Trung Thu, niềm vui của trẻ em miền quê bao giờ cũng tràn trề ánh trăng và âm thanh đồng dao.(Hình: Phương Minh/Người Việt) |
Bởi chuyện cơm áo gạo tiền của cha mẹ
Bé Nguyễn Đình Phương, 11 tuổi, là con của gia đình 3 anh chị em, cha
mẹ làm nông, sống ở Gio Linh, kể: “Nhà cháu nghèo lắm, mấy anh chị em
đi học không có xe đạp, phải đi bộ gần ba cây số mới tới lớp. Cháu không
hiểu Trung Thu mang ý nghĩa gì”.“Ba mẹ cháu đi làm ruộng hằng ngày, lúc rảnh ruộng thì đi làm phụ hồ hoặc làm rừng, anh cả của cháu đang đi làm trên Đông Hà, nghe nói là bốc vác gì đó trong chợ, anh ấy được 16 tuổi rồi, mỗi tháng anh có gửi tiền về nhờ ba mẹ cất giùm và cho cháu nộp học, chị thứ nhì của cháu thì đi học nhưng chắc năm nay nghỉ, nhà cháu chưa bao giờ nấu chè xôi cúng rằm Trung Thu, không biết hồi xưa có không chứ thời của cháu thì không thấy”.
Bé Hải, 12 tuổi, gần nhà Phương kể: “Cháu đi múa lân kiếm tiền được 5 năm rồi, cứ gần đến Trung Thu là tụi cháu chung tiền mua đầu lân, mua ông địa và thuê trống để đi múa kiếm tiền. Bắt đầu múa từ mùng mười tháng tám, đến khuya rằm thì nấu chè ăn liên hoan và chia tiền lãi. Có năm cháu kiếm được cả ba, bốn trăm ngàn lận”.
“Nhưng năm vừa rồi kiếm ít, múa ế ẩm mà đầu tư cũng lớn, vì bây giờ mình không đầu tư nhiều tiền, mua lân thiện chiến về múa thì bị mấy con lân xóm khác tới lấn sân, múa lấy hết tiền. Đầu lân xấu thì chỉ còn nước vác chạy quanh xóm rồi buồn. Vì nhà nào nghe mình đánh trống lục bục trước ngõ là lo đóng cửa, tắt đèn, đi cả đêm phí công. Chính vì thế phải đầu tư.”
Cậu nhỏ mải mê với xập xõa, nhạc cụ múa lân cho một buổi đi biểu diễn, hy vọng kiếm ít tiền.(Hình: Phương Minh/Người Việt) |
“Còn nói cái bánh mấy chục triệu đồng, nghe ra cả lượng vàng chứ giỡn chơi đâu, một lượng vàng á, ở trong xóm cháu, ai mà có được một lượng vàng là giàu to rồi, vậy mà người ta mua bánh, cắt ăn xong lại thải ra đất, uổng quá đi! Cháu chỉ ước chi Trung Thu này, nhà cháu có chừng hai chục cái bánh chưng nóng ăn cho đã thèm!”.
Nghèo quá nên chỉ biết buồn
Ông Trần Hữu, chủ của gia đình 5 đứa con, sống ở Hải Lăng, kể với
chúng tôi: “Dân ở đây còn nghèo nhiều, nên chằng có nghĩ gì về Trung thu
đâu! Thường thì Trung Thu, chính quyền tổ chức múa lân, phát quà bánh
cho các cháu, bánh cũng tượng trưng thôi chứ tiền đâu mà chia cho xuể!”.“Thì mỗi nhà góp một ít tiền vào, nhà nước cho thêm một ít, về xã phường người ta mua quà, thuê lân đến múa cho các cháu xem, sau đó phát quà, cho một vài cháu lên đứng hát gì đó rồi xong. Có năm phát cho ổ bánh mì thịt, có năm cho vài cái bánh ú hình ngôi sao, thế thôi!”.
Đội lân nhỏ ở vùng quê với đầu lân, trống, và mặt nạ ông địa “khiêm tốn” vì không có nhiều tiền sắm sửa những thứ đắt tiền. (Hình: Phương Minh/Người Việt) |
Nói xong, ông Hữu chép miệng, nét già nua hiện rõ trên gương mặt của người cha trạc tuổi 40 này. Bà Trần Thị Lũy, là mẹ của hai đứa con không có cha, chúng đều mang họ mẹ, kể với chúng tôi rằng: “Mỗi năm, Tết hoặc Trung Thu, tôi mang con về ngoại gửi rồi đi làm thêm, mấy dịp này đi rửa chén bát thuê cho mấy quán ăn kiếm cũng được mỗi đêm 20 ngàn đồng. Mình khó khăn, dễ gì kiếm được ngần ấy tiền!”.
“Đứa con đầu của tôi năm nay tham gia chung vốn mua đầu lân về múa, mấy ngày nay thấy tụi nó lo lắng, sợ trời mưa không đi múa được, rồi sợ lỗ vốn vì mấy con lân xóm khác bốc quá, tự dưng nhiều khi tôi chỉ muốn khóc, cũng vì mình nghèo khổ quá, con cái chưa có tuổi thơ đã phải lo lắng chuyện cơm áo gạo tiền. Tuổi của nó là tuổi ăn ngủ, phá phách, hồn nhiên, không lo lắng gì. Nhưng cũng do cái nghèo mà ra…”.
Cô Hường, giáo viên cấp một ở Hải Lăng, chia sẻ với chúng tôi: “Quảng Trị cũng là vùng đất chó ăn đá gà ăn muối, nhà nào giàu thì giàu nứt trứng nhờ có thế lực, làm quan chức, buôn bán có đường dây, còn phần đông thì nghèo khạc ra tro ho ra khói hết”.
“Tôi đi dạy được hơn mười năm trong nghề, chỉ thấy toàn nghèo với nghèo không à. Học trò của tôi mới chín, mười tuổi đã phải lo bươn chải phụ giúp cha mẹ. Đến mùa Trung Thu, hằng năm, tôi đều gửi thư đến các bạn bè thân thiết trên thành phố để xin tiền về mua quà cho các em, tội nghiệp lắm! Có nhiều đứa dành dụm cả năm để chung vốn múa lân kiếm lãi, mà năm nay chắc khó!”.
“Thì tình hình múa lân bây giờ đâu có giống hồi xưa, người lớn bỏ tiền ra đầu tư, mua lân xịn, trống xịn, tập tành cả tháng trời để múa dịch vụ, khi đi có xe tải, thậm chí vài chiếc xe tải chở đoàn lân, múa giá cũng vừa phải nên nhà nào cũng chọn loại lân này vì họ quan niệm lân này vào nhà làm ăn hên, nó có ‘huông giàu’, nó đi xe hơi… Trong khi lân của các cháu bé thì lèo tèo vài ngọn đuốc dầu, trống đánh nghe lẹt đẹt, nhìn tội nghiệp lắm!”.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Rằm Trung Thu, nhưng không khí đón Trung Thu của miền Trung nói chung và Quảng Trị nói riêng, năm nay nghe có vẻ ảm đạm, chưa thấy gì
No comments:
Post a Comment