Thursday, December 6, 2012

Việt Nam lại rớt hạng năng lực cạnh tranh

Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 – 2013 vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, xếp Việt Nam ở vị trí thứ 75 trên tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát. Thấp hơn 10 bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái, Việt Nam để Philippines vượt qua và trở thành nước đứng áp chót về năng lực cạnh tranh trong số 8 quốc gia ASEAN được lựa chọn khảo sát.
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực.
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực. Nguồn: WEF
Trong số 12 nhóm chỉ tiêu được WEF sử dụng để đánh giá, Việt Nam tụt hạng ở 9 nhóm, trong đó không có nhóm nào vượt được hạng 50 và phần lớn trong số này cận kề thứ hạng 100.
Nếu như ở báo cáo năm 2011, Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao ở sự ổn định kinh tế vĩ mô (tiến 20 bậc), thì đến 2012, hạng mục này lại bị hạ tới 41 bậc. Nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát 2011 gần chạm ngưỡng 20%, cao gấp đôi so với một năm trước đó. “Nhằm kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, điều này lại khiến khả năng tiếp cận tín dụng trở nên khó khăn hơn”, báo cáo nhận định.
Cơ sở hạ tầng (xếp hạng 95) một lần nữa được nhắc đến như một trở lực chính cho sự phát triển của nên kinh tế, với những lo ngại được đặt nặng vào chất lượng đường xá (hạng 120) và cảng (113). Trong khi đó, khu vực công tiếp tục bị phàn nàn bởi nạn tham nhũng và thiếu hiệu hiệu quả, cùng với các vấn đề về tôn trọng tài sản cá nhân (xếp hạng 113), bản quyền (hạng 123).
Trong số ít những điểm tích cực WEF chỉ ra, Việt Nam được đánh giá cao bởi chất lượng thị trường lao động (hạng 51), quy mô thị trường (32) và mức độ hài lòng với chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ bản (64). Các chuyên gia thực hiện báo cáo cũng cho rằng những thách thức đang ngày một lớn đối với quá trình phát triển của Việt Nam và đỏi hỏi những chính sách hết sức quyết đoán nhằm duy trì đà tăng trưởng một cách bền vững.
Khoảng cách thu nhập của người Việt với mức trung bình các nước châu Á đang phát triển ngày một lớn.
Khoảng cách thu nhập của người Việt với trung bình các nước châu Á đang phát triển ngày một lớn.
Một lưu ý khác cũng được ẩn dụ khi WEF công bố GDP quy theo giá thực tế năm 2011 của Việt Nam là 122,7 tỷ USD, trong đó thu nhập đầu người là 1.374 USD. Tuy nhiên, biểu đồ của báo cáo lại cho thấy khoảng cách giữa thu nhập của người Việt so với mức trung bình của các quốc gia châu Á đang phát triển ngày càng bị nới rộng.

---------------------------------------------------------------------------------------------
Dọc bài báo xong những ai có chút tâm huyết không khỏi chạnh lòng.Chúng ta nói nhiều quá mà không biết có đúng không hay đang giấu diếm: nói năm 2012 là đang ổn định kinh tế vĩ mô nhưng sao bị đánh gíá lùi 41 bậc. Trông người lại ngẫm đến ta, trong khối Asean mà chỉ hơn Campuchia là một điều không thể chấp nhận được. Thấy các nước hay hơn ta tại sao không học, bảo thủ hay tự ái? Nên nhìn lại mình để tiến bộ.    
 

Nghĩ thấy buồn cho VN, bao nhiêu năm mà có bắt kịp nước nào đâu? Đằng này còn tụt hậu. Những nước bạn đôi khi còn gặp động đất , sóng thần, bão lớn.... rồi người ta còn gặp khó khăn trong việc phát triển như xung đột tôn giáo, biến động chính trị... vậy mà vẫn làm kinh tế và du lịch giỏi hơn ta. Phải chăng VN ta cần phải quyết tâm hơn nữa và mỗi người dân phải tụ mình chịu trách nhiệm cho tương lai của chính mình: 1. Đừng kiêu căng tự cho người VN là thông minh và giỏi hơn người, hãy học hỏi sự khiêm tốn và tụ nhìn nhận mình thua quá nhiều người 2. Đừng phí phạm quá nhiều tiền để làm giàu cho các công ty bia rượu, hãy tiết kiệm vì mỗi chúng ta gánh hơn 600 USD nợ công 3. Chừng nào nạn tham nhũng bị đẩy lùi thì dân ta sẽ được ấm no.    

No comments:

Post a Comment