Wednesday, October 23, 2013

Sự Thật Về Võ Nguyên Giáp (bài 3 và hết): VÕ NGUYÊN GIÁP BỊ THANH TRỪNG HẠ NHỤC ÍT NHẤT 8 LẦN!!

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013), Bộ Trưởng Quốc Phòng, bị nhóm Lê Duẩn, LêĐức Thọ và Trần Quốc Hoàn cho là theo xét lại của Liên Xô và chống đảng… tìm cách hạ bệ và hạ nhục ít nhất 8 lần.

Lần Thứ 1: Năm 1967, xảy ra vụ án “Xét Lại Chống Đảng”, có tên chính thức là “Vụán Tổ chức chống đảng, chống nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài.”. Võ Nguyễn Giáp bị bắt lỗi từ việc nhận 1 lá thưcủa TĐS Liên Xô mà không báo cáo theo nội quy đảng…

Đảng CSVN chia thành 2 nhóm, 1 nhóm chấp nhận chính sách xét lại của Khrushchev, cho rằng phải xây dựng nền tảng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc trước khi nghĩ đến đấu tranh vũ trang ở miền Nam. Trong giai đoạn 1954-1959, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ủng hộ ý kiến này, vì cơ hội thi hành Hiệp Định Genève vẫn còn. Nhóm kia ủng hộ quan điểm của TQ, muốn theo đuổi chính sách cứng rắn của Mao Trạch Đông cụ thể là tổ chức ngay chiến tranh giải phóng miền Nam. Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh đã chỉ trích Liên Xô và nhóm “chủ hòa” rằng: “Chúng tôi không ảo tưởng và không đánh giá thấp Mỹ, có điều chúng tôi không sợ. Nếu ai đó cứ cho rằng kiên quyết chống Mỹ là sẽ thất bại và dẫn đến chiến tranh hạt nhân, thì chỉ còn có cách đầu hàng chủ nghĩa đế quốc.”.
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_%C3%A1n_X%C3%A9t_l%E1%BA%A1i_Ch%E1%BB%91ng_%C4%90%E1%BA%A3ng

Theo ông Vũ Thư Hiên cũng là 1 người bị ghép trong vụ án xét lại chống đảng” viết trong “Trần Độ – Người Của Sự Thật” năm 2013: Cái nhóm này không phải một tổ chức, chẳng phải một đảng, thậm chí cũng chẳng phải một nhóm, nhưng được người ta bịa ra, đặt tên rất kêu là “Nhóm tổ chức chống Đảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủnghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài”. Kỳ thật, một vụ án ầm ĩnhư thế, nhiều cán bộ cao cấp bị khai trừ, bị bắt, bị bỏ tù, trong Đảng có báo cáo, rất nhiều người biết, mà anh [Trần Độ] lại không biết. Mà không phải mình anh không biết. Hơn chục năm sau (1988), khi tờ “Truyền Thống Kháng Chiến” của“Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ” ra đời ở Sài Gòn, tướng Trần Văn Trà kêu tôi tới nhà anh ở đường Nguyễn Thị Minh Khai (tên mới của đường Pasteur) đểbàn chuyện tờ báo, tôi mới hiểu – thậm chí cả Tướng Trần Văn Trà cũng chẳng biết gì về vụ này…

Tướng Trà sau khi tìm hiểu vấn đề đã phải thốt lên:
- Một lũ chó má! Không thể ngờ.
https://danluan.org/tin-tuc/20130812/vu-thu-hien-tran-do-nguoi-cua-su-that-vai-ky-niem-vat-voi-tran-do

Về “Chủ Nghĩa Xét Lại” và “Đổi Mới”

Tháng 9/1953, Nikita Khrushchev (1894-1971) được bầu làm Bí Thư Thứ Nhất Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Cộng Sản Liên Xô kiêm Thủ Tướng. Năm 1956, tại Đại Hội Lần Thứ 20 Đảng Cộng Sản Liên Xô, ông đã đọc báo cáo phê phán nặng nề sự tàn ác vô song và sự sùng bái cá nhân của I. V. Stalin (1879-1953). Vì thấy đối đầu với Tư Bản quá mạo hiểm và không dễ gì thắng, Khrushchev chủ trương thay vì tận diệt Tư Bản thì chung sống hòa bình. Các đoàn đại biểu CS các nước khi đi dự thì đều tàn thành, nhưng khi về nước rồi thì một số ngả theo lời kêu gọi Mao Trạch Đông (1893-1976), TQ, chống lại và gọi đó là “Chủ Nghĩa Xét Lại”. Thế giới CS chính thức chia đôi vì ý thức hệ từ đó.

Đây là một biến cố rất lớn, ảnh hưởng tới đường lối của đảng CSVN vì khi đó tại VN đang sùng bái cá nhân Hồ Chí Minh và diễn ra Cải Cách Ruộng Đất long trời lở đất, giết người rất gay gắt. Nhờ vậy mà vụ giết người dần dần dừng lại, nhận sai lầm…

Nhưng sau khi Lưu Thiếu Kỳ qua VN thì CSVN ngả hẳn theo TQ. Tại Hội Nghị TrungƯơng lần thứ IX cuối năm 1963, nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng đã lên án“Chủ Nghĩa Xét Lại”, đứng về phía TQ và ra Nghị Quyết 9 (trong bí mật) chủtrương đẩy mạnh việc tiến chiếm miền Nam bằng vũ lực. Những bất đồng trong nội bộ đảng nổ ra từ năm 1963-64. Nhưng họ cũng đã từ chối đề nghị của Phó Thủ TướngĐặng Tiểu Bình sẽ giúp đỡ mạnh mẽ hơn nữa nếu CSVN chấm dứt quan hệ với Liên Xô.

Năm 1964, nghị quyết về “các vấn đề quốc tế và chống chủ nghĩa xét lại hiện đại”đã làm cho khoảng 40 người đang học và đang công tác ở Liên Xô phải xin “tị nạn”,trong đó có nhiều người gần gũi với Giáp như Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Hành Chính Hà Nội Nguyễn Minh Cần; Chính Ủy Sư Đoàn 308, Phó Chính Ủy Quân Khu III, Đại Tá Lê Vinh Quốc; nguyên Tổng Biên Tập báo Quân Đội Nhân Dân, Thượng Tá Ðỗ Văn Doãn…và tiến tới đợt bắt giữ nhiều Tướng, Ủy Viên Trung Ương thuộc nhóm thân Liên Xô vào năm 1967. Giáp không có 1 hành động nào bênh vực những đồng chí, đồng đội.
Năm 1981, ông Hoàng Minh Chính làm đơn kiện vụ bắt giam này và đòi giải oan cho những người bị bắt, kết quả là ông bị bắt giam 6 năm và 3 năm quản chế.
- Lê Hồng Hà, cựu Đại Tá, nguyên Chánh Văn Phòng Bộ Công An thời Bộ Trưởng Trần Quốc Hoàn:
Tôi là một thanh niên Việt Nam tham gia Mặt Trận Việt Minh, tham gia Tổng Khởi Nghĩa năm 1945. Rồi là Chánh Văn Phòng Bộ Công An. Tôi làm việc và tiếp xúc với nhiều cơ quan khác nhau, nên kiến thức được mở rộng. Vụ án quan trọng xét lại chống đảng [năm 1967] có tới 70 Ủy Viên Trung Ương bị tố cáo, bắt giam và đối xửvới gia đình người ta không ra sao chỉ vì khác quan điểm với Bộ Chính Trị.

Tôi lên tiếng bênh vực những người này nên Lê Đức Anh (chột mắt) và Lê Đức Thọtìm cách trị tội, khai trừ tôi ra khỏi đảng. Trình độ văn hóa của những người lãnh đạo hạn chế, minh oan cho người khác mà bị khai trừ, cái đảng này khôngđáng cho mình vào làm cái quái gì! Đảng không đáng cho mình sùng bái. Sống là con người, vì nhân dân thì ra khỏi đảng suy nghĩ hay hơn, độc lập hơn. Đảng CSVN hôm nay đang ở trong một cuộc khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt như kinh tế,xã hội, chính trị, về tư tưởng, về tổ chức. VN đang đứng trước nguy cơ Bắc thuộc.

Không thể tin được vào một người lãnh đạo nào. Đời sống chính trị đang diễn ra hai vấn đề: Thứ nhất tìm một đường hướng tốt, đứng đắn cho dân tộc. Thứ hai phải chấm dứt thái độ bạc nhược, khuất phục TQ. Phải hiên ngang bảo vệ tổ quốc. Tầng lớp tham nhũng là những người lãnh đạo trong đảng.
Trả lời BBC về việc được cho là sai lầm của đảng trong Vụ Án Xét Lại Chống Đảng, GS Nguyễn Trọng Phúc, Học Viện Chính Trị – Hành Chính Quốc Gia HCM cho biết:“Năm 1993 và 1994, Bộ Chính Trị đảng CSVN vẫn kết luận sai phạm của những người trong nhóm đó là hoàn toàn đúng sự thật và phải xử lý như vậy thôi.”.

Ngày 18/7/1995, trong bức thư gửi Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN khóa VII, ông Hà viết: “Có thể nói, sau những sai lầm, oan trái rộng rãi trong Cải Cách Ruộng Đất và Chỉnh Đốn Tổ Chức (1956), thì đây là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử đảng ta, xét về quy mô, tính chất. Và, có thể nói không ngoa, đây là vụán oan sai lớn nhất trong hàng ngũ những người yêu nước Việt Nam của thế kỷXX.”.
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_%C3%A1n_X%C3%A9t_l%E1%BA%A1i_Ch%E1%BB%91ng_%C4%90%E1%BA%A3ng

Lần Thứ 2: Năm 1976, ngay sau khi cưỡng chiếm miền Nam, vai trò của Đại Tướng Văn Tiến Dũng càng nổi bật trong chiến thắng thì vai trò của Giáp yếu hẳn và không lâu sau đó thì mất luôn chức Tổng Tư Lệnh Quân Đội. Điều trớ trêu là vẫn làm Bộ Trưởng Quốc Phòng mà không có quyền Tổng Tư Lệnh Quân Đội! Giáp chỉ còn hư danh, chờ bị hạ bệ tiếp!

Lần Thứ 3: Ngày 7/2/1980, Võ Nguyễn Giáp bị thôi chức Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, tuy vẫn tiếp tục là Ủy Viên Bộ Chính Trị đến năm 1982 và Phó Thủ tướng phụtrách Khoa Học – Kỹ Thuật. Đại Tướng Văn Tiến Dũng lên thay. Giáp không còn cầm quân nữa, coi như bị tước không còn manh giáp!

Có lúc nhóm Lê Duẩn còn định quản chế Giáp ở một nơi biệt lập (là đảo Tùng Châu ?). Từ khoảng năm 1965, 67, hàng 50 năm sau cùng của đời ông, Giáp thường chỉra mặt mang tính hình thức, không có quyền hành gì. Vụ Tổng Công Kích Mậu Thân năm 1968 (Tổ 5 người giúp Trung Ương chỉ đạo tác chiến miền Nam gồm: Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng và Lê Đức Thọ, Giáp chỉ có 1 phiếu. Chủ chiến là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Nguyễn Chí Thanh, nhưng sau tất cả đồng ýđánh, lập “Kế Hoạch 67-68” mới chủ yếu đánh là vào thành phố. Trước khi lên đường vào Nam, bất ngờ Thanh chết sáng ngày 6/7/1967 vì “nhồi máu cơ tim”. Giáp bị sốc, ngay sau tang lễ Thanh, được đưa đi Hungary dưỡng bệnh cũng là cách cánh chủchiến tước quyền Giáp. Sau triển khai thành tổng công kích – tổng khởi nghĩa và gọi là “Chiến Dịch Quang Trung”…) hay Chiến Dịch Hồ Chí Minh năm 1975, có mà kể như không có Giáp, còn bị nhóm cực đoan giáo điều Lê Duẩn cho là hèn nhát.
*
Giáp bị còn siết chặt hơn bởi một cặp bài trùng mới là Đỗ Mười – Lê Đức Anh, họ đưa ra bản cáo trạng gồm 8 tội danh:
1. Giáp từng là con nuôi của Chánh Sở Mật Thám Đông Dương, Louis Marty (*).
2. Giáp cầm đầu vụ án Xét Lại Chống Đảng từ năm 1957-1958.
3. Giáp bán bí mật quân sự cho Đại Sứ Liên Xô Serbakov.
4. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Giáp hèn nhát, sợ chết quanh quẩn trong hầm, không dám ra ngoài. Nguyễn Chí Thanh mới chính là người chỉ huy chiến dịch.
5. Giáp nhận định tình hình kém, vội vàng giải tán 80.000 quân, để khi Pháp – Mỹtrở lại thì không có đủ quân chống đỡ.
6. Mậu Thân 1968, Giáp nhận định rằng Mỹ sẽ dùng bom nguyên tử đánh Hà Nội, nên xin đi nghỉ ở Moscow để lánh nạn.
7. Giáp hèn nhát, sợ B-52 của Mỹ rải thảm, nên không đi B [chưa bao giờ dám đặt chân vào miền Nam trước 197].
8. Giáp đã có vợ, nhưng lại ăn nằm với 1 phụ nữ đã có chồng. Cô này đến nhà riêng ông Giáp dạy đàn piano.
Đỗ Mười kết luận phải khai trừ Giáp ra khỏi đảng CSVN, nhưng theo Lê Đức Anh thì chỉ gạt ông Giáp ra khỏi ghế “Ủy Viên Trung Ương” mà thời Lê Duẩn – Lê Đức Thọ vẫn còn bố thí cho ông.

 (*) Đặng Chí Hùng sau khi tra cứu nhiều tài liệu đã viết bài “Những Sự Thật Cần Phải Biết (phần 19) – Sự Thật Về Võ Nguyên Giáp”, cho hay ngày nay đã có tài liệu sáng tỏ ông ta từng là con nuôi của mật thám Pháp. Có ít nhất 3 tài liệu trong số vô vàn tài liệu:
Thứ nhất, theo ông Trần Quỳnh – 1 chức sắc lãnh đạo có thẩm quyền cộng sản, có uy tín cá nhân – viết lại về việc Trường Chinh đến thăm ông Đặng Thái Mai (tên gốc là Đặng Thai Mai) như sau: “Thời kỳ trước Cách mạng tháng tám, một lần Trường Chinh đến nhà Đặng Thái Mai có việc. Thấy Mai đang cầm đọc một lá thư, Đăng Thái Mai bị bất ngờ, Trường Chinh lướt qua bức thư mới kịp thấy tiêu đề của thưlà chánh mật thám, chữ ký là Mạc-Ti và câu đầu: “Các con thân ái Mai và Giáp”(Mes chers enfants Mai et Giap). Mai ngước lên nhìn thấy Trường Chinh vội vàng nhét thư vào túi áo… Giáp là con người xảo trá – khi tôi từ miền Nam, khi nói chuyện riêng, Giáp hay nói xấu Bác, nhưng trước mặt Bác, Giáp hay nịnh Bác”. (Hồi ký Trần Quỳnh: Những kỷ niệm về Lê Duẩn, 30-7-1986).

Thứ hai, ông Hoàng Văn Chí trong cuốn “Từ Thực Dân Đến Cộng Sản” viết đầy đủ và rõ ràng hơn như sau: “Mai [Đặng Thái Mai] và Giáp đều là “con nuôi” của Louis Marty, giám đốc phòng chính trị của Phủ Toàn Quyền. Marty kiếm việc cho Mai dạy học ở trường Gia Long mà giám đốc là Bailey, một người Pháp, và giao Giáp, hãy còn là sinh viên, cho Mai trông coi. Trong khi những đảng viên Tân Việt khác bịtù đầy hoặc cầm cố thì hai người ung dung sống ở Hà Nội cho đến ngày Giáp được Pháp đưa sang Tàu theo Việt Minh chống Nhật. Giáp có theo học lớp “chiến tranh du kích” do Mỹ mở ở Tỉnh Tây, nhưng không bao giờ lên Diên An. Giáp và Mai coi nhau như “anh em kết nghĩa”, nhưng sau khi vợ Giáp chết trong tù, Giáp lấy cô Hà, con gái Mai kém Giáp gần 20 tuổi mà trước kia Giáp vẫn bế trong tay hồi còn là chú cháu”.

Thứ ba, cuốn sách của Cecil B. Currey, nhan đề: “Victory At Any Cost: The Genius Of Viet Nam’s Gen. Vo Nguyên Giáp” [Chiến Thắng Bằng Mọi Giá] ghi lại đầyđủ chi tiết và trung thực hơn cả. Xin được tóm tắt như sau: “Vào năm 1930, mật thám Pháp đã bắt 1 số người tình nghi hoạt động chống Pháp cùng với 1 số người khác trong đó có anh của Võ Nguyên Giáp là Võ Thuần Nho, Đặng Thái Mai, 1 Giáo Sư văn chương tại Quốc Học và 1 nữ sinh 15 tuổi tên Nguyễn Thị Quang Thái, nữsinh Đồng Khánh. Người mà sau này là vợ của Võ Nguyên Giáp… Đặng Thái Mai bịkết án 4 năm tù, Nguyễn Thị Quang Thái, 2 năm tù. Riêng Võ Nguyên Giáp vì chứng cớ hoạt động không rõ ràng, nhưng quan tòa cũng xin xử phạt 2 năm tù khổ sai… Năm 1933, Đặng Thái Mai ra Hà Nội nhận dạy học ở trường Thăng Long, VNG ra Bắc theo… Với 1 án tù chính trị như thế, con đường học của Võ Nguyên Giáp là không thể có được nếu không có sự giúp đỡ của Louis Marty. Trong việc tiếp xúc giữa Marty và VNG, Marty đã khuyên Giáp quay trở lại việc học và chuẩn bị cho việc thi tú tài 1 và 2. Chắc hẳn Marty đã ngầm giúp đỡ để Giáp có thể vào học ởtrường Albert Sarraut.”.
http://danlambaovn.blogspot.jp/2013/09/nhung-su-that-can-phai-biet-phan-19-su.html#.Uiku8kaCjmQ

Lần Thứ 4: Năm 1982, Giáp mất chức Ủy Viên Bộ Chính Trị.


Lần Thứ 5: Năm 1983, Lê Đức Thọ (học trò cũ của Giáp) đã hạ nhục Giáp một cách không thương tiếc khi cho Giáp làm Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia Dân Số và Sinh ĐẻCó Kế Hoạch lúc ủy ban này được thành lập. Giáp vẫn không có 1 hành động gì dù nhỏ nhất như từ chức, về hưu để giữ khí tiết của 1 người làm Tướng, danh dựquân đội.

“Võ” Đại Tướng chỉ còn có cái “vỏ” vì vậy mới có thơ:
Ngày xưa Đại Tướng cầm quân, Ngày nay Đại Tướng cầm quần chị em!

Dân Bắc đàm tiếu rằng con đường “công danh” của Tướng Giáp đầy gian nan vất vả,ông đã “hành quân” qua 1 chặng đường dài từ Cây Đa Tân Trào đến Cây Đa Nhà Bò (1 trạm hộ sinh nằm trên phố Lò Đúc, Hà Nội, dành cho những phụ nữ thuộc giới bình dân, chuyên đỡ đẻ, nạo phá thai…).
Lần Thứ 6: Năm 1991, Giáp mất chức Ủy Viên Trung Ương và Phó Thủ Tướng, chính thức nghỉ hưu.
Dù chỉ tồn tại với tính cách hư vị, sau khi Giáp mất chức Bộ Trưởng Quốc Phòng năm 1980, mất chức Ủy Viên Bộ Chính Trị năm 1982 và mất luôn chức Ủy Viên TrungƯơng năm 1991, lần này Giáp thực sự mất hết quyền hành.

Giáp vẫn được nhiều lãnh đạo đảng, cán bộ cao cấp chiếu cố đếm thăm, vẫn đưa ra nhiều ý kiến như:
- Kiểm điểm vụ PMU18 và báo cáo Đại Hội X (2006).
- Không xây trụ sở Quốc Hội mới trong khu Ba Đình lịch sử (khu di tích 18 Hoàng Diệu) (2007).
- Không sáp nhập tỉnh nông nghiệp Hà Đông (6-9 tỉnh chung quanh…) vào Hà Nội.
- Đưa lên báo bài “Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà”, nêu lên thực trạng và kiến nghị 6 vấn đề “cơ bản và cấp bách” nhằm triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo của VN hiện nay… (2007)
- Không nên tiến hành khai thác bôxit Tây Nguyên (2008-2009, không dưới 3 lần, ông đã viết thư yêu cầu TT CSVN Nguyễn Tấn Dũng dừng dự án này, vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường, nhưng không được trả lời).
- Yêu cầu giải quyết “vụ án siêu nghiêm trọng” liên quan đến Tổng Cục 2 với Năm Châu và Sáu Xứ vu khống mình (2004)… Nhưng đều không được quan tâm.
Có người cho rằng Giáp đã 80 tuổi, về hưu là vừa, nhưng Giáp là người đam mê quyền lực, danh vọng suốt đời, thì việc tước hết mọi chức vụ là điều cay đắng đối với Giáp, Giáp sẽ sống thế nào với 33 năm còn lại!?

Ngày 11/10/2013, nhân cái chết của Giáp, cựu Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói với đài VOA: “Bây giờ thì người ta tổ chức tang lễ của Đại Tướng rất là long trọng nhưng mà khi Đại Tướng còn đang sống và tỉnh táo, Đại Tướng đề nghị không phá Hội Trường Ba Đình lịch sử, Đại Tướng đề nghị không khai thác bauxite Tây Nguyên, và không sáp nhập cả tỉnh Hà Đông nông nghiệp vào thủ đô Hà Nội hiện đại nhưng mà đều không được chấp nhận và không được phản hồi. Tôi thấy đấy là những mâu thuẫn với nhau.”.
Truyền thông nhà nước Việt Nam đã loan tải rất nhiều bài viết ca ngợi công lao của Tướng Giáp, nhưng người ta không thấy họ đề cập gì tới những trăn trở lúc cuối đời của vị danh Tướng này như ông Vĩnh đề cập…

Ông nói: “Theo tôi thì các vị [lãnh đạo] hiện nay không học hỏi Đại Tướng Võ Nguyên Giáp bởi vì Trung Quốc liên tục xâm chiếm biển Đông và đòi gần hết biểnĐông là của họ một cách vô lý mà nhà nước chúng tôi vẫn cứ nói rằng là [quan hệ]hữu nghị, tôn trọng 16 chữ vàng với 4 tốt”.
http://www.voatiengviet.com/content/su-mau-thuan-trong-cach-doi-xu-cua-vietnam-doi-voi-dai-tuong-vo-nguyen-giap/1766875.html

Lần Thứ 7: Năm 1991, nổ ra vụ án “Năm Châu – Sáu Sứ” thuộc Tổng Cục 2… vu cho Giáp âm mưu đảo chính để lên làm Tổng Bí Thư và Trần Văn Trà lên làm Bộ Trưởng Quốc Phòng… (Hồ Văn Châu hay Năm Châu, 1 sĩ quan về hưu trong hội Cựu Chiến Sĩ, và Nguyễn Thị Sứ, hay Sáu Sứ, trong Hội Phụ Nữ Cứu Quốc. Một tài liệu ghi tên 12 người là điệp viên có đóng dấu của Đặc Ủy Tình Báo Trung Ương HK CIA, khiến 1 số người bị bắt như Nguyễn Văn Thắng (Trung Tướng Công An?) ở hàng thứ7 bị giam ở số 4 Bạch Đằng…, nhưng thực ra là tài liệu giả in trên giấy Bãi Bằng chỉ làm tại VN sau năm 1975.)

Theo Chương 15 “Tướng Giáp”, tập 2 bộ “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo CS Huy Đức:
Trước Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (28/6-1/7/1996), Đại Tướng Võ Nguyên Giáp được Trung Ương chỉ định về ứng cử Đại Biểu đi dự Đại Hội tại Đảng Bộ NghệTĩnh. Cuối tháng 4/1991, ông vào Vinh dự họp với Đoàn Đại Biểu Tỉnh. Tới nơi thì đã quá trưa. Đợi vị Tướng già cơm nước xong, Bí Thư Tỉnh Ủy Nghệ Tĩnh Nguyễn Bá mới trao tận tay bức điện “khẩn tuyệt mật” của Ban Bí Thư do ông Nguyễn Thanh Bình ký. Không được phép họp với Đoàn, Tướng Giáp bị yêu cầu phải trở ra Hà Nội ngay trong chiều hôm đó.

Năm ấy tướng Giáp đã 80 tuổi. Đoạn đường Vinh – Hà Nội tuy chỉ hơn 300 km nhưng bụi bặm và dằn xóc. Tướng Giáp trở về phòng, viết mấy dòng cáo lỗi gửi Đoàn Đại Biểu Nghệ Tĩnh rồi lại lên xe về Hà Nội, nơi ông sẽ phải ra trước Hội NghịTrung Ương 12, đối diện với những cáo buộc chính trị mà về sau được gọi là vụ“Năm Châu – Sáu Sứ”.

Tại Hội Nghị Trung Ương 12, Khoá VI (1986-1996), ông Nguyễn Đức Tâm, Trưởng Ban Tổ Chức, thay mặt Bộ Chính Trị báo cáo với Ban Chấp Hành Trung Ương một văn bản tuyệt mật nói rằng: Một vụ bè phái vi phạm nguyên tắc Đảng hòng chi phối vấn đềbố trí nhân sự cấp cao đang diễn ra. Những người tham gia bao gồm Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà, cùng một số cán bộ cao cấp khác.

Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ phụ trách an ninh, Trung Tướng Võ Viết Thanh [sinh năm 1943, Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN, Chủ Tich Ủy Ban Nhân Dân thành phố HCM, Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ (Công An hiện nay), năm 1988 ông được phong cấp hàm Trung Tướng], nhớ lại: “Nghe ông Tâm nói, có cảm giác như đang có một âm mưu đảo chính để đưa Đại Tướng Võ Nguyên Giáp lên làm Chủ Tịch Nước sau đó thay ông Linh làm Tổng Bí Thư; đưa Trần Văn Trà lên làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng. Thời gian trước Hội Nghị Trung Ương 12, ông Trà bị triệu tập ra Hà Nội và bị giữ lại ở Nhà Khách số 8 Chu Văn An. Văn bản tuyệt mật này được phổ biến tới thường vụ các tỉnh, thành, bằng cách cho đọc nguyên văn nhưng bị cấm sao chép.”.

https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_Vi%E1%BA%BFt_Thanh

Tướng Đồng Sỹ Nguyên, Ủy Viên Bộ Chính Trị Khoá VI, nói: “Lật đổ là một câu chuyện bịa đặt. Ông Giáp không chỉ là một Đại Tướng mà xứng đáng là một Đại Nguyên Soái. Một người không chỉ coi trọng sinh mạng binh sĩ mà còn đặt danh dựcủa tổ quốc lên trên. Ông là một người thận trọng. Nhân vụ Sáu Sứ, họ còn lật lại hồ sơ vụ ‘chống Đảng năm 1967’, đưa ra tài liệu cũ của Lê Đức Thọ, đây cũng là một vụ án được dựng lên.”. Ông Võ Viết Thanh kể thêm: “Tại hai Hội Nghị 12 và 13 của Ban Chấp Hành Trung Ương, nhiều vị Tướng trong Quân Đội hết sức bức xúc,đứng lên phát biểu bảo vệ tướng Giáp. Cụ Võ Nguyên Giáp cay đắng: Đến một vị Tướngđã đánh thắng Điện Biên Phủ mà người ta vẫn vu cho là con nuôi của mật thám Pháp.”.

Gần tới ngày Đại Hội, một hôm vào khoảng 9 giờ đêm, Bộ Trưởng Nội Vụ Mai Chí Thọtriệu tập một cuộc họp kín gồm có các Thứ Trưởng: Cao Đăng Chiếm, Phạm Tâm Long, Bùi Thiện Ngộ, Võ Viết Thanh. Ông Mai Chí Thọ nói: “Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh giao nhiệm vụ cho Bộ Công An làm rõ sai phạm của anh Giáp và anh Trà đểxử lý cả về mặt Đảng và Nhà nước. Bộ chỉ đạo anh Võ Viết Thanh đảm nhiệm việc này.”. Cả bốn vị Thứ Trưởng nghe đều phân vân, lo lắng. Ông Võ Viết Thanh nói:“Đề nghị Bộ Trưởng trình bày lại với Tổng Bí Thư đây là những người có công với nước, nếu có sai thì Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương xác minh làm rõ còn khi đã chuyển công an thì phải có dấu hiệu phạm tội.”. Mai Chí Thọ dứt khoát: “Chúng ta phải thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí Thư.”.

Ông Võ Viết Thanh nói tiếp: “Nếu phải điều tra, tôi đề nghị nên giao cho anh Cao Đăng Chiếm hoặc anh Bùi Thiện Ngộ vì hai anh có kinh nghiệm trong ngành hơn tôi. Tôi không từ chối, nhưng tôi biết bản báo cáo của đồng chí Nguyễn Đức Tâm lấy nguồn tin từ một số người không tốt trong Cục II, Bộ Quốc Phòng. Tôi cũng biết người đẩy ra vụ này là Đoàn Khuê [Đại Tướng, Ủy Viên Bộ Chính Trị, hình bên]. Cá nhân tôi với Cục Trưởng Quân Báo Tư Văn và Cục Phó Vũ Chính có ý kiến khác nhau trong một số việc như: lợi dụng nghiệp vụ đi buôn lậu; tổ chức cài đặc tình vào nội bộ… Bây giờ nếu tôi làm vụ này nữa thì rất căng với Cục II.”. Mai Chí Thọ gắt: “Ông phụ trách an ninh, không làm thì ai làm.”. Võ Viết Thành đành phải: “Tôi xin chấp hành.”.

Ông Võ Viết Thanh kể: “Tôi bay vào Sài Gòn. Anh em an ninh đã có đủ tư liệu, vấnđề là tình hình nội bộ rất căng vì có tác động từ cấp cao. Nhiều người khuyên tôi khi điều tra không nên làm khác báo cáo của Nguyễn Đức Tâm. Người gần gũi nhất là Thiếu Tướng Trần Văn Danh cũng nói là có người khuyên như vậy. Ông Danh gọi tôi tới, tôi hỏi: ‘Lời khuyên này xuất phát từ đâu anh Ba?’. Ba Trần, tên thường gọi của Tướng Trần Văn Danh, nói: ‘Ở cấp rất cao’. Tôi nói: ‘Tôi đề nghị anh Ba trả lời họ, tôi đang được giao một công việc mà tôi không thể nào làm trái đạođức và pháp luật.’. Ba Trần nghe bắt tay, không ngờ anh chỉ hỏi thế để thăm dò nhưng anh là người ủng hộ tôi làm đúng”.
Ông Võ Viết Thanh kể tiếp: “Ngày 14/5/1991, tôi ra lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn ThịSứ. Anh em thi hành không bắt tại nhà vì sợ động mà bắt bí mật, đưa về 258 Nguyễn Trãi. Vừa vào trại, Sáu Sứ hỏi: ‘Các anh ở phía nào?’. Anh em dằn mặt: ‘Chịkhông được phép hỏi như thế, chúng tôi là cơ quan an ninh, yêu cầu chị nói hết.’.Sáu Sứ trả lời: ‘Tôi là người Cục II, yêu cầu được nói chuyện điện thoại với TưVăn, Vũ Chính.’. Anh em An ninh nói: ‘Chị là người phạm pháp, chị không được phép gặp ai cả’. Trong một ngày Sáu Sứ khai hết.” (Nguyễn Thị Sứ sinh năm 1934 tại Kiên Giang, thường trú tại quận 5, TP HCM. Từng tham gia lực lượng Thanh Niên Tiền Phong nhưng sau năm 1954 chọn ở lại miền Nam.).

Không hề có một tổ chức nào do cụ Giáp đứng đầu như báo cáo của Nguyễn Đức Tâmđề cập. Theo ông Võ Viết Thanh, Sáu Sứ khai bà được Vũ Chính cấp tiền, cấp xe và đi gặp vị Tướng nào, nói gì là đều theo chỉ đạo của Cục II. Thông qua một người tên là Năm Châu, từng công tác chung với ông Thanh Quảng, nguyên là thưký của Tướng Giáp, Sáu Sứ được đưa tới nhà Võ Nguyên Giáp cùng một số cựu chiến binh. Hôm Sáu Sứ đến, cụ Giáp đang ăn, nghe có đoàn Cựu Chiến Binh, cụ dừng bữa cơm để tiếp.

Sáu Sứ mang theo một giỏ trái cây vào tặng rồi xin cụ Giáp cùng chụpảnh với Đoàn. Toàn bộ cuộc gặp chỉ có vậy nhưng Sáu Sứ báo cáo: “Cụ Giáp đã đồng ý với kế hoạch.”. Rồi theo ông Võ Viết Thanh: “Băng ghi âm cuộc nói chuyện của Sáu Sứ ở nhà tướng Giáp nghe không rõ nhưng Cục II vẫn xào nấu thành một bản báo cáo, theo đó: Đang có một vụ đảo chính, một vụ bè phái trong Đảng hòng chi phối vấn đề bố trí nhân sự cấp cao trước Đại Hội VII do Tướng Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà cùng một số cán bộ cao cấp khác tiến hành. Bản báo cáo này trởthành cơ sở để Trưởng Ban Tổ Chức Nguyễn Đức Tâm báo cáo trước Hội Nghị TrungƯơng 12 về Tướng Giáp.”.

Theo Đại Tá Nguyễn Văn Huyên, Chánh Văn Phòng Tướng Giáp, từ Hội Nghị TrungƯơng 12 về nhà nghỉ trưa, Tướng Giáp hỏi: “Cậu có nhớ ai tên là Năm Châu từng ởNam Bộ ra đây gặp mình không?”. Ông Huyên nhắc lại sự việc xong, Tướng Giáp ăn cơm rồi đi ngủ. Đến cận giờ họp buổi chiều, ông Huyên vào phòng thấy Tướng Giáp vẫn ngáy khò khò, ông Huyên hỏi: “Việc đang thế này mà anh cũng ngủ được à?”.Tướng Giáp cười: “Cây ngay không sợ chết đứng.”.

Trong khi đó, ngay sau khi Sáu Sứ bị bắt vào ngày 15/5/1991, theo ông Võ Viết Thanh: Cục II rúng động, Cục Trưởng Tư Văn đổ bệnh. Trong ngày ông Võ Viết Thanh cầm bản cung của Sáu Sứ bay ra Hà Nội, 17/5/1991, Tướng Lê Đức Anh viết 1 bức thư cực ngắn: “Kính gửi: Bộ Chính Trị. Tôi xin không ứng cử vào Quốc Hội khoá IX. Xin cám ơn Bộ Chính trị. Kính! Lê Đức Anh”. Do căng thẳng, Tướng Lê Đức Anh ngay sau đó bị đột quỵ. Bác Sĩ Vũ Bằng Đình, người trực tiếp cấp cứu, nói:“Ông Lê Đức Anh bị xuất huyết dạ dày, huyết áp tụt xuống bằng 0, hồng cầu chỉcòn 1 triệu. May mà cấp cứu kịp.”.

Theo ông Võ Viết Thanh: “Ra Hà Nội, tôi làm báo cáo đưa ông Mai Chí Thọ đề nghịBộ Trưởng ký. Ông Mai Chí Thọ nói: ‘Cậu ký luôn, gửi và trực tiếp báo cáo anh Linh.’. Ngay chiều hôm đó, Chánh Văn Phòng Trung Ương Hồng Hà xếp lịch gặp Tổng Bí Thư. Nghe tôi báo cáo xong, ông Linh không nói gì. Nhưng, sáng hôm sau thì nhận được ‘điện mật’ của Văn Phòng yêu cầu các nơi ngưng phổ biến và gửi trảvăn bản do Nguyễn Đức Tâm ký về Văn Phòng Trung Ương. Sau đó, Trung Ương không có một lời nào nói lại với Tướng Giáp, còn Tướng Trần Văn Trà thì vẫn bị giữ lạiở số 8 Chu Văn An”.

Theo ông Võ Viết Thanh: “TBT Nguyễn Văn Linh đã không đưa kết luận về vụ Sáu Sứ ra báo cáo trước Hội Nghị Trung Ương và ngay cả các Ủy Viên BộChính Trị cũng không mấy ai biết.”. Thái độ của Tổng Bí Thư như một tín hiệu đểngay lập tức ông Võ Viết Thanh nhận được đòn “đánh dưới thắt lưng” của Cục II.

Theo ông Võ Viết Thanh, ngày 23/6/1991, khi Đại Biểu đã được triệu tập về Hà Nội:“Trước phiên họp cuối cùng của Hội Nghị Trù Bị, Hồng Hà, Chánh Văn Phòng TrungƯơng đưa tôi miếng giấy, ghi: ‘Đề nghị đồng chí Võ Viết Thanh đến giờ giải lao ra gặp Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư có việc riêng’. Tôi tới phòng làm việc củaĐoàn Chủ Tịch Đại Hội, thấy Võ Chí Công, Nguyễn Đức Tâm, Đoàn Khuê, Nguyễn Quyết, Nguyễn Thanh Bình đang chờ. Mặt Đoàn Khuê hằm hằm, Võ Chí Công và Nguyễn Đức Tâm nói ngắn gọn: ‘Chúng tôi thay mặt Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, báo đồng chí 2 nội dung. Trước hết, xin chuyển tới đồng chí nhận xét của Bộ Chính Trị: Đồng chí là một cán bộ cao cấp còn trẻ, công tác tốt, rất có triển vọng, nhưng rất tiếc, chúng tôi vừa nhận được một số báo cáo tố cáo đồng chí 2 việc: 1, ngay sau giải phóng, đồng chí có cho bắt hai cán bộ tình báo của Bộ Quốc Phòng và từ đó hai cán bộ này mất tích; 2, cái chết của cha mẹ đồng chí là bị ta trừ gian, chứ không phải do địch giết. Vì vậy, chúng tôi đành phải rút đồng chí ra khỏi danh sách tái cử vào Trung Ương khoá VII”.

Ông Võ Viết Thanh nói: “Tôi hết sức bất ngờ. Khi nghe xúc phạm đến ba má tôi thì tôi không còn kiềm chế được. Trong cặp tôi lúc đó có một khẩu súng ngắn, tôi đã định kéo khoá, rút súng ra bắn chết cả ba ông rồi tự sát. Nhưng, tình hình lúc đó, nếu tôi làm thế là tan Đại Hội. Tôi cố nuốt cơn tức giận.”. Cho dù giữ mình để bảo vệ Đại Hội, tương lai chính trị của ông Thanh đã coi như khép lại. Ông Thanh nói: “Nếu tôi cứ nghe lời khuyên, kết luận giống như bản báo cáo của Nguyễn Đức Tâm, thì tôi sẽ được thăng chức, đề bạt nhưng rồi tôi lại phải dấn vào bước thứ 2 là ra lệnh bắt oan Tướng Trà và Tướng Giáp. Làm thế, thì lương tâm sẽ giết dần, giết mòn tôi.”(Năm 1983, sau gần 7 năm lặn lội với lực lượng Thanh Niên Xung Phong, ông được Võ Văn Kiệt yêu cầu về công tác trong ngành Công An. Trong năm đó, được bổ nhiệm làm Giám Đốc Công An Thành Phố. Năm 1986, tại Đại Hội Đảng Toàn Quốc lần thứ VI, ông chính thức trở thành Ủy Viên TrungƯơng khi Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Mỹ Hoa chỉ là Ủy Viên dự khuyết. Trung Tướng Võ Viết Thanh là anh hùng Quân Đội, bị buộc phải ra đi ở một thờiđiểm mà không ai nghĩ là còn có kẻ thù. Không chỉ gạt được tướng Giáp ra khỏi chính trường, vụ “Năm Châu – Sáu Sứ” còn chặn được con đường của ông Thanh, người mà ông Võ Văn Kiệt hy vọng sẽ giữ chức Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ khi ông trở thành ThủTướng.)…

Theo Giáo Sư Hồ Ngọc Đại, con rể ông Lê Duẩn, một hôm ông Giáp gọi điện thoại kêu ông Đại tới nhà, ông Đại nói: “Ông Giáp hẹn tôi 13 giờ, nhưng 15 giờ tôi mớiđến. Gặp, ông bảo là đã chờ tôi lâu lắm rồi. Ông khoác vai tôi rồi nói: Đại đưa hộ thư này trực tiếp tới anh Ba giúp nhé. Té ra chiều hôm đó có cuộc họp bàn vềvấn đề của Tướng Giáp. Tối tôi đưa thư cho ba tôi, ông nói: tào lao”. Ông Hồ NgọcĐại kể tiếp: “Có lần, tôi sang nhà số 2 Nguyễn Cảnh Chân chúc Tết Lê Đức Thọ. Tới nơi, tôi thấy ông Giáp cũng vừa đến. Từ trong nhà ra, ông Thọ đi qua trước mặt mà không thèm chào ông Giáp một câu, bước đến ôm lấy tôi. Có lần ông Thọ nói ông còn để cái đầu ông Giáp trên cổ là đã may lắm.”.

Tại Đại Hội V, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Trần Quốc Hoàn, Lê Văn Lương và Nguyễn Văn Linh được đưa ra khỏi Bộ Chính Trị. Ông Hoàng Tùng cho rằng: “LêĐức Thọ phải đưa cùng lúc 5 người ra khỏi Bộ Chính Trị để khỏi mang tiếng nhưng thực chất của việc thay đổi này là nhằm vào ông Giáp”. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Tùng: “Trước đó, cả ông Thọ và ông Lê Duẩn đều nhiều lần công khai đánh giá thấp khả năng, kể cả khả năng cầm quân, của tướng Giáp.”.
Năm 1983, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp được giao kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Uỷ Ban Quốc Gia Về Sinh Đẻ Có Kế Hoạch trong khi Tố Hữu vào Bộ Chính Trị giữ chức Phó ThủTướng thường trực. Dân gian truyền nhau:

“Nhà thơ làm kinh tế Thống chế đi đặt vòng”.

Năm 1984, nhà nước tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm “30 Năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ”, báo chí đăng hàng loạt hồi ký, bài viết của cả người Việt và người Pháp. Các bài viết đăng trên báo Nhân Dân từ tháng 3 đến tháng 5/1984, trong khi nói rất kỹ về Henri Navarre và Christian de Castries, đã không hề nhắc tên Võ Nguyên Giáp, vị Tư Lệnh chiến dịch đã đánh bại hai viên Tướng Pháp này…
Từ sau khi Tướng Giáp rời khỏi Bộ Quốc Phòng, báo chí nhà nước không bao giờ gọi ông là “Đại Tướng”. Nhưng, cũng trong suốt thời gian ấy, Võ Nguyên Giáp gần nhưrất ít khi rời khỏi bộ quân phục của mình. Trong những chuyến công du hiếm hoi mà ông được cử, Võ Nguyên Giáp luôn mặc bộ lễ phục cấp Tướng sang trọng màu trắng…

Mãi tới năm 1994, trong lễ “Kỷ Niệm 40 Năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ”, tên tuổi của ông mới chính thức được nhắc lại trong một “diễn văn nhà nước”. Đó là bài diễn văn của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đọc vào tối 6/5/1994: “Xin chào mừng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, thời đó là Tổng Tư Lệnh Chiến Dịch Điện Biên Phủ…”.

http://viteuu.blogspot.jp/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-ii-quyen-binh_5937.html#more

Lần Thứ 8: Ngày 14/8/2002, khi Giáp cùng nhiều người khác gửi vòng hoa đến viếng tang Trung Tướng Trần Độ thì hàng chữ: “Vô cùng thương tiếc Trung Tướng Trần Độ.Đại Tướng Võ Nguyên Giáp” cũng bị chận lại, để bỏ hàng chữ “Vô cùng thương tiếc”,và các quân hàm “Trung Tướng”, “Đại Tướng”. Thư ký của Giáp là Đại Tá Nguyễn Văn Huyên (hình bên), phản đối, 2 bên đôi co lằng nhằng và đều phải xin ý kiến cấp trên của mình. Cuối cùng là: “Thương tiếc Trung Tướng Trần Độ. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp” (bỏ chữ “Vô cùng”) và khi Ban Tang Lễ đọc tên người viếng thì chỉcụt lủn là: “Vòng hoa của ông Võ Nguyên Giáp viếng ông Trần Độ”.

Ông Kim Sơn, một lão thành cách mạng, tham gia từ hồi quân giải phóng, đã tiến lên phản đối Ban Tang Lễ: Quân hàm của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là do Bác Hồphong. Ai dám tự ý tước bỏ? Sao các anh làm ăn bậy bạ thế? Vòng hoa vẫn đề chữ Đại Tướng, mà các anh đọc sai đi là nghĩa sao?

Vậy thì rõ ràng đảng CSVN có coi Giáp ra gì đâu!?
http://diendanctm.blogspot.jp/2013/08/cai-gi-xay-ra-trong-am-tang-tuong-tran.html
Đùng một cái Võ Nguyễn Giáp theo Sắc Lệnh số 110/SL ngày 28/5/1948, được Hồ Chí Minh đưa lên làm “Đại Tướng”, đùng một cái mất hết! Cho thấy thực ra Giáp cũng chẳng có tài cán và thế lực gì đặc biệt, đôi khi còn bị đó đây chê là Tướng hèn vì rất ít khi đi tham quan mặt trận… Phần lớn thành tích đều là tuyên truyền và chiến công đều bằng sự hy sinh xương máu của hàng trăm ngàn bộ đội và dân chúng.

Theo bài “Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Và 4 Điều Tiết Lộ” của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy viết là Võ Nguyên Giáp kể chuyện nhân sinh nhật thứ 84 năm 1994 tại nhà riêng ở số 25 Hoàng Diệu, Hà Nội, trước đoàn người đến chúc mừng, cho thấy Giáp bất đồng sâu sắc và tiếng nói của Giáp không có trọng lượng trước chủtrương sắt máu của Lê Duẩn.

Phải chăng những mâu thuẫn này và “uy tín” của Giáp mới là cái gốc của vấn đềGiáp bị triệt hạ, chuyện kết án “theo Liên Xô xét lại” chỉ là cái cớ…

Khi Võ Nguyên Giáp đã là Đại Tướng, Bộ Trưởng Quốc Phòng, Lê Đức Anh chỉ mới là một cán bộ ở cấp Tiểu Đoàn. Sự mặc cảm trước “uy danh” của Giáp có thể được tích tụ nơi 2 người đã cất nhắc Anh: Lê Duẩn và đặc biệt là Lê Đức Thọ.
http://www.motgoctroi.com/Tailieu/VVGiap_4dieu.htm

Theo nhà báo Huy Đức viết trong bộ “Bên Thắng Cuộc” cuốn Quyền Bính, phần 2, Võ Nguyên Giáp đã ít nhất 2 lần thoát khỏi những cuộc thanh trừng do chính các đồng chí của ông gây ra.
1- Đó là đợt bắt bớ hàng loạt các Tướng lĩnh ủng hộ Tướng Giáp ngay trước và sau khi nổ súng Tổng Công Kích Mậu Thân 1968 (Đại Tá Lê Trọng Nghĩa Cục Trưởng Quân Báo, Lê Minh Nghĩa Phó Văn Phòng Quân Ủy, kiêm Chánh Văn Phòng Bộ Tổng Tham Mưu, Đỗ Đức Kiên, Cục Trưởng Cục Tác Chiến…, sau đó Trung Tướng Nguyễn Văn Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng và Ủy Viên Thường Trực Tổng Quân Ủy, bị bắt giữ vàđã mất hết các chức vụ…) tổng cộng khoảng 30 người, do Lê Đức Thọ ra tay khi không có mặt Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ở VN.
2- Vụ Năm Châu – Sáu Sứ Tổng Cục 2 vu cáo Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và Thượng Tướng Trần Văn Trà năm 1991 do Đại Tướng Lê Đức Anh dựng lên với sự bao che của Đại Tướng Đoàn Khuê.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/10/131005_tuong_giap_hai_lan_thoat_nan.shtml

 Kết luận gì về Võ Nguyên Giáp? Mỗi người có kết luận riêng nhưng dù nhận định thế nào thì với cuộc đời “lên voi xuống chó” của Giáp, thấy rõ Giáp thuộc loạiđặt đâu ngồi đó, không phản ứng mà nếu khen thì người ta cho là “nhẫn” hay chê thì cho là “nhục”.

Ngoài những coi thường của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, tố giác của Đỗ Mười và Lê Đức Anh… Giáp có con gái với vợ đầu Nguyễn Thị Quang Thái là Võ Hồng Anh (1939-2009) du học Liên Xô nhiều lần (1954-1965, 1966-1969 và 1979-1983, từ khi còn bé, mới đầu vào học trường Thiếu Nhi cho tới tốt nghiệp Tiến Sĩ Toán-Lý), Lê Đức Thọ từng cho an ninh theo dõi sát, quản chế Võ Hồng Anh để áp lực với Giáp. Chắc chắn Giáp bị hạ bệ không đơn thuần là chuyện ganh tỵ uy danh, còn có gì bí ẩn trong cuộc đời Giáp bị nhóm chống đối nắm được khiến Giáp phải cắn răng, ôm nhục chịu trận như vậy!?

Bao người đàn em, ái mộ Giáp đâu mà để Giáp bị hạ nhục? Vấn đề là chính Giáp không mạnh mẽ phản ứng thì làm sao người khác phản ứng mạnh mẽ được.
Trong hàng mấy chục năm cuối đời, Giáp có lên tiếng về 1 số vấn đề đất nước, nhưng không được đảng CSVN tiếp thu và xét ra còn quá ít. Giáp hầu như yên lặng trước những vấn đề lớn của đất nước đều là hệ quả từ chế độ do Giáp tích cực góp phần tạo nên như:
1- Cải Cách Ruộng Đất sát hại 172. 000 người, không ngăn cản chỉ đóng vai xin lỗi cứu đảng.
2- Ngày chết của HCM bị sửa, di chúc bị cắt dấu.
3- Hiến Pháp phi dân chủ, nhiều điều không được thực thi như giáo dục tiểu học miễn phí, quyền tự do ngôn luận, hội họp, biểu tình…
4- Cán bộ từ trên xuống dưới tham ô, hà hiếp nhân dân.
5- Hàng triệu dân oan bị cướp đất.
6- Kinh tế yếu kém, nợ nần chồng chất.
7- Đất nước tụt hậu, đạo đức băng họai.
8- Đấu tranh dân chủ trên toàn quốc bị đàn áp.
9- Vội vàng theo đuổi năng lượng nguyện tử / hạt nhân.
10- Đảng CSVN nhượng đất, nhượng biển cho Trung Quốc.
11- Trung Quốc lấn át, đánh bắn ngư dân.
12- Biều tình chống Trung Quốc bị trù dập…
*
Trước những sự kiện sinh tử ấy, Giáp không chọn đấu tranh mà chọn yên thân (chốngđối như cha đẻ Hồng Quân Liên Xô Trosky ở Liên Xô hay Bộ Trưởng Quốc Phòng BànhĐức Hoài ở Trung Quốc sẽ bị triệt hạ thẳng tay) để có thể an hưởng hào quang ảođem lại như chúng ta thấy qua quốc tang Giáp.
Nếu nói là Võ Nguyên Giáp có công to thì chế độ mà ông dựng lên đem lại rất nhiều tệ hại còn to hơn công ấy! Nếu HCM và VNG coi Chủ Nghĩa CS là phương tiện để đạt mục đích thì họ đã không biết phải làm gì khác hơn là khi mục đích đã đạt và cốbám víu vào phương tiện thực ra là con dao 2 lưỡi đang tác hại!

Kết quả, số phận của Giáp là số phận của 1 người làm Tướng đầy vinh nhục!

Khi Giáp chết, đảng và nhà cầm quyền CSVN tổ chức quốc tang 2 ngày 12-13/10/2013, 1 số người và giới truyền thông bồi bút thi nhau xưng tụng Giáp,đọc và nghe mà thêm cay đắng cho Giáp. Nếu Giáp tài, Giáp giỏi, Giáp đạo đức, Giáp nhân cách lớn, Giáp gần quân, Giáp gần dân, Giáp bình dị… như vậy, không hề nói tới lỗi lầm nào của Giáp thì tại sao lại bị chính đảng CSVN trù dập và hạbệ tới 8 lần!?

Và cái sai lầm lớn nhất của Giáp là theo chủ nghĩa CS, đưa đất nước vào chiến tranh, lầm than, tụt hậu, mất đạo đức, phân hóa… Giáp với vai trò Bộ Trưởng Nội Vũ đã ký các nghị định vào tháng 9/1945 chống lại cái gọi là các tổ chức “phản động” thực chất là các đảng phái Quốc Gia, nhẫn tâm vu khống là có âm mưu đảo chính để đàn áp khủng khiếp Việt Nam Quốc Dân Đảng (qua vụ phố Ôn Như Hầu năm 1946, nay là phố Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội), tàn sát Việt Cách và rất nhiều người quốc gia yêu nước khác…
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_%C3%A1n_ph%E1%BB%91_%C3%94n_Nh%C6%B0_H%E1%BA%A7u

Sự Thật Về Võ Nguyên Giáp
2 bài về Võ Nguyên Giáp của Đỗ Thông Minh http://www.mediafire.com/view/7puaht0twze4a6s/S%E1%BB%B1_th%E1%BA%ADt_v%E1%BB%81_V%C3%B5_Nguy%C3%AAn_Gi%C3%A1p.doc
Đảng ‘nương nhờ hào quang Tướng Giáp’ http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/10/131013_gengiap_wrapup.shtml
HẾT

Monday, October 21, 2013

Tấm gương Võ Nguyên Giáp

Một nhà báo ngoại quốc, ông Jonathan Head, đến Việt Nam quan sát và tường thuật đám tang ông Võ Nguyên Giáp cho đài BBC, nhận xét rằng trong số những người đến bày tỏ lòng thương tiếc và ngưỡng mộ ông, ngoài các cựu chiến binh lớn tuổi còn có hàng ngàn thanh niên, nhiều người chưa ra đời khi ông Giáp bị gạt ra khỏi Bộ Chính Trị đảng cộng sản năm 1982.
Jonathan Head viết: "... những hàng dài thanh niên với nét mặt buồn bã chẳng kém vẻ mặt của các cựu chiến binh.” Nhưng Head cũng nhận xét, “Những khẩu hiệu Marxist cũ rích vẫn được đảng Cộng sản Việt Nam rao giảng nhưng không còn gì hấp dẫn với thế hệ trẻ, vốn đã biết sống theo khuynh hướng xã hội tiêu dùng; và biết những cơ hội mà kinh tế thị trường mang lại cho họ.” Trong khi đó, thì “Tướng Giáp đã luôn trung thành với các khẩu hiệu cũ rích đó... Ông không bao giờ đi chệch đường lối chính sách hay nói về bất cứ nghi ngờ hay mối lo khủng hoảng nào của chế độ... Thay vào đó, ông vẫn hùng hồn nói về quy luật tất yếu lịch sử là chủ nghĩa cộng sản sẽ thắng kinh tế tư bản.”

Võ Nguyên Giáp luôn luôn đóng vai trò một đảng viên cộng sản gương mẫu, tức là lúc nào cũng tin tưởng ở lý thuyết cộng sản và chấp nhận tất cả các quyết định của đảng, như trong mục này đã viết. Nhưng giải thích như vậy cũng không đầy đủ cho câu hỏi, như Huỳnh Thục Vy mới viết, tại sao ông Giáp “lặng thinh một cách vô cảm” trong nhiều trường hợp đáng lẽ phải lên tiếng.

Ông Giáp tuân theo lệnh đảng trước mọi quyết định đối với cá nhân. Vì vậy, ông cắn răng cam chịu khi bị nhóm Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ tước hết quyền hành. Ông Giáp vẫn giữ chức tổng tư lệnh, bí thư Quân Ủy Trung Ương; còn làm phó thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng, ủy viên Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam cho đến năm 1975 nhưng nhiều người chỉ có Lê Duẩn chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam. Ông mất chức bí thư Quân Ủy năm 1977, mất chức bộ trưởng Quốc Phòng năm 1980, rồi năm 1982 bị loại khỏi Bộ Chính Trị.

Sau đó, Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ còn công khai làm nhục ông khi phong Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch Ủy Ban Dân Số và Sinh Ðẻ Có Kế Hoạch, tức chương trình hạn chế sinh sản, còn gọi là cai đẻ. Với chức vụ tổng chỉ huy chiến dịch cai đẻ của ông, dân miền Bắc đã đặt câu ca dao chế nhạo: “Ngày xưa đại tướng cầm quân - Ngày nay đại tướng cầm quần chị em - Ngày xưa đại tướng công đồn, vân vân.”

Không ai nghe ông Giáp than phiền lời nào khi bị nhóm Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ hạ nhục trước mặt cả nước như thế. Nhưng trong chín năm làm phó thủ tướng phụ trách khoa học, kỹ thuật, từ 1982 đến 1991, cũng không ai thấy nước Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể nào về khoa học, kỹ thuật. Ngay cả việc sinh đẻ có kế hoạch cũng không ra gì; bằng cớ là dân số Việt Nam đã tăng vọt từ đó tới nay.

Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ là những người đồng thời với Võ Nguyên Giáp, dù địa vị thấp hơn nhiều. Ông chịu thua họ, cũng là điều chấp nhận được. Nhưng sau đó, cả đám thuộc hạ hàng thứ ba, hạng tư, như Lê Ðức Anh, Ðỗ Mười lại hạ nhục ông Giáp thêm một lần nữa. Họ phổ biến các tài liệu tố cáo ông từng là con nuôi của chánh sở mật thám Ðông Dương, Louis Marty; từng bán bí mật quân sự cho Ðại sứ Liên Xô Serbakov; còn trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ thì Giáp hèn nhát, sợ chết, quanh quẩn trong hầm, không dám ra ngoài (Gần đây, ông Bùi Tín xác nhận rằng hầm trú ẩn của ông Giáp khá an toàn, nằm ngoài tầm trọng pháo của quân Pháp). Ðó là chưa kể cái tội ăn nằm với một cô giáo tới nhà dạy piano. Lê Ðức Anh, Ðỗ Mười đã đuổi Võ Nguyên Giáp ra khỏi Trung Ương Ðảng, một hành động trước đó Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ còn tha, chưa nỡ tước bỏ. Bọn Lê Duẩn lột bỏ mũ mãng của Giáp nhưng còn cho mặc cái quần; bọn Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh lột hết. Trong mấy chục năm, Bộ Chính Trị đặt ra những chức cố vấn. Lê Ðức Thọ, Phạm Văn Ðồng, Võ Chí Công, vân vân, rồi sau này tới Võ Văn Kiệt, Lê Ðức Anh, Ðỗ Mười đều được mời vào chức cố vấn; nhưng không ai ngó tới Võ Nguyên Giáp.

Võ Nguyên Giáp không bao giờ phản đối, cũng không hề cất tiếng than phiền về thân phận của mình. Lúc bị hạ bệ, đẩy xuống phụ trách việc cai đẻ, ông Giáp có thể từ chức, về hưu, vì đã ở tuổi 70 rồi, để tỏ thái độ, và giữ gìn danh tiết của một con người, nhất là của một ông tướng. Nhưng ông không dám cãi. Thái độ chịu đựng đó cũng thấy trong vụ Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ phát động “Vụ Án Xét Lại Chống Ðảng.” Họ nhắm vào ông Giáp nhưng không đánh trực tiếp, mà tấn công vào những người đồng chí trung thành của ông: Thượng tướng Chu Văn Tấn, tư lệnh Quân Khu Việt Bắc; Thiếu tướng Ðặng Kim Giang chỉ huy hệ thống hậu cần trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ; Tướng Lê Liêm; Trung tướng Trần Ðộ; người tiếp nhận việc đầu hàng của tướng de Castries; Ðại tá Ðỗ Ðức Kiên cục trưởng tác chiến; Ðại tá Phạm Quế Dương; ông Hoàng Minh Chính; Ðại tá Lê Minh Nghĩa, chánh văn phòng Bộ Tổng Tham Mưu, trưởng đoàn quân sự Việt Nam trong hội nghị Trung Giá; Ðại tá Ðỗ Ðức Kiên; Ðại tá Lê Trọng Nghĩa, cục trưởng Cục Quân Báo; Ðại tá Nguyễn Văn Hiếu chánh văn phòng Bộ Quốc Phòng; và Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân Hoàng Thế Dũng, vân vân. Tất cả bị vu cáo tội “chống đảng, xét lại, làm gián điệp cho nước ngoài.” Võ Nguyên Giáp biết những lời cáo buộc đó đều là ngụy tạo, nhưng ông không bao giờ mở miệng, không bênh vực, không bảo vệ, hay giúp đỡ những đồng đội trung thành đang bị bè lũ cầm quyền đàn áp.

Thái độ “chui trong hầm trú ẩn” của ông không biểu lộ trong đời tư mà thôi; trong cả việc công cũng vậy. Ông Giáp không nói một lời nào khi các chính sách kinh tế của đảng làm dân tộc kiệt quệ, nhiều nông dân chết đói, trong lúc ông đang làm phó thủ tướng. Gần đây, ông không hề lên tiếng khi đảng cộng sản đàn áp dân Việt Nam biểu tình chống Trung Cộng lấn chiếm Biển Ðông và đánh giết ngư dân Việt Nam. Ông không bàn một lời nào đến nạn tham nhũng lan tràn, hoàn toàn im lặng khi các nông dân mất ruộng, mất nhà đi biểu tình phản đối khắp nước. Việc ông lên tiếng về vụ bô xít giúp người ta nhớ đến ông; nhưng sau đó ông lại tiếp tục chui xuống hầm; bị coi là chỉ “đánh trống bỏ dùi.” Trước sau, ông Võ Nguyên Giáp vẫn chui dưới hầm, ngoài tầm pháo kích của các đồng chí đang nắm quyền sinh sát.

Giải thích thái độ im lặng của ông Giáp bằng tinh thần kỷ luật của một đảng viên trung kiên thì không đủ. Nhiều đảng viên và tướng lãnh đã từng lên tiếng phản đối chính quyền cộng sản tham nhũng, lệ thuộc Trung Cộng, và bất lực về kinh tế.

Các tướng Trần Ðộ, Nguyễn Văn Vịnh, Ðại tá Phạm Quế Dương, họ đâu có cam ngậm miệng khi thấy lòng dân phẫn uất?

Cho nên, ông Võ Nguyên Giáp lựa chọn chui xuống hầm chỉ vì lo cho chính ông, và con cháu ông.

Ông Giáp biết các đồng chí trong đảng Cộng sản không từ bỏ một thủ đoạn nào khi họ cần bảo vệ quyền hành. Họ cướp được chính quyền là nhờ dám giết người nhiều hơn, tàn bạo hơn những đối thủ chính trị của họ. Chính ông đã chỉ huy các vụ tàn sát các đảng phái quốc gia yêu nước trong năm 1946; ngụy tạo vụ Ôn Như Hầu để bắt, giết các chiến sĩ Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt Dân Chính, những người thoát chết phải sang Trung Quốc lưu vong. Ông đã biết rằng trong đảng bất cứ ai cũng có thể bị thủ tiêu. Ông biết những cái chết bất đắc kỳ tử mờ ám của bộ trưởng Dương Bạch Mai hay Ðại Tướng Hoàng Văn Thái. Sống trong chế độ cộng sản, không ai được an toàn. Ngay sau khi Lê Duẩn chết, các con ông ta còn hỏi Phó Thủ tướng Trần Duy Thành: Liệu “họ” có giết chúng cháu không; theo lời ông Thành kể trong hồi ký.

Mối lo lắng của ông Võ Nguyên Giáp được biểu lộ ngay cả khi chữa bệnh. Bác sĩ Phạm Văn Ngà, người săn sóc sức khỏe cho ông trong 30 năm, kể rằng: “Ðại tướng có một nguyên tắc bất di bất dịch là không bao giờ uống thuốc của ai đưa cho, kể cả con cái, trừ Bác sĩ Ngà.”

Nhờ biết thân, biết phận, giữ mình như vậy, ông vẫn được chế độ hậu đãi. Ông được cung cấp đủ dinh thự, xe cộ, phụ tá, nhân viên văn phòng, bác sĩ, y tá thường trực, vệ sĩ, người giúp việc, và mọi thứ bổng lộc, phụ cấp. Vì ông biết giữ mồm giữ miệng. Lâu lâu ông lại được các thuộc cấp cũ còn tại chức mời dự tiệc, liên hoan, để thấy mình vẫn còn được trọng vọng. Nhưng luôn luôn giữ mồm, giữ miệng; không nói một lời nào “chệch hướng.” Trong đời tư, ông được người ta kính trọng vì lối sống đơn giản, không chạy chọt cho con em làm giầu quá đáng, như các quan chức lớn khác. Ðó cũng là điều Jonathan Head coi là lý do tại sao nhiều cựu chiến binh và giới trẻ còn ngưỡng mộ, đi viếng tang Tướng Giáp.

Nhà báo Jonathan Head viết: “Ông là người giản dị, lịch thiệp và sống đơn giản, họ nói với tôi.” Lời giải thích này khiến Jonathan Head thấy những người dân đi viếng tang ông Giáp là để phản kháng đám lãnh tụ cộng sản đang cầm quyền, một cách gián tiếp. “Những phẩm chất họ ngưỡng mộ nơi ông cũng chính là điều khiến họ bất bình cực độ với giới lãnh đạo hiện nay. Những người đó đã để nạn tham nhũng và trục lợi cá nhân hoành hành; những người đó không đủ cứng rắn khi đối phó với Trung Quốc,” vân vân. Jonathan Head kết luận, “Sau khi chết, ông Giáp lại được người dân nhìn nhận như một biểu tượng của tất cả những gì mà các lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay không có.” Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang chắc cũng hiểu được thông điệp này. Phản kháng một cách gián tiếp chắc không đủ để bọn họ chuyển lòng, chú ý đến lợi ích của dân Việt Nam hơn. Nhưng trong đám tang ông Giáp, người dân làm được tới đó là quý lắm rồi. Bởi vì con người ông Giáp không thể nào khích lệ cho ai đứng lên phản kháng một cách mạnh mẽ hơn được. Chính ông là tấm gương nhịn nhục, chịu đựng suốt đời, để được sống an thân, khi chết thì được nghe điếu văn, truy điệu. Chắc chắn đó không phải là một tấm gương cho những thanh niên thời nay, như Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Uyên Phương!

Thursday, October 17, 2013

Phụ nữ lên mạng truy tìm cha Việt kiều Mỹ cho con

Bà Trần Kim Tốt 26 tuổi, quê quán ở xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp tung một bức thư lên mạng Internet tìm cha cho con, vốn là một Việt kiều Mỹ tên Nguyễn Trần Ðạt, 54 tuổi, cư dân thành phố Fullerton, tiểu bang California.
Trả lời phóng viên Người Việt qua điện thoại sáng 15 tháng 10, bà Trần Kim Tốt, xác nhận mình là tác giả bức thư và cho biết là “muốn đánh thức lương tâm người cha của đứa con trai bị bỏ rơi” và để “cầu xin mọi người tìm cha cho con trai của mình.”


Ông Nguyễn Trần Đạt và cô Trần Kim Tốt. (Hình của gia đình bà Trần Kim Tốt cung cấp)

Tuy nhiên, một ngày sau, phóng viên báo Người Việt tìm cách liên lạc với “người cha của đứa con của bà Trần Kim Tốt” để có thêm thông tin từ chiều ngược lại, ông Nguyễn Trần Ðạt phủ nhận hoàn toàn lời của bà Trần Kim Tốt. Ðồng thời ông Ðạt đưa ra lý do khiến ông cắt đứt tình nghĩa với người đàn bà này và hủy bỏ việc bảo lãnh bà Tốt cùng đứa con trai bé bỏng sang Mỹ.
'Không giữ lời hứa'
Bà Trần Kim Tốt kể đầu đuôi ngọn nguồn với phóng viên báo Người Việt, nói rằng, đã gặp ông Nguyễn Trần Ðạt lần đầu tiên hồi năm 2010 nhân dịp ông này về thăm Việt Nam.

Bà Kim Tốt cho biết, ông Nguyễn Trần Ðạt mau chóng thu phục được cảm tình của bà ngoại và cha mẹ của bà bằng lời lẽ, thái độ tỏ ra chân thành. Ông Nguyễn Trần Ðạt còn đưa bà đến thăm người mẹ ruột của ông ở hẻm số 207 đường Nguyễn Văn Ðậu, phường 11, quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Lúc đó, mẹ của ông đang bệnh, được em gái của ông săn sóc.
Bà Tốt kể, “ông Nguyễn Trần Ðạt còn đưa bà đến Sở Tư Pháp tỉnh Ðồng Tháp, Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn, và một văn phòng dịch vụ để làm thủ tục kết hôn và bảo lãnh bà sang Mỹ. Bà Tốt và mọi người trong gia đình tin cậy hoàn toàn vào ông Ðạt.”


Lễ đính hôn giữa ông Nguyễn Trần Ðạt và bà Trần Kim Tốt. (Hình của gia đình bà Trần Kim Tốt cung cấp)

Vẫn theo lời bà Tốt, “ngày 4 tháng 12 năm 2011, ông Nguyễn Trần Ðạt và bà Tốt làm lễ đính hôn trước sự chứng kiến của mọi người trong gia đình đàng gái. Còn phía đàng trai không có ai tham dự, và 'chú rể' nại lý do rằng bà mẹ vẫn còn nằm liệt trên giường bệnh.”

Sau ngày này, hai người chung sống với nhau như vợ chồng. Kết quả là bà Tốt có thai, hạ sinh một đứa bé trai bụ bẫm. Tuy nhiên, vẫn theo lời bà Tốt, “từ khi trở về Mỹ sau lễ đính hôn, ông Nguyễn Trần Ðạt không tha thiết đến việc bảo lãnh bà Tốt và đứa bé sang Mỹ như lời hứa ban đầu.”

“Thư từ qua lại ngày càng thưa thớt. Ông Ðạt còn mắng bà Tốt 'tham tiền, đòi hỏi quá đáng' và nghi ngờ đứa trẻ trong bụng của bà Tốt không phải là giọt máu của ông. Cho đến tháng thứ sáu sau khi sinh con, bà Tốt hầu như mất hẳn liên lạc với ông Nguyễn Trần Ðạt.”


Hình bà Tốt do ông Nguyễn Trần Ðạt cung cấp.

Trong thư kêu cứu tung ra công luận, bà Tốt nói “không muốn gì ở chàng sở khanh lường gạt cô gái ngây thơ như mình.” Bà tâm sự rằng, chỉ mong ông Ðạt tỏ trách nhiệm với giọt máu của ông.

Vẫn qua điện thoại, bà Trần Kim Tốt cho báo Người Việt biết, đứa con rơi của ông Nguyễn Trần Ðạt và bà nay đã tròn một tuổi, đang sống cùng bà. Hiện nay, bà đang làm công cho một nhà hàng ở thành phố Sa Ðéc, lương ba cọc, ba đồng nên không đủ tiền để nuôi con. Cha mẹ ruột của bà trú ngụ tại thành phố Cao Lãnh từ lâu đã khổ sở vì “búa rìu dư luận.” Cuộc sống quá chật vật, bà đã tìm mọi cách để kêu gọi lương tâm và trách nhiệm làm cha của ông Nguyễn Trần Ðạt. Tuy nhiên, cho đến nay, bà cho biết, hầu như “hết cách” trong khi ông Nguyễn Trần Ðạt hầu như “không một chữ hồi âm.”

Bà Trần Kim Tốt còn nói, đã biết tin ông Nguyễn Trần Ðạt lại đi cưới một cô gái khác ở Phú Yên và hứa hẹn tháng tới đây sẽ đưa phụ nữ này (đang mang thai khoảng 5 tháng với ông), cùng về Mỹ “đoàn tụ gia đình.”
'Bị lừa và đang phải trả giá'
Nhờ số điện thoại do bà Trần Kim Tốt cung cấp, phóng viên báo Người Việt đã tìm cách liên lạc với “người cha của đứa trẻ” mà bà Trần Kim Tốt đang truy tìm. Sau nhiều cuộc gọi bất thành, cuối cùng phóng viên báo Người Việt cũng đã bắt được liên lạc với ông Nguyễn Trần Ðạt.


Biên nhận một lần ông Ðạt chuyển tiền về cho bà Tốt. (Hình: Ông Nguyễn Trần Ðạt cung cấp)
Ông xác nhận chính mình đang bị dư luận công kích kịch liệt và gọi thẳng là “kẻ sở khanh, dùng mác Việt kiều lừa một cô gái nhẹ dạ ở Việt Nam cho đến bụng mang dạ chửa.”

Ông Ðạt kể cho biết, đã quen biết bà ngoại của bà Trần Kim Tốt qua lời giới thiệu của một gia đình đồng hương ở Austin, Texas, có nhà ở Thị Nghè, Sài Gòn.

Gặp bà Tốt và đồng ý cưới bà, ông Nguyễn Trần Ðạt đã chi khoảng 5,000 đôla để tổ chức một lễ hỏi theo đúng nghi thức truyền thống tại thành phố Cao Lãnh. Sau đó, ông lo làm thủ tục giấy tờ để bảo lãnh bà sang Hoa Kỳ theo diện hôn thê.

Ông Ðạt nói rằng, ông hết sức bất ngờ khi vỡ lẽ ra nhiều “sự thật phũ phàng.”

Với một ít ngậm ngùi, cay đắng, ông Ðạt cho biết điều làm ông kinh ngạc là bà Tốt tuyên bố “không muốn qua Mỹ, vì không biết làm gì để kiếm tiền,” ngay sau khi cho ông hay tin đang mang trong người giọt máu của ông.

Ông Ðạt nói rằng, lúc đó ông thật lòng muốn xây dựng gia đình riêng, muốn có con, vì tuổi lớn và cũng đang mắc bệnh tiểu đường khá nặng. Vì vậy, khi hay tin bà Tốt mang thai một tháng, ông lập tức gửi quà và tiền về cho “bà xã” thông qua cơ sở gửi hàng Home Entertaiment & Cargo ở đường Westminster, thành phố Westminster, California.

Ông gửi cho Người Việt xem hai giấy chứng nhận, đề ngày 15 tháng 1, 2012 số tiền 300 đôla, và ngày 4 tháng 2 khoản tiền 2,000 đôla.


Hồ sơ ông Ðạt gởi cho sở di trú định bảo lãnh bà Tốt sang Hoa Kỳ. (Hình: Ông Nguyễn Trần Ðạt cung cấp)

Chưa hết, ngày 7 tháng 4, 2012, ông còn gửi về một thùng quà nặng 34 lbs, trị giá khoảng 120 đôla gồm quần áo, kẹo bánh, thuốc men, kem dưỡng da v.v... cho bà Trần Kim Tốt.

Theo lời trần tình của ông Ðạt, bà Tốt bảo ông phải gửi về 4,000 đô la thì bà mới “giữ cái bào thai,” vì “không có tiền trả nợ thì bị xã hội đen thanh toán.”

Ông hỏi nguyên nhân mắc nợ, bà Tốt gạt đi không nói. Sau đó, bà Tốt tiếp tục đòi ông Ðạt gửi thêm 5,000 đôla nữa, và buộc ông phải đều đặn gửi về mỗi tháng 300 đôla để bà nuôi con.

Lần này, bị ông Ðạt từ chối, bà Tốt đã đến tận nhà mẹ và các em của ông ở Sài Gòn quấy rầy, đòi phải đưa tiền...

Ông Nguyễn Trần Ðạt còn kể, sau này ông còn biết thêm, bà Tốt đã có một người chồng tên Thông, cán bộ một ngân hàng thành phố Cao Lãnh.

Vì ông này đã có vợ, bà bị đánh ghen, buộc phải “nhả” ông Thông ra.

Ông Ðạt xác nhận với Người Việt, đã yêu một phụ nữ thứ hai - sau bà Tốt, và đang làm thủ tục bảo lãnh bà này sang Mỹ, sau khi hủy bỏ việc bảo lãnh bà Trần Kim Tốt.

Ông nói: “Tôi không muốn đưa sự việc lên báo để giành phần đúng, sai; mà chỉ muốn câu chuyện được giải quyết để được sống yên ổn.”

Ông Ðạt cho hay, đã nhờ một văn phòng luật sư lo liệu và khẳng định với Người Việt rằng ông “đã trả giá quá đắt cho bài học này.”

Wednesday, October 16, 2013

PHẢI LÀM KHÁC ĐI, PHẢI XÂY THẬT KIÊN CỐ, nhưng như vậy cần TRÍ, sau là TIỀN, và đây là nói bạc CHỤC TỶ, TRĂM TỶ ĐÔ

"Miền Trung ngập trong lũ":
http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/...u-2896037.html

Điều quan trọng không báo VN nào nhắc tới, và người dân không biết, đó là hậu quả SAU lũ về sức khỏe dân chúng sẽ vô cùng to lớn.

Các căn nhà sau khi rút hết nước sẽ vẫn còn lại vô số vi trùng, sán, giun, và nguy hiểm nhất là NẤM.

Nhiều loại nấm rất nhỏ, không mùi không vị, nhưng tiết ra chất rất độc, làm suy thoái trí não.

Nhiều loại khác nếu rủi hít vào phổi sẽ làm nhiễm độc, hư phổi rồi chết. Nhiễm độc NẤM TRONG ĐƯỜNG HÔ HẤP lại rất khó trị, phải uống thuốc rất mắc tiền trong ÍT NHẤT 6 THÁNG, có khi cả đời.

------------------------

Nấm khó trị, dai dẳng, hơn virus, bacteria nhiều.

Ngoài ra, trứng các loài giun sán tràn lan, cũng sẽ gây hại không kém.

Rồi biết bao sinh vật, côn trùng bị chết, làm xáo trộn toàn hệ sinh thái.

Đất đai xói mòn, do đất bị cuốn ra biển, làm đất trong vùng bị trũng đi, sau này dễ bị lụt.

Nhiều chất khoáng bị trôi mất, đất đai sẽ trơ ra, cằn cỗi, không trồng trọt gì được.

------------------------

Báo chí và người VN chỉ nhìn thấy nước, gió, chứ không nhìn ra biết bao sự việc khác.

Hàng triệu trẻ em trong vùng sẽ bị thất học, thiểu học, sau này khi lớn lên sẽ không làm gì nên thân, không thể đóng góp vào khoa học kỹ thuật, làm hàng giá trị gia tăng, mà nói thật nếu trai không làm cướp, gái không làm điếm là may lắm rồi.

Xây lại để làm gì, nếu theo kiểu cũ? 1, 2, 5 năm sau sẽ sập lại.

PHẢI LÀM KHÁC ĐI, PHẢI XÂY THẬT KIÊN CỐ, nhưng như vậy cần TRÍ, sau là TIỀN, và đây là nói bạc CHỤC TỶ, TRĂM TỶ ĐÔ.

Bằng chứng BÁN NƯỚC của giáp

"Điện ngày 29/8/1954 của La Quý Ba Đại sứ đầu tiên củaTrung Quốc báo cáo TW Đảng Cộng sản Trung Quốc về lễ tiếp đón đại sứ ở Việt Nam"




Dịch:

Tới ngày 28 đến An Thị, Thái Nguyên, báo cáo tóm tắt như sau: TW Đảng Cộng sản Việt Nam [CHÚ Ý: tên bên ngoài là "Đảng Lao động VN", nhưng NỘI BỘ luôn gọi là ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM] đã phái đại biểu Đảng, Chính phủ, quân đội, ông Trần Công Trường Thứ Bộ trưởng Bộ Tư pháp và năm người đón tại Mục Nam Quan. Từ Mục Nam Quan đi đến Thái Nguyên trên đường có bố trí các trạm gác vũ trang, đi qua các bản làng, bố trí cờ hoa, quần chúng đứng dọc hai bên đường hoan nghênh. Tình hình rất náo nhiệt. Chiều 28 đến Thái Nguyên,đđ/c Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp và các thủ trưởng Bộ, các đảng phái dân chủ, các đoàn thể nhân dân đón tiếp long trọng. Dàn nhạc cử Quốc ca hai nước, duyệt dội quân danh dự. Buổi tối đđ/c Phạm Văn Đồng mở tiệc chiêu đãi, phát biểu hoan nghênh, đọc lời chúc mừng và đề nghị tôi nói chuyện. Theo thông lệ ngoại giao, đại sứ trước khi trình quốc thư không tiện phát biểu ý kiến, do đó tôi cáo từ nhưng phía Việt Nam nhất mực yêu cầu vì quan hệ Việt - Trung có khác, không ràng buộc câu thúc bởi thông lệ. Để biểu thị tình hữu nghị Việt Trung thắm thiết, tôi không thể chối từ lại không kịp xin chỉ thị trong tình huống này tôi đã đáp từ hai điểm biểu thị cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của Chính phủ và nhân dân Việt Nam và tình hữu nghị hai nước Trung Việt.

Sớm nay Chủ Tịch Hồ Chí Minh biểu thị phía Việt Nam muốn viết bài về tình hình đón tiếp dọc đường đi và bài nói chuyện của hai bên. Phóng viên Tân Hoa xã của đoàn đã viết bài điện gửi cơ quan Tân Hoa xã trong nước. Tôi đã bảo phóng viên Tân Hoa xã ghi rõ bài này liệu có thể đăng phải có chỉ thị Trung ương quyết định. Xử lý như thế liệu có thoả đáng xin cho chỉ thị.

La Quý Ba
29/8/1954

Chết rồi, vẫn còn làm hại!

Thật ra trận này có từ cả tuần trước rồi, oánh bên Phi chết 13 người.

Nhưng vì VC lo chôn "Thánh Tướng" nên không lo gì khác, còn bày đặt "quốc tang, quốc táng", có anh nào tập thể dục trong khi quốc tang, quốc táng, cũng bị phạt nặng:

"Luyện tập thể thao ngày Quốc tang Đại tướng, 2 cán bộ bị kỷ luật":
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc...1410054596.htm

Thành ra không ai lo việc dự báo bão, chuẩn bị bão.

Các bạn chú ý thời điểm: Quốc tang, Quốc táng, là từ 12h trưa thứ 6 đến 12h trưa Chủ nhật.

Bão Nari đổ bộ vào VN khoảng 9h tối thứ 2.

-------------

Trước khi Nari đổ bộ vào VN khoảng 30h, hoàn toàn không có 1 chữ nào trên báo VN loan tin về việc bão SẮP, SẼ đổ bộ vào VN, sức gió mạnh khủng khiếp nhất trong 4-5 thập kỷ.

Chiều Chủ nhật, dân chúng KHÔNG HAY BIẾT GÌ.

Nếu báo trước 1, 2 ngày, thì có thể thiệt hại thấp hơn nhiều.

Mãi cho tới SÁNG THỨ 2, chừng 12-6h trước khi đổ bộ, thì dân chúng mới được thông báo!

Khi đó muộn rồi, muốn chạy đi mua miếng ván, cây đinh, dây cột, cũng khó, không kịp mua, không kịp chở về, không kịp đóng.

1 số đông dân chúng chỉ kịp bỏ chạy mà thôi.

Do đó thiệt hại mới hết sức khủng khiếp thế này.

-------------

Dân chúng chỉ biết kêu trời, trách trời, van xin trời, chứ ÍT AI HIỂU VÌ "QUỐC TANG, QUỐC TÁNG" MỚI BỊ THIỆT HẠI THẾ NÀY.

Thôi thì mạng ai nấy giữ, nói nhiều vô ích.

Khóc đi cưng, khóc nữa đi cưng, quỳ lạy tên phản quốc đi cưng.


SAU KHI CHẾT, TÊN PHẢN QUỐC NÀY VẪN CÒN LÀM HẠI DÂN CHÚNG HẾT SỨC KINH KHỦNG, CHƯA TỪNG THẤY TRONG 50 NĂM!

Tuesday, October 8, 2013

Chỉ huy nhưng không lãnh đạo


Ngô Nhân Dụng

Nghe tin ông Võ Nguyên Giáp qua đời, chỉ mấy giờ sau tôi được nghe những lời nhận xét đầu tiên về ông là bài phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Minh Cần, trên đài RFI. Cụ Nguyễn Minh Cần tỏ ý kính trọng tư cách cá nhân và phương pháp làm việc của ông Võ Nguyên Giáp trong thời gian làm việc với ông trong chiến dịch “Sửa Sai” cuộc cải cách ruộng đất. Ðại tướng Võ Nguyên Giáp được đảng Cộng sản đưa ra chỉ huy vụ sửa sai, còn Giáo sư Nguyễn Minh Cần phụ trách bộ phận sửa sai của thành phố Hà Nội, cho nên hàng ngày hai người làm việc chung.

Tôi tin tưởng ở tinh thần trung thực và trí phán đoán của cụ Nguyễn Minh Cần. Cụ đã từng đi kháng chiến, vào đảng Cộng sản, sau năm 1954 từng đứng trong số lãnh đạo thủ đô Hà Nội. Cụ được cho đi Nga học, từ chối không nghe lệnh Lê Duẩn bắt về nước; rồi sau đó đã dứt khoát từ bỏ đảng từ gần nửa thế kỷ nay. Nếu về nước cuối thập niên 1950 chắc cụ cũng bị bắt bỏ tù, như những Hoàng Minh Chính, Ðặng Kim Giang, vân vân, về tội “xét lại chống đảng.”

Cụ từ chối lệnh triệu hồi, ở lại Nga, cũng như một số đồng chí khác cùng phản đối chủ trương tiếp tục tôn thờ Stalin của đảng. Có người đã tự tử vì thấy cuộc cách mạng đã bị phản bội, còn mình thì bất lực, cuộc đời mất hết ý nghĩa. Một lần, cùng đi trên đại lộ Arbat ở Moscow, cụ Cần chỉ lên tầng lầu một ngôi nhà cao, ngậm ngùi kể tôi nghe: “Anh Văn Doãn đã nhẩy từ trên lầu này xuống đường, anh chết ngay.” Nguyễn Minh Cần đã quyết định sống và tiếp tục cuộc tranh đấu. Mấy chục năm gần đây, cụ là một tiếng nói có uy tín và hùng hồn nhất, cùng chúng ta kêu gọi xóa bỏ chế độ cộng sản độc tài, xây dựng nước Việt Nam tự do dân chủ.

Vì vậy, nghe cụ Nguyễn Minh Cần ngỏ những lời kính trọng con người của ông Võ Nguyên Giáp, tôi tin ông Giáp là một người có tư cách cá nhân đáng trọng. Theo cụ, ông Giáp làm việc tận tâm, chú ý đến con người, những người cộng sự cũng như các nạn nhân của cuộc cải cách ruộng đất. Cụ Nguyễn Minh Cần công nhận việc sửa sai không đi tới đâu hết, Võ Nguyên Giáp cũng chịu thua, “vì có những cái sai không thể nào sửa được.” Như những xác chết, những gia đình tan nát. Và cả những ngôi nhà bị tích thu đem chia, phát cho các cán bộ bần cố nông ở; khi phải rút đi họ đã tháo lấy hết đồ đạc, gỡ cả căn nhà, từ những hòn ngói trên mái đến những bậc lên cửa bằng gỗ.

Lịch sử Việt Nam sẽ ghi tên ông Võ Nguyên Giáp như vị tướng chỉ huy quân đội trong thời dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Như vậy cũng đủ cho ông hãnh diện khi nhắm mắt. Nhưng khi nhìn lại sự nghiệp của ông, một điều không thể quên được là ông đã đóng vai chỉ huy nhưng không phải là người lãnh đạo. Võ Nguyên Giáp đã làm đúng bổn phận với đảng Cộng sản, nhưng không giúp gì được cho việc thay đổi đường lối lãnh đạo của những Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Lê Duẩn.

Bởi vì trong các đảng cộng sản, tổng bí lãnh đạo, với ý kiến của Bộ Chính Trị. Coi các tài liệu của đảng vào thời chiến, bao giờ người ta cũng thấy các tấm hình được đưa lên cao là Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị đang tham khảo các bản đồ trước các cuộc hành quân, Võ Nguyên Giáp chỉ là một người đứng bên cạnh. Ðảng Cộng sản không chấp nhận các “anh hùng,” nhất là anh hùng trong quân đội. Ở Nga, Stalin được ghi công đầu trong cuộc chiến “vệ quốc” thời Thế Chiến Thứ Hai. Các ông thống chế Nga đều được cho nghỉ hưu sau chiến tranh; nhiều người còn bị bức tử. Ðược phong làm đại tướng ngay từ khi kháng chiến bắt đầu, ông Giáp dừng tại đó, giữ nguyên một cấp bậc, không lên được nữa. Có lẽ bên Nga Stalin đã đeo quân hàm thống chế rồi cho nên mới phong cho các thống chế khác. Còn ở Việt Nam thì cả Hồ Chí Minh lẫn Trường Chinh không ai mặc quân phục, cho nên họ chỉ phong đến cấp đại tướng, và có nhiều đại tướng để không ai nổi bật lên.

Trong những hồi ký của các cố vấn Trung Cộng, viết sau khi ở Việt Nam về, họ cố ý đề cao vai trò của họ, và của Mao Trạch Ðông, và không ngại đưa ra những lời chỉ trích Võ Nguyên Giáp rất nặng nề. Họ kể công đã đưa ra các quyết định đúng nhất, nhiều khi ngược lại với ý kiến của Võ Nguyên Giáp, kể cả trong những vấn đề chiến thuật. Ngay trong chiến dịch biên giới năm 1950, hai cố vấn Trần Canh và Vi Quốc Thanh nói họ đã chọn mục tiêu tấn công chính, đã trình lên và được Mao Trạch Ðông chấp thuận, rồi mới đưa cho Hồ Chí Minh coi. Sau một đợt tấn công đầu tiên, Vi Quốc Thanh kể rằng Võ Nguyên Giáp đề nghị tạm ngưng để bồi dưỡng quân sĩ; và bị các cố vấn kịch liệt phản đối. Họ chê quân Việt Nam, từ cấp chỉ huy đến binh sĩ, đều “sợ khổ, sợ khó, sợ chết” cho nên mới đánh xong một trận đã muốn nghỉ ngơi. Họ nêu ra tấm gương quyết chiến của Hồng quân Trung Hoa để khuyên bảo, nhưng vẫn không thành công. Sau cùng họ phải xin ý kiến Mao Trạch Ðông, chính họ Mao quyết định, và Hồ Chí Minh đã đồng ý phải đánh tiếp. Trận đánh thành công, các cố vấn coi đó là nhờ chiến thuật “đánh không nghỉ” của họ.

Chúng ta khó tin hết những lời của các cố vấn Trung Cộng; cũng như không thể tin báo cáo của các quan thái thú, thứ sử các đời Hán, đời Ðường nói về tình trạng “man di” và “khó trị” của dân Giao Châu. Nhưng dù lời kể của Vi Quốc Thanh đúng một phần, chúng ta cũng thấy một điều là: Những người Việt chỉ huy quân Việt thì chắc thương binh sĩ cực khổ nhiều hơn các cố vấn người Tàu, cho nên họ mới muốn cho quân được nghỉ dưỡng sức sau mấy ngày chiến đấu không được ăn một bữa cơm. Nếu ý kiến của họ được thi hành thì chắc kết cục của trận đánh cũng không thay đổi; mà chắc số tử sĩ người Việt sẽ thấp hơn.

Căn cứ vào nhận xét của Giáo sư Nguyễn Minh Cần thì chúng ta có thể đoán ông Võ Nguyên Giáp đối xử với thuộc cấp trong quân đội cũng giống như trong chiến dịch sửa sai. Chắc ông giữ được tính thân thiện, gần gũi, chú ý đến con người chứ không phải chỉ chú ý đến công việc, và làm gương về đức tận tụy trong khi làm bổn phận. Ông Giáp không học trường quân sự nào, nhưng chắc ông cũng như những người Việt Nam cùng thế hệ, đã học “đạo làm tướng” của Tôn Võ, Ngô Khởi, Nhạc Phi, khi đọc các tiểu thuyết lịch sử bên Tàu. Một bí quyết của người làm tướng là phải gần gũi, thân thiết với binh sĩ. Ngô Khởi đã từng tự mình chữa trị thương tích cho lính, có lúc dùng miệng hút mủ từ vết thương của lính. Ðức tính đó không phải ai cũng tập được, nhưng chắc ông Võ Nguyên Giáp đã thể hiện trong công việc chỉ huy của ông. Tôi đã gặp một vị cựu đại tá từng bí thư dưới quyền ông Giáp. Mặc dù đã gặp nhiều gian truân, tù tội, mà ông Giáp không cứu được, vị đại tá này cho đến trước khi qua đời nói đến ông vẫn tỏ lòng kính trọng.

Nhưng ngoài việc chỉ huy ra, ông Võ Nguyên Giáp không được coi là người lãnh đạo cuộc chiến tranh, vì các quyết định quan trọng nhất thuộc về Bộ Chính Trị, và các cố vấn Trung Cộng. Trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ cũng vậy. Lúc đầu, từ năm 1953 đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đánh xuống miền Trung Du để uy hiếp Hà Nội. Nhưng chính Mao Trạch Ðông đã quyết định phải mở cuộc chiến rộng khắp ba nước Ðông Dương, khuấy động cả Cambodia và Lào; để phục vụ cuộc cách mạng vô sản Ðông Dương và toàn thế giới, chứ không riêng một nước Việt Nam. Sau cùng, ý kiến của Mao đã được truyền xuống tới Hồ Chí Minh, và trở thành chiến lược chính thức. Vì vậy mới có trận Ðiện Biên Phủ. Các cố vấn Trung Cộng cũng tô hồng cho các quyết định sáng suốt của Mao Trạch Ðông trong trận đánh lịch sử đó; mà theo họ từ Hồ Chí Minh đến Võ Nguyên Giáp chỉ đóng vai thi hành; mặc dù họ được khen ngợi là đã chấp hành rất giỏi. Các nhà nghiên cứu lịch sử sau này sẽ tìm hiểu rõ sự thật về các vấn đề đó.

Như Giáo sư Nguyễn Minh Cần phát biểu, trong lúc ông Võ Nguyên Giáp mới nhắm mắt, chúng ta hãy khoan không cần nói đến những nhược điểm của ông và vai trò yếu ớt của ông trong mấy chục năm cuối đời. Ông không đóng một vai trò quyết định nào trong chính sách của đảng Cộng sản. Có giả thuyết nói rằng Võ Nguyên Giáp chủ trương không đánh miền Nam, và bị thua phe Lê Duẩn chủ chiến. Nhưng sau khi đảng Cộng sản đã quyết định đánh, ông lại tuân thủ và tích cực thực hiện. Trong mười năm gần đây, nhiều người trong nước trông mong ông đứng ra phản đối các chính sách, đường lối của nhóm cộng sản cầm quyền tham nhũng, thối nát và bất lực trong việc đưa đất nước tiến lên, nhưng ông hoàn toàn im lặng. Chỉ có một lần ông lên tiếng phê bình việc khai thác bô xít, nêu cả lời khuyên của các cố vấn Nga ngày xưa khuyên không nên làm vì hại cho môi trường. Nhưng sau cùng, đảng Cộng sản bỏ ngoài tai. Ông cũng không dám phản đối đến cùng, vì không thể nào thay đổi chính sách của đảng Cộng sản. Bây giờ, đảng Cộng sản Việt Nam kính trọng quyền lợi và ý kiến của các cố vấn Trung Cộng hơn.

Ông Võ Nguyên Giáp là một “đảng viên cộng sản tốt.” Nghĩa là lúc nào cũng tôn trọng các chính sách do đảng quyết định. Ðảng bảo làm gì thì ông làm, không bảo thì ông không cần làm gì cả. Trong đảng, thời chiến cũng như thời bình, ông lúc nào cũng tuân thủ lệnh đảng. Cá nhân của ông không quan trọng. Ông theo đảng Cộng sản và suốt đời gánh chịu các hậu quả của lựa chọn đó. Cho nên việc đánh giá cá nhân ông không quan trọng. Ông đã được đưa ra chỉ huy quân đội, nhưng ông phải là người lãnh đạo. Quân đội đó được đảng Cộng sản sử dụng thế nào, dùng vào việc gì, chuyện đó nằm ngoài lãnh vực ông phụ trách. Gần đây, báo chí của đảng Cộng sản nêu ra khẩu hiệu “Quân đội trung thành với Ðảng,” chứ không phải với Quốc gia. Không thấy ông Giáp bày tỏ ý kiến. Lúc nào ông cũng là một đảng viên trung thành với đảng.

Một độc giả báo Người Việt mới góp ý kiến sau khi nghe tin ông Võ Nguyên Giáp qua đời. Bạn đọc này viết: “Tôi thấy dường như cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay ông Võ Nguyên Giáp không một lần tỏ ra ân hận về những việc của ông làm trong thời gian tại chức. Bằng chứng là khi trả lời phỏng vấn của một phóng viên ngoại quốc hỏi, “Général Giap, regrettez-vous de quatre millions de Vietnamiens... morts dans la guerre du Vietnam? “Thưa Ðại Tướng Giáp, ông có hối tiếc gì về việc bốn triệu người Việt đã chết trong chiến tranh Việt Nam không?) Và Tướng Giáp đã không đắn đo trả lời ngay, “Non, je ne regrette rien. NON, PAS DU TOUT!” (Không, tôi không hề hối tiếc. Không một mảy may nào).

Một đảng viên cộng sản gương mẫu bao giờ cũng chỉ tận tụy thi hành công tác do đảng giao phó, không cần suy nghĩ. Ý kiến cá nhân không đáng kể. Ông Giáp nói ông không hối tiếc về bốn triệu mạng người Việt đã chết. Không biết trong đáy lòng ông có cảm thấy thương xót hay không?

Ho Chi Minh, ông giáp, chẳng qua chỉ là 2 đứa cõng rắn cắn gà nhà, khôn nhà dại chợ mà thôi

Ai không biết sử, địa, chính trị, xã hội học, tâm lý học, phân tâm học, v.v.. thì không thể hiểu kinh tế tài chánh nổi đâu.

Do đó mà Vixi không đứa nào giỏi KT tài chánh, cho dù COCC đi Mỹ, Úc, Pháp học THẬT thì cũng không giỏi, nói gì đa số chỉ học qua mạng, hoặc trường không tới 1 sao.

--------------

Reasoning muốn khá thì phải có (1) kiến thức, (2) kinh nghiệm, (3) lòng trung thực.

Phải bỏ qua hết tất cả các thành kiến, các điều BỊ dạy trong trường, rồi nếu nói theo Thần học thì phải "thinh lặng, nhịn đói, và cầu nguyện".

Trong đêm tối, lòng lặng đi, khỏi các thị phi bên ngoài, ngồi SUY NGHĨ trung thực với lòng mình, thì mới CÓ THỂ, chỉ có thể thôi, nhận ra CHÂN LÝ.

Ví dụ, tại sao TQ giúp VN? Giúp ĐỂ LÀM GÌ, có lợi ích gì, và quan trọng hơn là VN nhận sự giúp đỡ này thì PHẢI TRẢ THẾ NÀO, RA SAO, BAO LÂU?

1 kg gạo TQ thì cũng phải trả lại cho họ, chứ không thể nhận "chùa".

--------------

Hồi đó đánh ĐBP, nếu không có TQ giúp, thì Việt Minh có gì mà đánh?

Có nhà máy đúc cà nông à, có nhà máy thép làm ra thép, rồi hàn, tiện, ra súng à? Nhà máy đạn dược ở đâu?

Mà mua thì tiền đâu, mua của ai, ai bán, làm sao chở về, làm sao phân phối?

Tại sao KHÔNG người VN nào tại VN SUY NGHĨ ra các điều này?

--------------

100% quân dụng là của TQ, mà TQ cho không hay sao, CÔNG BẰNG Ở ĐÂU, và TQ trong lịch sử có khi nào công bằng với VN hay không?

Và, họ cho VN như vậy, họ SẼ đòi cái gì?

Đây là các câu hỏi KHÔNG 1 thầy cô, GS, sử nào tại VN DÁM đặt câu hỏi, nói gì trả lời!

Tôi nói giùm cho:


TRUNG QUỐC NÓ SẼ ĐÒI ĐẤT ĐẤY, ĐỒ NGU!


Mà nếu chịu cho họ đất, đổi lấy quân dụng, thì có phải hóa ra là BÁN NƯỚC hay không?

--------------

Dùng từ mỹ miều hoa hòe gì cho lắm thì cũng không thể chối cãi là BÁN NƯỚC CHO TQ ĐỂ LẤY VŨ KHÍ ĐÁNH PHÁP, sau này là ĐÁNH MỸ.

Trong mấy sự lựa chọn, cái nào tệ hơn: bán nước cho TQ, hoặc để Pháp bảo hộ? Hoặc theo học Mỹ như Nhật, Nam Hàn?

Vixi chọn cái tệ hại nhất, như nay ngày càng rõ!

Theo tôi, cho dù không bị TQ đe dọa chiếm xứ, thì cũng nên NĂN NỈ XIN PHÁP BẢO HỘ, vì lẽ đơn giản là VN không đủ người, trí, tiền, để tự xây dựng quốc gia văn minh hiện đại.

Ngay cả năm 2013 hôm nay VN vẫn không đủ khả năng tự lực cánh sinh, tự lập nên quốc gia văn minh đâu, mà vẫn PHẢI nhờ vào cường quốc để lập quốc, giữ gìn quốc gia.

Chứ đừng nói hồi 1945, làm sao mà lập quốc, trừ khi nhờ TQ đô hộ, hoặc nhờ Pháp bảo hộ.

--------------

HCM chọn TQ, phe miền Nam chọn Thế giới Tự do. Như Bắc Hàn chọn TQ, Nam Hàn chọn Mỹ vậy.

Nay VC chạy theo ôm chân Nam Hàn, có phải nghịch lý không, vì Nam Hàn có khác gì Nam VN, như vậy thì khác gì VC nay chạy theo ôm chân Nam VN?

"Đánh thắng miền Nam" chỉ là việc thằng lưu manh đánh thắng ông Giáo sư, như 3 ông GS đoạt giải Nobel Y khoa năm nay, thằng lưu manh nào ngoài chợ Cầu Ông Lãnh, khu Tôn đản, lại không thể "đánh thắng".

Hay lắm sao, mà khoe rùm?

Khối gì người "hoạt động cho dân chủ" vẫn đang Lạy boác, dịp này tha hồ khóc rống

Như ông hồ thôi, ngay cả NTTrung, LC Định, cũng vẫn ĐANG Lạy boác đó thôi, tuy họ không còn quá Thờ đảng.

Hổm rày chắc 2 người này khóc thảm thiết vì thương, kính, phục ông giáp.

Khối gì người "hoạt động cho dân chủ" vẫn đang Lạy boác, dịp này tha hồ khóc rống, trong đó có CHH Vũ, số người bên Bauxite chấm côm.

 Các đám này có mẫu số chung: đó là đều thờ lạy ông hồ, ông giáp.

Monday, October 7, 2013

Giấu đầu lòi đuôi

Bắt quả tang VC che giấu việc ông Giáp chết ngắc từ lâu:
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/14372...--dao-yen.html

Thông báo nói chết ngày 4/10, nhưng 2 tuần trước đã lo dọn chỗ chôn.

Luật không cho làm mặt kiếng hòm ra vài tháng trước cũng có thể có liên quan, vì ông này ngủm cù tèo 3 năm rồi, nay viện cớ có luật này để khỏi cho thấy mặt.

Tuesday, October 1, 2013

'Gỡ khó cho bất động sản bằng 400 tấn vàng'" - hahahahahahahaha

'Gỡ khó cho bất động sản bằng 400 tấn vàng'":
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-t...g-2885972.html


Tôi không rõ ông Võ muốn nói gì?

Không lẽ muốn bóp cổ người ta lấy vàng, rồi dùng vàng mua BĐS, rồi bán đấu giá BĐS?

Như vậy cũng có cứu nền KT được đâu, vì có chăng là cứu các cty BĐS mà thôi.

Nói năng lòng vòng, không 1 chút logic.

Không đáng và không đủ khả năng tối thiểu vào học năm thứ 1 đại học 3 sao của Mỹ.

Wednesday, September 25, 2013

Chỉ là chưa "lên báo" mà thôi

"Ba phần tư cỗ máy tăng trưởng đang trục trặc":
http://gafin.vn/20130924081221608p0c...-truc-trac.htm

"Vật vã chờ lương":
http://nld.com.vn/cong-doan/vat-va-c...5075626340.htm

"Nợ lương tràn lan":
http://nld.com.vn/cong-doan/no-luong...8083740824.htm

---------------------

Trên đây chỉ là các việc "lên báo", chứ THỰC TẾ còn tệ hại hơn gấp nhiều lần.

Nay còn có vụ "bán trái phiếu" tràn lan, mạnh tỉnh nào muốn bán thì bán, bán bao nhiêu thì bán, trả "tiền lời" bao nhiêu thì trả.

Tới hạn thì lại phải bán trái phiếu mới trả cho trái phiếu cũ, bán không được thì tăng tiền lời, vẫn bán không được thì... xù, ai làm gì được nhau.

Chủ nợ không đòi được, không lẽ tịch thu tài sản... thành phố, quốc gia, trừ nợ.

Mà làm sao xin lệnh này, cho dù có lệnh cũng làm sao thi hành.

Quan chức thì mua biệt thự 15 tỷ, nay không còn tiền hoàn thành xây dựng, cả khu bỏ hoang, nay cho bò vô ngủ, hoặc may mắn thì cho thuê... 2 triệu/tháng, cũng đừng hòng đòi tiền thuê nhà được suôn sẻ.
http://www.baomoi.com/Dai-gia-mua-bi...7/12021493.epi

Cả Nam và Bắc nay chẳng qua là lộ bộ mặt THẬT mà thôi, và bộ mặt này vô cùng gớm ghiếc.

Chẳng qua chỉ là "chuyện bây giờ mới nói" mà thôi.

VN CHƯA HỀ BAO GIỜ TIẾN BỘ!

Thật ra ĐÃ tụt hậu từ 38 năm trước tại miền Nam, 58 năm tại miền Bắc.

Miền Bắc tụt hậu ngay từ 1954, trên bờ SỤP ĐỔ KINH TẾ năm 1958, bèn XÂM LĂNG MIỀN NAM từ 1959 để đổ vấy cho "chiến tranh thống nhất đất nước".

-----------------

"Miền Bắc chi viện cho miền Nam" cái gì?

Bộ đội ư, họ có việc gì để làm ở quê nhà? Cuốc xẻng không có, làm ruộng cái gì?

Ngay cả bây giờ, miền Bắc vẫn không thể tự nuôi thân, nếu không ăn cắp tiền từ miền Nam đem ra thì chết đói ngay toàn miền!

O du kích ở nhà thì chỉ biết xòe chân ra ban đêm, mỗi 8, 9 tháng là đẻ con, thì cho đi thồ đạn cho có việc, tối về mệt quá dạng chân ra không nổi, càng tốt.

Các đứa này không đi đánh lộn mướn cho Nga, Tàu, thì chỉ biết đẻ con, chứ còn có thể làm gì khác.

Sống được tới 1975 là do tiền Nga, Tàu thuê đánh Mỹ, đánh thế giới tự do giùm họ, dùng máu thịt bộ đội, o du kích, đổi lấy cơm gạo.

-----------------

Sau 1975, ai cũng thấy hàng đoàn xe chở lương thực từ Nam ra Bắc.

Sau này thì kiều hối, bán dầu, toàn là từ Nam chạy ra Bắc.

Nuôi Bắc quá nhiều, Nam nghèo đói, tụt hậu theo luôn, y như bị người gần chết trôi níu cổ, chết theo luôn!

Sau 1975, miền Nam chỉ có tụt hậu và tụt hậu, thụt lui về kinh tế, tài chánh, VĂN HÓA, VĂN MINH, TƯ TƯỞNG, triết học, y khoa, dược khoa, lối sống, cách sống, ngay cả cách con nít đánh vần cũng thụt lui.

Kể từ 1987, may nhờ có kiều hối, bán dầu, mượn nợ quốc gia, xin tiền toàn thế giới, bán dâm nô, dục nô, lao nô, v.v... mà quốc gia có thêm chút tiền, loại như Loan mén (mẹ Cường đô la), Bầu Đức, nhờ đốn rừng, bán đất từng hối lộ mua rẻ mạt, mà làm giàu.

NHƯNG đó là cái giàu vô cùng giả tạo, không khác các ả đào ban đêm thoa son đánh phấn, nhờ ánh đèn mờ che lấp khuôn mặt như cái rỗ, lổm chổm các đốm đen, thẹo lồi và lõm.

Để rồi khi đèn sáng, khi son phấn trôi đi, thì lộ rõ bộ mặt THẬT.

-----------------

Cả Nam và Bắc nay chẳng qua là lộ bộ mặt THẬT mà thôi, và bộ mặt này vô cùng gớm ghiếc.

Hết tiền, VN không còn gì cả.

Văn hóa quá tệ hại, văn minh không có, người ta đụng nhau, đánh nhau, đâm nhau, chém nhau, bắn nhau ngoài đường. Kẻ đi đường không quan tâm, có khi còn lợi dụng nạn nhân bị thương, chết, chạy lại moi đồ, móc bóp, về nhà còn khoe mình "lẹ tay, nhanh trí!"

Thế là màn hạ, nay các ả đào lộ mặt, gánh hát vãn tuồng, các vị "vua, quan" hết son phấn thì chẳng qua chỉ là các anh hề dốt nát rẻ tiền, không một chút nội tâm, nội hàm nào đáng cho người ta nể trọng.

-----------------

Thế đấy, quan chức VC vãn tuồng thì chỉ là loài Xướng ca Vô loại mà thôi, chỉ có thể hát hò mua vui vài trống canh.

Chẳng ai thương tiếc họ, chỉ là họ kéo theo, kéo sập, cả quốc gia, dân tộc, thì mới đáng tiếc làm sao cho quốc gia, dân tộc VN sau hơn 4000 năm tồn tại, nay chỉ là đống rác trong thùng rác văn minh nhân loại.

Friday, September 20, 2013

Sách phượt của Huyền Chip: Một nửa sự thật là giả dối?

Nhiều ngày qua, hành trình du lịch bụi của Huyền Chip – cô gái 9x từng đi qua 25 nước bỗng dưng gây xôn xao dư luận. Đặc biệt, khi Huyền Chip cận kề ngày ra mắt tập sách thứ hai trong cuốn “Xách ba lô lên và đi”, nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra.

Không ít cư dân mạng bày tỏ quan điểm và mổ xẻ những vô lý của nhiều chi tiết trong cuốn sách này.
Dưới đây là toàn bộ bài viết từ nhóm thành viên cả trong và ngoài nước của diễn đàn VOZ, chúng tôi xin đăng lại:
Huyền Chip và 2 cuốn sách: Cuộc sống đâu phải toàn màu hồng
Huyền Chip (Nguyễn Thị Khánh Huyền) sinh năm 1990, là một cô gái trẻ năng động, ưa thích khám phá, tự tin vào bản thân và luôn được thần may mắn phù hộ. Trong hai năm (từ 2010 – 2012) cô đã đặt chân tới 25 quốc gia, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau chỉ với 700 đô la ban đầu. Sau khi vượt qua các thử thách, Huyền quay trở lại Việt Nam và viết cuốn sách “Xách balô lên và đi”. Và tiếp nối thành công của tập 1, tập 2 “Đừng chết ở châu Phi” chuẩn bị ra mắt bạn đọc.
11d16
Theo như Huyền giới thiệu, đây là hai cuốn nhật ký hành trình, ghi lại những việc có thật mà cô đã trải qua. Trong cuốn sách chứa khá nhiều chi tiết thú vị với về con người bản địa, công việc nơi đó và các vấn đề cô gặp phải trên hành trình.
Hầu hết mọi chuyện đều dễ dàng không có quá nhiều khó khăn, Huyền đơn giản chỉ cần “Xách ba lô lên và đi”, không cần dự tính kế hoạch chi tiết, không cần phải chuẩn bị bản đồ, không cần biết mình sẽ tới đâu.
Chắc có lẽ một chuyến đi phượt không cần chuẩn bị sẽ ít tốn kém hơn một chuyến đi được chuẩn bị kĩ càng. Bởi hai anh chàng người Mỹ bỏ việc đi phượt như Vadim Sahakian và Artia Moghbel đã tiêu tốn tới 40.000 đô la để xin visa, trang trải chi phí trong 6 tháng trời ở 13 quốc gia.
Nếu như không chuẩn bị như Huyền, có lẽ họ sẽ tiết kiệm được tới 39.300 đô la vì lúc đó họ chỉ cần vừa đi vừa làm, ăn ngủ nhờ nhà người khác là đủ trang trải cho chuyến đi, vì họ có điều kiện thuận lợi hơn Huyền là quốc tịch Mỹ, điều này tạo điều kiện cho họ đến rất nhiều nước mà không cần visa.
Visa: D vậy sao?
Chắc ai biết Huyền đều biết tới câu trả lời nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan về việc xin visa trong một cuộc hội thảo. Nếu không xin được visa thì ăn vạ, không được nữa đòi lên cấp trên, không được nữa thì đòi lên cấp trên nữa. Và Huyền diễn giải rằng đó chỉ là câu “nói chơi” với nguyên Phó Thủ tướng, mặc dù ngữ cảnh cuộc nói chuyện không ủng hộ cô. Nguyên Phó Thủ tướng, một người chức vụ rất cao, còn bị đùa chơi thì không biết với người hâm mộ thì nói đùa ra sao nữa.
Và câu trả lời về việc xin visa này cũng vô lý hết sức, xin visa mà cứ dễ như đi chợ, “ăn vạ” là được? Trong khi thực tế nhiều nước xin visa phải chứng minh được tài chính, lịch trình hoặc có người bảo lãnh, và với 700 đô la ban đầu cộng với làm thêm liệu có đủ chứng minh tài chính không hay phải có một khoản nào đó gửi thêm. Thậm chí với những người đi du lịch thường xuyên, việc xin cấp visa cũng đòi hỏi một thời gian chờ đợi khá lâu, có nước nhanh, có nước chậm chứ không thể được thần may mắn mỉm cười suốt với Huyền như vậy được.
Trong buổi nói chuyện của mình, Huyền có diễn giải nơi mình chọn đều là các nước đang phát triển nên chính sách visa không ngặt nghèo. Tuy nhiên chỉ xét với trường hợp visa của Israel, tài liệu do Đại sứ quán của Israel tại Hà Nội và Bộ Ngoại giao Israel cung cấp chỉ ra rằng đối với công dân Việt Nam, khi đi du lịch cần phải có chứng minh tài chính (tối thiểu 5.000 đô la) để có thể được cấp visa tại đất nước họ.
8bf2
Điều kiện cấp visa của Israel
Vậy có mâu thuẫn không khi Huyền được cấp visa tại đây trong khi chi phí có hạn, không cần sự giúp đỡ từ gia đình? Và trong sách cũng không chỉ rõ được cấp visa ở Israel như thế nào, chứng minh tài chính ở đâu ra?
Vượt biên: Chuyện nhỏ!
Chương 39 tới 44 (“Xách ba lô lên và đi”, tập 1), Huyền tới đất nước Ấn Độ để khám phá, sau đó đi qua Nepal hành hương về đất Phật. Và sau đó Huyền trở lại Ấn để tham dự lễ hội chim Dipumar diễn ra đầu tháng 12.2010.
Điều đáng chú ý ở đây là từ tháng 9.2009 tới tháng 4.2012 khi cấp visa cho bất kì khách du lịch nào, Đại sứ quán Ấn Độ đều có ghi chú trong đó là không chấp nhận nhập cảnh trở lại trong vòng 2 tháng sau đó nếu không có giấy phép đặc biệt. Hẳn việc tham dự lễ hội chim là một trường hợp khẩn cấp với cả Huyền và các quan chức cửa khẩu Ấn Độ!
e233
Một visa cho thấy quy định của Ấn Độ về tái nhập cảnh
 Tại chương 75-76 (Xách ba lô lên và đi”, tập 1), Huyền rời Israel để vượt biên vào Palestine trên một chiếc xe buýt sau khi hỏi một người đã từng vượt biên trước đó. Có một điểm cần lưu ý ở đây, các thông tin đều cho thấy, không thể từ Israel qua Palestine rồi lại quay trở về Israel được. Hơn nữa cô dễ dàng quay lại Jerusalem sau cuộc biểu tình bị đàn áp của quân đội vùng giao tranh mà không gặp một trở ngại nào?
97024-1
20524-2Trích đoạn về việcHuyềnvượt biên vào Palestine và quay lại Israel
 Và như chính Huyền thú nhận trên Facebook, vượt biên trái phép vào Malawi để tiết kiệm 100 đô la, lại còn cổ xúy cho hành động này. Huyền trên 18 tuổi, đủ tuổi phân biệt đúng sai, chịu trách nhiệm hình sự, khi qua nước bạn phải chấp nhận luật lệ của nước bạn. Vậy mà còn vượt biên trái phép, lại cố tình ngụy biện chỉ là “chuyện tình cờ”, một lý lẽ giờ đây hẳn sẽ được những người Mexico vượt biên tìm giấc mơ Mỹ nằm lòng khi bị cảnh sát biên giới bắt giữ.
e3d6(Ảnh chụp màn hình Facebook của Huyền Chip)
Và những điều thần kỳ
Chuyến hành trình của Huyền đầy ắp màu hồng, màu sắc rất phù hợp với nội dung mà một cuốn tiểu thuyết cần có, chưa kể là lại dành cho lứa tuổi teen chưa từng bước chân ra ngoài thế giới. Trong cuốn sách, tại chương 55 (Cậu bé phật của Nepal) cô bị xe máy phóng với tốc độ 100km/h làm gãy ống đồng, một chấn thương nghiêm trọng nhất là khi cô đang ở nước ngoài và với túi tiền có hạn. Tới chương 57-58, tức là khoảng vài tuần sau, Huyền lại tung tăng đi chơi cắm trại bình thường, chẳng hề có vẻ gì là có của thương tích trước đó, trong ảnh cô có thể đứng thẳng hai chân.
d8f7
2c18Khoảng thời gian giữa hai sự kiện. Liệu rằng Huyền có năng lực đặc biệt tự làm lành vết thương trong 3 tuần
Huyền tiếp tục gặp những trở ngại khác trên chuyến đi, ở Israel bị ốm gần 1 tháng, chi phí bệnh viện đắt đỏ lại không có bảo hiểm du lịch chi trả, đầu tháng lại mua máy ảnh Canon 400D, một máy ảnh với giá ra mắt là 800 đô la. Những khoản tiền này liệu công việc làm thêm trước đó có kham nổi hay không?
Cách Huyền kiếm việc ở casino lớn nhất Dar es Salaam cũng làm người ta phải chú ý, từ cách xin việc, công việc cho tới tiền lương. Trước hết, Huyền xông thẳng vào casino và đòi gặp quản lý. Sau một bài kiểm tra dễ nhanh chóng và dễ dàng Huyền được nhận vào làm với công việc là lượn lờ quanh casino 9 giờ/tuần và được ứng trước vài trăm đô la để mua quần áo. Là một người quản lý sòng bạc lớn, liệu có ai tuyển một người xa lạ, không giấy phép lao động, không kinh nghiệm vào làm ngắn hạn, lại còn ứng trước tiền không?
e0913 (2)
Đầu tháng chi tiền mua máy ảnh
3e014
Rồi ốm đến hết tháng, không có bảo hiểm trả chi phí
Dựa vào các số liệu Huyền đưa ra 9 giờ làm việc/tuần và trong một tháng kiếm được 200 đô la, ta có thể tính ra thù lao tương ứng là 5.5 đô la một giờ làm việcvà 2.400 đô la cho một năm. Tanzania là một quốc gia nghèo tại châu Phi, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 10.7% (2011 – Trading Economics), GDP đầu người 1500 USD (CIA Factbook 2011). Riêng ở Dar es Salaam, tỷ lệ này lên tới 46.5% (số liệu chính phủ Tanzania). Vậy mà Huyền lại có thể chiến thắng những người bản địa, kiếm được công việc trong khi bản thân không có bằng cấp, không giấy phép lao động (working permit) và chỉ làm ngắn ngày.
Chuyển sang một khía cạnh khác: Trong suốt chuyến đi của mình, Huyền không cần chuẩn bị lều ngủ, vì tới bất cứ đâu, bất cứ khi nào đều có những anh bạn tốt bụng và ga lăng giúp đỡ Huyền ngủ nhờ, đi nhờ và trong đó có những người bạn giàu có chưa từng quen biết.
03615
Ảnh chụp từ blog của Huyền.
Và số lượng đồ đạc mang theo cũng hết sức hạn chế, chỉ có một ba lô du lịch 13kg. Với sự hạn chế như vậy, số lượng quần áo mang theo cũng ít, nhưng khi chụp ảnh thì luôn là những bộ quần áo khác nhau. Với những người “phượt” chuyên nghiệp, có lẽ điều này thật sự khó tin, vì không phải lúc nào họ cũng may mắn có được một chỗ ngủ. Ngay bản thân Huyền Chip cũng đã chia sẻ: “Lo nhất là đêm nay không biết ngủ ở đâu”.
Truyền cảm hứng cho giới trẻ?
Du lịch phượt là một hình thức mới mẻ ở Việt Nam, nhưng không ai phản đối du lịch phượt vì đó là sự khám phá, sự trải nghiệm. Cái cần ở đây là sự minh bạch. Ai cũng muốn con cái mình ra ngoài kia để thấy chân trời rộng lớn, cuộc sống muôn màu và trải nghiệm nó với niềm đam mê được xây dựng bằng sự thật chứ không muốn con mình được truyền lửa bằng ảo tưởng và giấc mơ, vì khi ra đời sự thật trần trụi sẽ bóp nghẹt giấc mơ ấy.
Và khi con cái xách ba lô lên đường, sẽ là một cơn ác mộng nếu như không chuẩn bị trước được những gì mình cần.
Việc du lịch bụi, đi đây đi đó là tốt, nếu được chuẩn bị và tìm hiểu kĩ lưỡng mọi thứ, có tính toán trước. Nhưng sách của Huyền vô tình tạo ra một ảo tưởng tai hại cho một bộ phận lớn thanh thiếu niên. Họ nghĩ rằng cô ấy tài giỏi, dũng cảm, dám thể hiện mình và sẽ làm theo. Thực tế cuộc sống bên ngoài không phải đi đâu cũng gặp may mắn, rất nhiều nguy hiểm nếu không tìm hiểu trước. Những nguy hiểm đề cập trong sách không nhiều, tuy nhiên cũng đủ thấy đi bừa như vậy có ngày bỏ mạng.
Cầm sẵn tiền đi chơi thì ai cũng làm được, chứ đừng làm cho người ta nghĩ rẳng đi du lịch không cần tiền và có thể tìm việc đơn giản. Việc có được hỗ trợ tài chính và việc vượt biên trái phép là rõ ràng. Nên có một cái nhìn khách quan, biết cái gì nên đọc và cái gì không nên đọc, tránh những tác động tiêu cực. Trước khi quyết định làm gì, hãy chuẩn bị thật kĩ, nghĩ cho bản thân và gia đình… Thế giới không che chở bao bọc đâu, không thể ăn mày xã hội được.
Khi bị chỉ ra các vi phạm ở nước ngoài, Huyền đã phản ứng khi trả lời phỏng vấn báo Vietnamnet.
2cf217 (1)Với mục đích truyền lửa, là thần tượng cho cho giới trẻ, thay vì phải chỉ ra cái sai để khuyến cáo người đọc, Huyền lại coi đó là chuyện bình thường.
Có thật là tự đi?
Vẽ lên viễn cảnh màu hồng, Huyền tạo dựng cho các bạn lứa tuổi teen sự dễ dàng để xách ba lô lên và đi mà không để ý rằng mình đang lệ thuộc một cách chây ì, không lo về tài chính, sống bằng cách ăn nhờ ở đậu. Ngoài ra các bằng chứng từ blog của Huyền rõ ràng có dự toán chi phí, xin tài trợ nhưng đến khi ra sách thì lại biến mất, chỉ còn số tiền kiếm được từ việc làm thêm.
Ảnh chụp màn hình blog tiếng Anh của Huyền về dự trù kinh phí chuyến đi và việc Huyền kêu gọi nhà tài trợ cho chuyến đi của mình. Các chi tiết này không hề được đề cập trong tập sách.
06719
76a20
40e21
2e422 (1)Có thể thấy: trong post đầu tiên không hề có màn viết sách, sang post thứ hai, sau khi đề cập tới một số offer thì Huyền đã “quyết định” viết sách.
Đằng sau câu chuyện du lịch với 700 đô la, dường như quên mất rằng đó chỉ là số tiền khởi đầu hành trình, và sau khi nhận được một số đề nghị tài chính thì Huyền bắt đầu “quyết định” viết sách, một quyển sách cẩm nang du lịch dạng Lonely Planet. Và tới bây giờ chúng ta có hẳn hai quyển như vậy. Tuy nhiên nội dung, hình ảnh trong sách chủ yếu là chơi bời khám phá, phần về công việc và các thủ tục cũng như hướng dẫn quá ít ỏi.
Qua câu chuyện ta nhớ đến cuộc phỏng vấn trên truyền hình của một doanh nghiệp trẻ, chủ một công ty lớn: anh ấy khởi nghiệp bằng cách gom hết vốn và vay ngân hàng được vài trăm triệu, từ đó xây dựng doanh nghiệp thành đạt như hôm nay. Nhưng anh ta cố tình không nói cái quan trọng: anh ta là con của ông chủ doanh nghiệp lớn, ngoài vài trăm triệu đó thì anh ta có sẵn nhà xưởng, cửa hàng trị giá vài chục tỷ…
76a20 2c223Ảnh chụp từ blog cho thấy Huyền cần thư tài trợ từ Việt Nam
Một nửa của cái bánh mì vẫn là cái bánh mì, nhưng một nửa sự thật là sự giả dối.
Kết
Nhắm mắt lại và tưởng tượng, cuốn sách của Huyền thật đẹp, thật lãng mạn biết bao. Nhưng đến khi mở mắt ra và bước vào đời, nó không còn nhiều giá trị nữa. Vậy nên cứ để nó làm một cuốn sách để tưởng tượng có phải rất tốt không?
Ai đi nhiều nơi hẳn sẽ biết khi làm thủ tục xuất nhập cảnh hay xin visa người Việt Nam bị làm khó dễ rất nhiều vì các nước bạn sợ dân ta làm việc chui, trốn ở lại hoặc vượt biên trái phép. Hẳn chúng ta còn nhớ việc Hàn Quốc đã có một thời gian ngừng nhận lao động từ Việt Nam do những người đi trước đã trốn ở lại sau khi hết hạn hợp đồng. Hành động vượt biên trái phép được công khai của Huyền, điều này ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới hình ảnh người du lịch Việt Nam ở nước ngoài hay những người có nhu cầu visa, nhập cảnh chính đáng.
Những bạn trẻ tin vào câu chuyện của Huyền, cũng “xách balo lên và đi”, không hề lường trước về các khó khăn trên đường đi, không có nguồn hỗ trợ về tài chính, mơ mộng về một hành trình đầy người tốt, cứ đi đến đâu là sẽ có người giúp, thật sự nguy hiểm.
Những người trẻ có lường được việc bị mất toàn bộ tiền, hộ chiếu, cũng như đồ dùng không? Có lường trước được việc bệnh hoạn, tai nạn, hoặc xui hơn là hiếp dâm hay bỏ mạng giữa đường không? Chưa, họ chưa từng thấy người nhập cư bất hợp pháp bị còng tay tại phòng chờ, đuổi về nước nhục nhã thế nào.
Họ chưa thấy cảnh nháo nhào bỏ chạy của người làm việc trái phép khi công an ập vào, họ chưa từng thấy cảnh bị nhốt 4,5 ngày rồi bị đưa ra sân bay sau cú điện thoại liên lạc gia đình mua vé khứ hồi mà không có đến 1 giây được nhìn ra ngoài cánh cổng hải quan. Đến lúc túng tiền thì sao, bị dụ dỗ, lừa ngon ngọt để rồi sa vào lưới bọn bắt cóc, bọn bán nội tạng hoặc bị bán vào ổ mại dâm.
Đúng hay sai, nên hay không nên? Xin dành cho bạn đọc phán xét.
Việt Nam vốn đã nhỏ bé rồi, đừng làm Việt Nam cách xa thêm với thế giới nữa!
- See more at: http://mecon.vn/sao-hot/sach-phuot-cua-huyen-chip-mot-nua-su-that-la-gia-doi/#sthash.i27xCvHM.gYvwTRvk.dpuf

Tuesday, September 17, 2013

Đón Trung Thu ở đất nghèo Thành Cổ

Mùa Tết Trung Thu được xem là một trong hai Tết lớn của người Việt, bởi nếu như Tết Nguyên Đán là Tết khai mở một năm mới và là dấu mốc của một tuổi mới cho mọi người thì Tết Trung Thu mang ý nghĩa thời khắc đánh dấu sự chín muồi của một tuổi vừa có.

Trung Thu, niềm vui của trẻ em miền quê bao giờ cũng tràn trề ánh trăng và âm thanh đồng dao.(Hình: Phương Minh/Người Việt)
Và cũng là khoảng thời gian thăng hoa cho tuổi mới lớn dưới ánh trăng nhuộm màu đồng dao. Mùa Trung Thu năm nay, dường như trẻ em miền Trung nói chung và trẻ em Quảng Trị nói riêng lại có vẻ ảm đạm và buồn…
Bởi chuyện cơm áo gạo tiền của cha mẹ
Bé Nguyễn Đình Phương, 11 tuổi, là con của gia đình 3 anh chị em, cha mẹ làm nông, sống ở Gio Linh, kể: “Nhà cháu nghèo lắm, mấy anh chị em đi học không có xe đạp, phải đi bộ gần ba cây số mới tới lớp. Cháu không hiểu Trung Thu mang ý nghĩa gì”.
“Ba mẹ cháu đi làm ruộng hằng ngày, lúc rảnh ruộng thì đi làm phụ hồ hoặc làm rừng, anh cả của cháu đang đi làm trên Đông Hà, nghe nói là bốc vác gì đó trong chợ, anh ấy được 16 tuổi rồi, mỗi tháng anh có gửi tiền về nhờ ba mẹ cất giùm và cho cháu nộp học, chị thứ nhì của cháu thì đi học nhưng chắc năm nay nghỉ, nhà cháu chưa bao giờ nấu chè xôi cúng rằm Trung Thu, không biết hồi xưa có không chứ thời của cháu thì không thấy”.
Bé Hải, 12 tuổi, gần nhà Phương kể: “Cháu đi múa lân kiếm tiền được 5 năm rồi, cứ gần đến Trung Thu là tụi cháu chung tiền mua đầu lân, mua ông địa và thuê trống để đi múa kiếm tiền. Bắt đầu múa từ mùng mười tháng tám, đến khuya rằm thì nấu chè ăn liên hoan và chia tiền lãi. Có năm cháu kiếm được cả ba, bốn trăm ngàn lận”.
“Nhưng năm vừa rồi kiếm ít, múa ế ẩm mà đầu tư cũng lớn, vì bây giờ mình không đầu tư nhiều tiền, mua lân thiện chiến về múa thì bị mấy con lân xóm khác tới lấn sân, múa lấy hết tiền. Đầu lân xấu thì chỉ còn nước vác chạy quanh xóm rồi buồn. Vì nhà nào nghe mình đánh trống lục bục trước ngõ là lo đóng cửa, tắt đèn, đi cả đêm phí công. Chính vì thế phải đầu tư.”

Cậu nhỏ mải mê với xập xõa, nhạc cụ múa lân cho một buổi đi biểu diễn, hy vọng kiếm ít tiền.(Hình: Phương Minh/Người Việt)
Khi nghe chúng tôi kể rằng ở thành phố, có những chiếc bánh Trung Thu có giá lên vài triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng, cậu bé 12 tuổi tên Hải lắc đầu, chép miệng giống y như người lớn: “Chà chà, số tiền vài triệu đồng nhà em làm cả mấy năm mới dành dụm đủ, vậy mà người ta bỏ ra mua một cái bánh cắt ăn chơi rồi thôi, ghê thật!”.
“Còn nói cái bánh mấy chục triệu đồng, nghe ra cả lượng vàng chứ giỡn chơi đâu, một lượng vàng á, ở trong xóm cháu, ai mà có được một lượng vàng là giàu to rồi, vậy mà người ta mua bánh, cắt ăn xong lại thải ra đất, uổng quá đi! Cháu chỉ ước chi Trung Thu này, nhà cháu có chừng hai chục cái bánh chưng nóng ăn cho đã thèm!”.
Nghèo quá nên chỉ biết buồn
Ông Trần Hữu, chủ của gia đình 5 đứa con, sống ở Hải Lăng, kể với chúng tôi: “Dân ở đây còn nghèo nhiều, nên chằng có nghĩ gì về Trung thu đâu! Thường thì Trung Thu, chính quyền tổ chức múa lân, phát quà bánh cho các cháu, bánh cũng tượng trưng thôi chứ tiền đâu mà chia cho xuể!”.
“Thì mỗi nhà góp một ít tiền vào, nhà nước cho thêm một ít, về xã phường người ta mua quà, thuê lân đến múa cho các cháu xem, sau đó phát quà, cho một vài cháu lên đứng hát gì đó rồi xong. Có năm phát cho ổ bánh mì thịt, có năm cho vài cái bánh ú hình ngôi sao, thế thôi!”.

Đội lân nhỏ ở vùng quê với đầu lân, trống, và mặt nạ ông địa “khiêm tốn” vì không có nhiều tiền sắm sửa những thứ đắt tiền. (Hình: Phương Minh/Người Việt)
“Năm nay mất mùa, mà các tiệm bánh như Kinh Đô, Đồng Thuận, Đồng Tiến về mở quầy đầy ngoài thị trấn, mình thấy mà ngại, chở con đi ngang qua chỉ lo đi cho thật nhanh, sợ nó đòi vào xem rồi mình không mua nổi, nó tủi thân, tội nghiệp. Ăn còn chưa đủ, lấy đâu mà chơi, cái bánh vài chục ngàn đồng, vài trăm ngàn đồng, tiền đó mình ăn cả tháng trời, có khi vài tháng…”.
Nói xong, ông Hữu chép miệng, nét già nua hiện rõ trên gương mặt của người cha trạc tuổi 40 này. Bà Trần Thị Lũy, là mẹ của hai đứa con không có cha, chúng đều mang họ mẹ, kể với chúng tôi rằng: “Mỗi năm, Tết hoặc Trung Thu, tôi mang con về ngoại gửi rồi đi làm thêm, mấy dịp này đi rửa chén bát thuê cho mấy quán ăn kiếm cũng được mỗi đêm 20 ngàn đồng. Mình khó khăn, dễ gì kiếm được ngần ấy tiền!”.
“Đứa con đầu của tôi năm nay tham gia chung vốn mua đầu lân về múa, mấy ngày nay thấy tụi nó lo lắng, sợ trời mưa không đi múa được, rồi sợ lỗ vốn vì mấy con lân xóm khác bốc quá, tự dưng nhiều khi tôi chỉ muốn khóc, cũng vì mình nghèo khổ quá, con cái chưa có tuổi thơ đã phải lo lắng chuyện cơm áo gạo tiền. Tuổi của nó là tuổi ăn ngủ, phá phách, hồn nhiên, không lo lắng gì. Nhưng cũng do cái nghèo mà ra…”.
Cô Hường, giáo viên cấp một ở Hải Lăng, chia sẻ với chúng tôi: “Quảng Trị cũng là vùng đất chó ăn đá gà ăn muối, nhà nào giàu thì giàu nứt trứng nhờ có thế lực, làm quan chức, buôn bán có đường dây, còn phần đông thì nghèo khạc ra tro ho ra khói hết”.
“Tôi đi dạy được hơn mười năm trong nghề, chỉ thấy toàn nghèo với nghèo không à. Học trò của tôi mới chín, mười tuổi đã phải lo bươn chải phụ giúp cha mẹ. Đến mùa Trung Thu, hằng năm, tôi đều gửi thư đến các bạn bè thân thiết trên thành phố để xin tiền về mua quà cho các em, tội nghiệp lắm! Có nhiều đứa dành dụm cả năm để chung vốn múa lân kiếm lãi, mà năm nay chắc khó!”.
“Thì tình hình múa lân bây giờ đâu có giống hồi xưa, người lớn bỏ tiền ra đầu tư, mua lân xịn, trống xịn, tập tành cả tháng trời để múa dịch vụ, khi đi có xe tải, thậm chí vài chiếc xe tải chở đoàn lân, múa giá cũng vừa phải nên nhà nào cũng chọn loại lân này vì họ quan niệm lân này vào nhà làm ăn hên, nó có ‘huông giàu’, nó đi xe hơi… Trong khi lân của các cháu bé thì lèo tèo vài ngọn đuốc dầu, trống đánh nghe lẹt đẹt, nhìn tội nghiệp lắm!”.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Rằm Trung Thu, nhưng không khí đón Trung Thu của miền Trung nói chung và Quảng Trị nói riêng, năm nay nghe có vẻ ảm đạm, chưa thấy gì

Thursday, September 12, 2013

Bún độc hại và ăn bún độc hại ở Sài Gòn

Ở Việt Nam, trong các thức ăn chế biến từ tinh bột thì bún chỉ đứng sau cơm. Những món ăn từ nhà hàng ra đến lề đường, từ nhà riêng cho đến bàn tiệc, số lượng thức ăn có gốc bún kể không hết.
Không có gì quá đáng khi nói người Việt có cả ngàn năm ăn bún vậy mà ngày nay dưới thời cộng sản, thị trường lại bùng nổ bún có chất phát sáng, bún thuốc tẩy, bún có hóa chất độc hại...

Các chợ lớn chợ nhỏ khắp Sài Gòn vẫn thản nhiên bán bún trắng sáng. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)
Thời gian qua, các phương tiện thông tin trong nước la làng về bún độc hại khiến dư luận choáng. Nhưng la làng thì cứ la làng còn bún chứa chất cấm thì cứ thản nhiên mua với bán.

Mới đây ông giám đốc Sở Y Tế Sài Gòn xác nhận: Ðến nay vẫn chưa có liên hệ nào giữa cơ quan chức năng với trung tâm nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng trong việc thông tin giám sát chất lượng bún.

Như vậy là sau hơn cả tháng ồn ào chuyện bún độc hại, bún nhúng hóa chất cấm vẫn cứ ra lò đều đều và người quan tâm cũng chỉ biết thụ động chia sẻ với vị giáo sư nổi tiếng Chu Phạm Ngọc Sơn là: “Tôi thấy chỉ duy nhất ở Việt Nam người ta cho tinopal vào bún. Từ trước tới nay trên thế giới, trong các bài báo, nghiên cứu chưa ghi nhận chuyện này bao giờ.”

Vậy hóa chất tinopal là gì: Ðây là một hợp chất làm sáng quang học, được thêm vào chất tẩy giặt với mục đích làm sản phẩm giặt trông thấy trắng hơn, sáng hơn. sạch hơn. Vậy bên cạnh chất tinopal có khả năng gây vô sinh, đột biến tế bào (theo FPA tổ chức bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) thì trong bún Việt Nam hiện nay còn có các hóa chất cấm khác như acid oxalic, sodium benzoate giữ bún tươi lâu...

Dạo một vòng các chợ lớn chợ nhỏ ở Sài Gòn thấy các quầy bán bún vẫn cứ sáng trắng giữa ban ngày. Cố gắng tiếp cận một người bán bún ở chợ Phú Ðịnh, quận 6, thì được nghe bà biện minh.

“Bún người ta giao thì mình bán, mắc gì sợ, hỏi thử bán bún không trắng sáng ai mua. Trách là trách người mua đòi hỏi trắng, bởi vậy lò bún họ mới đua nhau làm trắng. Chịu ăn bún thường như ngày xưa thì đâu nên nỗi.”

Bún trắng sáng độc hại ở Việt Nam còn hứa hẹn trắng sáng hơn nữa. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)

Cái lý của người bán bún phần nào cũng nói lên được thực trạng không ít người tiêu dùng chỉ quan tâm đến vẻ ngoài của món hàng. Nhưng nếu khoảng 200 lò bún ở riêng Sài Gòn đuổi theo nhu cầu bún trắng, trắng sáng hơn nữa thì sẽ ra sao?

Chúng tôi thử đặt vấn đề trên với một nhà thơ rất thích ăn bún, anh nói: “Chắc sẽ có ngày thành bóng ma trắng sáng như bún quá. Nhưng theo tôi trách nhiệm để bún đầu độc người dân thuộc về hệ thống kiểm tra an toàn thực phẩm của chế độ. Họ ăn lương từ tiền thuế dân rồi ăn thêm tiền lót tay của các chủ lò bún năm này qua năm khác mới sanh chuyện bún trắng tệ hại này.”

Từ ngày Sài Gòn ồn ào chuyện bún độc hai, nhiều Việt kiều điện, mail về hỏi thăm rằng dân mình còn dám ăn bún nữa không? Xin thưa là các hàng quán bán bún ở Sài Gòn có hơi ế một hai bữa rồi đâu lại vào đó, chỗ quán bán món bún ngon dù có dùng bún sáng quắc cũng nườm nượp khách ăn.

Một nhà báo trẻ, thuộc một tờ báo mạng lớn nhất nước nói: “Hôm tôi đi Bình Dương, bạn bè mời ăn món bún bì nổi tiếng tôi lắc đầu không dám. Cánh trẻ cỡ tôi ngày nay chuyển sang sống để ăn cả rồi. Cứ món ngon là bất kể.”

Ở một quán bún riêu bình dân trên vỉa hè thuộc quận Tân Bình, chúng tôi hỏi chuyện bún với một cô nhân viên đang trên đường đi làm ghé vào ăn sáng.

Cô trả lời: “Biết, ai mà chẳng biết bún độc hại, thế ăn gì cơ, chuẩn ăn sáng của em chỉ từ mười đến mười lăm nghìn, hủ tiếu gõ, bánh cuốn, bánh phở ư, thứ gì cũng phát sáng hết, bác chỉ cho em thứ gì ăn không độc nào, bọn nhà báo nó la ầm lên đấy, có thằng quan nào làm được gì. Mà có chết mỗi mình đâu mà lo.”

Qua chuyện bún độc hại và ăn bún độc hại, những ai quan tâm lại thấy rằng, số đông người Việt Nam bất kể già trẻ đang trở nên thụ động cam chịu đến lạ lùng. Nhưng nếu trách họ thì cũng nên có cách nhìn rộng hơn rằng, đã là người Việt thì dứt khoát không thể không ăn bún. Nhưng ngày nay, lúc này, bún không độc hại và các món bún ngon chế biến từ thực phẩm sạch như ngày xưa có đâu mà ăn.

Phóng sự: Sinh viên kiếm sống trên vỉa hè Sài Gòn

Một bác lớn tuổi quê gốc ở miền Trung, sống ở Sài Gòn đã mấy chục năm nay, nói với chúng tôi: “Ở Sài Gòn này chỉ cần có được một góc nhỏ nơi hè phố là kiếm sống được!”
Ðiều đó hoàn toàn đúng, nhưng xem ra để có được một “góc nhỏ” nơi hè phố Sài Gòn hoàn toàn không dễ. Dù góc nhỏ đó chỉ vừa kê đủ một cái bàn nhỏ để bán vé số, hay dựng được một chiếc xe Honda chạy xe ôm, hay căng tạm tấm bạt nhỏ để sửa xe vỉa hè... Phải “bản lĩnh” lắm, vì lớp thì công an, trật tự, dân phòng đuổi, lớp thì cạnh tranh băng nhóm hè phố, dân anh chị, giới giang hồ... 

Sinh viên bán cà phê trên đường Lý Thường Kiệt (Nguyễn Văn Thoại cũ), Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Thế nhưng, thời gian gần đây số sinh viên ra vỉa hè kiếm sống ngày càng đông. Cách ăn bận, cũng như cung cách phục vụ bán buôn của họ rất khác với cảnh lam lũ của dân hè phố, nhìn một cái là người ta nhận ra ngay.

Gặp L. tại vỉa hè khu vực Lăng Cha Cả, chúng tôi dừng xe để mua bảo hiểm tai nạn cho người đi xe máy, vì thấy giá quá rẻ, chỉ có 10 ngàn đồng/1 người/1 năm. L. nhanh nhẹn ghi phiếu bảo hiểm, không quên hỏi lại chúng tôi: “Mua luôn cho người ngồi sau hả chú?”

Chúng tôi gật đầu và đưa choo L. 20 ngàn đồng. Hỏi thăm, cậu thanh niên có vóc dáng thư sinh, cười “bẽn lẽn” cho biết quê cậu ở Tây Ninh, hiện đang theo học khoa báo chí, trường Ðại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn.

Hỏi thăm về thu nhập cho việc làm thêm ở vỉa hè này, L. cười hồn nhiên cho biết: “Bán cho vui thôi, thu nhập chẳng bao nhiêu, vì mỗi cái bảo hiểm tai nạn giá chỉ 10 ngàn đồng, tiền huê hồng đâu có bao nhiêu, hơn nữa đây không phải bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xe máy nên cũng không mấy người mua.”

Tuy nói vậy, nhưng sau một hồi trò chuyện L. cho biết cũng đủ tiền ăn sáng, uống cà phê, nhưng cái quan trọng hơn cả là có thêm được chút vốn sống nơi vỉa hè Sài Gòn, sau này hy vọng có thể thực hiện giấc mơ trở thành... nhà báo.

Khác với L. và nhiều bạn sinh viên khác thích đi bán bảo hiểm, cô Tr. là sinh viên năm thứ 4 của trường Ðại Học Kinh Tế Sài Gòn lại chọn vỉa hè khu vực chợ An Ðông làm nơi hành nghề bán... cam vắt.

Tay thoăn thoắt vắt cam tươi vô ly, đánh đường, rồi bỏ đá, đậy nắp cô trao cho khách qua đường ly cam tươi mới vắt và thu mỗi ly 8 ngàn đồng. Cô nói: “Cam vườn, đường cát trắng, đá tinh khiết, khỏi sợ hóa chất.”

Hỏi thăm cô Tr. là sinh viên kinh tế sao lại đi bán cam vắt? Cô Tr. cười tươi, cho biết tại vì cô quê thuộc Cái Bè Tiền Giang, hiện nay xứ cô có thể nói là nổi tiếng cả nước về trái cây. Cô cũng cho biết là cam cô bán là cam vườn từ Cái Bè gởi theo xe đò của người quen lên cho cô, do vậy giá vừa rẻ lại vừa tươi.

Tò mò, chúng tôi hỏi mỗi ngày cô bán được bao nhiêu ký cam? Cô Tr. thật thà cho biết là cô bán khá đắt hàng nên ngày thường bán từ 13 tới 15 ký cam.

Hỏi thăm về những khó khăn khi phải “đứng chân” nơi hè phố? Cô Tr vui vẻ cho biết, bà con nghe nói là sinh viên khó khăn kiếm tiền trang trải việc học nên ai cũng thương, như chủ nhà chỗ cô đang đứng bán ngoài việc cho gởi “đồ nghề” hàng ngày, còn cho câu thêm điện mà tháng chỉ lấy có 50 ngàn đồng.

Sinh viên đi làm tiếp thị cho hãng ở khu vực Lăng Cha Cả, Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Trên vỉa hè đường Lý Thường Kiệt (xưa là đường Nguyễn Văn Thoại), góc gần trường đua Phú Thọ, chúng tôi thấy đã gần hai tháng nay có một xe bán cà phê gắn bảng “nguyên chất.” Ghé hỏi thăm mấy cô cậu trẻ tuổi thì được biết họ là sinh viên đi làm thêm.

Anh trưởng nhóm cho biết: “Bây giờ ‘khủng hoảng’ niềm tin dữ lắm, không phân biệt được đâu là cà phê thật, đâu là cà phê giả nên công ty phải cho đứng giới thiệu sản phẩm ngoài đường, để quảng bá cho cà phê thật.”

Nhóm bán cà phê gồm mấy người, có người học đại học ngân hàng, có người học Ðại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Sài Gòn (HUTECH). Trong nhóm có cô H. là lanh lẹn hơn cả, cô giới thiệu cho chúng tôi cách phân biệt ly cà phê thật và cà phê giả.

Như ly cà phê thật uống hết rồi không còn dính cà phê trên ly, cà phê thật uống lúc đầu có vị đắng nhưng sau (cái hậu) lại có vị ngọt, cà phê giả thì ngược lại.

Ly cà phê đen đá mà nhóm sinh viên bán cho chúng tôi chỉ có giá 11 ngàn đồng một ly, nhưng cuộc nói chuyện với mấy cô sinh viên khá thú vị.

Một anh cựu sinh viên nói chuyện với chúng tôi, cho biết là ngày nay sinh viên đi làm thêm là điều bình thường, chỉ có con em mấy ông cán bộ (to) hay con em giới đại gia cà phê mới không cần làm thêm. Như anh và mấy người bạn ngày trước cũng “hùn” nhau mở một xe bánh mì buổi tối, vừa kiếm sống, lâu lâu còn “hỗ trợ” một vài anh em bạn ở ký túc xá bị “tiền khô cháy túi.”

Sinh viên thì làm thêm cũng có năm bảy đường, quan trọng là đảm bảo giờ học để tốt nghiệp việc học một cách tốt nhất. Nhiều người làm thêm, nợ môn học, thi rớt... có người bị đuổi vì không kham nổi chương trình học.

Cũng không ít nữ sinh viên đi làm thêm rồi bị sa chân bởi sự cám dỗ của ma lực đồng tiền, đó là những người có nhan sắc được mấy công ty rượu (ngoại), thuốc lá (ngoại) thuê làm tiếp thị tại mấy vũ trường, quán bar,...

Ðường đời - kiếm sống thật gian nan và đa sắc màu, có lẽ giới sinh viên cũng không phải là ngoại lệ.

Here is the news from Vietcong newspaper: "Tập đoàn Mỹ muốn xây casino tại Vân Đồn"

Who is Jack Maher behind the ISC Corp ? Never heard of this company? See here

http://www.isccorp.asia/


Stimulated and enthused by the Marina City Ha Long project, ISC brings a stellar management team of senior executives, with extensive international experience in diverse, but complimentary expertise and with world-class credentials.
Jack Maher, Chairman
Over 30-years experience spanning the full breadth of development from multi-billion dollar mixed-use developments in emerging international economies, to high-rise commercial towers and sprawling multi-million square feet retail projects to complex petro-chemical manufacturing plants.
Prior to forming ISC Corporation, Jack was Senior Director for an international development company responsible for design development cost estimating, program proformas and construction in locations that included Singapore, Poland, Hungary, Dubai, Korea, Viet Nam, and the United States.
Dao Hong Tuyen, Partner
Mr. Dao Hong Tuyen, is Chairman of Tuan Chau Group, the parent company of numerous subsidiaries that include real estate, investment banking, securities, manufacturing, import & export, tourism, hotels, entertainment, tour yachts, harbor management and golf.
TGC has been a major player for more than 15-years in Quang Ninh Province, and acted as a substantial driver for increasing tourism having invested more than US $1B in the economy at Tuan Chau Island.
TCG will contribute the land and act as co-developers of Marina City
 

---------------------------------------------------------


Tập đoàn ISC Corporation (Mỹ) và các đối tác của Tập đoàn Tuần Châu vừa đến Quảng Ninh để tìm hiểu về cơ hội đầu tư tại “Khu Hành chính- Kinh tế đặc biệt Vân Đồn”.

Tại buổi làm việc, ông Jack Maher, Chủ tịch Tập đoàn ISC, cho biết, hai năm qua, Tập đoàn đã phối hợp chặt chẽ với tỉnh Quảng Ninh để tiến hành nghiên cứu, lập quy hoạch, dự án và ký kết hợp đồng để đầu tư phát triển Dự án khu phức hợp vui chơi giải trí tại đảo Tuần Châu, thành phố Hạ Long với tổng vốn đầu tư lên tới 7,5 tỷ USD.

Riêng với “Khu Hành chính- Kinh tế đặc biệt Vân Đồn”, thời gian qua, Tập đoàn đã kêu gọi các Tập đoàn lớn tại Mỹ để tiến hành khảo sát, nghiên cứu đầu tư với tổng mức đầu tư sẽ khoảng 4 tỷ USD.

Do vậy, tại buổi làm việc này, Tập đoàn ISC và các đối tác của Tập đoàn Tuần Châu mong muốn tỉnh Quảng Ninh và Chính phủ Việt Nam cho phép Tập đoàn có cơ hội triển khai dự án tại Vân Đồn trong thời gian sớm nhất.

Theo ông Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, việc đầu tư vào “Khu Hành chính- Kinh tế đặc biệt Vân Đồn” được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm bởi vì huyện Vân Đồn là khu kinh tế lớn được ưu tiên một số chính sách về kinh tế, xã hội. Trong đó, Vân Đồn được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xây dựng khu vui chơi giải trí phức hợp, trong đó có casino...

Tỉnh Quảng Ninh cũng đang đề xuất với Chính phủ Việt Nam một số nội dung để đầu tư hạ tầng vào Vân Đồn như phát triển du lịch, biển đảo cao cấp, công nghiệp giải trí có casino, thị trường tài chính, công nghiệp xanh, giải trí, nông nghiệp sạch, đầu tư sân bay, phát triển cảng tàu du lịch...

Ông Chính đề nghị, sau cuộc họp này, hai bên sẽ ký thỏa thuận hợp tác chặt chẽ lâu dài, hiệu quả, mang lại lợi ích cho các bên, đồng thời tạo mọi điều kiện tốt nhất để Tập đoàn ISC và các đối tác của Tập đoàn Tuần Châu khi đầu tư vào Vân Đồn.