Friday, December 14, 2012

LM Nguyễn Văn Lý bị xếp loại 'kém' trong tù

Văn bản thông báo về việc chấp hành án 'xếp loại kém' do đại tá Nguyễn Ngọc Phú, phó giám thị trại giam Nam Hà gửi đến người nhà Linh mục Nguyễn Văn Lý có đoạn: Đề nghị gia đình quan tâm phối hợp, động viên, giáo dục... 'anh Lý' học tập, rèn luyện tiến bộ

* Chuyến thăm Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý ngày 03-12-2012
Nhóm phóng viên FNA Khối 8406Sáng ngày 03-12-2012, anh Nguyễn Công Hoàng và người em họ khởi hành từ Quảng Biên, Đồng Nai- đã có mặt tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam để đón xe đi lên trại tù Nam Hà, thuộc xã Tân Lương, huyện Kim Bảng hầu thăm nuôi Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, là chú ruột của họ, thụ án tù 8 năm, đang bị giam tại đấy.
Khi đến cổng trại, một trại mới mà Lm Lý vừa bị chuyển về hôm 14-8-2012, cả hai trình giấy tờ liên quan cho nhân viên bảo vệ và vào phòng khách chờ cán bộ phụ trách ra đưa vào trại để thăm. Y như ở trại tù cũ, thân nhân của Lm Lý lúc nào cũng được cho gặp tại hội trường hoặc tại một căn phòng đặc biệt, khác với những tù nhân khác (để dễ theo dõi). Lần này cả hai anh em được thăm gặp ở hội trường trên lầu 1 của căn nhà lớn mới xây. Ngồi chờ một lúc, cả hai thấy từ xa Lm Lý được ông “cán bộ quản lý” chở ra bằng xe máy, nên vội chạy xuống và cùng dìu vị tù nhân bước lên thang lầu. Lm Lý một tay vịn lan can cầu thang, còn tay kia đưa cho thân nhân dìu bước. Khuôn mặt rạng rỡ niềm vui, miệng cười hớn hở vì được găp người thân, nhưng chân liệt lê bước nặng nề!
Tay bắt mặt mừng, chào hỏi nhau xong, anh Hoàng báo tin cho Lm Lý biết là Linh mục Chân Tín, Dòng Chúa Cứu Thế, thành viên Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền (mà Lm Lý cũng thuộc về) và là chủ nhiệm bán nguyệt san Tự do Ngôn luận (mà Lm Lý là đồng sáng lập) vừa qua đời chiều 01 tháng 12 tại Sài Gòn. Vị tù nhân lương tâm tỏ ra xúc động, ngậm ngùi thương tiếc.
Về tình trạng bệnh tật của Lm Lý, anh Hoàng được cho biết: từ ngày 15-9-2012, cán bộ y tế của trại cho ông uống thêm viên Coversyl 5mg mỗi ngày vì huyết áp của ông không được ổn định, có khuynh hướng lên bất thường. Từ khi ông bị lâm trọng bệnh và trong thời gian được về điều trị tại Nhà Chung của Tổng Giáo phận Huế (15-03-2010 đến 25-07-2011), những loại thuốc mà anh Hoàng (vốn là một y sĩ) cho Lm Lý dùng đã giúp ông ổn định huyết áp và tay chân bị liệt đã hồi phục dần. Thế nhưng, khi chưa bình phục hoàn toàn, Lm Lý đã bị Cộng sản tống vào lại nhà giam, nên nay lại bị dao động huyết áp một cách đáng ngại. Anh Hoàng hết sức lo lắng cho tình trạng sức khỏe của chú mình, mặc dù anh vẫn đều đặn cung cấp các loại thuốc cho Lm Lý dùng kể từ khi ông bị bắt vào tù trở lại.
Sau nghi nghe nhiều thông tin bên ngoài về bằng hữu, Lm Lý gởi lời thăm hỏi và cám ơn tất cả các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, giáo dân và bà con bạn bè gần xa đã luôn lưu tâm cầu nguyện, lên tiếng, vận động cho vị ngục sĩ bất khuất đã 4 lần tù này. Chẳng hạn chiến dịch “Triệu con tim một tiếng nói” đang tiến hành nhằm bênh vực các nhà đấu tranh lâm nạn tại quốc nội, hay thỉnh nguyện thư của Hội Ân xá Quốc tế Hoa Kỳ vốn cũng đang lấy chữ ký nhằm đòi tự do cho vị Lm tù nhân. Chúng tôi cũng được biết một số thân hữu ngoại quốc tại Canada sẽ đồng loạt gởi thiệp cho Lm Lý tới nhà tù Nam Hà nhân dịp Giáng sinh và Năm mới. Chẳng biết CS có cho nhận không!
Sau khoảng 1 giờ thăm gặp, cả hai người cháu đã từ giã Lm Lý trong ngậm ngùi với bao băn khoăn lo lắng…..
Sau đây là 2 tài liệu liên quan:

1- Thông báo của ban giám thị trại tù gởi đến cho gia đình biết về «thành tích học tập cải tạo» của tù nhân Nguyễn Văn Lý suốt năm 2012 : Kết quả : «KÉM»! Như vậy là Lm Lý đã giữ vững thành tích có từ năm ngoái, cũng loại «KÉM»!!!
Một điểm đáng lưu ý: theo giấy thông báo này, hộ khẩu thường trú của Lm Lý (vốn tại Nhà Chung, thuộc Tòa Giám mục Huế) đã bị cơ quan nhà nước tự ý chuyển về xã Xuân Phong, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế không biết từ lúc nào! Người thân đã liên lạc với vị có trách nhiệm ở Nhà Chung, tòa TGM Huế để hỏi về vấn đề này và ngài tỏ ra hết sức ngạc nhiên. Một bản sao đã được chuyển cho vị ấy để nắm vững sự kiện.

2- Những lời kinh, tâm tình cảm nghiệm về Thượng Đế trong chốn lao tù mà Lm Lý muốn chia sẻ với bà con bạn hữu gần xa. Thủ bút của chính Linh mục.

Thursday, December 13, 2012

VN thu được bao nhiêu ngoại tệ, trong việc "xuất khẩu" nhiều tỉ USD hàng năm chỉ do tái xuất hàng TQ?

ắp tới, sẽ đến lúc GDP THẬT SỰ của VN bị vạch ra, là điều mà chúng ta ĐÃ vạch ra từ cả chục tháng trước đây.

Các cty FDI đã dẹp hơn 90%, thử hỏi tổng sản lượng nhóm này tăng hay giảm, nay so với năm ngoái?

"Xuất khẩu" VN "tăng", theo lời ông Dũng khoe Bloomberg.

Đúng đó, theo con số, NHƯNG ví dụ như Samsung "tăng" xuất khẩu mạnh hàng làm tại VN, trong đó "tăng" hàng VN lên khoảng... vài chục kg giấy, bao nylon, trong số 5, 7 tỉ USD gì đó xuất khẩu cell phone.

Có dám nói rằng, trong số 5, 7 tỉ USD đó, phần VN không tới 1/1000?

Thật vậy, giấy, bao bì VN, thì đâu tới 500-700 triệu USD, là số tiền VN thu được.

Trong khi đó, các nhà máy này đã đuổi đi bao nhiêu hộ gia đình nay sống vất vưởng với số tiền đền bù "1 m2 không bằng 1 kg thịt bò", như chính báo VN đăng tại nhiều vùng đắc địa, như Vũng tàu?

Trong vụ Samsung, nếu trung thực thì phải nói VN xuất khẩu 50 triệu USD/năm - là số tiền giấy, bao bì VN XUẤT đi - vì xuất đi 5 tỉ USD trong đó 4 tỉ 950 triệu USD nhập về, lắp ráp, xuất đi ngay.

--------------------------

Ngoài ra, hôm nọ tôi mua bóng đèn LED trong Home Depot mà giật mình, vì "made in Vietnam".

Xạo hoài cha nội, đây là hàng TQ, nhập qua VN, tái xuất đi ngay, vì TQ hết hạn ngạch xuất hàng này qua Mỹ.

Chắc chắn tính vào số "xuất khẩu" của VN, trong khi cái này thì VN không làm được cả bao bì, do TQ vốn keo kiệt hơn Nam Hàn, vả lại không cất nhà máy làm đèn LED tại VN.

Buồn cười không, xuất khẩu bóng đèn LED kỹ thuật cao, mà hỏi ra thì tại VN không có cái nhà máy nào loại này!

Home Depot, Lowes sao lại không biết, nhưng vì LỢI NHUẬN, họ làm ngơ.

Chỉ là hàng nhập về còn ngay tại cảng, tái xuất đi ngay lập tức, và từ bên TQ ĐÃ IN SẴN trên bao bì là "made in Vietnam".

VN thu được bao nhiêu ngoại tệ, trong việc "xuất khẩu" nhiều tỉ USD hàng năm chỉ do tái xuất hàng TQ?

Xin thưa: không 1 xu, cùng lắm các quan chức bến cảng, hải quan, thu tiền đút lót mà thôi.

----------------------------

Việt Cộng nó gian lắm, tôi ngạc nhiên là ít người vạch ra các lối mánh mung này, sự giả dối trong nền KT, trong việc tính GDP.

Ông Dũng gạt cả ĐCS, gạt cả 3 triệu đảng viên, ngoài việc gạt 89 triệu người không-đảng-viên.

Tại VN không nói, còn tại ngoại quốc, tại sao biết bao nhiêu Việt kiều có tiếng lại không lên tiếng chút nào, chỉ trơ trơ ra đó?

Wednesday, December 12, 2012

Việt Cộng ngày càng sa sút, rớt hạng, nay chỉ chơi với mafia, tụi rửa tiền, dân Tây ba lô

Nghề rửa tiền cũng lắm công phu...

Phải nói láo vậy chứ, mới gạt dân buôn lậu xì ke, ma túy, súng đạn, chịu đem tiền vô VN rửa.

HSBC là ổ rửa tiền, có thể lớn nhất thế giới. Tụi này giúp Iran mua bán vũ khí, nguyên nhiên vật liệu chế tạo vũ khí hạt nhân.

Việt Cộng làm gì hiểu nổi các mánh mung kinh hồn của tư bản Anh quốc.

Chẳng vậy mà nay Anh quốc có chế tạo cái gì ra hồn, ngoài việc là trung tâm tài chánh Âu châu.

London cho tư bản đỏ Nga rửa tiền cũng rất lớn, như ông chủ Chelsea có làm gì đâu, ngoài việc ăn cắp dầu từ Nga, đem bán khắp nơi, dùng tiền làm ăn khắp thế giới, mở khách sạn, có phần hùn trong nhiều Casinos tại Mỹ.

http://www.reuters.com/article/2012/...8BA05M20121211

-------------------

Về mức lương, thì tại VN không hề rẻ.

Tiền nào của nấy, người ta làm gian, dối, không đủ tiêu chuẩn, chỉ các việc cực kỳ đơn giản như may quần áo, giày dép, là làm được thôi.

Thử hỏi, có ráp iPhone nổi không? Đừng nói lắp ráp xe hơi, càng khó, phức tạp hơn.

Gần đây Honda, Toyota bớt hoạt động lại TQ 1 chút, nhưng họ chuyển qua Thái, chứ chẳng thèm ngó đến VN.

Hàng loạt dự án đầu tư lọc dầu, cất nhà máy thép, v.v... đã bị Nhật cancel.

Nay chỉ còn TQ là ham vào VN mà thôi, ngoài đám mafia quốc tế vào cất casinos, cũng để rửa tiền.

Tại các casinos, họ sẽ cho các đám mafia khác biết là sẽ làm ngơ cho rửa tiền, miễn là phải chơi 1 chút, chứ không thể đem tiền mặt đổi ra chips, rồi đưa chips lấy lại checks ngay.

-------------------

Các việc rửa tiền tại casinos rất khó làm tại Mỹ, bị bắt 1 cái là bị phạt sập tiệm, nên nay các nhóm mafia thế giới đang chạy đôn đáo khắp thế giới tìm nơi cho rửa tiền.

Do vậy mà VN cất lên, sẽ rất đắt khách loại "bất hảo" thế này. Đúng là họ sẽ đem tiền vào, nhưng rút ra ngay, và còn gây biết bao nhiêu tệ nạn xì ke ma túy, mại dâm, v.v... không kể hết.

Việt Cộng ngày càng sa sút, rớt hạng, nay chỉ chơi với mafia, tụi rửa tiền, dân Tây ba lô.

Thời Pháp còn có rất nhiều kỹ sư, bác sĩ, khoa học gia qua dạy. "Y Dược Đông dương" từng là trường Tây Y có lẽ sớm nhất tại Đông Á, hoặc ngay cả Á châu.

Nay thì chỉ toàn VN dạy nhau, nhiều nơi dùng sách cũ 30 năm. Ngày càng thoái hóa về tâm linh, trí tuệ, khoa học kỹ thuật.

Nhiều vấn đề kinh tế tài chánh thế giới nay không còn bao nhiêu người VN có thể hiểu được.

Tuesday, December 11, 2012

Nhà tái định cư Hà Nội: "3 không - 4 nát"


Không ít người đã tả bức tranh nhà tái định cư của Hà Nội hiện nay là "3 không, 4 nát": không đường giao thông, không điện, không nước sạch; trần nát, tường nát, thoát nước nát, cửa nát và không đảm bảo an ninh.
Có thể nhận thấy hầu hết các khu nhà tái định cư hiện nay ở Hà Nội đều chung tình trạng lún nứt, xuống cấp ngay từ giai đoạn đầu sử dụng. Mức đầu tư thấp, chạy đua tiến độ do sức ép giải phóng mặt bằng của thành phố chính là căn nguyên khiến cho các nhà chung cư tái định cư ở Hà Nội lâm vào tình trạng trên?
Thực tế đã có khá nhiều công trình nhà tái định cư của Hà Nội như khu N13, N14, N15 Dịch Vọng, Vĩnh Phúc - Ba Đình... dù chưa được nghiệm thu, chưa đảm bảo các điều kiện sống tối thiểu như điện và nước sạch đã đưa dân đến ở.
Suất đầu tư thấp, năng lực quản lý kém
Ông Phan Hồng Cải ở phòng 309 nhà N11A (khu Dịch Vọng) chỉ lên trần nhà, nơi một mảng tường ẩm mốc, nước liên tục nhỏ giọt cho biết: "Gia đình tôi dọn nhà về đây từ tháng 11/2003. Chẳng cần bàn luận gì thêm về chất lượng căn hộ này cũng đủ thấy điều kiện sinh hoạt của chúng tôi tồi tệ đến mức nào! Vợ chồng tôi phải dùng xô, chậu để hứng nước từ tầng trên thấm qua trần nhà, chẳng biết có phải do đường ống thoát nước ở khu bếp và khu vệ sinh bị vỡ mà xô nước luôn bốc mùi!".
Màu vôi bên ngoài tòa nhà N11A, N11B khu Dịch Vọng vẫn còn tươi mới, nhưng bể nước ngầm của cả 2 chung cư này đều đã bị ngấm nước cống, người dân không dám dùng. Hầu hết các căn hộ đều nằm trong tình trạng tường xây nứt nẻ, cửa gỗ cong vênh, chỉ cần đóng một chiếc đinh nhỏ là lớp vữa tường bong cả mảng.
Đa số các ngôi nhà tái định cư ở khu Dịch Vọng này đều có điểm rất bất hợp lý là đều phải dùng bể nước treo trong nhà dẫn đến áp lực nước rất yếu. Người dân muốn dùng vòi tắm hoa sen đều phải lắp thêm máy bơm cao áp.
Theo ông Cải, các căn hộ trong tòa nhà muốn ở, nhà nào cũng phải sửa chữa và gia cố thêm từ tường nhà, nhà vệ sinh, cửa với mức đầu tư tới cả trăm triệu đồng! Tại khu tái định cư Dịch Vọng, mặc dù người dân đã đến ở cả năm trời, nhưng đường giao thông không có, ngày ngày người dân vẫn phải leo qua các đống phế thải lớn nhỏ còn sót lại từ khi xây dựng các tòa nhà.
Không chỉ khốn khổ trong ngôi nhà dột nát mà người dân khu tái định cư còn nơm nớp trước mối đe dọa của trộm cướp. Do đường sá chưa được làm đã biến các khu tái định cư thành ốc đảo, vắng người qua lại, cộng thêm không có bảo vệ và hậu quả là những đối tượng nghiện hút thường vào đây xin đểu, trộm cắp.
Ông Bùi Xuân Đang, phòng 409, nhà N11A kể, nhà để xe khu này đã 6 lần bị trộm cắt khóa, phá cửa lấy cả đống xe. Bản thân ông Đang, bà Nguyễn Thị Bắc ở nhà N11B đã bị bọn cướp vào tận nhà trấn lột mà chẳng biết kêu ai. Sau những vụ trộm, cướp vào các buổi trưa, người già và trẻ nhỏ ở khu vực này không dám ra ngoài, còn người lạ thì đừng mong vào được cửa.
Tại khu nhà tái định cư Vĩnh Phúc, ông Phạm Văn Hàm ở phòng 302 - tổ trưởng nhà K3, khu tái định cư Vĩnh Phúc 7,2 ha uất ức cho biết: "Tôi không hiểu vữa trát tường của họ mác gì mà vợ chồng tôi không thể khoan được chỗ nào để bắt vít bàn thờ cả, cứ khoan đến đâu, tường lại bong ra cả mảng tới đó.
Bể nước treo ở các căn hộ khu nhà tôi ở, không có bể nào không bị rò rỉ, nước cứ nhỏ tong tong suốt ngày. Gặp sự cố về điện, về nước, gọi đến Ban quản lý thì phải chờ đợi tới cả ngày, thậm chí vài ngày! Ban quản lý ở khu tái định cư này làm cho dân mất niềm tin, nên chúng tôi đi thu tiền đóng góp quỹ nọ, quỹ kia của khu, chẳng người dân nào đóng cả!".
Chống "rút ruột" công trình thế nào?
Không phải đến khi vụ việc ăn cắp thép của nhà A2 Kim Giang, Thanh Xuân bị phát hiện, người ta mới nói nhiều đến những "mánh" rút ruột công trình. Có 3 kiểu rút ruột là khai khống khối lượng để khi thi công ăn phần khống đó; hai là ăn cắp khối lượng và thứ ba là ăn cắp chất lượng.
Theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Xây dựng, hệ thống luật pháp của ta khá chặt chẽ để đảm bảo được hệ thống chất lượng cho các công trình. Nhưng thực tế, 3 kiểu ăn cắp cơ bản kia vẫn tồn tại. Vậy làm sao có thể chống hiệu quả hơn?
Trông đợi lớn của người dân hiện nay là hình thành cơ chế 3 bên cùng giám sát công trình và sự hoạt động hiệu quả của giám định độc lập bên cạnh. Có ý kiến cho rằng, để đảm bảo tính độc lập của các đơn vị giám sát độc lập cần đẩy mạnh cổ phần hoá các công ty có chức năng này. Nhiều địa phương cũng nhập cuộc với đề nghị ban hành quy định về giám sát cộng đồng trong đầu tư.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Liên, sau ngày 31/3/2005, Bộ xây dựng sẽ tổng hợp lại các báo cáo thực tế của UBND các tỉnh về vấn đề này và sẽ kiến nghị những vấn đề cần xử lý về chất lượng công trình và trách nhiệm của những chủ thể gây ra hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo chất lượng của công trình.
Bộ sẽ chỉ đạo điều tra, công bố công khai các nhà thầu, đơn vị tư vấn làm ăn gian dối. Các doanh nghiệp thuộc vào danh sách "đen" sẽ bị đình chỉ toàn bộ các công trình đã trúng thầu hoặc được giao thi công. Các cá nhân vi phạm sẽ bị rút giấy phép hành nghề

Cao su thiệt lớn vì xuất hàng thô

Hầu hết (90- 95%) cao su xuất khẩu dạng nguyên liệu thô. Sản phẩm chế biến và tinh chế cao su chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Cao su là mặt hàng sớm tham gia câu lạc bộ các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên ngay từ năm 2006 và đạt kỷ lục vào năm 2011, với kim ngạch cao thứ 10 trong 22 mặt hàng của “câu lạc bộ” và nằm trong nhóm đạt trên 3,2 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2011 cao gấp 19,5 lần năm 2000, bình quân 1 năm tăng 31%- cao hơn nhiều so với các con số tương ứng của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (gấp 3,2 lần và tăng 11,2%/năm). Mười một tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cao su bị giảm so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giá xuất khẩu bị giảm mạnh (giảm 31,4%), còn lượng xuất khẩu tăng khá cao (tăng 40,9%) đạt 910.000 tấn (cả năm 2011 đạt 817.000 tấn).
Giá cả xuất khẩu cao su đã tăng khá cao qua các năm (năm 2011 đạt 3.960 USD/tấn, gấp trên 6,5 lần năm 2000); 11 tháng năm 2012 giá cao su xuất khẩu đã giảm mạnh, nhưng vẫn còn 2.826USD/tấn, vẫn cao hơn những năm trước 2010.
Về thị trường, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm có 26 thị trường đạt kim ngạch khá. Bên cạnh những kết quả tích cực như trên, về xuất khẩu cao su của Việt Nam cũng đặt ra một số vấn đề. Rõ nhất là hầu hết (90- 95%) cao su xuất khẩu dạng nguyên liệu thô. Sản phẩm chế biến và tinh chế cao su chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ cao su chế biến năm 2011 đạt 393 triệu USD, bằng 10,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su; 10 tháng 2012 đạt bằng 11% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su. Hạn chế này đã làm cho giá trị gia tăng của cao su xuất khẩu còn thấp, trong khi nhập khẩu sản phẩm từ cao su còn lớn hơn (năm 2011 là 402 triệu USD, 10 tháng rưỡi đầu năm 2012 đạt 357 triệu USD- đều cao hơn kim ngạch xuất khẩu tương ứng).
Hạn chế trên sẽ được khắc phục trong một vài năm tới, khi các nhà máy chế biến sản phẩm từ cao su đi vào hoạt động. Hơn thế nữa, sản lượng lốp xe sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng ở trong nước và sẽ xuất khẩu với khối lượng lớn đứng hàng đầu thế giới.
Bên cạnh cao su thiên nhiên (chiếm 42%), thị trường cao su thế giới có tỷ trọng lớn hơn (58%) được tổng hợp từ dầu thô. Đây cũng là một hướng cần được quan tâm, vì Việt Nam có tiềm năng từ dầu thô. (hahahaha)

HSBC bị Mỹ phạt 1,9 tỉ USD tội rửa tiền

"Banking giant HSBC to pay record $1.9 billion in money-laundering case":
http://www.nbcnews.com/business/bank...ring-1C7541128

HSBC "láo hơn cuội" tại VN:
http://cafef.vn/thi-truong-chung-kho...553120ca31.chn

6/2008: "Các chuyên gia của HSBC cũng đánh giá rằng, so với những quốc gia bị khủng hoảng tiền tệ hoặc sắp bị vỡ nợ như Thái Lan, nợ xác thực của Việt Nam là không đáng ngại."
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/...627203ca34.chn

12/2010: "HSBC tin rằng đã đến lúc có cái nhìn khác với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2011 bởi nhiều yếu tố thay đổi và hoạt động tư nhân hóa đóng vai trò quan trọng."

http://cafef.vn/thi-truong-chung-kho...444267ca31.chn
http://images1.cafef.vn/Images/Uploa...condchance.pdf

4/2012: "HSBC: Điều tốt đẹp sẽ đến với Việt Nam nếu biết chờ đợi":
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/hs...233615ca32.chn

----------------------------

Tư bản Anh khốn kiếp hơn Tư bản Mỹ nhiều.

Các Mác do căm ghét Tư bản Anh mới viết sách ra đòi kéo đổ CNTB.

Anh quốc qua TQ buôn xì ke, CHÍNH THỨC.

Nay HSBC qua VN toàn nói láo ăn tiền, dụ gạt người ta.

Dragon Capital có nguồn gốc từ Anh quốc, chỉ là đăng ký tại Cayman Islands để dễ thu tiền còn dính máu, xì ke, thuốc súng, rồi đem tiền mặt qua VN rửa.

Việt Cộng chơi với toàn loại côn đồ, lưu manh thế giới, nói sao không sụp đổ KT.

----------------------

"Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2011" - đây là câu nói lẽ ra nên được tặng thưởng giải Ngu Nhất Việt Nam năm 2011.

Tôi khinh bỉ tụi này không kém gì khinh VC. Trong HSBC không có đứa nào khôn.

HSBC nên bị phạt THẬT NẶNG do đưa ra các dự báo KT hoàn toàn đi ngược thực tế trong nhiều năm qua. Đây là họ CỐ TÌNH làm sai, để dụ gạt người ta đầu tư, nhất là dụ dổ RỬA TIỀN TẠI VN.

Mỹ sáng suốt, phạt ngay tụi này 1,9 tỉ USD, cho chừa.

VN nên phạt 10 tỉ USD, do HSBC làm hại KT VN không ít. Coi như đuổi ra khỏi xứ, chứ HSBC không chịu trả phạt đâu.

Monday, December 10, 2012

‘Hớt tóc thanh nữ’... bằng lưỡi, môi ở Sài Gòn


Các ổ mãi dâm đội lốt “hớt tóc thanh nữ” đang rầm rộ tái hiện tại Sài Gòn, hai mươi sáu năm sau kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên tại quận 5, Sài Gòn.
Các nữ nhân viên “hớt tóc thanh nữ” tại Sài Gòn. (Hình: VNExpress)
Tuy nhiên, các tiệm “hớt tóc thanh nữ” thời nay không chỉ mọc giữa các phố đông người như Phan Ðăng Lưu, Ðiện Biên Phủ, quận Bình Thạnh; Lê Hồng Phong, Sư Vạn Hạnh, quận 10... mà còn đầy dẫy ở các quận, huyện ngoại thành như quận 9, Hóc Môn...
Theo báo An Ninh Thủ Ðô của công an Cộng Sản Việt Nam, chỉ riêng một đoạn dài chưa tới 100 thước trên đường Bạch Ðằng, quận Tân Bình - khu vực sát sân bay Tân Sơn Nhất, đã có đến hàng chục tiệm “hớt tóc thanh nữ”.
Một khách hàng “thường xuyên” của tiệm “hớt tóc thanh nữ” nọ tiết lộ: “Các cô nhân viên mặc váy ngắn ngủn theo kiểu trống trên, hở dưới, hớt tóc không chỉ bằng tông đơ mà cả bằng... lưỡi, bằng môi...”
Cũng theo ông, trong lúc các cô “thanh nữ” mải bận bịu gội đầu, gọt tóc, cạo lông mặt, lấy ráy tai... thì ông khách nằm dài trên ghế, “sờ mó” thoải mái.
Báo này còn dẫn lời của một người đàn ông tự xưng là Việt kiều Canada cho biết luôn luôn đến một tiệm “hớt tóc thanh nữ” ở sát sân bay Tân Sơn Nhất mỗi khi “về nước thăm nhà”. Ông khoe được “bóp vai, vuốt keo tóc” và sau đó thì “muốn gì được nấy”.
Ông Việt kiều này còn tung lên mạng một số đường link cho thấy hàng chục cô “hớt tóc thanh nữ” túm lấy khách để bóp vai, pha nước cam rồi mỗi cô dắt tay một ông đi vào căn phòng “màn che, trướng phủ”. Ông cũng nói, mỗi một lần vào tiệm phải chi khoảng 100 đô. Nhưng theo ông, “giá đó chẳng là gì,” vì ở Canada “kiếm đỏ mắt cũng không ra kiểu hớt tóc thiên đường” như thế.
Cuối cùng cũng theo báo An Ninh Thế Giới, người đứng đầu công an phường 2, quận Tân Bình - nơi tọa lạc của hàng chục tiệm “hớt tóc thanh nữ” cho rằng “khó dẹp được quán vì không bắt được quả tang”.
Người ta chưa quên, vào năm 1986, ngay trong thời kỳ đầu “đổi mới” ở Việt Nam, các tiệm “hớt tóc thanh nữ” này lần đầu tiên xuất hiện tại khu vực nhà hàng Ðồng Khánh, đường Trần Hưng Ðạo, quận 5. Tuy nhiên, “mô hình” này bị bố ráp dữ dội thời đó và biến mất vì “lỗi thời”.
Cho đến nay, “hớt tóc thanh nữ” có vẻ thịnh hành trở lại khi tái xuất hiện trong vòng một năm trở lại đây.

Đồng chí X phản hồi Hòa thượng Thích lề đảng

Tháng trước, tại phiên chất vấn quốc hội hôm 14/11/2012, đại biểu Thích Thanh Quyết có nêu ý kiến đòi Thủ Tướng 'xử' các trang mạng 'gây dư luận xấu' đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Thời điểm ấy, do Thủ tướng còn bận trả lời 'văn hóa từ chức' và kể chuyện theo Đảng 51 năm nên không đủ thời gian hồi đáp.
3 tuần sau, ngày 3/12, đồng chí X đã chính thức trả lời câu hỏi mà đồng chí đại biểu kiêm giáo sư đúc tim ngựa từng nêu ra trước QH.
Hòa thượng Thích Lề Đảng - tục danh Thích Thanh Quyết, còn được gọi là giáo sư đúc tim ngựa vốn có mối hiềm thù dai dẳng đối với các trang mạng không theo lề Đảng. 
Đầu tiên là vụ yểm bùa đúc tim ngựa và... tim Thánh Dóng cực kỳ lố lăng do đồng chí Thích Thanh Quyết chủ trì. Ngày ấy đồng chí vẫn còn đeo lon Thượng Tọa. Vụ thứ 2 là khi đồng chí bị dư luận phát giác hành vi gian dối trong danh sách ứng cử đại biểu quốc hội.
Ân oán chất chồng trải qua suốt mấy mùa trăng, nay đồng chí còn mang vào chốn nghị trường mong cậy nhờ bang chủ là đồng chí X đứng ra rửa hận. 
Sau 3 tuần chờ đợi, quả nhiên, đồng chí Thích Lề Đảng cũng đã thỏa lòng mong đợi với phần trả lời dưới đây của đồng chí X:
"...Vừa qua, thực hiện tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng. Có một số ý kiến góp ý phản ánh về những dư luận tiêu cực đối với lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, trong đó có nhiều thông tin bịa đặt, xuyên tạc, vu khống lấy từ mạng Internet. Các đồng chí Lãnh đạo nhận được ý kiến góp ý phản ánh này đã nghiêm túc báo cáo giải trình cụ thể về từng thông tin liên quan tới bản thân và gia đình mình. Bộ Chính trị đã giao cơ quan chức năng tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận về từng vụ việc và đã báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Qua thẩm tra, xác minh đã kết luận những thông tin đó đều không đúng sự thật.
Chúng ta phải ứng xử thật khách quan, bình tĩnh, thận trọng và phải hết sức cảnh giác trước những thông tin xấu trên mạng Internet, trước những dư luận tiêu cực đối với mỗi con người, đối với mỗi đồng chí chúng ta. Nếu chỉ căn cứ vào dư luận, căn cứ vào thông tin trên mạng Internet mà suy diễn, mà quy kết là không khách quan. Đó cũng là điều mà những người tung tin xấu, tạo dư luận tiêu cực mong muốn. Khi xử lý đối với những thông tin này phải  thực hiện theo đúng quy định của Đảng và pháp luật nhà nước. Chúng ta có cả hệ thống cơ quan chức năng để giám sát, kiểm tra, thanh tra, thậm chí là điều tra để làm rõ các dấu hiệu, các thông tin tiêu cực và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Mặt khác, những hành vi truyền bá văn hóa đồi trụy độc hại và đưa những thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống... phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật..." 
Hòa thượng Thích lề đảng ghét lề Dân

Cập nhật thêm hồ sơ của đồng chí hòa thượng tiến sỹ giáo sư đại biểu...


Dân Làm Báo - Trong khi thiện nam tín nữ đang nóng lên với "văn hóa từ chức" và đồng chí X "tiếp tục thực hiện và nghiêm túc phá nát đất nước như đã làm trong suốt 51 năm qua" thì đồng chí Hòa thượng Thích lề đảng - bí danh Thích Thanh Quyết buông dùi thả mỏ đăng đàn đòi Thủ tướng xử lý tiếp mạng lề Dân. Xem chừng như cái công văn 7169 cũng chưa đủ. Đồng chí hòa thượng này cũng là người trước đây được đồng chí X gợi ý đúc và nhét tim đồng cho Thánh Gióng và... ngựa.
Tại Quốc hội của đảng, đồng chí hòa thượng đại biểu bạch rằng: "Nhiều mạng thông tin Internet đăng tải nhiều thông tin không đúng sự thật, truyền bá văn hóa đồi trụy, độc hại, trái thuần phong mỹ tục, bịa đặt xuyên tạc, gây dư luận xấu hoài nghi đối với các lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Chính phủ có giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng không lành mạnh này, xử lý thế nào những người đưa thông tin không đúng sự thật?"
Không thấy Thủ tướng X trả lời trả vốn. Chẳng biết đồng chí hòa thượng lò mò vào tham quan mấy trang đồi trụy, trái thuần phong mỹ tục ở đâu - cho thiện nam tín nữ biết chút xíu được không? Còn nếu đồng chí hòa thượng lỡ dại chui vào đọc Danlambao thì coi chừng bị còng đầu - công văn 7169 cấm cán bộ, công nhân viên nhà nước tính luôn thầy-chùa-mang-thẻ-đảng vào đọc, chỉ có dân thường mới được đặc quyền tự do ra vào (nhưng phải trèo tường vượt lửa do các đồng chí CAM dựng lên). 
Thêm vài dữ kiện để thiện nam tín nữ trong thôn tỏ tường về đồng chí hòa thượng Thích lề đảng này:
Bảng trên cho thấy năm trước khi ra ứng cử quốc hội thì đồng chí mới mang lon thượng tọa. Bây  giờ đồng chí vừa ngồi ghế đại biểu đảng trong quốc hội vừa mang lon hòa thượng. Trình độ học vấn của đồng chí là Tiến sỹ, chuyên môn là Giáo sư, tiến sỹ. Gú gồ tiên lãng thì biết nghề nghiệp chức vụ của đồng chí là Thượng tọa (lên Hòa thượng), Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng học viện phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng chùa Đồng và tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Túm lại xây chùa dựng đảng đúc đồng chí ấy đảng đạo song toàn. Được biết là đồng chí bằng cấp nhiều hơn kinh kệ này chưa phải là giáo sư hay phó giáo sư gì cả. Khai cho vui (xem thêm tại đây:
http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2011/04/gian-doi-trong-danh-sach-ung-cu-ai-bieu.html.)
Về sự nghiệp đúc tim chì cho Thánh Gióng thì... sử xưa kể rằng:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: đồng chí Thượng tọa hãy đúc tim cho Thánh Gióng và ... ngựa !!! 
Đêm 26-9-2010, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ Khai quang yên vị – Hô thần nhập tượng Đức Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) và cầu nguyện quốc thái dân an.... Đàn tế lớn được lập ra là nơi đặt trái tim đức Thánh Gióng và trái tim ngựa Thánh để trời đất chứng giám. Hai trái tim được đúc rỗng bằng đồng nguyên chất với hình dáng giống trái tim thật. 
Tim Thánh "Dóng" - không phải "Gióng" - của hòa thượng giáo sư, tiến sỹ 
Nói về việc hi hữu đúc tim tượng như thật này, đại đức Thích Thanh Quyết cho biết: “Thông thường với tượng Phật bằng đất hoặc gỗ, trước khi hoàn tất những người nghệ nhân đục một lỗ nhỏ phía sau lưng tượng để nhét vàng ngọc vào trong rồi lấp lại gọi là yểm tâm tượng. Sở dĩ chúng ta thực hiện nghi lễ yểm tâm tượng đức Thánh Gióng vì đức Thánh Gióng là một trong tứ bất tử của người Việt, là linh hồn dân tộc Việt, ngựa của đức Thánh cũng đã trở thành ngựa Thánh. 

Tuy nhiên, vì tượng Ngài là tượng rỗng cho nên không thể yểm tâm tượng theo cách truyền thống. Vì thế, chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gợi ý cho chúng tôi về việc đúc trái tim của đức Thánh với hình dáng như thật, thậm chí còn có hai dây nối tượng trưng cho động mạch và tĩnh mạch của trái tim với mong muốn trái tim đức Thánh sẽ mãi đập nhịp cùng với truyền thống tinh thần tốt đẹp của dân tộc Việt”.  
(http://www.phattuvietnam.net/1/11922.html)

Cập nhật thêm hồ sơ của đồng chí hòa thượng tiến sỹ giáo sư đại biểu...
1. Thích Thanh Quyết này trước khi đi chùa Đồng - Yên Tử là trụ trì chùa Phúc Khánh - Ngã tư sở Hà Nội. Đây là ngôi chùa có tiếng thiêng trong việc cầu "Cờ bạc" ở Hà Nội. Thích Thanh Quyết thường tổ chức cầu cho các chủ đề và loto lớn ở Hà Nội như Ngọc Xám, Sơn Bạch Tạng (Đệ tử Năm Cam) để lấy tiền.

2. Quyết thường xuyên có mặt ở quán karaoke của Sơn Bạch Tạng ở Bùi Thị Xuân - Hà Nội nhậu nhẹt và có gái phục vụ.

3. Đệ tử lái xe của Quyết trước đây tên Long, bây giờ chuyển về lái xe tại Viện đại học mở Hà Nội,   và tại đây móc nối với Nguyễn Thanh Nghị, con trai 3D để xin kinh phí xây học viện Phật Giáo quốc doanh tại Sóc Sơn. Vụ này Quyết làm được 100 nghìn USD bỏ túi.

4. Quyết quan hệ bất chính với bà Hồng "tín nữ" ở phố Láng Thượng. Chồng bà ta đến chùa Phúc Khánh đánh ghen nhiều lần khiến Quyết phải bỏ đi Yên Tử và giao cho sư khác quản lí.


5. Quyết đứng đằng sâu phe cánh Hà Nam chuyên đi cướp đất của dân Mễ Trì trong đó có vụ của anh thương binh Huỳnh Xuân Long đã được Danlambao đưa tin. Trước đây, Quyết là xếp của Chung con - này là tân giám đốc CA Hà Nội vừa mới thay thế Nguyễn Đức Nhanh.


6. Quyết chính là an ninh thuộc phòng PA67.


Vài thông tin 3Đ (đời-đạo-đảng) gửi đến quý đồng đạo trong thôn.

Bầu Đức xây dự án 300 triệu USD tại Myanmar (hahahaha where did he find the financing?)

Theo thông tin từ Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) do ông Đoàn Nguyên Đức là Chủ tịch Hội đồng quản trị, ngày 30/11, HAG đã được phía Myanmar trao giấy phép đầu tư Dự án khu phức hợp trung tâm thương mại, khách sạn, căn hộ cho thuê "Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre". Dự án có tổng diện tích 8 hecta, nằm tại Cố đô Yangon. Tổng mức đầu tư dự án là 300 triệu USD.
Dự án chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn một tiến hành trong vòng 3 năm, tập trung xây trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê số 1 và khách sạn 5 sao. Chung cư và tòa nhà văn phòng số 2 sẽ được xây dựng trong giai đoạn 2. Thời gian hoàn thành toàn dự án là 6 đến 7 năm.
Bầu Đức đầu tư 300 triệu USD để xây dự án bất động sản tại Myanmar. Ảnh: Nhật Minh
Trao đổi với VnExpress, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai cho biết, dự án dự kiến khởi công trong năm 2013, nhưng chưa xác định thời điểm cụ thể. Về nguồn vốn để đầu tư vào dự án, theo ông Đức, công ty sẽ huy động trên thị trường, vì Hoàng Anh Gia Lai là công ty đại chúng.
Đánh giá về cơ hộ đầu tư tại Myanmar, bầu Đức cho rằng, đây là thị trường rất tốt và nên đầu tư mang định hướng dài hạn. "Myanmar là thị trường mới mở cửa, có nhiều tiềm năng. Hàng loạt nguyên thủ quốc gia đã đến thăm Myanmar, trong đó có cả Tống thống Mỹ, đủ nói lên tiềm năng này", Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai nhận định.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, quý III, doanh thu thuần HAG tăng 73,3%, từ 1.383 tỷ đồng năm ngoái lên gần 2.397 tỷ đồng năm nay, doanh thu tài chính giảm từ 182 tỷ đồng xuống 78,4 tỷ đồng, lãi sau thuế hợp nhất giảm từ 340 tỷ đồng năm trước xuống khoảng 177 tỷ đồng năm nay.
9 tháng, doanh thu thuần của Hoàng Anh Gia Lai tăng 65%, tuy nhiên doanh thu tài chính giảm gần 60%, lợi nhuận sau thuế đạt 330 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 9 tháng giảm từ 904 tỷ đồng về hơn 278 tỷ đồng, tương ứng giảm gần 70%. Lãi cơ bản trên một đơn vị cổ phiếu (EPS) đạt 518 đồng.
Hiện, Hoàng Anh Gia Lai có 52 công ty con, hoạt động trong 6 lĩnh vực khác nhau. Cụ thể, 15 công ty hoạt động trong ngành bất động sản, 6 công ty trong ngành năng lượng, 17 công ty trong trồng cây công nghiệp, 5 công ty về khai khoáng, 2 công ty về sản xuất gỗ, 7 công ty về xây dựng kinh doanh dịch vụ.
Ngoài Myanmar, hiện, Hoàng Anh Gia Lai còn đầu tư sang Lào, Campuchia và Thái Lan.

----------------------------------------------
LMAO LMAO LMAO....

Một thần tượng của mình đây, ông luôn là người tìm ra những hướng đi mới đầy chiến lược và luôn nhìn xa trông rộng. Myanma sẽ rất phát triển trong thời gian tới.
 

Đầu tư rất lớn, rộng khắp Đông Nam Á.... Vậy phải sử dụng lượng vốn rất lớn, Đây là Công ty đang "toàn cầu hoá" của Việt Nam, tôi băn khoăn làm thế nào ông Đức quản trị tốt, đủ sức trả lãi Ngân hàng và mang lợi nhuận khủng về cho cổ đông ! HAGL đã giải quyết lượng tồn kho BĐS trong nước thế nào rồi ? Thật "tài giỏi"


Friday, December 7, 2012

Khả năng bỏ vốn đầu tư giảm, thì chắc chắn tổng Investment toàn quốc giảm, và do đó GDP BẮT BUỘC PHẢI GIẢM, ceteris paribus.

"Ngân hàng giải chấp, nhà phố rớt giá thảm hại":
http://vietstock.vn/2012/12/ngan-han...763-250741.htm

Ví dụ trước đây ông A có căn nhà trị giá 10 tỉ đồng. Ông ta có thể thế chấp ngân hàng, mượn ra 7 tỉ đồng đem đầu tư.

Nay căn này chỉ còn trị giá 6 tỉ đồng, và nếu đem thế chấp ngân hàng thì chỉ mượn về khoảng 3, 4 tỉ là cùng.

Do đó, sức đầu tư của ông này giảm khoảng 50%.

Tính toàn quốc, thì tiềm năng đầu tư của dân chúng cũng giảm khoảng chừng như vậy, nếu tính tiềm năng đầu tư bằng giá trị BĐS như trên đây.

Và đầu tư là gì, nếu không là 1 thành phần tính GDP!

Khả năng bỏ vốn đầu tư giảm, thì chắc chắn tổng Investment toàn quốc giảm, và do đó GDP BẮT BUỘC PHẢI GIẢM, ceteris paribus.

Trong ba mươi sáu chước, chước CHẠY là hơn cả!

"...Những con số thống kê về số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, đóng cửa, phá sản cao khủng khiếp cùng với những gương mặt đại gia ngã ngựa trong khoảng thời gian này cho thấy, đã có quá nhiều doanh nghiệp hoạt động rủi ro, theo kiểu làm liều, hoặc "đã đâm lao phải theo lao". Thế những cố không được thì đành buông xuôi hay tìm cách bỏ trốn..."

"Hết tiền, đại gia buông xuôi và bỏ trốn":
http://www.vef.vn/diem-nong/2012-12-...uoi-va-bo-tron

Bà con nghèo quá, nay tiền uống cà phê còn không có:

"Cà phê, giải khát khốn đốn, lo phá sản":
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/1000...o-pha-san.html

-----------------------

Chữ "nợ" đang là từ "hot" nhất VN hiện nay:

"Tiểu thương ngừng kinh doanh đi đòi nợ":
http://www.vef.vn/dau-tu-thong-minh/...oanh-di-doi-no

"Tiểu thương quay quắt kiệt vốn, bị dồn nợ":
http://www.vef.vn/dau-tu-thong-minh/...von-bi-don-no-

"DN cũng lập đội đòi nợ riêng":
http://www.vef.vn/dau-tu-thong-minh/...i-doi-no-rieng

"Ngân hàng không dám mạnh tay đòi nợ":
http://www.vef.vn/tranh-luan-online/...anh-tay-doi-no

"Cuối năm, doanh nghiệp giăng biểu ngữ... đòi nợ nhau":
http://www.vef.vn/kinh-te-24h/2012-1...gu-doi-no-nhau

Thursday, December 6, 2012

Việt Nam lại rớt hạng năng lực cạnh tranh

Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 – 2013 vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, xếp Việt Nam ở vị trí thứ 75 trên tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát. Thấp hơn 10 bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái, Việt Nam để Philippines vượt qua và trở thành nước đứng áp chót về năng lực cạnh tranh trong số 8 quốc gia ASEAN được lựa chọn khảo sát.
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực.
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực. Nguồn: WEF
Trong số 12 nhóm chỉ tiêu được WEF sử dụng để đánh giá, Việt Nam tụt hạng ở 9 nhóm, trong đó không có nhóm nào vượt được hạng 50 và phần lớn trong số này cận kề thứ hạng 100.
Nếu như ở báo cáo năm 2011, Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao ở sự ổn định kinh tế vĩ mô (tiến 20 bậc), thì đến 2012, hạng mục này lại bị hạ tới 41 bậc. Nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát 2011 gần chạm ngưỡng 20%, cao gấp đôi so với một năm trước đó. “Nhằm kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, điều này lại khiến khả năng tiếp cận tín dụng trở nên khó khăn hơn”, báo cáo nhận định.
Cơ sở hạ tầng (xếp hạng 95) một lần nữa được nhắc đến như một trở lực chính cho sự phát triển của nên kinh tế, với những lo ngại được đặt nặng vào chất lượng đường xá (hạng 120) và cảng (113). Trong khi đó, khu vực công tiếp tục bị phàn nàn bởi nạn tham nhũng và thiếu hiệu hiệu quả, cùng với các vấn đề về tôn trọng tài sản cá nhân (xếp hạng 113), bản quyền (hạng 123).
Trong số ít những điểm tích cực WEF chỉ ra, Việt Nam được đánh giá cao bởi chất lượng thị trường lao động (hạng 51), quy mô thị trường (32) và mức độ hài lòng với chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ bản (64). Các chuyên gia thực hiện báo cáo cũng cho rằng những thách thức đang ngày một lớn đối với quá trình phát triển của Việt Nam và đỏi hỏi những chính sách hết sức quyết đoán nhằm duy trì đà tăng trưởng một cách bền vững.
Khoảng cách thu nhập của người Việt với mức trung bình các nước châu Á đang phát triển ngày một lớn.
Khoảng cách thu nhập của người Việt với trung bình các nước châu Á đang phát triển ngày một lớn.
Một lưu ý khác cũng được ẩn dụ khi WEF công bố GDP quy theo giá thực tế năm 2011 của Việt Nam là 122,7 tỷ USD, trong đó thu nhập đầu người là 1.374 USD. Tuy nhiên, biểu đồ của báo cáo lại cho thấy khoảng cách giữa thu nhập của người Việt so với mức trung bình của các quốc gia châu Á đang phát triển ngày càng bị nới rộng.

---------------------------------------------------------------------------------------------
Dọc bài báo xong những ai có chút tâm huyết không khỏi chạnh lòng.Chúng ta nói nhiều quá mà không biết có đúng không hay đang giấu diếm: nói năm 2012 là đang ổn định kinh tế vĩ mô nhưng sao bị đánh gíá lùi 41 bậc. Trông người lại ngẫm đến ta, trong khối Asean mà chỉ hơn Campuchia là một điều không thể chấp nhận được. Thấy các nước hay hơn ta tại sao không học, bảo thủ hay tự ái? Nên nhìn lại mình để tiến bộ.    
 

Nghĩ thấy buồn cho VN, bao nhiêu năm mà có bắt kịp nước nào đâu? Đằng này còn tụt hậu. Những nước bạn đôi khi còn gặp động đất , sóng thần, bão lớn.... rồi người ta còn gặp khó khăn trong việc phát triển như xung đột tôn giáo, biến động chính trị... vậy mà vẫn làm kinh tế và du lịch giỏi hơn ta. Phải chăng VN ta cần phải quyết tâm hơn nữa và mỗi người dân phải tụ mình chịu trách nhiệm cho tương lai của chính mình: 1. Đừng kiêu căng tự cho người VN là thông minh và giỏi hơn người, hãy học hỏi sự khiêm tốn và tụ nhìn nhận mình thua quá nhiều người 2. Đừng phí phạm quá nhiều tiền để làm giàu cho các công ty bia rượu, hãy tiết kiệm vì mỗi chúng ta gánh hơn 600 USD nợ công 3. Chừng nào nạn tham nhũng bị đẩy lùi thì dân ta sẽ được ấm no.    

Nguy cơ Việt Nam chỉ là nền kinh tế 'gia công'

Hội thảo Tái xác định lợi thế cạnh tranh của Việt Nam thông qua tăng cường khả năng thích ứng trước các rủi ro vừa diễn ra sáng nay (6/12) tại Hà Nội. Nhìn nhận đây là thời điểm khó khăn nhất của Việt Nam nhưng hầu hết diễn giả cho rằng suy thoái như hiện nay chính là lúc để chúng ta "tỉnh ra nhiều" và nhìn nhận lại những lợi thế cạnh tranh sẵn có đã bị bỏ qua.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, những năm qua, Việt Nam quá mải phát triển nền kinh tế theo chiều rộng mà không phát triển được theo chiều sâu dù 10 năm trước đã nhận ra điều này. Ông Lộc nói: "Hy vọng cú sốc kinh tế lần này, với việc hàng loạt doanh nghiệp rút khỏi thị trường, hàng loạt dự án ngừng trệ đã thực sự chặn lại quán tính phát triển theo chiều rộng của nền kinh tế và sẽ mở một cơ hội, một sức ép buộc các doanh nghiệp phát triển với những lợi thế cạnh tranh mới".
Có nhiều cơ hội phát triển nhưng các doanh nghiệp chỉ lớn lên mà không tăng được đẳng cấp. Ảnh: Hoàng Hà.
Có nhiều cơ hội phát triển nhưng các doanh nghiệp chỉ lớn lên mà không tăng được đẳng cấp. Ảnh: Hoàng Hà.
Người có phát biểu thẳng thắn nhưng được những người tham dự đánh giá là đúng và trúng nhất là Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên. Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cũng đồng quan điểm với Chủ tịch VCCI khi không ngần ngại gọi nền kinh tế sau 20 năm đổi mới vẫn chỉ là "nền kinh tế gia công".
Hơn thế nữa, ông Trần Đình Thiên đánh giá năng lực hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam "có vấn đề" và đang lãng phí những lợi thế cạnh tranh sẵn có. "Không chuẩn bị cho hội nhập một cách tích cực nên khi hội nhập đến chúng ta không trở tay được. Ít nước có thể thu hút đầu tư nước ngoài nhiều như Việt Nam - thu hút mấy chục tỷ đôla - mà đẳng cấp vẫn không lên được. Điều này là một sự lãng phí lớn", chuyên gia này cho biết.
Theo vị chuyên gia này, tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp FDI ngày càng tăng lên còn doanh nghiệp trong nước thì giảm sút. Ông Thiên cho rằng, không nên nhìn vào lượng xuất khẩu mà hãy nhìn vào đẳng cấp xuất khẩu. "Ta đang nuôi doanh nghiệp giống như nuôi gà công nghiệp. Cơ hội phát triển nhiều nhưng doanh nghiệp chỉ lớn lên chứ không tăng chất lượng và đẳng cấp", ông Thiên ví von.
Phản biện lại ý kiến trên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Hòa Bình cho rằng, lĩnh vực doanh nghiệp ông đang hoạt động đang rất cạnh tranh. Theo người đứng đầu Vietcombank, ở lĩnh vực tài chính ngân hàng, những "con gà công nghiệp" này đang buộc phải chọi với những con gà chọi sừng sỏ là các tổ chức tín dụng trên thế giới. "Tôi nghĩ lĩnh vực này cạnh tranh rất gay gắt. Minh chứng là, có lúc tỷ giá mua bằng hoặc thậm chí cao hơn tỷ giá bán. Lãi suất thì có lúc cho vay thấp hơn huy động. Về dịch vụ, đôi khi phải tặng thẻ phát hành trước để khách dùng dịch vụ. Vì vậy không thể nói ngành của chúng tôi thiếu cạnh tranh được", ông Hòa Bình dẫn chứng.
Trước nhận xét này, ông Trần Đình Thiên đồng ý tách những "chú gà" tài chính ra khỏi đàn gà công nghiệp nhưng theo ông, "đàn gà" của Việt Nam nhìn chung là đặt trong môi trường ít cạnh tranh. Những doanh nghiệp nào bước vào quỹ đạo hội nhập sớm thì năng lực vươn lên rất rõ ràng.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần FPT - đánh giá, thực sự Việt Nam đã rất hấp dẫn với đầu tư nước ngoài. Chủ tịch FPT cho rằng nên coi nguồn nhân lực trẻ của Việt Nam là một lợi thế cạnh tranh bởi nếu nhìn vào Việt Nam mà chỉ thấy những ưu đãi về lao động rẻ thì chưa đủ. "Tại sao Samsung lại chọn Việt Nam làm nơi xây dựng nhà máy sản xuất lớn nhất thế giới? Khác biệt là ở chỗ, công nhân Việt Nam dám đề xuất với họ nên làm thế này, thế kia", người đứng đầu Tập đoàn công nghệ FPT nhìn nhận (Dream on baby)
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 – 2013 vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, xếp Việt Nam ở vị trí thứ 75 trên tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thấp hơn 10 bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái, Việt Nam để Philippines vượt qua và trở thành nước đứng áp chót về năng lực cạnh tranh trong số 8 quốc gia ASEAN được lựa chọn khảo sát.
Nói thêm về kết quả này, ông Sushant Palakurthi Rao, Giám đốc phụ trách châu Á của WEF cho hay: "Báo cáo của WEF không đưa ra để dự báo kinh tế, nó cũng không phải một cái bình trong suốt để các bạn nhìn vào đó nói nền kinh tế của mình sẽ đi về đâu. Đây chỉ là cái để nhìn vào biết nền kinh tế của bạn đang hoạt động như thế nào, làm thế nào cải thiện từng lĩnh vực mà thôi".

Wednesday, December 5, 2012

Quốc tế tin Việt Nam giải quyết tốt nợ xấu


Cái nhìn đầy lạc quan này đã bà Victoria Kwakwa chia sẻ tại cuộc họp báo chiều 5/12 về Hội nghị Nhóm các nhà tư vấn tài trợ sẽ diễn ra vào 10/12 tới.
Niềm tin này được bà lý giải rằng, nhìn ra bên ngoài trong thời gian qua, nhiều quốc gia châu Á cũng đã gặp khó khăn tương tự  với gánh nặng nợ xấu rất lớn như  Indonesia, Thái Lan trong khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997. Sau đó, họ đã vượt qua và tăng trưởng trở lại. Ở Đông Âu, họ cũng đã tái cơ cấu được khu vực DNNN và các DN này đã đóng góp tốt cho sự phát triển của nền kinh tế.
"Vì vậy, tôi tin là Việt Nam hoàn toàn có thể làm được, giải quyết tốt nợ xấu", bà Kwakwa nhấn mạnh. Chất xúc tác theo bà ở đây là "sự quyết tâm chính trị và cam kết hành động mạnh mẽ của Chính phủ, nhìn từ những bài học kinh nghiệm các nước đi trước".
Đó cũng là lý do mà bà Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới nói rằng, khung thời gian 5 năm để Chính phủ xử lý nợ xấu như kế hoạch đặt ra là khả thi.
Tuy nhiên, chuyên gia  kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, ông Deepak Mishra lưu ý: "Gánh nặng nợ xấu của Việt Nam hiện vẫn không rõ chính xác là bao nhiêu? Chúng ta sẽ không thể có giải pháp cụ thể nếu không nắm rõ con số này". (SO they don't know what they are talking about)
Ngân hàng Thế giới lạc quan tin rằng Việt Nam sẽ vượt qua gánh nặng nợ xấu (ảnh: Phạm Huyền)
Dẫn lại các con số như ngân hàng thương mại công bố 4,3%, thanh tra Ngân hàng Nhà nước công bố 8,8%, Thống đốc Ngân hàng gần đây cho hay là 10% và một số nhà phân tích độc lập lại đưa ra con số nợ xấu cao hơn hẳn là 10%", ông Deepak băn khoăn: "1% nợ xấu có thể bằng 1,1 tỷ USD, vì nó là phần trăm GDP. Sự khác biệt con số như vậy cũng cần phải nghiên cứu, bàn đến".
Đừng lạc quan quá với ổn định vĩ mô
Điểm lại tình hình phát triển kinh tế Việt Nam vừa qua, chuyên gia Deepak Mishra bày tỏ: "Việt Nam đã ổn định được kinh tế vĩ mô!"
Theo phân tích của ông, bốn chỉ số kinh tế vĩ mô chủ chốt trong những tháng qua cho thấy một tín hiệu tích cực. Lạm phát đã giảm, tỷ giá duy trì ổn định, dự trữ ngoại tệ đã tăng dần và rủi ro tín dụng đã giảm thiểu nhiều nhờ thanh khoản trong hệ thống tài chính được tăng lên.
Trong cán cân thương mại, nếu cách đây không lâu, nhập siêu vẫn là yếu tố quan trọng gây ra bất ổn cho nền kinh tế. Nhập siêu tăng mạnh gây áp lực cho cán cân thanh toán vãng lai. Nhưng vừa qua, mọi sự đã thay đổi. Lần đầu tiên, Việt Nam có thặng dư cán cân vãng lai lớn nhất. Sự cải thiện này có được là nhờ vào việc xuất khẩu vẫn tăng trưởng tốt, đặc biệt là khu vực FDI tăng tới 30%. Việt Nam đã có tháng xuất siêu.
Một khảo sát nhỏ của nhóm nghiên cứu cho thấy, chất lượng tăng trưởng được người dân quan tâm lớn. "Họ nhiều khi không quan tâm con số tăng trưởng mà người dân chỉ muốn giá cả phải ổn định, chi phí sinh hoạt hợp lý. Bởi có tới 44% người dân bày tỏ sự lo ngại lớn nhất là lạm phát, thay vì việc làm và thu nhập", ông Deepak Mishra nói.
Hướng điều hành kinh tế hiện nay của Chính phủ Việt Nam đã phù hợp với mối quan tâm này của người dân. Ông nói: "Trước đây, Chính phủ Việt Nam có vẻ như chỉ chú trọng tốc độ tăng trưởng nhưng vài năm gần đây, Chính phủ đã chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, với việc điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ thận trọng. Đây là một hướng đi đúng đắn!"
Dù lạc quan là vậy song, các chuyên gia nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới vẫn nhắc: "Đừng nên lạc quan quá và chiến thắng với ổn định vĩ mô đã đạt được vừa qua. Rủi ro vẫn còn tiềm ẩn".
Theo ông Deepark, đó là lạm phát cơ bản vẫn còn cao. Sức ép về nới lỏng tiền tệ và tài khóa sớm có thể khiến cho lạm phát bùng trở lại. Chất lượng tín dụng suy giảm.
Trong quá khứ, giai đoạn 2008-2009, Việt Nam đã có một bài học xương máu cho việc nới lỏng chính sách quá sớm, gây hệ lụy lạm phát tăng cao trở lại vào năm 2010-2011. Chính sách kiềm giá của Nhà nước cũng không đạt được mong muốn vì chỉ có tác dụng trong ngắn hạn. Chương trình cải cách DNNN vẫn cần những hành động cụ thể hơn, mạnh mẽ và thực chất hơn nữa.
"Tất nhiên, nếu sắp tới lãi suất có hạ 0,025% chẳng hạn thì cũng chưa phải là nới lỏng chính sách quá sớm", ông Deepak giải thích trước thông tin Chính phủ Việt Nam sắp bàn hạ lãi suất cho vay về khoảng 10%.
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, GDP của Việt Nam trong năm 2013 sẽ là 5,5%, tăng hơn một chút so với dự kiến 5,2% của năm nay.

Tiền mặt đang ở đâu? (can't be dumber)

Các DN kếu thiếu tiền, nhà đầu tư cũng cạn tiền mặt, ngân hàng căng thẳng thanh khoản. Vây tiền đi đâu và đang ở đâu? Đây là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Xin giới thiệu bài viết thứ 3 trong loạt bài về bài “Những biện pháp “phá băng” cho nền kinh tế” của Tiến sỹ Lương Hoài Nam.
Lâu nay tồn tại cách hiểu không hoàn toàn chính xác là tiền bị "chôn" trong bất động sản. Thực tế thì không phải như vậy. Nếu "đào bới" một dự án bất động sản dở dang, sẽ không tìm thấy bất kỳ một đồng tiền mặt nào ở đó cả; chỉ có đất, sắt thép, xi măng, các sản phẩm tồn kho... với giá trị sổ sách của chúng mà thôi, còn tiền mặt không nằm ở đó.

Về nguyên tắc, với một lượng tiền mặt (kể cả ngoại tệ và vàng) đã được đưa vào lưu hành, tại một thời điểm, chúng chỉ có thể nằm ở nhà nước, ở các doanh nghiệp (kể cả tiền gửi của doanh nghiệp ở ngân hàng) và ở trong dân (kể cả tiền gửi của người dân ở ngân hàng). Nếu giả định tổng giá trị tiền mặt là một số cố định thì nó chỉ dịch chuyển giữa ba chủ nhân này.

Theo những gì có thể cảm nhận được, lượng tiền mặt nằm ở nhà nước và các doanh nghiệp đang bị thiếu hụt (so với trước). Nếu điều này là đúng thì lượng tiền mặt đang nằm ở trong dân đã tăng lên (trong tổng số tiền mặt coi là cố định). Nhìn vào thực tế từng gia đình, điều này cũng logic: khi người dân hạn chế đầu tư vào BĐS, thị trường chứng khoán, cổ phần của các doanh nghiệp chưa niêm yết, việc giữ (hoặc gửi ngân hàng) tiền đồng, vàng, ngoại tệ là đương nhiên.

Vấn đề là làm thế nào để người dân sẵn sàng đưa tiền vào các hoạt động đầu tư để nền kinh tế sôi động trở lại, thay vì giữ tiền một cách thụ động như hiện nay (chưa nói đến chuyện chuyển tiền, đầu tư ra nước ngoài)? Điều này chỉ có thể xảy ra khi việc người dân bỏ tiền ra đầu tư có rủi ro ít, cơ hội lợi nhuận nhiều, khi giá BĐS, giá cổ phiếu đi lên một cách bền vững bằng các tác động hiệu quả của nhà nước. Đã có thời, dù làm tốt hay làm chưa tốt, kiểu gì cũng có lãi, còn bây giờ kể cả làm tốt thì vẫn bị lỗ, nhiều người không dám bỏ tiền ra đầu tư kinh doanh nữa.

Để thu hút được tiền của người dân vào các hoạt động kinh tế tích cực, bên cạnh các giải pháp chấn hưng thị trường BĐS, chứng khoán, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, còn một hướng nữa là đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) với các điều kiện thuận lợi cho các người đầu tư. Nếu làm tốt việc này, người dân sẽ bỏ tiền ra thay vì cất giữ.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương, tính đến cuối năm 2010, số các doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% chỉ chiếm 0,3% tổng số doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế tại cùng thời điểm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chiếm tới 40% tổng số vốn kinh doanh, 30% tổng số tín dụng, 45% tổng giá trị tài sản của khu vực doanh nghiệp nói chung. Theo các số liệu khác, tổng số các DNNN chưa cổ phần hóa hiện nay còn trên dưới 5000 doanh nghiệp. Điều đó cho thấy nếu việc cổ phần hóa DNNN được thúc đẩy, nhà nước có thể thu từ trong dân về một số tiền khổng lồ, một phần có thể được sử dụng ngược lại cho các chương trình tái cơ cấu kinh tế (ví dụ, đầu tư cho công ty mua bán nợ).

Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong những năm gần đây, tiến trình cổ phần hóa diễn ra rất chậm chạp, kế hoạch cổ phần hóa thường xuyên không hoàn thành, chủ yếu bị ách tắc do cơ chế. Các quy định hiện hành về cổ phần hóa DNNN đặt nặng trọng tâm vào việc định giá doanh nghiệp, làm sao mang về khoản thu tối đa cho nhà nước, trong nhiều trường hợp quy định nhà nước tiếp tục chiếm cổ phần chi phối (51% trở lên). Điều này có lợi về mặt kinh tế cho nhà nước, nhưng khó cho doanh nghiệp và kém hấp dẫn đối với dân là những người đầu tư.

Nhìn lại quá trình cổ phần hóa DNNN ở các nền kinh tế chuyển đổi, có thể thấy các nước Đông Âu (Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, Bulgaria...) thực hiện việc cổ phần hóa DNNN được thực hiện rất đơn giản, nhanh gọn, nhiều doanh nghiệp nhà nước nhỏ ở các nước này thậm chí được "biếu không" cho người lao động theo các tiêu chí do nhà nước quy định. Đến nay, ở các nước này hầu như không còn DNNN hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh thuần túy, chỉ còn một số ít các DNNN trong các lĩnh vực hạ tầng, công ích. Cách cổ phần hóa DNNN ở các nước Đông Âu giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tăng nguồn thu thuế, hình thành các thị trường chứng khoán rất nhanh, với hàng hóa đa dạng, quy mô giao dịch lớn. Trong khi cách cổ phần hóa DNNN ở Nga và các nước Liên-xô cũ đã tạo ra hàng loạt các đại gia tỷ phú đô-la trong số những người giàu nhất thế giới thì điều này hoàn toàn không xảy ra ở các nước Đông Âu, nơi tầng lớp trung lưu đã và đang là động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Quay trở lại vấn đề cổ phần hóa DNNN ở nước ta, trong tình hình hiện nay, nên thúc đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN. Có lẽ nên coi các mục tiêu tái cơ cấu sở hữu để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp ngân sách cao hơn, thu hút tiền đầu tư từ trong dân nhiều hơn quan trọng không kém việc thu nhiều tiền về cho nhà nước từ việc cổ phần hóa. Nói cho cùng, tài sản của dân cũng là tài sản của nhà nước, của xã hội, quan trọng là chúng được sử dụng một cách tích cực để tạo nên sự thịnh vượng chung. Trong việc cổ phần hóa DNNN, nếu nhà nước "khôn" với dân thì dân cũng "khôn lại" với nhà nước, không hợp lực với nhau được.

--------------------------------------
Thach Nguyen
 Bài viết lộn xộn. Đang viết tiền Việt đang ở đâu lại chuyển sang chủ đề cổ phần hóa. Câu trả lời tiền trong dân cũng rất... giản đơn. Không hiểu người dân giữ tiền làm gì khi ai cũng lo tiền Việt mất giá. Lãi suất đã không có, lại còn dễ bị mất.... Chẳng ai muốn giữ tiền Việt nhiều ở nhà.




Việt Cộng hết đường binh, có thể liều, cho ĐỔI TIỀN, 1 chữ ký xóa sạch nợ nần!

Nợ xấu VN đang tăng vùn vụt, tăng kinh hoàng!

Tôi có con số từ vài ngân hàng lớn, đọc vào mà kinh sợ.

Có người được giao nhiệm vụ đi đòi 100 con nợ, chỉ tìm được... 3 nơi có tiền trả đầy đủ, đúng hạn.

Phần còn lại là:

1. Đúng hạn, nhưng không trả đủ;

2. Trả trễ, nhưng đúng số tiền;

3. Trả trễ, không đúng số tiền;

4. Không trả xu nào, doanh nghiệp xin khất;

5. Doanh nghiệp "mất tích", còn "vườn không nhà trống", do cơ ngơi đi thuê về, chính chủ cho thuê cũng không tìm ra chủ doanh nghiệp đang ở đâu!

--------------

Hiện nay, các diện 1-4 trên đây KHÔNG TÍNH VÀO NỢ XẤU.

Mà chỉ là làm lại cho "sạch" thành món nợ khác, mới tinh, tiền lời không thu được VẪN tính vào lợi nhuận.


Ví dụ, loại (1) trên đây, đúng hạn phải trả 10 tỉ, doanh nghiệp chỉ trả 5 tỉ, chuyện nhỏ, số 5 tỉ còn lại cộng vào tiền nợ thành món nợ "mới toanh".

Diện (2), trả trễ 2 tháng nhưng đúng số tiền, hoặc thiếu đôi chút, chuyện nhỏ, không sao hết, thiếu đôi chút thì cộng vào nợ cũ, thành nợ mới, không ai thiếu ai.

Diện (3), trả vừa trễ vừa thiếu, cũng không sao hết, làm như (1), (2) trên đây, nợ cũ đã trả không nổi, làm sao trả nợ mới còn LỚN HƠN NỢ CŨ, nhưng hồi sau phân giải, biết đâu sẽ có tiền CP cứu trợ, cho xóa nợ.

Diện (4) hơi phiền, nhưng cũng không sao, miễn là doanh nghiệp còn đó chưa trốn mất, tiền lời không thu được VẪN TÍNH LÀ LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG, rồi cộng vào nợ cũ, thành nợ mới lớn hơn nợ cũ xấp xỉ 20%.

Trong số 97 nơi default, thì hết ít nhất 30 nơi trốn mất biệt, hoặc chủ doanh nghiệp chỉ còn cái mạng, tức là ngân hàng mất sạch 30% tổng số tiền cho vay.

Còn lại là các nơi èo uột, và họ cho biết, hoặc ngân hàng biết, là họ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG TRẢ ĐÚNG SỐ TIỀN, ĐÚNG HẠN, trong thời gian tới.

--------------

Trong số 3 triệu tỉ đồng cho vay trong toàn quốc hiện nay, thì 1 triệu tỉ là mất trắng ngay lập tức, thật ra ĐÃ mất rồi. Số này là 1/3.

Còn lại gần 2 triệu tỉ hiện đang bị default, cơ may thu lại hết số nợ khi đáo hạn vốn lời chỉ vào khoảng 5-10% mà thôi, còn lại là đảo nợ, khất nợ, bán giải chấp trừ nợ, v.v...

Số tiền ngân hàng phải mất trong số 2 triệu tỉ đồng này sẽ không dưới 1/2, tức 1 triệu tỉ đồng.

Số 1 triệu tỉ đồng thu lại cũng sẽ rất khó khăn, do bán giải chấp là cả 1 vấn đề lớn, vì ít ai chịu mua món hàng đã bị thu hồi như vậy, như 1 building bị thu hồi, bán lại, người ta mua "sợ xui" nên trả giá rất rẻ.

Cho dù thu lại thì cũng lỗ rất nhiều tiền lời không thu được, tiền nhân công, quảng cáo bán, trả các loại phí, thuế, v.v...

Như vậy, tổng cộng hệ thống ngân hàng VN bị thua lỗ sẽ vào khoảng 2 triệu tỉ đồng, tức 100 tỉ USD.

--------------

Chưa hết, cho dù có giải cứu, thì nền KT không hề vì vậy mà được giúp, do hàng mấy trăm ngàn doanh nghiệp đóng cửa, nay muốn mở lại cũng không ai còn vốn, và làm ra cũng không tiêu thụ được đi đâu, cho ai.

Chưa kể giải cứu bằng cách nào, hệ lụy ra sao?

In tiền thì lạm phát mấy ngàn %/ năm, nếu nay tung ra 2 triệu tỉ đồng.

Ngoại quốc cho vay 100 tỉ USD bán ra, lấy tiền này cứu ngân hàng thì có thể được, nhưng tìm đâu ra 100 tỉ USD, và cho dù tìm ra thì làm sao mà trả?

Đi xin thì chắc chắn không ai cho số tiền lớn như vậy, còn bán xứ thì TQ cũng không trả giá này, mà họ sẽ "ém giá" chỉ trả chừng vài tỉ thôi. Xứ bán sale mà, các xì thẩu tội gì không ém giá.

--------------

Việt Cộng hết đường binh, có thể liều, cho ĐỔI TIỀN, 1 chữ ký xóa sạch nợ nần!

Tức là ngân hàng bổng nhiên "không nợ ai hết", tất cả những ai nợ ngân hàng đều được xóa bỏ, ngược lại tất cả những ai đang bỏ tiền vào ngân hàng cũng bị mất trắng không còn 1 xu, hoặc cho lãnh ra chút đỉnh nếu nhà có đám tang mà thôi.

Có lẽ Việt Cộng sẽ chọn cách sau cùng này, mà nói cho cùng thì cũng chỉ có cách này thôi, nên nói "chọn" thì cũng không đúng.

Sập xứ!

Mời chuyên gia Nigeria giải quyết nợ xấu VN

Chén cơm của 92 triệu người mà giao cho các loại ở Mỹ không làm được lương quá vài đô la/ giờ thế này thì có mà chết đói hết cả xứ.

Ít ra, phải mời GS Lawrence Summers, GS Paul Krugman, cùng 1 tá người chính họ mời thêm, thì họa may tìm ra đường thoát hiểm cho KT Việt Cộng.




Còn mời loại này thì có mà nghèo như Nigeria trong thời gian rất mau:



Nigeria, xứ của bà này:



Tuesday, December 4, 2012

‘Kinh tế Việt Nam cần một liều thuốc niềm tin’ (CHIEN GIA... OMG SO LAME)

Cuối tuần trước, hội thảo quốc tế lớn về dự báo và chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của Tiến sĩ Patrick Dixon, người được biết đến như một trong những “bộ óc” quản trị hàng đầu thế giới. Trước hơn 300 trăm doanh nghiệp, nhà nghiên cứu kinh tế Việt Nam, phần trình bày của tiến sĩ Dixon được ví như “một làn gió lạc quan, thổi vào bầu không khí u ám” của nền kính tế. Chưa nghiên cứu sâu về Việt Nam (so he doesn't know anything about the VN economy), nhưng với cái nhìn của nhà tương lai học hàng đầu, vị chuyên gia này đã chỉ ra một loạt cơ hội từ những thách thức mà Chính phủ và doanh nghiệp đang gặp phải.
Tiến sĩ Patrick Dixon cho rằng Việt Nam đang có nhiều cơ hội ngay trong khủng hoảng. Ảnh: Nhật Minh
Tiến sĩ Patrick Dixon cho rằng Việt Nam đang có nhiều cơ hội ngay trong khủng hoảng. Ảnh: Nhật Minh
Chuyên gia này không xem nặng việc GDP, thu nhập đầu người tăng chậm, chuyện doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên “sân nhà”. Bởi theo ông bản thân trong những thách thức đó đã ẩn chứa nhiều cơ hội, chẳng hạn như các tập đoàn đa quốc gia mạnh hơn về nguồn lực, uy tín nhưng không thân thuộc thị trường và không có khả năng quyết định nhanh như các doanh nghiệp nội địa.
Tiến sĩ Dixon cũng nhận định rằng nhìn từ bên ngoài, Việt Nam vẫn là một câu chuyện đáng ngưỡng mộ với thành tích tăng xuất khẩu tới 24,2% trong năm qua, trong khi Trung Quốc chỉ tăng 7,6%, Indonesia và Philippines là 6,9 và 5,2% trong khi Thái Lan giảm 3,9%.
> Patrick Dixon lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam
Tuy nhiên, từ những gì mắt thấy, tai nghe, chuyên gia kinh tế này nhận định rằng tại Việt Nam hiện nay, người ta đang nói quá nhiều về suy thoái. Cộng với một số chính sách chưa thật sự nhất quán đã khiến nhiều doanh nghiệp và người dân trở nên thiếu niềm tin vào nền kinh tế. “Việt Nam đang trong giai đoạn rất dễ mất lòng tin. Khi tôi ra thị trường, cảm nhận này là rất lớn”, Tiến sĩ Dixon phát biểu.
Theo khảo sát của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh trong năm 2012 chỉ đạt 33%. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 47% của năm 2011 và trung bình trên 70% của những năm trước.
Thất vọng ở kết quả kinh doanh hiện tại, theo vị chuyên gia này đã khiến nhiều doanh nghiệp, kể cả trong nước lẫn khu vực FDI mất niềm tin cũng như mong muốn mở rộng đầu tư trong tương lai, dù đang là những công ty rất có tiềm năng. Trong khi đó, do lo lắng về triển vọng kinh tế sẽ có chiều hướng xấu hơn, người tiêu dùng lại thắt chặt chi tiêu, vì thế càng gây khó cho doanh nghiệp.
Ngay sau hội thảo này, vấn đề niềm tin lại một lần nữa được đặt ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) ngày 3/12. Theo ông Trần Anh Vương, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, bên cạnh những âu lo về thị trường, quan ngại của doanh nghiệp còn đến từ những chính sách của cơ quan quản lý.
“Trước bối cảnh suy thoái, nhiều chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ cũng như những “gói giải cứu” đã được tuyên bố, nhưng không đủ liều”, đại diện này nhận định. Đặt câu hỏi về việc doanh nghiệp đang cần gì nhất tại thời điểm này, nhiều đại biểu cho rằng đó là việc lấy lại niềm tin. “Niềm tin chỉ có thể đến từ sự minh bạch, nhất quán và kịp thời chính sách. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, sự kịp thời là rất quan trọng bởi với độ trễ trong thực thi, nhiều doanh nghiệp đã không còn tồn tại đề chờ chính sách thay đổi”, ông Trần Anh Vương lưu ý.
Tại diễn đàn VBF, đại diện các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho rằng quá trình gây dựng lại niềm tin nên được bắt đầu từ chính cơ quan quản lý với những quyết định nhất quán và mau lẹ, tập trung cho các nhiệm vụ dài hơi như tái cơ cấu nền kinh tế, thay vì chỉ tập trung tháo gỡ các khó khăn trước mắt, thông qua chính sách tiền tệ hay tài khóa.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cần được vực dậy niềm tin. Ảnh: NYTimes
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cần được vực dậy niềm tin. Ảnh: NYTimes
Cũng có chung quan điểm này, Tiến sĩ Patrick Dixon cho rằng phần lớn các chính phủ thường có xu hướng đánh giá thấp quy mô cũng như tác động của các cuộc khủng hoảng trong giai đoạn đầu, nhưng lại phản ứng thái quá khi các vấn đề bắt đầu lan rộng. Chính những bất cập này, trong nhiều trường hợp, đã tác động xấu đến doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. “Với trường hợp của Việt Nam, tôi tin nếu các nhà quản lý có thể cải thiện hơn nữa việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp, cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia sâu hơn vào nền kinh tế, các bạn có thể vượt qua khúc quanh này”, nhà tương lai học này nhận định.
Ở góc độ vi mô, Tiến sĩ Dixon cho rằng đây là thời điểm mà các chủ doanh nghiệp phải tự lấy lại niềm tin và tìm ra cơ hội: “Kinh doanh, dù thề nào đi nữa vẫn là dựa trên lòng tin. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải hiện thực hóa các cam kết của mình. Do đó, bạn chỉ được phép bán chính những gì mà bạn tin tưởng”, chuyên gia này phân tích.
“Việt còn nhiều tiềm năng chưa khai thác. Những khách sạn chưa kín chỗ, sân bay dư công suất. Đừng nhìn đó là bi kịch, đó là cơ hội cho du lịch. Việt Nam cũng ở cạnh Trung Quốc, một xã hội đang giàu lên và có nhu cầu rất cao về tiêu dùng, đặc biệt là hàng xa xỉ…", Tiến sĩ Dixon lấy ví dụ.
"Tôi nghĩ điều quan trọng với các bạn lúc này là một liều thuốc niềm tin", ông nói thêm.

Hãy để ngày ấy lụi tàn

Nền KT Việt Cộng chắc chắn sẽ chết trong sự nhục nhã, khốn cùng, ê chề nhất trong lịch sử thế giới.

Sẽ có ngày các con số THẬT được tung ra, khi đó mọi người - trừ những ai theo dõi bài tôi viết - sẽ giật mình, chưng hửng, thảng thốt, hoảng sợ.

TỔNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VIỆT NAM SỤT GIẢM ÍT NHẤT 20% TRONG NĂM 2012, VÀ VIỆT NAM ĐANG BỊ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ, QUA THÁNG 3/2013 SẼ RƠI VÀO ĐẠI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CHƯA TỪNG THẤY TRONG LỊCH SỬ CÁC QUỐC GIA THỜI CẬN ĐẠI.

Mỗi 9 ngày, tiền lời phải trả trong toàn quốc còn cao hơn giá trị toàn bộ tập đoàn tư nhân lớn nhất VN, Hoàng Anh Gia Lai, thì làm sao nền KT này có thể sống sót?

Tiền lời tính rẻ nhất là 15%, thì hàng năm tổng tiền lời tại VN là 450 ngàn tỉ đồng, cho số nợ 3 triệu tỉ đồng.

Mỗi 9 ngày phải chạy cho ra 11096 tỉ đồng, trong khi HAGL chỉ có giá trị 10478 tỉ mà thôi:
http://en.stockbiz.vn/Stocks/HAG/Overview.aspx

Mỗi năm, tiền lời bằng 43 lần Tổng giá trị HAGL trên thị trường chứng khoán, thử hỏi làm sao mà trả, trong khi toàn bộ nền KT có ngành nghề nào làm ăn ra tiền, ra lời hay không, trừ các dịch vụ "không có không được" như y khoa, bán hòm, bán thuốc Tây, bán sữa?

Anh thợ hớt tóc gần nhà tôi bên đó than với gia đình tôi "ế quá, gần Noel, Tết mà ngày hớt có khi không được 10 cái đầu".

Bây giờ người ta nghèo tới mức không có tiền đi hớt tóc, nhiều người mua cây kéo cũ về hớt tóc cho nhau tại nhà, xấu xí mặc kệ.

ĐCSVN sẽ bị chết, còn nhục nhã hơn các ĐCS bên Đông Âu rất nhiều.

Nếu trở lại thời bảo thủ, bao cấp, thì đúng là có thể kéo dài sự sống sót, nhưng sức phản đối trong nội bộ ĐCS và trong toàn dân sẽ rất cao, nếu các sức phản đối, từ đó sinh ra phản KHÁNG này đủ mạnh, thì ĐCS chết không còn đất chôn, 1 thảm sát toàn quốc sẽ khó tránh khỏi.

Ông Dũng, bà vợ, 3 đứa con, chàng con rể, và đồng bọn khó thoát khỏi số phận như trong video này:

Alan Phan: Không còn là dự báo kinh tế

Thấm thoát đã năm hết Tết đến. Mùa của các dự đoán kinh tế cho 2013 bắt đầu.Các chuyên gia kinh tế kiếm cơm nhờ mùa này. Cá nhân tôi có 12 tờ báo đặt hàng; chưa kể đến những diễn thuyết tham luận tại các diễn đàn và hội thảo. Khi tôi từ chối vì thực ra không còn gì để dự đoán…ai cũng ngạc nhiên. Như Tết mà không có bánh mứt dưa hành, Xuân không có trẩy lộc mai đào…và báo Xuân không có dự đoán.

Các năm trước, những chuyên gia kinh tế kiếm tiền quá dễ. Trừ những anh chị phải lạc quan vì nhận chỉ thị hay tiền thưởng, bất cứ ai vô tư phán xét đều thấy rõ lối đi của chiếc xe kinh tế Việt.

Quá dễ để tiên đoán

Doanh nghiệp nhà nước làm chủ thể lãnh đạo? Tất cả kinh nghiệm từ OPM (tiền người khác) qua 5 ngàn năm lịch sử cho thấy sự lãng phí tham ô là hệ quả tất yếu (và người chủ thực sự của đồng tiền phải cày lưng trả nợ trong một thời gian dài).

67% tiền đầu tư của quốc gia cho vào bất động sản ư? Bong bóng phải phình căng và ngày bể bụng là chuyện thời gian. Rồi 82% phần trăm nợ ngân hàng xuất xứ từ thế chấp BDS? Khi bong bong BDS vỡ, thì các mùi hôi thối chôn vùi trong đống rác phải xì theo. Không thể có kết luận nào khác.

Trong khi đó, nguồn vốn thực của các ngân hàng bị méo mó vì sở hữu chéo, vì công ty sân sau của các chủ ngân hàng, vì “quan hệ” quan trọng hơn tính khả thi của dự án….Ngày mà mọi người liên quan phải chốt sổ kết toán phải là ngày của chuông báo tử.

Còn thị trường chứng khoán? Khi giá cả tùy thuộc vào đội lái tàu và tin đồn hay hỏa mù, thì sớm hay muộn, các nhà đầu tư chính thống phải chào thua và bỏ chạy. Trên nguyên tắc, một canh bạc bịp không thể kéo dài vì số lượng người ngu thường có giới hạn.

Lạm phát, lãi suất và tỷ giá? Khi chánh phủ qua Ngân Hàng Nhà Nước quyết định các con số và được Cục Thống Kê hổ trợ đắc lực, xa rời mọi can thiệp của thị trường, thì hoang tưởng xâm nhập cơ thể và cả quốc gia phải “lên đồng” và mọi người thi nhau ca múa.

Thị trường là một thế lực cứng đầu

Tôi về Việt Nam vào 2007 với tất cả háo hức của một đứa con vừa tìm về nhà. Chỉ 6 tháng sau, tôi bắt đầu thấy rõ những thủ thuật qua những con số thống kê thoa nắn, những chiêu tiếp thị vô trách nhiệm và những lòng tham cá nhân không kiểm soát. Tôi viết về những dự đoán không lấy gì làm sáng sủa và những quyền lực đang cầm lái cho chiếc xe kinh tế phản bác với những lạc quan hồ hởi kiểu viết biểu ngữ. Dù tôi sai về thời điểm (tôi nghĩ 2010 là năm bản lề) nhưng trận bão năm Thìn 2012 cũng đã đến với một cường độ Việt Nam chưa hề trải nghiệm.

Tôi kể lại chuyện cũ không phải để khoe vì thực ra mọi chuyên gia kinh tế có chút hiểu biết đều đi đến kết luận như tôi (tuy có vài người không tiện nói). Tôi nói ra để mọi người hiểu là chuyện dự đoán cái vũng lầy mà chúng ta đang mắc cạn ở đây không gì là khó khăn. Một sinh viên mới ra trường cũng có thể luận giải được điều này.

Tóm lại, chúng ta sẽ bắt đầu 2013 với một chiếc xe đang kẹt cứng trong bùn.

Định hướng nào đây, bác Mao ơi?

Dĩ nhiên có rất nhiều giải pháp để kéo chiếc xe ra khỏi đầm lầy. Chúng ta có thể kêu mấy cha tư bản ở xa (Âu Mỹ Nhật IMF..) đem chiếc xe câu tối tân đến kéo thoát. Chúng ta có thể chạy qua nhờ anh hàng xóm (TQ) dùng chiếc bán tải. Nhưng dĩ nhiên, ông Alan đã nói là “không gì là miễn phí”. Chúng ta phải cân nhắc so sánh giá cả phải trả, kể cả bổng lộc chức quyền của mọi người trong phe nhóm . Chúng ta cũng có thể về nhà, bắt mẹ đĩ phải lấy “vàng” hay “đô la” cho phe ta đem bán? Hay chúng ta có thể quyết định tử thủ vì lý tưởng vĩ đại, sống trên xe và chơi giữa đầm lầy như Bắc Triều Tiên.

Dĩ nhiên, tôi đoan chắc là không chuyên gia kinh tế nào có thể…dự đoán nổi cái giải pháp sẽ được chọn lựa. Vì tình hình hiện nay đã không còn là …kinh tế, mà là chánh trị. Chánh trị ở xứ này thì không ai có dự đoán chính xác, ngoài 5, 10 người sẽ “đóng cửa bảo nhau”.

Vì thế, khi các báo yêu cầu tôi viết một bài về …”dự đoán kinh tế cho 2013” thì tôi chỉ mỉm cười. Sau 5 năm đi về thường xuyên ở đây, nhân vật quyền lực nhất mà tôi quen biết là ..ông bảo vệ trong khu chung cư tôi sống. Tôi nghĩ ông cũng như 99.99% các người Việt hoàn toàn không can dự và hay biết gì về quyết định ảnh hưởng đến đời sống của ông và kinh tế Việt năm 2013 và 5, 10 năm sau đó.

Tôi quen làm khán thính giả cho rất nhiều vở kịch suốt 67 năm qua tại rất nhiều hí viện. Có nhiều vở kịch nồng hơn mắm ruốc…nhưng tôi bị cấm không được bỏ về sớm. Phần lớn đạo diễn và diễn viên đều ghét nhà phê bình. Nhưng mọi thứ rồi cũng thành thói quen. Mizaru, Kikazaru, Iwazaru….(a)