Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương: "công nhân tập trung tại cổng khu công nghiệp VSIP đã nhận cờ, áo đỏ sao vàng của người phát miễn phí. Trong quá trình công nhân diễu hành, một số kẻ đã sử dụng bộ đàm để liên lạc với nhau."
Điều này cho thấy có một thế lực có nhân sự, tài chánh và phương tiện tổ chức.
Chúng là ai? Trong số đó là "nhiều kẻ xăm trổ đầy mình, la hét kích động xung quanh. Nhiều công nhân cho biết, những người này cầm theo cả hung khí, nên họ rất sợ, phải lùi xa." theo tường trình của báo Tiền Phong (1)
Nhạc sỹ Tuấn Khanh trong bài tường thuật "Đi giữa dòng bạo động" cũng là nhân chứng tại chỗ: "Nhóm này có khoảng chừng 20, đến 30 người nòng cốt. Họ luôn chạy đầu, mang theo hung khí và hò hét để tập trung người. Các công ty mà chúng đi qua, gương mặt các nhân viên của công ty bảo vệ phái đến, rúm ró vì sợ hãi." (2)
Rõ ràng hiện hữu một thế lực đen sử dụng thành phần côn đồ làm lực lượng tiên phong cho cuộc khủng bố, khích động và đốt phá.
Chắc chắn chúng không phải là công nhân.
Lời đối thoại giữa Nhạc sỹ Tuấn Khanh và một người bảo vệ nói lên tất cả:
- “Bác à, những người đập phá này có phải là công nhân không?”,
- “Không, họ chưa bao giờ là công nhân, họ chuyên nghiệp”
- “Bác thấy họ là dân ở đây hay ở nơi khác đến?
Người bảo vệ mặt đanh lại như nửa muốn trả lời, nửa muốn im lặng...
Và trước sự chứng kiến của Tuấn Khanh khi anh bị lọt vào ngay giữa đám côn đồ: "Đám đông tràn vào sân. Tôi đứng nép vào phòng bảo vệ nhìn ra. Những thanh niên mày mặt rất lạ lùng, không thể là công nhân, trang bị gậy sắt, gậy gỗ và cờ
tràn vào sân công ty như một đạo quân xâm lược. Tiếng chửi thề, hú hét,
tiếng gầm máy xe... v.v biến sân công ty đang vắng lặng trở thành hỗn
loạn."
Một nhân chứng khác là blogger Huỳnh Ngọc Chênh trong bài Tường thuật từ Bình Dương và Biên Hòa.
Khi ông hỏi các công nhân nhà máy giày Thông Dụng rằng ai đã đốt nhà
máy, có phải chính công nhân của nhà máy hay không thì được trả lời công nhân nhà máy không làm việc nầy.
Các công nhân chỉ biết những thành phần phá hoại nằm trong đoàn biểu
tình. Và những công nhân này đang buồn rầu và lo tính chuyện thu xếp về
quê vì không còn nhà máy để làm việc. (3)
Tương tự, các CTV của Danlambao khi liên lạc với một số công nhân cũng
được cho biết là có nhiều thanh niên không phải là công nhân mang theo
hung khí đến công ty đe dọa và gây áp lực buộc nhà máy đóng cửa để công
nhân xuống đường. Trong nhiều trường hợp, như ở Hà Tĩnh, chính công an là người đến yêu cầu và những thanh niên lạ mặt đầy hung khí không phải là công nhân, cũng không phải là người địa phương.
Vậy thì sau đám côn đồ "xung kích" này có sự thông đồng của một thành phần trong bộ máy an ninh?
Theo nhạc sỹ Tuấn Khanh khi đi quan sát hiện trường bị đốt phá:
"Có vẻ như không có sự kiểm soát nào. Những đoạn đường mà mọi ngày,
CSGT vẫn đứng khắp nơi, nay vắng lặng một cách khó hiểu. Cảm giác thật
khó tả khi gia nhập vào đoàn người. Chúng tôi cảm nhận thấy một điều rất
rõ, những nhóm xuống đường này đang kiểm soát thị trấn, kiểm soát thành
phố mà không có bất kỳ sự ngăn chận nào..."
"Cho đến khi chúng tôi đến đây, đã là ngày thứ 3 của các cuộc bạo
động, nhưng hầu như chạy suốt vài mươi cây số, tuyệt nhiên không hề thấy
bóng công an, CSGT hay CSCĐ... Trên con đường mà chúng tôi chứng kiến
hàng chục công ty bị đốt, phá, cướp... số những nơi có CSCĐ đứng giác
chỉ đếm trên đầu ngón tay..."
Và điều gì xảy ra khi đám côn đồ nhận lệnh chủ lên cơn điên? Tại một công ty Đài Loan, nhạc sỹ Tuấn Khanh kể lại:
"Tôi quay ra nhìn ngoài cửa thì thấy một đám đông bạo động đang ập
đến. Nhóm dẫn đầu cũng khoảng 30 người, nhưng đằng sau sắp đến thì cả
trăm hơn. Mặt cả 3 người bảo vệ biến sắc. Một trong hai cô bảo vệ nhấn
số gọi công an, nhưng ít giây sau đó, thả máy xuống, thở nặng nhọc: đầu dây bên kia đột ngột bị cắt ngang.
Tôi quay sang hỏi cô gái bảo vệ, khoảng trên 30 tuổi, “Sao mình không gọi công an đến giúp?”. “Không ăn thua gì, họ không đến hoặc đến lúc không còn cần nữa”, cô bảo vệ nói như gào lên, giọng có vẻ tức giận pha trộn sự sợ hãi."
Do đó, rõ ràng những thủ phạm bạo động chính là những tên côn đồ được lệnh của một thế lực trong đảng, cộng theo một thành phần công an thuộc thế lực này phối hợp lại để thành một lũ côn an
mà "sứ mệnh" là tạo không khí bạo động lan tràn khắp nước, bôi nhọ hình
ảnh biểu tình chống Trung Quốc và tạo hình ảnh xấu xa cho cả quốc gia.
Cho đến nay, theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh, 76
người đập phá ở nhà máy thép Formosa, khu công nghiệp Vũng Áng, huyện Kỳ
Anh làm cho một người chết và 149 người bị thương đã bị bắt. (4)
Tại Bình Dương, Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình
Dương cho biết công an tỉnh đã bắt giữ hơn 400 hung thủ có hành vi kích
động công nhân gây rối, đập phá nhiều công ty trên địa bàn. (5)
Đối chiếu tình hình vắng lặng, công an lơ là, côn đồ làm chủ tình thế
lúc lửa đang cháy, công ty đang bị phá sập và thông tin 76 + 400 tên côn
đồ bị bắt một loạt cho thấy có sự bất thường để chúng ta phải đặt câu
hỏi:
Những người bị bắt này có phải là thành phần chủ mưu khích động
hay chỉ là những công nhân bị khích động vì hiệu ứng đám đông, vì bị đè
nén lâu ngày dưới những bất công, chèn ép của môi trường làm việc và
các chủ nhân ông?
Nếu những người bị bắt này là thành phần chủ mưu khích động thì thế lực nào cung cấp cho chúng tiền bạc, vật dụng cờ xí, kế hoạch tổ chức?
*
Trong khi đó chính công nhân mới là những người đã kiên trì bảo vệ công
ty làm việc và chống lại hành vi phá hoại. Theo Tiền Phong: "hàng
trăm người định xông vào nhưng đã bị bức tường bảo vệ gồm những công
nhân của công ty cản lại, giương cao khẩu hiệu: “Bảo vệ công ty là bảo
vệ việc làm”. Những công nhân này sau đó đã đẩy lùi được nhóm người quá
khích." (1)
Dù phải đối diện với viễn ảnh bị mất việc làm vì công ty bị đám côn đồ
đốt phá, những người công nhân cần cù vẫn tiếp tục bày tỏ quan điểm của
họ và được thể hiện với những biểu ngữ xuống đường bày tỏ tinh thần biểu
tình "đúng cách":
Tuy nhiên, một hiện tượng được tường thuật bởi News.zing.vn (6):
"Anh Phong chia sẻ, từ sáng tới chiều có nhiều người
vẻ mặt hung hăng đến mắng chửi anh và nhóm bạn, nhưng mọi người không
hề lo lắng vì nghĩ mình đang làm việc đúng, được người dân xung quanh
đồng tình." đã chứng minh rõ thêm rằng những thủ phạm bạo động không
phải là một số người quá khích nhất thời mà là một tập hợp có tổ chức,
có mục tiêu, tiếp tục gửi người đi khủng bố tinh thần công nhân, không
muốn những người này bày tỏ quan điểm biểu tình với nội dung như những
ảnh trên."
Bên cạnh những công nhân lên án hành động đốt phá là những nỗ lực âm
thầm của những người dân, của các nhóm dân sự xã hội dân sự. Theo nhạc
sỹ Tuấn Khanh chứng kiến:
"Duy chỉ có hoạt động hết sức thầm lặng và kiên trì của các nhóm dân
sự xã hội ở vài nơi nhằm hạ nhiệt của các đoàn người đang lên cơn sốt.
Ngay trong đoàn, chúng tôi nhìn thấy 2,3 chiếc xe với các bạn trẻ cứ
chạy song song và dúi cho những người biểu tình các tờ photocopy... Nội
dung trong đó ghi rằng “Lời kêu gọi khẩn cấp Kính gửi các bạn công nhân ở
tỉnh Bình Dương và cả nước”. Với phông chữ khoảng 12pt, tràn trang giấy
là lời kêu gọi mọi người hãy bình tĩnh và kêu gọi đừng cướp phá, sẽ bất
lợi cho Việt Nam... Ngay trong khu Công nghiệp Sóng Thần, giữa những
đám cháy và sự kích động điên cuồng của đám đông chạy đi chạy lại, gậy
và cờ, hò hét, vẫn có một nhóm thanh niên im lặng dũng cảm đứng dựng
băng-rôn lớn, trên đó có dòng chữ ghi “Hãy biểu tình đúng cách. Không
đập phá tài sản. Không lấy tài sản”".
Những công nhân, những người dân và những nhóm xã hội dân sự đã chứng
minh rằng biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là một hành động chính
đáng, được thể hiện bằng một thái độ ôn hoà. Những nỗ lực này đã bị phá
hoại, bôi bẩn có tổ chức, có kế hoạch của một thế lực đen bên trong tập
đoàn cai trị đỏ.
No comments:
Post a Comment