1. Luận điểm 1 của phía Việt Nam: Công hàm Phạm
Văn Đồng chỉ thừa nhận chủ quyền 12 hải lí của Trung Quốc, mà không hề
thừa nhận quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Bời vậy,
về cơ bản, công hàm không đề cập đến vấn đề lãnh thổ, không đề cập đền
quần đảo Tây Sa và Nam Sa.
Phản luận của Ngô: Đoạn thứ nhất trong “Tuyên bố
lãnh hải”, mà chính phủ Trung Quốc đã công bố vào tháng 9 năm 1958, đã
nói rất rõ rằng, phạm vi bao quát trong 12 hải lí của lãnh hải Trung
Quốc là thích dụng cho tất cả lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó, bao gồm
cả quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.
Công hàm Phạm Văn Đồng đã rất rõ ràng “ghi nhận và tán thành” với
tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, thì trước hết chính là
thừa nhận và tán thành chủ trương về lãnh thổ của Trung Quốc, bởi vì chủ
trương về lãnh hải có gốc là chủ quyền lãnh thổ, lãnh thổ không tồn tại
thì lãnh hải cũng không có căn cứ.
Công hàm Phạm Văn Đồng không đưa ra bất cứ quan điểm bất đồng hay ý
kiến bảo lưu nào về Tuyên bố Lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, thì theo
lô-gich, là cho thấy chính phủ Việt nam tán thành với toàn bộ nội dung
của Tuyên bố Lãnh hải do chính phủ Trung Quốc đưa ra, trong đó, có bao
gồm cả chủ trương “quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa thuộc vào lãnh thổ
Trung Quốc”
2. Luận điểm 2 của phía Việt Nam: Vào thập niên
1950, quan hệ giữa Trung Quốc và nước Mĩ là xấu, hạm đội 7 của hải quân
Mĩ đóng giữ tại eo biển Đài Loan, uy hiếp sự an toàn của Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố lãnh hải là để cảnh cáo nước Mĩ không được
xâm phạm đến lãnh hải Trung Quốc. Công hàm Phạm Văn Đồng là nghĩa cử
của chính phủ Việt Nam lên tiếng ủng hộ Trung Quốc dựa trên tình hữu
nghị Việt – Trung tốt đẹp, ý nguyện đó không có liên quan đến lãnh thổ.
Phản luận của Ngô: Vào thời gian này, tình hữu nghị
Việt – Trung tốt đẹp là sự thực, nước Mĩ lại là kẻ thù chung của hai
nước Việt – Trung, Việt Nam lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trên trường quốc
tế chính là lí do tình cảm đó. Thế nhưng, trong vấn đề không thể hàm hồ
là giao thiệp về chủ quyền lãnh thế như thế, cứ tự nói “ý nguyện” là
thế này thế kia, để mà lật lại câu “ghi nhận và tán thành” rành rành
trên giấy trắng mực đen, thì trong quan hệ quốc tế vốn trọng chứng cớ
văn bản, sẽ không được người ta tin tưởng và công nhận đâu !
3. Luận điểm 3 của phía Việt Nam: Lúc đó, Việt
Nam đang ở vào giai đoạn chiến tranh, Trung Quốc là nước viện trợ chính
cho Việt Nam, để có được chiến thắng, Việt Nam không thể không thừa nhận
Tuyên bố Lãnh hải của Trung Quốc.
Phản luận của Ngô: Cách biện luận này có ngầm ý sau:
nếu không ở vào hoàn cảnh chiến tranh, nếu không cần sự viện trợ của
Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ không thừa nhận Tuyên bố Lãnh hải của Trung
Quốc, không phát sinh (sự kiện) công hàm Phạm Văn Đồng. Thế nhưng, loại
biện luận như thế này chỉ là miêu tả lại một sự thực đã xảy ra, không
thể, dù một chút xíu, phủ định được hiệu lực của công hàm Phạm Văn Đồng.
Thêm nữa, không có bất cứ chứng cớ nào chứng minh việc Trung Quốc đã
lợi dụng Việt Nam ở vào hoàn cảnh khó khăn đang cần sự giúp đỡ của Trung
Quốc để dồn ép chính quyền Việt Nam phải nuốt bồ hòn làm ngọt mà thừa
nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Bản thân công hàm đã gửi cho
chính phủ Trung Quốc và nội dung của nó cho thấy: tất cả đều là quyết
định tự chủ tự nguyện của chính phủ Việt Nam.
Nói ngược lại, giả như ở vào thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa chủ trương rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh
thổ Việt Nam, thì từ lập trường dân tộc chủ nghĩa vững chắc và nhất quán
của người Việt Nam, chính phủ Phạm Văn Đồng sẽ không gửi công hàm đó
cho Trung Quốc, hoặc chí ít thì trong công hàm sẽ bỏ quần đảo Tây Sa và
quần đảo Nam Sa ra bên ngoài.
Lại thêm nữa, cộng với chứng cớ là việc trước năm 1975, trong nhiều
trường hợp (nói chuyện giữa nhân viên ngoại giao với nhau, bản đồ, sách
giáo khoa), Việt Nam đều chủ trương rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam
Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc, thì có thể chứng minh rằng, việc thừa
nhận trong công hàm Phạm Văn Đồng rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam
Sa thuộc lãnh thổ vốn có của Trung Quốc chính là cách suy nghĩ thực sự
của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
4. Luận điểm 4 của phía Việt Nam: Ở thời điểm đó
(1954-1958), căn cứ theo Hiệp định Giơ-ne-vơ thì, quần đảo Tây Sa và
quần đảo Nam Sa đều thuộc phạm vi quản lí của nước Việt Nam Cộng hòa
(miền Nam Việt Nam), tranh chấp lãnh thổ là giữa Trung Quốc và chính
quyền Việt Nam Cộng hòa, chính quyền miền Bắc là bên thứ ba ở ngoài
không liên quan đến tranh chấp, chính quyền miền Bắc không có quyền xử
lí đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa, vì vậy, công hàm Phạm Văn
Đồng không có giá trị.
Phản luận của Ngô: Trước năm 1975, tức là trước khi
chính quyền miền Bắc giành chiến thắng để thống nhất hai miền Nam Bắc,
miền Bắc một mực tuyên bố mình là chính thống, là đại diện hợp pháp duy
nhất cho Việt nam, và gọi chính quyền miền Nam là “bù nhìn”, là “chính
quyền ngụy” phi pháp, cần phải tiêu diệt. Ở thời điểm đó, trên trường
quốc tế, một số quốc gia có quan hệ tốt với miền Bắc, trong đó có Trung
Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam;
và phía Trung Quốc, vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, thể theo đề nghị của
chính quyền miền Bắc, đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với
miền Bắc, hai bên cùng cử đại sứ (tới Hà Nội và Bắc Kinh). Trung Quốc là
nước đầu tiên trên thế giới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ những sự thực lịch sử không thể chối
cãi đó, chính phủ Việt Nam hiện nay chính là nhà nước kế tục của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây, sau khi chiến thắng và thống nhất
hai miền Nam Bắc, lẽ ra phải giữ vững chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ
quốc tế, cũng tức là tín nghĩa cho nền chính trị của quốc gia, giữ vững
lập trường quốc gia trước sau như một, đằng này, tại sao lại vì lợi ích
vốn không nên có, mà “qua cầu rút ván”, bội tín phản nghĩa ? !
Nếu theo quan điểm đã nhắc đến ở trên của các học giả Việt Nam thì,
miền Bắc là “bên thứ ba ở ngoài không liên quan”, như vậy, sẽ có nghĩa
là thừa nhận địa vị hợp pháp của chính quyền miền Nam, và thế thì, những
cái gọi là “bù nhìn” hay “chính quyền ngụy” chỉ là cách gọi càn, và
việc “giải phóng miền Nam” của chính quyền miền Bắc chính là hành động
xâm lược. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, bên xâm lược không có quyền
“kế thừa” lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược, thế thì,
chính quyền Việt Nam hiện nay, vốn là kế tục của chính quyền miền Bắc
trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của chính quyền
miền Nam để mà đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần
đảo Nam Sa.
5. Luận điểm 5 của phía Việt Nam: Căn cứ theo
Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính quyền miền Bắc và chính quyền miền Nam đều là
chính quyền lâm thời, cần phải có cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc mới
có thể đưa đến một chính quyền hợp pháp. Trong tình trạng chưa có được
chính phủ hợp pháp thông qua tổng tuyển cử trên toàn quốc, chính quyền
lâm thời không có quyền quyết định vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Bởi vậy, công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị.
Phản luận của Ngô: Tháng 7 năm 1954, các nước tham
dự Hội nghị Giơ-ne-vơ đã kí Hiệp định đình chiến cho Việt Nam, trong
Hiệp định có qui định rằng “thông qua bầu cử phổ thông tự do, thực hiện
việc thống nhất hai miền Nam Bắc”. Thế nhưng, chính quyền miền Bắc lấy
lí do rằng hiệp định này được kí kết dưới sự dàn xếp của chính phủ Trung
Quốc, đã làm tổn hại đến lợi ích của Việt Nam, không đại diện cho lập
trường của miền Bắc, cho nên ngay từ đầu đã không muốn tuân thủ hiệp
định. Tiến triển lịch sử về sau này cũng cho thấy cả chính quyền miền
Bắc và chính quyền miền Nam đều không hề có ý tiến hành cuộc tổng tuyển
cứ phổ thông tự do trên toàn quốc thông qua các cuộc tiếp xúc, cũng
không đạt được bến bất cứ thỏa thuận làm việc nào, mà cả hai chỉ tự mình
tuyên bố mình là “chính thống”, qua đó cho mình trở thành chính quyền
“mang tính vĩnh cửu” mà không phải là lâm thời. Cả hai đều xây dựng cơ
cấu chính quyền quốc gia hoàn chỉnh, như có quốc hội, chính phủ và các
cơ quan bộ.
Luận điểm số 5 ở trên đã bị sự thực lịch sử phủ định, không còn sức thuyết phục nữa.
6. Luận điểm 6 của phía Việt Nam: Theo nguyên
tắc của hiến pháp, tất cả tuyên bố về với chủ quyền lãnh thổ mà chính
phủ đưa ra đều phải có được phê chuẩn của quốc hội thì mới có hiệu lực.
Công hàm Phạm Văn Đồng không thông qua quốc hội để được phê chuẩn, cho
nên không có hiệu lực về pháp luật.
Phản luận của Ngô: Có học giả Việt Nam cho rằng đây
là chỗ quan yếu nhất để chứng minh công hàm Phạm Văn Đồng vô hiệu, do
đó, đây cũng là lí do không thể bác bỏ. Thế nhưng, ở bài này, tôi cho
rằng, sự việc thảy đều không chắc như đinh đóng cột như họ nói đâu, có
thể phản luận từ hai phương diện: lô-gich pháp luật, sự thực lịch sử.
Thứ nhất, công hàm Phạm Văn Đồng không phải là điều ước ngoại giao,
cũng không phải là tuyên bố đơn phương từ bỏ chủ quyền lãnh thổ, nên
không cần sự phê chuẩn của quốc hội. Năm 1958, chính phủ Trung Quốc công
bố Tuyên bố Lãnh hải, mục đích của nó không phải là tuyên bố chủ quyền
lãnh thổ của Trung Quốc chỉ riêng cho một mình Việt Nam. Chính phủ Việt
Nam và ông Phạm Văn Đồng đã giao công hàm này cho phía Trung Quốc, cũng
không phải là từ bỏ chủ quyền lãnh thổ của nước mình, mà là, từ xác tín
trong nội tâm, đã “ghi nhận và tán thành” chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải
của Trung Quốc. Bởi vì nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ đầu đã
thừa nhận “quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa từ xưa đã là lãnh thổ của
Trung Quốc”, về cơ bản, không có vấn đề Việt Nam từ bỏ chủ quyền lãnh
thổ của mình.
Vào thời điểm đó, giữa Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không
có tranh chấp lãnh thổ, công hàm Phạm Văn Đồng là xác nhận sự thực của
chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là xác nhận ngoại giao về văn bản
mà Trung Quốc đã đưa ra, là thuộc phạm vi quyền hạn ngoại giao của chính
phủ Việt Nam, không cần có sự phê chuẩn của quốc hội.
Thứ hai, Việt Nam lúc đó không có quốc hội chính thức, cũng không có
hiến pháp chính thức. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên
ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, tuyên bố thành lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến
hành bầu cử toàn dân tại vùng mà mình quản lí được, đưa tới sự ra đời
của “quốc hội soạn thảo hiến pháp” mang tính lâm thời, soạn ra hiến
pháp. Thế nhưng, do quân xâm lược Pháp đang từ Hải Phòng tiến về uy hiếp
Hà Nội, thời gian ngắn của hòa bình tạm thời đã bị phá bỏ, lại bắt đầu
chiến tranh kháng Pháp, dự thảo hiến pháp tuy đã được thông qua nhưng
chưa được đem ra công bố. Sau khi sứ mệnh soạn hiến pháp của “quốc hội
soạn thảo hiến pháp” đã hoàn thành, nếu quốc hội chính thức được sinh ra
một cách trái luật, thì hoạt động bình thường của quốc hội ấy sẽ càng
không có gì để nói đến nữa. Do đó mới có “Quốc hội giao quyền cho chính
phủ căn cứ theo nguyên tắc đã xác định của hiến pháp mà thực thi quyền
lập pháp”. Tình trạng này kéo dài đến năm 1960. Sau này, phía Việt Nam
xác định nhiệm kì của Quốc hội khóa I là từ năm 1946 đến năm 1960, với
độ dài nhất là 14 năm, đủ để chứng minh là thời kì bất thường: (quốc
hội) tồn tại tương đối khó khăn, chính quyền chưa thể thực hiện được các
hoạt động một cách bình thường. Hiến pháp chính thức đầu tiên của Việt
Nam là Hiếp pháp năm 1959.
Thông qua khảo sát về lịch sử hiến pháp và quốc hội của Việt Nam, có
thể nghiêm túc nói rằng, trước và sau năm 1958, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa chưa có hiến pháp, cũng chưa có quốc hội. Chính phủ căn cứ vào
qui định của “quốc hội soạn thảo hiến pháp” mang tính lâm thời mà có
được quyền lập pháp, điều đó có nghĩa, trên thực tế, chính phủ có cả
quyền lực của quốc hội. Việc chính phủ của ông Phạm Văn Đồng gửi công
hàm đó cho chính phủ Trung Quốc là hoàn toàn nằm trong phạm vi quyền hạn
hợp pháp của chính phủ.
Ngô Viễn Phú
Bài này Dân News tổng hợp trên các trang mạng. Được biết ông Ngô
Viễn Phú hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật Việt Nam (Đại học
Dân tộc Quảng Tây), từng là du học sinh của Đại học Quốc gia Việt Nam.
Ngô Viễn Phú cho biết ông từng theo học chương trình tiến sĩ luật học
tại Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam, từ năm 2001 đến năm 2006.
No comments:
Post a Comment