Friday, November 30, 2012

Chồng Việt kiều Mỹ 63t cưới Vợ 13t

Công an tỉnh Kiên Giang vừa bắt tạm giữ một chú rể để điều tra hành vi hiếp dâm trẻ em. Thật bất ngờ, cô dâu trong vụ này mới 13 tuổi đã từng có 3 đời chồng.
Theo hồ sơ lưu, Huỳnh Vũ P. (sinh năm 1986, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, Kiên Giang) là con của ông Huỳnh Văn H. Tháng 2-2008 Vũ P. cưới Trần Thị Châu P. lúc ấy mới 13 tuổi. Ông H., cha chú rể, trong đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho con trai, đã trình bày: Con trai ông và Trần Thị Châu P. thương nhau từ năm 2007 (lúc Châu P.12 tuổi).

Suốt hai hôm đám cưới, từ sáng đến tối bà con nghe hết nhạc thiếu nhi “Ba thương con”, “Con cò bé bé” đến những ca khúc ướt át “Kiếp nghèo”, “Áo em chưa mặc một lần”.
Châu P. cao lớn, phổng phao, ra dáng thiếu nữ. Gia đình rất mừng, nên không ai ngăn cản. Chàng rể Huỳnh Vũ P. cũng to cao đẹp trai, hiền lành, lễ phép khiến bà Nguyễn Thị X. - mẹ ruột Châu P. rất ưng ý và không tiếc lời khoe với hàng xóm.
Khoảng đầu năm 2008, bà X. thấy hai đứa “yêu” nhau quá mãnh liệt, vượt khung, sợ “ăn cơm trước kẻng” làm bẽ mặt gia đình, họ hàng nên gia đình ông Huỳnh Văn H. sang làm quen, đặt vấn đề làm sui gia, cưới hỏi cho con.
Khi lên phường đăng ký, cán bộ tư pháp phát hiện Châu P. còn vị thành niên, không thể kết hôn. Họ dành nhiều thời gian giải thích, khuyên can. Mặc cho chính quyền không đồng ý, bà X. sang giục ông Huỳnh Văn H. tổ chức cưới hỏi cho xong, sau này sẽ đăng ký kết hôn.
Đám cưới được ấn định ngày 31-3-2008. Bạn bè cô dâu chú rể là những đứa trẻ con lít nhít mặc áo quần bảnh bao đi dự tiệc. Suốt hai hôm đám cưới, từ sáng đến tối bà con nghe hết nhạc thiếu nhi “Ba thương con”, “Con cò bé bé” đến những ca khúc ướt át “Kiếp nghèo”, “Áo em chưa mặc một lần”.
Cưới nhau xong, cặp vợ chồng nhí lại sống nhí nhố như lúc mới quen nhau. Cãi vã nhau, gọi mày xưng tao. Chỉ sau vài tuần sống bên nhà vợ, Vũ P. thường xuyên tụ tập bạn bè choai choai để ăn chơi, nhậu nhẹt, quậy tưng bừng. Nhậu say, Vũ P. la hét, chửi bới dậy xóm làng vì vợ không đưa tiền đi nhậu tăng hai, tăng ba.
Cô bé Châu P. chẳng có nghề ngỗng gì, suốt ngày ngồi tiệm Internet chơi games. Một bữa, anh chồng trẻ con say lướt khướt đi về nhìn thấy vợ ngồi chat, xông vào tiệm lôi xềnh xệch về nhà đánh đập chửi bới vì... thứ đàn bà hư. Giận thằng rể “trời đánh” hành hạ con gái, lại không coi ai ra gì, bà X. làm đơn tố cáo Huỳnh Vũ P. tội hiếp dâm trẻ em.
Từ vụ án trẻ con làm chồng vợ, chúng tôi tìm hiểu thêm và phát hiện: Trần Thị Châu P. mới 13 tuổi từng có một đời “chồng” trước khi làm đám cưới với Huỳnh Vũ P. Lễ ăn hỏi được tổ chức ngày 12-8-2006, lúc Châu P. mới 11 tuổi (theo giấy khai sinh), với Nguyễn Văn T. (sinh năm 1984), ngụ phường Vĩnh Thông, Rạch Giá.
Theo lời kể của bà X.: tình yêu “sét đánh” giữa Châu P. với Nguyễn Văn T. là do anh ta câu cá… rất giỏi nên đem lòng yêu thương. Khi gia đình T. định sang hỏi cưới thì Châu P. “giận” T., không chịu cưới.

Chú rể 13, cô dâu 17 chụp ảnh cưới.
Vợ 13, chồng Việt kiều 63
Khi anh chồng Vũ P. còn nằm trong trại tạm giam thì ngày 15-10-2008, Châu P. bất ngờ lên xe hoa với một Việt kiều Mỹ đã 63 tuổi!
Đám cưới được tổ chức rất linh đình tại một nhà hàng ở thành phố Rạch Giá, đúng ba tuần sau khi Vũ P. bị bắt tạm giam. Theo lời kể lại của bạn bè Châu P. thì Châu P. và ông Việt kiều này vừa quen trên mạng được đúng một tuần.
Dịp này, chú rể Việt kiều Mỹ vừa về Việt Nam được vài ngày, buồn tình lên mạng chat chít. Ông Việt kiều được Châu P. cho xem webcam và tình yêu sét đánh diễn ra như trong phim.
Ông Việt kiều về Rạch Giá thuê phòng khách sạn để lưu trú và gặp gỡ người tình. Đôi tình nhân dắt nhau đi mua sắm, ăn uống và du lịch Hà Tiên, Phú Quốc.
Ông này còn hào phóng mua tặng Châu P. một chiếc xe máy Attila kèm 1.000 USD tiêu vặt và quà cáp cho gia đình người yêu.
Trong ngày cưới, cô dâu Châu P. đi xe máy chở chồng từ tiệm làm tóc đến nhà hàng mà không đội mũ bảo hiểm, bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe. Công an lập biên bản giữ xe vì Châu P. không có bằng lái. Hay tin, bà X. mẹ cô dâu lấy giấy khai sinh của Châu P. ra cho “chàng rể” xem.
Ngay sau đó mặt ông Việt kiều tái nhợt vì sợ. Ông này vẫy taxi chạy thẳng về TPHCM.

Vợ chồng Châu P. và Vũ P. trong một lần đi chơi. Nữ sinh lớp 8 hai lần lên xe hoa
Tại huyện biên giới Đức Huệ (Long An) có nhiều trường hợp tảo hôn do thiếu hiểu biết về pháp luật.
Nguyễn Quốc Toàn quen và yêu cô bé Ngô Thị Thu T., sinh ngày 16-7-1993, ngụ xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ từ khi T. đang là học sinh lớp 8.
Do cha mẹ ly hôn, Thu T. ở với mẹ phụ bán quán giải khát và kinh doanh thêm mấy bàn bi da. Học lớp 8 nhưng Thu T. có thân hình ra dáng thiếu nữ, nên được nhiều thanh niên trong xóm để ý, trêu ghẹo.
Trong số các thanh niên “mọc rễ” tại quán, có Nguyễn Quốc Toàn. Vài lần, Quốc Toàn lấy xe chở Thu T. về nhà thăm cha ruột là ông Ngô Văn Đ cách nhà mẹ con T. khoảng 2 km chơi. Quốc Toàn rất được “cha vợ tương lai” quý mến và thường nhậu lai rai với nhau.
Khoảng giữa năm 2008, Thu T. cùng Quốc Toàn đột nhiên bỏ nhà đi mất không nói một lời. Lục tung cả nhà lên, mẹ cô phát hiện một bức thư viết cô cùng “chồng” (chỉ Quốc Toàn) bỏ ra Vũng Tàu “xây tổ uyên ương”, khi nào sự nghiệp thành đạt sẽ quay về phụ giúp gia đình. Cả gia đình ra Vũng Tàu năn nỉ hai đứa quay về nhà làm cưới hỏi đàng hoàng cho đỡ xấu mặt.
Ngày 21-7-2008, hôn lễ của Nguyễn Quốc Toàn với Ngô Thị Thu T được tổ chức rình rang. Công an xã Mỹ Quý Tây can thiệp kịp thời, lập biên bản yêu cầu ngừng tổ chức đám cưới. Ông Đ., cha cô dâu chống cự, buông lời mạt sát tổ công tác. Công an xã lập hồ sơ chuyển công an huyện Đức Huệ xử lý.
Đám cưới vẫn làm, Thu T. về sống ở nhà “chồng”. Gần một năm sau, vụ án mới mang ra xét xử. Khi chủ tọa thay mặt HĐXX tuyên án Nguyễn Quốc Toàn 3 năm tù treo vì phạm tội “giao cấu với trẻ em” gây hậu quả nghiêm trọng (mang thai), cả 2 gia đình và cô dâu Thu T. đang mang bầu như chết lặng. Thời điểm đó, Quốc Toàn đã làm xong thủ tục đi Hàn Quốc xuất khẩu lao động. Một tương lai tốt đẹp đã dang dở.
Một thời gian sau ngày tòa xử, lại thấy cô bé Thu T. phụ mẹ bán quán, chơi nhảy dây, búng thun cùng đám trẻ con trong xóm. Khoảng giữa năm 2010, gia đình Thu T. lại tổ chức lễ cưới hỏi cưới khá rình rang. Lần này, chú rể là một thiếu niên mặt búng ra sữa ở huyện Đức Hòa.
Cô dâu 17 cưới chồng… 13
Đại diện sui trai là nông dân Hà Ngọc T. mới 31 tuổi, là cha chú rể Hà Ngọc T. sinh ngày 16-2-1997. Thông gia là anh Nguyễn Văn L. - cha ruột cô dâu Nguyễn Thị M.T. sinh năm 1993 cùng ngụ ấp Gò Pháo, xã Hưng Điền B, Tân Hưng (Long An).
Đám cưới tổ chức khá phô trương. Cha chú rể cho biết, hai bên sui gia đều biết con cái chưa đủ tuổi kết hôn, nhưng vì hai đứa thương nhau quá nên cưới luôn cho xong.
Một khách dự đám cưới cho PV biết, Hà Ngọc T. có vóc dáng còn nhỏ hơn bạn cùng trang lứa tuổi 13, do em bị suy dinh dưỡng. Mới đây, T. còn ở truồng tắm dưới kinh cùng mấy đứa con nít.
T. chưa bao giờ biết khái niệm làm “chồng”. Cha mẹ bắt ép, dọa nạt, rồi cả cô dâu 17 tuổi, khôn hơn ra điều kiện: cưới thì cưới, nhưng không bắt làm “chuyện vợ chồng”, cho tha hồ chơi với mấy đứa bạn trong xóm...
Không ai nhịn nổi khi nhìn chú rể trẻ con Ngọc T. mặt còn hơi sữa, người nhỏ thó lọt thỏm trong bộ đồ vét “xúng xính” với cái cà-vạt dài chấm đất bên cạnh là cô dâu mặc áo cưới cứ như trong thế giới cổ tích của các chú Lùn.
Công an xã Hưng Điền B cho biết, có đến can thiệp, điều tra để xử lý nhưng sau đó cả gia đình khóa cửa bỏ đi biệt tăm. Trước đó có phóng viên và cán bộ dân số xã đến tìm hiểu sự việc, anh T., cha của chú rể Ngọc T. vác dao dọa... chém.
Xóm Cây Bàng, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức (Long An) có một ngày làm mọi người xôn xao vì nhận thiệp mời ăn cưới con bà Nguyễn Thị X. vào ngày 4-4-2010 cho cô dâu T.T.B.M 14 tuổi, học sinh lớp 9 Trường THCS Trần Thế Sinh (huyện Bến Lức). Còn chú rể N.V.N. là công nhân đang làm tại khu CN Bến Lức, là người cùng huyện, tuổi 20. Nhiều quan khách nghi ngờ khuôn mặt non choẹt của cô dâu với vòng 2 phình to...
Xét nghiệm, B.M có thai tháng thứ 6. B.M khai đã quan hệ yêu đương “như vợ chồng” với N.V.N. Lập tức sau đó một đám cưới sơ sài diễn ra. Con rể thập thò về thăm vì sợ... bị bắt.
Theo kết quả khảo sát của cơ quan chức năng huyện Thạnh Hóa (Long An) cho thấy toàn huyện có 18 trường hợp tảo hôn. Cô dâu chỉ ở độ tuổi 14 đến 16.
Hai xã vùng sâu nghèo nhất huyện là Thạnh An có 6 trường hợp cô dâu tuổi con nít, Thạnh Phú có 9 trường hợp. Chủ yếu được các ông bố kết nhau trên bàn nhậu nên quyết định gả con, bất chấp tuổi tác và pháp luật.
13 xã, thị trấn ở huyện Tân Hưng đều có nạn tảo hôn. Trong số 32 cô gái lấy chồng khi chưa đủ tuổi thành niên, nhiều cô 15 - 17 đã sinh con...
Một cán bộ dân số vùng sâu Đồng Tháp Mười kể: “Cách đây không lâu, khi đang nhậu với ông S, bạn thân ở cùng xã, ông T cao hứng hứa gả con gái mới 15 tuổi của mình cho con trai “chiến hữu”. Mới nghe cứ tưởng đâu vô vài ly nói cho sướng miệng, không ngờ hai bên gả con cho nhau thật”. Có hàng trăm trường hợp tương tự xảy ra trên bàn nhậu.
Nhiều người còn cho biết trong vùng có khá nhiều gia đình có truyền thống ba đời lấy chồng từ thuở... 15.

Bài học dân chủ trong... sở thú

ô sở thú, bạn chú ý, các con voi mấy tấn chỉ được giữ lại bằng sợi dây xích nhỏ xíu tròng vô cổ chân.

Chúng giật 1 cái là bứt đi ngay, không đau đớn gì.

Nhưng nhiều khi rất muốn bước tới lượm cây mía người ta quăng xa cách chúng chỉ 1 thước, chúng vẫn không dám bước tới, vì bị dây xích kéo lại.

Vì sao chúng nhát như vậy?

Vì từ nhỏ chúng đã bị xích như vậy. Hồi đó, quả thật chúng không thể bứt ra.

Sau nhiều lần thất bại, nay chúng NGHĨ là sẽ KHÔNG BAO GIỜ có thể bứt ra, cho dù nay chúng thật sự dư sức làm như vậy.

Và thế là suốt đời chúng bị kềm kẹp bởi sợi dây xích nhỏ xíu, chỉ dùng để xích con voi mới sinh ra.

---------------------

Và bạn có thể hỏi, tại sao người giữ voi không gắn sợi khác lớn hơn?

Không gắn, vì nếu gắn, con voi thấy sợi xích lạ, có thể cố gắng hết mình bức ra, khi đó khó sợi nào đủ lớn để giữ chúng lại.

Thà sợi nhỏ, nhưng có TÂM LÝ đè nặng lên con voi, còn hơn là sợi lớn, mới, con voi sẽ KHÔNG SỢ.

---------------------

Việt Cộng rất hay, là họ KHÔNG THAY ĐỔI cách đàn áp dân chúng.

Bổn cũ soạn lại là đủ, không cần gắt hơn.

Dân chúng ĐÃ quá hoảng sợ, nay KHÔNG DÁM phản kháng, THEO THÓI QUEN.

Chứ nay nếu họ phản kháng, thì VC sập ngay lập tức.

Và VC không thay đổi lãnh đạo thường xuyên, vì không muốn dùng sợi xích khác, người khác. Dân không quen người mới, có thể "thử" phản kháng, lúc đó thì VC nguy to.

Triskaidekaphobia

Nền KT không hề thiếu vốn, chỉ là THIẾU ĐỘNG NĂNG ĐẦU TƯ, THIẾU Ý CHÍ ĐẦU TƯ mà thôi.

Không ai muốn đầu tư trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà muốn nhập kiện hàng 100 USD cũng gặp rắc rối đủ thứ, từ khâu xin mua ngoại tệ, đến xin phép nhập hàng, mua rồi về tới cảng phải lo lót cho hải quan, thuế vụ, cảng vụ, v.v... mới đem về được.

Hồi lãi suất còn 25%, người ta vẫn đầu tư ào ào, vì khi đó tự do mua bán USD, tự do nhập hàng về, ít bị tham nhũng, ít phải hối lộ, do khi đó hải quan, thuế vụ có quá nhiều kiện hàng để ăn tiền, do đó họ ăn rẻ 1 chút, cho qua mau. Hàng làm ra bán dễ dàng, do nền KT lưu thông tự do.

Nay thì hải quan, thuế vụ bị ế chỏng chơ, nên mỗi khi thấy có hàng về là họ bu lại như kền kên bu xác chết, rỉa rói trọc xương. Hàng lấy ra đem về chế biến, bán không ra.

Đó mới là lý do người ta không đầu tư, quan trọng nhất là vì KHÔNG CÓ ĐẦU RA.

Và CẦU cạn kiệt là vì kết hối, kết kim.

Việt Cộng cho tới ngày lên đoạn đầu đài cũng không hiểu nổi các lời tôi ghi ra trên đây.

Còn post trước với vài con tính đơn giản - tôi tối giản hóa để thu hút bạn đọc - thì Việt Cộng lại càng không thể hiểu.

Vì họ quen kết luận bằng mệnh lệnh, chứ không từng phải CHỨNG MINH bao giờ trong bất cứ việc gì - ai không nghe kết luận thì bắn ngay - nên họ không có khả năng suy luận, không biết chứng minh.

----------------------

Trong năm 2013, VN sẽ bị ĐẠI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ. Không cách nào tránh khỏi.

Con số 13 định mệnh...

"Vòng quay vốn suy giảm nghiêm trọng"

"...trong điều kiện bình thường của nền kinh tế, vòng quay tiền trung bình vào khoảng 2,5 lần/năm, nay giảm xuống chỉ còn 1 lần/năm, thậm chí chỉ xấp xỉ 0,9 lần. Điều đó cho thấy, nền kinh tế đang thiếu vốn nghiêm trọng [SAI! Tôi sẽ phân tích dưới đây]..."

http://gafin.vn/20121130032759143p0c...hiem-trong.htm

"...Tính hết quý 3, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 4,73%, trong khi tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán (M2) là 10,37%, gấp hơn hai lần so với tốc độ tăng GDP..."

---------------------

Sinh viên môn KT nào cũng biết: MV = PT = GDP.

M= tổng phương tiện thanh toán, tại VN chỉ là tiền mặt;

V= Velocity of money, nôm na là "vòng quay tiền";

P= Price, giá hàng hóa;

T= Total product, tổng số hàng hóa và dịch vụ được mua bán.

Nếu ông Nghĩa nói V năm 2012 chỉ còn 40% so với "điều kiện bình thường của nền kinh tế", trong khi tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 10,37%, vậy thì M'V' cho năm nay chỉ còn bằng 44,15% MV của "điều kiện bình thường của nền kinh tế":

Đây là lấy M' = 1,1037 M; V' = 0,4 V.


Như vậy, GDP cho năm nay chỉ còn bằng 44,15% của "điều kiện bình thường của nền kinh tế".

-----------------------------

Price (P') năm nay đúng là không tăng cao, nhưng cũng là 6, 7% gì đó. Cho là 7%.

Như vậy, Tổng số hàng hóa và dịch vụ được mua bán trong năm nay (T') phải GIẢM bao nhiêu % so với "điều kiện bình thường của nền kinh tế"?

Hihi, bài toán đơn giản này, mời các bạn gởi lại cho các Kinh tế gia VC xem họ trả lời ra sao.

Tôi giải ra luôn cho khỏi tốn thời giờ:

M' V' = P' T' = 0,4415 PT

P' = 1,07 P {lấy CPI tăng 7%}

Giải ra:

T' (1,07 P) = 0,4415 P TN {thế P' với 1,07 P}
1,07 T' = 0,4415 T {GDP' = 0,4415 GDP}
T' = 0,4126 T

Như vậy, Tổng số hàng hóa và dịch vụ trao đổi chỉ còn bằng 41,26% so với "điều kiện bình thường của nền KT" mà thôi, cho dù Tổng phương tiện thanh toán tăng 10,37%, trong điều kiện giá hàng hóa và dịch vụ tăng 7%.

GDP' tăng chỗ nào?

---------------------

Làm sao mà GDP' = P' T' = M' V' tăng cho được, khi mà V' chỉ còn bằng 40% V; còn M' chỉ tăng 10,37% so với M?

Chỉ có "toán Việt Cộng" mới có kết quả này: (0,4) (1,1037) > 1

Đặt lại bài toán, thì (0,4) M' = 1

Muốn cho GDP' = GDP, trong hoàn cảnh V' = 0,4 V, thì M' phải tăng 250% {M' = 1/0,4}

Còn muốn GDP' tăng 6% so với GDP, thì M' phải tăng cao hơn như vậy nữa, theo phương trình trên, (1,06/0,4) = 265%.

Kết luận:

1. Hoặc GDP năm nay giảm;
2. Hoặc tiền tung ra cao hơn số công bố RẤT NHIỀU.


Tôi tính toán, thì (1) đúng nhất, GDP giảm khoảng 20-25%.

---------------------

M' tăng (in tiền ra) cực khủng thì có thể làm giảm nhẹ tác hại của việc giảm V' quá lớn.

Tuy nhiên, in tiền ra sẽ gây lạm phát cực lớn, TRỪ KHI SỨC MUA QUÁ KÉM, và đó là giai đoạn hiện nay.

Dân quá nghèo, sức mua cực kỳ kém, do đó LẠM PHÁT CHƯA TĂNG CAO.

Để kích thích kinh tế, do V' ngày càng giảm (vòng quay tiền giảm, do hết ai đầu tư, mua bán giảm mạnh), CP Việt Cộng sẽ BUỘC phải in tiền ra ngày càng nhiều để giảm lãi suất, để chi tiêu cho các cty, tập đoàn quốc doanh đang thua lỗ, để trả lương công nhân viên chức.

Số tiền in ra hết sức lớn, gần đây thân nhân tôi nói tại các ATM, họ rút tiền ra toàn giấy 500 ngàn mới tinh, theo đúng sê ri.

GDP giảm mạnh, vì cho dù có in tiền ra Việt Cộng cũng không dám in ra THÊM 150% TRÊN số tiền đang lưu hành (tổng cộng M' = 250% M), như bài toán trên đây chứng minh.

Thursday, November 29, 2012

‘Lạm phát cả năm 2012 khoảng 7,5%’ (keep lying)

Nhận định này được người phát ngôn của Chính phủ đưa ra tại phiên họp báo chiều 29/11. Trước đó, tại phiên họp thường kỳ tháng 11, Chính phủ đã dành nhiều thời gian thảo luận và nhận định có thể đạt được cơ bản các mục tiêu lớn của năm 2012. Riêng chỉ tiêu lạm phát, với mức tăng 0,47% trong tháng 11 và dự kiến khoảng 1% trong tháng 12, CPI cả năm có thể ở mức 7,5%, thấp hơn so với mục tiêu 8% trước đó.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định lãi suất sẽ hạ khi lạm phát giảm. Ảnh: Nguyễn Hưng
Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định lãi suất sẽ hạ khi lạm phát giảm. Ảnh: Nguyễn Hưng
Riêng đối với các mục tiêu tăng trưởng, tuy chưa đưa ra dự báo về GDP tại phiên họp báo lần này nhưng theo đại diện Chính phủ, tình hình sản xuất đang có nhiều tiến triển tích cực khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,8% so với tháng 10 và 6,7% so với cùng kỳ năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu sau 11 tháng đạt trên 104 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ.
Do lạm phát cả năm dự kiến thấp hơn so với mức 8% đề ra, trong khi mục tiêu được Chính phủ đề ra cho năm 2013 là “lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn so với 2012”, nên theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, đây có thể là cơ sở để Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. “Lạm phát sẽ là cơ sở để quyết định lãi suất, còn quyết định như thế nào, Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước đề xuất và trình trong tháng 12 này. Tuy nhiên, tôi có thể nói rằng, lạm phát hạ thì lãi suất nhất định sẽ giảm”, đại diện Chính phủ khẳng định.
Song song với việc hạ lãi suất, tại phiên họp Chính phủ lần này, Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tích cực hơn nữa trong việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tăng tổng cầu, sớm trình Chính phủ đề án xử lý nợ xấu.
“Các ngân hàng trước hết phải dùng nguồn dự phòng rủi ro của mình. Đây là tiền thật, có lúc các ngân hàng đã trích lập tới 60.000 - 70.000 tỷ đồng. Ngoài ra, Chính phủ và các địa phương cũng sẽ tập trung giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản, khoảng 90.000 tỷ. Đây cũng sẽ là nguồn lực đáng kể để xử lý nợ xấu”, Bộ trưởng Đam nhận định.
Trả lời câu hỏi của VnExpress.net xung quanh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cũng như ngành hàng hải, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết 2 nội dung cụ thể này không được bàn tới trong phiên họp này của Chính phủ, vốn chỉ kéo dài một ngày. Tuy nhiên, đại diện Chính phủ cũng cho biết vẫn thường xuyên nhận được báo cáo từ các bộ chủ quản và các cơ quan này cũng đang tích cực giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Riêng các giải pháp về thuế cho thị trường bất động sản vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và Chính phủ sẽ xem xét khi các cơ quan liên quan thống nhất trình.
Cũng tại việc phiên họp báo chiều 29/11, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng dành nhiều thời gian để chia sẻ xung quanh vấn đề tổ chức ASIAD 2019, sau nhiều sự quan tâm của báo chí và dư luận thời gian qua. Theo đó, người phát ngôn của Chính phủ cho rằng, việc đăng cai ASIAD cũng như nhiều sự kiện quốc tế khác là cơ hội tốt để Việt Nam nâng cao vị thế, quảng bá, thu hút du lịch, đầu tư cũng như phục vụ nhân dân.
Bản thân việc xin đăng cai sự kiện này, theo Bộ trưởng, cũng đã nằm trong chương trình chung về hội nhập quốc tế, được cơ quan chức năng xin phép và Chính phủ đồng ý. Sau khi giành được quyền đăng cai, Thủ tướng cũng đã giao Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch làm đầu mối, lên phương án tổ chức với mục tiêu “thành công, hiệu quả và tiết kiệm”. Bộ trưởng cũng cho biết nguồn lực để tổ chức ASIAD sẽ được huy động tối đa từ xã hội và tận dụng các cơ sở hạ tầng có sẵn. “Không phải cứ có sự kiện mới là lại xây công trình mới”, Bộ trưởng khẳng định.

"Việt Nam giỏi biến cơ hội thành … thách thức" (keep masturbating)

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, nếu nền kinh tế Việt Nam không kịp phục hồi thì những cơ hội không được tận dụng sẽ trở thành thách thức, và thách thức sẽ dẫn tới khủng hoảng.

"Việt Nam giỏi biến cơ hội thành … thách thức"
Bức tranh màu xám
Cùng với khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới, quãng thời gian từ năm 2008 đến nay, kinh tế Việt Nam đang bộc lộ sự trì trệ, doanh nghiệp phát triển sa sút. Chỉ trong 2 năm 2011 – 2012, đã có hơn 100.000 doanh nghiệp phá sản, ngang bằng số doanh nghiệp phá sản trong vòng 10 năm qua. Điều này, rõ ràng là không theo quy luật đào thải bình thường, mà cho thấy sự suy thoái nghiêm trọng của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.
Nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, bà Trinh Nguyễn, chuyên gia kinh tế châu Á, Thị trường & Ngân hàng toàn cầu HSBC Hồng Kông cho biết, dòng vốn FDI hiện đangchảy mạnh vào khu vực châu Á, đặc biệt là vào những nước đang phát triển mà trong đó có Việt Nam. 2 yếu tố chính để các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút vào Việt Nam vẫn là chi phí nhân công giá rẻ và sự ổn định chính trị trong nước. Thêm vào đó, xuất khẩu ở Việt Nam vẫn đang duy trì ở mức 2 con số trong khi nhập khẩu giảm xuống 1 con số, giúp Việt Nam lần đầu tiên xuất siêu sau gần 20 năm.
Tuy nhiên, bên cạnh những 2 ưu điểm cố hữu, HSBC cũng nhận định, nền kinh tế Việt Nam hiện đang vướng phải một loạt những thách thức lớn như: đầu tư cao vào nhiều lĩnh vực nhưng không đem lại hiệu quả, tăng trưởng và năng suất tăng trưởng ngày càng chậm lại, hiệu quả đầu tư từ ngân sách Nhà nước thấp, môi trường kinh doanh còn nhiều phức tạp, nặng nề,..
“Trong ngắn hạn, lượng vốn FDI chảy vào Việt Nam dù ổn định nhưng sẽ không gây ấn tượng, chủ yếu là nhờ vào đầu tư của Nhật Bản”, bà Trinh cho biết.
Ông Sanjay Karla, Trưởng đại diện Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam nhận định: mức tăng trưởng dự báo 5% trong năm nay tại Việt Nam là chưa thực sự thỏa mãn. Nguyên nhân lớn là do các vấn đề kinh tế của đất nước, đặc biệt là trong giải quyết nợ xấu và bất động sản.
“Hiên Ngân hàng Nhà nước đã phải có động thái can thiệp để cải thiện nền kinh tế, tuy nhiên sự can thiệp của Nhà nước chưa chắc đã mang yếu tố tích cực. Mối nguy hại tiềm ẩn của lạm phát, khủng hoảng vẫn chưa biến mất”, ông Karla nhận định.
Ông Karla cũng cho rằng, với các DN nhà nước đầu tư ngoài ngành không hiệu quả, dù các doanh nghiệp này đã thoái vốn, nhưng vẫn không giải quyết ngay được vấn đề. Hậu quả của việc đầu tư kém hiệu quả này sẽ còn ảnh hưởng tới nền kinh tế trong 5 – 10 năm nữa.
Nên cứu các DN nhỏ trước
Nhận định về tình hình kinh tế hiện nay của Việt Nam, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đều có những đánh giá đồng nhất với nhau về một kịch bản khá bi quan cho nền kinh tế Việt Nam.
“Năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam vốn đã yếu so với các nước khác, nay lại càng yếu. Ngoài các doanh nghiệp phá sản, các doanh nghiệp còn tồn tại cũng phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm 20 – 30%, thậm chí là 50% quy mô của mình. Nhu cầu thị trường vẫn có nhưng lực trong nước không còn để họ làm tiếp được. Nhiều doanh nghiệp có tiền nhưng cũng không biết đầu tư vào đâu, lại phải chuyển hướng đầu tư sang nước ngoài”, bà Lan cho biết.
Một điều đáng lo hơn, theo bà Lan, đó là là dù chúng ta đã rõ những khó khăn của nền kinh tế nhưng những bước đi đầu tiên, bước khởi động cốt lõi để tái cơ cấu nền kinh tế vẫn chưa được thực hiện. Rõ ràng nhất là trong khu vực DNNN, trong đó có ngân hàng và đầu tư công là 2 mặt quan trọng đang chủ trương tái cơ cấu.
"Trong khi chúng ta đang loay hoay tìm lời giải cho bài toán kinh tế trong nước thì thời hạn mở của thị trường theo cam kết của WTO đã đến rất gần, chỉ còn vài ba năm nữa để DN trong nước phục hồi. Nếu không kịp phục hồi thì cơ hội với chúng ta sẽ trở thành thách thức, và thách thức sẽ trở thành khủng hoảng”, bà Lan nhận định.
Về giải pháp, bà Lan nhận định, điều tiên quyết cần làm là cải cách mạnh nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính phủ cần phân bổ nguồn lực cân bằng hơn, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển. Đặc biệt, bà Lan cho rằng, chính phủ nên tập trung giải quyết nợ xấu cho doanh nghiệp nhỏ trước.
“Các DNNN có quyền lực, tiếng nói lớn thì thu hút mọi sự quan tâm còn các DN nhỏ lại đang bị lãng quên. Chính phủ nên phân bổ lại nguồn lực, tập trung giải quyết nợ xấu cho khu vực DN nhỏ và vừa trước để tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển”, bà Lan nhận định.
Trang Lam

Wednesday, November 28, 2012

Vỡ đập thủy điện do xe ben: “Thủ phạm” chỉ “xây xát” nhẹ!

Sau khi tông đổ khoảng 60m bờ đập "kiên cố" của thủy điện Đăk Mek 3, tại hiện trường, chiếc xe tải mang BKS 43C-00890 được cho là "thủ phạm" vẫn bình an vô sự và chỉ bị "xây xát" nhẹ ở phần kính.

Đập thủy điện Đăk Mek 3 (thuộc xã Đăk Choong, Đăk Glei, Kon Tum) do Công ty Cổ phần Hồng Phát Đăk Mek là chủ đầu tư, bắt đầu thi công vào năm 2009, dự kiến đến quý I năm 2013 hoàn thành. Đập có chiều dài khoảng 80m (theo báo cáo của công ty Hồng Phát; còn theo công an huyện Đăk Glei là 109m) với chiều cao 20m, thành bức tường dày 1,6-1,8m. Với hình thức khá kiên cố như thế này, những tưởng vài tháng nữa đập thủy điện này sẽ được hoàn thành và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, sau gần 4 năm thi công, đến chiều ngày 22/11/2012, một sự cố hy hữu đã xảy ra khi chiếc xe tải va vào bờ đập phía thượng lưu làm khoảng 60m tường đập bị sụp đổ hoàn toàn.
Và điều đáng ngạc nhiên nhất không chỉ dừng lại ở việc một con đập được xem là kiên cố, vững chắc, có thể chịu một áp lực nước cực lớn lại bị sâp đổ bởi sự va chạm của chiếc xe tải; mà tại hiện trường vụ việc, chúng tôi còn phát hiện chiếc xe "siêu mạnh" trên (mang biển số 43C-00890) sau khi làm đổ cả bức tường 60m chỉ bị "xây xát" nhẹ ở phần kính và gương!
Báo cáo của Công ty Hồng Phát cho biết thời gian khắc phục là khoảng 45 ngày
Sự cố vỡ đập nghiêm trọng xảy ra sau 4 ngày mới lọt ra ngoài. Lý giải về việc này, ông Lê Bá Thanh - Giám đốc Công ty thủy điện Hồng Phát Đăk Mek - cho rằng, hôm xảy ra sự cố rơi vào chiều thứ 6, 2 ngày tiếp theo là ngày nghỉ nên công ty không báo cáo với cơ quan chức năng được.
Tuy nhiên, theo tin từ Công an huyện Đăk Glei, sự cố vỡ bờ đập phía thượng lưu của thủy điện Đăk Mek 3 xảy ra đúng vào chiều thứ 5, ngày 22/11.
Sau khi làm đổ bờ đập, chiếc xe ben vẫn... bình an vô sự!
Khi sự việc vỡ lở, các cơ quan báo chí vào cuộc, Công ty thi công cơ giới Hồng Phát mới báo cáo vụ việc lên UBND huyện Đăk Glei. Bản báo cáo đã nêu rõ: “Mức thiệt hại do sự cố sập bờ tường thủy điện ước khoảng 700 triệu đồng, thời gian khắc phục khoảng 45 ngày”.
Con suối Đăk Mek hiền hòa giờ đã ngổn ngang bê tông vỡ vụn và gạch đá lởm chởm
Vụ việc trên không chỉ khiến tiền tỉ trôi xuống suối, dòng suối Đăk Mek ngổn ngang những tảng bê tông vỡ vụn, mà nghiêm trọng hơn đã khiến một công nhân thiệt mạng và một công nhân khác bị thương. Hiện cơ quan công an đang tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái chết thương tâm của công nhân Nguyễn Viết Hùng (28 tuổi, quê Đại Lộc, Quảng Nam) và xác minh việc có hay không một công nhân khác bị thương trong vụ vỡ đập.
Thêm một số hình ảnh về chất lượng bê tông, cốt thép đáng ngạc nhiên của thủy điện Đăk Mek 3
"Cốt thép" lơ thơ...
Bê tông bở như... bánh đa
Cả tảng bê tông dày không hề thấy bóng dáng cốt thép
Hoặc nếu có thì thế này đây!

Vietnam Empty Office Towers Show Dreams Turned to Rubble

rom afar, the gleaming metal and glass edifices of Hanoi’s EVN Tower illustrate Vietnam’s rapid economic development. Up close, the rubble-strewn entrance and missing windows tell another story: one of loose lending and property speculation that now hangs over the country’s banks.
State-run monopoly Vietnam Electricity began construction of the 33- and 29- story dual-tower development in 2007, a year when 54 percent credit growth helped fuel the fastest economic expansion since 1996. Now, the economy has slowed, banks are struggling with an increase in bad debts, and unfinished property projects, empty offices and lower rents risk adding to the pile of non-performing loans.
“Banks were far too eager to lend and a lot of the projects that have been built haven’t been well-thought through,” said Stephen Wyatt, managing director for real estate broker Knight Frank Vietnam in Ho Chi Minh City. “A number of developments are on hold, purely because they have run out of funding. Banks are no longer willing to fund these massive developments.”
Vietnam’s economy, which the communist government opened up in 1986, expanded at a 4.7 percent annual rate in the third quarter, after exceeding 7 percent from 2002 through to the first quarter of 2008. After a lending binge fueled the fastest inflation in Asia, policy makers raised interest rates in 2010 and 2011, and restricted lending. Among the casualties are many of the nation’s inefficient state-owned enterprises, which had diverted cash to property developments.
“When the developer is a state-owned enterprise and is using the money it should be using for say, power generation, airlines, shipping or banking, that’s where the oversupply has come,” said Marc Townsend, the Ho Chi Minh City-based managing director of CBRE Group Inc.’s Vietnam unit. “They all felt they could make easy money by being a property developer.”

Property Investments

State firms’ so-called non-core investments, such as property and stocks, account for as much as 12 percent of their registered capital, Deputy State Auditor Le Minh Khai said in July. The Communist Party’s Central Committee on Oct. 15 called on state-owned enterprises to end non-core investments.
Office and retail rents in Vietnam’s two largest cities have slumped as a wave of supply entered the market at a time when slowing economic and retail-sales growth curbs demand for commercial real estate. The Hanoi market added more office and retail space since the start of 2011 than in the previous four years combined, according to property broker CBRE.
The average asking rent for top-grade central business district office space in Hanoi was about $47 per square meter per month in 2009, more than double the levels for the same grade space in Bangkok and Kuala Lumpur at that time, according to data from the Vietnam unit of Los Angeles-based CBRE. The rate was 11 percent lower at $42.01 per square meter in the third quarter.

Rents Plunge

Average asking rents for Grade B office space in the capital’s western district, where some of the nation’s largest state-owned enterprises have their headquarters, have fallen 39 percent since the first quarter of 2009, and slid 22 percent in the city’s central business district, according to the data.
“I have never seen rents decline this fast in the market,” said Son Nam Nguyen, managing partner at Vietnam Capital Partners, an investment bank in Ho Chi Minh City. “If real estate rents and values continue to decrease as we’ve seen in the past three months and six months, the biggest risk is we will see developers walk away from projects and banks’ bad assets will increase very rapidly.”

Bad Debt

Real estate loans totaled 203 trillion dong ($9.7 billion) as of Aug. 31, of which 6.6 percent were classified as bad debt, Minister of Construction Trinh Dinh Dung told the National Assembly on Oct. 31, citing a State Bank of Vietnam report. A broader category of real estate-related loans, including property-backed debt, account for 57 percent of total outstanding borrowing, or about 1,000 trillion dong, he said.
Average office occupancy in Hanoi fell 2 percentage points to 79 percent in the third quarter from the previous three-month period, according to data from property broker Savills Plc, while average rents dropped 4 percent. The number of new leases signed in the period slid to the lowest this year.
Office occupancy rates in Ho Chi Minh City, the country’s commercial hub, rose 1 percentage point to 87 percent in the third quarter from three months earlier, while average monthly rents fell 2 percent to about 540,000 dong per square meter from the April-June period, with almost a quarter of buildings lowering their rates, according to Savills.
Almost 16 percent of available Hanoi retail space was vacant at the end of the third quarter, according to CBRE, with most free space to be found in the capital’s shopping centers, which had an occupancy rate of 82 percent.

Fringe Areas

“Newer projects, especially those in fringe areas, are expected to experience a rather difficult time in the first two or three years, due to fiercer competition and limited consumer spending that might linger on,” CBRE said in its third-quarter review of the Hanoi market. Almost 650,000 square meters (7 million square feet) of retail space is expected to enter Hanoi from the end of the third quarter until the end of 2013, adding pressure on existing projects, it said.
Retail-sales growth slowed to 17.1 percent year-on-year in October compared with the same period in 2011, the lowest level of expansion since at least January 2005.
The economic slowdown has weighed on the country’s stock market, with the benchmark VN Index, Asia’s worst performer in 2011, down 23 percent since its peak this year on May 8. The index fell 1 percent today.

Risks ‘Understated’

Many of Vietnam’s 1,300 state-owned enterprises are reportedly facing losses because of their recent forays into property, said Alfred Chan, director of financial institutions at Fitch Ratings in Singapore.
“It is not obvious, if you were just to look at the disclosure, what the potential risks to the banking sector are if you just look at the real estate sector,” Chan said. “Some of this exposure could well come from non-real estate companies that have ventured into that sector.”
Non-performing loans at banks are “significantly understated” and could be three or four times higher than official estimates, Fitch Ratings said in a March report.
The central bank chief, Nguyen Van Binh, said in April the level of bad debt at some lenders may be “much higher” than reported. Bad debts in Vietnam’s banking system may have accounted for 8.82 percent of outstanding loans at the end of September, Nguyen Van Giau, head of the National Assembly’s economic committee, told legislators in Hanoi Nov. 13.

Deserted Tower

Office rents may decline by as much as another 15 percent in the next three years, said CBRE’s Townsend, particularly if economic growth remains subdued and direct foreign investment fails to recover. Pledged foreign-direct investment fell 25 percent from a year earlier in the first 10 months of 2012, the Foreign Investment Agency said on its website Oct. 25.
On the bank of Ho Chi Minh City’s Saigon River, the construction site for the 40-story Saigon M&C Tower is deserted except for two security guards.
The $200 million project -- a joint venture between Saigontourist Holding Company, M&C Joint Stock Company, Dong A Commercial Joint Stock Bank and Dong A Bank Securities Co. -- broke ground in 2007 and was due to be completed in 2010, according to Saigontourist’s website. Today, ropes dangle from the first six floors, originally designed to incorporate a 23,000-square-meter commercial space, while glass paneling is incomplete on the remaining floors.
“A lot of these developments were conceived and built in an incredibly good market,” said Knight Frank’s Wyatt. “That market is all but gone.”

Tuesday, November 27, 2012

HÀ THANH XUÂN: chưa nổi tiếng đã mang tai tiếng Inside News/ MT Forum Hà Thanh Xuân Trên cuốn video mới nhất của trung tâm Asia Tết có xuất hiện 1 ca sĩ mới là Hà Thanh Xuân, xuất thân từ cuộc thi tiếng hát truyền hình 2005 tại Sài Gòn, xuất hiện vài cuốn phim truyền hình nay đã đầu quân cho trung tâm Asia mà cuốn DVD Xuân mới nhất vừa có mặt. Trong giới nghệ sĩ hải ngoại cho hay, tuy mới xuất hiện tại hải ngoại, nhưng tai tiếng lời qua tiếng lại với cô ca sĩ này có vẻ không được thiện cảm cho lắm. Lời đồn thổi trong giới nghệ sĩ hải ngoại cho rằng cô là nguyên nhân chính phá tan hạnh phúc gia đình gồm 3 con nhỏ và 1 mẹ hiền. Tin hành lang kể rằng, Hà Thanh Xuân sau khi đoạt giải cao tại tiếng hát truyền hình 2005, cô được mời đi lưu diễn tại Hoa Kỳ một vài lần, trong những lần đó, cô được vợ chồng anh "Bình" tiếp đón niềm nở, vợ chồng anh "Bình" này có 3 người con gái nhỏ dể thương cưu mang cô trong những ngày lưu diễn. Khi Hà Thanh Xuân sang lưu diễn tại Mỹ lần sau với tư cách du học sinh, thì cô quyết định ở lại luôn, nhưng trớ trêu là visa du học sinh của cô cũng đã mãn hạn, chỉ có cách lập gia đình cô mới có thể ở lại Hoa Kỳ được, và nghe nói anh "Bình" này là đích nhắm của Hà Thanh Xuân, bằng mọi cách của một nàng ca sĩ có kinh nghiệm, anh "Bình" đã bỏ nhà với 3 con nhỏ và một vợ hiền đi theo Hà Thanh Xuân. Giới nghệ sĩ hải ngoại còn cho biết thêm chính anh Bình này bỏ nhiều tiền của mua xe cho Hà Thanh Xuân, mướn nhà gần khu Phước Lộc Thọ cho nàng ở và còn bị đồn là đã bỏ tiền rất lớn để đưa Hà Thanh Xuân vào trung tâm Asia để tạo danh tiếng sau này. Hà Thanh Xuân trong tay với người tình bỏ vợ 3 con Hiện tại anh Bình này sắp làm đám cưới với Hà Thanh Xuân để làm giấy tờ cho nàng chính thức ở lại Mỹ, nghe nói IRS cũng đang xem xét hồ sơ của Hà Thanh Xuân xem có trốn thuế trong lúc hát ở Hoa Kỳ hay không. Bỏ vợ và 3 con theo một nàng ca sĩ mới nổi là chuyện scandal đang được bàn tán trong các quán café quận Cam mà chúng tôi thu góp lại cống hiến bạn đọc Mẫu Tâm nghe chơi về cô ca sĩ mới nổi của trung tâm Asia. Sự thật sẽ được cập nhật thêm trong thời gian tới, chờ xem hồi sau sẽ rõ. Gia đình 3 cô gái nhỏ bây giờ mất cha vì Hà Thanh Xuân


HÀ THANH XUÂN: chưa nổi tiếng đã mang tai tiếng


Inside News/ MT Forum



Hà Thanh Xuân

Trên cuốn video mới nhất của trung tâm Asia Tết có xuất hiện 1 ca sĩ mới là Hà Thanh Xuân, xuất thân từ cuộc thi tiếng hát truyền hình 2005 tại Sài Gòn, xuất hiện vài cuốn phim truyền hình nay đã đầu quân cho trung tâm Asia mà cuốn DVD Xuân mới nhất vừa có mặt.

Trong giới nghệ sĩ hải ngoại cho hay, tuy mới xuất hiện tại hải ngoại, nhưng tai tiếng lời qua tiếng lại với cô ca sĩ này có vẻ không được thiện cảm cho lắm. Lời đồn thổi trong giới nghệ sĩ hải ngoại cho rằng cô là nguyên nhân chính phá tan hạnh phúc gia đình gồm 3 con nhỏ và 1 mẹ hiền.

Tin hành lang kể rằng, Hà Thanh Xuân sau khi đoạt giải cao tại tiếng hát truyền hình 2005, cô được mời đi lưu diễn tại Hoa Kỳ một vài lần, trong những lần đó, cô được vợ chồng anh "Bình" tiếp đón niềm nở, vợ chồng anh "Bình" này có 3 người con gái nhỏ dể thương cưu mang cô trong những ngày lưu diễn.

Khi Hà Thanh Xuân sang lưu diễn tại Mỹ lần sau với tư cách du học sinh, thì cô quyết định ở lại luôn, nhưng trớ trêu là visa du học sinh của cô cũng đã mãn hạn, chỉ có cách lập gia đình cô mới có thể ở lại Hoa Kỳ được, và nghe nói anh "Bình" này là đích nhắm của Hà Thanh Xuân, bằng mọi cách của một nàng ca sĩ có kinh nghiệm, anh "Bình" đã bỏ nhà với 3 con nhỏ và một vợ hiền đi theo Hà Thanh Xuân.

Giới nghệ sĩ hải ngoại còn cho biết thêm chính anh Bình này bỏ nhiều tiền của mua xe cho Hà Thanh Xuân, mướn nhà gần khu Phước Lộc Thọ cho nàng ở và còn bị đồn là đã bỏ tiền rất lớn để đưa Hà Thanh Xuân vào trung tâm Asia để tạo danh tiếng sau này.



Hà Thanh Xuân trong tay với người tình bỏ vợ 3 con

Hiện tại anh Bình này sắp làm đám cưới với Hà Thanh Xuân để làm giấy tờ cho nàng chính thức ở lại Mỹ, nghe nói IRS cũng đang xem xét hồ sơ của Hà Thanh Xuân xem có trốn thuế trong lúc hát ở Hoa Kỳ hay không.

Bỏ vợ và 3 con theo một nàng ca sĩ mới nổi là chuyện scandal đang được bàn tán trong các quán café quận Cam mà chúng tôi thu góp lại cống hiến bạn đọc Mẫu Tâm nghe chơi về cô ca sĩ mới nổi của trung tâm Asia. Sự thật sẽ được cập nhật thêm trong thời gian tới, chờ xem hồi sau sẽ rõ.



Gia đình 3 cô gái nhỏ bây giờ mất cha vì Hà Thanh Xuân

Cười ..xã hội chủ nghĩa

Nôn ra máu

Có anh nông dân hút nhiều thuốc lào viêm phổi. Một bữa nặng quá ho ra máu. Người nhà thấy thế đưa đến trạm xá.

Đến nơi ông bác sĩ già trực bảo: - Nó làm sao.

- Dạ...nôn ra máu bác sĩ ạ.

Thế là ông hý hoáy ghi vào sổ khám bệnh

..."Lôn ra máu..."

Rồi ông nói ráo hoảnh, lên Huyện, nặng lắm.

Đến huyện bác sĩ trực nhìn qua sổ y bạ càu nhàu:



- Mẹ, ngu quá, có dấu huyền cũng không đánh vào, "lôn" là cái khỉ gì mà ra máu.

Rồi quát, lên Tỉnh ngay sau khi thêm cho một dấu huyền to đùng.

Đến tỉnh bác sĩ trực chửi tục :

- Cái bọn thất học, dùng từ bố láo, học mãi mà không biết gọi một từ "âm hộ" cho đàng hoàng.

Rồi quát : - Y tá đâu, sắp đẻ rồi, băng huyết này...

Xe băng ca chạy rầm rầm quýnh quáng, không ai nhìn bệnh nhân, cô y tá đẩy xe vào phòng cấp cứu thò tay khám giữa hai chân "sản phụ" rồi hét lên:

- Đẻ ngược rồi, em đã túm được một chân đứa bé...

Việt Nam thành ‘cường quốc’ lọc dầu? (hahahaha)

Vốn ở đâu?

Trước đó, Tập đoàn Khang Thông (Việt Nam) cùng Tập đoàn STFE và Công ty PTTES (Thái Lan) đã ký kết hợp đồng về dự án nhà máy lọc dầu Bình Định đặt tại Khu kinh tế Nhơn Hội.

Theo dự kiến khi đó, nhà máy lọc dầu sẽ có công suất khoảng 12 triệu tấn/năm, trong đó giai đoạn 1 có công suất thiết kế là 6 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, nay bỗng dưng xuất hiện Tập đoàn PTT với "siêu" dự án 30 tỷ USD khiến không ít người ngỡ ngàng.

Một số nguồn tin cho biết, PTT hiện có một dự án lọc dầu ở Thái Lan và tập đoàn này cũng đã được Chính phủ Thái Lan chấp thuận triển khai một dự án lọc hóa dầu lớn ở miền Nam Thái Lan. Nhưng do những bất ổn về chính trị thời gian qua, PTT đã quyết định tìm kiếm địa điểm đầu tư khác và Việt Nam đã được lựa chọn.

PTT cũng đã từng được giới thiệu để tham gia dự án lọc hóa dầu Long Sơn nhưng tập đoàn này lại chọn Bình Định.

Với thực tế này, câu hỏi đầu tiên được đặt ra là làm thế nào để PTT thu xếp được số vốn lớn như vậy? Theo PTT, số vốn của dự án lên đến gần 30 tỷ USD. Các đối tác Việt Nam vốn chắc không có nhiều, như vậy PTT sẽ phải tìm kiếm được những đối tác có tiềm lực tài chính mạnh hoặc cần đến một định chế tài chính lớn đứng ra cam kết cho vay.

Các ý kiến cho rằng PTT không phải là tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới, vì vậy việc tìm kiếm các đối tác, thu xếp tài chính không phải là chuyện dễ dàng.

Dự án lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), thành lập tháng 4/2008, với các đối tác tên tuổi hàng đầu thế giới Idemitsu (Nhật Bản), Công ty Dầu mỏ quốc tế Cô Oét (là công ty con của Công ty Dầu lửa Quốc gia Cô Oét), Công ty hóa dầu Mitsui (Nhật Bản), nhưng tới nay tư vẫn chưa thể khởi công vì việc thu xếp tài chính lên đên 7 tỷ USD không hề dễ dàng.

Theo một số chuyên gia, các nhà đầu tư quốc tế hiện rất hờ hững với dự án lọc hóa dầu do lợi nhuận thấp, trong khi chi phí đầu tư quá cao dẫn đến rủi ro lớn. Theo tính toán, dự án lọc dầu phải có mức sinh lợi IRR (chỉ số hoàn vốn nội tại) từ 13%-17% mới đem lại hiệu quả, trong khi khả năng sinh lợi của bản thân dự án chỉ khoảng 6%-8%.

Một số tính toán cụ thể cho thấy, hiện nay giá dầu thô đang tăng cao, lợi nhuận từ lọc dầu chưa tới 20 USD/tấn dầu thô, vì vậy đầu tư vào lọc dầu được cho là không hấp dẫn.

Đa phần nhà đầu tư đều yêu cầu Chính phủ nước sở tại phải có các ưu đãi nhất định nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả tối thiểu cho dự án. Ngay như dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn sau khi được Chính phủ đồng ý gói ưu đãi về thuế, đất đai cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy, khấu hao, ngoại hối, quyền phân phối của nhà đầu tư nước ngoài... thì mọi chuyện mới suôn sẻ.

Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng sẽ tìm kiếm được gói ưu đãi của Chính phủ. Hiện chỉ có những dự án lọc dầu thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam như Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn nằm trong nhóm dự án quan trọng quốc gia, là được ưu đãi.

Thậm chí, dự án hoạt động rồi vẫn cần được tiếp tục ưu đãi trong thời gian dài nữa. Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện cũng đang được hưởng "giá trị ưu đãi" là 3% đối với sản phẩm hóa dầu, 5% đối với LPG và 7% đối với xăng dầu kéo dài trong 10 năm.

Ngoài ra, còn phải đảm bảo nguồn dầu thô cho cả đời dự án, nguồn dầu thô cung cấp cho nhà máy lọc dầu sẽ lấy ở đâu? Đảm bảo nguồn dầu thô là nhân tố quyết định đến vận hành ổn định của dự án.

Dư thừa công suất?

Việt Nam mới có Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động với công suất 6,5 triệu tấn/năm đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu xăng dầu cả nước. Thời gian tới nhà máy này sẽ nâng công suất lên 10 triệu tấn/ năm.

Tiếp theo là dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn chuẩn bị khởi công với công suất 10 triệu tấn/năm sẽ đi vào hoạt động sau 5 năm xây dựng, cộng với dự án của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam "thai nghén" đã lâu tại Vân Phong (Khánh Hòa) với công suất 10 triệu tấn/ năm. Tiếp theo là Long Sơn ( Bà Rịa Vũng Tàu) công suất 10 triệu tấn/ năm.

Nếu thêm dự án 30 triệu tấn/năm tại Bình Định thì nâng sản lượng xăng dầu của Việt Nam lên 70 triệu tấn/ năm khiến cho lọc dầu Việt Nam dư thừa so với nhu cầu tiêu dùng trong nước. Việt Nam lúc đó đứng vào hàng ngũ “cường quốc” lọc dầu và xuất khẩu sản phẩm xăng dầu

Chiến lược dầu khí VN, dự báo nhu cầu các sản phẩm lọc dầu trong nước, giai đoạn 2011-2015 dao động trong khoảng từ 15 đến 20 triệu tấn/năm, tổng nhu cầu dự báo đến năm 2025 chỉ là 27 triệu tấn/năm.

Tổng công suất như trên đã cao gấp hơn 2 lần nhu cầu. Nếu không hướng tới xuất khẩu thì khó có hiệu quả.

Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Toản, nguyên Viện trưởng Viện dầu khí Việt Nam, Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, nhu cầu dầu thô trung bình của thế giới năm 2005 là 5 thùng/người/ năm. Năm 2005, nhu cầu dầu của Trung Quốc là 1,5 thùng/ người /năm và Thái Lan là 4,6 thùng/ người/ năm.

Giả thiết đến năm 2015 kinh tế Việt Nam phát triển bằng với Trung Quốc năm 2005 và dân số 100 triệu người thì nhu cầu của ta lúc đó sẽ là 21 triệu tấn/năm, còn nếu bằng với Thái Lan (2005) thì nhu cầu sẽ là 65 triệu tấn/năm. Dự báo trong chiến lược 27 triệu tấn/năm cho năm 2025, tức là bằng khoảng hơn một nửa mức tiêu thụ của Thái Lan năm 2005, là quá thấp.

Hơn nữa, với trữ lượng dầu được công bố đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có thể xếp vào nhóm nước nghèo về tài nguyên dầu mỏ, thậm chí đến sau năm 2020 còn có thể xếp vào loại rất nghèo về tài nguyên dầu mỏ. Nhóm nước nghèo này thường chọn chiến lược phát triển hạ nguồn, dùng nguồn lợi từ lọc hóa dầu và dịch vụ phân phối các sản phẩm lọc hóa dầu để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng.

Phát triển lọc hóa dầu để đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới mục tiêu biến nước ta thành "trung tâm cung ứng và dịch vụ xăng dầu cho thị trường khu vực (Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Đài Loan, Hàn Quốc...) là điều cần hướng tới bởi Việt Nam rất có lợi thế về vị trí địa lý. Thái Lan, một nước rất ít tài nguyên dầu mỏ đã xây dựng chiến lược dầu khí của mình theo hướng này. Bởi vậy công suất bao nhiêu không thành vấn đề.

Tuy nhiên, lực cản lớn vẫn là huy động vốn. “Việt Nam nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện có nhiều nhà máy lọc dầu và đang dư thừa công suất. Nếu các dự án không tính toán cẩn thận về hiệu quả, thì rủi ro sẽ khó tránh khỏi, nhất là với các dự án sinh sau đẻ muộn, sẽ rất khó cạnh tranh với những nhà máy đang hoạt động”, ông Toản nói.

Cụ bà 80 tuổi nhặt rác, sống gầm cầu

Mất chồng, mất con
Bà Vân năm nay đã ngoài 80, bà có một căn nhà nhỏ ven đê Bát Tràng, tuy nhiên, đã nhiều năm nay, bà không sống cố định ở đó. Thời còn trẻ, bà thường đạp xe hơn chục cây số lên Hà Nội buôn bán, cứ sáng đi, chiều về nhà với con thơ.

Bà có ba người con, một trai hai gái. “Năm đó nó mới lên 5 tuổi, đi làm về thấy con sốt, tôi lên trạm xá gọi người xuống giúp, nhưng sau khi người ta tiêm thuốc xong thì nó qua đời” – Bà Vân nghẹn ngào kể lại.

Nỗi đau mất đi đứa con đầu khiến bà suy sụp nhiều, “thằng con cả mất sớm quá, nếu còn sống thì bây giờ cũng gần 60 tuổi rồi” – bà tâm sự.

Bà Vân – ngoài 80 tuổi, sống gầm cầu Chương Dương

Cụ ông mất cách đây 17 năm, do tuổi già sức yếu. Hai đứa con gái đều đi lấy chồng, còn một mình bà sống trong căn nhà nhỏ hẹp. Nghĩ đến cảnh neo đơn, bà bỏ nhà lên Hà Nội lang thang. Cả hai cô con gái đều lấy chồng có nhà cửa đàng hoàng, nhưng cũng sống phụ thuộc nhiều vào gia đình nhà chồng nên không chăm sóc được cho mẹ nhiều. “Lấy chồng còn phải lo cho cuộc sống bên nhà chồng, tôi tự lo thân được, đâu sống nhờ vả con cái mãi được” – bà chia sẻ.

Chồng mất, con trai mất, con gái đi lấy chồng, chỉ còn lại một mình bà Vân với căn nhà và mảnh ruộng nhỏ. Tuổi già, sức yếu không thể “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” được nữa, bà mới phải cam tâm bỏ nhà, bỏ cửa lên Hà Nội mưu sinh, kiếm sống qua ngày.

Sống gầm cầu, nhặt rác nuôi thân

Chiều Hà Nội, đường phố đông đúc, cụ bà dáng hình nhỏ nhé, quấn khăn, đội nón trên đầu, tay cầm một chiếc túi nilon rộng và bắt đầu công việc của mình. Cụ lang thang khắp các phố phường, nhặt nhạnh vỏ chai ở quán xá hoặc thùng rác…khi nào mệt, cụ lại về chân cầu Chương Dương ngồi nghỉ và phân loại “rác” để đem bán. Ngày nhiều nhất cũng chỉ được 70 nghìn, chưa tính tiền ăn. Cụ bảo : “Làm nghề này nhọc lắm, ăn bát cháo thì rẻ nhưng mau đói, đi được một lúc là mệt. Phải ăn cơm chắc dạ mới có sức mà đi”. Ngày 2 bữa cơm cũng vào 30, 40 nghìn, số tiền dành dụm được chẳng đáng là bao.

Mưu sinh khắp phố phường

Dường như cụ đã quen với công việc này, sau một ngày làm việc mệt mỏi, cụ về chân cầu Chương Dương ngủ qua đêm, điều đó không còn xa lạ gì với những người dân quanh đây. Anh thợ sửa chìa khóa ở gần đó cho biết: “Cụ ấy một ngày phải đi 2, 3 lượt như vậy, già nhưng vẫn khỏe lắm, cụ cũng vui tính, thi thoảng vẫn nói chuyện suốt mà”. Hà Nội những ngày bắt đầu trở lạnh, xung quanh chỗ cụ nằm chỉ là những bao rác, lạnh lẽo và cô đơn.

“Cụ hình như có nhà, cũng không phải là con cái bỏ mặc mà tính cụ như vậy, không muốn phụ thuộc con cháu” – anh Đoàn – cũng làm nghề nhặt rác cho biết. Cụ chỉ về nhà những lúc ốm đau, bệnh tật, “về nghỉ mấy hôm có sức tôi lại ra ngoài này làm, chứ ở nhà biết làm gì?” – cụ nói.

Cả gia tài của cụ chẳng có gì ngoài mấy bao rác, manh chiếu với ít quần áo. Giờ nghỉ trưa và tầm chiều tối, cụ hay vào khu chợ Long Biên mua cơm. Tối đến, cụ xếp những bao rác xung quanh như tổ ấm để che mưa hắt, chắn gió lùa. Giấc ngủ không trọn vẹn trong tiếng tàu xe inh ỏi của phố phường Hà Nội. Đêm đêm, những thanh niên nghịch ngợm đi xe gầm rú, vặn ga phi qua lại đánh thức giấc ngủ mê man. Đấy là còn chưa kể những hôm mưa phùn, gió bấc … Thế nhưng cụ bảo: “Sống như vậy cũng quen rồi, khổ một chút vẫn chịu được, không ai động đến mình là được”.
Góc phơi quần áo của  dưới gầm cầu

Cô đơn giữa lòng Hà Nội

“Con cái không cho được thì đành chịu, không thể đòi hỏi được, con gái đi lấy chồng, có cuộc sống ổn định là mừng rồi” – cụ chia sẻ.

Trong bóng tối dưới chân cầu Chương Dương, cụ ngồi phân loại túi nilon, bìa cứng, chai lọ…ra thành từng loại, vừa làm cụ vừa lẩm bẩm “phải tự lo thân thôi”. Người phụ nữ bán bánh đi qua hỏi to: “cụ hôm nay có ăn bánh không?, còn 1 đĩa, con bán rẻ”, cụ ngước lên, tay cầm hộp cơm, cười nói: “không, tôi vừa ăn cơm đây rồi”. Cuộc sống của cụ hàng ngày cứ như vậy trôi qua. Đường phố Hà Nội vẫn ầm ầm, ở góc chân cầu có một mảnh đời bất hạnh.

Monday, November 26, 2012

Sinh viên Sài Gòn bôn ba kiếm sống


Ở Việt Nam nói chung và tại Sài Gòn nói riêng, để tiếp tục theo đuổi việc học tập, đa số sinh viên các trường cao đẳng-đại học phải bôn ba kiếm sống vất vả.
Xe bánh mì “Hương Vị Thổ Nhĩ Kỳ” do sinh viên đứng bán. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)
Sinh viên tại các trường cao đẳng-đại học, ngoại trừ ngành sư phạm nhẹ nhàng hơn, phải đóng học phí hàng năm cùng các phí tổn khác do nhà trường yêu cầu khá cao; sinh viên từ các tỉnh theo học tại Sài Gòn lại còn lo phí tổn cho việc ăn ở.
Nhiều học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học đã trúng tuyển vào các trường cao đẳng-đại học, việc theo học tại các trường này cũng còn là một vấn đề phải tiếp tục lo toan.
Chúng tôi biết không ít trường hợp học sinh giỏi, thi đậu vào trường đại học khó khăn như Ðại Học Y Dược; nhưng vì hoàn cảnh gia đình, đã không thể theo học.Việc kiếm sống đối với sinh viên không dễ dàng; phải phù hợp, vì sinh viên còn dành thì giờ cho việc học tập. Chúng tôi thường gặp những sinh viên làm công việc chạy bàn trong các quán tiệm cà phê và nhà hàng lớn; số tiền kiếm được từ công việc ấy khá khiêm nhượng. Ðặc biệt từ khoảng nửa năm trở lại đây, tại Sài Gòn xuất hiện nhiều xe tủ kính đặt trên các lề đường của các sinh viên, để bán cà phê hoặc bánh mì. Các xe bán cà phê của sinh viên đều ghi bảng hiệu cà phê “Take Away”; xe bánh mì ghi hàng chữ “Hương Vị Thổ Nhĩ Kỳ.”
Hàng ngày đi ngang qua đường Bình Thới-quận 11, chúng tôi thường dừng lại chỗ đặt xe bán cà phê Take Away, phía trước một căn nhà đang mở rộng cửa. Tuấn, sinh viên trường Cao Ðẳng Hàng Hải và một bạn cùng trường đứng bán mỗi sáng sớm. “Chúng cháu may mắn quen biết gia đình này; nhà không buôn bán gì, nên chúng cháu có thể đặt xe bán cà phê ở trước cửa bất cứ lúc nào...” Tuấn nói.
Cái xe bày hàng chế biến “cà phê mang đi” do Tuấn và mấy bạn sinh viên cùng trường hùn hạp nhau đặt đóng xinh xắn, ghi chữ vẽ hình trang nhã; thêm tấm bảng hiệu đặt gần bên, ghi giá biểu cà phê: cà phê đá 8 ngàn đồng - cà phê sữa 10 ngàn đồng... Giá cả cà phê như vậy cũng rẻ như vô số hàng cà phê vỉa hè ở Sài Gòn. “Với giá như vầy, làm sao các cháu có thể bán cà phê thứ thiệt?” Tuấn cười nhẹ nhàng, trả lời: “Cà phê chúng cháu lấy mối của người quen, thứ cà phê Di Linh chánh gốc chú ạ. Bán cà phê như vậy chúng cháu cũng có lời chớ chẳng không, tuy chẳng lời nhiều bằng bán cà phê dỏm.”
Những buổi sáng sớm, người người đi làm, ngang qua xe bán cà phê “Take Away” của Tuấn và các bạn, dừng lại mua ly “cà phê mang đi” không ít. Như Tuấn cho biết, chiếc xe bán cà phê Take Away đặt trước cửa nhà của người thân quen, nên có nhiều thuận lợi. Khách uống cà phê ở Sài Gòn nhìn nhận, gần như hầu hết các điểm bán cà phê vỉa hè hiện nay đều bán một thứ gọi-là-cà-phê, nghĩa là có rất ít cà phê thứ thật, hoặc hoàn toàn không có cà phê gì cả; có lẽ chỉ là đậu nành trộn với bắp rang và cau khô tán nhuyễn.
Mới đây ngành chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm thành phố đã phát hiện một cơ sở tại Hóc Môn, chuyên sản xuất chế biến cà phê giả mạo với quy mô lớn, bằng một công thức độc hại: đậu nành + 15 thứ hóa chất của Trung Quốc! Tuấn ngao ngán cho biết, các bạn sinh viên bán cà phê Take Away hoặc bánh mì Hương Vị Thổ Nhĩ Kỳ ở các nơi trong thành phố, có thể đều phải dẹp xe nghỉ bán, hoặc dời chuyển chỗ mỗi lần có đợt dọn dẹp lòng lề đường; đặc biệt trong năm 2012, gọi là năm an toàn trật tự giao thông, họ tổ chức kiểm tra thường xuyên, gắt gao hơn nữa.
Chúng tôi hỏi thăm: “Thế lúc đi dọn dẹp lòng lề đường, họ không thông cảm, du di chút nào đối với các sinh viên?” Tuấn chỉ cười trừ, lắc đầu. Chúng tôi từng chứng kiến, những người có chức năng kiểm tra dọn dẹp lòng lề đường đã thẳng tay quyết liệt; họ không ngần ngại tịch thu cả xe trái cây của những người bán rong nghèo khổ, tịch thu bàn ghế của những hàng cà phê vỉa hè...
Ghé một xe bán bánh mì Hương Vị Thổ Nhĩ Kỳ, cũng trên đường Bình Thới-quận 11, thấy người mua khá đông. Hai sinh viên, một nam một nữ, học tại trường Cao Ðẳng Công Nghệ Phú Lâm, vừa dán tấm giấy in chữ “Cần Tuyển Nhân Viên Bán Hàng” lên trên mặt kính của xe. Từ lâu, bánh mì Hương Vị Thổ Nhĩ Kỳ đã có bán tại cửa hàng Như Lan, một trong những cửa hàng chế biến thực phẩm lớn bậc nhất tại Sài Gòn. Cô sinh viên trường cao đẳng công nghệ cắt những lát thịt nướng từ xiên thịt gắn đứng trong khung kính, sát bên vỉ nướng đỏ rực.
Hơi nóng tỏa ra từ những lát thịt nướng chín thơm; cô sinh viên đang xếp những lát thịt nướng ấy vào trong ruột ổ bánh mì. Với giá bán: 12-15 ngàn đồng/ổ, và với chất lượng bánh mì Hương Vị Thổ Nhĩ Kỳ do các sinh viên đứng bán, nói chung rẻ hơn giá cả tại các xe bánh mì khác, trên những vỉa hè khắp thành phố.
Anh sinh viên dán tấm giấy xong, nói với chúng tôi: “Tụi cháu còn phải dành thời gian học để thi tốt nghiệp, nên phải tuyển thêm người đứng bán hàng; chớ không phải ăn nên làm ra, buôn bán lớn lao gì đâu!”
Tháng trước, trên đường Sài Gòn lên Bảo Lộc, chúng tôi gặp anh sinh viên mãn khóa sư phạm đi bán dạo đồ gốm sứ cùng bạn. Mỗi người một xe gắn máy “Honda Trung Quốc nhái xe Nhật Bản,” mỗi xe buộc ràng kỹ lưỡng 3 chiếc độc bình có chiều cao gần một mét, nặng khoảng 5-6 chục kí-lô/chiếc.
Sinh viên bán cà phê “Take Away.” (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)
Lúc dừng nghỉ giải khát, chúng tôi hỏi thăm, được biết anh sinh viên đã từng thi đậu vào hai trường đại học: Y Dược và Sư Phạm. Nhà nghèo, anh không thể theo học tại trường Ðại Học Y Dược, nên đã vào học tại trường Ðại Học Sư Phạm. Nhưng từ khi tốt nghiệp Ðại Học Sư Phạm tới nay, đã gần một năm vẫn chưa được bổ nhiệm về dạy học tại một trường nào, kể cả trường học ở vùng sâu vùng xa.
“Con biết làm gì để sinh sống bây giờ. Ðành dốc sức lao động, chở những chiếc độc bình này, mua được với ‘giá hữu nghị’ tại cơ sở sản xuất đồ gốm sứ của người bà con tại Bình Dương, đi bán dạo. Bán được một chiếc độc bình cỡ này, tụi con cũng có thể lời vài trăm ngàn đồng.”

Friday, November 23, 2012

Người bị bôi mặt



Tội gì vậy?

- Tội Quốc gia, ai bảo sinh ra và lớn lên ở Thiên đường Cộng sản:
http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/9818...chet-tham.html

Bị bôi mặt thì còn khá hơn câu chuyện trong link trên, 3 mẹ con VN chết thảm, xương, óc, văng tứ tung:

"...Cô dâu Việt tại Hàn ôm 2 con nhảy lầu chết thảm

Theo hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, một phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc đã ôm hai con nhảy lầu tự tử vào hôm nay. Ba mẹ con chết ngay tại chỗ..."


------------------

Hai chữ "Việt Nam" nay đại diện cho những gì tồi bại nhất trên thế giới này.

Tôi xấu hổ là người VN.

VN chưa từng có điều gì tốt, đẹp. Có chăng là chúng ta "tự ban" cho mình, chứ ngoại quốc ai biết tới Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, v.v... đâu.

Bên Úc, họ biết hễ bắt xì ke, là có VN trong đó.

Bên Hàn quốc, nghe nói phụ nữ tự tử, bị chồng giết, v.v...là có VN trong đó.

Bên Đài loan không khác.

Bên Sing thì phụ nữ VN làm gái tràn lan, nhiều cô đêm đi bán dâm, ngày ngồi trong các nhà kiếng để đàn ông Sing qua lại nhìn, ai thích thì đem về làm vợ. Báo Sing gọi đây là hiện tượng "Gái hồ cá" (fish tank girls).

Starbucks và Trung Nguyên: Ai sẽ là kẻ thống trị? (Keep masturbating)

Foodbeast, một trang ẩm thực nổi tiếng của Mỹ vừa đưa ra một bài bình luận về "lời tuyên chiến" của ông vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch tập đoàn cà phê Trung Nguyên, với Starbucks, hãng cà phê nổi tiếng thế giới.

Starbucks thống trị thế giới, và tất cả mọi người đều biết điều đó. Logo màu xanh hình nàng tiên cá của Starbucks có mặt ở khắp mọi nơi, cũng giống như logo hình cung màu vàng của McDonald hay hình mắt bò của Target. Bạn có thể than vãn vì thiếu những quán cà phê nhỏ (nơi bạn có thể bị chế giễu nếu hỏi mua một cốc sữa đậu nành), tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận sự tiện lợi của các cửa hiệu Starbucks - khi xuất hiện dày đặc ở khắp các khu dân cư.

Tuy nhiên, có một người đàn ông "lạ", sẵn sàng "tuyên chiến" với hãng cà phê nổi tiếng khắp thế giới. Tên ông là Đặng Lê Nguyên Vũ, người được mệnh danh là "Vua cà phê".

Ông Vũ hiện là Chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên, chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất Việt Nam. Người đàn ông này có khát vọng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của  Starbucks. Ông Vũ tin rằng, thành công của  Starbucks phần lớn là đến từ cách làm thương hiệu chứ hoàn toàn không phải nhờ sản phẩm mà họ mang đến cho khách hàng. 

"Họ rất thành công trong việc đưa các câu chuyện ăn sâu vào trong tiềm thức khách hàng. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào các thành phần cốt lõi của Starbucks, chúng ta sẽ thấy những điều họ đang làm thật là tệ hại. Không phải họ đang bán cà phê, những gì mà họ đang bán chỉ là nước có vị cà phê với đường trong đó".

Dù thế nào, bạn cũng phải thừa nhận, Nguyên Vũ nói đúng. Có ai thực sự đến với Starbucks để thưởng thức những cốc cà phê nóng hổi tinh khiết không? Không, bạn tới đó để mua những thứ như một cốc nước trái cây được trang trí bắt mắt, ngồi trên chiếc ghế nệm êm, bắt đầu công việc ngày mới hay đơn giản là thưởng thức những bản nhạc đang được thịnh hành. Mọi người tới đó là để "mua" những trải nghiệm, không phải mua cà phê hay dịch vụ bởi chúng ta đang sống trong một nền kinh tế với những trải nghiệm.

Starbucks rất giỏi trong việc "bán" trải nghiệm cho những quý ông, quý bà thành thị sành điệu với cái laptop luôn mang bên mình, và ông Vũ biết điều đó. "Người Mỹ không cần một sản phẩm khác, họ cần một câu chuyện khác". Và câu truyện của Trung Nguyên là tất cả nguyên liệu cà phê họ dùng đều được mua từ các trang trại cà phê nhỏ và phát triển bền vững, nơi người trồng cà phê được đảm bảo về giá cả của đầu ra. Đây là một nỗ lực đáng được đánh giá cao trong việc phát triển bền vững hài hòa, mặc dù có vẻ như hơi trái ngược với mục đích thống trị thị trường thế giới của ông Vũ.

Điều này sẽ giúp cải thiện tình hình kinh tế cho những người nông dân trồng cà phê ở khu vực cao nguyên Việt Nam vì mặc dù là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Brazil), nhưng Việt Nam chỉ thu về được một phần nhỏ trong khoản thu nhập được tạo ra từ hạt cà phê đã được chế biến, đóng gói và tiêu thụ trên thị trường.

Ông vua cà phê có kế hoạch sẽ mở rộng kinh doanh và thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ vào năm tới. Và biết đâu đấy, có thể chẳng mấy nữa người Mỹ sẽ được thấy một cửa hàng cà phê Trung Nguyên ngay cạnh nhà mình lắm chứ.

Wednesday, November 21, 2012

Chuột hay bù nhìn

Ngày xưa có anh chết xuống dưới âm phủ, sau một thời gian “cải tạo” với các quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa anh được chuyển trại, cho đi đầu thai kiếp khác. Họ đưa anh ra trước Ủy ban Ðầu thai, mà theo báo cáo của Nam Tào, Bắc Ðẩu, hồ sơ, lý lịch của anh rất xấu; anh không thể đầu thai làm người nữa.
  Anh năn nỉ xin được đầu thai làm kiếp trâu; nghĩ rằng làm thân con trâu thì lúc nào cũng có người nuôi ăn, không phải vất vả. Nhưng lũ quý sứ đầu trâu phản đối, vì đưa anh ta lên làm con trâu là xúc phạm đến tất cả lực lượng công an nhân dân dưới âm phủ. Cuối cùng Ủy ban Ðầu thai cho anh ta lựa chọn: Hoặc sinh ra làm một con chuột, hay làm một thằng bù nhìn đứng ngoài ruộng xua đuổi chim chóc. Làm chuột hay làm bù nhìn, anh ta nên chọn cách nào?
Câu chuyện cổ tích trên được nhớ lại sau khi chúng ta nghe những bản tin và lời bàn về vụ ông Nguyễn Tấn Dũng ra trước Quốc Hội ở Hà Nội. Thứ Tư tuần trước, khi ông thủ tướng nước Việt Nam ra trước Quốc Hội, có một đại biểu là ông Dương Trung Quốc đứng lên hỏi ông rằng ông có nghĩ đến chuyện từ chức hay không. Nói văn hoa, theo báo chí tường thuật, thì ông Quốc hỏi ông Dũng có “hướng tới một văn hóa từ chức” hay không. Bởi vì, một người làm thủ tướng sai lầm mà chỉ ra trước Quốc Hội nói mấy lời xin lỗi thì kỳ cục quá. Câu hỏi bất ngờ của ông Dương Trung Quốc được cả nước chú ý. Và ông Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời một cách khéo léo, nhưng ý kiến rất rõ ràng và giản dị: Quý vị đại biểu Quốc Hội không có quyền đặt câu hỏi đó! Vì ông Dũng chỉ được đảng giao việc làm thủ tướng cho nên ông làm thủ tướng. Nói cách khác, ông Dương Trung Quốc muốn thấy cái “văn hóa từ chức” thì hãy đi gõ cửa đảng cộng sản mà hỏi; chứ đem hỏi ông Dũng là gõ nhầm cửa!
Phải nghe nguyên văn những lời ông Dũng nói mới cảm thấy được nỗi bẽ bàng của ông Dương Trung Quốc. Ông Dũng nói, “...gần suốt cả cuộc đời tôi đi theo đảng hoạt động cách mạng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp quản lý của đảng, tôi không có chạy, tôi cũng không có xin một chức vụ nào cả!” Ông còn nói, “và tôi cũng không có thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà đảng, nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi.”
Tức là ông Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn đóng vai thụ động, trách nhiệm sau cùng là của toàn thể đảng cộng sản, từ những cụ ngồi trên cho đến các đảng viên ở dưới. Ông không bao giờ xin giữ chức thủ tướng cả. Ông được đảng trao cho. Ông còn nói: “Ðảng, Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành Trung Ương đã hiểu rõ về tôi cả về ưu điểm, khuyết điểm, cả về phẩm chất đạo đức, cả về năng lực, khả năng, cả về sức khỏe thương tật, cả về tâm tư nguyện vọng của tôi.” Tức là nếu ông có sai lầm, thì đảng đã biết trước rồi, chứ không có gì lạ cả!
Ðây là một lối tự biện rất hay. Con gái, con trai ông Nguyễn Tấn Dũng cũng có thể nói giống y như vậy. Vì đảng giao phó cho nên cô này mới làm chủ tịch ngân hàng, cậu kia mới làm chức thứ trưởng. Các cô, cậu chỉ ngoan ngoãn nhận việc mà thôi. Có thể nói, những người phụ trách các công ty Vinashin, Vinalines, hay các ông đã làm PMU 18 hoặc, nhận làm xa lộ xuyên Sài Gòn để hàng triệu đô la của nhà thầu Nhật Bản, họ cũng có thể tự biện minh như thế: Tôi “không có thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà đảng, nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi” đứng ra điều khiển công ty Vinashin (hay Vinalines)! Họ vô tội bởi vì trước khi trao nhiệm vụ, đảng “đã hiểu rõ về tôi cả về ưu điểm, khuyết điểm, cả về phẩm chất đạo đức, cả về năng lực, khả năng, cả về sức khỏe thương tật, cả về tâm tư nguyện vọng của tôi.” Khi họ tự biện minh như vậy thì các quan tòa phải thấy thương họ mà tha bổng. Bởi vì thủ phạm đích thực của các vụ cướp của công làm của riêng, ăn tiền mua tầu dỏm, không phải là những đảng viên ngoan ngoãn này. Thủ phạm đáng đem ra trước vành móng ngựa chính là đảng!
Tức là các ông bà đại biểu Quốc Hội cũng không có quyền nói chuyện “bất tín nhiệm” với ông thủ tướng hay bất cứ quan chức nào trong guồng máy nhà nước. Tất cả đều do đảng trao trách nhiệm! Mà chính cái Quốc Hội này, tất cả các đại biểu ngồi gật gù trong đó, cũng là do đảng chỉ định cho ngồi!
Cho nên nhà bình luận Mai Thái Lĩnh tại Việt Nam mới viết: “Mặc dù quy định về thủ tục ‘bỏ phiếu tín nhiệm’ đã được ghi trong Luật Tổ Chức Quốc Hội 2002 và cả trong bản sửa đổi năm 2007, Quốc Hội lại không thể tự mình thực hiện quyền này. Thực tế cho thấy chế độ ‘đảng trị’ đã vô hiệu hóa công cụ hữu hiệu nhất của Quốc Hội để kiểm soát quyền lực của bộ máy hành pháp.” Cho nên ông Giáo Sư Tương Lai phải công nhận: “Câu trả lời của ông thủ tướng theo tôi nghĩ là chính xác.” Bởi vì chính Quốc Hội cũng chỉ là một Quốc Hội của đảng chứ không phải của dân; nó cũng chỉ được đảng cho lên ngồi đó chứ chẳng có quyền đặt câu hỏi nào với các quyết định của đảng.
Ðó là nỗi bẽ bàng của những đại biểu Quốc Hội, khi nghe ông Nguyễn Tấn Dũng nói về 51 năm làm cách mạng chỉ biết nghe lệnh đảng. Ông đại biểu Dương Trung Quốc hỏi: “Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng, mình đã nặng trách nhiệm với đảng, mà nhẹ trách nhiệm với dân?” Nghe những lời ông Dũng đáp lại, người ngoài cũng thấy muốn đặt câu hỏi với ông Dương Trung Quốc: “Ông đại biểu nghĩ gì về ý kiến cho rằng, Quốc Hội đã nặng trách nhiệm với đảng, mà nhẹ trách nhiệm với dân?”
Ðến đây, chúng ta thấy các đại biểu Quốc Hội ở Việt Nam hiện đứng trước hai lựa chọn. Một con đường là an phận, cứ ngậm miệng ăn tiền, chả bao giờ dại dột đứng lên nói như ông Dương Trung Quốc, chỉ thêm bẽ bàng thôi. Hai là mạnh dạn đứng lên, thoát xác, nhất định thi hành quyền hạn của một Quốc Hội, theo Hiến Pháp và đạo luật Luật Tổ Chức Quốc Hội quy định. Biết đâu, có nhiều người cũng gan to như ông Dương Trung Quốc, yêu cầu đặt vấn đề bất tín nhiệm chính phủ?
Hai lựa chọn, hoặc ngậm miệng, hoặc đứng lên cất tiếng nói, sẽ đưa tới những hậu quả nào?
Nếu các đại biểu Quốc Hội dám đứng lên đòi bất tín nhiệm, thì dù họ chiếm đa số, thì chắc cũng không đi tới đâu cả. Bởi vì tất cả những người cầm đầu cái Quốc Hội đó đều là người được đảng chỉ định, họ sẽ không cho biểu quyết. Các ông bà muốn nói gì thì nói, nhưng không bao giờ có thể đưa tới một quyết định, rồi đem quyết định đó trao cho bên hành pháp để bắt nó thi hành. Tình trạng này giống như một cái hội đồng trong chuyện cổ tích. Ðó là hội đồng của các con chuột quyết định sẽ đem cái chuông đi cột vào cổ con mèo, để mèo đi tới đâu thì họ hàng nhà chuột nghe biết trước mà chạy. Hội đồng đã quyết định xong, nhưng không ai có can đảm đem cái chuông tới buộc cổ con mèo cả. Giống như vậy, nếu cái Quốc Hội ở Việt Nam bây giờ mà quyết tâm đòi bất tín nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng, thì họ cũng chỉ là một cái Quốc Hội Chuột mà thôi!
Lựa chọn thứ hai, ngậm miệng ăn tiền, là con đường nhàn hạ hơn. Ðó là số kiếp đã được dành cho những ông bù nhìn giữ dưa, đuổi quạ. Tất cả các chế độ độc tài đều lập ra các quốc hội bù nhìn cả. Cho đến khi chế độ sụp đổ, các bù nhìn cũng rớt theo. Nếu có ai hỏi tội, họ cũng có thể tự bào chữa y như lời ông Nguyễn Tấn Dũng: Ðảng và Nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi đấy chứ!
Trở lại câu chuyện cổ tích anh chàng được ra trước Ủy ban Ðầu thai dưới âm phủ, đứng trước câu hỏi: Giữa hai kiếp mới, làm chuột hay làm bù nhìn, anh ta chọn đầu thai làm cái nào? Quý vị có thể đoán ra, anh ta sẽ chọn làm bù nhìn, con đường an toàn, nhãn nhã hơn. Chắc các đại biểu Quốc Hội ở Việt Nam cũng lựa chọn như thế.