Hot news from Vietnam | Tin nóng Việt Nam | Vietnam daily post | Vietnam daily news | TRANG CHU DOC BAO TRUC TUYEN. Đọc báo | Tin tức | Tin nóng | Tin hot | Ngoi sao | Bong da | Website Tin tức Điện tử | Doc Bao Vem
Friday, July 20, 2012
Thursday, July 19, 2012
Trung Quốc bắt 2,600 di dân lậu Việt Nam
NAM NINH (NV) - Công
an Trung Quốc thuộc khu vực tự trị Quảng Tây Choang đã bắt giữ hơn
2,600 người Việt Nam trong nửa đầu năm nay khi họ toan nhập cảnh bất hợp
pháp vào Trung Quốc để kiếm việc làm.
Tân Hoa Xã hôm Thứ Tư đưa ra con số tổng kết đó và nói so với năm
ngoái, số người Việt Nam tìm cách nhập lậu vào Trung Quốc đã gia tăng
32.6% so với cùng thời gian này năm ngoái.
Phần lớn những người này tuổi từ 16 đến 45 tuổi chỉ nhằm tới để kiếm việc làm, Tân Hoa Xã thuật lời một viên chức công an địa phương.
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở Trung Quốc đã làm nước này thiếu nhân công. Một số loại việc làm trả ít lương nhưng cực khổ nhiều lại nguy hiểm không được người địa phương chiếu cố. Một số công ty đã phải mướn di dân lậu từ ngoại quốc, vừa trả lương thấp lại tránh được các trách nhiệm xã hội.
Những khu vực thiếu nhân công nhiều được Tân Hoa Xã nêu ra như Phúc Kiến, Quảng Ðông. Khoảng 46% di dân lậu tới hai tỉnh này để kiếm việc.
Nguồn tin nói rằng 54% người Việt Nam khi qua Trung Quốc để làm công nhân chặt mía cho các lò sản xuất đường ở Quảng Tây, nơi sản xuất đến 60% đường của Trung Quốc.
Hàng ngàn công nhân Trung Quốc sang Việt Nam với chiếu khán du lịch nhưng làm công nhân lậu cho các công ty nhà thầu Trung Quốc xây dựng các nhà máy từ thủy điện, xi măng, nhiệt điện, bauxit
|
Báo của thành phố Côn Minh đưa tấm hình 23 người Việt Nam sang kiếm việc làm lậu ở Trung Quốc bị trục xuất ngày 22 tháng 5, 2012 tại cửa khẩu Thiên Bảo, biên giới Việt Nam-Trung Quốc, tỉnh Vân Nam. (Hình: Tân Hoa Xã) |
Phần lớn những người này tuổi từ 16 đến 45 tuổi chỉ nhằm tới để kiếm việc làm, Tân Hoa Xã thuật lời một viên chức công an địa phương.
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở Trung Quốc đã làm nước này thiếu nhân công. Một số loại việc làm trả ít lương nhưng cực khổ nhiều lại nguy hiểm không được người địa phương chiếu cố. Một số công ty đã phải mướn di dân lậu từ ngoại quốc, vừa trả lương thấp lại tránh được các trách nhiệm xã hội.
Những khu vực thiếu nhân công nhiều được Tân Hoa Xã nêu ra như Phúc Kiến, Quảng Ðông. Khoảng 46% di dân lậu tới hai tỉnh này để kiếm việc.
Nguồn tin nói rằng 54% người Việt Nam khi qua Trung Quốc để làm công nhân chặt mía cho các lò sản xuất đường ở Quảng Tây, nơi sản xuất đến 60% đường của Trung Quốc.
Hàng ngàn công nhân Trung Quốc sang Việt Nam với chiếu khán du lịch nhưng làm công nhân lậu cho các công ty nhà thầu Trung Quốc xây dựng các nhà máy từ thủy điện, xi măng, nhiệt điện, bauxit
‘Cây thần kỳ’ trên phố Sài Gòn
Sài
Gòn là một thành phố “kỳ lạ”, bởi vì trên hè phố luôn bán đủ các thứ,
từ các món đồ chơi nội, ngoại nhập, cho tới cây giống, thú cưng. Gần khu
Dinh Ðộc Lập trước kia người ta bán từ lan rừng cho tới cả đại bàng và
cọp, beo (loại còn nhỏ), trăn, rắn. Chỉ thiếu điều là hè phố Sài Gòn
chưa thấy ai bán... voi!
Gần đây, tại một số con đường của Sài Gòn, nhất là khu vực Lăng Cha
Cả, xuất hiện nhiều người đi bán giống cây dạo, loại cây mà họ bán có lá
giống như lá cây mai, trái màu đỏ giống như đài hoa của cây mai tứ quý
nhưng trái chín mọng, tươi và to hơn. Mỗi xe đều treo tấm bảng quảng cáo
cho giống cây mới này là cây... thần kỳ.
“Bảng” quảng cáo gây tò mò cho người đi đường, vì không ai biết trái cây màu đỏ xíu xiu kia thì thần kỳ ở chỗ nào?
Nhớ lại trước kia thời Việt Nam lên “cơn sốt” với cây lược vàng, một loại cây lúc đó được quảng bá như một loại “thần dược” trị bá bệnh, chỉ cần nhai vài chiếc lá lược vàng thì bệnh gì cũng... khỏi. Trong Nam ngoài Bắc đua nhau mua cây lược vàng về trồng. Thậm chí có người tại Mỹ còn nhờ thân nhân tại Việt Nam mua cây lược vàng gởi qua.
Lúc đó, trên chương trình TV của người Việt tại Mỹ, một bác sĩ đã phải lên tiếng, sau khi “ngắm nghía” cây lược vàng thì thấy chẳng có lý do gì để gọi nó là... lược vàng, đơn giản đây chỉ là cây lan đất và cây này cũng có được trồng tại California.
Xuất xứ của cây lược vàng là tại Mễ Tây Cơ và du nhập vào Việt Nam qua con đường từ những du học sinh hoặc đi “hợp tác” lao động bên Liên Xô (cũ) mang về nguyên quán của họ tại tỉnh Thanh Hóa. Và từ Thanh Hóa, cây lược vàng được “quảng bá” rộng rãi bởi vài tờ báo thích chuyện “thần tiên”, giật gân, cộng thêm phương tiện truyền thông Internet. Họ đăng vài ba tấm hình, đưa mấy Video Clip về người này người kia mắc bệnh nan y nhờ uống lá cây lược vàng mà khỏi bệnh, trích dịch và đăng lại những bài báo về cây lược vàng từ báo tiếng Nga, thêm mắm, thêm muối cho ra vẻ uy tín, hàn lâm thế là tạo ra một cơn sốt về cây lược vàng, lẽ dĩ nhiên là mấy nhà vườn trồng và bán cây lược vàng tại Thanh Hóa... trúng đậm.
Nói về tác dụng trị “bá bệnh” của cây lược vàng thì giới chuyên gia Y tế, kết luận đó chỉ là những... tin đồn, phân tích những chiết suất từ cây lược vàng cũng như kiểm nghiệm lâm sàng cho thấy, tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng mang yếu tố... tâm lý nhiều hơn là thực tế, ngoài ra cây lược vàng còn mang “độc tố” nhẹ, dùng nhiều không đúng chỉ định sẽ không tốt.
Trở lại với cây thần kỳ, mới xuất hiện gần đây trên hè phố Sài Gòn, theo tìm hiểu của chúng tôi thì cây này có xuất xứ tại Tây Phi. Cách đây chừng 10 năm cây thần kỳ được một Việt kiều mang về Việt Nam tặng cho một người bạn, người này sau đó nhân giống tạo thành một trang trại trồng loại cây này tại miệt Hóc Môn, ngoại vi Sài Gòn.
Hỏi thăm những người đi bán dạo giống cây này thì hầu hết nói giọng Bắc, quê thuộc tỉnh Bắc Giang, họ đều cho biết là giống cây này đang rất “hút hàng” ở ngoài Bắc.
Khi chúng tôi hỏi lý do tại sao cây này gọi là cây thần kỳ? Thì những người bán cho biết là cây này có tác dụng chữa được bệnh... tiểu đường, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và nhiều bệnh khác (!?).
Ðoạn đường gần cổng phi trường Tân Sơn Nhất, khi chúng tôi đang chụp hình một xe bán dạo cây thần kỳ thì thấy một người đàn ông đi xe Vespa đời mới rà xe lại hỏi thăm người bán: - Cây thần kỳ này để làm phép hay bùa ngải vậy chú em? Anh chàng bạn cây dạo trẻ tuổi mau mắn trả lời: “Không có đâu chú ơi Trái của cây này chú ăn vô một lát sau chú ăn một miếng chanh thì chanh sẽ có vị ngọt thơm như là ăn... cam vậy, nên có tác dụng chữa tiểu đường rất tốt”.
Nghe ra, người đàn ông hỏi mua một cây cao chừng hơn nửa mét, đã có vài trái xanh lưa thưa, người bán ra giá là 2 triệu đồng, còn cây nhỏ chừng gang tay thì “hét” giá là 200 ngàn đồng. Người đàn ông lặng lẽ bỏ đi không hề trả giá một tiếng.
Khi chúng tôi hỏi thăm thì người bán hạ giọng, nói là bán rẻ cho chúng tôi cây nhỏ thay gì hai trăm thì chỉ lấy có... một trăm hai chục ngàn đồng thôi. Hỏi thăm cây nhỏ này trồng biết bao giờ mới có trái, người bán “lấp lửng” khoảng 3 hay 4 năm gì đó, muốn có trái ngay thì mua hẳn cây to đi.
Hỏi thăm về cách chữa bệnh của cây thần kỳ, người bán trả lời: - Dễ lắm! Cây có trái ngày bẻ vài trái ăn giống như ăn... ‘ớt’ lai rai, rồi bệnh gì tự nhiên cũng lui hết!
Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu thì trái cây “thần kỳ” này đã được một số nhà hàng Nhật Bản đưa vào thực đơn khai vị giúp thực khách ăn ngon miệng do tính biến đổi vị giác mà không thay đổi tính chất của món ăn. Còn về phương diện chữa bệnh thì chưa có cơ quan thẩm quyền nào lên tiếng xác nhận.
Kế bên chỗ bán cây “thần kỳ” là một xe bán cây giống sưa gỗ đỏ, đây lại là chuyện kể về một “cơn sốt” khác.
Cách đây hơn một năm, báo chí Việt Nam rộ lên những tin tức là giữa lòng Hà Nội, hàng loạt cây sưa bị sưa tặc đốn hạ mang đi mất. Vì lúc đó Trung Quốc mua gỗ sưa với giá 1 mét khối gỗ sưa có giá là... 11 tỉ đồng.
Việt Nam phải cử một đoàn qua Trung Quốc xác minh giá trị thực hư của cây sưa (còn gọi là cây trắc, cây huỳnh đàn) thì được biết là cây này chả có giá trị gì ngoài giá trị... tâm linh. Người Trung Quốc thích làm tượng Phật bằng gỗ sưa và nhu cầu cũng... không bao nhiêu.
Sau vụ đó, những nhà vườn nhân giống và bán cây sưa con... méo mặt.
Còn những tay “đầu cơ” gỗ sưa chờ mấy ông “lái Tàu” qua mua cũng chịu
cảnh “bặt tăm chim cá”. Giới kinh doanh “ngầm” đã so sánh chuyện buôn gỗ
sưa với chuyện buôn tượng đồng đen trong giới đồ cổ trước kia.
Một người chúng tôi quen, trước kia làm trong ngành quảng cáo, nhưng sau này do suy thoái kinh tế, công ty quảng cáo của anh ta phải dẹp tiệm, để tự “cứu mình” anh ta nhảy qua làm việc cho công ty chuyên về giống cây trồng.
Trong một lần trò chuyện, anh ta đã cho chúng tôi biết: “Những trò 'rùm beng' trên mạng Internet để quảng bá cho vật nuôi hoặc cây trồng 'hot ' nhất trên mạng, thực chất chỉ giúp cho chủ nhân hoặc những công ty tạo và bán cây giống, con giống làm giàu nhanh chóng mà thôi”.
|
Xe bán dạo cây thần kỳ trên phố Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
|
“Bảng” quảng cáo gây tò mò cho người đi đường, vì không ai biết trái cây màu đỏ xíu xiu kia thì thần kỳ ở chỗ nào?
Nhớ lại trước kia thời Việt Nam lên “cơn sốt” với cây lược vàng, một loại cây lúc đó được quảng bá như một loại “thần dược” trị bá bệnh, chỉ cần nhai vài chiếc lá lược vàng thì bệnh gì cũng... khỏi. Trong Nam ngoài Bắc đua nhau mua cây lược vàng về trồng. Thậm chí có người tại Mỹ còn nhờ thân nhân tại Việt Nam mua cây lược vàng gởi qua.
Lúc đó, trên chương trình TV của người Việt tại Mỹ, một bác sĩ đã phải lên tiếng, sau khi “ngắm nghía” cây lược vàng thì thấy chẳng có lý do gì để gọi nó là... lược vàng, đơn giản đây chỉ là cây lan đất và cây này cũng có được trồng tại California.
Xuất xứ của cây lược vàng là tại Mễ Tây Cơ và du nhập vào Việt Nam qua con đường từ những du học sinh hoặc đi “hợp tác” lao động bên Liên Xô (cũ) mang về nguyên quán của họ tại tỉnh Thanh Hóa. Và từ Thanh Hóa, cây lược vàng được “quảng bá” rộng rãi bởi vài tờ báo thích chuyện “thần tiên”, giật gân, cộng thêm phương tiện truyền thông Internet. Họ đăng vài ba tấm hình, đưa mấy Video Clip về người này người kia mắc bệnh nan y nhờ uống lá cây lược vàng mà khỏi bệnh, trích dịch và đăng lại những bài báo về cây lược vàng từ báo tiếng Nga, thêm mắm, thêm muối cho ra vẻ uy tín, hàn lâm thế là tạo ra một cơn sốt về cây lược vàng, lẽ dĩ nhiên là mấy nhà vườn trồng và bán cây lược vàng tại Thanh Hóa... trúng đậm.
Nói về tác dụng trị “bá bệnh” của cây lược vàng thì giới chuyên gia Y tế, kết luận đó chỉ là những... tin đồn, phân tích những chiết suất từ cây lược vàng cũng như kiểm nghiệm lâm sàng cho thấy, tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng mang yếu tố... tâm lý nhiều hơn là thực tế, ngoài ra cây lược vàng còn mang “độc tố” nhẹ, dùng nhiều không đúng chỉ định sẽ không tốt.
Trở lại với cây thần kỳ, mới xuất hiện gần đây trên hè phố Sài Gòn, theo tìm hiểu của chúng tôi thì cây này có xuất xứ tại Tây Phi. Cách đây chừng 10 năm cây thần kỳ được một Việt kiều mang về Việt Nam tặng cho một người bạn, người này sau đó nhân giống tạo thành một trang trại trồng loại cây này tại miệt Hóc Môn, ngoại vi Sài Gòn.
Hỏi thăm những người đi bán dạo giống cây này thì hầu hết nói giọng Bắc, quê thuộc tỉnh Bắc Giang, họ đều cho biết là giống cây này đang rất “hút hàng” ở ngoài Bắc.
Khi chúng tôi hỏi lý do tại sao cây này gọi là cây thần kỳ? Thì những người bán cho biết là cây này có tác dụng chữa được bệnh... tiểu đường, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và nhiều bệnh khác (!?).
Ðoạn đường gần cổng phi trường Tân Sơn Nhất, khi chúng tôi đang chụp hình một xe bán dạo cây thần kỳ thì thấy một người đàn ông đi xe Vespa đời mới rà xe lại hỏi thăm người bán: - Cây thần kỳ này để làm phép hay bùa ngải vậy chú em? Anh chàng bạn cây dạo trẻ tuổi mau mắn trả lời: “Không có đâu chú ơi Trái của cây này chú ăn vô một lát sau chú ăn một miếng chanh thì chanh sẽ có vị ngọt thơm như là ăn... cam vậy, nên có tác dụng chữa tiểu đường rất tốt”.
Nghe ra, người đàn ông hỏi mua một cây cao chừng hơn nửa mét, đã có vài trái xanh lưa thưa, người bán ra giá là 2 triệu đồng, còn cây nhỏ chừng gang tay thì “hét” giá là 200 ngàn đồng. Người đàn ông lặng lẽ bỏ đi không hề trả giá một tiếng.
Khi chúng tôi hỏi thăm thì người bán hạ giọng, nói là bán rẻ cho chúng tôi cây nhỏ thay gì hai trăm thì chỉ lấy có... một trăm hai chục ngàn đồng thôi. Hỏi thăm cây nhỏ này trồng biết bao giờ mới có trái, người bán “lấp lửng” khoảng 3 hay 4 năm gì đó, muốn có trái ngay thì mua hẳn cây to đi.
Hỏi thăm về cách chữa bệnh của cây thần kỳ, người bán trả lời: - Dễ lắm! Cây có trái ngày bẻ vài trái ăn giống như ăn... ‘ớt’ lai rai, rồi bệnh gì tự nhiên cũng lui hết!
Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu thì trái cây “thần kỳ” này đã được một số nhà hàng Nhật Bản đưa vào thực đơn khai vị giúp thực khách ăn ngon miệng do tính biến đổi vị giác mà không thay đổi tính chất của món ăn. Còn về phương diện chữa bệnh thì chưa có cơ quan thẩm quyền nào lên tiếng xác nhận.
Kế bên chỗ bán cây “thần kỳ” là một xe bán cây giống sưa gỗ đỏ, đây lại là chuyện kể về một “cơn sốt” khác.
Cách đây hơn một năm, báo chí Việt Nam rộ lên những tin tức là giữa lòng Hà Nội, hàng loạt cây sưa bị sưa tặc đốn hạ mang đi mất. Vì lúc đó Trung Quốc mua gỗ sưa với giá 1 mét khối gỗ sưa có giá là... 11 tỉ đồng.
Việt Nam phải cử một đoàn qua Trung Quốc xác minh giá trị thực hư của cây sưa (còn gọi là cây trắc, cây huỳnh đàn) thì được biết là cây này chả có giá trị gì ngoài giá trị... tâm linh. Người Trung Quốc thích làm tượng Phật bằng gỗ sưa và nhu cầu cũng... không bao nhiêu.
|
Cây gỗ sưa giống được bán ở khu vực Lăng Cha Cả, Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
|
Một người chúng tôi quen, trước kia làm trong ngành quảng cáo, nhưng sau này do suy thoái kinh tế, công ty quảng cáo của anh ta phải dẹp tiệm, để tự “cứu mình” anh ta nhảy qua làm việc cho công ty chuyên về giống cây trồng.
Trong một lần trò chuyện, anh ta đã cho chúng tôi biết: “Những trò 'rùm beng' trên mạng Internet để quảng bá cho vật nuôi hoặc cây trồng 'hot ' nhất trên mạng, thực chất chỉ giúp cho chủ nhân hoặc những công ty tạo và bán cây giống, con giống làm giàu nhanh chóng mà thôi”.
Israel giúp Việt Nam lập nhà máy sản xuất súng
JERUSALEM (NV) - Một
công ty kỹ nghệ quốc phòng của Do Thái đã đạt được thỏa thuận chuyển
giao công nghệ để Việt Nam lập một nhà máy sản xuất súng trường.
Báo kinh tế tài chính của Do Thái, Globes, cho hay như vậy hôm Thứ Tư
về dự án sắp được công ty Israel Weapons Industries Ltd., đầu tư xây
dựng tại Việt Nam vào năm tới.
Ðây là thứ tin tức tế nhị trong mối quan hệ giữa Do Thái với Việt Nam vì Do Thái là một đồng minh ruột của Mỹ ở Trung Ðông trong khi Việt Nam là một nước Cộng Sản vẫn bênh vực Palestine trong sự tranh chấp đất đai giữa Do Thái và Palestine.
Từ tháng 9 năm 2011, tờ Globes tiết lộ rằng công ty sản xuất võ khí Israel Weapons Industries Ltd. (công ty con sản xuất võ khí nhẹ thuộc công ty Israel Military Industries Ltd.) tách ra khỏi công ty mẹ và do tập đoàn kỹ nghệ Samy Katsav's SK Group làm chủ, dự tính xây dựng một xưởng sản xuất võ khí nhẹ ở một nước Viễn Ðông với vốn đầu tư hơn $100 triệu.
Một trong những phiên bản súng trường Galil được mô tả sẽ sản xuất là kiểu AS tân tiến chứ không phải phiên bản cũ.
Lúc đó tờ Globes không nêu tên nước Viễn Ðông đó là nước nào. Nay tờ báo dựa theo lời một viên chức quốc phòng cao cấp của Do Thái nói nước đó là Việt Nam. Tin tức mới được xì ra chút xíu vì “sự phức tạp và khó khăn của bản hợp đồng”.
“Ðây là một dự án lớn, bao gồm cả việc xây dựng nhà máy sản xuất võ khí nhẹ sau khi đã chuyển giao kỹ thuật từ Do Thái. Chúng tôi đang thảo luận về kiểu súng trường nào sẽ được chế tạo, nhưng hoạt động của nhà máy ở Việt Nam có thể mở rộng trong tương lai. Những dự án như dự án này sẽ là nền tảng của sự hợp tác quốc phòng giữa hai nước”. Viên chức không nêu tên đó nói.
Ðược biết, vào dịp báo Globes tiếp lộ chuyện Do Thái lập xưởng chế tạo võ khí nhẹ ở Viễn Ðông, thì Trung Tướng Trương Quang Khánh, thứ trưởng quốc phòng Việt Nam dẫn đầu một phái đoàn quân sự cao cấp lặng lẽ tới Jerusalem. Ông Khánh nay là thượng tướng, ủy viên đảng ủy quân sự trung ương, phó bí thư đảng ủy tổng cục, chủ nhiệm Tổng Cục Kỹ Thuật Bộ Quốc Phòng, ủy viên ban chấp hành trung ương đảng CSVN, ủy viên Ủy Ban Tài Chính, Ngân Sách của Quốc Hội.
Những tin tức lúc đó cho đến nay chỉ có tổng quát với những chi tiết như Việt Nam muốn mua hỏa tiễn tầm ngắn và tối tân (có thể gián tiếp qua một nước Ðông Âu) và cả radar, máy bay không người lái cho nhu cầu phòng vệ biển, phòng không.
Tuy nhiên, theo Globes, khả năng bán các loại trang bị quốc phòng tối tân cho Việt Nam như máy bay không người lái, bom hướng dẫn, hỏa tiễn, v.v... vẫn còn khó xảy ra trong tình thế hiện nay. Trong đó, phải kể đến sự chống đối của Mỹ khi một đồng minh muốn bán hoặc chuyển giao kỹ thuật quân sự tối tân cho một nước thứ ba.
Năm 2010, tin tức thời sự cho hay Việt Nam đã tiến đến giai đoạn đàm phán cuối cùng để mua của Do Thái một loại hỏa tiễn tầm ngắn có tên là Extra. Loại hỏa tiễn điều khiển này có tầm sát thương trong hạn 150km với đầu đạn nặng 125kg. Ðộ chính xác khá cao và có thể đặt trên xe di động hoặc ở một vị trí cố định.
Từ đó đến nay, không thấy báo chí Việt Nam đề cập gì tới loại hỏa tiễn này, mà chỉ thấy loan tin tiếp nhận giàn hỏa tiễn Bastion-P thứ hai của Nga hồi tháng 2, 2012 và đàm phán để mua dàn thứ ba.
Tháng 3 năm 2012, báo Ðất Việt ở Việt Nam dựa vào một số tin báo chí Nga đưa ra một số tin tức và hình ảnh nói “Tờ Lenta dẫn kết luận của những thành viên tham gia diễn đàn Military Photos cho biết, với sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Israel, Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam sẽ nâng cấp toàn bộ khoảng 10 tiểu đoàn xe tăng T-54/55, với mỗi tiểu đoàn trang bị 31 xe. Nếu đúng như vậy, trong những năm tới, sẽ có khoảng 310 xe tăng T-54/55 Việt Nam được nâng cấp hiện đại hơn nhiều lần.”
Các con số chính thức về lực lượng quân sự CSVN, vào năm 2010 có
khoảng 850 xe tăng T-54/55 do Liên Xô chế tạo. Ngoài ra, Việt Nam còn có
khoảng 350 xe tăng hạng trung Type 59 của Trung Quốc, biến thể hiện đại
hóa từ xe tăng T-54.
Không có tiền mua các loại xe tăng tối tân hơn, Hà Nội chỉ cố gắng tân trang kho võ khí đã lạc hậu.
Trong khoảng hai năm trở lại đây, có 4 hay 5 công ty kỹ nghệ quốc phòng Do Thái đã đạt thỏa thuận với Việt Nam, phản ảnh chủ trương của chính phủ Do Thái là giúp kỹ nghệ của họ tìm thêm thị trường mới.
“Ðến nay, thương vụ chỉ mới vài chục triệu đô la. Số tiền không lớn ở giai đoạn này nhưng tiềm năng thì lớn”. Nguồn tin giấu tên của Globes cho hay.
|
Ba kiểu súng trường Galil căn bản của Do Thái. (Hình: Internet)
|
Ðây là thứ tin tức tế nhị trong mối quan hệ giữa Do Thái với Việt Nam vì Do Thái là một đồng minh ruột của Mỹ ở Trung Ðông trong khi Việt Nam là một nước Cộng Sản vẫn bênh vực Palestine trong sự tranh chấp đất đai giữa Do Thái và Palestine.
Từ tháng 9 năm 2011, tờ Globes tiết lộ rằng công ty sản xuất võ khí Israel Weapons Industries Ltd. (công ty con sản xuất võ khí nhẹ thuộc công ty Israel Military Industries Ltd.) tách ra khỏi công ty mẹ và do tập đoàn kỹ nghệ Samy Katsav's SK Group làm chủ, dự tính xây dựng một xưởng sản xuất võ khí nhẹ ở một nước Viễn Ðông với vốn đầu tư hơn $100 triệu.
Một trong những phiên bản súng trường Galil được mô tả sẽ sản xuất là kiểu AS tân tiến chứ không phải phiên bản cũ.
Lúc đó tờ Globes không nêu tên nước Viễn Ðông đó là nước nào. Nay tờ báo dựa theo lời một viên chức quốc phòng cao cấp của Do Thái nói nước đó là Việt Nam. Tin tức mới được xì ra chút xíu vì “sự phức tạp và khó khăn của bản hợp đồng”.
“Ðây là một dự án lớn, bao gồm cả việc xây dựng nhà máy sản xuất võ khí nhẹ sau khi đã chuyển giao kỹ thuật từ Do Thái. Chúng tôi đang thảo luận về kiểu súng trường nào sẽ được chế tạo, nhưng hoạt động của nhà máy ở Việt Nam có thể mở rộng trong tương lai. Những dự án như dự án này sẽ là nền tảng của sự hợp tác quốc phòng giữa hai nước”. Viên chức không nêu tên đó nói.
Ðược biết, vào dịp báo Globes tiếp lộ chuyện Do Thái lập xưởng chế tạo võ khí nhẹ ở Viễn Ðông, thì Trung Tướng Trương Quang Khánh, thứ trưởng quốc phòng Việt Nam dẫn đầu một phái đoàn quân sự cao cấp lặng lẽ tới Jerusalem. Ông Khánh nay là thượng tướng, ủy viên đảng ủy quân sự trung ương, phó bí thư đảng ủy tổng cục, chủ nhiệm Tổng Cục Kỹ Thuật Bộ Quốc Phòng, ủy viên ban chấp hành trung ương đảng CSVN, ủy viên Ủy Ban Tài Chính, Ngân Sách của Quốc Hội.
Những tin tức lúc đó cho đến nay chỉ có tổng quát với những chi tiết như Việt Nam muốn mua hỏa tiễn tầm ngắn và tối tân (có thể gián tiếp qua một nước Ðông Âu) và cả radar, máy bay không người lái cho nhu cầu phòng vệ biển, phòng không.
Tuy nhiên, theo Globes, khả năng bán các loại trang bị quốc phòng tối tân cho Việt Nam như máy bay không người lái, bom hướng dẫn, hỏa tiễn, v.v... vẫn còn khó xảy ra trong tình thế hiện nay. Trong đó, phải kể đến sự chống đối của Mỹ khi một đồng minh muốn bán hoặc chuyển giao kỹ thuật quân sự tối tân cho một nước thứ ba.
Năm 2010, tin tức thời sự cho hay Việt Nam đã tiến đến giai đoạn đàm phán cuối cùng để mua của Do Thái một loại hỏa tiễn tầm ngắn có tên là Extra. Loại hỏa tiễn điều khiển này có tầm sát thương trong hạn 150km với đầu đạn nặng 125kg. Ðộ chính xác khá cao và có thể đặt trên xe di động hoặc ở một vị trí cố định.
Từ đó đến nay, không thấy báo chí Việt Nam đề cập gì tới loại hỏa tiễn này, mà chỉ thấy loan tin tiếp nhận giàn hỏa tiễn Bastion-P thứ hai của Nga hồi tháng 2, 2012 và đàm phán để mua dàn thứ ba.
Tháng 3 năm 2012, báo Ðất Việt ở Việt Nam dựa vào một số tin báo chí Nga đưa ra một số tin tức và hình ảnh nói “Tờ Lenta dẫn kết luận của những thành viên tham gia diễn đàn Military Photos cho biết, với sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Israel, Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam sẽ nâng cấp toàn bộ khoảng 10 tiểu đoàn xe tăng T-54/55, với mỗi tiểu đoàn trang bị 31 xe. Nếu đúng như vậy, trong những năm tới, sẽ có khoảng 310 xe tăng T-54/55 Việt Nam được nâng cấp hiện đại hơn nhiều lần.”
|
Một kiểu súng trường Galil tối tân gồm cả đèn chiếu sáng và ống ngắm tác chiến ban đêm. (Hình: Internet) |
Không có tiền mua các loại xe tăng tối tân hơn, Hà Nội chỉ cố gắng tân trang kho võ khí đã lạc hậu.
Trong khoảng hai năm trở lại đây, có 4 hay 5 công ty kỹ nghệ quốc phòng Do Thái đã đạt thỏa thuận với Việt Nam, phản ảnh chủ trương của chính phủ Do Thái là giúp kỹ nghệ của họ tìm thêm thị trường mới.
“Ðến nay, thương vụ chỉ mới vài chục triệu đô la. Số tiền không lớn ở giai đoạn này nhưng tiềm năng thì lớn”. Nguồn tin giấu tên của Globes cho hay.
Sự thật Việt Nam
Kinh tế VN mà chỉ nhìn vào các con số do Việt Cộng đưa ra, thì đúng là tốt nhất thế giới.
Mới tuần rồi công bố tỉ lệ thất nghiệp 2,8%, trong khi bên Liên Âu là 11%, bên Tây ban nha hơn 24%.
Tăng KT toàn là 5%, làm "nhỏ" lại chút cho "giống thiệt", chứ năm ngoái là 6, 7% gì đó.
Chu choa mẹt nó ơi, ra đường hỏi 100 người, không tới 1 người nói KT năm nay không sụt so với năm ngoái.
Có chăng là nhà hòm Vạn thọ thì khá hơn, do người ta bệnh chết nhiều hơn - thuốc tại VN mắc hơn bên Sigapore mấy chục lần - và họ "trúng mánh" nhiều vụ cả mẹ con sản phụ bị "lương y như Đồ tể" hại chết, 1 lần bán 2 cái hòm, mấy chục vụ như vậy trong vài tháng qua.
-------------------
Các SỰ THẬT này, Wall Street Journal làm sao biết, IMF làm sao biết, World Bank làm sao biết.
Cho dù họ có "đại diện" tại VN, nhưng đó chỉ là các Ngài, các Vị, ngồi trong phòng lạnh, ăn thực phẩm tươi, sạch, từ ngoại quốc chở qua hàng ngày, đi xe Mẹc.
Các ông bà trong IMF, World Bank, WSJ, White House, do vậy mà bị Việt Cộng xỏ mũi dẫn đi, lừa gạt từ bao nhiêu năm nay.
Vô khu chế xuất mà coi người ta sống, căn hộ 20 m2, có 20 người ở, nấu nướng tại chỗ, 5, 6 phòng như vậy có 1 nhà cầu.
Khỏi nói, mùi xú uế xông lên nồng nặc, xung quanh vùng toàn các "gói" nho nhỏ, đừng đụng vào nhé, đó là băng vệ sinh, là giấy đi cầu, là đầu tôm xương cá, người ta gói lại đem quăng vào gốc cây, bụi rậm, hoặc ngay cả ngoài đường cái, do không có chỗ nào để bỏ cho đúng.
Trên nhiều dòng kênh là hàng chục ngàn người sống, tắm, giặt, nấu ăn, bằng chính dòng nước họ "thải" xuống hàng ngày, hàng giờ.
Hoàn cảnh sống cùng cực như vậy, thời Pháp 100 năm nước, thời phong kiến 1000 năm trước, cũng không bao giờ khổ sở bằng.
Mới tuần rồi công bố tỉ lệ thất nghiệp 2,8%, trong khi bên Liên Âu là 11%, bên Tây ban nha hơn 24%.
Tăng KT toàn là 5%, làm "nhỏ" lại chút cho "giống thiệt", chứ năm ngoái là 6, 7% gì đó.
Chu choa mẹt nó ơi, ra đường hỏi 100 người, không tới 1 người nói KT năm nay không sụt so với năm ngoái.
Có chăng là nhà hòm Vạn thọ thì khá hơn, do người ta bệnh chết nhiều hơn - thuốc tại VN mắc hơn bên Sigapore mấy chục lần - và họ "trúng mánh" nhiều vụ cả mẹ con sản phụ bị "lương y như Đồ tể" hại chết, 1 lần bán 2 cái hòm, mấy chục vụ như vậy trong vài tháng qua.
-------------------
Các SỰ THẬT này, Wall Street Journal làm sao biết, IMF làm sao biết, World Bank làm sao biết.
Cho dù họ có "đại diện" tại VN, nhưng đó chỉ là các Ngài, các Vị, ngồi trong phòng lạnh, ăn thực phẩm tươi, sạch, từ ngoại quốc chở qua hàng ngày, đi xe Mẹc.
Các ông bà trong IMF, World Bank, WSJ, White House, do vậy mà bị Việt Cộng xỏ mũi dẫn đi, lừa gạt từ bao nhiêu năm nay.
Vô khu chế xuất mà coi người ta sống, căn hộ 20 m2, có 20 người ở, nấu nướng tại chỗ, 5, 6 phòng như vậy có 1 nhà cầu.
Khỏi nói, mùi xú uế xông lên nồng nặc, xung quanh vùng toàn các "gói" nho nhỏ, đừng đụng vào nhé, đó là băng vệ sinh, là giấy đi cầu, là đầu tôm xương cá, người ta gói lại đem quăng vào gốc cây, bụi rậm, hoặc ngay cả ngoài đường cái, do không có chỗ nào để bỏ cho đúng.
Trên nhiều dòng kênh là hàng chục ngàn người sống, tắm, giặt, nấu ăn, bằng chính dòng nước họ "thải" xuống hàng ngày, hàng giờ.
Hoàn cảnh sống cùng cực như vậy, thời Pháp 100 năm nước, thời phong kiến 1000 năm trước, cũng không bao giờ khổ sở bằng.
Nín thở qua sông
Ở VN có một số nông dân
đầu tư mở những trại nuôi heo , gà nhỏ , cũng có người đầu tư bằng
vốn của mình , nhưng đa số là vay tiền ngân hàng .
Thường thì họ nuôi khoảng vài chục con Heo , vài ngàn con gà nếu có lời , họ nuôi nhân dần lên , nếu bị lỗ họ cũng vẫn nuôi lại với số vốn còn lại , lỗ chừng vài lứa họ vẫn nuôi với số gà thụt dần lại chờ thời , chỉ cần có một lứa Gà , Heo trúng giá có thể họ lấy lại tất cả số tiền bị lỗ và còn có lời .
Vì thế , hiện nay những trại heo , Gà nhỏ này bị lỗ vốn mấy lứa rồi , nhưng họ vẫn đang “ nín thở qua sông ” đây là nói chung trong cả nước
Riêng ở miền Nam , số người làm rẫy trồng hoa màu cây ăn trái , cơn bão chưa từng có hồi đầu năm gây thiệt hại kinh hoàng , vì lúc đó là thời gian mà tất cả các cây ăn trái trổ bông , bão làm cho những cây ăn trái lâu đời ngã đổ hàng loạt , có những vườn Sầu Riêng , Chôm Chôm , Chuối , Điều , đổ trốc gốc chỉ còn lại vài cây .
Những cây còn trụ lại được thì Bão quét hoa trái non rụng hết xuống đất , nhưng đến bây giờ người nông dân mới thấm , vì bây giờ là mùa thu hoạch hoa màu và ai cũng nghĩ “ mất mùa một năm ráng vay mượn đắp đổi qua ngày chờ năm tới ” .
Mất mùa , làm ảnh hưởng rất nhiều người , xe cộ vận chuyển , những người buôn chuyến , người bán ở sạp , người bán vỉa hè , liên lụy đến cả những người buôn bán phân , thuốc ( không lấy được nợ ) . Rồi đây , bắt đầu năm học mới , mọi người sẽ phải bóp bụng lo tiền mua sắm sách vở … cứ thế cuộc sống cứ teo tóp dần .
Tiếc một điều là , nông dân họ không hề biết rằng nền kinh tế thị trường trong nước đang bị khủng hoảng , họ không hề biết đất nước bị lũng đoạn thối nát ra sao mà họ được các báo đài an ủi họ rằng đây là tình hình chung của cả thế giới và họ cứ “ nín thở qua sông ” hy vọng sang năm sẽ khá hơn .
Thường thì họ nuôi khoảng vài chục con Heo , vài ngàn con gà nếu có lời , họ nuôi nhân dần lên , nếu bị lỗ họ cũng vẫn nuôi lại với số vốn còn lại , lỗ chừng vài lứa họ vẫn nuôi với số gà thụt dần lại chờ thời , chỉ cần có một lứa Gà , Heo trúng giá có thể họ lấy lại tất cả số tiền bị lỗ và còn có lời .
Vì thế , hiện nay những trại heo , Gà nhỏ này bị lỗ vốn mấy lứa rồi , nhưng họ vẫn đang “ nín thở qua sông ” đây là nói chung trong cả nước
Riêng ở miền Nam , số người làm rẫy trồng hoa màu cây ăn trái , cơn bão chưa từng có hồi đầu năm gây thiệt hại kinh hoàng , vì lúc đó là thời gian mà tất cả các cây ăn trái trổ bông , bão làm cho những cây ăn trái lâu đời ngã đổ hàng loạt , có những vườn Sầu Riêng , Chôm Chôm , Chuối , Điều , đổ trốc gốc chỉ còn lại vài cây .
Những cây còn trụ lại được thì Bão quét hoa trái non rụng hết xuống đất , nhưng đến bây giờ người nông dân mới thấm , vì bây giờ là mùa thu hoạch hoa màu và ai cũng nghĩ “ mất mùa một năm ráng vay mượn đắp đổi qua ngày chờ năm tới ” .
Mất mùa , làm ảnh hưởng rất nhiều người , xe cộ vận chuyển , những người buôn chuyến , người bán ở sạp , người bán vỉa hè , liên lụy đến cả những người buôn bán phân , thuốc ( không lấy được nợ ) . Rồi đây , bắt đầu năm học mới , mọi người sẽ phải bóp bụng lo tiền mua sắm sách vở … cứ thế cuộc sống cứ teo tóp dần .
Tiếc một điều là , nông dân họ không hề biết rằng nền kinh tế thị trường trong nước đang bị khủng hoảng , họ không hề biết đất nước bị lũng đoạn thối nát ra sao mà họ được các báo đài an ủi họ rằng đây là tình hình chung của cả thế giới và họ cứ “ nín thở qua sông ” hy vọng sang năm sẽ khá hơn .
“Kiểm tra 3-4 lần/ngày cũng khó phát hiện bác sĩ ngoại khám chui!” (yeah yeah)
Trưa nay, sau cuộc họp "nóng" giữa Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội và đại
diện phòng khám Maria quanh vụ việc bệnh nhân Nguyễn Thị Thu Phong bị tử
vong tại phòng khám này, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền đã có cuộc
trao đổi với báo giới.
Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội. Ảnh: H.Hải
Chúng tôi không bao che!Thưa ông, đến nay vụ việc bệnh nhân tử vong tại phòng khám Maria đã có kết quả điều tra chưa? Việc đình chỉ phòng khám này sẽ kéo dài trong bao lâu? Sẽ xử lý như thế nào đối với những cá nhân liên quan đến vụ việc?
Đến nay, chúng tôi vẫn đang chờ kết luận của cơ quan điều tra để trả lời những vấn đề báo chí hỏi. Bởi vấn đề đình chỉ phòng khám bao lâu, xử lý các cá nhân liên quan như thế nào đều phải phụ thuộc vào kết quả điều tra. Khi có kết luận điều tra, tùy theo cơ quan điều tra nếu thấy rằng cần phải thu hồi giấy phép hoạt động thì Sở sẽ tiến hành thu hồi. Còn nếu thấy mức độ vi phạm có thể để cho họ hoàn thiện và tổ chức khám chữa bệnh được thì sẽ cho họ cơ hội tiếp tục hoạt động, trên cơ sở phải khắc phục toàn bộ những sai sót trước đó.
Còn hiện tại, cơ quan chức năng yêu cầu các cá nhân có liên quan phối hợp để làm rõ vi phạm và sẽ xử lý theo mức độ vi phạm.
Có thông tin cho rằng, phòng khám này vẫn hoạt động “chui” sau quyết định đình chỉ của Sở Y tế. Thực hư vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Qua kiểm tra đột xuất chiều muộn qua tại phòng khám này, thanh tra
Sở Y tế đã có biên bản khẳng định phòng khám này không thực hiện khám
bệnh. Tại cuộc họp sáng nay, người phụ trách phòng khám này cũng
khẳng định phòng khám thực hiện nghiêm khắc lệnh đình chỉ. Chúng tôi sẽ
cử Phòng y tế tiếp tục giám sát phòng khám này.
Phòng khám Maria hiện đang bị đình chỉ hoạt động. Ảnh: H.Hải
Ngay sau khi quyết định đình chỉ phòng khám này hôm 16/7, chúng tôi đã yêu cầu phòng khám giải quyết nếu có bệnh nhân nằm trong lộ trình điều trị của họ, giới thiệu họ đến những cơ sở y tế đảm bảo, thậm chí đến cơ sở nhà nước thì sở Y tế cũng đồng ý để giao nhiệm vụ cho các cơ sở ấy tiếp nhận điều trị.
Thời gian vừa qua, dù cơ quan chức năng liên tục thanh kiểm tra phòng khám này nhưng sai phạm vẫn tái diễn. Có ý kiến cho rằng có sự bao che, gần như là lớn hơn với phòng khám Maria vì sai phạm quá nhiều lần mà vẫn tồn tại?
Tôi chắc chắn một điều, không thầy thuốc nào muốn bệnh nhân xảy ra sự cố, đặc biệt là tử vong. Còn việc bao che, thậm chí là hơn bao che, tôi khẳng định, chắc chắn Sở Y tế không có chuyện này. Sai phạm phát hiện ở phòng khám này đều đã xử lý theo đúng quy định.
Nếu chúng ta chỉ có hình thức xử lý vi phạm là thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động thì phòng khám mới không được tiếp tục hoạt động. Thực tế, có nhiều hình thức phạt và đều được quy định theo pháp luật, phòng khám bị phạt, họ chấp nhận mức phạt để tiếp tục hoạt động. Tôi khẳng định sẽ làm kiên quyết các cơ sở vi phạm đến mức độ phải xử lý bằng hình thức đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép thì sẽ phải đình chỉ, thu hồi.
Khó phát hiện bác sĩ khám “chui”
Như ông đã nói, cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra tại phòng khám Maria mà chưa từng phát hiện trình trạng bác sĩ ngoại không phép vẫn khám chui cho bệnh nhân. Vậy tình trạng này ở các phòng khám khác có tồn tại không, thưa ông?
Quả thực rất khó trong vấn đề kiểm soát, phát hiện bác sĩ nước ngoài khám “chui” ở các phòng khám này. Vì có thể đi kiểm tra, sau kiểm tra họ lại đưa người vào khám, rất khó để phát hiện. Vì thế chúng tôi mới đề cao trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, của người được giao nhiệm vụ phụ trách chuyên môn kỹ thuật phải kiên quyết đối với việc đưa bác sĩ không được cấp phép vào phòng khám, như vậy mới có thể kiểm soát được. Còn nếu không, ngày đi khám 3 - 4 lần chăng nữa thì đến lúc đoàn thanh tra đi họ lại đưa vào mình không thể phát hiện được.
Ông có thể nói rõ hơn trách nhiệm của người chủ doanh nghiệp, người phụ trách phòng khám trong việc này?
Chúng tôi yêu cầu cao hơn nữa trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp, người phụ trách chuyên môn phòng khám. Họ có trách nhiệm khi chủ doanh nghiệp đưa bác sĩ vào khám, họ phải kiểm soát được người đó có đủ khả năng khám chữa bệnh hay không, đúng luật hay không? Có như vậy mới đúng nghĩa là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.
Khi họ từ chối, sẽ vấn đề xảy ra là doanh nghiệp ấy không tiếp tục thuê người này phụ trách phòng khám. Xảy ra tình huống đó, họ phải báo cáo lại với Sở là chúng tôi sẽ không làm phụ trách công việc này ở doanh nghiệp đó. Trên cơ sở đơn, Sở Y tế sẽ đình chỉ hoạt động này của họ. Và theo nguyên tắc, cấp giấy phép hoạt động phải có người đứng đầu chịu trách nhiệm chuyên môn, mà nếu người này từ chối thì phòng khám đó phải đóng cửa. Chắc chắn chúng tôi sẽ làm như thế. Chúng tôi sẽ nghiêm hơn, không có chuyện lần một mắc sai phạm mà có sai là xử lý ngay.
Ngoài ra, Sở có kế hoạch gì để tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ hơn nữa các phòng khám có yếu tố nước ngoài, thưa ông?
Chắc chắn chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra đột xuất, không thông báo trước cho đơn vị kiểm tra. Đến nơi kiểm tra, chúng tôi cũng không làm việc ngay với đơn vị mà sẽ vào ngay khu vực khám bệnh. Yếu tố đột xuất, bất ngờ là để họ không có thời gian chuẩn bị đối phó, qua đó sẽ thấy tính nghiêm túc hay sai phạm của họ.
Khi sai phạm xảy ra, người phụ trách chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chịu trách nhiệm đến đâu, thưa ông? Tới đây khi tăng cường kiểm tra phòng khám có yếu tố nước ngoài, những sai phạm nào sẽ bị đình chỉ, thưa ông?
Cái này phụ thuộc vào mức độ vi phạm.Ví như họ đưa bác sĩ không phép vào hành nghề (kể cả người nước ngoài, người việt), hoặc là nó ở góc độ bao nhiêu người, còn liên quan đến các cơ chế chuyên môn, mức độ vi phạm của từng cơ sở để có hình thức xử phạt hoặc là đình chỉ, rút giấy phép.
Wednesday, July 18, 2012
Việt Cộng lần lần sẽ công nhận cụm từ "KHỦNG HOẢNG KINH TẾ"
Từ "KHỦNG HOẢNG KINH TẾ" được đăng lần đầu tiền trên báo Việt Cộng, tuy là trong phần ý kiến bạn đọc:
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/8107...--von-vay.html
"...Các phương tiện truyền thông quốc gia đã đưa ra những thông tin, như gần 60.000 DNVVN đã dừng hoạt động, hay phá sản- dự báo nửa năm cuối 2012 số DN phá sản còn tằng cao. Các tập đoàn xương sống của Quốc gia như Vinashin, vinalines, EVN thua lỗ, vỡ nợ hệ thống ngân hàng tràn ngập nợ xấu - tất cả những điều đó nói lên điều gì (?) - chúng ta nên gọi đúng tên là KHỦNG HOẢNG KINH TẾ..."
Cũng phải qua kiểm duyệt mới cho đăng.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/8107...--von-vay.html
"...Các phương tiện truyền thông quốc gia đã đưa ra những thông tin, như gần 60.000 DNVVN đã dừng hoạt động, hay phá sản- dự báo nửa năm cuối 2012 số DN phá sản còn tằng cao. Các tập đoàn xương sống của Quốc gia như Vinashin, vinalines, EVN thua lỗ, vỡ nợ hệ thống ngân hàng tràn ngập nợ xấu - tất cả những điều đó nói lên điều gì (?) - chúng ta nên gọi đúng tên là KHỦNG HOẢNG KINH TẾ..."
Cũng phải qua kiểm duyệt mới cho đăng.
Martian Mobile - 37 năm!
30 tháng 4, 2012
Hòa bình và đất nước thống nhất đã đến. Cách đây 37 năm, miền Bắc với sự ủng hộ và giúp đỡ tuyệt đối của các nước Cộng Sản như Liên Xô và Trung Quốc đã thành công lật đổ chính quyền miền Nam được giúp đỡ bời Hoa Kỳ. Lịch sử nhìn thấy là người Việt giết nhau đẫm máu, tàn nhẫn, họ kết thúc một cuộc chiến tranh khốc liệt này để đổi lấy một cái gì?
Đứng nhìn bên giòng sông Ural River, chỉ cần bước thêm một bước về tay phải là mình đi vào mảnh đât của lục địa Châu Á và chỉ cần đi qua con sông Ural phía tay trái khoảng 100 mét là đi vào cực đông của Châu Âu. Mình không ngờ là đang đứng ở ngay giữa biên giới Âu Châu – Á Châu. Kazakhstan là một nơi mà mình không nghĩ là 37 năm sau là nơi mà mình sẽ suy nghĩ về cuộc chiến tranh Việt Nam. Ở trong trại làm việc của người Ý, mình có lẽ là người Mỹ gốc Việt duy nhất ở đây trong thời gian này. Dự án khai thác dầu và dầu khí cho nước Kazakhstan này khởi công cách đây hơn 6 năm, giờ này mới gần như bắt đầu khai thác. Có lẽ các nước Cộng Sản thời kỳ hậu Cộng Sản Xô Viết đều học cùng một bài học như nhau là quan liêu, tham nhũng, thích lệ thuộc và có lẽ hơi chậm tiêu (suy nghĩ chủ quan của người viết).
Cách đây 37 năm, người Kazakhstan giống người Việt Cộng Sản ở miền Bắc là họ đều có cùng một chủ nhân, đó là những người trong điện Kremlin. Họ cũng tương tự như Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Trung Quốc là một nước láng giềng. Nguời dân Kazakhstan tựu trung nhìn giống người Triều Tiên, Nam Hàn nhưng sau đó tôi kết bạn với họ thì biết là họ lai chủng tộc cộng thêm với gần cả hơn 70 năm là lãnh thổ bị sáp nhập bởi Liên Xô nên người Kazakhstan trông giống người Nga, Mông Cổ, Trung Quốc, và người bản địa. Khác với Việt Nam là họ bừng tỉnh cơn ác mộng ngày 16 tháng 12 năm 1991, Kazakhstan là nước cuối cùng trong Liêng Bang Xô Viết từ bỏ chế độ Cộng Sản và trở thành một nước độc lập có tự chủ và kết bạn với các quốc gia trên thế giới và Trung Quốc không xâm chiếm một biển đảo nào của họ. Trong khi đó thì Việt Nam, với nhiều chính sách sai lầm đã đưa Việt Nam vào các khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội trong gần 10 năm sau chiến tranh. Đại hội Đảng lần VI năm 1986 chấp thuận chính sách Đổi mới theo đó cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội. Các người cầm quyền Việt Nam sau 1975 không có tư duy, bản chất lãnh đạo, thiếu tầm nhìn xa, từ ngoại giao cho đến kinh tế đều phải mầy mò và bị ảnh hưởng từ bên ngoài. Kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam chỉ là một tạm bợ chẳng khác nào như Chủ Nghĩa Cộng Sản chỉ là bình phong để họ tiếp tục duy trì chính sách độc tài cai trị, tham nhũng còn tệ hại hơn là một Nguyễn văn Thiệu hay Ngô Đình Diệm của chế độ miền Nam trước năm 1975.
Sau 1975, thay vì dùng chính sách hòa giải dân tộc và thúc đẩy chính sách dân chủ của thế giới cùng với lãnh đạo nếu có cặp mắt nhìn xa, lựa chọn dứt khoát một đường đi cho quốc gia, dân tộc để có lợi cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Đảng Cộng Sản Việt Nam với lòng tự mãn, lựa chọn con đường tiếp tục chiến tranh. Cuộc chiến tại Campuchia năm 1978 kéo dài cho tới năm 1989 mới rút khỏi lãnh thổ này. Mặc dù chiến thắng tại đây nhưng Việt Nam đã bị lực lượng tàn quân Pol Pot quấy phá gây thiệt hại khá lớn. Thái độ của nhà cầm quyền Hà Nội đã bị Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương dùng sự cấm vận và bao vây về Kinh Tế để trừng phạt. Mặc khác người anh em, láng giềng thân thiết nhất của Đảng Công Sản Việt Nam là Trung Quốc đã gây chiến với một cuộc chiến tranh mới. Cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt -
Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học” của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Chưa kể là Đảng CSVN đã làm mất đi một lãnh thổ của Việt Nam là Trường Sa năm 1988 khi Trung Quốc đư quân chiếm đóng bãi đá Colin, Len Đao và Gạc Ma.
Không những xương máu của con dân vẫn tiếp tục đổ ra sau cuộc chiến tranh Việt Nam tưởng rằng đã kết thúc năm 1975. Tưởng rằng những con dân Việt Nam sẽ tiếp tục đoàn kết như đảng Cộng Sản Việt Nam mong muốn, nhưng không: Một chính sách sai lầm to lớn của những người cầm quyền Hà Nội tưởng rằng cuộc chiến tranh Việt Nam đã xong năm 1975 nay trở thành xa vời. Ngay sau khi chiến thắng miền Nam, lãnh đạo Hà Nội phát động cuộc cải tạo công thương nghiệp, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp, thực hiện đổi tiền, việc đưa hàng trăm ngàn quân nhân, nhân viên chế độ cũ đi “học tập cải tạo” dài hạn, sự phân biệt đối xử đối với những người này cùng thân nhân họ, cộng với những khó khăn về kinh tế của xã hội đã làm cho rất nhiều người vượt biên bằng thuyền. Trước 75, Việt Nam đã chia rẽ bởi sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 thì ngày nay Việt Nam đã chia rẽ bởi bờ biển Thái Bình Dương. Hiện nay khoảng 3 triệu người Việt sống rải rác tại nhiều quốc gia trên thế giới, chấp nhận sống tha hương còn hơn chung sống với người Cộng Sản. Nhiều trăm ngàn người Việt mà theo Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Tị Nạn đã thống kê cho biết là đã bị chết trên đường vượt biên. Cùng là anh em, cùng là đồng bào, nói cùng một tiếng nói, thương nhau và tưởng rằng sống chết sẽ chung với nhau nhưng chỉ vì một đảng Cộng Sản, với một chục người trong Bộ Chính Trị ngồi tại Bắc Bộ Phủ Hà Nội đã làm chia lìa nguời dân Việt một lần nữa.
Hòa bình và đất nước thống nhất đã có từ năm 75 nhưng với cái giá nào? Đất nước thì thống nhất thật nhưng người đi không bao giờ trở về. Những chuyến vượt biển đầy gian nguy làm xúc động lương tâm của nhiều người trên thế giới, một số tổ chức thiện nguyện đã ra tay phát động phong trào cứu trợ thuyền nhân. Từ cuối thập niên 1970 ở Pháp đã xuất hiện Un bateau pour le Vietnam (“Ủy ban một con tàu cho Việt Nam”) vận động việc cứu giúp như “Hội Y sĩ không biên giới”. Đức có Ein Schiff für Vietnam quyên góp để rồi cùng phối hợp với Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, lần lượt cho ra khơi trên Biển Đông ba con tàu mang tên “Cap Anamur”. Ở Hoa Kỳ thì chính cộng đồng người Việt tỵ nạn cũng đứng ra thành lập “Ủy ban Báo nguy giúp Người vượt biển”, kết quả là con tàu Jean Charcot được điều hành đi vớt thuyền nhân. Hội Y sĩ Thế giới (Medicins du Monde) thì điều động con tàu Akuna II ra khơi với nhiệm vụ cứu trợ. Thế giới thì xúc động nhưng tại Việt Nam, đảng Cộng Sản Việt Nam lên án, khinh bi những Việt khốn nạn này.
37 năm sau cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Thay vỉ phải ban ra Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị về công tác đối với “Người Việt Nam Ở Nước Ngoài” để ru mê những người Việt tha hương này. Thay vì dùng những mỹ từ như: “Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật nhằm đáp ứng những quyền lợi thiết thân của người Việt Nam ở nước ngoài, thực hiện chính sách hòa hợp, đoàn kết dân tộc. (sic)” Người Cộng Sản Việt Nam có lẽ nên thành thực hơn bởi vì từ trong và ngoài nước ai cũng biết rằng Việt kiều ở nước ngoài là một nguồn vốn về kinh tế và nhân lực cho Việt Nam và có sức tiêu thụ cao. Năm 2004, tổng trị giá sản phẩm của khoảng 3,5 triệu Việt Kiều ở nước ngoài được định giá khoảng 70 tỷ đô-la, tương đương với GDP của 83 triệu người Việt Nam trong nước lúc đó. Kiều hối cũng là một nguồn doanh thu quan trọng cho Việt Nam. Năm 2009, số tiền người Việt hải ngoại gửi về nước cho thân nhân thông qua những kênh chính thức là 6,2 tỷ đô la, năm 2010 là 8,1 đô-la (khoảng 8% GDP cả nước, 101 tỷ đô la lúc đó). Những mỹ từ như “Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.” Có lẽ những văn hoa mỹ từ này nên để cho người Cộng Sản Việt Nam đọc hơn là cho người Việt hải ngoại. Việt kiều không đọc vì họ không tin vào sự thành thật của Đảng Cộng Sản, họ không đọc vì họ đã mất gốc rồi, nhiều người đã nói là họ không bao giờ trở lại quê hương cho đến khi không còn đảng Cộng Sản Việt Nam, họ không đọc vì họ thường xuyên biết rằng người Cộng Sản Việt Nam còn đối xử tệ hại đối với chính anh chị em ruột thịt của họ tại quê hương như biến cố gần đây nhất là vụ đàn áp cướp đất tại Văn Giảng, tấn công ông Đoàn Văn Vươn và cướp đất tại Hải Phòng thì nay bảo Việt Kiều nên nghe người Cộng Sản thì quả thực là người viết Nghị Quyết 36 này quá u mê ư?
Trong những năm trước đây khi còn thường xuyên viết bài cho X-Cafe và Dân Luận, người viết lúc đó nhìn thấy có sự thay đổi nào đó trong tư duy của người Cộng Sản Việt Nam, hy vọng chính sách “đổi mới” sẽ là câu trả lời của khối Xã Hội Chủ Nghĩa (Liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu) sụp đổ kéo theo sự khủng hoảng toàn diện về lý thuyết và thực hành của các đảng Cộng Sản còn lại tại các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, đặc biệt là Việt Nam đã gắn bó với Liên xô cũ. Nhưng ngày nay, càng ngày càng thấy rõ đảng CSVN chủ trương “đổi mới” từ nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa sang kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Đây chẳng phải là một “sáng tạo” nào mới của đảng Cộng Sản Việt Nam trong tình hình thế giới biến đổi, mà vì sự sống còn của đảng này dưới trào lưu tiến bộ của nhân loại.
Nhìn qua con sông Ural River, cánh đồng cỏ bắt đầu có tí hoa và lá, so sánh với cách đây chưa đầy một tháng tuyết phủ trắng xóa tới tận chân trời lạnh lẽo với gió rên siết lạnh. Đất nước Kazakhstan tuy là yếu kém hơn những nước khác trên thế giới, lãnh đạo Kazakhstan tuy vẫn độc tài không thua gì các quốc gia hậu Cộng Sản Xô Viết trên thế giới nhưng lãnh tụ của Kazakhstan không đủ can đảm để tàn nhẫn với người dân Kazakhstan như đảng Cộng Sản Việt Nam. Họ không đủ nhẫn tâm để theo đuổi cuộc chiến tranh triền miên như Việt Nam, họ không đủ sức đẩy cả triệu người Việt ra biển khơi. Chủ nghĩa Cộng Sản thời Xô Viết chỉ đẻ ra đuợc những Bolshevik cộng với kẻ tàn nhẫn như Stalin giết cả triệu người dân Liên Xô lên án họ là phản cách mạng, một Mao Trạch Đông với bàn tay đẫm máu của cả triệu người dân Trung Quốc trong cách mạng văn hóa hay một Trường Chinh với cả ngàn người Việt chết trong cuộc cải cách ruộng đất. Với một chủ nghiã ngoại lai, với một tham vọng và tư lợi cá nhân, thiếu cặp mắt lãnh đạo, với những viến tượng kinh tế u ám hôm nay và ngày mai, với chính sách đàn áp nhân dân trong những năm tháng gần đây, đảng Cộng Sản Việt Nam có còn xứng đáng là đại diện của những nông dân không còn đất hay lo lắng cho những công nhân trong các nhà máy mà đảng Cộng Sản Việt Nam là đại diện cho những chủ nhân mới, một loại “Neo” giai cấp mới, một loại “Neo” Tư Bản mới biêt bóc lột và đàn áp, kiểm soát người dân. 37 năm chia biệt, người Việt tha hương nhìn về Việt Nam và nghĩ rằng những kẻ tha hương thực sự có lẽ là 80 triệu người Việt sống tại Việt Nam, tuy sống chung với đồng loại nhưng không ai dám “thật” với nhau cả. 30 tháng 4 không có một nghĩa lí gì cho đến khi nào người dân Việt sẽ có một chính phủ thực sự cho họ, lo lắng cho phúc lợi cho người dân… và chắc chắn là người Việt trong nước sẽ phải tự tìm lấy cái đáp số này chứ không phải là những kẻ Việt Kiều tha hương.
Một ngày 30 tháng 4, 2012 … cầu mong những người Việt còn sống tại khắp nơi mọi miền trên thế giới tìm được câu trả lời cho bao nhiêu triệu người Việt đã chết từ miền Nam cho đến miền Bắc và … cho những người đã chết trên Biển Đông chỉ vì ngày “30 tháng 4 năm 1975″.
Hòa bình và đất nước thống nhất đã đến. Cách đây 37 năm, miền Bắc với sự ủng hộ và giúp đỡ tuyệt đối của các nước Cộng Sản như Liên Xô và Trung Quốc đã thành công lật đổ chính quyền miền Nam được giúp đỡ bời Hoa Kỳ. Lịch sử nhìn thấy là người Việt giết nhau đẫm máu, tàn nhẫn, họ kết thúc một cuộc chiến tranh khốc liệt này để đổi lấy một cái gì?
Đứng nhìn bên giòng sông Ural River, chỉ cần bước thêm một bước về tay phải là mình đi vào mảnh đât của lục địa Châu Á và chỉ cần đi qua con sông Ural phía tay trái khoảng 100 mét là đi vào cực đông của Châu Âu. Mình không ngờ là đang đứng ở ngay giữa biên giới Âu Châu – Á Châu. Kazakhstan là một nơi mà mình không nghĩ là 37 năm sau là nơi mà mình sẽ suy nghĩ về cuộc chiến tranh Việt Nam. Ở trong trại làm việc của người Ý, mình có lẽ là người Mỹ gốc Việt duy nhất ở đây trong thời gian này. Dự án khai thác dầu và dầu khí cho nước Kazakhstan này khởi công cách đây hơn 6 năm, giờ này mới gần như bắt đầu khai thác. Có lẽ các nước Cộng Sản thời kỳ hậu Cộng Sản Xô Viết đều học cùng một bài học như nhau là quan liêu, tham nhũng, thích lệ thuộc và có lẽ hơi chậm tiêu (suy nghĩ chủ quan của người viết).
Cách đây 37 năm, người Kazakhstan giống người Việt Cộng Sản ở miền Bắc là họ đều có cùng một chủ nhân, đó là những người trong điện Kremlin. Họ cũng tương tự như Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Trung Quốc là một nước láng giềng. Nguời dân Kazakhstan tựu trung nhìn giống người Triều Tiên, Nam Hàn nhưng sau đó tôi kết bạn với họ thì biết là họ lai chủng tộc cộng thêm với gần cả hơn 70 năm là lãnh thổ bị sáp nhập bởi Liên Xô nên người Kazakhstan trông giống người Nga, Mông Cổ, Trung Quốc, và người bản địa. Khác với Việt Nam là họ bừng tỉnh cơn ác mộng ngày 16 tháng 12 năm 1991, Kazakhstan là nước cuối cùng trong Liêng Bang Xô Viết từ bỏ chế độ Cộng Sản và trở thành một nước độc lập có tự chủ và kết bạn với các quốc gia trên thế giới và Trung Quốc không xâm chiếm một biển đảo nào của họ. Trong khi đó thì Việt Nam, với nhiều chính sách sai lầm đã đưa Việt Nam vào các khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội trong gần 10 năm sau chiến tranh. Đại hội Đảng lần VI năm 1986 chấp thuận chính sách Đổi mới theo đó cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội. Các người cầm quyền Việt Nam sau 1975 không có tư duy, bản chất lãnh đạo, thiếu tầm nhìn xa, từ ngoại giao cho đến kinh tế đều phải mầy mò và bị ảnh hưởng từ bên ngoài. Kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam chỉ là một tạm bợ chẳng khác nào như Chủ Nghĩa Cộng Sản chỉ là bình phong để họ tiếp tục duy trì chính sách độc tài cai trị, tham nhũng còn tệ hại hơn là một Nguyễn văn Thiệu hay Ngô Đình Diệm của chế độ miền Nam trước năm 1975.
Sau 1975, thay vì dùng chính sách hòa giải dân tộc và thúc đẩy chính sách dân chủ của thế giới cùng với lãnh đạo nếu có cặp mắt nhìn xa, lựa chọn dứt khoát một đường đi cho quốc gia, dân tộc để có lợi cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Đảng Cộng Sản Việt Nam với lòng tự mãn, lựa chọn con đường tiếp tục chiến tranh. Cuộc chiến tại Campuchia năm 1978 kéo dài cho tới năm 1989 mới rút khỏi lãnh thổ này. Mặc dù chiến thắng tại đây nhưng Việt Nam đã bị lực lượng tàn quân Pol Pot quấy phá gây thiệt hại khá lớn. Thái độ của nhà cầm quyền Hà Nội đã bị Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương dùng sự cấm vận và bao vây về Kinh Tế để trừng phạt. Mặc khác người anh em, láng giềng thân thiết nhất của Đảng Công Sản Việt Nam là Trung Quốc đã gây chiến với một cuộc chiến tranh mới. Cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt -
Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học” của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Chưa kể là Đảng CSVN đã làm mất đi một lãnh thổ của Việt Nam là Trường Sa năm 1988 khi Trung Quốc đư quân chiếm đóng bãi đá Colin, Len Đao và Gạc Ma.
Không những xương máu của con dân vẫn tiếp tục đổ ra sau cuộc chiến tranh Việt Nam tưởng rằng đã kết thúc năm 1975. Tưởng rằng những con dân Việt Nam sẽ tiếp tục đoàn kết như đảng Cộng Sản Việt Nam mong muốn, nhưng không: Một chính sách sai lầm to lớn của những người cầm quyền Hà Nội tưởng rằng cuộc chiến tranh Việt Nam đã xong năm 1975 nay trở thành xa vời. Ngay sau khi chiến thắng miền Nam, lãnh đạo Hà Nội phát động cuộc cải tạo công thương nghiệp, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp, thực hiện đổi tiền, việc đưa hàng trăm ngàn quân nhân, nhân viên chế độ cũ đi “học tập cải tạo” dài hạn, sự phân biệt đối xử đối với những người này cùng thân nhân họ, cộng với những khó khăn về kinh tế của xã hội đã làm cho rất nhiều người vượt biên bằng thuyền. Trước 75, Việt Nam đã chia rẽ bởi sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 thì ngày nay Việt Nam đã chia rẽ bởi bờ biển Thái Bình Dương. Hiện nay khoảng 3 triệu người Việt sống rải rác tại nhiều quốc gia trên thế giới, chấp nhận sống tha hương còn hơn chung sống với người Cộng Sản. Nhiều trăm ngàn người Việt mà theo Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Tị Nạn đã thống kê cho biết là đã bị chết trên đường vượt biên. Cùng là anh em, cùng là đồng bào, nói cùng một tiếng nói, thương nhau và tưởng rằng sống chết sẽ chung với nhau nhưng chỉ vì một đảng Cộng Sản, với một chục người trong Bộ Chính Trị ngồi tại Bắc Bộ Phủ Hà Nội đã làm chia lìa nguời dân Việt một lần nữa.
Hòa bình và đất nước thống nhất đã có từ năm 75 nhưng với cái giá nào? Đất nước thì thống nhất thật nhưng người đi không bao giờ trở về. Những chuyến vượt biển đầy gian nguy làm xúc động lương tâm của nhiều người trên thế giới, một số tổ chức thiện nguyện đã ra tay phát động phong trào cứu trợ thuyền nhân. Từ cuối thập niên 1970 ở Pháp đã xuất hiện Un bateau pour le Vietnam (“Ủy ban một con tàu cho Việt Nam”) vận động việc cứu giúp như “Hội Y sĩ không biên giới”. Đức có Ein Schiff für Vietnam quyên góp để rồi cùng phối hợp với Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, lần lượt cho ra khơi trên Biển Đông ba con tàu mang tên “Cap Anamur”. Ở Hoa Kỳ thì chính cộng đồng người Việt tỵ nạn cũng đứng ra thành lập “Ủy ban Báo nguy giúp Người vượt biển”, kết quả là con tàu Jean Charcot được điều hành đi vớt thuyền nhân. Hội Y sĩ Thế giới (Medicins du Monde) thì điều động con tàu Akuna II ra khơi với nhiệm vụ cứu trợ. Thế giới thì xúc động nhưng tại Việt Nam, đảng Cộng Sản Việt Nam lên án, khinh bi những Việt khốn nạn này.
37 năm sau cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Thay vỉ phải ban ra Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị về công tác đối với “Người Việt Nam Ở Nước Ngoài” để ru mê những người Việt tha hương này. Thay vì dùng những mỹ từ như: “Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật nhằm đáp ứng những quyền lợi thiết thân của người Việt Nam ở nước ngoài, thực hiện chính sách hòa hợp, đoàn kết dân tộc. (sic)” Người Cộng Sản Việt Nam có lẽ nên thành thực hơn bởi vì từ trong và ngoài nước ai cũng biết rằng Việt kiều ở nước ngoài là một nguồn vốn về kinh tế và nhân lực cho Việt Nam và có sức tiêu thụ cao. Năm 2004, tổng trị giá sản phẩm của khoảng 3,5 triệu Việt Kiều ở nước ngoài được định giá khoảng 70 tỷ đô-la, tương đương với GDP của 83 triệu người Việt Nam trong nước lúc đó. Kiều hối cũng là một nguồn doanh thu quan trọng cho Việt Nam. Năm 2009, số tiền người Việt hải ngoại gửi về nước cho thân nhân thông qua những kênh chính thức là 6,2 tỷ đô la, năm 2010 là 8,1 đô-la (khoảng 8% GDP cả nước, 101 tỷ đô la lúc đó). Những mỹ từ như “Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.” Có lẽ những văn hoa mỹ từ này nên để cho người Cộng Sản Việt Nam đọc hơn là cho người Việt hải ngoại. Việt kiều không đọc vì họ không tin vào sự thành thật của Đảng Cộng Sản, họ không đọc vì họ đã mất gốc rồi, nhiều người đã nói là họ không bao giờ trở lại quê hương cho đến khi không còn đảng Cộng Sản Việt Nam, họ không đọc vì họ thường xuyên biết rằng người Cộng Sản Việt Nam còn đối xử tệ hại đối với chính anh chị em ruột thịt của họ tại quê hương như biến cố gần đây nhất là vụ đàn áp cướp đất tại Văn Giảng, tấn công ông Đoàn Văn Vươn và cướp đất tại Hải Phòng thì nay bảo Việt Kiều nên nghe người Cộng Sản thì quả thực là người viết Nghị Quyết 36 này quá u mê ư?
Trong những năm trước đây khi còn thường xuyên viết bài cho X-Cafe và Dân Luận, người viết lúc đó nhìn thấy có sự thay đổi nào đó trong tư duy của người Cộng Sản Việt Nam, hy vọng chính sách “đổi mới” sẽ là câu trả lời của khối Xã Hội Chủ Nghĩa (Liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu) sụp đổ kéo theo sự khủng hoảng toàn diện về lý thuyết và thực hành của các đảng Cộng Sản còn lại tại các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, đặc biệt là Việt Nam đã gắn bó với Liên xô cũ. Nhưng ngày nay, càng ngày càng thấy rõ đảng CSVN chủ trương “đổi mới” từ nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa sang kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Đây chẳng phải là một “sáng tạo” nào mới của đảng Cộng Sản Việt Nam trong tình hình thế giới biến đổi, mà vì sự sống còn của đảng này dưới trào lưu tiến bộ của nhân loại.
Nhìn qua con sông Ural River, cánh đồng cỏ bắt đầu có tí hoa và lá, so sánh với cách đây chưa đầy một tháng tuyết phủ trắng xóa tới tận chân trời lạnh lẽo với gió rên siết lạnh. Đất nước Kazakhstan tuy là yếu kém hơn những nước khác trên thế giới, lãnh đạo Kazakhstan tuy vẫn độc tài không thua gì các quốc gia hậu Cộng Sản Xô Viết trên thế giới nhưng lãnh tụ của Kazakhstan không đủ can đảm để tàn nhẫn với người dân Kazakhstan như đảng Cộng Sản Việt Nam. Họ không đủ nhẫn tâm để theo đuổi cuộc chiến tranh triền miên như Việt Nam, họ không đủ sức đẩy cả triệu người Việt ra biển khơi. Chủ nghĩa Cộng Sản thời Xô Viết chỉ đẻ ra đuợc những Bolshevik cộng với kẻ tàn nhẫn như Stalin giết cả triệu người dân Liên Xô lên án họ là phản cách mạng, một Mao Trạch Đông với bàn tay đẫm máu của cả triệu người dân Trung Quốc trong cách mạng văn hóa hay một Trường Chinh với cả ngàn người Việt chết trong cuộc cải cách ruộng đất. Với một chủ nghiã ngoại lai, với một tham vọng và tư lợi cá nhân, thiếu cặp mắt lãnh đạo, với những viến tượng kinh tế u ám hôm nay và ngày mai, với chính sách đàn áp nhân dân trong những năm tháng gần đây, đảng Cộng Sản Việt Nam có còn xứng đáng là đại diện của những nông dân không còn đất hay lo lắng cho những công nhân trong các nhà máy mà đảng Cộng Sản Việt Nam là đại diện cho những chủ nhân mới, một loại “Neo” giai cấp mới, một loại “Neo” Tư Bản mới biêt bóc lột và đàn áp, kiểm soát người dân. 37 năm chia biệt, người Việt tha hương nhìn về Việt Nam và nghĩ rằng những kẻ tha hương thực sự có lẽ là 80 triệu người Việt sống tại Việt Nam, tuy sống chung với đồng loại nhưng không ai dám “thật” với nhau cả. 30 tháng 4 không có một nghĩa lí gì cho đến khi nào người dân Việt sẽ có một chính phủ thực sự cho họ, lo lắng cho phúc lợi cho người dân… và chắc chắn là người Việt trong nước sẽ phải tự tìm lấy cái đáp số này chứ không phải là những kẻ Việt Kiều tha hương.
Một ngày 30 tháng 4, 2012 … cầu mong những người Việt còn sống tại khắp nơi mọi miền trên thế giới tìm được câu trả lời cho bao nhiêu triệu người Việt đã chết từ miền Nam cho đến miền Bắc và … cho những người đã chết trên Biển Đông chỉ vì ngày “30 tháng 4 năm 1975″.
Ts. Alan Phan - "Cấm Đái Bậy"
Ts.Alan Phan
Cái hành động nhỏ nhặt nhanh chóng tạo nên một tư duy mới và nhiều kế hoạch bổ sung khác tiếp tục nối đuôi. Càng “làm” nhiều, càng khiến chúng trở thành thói quen hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Con rắn không thay được da phải chết. Những đầu óc không chịu cởi mở thay đổi sẽ ngừng hoạt động. – Friedrich Nietzsche.
Cách đây vài tháng, một chuyện cười được phổ biến quanh vòng các nhà ngoại giao sống ở Hà Nội và tôi được nghe lại từ một quan chức cao cấp Việt. Một du khách Anh hỏi một hướng dẫn viên du lịch,” Chúng tôi đã đi thăm Vịnh Hạ Long (Ha Long Bay), Vịnh Cam Ranh (Cam Ranh Bay)… Một vịnh khác tôi thấy quảng cáo khắp xứ này, chắc phải hấp dẫn lắm, chúng tôi muốn tới Cam Dai Bay.”
Chúng tôi cười một chút, nhưng tôi không biết nghe xong, ông có thấy chút hổ thẹn. Một dấu ấn có thể nhiều hơn các biểu ngữ vinh danh tổ quốc, anh hùng, thành tích…lại là ba chữ đơn giản, “cấm đái bậy”.
Tại New York vào thập niên 1970′s, lối quản trị hành chính của các thị trưởng phe khuynh tả đảng Dân Chủ như Lindsay, Koch…khiến tỷ lệ tội ác công cộng như trộm cướp, giết người, mại dâm…tăng mạnh. Khu Times Square (Công Trường Thời Đại) nổi danh không còn bóng du khách vì đây là trung tâm ổ chứa các tệ nạn về đêm. Kinh tế khủng hoảng, ngân sách lãng phí với các chương trình mị dân. Các ông thị trưởng “siêu tiến bộ” này, cho rằng phần lớn tội phạm là những dân da đen nghèo khó, phải cứu giúp và giáo dục thay vì trừng phạt. Người giàu chạy trốn khỏi thành phố, vì thuế lợi tức và kinh doanh lên rất cao và tội ác càng ngày càng gia tăng, khiến cho ngân sách càng thêm hao hụt.
Kết quả là New York gần tuyên bố phá sản vào năm 1975, phải nộp đơn xin chính phủ liên bang cứu viện và Tổng Thống Ford trả lới với câu nói bất hủ,” Drop Dead” (Chết cho rồi).
Cử tri quay bầu cho đảng Cộng Hòa và thị trưởng Rudy Giuliani hứa sẽ quét sạch mọi rác rưởi cho xã hội. Chương trình của ông bắt đầu bằng một bước rất nhỏ: dẹp sạch bọn lau cửa kính xe hơi.
Khoảng 10 năm trước đó, các trẻ em nghèo New York nghĩ ra một cách kiếm tiền lẻ khá công hiệu. Tại vài ngã tư nơi hay xẩy ra nạn kẹt xe, các em xin tài xế cho lau chùi kính xe để đổi lấy một hai đô la tiền “tip”. Phần lớn không ai từ chối lời mời dễ thương này từ các khuôn mặt ngây thơ và cũng vì số tiền quá bé.
Thấy các em làm ăn được, bọn tội phạm nhẩy vào kinh doanh theo bình diện lớn. Các tay đầu gấu được trải khắp thành phố tại mọi ngã tư và gần như đòi tiền mãi lộ mọi tài xế. Trước khi tài xế có dịp phản ứng, chúng xịt loại thuốc chùi nhiều bọt xà phòng xóa hẳn tầm nhìn. Bạn nào không trả 5 đô la (hay hơn nữa cho các siêu xe) phải tự leo xuống lau chùi cửa kính, gây nạn kẹt xe khủng khiếp. Bạn nào phàn nàn có thể bị ăn đòn tại chỗ hay xe bị cào xấy trướt. Chính quyền không can thiệp vì đây là nhóm cử tri “nghèo” cần được xã hội giúp đỡ.
Guiliano diệt trừ bọn “lau kính xe” không nhân nhượng. Chỉ trong 3 ngày khi ông nhậm chức, New York không còn bóng dáng một tên lau kính xe nào, kể cả trẻ em. Đây là một thông điệp ngắn gọn và hữu hiệu. “Chúng tôi không chấp nhận một tệ nạn xã hội nào, dù nhỏ nhoi.” Một thông điệp không hề loan truyền qua các mạng truyền thông hay biểu ngữ, mà bằng “hành động” thực tế, dứt khoát và nhanh chóng. Khỏi cần phải nói thêm là sau đó, New York trở lại với vị trí “Ông Hoàng của các thành phố Mỹ”. Kinh doanh bộc phát tạo thanh khoản cho ngân sách, tội phạm đi xuống vì pháp luật nghiêm khắc, người giàu và du khách nườm nượt quay lại… tất cả vì New York lại trở nên một vùng đất lành, nơi đáng sống.
Cách đây 20 năm, sức khỏe của tôi cũng suy sụp tệ hại. Như nhiều đứa trẻ khác ở Việt Nam, thói quen đánh răng của tôi từ giáo dục gia đình và xã hội là một lần vào buổi sáng khi thức dậy. Khi gặp người đẹp hay dự các buổi họp quan trọng, tôi nhai thêm miếng “gum” bạc hà cho thơm miệng. Cho đến một ngày khi tôi đọc một bài viết là vi khuẩn trong răng thực sự là nguồn gốc của mọi loại bệnh tật, kể cả bệnh tim mạch. Sống hơn 40 năm, chẳng bác sĩ nào nói với tôi điều này.
Từ hôm đó, tôi luôn luôn đánh răng sau mỗi lần ăn, dù ăn nhiều hay ít. Thói quen nhỏ nhặt này cải thiện sức khỏe tôi thấy rõ. Từ bước đầu đơn giản đó, tôi bắt đầu chú ý đến các kiến thức về sức khỏe nhiều hơn, từ cách ăn uống rau củ, tập thể dục đến cách tập thở và ngồi thiền. Tôi hãnh diện mà nói, 20 năm nay, tôi ít bệnh hoạn hơn 40 năm trước đó.
Cái hành động nhỏ nhặt nhanh chóng tạo nên một tư duy mới và nhiều kế hoạch bổ sung khác tiếp tục nối đuôi. Càng “làm” nhiều, càng khiến chúng trở thành thói quen hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Môi trường vệ sinh ở Singapore có thể coi là sạch nhất thế giới. Tất cả bắt đầu bằng một lệnh cấm khạc nhổ, vất rác bừa bãi…nơi công cộng của chính quyền Lý Quang Diệu vào năm 1968. Người dân Singapore đã tập thói quen này khi biết rằng cảnh sát Singapore rất quyết liệt trong việc thực thi luật này (phạt đến 100 đô la Sing khi vất tàn thuốc bậy). Cũng gốc người Tàu, nhưng dân Singapore hành xử khác hẳn người Tàu Trung Quốc, dù nơi công cộng hay chốn riêng tư.
Nguồn gốc của văn minh và văn hóa của một cá nhân hay một dân tộc bắt đầu từ những quyết định nhỏ nhặt và đơn giản. Nhiều bạn hỏi nếu tôi “được” tư vấn các nhà lãnh đạo thì tôi sẽ khuyên họ làm gì? (thực tình, ngày mà tôi được mời tư vấn thì ngày đó chắc là ngày sau cùng của trận Thế Chiến Thứ Ba). Tuy nhiên, nếu chuyện khó tin này hiện thực, tôi sẽ nói là các bác hãy ra một lệnh trong ngày đầu tiên nhậm chức là ”tên nào đái bậy hay xả rác bậy sẽ bị nhốt 3 ngày tù”. Và nghiêm chỉnh thực thi luật pháp không nhân nhượng, dù người vi phạm là vợ chồng hay con cháu yêu quý của các bác.
Khi bỏ tù những tên đái bậy trên đất đai đường phố, người dân sẽ hiểu là các bác cũng sẵn sàng bỏ tù những tên đái bậy trên nền kinh tế và tài chính xứ này.
Cái hành động nhỏ nhặt nhanh chóng tạo nên một tư duy mới và nhiều kế hoạch bổ sung khác tiếp tục nối đuôi. Càng “làm” nhiều, càng khiến chúng trở thành thói quen hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Con rắn không thay được da phải chết. Những đầu óc không chịu cởi mở thay đổi sẽ ngừng hoạt động. – Friedrich Nietzsche.
Cách đây vài tháng, một chuyện cười được phổ biến quanh vòng các nhà ngoại giao sống ở Hà Nội và tôi được nghe lại từ một quan chức cao cấp Việt. Một du khách Anh hỏi một hướng dẫn viên du lịch,” Chúng tôi đã đi thăm Vịnh Hạ Long (Ha Long Bay), Vịnh Cam Ranh (Cam Ranh Bay)… Một vịnh khác tôi thấy quảng cáo khắp xứ này, chắc phải hấp dẫn lắm, chúng tôi muốn tới Cam Dai Bay.”
Chúng tôi cười một chút, nhưng tôi không biết nghe xong, ông có thấy chút hổ thẹn. Một dấu ấn có thể nhiều hơn các biểu ngữ vinh danh tổ quốc, anh hùng, thành tích…lại là ba chữ đơn giản, “cấm đái bậy”.
Tại New York vào thập niên 1970′s, lối quản trị hành chính của các thị trưởng phe khuynh tả đảng Dân Chủ như Lindsay, Koch…khiến tỷ lệ tội ác công cộng như trộm cướp, giết người, mại dâm…tăng mạnh. Khu Times Square (Công Trường Thời Đại) nổi danh không còn bóng du khách vì đây là trung tâm ổ chứa các tệ nạn về đêm. Kinh tế khủng hoảng, ngân sách lãng phí với các chương trình mị dân. Các ông thị trưởng “siêu tiến bộ” này, cho rằng phần lớn tội phạm là những dân da đen nghèo khó, phải cứu giúp và giáo dục thay vì trừng phạt. Người giàu chạy trốn khỏi thành phố, vì thuế lợi tức và kinh doanh lên rất cao và tội ác càng ngày càng gia tăng, khiến cho ngân sách càng thêm hao hụt.
Kết quả là New York gần tuyên bố phá sản vào năm 1975, phải nộp đơn xin chính phủ liên bang cứu viện và Tổng Thống Ford trả lới với câu nói bất hủ,” Drop Dead” (Chết cho rồi).
Cử tri quay bầu cho đảng Cộng Hòa và thị trưởng Rudy Giuliani hứa sẽ quét sạch mọi rác rưởi cho xã hội. Chương trình của ông bắt đầu bằng một bước rất nhỏ: dẹp sạch bọn lau cửa kính xe hơi.
Khoảng 10 năm trước đó, các trẻ em nghèo New York nghĩ ra một cách kiếm tiền lẻ khá công hiệu. Tại vài ngã tư nơi hay xẩy ra nạn kẹt xe, các em xin tài xế cho lau chùi kính xe để đổi lấy một hai đô la tiền “tip”. Phần lớn không ai từ chối lời mời dễ thương này từ các khuôn mặt ngây thơ và cũng vì số tiền quá bé.
Thấy các em làm ăn được, bọn tội phạm nhẩy vào kinh doanh theo bình diện lớn. Các tay đầu gấu được trải khắp thành phố tại mọi ngã tư và gần như đòi tiền mãi lộ mọi tài xế. Trước khi tài xế có dịp phản ứng, chúng xịt loại thuốc chùi nhiều bọt xà phòng xóa hẳn tầm nhìn. Bạn nào không trả 5 đô la (hay hơn nữa cho các siêu xe) phải tự leo xuống lau chùi cửa kính, gây nạn kẹt xe khủng khiếp. Bạn nào phàn nàn có thể bị ăn đòn tại chỗ hay xe bị cào xấy trướt. Chính quyền không can thiệp vì đây là nhóm cử tri “nghèo” cần được xã hội giúp đỡ.
Guiliano diệt trừ bọn “lau kính xe” không nhân nhượng. Chỉ trong 3 ngày khi ông nhậm chức, New York không còn bóng dáng một tên lau kính xe nào, kể cả trẻ em. Đây là một thông điệp ngắn gọn và hữu hiệu. “Chúng tôi không chấp nhận một tệ nạn xã hội nào, dù nhỏ nhoi.” Một thông điệp không hề loan truyền qua các mạng truyền thông hay biểu ngữ, mà bằng “hành động” thực tế, dứt khoát và nhanh chóng. Khỏi cần phải nói thêm là sau đó, New York trở lại với vị trí “Ông Hoàng của các thành phố Mỹ”. Kinh doanh bộc phát tạo thanh khoản cho ngân sách, tội phạm đi xuống vì pháp luật nghiêm khắc, người giàu và du khách nườm nượt quay lại… tất cả vì New York lại trở nên một vùng đất lành, nơi đáng sống.
Cách đây 20 năm, sức khỏe của tôi cũng suy sụp tệ hại. Như nhiều đứa trẻ khác ở Việt Nam, thói quen đánh răng của tôi từ giáo dục gia đình và xã hội là một lần vào buổi sáng khi thức dậy. Khi gặp người đẹp hay dự các buổi họp quan trọng, tôi nhai thêm miếng “gum” bạc hà cho thơm miệng. Cho đến một ngày khi tôi đọc một bài viết là vi khuẩn trong răng thực sự là nguồn gốc của mọi loại bệnh tật, kể cả bệnh tim mạch. Sống hơn 40 năm, chẳng bác sĩ nào nói với tôi điều này.
Từ hôm đó, tôi luôn luôn đánh răng sau mỗi lần ăn, dù ăn nhiều hay ít. Thói quen nhỏ nhặt này cải thiện sức khỏe tôi thấy rõ. Từ bước đầu đơn giản đó, tôi bắt đầu chú ý đến các kiến thức về sức khỏe nhiều hơn, từ cách ăn uống rau củ, tập thể dục đến cách tập thở và ngồi thiền. Tôi hãnh diện mà nói, 20 năm nay, tôi ít bệnh hoạn hơn 40 năm trước đó.
Cái hành động nhỏ nhặt nhanh chóng tạo nên một tư duy mới và nhiều kế hoạch bổ sung khác tiếp tục nối đuôi. Càng “làm” nhiều, càng khiến chúng trở thành thói quen hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Môi trường vệ sinh ở Singapore có thể coi là sạch nhất thế giới. Tất cả bắt đầu bằng một lệnh cấm khạc nhổ, vất rác bừa bãi…nơi công cộng của chính quyền Lý Quang Diệu vào năm 1968. Người dân Singapore đã tập thói quen này khi biết rằng cảnh sát Singapore rất quyết liệt trong việc thực thi luật này (phạt đến 100 đô la Sing khi vất tàn thuốc bậy). Cũng gốc người Tàu, nhưng dân Singapore hành xử khác hẳn người Tàu Trung Quốc, dù nơi công cộng hay chốn riêng tư.
Nguồn gốc của văn minh và văn hóa của một cá nhân hay một dân tộc bắt đầu từ những quyết định nhỏ nhặt và đơn giản. Nhiều bạn hỏi nếu tôi “được” tư vấn các nhà lãnh đạo thì tôi sẽ khuyên họ làm gì? (thực tình, ngày mà tôi được mời tư vấn thì ngày đó chắc là ngày sau cùng của trận Thế Chiến Thứ Ba). Tuy nhiên, nếu chuyện khó tin này hiện thực, tôi sẽ nói là các bác hãy ra một lệnh trong ngày đầu tiên nhậm chức là ”tên nào đái bậy hay xả rác bậy sẽ bị nhốt 3 ngày tù”. Và nghiêm chỉnh thực thi luật pháp không nhân nhượng, dù người vi phạm là vợ chồng hay con cháu yêu quý của các bác.
Khi bỏ tù những tên đái bậy trên đất đai đường phố, người dân sẽ hiểu là các bác cũng sẵn sàng bỏ tù những tên đái bậy trên nền kinh tế và tài chính xứ này.
Nguyễn Quang Lập - Này Hỡi Ông HunSen
Nguyễn Quang Lập
Vẫn biết trong chính trị người ta thường giở trò láu cá, lưu manh để trục lợi. Tình bạn tình đồng chí nào cũng đều được hô hoán lên là “bền vững” là “vĩnh viễn”, kì thực chúng đều có tính nhất thời và đều có thể bị bán rẻ bất kể lúc nào. Ai có lợi cho ta là bạn ta, đó là triết lý của chính trị. Trong bài Lợi ích dân tộc, bác Nguyễn Sĩ Dũng đã nhắc lại lời thủ tướng Anh từ giữa thế kỉ 19, ông Lord Palmerston: “Nước Anh không có đồng minh vĩnh viễn và không có kẻ thù vĩnh viễn.
Nước Anh chỉ có những lợi ích vĩnh viễn mà thôi”. Đó cũng là phương châm của tất cả các nhà chính trị khi vận mệnh dân tộc được trao vào tay họ.
Nhưng lợi ích vĩnh viễn của CPC là gì để ông Hun Sen buộc phải phản bội lại khối ASEAN, bán rẻ lợi ích sống còn của các nước lân bang cho TQ? Không lẽ chỉ vì 8 tỉ đô ” nợ xấu” với TQ, hay là 2 tỉ đô tiền ” Phông bao” của TQ cho CPC trước thềm hội nghị ASEAN vừa rồi?
Không. Đó là món lợi lớn nhưng không thể là lợi ích vĩnh viễn. Rất có thể “lợi ích vĩnh viễn” là thế này chăng: ông Hun Sen mơ tưởng xây dựng một CPC giàu mạnh dựa trên viện trợ vô điều kiện dài dài của TQ mà 8 tỉ và 2 tỉ chỉ là món lợi lót đường, món tiền đặt cọc cho tương lai CPC trong vòng tay “người bạn lớn”?
Nếu thế thì ông Hun Sen đã sai lầm.
Cái sự ” đánh bạn” của TQ xưa nay vẫn chỉ một cách: buộc ông bạn nhỏ phải phụ thuộc vào ” người bạn lớn”. TQ chỉ viện trợ dài dài khi và chỉ khi nước đó buộc phải hoặc nghèo đói dài dài hoặc rối loạn dài dài. Bắc Hàn là một ví dụ rõ ràng nhất. Nếu hỏi mười người bao giờ Bắc Hàn hết nghèo đói, bảo đảm có chín người sẽ trả lời: ấy là khi Bắc Hàn hết đánh bạn với TQ. Sự thật này vô lẽ ông Hun Sen không biết?
Ông Hun Sen vốn là một sĩ quan của Khơ Me Đỏ. Ông đã “đảo ngũ” bỏ chạy sang Việt Nam cầu cứu. Ông cầu cứu trước hết cho thân phận ông thôi nhưng nhờ đó dân tộc CPC của ông đã thoát khỏi sự diệt chủng tàn bạo bởi Khơ Me Đỏ, ông được ăn trên ngồi tróc nửa thể kỉ nay. Khơ Mẹ Đỏ do chính TQ dựng nên, bằng những chính sách tàn bạo và ác hiểm chúng đã giết chết gần 3 triệu trong tổng số 7,1 tr người dân CPC. Nếu Việt Nam không tiếc máu xương tiêu diệt bọn Khơ Me Đỏ chắc chắn dân số CPC chỉ còn 1 triệu “công dân ưu tú” như Pol Pot đã từng tuyên bố. Số dân còn lại là công dân của xứ sở một tỉ dân từ “nước mẹ Trung Hoa” sẽ lũ lượt kéo sang. Theo cách sinh nở cấp số nhân thì chừng 100 năm sau, không, chỉ cần 50 năm sau thôi, người CPC chỉ còn là dân tộc thiểu số giữa hàng trăm triệu người dân TQ. Xong om một dân tộc. Cái gọi là “kì mưu” đó đến đứa con nít cũng biết, vô lẽ ông Hun Sen không biết?
Không ai nghi ngờ ông Hun Sen không yêu nước thương nòi. Nhưng việc ông bán rẻ cả khối ASEAN cho TQ, bán rẻ luôn Việt Nam, người bạn đã đổ máu cho dân tộc của ông, đã kề vai sát cánh cùng dân tộc của ông suốt nửa thể kỉ qua, là một sai lầm ghê gớm. Nếu TQ chiếm được biển Việt Nam, Malaysia, Philipines, Indonesia thì nói như bác Bùi Văn Bồng, “chỉ cần một cái nhón tay nhẹ nhàng thôi là cả đất nước Chùa Tháp huy hoàng tự bao đời nay sẽ về tay Trung Quốc.”
Khi đó thể nào TQ chả dựng nên một Khơ Me Đỏ mới, một Pol Pot mới, để với một “xã hội triệt để,” “xây dựng xã hội cộng sản dựa trên nông nghiệp thuần túy” CPC sẽ chỉ còn 1 triệu ” công dân ưu tú”. Và điều mà nửa thế kỉ trước TQ không làm được sẽ xảy ra: Số dân còn lại là công dân của xứ sở một tỉ dân từ “nước mẹ Trung Hoa” sẽ lũ lượt kéo sang…Điều này đối với TQ còn quí giá gấp vạn lần so với mấy cái mỏ dầu ở Biển Đông.
Đến lúc đó ông Hun Sen nhất định sẽ ân hận và hổ thẹn. Việc bán rẻ khối ASEAN có ngờ đâu cũng chính là bán rẻ dân tộc CPC vĩ đại của ông. Này hỡi ông Hun Sen, có phải thế không?
Vẫn biết trong chính trị người ta thường giở trò láu cá, lưu manh để trục lợi. Tình bạn tình đồng chí nào cũng đều được hô hoán lên là “bền vững” là “vĩnh viễn”, kì thực chúng đều có tính nhất thời và đều có thể bị bán rẻ bất kể lúc nào. Ai có lợi cho ta là bạn ta, đó là triết lý của chính trị. Trong bài Lợi ích dân tộc, bác Nguyễn Sĩ Dũng đã nhắc lại lời thủ tướng Anh từ giữa thế kỉ 19, ông Lord Palmerston: “Nước Anh không có đồng minh vĩnh viễn và không có kẻ thù vĩnh viễn.
Nước Anh chỉ có những lợi ích vĩnh viễn mà thôi”. Đó cũng là phương châm của tất cả các nhà chính trị khi vận mệnh dân tộc được trao vào tay họ.
Nhưng lợi ích vĩnh viễn của CPC là gì để ông Hun Sen buộc phải phản bội lại khối ASEAN, bán rẻ lợi ích sống còn của các nước lân bang cho TQ? Không lẽ chỉ vì 8 tỉ đô ” nợ xấu” với TQ, hay là 2 tỉ đô tiền ” Phông bao” của TQ cho CPC trước thềm hội nghị ASEAN vừa rồi?
Không. Đó là món lợi lớn nhưng không thể là lợi ích vĩnh viễn. Rất có thể “lợi ích vĩnh viễn” là thế này chăng: ông Hun Sen mơ tưởng xây dựng một CPC giàu mạnh dựa trên viện trợ vô điều kiện dài dài của TQ mà 8 tỉ và 2 tỉ chỉ là món lợi lót đường, món tiền đặt cọc cho tương lai CPC trong vòng tay “người bạn lớn”?
Nếu thế thì ông Hun Sen đã sai lầm.
Cái sự ” đánh bạn” của TQ xưa nay vẫn chỉ một cách: buộc ông bạn nhỏ phải phụ thuộc vào ” người bạn lớn”. TQ chỉ viện trợ dài dài khi và chỉ khi nước đó buộc phải hoặc nghèo đói dài dài hoặc rối loạn dài dài. Bắc Hàn là một ví dụ rõ ràng nhất. Nếu hỏi mười người bao giờ Bắc Hàn hết nghèo đói, bảo đảm có chín người sẽ trả lời: ấy là khi Bắc Hàn hết đánh bạn với TQ. Sự thật này vô lẽ ông Hun Sen không biết?
Ông Hun Sen vốn là một sĩ quan của Khơ Me Đỏ. Ông đã “đảo ngũ” bỏ chạy sang Việt Nam cầu cứu. Ông cầu cứu trước hết cho thân phận ông thôi nhưng nhờ đó dân tộc CPC của ông đã thoát khỏi sự diệt chủng tàn bạo bởi Khơ Me Đỏ, ông được ăn trên ngồi tróc nửa thể kỉ nay. Khơ Mẹ Đỏ do chính TQ dựng nên, bằng những chính sách tàn bạo và ác hiểm chúng đã giết chết gần 3 triệu trong tổng số 7,1 tr người dân CPC. Nếu Việt Nam không tiếc máu xương tiêu diệt bọn Khơ Me Đỏ chắc chắn dân số CPC chỉ còn 1 triệu “công dân ưu tú” như Pol Pot đã từng tuyên bố. Số dân còn lại là công dân của xứ sở một tỉ dân từ “nước mẹ Trung Hoa” sẽ lũ lượt kéo sang. Theo cách sinh nở cấp số nhân thì chừng 100 năm sau, không, chỉ cần 50 năm sau thôi, người CPC chỉ còn là dân tộc thiểu số giữa hàng trăm triệu người dân TQ. Xong om một dân tộc. Cái gọi là “kì mưu” đó đến đứa con nít cũng biết, vô lẽ ông Hun Sen không biết?
Không ai nghi ngờ ông Hun Sen không yêu nước thương nòi. Nhưng việc ông bán rẻ cả khối ASEAN cho TQ, bán rẻ luôn Việt Nam, người bạn đã đổ máu cho dân tộc của ông, đã kề vai sát cánh cùng dân tộc của ông suốt nửa thể kỉ qua, là một sai lầm ghê gớm. Nếu TQ chiếm được biển Việt Nam, Malaysia, Philipines, Indonesia thì nói như bác Bùi Văn Bồng, “chỉ cần một cái nhón tay nhẹ nhàng thôi là cả đất nước Chùa Tháp huy hoàng tự bao đời nay sẽ về tay Trung Quốc.”
Khi đó thể nào TQ chả dựng nên một Khơ Me Đỏ mới, một Pol Pot mới, để với một “xã hội triệt để,” “xây dựng xã hội cộng sản dựa trên nông nghiệp thuần túy” CPC sẽ chỉ còn 1 triệu ” công dân ưu tú”. Và điều mà nửa thế kỉ trước TQ không làm được sẽ xảy ra: Số dân còn lại là công dân của xứ sở một tỉ dân từ “nước mẹ Trung Hoa” sẽ lũ lượt kéo sang…Điều này đối với TQ còn quí giá gấp vạn lần so với mấy cái mỏ dầu ở Biển Đông.
Đến lúc đó ông Hun Sen nhất định sẽ ân hận và hổ thẹn. Việc bán rẻ khối ASEAN có ngờ đâu cũng chính là bán rẻ dân tộc CPC vĩ đại của ông. Này hỡi ông Hun Sen, có phải thế không?
Bùi Tín - Sự kiện 'Ô Khảm' ở Trung Quốc nói lên điều gì?
Bùi Tín
Ô Khảm là tên một ngôi làng ven biển phía Nam của Trung Quốc. Từ cuối năm 2011 Ô Khảm nổi lên trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc và toàn thế giới. Sang năm 2012, tên làng Ô Khảm - Wu Kan càng nổi bật trong các bài bình luận quốc tế về Trung Quốc trên các tờ báo lớn của Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Đức, Ý, Nhật, Úc...Các nhà chính trị nói đến sự kiện Ô Khảm, mô hình Ô Khảm, giải pháp Ô Khảm, tư duy Ô Khảm và cả con đường Ô Khảm cho Trung Quốc khi Đại Hội đảng CS Trung Quốc lần thứ 18 sắp đến gần.
Sự kiện Ô Khảm nổ ra ngày 21 tháng 9/2011 khi hàng trăm nông dân mất đất của làng này kéo đến trước trụ sở chính quyền và đảng ủy đòi lại ruộng đất đã bị thu hồi nhằm xây dựng một khu công nghiệp, với số tiền đền bù rẻ mạt. Họ bị lực lượng công an xã ngăn chặn, giải tán. Hôm sau nông dân lại xuống đường đông hơn, gần một ngàn nông dân kéo đến đấu tranh quyết liệt hơn. Lực lượng công an cũng được tăng cường. Đã xảy ra xô xát, phía nông dân và phía công an đều có người bị thương. Một số nông dân bị nghi là cầm đầu cuộc đấu tranh bị bắt, bị đánh đập, tra tấn có thương tích. Ngày 23/9, ngày thứ 3 của cuộc đấu tranh, số nông dân xuống đường đông đảo hơn, hầu như toàn dân làng Ô Khảm, cùng với nông dân làng bên cạnh. Huyện Lục Phong phải cử cán bộ và lực lượng an ninh xuống dàn xếp và tạm ổn định tình hình.
Đến ngày 14/12/2011, tình hình căng thẳng gay gắt khi có tin một đại diện thôn của Ô Khảm là ông Tiết Cẩm Ba đang bị giam trên huyện về tội cầm đầu cuộc nổi dậy tháng 9, chờ ngày ra tòa về tội sách động nông dân chống đảng và nhà nước, đã chết trong tù. Nhân dân cả làng đổ xô ra đường, với khí thế uất hận căm thù, một số mang khăn tang, có người mang cả gậy gộc, làm cho cán bộ và công an bỏ trốn hết. Nông dân đập phá một số phòng làm việc của đảng ủy và trụ sở công an thôn. Tình hình vang động toàn quốc và ra thế giới.
Nếu cứ giải quyết ở Ô Khảm như ở những nơi khác trên toàn lãnh thổ Trung Quốc thì một số người cầm đầu cuộc nổi dậy đã bị tù giam từ 2 đến 5 năm, tiền đền bù cho nông dân có thể được nâng lên đôi chút và nông dân vẫn mất đất và khu công nghiệp vẫn hình thành. Nhưng không, sự việc sau đó đã diễn ra khác hẳn, trái ngược hẳn, vì lẽ…
Vì lẽ có sự can thiệp của ông Wang Yang - Uông Dương, năm nay 55 tuổi, quê ở Tô Châu tỉnh An Huy, hiện là bí thư tỉnh ủy đảng CS Trung Quốc tỉnh Quảng Đông, tỉnh có 100 triệu dân, là tỉnh đông dân nhất, cũng là tỉnh giàu có nhất của Trung Quốc, PNB - giá trị sản lượng hàng năm luôn đứng đầu các tỉnh thành. Ông Uông Dương là ủy viên bộ chính trị gồm 25 người từ Đại hội đảng CS thứ 17 (năm 2007), có nhiều triển vọng vào ban thường vụ bộ chính trị gồm 9 người trong Đại hội thứ 18 cuối năm nay.
Cuối năm 2011 ông cử ngay một đoàn điều tra xuống Ô Khảm rồi sau đó ông đích thân xuống tận nơi đối thoại trực tiếp với người dân bình thường thôn Ô Khảm. Do có tư duy độc lập, có công tâm và tinh thần tôn trọng nhân dân, ông đã giải quyết sự kiện Ô Khảm một cách phân minh, công bằng, theo luật pháp. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ông và tỉnh ủy, tòa án trả lại tự do cho các nông dân bị giam trong vụ Ô Khảm, việc xây dựng khu công nghiệp bị đình hẳn lại, những nhân viên công an dùng bạo lực với dân và nhất là làm chết dân bị kỷ luật và có người bị truy tố.
Ông chỉ đạo trực tiếp cuộc chấn chỉnh đảng bộ thôn Ô Khảm, làm thí nghiệm và làm gương mẫu cho toàn tỉnh. Tiếp theo là một cuộc bàu cử thật sự dân chủ trong đảng bộ và ngoài nhân dân của thôn Ô Khảm có hơn 1300 dân; trúng cử vào đảng ủy và hội đồng nhân dân là những đảng viên và công dân có hiểu biết, công tâm và tinh thần phục vụ nhân dân, do chính các công dân bàn bạc lựa chọn kỹ và bỏ phiếu trực tiếp.
Một điều làm nhân dân nức lòng là bí thư đảng ủy thôn Ô Khảm mới được bầu là ông Lâm Tổ Loan, từng bị giam và bị đe dọa đưa ra tòa về tội kích động nhân dân phá rối trật tự trị an xã hội. Ông Lâm được số phiếu cao nhất. Thay vì nằm trong tù, ông và một số bạn ông trở thành người lãnh đạo.
Sự kiện Ô Khảm và sự kết thúc rất có hậu có thể có tác dụng sâu đậm, vượt rất xa tầm vóc của một thôn ven biển và có thể tác động đến tình hình toàn Trung Quốc rộng lớn.
Bởi vì gần đây có 2 mô hình sẽ đưa ra trình Đại Hội 18. Một là mô hình của Bạc Hy Lai, bí thư thành ủy Trùng Khánh, được coi là mang tính chất cực tả, với nội dung là duy trì sự sùng bái Mao, khôi phục những bài hát, y phục thời Mao, phát huy tinh thần và lối sống đầy khí thế “cách mạng văn hóa vô sản trong sáng” đã bị bỏ quên. Thật ra đây chỉ là phản ứng không tưởng viển vông trước sự suy đồi đạo đức xã hội, khi tiền bạc làm chúa tể và nạn nhũng, thói hưởng lạc vật chất đang ăn sâu lan rộng.
Bạc Hy Lai là ngôi sao đang lên, cũng như Uông Dương, được dự kiến vào ban thường vụ bộ chính trị 9 người. Nhưng ngôi sao này đã đột ngột tắt ngấm giữa tháng 3 vừa qua khi bị mất hết chức, bị điều tra cùng bà vợ Cốc Khai Lai trong vụ giết một tỷ phú người Anh và trong nhiều vụ án kinh tế, 2 vợ chồng có thể bị kết án rất nặng, từ tù chung thân đến tử hình. Rồi sẽ như nguyên bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Hy Đồng cũng từng là ủy viên bộ chính trị, bị tuyên án tử hình. Nay mô hình Trùng Khánh của ông Bạc Hy Lai coi như chết yểu từ trong trứng.
Mô hình thứ hai chính là mô hình Quảng Đông là vùng đất đang phồn thịnh, do Uông Dương đề xuất. Lập luận của Uông là thành tích đổi mới rất lớn, quý giá nhưng chưa vững chắc, luôn có nguy cơ phá sản vì có nhiều nhược điểm nguy hiểm. Cái gốc của vấn đề là trên thực tế đã đặt đảng cao hơn dân, đảng bao biện, quan liêu, xa rời dân. Ông căn dặn cán bộ đảng viên không được quan niệm rằng đảng đem lại hạnh phúc ấm no cho dân. Tất cả sức mạnh, thành tích đều do dân. Dân chủ trực tiếp là con đường thắng lợi.
Ông đã xắn tay áo giải quyết cuộc khủng hoảng gay gắt ở Ô Khảm và tạo nên một mô hình sống động có sức thuyết phục. Vấn đề quan hệ giữa nông dân với đảng cộng sản và vấn đề sở hữu ruộng đất của nông dân đang được đặt ra cấp bách. Đã có 180.000 cuộc đấu tranh tập thể của nông dân trong cả nước một năm qua.
Ông Uông Dương cũng quan tâm xây dựng xã hội dân sự, quan tâm đến sự hình thành của những tổ chức phi chính quyền trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, từ thiện, làm cho xã hội năng động, có sức sống. Một hạn chế nổi bật của mô hình Quảng Đông là chưa vượt qua được quan điểm chuyên chính vô sản của một đảng duy nhất, chưa bước hẳn vào quan điểm dân chủ đa nguyên, đa đảng, nghĩa là dân chủ thứ thật, dân chủ tiên tiến, hiện đại.
Các học giả tiến bộ Trung Quốc nhận định dầu sao mô hình Quảng Đông của Uông Dương cũng là một tiến bộ khá lớn so với mô hình hiện tại trong cả nước. Đây có thể coi như mô hình cấp tiến quá độ tách ra khỏi khuôn mẫu giáo điều bảo thủ hiện nay.
Hiện còn có mô hình dân chủ đa nguyên đa đảng ngày càng có tiếng vang trong giới học giả Trung Quốc do trung tướng Lưu Á Châu, hiện là chính ủy Học viện quân sự cấp cao ở Bắc Kinh đề xướng. Lập luận của tướng Lưu là vì yêu nước, yêu đảng CS mà ông chủ trương cần học hỏi áp dụng cái tốt, cái hay ở mọi nơi. Theo ông, mô hình đa đảng, các quyền phân lập, có kiểm soát, ganh đua, thay thế nhau, cân bằng quyền lực, được thực hiện ở Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây, vẫn đang hoàn thiện thêm, là mô hình tối ưu, cần nghiên cứu vận dụng sáng tạo cho mỗi nước, trước hết là Trung Quốc.
Theo phân tích của các giáo sư chính trị ở Đại học Thanh Hoa - Bắc Kinh, trong thường vụ bộ chính trị (9 người) cũng như trong bô chính trị ( 25 người ), có thể chia làm 3 phái, 1 phái trung gian, 1 phái thiên tả và 1 phái thiên hữu. Phái trung gian thường chiếm ưu thế.
Hiện nay trong khi ông Hồ Cẩm Đào thuộc phái trung gian thì Thủ tướng Ôn Gia Bảo lại thuộc cánh tả. Ông Ôn luôn chủ trương đi sát dân, lắng nghe công luận, thực hiện dân chủ từ cơ sở. Ông công khai thừa nhận là môn đệ của Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, đòi khôi phục danh dự cho các nạn nhân vụ Thiên An Môn năm 1989, đòi chấm dứt trừng phạt tổ chức Pháp Luân Công, ông luôn tỏ thái độ mặn mà với mô hình Quảng Đông của Uông Dương.
Lãnh đạo của Trung Quốc sẽ đi theo hướng nào, là vấn đề lớn sẽ sáng tỏ dần qua Đại hội đảng CS lần thứ 18 dự kiến sẽ họp vào đầu tháng 10/2012 này, với 2.270 đại biểu. Có điều gần như chắc chắn là ông Tập Cận Bình thay ông Hồ Cẩm Đào trên cương vị tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, Lý Khắc Cường thay ông Ôn Gia Bảo trên cương vị thủ tướng. Chưa biết Uông Dương sẽ ở vào cương vị nào và mô hình Quảng Đông – Ô Khảm của ông sẽ được Đại hội 18 đánh giá ra sao.
Nhân dịp này một việc làm bổ ích là so sánh tình hình sinh hoạt học thuật giữa Trung Quốc và Việt Nam. Dù sao ở Trung Quốc sinh hoạt học thuật cũng cởi mở, thoáng đãng hơn rõ rệt. Các mạng tự do và quốc doanh đều đưa công khai những quan điểm hung hăng hiếu chiến nhất, như dọa diệt dân Việt vô ân bạc nghĩa, làm lễ vật tế thần cho trận chiến Tam Sa. Quan điểm hiếu chiến cực đoan đòi tiêu diệt Hoa Kỳ bằng vũ khí hóa học để chinh phục thế giới không bị kiểm duyệt. Ngược lại, quan niệm học và vận dụng theo mô hình Hoa Kỳ của một chính ủy đầy quyền uy đang tại chức, cầm đầu một học viện quốc phòng đào tạo tướng lĩnh cho quân đội, vẫn được tự do truyền bá.
Có điều gì như tự do thái quá, phóng khoáng quá mức, thả lỏng việc truyền bá chiến tranh và đối lập chủng tộc vốn bị coi là vi phạm luật quốc tế. Nhưng điều có lợi và bổ ích là các quan điểm tiến bộ cũng được phơi bày và còn được thực thi như mô hình Ô Khảm ở Quảng Đông, một làng ven biển sát khu kinh tế Thẩm Quyến sôi động, không xa Hồng Kông, nhìn thẳng sang Đài Loan - một địa bàn dân chủ đa đảng tiền phong của Trung Quốc.
Sau khi mô hình Trùng Khánh bị thui chột do số phận hẩm hiu của cặp vợ chồng Bạc Hy Lai, mô hình Quảng Đông của Uông Dương tăng thêm giá trị. Tuy nhiên số phận của mô hình này ra sao còn tùy thuộc ở tác động của nó vào đông đảo nhân dân, vào trí thức, các nhà báo, các nhà nghiên cứu, học giả, từ đó tác động vào trong đảng, vào các đại biểu Đại hội 18 sắp đến.
Đảng CS Trung Quốc từng có những nhà cải cách cấp tiến như Hồ Diệu Bang, như Triệu Tử Dương, gần đây có ông Ôn Gia Bảo, nay lại có Uông Dương, Lưu Á Châu…với nhiều mô hình mới mẻ để cân nhắc, so sánh, lựa chọn.
Ở Việt Nam tuy ngày càng có nhiều trí thức dấn thân trong nghiên cứu chính trị cũng như trong hành động chính trị cho dân chủ và tiến bộ xã hội, nhưng việc nghiên cứu chính trị còn giản đơn, thô sơ, không khí học thuật bị xu thế giáo điều kiềm chế nghiệt ngã, các viện nghiên cứu bị đóng khung trong một khuôn tư duy khép kín, mà tiêu biểu nhất là Học viện chính trị - hành chánh quốc gia, lại là nơi trì trệ, nhạt nhẽo nhất. Kết quả đáng kinh sợ là lại xưng tụng các khẩu hiệu: kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên định chế độ độc đảng, kiên định chủ nghĩa xã hội, kiên định lấy quốc doanh làm chủ đạo cho nền kinh tế, thế là chấm hết.
Cả 14 ủy viên bộ chính trị, chưa ai đưa ra nổi một mô hình, một phương châm, một chủ kiến do tư duy độc lập của chính mình. Chỉ duy nhất Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được coi là nhà lý luận “lớn” lại sang tận Cuba để trổ tài hùng biện rao bán một một học thuyết đã lỗi thời, quan điểm đảng duy nhất có nền dân chủ cao đã thành trò hề cho toàn thế giới.
Bao giờ cho đến tháng 10? Bao giờ sẽ có một mô hình đại thể như Ô Khảm trên đất Việt Nam ta? Hay vẫn chỉ là những sự kiện đau buồn Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Con Cuông…đầy uất hận, nhuốm máu và đầy nước mắt của bà con nông dân ta, mà đảng luôn coi là đồng minh chiến lược của giai cấp công nhân do đảng CS là đại diện. Liên minh công nông thủy chung mặn mà là như thế đó.
Ô Khảm là tên một ngôi làng ven biển phía Nam của Trung Quốc. Từ cuối năm 2011 Ô Khảm nổi lên trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc và toàn thế giới. Sang năm 2012, tên làng Ô Khảm - Wu Kan càng nổi bật trong các bài bình luận quốc tế về Trung Quốc trên các tờ báo lớn của Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Đức, Ý, Nhật, Úc...Các nhà chính trị nói đến sự kiện Ô Khảm, mô hình Ô Khảm, giải pháp Ô Khảm, tư duy Ô Khảm và cả con đường Ô Khảm cho Trung Quốc khi Đại Hội đảng CS Trung Quốc lần thứ 18 sắp đến gần.
Sự kiện Ô Khảm nổ ra ngày 21 tháng 9/2011 khi hàng trăm nông dân mất đất của làng này kéo đến trước trụ sở chính quyền và đảng ủy đòi lại ruộng đất đã bị thu hồi nhằm xây dựng một khu công nghiệp, với số tiền đền bù rẻ mạt. Họ bị lực lượng công an xã ngăn chặn, giải tán. Hôm sau nông dân lại xuống đường đông hơn, gần một ngàn nông dân kéo đến đấu tranh quyết liệt hơn. Lực lượng công an cũng được tăng cường. Đã xảy ra xô xát, phía nông dân và phía công an đều có người bị thương. Một số nông dân bị nghi là cầm đầu cuộc đấu tranh bị bắt, bị đánh đập, tra tấn có thương tích. Ngày 23/9, ngày thứ 3 của cuộc đấu tranh, số nông dân xuống đường đông đảo hơn, hầu như toàn dân làng Ô Khảm, cùng với nông dân làng bên cạnh. Huyện Lục Phong phải cử cán bộ và lực lượng an ninh xuống dàn xếp và tạm ổn định tình hình.
Đến ngày 14/12/2011, tình hình căng thẳng gay gắt khi có tin một đại diện thôn của Ô Khảm là ông Tiết Cẩm Ba đang bị giam trên huyện về tội cầm đầu cuộc nổi dậy tháng 9, chờ ngày ra tòa về tội sách động nông dân chống đảng và nhà nước, đã chết trong tù. Nhân dân cả làng đổ xô ra đường, với khí thế uất hận căm thù, một số mang khăn tang, có người mang cả gậy gộc, làm cho cán bộ và công an bỏ trốn hết. Nông dân đập phá một số phòng làm việc của đảng ủy và trụ sở công an thôn. Tình hình vang động toàn quốc và ra thế giới.
Nếu cứ giải quyết ở Ô Khảm như ở những nơi khác trên toàn lãnh thổ Trung Quốc thì một số người cầm đầu cuộc nổi dậy đã bị tù giam từ 2 đến 5 năm, tiền đền bù cho nông dân có thể được nâng lên đôi chút và nông dân vẫn mất đất và khu công nghiệp vẫn hình thành. Nhưng không, sự việc sau đó đã diễn ra khác hẳn, trái ngược hẳn, vì lẽ…
Vì lẽ có sự can thiệp của ông Wang Yang - Uông Dương, năm nay 55 tuổi, quê ở Tô Châu tỉnh An Huy, hiện là bí thư tỉnh ủy đảng CS Trung Quốc tỉnh Quảng Đông, tỉnh có 100 triệu dân, là tỉnh đông dân nhất, cũng là tỉnh giàu có nhất của Trung Quốc, PNB - giá trị sản lượng hàng năm luôn đứng đầu các tỉnh thành. Ông Uông Dương là ủy viên bộ chính trị gồm 25 người từ Đại hội đảng CS thứ 17 (năm 2007), có nhiều triển vọng vào ban thường vụ bộ chính trị gồm 9 người trong Đại hội thứ 18 cuối năm nay.
Cuối năm 2011 ông cử ngay một đoàn điều tra xuống Ô Khảm rồi sau đó ông đích thân xuống tận nơi đối thoại trực tiếp với người dân bình thường thôn Ô Khảm. Do có tư duy độc lập, có công tâm và tinh thần tôn trọng nhân dân, ông đã giải quyết sự kiện Ô Khảm một cách phân minh, công bằng, theo luật pháp. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ông và tỉnh ủy, tòa án trả lại tự do cho các nông dân bị giam trong vụ Ô Khảm, việc xây dựng khu công nghiệp bị đình hẳn lại, những nhân viên công an dùng bạo lực với dân và nhất là làm chết dân bị kỷ luật và có người bị truy tố.
Ông chỉ đạo trực tiếp cuộc chấn chỉnh đảng bộ thôn Ô Khảm, làm thí nghiệm và làm gương mẫu cho toàn tỉnh. Tiếp theo là một cuộc bàu cử thật sự dân chủ trong đảng bộ và ngoài nhân dân của thôn Ô Khảm có hơn 1300 dân; trúng cử vào đảng ủy và hội đồng nhân dân là những đảng viên và công dân có hiểu biết, công tâm và tinh thần phục vụ nhân dân, do chính các công dân bàn bạc lựa chọn kỹ và bỏ phiếu trực tiếp.
Một điều làm nhân dân nức lòng là bí thư đảng ủy thôn Ô Khảm mới được bầu là ông Lâm Tổ Loan, từng bị giam và bị đe dọa đưa ra tòa về tội kích động nhân dân phá rối trật tự trị an xã hội. Ông Lâm được số phiếu cao nhất. Thay vì nằm trong tù, ông và một số bạn ông trở thành người lãnh đạo.
Sự kiện Ô Khảm và sự kết thúc rất có hậu có thể có tác dụng sâu đậm, vượt rất xa tầm vóc của một thôn ven biển và có thể tác động đến tình hình toàn Trung Quốc rộng lớn.
Bởi vì gần đây có 2 mô hình sẽ đưa ra trình Đại Hội 18. Một là mô hình của Bạc Hy Lai, bí thư thành ủy Trùng Khánh, được coi là mang tính chất cực tả, với nội dung là duy trì sự sùng bái Mao, khôi phục những bài hát, y phục thời Mao, phát huy tinh thần và lối sống đầy khí thế “cách mạng văn hóa vô sản trong sáng” đã bị bỏ quên. Thật ra đây chỉ là phản ứng không tưởng viển vông trước sự suy đồi đạo đức xã hội, khi tiền bạc làm chúa tể và nạn nhũng, thói hưởng lạc vật chất đang ăn sâu lan rộng.
Bạc Hy Lai là ngôi sao đang lên, cũng như Uông Dương, được dự kiến vào ban thường vụ bộ chính trị 9 người. Nhưng ngôi sao này đã đột ngột tắt ngấm giữa tháng 3 vừa qua khi bị mất hết chức, bị điều tra cùng bà vợ Cốc Khai Lai trong vụ giết một tỷ phú người Anh và trong nhiều vụ án kinh tế, 2 vợ chồng có thể bị kết án rất nặng, từ tù chung thân đến tử hình. Rồi sẽ như nguyên bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Hy Đồng cũng từng là ủy viên bộ chính trị, bị tuyên án tử hình. Nay mô hình Trùng Khánh của ông Bạc Hy Lai coi như chết yểu từ trong trứng.
Mô hình thứ hai chính là mô hình Quảng Đông là vùng đất đang phồn thịnh, do Uông Dương đề xuất. Lập luận của Uông là thành tích đổi mới rất lớn, quý giá nhưng chưa vững chắc, luôn có nguy cơ phá sản vì có nhiều nhược điểm nguy hiểm. Cái gốc của vấn đề là trên thực tế đã đặt đảng cao hơn dân, đảng bao biện, quan liêu, xa rời dân. Ông căn dặn cán bộ đảng viên không được quan niệm rằng đảng đem lại hạnh phúc ấm no cho dân. Tất cả sức mạnh, thành tích đều do dân. Dân chủ trực tiếp là con đường thắng lợi.
Ông đã xắn tay áo giải quyết cuộc khủng hoảng gay gắt ở Ô Khảm và tạo nên một mô hình sống động có sức thuyết phục. Vấn đề quan hệ giữa nông dân với đảng cộng sản và vấn đề sở hữu ruộng đất của nông dân đang được đặt ra cấp bách. Đã có 180.000 cuộc đấu tranh tập thể của nông dân trong cả nước một năm qua.
Ông Uông Dương cũng quan tâm xây dựng xã hội dân sự, quan tâm đến sự hình thành của những tổ chức phi chính quyền trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, từ thiện, làm cho xã hội năng động, có sức sống. Một hạn chế nổi bật của mô hình Quảng Đông là chưa vượt qua được quan điểm chuyên chính vô sản của một đảng duy nhất, chưa bước hẳn vào quan điểm dân chủ đa nguyên, đa đảng, nghĩa là dân chủ thứ thật, dân chủ tiên tiến, hiện đại.
Các học giả tiến bộ Trung Quốc nhận định dầu sao mô hình Quảng Đông của Uông Dương cũng là một tiến bộ khá lớn so với mô hình hiện tại trong cả nước. Đây có thể coi như mô hình cấp tiến quá độ tách ra khỏi khuôn mẫu giáo điều bảo thủ hiện nay.
Hiện còn có mô hình dân chủ đa nguyên đa đảng ngày càng có tiếng vang trong giới học giả Trung Quốc do trung tướng Lưu Á Châu, hiện là chính ủy Học viện quân sự cấp cao ở Bắc Kinh đề xướng. Lập luận của tướng Lưu là vì yêu nước, yêu đảng CS mà ông chủ trương cần học hỏi áp dụng cái tốt, cái hay ở mọi nơi. Theo ông, mô hình đa đảng, các quyền phân lập, có kiểm soát, ganh đua, thay thế nhau, cân bằng quyền lực, được thực hiện ở Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây, vẫn đang hoàn thiện thêm, là mô hình tối ưu, cần nghiên cứu vận dụng sáng tạo cho mỗi nước, trước hết là Trung Quốc.
Theo phân tích của các giáo sư chính trị ở Đại học Thanh Hoa - Bắc Kinh, trong thường vụ bộ chính trị (9 người) cũng như trong bô chính trị ( 25 người ), có thể chia làm 3 phái, 1 phái trung gian, 1 phái thiên tả và 1 phái thiên hữu. Phái trung gian thường chiếm ưu thế.
Hiện nay trong khi ông Hồ Cẩm Đào thuộc phái trung gian thì Thủ tướng Ôn Gia Bảo lại thuộc cánh tả. Ông Ôn luôn chủ trương đi sát dân, lắng nghe công luận, thực hiện dân chủ từ cơ sở. Ông công khai thừa nhận là môn đệ của Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, đòi khôi phục danh dự cho các nạn nhân vụ Thiên An Môn năm 1989, đòi chấm dứt trừng phạt tổ chức Pháp Luân Công, ông luôn tỏ thái độ mặn mà với mô hình Quảng Đông của Uông Dương.
Lãnh đạo của Trung Quốc sẽ đi theo hướng nào, là vấn đề lớn sẽ sáng tỏ dần qua Đại hội đảng CS lần thứ 18 dự kiến sẽ họp vào đầu tháng 10/2012 này, với 2.270 đại biểu. Có điều gần như chắc chắn là ông Tập Cận Bình thay ông Hồ Cẩm Đào trên cương vị tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, Lý Khắc Cường thay ông Ôn Gia Bảo trên cương vị thủ tướng. Chưa biết Uông Dương sẽ ở vào cương vị nào và mô hình Quảng Đông – Ô Khảm của ông sẽ được Đại hội 18 đánh giá ra sao.
Nhân dịp này một việc làm bổ ích là so sánh tình hình sinh hoạt học thuật giữa Trung Quốc và Việt Nam. Dù sao ở Trung Quốc sinh hoạt học thuật cũng cởi mở, thoáng đãng hơn rõ rệt. Các mạng tự do và quốc doanh đều đưa công khai những quan điểm hung hăng hiếu chiến nhất, như dọa diệt dân Việt vô ân bạc nghĩa, làm lễ vật tế thần cho trận chiến Tam Sa. Quan điểm hiếu chiến cực đoan đòi tiêu diệt Hoa Kỳ bằng vũ khí hóa học để chinh phục thế giới không bị kiểm duyệt. Ngược lại, quan niệm học và vận dụng theo mô hình Hoa Kỳ của một chính ủy đầy quyền uy đang tại chức, cầm đầu một học viện quốc phòng đào tạo tướng lĩnh cho quân đội, vẫn được tự do truyền bá.
Có điều gì như tự do thái quá, phóng khoáng quá mức, thả lỏng việc truyền bá chiến tranh và đối lập chủng tộc vốn bị coi là vi phạm luật quốc tế. Nhưng điều có lợi và bổ ích là các quan điểm tiến bộ cũng được phơi bày và còn được thực thi như mô hình Ô Khảm ở Quảng Đông, một làng ven biển sát khu kinh tế Thẩm Quyến sôi động, không xa Hồng Kông, nhìn thẳng sang Đài Loan - một địa bàn dân chủ đa đảng tiền phong của Trung Quốc.
Sau khi mô hình Trùng Khánh bị thui chột do số phận hẩm hiu của cặp vợ chồng Bạc Hy Lai, mô hình Quảng Đông của Uông Dương tăng thêm giá trị. Tuy nhiên số phận của mô hình này ra sao còn tùy thuộc ở tác động của nó vào đông đảo nhân dân, vào trí thức, các nhà báo, các nhà nghiên cứu, học giả, từ đó tác động vào trong đảng, vào các đại biểu Đại hội 18 sắp đến.
Đảng CS Trung Quốc từng có những nhà cải cách cấp tiến như Hồ Diệu Bang, như Triệu Tử Dương, gần đây có ông Ôn Gia Bảo, nay lại có Uông Dương, Lưu Á Châu…với nhiều mô hình mới mẻ để cân nhắc, so sánh, lựa chọn.
Ở Việt Nam tuy ngày càng có nhiều trí thức dấn thân trong nghiên cứu chính trị cũng như trong hành động chính trị cho dân chủ và tiến bộ xã hội, nhưng việc nghiên cứu chính trị còn giản đơn, thô sơ, không khí học thuật bị xu thế giáo điều kiềm chế nghiệt ngã, các viện nghiên cứu bị đóng khung trong một khuôn tư duy khép kín, mà tiêu biểu nhất là Học viện chính trị - hành chánh quốc gia, lại là nơi trì trệ, nhạt nhẽo nhất. Kết quả đáng kinh sợ là lại xưng tụng các khẩu hiệu: kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên định chế độ độc đảng, kiên định chủ nghĩa xã hội, kiên định lấy quốc doanh làm chủ đạo cho nền kinh tế, thế là chấm hết.
Cả 14 ủy viên bộ chính trị, chưa ai đưa ra nổi một mô hình, một phương châm, một chủ kiến do tư duy độc lập của chính mình. Chỉ duy nhất Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được coi là nhà lý luận “lớn” lại sang tận Cuba để trổ tài hùng biện rao bán một một học thuyết đã lỗi thời, quan điểm đảng duy nhất có nền dân chủ cao đã thành trò hề cho toàn thế giới.
Bao giờ cho đến tháng 10? Bao giờ sẽ có một mô hình đại thể như Ô Khảm trên đất Việt Nam ta? Hay vẫn chỉ là những sự kiện đau buồn Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Con Cuông…đầy uất hận, nhuốm máu và đầy nước mắt của bà con nông dân ta, mà đảng luôn coi là đồng minh chiến lược của giai cấp công nhân do đảng CS là đại diện. Liên minh công nông thủy chung mặn mà là như thế đó.
Xuất khẩu lao động sụt giảm 6 tháng đầu năm (Mordern slavery)
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
cho biết, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 6 tháng đầu
năm 2012 đạt trên 40.000 lao động
Bằng 86,5% so với cùng kỳ năm ngoái và 44,6% so với chỉ tiêu đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay.
Trong đó, thị trường Đài Loan (Trung Quốc) chiếm trên 14.000 lao động, Hàn Quốc gần 7.600 lao động, Nhật Bản gần 4.000 lao động, Malaysia trên 3.500 lao động.
Đáng chú ý, hai thị trường Đài Loan và Hàn Quốc, lượng lao động đi xuất khẩu lao động giảm mạnh. So với cùng kỳ năm ngoái, số người đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan giảm trên 3.500 người và tại Hàn Quốc giảm trên 3.600 người.
Bộ trưởng Huệ: Cuối quý này, thị trường chứng khoán sẽ khởi sắc! (hohoho)
Hiện, Bộ Tài chính đã đề xuất với Chính Phủ và hiện đang chờ Thủ Tướng
phê duyệt quy định về việc doanh nghiệp nhà nước phải định kỳ công khai
báo cáo tài chính đã kiểm toán.
Một
trong những vấn đề quan trọng nhất hiện nay của thị trường chứng khoán là củng
cố niềm tin nhà đầu tư thông qua tăng cường tính minh bạch, công khai thông tin
hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà
nước.Trả lời phỏng vấn Hãng tin tài chính Mỹ Bloomberg tại buổi Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp đạt giải Báo cáo thường niên tốt nhất vừa qua tại TP.HCM vừa rồi, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có thể khởi sắc từ cuổi quý này cùng với sự hồi phục của kinh tế vĩ mô và của các doanh nghiệp.
“Đến thời điểm đó (cuối quý III, đầu quý IV), tình hình hoạt động của các công ty sẽ được cải thiện nhờ được tạo đà bởi những hồi phục của nền kinh tế vĩ mô trong nước”, Bộ trưởng nhận định.
Ông cũng lưu ý rằng, một trong những vấn đề quan trọng nhất hiện nay của thị trường chứng khoán Việt Nam là cần phải củng cố niềm tin đối với các nhà đầu tư bằng việc tăng cường tính minh bạch, công khai thông tin hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
Hiện, Bộ Tài chính đã đề xuất với Chính Phủ và hiện đang chờ Thủ Tướng phê duyệt quy định về việc doanh nghiệp nhà nước phải định kỳ công khai báo cáo tài chính đã kiểm toán.
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng dưới 5% trong suốt 2 quý vừa qua và Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã nhận định tại một Hội nghị Ngành ngân hàng là Việt Nam sẽ “vô cùng” khó khăn trong việc thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6% cho năm nay.
'Dòng sông vàng kiều hối' đang cạn dần
Tiền hải ngoại gởi về Sài Gòn giảm 23%
VIỆT NAM (NV) - Dù tăng mạnh, từ $1.75 tỉ hồi năm 2001 vọt lên $9 tỉ năm 2011, nhưng số tiền của người Việt hải ngoại ở trên 100 quốc gia khắp thế giới gửi về Việt Nam đang có nguy cơ suy cạn.
Nhà nước Cộng Sản Việt Nam gọi khoản tiền “từ trên trời rơi xuống”
này là “kiều hối,” là “dòng sông vàng tuôn chảy”... vì giúp bù đắp 92%
khoản thâm hụt cán cân thương mại của họ.
Theo báo mạng VietNamNet, “kiều hối” gửi về Sài Gòn sáu tháng đầu năm 2012 giảm 23% so với cùng giai đoạn của năm 2011, tức giảm đến $500 triệu và chỉ đạt $1.9 tỉ.
Tài liệu trích dẫn thống kê của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tại Sài Gòn nói rằng “kiều hối” gửi về riêng tại Sài Gòn hồi năm 2011 lên tới $5 tỉ trên tổng số 9 tỉ, chiếm tỉ lệ 55%. Một tài liệu khác cũng nói, “kiều hối” từ Hoa Kỳ gửi về chiếm hơn một nửa.
Một nguồn tin khác từ báo USA Today thì cho rằng tiền kiều hối được gửi về Việt Nam nhằm các mục đích: Mua bất động sản, kinh doanh kiếm lời, trợ giúp thân nhân còn kẹt lại Việt Nam.
Trong khi đó, theo Ngân Hàng Thế Giới (World Bank - WB), “kiều hối” của người Việt ở hải ngoại gửi về Việt Nam tăng dần hàng năm.
Từ năm 1999 xấp xỉ $1 tỉ, con số này tăng dần đều và lên đến $9 tỉ trong năm 2011, đưa Việt Nam vào danh sách “Top 16” các quốc gia nhận “kiều hối” nhiều nhất thế giới.
Có thể nói, khoản tiền $9 tỉ “kiều hối” của năm 2011 tương đương 7.4% tổng sản lượng quốc dân (GDP) của Việt Nam, vượt cả vốn FDI, ODA mà Việt Nam vay được của thế giới một cách chật vật, khó khăn. Dư luận còn cho rằng với “kiều hối” đổ về, nhà nước Cộng Sản Việt Nam có thêm nguồn ngoại tệ ổn định, tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia, giảm thâm hụt ngân sách và thâm thủng cán cân thương mại trên thị trường quốc tế...
Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại gọi lượng “kiều hối” đổ về Việt Nam trong năm 2011 là “mùa thu hoạch vàng,” giúp Việt Nam tiếp tục giữ vị trí một trong 16 quốc gia nhận “kiều hối” nhiều nhất thế giới.
Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam khoe đã tìm mọi cách “phát triển mạng lưới nhận tiền ở hải ngoại gửi về,” đôi khi chỉ cần 5 phút để thực hiện một thương vụ chuyển ngân. Khách hàng của Vietin Bank ở Việt Nam còn có thể gửi và nhận tiền “24 tiếng đồng hồ trong ngày và 7 ngày trong tuần”.
Tài liệu do bà giám đốc điều hành Western Union khu vực Châu Á-Thái Bình Dương công bố còn cho biết hiện có trên 4 triệu người Việt Nam ở hải ngoại, trong đó có chừng 400,000 “lao động xuất khẩu” đang sinh sống ở 101 quốc gia khắp thế giới. Theo bà, lực lượng này đã chuyển về Việt Nam số “kiều hối” tăng dần hàng năm.
VietNamNet còn trích dẫn nhận định của Bộ Lao Ðộng-Xã Hội Việt Nam xác nhận rằng các “thị trường kiều hối truyền thống” của Việt Nam gồm Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ðức và Úc. Còn số thị trường mới “khơi nguồn” từ năm 2005 trở lại đây gồm Ðài Loan, Nhật, Nam Hàn, Malaysia...
Ðối với loại thị trường mới “khơi nguồn” thì “kiều hối” được chuyển
về nông thôn phần lớn. Báo mạng 'Baomoi.com' trích tài liệu của ủy ban
giám sát tài chính của nhà nước Việt Nam xác nhận có đến 52% lượng “kiều
hối” được đổ vào bất động sản.
Tuy nhiên, theo VietNamNet, giờ đây “dòng sông vàng” đang có dấu hiệu suy thoái rõ rệt qua việc sụt giảm nguồn thu được ghi nhận tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Cũng theo VietNamNet, sự sụt giảm này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Sự trì trệ của khu vực bất động sản, kinh tế Việt Nam bất ổn, chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước, va, một số quốc gia Ðông Nam Á hạn chế thu nhận công nhân “xuất khẩu lao động”...
VIỆT NAM (NV) - Dù tăng mạnh, từ $1.75 tỉ hồi năm 2001 vọt lên $9 tỉ năm 2011, nhưng số tiền của người Việt hải ngoại ở trên 100 quốc gia khắp thế giới gửi về Việt Nam đang có nguy cơ suy cạn.
|
Tiền của người Việt ở hải ngoại gửi về Việt Nam đang giảm mạnh. (Hình: VietNamNet)
|
Theo báo mạng VietNamNet, “kiều hối” gửi về Sài Gòn sáu tháng đầu năm 2012 giảm 23% so với cùng giai đoạn của năm 2011, tức giảm đến $500 triệu và chỉ đạt $1.9 tỉ.
Tài liệu trích dẫn thống kê của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tại Sài Gòn nói rằng “kiều hối” gửi về riêng tại Sài Gòn hồi năm 2011 lên tới $5 tỉ trên tổng số 9 tỉ, chiếm tỉ lệ 55%. Một tài liệu khác cũng nói, “kiều hối” từ Hoa Kỳ gửi về chiếm hơn một nửa.
Một nguồn tin khác từ báo USA Today thì cho rằng tiền kiều hối được gửi về Việt Nam nhằm các mục đích: Mua bất động sản, kinh doanh kiếm lời, trợ giúp thân nhân còn kẹt lại Việt Nam.
Trong khi đó, theo Ngân Hàng Thế Giới (World Bank - WB), “kiều hối” của người Việt ở hải ngoại gửi về Việt Nam tăng dần hàng năm.
Từ năm 1999 xấp xỉ $1 tỉ, con số này tăng dần đều và lên đến $9 tỉ trong năm 2011, đưa Việt Nam vào danh sách “Top 16” các quốc gia nhận “kiều hối” nhiều nhất thế giới.
Có thể nói, khoản tiền $9 tỉ “kiều hối” của năm 2011 tương đương 7.4% tổng sản lượng quốc dân (GDP) của Việt Nam, vượt cả vốn FDI, ODA mà Việt Nam vay được của thế giới một cách chật vật, khó khăn. Dư luận còn cho rằng với “kiều hối” đổ về, nhà nước Cộng Sản Việt Nam có thêm nguồn ngoại tệ ổn định, tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia, giảm thâm hụt ngân sách và thâm thủng cán cân thương mại trên thị trường quốc tế...
Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại gọi lượng “kiều hối” đổ về Việt Nam trong năm 2011 là “mùa thu hoạch vàng,” giúp Việt Nam tiếp tục giữ vị trí một trong 16 quốc gia nhận “kiều hối” nhiều nhất thế giới.
Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam khoe đã tìm mọi cách “phát triển mạng lưới nhận tiền ở hải ngoại gửi về,” đôi khi chỉ cần 5 phút để thực hiện một thương vụ chuyển ngân. Khách hàng của Vietin Bank ở Việt Nam còn có thể gửi và nhận tiền “24 tiếng đồng hồ trong ngày và 7 ngày trong tuần”.
Tài liệu do bà giám đốc điều hành Western Union khu vực Châu Á-Thái Bình Dương công bố còn cho biết hiện có trên 4 triệu người Việt Nam ở hải ngoại, trong đó có chừng 400,000 “lao động xuất khẩu” đang sinh sống ở 101 quốc gia khắp thế giới. Theo bà, lực lượng này đã chuyển về Việt Nam số “kiều hối” tăng dần hàng năm.
VietNamNet còn trích dẫn nhận định của Bộ Lao Ðộng-Xã Hội Việt Nam xác nhận rằng các “thị trường kiều hối truyền thống” của Việt Nam gồm Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ðức và Úc. Còn số thị trường mới “khơi nguồn” từ năm 2005 trở lại đây gồm Ðài Loan, Nhật, Nam Hàn, Malaysia...
|
Công nhân Việt Nam “lao động xuất khẩu” bị trả về nước nhiều hơn số được tuyển mộ. (Hình: VietNamNet) |
Tuy nhiên, theo VietNamNet, giờ đây “dòng sông vàng” đang có dấu hiệu suy thoái rõ rệt qua việc sụt giảm nguồn thu được ghi nhận tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Cũng theo VietNamNet, sự sụt giảm này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Sự trì trệ của khu vực bất động sản, kinh tế Việt Nam bất ổn, chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước, va, một số quốc gia Ðông Nam Á hạn chế thu nhận công nhân “xuất khẩu lao động”...
Nhiều bệnh viện ở Việt Nam thiếu hành lang để... nằm
VIỆT NAM (NV) -Tình
trạng quá đông bệnh nhân tại hầu hết các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay
ngày càng thê thảm. Người thăm nuôi và bệnh nhân đông kịt đến nỗi hành
lang, gầm giường không còn chỗ trống để... nằm.
Theo báo mạng Infornet, bệnh viện càng lớn thì tình trạng đông đúc
càng khủng khiếp hơn bao giờ hết, từ Nhi Ðồng Trung ương, Bạch Mai, phụ
sản Trung ương, Ung thư... ở miền Bắc, và bệnh viện Chấn thương-Chỉnh
hình ở miền Nam.
Một số bệnh nhân cho biết “ở đâu cũng phải chờ, và việc gì cũng phải chờ một thời gian dài, từ gửi xe, đóng tiền mua phiếu khám bệnh...” Ðáng nói là số bệnh nhân được ghép nằm chung giường mỗi lúc một nhiều, từ 2, rồi 3, đến 4...
Cũng theo Infornet, thân nhân và người nuôi bệnh nằm lan khắp các hành lang, dưới gầm giường, đặc biệt về đêm, cứ có chỗ trống thì... lăn vạ ra nằm.
Báo này cho biết, Bạch Mai là bệnh viện lớn nhất miền Bắc hiện nay là nơi điều trị nội trú của trên 3,000 người và mỗi ngày tiếp nhận khoảng 10,000 người đến khám bệnh.
Còn tại bệnh viện Nhi đồng trung ương, thời gian trẻ có mặt tại bệnh viện chờ khám bệnh hiện nay không dưới 4 tiếng đồng hồ cho mỗi lượt khám. Theo tài liệu thống kê của bệnh viện này, mỗi ngày có trên 2,000 bệnh nhân trẻ em chen chúc trong một khu vực khám chỉ có thể chứa tối đa... 400 em.
Một bà mẹ, cư dân tỉnh Hưng Yên than thở: “Cháu mắc bệnh sốt xuất huyết, nằm bệnh viện này hầu như chỉ làm bệnh trở nặng hơn.”
Trong khi đó tại phần lớn các bệnh viện ở Sài Gòn, người dân lại khổ sở vì tình trạng chờ đợi mua thuốc chữa trị cho bệnh nhân.
Tại bệnh viện Chấn thương-Chỉnh hình, một cư dân Long An than thở “đã phải chờ hơn 4 tiếng đồng hồ để mua mấy hủ thuốc cho thân nhân khi làm thủ tục ra về”.
Ở bệnh viện Từ Dũ chiều ngày 13 tháng 7, một ông chồng rên siết khi nói về việc xếp hàng chờ gần 3 tiếng đồng hồ để nhận thuốc cho người nhà. Bệnh nhân, vợ của ông nằm ở phòng cấp cứu sau khi mổ lấy thai ngoài tử cung, lúc đó đang chờ thuốc.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị dẫn lời của ông Nguyễn Hải Long, “người chồng
đau khổ” cho biết ông không tìm được thuốc cho vợ tại các nhà thuốc Tây.
Cuối cùng, quay trở lại bệnh viện quá đông người chờ đợi, ông Long mất
gần ba tiếng đồng hồ mới mua được thuốc cho vợ.
Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, tình trạng này mới xảy ra chừng một tháng trở lại đây sau khi Sở Y Tế Sài Gòn ra lệnh dẹp bớt nhà thuốc trong phạm vi bệnh viện để chỉ chừa lại một mà thôi.
Theo dư luận, chủ trương này của Sở Y Tế Sài Gòn mới đúng với tinh thần “có một mới được độc quyền”. (P.L.)
|
Cảnh nằm vạ dưới gầm giường. (Hình: Infornet)
|
Một số bệnh nhân cho biết “ở đâu cũng phải chờ, và việc gì cũng phải chờ một thời gian dài, từ gửi xe, đóng tiền mua phiếu khám bệnh...” Ðáng nói là số bệnh nhân được ghép nằm chung giường mỗi lúc một nhiều, từ 2, rồi 3, đến 4...
Cũng theo Infornet, thân nhân và người nuôi bệnh nằm lan khắp các hành lang, dưới gầm giường, đặc biệt về đêm, cứ có chỗ trống thì... lăn vạ ra nằm.
Báo này cho biết, Bạch Mai là bệnh viện lớn nhất miền Bắc hiện nay là nơi điều trị nội trú của trên 3,000 người và mỗi ngày tiếp nhận khoảng 10,000 người đến khám bệnh.
Còn tại bệnh viện Nhi đồng trung ương, thời gian trẻ có mặt tại bệnh viện chờ khám bệnh hiện nay không dưới 4 tiếng đồng hồ cho mỗi lượt khám. Theo tài liệu thống kê của bệnh viện này, mỗi ngày có trên 2,000 bệnh nhân trẻ em chen chúc trong một khu vực khám chỉ có thể chứa tối đa... 400 em.
Một bà mẹ, cư dân tỉnh Hưng Yên than thở: “Cháu mắc bệnh sốt xuất huyết, nằm bệnh viện này hầu như chỉ làm bệnh trở nặng hơn.”
Trong khi đó tại phần lớn các bệnh viện ở Sài Gòn, người dân lại khổ sở vì tình trạng chờ đợi mua thuốc chữa trị cho bệnh nhân.
Tại bệnh viện Chấn thương-Chỉnh hình, một cư dân Long An than thở “đã phải chờ hơn 4 tiếng đồng hồ để mua mấy hủ thuốc cho thân nhân khi làm thủ tục ra về”.
Ở bệnh viện Từ Dũ chiều ngày 13 tháng 7, một ông chồng rên siết khi nói về việc xếp hàng chờ gần 3 tiếng đồng hồ để nhận thuốc cho người nhà. Bệnh nhân, vợ của ông nằm ở phòng cấp cứu sau khi mổ lấy thai ngoài tử cung, lúc đó đang chờ thuốc.
|
Ngồi chờ mua thuốc Tây cho bệnh nhân. (Hình: Báo Sài Gòn Tiếp Thị)
|
Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, tình trạng này mới xảy ra chừng một tháng trở lại đây sau khi Sở Y Tế Sài Gòn ra lệnh dẹp bớt nhà thuốc trong phạm vi bệnh viện để chỉ chừa lại một mà thôi.
Theo dư luận, chủ trương này của Sở Y Tế Sài Gòn mới đúng với tinh thần “có một mới được độc quyền”. (P.L.)
Subscribe to:
Posts (Atom)