Lao đao vì thu không đủ chi
Gia đình công chức, vợ là giáo viên một trường tiểu
học, chồng là nhân viên của một công ty công nghệ thông tin, thu nhập
trung bình một tháng khoảng trên 20 triệu đồng. Với khoản thu nhập đều
đặn như vậy, không phải là quá thấp, song đến thời điểm này, vợ chồng
anh Nguyễn Văn Chiến, chị Phùng Thị Ngọc Lan ở Hoàng Quốc Việt, quận Cầu
Giấy vẫn đau đầu với bài toán chi tiêu hàng ngày cho bốn miệng ăn.
Chị Lan than thở: "Trước đây, chi tiêu của hai vợ chồng
tạm ổn, thỉnh thoảng còn đưa các cháu đi chơi chỗ này, chỗ kia. Còn bây
giờ, giá cả đắt đỏ nên khoản nào cắt, giảm được đã cắt giảm hết rồi.
Việc vui chơi của các cháu cũng bị tạm gác. Ngay cả bữa ăn trong gia
đình tôi cũng phải cân nhắc, chi tiêu dè xẻn hơn nhưng phải đảm bảo chất
lượng. Ấy vậy mà vẫn thấy thiếu trước hụt sau".
Tương tự, gia đình chị Nguyễn Thị Giang, anh Lê Văn
Thuận ở Trường Chinh, quận Đống Đa cũng chật vật, khó sống khi các khoản
chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày thời gian gần đây luôn cao hơn khoản
thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng.
Hiện chị Giang làm nhân viên tại một công ty truyền
thông, lương 6,5 triệu đồng/tháng, còn chồng chị làm tại một công ty
liên doanh tại khu vực huyện Từ Liêm với mức lương 8 triệu đồng/tháng.
Tổng thu nhập của cả hai vợ chồng là gần 15 triệu đồng nhưng lúc nào
cũng cảm thấy thiếu.
Gửi con về quê là giải pháp để các gia đình công chức ở Hà Nội bớt khó khăn
|
Chị Giang cho biết, hai vợ chồng đều là dân ngoại tỉnh,
học xong làm việc luôn ở Hà Nội. Nhà cửa không có phải đi thuê. Mấy năm
trước, cuộc sống gọi là tạm đủ ăn đủ mặc, tháng còn dư ra được đôi ba
triệu gửi về quê cho ông bà. Nay giá cả sinh hoạt đắt đỏ, tiền xăng,
điện, gas, thực phẩm... rồi tiền thuê nhà không ngừng tăng trong khi thu
nhâp nhập của gia đình vẫn dậm chân tại chỗ, có tháng còn bị chậm lương
do công ty khó khăn.
Chị Giang tính toán, giờ nguyên tiền thuê nhà mỗi tháng
đã mất đứt 5 triệu đồng, tiền xăng xe đi lại của hai vợ chồng mất thêm
khoảng trên dưới 1 triệu nữa, rồi tiền chi tiêu ăn uống hàng ngày cho
gia đình 3 miệng ăn tiết kiệm lắm mỗi tháng cũng ngốn không dưới 7 triệu
đồng. Đó là chưa kể đến các khoản khác như: tiền tiêu vặt, tiền học cho
con, tiền sữa... Chị đau đầu khi vừa rồi, học phí còn tăng từ bậc mầm
non cho tới đại học.
"Vợ chồng cố gắng tiết kiệm nhưng nếu cứ thu vượt chi kéo dài thì không thể cầm cự được nữa", chị Giang nói.
Trần Thị Thu Hà, phiên dịch cho một công ty của Nhật
tại Cầu Giấy, kể rằng, do chưa có gia đình, con cái, chỉ cần lo cho bản
thân thôi mà với thu nhập mỗi tháng 10 triệu đồng, Hà vẫn phải cắt bớt
mua sắm, tiêu tiết kiệm mới thấy tạm đủ. Vậy thì với những gia đình mà
thu nhập chỉ nhỉnh hơn Hà một chút thì làm sao trụ được khi đủ mọi chi
phí phát sinh?
Đành gửi con về quê
Để giải quyết bài toán thu vượt chi, không ít những gia
đình trẻ tại Hà Nội đã chọn cách gửi con về quê nhờ cậy ông bà chăm hộ
nhằm giảm bớt gánh nặng trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Anh Lê Văn Thuận chia sẻ: "Bố mẹ nào chẳng muốn ở gần
con cái. Hai vợ chồng tôi lấy nhau gần chục năm trời mới có một đứa con,
nhưng giờ kinh tế khó khăn đành phải gửi cháu về quê cho ông bà chăm
sóc hộ. Giờ con ở đây thì nhà không đủ ăn, rồi phải tính toán tiết kiệm,
cắt giảm khiến con cái cũng khổ theo".
Gửi cháu về quê sống với ông bà, tuy vợ chồng anh Thuận
phải xa con nhưng đổi lại cũng có nhiều thuận lợi. Anh Thuận giải
thích, cháu năm nay vào lớp 2, cho về quê học trường làng cả năm mới mất
khoảng 2,5triệu đồng tiền học; còn tại Hà Nội, con số đó chỉ đủ trong
một tháng. Chuyện ăn uống, đi lại cũng được ông bà chăm lo có khi còn
chu đáo hơn cả bố mẹ.
"Bây giờ ở quê đâu có thiếu thốn như trước, cái gì cũng
có. Với lại về quê, cháu còn được tiếp xúc với nhiều người, không khí
thoáng mát, thoải mái chơi đùa chứ ở Thủ đô, ngoài giờ học ở trường, ra
đường toàn xe cộ, về nhà quanh ở cái phòng trọ thuê rộng hơn 20m2 muốn
chơi gì cũng khó".
Khi gửi con về ông bà, mỗi tháng, hai vợ chồng anh
Thuận cũng tiết kiệm được vài triệu đồng. Số tiền này gửi về quê phụ
giúp cho ông bà chăm cháu. Tính ra, số tiền thu nhập hàng tháng vẫn hết
nhưng đổi lại, cuộc sống của gia đình và con cái được đảm bảo hơn.
Cùng chung quan điểm, vợ chồng anh Chiến, chị Lan cũng
quyết định gửi con lớn về quê cho ông bà chăm hộ. Chị Lan cho biết, chi
phí ở Hà Nội cái gì cũng đắt đỏ, để các cháu sống ở đây cùng bố mẹ thiếu
thốn đủ bề có khi còn vất vả hơn sống xa bố mẹ.
Vừa rồi, nghỉ hè vợ chồng anh chị cho con lớn về quê
chơi rồi bàn với ông bà chuyện cho con về quê, thấy ông bà vui vẻ ủng hộ
mà cháu cũng thích. Còn đứa thứ hai vẫn đang đi nhà trẻ, còn nhỏ tuổi
quá sợ về quê ông bà vất vả nên ở cùng bố mẹ đến khi vào tiểu học rồi
tính.
Giờ mỗi tháng, vợ chồng anh Chiến, chị Lan gửi 2-3
triệu đồng về quê cho ông bà nuôi cháu. Ngần ấy tiền không nhiều nhưng ở
quê có thể sống tốt, còn tại Hà Nội thì chẳng thấm vào đâu với một đứa
trẻ
No comments:
Post a Comment