Saturday, January 31, 2015

Dân nghèo Quảng Ngãi và ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình

Chỉ mới bắt đầu vài phóng sự tại quê nhà Quảng Ngãi, độc giả đã rõ, cha con Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình đã dùng thủ đoạn dựng các công ty ma, lập dự án, chiếm đoạt làm của riêng hàng trăm héc ta đất của dân nghèo rồi phân lô rao bán, thu về hàng nghìn tỷ đồng bất chính, mua cả chục căn nhà mặt tiền, biệt thự, căn hộ cao cấp tại trung tâm thành phố Hà Nội. Sau khi hút cạn máu dân nghèo Quảng Ngãi, ông vọt lên Hà Nội với chức vụ mới là Viện trưởng Viện KSND Tối cao quyền lực hơn, có thể dễ dàng vơ vét hơn… Trong khi gia đình ông hưởng thụ cuộc sống đế vương tại Hà Nội, hoàn cảnh những người dân nghèo Quảng Ngãi hiện nay ra sao?

Càng tìm hiểu, chúng tôi càng quặn thắt đến nao lòng, càng thương những mảnh đời đói khổ càng căm hận những quan tham, không những không biết lo cho người dân địa phương, mà trái lại, dùng mọi thủ đoạn để vơ vét, hút cạn máu dân nghèo. Vẫn còn đó, trong năm 2015 này chứ không phải hàng chục năm về trước những hình ảnh cơ cực, bất hạnh của người dân nơi đây. Lớp lớp dân oan Quảng Ngãi về Thủ đô khiếu kiện vì mất đất, mất nhà, những cụ già đã ngoài 80 vẫn còn phải vất vả mưu sinh, những em nhỏ không có trường để học, những mái nhà lụp xụp thiếu trước hụt sau,… Nước mắt lưng tròng, chúng tôi chỉ biết nhìn lên trời gào thét, hỡi ông trời, liệu ông có mắt?

Xin giới thiệu với độc giả bài viết “Người bán khoai lang” của blogger “Tình yêu và Hy vọng” được viết vội trong một chuyến từ thiện về quê nhà Quảng Ngãi những ngày đầu năm 2015. Hình ảnh người phụ nữ bán khoai lang vụt qua bên vệ đường đã gợi lên những cảm nhận sâu lắng của tác giả về hoàn cảnh dân nghèo nơi đây, họ đã bị gia đình ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình dìm xuống tận cùng của xã hội ngay trước mắt chính quyền địa phương với sự lạnh lùng đến vô cảm….
Người bán khoai lang
Giữa cái rét cắt da cắt thịt của trời đồng, tôi bắt gặp hình ảnh một phụ nữ ngồi co ro bán bó khoai lang. Không phải ngọn khoai lang về luộc hay nấu canh nhưng là bó rau lợn. Chuyện cũng chẳng có gì nếu xảy ra cách đây 5 hoặc 10 năm về trước. Nhưng, đây là năm 2015, hình ảnh này vẫn con trên dải đất Việt Nam, đặc biệt xảy ra với người Kinh ở vùng Quảng Ngãi.

Về với vùng quê Quảng Ngãi trong chuyến từ thiện, chiếc xe vụt nhanh vượt qua người phụ nữ ngồi bên vệ đường. Không biết phải gọi là bà hay chị!? Gọi là gì cũng khó vì con người nơi đây cơ cực và già hơn so với tuổi. Vả lại, xe đi quá nhanh khiến tôi chỉ có thể ngó lại nhìn mà không kịp ghi lại tấm hình về người phụ nữ.
Người phụ nữ co ro bên vệ đường với chiếc nón lá tơi tả. Chiếc nón chẳng thể giúp chị ấm được trong con mưa phùn gió bấc nên chị phải mang trên mình chiếc áo mưa. Chiếc áo mưa màu trang nhưng thực ra là một mảnh hình vuông không thể che chắn được cơn gió lùa ùa vào đùa giỡn với da thịt chị. Chị ngồi đó run run, mặt cúi gằm bên rổ rau lang chừng mươi bó. Chắc chị đã đi từ rất sớm nên giờ đây chỉ còn từng đó. Những cọng rau lang già khú đế lợn cũng chả thèm ăn. Nếu muốn chúng ăn về phải băm nhỏ trộn với cám thì may ra mới vừa lòng con heo. Nghĩ đến đây, tôi lại nhớ đôi bàn tay trai sần của mẹ mình vì việc thái khoai lang.
Thực ra, giờ quê tôi không còn trồng khoai lang nhiều mà chỉ còn trồng khoai tây và rau vụ đông. Nhưng cách đây 13 năm về trước, khoai tây thì hiếm mà khoai lang thì nhiều. Những cánh đồng khoai lang bạt ngàn vào vụ đông được người nông dân vun trồng để kiếm thêm thu nhập. Củ to dành cho bữa ăn sáng, củ nhỏ để nuôi lợn. Nhà nào có lơn con thì mua củ nhỏ về nhử lợn - nghĩa là tập cho chúng ăn trong những ngày đầu tiên đến khi xuất chuồng cho thương lái. Cả dây lang cũng vậy, nhiều quá chẳng ai ăn mà đem bán để nuôi lợn nuôi gà.
Ngày đó, để có được những bó khoai lang đi chợ, từ chiều hôm trước mẹ và chị tôi đã phải tất bật ra đồng cắt dây rồi đem về nhà tối bó - hay còn gọi là làm hàng. Làm hàng không khéo thì không thể bán được. Cứ thế, mẹ và chị bó rau lang thành từng bó đến 12 thậm chí 1 giờ đêm. Bó xong xếp lại và tưới nước để rau tươi chuẩn bị cho buổi chợ sớm mai.
Ngày từ tơm tởm sáng, mẹ và chị đã dạy để xếp những bó rau lên xe thồ để lên thành phố bán. Phải lên phố chứ ở quê ai mua vì nhà ai cũng có. Cứ thế, hai mẹ con đi trong mưa phùn giá rét miễn sao tới nơi kịp khi trời sáng. Ngủ trưa chật thì coi như mang rau về. Chị lái xe thồ còn mẹ thì đẩy. Việc đi bộ trên quãng đường dài với xe rau nặng đã làm cả hai toát mồ hôi trong cái rét căm căm của trời đông. Song, khi dừng lại, cả hai run lên bần bật bởi cái rét của khí trời thêm cái rát do những giọt mồ hồ dẫn độ trong thân. Bán hết, cả hai quốc bộ về nhà chuẩn bị cho buổi chợ tiếp theo.
Người bán khoai lang bên vệ đường Quảng Ngãi
Công việc chuẩn bị là như thế. Những xe thồ chất ngất rau lang này đã làm cho đôi bàn tay của mẹ và chị đem xì. Đen xì vì nhựa bám che khuất làn da thâm tái vì lạnh.
Đó là chuyện của 13 năm trước, còn bây giờ, quê tôi chẳng còn ai nuôi lợn thủ công thế nữa. Hình ảnh vụ khoai đông xanh mướt với những luống khoai lang trải dài cũng đã mất. Những người phụ nữ bán khoai lang giờ cũng xa vắng. Ấy vậy, tới tận bây giờ, đầu năm 2015, tôi lại bắt gặp hình ảnh này tại vùng quê quảng ngài.
Người phụ nữ co ro bên những bó khoai lang già nua mong kiếm chút tiền về lo cho gia đình. Đi xa xa một chút, tôi lại thấy ruộng khoai ngứa xanh ngắt được trồng để nuôi lợn. Hình ảnh này quê tôi cũng không còn. Ấy vậy, nơi đây vẫn còn nhiều lắm. Người dẫn vẫn còn phải bán khoai ngứa, khoai lang để kiếm từng bạc lẻ. Ôi phụ nữa Việt Nam! Năm 2015 rồi mà vẫn còn những hình ảnh thế này!
Tò mò, tôi hỏi sao có hình ảnh như vậy tạ vùng quê cách mạng này. Một người bạn cho biết:
"Chính quyền nơi đây vô tâm lắm. Họ chỉ chăm lo cho mình, còn người dân thì sống chết mặc bay. Họ sống trong những ngôi nhà khang trang bên cạnh những hộ dẫn kiếm ăn từng bữa. Quả là người ăn không hết kẻ lần không ra. Cách mạng mà làm chi khi đã đến thế kỷ 21 đã qua năm thứ 15."
Quả thật, vùng quê nghèo này chỉ còn 8-3-1-6 và 1-10. Tại sao vậy? Những ai có sức vóc thì kéo nhau vào thành phố, ra Hà Nội hay vào nam kiếm sống cả rồi chỉ còn lại phụ nữ, trẻ em và người già. Họ ra đi đến xứ người kiếm manh áo hạt cơm và tương lai cho con em mình. Họ ra đi để chắt chiu từng bạc lẻ gửi về để dựng nhà dựng cửa cũng như lo cho con cái ăn học. Vùng quê im vắng thiếu sức sống vì sức sống đã bay đi tận trời xa. Đôi mắt của những con người nơi đây trở nên xa xăm. Xa xăm như chính tương lai mịt mờ mà người dân nơi đây. Và trên hết, người phụ nữ vẫn lầm lũi với đôi bàn tay đen đủi do nhựa khoai chẳng có cơ hội làm đẹp cho chính mình. Dầu vậy, họ vẫn đẹp hơn nhiều minh tinh màn bạc nào đó vì họ sống bằng chính sức lực và đôi tay của mình. Đôi tay đen nhưng lòng vẫn trắng trong như hoa huệ sớm mai lung linh dưới nắng!
Kính gửi quý độc giả một số hình ảnh để thấy cuộc sống của bà con Quảng Ngãi dưới sự chăn dắt quan tham - Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình:
Hàng trăm héc ta đất của người dân đã bị cha con ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình cướp trắng
Lớp lớp dân oan Quảng Ngãi đã nhiều năm đi khiếu kiện vì mất đất, mất nhà bởi các dự án của cha con ông Bí thư Nguyễn Hòa Bình
Một góc mặt tiền căn biệt thự BL09-02 của ông Nguyễn Hòa Bình tại Vinhomes Riversides, Hà Nội
Gia đình anh Đỗ Văn Quý, Hội Đức, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi phải cố gắng làm thuê lắm mới dựng được một căn nhà vách đất để che nắng che mưa
Các cháu nội tên Phúc, Đức của ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình chơi đùa với iPhone, iPad trong chăn ấm nệm êm
Cháu Đỗ Xuân Mến, con trai anh Đỗ Văn Quý, đang tuổi cần được đầy đủ, vậy mà bữa ăn của cháu cũng chưa được như cơm thừa canh cặn của cháu Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình
Thường xuyên những buổi tiệc tại nhà hàng sang trọng của ông Nguyễn Hòa Bình và cô con dâu Hoàng Minh Thủy
Một ngày của chị Chị Phan Thị Sơn, Bình Sơn, Quảng Ngãi bắt đầu từ lúc trời còn chưa sáng và chỉ về nhà nghỉ ngơi khi đã bẩy giờ tối…
Căn biệt thự AD01-58 của Nguyễn Việt Anh, cậu quý tử sinh năm 1990 của Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình
Căn nhà của bà Châu Thị Bưởi, Hương Nhượng Bắc, Quảng Ngãi dột nát, vách đất cũng xiêu vẹo và sạt lở
Con dâu ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình thường xuyên tháp tùng bố chồng trong những chuyến xuất ngoại
Bà Nguyễn Thị Lan, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi còn phải vất vả kiếm ăn từng bữa với việc làm thuê, làm mướn
Nguyễn Tuấn Anh, con cả ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình ăn chơi phè phỡn cùng nhân tình Nguyễn Ngọc Diệp
Bà Phạm Thị Liền, Đông Yên 3, Bình Sơn, Quảng Ngãi tuổi đã xế chiều vẫn còn phải vất vả bữa đói bữa no
Phu nhân Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình nâng ly chúc tụng thành quả
Bà Châu Thị Bưởi vất vả lên rừng kiếm từng miếng cơm
Hai cháu nội Phúc và Đức của ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình được hưởng nền giáo dục Quốc tế
Các em nhỏ miền núi Tây Trà, Quảng Ngãi không đủ cơm ăn áo mặc
Bà Phùng Nhật Hà, vợ ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình bận rộn với những buổi tiệc thâu đêm
Gia đình anh Đỗ Văn Quý cơ cực với những bữa ăn thường xuyên thế này

No comments:

Post a Comment