Hầu hết (90- 95%) cao su xuất khẩu dạng nguyên liệu thô. Sản phẩm chế biến và tinh chế cao su chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Cao su là mặt hàng sớm tham gia câu lạc bộ các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên ngay từ năm 2006 và đạt kỷ lục vào năm 2011, với kim ngạch cao thứ 10 trong 22 mặt hàng của “câu lạc bộ” và nằm trong nhóm đạt trên 3,2 tỷ USD.Kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2011 cao gấp 19,5 lần năm 2000, bình quân 1 năm tăng 31%- cao hơn nhiều so với các con số tương ứng của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (gấp 3,2 lần và tăng 11,2%/năm). Mười một tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cao su bị giảm so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giá xuất khẩu bị giảm mạnh (giảm 31,4%), còn lượng xuất khẩu tăng khá cao (tăng 40,9%) đạt 910.000 tấn (cả năm 2011 đạt 817.000 tấn).
Giá cả xuất khẩu cao su đã tăng khá cao qua các năm (năm 2011 đạt 3.960 USD/tấn, gấp trên 6,5 lần năm 2000); 11 tháng năm 2012 giá cao su xuất khẩu đã giảm mạnh, nhưng vẫn còn 2.826USD/tấn, vẫn cao hơn những năm trước 2010.
Về thị trường, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm có 26 thị trường đạt kim ngạch khá. Bên cạnh những kết quả tích cực như trên, về xuất khẩu cao su của Việt Nam cũng đặt ra một số vấn đề. Rõ nhất là hầu hết (90- 95%) cao su xuất khẩu dạng nguyên liệu thô. Sản phẩm chế biến và tinh chế cao su chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ cao su chế biến năm 2011 đạt 393 triệu USD, bằng 10,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su; 10 tháng 2012 đạt bằng 11% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su. Hạn chế này đã làm cho giá trị gia tăng của cao su xuất khẩu còn thấp, trong khi nhập khẩu sản phẩm từ cao su còn lớn hơn (năm 2011 là 402 triệu USD, 10 tháng rưỡi đầu năm 2012 đạt 357 triệu USD- đều cao hơn kim ngạch xuất khẩu tương ứng).
Hạn chế trên sẽ được khắc phục trong một vài năm tới, khi các nhà máy chế biến sản phẩm từ cao su đi vào hoạt động. Hơn thế nữa, sản lượng lốp xe sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng ở trong nước và sẽ xuất khẩu với khối lượng lớn đứng hàng đầu thế giới.
Bên cạnh cao su thiên nhiên (chiếm 42%), thị trường cao su thế giới có tỷ trọng lớn hơn (58%) được tổng hợp từ dầu thô. Đây cũng là một hướng cần được quan tâm, vì Việt Nam có tiềm năng từ dầu thô. (hahahaha)
No comments:
Post a Comment