Nhiều ngày qua, hành trình du lịch bụi của Huyền Chip – cô gái 9x từng đi qua 25 nước bỗng dưng gây xôn xao dư luận. Đặc biệt, khi Huyền Chip cận kề ngày ra mắt tập sách thứ hai trong cuốn “Xách ba lô lên và đi”, nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra.
Không ít cư dân mạng bày tỏ quan điểm và mổ xẻ những vô lý của nhiều chi tiết trong cuốn sách này.
Dưới đây là toàn bộ bài viết từ nhóm thành viên cả trong và ngoài nước của diễn đàn VOZ, chúng tôi xin đăng lại:
Huyền Chip và 2 cuốn sách: Cuộc sống đâu phải toàn màu hồng
Huyền
Chip (Nguyễn Thị Khánh Huyền) sinh năm 1990, là một cô gái trẻ năng
động, ưa thích khám phá, tự tin vào bản thân và luôn được thần may mắn
phù hộ. Trong hai năm (từ 2010 – 2012) cô đã đặt chân tới 25 quốc gia,
tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau chỉ với 700 đô la ban đầu. Sau
khi vượt qua các thử thách, Huyền quay trở lại Việt Nam và viết cuốn
sách “Xách balô lên và đi”. Và tiếp nối thành công của tập 1, tập 2
“Đừng chết ở châu Phi” chuẩn bị ra mắt bạn đọc.
Theo
như Huyền giới thiệu, đây là hai cuốn nhật ký hành trình, ghi lại những
việc có thật mà cô đã trải qua. Trong cuốn sách chứa khá nhiều chi tiết
thú vị với về con người bản địa, công việc nơi đó và các vấn đề cô gặp
phải trên hành trình.
Hầu hết mọi
chuyện đều dễ dàng không có quá nhiều khó khăn, Huyền đơn giản chỉ cần
“Xách ba lô lên và đi”, không cần dự tính kế hoạch chi tiết, không cần
phải chuẩn bị bản đồ, không cần biết mình sẽ tới đâu.
Chắc
có lẽ một chuyến đi phượt không cần chuẩn bị sẽ ít tốn kém hơn một
chuyến đi được chuẩn bị kĩ càng. Bởi hai anh chàng người Mỹ bỏ việc đi
phượt như Vadim Sahakian và Artia Moghbel đã tiêu tốn tới 40.000 đô la
để xin visa, trang trải chi phí trong 6 tháng trời ở 13 quốc gia.
Nếu
như không chuẩn bị như Huyền, có lẽ họ sẽ tiết kiệm được tới 39.300 đô
la vì lúc đó họ chỉ cần vừa đi vừa làm, ăn ngủ nhờ nhà người khác là đủ
trang trải cho chuyến đi, vì họ có điều kiện thuận lợi hơn Huyền là quốc
tịch Mỹ, điều này tạo điều kiện cho họ đến rất nhiều nước mà không cần
visa.
Visa: Dễ vậy sao?
Chắc
ai biết Huyền đều biết tới câu trả lời nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan về
việc xin visa trong một cuộc hội thảo. Nếu không xin được visa thì ăn
vạ, không được nữa đòi lên cấp trên, không được nữa thì đòi lên cấp trên
nữa. Và Huyền diễn giải rằng đó chỉ là câu “nói chơi” với nguyên Phó
Thủ tướng, mặc dù ngữ cảnh cuộc nói chuyện không ủng hộ cô. Nguyên Phó
Thủ tướng, một người chức vụ rất cao, còn bị đùa chơi thì không biết với
người hâm mộ thì nói đùa ra sao nữa.
Và
câu trả lời về việc xin visa này cũng vô lý hết sức, xin visa mà cứ dễ
như đi chợ, “ăn vạ” là được? Trong khi thực tế nhiều nước xin visa phải
chứng minh được tài chính, lịch trình hoặc có người bảo lãnh, và với 700
đô la ban đầu cộng với làm thêm liệu có đủ chứng minh tài chính không
hay phải có một khoản nào đó gửi thêm. Thậm chí với những người đi du
lịch thường xuyên, việc xin cấp visa cũng đòi hỏi một thời gian chờ đợi
khá lâu, có nước nhanh, có nước chậm chứ không thể được thần may mắn mỉm
cười suốt với Huyền như vậy được.
Trong
buổi nói chuyện của mình, Huyền có diễn giải nơi mình chọn đều là các
nước đang phát triển nên chính sách visa không ngặt nghèo. Tuy nhiên chỉ
xét với trường hợp visa của Israel, tài liệu do Đại sứ quán của Israel
tại Hà Nội và Bộ Ngoại giao Israel cung cấp chỉ ra rằng đối với công dân
Việt Nam, khi đi du lịch cần phải có chứng minh tài chính (tối thiểu
5.000 đô la) để có thể được cấp visa tại đất nước họ.
Điều kiện cấp visa của Israel
Vậy
có mâu thuẫn không khi Huyền được cấp visa tại đây trong khi chi phí có
hạn, không cần sự giúp đỡ từ gia đình? Và trong sách cũng không chỉ rõ
được cấp visa ở Israel như thế nào, chứng minh tài chính ở đâu ra?
Vượt biên: Chuyện nhỏ!
Chương
39 tới 44 (“Xách ba lô lên và đi”, tập 1), Huyền tới đất nước Ấn Độ để
khám phá, sau đó đi qua Nepal hành hương về đất Phật. Và sau đó Huyền
trở lại Ấn để tham dự lễ hội chim Dipumar diễn ra đầu tháng 12.2010.
Điều
đáng chú ý ở đây là từ tháng 9.2009 tới tháng 4.2012 khi cấp visa cho
bất kì khách du lịch nào, Đại sứ quán Ấn Độ đều có ghi chú trong đó là
không chấp nhận nhập cảnh trở lại trong vòng 2 tháng sau đó nếu không có
giấy phép đặc biệt. Hẳn việc tham dự lễ hội chim là một trường hợp khẩn
cấp với cả Huyền và các quan chức cửa khẩu Ấn Độ!
Một visa cho thấy quy định của Ấn Độ về tái nhập cảnh
Tại
chương 75-76 (Xách ba lô lên và đi”, tập 1), Huyền rời Israel để vượt
biên vào Palestine trên một chiếc xe buýt sau khi hỏi một người đã từng
vượt biên trước đó. Có một điểm cần lưu ý ở đây, các thông tin đều cho
thấy, không thể từ Israel qua Palestine rồi lại quay trở về Israel được.
Hơn nữa cô dễ dàng quay lại Jerusalem sau cuộc biểu tình bị đàn áp của
quân đội vùng giao tranh mà không gặp một trở ngại nào?
Và
như chính Huyền thú nhận trên Facebook, vượt biên trái phép vào Malawi
để tiết kiệm 100 đô la, lại còn cổ xúy cho hành động này. Huyền trên 18
tuổi, đủ tuổi phân biệt đúng sai, chịu trách nhiệm hình sự, khi qua nước
bạn phải chấp nhận luật lệ của nước bạn. Vậy mà còn vượt biên trái
phép, lại cố tình ngụy biện chỉ là “chuyện tình cờ”, một lý lẽ giờ đây
hẳn sẽ được những người Mexico vượt biên tìm giấc mơ Mỹ nằm lòng khi bị
cảnh sát biên giới bắt giữ.
Và những điều thần kỳ
Chuyến
hành trình của Huyền đầy ắp màu hồng, màu sắc rất phù hợp với nội dung
mà một cuốn tiểu thuyết cần có, chưa kể là lại dành cho lứa tuổi teen
chưa từng bước chân ra ngoài thế giới. Trong cuốn sách, tại chương 55
(Cậu bé phật của Nepal) cô bị xe máy phóng với tốc độ 100km/h làm gãy
ống đồng, một chấn thương nghiêm trọng nhất là khi cô đang ở nước ngoài
và với túi tiền có hạn. Tới chương 57-58, tức là khoảng vài tuần sau,
Huyền lại tung tăng đi chơi cắm trại bình thường, chẳng hề có vẻ gì là
có của thương tích trước đó, trong ảnh cô có thể đứng thẳng hai chân.
Khoảng thời gian giữa hai sự kiện. Liệu rằng Huyền có năng lực đặc biệt tự làm lành vết thương trong 3 tuần
Huyền tiếp
tục gặp những trở ngại khác trên chuyến đi, ở Israel bị ốm gần 1 tháng,
chi phí bệnh viện đắt đỏ lại không có bảo hiểm du lịch chi trả, đầu
tháng lại mua máy ảnh Canon 400D, một máy ảnh với giá ra mắt là 800 đô
la. Những khoản tiền này liệu công việc làm thêm trước đó có kham nổi
hay không?
Cách Huyền kiếm việc ở
casino lớn nhất Dar es Salaam cũng làm người ta phải chú ý, từ cách xin
việc, công việc cho tới tiền lương. Trước hết, Huyền xông thẳng vào
casino và đòi gặp quản lý. Sau một bài kiểm tra dễ nhanh chóng và dễ
dàng Huyền được nhận vào làm với công việc là lượn lờ quanh casino 9
giờ/tuần và được ứng trước vài trăm đô la để mua quần áo. Là một người
quản lý sòng bạc lớn, liệu có ai tuyển một người xa lạ, không giấy phép
lao động, không kinh nghiệm vào làm ngắn hạn, lại còn ứng trước tiền
không?
Đầu tháng chi tiền mua máy ảnh
Rồi ốm đến hết tháng, không có bảo hiểm trả chi phí
Dựa
vào các số liệu Huyền đưa ra 9 giờ làm việc/tuần và trong một tháng
kiếm được 200 đô la, ta có thể tính ra thù lao tương ứng là 5.5 đô la
một giờ làm việcvà 2.400 đô la cho một năm. Tanzania là một quốc gia
nghèo tại châu Phi, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 10.7% (2011 – Trading
Economics), GDP đầu người 1500 USD (CIA Factbook 2011). Riêng ở Dar es
Salaam, tỷ lệ này lên tới 46.5% (số liệu chính phủ Tanzania). Vậy mà
Huyền lại có thể chiến thắng những người bản địa, kiếm được công việc
trong khi bản thân không có bằng cấp, không giấy phép lao động (working
permit) và chỉ làm ngắn ngày.
Chuyển
sang một khía cạnh khác: Trong suốt chuyến đi của mình, Huyền không cần
chuẩn bị lều ngủ, vì tới bất cứ đâu, bất cứ khi nào đều có những anh bạn
tốt bụng và ga lăng giúp đỡ Huyền ngủ nhờ, đi nhờ và trong đó có những
người bạn giàu có chưa từng quen biết.
Ảnh chụp từ blog của Huyền.
Và
số lượng đồ đạc mang theo cũng hết sức hạn chế, chỉ có một ba lô du
lịch 13kg. Với sự hạn chế như vậy, số lượng quần áo mang theo cũng ít,
nhưng khi chụp ảnh thì luôn là những bộ quần áo khác nhau. Với những
người “phượt” chuyên nghiệp, có lẽ điều này thật sự khó tin, vì không
phải lúc nào họ cũng may mắn có được một chỗ ngủ. Ngay bản thân Huyền
Chip cũng đã chia sẻ: “Lo nhất là đêm nay không biết ngủ ở đâu”.
Truyền cảm hứng cho giới trẻ?
Du
lịch phượt là một hình thức mới mẻ ở Việt Nam, nhưng không ai phản đối
du lịch phượt vì đó là sự khám phá, sự trải nghiệm. Cái cần ở đây là sự
minh bạch. Ai cũng muốn con cái mình ra ngoài kia để thấy chân trời rộng
lớn, cuộc sống muôn màu và trải nghiệm nó với niềm đam mê được xây dựng
bằng sự thật chứ không muốn con mình được truyền lửa bằng ảo tưởng và
giấc mơ, vì khi ra đời sự thật trần trụi sẽ bóp nghẹt giấc mơ ấy.
Và khi con cái xách ba lô lên đường, sẽ là một cơn ác mộng nếu như không chuẩn bị trước được những gì mình cần.
Việc
du lịch bụi, đi đây đi đó là tốt, nếu được chuẩn bị và tìm hiểu kĩ
lưỡng mọi thứ, có tính toán trước. Nhưng sách của Huyền vô tình tạo ra
một ảo tưởng tai hại cho một bộ phận lớn thanh thiếu niên. Họ nghĩ rằng
cô ấy tài giỏi, dũng cảm, dám thể hiện mình và sẽ làm theo. Thực tế cuộc
sống bên ngoài không phải đi đâu cũng gặp may mắn, rất nhiều nguy hiểm
nếu không tìm hiểu trước. Những nguy hiểm đề cập trong sách không nhiều,
tuy nhiên cũng đủ thấy đi bừa như vậy có ngày bỏ mạng.
Cầm
sẵn tiền đi chơi thì ai cũng làm được, chứ đừng làm cho người ta nghĩ
rẳng đi du lịch không cần tiền và có thể tìm việc đơn giản. Việc có được
hỗ trợ tài chính và việc vượt biên trái phép là rõ ràng. Nên có một cái
nhìn khách quan, biết cái gì nên đọc và cái gì không nên đọc, tránh
những tác động tiêu cực. Trước khi quyết định làm gì, hãy chuẩn bị thật
kĩ, nghĩ cho bản thân và gia đình… Thế giới không che chở bao bọc đâu,
không thể ăn mày xã hội được.
Khi bị chỉ ra các vi phạm ở nước ngoài, Huyền đã phản ứng khi trả lời phỏng vấn báo Vietnamnet.
Với
mục đích truyền lửa, là thần tượng cho cho giới trẻ, thay vì phải chỉ
ra cái sai để khuyến cáo người đọc, Huyền lại coi đó là chuyện bình
thường.
Có thật là tự đi?
Vẽ
lên viễn cảnh màu hồng, Huyền tạo dựng cho các bạn lứa tuổi teen sự dễ
dàng để xách ba lô lên và đi mà không để ý rằng mình đang lệ thuộc một
cách chây ì, không lo về tài chính, sống bằng cách ăn nhờ ở đậu. Ngoài
ra các bằng chứng từ blog của Huyền rõ ràng có dự toán chi phí, xin tài
trợ nhưng đến khi ra sách thì lại biến mất, chỉ còn số tiền kiếm được từ
việc làm thêm.
Ảnh chụp màn hình
blog tiếng Anh của Huyền về dự trù kinh phí chuyến đi và việc Huyền kêu
gọi nhà tài trợ cho chuyến đi của mình. Các chi tiết này không hề được
đề cập trong tập sách.
Có
thể thấy: trong post đầu tiên không hề có màn viết sách, sang post thứ
hai, sau khi đề cập tới một số offer thì Huyền đã “quyết định” viết sách.
Đằng
sau câu chuyện du lịch với 700 đô la, dường như quên mất rằng đó chỉ là
số tiền khởi đầu hành trình, và sau khi nhận được một số đề nghị tài
chính thì Huyền bắt đầu “quyết định” viết sách, một quyển sách cẩm nang
du lịch dạng Lonely Planet. Và tới bây giờ chúng ta có hẳn hai quyển
như vậy. Tuy nhiên nội dung, hình ảnh trong sách chủ yếu là chơi bời
khám phá, phần về công việc và các thủ tục cũng như hướng dẫn quá ít ỏi.
Qua
câu chuyện ta nhớ đến cuộc phỏng vấn trên truyền hình của một doanh
nghiệp trẻ, chủ một công ty lớn: anh ấy khởi nghiệp bằng cách gom hết
vốn và vay ngân hàng được vài trăm triệu, từ đó xây dựng doanh nghiệp
thành đạt như hôm nay. Nhưng anh ta cố tình không nói cái quan trọng:
anh ta là con của ông chủ doanh nghiệp lớn, ngoài vài trăm triệu đó thì
anh ta có sẵn nhà xưởng, cửa hàng trị giá vài chục tỷ…
Một nửa của cái bánh mì vẫn là cái bánh mì, nhưng một nửa sự thật là sự giả dối.
Kết
Nhắm
mắt lại và tưởng tượng, cuốn sách của Huyền thật đẹp, thật lãng mạn
biết bao. Nhưng đến khi mở mắt ra và bước vào đời, nó không còn nhiều
giá trị nữa. Vậy nên cứ để nó làm một cuốn sách để tưởng tượng có phải
rất tốt không?
Ai đi nhiều nơi hẳn sẽ
biết khi làm thủ tục xuất nhập cảnh hay xin visa người Việt Nam bị làm
khó dễ rất nhiều vì các nước bạn sợ dân ta làm việc chui, trốn ở lại
hoặc vượt biên trái phép. Hẳn chúng ta còn nhớ việc Hàn Quốc đã có một
thời gian ngừng nhận lao động từ Việt Nam do những người đi trước đã
trốn ở lại sau khi hết hạn hợp đồng. Hành động vượt biên trái phép được
công khai của Huyền, điều này ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới hình ảnh
người du lịch Việt Nam ở nước ngoài hay những người có nhu cầu visa,
nhập cảnh chính đáng.
Những bạn trẻ
tin vào câu chuyện của Huyền, cũng “xách balo lên và đi”, không hề lường
trước về các khó khăn trên đường đi, không có nguồn hỗ trợ về tài
chính, mơ mộng về một hành trình đầy người tốt, cứ đi đến đâu là sẽ có
người giúp, thật sự nguy hiểm.
Những
người trẻ có lường được việc bị mất toàn bộ tiền, hộ chiếu, cũng như đồ
dùng không? Có lường trước được việc bệnh hoạn, tai nạn, hoặc xui hơn là
hiếp dâm hay bỏ mạng giữa đường không? Chưa, họ chưa từng thấy người
nhập cư bất hợp pháp bị còng tay tại phòng chờ, đuổi về nước nhục nhã
thế nào.
Họ chưa thấy cảnh nháo nhào
bỏ chạy của người làm việc trái phép khi công an ập vào, họ chưa từng
thấy cảnh bị nhốt 4,5 ngày rồi bị đưa ra sân bay sau cú điện thoại liên
lạc gia đình mua vé khứ hồi mà không có đến 1 giây được nhìn ra ngoài
cánh cổng hải quan. Đến lúc túng tiền thì sao, bị dụ dỗ, lừa ngon ngọt
để rồi sa vào lưới bọn bắt cóc, bọn bán nội tạng hoặc bị bán vào ổ mại
dâm.
Đúng hay sai, nên hay không nên? Xin dành cho bạn đọc phán xét.
Việt Nam vốn đã nhỏ bé rồi, đừng làm Việt Nam cách xa thêm với thế giới nữa!
- See more at: http://mecon.vn/sao-hot/sach-phuot-cua-huyen-chip-mot-nua-su-that-la-gia-doi/#sthash.i27xCvHM.gYvwTRvk.dpuf
No comments:
Post a Comment