Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, nếu nền kinh tế Việt Nam không kịp phục hồi thì những cơ hội không được tận dụng sẽ trở thành thách thức, và thách thức sẽ dẫn tới khủng hoảng.
Bức tranh màu xám
Cùng
với khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới, quãng thời gian từ năm
2008 đến nay, kinh tế Việt Nam đang bộc lộ sự trì trệ, doanh nghiệp phát
triển sa sút. Chỉ trong 2 năm 2011 – 2012, đã có hơn 100.000 doanh
nghiệp phá sản, ngang bằng số doanh nghiệp phá sản trong vòng 10 năm
qua. Điều này, rõ ràng là không theo quy luật đào thải bình thường,
mà cho thấy sự suy thoái nghiêm trọng của doanh nghiệp cũng như nền kinh
tế.
Nhận
định về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, bà Trinh Nguyễn, chuyên
gia kinh tế châu Á, Thị trường & Ngân hàng toàn cầu HSBC Hồng Kông
cho biết, dòng vốn FDI hiện đangchảy
mạnh vào khu vực châu Á, đặc biệt là vào những nước đang phát triển mà
trong đó có Việt Nam. 2 yếu tố chính để các nhà đầu tư nước ngoài bị thu
hút vào Việt Nam vẫn là chi phí nhân công giá rẻ và sự ổn định chính
trị trong nước. Thêm vào đó, xuất khẩu ở Việt Nam vẫn đang duy trì ở mức
2 con số trong khi nhập khẩu giảm xuống 1 con số, giúp Việt Nam lần đầu
tiên xuất siêu sau gần 20 năm.
Tuy
nhiên, bên cạnh những 2 ưu điểm cố hữu, HSBC cũng nhận định, nền kinh
tế Việt Nam hiện đang vướng phải một loạt những thách thức lớn như: đầu
tư cao vào nhiều lĩnh vực nhưng không đem lại hiệu quả, tăng trưởng và
năng suất tăng trưởng ngày càng chậm lại, hiệu quả đầu tư từ ngân sách
Nhà nước thấp, môi trường kinh doanh còn nhiều phức tạp, nặng nề,..
“Trong
ngắn hạn, lượng vốn FDI chảy vào Việt Nam dù ổn định nhưng sẽ không gây
ấn tượng, chủ yếu là nhờ vào đầu tư của Nhật Bản”, bà Trinh cho biết.
Ông
Sanjay Karla, Trưởng đại diện Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam
nhận định: mức tăng trưởng dự báo 5% trong năm nay tại Việt Nam là chưa
thực sự thỏa mãn. Nguyên nhân lớn là do các vấn đề kinh tế của đất nước,
đặc biệt là trong giải quyết nợ xấu và bất động sản.
“Hiên
Ngân hàng Nhà nước đã phải có động thái can thiệp để cải thiện nền kinh
tế, tuy nhiên sự can thiệp của Nhà nước chưa chắc đã mang yếu tố tích
cực. Mối nguy hại tiềm ẩn của lạm phát, khủng hoảng vẫn chưa biến mất”,
ông Karla nhận định.
Ông
Karla cũng cho rằng, với các DN nhà nước đầu tư ngoài ngành không hiệu
quả, dù các doanh nghiệp này đã thoái vốn, nhưng vẫn không giải quyết
ngay được vấn đề. Hậu quả của việc đầu tư kém hiệu quả này sẽ còn ảnh
hưởng tới nền kinh tế trong 5 – 10 năm nữa.
Nên cứu các DN nhỏ trước
Nhận
định về tình hình kinh tế hiện nay của Việt Nam, chuyên gia kinh tế
Phạm Chi Lan chia sẻ, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đều có
những đánh giá đồng nhất với nhau về một kịch bản khá bi quan cho nền
kinh tế Việt Nam.
“Năng
lực cạnh tranh của DN Việt Nam vốn đã yếu so với các nước khác, nay lại
càng yếu. Ngoài các doanh nghiệp phá sản, các doanh nghiệp còn tồn tại
cũng phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm 20 – 30%, thậm chí là 50% quy mô
của mình. Nhu cầu thị trường vẫn có nhưng lực trong nước không còn để họ
làm tiếp được. Nhiều doanh nghiệp có tiền nhưng cũng không biết đầu tư
vào đâu, lại phải chuyển hướng đầu tư sang nước ngoài”, bà Lan cho biết.
Một
điều đáng lo hơn, theo bà Lan, đó là là dù chúng ta đã rõ những khó
khăn của nền kinh tế nhưng những bước đi đầu tiên, bước khởi động cốt
lõi để tái cơ cấu nền kinh tế vẫn chưa được thực hiện. Rõ ràng nhất là
trong khu vực DNNN, trong đó có ngân hàng và đầu tư công là 2 mặt quan
trọng đang chủ trương tái cơ cấu.
"Trong
khi chúng ta đang loay hoay tìm lời giải cho bài toán kinh tế trong
nước thì thời hạn mở của thị trường theo cam kết của WTO đã đến rất gần,
chỉ còn vài ba năm nữa để DN trong nước phục hồi. Nếu không kịp phục
hồi thì cơ hội với chúng ta sẽ trở thành thách thức, và thách thức sẽ
trở thành khủng hoảng”, bà Lan nhận định.
Về
giải pháp, bà Lan nhận định, điều tiên quyết cần làm là cải cách mạnh
nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính phủ cần phân bổ nguồn
lực cân bằng hơn, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển. Đặc
biệt, bà Lan cho rằng, chính phủ nên tập trung giải quyết nợ xấu cho
doanh nghiệp nhỏ trước.
“Các
DNNN có quyền lực, tiếng nói lớn thì thu hút mọi sự quan tâm còn các DN
nhỏ lại đang bị lãng quên. Chính phủ nên phân bổ lại nguồn lực, tập
trung giải quyết nợ xấu cho khu vực DN nhỏ và vừa trước để tạo điều kiện
cho khu vực tư nhân phát triển”, bà Lan nhận định.
Trang Lam
No comments:
Post a Comment