Thursday, May 22, 2014

Những hình ảnh phản cảm trong biểu tình chống Tàu cộng

Trong những cuộc biểu tình chống Tàu Cộng xâm lăng vừa qua, đã xuất hiện những hình ảnh phản cảm, mâu thuẫn với mục đích biểu dương lòng yêu nước quyết tâm bảo vệ tổ quốc của người Việt Nam chân chính, đồng thời làm trò cười cho giặc. 
Những hình ảnh phản cảm đó là: chân dung Hồ Chí Minh, cờ búa liềm và cờ đỏ sao vàng. 
Trước hết là Hồ Chí Minh. Dù xác bất kể là Hồ Nghệ hay Hồ Hẹ, hồn “bác” đã thuộc về Trung Cuốc từ lâu lắm rồi.
Từ thuở bình minh của Kách Mạng, “Bác” đã cắm rễ đất Trung Cuốc bằng những danh xưng: Loo Shing Yan, Lý Thụy, Lý Mỗ, Howang T.S, Trương Nhược Trường, Vương Sơn Nhi, Vương Đạt Nhân, Wang, Liwang, Tiết Nguyệt Lâm, Lâm Tam Xuyên, Cúng Sáu Sán, Wan You... Rồi bác cắm luôn con chim vào “đất” Tàu Tăng Tuyết Minh xin chọn nơi này làm vợ.  (*)
Kể từ đây, “Người” bỏ Ta thiên Tàu thành công về mọi mặt. 
Về văn chương chữ nghĩa, "Người” làm thơ Tàu hay hơn thơ Ta: 
“Người” ngâm thơ Tàu: 
“Vô yên, vô tửu quá tân xuân, 
Dị sử thi nhân hóa tục nhân. 
Mộng lý hấp yên, ngật mỹ tửu, 
Tỉnh lai cánh phấn chấn tinh thần” 
“Người” ỉa (vào) thơ Ta: 
“Đau khổ chi bằng mất tự do 
Đến buồn đi ỉa cũng không cho 
Cửa tù khi mở không đau bụng 
Đau bụng thì không mở cửa tù” 
Lúc gần chết “Người” đang CS vô thần bổng chuyển thành hữu thần, nhưng “di chúc”, thay vì đi gặp tổ tiên ông bà, Người lại đi gặp cụ Mác cũng là cha chung bác Mao. Khi sắp lìa trần, “người” không đòi nghe câu hò ví dặm Nghệ Tĩnh, nhưng lại chỉ đòi nghe nhạc Xẩm cho bằng được mới chịu nhắm mắt. 
Về tư tưởng, “Người” công nhận “bác có thể sai, chứ Mao Chủ Tịch không bao giờ sai”, thành thử ngày nay các đệ tử chân truyền của Mao sang khoan dầu trong biển VN là chuyện “cũng đúng thôi”. 
Về tay chân: Chữ ký trong Công hàm Bán nước ngày 14/9/1958 là của TT Phạm Văn Đồng, nhưng cáy tay chính là của Hồ Chí Minh. 
Ai đời bác như vậy mà các cháu cứ dựng bác dậy đi biểu tình chống Trung Quốc! 
Rồi lại cờ búa liềm. Cờ búa liềm là cờ chung của đảng CS trên toàn thế giới. Cùng băng đảng với nhau, ai lại đi oánh nhau, nhất là oánh nhau vì tranh nhau miếng ăn, ngụm uống (dầu khí). Làm thế mà không sợ thiên hạ người ta cười cho... 
Còn cờ đỏ búa liềm mà nhiều người bị lầm gọi là cờ tổ quốc. Tổ quốc Việt Nam từ ngàn xưa đến ngàn sau chỉ biết có màu vàng là tượng trưng cho hồn Việt Nam hiền hòa không hề đòi “uống máu” ai, kể cả máu quân thù như màu đỏ khát máu. Cờ tổ quốc Việt Nam văn hiến không thể là tấm khăn lau hay nhuộm máu người. Cờ đỏ sao vàng nếu bị gọi là “cờ tổ quốc” thì tổ quốc này phải là tổ quốc Phúc Kiến, vì đó là cờ của tỉnh Phúc Kiến bên Tàu mà Hồ Chí Minh đã “có công ra đi tìm đường”... mang về VN. 
Thành thử khi đi biểu tình chống Tàu xâm lăng mà vận dụng những món hình Hồ, cờ Đỏ Sao Vàng và cờ Đỏ Búa Liềm là những thứ “cùng phe chúng cả”, chỉ gây phản cảm cho người Việt Nam chân chính, đồng thời làm trò cười cho đám hải tặc lênh đênh quanh dàn khoan HD 981trên biển Đông đang buồn vì nhớ nhà: “VN đã chính thức công nhận bằng giấy trắng mực đen HS và TS là của China từ 1958, rồi đến Hội Nghị Thành Đô 1990 và 1992 và tiếp theo là Thỏa Thuận nọ Hiệp Định kia mới cam kết sau này, và những tuyên bố mới đây của Tổng Bí thư NPT về tình hữu nghị anh em, Bộ trưởng QP thì “bảo vệ tổ quốc chỉ bằng hòa bình” v.v... nay chủ nhân muốn khoan nhặt gì cũng là quyền người ta, mắc mớ gì mà phải ầm ỉ”.

Ðảng Cộng Sản đào nhiệm hay từ chức?

Công ty CNOOC đem giàn khoan HD-981 vào hải phận nước ta, Cộng sản Trung Quốc muốn trắc nghiệm hai điều: Một là phản ứng của người dân Việt Nam, hai là thái độ của đảng Cộng sản Việt Nam; như mục này đã viết trước đây hai tuần.

Ðối với phản ứng của dân Việt thì Trung Cộng có thể đoán trước được, và đã chuẩn bị đối phó. Biết trước được vì dân Việt đã từng bày tỏ lòng phẫn nộ trước các hành động gây hấn, xâm lấn của họ rất nhiều lần, dù bị chính quyền ngăn cấm. Bắc Kinh phải đoán rằng phản ứng của người Việt lần này chắc chắn mạnh mẽ hơn. Cho nên từ đầu Tháng Ba 2014, họ đã báo động, khiến công ty Hua Wei thông báo nhân viên chuẩn bị rút về nước. Họ có thể chuẩn bị phá các cuộc biểu tình của dân Việt, bằng một âm mưu xâm nhập, khích động, biến cuộc tuần hành thành ra những vụ cướp của, giết người. Thêm vào đó, cho người tấn công tất cả các công ty ngoại quốc, từ Ðài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn, đến Singapore. Trước dư luận thế giới họ hành động chống Trung Cộng của dân Việt sẽ mất uy tín, bị coi là quá khích, thay vì danh chính ngôn thuận.

Về kinh tế, họ làm giới đầu tư từ các nước Á Ðông lo sợ, rút tiền về; kinh tế nước ta sẽ gặp khó khăn. Ðây là một mũi tên bắn hai con chim. Cho tới nay, Cộng sản Trung Quốc ít nhất đã đạt được mục tiêu phá hoại kinh tế. Giá vàng đã tăng vọt, đồng tiền Việt Nam xuống giá, dân lo rút tiền khỏi các ngân hàng, trên thị trường chứng khoán, trong một tuần từ ngày 8 Tháng Năm, giá trị các cổ phiếu đã giảm sáu tỷ đô la. Tại một tỉnh Bình Dương, hàng trăm ngàn công nhân mất việc làm vì các nhà máy đóng cửa.

Hậu quả tâm lý sẽ lâu dài hơn. Dư luận thế giới thất vọng về tình trạng gọi là an ninh, trật tự tại Việt Nam. Tất cả những lời khoe khoang, hứa hẹn về “ổn định chính trị” đã tan thành mây khói. Ổn định thế nào được nếu chỉ cần một nhóm người khích động là hàng chục ngàn người xuống đường đốt phá? Cả thế giới chứng kiến những biểu hiện của lòng dân phẫn uất, bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nổ. Guồng máy cảnh sát, công an chuyên đàn áp nông dân đòi đất, công nhân đòi tăng lương, nhưng không làm gì để bảo vệ an ninh cho các xí nghiệp.

Ngay bây giờ, Trung Cộng đã thành công trong hai mục tiêu tâm lý và kinh tế, cho tới khi nào người Việt Nam tìm được cách chống lại, trên cả hai mặt trận.

Nhưng cho tới nay, chính quyền Việt Nam gần như tê liệt, không làm gì để chống đỡ hai cuộc tấn công đó. Ngay sau khi các cuộc đốt phá xẩy ra, đáng lẽ chính quyền cộng sản phải lập một ủy ban điều tra cấp liên bộ để tìm thủ phạm gây ra các tổn thất, và hứa hẹn sẽ trừng phạt đúng pháp luật. Ngay lập tức, phải gửi ngay những phái đoàn, từ cấp bộ trưởng trở lên, tới các nước Á Ðông có nhà đầu tư bị thiệt hại, để công khai và long trọng xin lỗi họ. Ðáng lẽ một người cấp thủ tướng chính phủ, hoặc ít nhất một bộ trưởng đầu tư cùng với bộ trương công an phải họp tất cả các nhà đầu tư ngoại quốc để nhận lỗi. Phải trình bày ngay các biện pháp bảo vệ tài sản của họ tại Việt Nam, và đề nghị các phương án bồi thường cho các công ty đã bị thiệt hại.

Chính quyền Hà Nội không làm được những việc tối thiểu đó. Các ông lãnh đạo chỉ đưa ra những lời tuyên bố chung chung; ngay đối với người dân trong nước. Một quốc gia bị ngoại xâm đe dọa, với các đoàn quân tập trung nơi biên giới; với giàn khoan dầu trấn đóng trong vùng biển nước mình. Và những cuộc bạo loạt, cướp của, giết người trong nhiều tỉnh. Vậy mà những ông lớn không một ông nào lên tiếng trình bày mọi việc với quốc dân. Ở Nam Hàn, một tai nạn làm chết vài trăm học sinh, bà tổng thống phải lên ti vi nói chuyện với dân; ông thủ tướng nhận trách nhiệm và từ chức. Nhưng ở Việt Nam, không ai đứng ra nói một lời nào cho dân chúng biết tình hình chung và trình bày những phương cách đối phó. Hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng có nói, nhưng chỉ nói khi đi thăm các đơn vị đã bầu họ vào Quốc Hội, chứ không nói với tất cả quốc dân. Những lời nói của họ có tính cách riêng tư, trong một khung cảnh nhỏ nhoi, cả hai người không ai dùng danh nghĩa chủ tịch nước hay thủ tướng chính phủ.

Còn Nguyễn Phú Trọng, không những ông ta hoàn toàn im tiếng, cả Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng khóa 9 cũng không bày tỏ thái độ, dù họ đã họp nhau suốt một tuần lễ, từ ngày 8 đến 14 Tháng Năm. Những diễn văn khai mạc và bế mạc của ông tổng bí thư, tới các thông tin hàng ngày của hội nghị tuyệt nhiên không nói gì tới hành động xâm lược của Trung Cộng. Họ làm như không có chuyện gì quan trọng, 16 chữ vàng, 4 tốt vẫn tốt cả! Tại sao họ ngậm miệng như vậy?

Một cách giải thích tình trang trên là không một người nào, từ cấp bộ trưởng lên tới cấp thủ tướng, tổng bí thư, không ai dám công khai đưa mặt ra đối diện với quốc dân, với các đảng viên, các chính quyền nước khác và các nhà đầu tư quốc tế. Họ không dám nói, vì không biết phải nói gì. Từ trên xuống dưới đều há miệng mắc quai.

Nguyên nhân căn bản, sâu xa hơn, là trong mấy tuần qua toàn bộ Bộ Chính Trị không biết họ nên làm cái gì, không biết phải làm gì. Cơ cấu lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đang rơi vào tình trạng khó nói, khó nghĩ, bối rối, có thể coi là đang tê liệt. Không ai biết phải nói gì, làm gì, vì không biết quyết định ra sao. Tình trạng tê liệt này chính là thử thách thứ hai mà Trung Cộng muốn làm, khi cho đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Quảng Ngãi. Kết quả, cuộc trắc nghiệm cho Bắc Kinh thấy là đảng Cộng sản Việt Nam lâm vào cảnh hoàn toàn ngơ ngác và tê liệt. Những người cầm đầu đảng Cộng sản không biết phải làm gì nếu không bám lấy mối hy vọng“đồng chí, anh em, môi hở răng lạnh” đã xin được từ Hội Nghị Thành Ðô năm 1990. Suốt 24 năm qua, Trung Cộng đã dùng các lời hứa hẹn với Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười ở Hội Nghị Thành Ðô để ru ngủ Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam. Bây giờ, sau miếng đòn HD-981, toàn ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam chợt tỉnh ngủ, nhưng vẫn chưa biết phải làm gì! Báo NY Times tiết lộ Nguyễn Phú Trọng xin nói chuyện với Tập Cận Bình, và bị từ chối. Hành động đem máy bay, tàu thủy qua đón các công nhân lậu về Trung Quốc, và cảnh đưa chiến xa, đại bác tới ngay vùng biên giới, cho thấy Trung Cộng đã dứt tình, dứt nghĩa. Trong khi đó thì Cộng sản Việt Nam vẫn chỉ năn nỉ van xin, không biết xấu hổ. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thú nhận rằng đã 20 lần xin Bắc Kinh rút giàn khoan HD-981 đi chỗ khác, nhưng vô vọng. Tại sao phải năn nỉ đến 20 lần, điện thoại nói hai, ba lần chưa đủ sao? Tất cả, chì vì toàn bộ lãnh đạo đảng không biết phải làm gì, hoàn toàn bế tắc.

Bị Trung Cộng từ chối, nhưng Cộng sản Việt Nam vẫn không dám có thái độ dứt khoát nào, vẫn sợ không còn nơi nào bám víu. Trong mục này, ngay từ đầu chúng tôi đã đề nghị phải kiện chính quyền Trung Cộng ra trước tòa án trọng tài quốc tế, đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Ðảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa dám làm điều tối thiểu đó. Một đảng viên cộng sản ở Ðà Nẵng, nhân danh một luật sư đã nói lấp liếm rằng: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, nhưng nhân dân Việt Nam luôn đặt nặng nền tảng đạo lý, coi đạo lý là cái gốc của pháp lý!” Ðây là một cách biện hộ cho đồng đảng!

Một luật sư mà lại không dám dùng tới pháp luật, chỉ vì “đặt nặng nền tảng đạo lý!” Ðạo lý nào, nếu không phải là cố bám lấy 16 chữ vàng và 4 cái tốt! Trong lúc toàn dân phẫn uất rừng rực khí thế đấu tranh, đảng Cộng sản vẫn coi tình“đồng chí, anh em” giữa Trung Cộng và Việt Cộng đáng bảo vệ hơn là bảo vệ quyền lợi dân tộc. Họ bất động, không nói cũng không làm gì, vì vẫn còn muốn bám lấy Trung Cộng.

Thái độ đó cho thấy đảng Cộng sản Việt Nam đã đào ngũ, trốn tránh trách nhiệm, lánh mặt, không dám đối diện với dân Việt Nam cũng như với giới đầu tư quốc tế. Không khác gì chủ tịch thành phố Sài Gòn từ chối không tiếp một luật sư đến xin phép biểu tình; chỉ hứa hẹn ngày sau sẽ cho được gặp phó chủ tịch; nhưng sang ngày sau, cả phó chủ tịch cũng biến mất. Toàn ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang lẩn trốn, không ai dám gặp người dân.

Hành động có liêm sỉ nhất bay giờ là toàn thể Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng cộng sản Việt Nam hãy xin từ chức. Hãy tuyên bố trả lại quyền quyết định việc nước cho toàn thể dân chúng Việt Nam. Nếu không, tất cả các đảng viên cộng sản, từ trên xuống dưới, sẽ chịu trách nhiệm với lịch sử trong ngàn năm sắp tới.

Wednesday, May 21, 2014

Kịch bản “ụ nổi” giàn khoan HD 981

Đã hơn một tuần, từ sau ngày công nhân biểu tình bạo loạn tại Bình Dương lan ra Hà Tĩnh và gần như khắp nước, gây chết người, đốt cháy một số hãng xưởng, công an đã bắt giữ cả ngàn người nhưng cho đến lúc nầy vẫn chưa biết được ai là người đứng đàng sau nội vụ là một điều khá kỳ lạ. Lạ, vì VN là một nước công an trị, nhất cử nhất động của những người chỉ mới có tư tưởng chống đối thôi, đã bị theo dõi chặt chẽ chứ chưa nói đến hành động. Đã thế mà lúc xảy ra bạo loạn gần như không thấy bóng dáng của công an.


Đã có vô số phân tích, nhận xét nhưng không mấy ai cả quyết. Chỉ biết khá rõ là cuộc biểu tình được chuẩn bị kỹ và một số người xuất phát từ Thanh Hóa, qua biển số xe máy họ sử dụng, trực tiếp điều khiển, dùng cả bộ đàm. Nếu công an điều tra càng giữ im lặng lâu thì nguyên nhân chính có thể thuộc vấn đề nội bộ nên Bộ Chính trị CSVN cần có thời gian để sắp xếp trước khi công bố quyết định.
Nếu đúng là do nội bộ đấu đá thì ai là người chủ trương?
Ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử Tổng Bí thư với số phiếu chung chỉ ở hạng, 5 hay 6 gì đó nhưng vẫn được chọn. Nguyên do ông là người miền Bắc, có lập trường thân Tàu, được Tàu cộng chấp thuận. Ông trung thành với chủ nghĩa CS, điển hình như việc thuyết giảng chủ nghĩa CS tại Cu Ba đến nỗi Brazil giật mình, phải hủy ngang lịch trình thăm viếng nước họ. Cách đây không lâu ông cũng cho biết là đến cả thế kỷ nữa cũng chưa chắc có CNXH nhưng đó là con đường “đảng và nhân dân VN đã chọn”! 
Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước, khi qua Mỹ không kèn không trống để có được cam kết “Hợp tác toàn diện” của Hoa Kỳ, nên chịu ảnh hưởng Tàu cộng phải ít hơn ông Nguyễn Phú Trọng. Vì tìm đến Hoa Kỳ là đi tìm đối trọng với Tàu cộng. Nhưng ông Trương Tấn Sang chưa bao giờ chấm dứt việc tìm cách hạ bệ ông Nguyễn Tấn Dũng để giành lấy quyền lực.
Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc Hội, ‘nổi tiếng’ với câu nói nếu Quốc hội biểu quyết sai thì người dân phải chịu trách nhiệm vì dân bầu ra quốc hội. Ông lơ mơ chuyện Quốc hội VN do đảng cử dân bầu, có 90% là đảng viên và là bù nhìn để chế độ CSVN thực hiện kín đáo lệnh từ Bắc Kinh.
Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, có quyền lực nhất. Trong thông điệp đầu năm 2014, hứa sẽ thay đổi thể chế vì đó là “xu thế thời đại” nên được rất nhiều chính giới đặt hy vọng. Ông vừa có hơi hướm cải cách vừa là sui gia với Việt Kiều Mỹ, có con rể đang là chủ nhà hàng Mc Donalds tại VN. Ông đã thoát được bị giải nhiệm chức Thủ tướng giữa nhiệm kỳ và chắc chắn đó là điều phải khắc cốt ghi xương, vì liên quan đến sinh mạng ông và gia đình. Ông cũng đang đối mặt với thủ đoạn dùng Hiến pháp mới để cắt bớt quyền lực thủ tướng của phe Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Cho nên nếu để thời gian kéo dài thì chắc chắn vây cánh ông sẽ bị triệt tiêu. Đợi cho đến lúc đó mới phản ứng quyết liệt thì đã quá muộn!
Khái quát tứ trụ đại thần như thế thì khuynh hướng theo Bắc Kinh của ông Nguyễn Tấn Dũng, so với ba người kể trên, là nhẹ nhất. Một chừng mực nào đó có thể nghĩ là ông muốn tìm cách thiên về phía Hoa Kỳ để đối trọng với Tàu cộng trong tranh chấp ở biển Đông và cũng là lối thoát duy nhất của cá nhân ông. Ông cũng là người đầu tiên trong giới lãnh đạo cao cấp nhất của đảng CSVN trực tiếp gọi tên VNCH trước Quốc Hội, một danh xưng bị húy kỵ nhất.
Tạm chia nội bộ đảng CSVN ra 2 nhóm. Nhóm cộng sản miền Bắc, luôn luôn giữ vai trò đầu não, chức Tổng Bí thư, chịu Bắc Kinh sai khiến. Nhóm cộng sản miền Nam, trong vai hành động, chức Thủ tướng, linh hoạt hơn, ít nhiều chịu ảnh hưởng Tư bản nên tự do hơn.
Nhân tình trạng kinh tế VN đang suy sụp nghiêm trọng thì đây là cơ hội tốt nhất để nhóm miền Bắc, phe Bắc Kinh, tìm cách tạo thành khủng hoảng lớn mong giành lại quyền lực từ tay nhóm miền Nam mà trong kỳ Đại hội Trung ương đảng vừa rồi bị thất bại. Vì thế Bắc Kinh đã đem giàn khoan vào thềm lục địa VN với mục tiêu chính trị, không phải mục tiêu kinh tế, là tạo cớ tốt để người VN xuống đường biểu tình, rồi dùng một số người ở Thanh Hóa (quê hương Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, là người ‘đón rước’ 4 tốt và 16 chữ vàng của Giang Trạch Dân khi tới Bắc Kinh tháng 2 năm 1999) trà trộn điều khiển, gây bạo loạn với mục đích tạo khủng hoảng càng trầm trọng càng tốt. Để rơi vào hoàn cảnh đó thì ông Nguyễn Tấn Dũng phải bị giải nhiệm. Nhóm miền Bắc “trăm dâu đổ đầu tằm” trút lên ông Nguyễn Tấn Dũng. Và chắc chắn thân phận của ông Nguyễn Tấn Dũng chẳng khác gì trùm công an Chu Vĩnh Khang mà triều đại Tập Cận Bình đang xử lý.
Biết được âm mưu đó nên nhóm miền Nam gài bẫy, cho công an lánh mặt, chỉ lặng lẽ theo dõi, ghi mọi chứng cứ. Dùng chứng cứ có trong tay, tạo lòng tin của chính giới Hoa Kỳ để tìm hậu thuẫn, giúp thực hiện chính quyền lợi của Hoa Kỳ tại biển Đông trong thế đối đầu Tàu cộng. Nếu được Hoa Kỳ bật đèn xanh, nhóm miền Nam sẽ thực hiện lời hứa trong thông điệp đầu năm 2014 là “cải tạo thể chể theo xu thế thời đại”! Ông Nguyễn Tấn Dũng lúc nầy là Thein Sein Mayanmar của VN. Hoa Kỳ và các nước phương Tây, đặc biệt là Nhật, Đại Hàn sẽ tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế. Hiệp định kinh tế đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ được chấp thuận. Đồng thời để trấn an việc bùng nổ bất ổn của thành phần đảng viên hậu cộng sản, vì sợ bị trả thù, đặc biệt tại miền Bắc, Hoa Kỳ sẽ đưa ông Cù Huy Hà Vũ về lại VN, tạm thời cho giữ một chức vụ trong chính phủ chuyển tiếp, như thủ tướng chẳng hạn!
Lúc nầy đặc tình Tàu cộng sẽ hoạt động mạnh để đưa VN vào hoàn cảnh tương tự như Ukraine hiện tại. Thí dụ đòi cắt VN từ Vũng Áng, đòi tự trị, hay tràn qua sinh sống tại các khu vực đất đầu nguồn đã thuê, hay tại các công trường có sẳn, đồng thời công khai đưa lực lượng quân sự vào VN với danh nghĩa “bảo vệ người Trung Quốc”. 
Nếu kịch bản nầy xảy ra, thì đây là dịp tốt nhất để Tàu cộng chiếm trọn Trường Sa, tạo nên chuyện đã rồi, giống như trường hợp Hoàng Sa trước khi VNCH sụp đổ, theo kiểu Putin chiếm Crimea rồi khuấy động miền Đông Ukraine. Hiện tại Putin đang bắt tay với Tập Cận Bình tại Bắc Kinh kết chặt “tình hữu nghị” dùng quyền phủ quyết tại diễn đàn Liên Hiệp quốc để cùng bảo vệ quyền lợi! 
Nếu phe miền Nam thành công, kết quả là VN sẽ thoát họa CS nhưng rơi vào hoàn cảnh bị lệ thuộc hoàn toàn vào phương Tây, rồi từng bước nếu có người lãnh đạo giỏi, VN mới có cơ hội phát triển theo gót Đại Hàn, Nhật. Như một cơn đau đẻ, muốn thoát họa cộng sản VN phải chịu sự đau đớn nhất thời, đợi đến khi đế quốc Tàu cộng, vì bất ổn nội bộ, bị sụp đổ như các nước Đông Âu, Liên Xô, lúc đó VN mới có thể tính đến việc giành lại chủ quyền biển đảo đã bị Tàu cộng chiếm đoạt.
Ngược lại, nếu phe miền Bắc thắng, loại được phe miền Nam, thì Tàu cộng sẽ cho dời giàn khoan khỏi hải phận VN, để phe miền Bắc có cơ hội tuyên truyền là đánh đuổi được ‘quân xâm lược’. Lúc nầy thì những câu khẩu hiệu đại loại như “Dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng CSVN nhân dân ta đã đạt được thắng lợi vẻ vang, đuổi được ‘quân xâm lược’!”. Đảng CSVN sẽ tìm cách xóa dấu vết tội ác cũ để mang một bộ mặt mới. Và lúc nầy thì Tàu cộng bình chân như vại, có thể yên tâm, vì vừa giải tỏa được áp lực quốc tế, vừa ru ngủ vừa tiếp tục đánh lừa người VN với 4 tốt, 16 chữ vàng! 
Kế hoạch “tầm thực” của Tàu cộng sẽ thành công tại VN. Và VN chỉ còn con đưòng duy nhất là đợi đến lúc Tàu cộng tự sụp đổ như Liên Xô thì mới có cơ may tự giải thoát chính mình.
Ngay lúc nầy thì trái bóng vẫn đang ở trong chân Tập Cận Bình!

Công nhân Bình Dương vạch mặt thủ phạm gây bạo loạn

Giới công nhân lao động tại Bình Dương hiện đang rất phẫn nộ vì đã phải chịu nhiều tai tiếng sau vụ bạo loạn vào đêm 13/5 tại các khu công nghiệp trong tỉnh. Vụ việc đã khiến nhiều nhà máy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị tấn công, cướp bóc và phóng hỏa.

Từ đầu tháng tháng 5/2014, khi Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan HD 981 và hơn 80 tàu chiến trang bị tên lửa vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhân dân cả nước đã tỏ ra vô cùng phẫn nộ trước hành vi gia tăng xâm lược của Trung Quốc.
Người dân Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước đều có quyền xuống đường biểu tình thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm gìn giử biển đảo quê hương. Ngày 11/05/2014, các cuộc biểu tình 20 tổ chức dân sự độc lập đồng ký tên khởi xướng lần đầu tiên đã được diễn ra trên cả 3 miền đất nước.

Mặc dù bị nhóm 'biểu tình quốc doanh' của đoàn thanh niên cộng sản 'ăn theo', nhưng cuộc biểu tình ngày 11/05/2014 đã thành công trong ôn hoà và không bị dẫn dắt lạc hướng.

Một công ty tại Bình Dương bị đập phá

Doanh nghiệp Trung Quốc biết trước bạo loạn
Đến ngày 12/5/2014, giới công nhân Bình Dương cũng được phát động tham gia biểu tình chống TQ. Cuộc biểu tình ôn hòa được xuất phát từ thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Tuy nhiên, đến ngày 13/05/2014, cuộc biểu tình ôn hoà đã bị biến thành bạo động do một nhóm người lạ mặt không biết từ đâu đến. Họ, những người lạ mặt, kéo theo cờ đỏ sao vàng, mặc áo đỏ hùng hổ đến các công ty nước ngoài yêu cầu chủ doanh nghiệp đóng cửa nhà máy, buộc công nhân nghỉ việc để tham gia cuộc bạo loạn do chính họ giật dây và điều động.
Đáng chú ý, chủ doanh nghiệp tại các công ty Trung Quốc đã biết trước điều này sẽ xãy ra. Họ cho công nhân nghỉ trước đó khoảng một hai tiếng đồng hồ để đóng cửa nhà máy.

Đỉnh điểm của vụ việc xả ra lúc 16 giờ chiều cùng ngày, công nhân bao vây chật kín trước các công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc... Phần lớn mọi người hô to các khẩu hiệu chống TQ xâm lược.

Đến hơn 17 giờ, bạo động đã bùng phát. Một số người lạ xông vào đập phá tài sản của các công ty nước ngoài tại các khu công nghiệp.
Cuộc bạo động này do một nhóm chưa đầy 20 người tổ chức. Họ bắt đầu đập phá, huỷ hoại tài sản rồi phóng hoả công ty. Hầu hết các công nhân đều đi theo với tính chất ôn hoà và quan sả.

Sự hỗn loạn của thiểu số người này cũng làm cho phần lớn công nhân bất bình và hoang mang. 

Đổ dầu vào lửa
Đến khoảng 18 giờ chiều, một số công nhân không tham gia bạo loạn trở về phòng trọ. Tuy nhiên, khi họ ra các trạm ATM rút tiền lương tháng 4/2014 mà công ty mới vừa trả vào thẻ ATM vào ngày 10 hàng tháng thì nhận được thông báo "Tài khoản bị khoá".

Hiện tượng này xảy ra tại hầu hết các công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc, điều này như đổ thêm dầu vào lửa khiến nhiều người tỏ ra hết sức phẫn nộ. Điều này cũng tạo nên nhiều nghi vấn có sự tiếp tay của các ngân hàng.
Thông tin về việc tài khoản bị khóa - đồng nghĩa với việc bị mất một tháng lương lập tức lan truyền trong giới công nhân. Một số người vội quay trở lại để liên lạc với công ty, tuy nhiên vụ bạo động đã khiến chủ doanh nghiệp buộc phải bỏ trốn đến nơi an toàn.

Lúc này, các phần tử lạ mặt xông vào đập phá tan hoang các nhà máy. Họ lớn tiếng tuyên bố sẽ phóng hoả đốt sạch nếu ai không nhanh tay lấy tài sản bên trong nhà máy. Liền sau đó, nhiều người ồ ạt xông vào bên trong, mạnh ai nấy ôm vác ra những thứ gì có thể mang ra được.

Dưới ống kính và con mắt của dư luận thì họ sẽ trở thành người đi "hôi của" và phải chịu sự lên án vì hành động vi phạm pháp luật.





CA cố tình trì hoãn

Sau vụ bạo loạn diễn ra chiều tối và đêm 13/5/2014, nhân dân Bình Dương đã đặt nhiều câu hỏi về trách nhiệm của lực lượng chức năng trong việc giải quyết tình hình.
Thứ nhất, những gì xảy ra trong vụ bạo loạn khiến người dân rất bất bình. Tại sao không thấy công an can thiệp và ngăn chặn kịp thời, trong khi trước đó vào sáng ngày 13/5/2014, toàn ngành công an Bình Dương có cuộc họp để đối phó? 
Thứ hai, vì sao các ông chủ Trung Quốc biết trước sẽ có cuộc bạo loạn đập phá và đốt công ty? Hầu hết các công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc đã cho công nhân ngưng việc nghỉ trước đó vài giờ do biết trước thông tin này, nhưng công an địa phương lại không biết.
Thứ ba, trong lúc vụ bạo động chưa xảy ra, tại sao các ông chủ Trung Quốc hoặc ngân hàng lại khoá tài khoản lương trong thẻ ATM của công nhân? Phải chăng có một âm mưu cố tình đổ dầu vào lửa?

Tình báo Trung Quốc đạo diễn?

Sau các vụ bạo loạn tại Bình Dương, Hà Tĩnh và nhiều nơi khác trong các ngày 13-14/5, người dân bắt đầu đổ dồn nghi ngờ về việc có bàn tay đạo diễn từ tình báo Trung Quốc.

Thủ đoạn của tình báo TQ qua các vụ bạo loạn nhằm mục đích gây xáo trộn công ăn việc làm của hàng triệu công nhân Việt Nam và tạo nên hình ảnh xấu với các nhà đầu tư quốc tế. Việc đập phá, cướp bóc tài sản nhà máy gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Nhà nước CAVN sẽ phải bồi thường phí tổn thiệt hại lấy từ tiền thuế của người dân.

Các vụ bạo loạn sẽ tạo ra sự chia rẽ giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa, tạo ra những lợi thế để đảng CS Trung Quốc áp lực phe thân TQ trong nội bộ cộng sản VN phải có hình thức khống chế, cấm các cuộc biểu tình yêu nước sắp tới.

Điển hình gần đây là nhà cầm quyền CSVN đã đàn áp mạnh tay các cuộc biểu tình yêu nước tại Hà Nội, Sài Gòn và Nghệ An.

Các vụ bạo loạn cũng sẽ khiến nhà cầm quyền CS Trung Quốc sẽ có cớ để xua quân xâm lược Việt Nam với chiêu bài bảo vệ người dân TQ và các cơ sở doanh nghiệp của người Hoa tại Việt Nam.

Monday, May 19, 2014

Nói dối lem lém

Một xã hội không tự hiểu mình, mỗi cá nhân cũng không tự hiểu mình, vàng thau, phải trái, cao quý ti tiện lẫn lộn, các giá trị lẫn lộn bắt đầu từ sự không chuẩn xác của ngôn từ.
Câu mở đầu kinh thánh Cựu ước “Thoạt Tiên Là Ngôn Ngữ…” (Au conmmencement était le Verbe). Ngôn ngữ làm nên văn minh này, vì nó có thể lưu giữ và truyền lại toàn bộ kinh nghiệm của nhiều đời trước cho nhiều đời sau, càng ngày cái khả năng nhận thức càng gần đúng như nó có, khiến sự lựa chọn của con người khách quan hơn, có hiệu quả tích cực trong quá trình chủ động thích ứng với mọi đổi thay của môi trường sống và môi trường xã hội.
Vậy mà ngôn từ lại là cái mặt yếu nhất trong các lãnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc ở các nước xã hội chủ nghĩa. Công dân của các nước ấy dùng ngôn từ để che đậy chứ không nhằm giao tiếp, hoặc giao tiếp bằng cách che đậy, “nói vậy mà không phải vậy”! Nó là cái vỏ cứng để bảo vệ mọi sự bất trắc, chống lại thói quen hay xét nét lời ăn tiếng nói của công dân của mọi chính quyền chuyên chế.
Cái cách tự bảo vệ ấy lại càng rõ rệt ở cấp lãnh đạo và các viên chức nhà nước làm việc ở các cơ quan quyền lực. Họ nói bằng thứ ngôn ngữ khô cứng đã mất hết sinh khí, một thứ ngôn ngữ chết, ngôn ngữ “gỗ”, nói cả buổi mà người nghe vẫn không thể nhặt ra một chút thông tin mới nào.
Các buổi trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của Đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Người cầm quyền cấp cao nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ hồ, càng nói mơ hồ càng được đánh giá là chín chắn.
Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân.
Rồi nói về cần kiện liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra. Hoặc giả hỏi lại và kiểm tra là không được phép, là tối kỵ, dễ gặp tai hoạ nên không hỏi gì cũng là một phép giữ mình.
Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói, chả lẽ làm người lại không nói.
Thật ra nói thế mà vẫn hiểu nhau cả. Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền hỏi.
Trong hàng trăm cuốn hồi ký của các nhà văn hoá, của những người hoạt động chính trị, của nhiều tướng lĩnh, ta chả biết được bao nhiêu cái thế giới riêng của họ, cái thế giới cá nhân của họ. Cái phần đóng góp của họ càng nhỏ thì cái ý nghĩa quyết định của tập thể càng lớn, cái có tên thì bé tí xíu, vô nghĩa, cái không tên thì bao trùm rộng khắp nhưng cũng không có hình thù rõ rệt, cứ mờ mờ mịt mịt, có đấy mà cũng không có đấy, cái chung ấy chả phải chịu trách nhiệm với một ai, có biết nó là ai mà truy cứu.

Sunday, May 18, 2014

Ai đứng đằng sau giật dây?


Ngay sau vụ công nhân biểu tình đốt phá ở Bình Dương, cả công an lẫn hệ thống tuyên truyền nhà nước đều xác định các biến cố này là “tự phát,” không ai tổ chức. Ðiều này khó hiểu, vì xưa nay mỗi lần như vậy thế nào họ cũng tố cáo những “thế lực thù địch” xúi giục và tổ chức.
Tại sao họ xác nhận về tính “tự phát” nhanh chóng, không cần phải nghiên cứu, điều tra một thời gian nào cả? Câu trả lời tự nhiên là: Họ không cần điều tra, vì họ biết đây không phải là những hành động tự phát. Ai ra lệnh cho cả guồng máy nói cùng một giọng nói dối như vậy?

Ðể trả lời những câu hỏi này, cần kiểm điểm coi các sự kiện đã diễn ra như thế nào.

Trước hết, có thể khẳng định rằng các cuộc biểu tình bạo động ở Bình Dương ngày Thứ Ba, 13 Tháng Năm, 2014, không do công nhân phát động mà họ đã bị sách động. Nhiều nguồn tin khác nhau trên mạng cung cấp các thông tin cho ta thấy điều đó. Chẳng hạn, một số chủ nhân người Trung Quốc đã cho công nhân được nghỉ làm việc trong buổi sáng hôm đó. Ðây là một chuyện bất thường, không có lý do nào cả. Cùng trong buổi sáng, một số người không phải công nhân đã vào các nhà máy kêu mọi người đi biểu tình. Công nhân hưởng ứng ngay vì trong lòng đã chứa sẵn uất ức; và họ nghĩ việc này không nguy hiểm vì được chính quyền khuyến khích. Tâm lý họ được chuẩn bị rồi, vì hai ngày trước đó ai cũng biết các báo, đài, loan tin về những vụ biểu tình chống Trung Cộng ở Hà Nội, Sài Gòn, Ðà Nẵng, Huế, vân vân, mà không ai bị đàn áp.

Hai chi tiết trên chứng tỏ có đám người lợi dụng tình cảm uất ức của công nhân, kêu họ đi biểu tình. Lại thêm các chi tiết khác bất thường hơn nữa. Chẳng hạn, trên các con đường đám biểu tình đi qua cảnh sát công an hoàn toàn vắng mặt. Có blogger nhìn thấy “một chiếc xe Matiz bí ẩn” mang cờ đỏ “búa liềm và ngôi sao” dẫn đầu đoàn biểu tình. Cờ búa liềm là biểu tượng uy quyền của đảng Cộng sản, các công nhân càng yên tâm tiến bước. Nhiều blogger ghi nhận có đám đầu gấu dẫn đầu đi lật đổ nhiều chiếc xe và container của các công ty, rồi đốt cháy, nhưng chúng không cướp của; chứng tỏ chúng đang thi hành những mệnh lệnh quan trọng hơn, chỉ nhằm khích động đám đông đốt, phá. Một nhạc sĩ đã ghi lại: “...một người đàn ông bí ẩn, mặc áo công nhân, phất tay liên tục,” hoặc “một anh người Bắc, đội nón bộ đội và đeo kính đen” ra lệnh cho đám người mang “dùi cui gỗ có hình dạng như điếu cày.” Việc đốt phá không phân biệt các nhà máy là của người Trung Quốc, Ðài Loan, Nhật Bản hay Hàn Quốc; chắc chắn do cố ý chứ không phải vô tình. Một chi tiết không biết xác thực tới đâu, cho biết: Những người chỉ huy “chạy trên các xe có biển số 36,” và trên xe mang theo “ống sắt, xà beng, cờ trống,” vân vân. Số xe 36 là của tỉnh Thanh Hóa.

Với các chi tiết được nhiều người quan sát đưa ra như trên, chúng ta có thể xác định: Công nhân đã được khích động đi biểu tình; nhưng các vụ cướp phá là do một đám khác cố ý gây ra, không phải do công nhân khởi xướng. Nhiều đồng bào trong nước cũng như ở hải ngoại đã kêu gọi các công nhân bình tĩnh, đừng đốt, đừng giết người Trung Quốc. Thực ra, không công nhân nào chủ mưu các hành động đó. Cho nên blogger Người Buôn Gió và Tiến Sĩ Nguyễn Quang A đã đặt câu hỏi: “Có ai đó đứng đàng sau giật dây cuộc bạo động.”
Họ có thể dễ dàng “đứng đàng sau giật dây,” thực hiện âm mưu của họ; vì họ biết dân Việt Nam đang sẵn sàng xuống đường chống Trung Cộng. Những kẻ giật dây đó là ai? Những người đó là ai? Âm mưu của họ nhắm mục đích nào?

Những kẻ chủ mưu phải là người có đủ uy thế hoặc quyền lực; có như vậy họ mới có thể yêu cầu các chủ nhân người Trung Quốc cho công nhân nghỉ làm việc. Hơn nữa, họ có khả năng sai khiến một đám quân đầu gấu chuyên nghiệp. Vì thế, có người tin rằng đám người “đứng đàng sau giật dây” thuộc hàng cán bộ cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam, từ trung ương hoặc địa phương.

Nhưng có người nào trong đảng Cộng sản muốn gây ra cảnh hỗn loạn như ở Bình Dương, lan ra Bắc đến tận Hà Tĩnh? Trong đám lãnh đạo cộng sản hiện nay có kẻ nào muốn gây loạn để lật đổ bọn nắm quyền, cho nhóm khác lên thay? Hoặc có người muốn gây loạn khiến quân đội phải can thiệp, sau đó quân đội sẽ lên nắm quyền? Chúng ta đã thấy đám côn đồ lợi dụng biểu tình đi đốt phá ở Bình Dương bị quân đội ngăn cản đã phải chuyển hướng qua Biên Hòa, chứng tỏ quân đội có khả năng dẹp loạn. Lần đầu tiên xe tăng đã xuất hiện trên đường phố Sài Gòn kể từ năm 1975 khiến dân chúng ngạc nhiên. Hiện tượng đó có chuẩn bị cho một chế độ quân phiệt lên thay chế độ cộng sản hay không?

Nhưng giả thiết “phá trong nội bộ” trên đây ngầm hiểu rằng những kẻ “đứng đàng sau giật dây” muốn thay thế cả bộ máy thống trị bằng một nhóm khác, với đường hoàn toàn lối mới. Hơn nữa, theo giả thuyết này thì những kẻ chủ mưu chấp nhận nguy cơ không ai kiểm soát được cảnh hỗn loạn lan tràn, dẫn tới cảnh chế độ tan rã.
Trong đảng Cộng sản có người nào hiện nay sẵn sàng làm liều như thế hay chưa? Người ngoài khó biết được. Nếu có, thì số người này rất ít, và chắc họ không có đủ quyền thế để có khả năng sai khiến, chỉ huy nhiều tay sai đầu gấu như thế, trong lúc đám công an đứng ngoài không can thiệp. Trừ khi chính các tay trùm công an chủ mưu. Bọn chỉ huy công an đã quen sử dụng côn đồ đàn áp đồng bào từ hàng chục năm nay.

Khi xét lại giả thiết nội bộ phá lẫn nhau để giành quyền, chúng ta thấy một điều khó tin nhất, là dù ai chủ mưu thì họ cũng phải thấy nhiều mối rủi ro, nguy hiểm. Thứ nhất là các phe tranh quyền sẽ chịu chung số phận nếu các cuộc bạo loạn khiến cả chế độ tan rã. Thứ hai là kinh tế sẽ suy sụp dù ai lên nắm quyền thay đám lãnh tụ hiện nay. Lâu nay Cộng sản Việt Nam vẫn khoe chế độ của họ tạo được “ổn định chính trị.” Nay thì ai cũng biết một xã hội không thể nào ổn định khi trong dân chúng chất chứa bao nhiêu bất công, oan ức. Có người nào trong đám lãnh tụ cộng sản, cả các tay chỉ huy công an, sẵn sàng chấp nhận hai thứ rủi ro đó hay không? Có lẽ bản năng sinh tồn sẽ ngăn cản không cho người ta làm liều như vậy.

Cho nên nhiều người nghĩ rằng các cuộc bạo loạn vừa qua không do một phe nào trong đảng Cộng sản Việt Nam chủ mưu. Thay vào đó là giả thuyết chính hệ thống tình báo Trung Cộng đứng đằng sau giật dây các cuộc bạo động. Gián điệp Trung Cộng hiện đang len lỏi khắp nơi, hoạt động bên trong và bên ngoài chính quyền. Họ không cần ra mặt mà có thể đứng đàng sau giật dây cả đám công an, mật vụ và đầu gấu. Giả thiết này có vẻ đáng tin, khi chúng ta nhận ra rằng chính quyền Bắc Kinh rất có lợi khi các cuộc bạo loạn tuần qua xảy ra.
Tình báo Trung Cộng chắc chắn biết trước người Việt Nam sẽ sôi máu khi họ đưa giàn khoan dầu HD-981 vào chiếm biển nước ta. Một chứng cớ mới được tiết lộ cho thấy hai tháng trước đó, một xí nghiệp lớn của Trung Quốc đã được báo động. Chứng cớ này là một bản văn do công ty Hua Wei gửi cho các nhân viên của họ ở Việt Nam vào ngày 8 Tháng Ba năm 2014. Trong văn thư gửi qua Internet, ban giám đốc ra lệnh nhân viên của họ đang làm việc ở Việt Nam hãy về nước, và đưa gia đình ra khỏi Việt Nam để tránh nguy hiểm. Cuối văn thư còn ghi ba số điện thoại để liên lạc nếu cần cấp cứu.

Ðược hỏi về văn thư trên, ban giám đốc Hua Wei nói rằng việc họ báo động nhân viên là có thật, nhưng không liên can gì tới các biến cố HD-981, lúc đó chưa xảy ra. Nhưng tại sao họ lại biết những mối nguy hiểm từ hai tháng trước? Công ty Hua Wei mua bán trong 150 quốc gia khắp thế giới; cho nên họ phải nhận được những tin mật quan trọng mà các công nhỏ không biết. Người nào đưa tin cho họ, chắc phải thuộc hàng quan chức cao cấp của đảng Cộng sản Trung Hoa, biết trước kế hoạch HD-981. Họ có thể đoán rằng khi giàn khoan vào Biển Ðông thì người Việt sẽ phản đối mạnh mẽ.

Nhưng làm sao họ đoán trước được rằng cuộc chống sẽ đưa tới tình trạng đốt, phá các nhà máy và tìm giết người Trung Hoa. Mối hiểm nguy chết chóc là căn bản khiến Hua Wei gửi thư báo động. Chính quyền Bắc Kinh làm sao biết chắc sinh mạng người Trung Hoa sẽ bị đe dọa, trong khi kinh nghiệm cho họ thấy các cuộc biểu tình chống Trung Cộng trong hàng chục năm qua đều ôn hòa mà vẫn bị chính quyền Cộng sản Việt Nam đàn áp, ngăn cấm.

Họ có thể biết trước được nếu chính họ chủ mưu gây ra cảnh hỗn loạn. Ðiều này có thể tin được khi chúng ta suy nghĩ theo lối nhà trinh thám đi tìm thủ phạm một vụ giết người. Ai được lợi nếu nạn nhân chết, những người đó được xếp vào loại tình nghi.

Tình trạng hỗn loạn ở Việt Nam rất lợi cho chính quyền Trung Cộng. Nếu biết trước dân Việt Nam sẽ chống đối giàn khoan HD-981, thì phản ứng tốt nhất của Bắc Kinh là vô hiệu hóa các cuộc chống đối này trước dư luận, làm sao cho cả thế giới thấy dân Việt chống Trung Quốc là một lũ người bạo động, kém văn minh, không tôn trọng các quy tắc pháp luật và đạo đức. Muốn vậy, hãy đẩy cho phong trào chống đối chuyển sang tình trạng vô kỷ luật, tham tàn, phi pháp, và phi đạo đức. Khi đó cả phong trào phản đối của nhân dân Việt Nam sẽ bị vô hiệu. Cả thế giới sẽ bỏ rơi dân Việt Nam, chính quyền Trung Cộng được tự do hành động ở Biển Ðông.

Nhưng Trung Cộng không chỉ nhắm mục tạo ra hình ảnh xấu xa nhất cho dân Việt Nam để họ chiếm cảm tình của thế giới loài người. Các cuộc bạo loạn còn có thể gây ảnh hưởng xa hơn, là phá hoại cả nền kinh tế Việt Nam. Các cuộc biểu tình chống Trung Cộng đã bị biến hóa thành những cuộc bạo động, cướp bóc và giết người. Nhưng nguy hiểm nhất là bọn chủ mưu đã đi tấn công cả các công ty không phải của người Trung Hoa trong lục địa. Một hệ quả thấy ngay, là chính quyền ở Hồng Kông, Ðài Loan, Singapore đã phản đối và cảnh cáo dân chúng của họ không nên tới Việt Nam. Nếu giới đầu tư ngoại quốc mất tin tưởng, rút lui khỏi Việt Nam, thì không biết bao giờ kinh tế mới phát triển?

Công ty Formosa Plastics Group đang thiết lập một nhà máy thép hàng lớn nhất tại tỉnh Hà Tĩnh, với số vốn đầu tư lên tới 20 tỷ đô la, là một công ty tư của Ðài Loan, không liên can đến Cộng sản Trung Quốc, nhưng vẫn bị đầu gấu tấn công và nhiều người bị giết. Làm sao các công ty khác tin tưởng được rằng họ chắc chắn tránh được tình cảnh đó?

Bây giờ chúng ta hiểu được một lời đe dọa trên một tạp chí của đảng Cộng sản Trung Quốc; khi họ báo trước rằng Bắc Kinh sẽ “dạy cho Việt Nam một bài học” khác. Bài học mới này là đánh cả nước Việt Nam bằng đòn kinh tế, thay vì dùng vũ lực như năm 1979.

Giả thuyết tình báo Trung Cộng là bọn đứng đàng sau giật dây các vụ bạo động có cơ sở đáng tin hơn là giả thuyết trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam phá lẫn nhau.

Nhưng giả thuyết Trung Cộng chủ mưu vẫn có một “lỗ hổng” cần giải thích: Tại sao Trung Cộng lại phá hoại cả hình ảnh “ổn định giả tạo” và làm suy yếu nền kinh tế Việt Nam như vậy, mà không lo cả chế độ cộng sản ở Việt Nam sẽ tan vỡ? Nếu còn sống thì đảng Cộng sản Việt Nam vẫn trung thành làm theo ý Bắc Kinh hơn bất cứ một chính phủ mới nào ở Việt Nam. Có lẽ nào Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh đám đàn em của họ, sau khi đã nuôi nấng Cộng sản Việt Nam từ Hội nghị Thành Ðô năm 1990 đến nay?

Sự thật là Bắc Kinh không cần đến đảng Cộng sản Việt Nam nữa, họ sẵn sàng vứt bỏ, như vứt một đôi giầy cũ nát. Họ đã đạt được nhiều lợi thế sau khi ký kết các bản hiệp định về biên giới, trên đất liền và trên biển. Họ có nhiều quyền lợi cao hơn là duy trì một chế độ mang tên cộng sản ở nước láng giềng. Ngay cả những việc như khai thác bô xít, buôn lậu qua biên giới, vân vân, cũng chỉ là những quyền lợi kinh tế nhỏ, so với những quyền lợi lớn khi làm chủ được nhiều phần Biển Ðông hơn.

Cho nên, để đánh phủ đầu phong trào biểu tình phản đối vụ HD-981, và đánh đòn chí tử vào triển vọng đầu tư, phát triển ở Việt Nam, Trung Cộng có thể đã chủ mưu sai khiến đám đàn em trong Cộng sản Việt Nam gây bạo động, giết người trong các cuộc biểu tình, từ Bình Dương đến Hà Tĩnh. Những người tham dự cuộc biểu tình ngày Chủ Nhật, 18 Tháng Năm này phải hết sức bảo vệ trật tự, kỷ luật, và coi chừng đám đầu gấu sách động gây loạn.

Thursday, May 15, 2014

Một thành phần trong nội bộ đảng cộng sản là chủ mưu đằng sau những hành vi đốt phá, hôi của, giết người

Khi lên án bạo động phải có 2 vấn đề rành rọt cần lên án: Hành ViThủ Phạm. Hành vi thì rất rõ ràng qua những thông tin, hình ảnh tràn lan trong những ngày qua. Nhưng thủ phạm thì không nên mập mờ, rất tai hại như "công nhân", "người biểu tình chống Trung Quốc", "những thành phần khích động"... Cho đến nay, sau gần một tuần, nhiều dữ kiện chứng minh rằng: chủ mưu và thủ phạm của những bạo động chính là một thành phần trong đảng.

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương: "công nhân tập trung tại cổng khu công nghiệp VSIP đã nhận cờ, áo đỏ sao vàng của người phát miễn phí. Trong quá trình công nhân diễu hành, một số kẻ đã sử dụng bộ đàm để liên lạc với nhau."
Điều này cho thấy có một thế lực có nhân sự, tài chánh và phương tiện tổ chức.
Chúng là ai? Trong số đó là "nhiều kẻ xăm trổ đầy mình, la hét kích động xung quanh. Nhiều công nhân cho biết, những người này cầm theo cả hung khí, nên họ rất sợ, phải lùi xa." theo tường trình của báo Tiền Phong (1)
Nhạc sỹ Tuấn Khanh trong bài tường thuật "Đi giữa dòng bạo động" cũng là nhân chứng tại chỗ: "Nhóm này có khoảng chừng 20, đến 30 người nòng cốt. Họ luôn chạy đầu, mang theo hung khí và hò hét để tập trung người. Các công ty mà chúng đi qua, gương mặt các nhân viên của công ty bảo vệ phái đến, rúm ró vì sợ hãi." (2)
Rõ ràng hiện hữu một thế lực đen sử dụng thành phần côn đồ làm lực lượng tiên phong cho cuộc khủng bố, khích động và đốt phá.
Chắc chắn chúng không phải là công nhân.
Lời đối thoại giữa Nhạc sỹ Tuấn Khanh và một người bảo vệ nói lên tất cả:
- “Bác à, những người đập phá này có phải là công nhân không?”,
- “Không, họ chưa bao giờ là công nhân, họ chuyên nghiệp
- “Bác thấy họ là dân ở đây hay ở nơi khác đến?
Người bảo vệ mặt đanh lại như nửa muốn trả lời, nửa muốn im lặng...
Và trước sự chứng kiến của Tuấn Khanh khi anh bị lọt vào ngay giữa đám côn đồ: "Đám đông tràn vào sân. Tôi đứng nép vào phòng bảo vệ nhìn ra. Những thanh niên mày mặt rất lạ lùng, không thể là công nhân, trang bị gậy sắt, gậy gỗ và cờ tràn vào sân công ty như một đạo quân xâm lược. Tiếng chửi thề, hú hét, tiếng gầm máy xe... v.v biến sân công ty đang vắng lặng trở thành hỗn loạn."
Một nhân chứng khác là blogger Huỳnh Ngọc Chênh trong bài Tường thuật từ Bình Dương và Biên Hòa. Khi ông hỏi các công nhân nhà máy giày Thông Dụng rằng ai đã đốt nhà máy, có phải chính công nhân của nhà máy hay không thì được trả lời công nhân nhà máy không làm việc nầy. Các công nhân chỉ biết những thành phần phá hoại nằm trong đoàn biểu tình. Và những công nhân này đang buồn rầu và lo tính chuyện thu xếp về quê vì không còn nhà máy để làm việc. (3)
Tương tự, các CTV của Danlambao khi liên lạc với một số công nhân cũng được cho biết là có nhiều thanh niên không phải là công nhân mang theo hung khí đến công ty đe dọa và gây áp lực buộc nhà máy đóng cửa để công nhân xuống đường. Trong nhiều trường hợp, như ở Hà Tĩnh, chính công an là người đến yêu cầu và những thanh niên lạ mặt đầy hung khí không phải là công nhân, cũng không phải là người địa phương.
Vậy thì sau đám côn đồ "xung kích" này có sự thông đồng của một thành phần trong bộ máy an ninh?
Theo nhạc sỹ Tuấn Khanh khi đi quan sát hiện trường bị đốt phá:
"Có vẻ như không có sự kiểm soát nào. Những đoạn đường mà mọi ngày, CSGT vẫn đứng khắp nơi, nay vắng lặng một cách khó hiểu. Cảm giác thật khó tả khi gia nhập vào đoàn người. Chúng tôi cảm nhận thấy một điều rất rõ, những nhóm xuống đường này đang kiểm soát thị trấn, kiểm soát thành phố mà không có bất kỳ sự ngăn chận nào..."
"Cho đến khi chúng tôi đến đây, đã là ngày thứ 3 của các cuộc bạo động, nhưng hầu như chạy suốt vài mươi cây số, tuyệt nhiên không hề thấy bóng công an, CSGT hay CSCĐ... Trên con đường mà chúng tôi chứng kiến hàng chục công ty bị đốt, phá, cướp... số những nơi có CSCĐ đứng giác chỉ đếm trên đầu ngón tay..."
Và điều gì xảy ra khi đám côn đồ nhận lệnh chủ lên cơn điên? Tại một công ty Đài Loan, nhạc sỹ Tuấn Khanh kể lại:
"Tôi quay ra nhìn ngoài cửa thì thấy một đám đông bạo động đang ập đến. Nhóm dẫn đầu cũng khoảng 30 người, nhưng đằng sau sắp đến thì cả trăm hơn. Mặt cả 3 người bảo vệ biến sắc. Một trong hai cô bảo vệ nhấn số gọi công an, nhưng ít giây sau đó, thả máy xuống, thở nặng nhọc: đầu dây bên kia đột ngột bị cắt ngang.
Tôi quay sang hỏi cô gái bảo vệ, khoảng trên 30 tuổi, “Sao mình không gọi công an đến giúp?”. “Không ăn thua gì, họ không đến hoặc đến lúc không còn cần nữa”, cô bảo vệ nói như gào lên, giọng có vẻ tức giận pha trộn sự sợ hãi."
Do đó, rõ ràng những thủ phạm bạo động chính là những tên côn đồ được lệnh của một thế lực trong đảng, cộng theo một thành phần công an thuộc thế lực này phối hợp lại để thành một lũ côn an mà "sứ mệnh" là tạo không khí bạo động lan tràn khắp nước, bôi nhọ hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc và tạo hình ảnh xấu xa cho cả quốc gia.
Cho đến nay, theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh, 76 người đập phá ở nhà máy thép Formosa, khu công nghiệp Vũng Áng, huyện Kỳ Anh làm cho một người chết và 149 người bị thương đã bị bắt. (4)
Tại Bình Dương, Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho biết công an tỉnh đã bắt giữ hơn 400 hung thủ có hành vi kích động công nhân gây rối, đập phá nhiều công ty trên địa bàn. (5)
Đối chiếu tình hình vắng lặng, công an lơ là, côn đồ làm chủ tình thế lúc lửa đang cháy, công ty đang bị phá sập và thông tin 76 + 400 tên côn đồ bị bắt một loạt cho thấy có sự bất thường để chúng ta phải đặt câu hỏi: 

Những người bị bắt này có phải là thành phần chủ mưu khích động hay chỉ là những công nhân bị khích động vì hiệu ứng đám đông, vì bị đè nén lâu ngày dưới những bất công, chèn ép của môi trường làm việc và các chủ nhân ông?
Nếu những người bị bắt này là thành phần chủ mưu khích động thì thế lực nào cung cấp cho chúng tiền bạc, vật dụng cờ xí, kế hoạch tổ chức?
*
Trong khi đó chính công nhân mới là những người đã kiên trì bảo vệ công ty làm việc và chống lại hành vi phá hoại. Theo Tiền Phong: "hàng trăm người định xông vào nhưng đã bị bức tường bảo vệ gồm những công nhân của công ty cản lại, giương cao khẩu hiệu: “Bảo vệ công ty là bảo vệ việc làm”. Những công nhân này sau đó đã đẩy lùi được nhóm người quá khích." (1)
Dù phải đối diện với viễn ảnh bị mất việc làm vì công ty bị đám côn đồ đốt phá, những người công nhân cần cù vẫn tiếp tục bày tỏ quan điểm của họ và được thể hiện với những biểu ngữ xuống đường bày tỏ tinh thần biểu tình "đúng cách":
Tuy nhiên, một hiện tượng được tường thuật bởi News.zing.vn (6):
"Anh Phong chia sẻ, từ sáng tới chiều có nhiều người vẻ mặt hung hăng đến mắng chửi anh và nhóm bạn, nhưng mọi người không hề lo lắng vì nghĩ mình đang làm việc đúng, được người dân xung quanh đồng tình." đã chứng minh rõ thêm rằng những thủ phạm bạo động không phải là một số người quá khích nhất thời mà là một tập hợp có tổ chức, có mục tiêu, tiếp tục gửi người đi khủng bố tinh thần công nhân, không muốn những người này bày tỏ quan điểm biểu tình với nội dung như những ảnh trên."
Bên cạnh những công nhân lên án hành động đốt phá là những nỗ lực âm thầm của những người dân, của các nhóm dân sự xã hội dân sự. Theo nhạc sỹ Tuấn Khanh chứng kiến: 

"Duy chỉ có hoạt động hết sức thầm lặng và kiên trì của các nhóm dân sự xã hội ở vài nơi nhằm hạ nhiệt của các đoàn người đang lên cơn sốt. Ngay trong đoàn, chúng tôi nhìn thấy 2,3 chiếc xe với các bạn trẻ cứ chạy song song và dúi cho những người biểu tình các tờ photocopy... Nội dung trong đó ghi rằng “Lời kêu gọi khẩn cấp Kính gửi các bạn công nhân ở tỉnh Bình Dương và cả nước”. Với phông chữ khoảng 12pt, tràn trang giấy là lời kêu gọi mọi người hãy bình tĩnh và kêu gọi đừng cướp phá, sẽ bất lợi cho Việt Nam... Ngay trong khu Công nghiệp Sóng Thần, giữa những đám cháy và sự kích động điên cuồng của đám đông chạy đi chạy lại, gậy và cờ, hò hét, vẫn có một nhóm thanh niên im lặng dũng cảm đứng dựng băng-rôn lớn, trên đó có dòng chữ ghi “Hãy biểu tình đúng cách. Không đập phá tài sản. Không lấy tài sản”".
Những công nhân, những người dân và những nhóm xã hội dân sự đã chứng minh rằng biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là một hành động chính đáng, được thể hiện bằng một thái độ ôn hoà. Những nỗ lực này đã bị phá hoại, bôi bẩn có tổ chức, có kế hoạch của một thế lực đen bên trong tập đoàn cai trị đỏ.

Đi giữa dòng bạo động (P.1)

“Bác à, những người đập phá này có phải là công nhân không?”, tôi hỏi. “Không, họ chưa bao giờ là công nhân, họ chuyên nghiệp”, bác bảo vệ già nói, giọng thảng thốt. “Bác thấy họ là dân ở đây hay ở nơi khác đến?”. Người bảo vệ mặt đanh lại như nửa muốn trả lời, nửa muốn im lặng. Tôi quay sang hỏi cô gái bảo vệ, khoảng trên 30 tuổi, “Sao mình không gọi công an đến giúp?”. “Không ăn thua gì, họ không đến hoặc đến lúc không còn cần nữa”, cô bảo vệ nói như gào lên, giọng có vẻ tức giận pha trộn sự sợ hãi.
*
Lúc 10g sáng ngày 14/5, Tôi cùng 2 người bạn là Thiên Văn và Phạm Thy quyết định chạy xuống khu Gò Vấp, gần Lái Thiêu, khi nghe nghe tin các công ty ở khu Tân Thới Hiệp bắt đầu có đình công. E rằng sẽ có đập phá và bạo động, chúng tôi không dám mang theo nhiều máy móc, chủ yếu là mang theo sự liều lĩnh, để tìm hiểu vì sao lại có những chuyện đập phá và cướp bóc như trên các trang mạng xã hội mô tả.
Lý do của chuyến đi này được thôi thúc từ đêm trước. Ngay khi chúng tôi nhận được những hình ảnh những chiếc thiết giáp tiến vào Sài Gòn, những đoàn xe biểu tình được dẫn đầu bởi một chiếc xe Matiz bí ẩn, được chuẩn bị hình cờ búa liềm và ngôi sao, làm náo loạn nhiều con đường. Trong đêm, nhà văn Nguyễn Đình Bổn nhắn tin “anh buồn quá, công nhân bị lợi dụng, rồi sẽ có người chết”. Nhà báo Mạnh Kim thì gọi, giọng lo lắng “tôi quá sốt ruột nên làm một vòng coi tình hình, có gì mình liên lạc nhau nhé”. Lúc đó, tôi cũng đang chạy trên các con đường dẫn đến tòa Tổng Lãnh Sự Trung Quốc. Thành phố im lặng, nhưng nặng nề trong lòng những người đang quan tâm đến thời sự đất nước.
Trên đường đi đến Tân Thới Hiệp, chúng tôi được Huy Đoàn, một người bạn ở gần đó cho biết tình hình vắng lặng. Các công ty đã cho công nhân nghỉ việc và dán thông báo giới thiệu mình không là người Trung Quốc trong sự lo sợ. Chúng tôi quyết định đi ngõ ra Sóng Thần, Bình Dương, vì nghe nói có một đoàn biểu tình đang tụ tập ở đó.
Gần giữa trưa, nắng tháng 5 gắt và khó chịu vô cùng, ai cũng tìm chỗ mát để né. Vậy mà chỉ đi được một đoạn, chúng tôi tìm thấy hàng loạt các xe gắn máy cầm cờ, trống…v.v gầm rú phía trước. Trong các nhóm ào ạt đi như vậy, có đủ nữ lẫn nam. Cứ thỉnh thoảng lại nghe tiếng hô “Việt Nam Muôn Năm”, “Đả đảo Trung Quốc”... như một cách làm hiệu để đoàn không bị lạc hướng. Dự đoán các nhóm này sẽ đi về khu công nghiệp ở Sóng Thần, Bình Dương, nên chúng tôi quyết định bám theo.
Có vẻ như không có sự kiểm soát nào. Những đoạn đường mà mọi ngày, CSGT vẫn đứng khắp nơi, nay vắng lặng một cách khó hiểu. Cảm giác thật khó tả khi gia nhập vào đoàn người. Chúng tôi cảm nhận thấy một điều rất rõ, những nhóm xuống đường này đang kiểm soát thị trấn, kiểm soát thành phố mà không có bất kỳ sự ngăn chận nào. Duy chỉ có hoạt động hết sức thầm lặng và kiên trì của các nhóm dân sự xã hội ở vài nơi nhằm hạ nhiệt của các đoàn người đang lên cơn sốt. Ngay trong đoàn, chúng tôi nhìn thấy 2,3 chiếc xe với các bạn trẻ cứ chạy song song và dúi cho những người biểu tình các tờ photocopy. Tôi thúc Thy chạy vượt lên và xin một tờ. Nội dung trong đó ghi rằng “Lời kêu gọi khẩn cấp Kính gửi các bạn công nhân ở tỉnh Bình Dương và cả nước”. Với phông chữ khoảng 12pt, tràn trang giấy là lời kêu gọi mọi người hãy bình tĩnh và kêu gọi đừng cướp phá, sẽ bất lợi cho Việt Nam. Dĩ nhiên, có những người đọc, có những người vứt sau lưng.
Nỗ lực hạ nhiệt của những nhóm dân sự xã hội thật đáng khâm phục. Ngay trong khu Công nghiệp Sóng Thần, giữa những đám cháy và sự kích động điên cuồng của đám đông chạy đi chạy lại, gậy và cờ, hò hét, vẫn có một nhóm thanh niên im lặng dũng cảm đứng dựng băng-rôn lớn, trên đó có dòng chữ ghi “Hãy biểu tình đúng cách. Không đập phá tài sản. Không lấy tài sản”. Tim thắt lại, tôi nghĩ không biết vào những lúc đám đông ít tự chủ nhất, những lúc sự điên dại lên cao nhất, có khi nào họ trở thành những vật hy sinh hay không?
Nắng càng gắt, dường như sự điên loạn càng dâng.
Dọc con đường đi về của thị xã Thuận An, thuộc Bình Dương, thật không thể tin nổi vào mắt mình. Chúng tôi nhìn thấy hàng loạt các công ty bị đốt cháy, đập phá… quang cảnh không khác gì đã xảy ra một cuộc chiến. Gần như 100% công đã đóng cửa. Cho đến khi chúng tôi đến đây, đã là ngày thứ 3 của các cuộc bạo động, nhưng hầu như chạy suốt vài mươi cây số, tuyệt nhiên không hề thấy bóng công an, CSGT hay CSCĐ. Sự lo sợ xuất hiện ở nhiều nơi. Các ATM không hoạt động nữa, tiền rút đi. Nhiều ngân hàng tăng cường bảo vệ và được lệnh không giữ nhiều tiền mặt ở các chi nhánh có sự biến.
Công ty Song Tain là một trong những nơi có quang cảnh thê lương nhất. Cả hệ thống nhà máy bị đốt rụi. Lửa tràn ra tận ngoài đường nhựa, làm chảy và cháy đen một đoạn lớn. Hàng rào bị lật ngửa. Khắp nơi đều có dấu đập phá và sổ sách bị quăng ra sân. Khói vẫn còn nghi ngút. Nơi này dường như bị đám đông tàn phá không phải một lần. Sự chà xát và đập, cướp khiến chủ công ty phải cầu cứu. Đến trưa ngày 14/5, một nhóm khoảng 6,7 CSCĐ được điều đến và ngồi gác trong bóng mát, sau bức tường công ty. Nhưng lúc này thì có vẻ như không còn gì để bảo vệ nữa.
Một người dân ở đây cho biết có một vài công ty còn níu lại một ít tài sản như nhà kho, xe tải… thì cầu cứu CSCĐ đến bảo vệ phần còn lại, giữa hoang tàn. “Hình như là có trả tiền bảo vệ phụ ngoài giờ”, người dân này nói. Nhưng trên con đường mà chúng tôi chứng kiến hàng chục công ty bị đốt, phá, cướp… số những nơi có CSCĐ đứng giác chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng có vẻ gì đó nhẹ nhàng không căng thẳng lắm của người bảo vệ.
Điều đó được xác định một lần nữa khi chúng tôi chạy đến một công ty Đài Loan khác, theo dấu một làn khói đen ngùn ngụt lên trời, có thể nhìn thấy rõ từ 2,3 cây số. Nơi này không còn rõ tên họ vì bảng hiệu đã bị đập. Chữ làm bằng ximăng và nhôm thì giờ chỉ còn là những mảnh vụn rải rác. Lửa vẫn còn cháy. Một tiểu đội CSCĐ có mặt nhưng đang ngồi nghỉ trong bóng mát, ăn cơm hộp. Không có dấu hiệu nào là xe chữa cháy sẽ đến. Một cô bán nước gần công ty cho biết lửa cháy từ cuộc bạo động lúc 5,6 giờ sáng cho đến giờ, không ai dập cả, toàn bộ ban giám đốc đã đi trốn. Điều lạ là giữa những người bàng quan, có một 1,2 nhân vật ăn mặc không là công nhân đứng gần đó, mặt rất khó chịu khi chúng tôi hỏi thăm và chụp hình. Thậm chí nếu chúng tôi không nhanh chóng rời khỏi nơi đó, có thể sẽ gặp rắc rối.
Lúc này đã hơn 12g trưa, nhưng cái nóng của thời tiết vẫn không căng bằng cái nóng của thời sự. Các đoàn cầm cờ đỏ, gậy và khẩu hiệu vẫn ầm ầm đi qua, chạy về phía các công ty ở Khu công nghiệp Bình Dương. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng không thấy công an. Vài chốt gác của dân phòng mà chúng tôi chạy qua đều bị đập nát, cũng không có ai trực ở đó nữa. Thành phố rộn rịp và hoang tàn.
Đi thêm một đoạn nữa, chúng tôi bị lọt vào giữa một nhóm bạo động. Nhóm này có khoảng chừng 20, đến 30 người nòng cốt. Họ luôn chạy đầu, mang theo hung khí và hò hét để tập trung người. Các công ty mà chúng đi qua, gương mặt các nhân viên của công ty bảo vệ phái đến, rúm ró vì sợ hãi. Trước cánh cửa mọi công ty đều có treo băng-rôn: “Chúng tôi ủng hộ Việt Nam”, “Phản đối Trung Quốc”, “Tôi yêu Việt Nam”… Ai cũng biết, có thể đó là lời nói dối, nhưng lúc này, nói dối có thể cứu mạng và cứu tái sản của nhiều người. Tuy nhiên, cay đắng hơn là trước một vài cánh cổng đã bị lật đổ. Hàng rào bị phá… có cả băng-rôn “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh”, “Việt Nam Muôn Nam”… bị vứt chỏng trơ dưới đất. Lá bùa hộ mạng cuối cùng cũng đã không còn hiệu nghiệm ở một vài nơi.
Ở một công ty khác hợp tác làm ăn với Đài Loan, chúng tôi chạy dọc theo đường vào công ty, thấy những tờ giấy “Hoàng Sa – Trường Sa – VN” được dán như một cứu cánh để biện minh cho sự tồn tại của mình. Một cảm giác thật khó tả. Trước đây không lâu, rất nhiều người cầm hay mặc áo có dòng chữ này đã bị bắt, đã bị tù… Nay thì khẩu hiệu đó đang là miễn tử kim bài cho khá nhiều công ty Trung Quốc hay Đài Loan.
Tách đoàn hò hét, chúng tôi ghé vào công ty của Đài Loan. Bảng hiệu đã bị đập. Chỉ còn đọc được mơ hồ là Seui Yuang hay là gì đó. 3 viên bảo vệ gồm hai nữ, một nam ngồi thất thần trước công ty đổ nát. Thấy chúng tôi ghé vào, gương mặt của họ sợ hãi thấy rõ. Người bảo vệ nam, khoảng trên 50 tuổi bước ra, mặt rất căng thẳng, dù khi biết chúng tôi không phải là người biểu tình.
“Bác à, những người đập phá này có phải là công nhân không?”, tôi hỏi. “Không, họ chưa bao giờ là công nhân, họ chuyên nghiệp”, bác bảo vệ già nói, giọng thảng thốt. “Bác thấy họ là dân ở đây hay ở nơi khác đến?”. Người bảo vệ mặt đanh lại như nửa muốn trả lời, nửa muốn im lặng. Tôi quay sang hỏi cô gái bảo vệ, khoảng trên 30 tuổi, “Sao mình không gọi công an đến giúp?”. “Không ăn thua gì, họ không đến hoặc đến lúc không còn cần nữa”, cô bảo vệ nói như gào lên, giọng có vẻ tức giận pha trộn sự sợ hãi.
Tôi quay ra nhìn ngoài cửa thì thấy một đám đông bạo động đang ập đến. Nhóm dẫn đầu cũng khoảng 30 người, nhưng đằng sau sắp đến thì cả trăm hơn. Mặt cả 3 người bảo vệ biến sắc. Một trong hai cô bảo vệ nhấn số gọi công an, nhưng ít giây sau đó, thả máy xuống, thở nặng nhọc: đầu dây bên kia đột ngột bị cắt ngang.
Đám đông tràn vào sân. Tôi đứng nép vào phòng bảo vệ nhìn ra. Những thanh niên mày mặt rất lạ lùng, không thể là công nhân, trang bị gậy sắt, gậy gỗ và cờ tràn vào sân công ty như một đạo quân xâm lược. Tiếng chửi thề, hú hét, tiếng gầm máy xe…v.v biến sân công ty đang vắng lặng trở thành hỗn loạn.
Ngay lập tức tức tiếng đổ vỡ vang lên. Ai đó sau lưng tôi ném một viên gạch lớn vào cửa kính tòa nhà. Linh tính như nhắc tôi nên vừa kịp né người qua, và nghe tiếng kính vỡ xoang xoảng. Tôi cầm máy chạy vào bên trong để ghi lại cảnh đập phá này. Cảnh tượng bên trong còn hãi hùng hơn. Tất cả mọi thứ bị đập nát. Kính vỡ và gãy đổ khắp mọi nơi. 2 thanh niên xông vào căn phòng trước đây có là nơi làm việc sổ sách và kéo liên tục các hộc tủ ra xem còn thứ gì có thể lấy được hay không. Cứ mỗi lần không tìm thấy, họ lại đập. Có một chi tiết tôi ngạc nhiên là chính những người cầm cờ đỏ ngoài kia, khi vào đến phòng này, khi thấy một lá cờ đỏ treo trên tường đã giật xuống. Họ là ai?
Phòng tiếp tân của công ty thì cảnh đập phá diễn ra như một lễ hội. Khắp nơi vang tiếng đổ, bể. Trước mắt tôi là một thanh niên đội nón bảo hiểm, tay cầm gậy sắt, đập liên tục vào mọi thứ trước mắt. Suýt nữa thì anh ta đánh trúng một cô gái đang lom khom nhặt một bàn phím vi tính bị vứt dưới đất. Bất ngờ anh ta quay qua nhìn tôi và chiếc máy quay chằm chằm. Biết không xong, tôi vờ bước nhanh ra khỏi nơi đó. “Thằng này ở đâu ra vậy?”, tôi nghe tiếng anh ta hỏi một ai đó. Tôi bước nhanh hơn, phía trước cổng là đám đông đang hò hét, vung gậy và cờ.
“Nói tụi ở ngoài chận nó lại”, tôi còn kịp nghe câu đó trước khi bước ra đến sân. Đoạn sân ra đến cổng chưa bao giờ dài đến vậy, mà tôi thì không thể chạy lúc này.
Bất ngờ tôi thấy Thy và Văn bỏ xe chạy vào đón tôi. Tín hiệu từ bên trong đã được truyền ra, giờ đây hơn 70-80 người cầm hung khí đón tôi ở cửa với ánh mắt đầy sát khí khiến Thy và Văn phải nhảy vào kèm tôi ra. Nhưng dường như không kịp rồi. Một thanh niên tóc nhuộm vàng, mặt không thể là công nhân, nhìn mặt tôi, hỏi lớn bằng giọng Thanh Hóa “Này, này, chú kia!”.
Lao nhao trong đám đông đó, tôi nghe thấy tiếng hô “Nó là Tàu, đập nó chết đi!”. Có tiếng hò reo sau lời hô đó. Tôi giữ mặt lạnh, quay sang người thanh niên tóc vàng, trả lời lớn, để mọi người có thể nghe thấy tôi nói tiếng Việt “Có chuyện gì không?”
Dường như mọi thứ hơi chựng lại một chút. Một người khác có vẻ hung hăng hơn “Mày vào đây quay phim làm gì?”. “Để coi”, tôi đáp, chân bước nhanh ra ngoài, liếc mắt thấy mấy người bạn đã quay đầu xe, nổ máy. “Mày là nhà báo à?”. Lại nghe có tiếng nói “ĐM, nó giả dạng đó, đập nó!”. Tôi phải làm tỉnh, quay người lại, cười lớn “Tao mà nhà báo cứt gì!”. Thoáng thấy 3 người bảo vệ đứng đờ người nhìn tôi. Không biết là họ sợ cho tôi, hay sợ cho chính bản thân họ lúc này. Ngay sau đó, tôi leo lên xe Thy. Xe vọt đi. Đám đông nhìn theo, may mắn là những người đó chưa đủ say máu để đuổi theo.
Trên đường đi, Văn nói bên ngoài lao nhao nói tôi là người Hoa (nhìn cũng có vẻ giống nhỉ) nên phải đập cho chết. Thật là may, tôi biết nói tiếng Việt. Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau đó, tôi nghe tin từ khu công nghiệp Mỹ Xuân 2, gần Bà Rịa, cho biết một người Trung Quốc vừa bị đánh phải đi cấp cứu. Anh ta cũng không kịp giải thích mình là một ông chủ đầu tư hay là một du khách vì đám đông đã quá khích, không còn nghe. Tôi rùng mình và chợt nghĩ lại, nếu khi nãy, họ không còn nghe giải thích, có lẽ tôi cũng đang nằm trên một chiếc xe cấp cứu.
Những hình ảnh khác:
Công ty bị đốt, nhưng mọi thứ vẫn lặng lờ. 
Người áo xanh theo dõi và nhìn chúng tôi với ánh mắt rất khó chịu

Những người đến đập phá có chủ đích rất chuyên nghiệp. 
“Họ không là công nhân”, các bảo vệ của công ty cho biết.

Người thanh niên này đập phá mọi thứ, không cần lý do. 
Ít phút sau, anh ta suýt đánh trúng cả người phụ nữ gần đó.

Một công ty bị nghi ngờ là của Trung Quốc đã bị đốt 
nhiều lần trong một ngày, bị đập phá và cướp đến tan hoang.

Đám đông dẫn đầu bạo động chỉ vài mươi người, có chủ đích hẳn hoi. 
Họ luôn khích động và gào lên “Công ty Trung Quốc” để 
mọi người tràn vào đập phá mà họ muốn.

Công ty nào cũng phải dán bùa. Kể cả khẩu hiệu nhạy cảm trước đây “HS-TS-VN”

Wednesday, May 14, 2014

Biểu tình, bạo động từ Bình Dương lan tràn khắp nơi

Các vụ bạo động chống công ty Trung Quốc từ Bình Dương vào ngày hôm qua vẫn chưa chấm dứt và còn lan ra trên nhiều khu công nghiệp của Đồng Nai và một vài nơi phía Bắc. Mặc Lâm ghi nhận qua lời kể của các nhân chứng sau đây.
Một ngày sau khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn nổ ra, vào lúc 7 giờ tối ngày 12 tháng 5 khoảng 4.000 công nhân của công ty giày Thông Dung đã đình công xuống đường biểu tình chống Trung Quốc.
Từ ngòi lửa này vào lúc 10 giờ sáng ngày hôm sau hàng ngàn công nhân của công ty King Makerrong đình công xuống đường. Cuộc đình công biểu tình này nhanh chóng lan sang công ty King Food Wear và Shyang Hung Cheng cũng như nhiều công ty Trung Quốc khác.
Đến 2 giờ chiều ngày 13 tháng 5 công nhân tại các khu công nghiệp Sóng Thần I, Sóng Thần II, Linh Trung, Singaporer, Dĩ An I, Dĩ An II liên tiếp xảy ra những cuộc đình công và biểu tình chống Trung Quốc và các cuộc bạo động đã nổ ra lan tràn trên nhiều khu vực.
Tính đến 6 giờ chiều ngày 13 tháng 5 số lượng người tham gia biểu tình tăng lên rất đông tại các khu công nghiệp  VSIP, Sóng thần, và Việt Hương.
Khói và ngọn lửa bùng ra các cửa sổ của nhà máy ở Bình Dương vào ngày 14 tháng năm 2014. Những công nhân biểu tình chống Trung Quốc đã đốt hơn một chục nhà máy ở Bình Dương
Khói và ngọn lửa bùng ra các cửa sổ của nhà máy ở Bình Dương vào ngày 14 tháng năm 2014. Những công nhân biểu tình chống Trung Quốc đã đốt hơn một chục nhà máy ở Bình Dương. AFP
Các công ty có vốn đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore cũng bị vạ lây. Để tránh bị người biểu tình tấn công hầu hết đều treo cờ của nước họ và có công ty còn ghi rõ “Chúng tôi không phải là Trung Quốc”.
Đây là một thái độ tự phát của công nhân bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày hôm qua liên tục tới giờ này. Số công nhân tham dự ước chừng từ 2 tới 3 chục ngàn người và cái quan trọng nhất là họ đập phá, đốt các xí nghiệp mà họ nghi là của TQ tức là có viết chữ Tàu. TQ hay Đài Loan nó đều làm hết
Ông Huỳnh Kim Báu
Lúc 1 giờ sáng quân đội đã được điều động từ TP.HCM và Đồng Nai đến Bình Dương. Xe bọc thép từ Sài gòn chạy vể Bình Dương cũng như tỏa ra tại trước Lãnh sự quán Trung Quốc nhằm ngăn chặn bạo động nếu công nhân từ Bình Dương kéo về thành phố.
Tất cả các tờ báo chính thống đều bị rút bài đăng vào trưa ngày hôm qua xuống khiến tình hình Bình Dương lại càng trở nên mờ ảo hơn. Người dân mất phương hướng và tin tức chủ yếu lan ra từ các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Hình ảnh video được tải lên liên tục cho thấy sự bạo động đã đến mức cực kỳ nguy hiểm.
Ông Huỳnh Kim Báu do có doanh nghiệp ở Bình Dương nên sáng hôm nay đã cho chúng tôi biết:
Đây là một thái độ tự phát của công nhân bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày hôm qua liên tục tới giờ này. Số công nhân tham dự ước chừng từ 2 tới 3 chục ngàn người và cái quan trọng nhất là họ đập phá, đốt các xí nghiệp mà họ nghi là của Trung Quốc tức là có viết chữ Tàu. Trung Quốc hay Đài Loan nó đều làm hết. Hồi hôm thì họ vẫn tiếp tục và giờ này cũng vậy tiếp tục đốt phá những xí nghiệp lớn thiệt hại rất là lớn. Tình hình này công an hay quân đội có tăng cường tới nhưng không làm được gì vì số lượng nó quá đông.
Có một số công nhân chặn đốt xe trên đường phố. (infonet)
Có một số công nhân chặn đốt xe trên đường phố. (infonet)

Chúng tôi rất là sợ đây là âm mưu của Trung Quốc. Hiện tượng nó rất giống như Ukraina mà Putin làm giai đoạn đầu. Tình hình rất là nguy hiểm đã đến lúc mọi người phải đoàn kết lại và phải ngăn chận những hành động này.
Anh Nguyễn Đăng, một công nhân cho biết những điều anh trông thấy:
Lúc 2 giờ rưỡi tôi chủ động đi ra khi nhận được tin hai ngày nay các công nhân ở khu công nghiệp Bình Dương có nổ ra biểu tình và một số nơi có bạo loạn. Khi nghe tin như thế tôi chủ động xách xe máy của công ty tôi đi ra khu công nghiệp Mỹ Phước I tôi thấy tình hình có vẻ yên ắng. Tôi qua bên khu VSing II thì thấy một nhóm khoảng 200 công nhân được dẫn đầu bởi một tốp 20 người cầm hai cái cờ đò sao vàng chạy ngoài đường và hò hét. Tôi vào các khu N4, N8 thì theo quan sát của tôi thì tôi thấy các cuộc đình công chỉ xảy ra tại những công ty Trung Quốc còn những công ty không phải của Trung Quốc thì công nhân vẫn làm việc bình thường.
Chị Lê Thị An công nhân nữ của một công ty Trung Quốc kể lại:
Nói chung là không phải công nhân biểu tình mà do một nhóm quá khích nào đó không biết xuất phát từ đâu họ đe dọa công nhân nên họ đình công không đi làm. Nhóm quá khích đó cũng khoảng vài chục người họ lượn qua lượn lại rồi họ đập phá, lôi kéo một số công nhân nam nữa rồi bắt đầu gây ra hỗn chiến tất cả các công ty Trung Quốc ở Bình Dương đều bị rồi ảnh hưởng các công ty Hà Quốc, Anh, Nhật…
Những công nhân nữ họ nói họ không biết gì hết về vấn đề tổ chức biểu tình, họ chỉ thấy rằng khi họ đang làm việc vào buồi sáng thì có công an vào yêu cầu họ nghỉ việc, đình công đi… thế là toàn bộ công nhân công ty đó ra về hết. Theo những công nhân này thì họ mặc sắc phục công an
Anh Nguyễn Đăng
Anh Đăng kể lại câu chuyện trong khi hoảng loạn những người Trung Quốc trong ban giám đốc đã gây gỗ và hành hung lẫn nhau sau khi các vụ đập phá xảy ra:
Việc đập phá thì chỉ là bức xúc nhất thời của công nhân xuất phát từ lương bổng họ bức xúc nên luôn tiện họ đập phá thôi. Tôi quan sát thấy trên tầng hai của một công ty thì có mấy ô cửa sổ bị đập vỡ tôi có hỏi thì công nhân nói là có sự cãi nhau giữa chuyên gia Trung Quốc bất đồng quan điểm nên đánh nhau và tự đập phá trên tầng hai.
Chị An kể lại tình hình trong công ty của chị, đáng chú ý là chị ghi nhận thái độ thờ ơ của công an khi sự bạo động của đám đông đã lên tới cao trào:
Tôi thấy chủ công nhân tất cả đều đi hết. Một số thành phần vô hôi của lấy đồ. Thật sự chuyện này không phải do công nhân tại vì công nhân chỉ bị nhóm quá khích đe dọa thôi. Em khẳng định là có một nhóm quá khích nhưng không biết là thế lục nào thôi. Nói chung cảnh sát giao thông thì cũng đứng ở mấy cung đường nhưng em đi đường em thấy nhiểu nhóm người quá khích đó chia thành nhiều nhóm họ khua chiêng trống, la ùm trời tụ năm tụ ba không đội nón bảo hiểm nhưng cũng không thấy công an hỏi hay bắt gì hết nên em rất ngạc nhiên
Anh Nguyễn Đăng cho biết một yếu tố quan trọng đó là công an vào nhà máy khuyến khích công nhân đình công biểu tình, anh kể:
-Những công nhân nữ họ nói họ không biết gì hết về vấn đề tổ chức biểu tình, họ chỉ thấy rằng khi họ đang làm việc vào buồi sáng thì có công an vào yêu cầu họ nghỉ việc, đình công đi… thế là toàn bộ công nhân công ty đó ra về hết. Theo những công nhân này thì họ mặc sắc phục công an.
Tôi nhìn thấy những công an chạy theo nhóm biểu tình bằng xe máy thì họ có vẻ rất là hiền hòa, có vẻ nôn nóng và hơi thất vọng. Tôi có chụp một tấm hình hai người công an đang núp sau gốc cây nhưng do máy cảu tôi quá cũ nên hình không rõ.
Cho tới sáng ngày hôm nay 14 tháng 5 tình hình chẳng những không dịu xuống mà còn tăng lên, chị Huỳnh Thị Em cho biết:
Công ty của em là công ty Trung Quốc bị đập phá bây giờ đi hết ráo rồi chỉ còn bảo vệ thôi chứ không còn ai. Vừa giám đốc vừa chủ quản đi mất từ hôm qua rồi. Nghe bảo vệ nói công ty bị đập phá vào lúc hai giờ chiều hôm qua. Sáng nay đi làm thấy ngay Ngã tư 50 quá trời luôn, đốt cháy hết ráo, đốt cháy xưởng của mấy công ty từ Ellen chạy xuống Ngã tư 50 xe đạp đều cháy hết.
Ông Huỳnh Kim Báu cho biết nguồn tin từ bạn của ông từ Đồng Nai gọi vể:
Đồng Nai thì cũng bắt đầu. Hồi sáng này 27 ngàn công nhân đã kéo đi biều tình hết, công nhân đập phá xí nghiệp nước ngoài nói chung cả Nhật Bản cũng bị. Tất cả các ông chủ doanh nghiệp trốn hết, các doanh nghiệp có chữ Tàu đã bị đục hết. Các nhà máy nghỉ làm ngưng hoạt động và đồng thời treo phía trước cái bảng “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam”, “Việt Nam muôn năm”. Tình hình đang hừng hực nhưng là hành động tự phát.
Sau Bình Dương, Đồng Nai các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lan rộng đến Quỳnh Phụ, Thái Bình. Nhà máy giày da Sao Vàng có chủ là người Trung Quốc đã tổ chức biều tình chống quân xâm lược. Hơn 5.000 ngàn công nhân của nhà máy đã đình công và tuần hành trên đường phố nhưng không xảy ra một hành động bạo lực nào.
Cùng lúc đó hơn 1.000 công nhân đang làm việc tại Dự án Formosa cảng nước sâu Vũng Áng Hà Tỉnh đã tập trung trước cổng chính của Formosa thuộc xã Kỳ Liên để phản đối Trung Quốc.
Gần 170 nhà máy của nhiều quốc gia bị đập phá hư hại trầm trọng, tổng cộng 12 công ty đã bị phá hoại bằng nhiều cách cho tới hơn 2 giờ chiều vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại tại Bình Dương, Sóng Thần, Đồng Nai và Dĩ An.