Cái nhìn đầy lạc quan này đã bà Victoria Kwakwa chia sẻ tại cuộc họp báo chiều 5/12 về Hội nghị Nhóm các nhà tư vấn tài trợ sẽ diễn ra vào 10/12 tới.
Niềm tin này được bà lý giải rằng, nhìn ra bên ngoài trong thời gian qua, nhiều quốc gia châu Á cũng đã gặp khó khăn tương tự với gánh nặng nợ xấu rất lớn như Indonesia, Thái Lan trong khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997. Sau đó, họ đã vượt qua và tăng trưởng trở lại. Ở Đông Âu, họ cũng đã tái cơ cấu được khu vực DNNN và các DN này đã đóng góp tốt cho sự phát triển của nền kinh tế.
"Vì vậy, tôi tin là Việt Nam hoàn toàn có thể làm được, giải quyết tốt nợ xấu", bà Kwakwa nhấn mạnh. Chất xúc tác theo bà ở đây là "sự quyết tâm chính trị và cam kết hành động mạnh mẽ của Chính phủ, nhìn từ những bài học kinh nghiệm các nước đi trước".
Đó cũng là lý do mà bà Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới nói rằng, khung thời gian 5 năm để Chính phủ xử lý nợ xấu như kế hoạch đặt ra là khả thi.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, ông Deepak Mishra lưu ý: "Gánh nặng nợ xấu của Việt Nam hiện vẫn không rõ chính xác là bao nhiêu? Chúng ta sẽ không thể có giải pháp cụ thể nếu không nắm rõ con số này". (SO they don't know what they are talking about)
Ngân hàng Thế giới lạc quan tin rằng Việt Nam sẽ vượt qua gánh nặng nợ xấu (ảnh: Phạm Huyền) |
Đừng lạc quan quá với ổn định vĩ mô
Điểm lại tình hình phát triển kinh tế Việt Nam vừa qua, chuyên gia Deepak Mishra bày tỏ: "Việt Nam đã ổn định được kinh tế vĩ mô!"
Theo phân tích của ông, bốn chỉ số kinh tế vĩ mô chủ chốt trong những tháng qua cho thấy một tín hiệu tích cực. Lạm phát đã giảm, tỷ giá duy trì ổn định, dự trữ ngoại tệ đã tăng dần và rủi ro tín dụng đã giảm thiểu nhiều nhờ thanh khoản trong hệ thống tài chính được tăng lên.
Trong cán cân thương mại, nếu cách đây không lâu, nhập siêu vẫn là yếu tố quan trọng gây ra bất ổn cho nền kinh tế. Nhập siêu tăng mạnh gây áp lực cho cán cân thanh toán vãng lai. Nhưng vừa qua, mọi sự đã thay đổi. Lần đầu tiên, Việt Nam có thặng dư cán cân vãng lai lớn nhất. Sự cải thiện này có được là nhờ vào việc xuất khẩu vẫn tăng trưởng tốt, đặc biệt là khu vực FDI tăng tới 30%. Việt Nam đã có tháng xuất siêu.
Một khảo sát nhỏ của nhóm nghiên cứu cho thấy, chất lượng tăng trưởng được người dân quan tâm lớn. "Họ nhiều khi không quan tâm con số tăng trưởng mà người dân chỉ muốn giá cả phải ổn định, chi phí sinh hoạt hợp lý. Bởi có tới 44% người dân bày tỏ sự lo ngại lớn nhất là lạm phát, thay vì việc làm và thu nhập", ông Deepak Mishra nói.
Hướng điều hành kinh tế hiện nay của Chính phủ Việt Nam đã phù hợp với mối quan tâm này của người dân. Ông nói: "Trước đây, Chính phủ Việt Nam có vẻ như chỉ chú trọng tốc độ tăng trưởng nhưng vài năm gần đây, Chính phủ đã chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, với việc điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ thận trọng. Đây là một hướng đi đúng đắn!"
Dù lạc quan là vậy song, các chuyên gia nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới vẫn nhắc: "Đừng nên lạc quan quá và chiến thắng với ổn định vĩ mô đã đạt được vừa qua. Rủi ro vẫn còn tiềm ẩn".
Theo ông Deepark, đó là lạm phát cơ bản vẫn còn cao. Sức ép về nới lỏng tiền tệ và tài khóa sớm có thể khiến cho lạm phát bùng trở lại. Chất lượng tín dụng suy giảm.
Trong quá khứ, giai đoạn 2008-2009, Việt Nam đã có một bài học xương máu cho việc nới lỏng chính sách quá sớm, gây hệ lụy lạm phát tăng cao trở lại vào năm 2010-2011. Chính sách kiềm giá của Nhà nước cũng không đạt được mong muốn vì chỉ có tác dụng trong ngắn hạn. Chương trình cải cách DNNN vẫn cần những hành động cụ thể hơn, mạnh mẽ và thực chất hơn nữa.
"Tất nhiên, nếu sắp tới lãi suất có hạ 0,025% chẳng hạn thì cũng chưa phải là nới lỏng chính sách quá sớm", ông Deepak giải thích trước thông tin Chính phủ Việt Nam sắp bàn hạ lãi suất cho vay về khoảng 10%.
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, GDP của Việt Nam trong năm 2013 sẽ là 5,5%, tăng hơn một chút so với dự kiến 5,2% của năm nay.
No comments:
Post a Comment