Cuối tuần trước, hội thảo quốc tế lớn về dự báo và
chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt
của Tiến sĩ Patrick Dixon, người được biết đến như một trong những “bộ
óc” quản trị hàng đầu thế giới. Trước hơn 300 trăm doanh nghiệp, nhà
nghiên cứu kinh tế Việt Nam, phần trình bày của tiến sĩ Dixon được ví
như “một làn gió lạc quan, thổi vào bầu không khí u ám” của nền kính tế.
Chưa nghiên cứu sâu về Việt Nam (so he doesn't know anything about the VN economy), nhưng với cái nhìn của nhà tương lai
học hàng đầu, vị chuyên gia này đã chỉ ra một loạt cơ hội từ những thách
thức mà Chính phủ và doanh nghiệp đang gặp phải.
Tiến sĩ Patrick Dixon cho rằng Việt Nam đang có nhiều cơ hội ngay trong khủng hoảng. Ảnh: Nhật Minh |
Chuyên gia này không xem nặng việc GDP, thu nhập đầu
người tăng chậm, chuyện doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với
nguy cơ cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên “sân nhà”.
Bởi theo ông bản thân trong những thách thức đó đã ẩn chứa nhiều cơ hội,
chẳng hạn như các tập đoàn đa quốc gia mạnh hơn về nguồn lực, uy tín
nhưng không thân thuộc thị trường và không có khả năng quyết định nhanh
như các doanh nghiệp nội địa.
Tiến sĩ Dixon cũng nhận định rằng nhìn từ bên ngoài,
Việt Nam vẫn là một câu chuyện đáng ngưỡng mộ với thành tích tăng xuất
khẩu tới 24,2% trong năm qua, trong khi Trung Quốc chỉ tăng 7,6%,
Indonesia và Philippines là 6,9 và 5,2% trong khi Thái Lan giảm 3,9%.
> Patrick Dixon lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam |
Tuy nhiên, từ những gì mắt thấy, tai nghe, chuyên gia
kinh tế này nhận định rằng tại Việt Nam hiện nay, người ta đang nói quá
nhiều về suy thoái. Cộng với một số chính sách chưa thật sự nhất quán đã
khiến nhiều doanh nghiệp và người dân trở nên thiếu niềm tin vào nền
kinh tế. “Việt Nam đang trong giai đoạn rất dễ mất lòng tin. Khi tôi ra
thị trường, cảm nhận này là rất lớn”, Tiến sĩ Dixon phát biểu.
Theo khảo sát của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh trong năm 2012 chỉ đạt 33%. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 47% của năm 2011 và trung bình trên 70% của những năm trước. |
Thất vọng ở kết quả kinh doanh hiện tại, theo vị
chuyên gia này đã khiến nhiều doanh nghiệp, kể cả trong nước lẫn khu vực
FDI mất niềm tin cũng như mong muốn mở rộng đầu tư trong tương lai, dù
đang là những công ty rất có tiềm năng. Trong khi đó, do lo lắng về
triển vọng kinh tế sẽ có chiều hướng xấu hơn, người tiêu dùng lại thắt
chặt chi tiêu, vì thế càng gây khó cho doanh nghiệp.
Ngay sau hội thảo này, vấn đề niềm tin lại một lần nữa được đặt ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) ngày 3/12.
Theo ông Trần Anh Vương, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, bên
cạnh những âu lo về thị trường, quan ngại của doanh nghiệp còn đến từ
những chính sách của cơ quan quản lý.
“Trước bối cảnh suy thoái, nhiều chính sách kinh tế,
chính sách tiền tệ cũng như những “gói giải cứu” đã được tuyên bố, nhưng
không đủ liều”, đại diện này nhận định. Đặt câu hỏi về việc doanh
nghiệp đang cần gì nhất tại thời điểm này, nhiều đại biểu cho rằng đó là
việc lấy lại niềm tin. “Niềm tin chỉ có thể đến từ sự minh bạch, nhất
quán và kịp thời chính sách. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, sự kịp
thời là rất quan trọng bởi với độ trễ trong thực thi, nhiều doanh nghiệp
đã không còn tồn tại đề chờ chính sách thay đổi”, ông Trần Anh Vương
lưu ý.
Tại diễn đàn VBF, đại diện các nhà đầu tư trong và
ngoài nước cho rằng quá trình gây dựng lại niềm tin nên được bắt đầu từ
chính cơ quan quản lý với những quyết định nhất quán và mau lẹ, tập
trung cho các nhiệm vụ dài hơi như tái cơ cấu nền kinh tế, thay vì chỉ
tập trung tháo gỡ các khó khăn trước mắt, thông qua chính sách tiền tệ
hay tài khóa.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cần được vực dậy niềm tin. Ảnh: NYTimes |
Cũng có chung quan điểm này, Tiến sĩ Patrick Dixon cho
rằng phần lớn các chính phủ thường có xu hướng đánh giá thấp quy mô
cũng như tác động của các cuộc khủng hoảng trong giai đoạn đầu, nhưng
lại phản ứng thái quá khi các vấn đề bắt đầu lan rộng. Chính những bất
cập này, trong nhiều trường hợp, đã tác động xấu đến doanh nghiệp cũng
như nền kinh tế. “Với trường hợp của Việt Nam, tôi tin nếu các nhà quản
lý có thể cải thiện hơn nữa việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp, cho phép
nhà đầu tư nước ngoài tham gia sâu hơn vào nền kinh tế, các bạn có thể
vượt qua khúc quanh này”, nhà tương lai học này nhận định.
Ở góc độ vi mô, Tiến sĩ Dixon cho rằng đây là thời
điểm mà các chủ doanh nghiệp phải tự lấy lại niềm tin và tìm ra cơ hội:
“Kinh doanh, dù thề nào đi nữa vẫn là dựa trên lòng tin. Nhiệm vụ của
doanh nghiệp là phải hiện thực hóa các cam kết của mình. Do đó, bạn chỉ
được phép bán chính những gì mà bạn tin tưởng”, chuyên gia này phân
tích.
“Việt còn nhiều tiềm năng chưa khai thác. Những khách
sạn chưa kín chỗ, sân bay dư công suất. Đừng nhìn đó là bi kịch, đó là
cơ hội cho du lịch. Việt Nam cũng ở cạnh Trung Quốc, một xã hội đang
giàu lên và có nhu cầu rất cao về tiêu dùng, đặc biệt là hàng xa xỉ…",
Tiến sĩ Dixon lấy ví dụ.
"Tôi nghĩ điều quan trọng với các bạn lúc này là một liều thuốc niềm tin", ông nói thêm.
No comments:
Post a Comment