|
Một góc quán ăn ở Sài Gòn. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)
|
Bây giờ chúng ta thử coi cái muỗng và đôi đũa của đa số các quán ăn được “xử lý” ra sao.
Bỏ qua chuyện nơi rửa chén của các quán nằm cạnh nhà vệ sinh hay miệng cống thoát nước đầy chuột và gián, chỉ cần để ý đến loại nước rửa chén được bán với giá khoảng 5,000 VNÐ/lít, hàng ngày người ta thấy người bỏ mối nước rửa chén giá rẻ chở những can 20 lít, 10 lít chạy vòng vèo khắp các quán ăn.
Tất nhiên, cũng có người cảnh báo về thứ nước rửa chén có chung một chợ đầu mối hóa chất Kim Biên. Với công thức nước cộng với hóa chất, phẩm màu và hương liệu có xuất xứ Trung Quốc hô biến ra thứ nước được dùng làm sạch cái tô, đũa, muỗng.
Thứ nước tẩy rửa này còn độc hại hơn cả các chất dơ dính trên các dụng cụ ăn uống. Nhưng anh T, một người vừa là chủ vừa là người giao hàng nước rửa chén giá rẻ nói: “Hóa chất Trung Quốc rẻ thì dù có độc hại thì đã sao? Mấy ông một ngày giỏi lắm xài mấy cái tô mấy đôi đũa thì nhằm gì, tôi một ngày pha chế mấy trăm lít, hít đầy phổi còn chưa nói. Không xài thứ đồ này thì lấy gì xài, vẽ chuyện.”
Chuyện thứ hai đáng chú ý trên một bàn ăn là chuyện cây tăm xỉa răng. Một nhân viên ngành ngân hàng kể: “Nhóm bạn tụi em có thỏa thuận với nhau rằng: nếu ai phát hiện ở Sài Gòn-Chợ Lớn có quán nào lạ là kéo nhau đến ăn để gọi là tường tận món ngon thế gian. Trong nhóm có nhỏ bạn cứ vào quán là lấy giấy ra lau cái hủ tăm xỉa răng giống như một dạng bệnh, cả nhóm khuyên nó là nên đem theo tăm xỉa răng chớ đừng dùng tăm xỉa răng của quán. Nó nói: Chẳng qua là mình lau để chứng minh cho các bạn thấy không chỉ tăm ngâm hóa chất độc hại mà đến cái hủ tăm xỉa răng là thứ dơ nhất, mình cá là có khi cả năm chẳng quán hàng nào đem cái hủ đựng tăm đi rửa, mà nếu có rửa cũng xài hóa chất chết người Trung Quốc.”
Từ câu chuyện này, nhiều người bỗng nhớ đến câu chuyện về cây tăm ở Sài Gòn. Người có tuổi trung niên thì kể về loại tăm làm bằng gỗ thông, được đựng trong hộp và được một số xí nghiệp làm tăm xỉa răng khá nổi tiếng ở Sài Gòn trước đây sản xuất. Người già thì nhắc về một loại tăm xỉa răng được mỗi gia đình tự tay chẻ ra từ những miếng gỗ tre rồi đem luộc với nước muối pha loãng và đem phơi nắng.
Ngày nay không còn thấy các loại tăm đó nữa ở Sài Gòn dù thói quen xỉa răng bằng tăm sau khi ăn vẫn phổ biến. Ở các quán ăn Sài Gòn ngày nay, có trời mới biết các loại tăm được sản xuất với qui trình vệ sinh nào mà chỉ biết chắc chắn từng cây tăm được bỏ mối vào các tiệm quán đều được tẩm thuốc chống mốc, thuốc tẩy trắng và các hóa chất tạo mùi giá rẻ từ Trung quốc.
Một chuyện đáng trớ trêu nữa là cây tăm dùng trong gia đình được bày bán ở các siêu thị, cửa hàng thường khiến cho nhiều người tin rằng an toàn hơn tăm của hàng quán, nhưng thật ra không phải vậy.
Con số thống kê gần đây nhất cho biết chỉ trong 6 tháng đầu năm lượng tăm tre nhọn hai đầu từ Trung Quốc nhập khẩu về Sài Gòn đã hơn ba trăm tấn, và để đánh lừa người tiêu dùng đa số tăm xỉa răng này đều thay đổi nhãn mác từ made in China sang sản xuất tại Việt Nam.
Như vậy có thể thấy cả tăm tre dùng trong mỗi gia đình người Việt và tăm tre ở hàng quán đều chắc chắn ngâm tẩm chung những thứ hóa chất, ở mức sơ đẳng ai cũng biết độc hại trừ các cơ quan kiểm định của chế độ cầm quyền Hà Nội.
Ông giáo chức hưu trí nói: “Bỏ qua cái chuyện đại sự mất biển, mất cá, mất dầu vì Trung Quốc thì chỉ cái chuyện từ từ mất mạng vì ba cái thứ nước tẩy rửa này, nghĩ dân tình mình sao mà dễ chịu chết quá cỡ.”
|
Một quán cơm tấm, món ăn phổ biến ở Sài Gòn. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)
|
Báo chí lề phải, lề trái đã có vô số bài viết về sự độc hại có nguồn gốc từ những nguyên liệu thực phẩm sử dụng các loại hóa chất tăng trưởng và bảo quản... có xuất xứ nhập chui, hoặc nhập chính ngạch từ Trung Quốc, nhưng vẫn còn một góc mà từ lâu Trung Quốc đã xâm chiếm và đầu độc thấy ít ai nói tới đó là: những thứ dụng cụ bình thường đang bày trong phạm vi của một cái bàn của quán ăn như tô, chén, đũa, muỗng nước chấm, tương ớt, khăn giấy và thứ sau cùng là tăm xỉa răng.
No comments:
Post a Comment