"Chúng tôi không có sự lựa chọn. Hai mươi năm trong tù để đòi lại
quyền làm người của chúng tôi là một cái giá mà chúng tôi sẵn sàng trả
nếu cần." Blogger Danlambao nói.
Một loạt các trường hợp tương tự đã dẫn đến cái chết của mẹ một blogger,
người đã tự thiêu để phản đối việc giam giữ con gái mình vào tháng Tám.
Bà Đặng Thị Kim Liêng, 64 tuổi, đã chết trên đường đến bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh.
Con gái của bà, cô Tạ Phong Tần, một cựu sĩ quan cảnh sát, người đã viết
một blog về các vấn đề xã hội, đã bị bắt vào tháng 9 năm 2011 về tội
tuyên truyền chống nhà nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gia tăng áp lực lên các blogger và ra lệnh
cho công an đàn áp. Ông đặc biệt nhắm vào Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và
Biển Đông.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết các blogger cần được trừng phạt đích đáng. "Họ
vu khống lãnh đạo của đất nước, thông tin bịa đặt và bóp méo, kích động
chống lại đảng và nhà nước, và gây ra sự nghi ngờ và mất lòng tin trong
xã hội", ông nói.
Theo báo cáo Kẻ thù của Internet bởi cơ quan giám sát quốc tế
Phóng viên Không Biên giới, Việt Nam là nước thứ hai tồi tệ nhất trên
thế giới về tự do internet, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Tùy tiện giam giữ
Human Rights Watch (Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền) đã cáo buộc chính phủ "tuỳ tiện" bắt giữ hàng chục cư dân mạng "vì
công việc của họ như là nhà báo công dân, những người ủng hộ môi
trường, những đội quân chữ thập chống tham nhũng và bảo vệ nhân quyền."
Nếu bị bắt giữ, các blogger làm việc với Danlambao (những người dân làm
Báo Chí), Quan Làm Báo (cán bộ làm Báo chí) và Biển Đông sẽ làm tăng
thêm số lượng tù nhân sau song sắt.
Blogger cho rằng chính phủ chịu trách nhiệm về các phương pháp thậm chí còn nguy hiểm hơn để bịt miệng quần chúng. "Công an gần gũi với Thủ tướng đã đe dọa giết chết đối với chúng tôi", ông Trần Hưng Quốc, biên tập viên của Quan Lâm Báo nói.
"[nhà cầm quyền] triệu tập blogger - đặc biệt là những người nổi
tiếng để thẩm vấn và sau đó đe dọa họ nhằm tạo một gương điển hình và
dọa dẫm những người khác khi nghĩ đến việc hỗ trợ phong trào truyền
thông độc lập hoặc tham gia vào cộng đồng blog độc lập", blogger Dân Làm Báo, người đã giấu tên vì lý do an ninh, phát biểu.
Đảng Cộng sản, đã điều hành đất nước kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt
Nam giữa thập niên 70, ngày càng khó kiểm soát các tiếng nói bất đồng
chính kiến đang nhanh chóng lan rộng trên thế giới mạng.
Một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo cho thấy rằng Việt
Nam có dân số internet phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Một trong ba
người Việt Nam có truy cập internet.
Trong 3 trang blog bị nhắm đến, Dan Làm Báo đăng tải những bài viết chủ
yếu về chính trị. Quan Làm Báo có một cách tiếp cận tin tức chính trị
giật gân hơn và thường nhắm đến Thủ tướng và đời tư của ông ta. Trang
Biển Đông chú trọng riêng vào cuộc tranh cãi lâu dài của Việt Nam với
Trung Quốc về lãnh thổ ở Biển Đông.
Trước khi lệnh bắt giữ được ban hành, chính phủ với hệ thống tường lửa
kiểm duyệt nhưng dễ dàng để vượt qua, đã sử dụng những cuộc tấn công
mạng nhắm vào các blog bất đồng chính kiến - các chuyên gia cho biết.
"Chúng tôi đã bị tấn công liên tục thông qua công nghệ IT kể từ khi một tuần sau khi blog của chúng tôi được thành lập", ông Trần nói.
"Các nhà chức trách sử dụng phương tiện khác nhau như DDoS (phân phối
của các cuộc tấn công từ chối dịch vụ), virus, tường lửa và phần mềm
gián điệp," Dân Làm Báo nói.
Tuy nhiên, chiến dịch chống lại họ đã phản tác dụng, kể từ khi lệnh bắt được ban hành, độc giả của ba trang blog tăng vọt.
"Nhờ sự chăm sóc của Thủ tướng, chúng tôi đã có hơn 1,5 triệu lượt
xem. Ông nâng chúng tôi từ một nguồn không chính thức sang vị thế của
ngôi sao sáng trong bầu trời web".
Chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với đàn áp
Số lượng độc giả hàng ngày của Danlambao tăng gấp đôi đến 500.000 vào ngày lệnh xử lý được ban hành, các blogger tuyên bố.
"Chúng tôi chuẩn bị để đối mặt với trấn áp và bỏ tù hơn là sống cuộc
sống của một con chó câm rọ mõm, không dám sủa và vẫn còn lệ thuộc vào
những người lợi dụng quyền lực của họ..." là một bình luận đăng trên trang Danlambao.
"Không ai có thể ngăn cản chúng tôi chiến đấu chống lại các tổ chức tham nhũng đang cai trị đất nước chúng tôi", ông Trần lập lời tiếp.
Họ kêu gọi các chính phủ phương Tây hỗ trợ những chiến dịch vận động của họ.
"Không ai có thể tự chiến thắng một mình. Chúng tôi cần phương Tây
làm nhiều hơn và nhiều hơn nữa để giúp tự do ngôn luận ở Việt Nam", ông Trần nói.
"Chính phủ này không quan tâm đến bao nhiêu khổ đau mà nó gây ra đối
với nhân dân của chúng tôi, nhưng nó quan tâm nhiều đến đầu tư nước
ngoài, giao dịch kinh tế và thương mại với các nước thứ ba. Biện pháp
trừng phạt có thể xảy ra về ngoại giao và kinh tế của phương Tây đối với
các hành vi vi phạm nhân quyền là một vấn đề lớn đối với chính quyền", Dân Làm Báo nói.
Cuộc đàn áp trên các blog có thể là một hậu quả của sự sụt giảm thị
trường chứng khoán theo sau việc bắt giữ ông trùm Nguyễn Đức Kiên, người
sáng lập của một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam - các quan
sát viên cho biết.
Ông Kiên đã bị bắt vào tháng Tám bởi bị nghi ngờ là có những hành vi vi phạm kinh tế.
Dân Làm Báo đã suy đoán rằng việc giam giữ ông Kiên không phải do sai
phạm tài chính, nhưng vì ông là nạn nhân một cuộc đấu tranh quyền lực ở
thượng tầng chính phủ.
Thủ tướng đã được đăng tin là có những mâu thuẫn với Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang và con gái của Thủ tướng được cho là gần gũi với nhân
viên ngân hàng bị bắt.
"Lệnh ban hành của Thủ tướng Chính phủ để chống lại chúng tôi là một
chỉ dấu của sự chiến thắng cho chúng tôi - chiến đấu cho tự do ngôn luận
và cho các phương tiện truyền thông độc lập, chúng tôi đã phải chạm
đúng huyệt để kích hoạt nên sự trả thù này", Dân Làm Báo nói.
Ông Trần nói thêm: "Nếu chúng tôi có chết cho một nước Việt Nam tốt hơn, chúng tôi sẽ sẵn sàng vì mục tiêu đó."
No comments:
Post a Comment