ lâu nay. Phe Trương Tấn Sang có blog Quanlambao, phe Nguyễn Tấn Dũng làm blog Tư Sang như để trả đòn.
Trên mạng Tư Sang, phe Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra lá thư tố cáo: “...Trương Tấn Sang làm bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (1997-1999) chỉ mới 2 năm nhưng sai phạm nhiều việc, bị tố cáo cụ thể nên Trung Ương phải rút ra Hà Nội để kiểm điểm, mà lớn nhất là liên quan đến vụ Năm Cam đầy tội ác và vụ bao che cho người Hoa (khi anh Sang làm chủ tịch thành phố) để nhận tiền vàng... Vợ chồng chị Hồng, giám đốc công ty xuất nhập khẩu Quận 3, tố cáo hành vi thiếu đạo đức của Trương Tấn Sang, một bí thư Thành Ủy ép một giám đốc nữ phải ngủ với mình, đi Singapore để cung phụng và làm gái bao qua đêm cho mình, người ta không chịu thì ra lệnh công an bắt bỏ tù...” Nhưng lời tố cáo nặng nề nhất là Trương Tấn Sang đã chịu làm tay sai cho Trung Cộng.
Sau khi Bầu Kiên đã bị bắt, trên blog Quanlambao mới tiết lộ những cuộc điện đàm của Bầu Kiên và đàn em, trong đó có Nguyễn Văn Bình, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, “Cái lão Trọng này đáng chết! Vậy mày gọi điện cấm các báo không được bình luận, chỉ đăng nó bị bắt vì kinh doanh trái phép ở mấy công ty, không được nói gì về ngân hàng cả...” Trọng là Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, đang đứng chung phe với Tư Sang. Hai người đã bí mật lập chuyên án đặc biệt giao cho Bô Trưởng Trần Ðại Quang trực tiếp chỉ huy, chỉ báo cáo cho tổng bí thư và chủ tịch nước!
Mạng này còn “sáng tác” ra lời Nguyễn Văn Bình đề nghị với Bầu Kiên chạy chữa để ngăn chặn việc điều tra ngay, vì nếu phanh phui hết ra có thể làm hệ thống các ngân hàng thương mại lâm nguy: “Anh ơi bây giờ phải lấy cớ: Ổn định hệ thống ngân hàng, không làm dân hoảng loạn, lấy cớ ngân hàng nhạy cảm để không cho bọn cảnh sát điều tra và bọn TC2 mở rộng sang các ngân hàng Phương Nam, Eximbank, Techcombank, Bắc Á, Việt Bank, Kiên Long, SHB, Bản Việt... nếu không thì sờ đến đâu chết đến đó anh ơi...” Ðiều này chứng tỏ phe Trọng và Sang cũng biết ảnh hưởng nguy hiểm cho thị trường tài chánh và kinh tế, nhưng vẫn hạ thủ Dũng.
Trên blog Quanlambao mới viết: “Mấy lời với thầy trò Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Văn Hưởng (Hưởng là tướng công an, phe Dũng): Hãy mau mau lập công chuộc tội thì còn được khoan hồng, bằng không anh y tá sẽ thí mạng các người là điều chắc chắn!”
Anh y tá đây là Nguyễn Tấn Dũng.
Cuộc đấu giữa hai phe trong đảng cộng sản được dân chúng Việt Nam coi như một tấn tuồng, vì dù phe nào thắng, phe nào bại thì cũng vẫn là vở tuồng cũ. Kịch bản chính sẽ không thay đổi, họ vẫn bảo vệ một chế độ độc quyền chuyên chế cho một nhóm trên cùng chia nhau lợi lộc. Nhưng đây là một dấu hiệu cho thấy các phe phái trong đảng cộng sản không còn thỏa thuận được với nhau cách chia chác quyền lợi âm thầm bên trong nội bộ nữa.
Trước đây, những vụ tranh chấp trong đảng cộng sản đều diễn ra trong hậu trường, Võ Nguyên Giáp giành với Lê Duẩn; Lê Ðức Thọ với Trường Chinh; Lê Ðức Anh, Ðỗ Mười với Võ Văn Kiệt, vân vân, có thể đưa tới những vụ thủ tiêu, ám sát, nhưng ngoài các đảng viên cao cấp ra, không ai được biết có tranh chấp nội bộ. Trận đấu giữa hai phe hiện nay không còn giữ kín được nữa. Vì quyền lợi quá lớn, phe nào đang được ăn nhiều thì sẽ quyết tâm giữ mâm cỗ đến cùng, không thể bỏ được. Trước đại hội đảng vừa qua, phe Tư Sang đã tấn công phe Ba Dũng bằng việc phanh phui ổ tham nhũng Vinashin. Hơn nữa, các mạng lưới thông tin mới khiến mỗi phe lại tìm cách vận động dư luận bên ngoài bằng cách phơi bày các tội lỗi của đối thủ. Nhờ vậy, người dân bình thường mới được biết chi tiết về các tội lỗi đó.
Nhưng cuối cùng, những tội lỗi đó do đâu mà ra? Không phải những cá nhân như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Bầu Kiên đã soạn ra vở tuồng tranh giành lợi lộc này. Trong hệ thống xã hội đó, bất cứ lúc nào cũng có những người trong đảng cộng sản tìm cơ hội giành nhau các quyền lợi lớn lao không lo bị ai kiểm soát, nhờ địa vị độc tôn của đảng cộng sản. Chính hệ thống độc quyền chính trị đã sinh ra tình cảnh này. Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, hay Trương Tấn Sang cũng tuồng trong cùng một kịch bản.
Ðây là lúc những người dân bình thường phải quyết định: Dân Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ đóng vài khán giả coi những vở tuồng nhơ bẩn như đang diễn ra trước mắt; hay phải đứng dậy, xóa bỏ cái sân khấu ô nhục này?
Wednesday, August 22, 2012
Tại sao tôi đã phải rơi nước mắt khi đọc những thông tin về “Bầu Kiên”, một “Bố già đỏ” của Việt Nam?
Những ngày qua, dư luận trong và ngoài nước trở nên nóng hơn trước thông
tin “Bầu Kiên”, một “doanh nhân thành đạt, một trong 100 người giàu
nhất Việt Nam”, một tài phiệt đỏ vừa bị cơ quan cảnh sát điều tra của
CSVN bắt giữ.
Thông tin về vụ việc bắt giữ “Bầu Kiên” được đăng tải đầy dẫy trên các
trang báo cả lề đảng, lề dân cũng như cả trên một số báo chí nước ngoài.
Công chúng đón nhận thông tin trên với nhiều cung bậc cảm xúc khác
nhau: Tất nhiên, chẳng mấy ai thù ghét gì “ông trùm” chỉ vì cái giàu có
của ông ấy, bởi xét cho cùng, giàu nghèo đâu phải là tội, người ta chỉ
vui mừng vì ít nhất cũng thấy được những dấu chỉ cho thấy cái ngày mà
Việt Nam trở nên giống như các nước XHCN ở Đông Âu vào cuối thập niên
1980S và đầu thập niên 1990s sẽ không còn quá xa vời nữa.
Riêng tôi, khi đọc được những thông tin về “Bầu Kiên” tôi không thể nào
kìm nén được “phức cảm” của mình và tôi càng đọc thêm thông tin, càng
phải chạnh lòng bởi những cảnh đau thương của dân tộc Việt Nam, của đồng
bào miền Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cứ lần lượt hiện về trong tâm
thức của tôi như một thiên thời sự về những thương đau tang tóc của dân
tộc Việt.
Xin được trở lại với những tháng ngày tăm tối của nông dân Bắc Việt vào
thời kỳ cải cách ruộng đất 1953-1956, là chương trình nhằm xóa bỏ văn
hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là "bóc lột", "phản
quốc" (theo Pháp, chống lại đất nước), "phản động" (chống lại chính
quyền) như địa chủ, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập... được ông
Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện vào những
năm 1953–1956. Cải cách ruộng đất tịch thu tài sản, đất đai của những
người này và chia cho bần nông, cố nông; đồng thời tiến hành đấu tố và
xử tội họ. Đây là một trong những phương cách chính yếu mà Hồ Chí Minh
và những người theo chủ nghĩa cộng sản nghĩ rằng phải thực hiện để lập
lại công bằng xã hội, đồng thời thiết lập nền chuyên chính vô sản nhằm
tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng. Như trong bản Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản (Manifesto), Karl Marx đã tuyên bố: "cách mạng ruộng
đất là điều kiện để giải phóng dân tộc". Đó chính là cơ sở lý luận để Hồ
Chí Minh và đảng cộng sản Việt nam tiến hành cuộc cải cách ruộng đất
này, mà theo đó, tất cả các gia đình trong xã được họ phân loại thành 5
thành phần: (a) địa chủ; (b) phú nông; (c) trung nông cứng - sở hữu 1
con bò, 1 con lợn, 1 đàn gà; (d) trung nông vừa - sở hữu 1 con lợn, 1
đàn gà; (e) trung nông yếu - sở hữu 1 đàn gà hay không có gì cả; (f) bần
nông; (g) cố nông.
Một gia đình nông dân có 2 con lợn đã có thể gọi là phú nông, sẵn sàng
bắt giam để đưa ra đấu tố. Một gia đình nông dân sở hữu 3 sào Bắc Bộ đã
có thể gọi là địa chủ, sẵn sàng bắt giam, đưa ra đấu tố và hành quyết
ngay trước tòa án nhân dân.
Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68% dân số nông thôn, và các đoàn
và đội cải cách đều cố truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một quy
định bắt buộc, gọi là "kích thành phần". Có nghĩa là, theo luật cải
cách ruộng đất mà ông Hồ Chí Minh đã phê thuận thì ở mỗi làng, mỗi xã
phải có 5,68% dân số phải bị đưa ra đấu tố, bị đưa đi cải tạo, hoặc bị
hành quyết tại chỗ và để hoàn thành được chỉ tiêu này của đội cải cách,
hàng chục ngàn nông dân ở miền Bắc đã bị quy thành địa chủ cường hào chỉ
vì gia sản của họ gồm 1 bò, 1 heo và 1 đàn gà, mà nếu quy đổi theo
giá thị trường hiện nay thì chắc gia sản của họ không thể vượt qua con
số 500 Mỹ kim, tức là bằng khoảng một phần triệu tài sản của “Bầu
Kiên”.
Cũng cần nhắc lại rằng phát súng đầu tiên nổ vào đầu một phụ nữ là bà
Nguyễn Thị Năm, tức bà chủ hiệu buôn Cát Thanh Long, mẹ nuôi của Lê Đức
Thọ, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Giảng, và cũng là
một đại ân nhân của Hồ Chí Minh, của chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa. Chỉ vì bà “Má Năm” là một thương gia giàu có, mà đã là địa
chủ, phú nông, đã là giàu có thì không còn là “nhân dân” nữa, mà họ
chính là “kẻ thù của nhân dân”, bởi giàu có tức là “bóc lột”, là “hút
máu mủ của nhân dân”! Cho dù tài sản của “Má Năm” cũng chưa bằng một phần triệu tài sản của ông “Bầu Kiên” hiện nay!
Và xin một lần nữa, được trở lại với đồng bào miền Nam sau ngày mất nước
30 tháng 4 năm 1975 với những chuỗi ngày thảm họa bởi chính sách “cải
tạo công thương nghiệp” và chính sách “đánh đổ tư sản”. Về bối cảnh lịch
sử, cho đến ngày miền Nam hoàn toàn rơi vào tay cộng quân Bắc Việt, Sài
Gòn đã có cả một cơ sở vật chất, kinh tế kỹ thuật lớn nhất miền Nam và
khu vực, nơi tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp cả miền
Trung, miền Nam. Ở đây tập trung hơn 38.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có 766 công ty và 8.548 cơ sở công nghiệp
tư nhân.
Sau đó, để công hữu hóa tư liệu sản xuất và đưa công nhân lao động lên
làm chủ nhà máy, xí nghiệp, sau năm 1975 nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam
đã tiến hành vận động hai đợt cải tạo công thương nghiệp. Kết quả là đã
quốc hữu hóa tài sản của 171 nhà tư sản mại bản, 59 tư sản công thương
nghiệp cỡ lớn, tạo ra 400 xí nghiệp quốc doanh, 14.000 cơ sở tiểu thủ
công nghiệp, thu hút 270.000 công nhân và lao động, vận động hồi hương
lập nghiệp mà thực chất là xua đuổi bớt thị dân về nông thôn lập nghiệp
và đón nhiều đợt di dân đường dài từ miền Bắc XHCN vào miền Nam mà chủ
yếu là vào Sài gòn để làm cán bộ nòng cốt trong tất cả các cơ quan hành
chánh công quyền cũng như tất cả các công ty, nhà máy xí nghiệp, và từng
bước phân bố lại lao động.
Trên thực tế, hầu hết những nhà tư sản lớn của Sài Gòn thời đó phần lớn
đã di tản ra nước ngoài, thành phố chỉ còn các doanh nghiệp loại vừa như
các chủ nhà in, chủ xưởng thủ công, chủ cửa hàng, cửa hiệu... Các ông
chủ này; kể cả những người làm nghề chuyên môn và chỉ là tiểu chủ như
chủ hiệu thuốc tây đều bị buộc phải kê khai tài sản, vốn liếng rồi trưng
thu, tịch thu, trưng mua và buộc họ không được làm kinh doanh, phải
chuyển qua sản xuất nông nghiệp, nhiều người phải rời khỏi thành phố.
Nhiều cửa hàng nhỏ, vốn liếng chẳng có bao nhiêu, một số tiệm ăn, tiệm
cà phê... cũng bị niêm phong, định giá và chuyển qua sản xuất quốc
doanh, hợp tác xã.
Để thực thi, những tổ công tác mật được gấp rút thành lập, bắt đầu rà
soát, lên danh sách những hộ gia đình kinh doanh, những gia đình giàu có
phải vào diện “cải tạo tư sản”. Nguyên tắc hàng đầu của các chiến dịch
này là bí mật, bất ngờ. Những ông chủ, bà chủ chỉ bàng hoàng nhận biết
những gì xảy ra khi cửa mở và tổ công tác đặc biệt mà chủ yếu là những
cán bộ “nằm vùng” trước đây, bất ngờ có xuất hiện trong nhà, đọc quyết
định “kê biên tài sản” của họ.
Những cửa hàng, nhà cửa bị tịch thu trở thành tài sản công và thường sẽ
thành một cửa hàng quốc doanh hoặc thậm chí nhà ở cho cán bộ. Tài sản bị
niêm phong xong, mọi người trong gia đình đó phải chuẩn bị nhận quyết
định đi “xây dựng vùng kinh tế mới”. Hàng triệu người sau một đêm ngủ
bỗng trở nên trắng tay, trở nên người vô gia cư, bởi nhà ở, cơ sở kinh
doanh, sản xuất của họ bỗng thay ngôi đổi chủ chỉ sau một đêm ngủ. Từ
những thương gia, những công chức văn phòng họ bỗng trở thành những nông
dân bất đắc dĩ, bởi trong đời chưa một lần biết đến cày bừa, gieo cấy
là gì… Và không ít người đã quẫn trí, tự kết liễu cuộc đời bằng nhờ hình
thức tự tử khác nhau… Tất cả chỉ vì họ bỗng nhiên bị biến thành kẻ thù
của dân tộc, của nhân dân, họ bị biến thành “thành phần bóc lột, chuyên
hút máu mủ của nhân dân”. Tất cả xuất phát từ quan niệm đầu tiên của
những con người cộng sản cho rằng các ông bà chủ chuyên ăn trắng mặc
trơn, chỉ bóc lột nên nay cần phải cho đi cải tạo để họ thành những "con
người mới XHCN". Do đó đích đến của họ thường là các vùng kinh tế mới ở
chốn rừng thiêng nước độc… Chỉ vì họ là những người giàu có, mà tài sản của họ chắc gì đã bằng được một phần triệu tổng tài sản của “Bầu Kiên” hiện nay.
Như một giọt nước tràn ly… Chính cái chính sách “Bần Cùng Hóa” nhân dân
miền Nam, để xóa bỏ hoàn toàn chế độ “Người Bóc Lột Người” này của nhà
cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tạo ra cảnh loạn nhân tâm, hệ quả là hàng
triệu người Việt phải băng rừng lội suối hoặc phải vượt ngàn trùng sóng
gió của Đại Dương, ngay cả trên những con thuyền hết sức mong manh để
đi tìm tự do, đi tìm công lý và quyền sống, mà theo thống kê của Tổ Chức
Liên Hiệp Quốc thì có tới 1.750.000 người trong số họ đã mất mạng trên
đường đi tìm tự do đó. Đau thương quá cho dân tộc Việt vốn đã quá đau
thương trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, nhưng có lẽ
chưa bao giờ dân tộc Việt lại đau thương như trong giai đoạn lịch sử
này, dưới ách thống trị của chế độ cộng sản, bởi đối với những con người
cộng sản ngày ấy, nghèo hèn là yêu nước và ngược lại giàu sang phú quý
là phản quốc, là kẻ thù của dân tộc!
Bởi vậy mà hiện nay, đa phần người dân Việt Nam từ Nam chí Bắc đều là
những người "yêu nước", "yêu chủ nghĩa xã hội", bởi hầu hết đều nghèo
đói đều cơ hàn, cơm không đủ no áo không đủ ấm, bởi tài nguyên quốc gia
đều đã bị sang bán cho ngoại bang, tài sản quốc gia lọt thỏm vào tay của
khoảng 3 triệu đảng viên cùng 14 “Đầy Tớ Nhân Dân” là những ủy viên bộ
chính trị cũng như trong tay của những ông trùm như “Bầu Kiên” vậy.
Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Das Manifest der Kommunistischen
Partei), xuất bản lần đầu ngày 21 tháng 2 năm 1848, được viết bởi các
nhà lý thuyết cộng sản Friedrich Engels và Karl Marx, kêu gọi hành động
cho một cuộc cách mạng vô sản để lật đổ trật tự xã hội tư sản và cuối
cùng sẽ mang lại một xã hội cộng sản chủ nghĩa với 10 phương pháp nhằm
xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản như sau:
1. Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước.
2. Áp dụng thuế lũy tiến cao.
3. Xóa bỏ quyền thừa kế
4. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn
5. Tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia
với tư bản của nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.
6. Tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước.
7. Tăng thêm số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất; khai khẩn đất
đai để cấy cầy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung.
8. Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.
9. Kết hợp nông nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt thành thị và nông thôn.
10. Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em. Xóa bỏ
việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay. Kết hợp
giáo dục với sản xuất vật chất,...
Chúng ta hãy thử một lần nhìn lại 10 điều tóm tắt của tuyên ngôn đó để
so sánh với hiện thực ở đất nước cộng sản Việt Nam này để thấy rõ ràng
rằng, tuyên ngôn của đảng cộng sản chỉ là một loại bịp bợm, rác rưởi để
lừa bịp nhân loại về một “Thiên Đường XHCN” nơi trần thế mà Hồ Chí Minh
và những người cộng sản Việt Nam cũng đã áp dụng để lừa đảo cả dân tộc
Việt Nam về công cuộc giải phóng đất nước, xây dựng một chế độ XHCN công
bằng, văn minh, không có “người bóc lột người”. Bởi thực trạng xã hội
Việt Nam ngày nay cho thấy rằng thực chất Hồ Chí Minh và những người
cộng sản chỉ dùng chiêu bài đó để lừa bịp toàn dân để lới dụng máu xương
của nhân dân cho mục đích tranh giành quyền cai trị đất nước, để được
hưởng trọn những đặc quyền đặc lợi của những kẻ thống trị mà thôi, bởi
tất cả những gì đã diễn ra, đang diễn ra trên đất nước này, và cả trên
thành trì XHCN Bắc Triều Tiên nữa, đều ngược lại hoàn toàn với tất cả
những gì đã ghi trong Bản Tuyên Ngôn của đảng cộng sản: Những kẻ nắm
quyền cai trị đất nước vẫn đang tìm mọi cách để duy trì chế độ thừa kế
nắm quyền. Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị càng ngày
càng lớn, Giáo dục, y tế cũng là đặc quyền đặc lợi của những người giàu
có như các ông trùm “Bầu Kiên” và cháu con của họ, còn những gia đình
nông dân nghèo làm sao có đủ tiền để cho con cái họ được hưởng lợi từ
nền giáo dục quốc gia kho mà mức học phí quá cao so với thu nhập quá
thấp của nông dân hay công nhân hiện nay?
Thực ra không ai có thể tính được rằng nếu tập trung tất cả của cải, tài
sản của tất cả nông dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long lại liệu đã có giá
trị tương đương với khối tài sản của ông “Bầu Kiên” chưa? Và hiện nay ở
Hà Nội, ở Việt Nam có bao nhiêu “Bầu Kiên” như vậy? Những người cộng sản
đang cai trị đất nước Việt Nam có thể trả lời cho toàn dân Việt những
câu hỏi tương tự như thế được không? Thực ra có phải đảng cộng sản Việt
Nam tiến hành “giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc” để xây dựng một
đất nước Việt Nam dân chủ, tự do, hạnh phúc, một xã hội Việt Nam công
bằng, văn minh hay chỉ cốt lợi dụng máu xương của đồng bào để giành đặc
quyền đặc lợi cho riêng giai cấp thống trị và các thế hệ cháu con?
Nếu vẫn còn lương tri và có lòng tự trọng, những kẻ đang nắm quyền cai
trị đất nước hãy mạnh dạn nói lời xin lỗi với toàn dân Việt Nam về những
lừa lọc, bịp bợm cả dân tộc trong suốt non một thế kỷ qua, hãy chân
thành nói lời xin lỗi với các cộng đồng người Việt Quốc Gia ở hải ngoại
đã vì những chính sách man rợ của cộng sản mà phải rời bỏ tổ quốc của
mình để sống đời lưu vong nơi xứ lạ, và cả bộ chính trị, cả 3 triệu đảng
viên cộng sản phải lập đàn cúng tế và ăn năn tội với oan hồn của hàng
triệu nạn nhân của chế độ cộng sản đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh
huynh đệ tương tàn để giành quyền thống trị và những đặc quyền, đặc lợi
cho những người cộng sản, và hãy cầu xin những oan hồn của hàng triệu
đồng bào Việt Nam đã bỏ mình trên biển cả và trong các trại tỵ nạn, trên
đường đi tìm tự do, đi lánh nạn cộng sản.
Cuối cùng, xin những người cộng sản đang nắm quyền cai trị đất nước hiểu
rằng, đất nước này là của dân tộc Việt Nam, của 90 triệu đồng bào trong
nước và hơn 10 triệu đồng bào Việt Nam đang sống lưu vong ở hải ngoại,
chứ tuyệt nhiên, đất nước này không phải của riêng đảng cộng sản hay của
những tên trùm như “Bầu Kiên” hay “Ba Dũng”… Để đừng tiếp tục đè đầu
cưởi cổ toàn dân Việt nữa, đừng biến cả dân tộc Việt thành những người
dân đen, suốt đời chỉ biết còng lưng làm lụng để để mang về “ngàn tỷ”,
“ngàn ngàn tỷ” cho những người lưng thẳng như những “Bầu Kiên”, “Ba
Dũng”, “Tư Sang”… và các “Bầu” khác trong bộ chính trị trung ương đảng
cộng sản. Nếu không, quý vị sẽ ngàn đời đắc tội với hồn thiêng sống núi
Việt Nam và đắc tội với cả dân tộc Việt Nam nữa.
Xin đừng để những người con của Đất Việt cứ phải suốt đời khóc nước thương dân.
Biệt thự của bầu Kiên nằm trên phố Xuân Diệu,
phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội
Biệt thự của bầu Kiên nằm trên phố Xuân Diệu,
phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội
Biệt thự luôn có 3-4 bảo vệ túc trực. Chiều 21/8,
cổng chính đã khóa, khách đến nhà phải đi vòng ra cửa sau.
Ngôi biệt thự diện tích khoảng 500m2, có 3 mặt tiền, tường rào cao 3 mét.
Theo người dân xung quanh, ngôi biệt thự được xây cách đây vài năm.
Vợ chồng ông Kiên ít khi quan hệ với hàng xóm.
Đường đi lát đá. Từng góc nhỏ của khuôn viên đều có cây xanh.
Bể bơi khoảng 100 m2 khiến biệt thự như một khách sạn cao cấp
Siêu xe Bentley biển đẹp của tư bản đỏ "bầu" Kiên
Bầu Kiên bị bắt
Theo tin từ báo Tuổi Trẻ,
người được mệnh danh "ông trùm" của các ngân hàng Việt Nam, ông Nguyễn
Đức Kiên (tức Bầu Kiên) đã bị cơ quan cảnh sát điều tra Bộ CA bắt
giữ tối ngày 20/08/2012. Bầu Kiên bị bắt tạm giam 3 tháng, mục đích để
điều tra về một số sai phạm liên quan đến hành vi "cố ý làm trái" trong
các hoạt động kinh tế.
Lúc 15h15, một nhân viên đi phát cho khách hàng một tờ giấy nội dung
ông Kiên chỉ là cá nhân, và Ngân hàng Nhà nước sẽ đảm bảo thanh khoản
cho khách hàng. Động tác trấn an thiên hạ, tránh sụp đổ hệ thống tín
dụng theo hiệu ứng Domino
Theo BBC : Bất chấp những tuyên bố trấn an của chính quyền, thị trường chứng khoán Việt Nam hôm 21/8 đã phản ứng hết sức mạnh mẽ trước việc ông Kiên bị bắt.
Cả hai sàn giao dịch Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều giảm gần hết biên độ sau khi chứng kiến nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu trong cơn hoảng loạn.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số VN-Index của sàn thành phố Hồ Chí Minh lao dốc đến 4,67% trong khi chỉ số HNX-Index trên sàn Hà Nội mất 5,24% số điểm.
Với mức giảm này, theo tính toán của các chuyên gia chứng khoán, thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất tổng cộng 35.600 tỷ đồng, tương đương gần 1,8 tỷ đôla Mỹ, gộp cả hai sàn.
Cũng trong tối 20/08, nhà riêng của bầu Kiên tại ngõ 27 đường Xuân Diệu,
Q.Tây Hồ, Hà Nội cũng đã bị công an khám xét. Quá trình khám nhà kéo
dài khoảng hơn 1 tiếng, cơ quan công an thu giữ một số tài liệu liên
quan đến hoạt động kinh tế của ông.
Vụ bắt giữ bầu Kiên là một thông tin cực kỳ chấn động trong thời điểm
các cuộc đấu đá chính trị ngày càng khốc liệt trong Trung ương Đảng CS.
Ông Nguyễn Đức Kiên là một nhân vật thân cận 'đặc biệt ' của gia đình
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các vị trí chóp bu trong trong Đảng.
Trang Blog Cầu Nhật Tân cho biết, vụ bắt giữ này được giữ tuyệt mật đến phút chót."Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà Thủ tướng chỉ được 3/14 phiếu, chức danh Trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương được chuyển từ tay Thủ tướng sang Tổng bí thư với Ban Nội chính được tái lập do đích thân Tổng bí thư đứng đầu". Có thể thấy, vụ bắt giữ ông Kiên cho thấy phe nhóm lợi ích của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang hứng chịu những đòn thê thảm.
Ngay từ tối hôm qua, 20/08, trên các mạng xã hội đã lan truyền thông tin về việc bắt giữ bầu Kiên. Tuy nhiên phải đến sáng nay, 21/08, báo chí tại Việt Nam mới bắt đầu đưa tin về vụ bắt giữ này. Ông Kiên giữ vị trí Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB - ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Gia đình ông cũng đang nắm giữ phần lớn cổ phiếu trong ngân hàng này. Sau vụ bắt giữ, có tin người dân đang bắt đầu kéo đến ngân hàng rút tiền.
Trang Blog Cầu Nhật Tân cho biết, vụ bắt giữ này được giữ tuyệt mật đến phút chót."Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà Thủ tướng chỉ được 3/14 phiếu, chức danh Trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương được chuyển từ tay Thủ tướng sang Tổng bí thư với Ban Nội chính được tái lập do đích thân Tổng bí thư đứng đầu". Có thể thấy, vụ bắt giữ ông Kiên cho thấy phe nhóm lợi ích của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang hứng chịu những đòn thê thảm.
Bầu Kiên luôn là một nhân vật nổi tiếng đồng thời luôn là tâm điểm
được chú ý đối với các hoạt động liên quan đến bóng đá. (Ảnh: CĐV Hải
Phòng "ám" bầu Kiên)
Ngay từ tối hôm qua, 20/08, trên các mạng xã hội đã lan truyền thông tin về việc bắt giữ bầu Kiên. Tuy nhiên phải đến sáng nay, 21/08, báo chí tại Việt Nam mới bắt đầu đưa tin về vụ bắt giữ này. Ông Kiên giữ vị trí Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB - ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Gia đình ông cũng đang nắm giữ phần lớn cổ phiếu trong ngân hàng này. Sau vụ bắt giữ, có tin người dân đang bắt đầu kéo đến ngân hàng rút tiền.
Ông Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964 tại Hà Nội, từng học Đại học Kỹ thuật
Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, sau đó sang Hungary học Trường Kỹ thuật
Quân sự Zalkamate. Năm 1994, ông Kiên tham gia sáng lập ngân hàng ACB,
sau đó từng bước nắm giữ cổ phần trong nhiều ngân hàng tại Việt Nam.
Bằng mối quan hệ thân cận với các nhân vật chóp bu trong Đảng, bầu Kiên trở thành một nhân vật có thế lực mà các hoạt động kinh doanh của ông luôn được bao quanh bởi một bức màn bí mật.
Ngoài ra, bầu Kiên còn được biết đến với chức danh Chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Sự xuất hiện của ông trong các hoạt động liên quan đến bóng đá luôn là tâm điểm được dư luận chú ý.
Bằng mối quan hệ thân cận với các nhân vật chóp bu trong Đảng, bầu Kiên trở thành một nhân vật có thế lực mà các hoạt động kinh doanh của ông luôn được bao quanh bởi một bức màn bí mật.
Ngoài ra, bầu Kiên còn được biết đến với chức danh Chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Sự xuất hiện của ông trong các hoạt động liên quan đến bóng đá luôn là tâm điểm được dư luận chú ý.
Thị trường hỗn loạn, vàng tăng đột biến, người dân tấp nập rút tiền.
Bảo vệ nhà bầu Kiên vỗ mông gọi mời CA đến bắt (Ảnh: Báo Giáo Dục Việt Nam) |
Theo bản tin từ trang DVSC: thị trường lao dốc sau tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, chứng khoán rớt thê thảm, nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu ngân hàng
Thị trường vàng cũng phản ứng với thông tin bầu Kiên bị bắt, giá vàng
bất ngờ tăng vọt lên trên 43 triệu đồng/lượng dù giá thế giới chỉ biến
động nhẹ.
ACB yêu cầu các chi nhánh, PGD tạm ngưng giải ngân cho vay. Ngoài ra, lãnh đạo ACB cũng yêu cầu các Trưởng, Phó đơn vị không được rời khỏi nhiệm sở.
Tổng giám đốc Ngân hàng ACB là ông Lý Xuân Hải cũng đã bị công bắt giữ.
Ngay trong buổi trưa hôm nay, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa
ra văn bản thông báo về việc bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên về tội kinh
doanh trái phép. Văn bản này khẳng định: "ông Nguyễn Đức Kiên không
tham gia quản lý, điều hành Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ACB. Cơ
quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng khẳng định: quyết định khởi tố vụ
án hình sự; khởi tố, bắt tạm giam bị can là hoạt động bình thường của
Cơ quan điều tra".
Có thể thấy, việc cơ quan CA mau chóng ra thông báo như trên nhằm mục
đích giảm thiểu những tác động tiêu cực sau khi tin tức về bầu Kiên được
lan rộng. Tuy nhiên, hành động như trên không ngăn được một làn sóng
hỗn loạn đang ngày càng tồi tệ. Hiện nay, người dân các nơi đang ùn ùn
kéo đến ngân hàng để rút tiền.
Theo ghi nhận, đầu giờ chiều ngày 21/08, một số chi nhánh ngân hàng ACB đã hết sạch tiền. Các chi nhánh lớn hơn thì đang đông nghẹt người chờ thực hiện giao dịch rút tiền.
Theo ghi nhận, đầu giờ chiều ngày 21/08, một số chi nhánh ngân hàng ACB đã hết sạch tiền. Các chi nhánh lớn hơn thì đang đông nghẹt người chờ thực hiện giao dịch rút tiền.
Lúc 15h30 giờ chiều nay, Facebook Thuy Nga Nguyen cho biết thông tin như sau: Tôi
đang ở ACB chi nhánh Sài Gòn, Quận 1, TP. HCM. Chưa bao giờ đi rút tiền
mà phải chờ lâu thế này. Người kéo đến ACB mỗi lúc một đông. Kẻ đứng
người ngồi la liệt. Một chiếc tivi được bưng ra để mọi người theo dõi
cuộc chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Xe đến lấy tiền nườm nượp, bảo
vệ và an ninh ngân hàng dùng xe đẩy để hỗ trợ khách chất tiền lên xe ô
tô. Sếp ra phòng giao dịch nhìn dòng người đi rút tiền với vẻ mặt lo
lắng. Nhân viên chạt như con thoi.
Trong phiên trả lời chất vấn chiêu nay, 21/08, Thống đốc Ngân hàng Nhà
Nước Việt Nam đã trả lời về việc ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt.
Buổi chất vấn được truyền hình trực tiếp trên đài Truyền hình Việt Nam,
nội dung nhằm mục đích trấn an dư luận trong thời điểm vụ bắt giữ đang
gây ra làn sóng hỗn loạn.
Nhiều nguồn tin nói rằng ông Bình chính là người được bầu Kiên dùng tiền
để mua vị trí Thống đốc Ngân Hàng, đồng thời cũng là cánh tay mặt nắm
giữ túi tiền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Sau khi bầu Kiên bị bắt, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định: Ngân hàng
Nhà nước cũng chuẩn bị để hỗ trợ ACB trong trường hợp xảy ra tình trạng
rút tiền hàng loạt.
Tiếp lời thống đốc, bà Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói
thêm: như vậy là thống đốc khẳng định việc bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên
không ảnh hưởng đến hoạt động ACB, như vậy người gửi tiền có thể yên
tâm.
Dù vậy, tình trạng rút tiền hàng loạt vẫn diễn ra tại các chi nhánh ngân hàng ACB.
*Theo BBC : Bất chấp những tuyên bố trấn an của chính quyền, thị trường chứng khoán Việt Nam hôm 21/8 đã phản ứng hết sức mạnh mẽ trước việc ông Kiên bị bắt.
Cả hai sàn giao dịch Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều giảm gần hết biên độ sau khi chứng kiến nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu trong cơn hoảng loạn.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số VN-Index của sàn thành phố Hồ Chí Minh lao dốc đến 4,67% trong khi chỉ số HNX-Index trên sàn Hà Nội mất 5,24% số điểm.
Với mức giảm này, theo tính toán của các chuyên gia chứng khoán, thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất tổng cộng 35.600 tỷ đồng, tương đương gần 1,8 tỷ đôla Mỹ, gộp cả hai sàn.
Xăng dầu lại kêu lỗ: Tăng giá và rối loạn?
Nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà điều hành kinh doanh xăng dầu, giá loại
hàng nhạy cảm này vẫn lao vút. Chỉ trong 3 tuần tính đến ngày 17/8, các
phiên giao dịch trên thị trường Singapore đã cho thấy, xăng A92 thành
phẩm tăng nhanh nhất với mức tăng thêm tới 12,85 USD/thùng. Dầu hỏa có
sức nóng đứng thứ 2 với mức nhảy vọt thêm 12,73 USD/thùng và dầu diezen
cũng không kém cạnh, chênh tiếp 11,23 USD/thùng.
Tính riêng 10 ngày gần đây, các mặt hàng dầu hầu như không hề hạ nhiệt. Ví dụ như dầu diezen ngày 8/8 là 128,7 USD/thùng thì đến 17/8 đã xác lập mức giá 133,2 USD/thùng, tăng 4,5 USD/thùng.
Giá xăng ngày 8/8 chỉ mới là 124,68 USD/thùng thì đến 17/8 đã thiết lập mức mới 127 USD/thùng. Sau 10 ngày, khoảng chênh tới 3,52 USD/thùng.
Ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giám đốc Petrolimex than thở: "Tính đến nay,
chênh lệch giá cơ sở mặt hàng xăng đã cao hơn giá bán lẻ hiện hành gần
1.000 đồng/lít, ở các mặt hàng dầu, chênh lệch này xoay quanh 500
đồng/lít,kg".
"Ngay sau khi các DN "được" tăng giá, ngày liền kề hôm sau, giá xăng dầu đã lại tiếp tục lỗ 500 đồng/lít", ông Năm khẳng định.
Cập nhật bảng giá cơ sở xăng dầu của VietnamNet cho thấy, bình quân 30 ngày qua kể từ ngày 22/7 đến 20/8, giá xăng thành phẩm tại Singapore đã leo lên mức 120,38 USD/thùng, diezen 125,91 USD/thùng, dầu hỏa 124,53 USD/thùng và dầu madut có giá bình quân 651,89 USD/tấn.
Nếu so với kỳ bình quân 30 ngày trước đó, từ 14/7-10/8, giá bình quân của 4 mặt hàng này đã tăng lần lượt là 3,8%, 2,69%, 2,8% và 2,2%.
Chiều đi lên của thị trường thế giới tất yếu đã đẩy giá cơ sở của các mặt hàng xăng dầu ngày càng cách xa giá bán lẻ. Nỗ lực 3 lần liêp tiếp tăng giá không đủ co kéo lại bối cảnh bất lợi này.
Ngày 21/8, các DN đầu mối xăng dầu cho biết, xăng đã lỗ 980 đồng/lít. Tuy nhiên, riêng xăng được bù từ Quỹ bình ổn 300 đồng/lít kể từ 13/8 nên mức lỗ giảm xuống còn 680 đồng/lít. Dầu hỏa lỗ nặng kế tiếp sau xăng với mức lỗ tới 584 đồng/lít, dầu diezen lỗ hơn 445 đồng/lít và dầu madut lỗ 424 đồng/kg.
Lý giả tiếp về nghịch lý lỗ trường kỳ này, ông Trần Ngọc Năm chia sẻ: "Tổng thể trong chu kỳ 30 ngày bình quân thì số ngày giá cao ngày càng nhiều lên, số ngày giá thấp ngày càng ít đi. Dù hiện nay, giá tăng không đột biến như trước, đi ngang trong vài ngày cũng không thể đủ bù cho lúc giá nhảy dựng đứng. Vì thế, giá bình quân vẫn cao khiến cho chênh lệch giá cơ sở vẫn âm so với giá bán lẻ"
Theo phân tích của ông Năm, thời điểm các DN đồng loạt gửi bản đăng ký giá hôm 10/8, các mức giá cơ sở được tính toán cập nhật đến ngày 8/8. Chờ thêm 3 ngày, Bộ tài chính đồng ý và áp dụng giá tăng từ 13/8. Chính vì thế nên ngày áp dụng giá mới luôn có độ trễ cộng dồn từ 3-5 ngày so với đề xuất của doanh nghiệp.
"Nếu giá thế giới đứng yên hoặc đi xuống, có thể DN được lợi. Nhưng khi giá thế giới vẫn đi lên như 3 kỳ tăng giá vừa qua nên hệ quả là, cứ tăng giá xong, DN lại lỗ", ông Năm nói.
Trước bối cảnh này, ông Nam bày tỏ: "Các DN đứng giữa 2 lựa chọn khó khăn. Một là chấp nhận lỗ thì không đề nghị tăng giá. Nhưng sau đó, giả thiết giá đi ngang và đi xuống, DN có thể chịu đựng và bù sau, nhưng nếu giá thế giới vẫn chiều đi lên, đến lúc DN muốn tăng thì mức tăng dồn nén lại, có thể rất cao, tới 2.000 đồng chẳng hạn. Phải nói rằng, nếu giá cứ một chiều đi lên mà chùn lại việc tăng giá, sau này, kinh doanh xăng dầu sẽ càng rối".
Theo ông Năm, ban giám đốc Petrolimex thống nhất vẫn phải tiếp tục theo dõi thêm tình hình .
Bộ Tài chính đang ưu tiên thuế
Giảm thuế là giải pháp gỡ khó khả thi nhất cho thị trường xăng dầu và được nhiều DN đầu mối đề nghị. Nhưng, một nguồn tin cho biết, cho tới tận cuộc họp gần đây với DN xăng dầu, quan điểm của Bộ Tài chính vẫn là muốn giữ thuế, đảm bảo nguồn thu ngân sách.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú trao đổi với PV VietnamNet về kịch bản giá hôm 10/8 cho hay, Bộ Công Thương đề nghị với bộ Tài chính hướng điều hành xăng dầu thường đưa ra 2 phương án, tăng giá hoàn toàn hoặc kết hợp giảm thuế.
Tuy nhiên, quyết định cuối cùng thuộc về Bộ Tài chính cho thấy, mọi áp lực tăng nhiệt thị trường đều dồn lên giá bán lẻ trong nước.
Một so sánh tương quan giữa giá bình quân 30 ngày (căn cứ điều chỉnh giá) với giá bán lẻ sẽ thấy rõ nghịch lý này.
Trong 10 lần điều chỉnh từ đầu năm đến nay, mức giá bán lẻ hiện cao thứ 4 trong 10 nấc giá và cao hơn mức giá của ngày 23/5.
Theo đó, ngày 23/5, giá xăng bán lẻ là 22.700 đồng/lít, thấp hơn 300 đồng/lít so với giá xăng hiện nay nhưng giá bình quân 30 ngày của xăng thành phẩm trên thị trường Singapore lại là 123,48 USD/thùng, cao hơn 3,1 USD/thùng so với mức hiện nay.
Tương tự ở thời điểm này, giá dầu diezen chỉ là 21.200 đồng/lít, rẻ hơn 350 đồng/lít so với hiện nay trong khi đó, căn cứ giá bình quân 30 ngày khi đó là 129,64 USD/thùng, cao hơn 3,73 USD.thùng so với mức bình quân hiện nay.
Điểm khác biệt duy nhất là thuế nhập khẩu. Giai đoạn trước, thuế nhập khẩu xăng chỉ là 4% và dầu diezen là 3% trong khi hiện nay, thuế nhập khẩu xăng là 12% và dầu diezen là 10%.
Nói cách khác, Nhà nước đang ưu tiên nguồn thu ngân sách trong điều hành giá xăng dầu hiện nay. So với giai đoạn trước, có tới 8% giá xăng và 7% giá dầu đang được thu về cho ngân sách thay vì dành cho người tiêu dùng. Mỗi một lít xăng dầu hiện nay, người dân phải nộp tới 20-32% các loại thuế, phí, tương ứng từ 6000-7000 đồng/lít.
Vì thế mới có nghịch lý rằng, giá xăng dầu thành phẩm thế giới dù chưa bằng ngưỡng của tháng 5 nhưng giá bán lẻ hiện hành lại cao hơn các mức giá thời kỳ đó.
Một cơ chế khác cũng đang gây bất lợi cho giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Đó là những ưu đãi dành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn. Quyết định mới đây của Thủ tướng về cơ chế điều tiết nguồn thu ở 2 nhà máy này đã quy định, giá bán xăng dầu cho các DN đầu mối trong nước bằng giá nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu thuế nhập khẩu dưới 7% đối với xăng, dưới 3% đối với các sản phẩm hóa dầu khác thì Nhà nước sẽ bù giá chênh lệch giá cho 2 nhà máy này.
Với quan điểm của bộ Tài chính là hạn chế việc bù giá cho 2 nhà máy này, thuế nhập khẩu xăng dầu thời gian tới nếu có điều chỉnh cũng sẽ bị neo từ 7% trở lên. Với mức này, tỷ trọng thuế nhập khẩu trong mỗi lít xăng cũng ít nhất chiếm từ 1.000-1.200 đồng/lít.
Hiểu một cách nôm na, giữ thuế cao, người tiêu dùng đang bù giá cho các nhà máy lọc dầu thay vì Nhà nước bù. Quan điểm điều hành cứng rắn đó sẽ khiến giá bán lẻ xăng dầu trong nước muốn hạ nhiệt thì chỉ còn trông chờ vào giá thế giới, một điểm dựa đầy rủi ro.
Tính riêng 10 ngày gần đây, các mặt hàng dầu hầu như không hề hạ nhiệt. Ví dụ như dầu diezen ngày 8/8 là 128,7 USD/thùng thì đến 17/8 đã xác lập mức giá 133,2 USD/thùng, tăng 4,5 USD/thùng.
Giá xăng ngày 8/8 chỉ mới là 124,68 USD/thùng thì đến 17/8 đã thiết lập mức mới 127 USD/thùng. Sau 10 ngày, khoảng chênh tới 3,52 USD/thùng.
Xăng dầu lại muốn tăng giá (ảnh Tuổi Trẻ) |
"Ngay sau khi các DN "được" tăng giá, ngày liền kề hôm sau, giá xăng dầu đã lại tiếp tục lỗ 500 đồng/lít", ông Năm khẳng định.
Cập nhật bảng giá cơ sở xăng dầu của VietnamNet cho thấy, bình quân 30 ngày qua kể từ ngày 22/7 đến 20/8, giá xăng thành phẩm tại Singapore đã leo lên mức 120,38 USD/thùng, diezen 125,91 USD/thùng, dầu hỏa 124,53 USD/thùng và dầu madut có giá bình quân 651,89 USD/tấn.
Nếu so với kỳ bình quân 30 ngày trước đó, từ 14/7-10/8, giá bình quân của 4 mặt hàng này đã tăng lần lượt là 3,8%, 2,69%, 2,8% và 2,2%.
Chiều đi lên của thị trường thế giới tất yếu đã đẩy giá cơ sở của các mặt hàng xăng dầu ngày càng cách xa giá bán lẻ. Nỗ lực 3 lần liêp tiếp tăng giá không đủ co kéo lại bối cảnh bất lợi này.
Ngày 21/8, các DN đầu mối xăng dầu cho biết, xăng đã lỗ 980 đồng/lít. Tuy nhiên, riêng xăng được bù từ Quỹ bình ổn 300 đồng/lít kể từ 13/8 nên mức lỗ giảm xuống còn 680 đồng/lít. Dầu hỏa lỗ nặng kế tiếp sau xăng với mức lỗ tới 584 đồng/lít, dầu diezen lỗ hơn 445 đồng/lít và dầu madut lỗ 424 đồng/kg.
Lý giả tiếp về nghịch lý lỗ trường kỳ này, ông Trần Ngọc Năm chia sẻ: "Tổng thể trong chu kỳ 30 ngày bình quân thì số ngày giá cao ngày càng nhiều lên, số ngày giá thấp ngày càng ít đi. Dù hiện nay, giá tăng không đột biến như trước, đi ngang trong vài ngày cũng không thể đủ bù cho lúc giá nhảy dựng đứng. Vì thế, giá bình quân vẫn cao khiến cho chênh lệch giá cơ sở vẫn âm so với giá bán lẻ"
Theo phân tích của ông Năm, thời điểm các DN đồng loạt gửi bản đăng ký giá hôm 10/8, các mức giá cơ sở được tính toán cập nhật đến ngày 8/8. Chờ thêm 3 ngày, Bộ tài chính đồng ý và áp dụng giá tăng từ 13/8. Chính vì thế nên ngày áp dụng giá mới luôn có độ trễ cộng dồn từ 3-5 ngày so với đề xuất của doanh nghiệp.
"Nếu giá thế giới đứng yên hoặc đi xuống, có thể DN được lợi. Nhưng khi giá thế giới vẫn đi lên như 3 kỳ tăng giá vừa qua nên hệ quả là, cứ tăng giá xong, DN lại lỗ", ông Năm nói.
Trước bối cảnh này, ông Nam bày tỏ: "Các DN đứng giữa 2 lựa chọn khó khăn. Một là chấp nhận lỗ thì không đề nghị tăng giá. Nhưng sau đó, giả thiết giá đi ngang và đi xuống, DN có thể chịu đựng và bù sau, nhưng nếu giá thế giới vẫn chiều đi lên, đến lúc DN muốn tăng thì mức tăng dồn nén lại, có thể rất cao, tới 2.000 đồng chẳng hạn. Phải nói rằng, nếu giá cứ một chiều đi lên mà chùn lại việc tăng giá, sau này, kinh doanh xăng dầu sẽ càng rối".
Theo ông Năm, ban giám đốc Petrolimex thống nhất vẫn phải tiếp tục theo dõi thêm tình hình .
Bộ Tài chính đang ưu tiên thuế
Giảm thuế là giải pháp gỡ khó khả thi nhất cho thị trường xăng dầu và được nhiều DN đầu mối đề nghị. Nhưng, một nguồn tin cho biết, cho tới tận cuộc họp gần đây với DN xăng dầu, quan điểm của Bộ Tài chính vẫn là muốn giữ thuế, đảm bảo nguồn thu ngân sách.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú trao đổi với PV VietnamNet về kịch bản giá hôm 10/8 cho hay, Bộ Công Thương đề nghị với bộ Tài chính hướng điều hành xăng dầu thường đưa ra 2 phương án, tăng giá hoàn toàn hoặc kết hợp giảm thuế.
ảnh: Phạm Huyền |
Tuy nhiên, quyết định cuối cùng thuộc về Bộ Tài chính cho thấy, mọi áp lực tăng nhiệt thị trường đều dồn lên giá bán lẻ trong nước.
Một so sánh tương quan giữa giá bình quân 30 ngày (căn cứ điều chỉnh giá) với giá bán lẻ sẽ thấy rõ nghịch lý này.
Trong 10 lần điều chỉnh từ đầu năm đến nay, mức giá bán lẻ hiện cao thứ 4 trong 10 nấc giá và cao hơn mức giá của ngày 23/5.
Theo đó, ngày 23/5, giá xăng bán lẻ là 22.700 đồng/lít, thấp hơn 300 đồng/lít so với giá xăng hiện nay nhưng giá bình quân 30 ngày của xăng thành phẩm trên thị trường Singapore lại là 123,48 USD/thùng, cao hơn 3,1 USD/thùng so với mức hiện nay.
Tương tự ở thời điểm này, giá dầu diezen chỉ là 21.200 đồng/lít, rẻ hơn 350 đồng/lít so với hiện nay trong khi đó, căn cứ giá bình quân 30 ngày khi đó là 129,64 USD/thùng, cao hơn 3,73 USD.thùng so với mức bình quân hiện nay.
Điểm khác biệt duy nhất là thuế nhập khẩu. Giai đoạn trước, thuế nhập khẩu xăng chỉ là 4% và dầu diezen là 3% trong khi hiện nay, thuế nhập khẩu xăng là 12% và dầu diezen là 10%.
Nói cách khác, Nhà nước đang ưu tiên nguồn thu ngân sách trong điều hành giá xăng dầu hiện nay. So với giai đoạn trước, có tới 8% giá xăng và 7% giá dầu đang được thu về cho ngân sách thay vì dành cho người tiêu dùng. Mỗi một lít xăng dầu hiện nay, người dân phải nộp tới 20-32% các loại thuế, phí, tương ứng từ 6000-7000 đồng/lít.
Vì thế mới có nghịch lý rằng, giá xăng dầu thành phẩm thế giới dù chưa bằng ngưỡng của tháng 5 nhưng giá bán lẻ hiện hành lại cao hơn các mức giá thời kỳ đó.
Một cơ chế khác cũng đang gây bất lợi cho giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Đó là những ưu đãi dành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn. Quyết định mới đây của Thủ tướng về cơ chế điều tiết nguồn thu ở 2 nhà máy này đã quy định, giá bán xăng dầu cho các DN đầu mối trong nước bằng giá nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu thuế nhập khẩu dưới 7% đối với xăng, dưới 3% đối với các sản phẩm hóa dầu khác thì Nhà nước sẽ bù giá chênh lệch giá cho 2 nhà máy này.
Với quan điểm của bộ Tài chính là hạn chế việc bù giá cho 2 nhà máy này, thuế nhập khẩu xăng dầu thời gian tới nếu có điều chỉnh cũng sẽ bị neo từ 7% trở lên. Với mức này, tỷ trọng thuế nhập khẩu trong mỗi lít xăng cũng ít nhất chiếm từ 1.000-1.200 đồng/lít.
Hiểu một cách nôm na, giữ thuế cao, người tiêu dùng đang bù giá cho các nhà máy lọc dầu thay vì Nhà nước bù. Quan điểm điều hành cứng rắn đó sẽ khiến giá bán lẻ xăng dầu trong nước muốn hạ nhiệt thì chỉ còn trông chờ vào giá thế giới, một điểm dựa đầy rủi ro.
Friday, August 17, 2012
Trình Quốc hội phê chuẩn dự án đường sắt cao tốc vào năm 2013 (I need money to support my sons in the U.S. Geez, Bentley is so expensive)
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo các đoạn đường sắt cao tốc ưu
tiên diễn ra hồi đầu tuần với lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT),
đoàn công tác của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã đề xuất 2
kịch bản mới cho tuyến đường sắt Bắc - Nam, trong đó: Một là cần phát
huy tối đa năng lực đường sắt đơn trong giai đoạn 2020 - 2025 và tiến
hành đường đôi hóa cho một số đoạn có nhu cầu cao; Hai là, cần có tuyến
riêng cho đường sắt cao tốc mới với lộ trình khai thác thương mại toàn
tuyến vào năm 2041.
Đi tàu Hà Nội - TPHCM sẽ còn hơn 25,4 tiếng
Phương án nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại để rút ngắn thời gian chạy tàu từ Hà Nội đến TPHCM còn 25, 4 tiếng đồng hồ được tư vấn Nhật Bản đưa ra trên cơ sở đầu tư nâng cấp tuyến đường sắt đơn hiện tại, trước khi xây dựng 2 đoạn đường sắt cao tốc mới dài khoảng 70 km vào năm 2018.
Theo đó, từ nay đến năm 2020 cần tập trung nâng cấp, cải tạo tuyến
đường sắt Bắc - Nam theo hướng giữ nguyên tốc độ chạy 90 km/giờ đối với
tàu khách và tàu hàng là 60 km/giờ, thời gian chạy tàu sẽ được rút ngắn
từ 28 tiếng xuống còn 25,4 tiếng, nâng năng lực chạy tàu từ 32 tàu lên
50 tàu/ngày. Tổng chi phí đầu tư cho phương án này khoảng 1,8 tỷ USD.
Khi được nâng cấp, thời gian chạy tàu trên tuyến đường sắt chạy tàu chỉ còn 25,4 tiếng
Đối với các đoạn có nhu cầu cao, đoàn nghiên cứu của JICA đề xuất nên
làm đường đôi khổ ray 1m và mở rộng bán kính đường cong bé nhất từ 100m
hiện tại lên 800m để có thể đạt vận tốc tối đa 120km/giờ. Còn nếu áp
dụng phương án đường đôi hóa toàn bộ tuyến để đạt vận tốc 120km/giờ, rút
ngắn thời gian từ Hà Nội - TPHCM xuống còn 15 giờ 36 phút với chi phí
đầu tư ước tính khoảng 14,5 tỷ USD.Đánh giá nhu cầu vận tải tương lai trên hành lang Bắc - Nam, chuyên gia tư vấn JICA cho biết: “Năm 2030, nhu cầu vận tải đường sắt sẽ tăng khoảng 3 lần so với hiện nay và GDP của Việt Nam sẽ tăng khoảng 3,4 lần, khi đó việc cải tạo tuyến đường sắt đơn hiện tại sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu khổng lồ này”.
Trong kịch bản nâng cấp mức độ dịch vụ, việc cải tạo đường sắt hiện tại không cạnh tranh được với các phương thức vận tải khác (như vận tải hàng không - PV) và không đáp ứng được nhu cầu tương lai.
Ngoài ra, các chuyên gia nhận định về mặt kỹ thuật thì việc tăng tốc chạy tàu lên 200 km/giờ trên đường sắt đơn khổ 1m và 1,067m hiện nay là không khả thi. Nếu mở rộng bán kính đường cong của tuyến đường sắt hiện nay lên 2.000m ở 1.500 vị trí và bố trí đường ngang khác mức ở hơn 2.000 vị trí cũng không đáp ứng được tốc độ trên, do đó cần phát huy được năng lực tối đa của đường sắt đơn (mức A2) trong giai đoạn 2020 - 2025 và đường đôi hóa (mức B1) cho một số đoạn có nhu cầu cao.
Kịch bản đường sắt cao tốc ưu tiên
Phân tích nhu cầu tương lai trên hàng lang Bắc - Nam cho thấy khi không có đường sắt cao tốc thì đường bộ (xe con, xe khách) và hàng không sẽ không đủ để đáp ứng năng lực vận tải, trong khi đó khi có đường sắt cao tốc thì tính cạnh tranh giữa các loại hình vận tải - đường sắt cao tốc có mức vé bằng nửa vé máy bay và gấp đôi vé xe khách. Tại Việt Nam, phần lớn hành khách khi sử dụng đường sắt cao tốc là có nhu cầu đi/đến Hà Nội và TPHCM.
Với 2 đoạn tuyến đường sắt cao tốc ưu tiên là Hà Nội - Vinh dài 280 km và TPHCM - Nha Trang dài 360 km, đoàn nghiên cứu JICA cho rằng sẽ khả thi về kinh tế vào khoảng năm 2030, với tỷ suất nội hoàn kinh tế - EIRR đạt 12%. Theo tính toán, tổng chi phí đầu tư của 2 tuyến đường ưu tiên này là 21,4 tỷ USD, bằng 6,3 % GDP của Việt Nam vào năm 2030.
Nhu cầu vận tải năm 2030 trên các đoạn ưu tiên (Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang) lần lượt là 80.800 và 69.300 lượt khách/ngày, tương đương với 12,2 triệu và 19,0 triệu khách-km/ngày. JICA đề xuất, dùng đầu máy, toa xe của Nhật Bản để có thể đạt vận tốc chạy tàu tối đa 320 km/h và có thể tăng lên 350 km/h.
Đặc biệt, trong kịch bản mới về phát triển đường sắt cao tốc, JICA khẳng định cần xây dựng đoạn chạy thử đường sắt cao tốc càng sớm càng tốt và đề xuất xây dựng đối với đoạn Ngọc Hồi - Phủ Lý (khoảng 40 km) và Thủ Thiêm - Long Thành (khoảng 30 km). Đoàn nghiên cứu đề xuất phương án Nhà nước sẽ đầu tư vốn cho hạ tầng, hệ thống kỹ thuật và kêu gọi tư nhân bỏ vốn đầu tư đầu máy, toa xe để tiến hành khai thác, bảo trì. Đây là cơ chế mà các chuyên gia Nhật Bản nhận định sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho đơn vị khai thác do không phải đầu tư và gánh nợ từ hạ tầng
JICA khẳng định do việc cải tạo đường sắt hiện tại không đáp ứng được chạy tàu tốc độ cao nên cần có tuyến riêng cho đường sắt cao tốc. Lộ trình phát triển từng bước như sau: Năm 2013 sẽ trình Quốc hội phê duyệt dự án; Năm 2014: chuẩn bị kế hoạch triển khai, đánh giá tác động môi trường, thiết kế cơ sở/xây dựng thể chế; Năm 2017: Bắt đầu thu hồi đất; Năm 2018: Xây dựng đoạn chạy thử; Năm 2023: Khai thác thương mại đoạn chạy thử; Năm 2031: Khai thác thương mại đoạn ưu tiên và đến năm 2041 thì khai thác thương mại toàn tuyến
Thủ dâm chính trị
Vũ Đông Hà (Danlambao)
Phê và tự phê: trò tự lừa bản thân, dối lẫn nhau từ ngày có những kẻ gọi nhau là đồng chí đã được đồng hóa thành màn "phê" quắc cần câu của những tên nghiện thuốc. Trong cơn phê đã điếu này, chúng vừa tự sướng, vừa thò tay bóp cái thứ không có gì quý hơn của nhau. Cuộc chơi nào cũng lắm công phu. Có đau có sướng mới là đạo chơi.
Chúng nghiện từ thời còn đấu đá nhau trong rừng ăn sương ngồi đất.
Chúng ghiền từ thời lủ khủ kéo nhau về Ba Đình ăn trên ngồi trốc.
Cơn ghiền, cơn nghiện kéo dài gần 70, sau lần mùa thu lá rụng năm ấy, mỗi lần lên cơn chúng rậm rịt thải ra những chất nhờn tự sướng, đỏ hoe hoe, khắp nơi, trên từng cây số:
Nghiêm túc, kỹ càng, trên tinh thần khách quan, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, không nể nang, né tránh; thể hiện tính gương mẫu của Bộ nghiện, Ban ghiền.
Trong cơn đê mê mắt nghiền, mắt nhắm, bàn tay 6 ngón mân mê cái thứ không có gì quý hơn, đừng hòng những thằng nghiện, con ghiền này thấy được cờ đỏ 5 sao đang phất rần rật trên đất liền, ngoài biển cả của tổ tiên chúng nó; đừng hoài công những con say thuốc hé mắt dật dờ nhìn nhau và nhận ra bộ mặt buôn nhà, bán nước của nhau. Chúng nghiện cái ghế chúng đang ngồi thủ, chúng ghiền cài bồn cầu đang ngồi dâm hơn là cái nhà tan hoang che nắng che mưa chúng nó.
Làm đến đâu chắc đến đó; bảo đảm kết quả thực chất, không làm lướt, làm hình thức, chiếu lệ; tránh tình trạng xuê xoa, nể nang...
Với hơn 65 năm bề dày tự sướng, chúng mở cơn lên đồng thủ dâm tập thể lần thứ n cộng 1. Chúng phê quắc cần thân thể, từ bộ xuống ban, từ thằng tổng nghiện đến con phó ghiền, từ gã chủ chiếu xuống tên điếu đóm. Cùng nhau chúng thể hiện tính thủ dâm gương mẫu để cho cả đám lâu la nghiện nặng, ghiền lâu đê mê nhắm mắt noi theo.
Trong cơn khoái cảm cực kỳ, đừng hòng những thằng nghiện, con ghiền thấy được bóng dáng Đoàn Văn Vươn, nghe được tiếng súng hoa cải, lẫn tiếng leng keng của chiếc còng số 8 vẫn đang còn còng lên định mệnh người nông dân Tiên Lãng. Họa may chỉ văng vẳng theo khói nâu là tiếng cười hả hê của tên Thủ lợn rạo rực đọc những lời mà đám bồi bút trong băng và những kẻ ngây thơ ngoài đảng tâng bốc lãnh đạo xử lý rốt ráo. Đằng sau những tiếng rên rỉ không làm lướt, làm hình thức, chiếu lệ; tránh tình trạng xuê xoa, nể nang... (nghĩa bóng của câu không thủ dâm lướt, thủ dâm hình thức, thủ dâm chiếu lệ; thủ dâm xuê xoa, thủ dâm nể nang)là những bộ mặt đắc chí của đám nghiện Hải Phòng đang rên rỉ "chúng mày làm gì được chúng ông khi chúng ông cũng là chúng mày". Đằng sau những phân tích, mổ xẻ ưu, khuyết điểm của chính bản thân, băng đảng, đằng sau cuộc đấu tranh trong chính bản thân của mỗi con người, giữa cái chính và cái tà, cái tốt và cái xấu vì lợi ích của tập thể và cá nhân của những tên nghiện thuốc, là tấm thớt nhiều mỡ và thịt của thằng con trai của Thủ lợn đang ngồi phì phà ở ghế Thứ trưởng bộ phá hoại, là thằng cha họ Nguyễn, thằng chú họ Đinh ôm bao tải đô la, bước ra khỏi những vũng lầy Vina đã bị hút hết phân.
Không khí hút sách, phê rất chân thành, thẳng thắn, xây dựng... được toàn băng Đảng, toàn dân đồng tình, nhất trí cao vì đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng chính đáng của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Chúng không lén lén lút lút đóng cửa phòng cầu, tự rên tự sướng. Chúng công khai thủ dâm trên những mặt bằng đã được chúng giải phóng. Chúng ngẩng mặt xem đó là hành động được sự đồng tình, nhất trí cao. Chúng xem màn cụp lạc của chúng là nguyện vọng của bao nhiêu người.
Nhưng chúng chỉ cho phép được nhìn những bản mặt đê mê của chúng. Chúng cấm ai nhìn bàn tay 6 ngón dậm dật của chúng thật sự làm cái trò gì.
Và chúng gào lên đó “là đạo đức, là văn minh” như lời bác dạy cháu.
Và cứ thế, những tên trùm sò nghiện ngập bước vào thời điểm rất thiêng liêng và hệ trọng, làm những công việc thiêng liêng và hệ trọng không chỉ cho mỗi bản thân của chúng, mà còn đối với toàn băng đảng và toàn dân không nghiện nhưng đã cúi đầu nộp tiền, thí mạng cho chúng chơi bời, trụy lạc suốt gần 70 năm qua.
Ở ngoài kia, lác đác tụ tập vài lão thành đã từng dật dờ cơn nghiện bây giờ không còn mâm/đèn/chiếu/thuốc. Quý lão cúi đầu góp ý nghiện cho ra nghiện, ghiền cho ra ghiền, phê cho ra phê. Nghiện phải nghiện thành khẩn, ghiền phải ghiền nghiêm khắc, phê phải phê cho đúng quy trình.
Trên bức tường đằng sau các lão thành nguyên nghiện ngập, tơi tả một lá đơn dán từ vài tuần trước - đề nghị những thằng nghiện con ghiền đứng ra tổ chức một cơn lên đồng tập thể phản đối bè lũ "drug dealers" từ phương Bắc đã và đang cung cấp thuốc phiện cho chúng từ mấy chục năm nay.
Trong cơn lên đồng tập thể, sau khi bị lộ hàng rằng cái hòn của mình lỡ bự hơn cái hòn của những đứa kia, một vài tên nghiện yên lặng qua đời ở chiếu trên và hồi sinh ở chiếu dưới.
Cùng nhau, chúng hẹn gặp lại lần lên đồng thứ n + 2 của An nam đô hộ phủ - năm thứ đầu tiên, kỷ nguyên hai nghìn.
Thursday, August 16, 2012
Giải cộng nhi thoát Thành Ðô
Chui đầu vào ‘cái thòng lọng Thành Ðô’
Ngô Nhân Dụng
Vào những ngày cuối tháng 8, trước đây 22 năm, Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười và Lê Ðức Anh ở Hà Nội đã quyết định phải quay đầu trở lại, xin hợp tác với đảng Cộng Sản Trung Quốc (Trung Cộng).
Kết quả là hội nghị Thành Ðô, ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, mà Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu gọi là “Cái thòng lọng thứ hai” buộc vào cổ đảng Cộng Sản Việt Nam.
Cái thòng lọng thứ nhất, là quyết định “khai thông biên giới Việt Trung” vào năm 1950 để Cộng Sản Việt Nam (Việt Cộng) nhận được viện trợ và đón các cố vấn Trung Quốc sang chỉ đạo. Hà Sĩ Phu viết: “Do vị trí địa-chính trị nênViệt Nam trở thành cửa ngõ mà chủ nghĩa Ðại Hán buộc phải chiếm lĩnh để bành trướng về phía Nam...” Chủ nghĩa cộng sản đã cho Trung Quốc “một cơ hội bằng vàng. Họ tận dụng những đặc trưng của cộng sản để đưa con mồi vào lưới. Con mồi tự tìm đến cái bẫy, nhưng bị tấm màn ‘Quốc tế đại đồng’ che mắt, nhìn cái bẫy thành chốn ruột thịt nương thân.”
Khi đảng Cộng Sản Việt Nam tự tìm đến Thành Ðô để chui vào cái thòng lọng thứ hai, Hà Sĩ Phu nhận định: Xét trong quan hệ lịch sử giữa hai kẻ thù truyền kiếp thì cuộc cầu hòa này chính là “tuyên bố đầu hàng.”
Nếu biết rõ hơn về hội nghị Thành Ðô, chúng ta sẽ thấy quả thật đó là một “cuộc tuyên bố đầu hàng.” Những sự kiện và ngày tháng kể sau đây dựa trên hồi ký của Trần Quang Cơ, là thứ trưởng Ngoại Giao vào lúc đó, với một tài liệu do Trung Cộng công bố, đã được Lý Nguyên dịch từ mạng Hà Bắc tân văn võng ngày 30 tháng 10, 2007, đăng trên mạng Talawas.
Tháng 10 năm 1989, trùm cộng sản Lào Kaysone Phomvihane thăm Bắc Kinh, xin gặp Ðặng Tiểu Bình với lý do bí mật. Phomvihane chuyển lời Nguyễn Văn Linh xin được làm hòa với Trung Cộng, 10 năm sau khi Ðặng Tiểu Bình đã cho quân sang “dạy một bài học” cho Cộng Sản Việt Nam. Ðặng Tiểu Bình đặt một điều kiện: Trước hết, phải rút hết, rút triệt để quân đội khỏi Cămpuchia. Và Bình còn nói rõ ông không thích Nguyễn Cơ Thạch, lúc đó là ngoại trưởng.
Năm đó, Việt Cộng đã rút hết quân về. Ngày 5 tháng 6 năm 1990, Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư Cộng Sản Việt Nam, gặp Trương Ðức Duy, đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, nhưng cuộc họp có cả Nguyễn Cơ Thạch, chưa nói hết ý. Theo bên Trung Quốc kể lại, ngày 16 tháng 8 năm 1990, Nguyễn Văn Linh sai Hoàng Nhật Tân gặp Trương Ðức Duy, đưa một “mật thư,” và nói miệng gửi lời nhắn riêng: “Không cần đi qua Nguyễn Cơ Thạch,” mặc dù đại sứ một nước chỉ được tiếp xúc qua bộ trưởng Ngoại Giao nước chủ nhà. Trương Ðức Duy quyết định liên lạc bí mật qua Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Lê Ðức Anh. Ngày 21 tháng 8, Trương Ðức Duy ngồi trên một chiếc ôtô du lịch không cắm cờ Trung Quốc theo nghi thức ngoại giao, lén đến Bộ Quốc Phòng bàn riêng với Lê Ðức Anh. Và lúc 7 giờ rưỡi, sáng sớm ngày hôm sau, Nguyễn Văn Linh gặp Trương Ðức Duy tại nhà khách Bộ Quốc Phòng, cả hai bên đều không mang phiên dịch. Linh đề nghị Trương Ðức Duy đổi ngồi một chiếc xe khác hôm qua, và vẫn không cắm quốc kỳ. Một tuần sau, Nguyễn Văn Linh (tổng bí thư) và Ðỗ Mười (thủ tướng) cũng hội kiến Trương Ðức Duy. Chắc đây là buổi họp quyết định. Vì hôm sau, 30 tháng 8, 1990, Bộ Chính Trị họp, Linh đưa ra ý kiến hợp tác với Trung Quốc “để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc,” tiến tới bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
Những diễn biến trên cho thấy ba người chủ chốt trong vụ này là Nguyễn Văn Linh, Lê Ðức Anh và Ðỗ Mười. Nhưng Lê Ðức Anh có vẻ được Trung Cộng tin cậy hơn cả. Nhưng tại sao bộ ba này thuyết phục được cả Bộ Chính Trị đồng ý với cuộc đầu hàng không điều kiện này? (Chỉ có cố vấn Võ Chí Công không đồng ý). Nguyễn Văn Linh giải thích: Cần hợp tác với Trung Quốc “để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc.”
Thực tế là chế độ cộng sản tại Việt Nam đang lâm nguy. Kinh tế suy sụp vì thiếu viện trợ vốn cũng như kỹ thuật của các nước Ðông Âu và Nga Xô, sau khi cộng sản Ðông Âu sụp đổ, Liên Xô đang bị cùng kiệt về kinh tế. Mấy năm trước dân nhiều nơi miền Trung đã chết đói. Cả thế giới đang tẩy chay Việt Cộng, từ năm 1978. Cộng Sản Việt Nam biết không còn nương tựa vào đâu, phải cầu cứu tới một nước đã từng gọi là “kẻ thù truyền kiếp.”
Trung Cộng không tiếp phái đoàn Việt Cộng tại thủ đô Bắc Kinh mà chỉ mời đến Thành Ðô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Họ giải thích là cần giữ bí mật cho cuộc gặp gỡ này, không cho thế giới biết. Trước khi lên đường, Trương Ðức Duy còn yêu cầu phải có mặt Phạm Văn Ðồng, cố vấn của Bộ Chính Trị, nhìn bên ngoài có địa vị tương đương với “bố già” Ðặng Tiểu Bình. Ðồng chịu đi vì tưởng sẽ được gặp Bình. Nhưng tới nơi thì không. Sự có mặt của Phạm Văn Ðồng có ý nghĩa. Vì trong cuộc họp Trung Cộng có thể đem lá thư ông ta gửi Chu Ân Lai năm 1958, công nhận lập trường của Trung Cộng về Trường Sa, Hoàng Sa. Những gì được ký kết giữa hai bên tới nay vẫn còn giữ bí mật; nhưng chắc phía Trung Cộng họ không dại gì mà không nhắc tới vụ các đảo, sau khi hải quân hai bên mới tử chiến năm 1988, biển vẫn còn tanh mùi máu.
Theo các tài liệu chính thức công bố thì hai bên chỉ bàn chuyện Campuchia. Lúc đầu Việt Cộng đề nghị trong hội nghị đình chiến ở xứ Chùa Tháp, phe Hun Sen và phe chống Việt Cộng, trong đó có Pol Pot, mỗi bên sẽ có 6 người dự vào chính quyền lâm thời ở Campuchia. Trung Cộng đòi có thêm cựu hoàng Sihanouk cho thành 6+6+1, mà ai cũng biết ông hoàng này là người được Trung Cộng nuôi nấng từ 20 năm rồi. Nguyễn Văn Linh cố “bán” ý kiến “Giải pháp đỏ” cho Trung Cộng. Tức là cho hai đảng Cộng sản Campuchia hợp tác đủ rồi, bỏ các phe của Sihanouk ra ngoài. Nhưng Linh thất bại, cuối cùng, bên Việt Cộng không dám cãi, mà cũng không dám đòi hỏi gì; đồng ý sẽ thuyết phục phe Hun Sen chịu “hòa giải” với Pol Pot. Hai bên hứa sẽ giữ bí mật cuộc hội nghị, để các nước khác như Nga, Mỹ, không biết hai chính quyền cộng sản Á Châu toa rập. Giang Trạch Dân nói ở Thành Ðô: “Các nước phương Tây rất chú ý tới quan hệ của chúng ta. Các đồng chí đến đây, cho đến nay các nước không ai biết, cũng không cho các bên Campuchia biết. Chúng tôi cảnh giác vấn đề này.”
Nhưng ngay sau đó, cả nhóm lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam thấy ngay mình bị lừa. Khi Nguyễn Văn Linh, Lê Ðức Anh sang thuyết phục phe Hun Sen thì bị đám đàn em chống, vì phe này bị lép vế với tỷ số 6/7. Nguyễn Cơ Thạch kể lại: “Trung Quốc đã đưa cả băng ghi âm cuộc nói chuyện với lãnh đạo ta ở Thành Ðô cho Phnom Penh. Hun Xen nói là trong biên bản viết là “hai bên đồng ý thông báo cho Campuchia phương án 6+2+2+2+1.”
Trung Cộng đã tiết lộ kết quả cuộc họp cho cả thế giới. Báo Bangkok Post ngày 19 tháng 9 đã đăng công khai Thỏa thuận Thành Ðô, viết rõ Việt Nam đã đồng ý với Trung Quốc về thành phần chính phủ lâm thời là 6 cộng 7, có Sihanouk! Tạp chí Kinh tế Viễn Ðông (FEER) số ngày 10 tháng 10 viết về cuộc gặp gỡ “thượng đỉnh” Trung-Việt ở Thành Ðô.
Nhưng cay cú nhất là Trung Cộng còn thông báo cho cả Mỹ biết. Ngoại Trưởng Mỹ James Baker còn nói với Nguyễn Cơ Thạch rằng Trung Quốc khoe với Mỹ là họ đã “bác bỏ đề nghị của lãnh đạo cấp cao nhất Việt Nam là Việt Nam với Trung Quốc đoàn kết bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội chống âm mưu của đế quốc Mỹ xóa bỏ Chủ nghĩa Xã hội.” Ông Trần Quang Cơ than: “Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Ðô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ Chủ nghĩa Xã hội, thay thế cho Liên Xô, làm chỗ dựa.”
Trong cuộc họp Bộ Chính Trị vào tháng 5 năm 1991, đủ mặt 12 người và hai cố vấn, họ bắt đầu than thở và chỉ trích lẫn nhau. Võ Văn Kiệt phê bình việc để Phạm Văn Ðồng cùng đi: “Chỉ để gặp Giang Trạch Dân và Lý Bằng, không có Ðặng Tiểu Bình. Mình bị nó lừa nhiều cái quá! Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy!” Phạm Văn Ðồng than: “Mình hớ, mình dại rồi mà còn nói sự nghiệp cách mạng là trên hết,... Sau chuyến đi Thành Ðô, tôi vẫn ân hận sao lại mời thêm tôi... Anh Mười cho là họ mời rất trang trọng, cơ hội lớn, nên đi!”
Nguyễn Văn Linh lại biện hộ tại sao phải theo Tầu, vì “Âm mưu của đế quốc Mỹ chống phá chủ nghĩa xã hội ở Châu Á, cả ở Cuba... dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.” Lê Ðức Anh mở rộng thêm: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xóa cộng sản. Nó đang xóa ở Ðông Âu. Nó tuyên bố là xóa cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Ðồng minh này là Trung Quốc!”
Rõ ràng, tất cả nhóm người cầm đầu đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa cả nước “chui vào cái thòng lọng” của Trung Cộng, vì muốn “bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội.”
Trong thực tế, là bảo vệ ngôi vị độc quyền cai trị nước Việt Nam!
Hà Sĩ Phu không kể các chi tiết trên đây trong bài tham luận mới “Giải Cộng Nhi Thoát,” nhưng ông đã mô tả “cái thòng lọng Thành Ðô” rất cụ thể: “Từ đấy trở đi, chỉ cần 4 năm một lần Trung Quốc khống chế người cầm đầu Việt Nam, tức tổng bí thư đảng, là đủ cho kế hoạch xâm lược tiến hành trôi chảy. Muốn vậy phải giữ cho Việt Nam yên vị theo chế độ cộng sản, không được dân chủ hóa, không được liên kết chiến lược với Hoa Kỳ.”
Khi hiểu rõ “cái thòng lọng Thành Ðô” thì chúng ta cũng hiểu được các hành động của đảng Cộng Sản Việt Nam từ năm 1990 đến giờ.
Wednesday, August 15, 2012
Rùng mình trước ‘bão” giá mới
Liên tiếp các
loại hàng hóa dịch vụ tăng giá đã gây nên nỗi ám ảnh đối với doanh
nghiệp (DN) và người dân. Trước nguy cơ về một đợt bão giá mới cả người
dân và DN không biết gì hơn ngoài việc co cụm để chống chọi một cách
tuyệt vọng.
Bà Hồ Nhất Lan ở phố Trần Đăng Ninh (Cầu Giấy, HN) đặt câu hỏi: "DN xăng dầu kêu lỗ ngay lập tức được liên bộ cho tăng giá để bù thua thiệt, còn người dân giờ thu không đủ chi đang phải tằn tiện sống cùng với bão giá vậy ai bù đây?". Cuối cùng dân vẫn phải móc sạch những đồng xu cuối cùng trong túi tiền của mình ra để sống tiếp.
Chị Ngô Thị Thanh ở phố Doãn Kế Thiện (Mai Dịch, Cầu Giấy) thắc mắc trước vấn đề xăng tăng giá: "Trước, xăng dầu thế giới giảm mạnh nhưng giá xăng trong nước lại giảm nhỏ giọt vì nhà nước tăng thuế nhập khẩu lên. Nay giá xăng thế giới tăng sao nhà nước mình không chịu giảm thuế xuống rồi cũng tăng từ từ mà lại để các doanh nghiệp tăng ào ào, dồn dập. Chỉ trong vòng một tháng, xăng tăng giá tới 3 lần vậy với đồng lương ít ỏi đó dân công chức chúng tôi biết cắt giảm cái gì tiếp để cân bằng được chi phí sinh hoạt cho cuộc sống hàng ngày?".
Chị Nguyễn Hương Trà ở Đê La Thành (Đống Đa) không khỏi lo lắng bởi
xăng tăng kéo theo đó là hàng ngàn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ rủ nhau
tăng theo. Chị Trà cho biết, chồng làm công chức nhà nước, chị làm giáo
viên một trường mầm non tư thục tại quận, thu nhập ba cọc ba đồng không
đủ chi tiêu. Đó là chưa kể cô con gái lớn tới đây chuẩn bị vào lớp một
cũng ngốn cả đống tiền. Nhiều lúc thấy đuối sức, chìm dần trong con bão
giá mà không biết làm cách nào để ngóc lên được.
Trước thông tin tăng giá, nhiều tiểu thương bán thực phẩm tại các chợ lẻ trên địa bàn Hà Nội đều cho biết, chợ ế nên chuyện tăng giá hàng hóa tại thời điểm này khi xăng dầu tăng là điều rất khó. Bà Hạnh, chủ một cửa hàng rau củ sạch tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy) chia sẻ: "Giá đầu vào đều tăng, nhất là thời gian gần đây, nguồn cung không ổn định do mưa lớn kéo dài, rồi chi phí vẫn chuyển tăng do xăng tăng nhưng cứ xăng tăng, hàng hóa lại tăng theo như vậy thì biết bán cho ai trong khi tiền chi tiêu của dân đang cạn dần".
Còn chị Kim Thoa bán thực phẩm ở chợ Ngã Tư Sở lại khẳng định giá xăng tăng ào ào như vậy nên hàng hóa thực phẩm tăng giá là điều không thể tránh khỏi. Sắp tới, phía đầu mối thể nào cũng báo có đợt tăng giá mới, đặc biệt với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.
"Người dân khổ sở vì giá tăng nhưng chúng tôi cũng khổ không kém vì khi tăng giá bán dân sẽ mua ít đi. Còn không tăng giữ yên giá để ổn định sức mua thì tiểu thương sẽ phải chiụ lỗ", chị Thoa than.
DN lui thêm suy kiệt
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội khẳng định: "Sau các đợt xăng tăng giá, các DN có đề nghi tăng giá hàng hóa theo là chuyện hết sức bình thường". Tuy nhiên, ở vào thời điểm này, ông khuyên các DN, siêu thị, cửa hàng, tiểu thương nên khéo léo rồi cân nhắc ký hơn chuyện tăng hay giữ giá sao cho hợp lý, tránh trường hợp tăng giá khiến sức mua giảm thêm.
Ông Phùng Văn Chính, Giám đốc một công ty sản xuất vật liệu xây dựng, cho biết giá xăng và điện tăng mạnh trong thời gian vừa qua gây ảnh hưởng không hề nhỏ với doanh nghiệp. Chi phí đầu vào tăng nên giá thành sản phẩm đầu ra cũng phải tăng. Tuy nhiên, "Trong thời điểm hàng hóa sản xuất ra tồn kho cả đống chưa giải quyết được thì chuyện tăng giá theo giá xăng là điều chẳng DN nào muốn làm. Nhưng nếu không tăng mà vẫn giữ giá thì DN lại phải gồng mình chịu lỗ nặng hơn".
"Khi giá vật liệu tăng cao cũng có nghĩa là giá thi công nhảy vọt bắt buộc phải tăng giá bán thành phẩm. Mỗi m2 thi công với giá 4,5 triệu đồng thì có thể sẽ nhảy lên hơn 5 triệu đồng. Công trình được ký kết từ trước, trong hợp đồng chỉ cho phép bù giá 10% so với chi phí tại thời điểm ký kết. Song, thực tế mỗi đợt "nổi giá" đều tăng cao từ 20-30%, nên việc ảnh hưởng tới tiến độ công trình là điều khó tránh khỏi. Như vậy, một căn nhà cỡ trung bình 70m2 thì giá bán cũng tăng 40-70 triệu đồng. Không tăng giá bán thì không có lãi, nhưng tăng thì khăn người mua hơn, ông Chính nói.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đực - Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành phân
tích, thị trường căn hộ đang gặp nhiều khó khăn, giao dịch đều chậm,
lãi suất vay cũng quá cao. Nếu tăng giá trong thời điểm nhạy cảm này
tăng giá nhà thì uy tín doanh nghiệp sẽ giảm, mất khách hàng, giảm tính
cạnh tranh. Giá tăng cao, nhà đầu tư và nhà thầu phải cần phải tính toán
lại kỹ hơn.
Ông Nguyễn Thụy Nhân Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh cho rằng, hầu hết các máy móc trên công trường như máy xúc, máy ủi, máy trộn đều sử dụng dầu, giá dầu biến động cũng chồng thêm khó khăn cho các doanh nghiệp. Trong tình cảnh khó khăn chung, chỉ doanh nghiệp có uy tín và tiềm lực mạnh mới ít chịu tác động, còn các doanh nghiệp nhỏ thì quay như chong chóng. Trong khi đầu vào tăng cao thì đầu ra cũng đang "bí" vì thị trường chưa sôi động.
Theo ông Nhân, DN không còn nhiều sự lựa chọn. Việc "thắt bụng" để tiết kiệm chi phí cho công trình là điều tất yếu. Ông Nguyễn văn Đực chia sẻ giải pháp đương đầu với cơn lốc giá đầu vào tăng cao là chủ đầu tư phải tiết kiệm tối đa. Từ đó, chủ đầu tư sẽ phải cân nhắc những gói thầu nào cần thuê nhà thầu phụ, gói thầu có thể chủ động được. Vật tư cũng được giám sát dùng liều lượng đúng, đủ. Nếu quản lý tốt chủ đầu tư có thể tiết kiệm 5-15% tổng chi phí cho toàn dự án.
Ông Trần Như Trung - Giám đốc Nghiệp vụ, Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn, Công ty Savills Việt Nam nhận định, để giải quyết bài toàn khó khăn về vốn cũng như giá cả leo thang không đơn giản. Bởi khi dự án đã phê duyệt, công trình đã ký kết thì chủ đầu tư không thể dừng triển khai công trình. Các chủ đầu tư cần phải tính toán, nghiên cứu cụ thể thị trường. Mức dự phòng trượt giá đưa ra phải được xem xét cân nhắc dựa trên việc nghiên cứu từng dự án cũng như khả năng đầu tư của từng doanh nghiệp.
Dân lo sạch túi
Nghe tin tăng giá xăng, người dân không còn sốc vì đã liên tiếp chịu
cảnh tăng giá, thay vào đó là nỗi lo thiếu hụt khi túi tiền này càng bị
hao hụt.Bà Hồ Nhất Lan ở phố Trần Đăng Ninh (Cầu Giấy, HN) đặt câu hỏi: "DN xăng dầu kêu lỗ ngay lập tức được liên bộ cho tăng giá để bù thua thiệt, còn người dân giờ thu không đủ chi đang phải tằn tiện sống cùng với bão giá vậy ai bù đây?". Cuối cùng dân vẫn phải móc sạch những đồng xu cuối cùng trong túi tiền của mình ra để sống tiếp.
Chị Ngô Thị Thanh ở phố Doãn Kế Thiện (Mai Dịch, Cầu Giấy) thắc mắc trước vấn đề xăng tăng giá: "Trước, xăng dầu thế giới giảm mạnh nhưng giá xăng trong nước lại giảm nhỏ giọt vì nhà nước tăng thuế nhập khẩu lên. Nay giá xăng thế giới tăng sao nhà nước mình không chịu giảm thuế xuống rồi cũng tăng từ từ mà lại để các doanh nghiệp tăng ào ào, dồn dập. Chỉ trong vòng một tháng, xăng tăng giá tới 3 lần vậy với đồng lương ít ỏi đó dân công chức chúng tôi biết cắt giảm cái gì tiếp để cân bằng được chi phí sinh hoạt cho cuộc sống hàng ngày?".
Trước thông tin tăng giá, nhiều tiểu thương bán thực phẩm tại các chợ lẻ trên địa bàn Hà Nội đều cho biết, chợ ế nên chuyện tăng giá hàng hóa tại thời điểm này khi xăng dầu tăng là điều rất khó. Bà Hạnh, chủ một cửa hàng rau củ sạch tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy) chia sẻ: "Giá đầu vào đều tăng, nhất là thời gian gần đây, nguồn cung không ổn định do mưa lớn kéo dài, rồi chi phí vẫn chuyển tăng do xăng tăng nhưng cứ xăng tăng, hàng hóa lại tăng theo như vậy thì biết bán cho ai trong khi tiền chi tiêu của dân đang cạn dần".
Còn chị Kim Thoa bán thực phẩm ở chợ Ngã Tư Sở lại khẳng định giá xăng tăng ào ào như vậy nên hàng hóa thực phẩm tăng giá là điều không thể tránh khỏi. Sắp tới, phía đầu mối thể nào cũng báo có đợt tăng giá mới, đặc biệt với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.
"Người dân khổ sở vì giá tăng nhưng chúng tôi cũng khổ không kém vì khi tăng giá bán dân sẽ mua ít đi. Còn không tăng giữ yên giá để ổn định sức mua thì tiểu thương sẽ phải chiụ lỗ", chị Thoa than.
DN lui thêm suy kiệt
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội khẳng định: "Sau các đợt xăng tăng giá, các DN có đề nghi tăng giá hàng hóa theo là chuyện hết sức bình thường". Tuy nhiên, ở vào thời điểm này, ông khuyên các DN, siêu thị, cửa hàng, tiểu thương nên khéo léo rồi cân nhắc ký hơn chuyện tăng hay giữ giá sao cho hợp lý, tránh trường hợp tăng giá khiến sức mua giảm thêm.
Ông Phùng Văn Chính, Giám đốc một công ty sản xuất vật liệu xây dựng, cho biết giá xăng và điện tăng mạnh trong thời gian vừa qua gây ảnh hưởng không hề nhỏ với doanh nghiệp. Chi phí đầu vào tăng nên giá thành sản phẩm đầu ra cũng phải tăng. Tuy nhiên, "Trong thời điểm hàng hóa sản xuất ra tồn kho cả đống chưa giải quyết được thì chuyện tăng giá theo giá xăng là điều chẳng DN nào muốn làm. Nhưng nếu không tăng mà vẫn giữ giá thì DN lại phải gồng mình chịu lỗ nặng hơn".
"Khi giá vật liệu tăng cao cũng có nghĩa là giá thi công nhảy vọt bắt buộc phải tăng giá bán thành phẩm. Mỗi m2 thi công với giá 4,5 triệu đồng thì có thể sẽ nhảy lên hơn 5 triệu đồng. Công trình được ký kết từ trước, trong hợp đồng chỉ cho phép bù giá 10% so với chi phí tại thời điểm ký kết. Song, thực tế mỗi đợt "nổi giá" đều tăng cao từ 20-30%, nên việc ảnh hưởng tới tiến độ công trình là điều khó tránh khỏi. Như vậy, một căn nhà cỡ trung bình 70m2 thì giá bán cũng tăng 40-70 triệu đồng. Không tăng giá bán thì không có lãi, nhưng tăng thì khăn người mua hơn, ông Chính nói.
Ông Nguyễn Thụy Nhân Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh cho rằng, hầu hết các máy móc trên công trường như máy xúc, máy ủi, máy trộn đều sử dụng dầu, giá dầu biến động cũng chồng thêm khó khăn cho các doanh nghiệp. Trong tình cảnh khó khăn chung, chỉ doanh nghiệp có uy tín và tiềm lực mạnh mới ít chịu tác động, còn các doanh nghiệp nhỏ thì quay như chong chóng. Trong khi đầu vào tăng cao thì đầu ra cũng đang "bí" vì thị trường chưa sôi động.
Theo ông Nhân, DN không còn nhiều sự lựa chọn. Việc "thắt bụng" để tiết kiệm chi phí cho công trình là điều tất yếu. Ông Nguyễn văn Đực chia sẻ giải pháp đương đầu với cơn lốc giá đầu vào tăng cao là chủ đầu tư phải tiết kiệm tối đa. Từ đó, chủ đầu tư sẽ phải cân nhắc những gói thầu nào cần thuê nhà thầu phụ, gói thầu có thể chủ động được. Vật tư cũng được giám sát dùng liều lượng đúng, đủ. Nếu quản lý tốt chủ đầu tư có thể tiết kiệm 5-15% tổng chi phí cho toàn dự án.
Ông Trần Như Trung - Giám đốc Nghiệp vụ, Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn, Công ty Savills Việt Nam nhận định, để giải quyết bài toàn khó khăn về vốn cũng như giá cả leo thang không đơn giản. Bởi khi dự án đã phê duyệt, công trình đã ký kết thì chủ đầu tư không thể dừng triển khai công trình. Các chủ đầu tư cần phải tính toán, nghiên cứu cụ thể thị trường. Mức dự phòng trượt giá đưa ra phải được xem xét cân nhắc dựa trên việc nghiên cứu từng dự án cũng như khả năng đầu tư của từng doanh nghiệp.
Monday, August 13, 2012
Câu cá kênh thúi Sài Gòn
Vào những ngày nghỉ cuối tuần, nhiều người Sài Gòn chở nhau mang đồ nghề của thợ câu chạy xe máy vèo vèo ra miệt ngoại thành để trước là có khoảng trống hít thở, sau là có mặt nước để tìm bóng chim tăm cá.
Một cảnh câu cá trên kênh thúi Nhiêu Lộc. (Hình: Phùng Thức)
|
Ngược lại, với dân thất nghiệp, tiền xăng, tiền trà đá không có để chạy xe gắn máy ra ngoại thành thì tốt nhất xách cần câu đi bộ hoặc xe đạp lơn tơn ra kênh thúi Tàu Hủ, Bến Nghé, Nhiêu lộc... tìm vài con cá về cho vợ nấu canh chua. Bất kể ngày nghỉ hay ngày thường, bất kể sớm nắng hay chiều mưa, các tay câu thất nghiệp cứ ngồi lì ở các dòng kênh thúi thả câu; đó là một cách để hàng xóm, vợ con có lý do để biện minh: bố nó đang theo gương Khương Tử Nha câu thời, câu vận.
Cảnh quan kênh Nhiêu Lộc năm 2012 với vỉa hè cây xanh, với đường nhựa mới làm trông khá hơn những năm trước, nhưng vẫn cứ y chang là nước đen, nước thúi. Người bi quan thì cho rằng chắc phải chờ đến năm 2112 mới thành con kênh xanh xanh, còn với người không bi quan mà cũng không lạc quan thì lại nói: “Phải cúng thêm cho chính quyền ngàn ngàn tỉ tiền thuế nữa thì may ra.”
Tìm gặp một tay đàn ông, tuổi ngoài 30 đang ngồi thả câu ở đầu kênh thúi Nhiêu Lộc, gần khu Ðệ Nhất Khách Sạn vào một ngày trời Sài Gòn âm u. Chúng tôi hỏi chuyện, nhưng tay này chẳng muốn mở miệng. Biết là vô không đúng đài nên chúng tôi rà lại rằng: “Mấy con cá huynh câu được có bán không vậy?” Tay câu này không thèm nhìn mặt người hỏi, cứ chăm chăm nhìn đám bọt nước dưới kênh thúi, phải một lúc sau tay này mới hả họng, “Mua cho người ăn thì bán, mua cho chó, cho mèo ăn thì không bán.” Chúng tôi giả bộ ngạc nhiên. “Cá câu dưới kênh thúi này người ăn được sao huynh?” Người đàn ông ngước mặt lên, nói giọng giận dữ, “Ð.m., đi chỗ khác nghe, muốn gì...” Dù chưa kịp nhìn xem mấy con cá của tay này câu được là cá gì, nhưng biết là không thể bắt chuyện tiếp được nữa, chúng tôi phóng xe đi.
Ðến một đoạn đường chưa thông xe, bên hông Cầu Bông, đường Trường Sa, chúng tôi bắt gặp một dân câu trung niên, tay cầm một bịch nylong, trong đó có gần chục con cá trê trắng. Bắt chuyện với tay câu này, chúng tôi được biết ông câu cá trên con kênh này từ bé.
Hồi nước còn trong, dân còn trồng rau muống thì có đủ loại cá nước ngọt, cá câu được không ăn hết thì biếu hàng xóm. Bây giờ thì chỉ còn cá trê trắng, thỉnh thoảng cũng có cá rô, cá chép do người ta phóng sinh. Ông không ăn cũng không biếu, đem ra chợ bán ai mua ăn thì cũng khuất mắt mình.
Ông nói thêm: “Mà tui thấy cũng đâu có sao, tui ở đây hít thở mùi kênh thúi này mấy chục năm còn không sao nữa là.”
Dù chúng tôi không tiện hỏi mỗi ngày nếu ông câu trúng thì kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng được biết giá cá nước ngọt, loại rẻ nhất bán ở các chợ nhỏ trong các khu lao động Sài Gòn không dưới 50,000VND/kg. Ngay cả khi cho rằng, mấy tay câu này đang đầu độc chính mình hoặc người mua thứ cá nhiễm độc ở các dòng kênh thúi quanh Sài Gòn thì cũng quá đáng. Họ đâu thể chịu tội một mình, trong lúc cả nước Việt đang bị vấn nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng, cả dân Việt đang bị Trung Quốc chuốc độc từ thực phẩm đến hàng tiêu dùng thì sá vì vài ba con cá câu được từ dòng kênh thúi. Ngay cả với những loại cá được bán ra từ các chợ đầu mối rồi túa về các chợ lớn, chợ nhà giàu, siêu thị cũng nhiễm độc như thường. Thông tin từ cơ quan quản lý chất lượng và nguồn lợi thủy sản ở Sài Gòn cho công bố: Từ kết quả xét nghiệm các mẫu cá nước ngọt từ các tỉnh miền Tây đưa về chợ đầu mối cho thấy cá nhiễm chất trifultralin, một dạng hóa chất kháng sinh cấm sử dụng vì rất có hại cho sức khỏe.
Nói chuyện câu cá ở các con kênh thúi quanh Sài Gòn là nói về những người nghèo thất nghiệp toàn phần mà cuộc đời và gia đình đang lâm cảnh bấp bênh, bất định. Nhưng khi có dịp tiếp xúc với họ mới biết rằng, chính mớ cá may mắn tồn tại được ở những dòng kênh thúi kinh khủng cũng là cơ hội may mắn mà họ trông chờ để hy vọng.
Một người công nhân ngành nhựa vừa mới mất việc, vác cần câu ra kênh thúi Tàu Hủ nói: “Kiếm được vài con là có tiền mua vé số rồi. Ðủ tiền (10,000 VND) mua một tờ cũng được, Trời cho, biết đâu đổi đời.”
Một vé câu cá ở các hồ cá gọi là du lịch sinh thái dành cho dân trung lưu, dân nhà giàu mới phất hiện nay có giá từ một hai trăm đến tiền triệu, nhưng nếu dân nghèo, dân ghiền muốn thỏa tay nghề sát cá không tốn tiền vé thì sẽ được các con kênh, con sông, ao hồ ô nhiễm quanh Sài Gòn mời gọi khuyến mãi đặc biệt.
Ở Sài Gòn hiện nay, đến con cá và chuyện câu cá cũng trở thành thứ ranh giới phân biệt giàu nghèo; và trớ trêu thay chính người nghèo câu cá ở kênh nước thúi lại có được chút tiền tiêu, tiền mua vé số tiếp tục sống để ôm ấp nhiều hy vọng.
Thị trường chứng khoán Việt có cơ sụp
Tin
chủ tịch công ty chứng khoán Sacombank bị công an “hỏi thăm sức khỏe”
đang gây chấn động làng tài chính Việt Nam. Chỉ mới mấy ngày trước đây
thôi, hôm 10 tháng 8, chủ tịch công ty chứng khoán cao su bị bắt cũng đã
làm xôn xao dư luận.
Tin báo mạng Việt Nam Media cho biết, chỉ trong vòng chưa đầy hai
tuần lễ đầu tháng 8 này, nhiều sếp công ty chứng khoán đua nhau vào
khám. Người bị xộ khám đầu tiên của đợt này là ông Phan Huy Chí, chủ
tịch Hội Ðồng Quản Trị kiêm tổng giám đốc công ty chứng khoán SME.
Người thứ hai là ông Phan Minh Anh Ngọc, chủ tịch Hội Ðồng Quốc Gia công ty chứng khoán cao su RUBSE, bị bắt sau 14 tháng tại chức. Ông này bị bắt vì đã vay khoảng 600 tỉ đồng, tương đương 30 triệu đô của một số công ty tài chính ở Việt Nam gửi vào công ty cho thuê tài chính II để hưởng lãi chênh lệch, bất chấp việc công ty này đang lâm vào cảnh nợ nần, kiệt quệ.
Liền đó, một nhân vật khá nổi tiếng là ông Hoàng Xuân Quyến, tổng giám đốc công ty chứng khoán Liên Việt, và ông Phạm Minh Tuấn, phó chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị SME, cũng đã bị bắt.
Cũng theo Việt Nam Media hồi năm rồi, một loạt cán bộ đứng đầu các công ty chứng khoán cũng bị câu lưu như tổng giám đốc công ty chứng khoán Ðại Nam, công ty chứng khoán Woori, công ty chứng khoán Hà Thành, v.v...
Không chỉ có các công ty chứng khoán lâm cảnh khốn cùng, ngành ngân hàng cũng đang có nguy cơ phá sản trầm trọng.
Theo báo mạng VNExpress, riêng ngân hàng Công Thương Việt Nam (viết tắt là Vietinbank) hiện nay lỗ mỗi ngày khoảng 7 tỉ đồng, tương đương $350,000.
Ông Nguyễn Minh Thắng, tổng giám đốc ngân hàng này, thú nhận rằng đó là khoản lỗ mà Vietinbank đang phải gánh chịu vì áp dụng lãi suất cho vay dưới 15% theo lệnh của thống đốc ngân hàng nhà nước cộng sản Việt Nam.
Cũng theo VNExpress, tình trạng này khiến Vietinbank không còn muốn thu hút vốn vay từ phía các khách hàng và e rằng khó khăn khó giải quyết này mỗi lúc một lớn dần có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.
|
Sàn giao dịch chứng khoán ở Hà Nội lèo tèo người theo dõi. Ðang có nguy cơ sập tiệm của thị trường chứng khoán ở Việt Nam. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images) |
Người thứ hai là ông Phan Minh Anh Ngọc, chủ tịch Hội Ðồng Quốc Gia công ty chứng khoán cao su RUBSE, bị bắt sau 14 tháng tại chức. Ông này bị bắt vì đã vay khoảng 600 tỉ đồng, tương đương 30 triệu đô của một số công ty tài chính ở Việt Nam gửi vào công ty cho thuê tài chính II để hưởng lãi chênh lệch, bất chấp việc công ty này đang lâm vào cảnh nợ nần, kiệt quệ.
Liền đó, một nhân vật khá nổi tiếng là ông Hoàng Xuân Quyến, tổng giám đốc công ty chứng khoán Liên Việt, và ông Phạm Minh Tuấn, phó chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị SME, cũng đã bị bắt.
Cũng theo Việt Nam Media hồi năm rồi, một loạt cán bộ đứng đầu các công ty chứng khoán cũng bị câu lưu như tổng giám đốc công ty chứng khoán Ðại Nam, công ty chứng khoán Woori, công ty chứng khoán Hà Thành, v.v...
Không chỉ có các công ty chứng khoán lâm cảnh khốn cùng, ngành ngân hàng cũng đang có nguy cơ phá sản trầm trọng.
Theo báo mạng VNExpress, riêng ngân hàng Công Thương Việt Nam (viết tắt là Vietinbank) hiện nay lỗ mỗi ngày khoảng 7 tỉ đồng, tương đương $350,000.
Ông Nguyễn Minh Thắng, tổng giám đốc ngân hàng này, thú nhận rằng đó là khoản lỗ mà Vietinbank đang phải gánh chịu vì áp dụng lãi suất cho vay dưới 15% theo lệnh của thống đốc ngân hàng nhà nước cộng sản Việt Nam.
Cũng theo VNExpress, tình trạng này khiến Vietinbank không còn muốn thu hút vốn vay từ phía các khách hàng và e rằng khó khăn khó giải quyết này mỗi lúc một lớn dần có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.
Subscribe to:
Posts (Atom)