Có nhiều người gọi và hỏi tôi
rằng khi bị trấn áp có sợ không? Tôi chỉ mỉm cười mà trong lòng nặng
trĩu. Tôi sợ chứ, nhưng điều mà tôi sợ không phải là sự đàn áp, bắt bớ,
mà tôi sợ chính lương tâm của con người, chính những người được gọi là
đồng bào tôi, họ chỉ tay vào mặt tôi và nói “bắt lấy nó”, cứ như thể
con thú nhìn thấy con mồi, hay kẻ thù nhìn thấy nhau, sợ cái nụ cười hả
hê của những kẻ xâm lược trước những cảnh tượng đầy chua xót, đau đớn
của một dân tộc.
Hoàn cảnh không cho phép, phải
giải quyết công việc của gia đình, tôi không thể tham gia biểu tình
chống sự xâm lấn, cướp bóc của lũ giặc Tàu thâm hiểm. Một phần, tôi
không tham gia còn vì tôi cảm thấy rất buồn, buồn trước những màn đấu
tố, buồn trước những lời nói độc địa, trước những sự xúc phạm, mạt sát
lẫn nhau của người dân sinh ra và lớn lên trong cùng một đất nước, cùng
một nguồn cội. Tại sao chứ? Tại sao điều đó lại có thể xảy ra trong một
dân tộc anh hùng, 4000 năm lịch sử, một đất nước có truyền thống yêu
nước thương nòi? Tại sao lại ngăn cấm người ta nói rằng người ta yêu
nước? Không cho người ta nói tiếng nói chống ngoại xâm? Tại sao lại bắt
người ta phải yêu nước theo cách của riêng mình? Tại sao lại miệt thị
những người chống Trung Quốc? Rồi thì tại sao lại nói những người không
tham gia biểu tình là những người không yêu nước?... Tất cả mâu thuẫn
cũng chỉ xuất phát từ một câu “ Đã có Đảng và Nhà nước lo”.
Tôi từng đọc một bài viết cùng
tên “Đã có Đảng và Nhà nước lo” của một người bạn đã từng tham gia biểu
tình trong năm 2011. Trong bài có một đoạn viết: “Chuyện Nhà nước lo
về chủ quyền quốc gia và chuyện công dân đi biểu tình là hai chuyện khác
nhau, không mâu thuẫn với nhau và không triệt tiêu lẫn nhau. Vì vậy
chuyện Nhà nước lo không có nghĩa là công dân không được lo, càng không
có nghĩa là công dân không được biểu tình. Và chuyện công dân đi biểu
tình không có nghĩa là họ không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước như nhiều người ngụy biện”. Vậy tại sao lại ngăn cản người dân lên tiếng trước những phẫn uất về sự bành trướng của kẻ thù?
Trung Quốc ngang nhiên tiến hành
khánh thành thành phố “Tam Sa“ trên lãnh hải của Việt Nam. Đảng và Nhà
nước đang lo ra sao? Trong khi Tổng thống Philippines ông Benigno Aquino
– lên tiếng nhấn mạnh :
- "This is not about picking a
fight. This is not about bullying. This is about attaining peace. This
is about our capability to defend ourselves" Đây không phải là lúc nói
về một cuộc chiến. Đây không phải là lúc nói về sự bắt nạt. Đây là lúc
nói về việc đạt được hòa bình. Đây là lúc nhình nhận khả năng của chúng
ta để bảo vệ chính mình.
- "But if someone entered your
yard (territory) and told you he owned it, would you agree? Would it be
right to give away that which is rightfully ours?". Nhưng nếu có ai đó
vào sân nhà anh và nói với anh rằng đó là của sân của họ thì anh có đồng
ý không? Nếu chúng ta từ bỏ những gì lẽ ra thuộc về chúng ta liệu có
đúng không?
- "I do not think it exccessive
to ask our right be respected, just as we respect their rights as a
fellow nation in a world we need to share".
Tôi không nghĩ rằng có gì quá
đáng khi yêu cầu quyền của chúng tôi phải được tôn trọng, cũng như chúng
tôi tôn trọng quyền của họ với vị thế là một quốc gia láng giềng trong
một thế giới mà chúng ta cần chia sẻ.
Trước vấn đề biên giới, lãnh thổ
quan trọng của cả quốc gia, thì Việt Nam chỉ có lãnh đạo của hai tình
Khánh Hoà và Đà Nẵng lên tiếng phản đối về hành vi ngạo ngược của Trung
Quốc.
Đáng lý ra lúc này nên phơi bày
sự bành trướng ngày càng ngang nhiên của Trung Quốc ra để mọi người dân
đều thấy rõ bộ mặt của quân cướp bóc. Khi mà những dãy phố " lạ" với
những biển hiệu chữ Tàu mọc lên khắp nơi trên mảnh đất Việt; khi mà
những phòng khám Trung Quốc ở Việt Nam xuất hiện trên mặt báo cùng với
những cáii chết khó hiểu, kỳ lạ của người dân Việt Nam; khi mà những
công ty do người Trung Quốc mở đang ngày đêm bóc lột công sức lao động
của công nhân Việt với mức lương rẻ mạt...Còn rất nhiều thứ để họ phải
lo hơn là họ đấu tố, phát hiện và ngăn chặn những người nói lên tiếng
nói chủ quyền dân tộc?
Nếu giả dụ, thực sự có một cuộc
chiến nổ ra thì sẽ ra sao đây? Đúng vậy. “Xét về mặt lịch sử, chưa từng
có thắng lợi nào của Đảng và Nhà nước mà không phải trả giá bằng máu và
nước mắt của nhân dân.” Rốt cuộc cũng chỉ là xương máu của dân đen phải
đổ xuống, nhưng họ vẫn không cho người dân được quyền nói.
Đọc trên báo điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 13/06/2011 đăng bài về những
trường hợp được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến tôi càng thấy rõ
được điều này. Nhưng tôi không hiểu rốt cuộc rồi đây, xương máu của nhân
dân đổi lại được điều gì? Độc lập toàn vẹn dân tộc, tự do, hạnh phúc
hay là quyền lợi cho một nhóm người?
No comments:
Post a Comment