Hot news from Vietnam | Tin nóng Việt Nam | Vietnam daily post | Vietnam daily news | TRANG CHU DOC BAO TRUC TUYEN. Đọc báo | Tin tức | Tin nóng | Tin hot | Ngoi sao | Bong da | Website Tin tức Điện tử | Doc Bao Vem
Saturday, September 29, 2012
Friday, September 28, 2012
Vĩnh Phúc: Học sinh phải nghỉ học để cán bộ xã làm đám cưới
Vĩnh Phúc: Đám cưới "có một không hai" của con cán bộ xã!
Thiệp cưới được in rất cụ thể địa điểm là trường "Trung Học Cơ Sở Tân Tiến -Vĩnh Tường -Vĩnh Phúc"
Cổng trường trở thành cổng chào của đám cưới.
Khuôn viên trường thành khuôn viên đám cưới linh đình.
Cạnh phòng Hiệu trưởng là sân khấu của đám cưới.
Lớp học, bàn ghế học sinh trở thành nơi tiếp khách.
Lán xe lại trở thành bếp nấu của đám cưới.
Dư luận địa phương đang rất bức xúc về một đám cưới có "một không hai"
tại Tân Tiến, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Đám cưới được tổ chức rất linh đình
nhưng lại diễn ra tại... trường học. Toàn bộ học sinh trong trường đã
phải nghỉ học để dành chỗ cho đám cưới của một vị cán bộ xã...
Tòa thì kín nhưng lột áo, đánh đập, đe dọa thì công khai
Cho dù tòa có kết án họ, tôi vẫn mặc
áo này để ủng hộ họ. Áo này là áo của tôi, các anh chị không được quyền
lấy nó và các anh chị cũng không có quyền gì bắt tôi không được mặc nó
cả. - Nhưng họ đã bị kết án, em mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm" này là không được. -
Nếu chị đã nói vậy thì cho em xin cái văn bản nào chỉ đạo cấm không cho
mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm". Nếu có văn bản chỉ đạo, em sẽ
không mặc áo này nữa. Còn chị nói miệng không không, em cũng chẳng biết
chị là ai, sao em có thể nghe theo được chứ. Nói đến đây, 7-8 phụ nữ
nhào vô lột áo tôi đang mặc rồi tròng vào người tôi 1 chiếc áo khác...
*
Sáng ngày 24.09.2012, chúng tôi có mặt ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế - Sài
Gòn cầu nguyện và cùng nhau đi tham dự phiên tòa xử 3 blogger Câu Lạc
Bộ Nhà Báo Tự Do. Ngay từ sáng sớm, các ngã tư dẫn đến nhà thờ đều bị
rào chắn và có rất đông lực lượng an ninh, công an,... chốt ở các ngã
tư. Taxi không được lưu thông vào khu vực này, vì thế, chúng tôi quyết
định đi bộ từ nhà thờ ra tới tòa án. Chúng tôi đi bộ trên lề đường rất
trật tự, lực lượng an ninh, công an, CSGT, dân phòng,... đi theo dày đặc
dưới lòng đường, trên lề đường,... khiến cho đường sá vốn đã đông đúc
nay lại càng thêm mất trật tự.
Trên đường đến tòa án, CSGT đã 2 lần chặn xe máy chở linh mục Anton Lê Ngọc Thanh
để kiếm chuyện, câu lưu, kéo dài thời gian đến tòa, thậm chí họ còn
cướp băng rôn, biểu ngữ của chúng tôi. Khi đoàn người đi đến trước khách
sạn Victory ở ngã tư đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Võ Văn Tần thì lực
lượng an ninh, công an, dân phòng, trật tự đô thị, bảo vệ du lịch, hội
phụ nữ,... gần 200 người mà dẫn đầu là ông Trần Song Nam - trưởng Công
an P6 Q3 vây quanh, cô lập, chặn đường chúng tôi. Họ hỏi chúng tôi đi
đâu và khuyên chúng tôi trở về. Với quan điểm, đây là một phiên tòa công
khai, người dân có quyền đến tham dự để hiểu thêm về pháp luật, chúng
tôi nhất quyết từ chối đề nghị vô lý của họ. Không đủ lý lẽ để ngăn cản
chúng tôi đến tham dự phiên tòa, ông Trần Song Nam ra lệnh cho cấp dưới
cưỡng chế tất cả chúng tôi về đồn, trừ linh mục Anton Lê Ngọc Thanh và
linh mục Guise Đinh Hữu Thoại. Họ đã xô đẩy, lôi kéo chúng tôi.
Họ cho 4-5 người khiêng 1 người chúng tôi, họ hành xử rất thô bạo với
chúng tôi chẳng khác gì loài cầm thú.
Trong đồn Công an Phường 6, Quận 3 - Công an bảo kê cho thành phần bất minh ăn cướp tài sản của người dân:
Sau khi khiêng chúng tôi vào đồn, họ tách chúng tôi ra nhiều phòng khác nhau. Tôi, nhà thơ Bùi Chát, Dũng Aduku và chị Phượng
(dân oan Vườn Rau Lộc Hưng) bị đưa vào một nhà kho. Được một lúc thì họ
mời Bùi Chát qua 1 phòng khác làm việc, rồi đến tôi cũng được mời qua
phòng khác làm việc. Viên công an lấy giấy bắt tôi viết tường trình, tôi
hỏi:
- Tôi đang đi bộ ngoài đường vì sao các anh bắt tôi vào đây? Bây giờ lại
bắt tôi phải viết tường trình là thế nào? Tôi không viết.
Viên công an biết là không thể nào làm việc được với tôi, bèn đưa tôi trở lại nhà kho.
Một lúc sau, một tên mặc thường phục vào bắt tôi phải đưa điện thoại cho
họ. Tôi đưa, tên này nhào tới tính giật điện thoại, tôi liền nói:
- Anh là ai, có quyền gì mà bắt tôi phải giao nộp điện thoại cho anh?
Hắn liền gọi một viên công an mặc sắc phục vào để tịch thu điện thoại của tôi. Tôi nói với họ:
- Các anh là công an. Các anh hiểu biết pháp luật. Các anh phải tôn
trọng và hành xử theo đúng pháp luật chứ. Các anh muốn thu điện thoại
của tôi thì phải có biên bản đàng hoàng chớ. Có đâu mà nhào nhào tới
giật như ăn cướp vậy.
Thế là, viên công an mời tôi sang phòng khác, lấy biên bản ra để tịch thu điện thoại của tôi. Tôi đổi ý, nói với viên công an:
- Tôi nghĩ lại rồi. Điện thoại là tài sản của cá nhân tôi, là quyền tự
do thông tin cá nhân của tôi. Tôi không việc gì phải cho các anh tịch
thu hay xem bất cứ thông tin gì trong điện thoại của tôi cả.
- Sao lúc nãy cô nói lập biên bản đàng hoàng thì cô cho tịch thu điện thoại.
- Lúc nãy khác, giờ tôi suy nghĩ lại rồi. Tôi không đồng ý cho các anh tịch thu điện thoại của tôi.
- Chúng tôi tình nghi cô vi phạm pháp luật. Chúng tôi phải tịch thu điện thoại của cô để điều tra.
- Anh nói tôi vi phạm pháp luật là vi phạm cái gì? Anh phải nói cho rõ ràng à nghen.
- Cô tập trung đông người, gây rối trật tự công cộng.
- Tôi không gây rối trật tự công cộng. Tôi đang đi bộ trên lề đường rất
là trật tự, các anh tập trung đông người, ngăn chặn đường tôi đi rồi còn
cưỡng chế một cách vô lý chúng tôi vào đây. Chính các anh mới là người
gây rối trật tự công cộng. Bây giờ các anh muốn ăn cướp tài sản của tôi
rồi vu khống cho tôi là vi phạm pháp luật à?
Họ không còn lý lẽ gì để nói với tôi, bèn chửi bới tôi rồi giật lấy ví
tiền của tôi lục lọi. Lục lọi chán chê, họ quẳng ví lại cho tôi, tôi
liền mở ra kiểm tra lại ngay thì toàn bộ số tiền mang theo phòng thân
(khoảng 300-400 ngàn đồng) mất sạch. Tôi nói:
- Các anh lấy ví của tôi lục lọi, giờ mất hết tiền của tôi rồi. Các anh là đồ ăn cướp.
- Tiền mày mang về cho cha, cho mẹ mày hết rồi chứ ai lấy tiền của mày.
Nói rồi, họ tiếp tục trấn áp người tôi để lấy cho bằng được chiếc điện thoại của tôi. Xong, họ lại tống tôi về nhà kho.
Một lúc sau thì họ cho xe đến chở tôi về công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú (nơi tôi cư ngụ).
Như vậy, tại đồn Công an Phường 6, Quận 3, tôi đã bị cướp mất tiền bạc và điện thoại di động.
Tại trụ sở Công an
Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú - Tôi bị bỏ đói, bỏ khát, bị lột áo, bị
đe dọa bỏ tù, bị đánh đập và hành hạ đến thân tàn ma dại:
Tại trụ sở Công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, họ - những thanh niên
mặc thường phục mà tôi quen mặt vì luôn canh gác trước nhà, theo dõi
cũng như những lần trước bắt tôi lên đồn công an - bắt tôi làm việc. Tôi
trả lời thẳng thắn:
- Tôi và các anh, tuy tôi thực sự không biết tên tuổi các anh là gì
nhưng chẳng lạ gì nhau, tôi chẳng lạ gì cách bắt cóc người giữa đường
rồi lôi vào đồn công an của các anh cũng như các anh chẳng lạ gì cách
làm việc của tôi: Sẽ không có việc tôi phải hợp tác làm việc hay trả lời
bất kỳ câu hỏi nào của các anh. Tốt nhất là đừng làm mất thời gian của
nhau. Còn các anh muốn làm gì thì làm. Tôi sẽ không nói thêm bất cứ điều
gì.
- Không làm việc thì em cũng phải ngồi đây thôi chứ không được về nhà hay đi đâu hết.
Và họ bỏ mặc tôi với căn phòng, không cho tôi nước uống, cũng chẳng cho tôi thức ăn.
Tôi xếp các ghế lại với nhau rồi nằm nhắm mắt cho đỡ mệt.
Trong lúc tôi nằm, họ tưởng là tôi đã ngủ, những thanh niên mặc thường
phục mà vẫn tự xưng là an ninh tụm lại nói chuyện với nhau. Họ nói về
những vấn đề trong mối quan hệ yêu đương của họ mà không quên quăng ra
những lời bình luận, nhận xét về phụ nữ rất tục tĩu và thô bỉ. Và họ nói
về tiêu chuẩn lấy vợ của họ đều giống nhau là phải chọn những cô gái
gia đình giàu có chỉ để mai mốt cưới về, họ khỏi phải làm gì vẫn có cái
để mà ăn chơi sung sướng. Tôi không hiểu ngành công an, an ninh đã dạy
cho những thanh niên đó những gì mà họ lại có tư tưởng ăn chơi, hưởng
thụ trên mồ hôi, nước mắt của kẻ khác chứ không hề có một chút ý thức
"Lao động là vinh quang" như Đảng và Nhà nước vẫn tuyên truyền trong
nhân dân (hay đây chỉ là lời dụ dỗ để nhân dân tăng gia lao động để có
cái cho các anh hưởng thụ???). "Rường cột của Tổ quốc" là đây sao?
Đến khoảng 3h chiều, họ lại lôi tôi lên một căn phòng ở lầu 3 chỉ vỏn vẹn khoảng 6 met vuông. Họ nói với tôi:
- Những người mà em ủng hộ, tòa đã tuyên án họ trên 10 năm rồi. Bây giờ,
em thay cái áo này (áo đen FREE ĐC, TPT, A3SG) ra, để áo này ở lại rồi
về nhà.
Trong một lúc, tôi bất ngờ vì sao phiên tòa lại diễn ra nhanh đến thế,
vì sao các blogger bị tuyên án nặng đến thế... Rồi tôi lấy lại bình tĩnh
nói với họ:
- Cho dù tòa có kết án họ, tôi vẫn mặc áo này để ủng hộ họ. Áo này là áo
của tôi, các anh chị không được quyền lấy nó và các anh chị cũng không
có quyền gì bắt tôi không được mặc nó cả.
Một phụ nữ trẻ tuổi nói với tôi:
- Nhưng họ đã bị kết án, em mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm" này là không được.
- Nếu chị đã nói vậy thì cho em xin cái văn bản nào chỉ đạo cấm không
cho mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm". Nếu có văn bản chỉ đạo, em sẽ
không mặc áo này nữa. Còn chị nói miệng không không, em cũng chẳng biết
chị là ai, sao em có thể nghe theo được chứ.
Nói đến đây, 7-8 phụ nữ (chẳng biết thuộc thành phần gì) nhào vô lột áo
tôi đang mặc rồi tròng vào người tôi 1 chiếc áo khác. Sau khi lột áo
tôi, họ khuyên nhưng thực chất là muốn đe dọa tôi:
- Em về mà lo cho gia đình đi, đừng lo những việc này nữa. Em còn trách
nhiệm với mẹ già, còn trách nhiệm với con em, nếu em còn làm những việc
này nữa, em đi tù rồi ai lo cho mẹ em, ai lo cho con em?
- Trách nhiệm lo cho gia đình, tôi vẫn phải lo, tôi đâu có nhờ mấy người
lo giúp. Nhưng ngoài trách nhiệm với gia đình, tôi còn phải có trách
nhiệm với xã hội, với đất nước. Việc tôi đi tham dự 1 phiên tòa công
khai để hiểu biết thêm pháp luật chẳng có điều gì là sai trái, đáng phải
đi tù cả. Nếu vì việc này mà tôi phải đi tù thì chính những người bỏ tù
tôi mới là những người vi phạm pháp luật, là những người gián tiếp gây
ra tội ác với gia đình tôi, khiến cho mẹ tôi, con tôi không người chăm
lo. Chính những người đó mới là tội đồ chứ chẳng phải tôi. Còn việc mấy
người muốn bỏ tù tôi bao nhiêu lâu cũng được, tôi không quan tâm và với
tôi nó chẳng có nghĩa lý gì cả. Chính những người bỏ tù tôi mới là tội
đồ chứ chẳng phải tôi.
Tôi vừa nói xong, họ - khoảng 15 người xông vô túm lấy người tôi, đánh
tơi bời. Mười mấy người trong một căn phòng chật hẹp đè tôi xuống đất,
đánh tôi khiến tôi không có một chút không khí để thở. Tôi nói "Tôi khó
thở", họ vẫn không buông tha tôi, họ vẫn đánh tôi túi bụi, xô tôi đập
đầu vào tường. Đến khi tôi ngã khụy xuống đất, họ mới buông tôi ra và
bảo tôi về nhà đi.
Đến đây, tôi không thể nào chấp nhận nổi những hành động vô lý, man rợ,
phi nhân của họ, tôi yêu cầu họ phải làm rõ vụ việc bắt tôi vào đồn công
an cướp tài sản của tôi, bỏ đói, bỏ khát, lột áo, đánh đập tôi một cách
dã man như vậy rồi bảo tôi về. Như vậy là sao? Dù là tội phạm, họ cũng
phải tôn trọng nhân phẩm và không được đánh đập, tra tấn, huống chi tôi
là một công dân tự do. Họ phải làm rõ vấn đề và bồi thường thiệt hại về
tài sản, sức khỏe, tinh thần và danh dự của tôi.
Khi tôi yêu cầu như vậy, họ đã cho người khiêng tôi từ trong phòng lầu 3
xuống đất, tống tôi vào một chiếc taxi rồi cho 3 tên thanh niên mặc
thường phục kè tôi về nhà. Taxi dừng đầu hẻm, họ khiêng tôi vô hẻm cách
nhà tôi vài căn, họ quẳng mạnh tôi xuống đất đầy bùn lầy do trời mưa.
Thấy tôi về nhà trong bộ dạng thê thảm đó, mẹ tôi không khỏi xót xa.
Người nhà gọi taxi chở tôi đi bệnh viện, chờ đợi rất lâu không có xe,
tổng đài gọi lại báo rằng khu vực nhà tôi ở đã hết xe. Người nhà chở tôi
ra bãi đậu taxi cách nhà chưa tới 500m thì thấy taxi đậu đầy trong bãi,
mẹ đưa tôi đi bệnh viện. Trên đường đến bệnh viện, rất đông an ninh mặc
thường phục chạy theo taxi. Tôi và mẹ phải ghé vô nhà thờ tránh việc họ
kiếm chuyện gây sự giữa đường. Khi tôi và mẹ vào nhà thờ thì an ninh
vẫn đứng canh dày đặc bên ngoài nhà thờ. Sức khỏe tôi từ hôm đó cho đến
nay: cơ thể kiệt sức, đầu sưng một cục, đau nhức dữ dội, chóng mặt, nôn
ói liên tục, ăn uống không nổi,...
Để tôi được tịnh dưỡng hoàn toàn và tránh sự quấy rầy của những người
nhân danh là an ninh nhưng chuyên đi gây mất an ninh xã hội, các Cha
trong DCCT đã bố trí cho tôi được nghỉ tạm ở nhà khách của nhà dòng để
bác sĩ và y tá chăm sóc để tôi mau chóng hồi phục sức khỏe. Chính vì các
Ngài đã nâng đỡ, cứu giúp tôi trong lúc hoạn nạn mà an ninh đã giả danh
bịa chuyện để bôi nhọ các Ngài.
Tôi kể lại những chuyện này những chuyện này chỉ với mục đích duy nhất:
để cho mọi người biết thêm một câu chuyện nhỏ trong ngàn câu chuyện lớn
trên đất nước của tôi. Nó không phải chỉ là một câu chuyện của riêng cá
nhân tôi mà còn là câu chuyện của nhiều người, đã xảy ra trong quá khứ,
hiện tại và phần kết luận của nó chưa biết sẽ chấm dứt lúc nào ở tương
lai.
Thursday, September 27, 2012
VC chẳng làm ra xu nào, chỉ phá hoại mà thôi. Không có họ trong 50 năm qua, VN đã tiến bộ biết bao nhiêu.
Nói trước và sau đó, thì KT VN "khởi sắc" kể từ 1987 tới nay chỉ là do (1) bán dầu, (2) kiều hối, (3) nợ và viện trợ quốc tế.
Thử hỏi, KT VN sẽ ra sao nếu bị NGƯNG KIỀU HỐI chừng 3 tháng mà thôi?
USD sẽ tăng vọt ít nhất 50%, kéo theo mọi loại chất hoá học, thuốc Tây, xăng dầu, v.v...
Ngoài ra, biết bao nhiêu TRIỆU người tại VN nay sống nhờ kiều hối, thêm bao nhiêu CHỤC TRIỆU người khác sống nhờ tiền người có kiều hối tiêu xài ra.
Bên dầu hoả, tuy không đem vào ngân sách bao nhiêu vì quan chức ăn cắp hết, nhưng họ có tiền tiêu xài trong nước, đầu tư, thì cũng đem vào nền KT 5-8 tỉ USD hàng năm.
Còn viện trợ quốc tế, nợ quốc tế, thì cũng như bán dầu: quan chức ăn cắp gần hết. Nhưng, giống như bên dầu hoả, quan chức đầu tư CÁ NHÂN lớn, từ tiền họ ăn cắp, nên cũng đem lại việc làm cho 1 số dân, tăng sức CẦU.
-------------------
Trong mấy chục năm qua, VN lẽ ra đã tiến bộ biết bao nhiêu, DÂN TRÍ được nâng cao biết mấy nếu tiền bán dầu được đưa vào GIÁO DỤC, y tế, an sinh xã hội, cất đường xá, cầu cống?
Quốc gia đã có danh dự biết bao nhiêu nếu không phải "gặp ai cũng xin", gần đây nhất ông Bộ trưởng Đức gốc VN ghé thăm, ông Dũng liền thò tay móc bóp "hy vọng tăng cường quan hệ, Đức TĂNG viện trợ cho VN".
Tiền xin được, quan chức ăn cắp đã đành, cho là kệ đi, uổng, nhưng còn chưa tệ bằng tiền MƯỢN về bị mất hết. Biết bao nhiêu dự án, công trình lớn, có thấy cái nào thành công, xây tốt, cho dù có thuê mướn công nhân và đem lại việc làm.
Ngoài ra, khoa học kỹ thuật thế giới tiến bộ, cũng giúp đem lại đời sống tốt đẹp hơn.
-------------------
VN có đóng góp tí xíu nào về vi tính chẳng hạn, nhưng nay ai cũng mua được computer về xài, loại cũ, chậm chút, nhưng rẻ mạt, software thì ăn cắp, phim ảnh trên mạng cũng ăn cắp, nên ngồi nhà cũng coi được phim tải về, khá vui.
CD, DVD, TV màn hình phẳng, LCD, LED, v.v... nay ngày càng rẻ, dân VN mua được, sống vui, ĐẢNG bèn kể công "thấy chưa, cuộc sống tốt đẹp hơn cách đây 20 năm, nhờ Đảng đấy".
Có mấy ai ngồi phân tích các việc ra, và kết luận "Đảng chẳng cần làm gì, thì cuộc sống dân chúng còn TỐT ĐẸP hơn bây giờ gấp trăm, ngàn lần".
Thuốc Tây nhập thẳng từ nhà sản xuất sẽ rẻ hơn qua trung gian hiện nay gấp chục lần. Lý do, là vì các regional distributors phải đút lót rất nhiều cho quan chức mới đem thuốc vào VN được.
Trong MỌI loại tham nhũng, tham nhũng y dược là điều đáng lên án nhất.
Tại sao cty sinh lời nhất VN hiện nay là Vinamilk? Vì lẽ, họ bán giá cao ngất trời, dân bệnh thì phải mua thôi, cho dù phải bán nhà, làm điếm. Họ cùng với bên cho phép nhập sữa bắt tay nhau nâng giá sữa tại VN lên hàng CAO NHẤT THẾ GIỚI, do đó mà họ lời quá xá, bà CEO thành "top 50 doanh gia châu Á".
Biết bao nhiêu là đau khổ, nước mắt, máu, của người bệnh trong số tiền Vinamilk móc túi họ.
Bầu Đức, Loan mén (mẹ Cường đô la) 1 thời kiếm tiền nhiều là vì sao?
Do chặt trọc mấy triệu héc ta rừng đem bán gỗ cho nước ngoài, nay hết rừng, họ chuyển qua BĐS, thua lại hết số tiền trên, nay nợ mấy ngàn tỉ (trăm triệu đô) không tiền trả, chờ ngày bị ở tù tội "lừa đảo" mà thôi.
-------------------
Cả xứ VN là như vậy, chẳng ai THẬT SỰ làm ra tiền, làm tăng giá trị hàng hoá từ nguyên vật liệu thô thành ra sản phẩm.
Ví dụ hay nhất là Apple, họ mua nguyên vật liệu 190 đô, làm iPhone 5 bán 700 đô, đó mới là hay.
VN móc dầu lên bán, có gì là hay?
Trồng lúa làm xói mòn đất, nay lụt lội khắp nơi, có gì hay?
Dân ngồi 1 chỗ may đồ 15 tiếng/ ngày, sinh bệnh đủ thứ (đau lưng kinh niên, đau cổ kinh nên, mắt mờ, tay run, thấp khớp trước tuổi) thu nhập 2, 3 đô la/ ngày, có gì hay? Bệnh 1 cái, lại phải mua thuốc nhập, còn hơn số đô la họ kiếm về.
Cái tài phiệt kể trên chặt trọc rừng đem bán, có gì hay mà khoe khoang, mua máy bay, xe hơi triệu đô?
-------------------
VC chẳng làm ra xu nào, chỉ phá hoại mà thôi. Không có họ trong 50 năm qua, VN đã tiến bộ biết bao nhiêu.
Không có họ trong 50 năm tới, VN sẽ tốt đẹp hơn nhiều.
Thử hỏi, KT VN sẽ ra sao nếu bị NGƯNG KIỀU HỐI chừng 3 tháng mà thôi?
USD sẽ tăng vọt ít nhất 50%, kéo theo mọi loại chất hoá học, thuốc Tây, xăng dầu, v.v...
Ngoài ra, biết bao nhiêu TRIỆU người tại VN nay sống nhờ kiều hối, thêm bao nhiêu CHỤC TRIỆU người khác sống nhờ tiền người có kiều hối tiêu xài ra.
Bên dầu hoả, tuy không đem vào ngân sách bao nhiêu vì quan chức ăn cắp hết, nhưng họ có tiền tiêu xài trong nước, đầu tư, thì cũng đem vào nền KT 5-8 tỉ USD hàng năm.
Còn viện trợ quốc tế, nợ quốc tế, thì cũng như bán dầu: quan chức ăn cắp gần hết. Nhưng, giống như bên dầu hoả, quan chức đầu tư CÁ NHÂN lớn, từ tiền họ ăn cắp, nên cũng đem lại việc làm cho 1 số dân, tăng sức CẦU.
-------------------
Trong mấy chục năm qua, VN lẽ ra đã tiến bộ biết bao nhiêu, DÂN TRÍ được nâng cao biết mấy nếu tiền bán dầu được đưa vào GIÁO DỤC, y tế, an sinh xã hội, cất đường xá, cầu cống?
Quốc gia đã có danh dự biết bao nhiêu nếu không phải "gặp ai cũng xin", gần đây nhất ông Bộ trưởng Đức gốc VN ghé thăm, ông Dũng liền thò tay móc bóp "hy vọng tăng cường quan hệ, Đức TĂNG viện trợ cho VN".
Tiền xin được, quan chức ăn cắp đã đành, cho là kệ đi, uổng, nhưng còn chưa tệ bằng tiền MƯỢN về bị mất hết. Biết bao nhiêu dự án, công trình lớn, có thấy cái nào thành công, xây tốt, cho dù có thuê mướn công nhân và đem lại việc làm.
Ngoài ra, khoa học kỹ thuật thế giới tiến bộ, cũng giúp đem lại đời sống tốt đẹp hơn.
-------------------
VN có đóng góp tí xíu nào về vi tính chẳng hạn, nhưng nay ai cũng mua được computer về xài, loại cũ, chậm chút, nhưng rẻ mạt, software thì ăn cắp, phim ảnh trên mạng cũng ăn cắp, nên ngồi nhà cũng coi được phim tải về, khá vui.
CD, DVD, TV màn hình phẳng, LCD, LED, v.v... nay ngày càng rẻ, dân VN mua được, sống vui, ĐẢNG bèn kể công "thấy chưa, cuộc sống tốt đẹp hơn cách đây 20 năm, nhờ Đảng đấy".
Có mấy ai ngồi phân tích các việc ra, và kết luận "Đảng chẳng cần làm gì, thì cuộc sống dân chúng còn TỐT ĐẸP hơn bây giờ gấp trăm, ngàn lần".
Thuốc Tây nhập thẳng từ nhà sản xuất sẽ rẻ hơn qua trung gian hiện nay gấp chục lần. Lý do, là vì các regional distributors phải đút lót rất nhiều cho quan chức mới đem thuốc vào VN được.
Trong MỌI loại tham nhũng, tham nhũng y dược là điều đáng lên án nhất.
Tại sao cty sinh lời nhất VN hiện nay là Vinamilk? Vì lẽ, họ bán giá cao ngất trời, dân bệnh thì phải mua thôi, cho dù phải bán nhà, làm điếm. Họ cùng với bên cho phép nhập sữa bắt tay nhau nâng giá sữa tại VN lên hàng CAO NHẤT THẾ GIỚI, do đó mà họ lời quá xá, bà CEO thành "top 50 doanh gia châu Á".
Biết bao nhiêu là đau khổ, nước mắt, máu, của người bệnh trong số tiền Vinamilk móc túi họ.
Bầu Đức, Loan mén (mẹ Cường đô la) 1 thời kiếm tiền nhiều là vì sao?
Do chặt trọc mấy triệu héc ta rừng đem bán gỗ cho nước ngoài, nay hết rừng, họ chuyển qua BĐS, thua lại hết số tiền trên, nay nợ mấy ngàn tỉ (trăm triệu đô) không tiền trả, chờ ngày bị ở tù tội "lừa đảo" mà thôi.
-------------------
Cả xứ VN là như vậy, chẳng ai THẬT SỰ làm ra tiền, làm tăng giá trị hàng hoá từ nguyên vật liệu thô thành ra sản phẩm.
Ví dụ hay nhất là Apple, họ mua nguyên vật liệu 190 đô, làm iPhone 5 bán 700 đô, đó mới là hay.
VN móc dầu lên bán, có gì là hay?
Trồng lúa làm xói mòn đất, nay lụt lội khắp nơi, có gì hay?
Dân ngồi 1 chỗ may đồ 15 tiếng/ ngày, sinh bệnh đủ thứ (đau lưng kinh niên, đau cổ kinh nên, mắt mờ, tay run, thấp khớp trước tuổi) thu nhập 2, 3 đô la/ ngày, có gì hay? Bệnh 1 cái, lại phải mua thuốc nhập, còn hơn số đô la họ kiếm về.
Cái tài phiệt kể trên chặt trọc rừng đem bán, có gì hay mà khoe khoang, mua máy bay, xe hơi triệu đô?
-------------------
VC chẳng làm ra xu nào, chỉ phá hoại mà thôi. Không có họ trong 50 năm qua, VN đã tiến bộ biết bao nhiêu.
Không có họ trong 50 năm tới, VN sẽ tốt đẹp hơn nhiều.
Hiệp 1: khởi tố ông Trần Trung Giá
- Hiệp 1: khởi tố ông Trần Trung Giá.
(Các bài đăng tin này lần đầu tiên đều bị rút xuống)
- Giữa hiệp 1, 3Dũng (cầu thủ thứ 12) tung Vô ảnh cước, đá văng 4Sang khỏi khán đài A.
- Hiệp 2: KHÔNG khởi tố ông Trần Trung Giá.
- Hòa 1-1.
- Trước khi đá hiệp phụ, 4Sang tung Cửu long Thập bát trảo quào lại, 3Dũng sợ trầy mặt, sút kem, hết đẹp, liền bỏ chạy "Cứu với, cứu với".
- Hiệp phụ: Khởi tố ông Trần Trung Giá.
Khởi tố ông Trần Xuân Giá và ba người khác
- 3Dũng khóc hu hu, chạy về mét bu, kêu ra ông Đổ Mười, Lê Đức Anh. Bè lũ 3 tên lập bàn thờ gọi hồn ông Hồ về giải quyết.
(Các bài đăng tin này lần đầu tiên đều bị rút xuống)
- Giữa hiệp 1, 3Dũng (cầu thủ thứ 12) tung Vô ảnh cước, đá văng 4Sang khỏi khán đài A.
- Hiệp 2: KHÔNG khởi tố ông Trần Trung Giá.
TPO rút lại tin ông Trần Xuân Giá bị khởi tố
TPO – Tiền Phong điện tử vừa đưa tin ông Trần Xuân Giá cùng một số người khác bị khởi tố ngày 25 – 9.
Tuy nhiên, xác minh sau đó cho thấy tin này chưa có cơ
sở chính xác. Tiền Phong online xin rút lại thông tin đã đăng, cáo lỗi
với độc giả và những người có liên quan.
Trước đó, ngày 21 – 9, cũng có thông tin cho rằng ông
Trần Xuân Giá bị khởi tố. Cùng ngày, tại nhà riêng, ông Trần Xuân Giá
đã có buổi trò chuyện với phóng viên Tiền Phong và bác bỏ thông tin mình
bị khởi tố như một số báo đưa tin.
- Hòa 1-1.
- Trước khi đá hiệp phụ, 4Sang tung Cửu long Thập bát trảo quào lại, 3Dũng sợ trầy mặt, sút kem, hết đẹp, liền bỏ chạy "Cứu với, cứu với".
- Hiệp phụ: Khởi tố ông Trần Trung Giá.
Khởi tố ông Trần Xuân Giá và ba người khác
TPO - Chiều 27 - 9, Cơ quan công an công bố quyết định
khởi tố bốn người, trong đó có ông Trần Xuân Giá (SN 1939) - nguyên Chủ
tịch HĐQT Ngân hàng ACB.
Ông Trần Xuân Giá (phải) và ông Phạm Trung Cang. |
Các ông Trịnh Kim Quang (SN 1954, trú tại quận 3, TP Hồ
Chí Minh; Lê Vũ Kỳ (SN 1956, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) đều nguyên
là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB và ông Phạm Trung Cang (SN 1954, Phó
Chủ tịch HĐQT ngân hàng Eximbank), cũng bị khởi tố.
Trước đó, ngày 18-9-2012 Hội đồng quản trị (HĐQT) ACB
đã họp và quyết định một số thay đổi nhân sự bằng việc chấp thuận việc
từ nhiệm của các thành viên HĐQT, gồm ông Trần Xuân Giá - Chủ tịch HĐQT -
từ nhiệm vì lý do sức khỏe; ông Lê Vũ Kỳ - Phó Chủ tịch HĐQT - từ nhiệm
vì lý do cá nhân; ông Trịnh Kim Quang - Phó Chủ tịch HĐQT - từ nhiệm vì
lý do cá nhân.
Theo Cơ quan cảnh sát điều tra, ông Trần Xuân Giá, Lê
Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang đã ra chủ trương cho uỷ thác cho
nhân viên dùng tiền Ngân hàng ACB gửi vào các tổ chức tín dụng sai quy
định, gây hậu quả nghiêm trọng.
Cũng theo Cơ quan cảnh sát điều tra, cả bốn người là
đồng phạm với ông Nguyễn Đức Kiên và ông Lý Xuân Hải (đã bị bắt tạm giam
- PV) về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu
quả nghiêm trọng. "Vì vậy Cơ quan điều tra đã khởi tố bốn trường hợp
nêu trên", Cơ quan CSĐT cho biết.
Cơ quan CSĐT cũng cho biết, do các ông Trần Xuân Giá,
Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang có thân nhân tốt, thái độ
khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra..., xét tính
chất và mức độ hành vi vi phạm pháp luật nên chỉ áp dụng biện pháp cấm
đi khỏi nơi cư trú, cho tại ngoại.
Với ông Trần Xuân Giá, Cơ quan điều tra khẳng định ông
này là công dân bình thường, mọi người đều phải chấp hành pháp luật, ai
có công lao đóng góp cho đất nước thì Đảng và Nhà nước ghi nhận, nhưng
nếu có sai phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm như mọi công dân
khác.
Cũng theo Cơ quan điều tra, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ
đạo rất chặt chẽ, đặc biệt là điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định chính sách tiền tệ.
Về đường lối xử lý vụ án, cơ quan điều tra cho biết đã
phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như Viện KSND, Tòa án, Ngân
hàng, Tuyên giáo… thực hiện tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật
và trong quá trình điều tra đảm báo khách quan, công tâm, thận trọng,
minh bạch, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Việc khởi tố, bắt tạm giam các ông Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải trong
thời gian vừa qua và khởi tố các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim
Quang, Phạm Trung Cang cho thấy chủ trương và quyết tâm mạnh mẽ của
Chính phủ trong việc làm trong sạch và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng
thương mại nước ta.
Tiếp tục cập nhật...
Ông Trần Xuân Giá sinh năm 1939 tại Thừa
Thiên - Huế, tốt nghiệp cử nhân kinh tế, có bằng Tiến sỹ kinh tế tại
Liên Xô cũ. Từ 1966, là giảng viên tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Từ 1981, ông làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Vật
giá Nhà nước (hàm thứ trưởng); từ 1989, làm Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ); từ 1992, Phó chủ nhiệm Ủy ban
Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ KH-ĐT); từ 1996, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT.
Từ năm 2003, ông Giá làm Trưởng Ban Nghiên
cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế - xã hội và hành chính.
Sau khi nghỉ hưu, từ tháng 11-2006, ông làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB,
đến tháng 3-2008, làm Chủ tịch HĐQT.
- 3Dũng khóc hu hu, chạy về mét bu, kêu ra ông Đổ Mười, Lê Đức Anh. Bè lũ 3 tên lập bàn thờ gọi hồn ông Hồ về giải quyết.
Bánh bao Trung Thu của trẻ em nghèo
Trung
Thu của người nghèo vốn là câu chuyện dài bất tận, vì đất nước này có
đến hơn một nửa dân số phải chật vật với bữa ăn, với cái mặc. Có đến hơn
80% dân số vẫn đối diện cái nghèo bằng nghề nông, nên chuyện một cái
Tết Trẻ Em với nhiều hình ảnh buồn không phải là chuyện lạ.
Câu chuyện về bánh bao Trung Thu ở Huế là một trong những câu chuyện như thế.
Ðổi lúa, đổi khoai lấy bánh bao ăn Trung Thu
Ông Trung, chủ lò bánh bao hoạt động gần bốn mươi năm nay ở Huế, cho biết: “Trung bình, mỗi Trung Thu, tôi phải làm bánh tăng gấp năm, sáu lần mùa bình thường, vì mùa này, vợ tôi sẽ nhận bánh đặt hàng của nhà nghèo dưới vùng biển, đặc biệt các xã như Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Thái, thuộc huyện Quảng Ðiền là đặt hàng nhiều nhất, họ đặt hàng làm quà Trung Thu cho trẻ con.”
“Họ đặt bánh theo gia đình, có nhà đặt mươi cái, có nhà khá giả thì
đặt hai mươi cái, mỗi cái hai ngàn đồng, tội nhất là nhiều nhà nghèo,
quanh năm không biết bánh bao là gì, đợi đến mùa này đặt vài cái cho con
cái ăn đỡ thèm!”
“Bánh bao cho người nghèo thì mình hơi tốn công, mình làm nhiều nhân một chút, và phải tốn công đến mùa lúa thì đi tính sổ, cứ hai cái bánh bao họ cân cho mình một ký lúa, đầu mùa Ðông, vợ tôi đi gom lúa, để dành xay gạo ăn qua đến mùa Xuân, người nghèo không có tiền mặt để thanh toán, dù mỗi cái bánh bao giá chỉ hai ngàn đồng.”
Ông Trải, chủ lò bánh bao khác ở Huế cho biết thêm: “Dân còn nghèo lắm, người nào có quyền thế thì giàu nứt trứng, ăn cái bánh Trung Thu lên cả tiền triệu, thậm chí chục triệu. Nhưng đó là Trung Thu của nhà quan, nhà giàu, chứ nhà dân, nhiều người không có khái niệm Trung Thu, thậm chí trông tới mùa Trung Thu để làm cái đầu lân cho con cái đi múa kiếm thêm tiền.”
“Tôi làm bánh bao gần hai mươi năm nay tôi biết, nhiều nhà, đến Trung Thu, khổ quá, đợi mình chở bánh bao đi ngang qua là gọi vào, hỏi có đổi bánh lấy gạo không, nghe mà ứa nước mắt. Bản thân tôi cũng có thời đói khổ như vậy nên tôi hiểu họ!”
“Riêng các xã vùng cát ở Quảng Ðiền thì người ta đổi khoai lang lấy bánh bao. Nhưng cũng chỉ đổi vào mùa Trung Thu, chứ các mùa khác thì hiếm khi họ đổi, vì món bánh bao đối với họ là quá xa xỉ.”
“Trẻ em ở đây chừng mươi tuổi đã theo cha mẹ ra đồng, phụ giúp, nhìn mặt mày bụ bẫm, đen nhẻm của chúng, đôi khi tôi thấy thương, gọi cho vài cái bánh, chúng nó sợ, không dám tin là mình cho, thậm chí sợ mình cho ăn rồi bắt đi trừ nợ. Những lúc như thế, nếu các anh nhìn thấy, chắc cũng ứa nước mắt thôi!”
Xứ cát, đời người như gió cát
Nếu đi dọc duyên hải miền Trung, từ Qui Nhơn ra đến Quảng Bình, chịu khó đi sâu vào những vùng quanh năm đối diện với sóng gió như Nhơn Lý-Bình Ðịnh; Sa Huỳnh, Lý Sơn-Quảng Ngãi; Bình Triều, Duy Nghĩa-Quảng Nam hay Quảng Ðiền-Huế... Có thể nói, đời sống ở những nơi này khó khăn chẳng kém gì những người dân miền sơn cước hiểm trở.
Chính cuộc sống luôn đối diện với khó khăn, sóng gió và cát khô khốc
đã khiến cho cuộc đời họ mang một nét đặc thù, bàn chân tõe vì đi bộ
nhiều, trẻ em thiếu ăn, suy dinh dưỡng và đánh mất tuổi thơ từ rất sớm.
Ng., làm tiếp thị cho hãng bia Larue trong một quán nhậu Ðà Nẵng, kể: “Em người gốc Huế, vào đây làm thuê kiếm cơm được ba năm, nhà em ở Quảng Thành, cho đến giờ vẫn còn nhiều nhà lợp lá, lợp tranh, khổ lắm, tuổi thơ của em khổ, bây giờ con trai em cũng vậy.”
“Con trai em được một tuổi thì em vào Ðà Nẵng làm tiếp thị, bỏ nó ở nhà cho ba nó nuôi, nghĩ cũng đứt ruột lắm, nhưng nghèo mãi cũng nhục mấy anh ơi! Chồng em thì làm nông, chẳng biết gì ngoài đám ruộng với đám khoai. Cả năm kiếm lãi cao lắm cũng ba triệu đồng, con cái thì bỏ mặc.”
“Trung Thu năm ngoái em gửi về cho con em cái bánh Trung Thu, nó mừng lắm, nhưng nó chưa kịp ăn thì ông chồng em rủ bạn nhậu tới mổ mất của nó một nửa, nó khóc bèm lem bù lu, còn bị đánh đòn, nghe vậy, em buồn kinh khủng, cũng do nghèo mà ra cả thôi!”
Cô Lục, ở xã Quảng An, Quảng Ðiền, Huế cho biết thêm: “Nhà mình làm bánh bao cũng khá lâu, nhờ bánh bao, bánh chưng mà nuôi bốn đứa con học đến đại học, cao học.”
“Nhưng thú thật, mỗi khi mình chở xe bánh đi qua những khu xóm nghèo, thấy họ mua bánh ghi sổ, đến mùa trả lúa, trả khoai, mình hết muốn đi bán, mình thấy buồn kinh khủng, ăn hột lúa của họ đau vô cùng, chỉ ước sao mình giàu, cho tụi nhỏ thật nhiều bánh bao để chúng nó ăn Trung Thu.”
“Nghiệt nỗi mình cũng chưa khá giả chi, quanh năm cặm cụi kiếm đồng lãi cho con ăn học, nên chỉ đợi đến Trung Thu thì làm bánh bao xanh pha màu sâm dứa, bán rẻ một chút cho tụi nhỏ là thấy vui...”
Theo chân cô Lục, chúng tôi ghé thăm những nhà đặt hàng bánh bao của
cô. Nhìn những em bé gương mặt bụ bẫm, thông minh nhưng lại ăn mặc vừa
rách rưới vừa bẩn vì suốt ngày tiếp xúc với cát, đất, vài ngày mới dám
thay áo quần một lần... Dường như lời kể của những người bán bánh bao đã
có nói giảm ít nhiều về những mảnh đời này!
Một chút trăn trở của người bán bánh bao, một phút buồn tủi của người tiếp thị khi gửi quà Trung Thu về cho con, một cuộc đời cam phận nhà nghèo nơi góc quê... Ðó là những gì thuộc về Trung Thu của những xóm nghèo, những phút vui nhỏ nhoi cho trẻ em nghèo...
Câu chuyện về bánh bao Trung Thu ở Huế là một trong những câu chuyện như thế.
Ðổi lúa, đổi khoai lấy bánh bao ăn Trung Thu
Ông Trung, chủ lò bánh bao hoạt động gần bốn mươi năm nay ở Huế, cho biết: “Trung bình, mỗi Trung Thu, tôi phải làm bánh tăng gấp năm, sáu lần mùa bình thường, vì mùa này, vợ tôi sẽ nhận bánh đặt hàng của nhà nghèo dưới vùng biển, đặc biệt các xã như Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Thái, thuộc huyện Quảng Ðiền là đặt hàng nhiều nhất, họ đặt hàng làm quà Trung Thu cho trẻ con.”
|
Bánh bao xanh, thứ quà Trung Thu cho trẻ em nghèo, giá mỗi cái 2 ngàn đồng. (Hình: Phương Minh/Người Việt) |
“Bánh bao cho người nghèo thì mình hơi tốn công, mình làm nhiều nhân một chút, và phải tốn công đến mùa lúa thì đi tính sổ, cứ hai cái bánh bao họ cân cho mình một ký lúa, đầu mùa Ðông, vợ tôi đi gom lúa, để dành xay gạo ăn qua đến mùa Xuân, người nghèo không có tiền mặt để thanh toán, dù mỗi cái bánh bao giá chỉ hai ngàn đồng.”
Ông Trải, chủ lò bánh bao khác ở Huế cho biết thêm: “Dân còn nghèo lắm, người nào có quyền thế thì giàu nứt trứng, ăn cái bánh Trung Thu lên cả tiền triệu, thậm chí chục triệu. Nhưng đó là Trung Thu của nhà quan, nhà giàu, chứ nhà dân, nhiều người không có khái niệm Trung Thu, thậm chí trông tới mùa Trung Thu để làm cái đầu lân cho con cái đi múa kiếm thêm tiền.”
“Tôi làm bánh bao gần hai mươi năm nay tôi biết, nhiều nhà, đến Trung Thu, khổ quá, đợi mình chở bánh bao đi ngang qua là gọi vào, hỏi có đổi bánh lấy gạo không, nghe mà ứa nước mắt. Bản thân tôi cũng có thời đói khổ như vậy nên tôi hiểu họ!”
“Riêng các xã vùng cát ở Quảng Ðiền thì người ta đổi khoai lang lấy bánh bao. Nhưng cũng chỉ đổi vào mùa Trung Thu, chứ các mùa khác thì hiếm khi họ đổi, vì món bánh bao đối với họ là quá xa xỉ.”
“Trẻ em ở đây chừng mươi tuổi đã theo cha mẹ ra đồng, phụ giúp, nhìn mặt mày bụ bẫm, đen nhẻm của chúng, đôi khi tôi thấy thương, gọi cho vài cái bánh, chúng nó sợ, không dám tin là mình cho, thậm chí sợ mình cho ăn rồi bắt đi trừ nợ. Những lúc như thế, nếu các anh nhìn thấy, chắc cũng ứa nước mắt thôi!”
Xứ cát, đời người như gió cát
Nếu đi dọc duyên hải miền Trung, từ Qui Nhơn ra đến Quảng Bình, chịu khó đi sâu vào những vùng quanh năm đối diện với sóng gió như Nhơn Lý-Bình Ðịnh; Sa Huỳnh, Lý Sơn-Quảng Ngãi; Bình Triều, Duy Nghĩa-Quảng Nam hay Quảng Ðiền-Huế... Có thể nói, đời sống ở những nơi này khó khăn chẳng kém gì những người dân miền sơn cước hiểm trở.
|
Chú Hùng nói rằng mỗi năm, chú đổi bánh bao mùa Trung Thu để lấy lúa, khoai lang có khi vừa đủ ăn cho cả năm... (Hình: Phương Minh/Người Việt) |
Ng., làm tiếp thị cho hãng bia Larue trong một quán nhậu Ðà Nẵng, kể: “Em người gốc Huế, vào đây làm thuê kiếm cơm được ba năm, nhà em ở Quảng Thành, cho đến giờ vẫn còn nhiều nhà lợp lá, lợp tranh, khổ lắm, tuổi thơ của em khổ, bây giờ con trai em cũng vậy.”
“Con trai em được một tuổi thì em vào Ðà Nẵng làm tiếp thị, bỏ nó ở nhà cho ba nó nuôi, nghĩ cũng đứt ruột lắm, nhưng nghèo mãi cũng nhục mấy anh ơi! Chồng em thì làm nông, chẳng biết gì ngoài đám ruộng với đám khoai. Cả năm kiếm lãi cao lắm cũng ba triệu đồng, con cái thì bỏ mặc.”
“Trung Thu năm ngoái em gửi về cho con em cái bánh Trung Thu, nó mừng lắm, nhưng nó chưa kịp ăn thì ông chồng em rủ bạn nhậu tới mổ mất của nó một nửa, nó khóc bèm lem bù lu, còn bị đánh đòn, nghe vậy, em buồn kinh khủng, cũng do nghèo mà ra cả thôi!”
Cô Lục, ở xã Quảng An, Quảng Ðiền, Huế cho biết thêm: “Nhà mình làm bánh bao cũng khá lâu, nhờ bánh bao, bánh chưng mà nuôi bốn đứa con học đến đại học, cao học.”
“Nhưng thú thật, mỗi khi mình chở xe bánh đi qua những khu xóm nghèo, thấy họ mua bánh ghi sổ, đến mùa trả lúa, trả khoai, mình hết muốn đi bán, mình thấy buồn kinh khủng, ăn hột lúa của họ đau vô cùng, chỉ ước sao mình giàu, cho tụi nhỏ thật nhiều bánh bao để chúng nó ăn Trung Thu.”
“Nghiệt nỗi mình cũng chưa khá giả chi, quanh năm cặm cụi kiếm đồng lãi cho con ăn học, nên chỉ đợi đến Trung Thu thì làm bánh bao xanh pha màu sâm dứa, bán rẻ một chút cho tụi nhỏ là thấy vui...”
|
Năm nào cũng như năm nào, cứ đến Trung Thu là xóm nghèo thi nhau mua bánh bao cho con cái ăn Trung Thu. (Hình: Phương Minh/Người Việt) |
Một chút trăn trở của người bán bánh bao, một phút buồn tủi của người tiếp thị khi gửi quà Trung Thu về cho con, một cuộc đời cam phận nhà nghèo nơi góc quê... Ðó là những gì thuộc về Trung Thu của những xóm nghèo, những phút vui nhỏ nhoi cho trẻ em nghèo...
Gỏi càng ngon càng độc!
Gỏi là món khai vị không thể thiếu trong các bữa tiệc. Lâu nay, ai cũng
biết ngó sen là loại “rau sạch” vì sen sống trong môi trường ao hồ nước
ngọt. Song, điều mà các bà nội trợ thường thắc mắc là dù chế biến món
gỏi ngó sen có đủ các thành phần đến mấy thì dĩa gỏi cũng chẳng thể nào
trắng, giòn và ngon như nhà hàng chế biến.
Thấm đẫm hóa chất
Trong vai người đi học nấu ăn để kiếm việc làm, tôi được chị Thọ (nhà ở quận 10 - TPHCM), một đầu bếp đã có kinh nghiệm gần 20 năm đứng bếp cho nhiều nhà hàng lớn ở quận 3, “chỉ giáo” vài món ăn cơ bản mà mở màn là các món gỏi.
Căn nhà của chị Thọ nằm sâu trong một con hẻm trên đường 3 Tháng 2, với mặt bằng chỉ rộng chừng hơn 20 m2 nhưng ngày nào cũng có 6 người tất bật nấu các món ăn đãi tiệc phục vụ tận nhà. Chỉ huy chính là chị Thọ còn chồng chị chịu trách nhiệm mua thực phẩm. Theo chị Thọ, thông thường, các món lạ, độc chỉ chế biến khi có yêu cầu, còn những món mà bất cứ bữa tiệc nào cũng có như gỏi và lẩu thì phải chuẩn bị trước nhiều ngày, thậm chí cả tuần. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, chị giải thích: “Làm cho cả “làng” ăn nên phải chuẩn bị thật nhiều, trữ sẵn trong tủ mát nhiều ngày, vừa chủ động thời gian mà các món gỏi cũng thấm hơn”...
Thấm đẫm hóa chất
Trong vai người đi học nấu ăn để kiếm việc làm, tôi được chị Thọ (nhà ở quận 10 - TPHCM), một đầu bếp đã có kinh nghiệm gần 20 năm đứng bếp cho nhiều nhà hàng lớn ở quận 3, “chỉ giáo” vài món ăn cơ bản mà mở màn là các món gỏi.
Căn nhà của chị Thọ nằm sâu trong một con hẻm trên đường 3 Tháng 2, với mặt bằng chỉ rộng chừng hơn 20 m2 nhưng ngày nào cũng có 6 người tất bật nấu các món ăn đãi tiệc phục vụ tận nhà. Chỉ huy chính là chị Thọ còn chồng chị chịu trách nhiệm mua thực phẩm. Theo chị Thọ, thông thường, các món lạ, độc chỉ chế biến khi có yêu cầu, còn những món mà bất cứ bữa tiệc nào cũng có như gỏi và lẩu thì phải chuẩn bị trước nhiều ngày, thậm chí cả tuần. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, chị giải thích: “Làm cho cả “làng” ăn nên phải chuẩn bị thật nhiều, trữ sẵn trong tủ mát nhiều ngày, vừa chủ động thời gian mà các món gỏi cũng thấm hơn”...
Ngó sen được ngâm trong nước hóa chất tạo trắng. |
Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ ngó sen đã giòn và trắng thì cần gì phải phù phép nhưng thực tế không phải vậy. “Đã là nấu tiệc, quán ăn thì đầu bếp nào cũng phải sử dụng hóa chất để đánh lừa thực khách” - bài học đầu tiên chị Thọ truyền cho tôi là vậy. Để bắt đầu vào khâu sơ chế ngó sen, tôi phải dùng miếng cước nhám rửa chén tuốt từng cọng sao cho hết màu xám bám bên ngoài, sau đó dùng dao cắt hết phần búp (để lại xào ăn). Phần thân ngó sen sẽ được ngâm trong nước đã pha sẵn chất tẩy trắng khoảng 2 giờ. Lúc này, những cọng ngó sen nhìn trắng phau rất bắt mắt sẽ được cho vào xô nước chứa hàn the ngâm khoảng 2 giờ nữa để tạo độ giòn...
Cứ tưởng như vậy là xong công đoạn ngâm tẩm nhưng không phải. Cọng ngó sen tiếp tục ngâm trong phoóc-môn (để không bị úng thối), rồi ngâm trong đường và giấm hóa học cho thấm trước khi trữ lạnh. Với cách làm này, ngó sen có thể sử dụng dần trong cả tuần cũng không hư...
Không chỉ có ngó sen, những nguyên liệu làm gỏi khác như bắp chuối bào, dưa leo, rau nhút, rau tiến vua, chuối chát, khổ qua, cần tây, hành…, tất thảy đều trải qua giai đoạn ngâm hàn the và nhiều loại hóa chất khác. “Nếu không có những hóa chất này thì chúng sẽ nhạt màu, thâm đen và dai như cọng dây thun”- chị Thọ giảng giải.
Mực, tôm... tẩy trắng, ngâm giòn
Nguyên liệu không thể thiếu trong các món gỏi phải kể đến là chân gà, chân vịt, tai, lưỡi heo, tôm, sứa, mực... Tất cả các loại nguyên liệu này đều phải tẩy trắng, ngâm giòn. Riêng thịt bò trước khi chế biến phải ướp bột mềm; tôm luộc trong nước có phẩm màu tạo đỏ; sò lông luộc trong nước có hàn the… Với cách làm này thì dù tôm, thịt, mực, sứa... có ươn cỡ nào cũng trở nên cứng chắc, tươi tắn rất bắt mắt.
Chị Thọ vừa làm vừa hướng dẫn: Thường thì thành phần của dĩa gỏi khá phong phú nên không thể để các nguyên liệu lẫn vào nhau vì sẽ kém hấp dẫn. Muốn vậy, từng loại thực phẩm phải được tẩm nhuộm, xử lý màu sắc ở mức cao nhất có thể. Thậm chí, đậu phộng rang cũng phải có hóa chất để cho từng hạt sẽ bể đều có nhiều cạnh chứ không nát khi giã và bảo đảm giòn lâu, ngay cả khi ngập trong nước gỏi...
Để dĩa gỏi thật hấp dẫn, sau các công đoạn tẩm ướp, chế biến cho từng thứ nguyên liệu theo cách riêng như trên, đầu bếp sẽ trộn chung trước khi đưa lên bàn tiệc chừng nửa giờ. Như vậy, gỏi sẽ giữ được màu đặc trưng khiến người ăn có cảm giác tươi, ngon mà không thể biết được những vật liệu này đã “oằn mình” thấm đẫm nhiều hóa chất độc hại...
Thấy tôi có vẻ tư lự, chị Thọ hạ giọng: “Không làm thế này thì chẳng ai đặt tiệc mình nấu đâu, vì ở đâu họ cũng làm vậy. Băn khoăn mà làm gì cho... mau già!”.
Wednesday, September 26, 2012
GDP cả nước 9 tháng tăng 4,73% so với cùng kỳ (Pure lie)
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,36% so với cùng kỳ trong đó nhóm
công nghiệp điện, ga và cung cấp nước tăng mạnh nhất với mức tăng
12,03%.
Tổng Cục thống kê vừa công bố tình hình kinh tế xã hội cả nước
9 tháng đầu năm 2012.
9 tháng đầu năm 2012, tốc độ phát triển tổng sản phẩm trong
nước (GDP) đạt 4,73% so với cùng kỳ năm 2011. Mức tăng này thấp hơn nhiều so với
mức tăng 5,77% chín tháng năm 2011 so với 2010.
Tốc độ tăng GDP quý I năm
nay là 4,00%; quý II tăng 4,66%; quý III tăng 5,35%. Như vậy, GDP đã tăng dần qua các quý đầu năm 2012.
Khu vực dịch vụ có mức tăng mạnh nhất, đạt 5,97%. Đây là
nhóm duy nhất có mức tăng cao hơn tốc độ phát triển chung và đóng góp 2,51 điểm
phần trăm vào mức tăng chung.
Khu vực Nông, lâm, thuỷ sản tăng 2,48% so với 9 tháng năm 2011.
Trong nhóm này, tốc độ phát triển tổng sản phẩm ngành lâm nghiệp tăng cao nhất
với mức tăng 5,52% và nhóm thuỷ sản tăng 4,14%. Nhóm nông nghiệp chỉ tăng 2,02%
kéo chỉ số chung của nhóm tăng thấp nhất.
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,36% so với cùng kỳ
trong đó nhóm công nghiệp điện, ga và cung cấp nước tăng mạnh nhất với mức tăng
12,03%. Nhóm xây dựng chỉ tăng 1,98%.
Theo đánh giá của chuyên gia, mức tăng trưởng kinh tế chín
tháng năm nay là hợp lý trong điều kiện cả nước tập trung thực hiện mục tiêu của
năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Mỹ + Nhật sẽ thua TQ thê thảm do dân Mỹ không ủng hộ cuộc chiến
Mỹ và Nhật sẽ thua, theo kiểu y chang hồi Tết Mậu Thân quân Mỹ sau đó "thua" tại VN.
Về Quân sự, phe VNCH thắng, phe Mỹ thắng, Việt Cộng hoàn toàn bị xóa sạch tại miền Nam VN, chỉ trừ các nhóm nhỏ hoang mang, sợ hãi.
NHƯNG VỀ DƯ LUẬN, SỰ ỦNG HỘ TẠI HẬU PHƯƠNG, nói chính xác hơn là tại Mỹ, thì phe VNCH, phe Mỹ, bị đại bại. Và đây mới chính là YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CUỘC CHIẾN.
Việt Cộng không thể tính ra điều này. Họ chỉ nhắm vào chiến thắng QUÂN SỰ mà thôi, không dè bị đại bại do quân VNCH quá anh dũng, chính Việt Cộng không ngờ.
Hồi năm 1975, khi mới vào, lần đổi tiền đầu tiên, Việt Cộng cho dùng tiền in năm 1968, do năm 1968 Việt Cộng tưởng chắc sẽ thắng. Đó là bằng chứng không thể chối cãi là Việt Cộng âm mưu thắng bằng QUÂN SỰ, chứ không hề tính ra nổi là dân Mỹ lại phản chiến như vậy.
"Chó táp phải ruồi", Việt Cộng tăng cường vận động chính trị, ngoại giao, và phe cánh tả tại Pháp lại rất khoái bà Bình, do bà này nói tiếng Pháp khá giỏi. Nhiều nhân vật miền Bắc khi đó cũng nói tiếng Pháp rất giỏi.
--------------
Mỹ sai lầm nghiêm trọng về TÂM LÝ CHIẾN khi đồng ý cho tổ chức hòa đàm tại Paris, nơi phe TẢ khi đó rất mạnh, và báo chí Pháp bênh vực Việt Cộng, CS Bắc Việt.
Thế là phe VNCH, Mỹ, bị thua tại hậu phương, tại Paris, Washington, trên đường phố tại Pháp, Mỹ.
Cho thấy, chiến thắng hoặc chiến bại tại chiến trường KHÔNG QUAN TRỌNG bằng cuộc chiến ngay tại hậu phương.
Ông cha ta có câu rất hay: "TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ".
Thân mình lo không xong, gia đình không yên ổn và ủng hộ, thì đừng nói tới Trị quốc, Bình thiên hạ, đi đánh giặc, làm gì.
Tại hậu phương, VNCH bị quậy nát bởi đám sinh viên, ký giả ăn mày, đám học nhiều nhưng vẫn ngu si thiên Tả, ngay cả trong hàng ngũ Phật giáo, Công giáo cũng có nhiều đứa Thiên Tả, bênh Việt Cộng, chống CP VNCH.
Tại Pháp, Mỹ thì khỏi nói. Sinh viên biểu tình HÀNG NGÀY chống quân Mỹ, chống CP VNCH.
Do vậy mà quân lính mất tinh thần, quân Mỹ về nước bị dân liệng cà chua trứng thối, thì quân đội ngoài tiền tuyến còn lý do gì mà xả thân giết giặc.
--------------
Nay bổn cũ lại soạn lại.
Dân Mỹ không chịu được các thiệt hại do chiến tranh đâu. Khi có chiến tranh, do chi phí tăng cao, ngân sách tăng cao, sẽ phải tăng nợ quốc gia, mà trái phiếu bán ra nhiều thì phải tăng tiền lời mới có người mua.
Khi đó, tiền lời tăng, đầu tư giảm, thất nghiệp tăng.
Dân Mỹ thất nghiệp thì đòi ngưng chiến tranh để họ có việc làm.
Dân Mỹ có việc làm nhưng bị trả tiền lời nhà, xe, credit cards tăng, thì sẽ đòi ngưng chiến tranh để họ có tiền trả bills.
Sức ép sẽ lên đỉnh điểm khi có người Mỹ bị bắt làm tù binh, bị ép lên TV tuyên bố Mỹ sai, vì đói quá, không nói thì không được ăn, cho ngủ.
Thế là các chính trị gia Mỹ dù muốn dù không cũng phải XIN ĐƯỢC HÒA ĐÀM, rút tù binh về, cho dù phải nhượng bộ cho TQ, cho dù phải bỏ rơi Nhật bản cho TQ chiếm đóng.
Mỹ bỏ, thì Nhật bị TQ chiếm ngay, và TQ sẽ chiếm Nhật, giết dân Nhật, để trả thù mối hận bị Nhật phá hoại trong mấy trăm năm từ thời nhà Minh, và tệ hại nhất là cách đây 100 năm, mãi cho tới Thế chiến II.
Về Quân sự, phe VNCH thắng, phe Mỹ thắng, Việt Cộng hoàn toàn bị xóa sạch tại miền Nam VN, chỉ trừ các nhóm nhỏ hoang mang, sợ hãi.
NHƯNG VỀ DƯ LUẬN, SỰ ỦNG HỘ TẠI HẬU PHƯƠNG, nói chính xác hơn là tại Mỹ, thì phe VNCH, phe Mỹ, bị đại bại. Và đây mới chính là YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CUỘC CHIẾN.
Việt Cộng không thể tính ra điều này. Họ chỉ nhắm vào chiến thắng QUÂN SỰ mà thôi, không dè bị đại bại do quân VNCH quá anh dũng, chính Việt Cộng không ngờ.
Hồi năm 1975, khi mới vào, lần đổi tiền đầu tiên, Việt Cộng cho dùng tiền in năm 1968, do năm 1968 Việt Cộng tưởng chắc sẽ thắng. Đó là bằng chứng không thể chối cãi là Việt Cộng âm mưu thắng bằng QUÂN SỰ, chứ không hề tính ra nổi là dân Mỹ lại phản chiến như vậy.
"Chó táp phải ruồi", Việt Cộng tăng cường vận động chính trị, ngoại giao, và phe cánh tả tại Pháp lại rất khoái bà Bình, do bà này nói tiếng Pháp khá giỏi. Nhiều nhân vật miền Bắc khi đó cũng nói tiếng Pháp rất giỏi.
--------------
Mỹ sai lầm nghiêm trọng về TÂM LÝ CHIẾN khi đồng ý cho tổ chức hòa đàm tại Paris, nơi phe TẢ khi đó rất mạnh, và báo chí Pháp bênh vực Việt Cộng, CS Bắc Việt.
Thế là phe VNCH, Mỹ, bị thua tại hậu phương, tại Paris, Washington, trên đường phố tại Pháp, Mỹ.
Cho thấy, chiến thắng hoặc chiến bại tại chiến trường KHÔNG QUAN TRỌNG bằng cuộc chiến ngay tại hậu phương.
Ông cha ta có câu rất hay: "TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ".
Thân mình lo không xong, gia đình không yên ổn và ủng hộ, thì đừng nói tới Trị quốc, Bình thiên hạ, đi đánh giặc, làm gì.
Tại hậu phương, VNCH bị quậy nát bởi đám sinh viên, ký giả ăn mày, đám học nhiều nhưng vẫn ngu si thiên Tả, ngay cả trong hàng ngũ Phật giáo, Công giáo cũng có nhiều đứa Thiên Tả, bênh Việt Cộng, chống CP VNCH.
Tại Pháp, Mỹ thì khỏi nói. Sinh viên biểu tình HÀNG NGÀY chống quân Mỹ, chống CP VNCH.
Do vậy mà quân lính mất tinh thần, quân Mỹ về nước bị dân liệng cà chua trứng thối, thì quân đội ngoài tiền tuyến còn lý do gì mà xả thân giết giặc.
--------------
Nay bổn cũ lại soạn lại.
Dân Mỹ không chịu được các thiệt hại do chiến tranh đâu. Khi có chiến tranh, do chi phí tăng cao, ngân sách tăng cao, sẽ phải tăng nợ quốc gia, mà trái phiếu bán ra nhiều thì phải tăng tiền lời mới có người mua.
Khi đó, tiền lời tăng, đầu tư giảm, thất nghiệp tăng.
Dân Mỹ thất nghiệp thì đòi ngưng chiến tranh để họ có việc làm.
Dân Mỹ có việc làm nhưng bị trả tiền lời nhà, xe, credit cards tăng, thì sẽ đòi ngưng chiến tranh để họ có tiền trả bills.
Sức ép sẽ lên đỉnh điểm khi có người Mỹ bị bắt làm tù binh, bị ép lên TV tuyên bố Mỹ sai, vì đói quá, không nói thì không được ăn, cho ngủ.
Thế là các chính trị gia Mỹ dù muốn dù không cũng phải XIN ĐƯỢC HÒA ĐÀM, rút tù binh về, cho dù phải nhượng bộ cho TQ, cho dù phải bỏ rơi Nhật bản cho TQ chiếm đóng.
Mỹ bỏ, thì Nhật bị TQ chiếm ngay, và TQ sẽ chiếm Nhật, giết dân Nhật, để trả thù mối hận bị Nhật phá hoại trong mấy trăm năm từ thời nhà Minh, và tệ hại nhất là cách đây 100 năm, mãi cho tới Thế chiến II.
Cơn sóng đòi tự do dân chủ
Lịch sử nền tư pháp Việt Nam sẽ ghi tên cô Tạ Phong Tần, anh Nguyễn Văn Hải, tức Ðiếu Cày, và anh Phan Thanh Hải, như những nạn nhân tiêu biểu của tình trạng tòa án làm nô lệ cho chính trị. Ðặc biệt, ở đây là chính trị thuộc cấp độ thấp nhất.
Trong phiên tòa diễn ra chỉ có vài giờ trong buổi sáng Thứ Hai ngày 24 tháng Chín, tòa án xử ông Nguyễn Văn Hải 12 năm tù, cô Tạ Phong Tần 10 năm tù và ông Phan Thanh Hải bốn năm tù. Cả ba người còn sẽ tiếp tục bị quản chế với thời hạn lần lượt năm năm, ba năm và ba năm.
Luật sư của ông Ðiếu Cày vừa nói rằng chính quyền không đưa ra được chứng cứ nào trong phiên xử để kết tội ba blogger này về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước;” tòa không cho ông Nguyễn Văn Hải chất vấn những người làm chứng; và cũng không cho luật sư tranh luận với phía công tố là Viện Kiểm Sát.
Trong bản lên tiếng đòi trả tự do cho ba nhà báo mạng (blogger), bà Catherine Ashton, đại diện của Liên Hiệp Châu Âu, nhấn mạnh là những bản án tù từ bốn đến 12 năm là quá nặng nề đối với các ông Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải và cô Tạ Phong Tần.
Ðây cũng là nhận xét chung của những người từng theo dõi các cuộc tranh đấu cho dân chủ tự do ở Việt Nam. Ba nhân vật trên chưa bao giờ đòi lật đổ chế độ cộng sản. Họ cũng không tham dự một vụ bạo động nào. Tất cả chỉ lên tiếng nhắc nhở đồng bào phải bảo vệ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; và tham dự các cuộc biểu tình với mục đích đó. Ông Phan Thanh Hải từng chủ trương trang mạng (blog) AnhBaSaigon; cô Tạ Phong Tần, vốn là một sĩ quan công an, đã lập ra blog Công Lý và Sự Thật; ông Nguyễn Văn Hải đã nổi danh với blog Ðiếu Cày. Trong tháng trước, thân mẫu của cô Tạ Phong Tần, ở Bạc Liêu, đã tự thiêu phản đối công an dọa nạt, sách nhiễu gia đình bà. Công an đã ép bà và các con phải kết tội cô con gái đang bị tù; nhưng cả gia đình từ chối nên họ bị dọa sẽ mất kế sinh nhai và sẽ bị đuổi đi nơi khác sống. Việc tự thiêu của bà Ðặng Thị Kim Liêng là hành động tuyệt vọng của một người dân Việt Nam bị đẩy tới bước đường cùng, không khác gì việc anh Ðoàn Văn Vươn dùng chất nổ chống cự bọn tham nhũng cướp đất của anh ở Hải Phòng.
Tại sao Ðảng Cộng Sản Việt Nam lại kết án ba blogger nặng hơn hẳn các nhà tranh đấu dân chủ đã bị đưa ra tòa trước đây? Những bản án họ đã dành cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý, các luật sư Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Ðịnh, Cù Huy Hà Vũ, ông Trần Huỳnh Duy Thức, và các thành viên những Ðảng Thăng Tiến, Ðảng Dân Chủ Nhân Dân, Ðảng Việt Tân, cùng các đảng và nhóm khác không lâu tới 10 và 12 năm như vậy. So sánh với những hành động của các nhà tranh đấu dân chủ trên thì ba nhà báo mạng Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải đáng lẽ chỉ bị kết án hai, ba năm tù vì hành động của họ không chống đối chính quyền cộng sản hoặc có ảnh hưởng mạnh hơn.
Tất nhiên, lý do duy nhất là tòa án chịu áp lực chính trị của đảng cộng sản. Nhưng lý do chính trị nào khiến đảng cộng sản quyết định như thế? Ai cũng nghĩ đến sức ép của sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Ba nhà báo tự do không đòi cải tổ chính trị ở Việt Nam, cũng không kêu gọi lật đổ chế độ cộng sản; nhưng họ đã chống chính sách bành trướng của Trung Cộng. Họ đều nhắm vào việc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974, đánh Trường Sa năm 1988; và kêu gọi mọi người Việt Nam đòi lại chủ quyền dân tộc. Ai cũng còn nhớ hình ảnh Ðiếu Cầy, Tạ Phong Tần trong những cuộc biểu tình đòi chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhưng liệu Bắc Kinh có cần tạo áp lực trên Cộng Sản Việt Nam về những chuyện như xử án ba nhà báo hay không? Có thể họ không cần, và chưa chắc đã muốn. Mục tiêu cuối cùng của họ là làm sao đảng Cộng Sản Việt Nam phải ép cả nước phải im lặng chịu đựng mối nhục mất đất. Họ có những khí cụ mạnh hơn để thực hiện mục tiêu đó, và đã đạt được nhiều rồi. Bản án quá nặng cho ba nhà báo tự do sẽ chỉ gây cho nỗi oán hận của người Việt thêm nặng nề, bất lợi cho Bắc Kinh. Ba nhà báo không tác động dân chúng mạnh bằng những nhà trí thức và thanh niên đã tổ chức các cuộc biểu tình ở Hà Nội trước sứ quán Trung Quốc.
Một lý do khác được giải thích là những bản án nặng này cốt nhắm vào dư luận của đồng bào trong và ngoài nước, cùng chính phủ các nước Tây phương. Họ muốn chứng tỏ rằng các lời lên tiếng đòi trả tự do cho ba nhà báo và kết tội cộng sản vi phạm nhân quyền chỉ gây tác dụng ngược, khiến cho ba nhà báo tự do phải chịu những bản án nặng nề. Ðây có thể là một thông điệp, báo tin cho các chính phủ khác và người Việt trong và ngoài nước từ nay hãy giảm bớt các lời nói và hành động kết tội họ; nếu không thì chính những người được bênh vực sẽ lãnh hậu quả.
Nhưng lối giải thích này khó đứng vững. Dư luận lên án chính quyền cộng sản về tất cả những vụ vi phạm nhân quyền, không riêng đối với ba nhà báo tự do này. Ông Obama hay bà Clinton lên tiếng đòi trả tự do cho ông Ðiếu Cầy, cô Tạ Phong Tần, vì đó là việc họ phải làm, dù đó là người Việt Nam hay người Congo. Lên án chính sách vi phạm quyền làm người vì nguyên tắc; không ai có thể thể giảm bớt hành động chống đàn áp chỉ để mua sự an toàn cho các nạn nhân. Chính những người can đảm đứng lên tranh đấu như Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, hoặc trước đó là Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Ðịnh, Cù Huy Hà Vũ, vân vân, họ cũng chỉ làm bổn phận đối với đất nước. Họ hãnh diện và sẵn sàng chấp nhận hậu quả. Không ai trong số những vị trên lại đánh đổi lấy sự an thân của mình, muốn thế giới bên ngoài giảm áp lực buộc Cộng Sản Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền.
Cho nên, cuối cùng chúng ta chỉ thấy một thứ ảnh hưởng chính trị trên người xử án ở Sài Gòn trong bản án nặng nề này là cuộc tranh giành quyền lực ngay trong nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam.
Như chúng ta đều biết, những tay đầu sỏ trong chế độ đang công khai chống phá lẫn nhau. Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang đang tìm cách giảm bớt quyền hành của Nguyễn Tấn Dũng. Họ chống nhau bằng các hành động và lời nói, một cách công khai hoặc dùng những thủ đoạn ngấm ngầm. Bản án dành cho ba nhà báo tự do không phải do những cấp thừa hành quyết định. Nếu cấp thừa hành quyết định thì chắc chắn họ sẽ “theo lệ cũ,” ra lệnh cho tòa án phạt tù ba năm hoặc năm năm. Khi tăng số năm tù lên tới 10 hay 12 năm, những người phụ trách giật dây tòa án sẽ phải xin chỉ thị riêng. Chỉ thị riêng có thể do một trong những người cấp gần nhất với Bộ Chính Trị đưa ra. Trong lúc ba tay đầu sỏ Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang đang tìm các kẽ hở của nhau để tấn công thì cả ba người hay đám tay chân của họ thấy phải tỏ ra cứng rắn hơn, để chứng tỏ họ vẫn đặt quyền lợi của đảng cộng sản lên trên hết. Trong cuộc tranh giành quyền lực của mấy người lãnh đạo cộng sản, các nhà báo tự do đã trở thành nạn nhân. Nhưng các bản án dành cho họ đã làm cho dư luận thế giới khinh thường cả nước Việt Nam.
Bà Catherine Ashton đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Hà Nội trả tự do ngay tức khắc cho ba nhà tự do báo trên mạng. Bà nhắc nhở chính quyền cộng sản là tất cả mọi con người phải có quyền tự do phát biểu. Cộng Sản Việt Nam phải chứng tỏ họ tuân thủ những công ước quốc tế mà họ đã cam kết thi hành như bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, và Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị.
Ðại Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội đã lên tiếng yêu cầu “Chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho Ðiếu Cày và các blogger Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần.” Lấy trường hợp Ðiếu Cày làm tiêu biểu, họ nhấn mạnh, “ông bày tỏ quan điểm chính trị của mình một cách ôn hòa,” là một quyền tự nhiên của mọi con người, được ghi rõ trong những bản văn mà chính quyền Hà Nội đã ký kết tôn trọng và bảo đảm thi hành. Thông cáo của sứ quán Mỹ phê phán phiên tòa và bản án đã vi phạm hai quyền tự do căn bản ghi trong công ước quốc tế, là quyền tự do ngôn luận và quyền được xét xử theo đúng thủ tục pháp lý của loài người.
Những lời nhắc nhở trên cho thấy cả thế giới kết án hành động đàn áp tự do ngôn luận của chính quyền cộng sản ở nước ta. Hành động biến tòa án thành một công cụ chính trị, những bản án bất công đang làm nhục cả dân tộc trước mặt thế giới văn minh.
Trong một bài thơ gửi ra ngoài trước phiên tòa, nhà báo Ðiếu Cầy viết:
Sóng biển trào dâng đòi tự do dân chủ,
Sóng cuốn phăng đi thành lũy lũ độc tài.
Ðó là những lời tiên đoán. Một chế độ khinh thường dân sẽ không thể nào tồn tại được. Cơn sóng đòi tự do dân chủ sẽ cuốn phăng đi thành lũy cuối cùng của bọn độc tài.
Tuesday, September 25, 2012
Ngành công nghiệp điện tử chực chờ phá sản
Ngành điện tử được xếp ở tốp đầu trong số mặt hàng có kim ngạch xuất
khẩu cao của Việt Nam. Song, với công nghệ lạc hậu cộng với sản xuất
manh mún, thiếu “chuỗi cung” và quy hoạch chiến lược xa rời thực tế đang
đẩy ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vào ngõ cụt, chực chờ phá sản.
Vì sao lại có nghịch lý này?
Tăng nhập khẩu
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, từ năm 2007 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam hàng năm tăng cao, tăng trưởng bình quân trên dưới 40%. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu điện tử năm nay đạt trên 4 tỷ USD.
Còn theo nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), hiện cả nước có hơn 10.000 doanh nghiệp (DN) điện tử, kể cả DN thương mại.
Đáng chú ý, dù con số DN và xuất khẩu đạt khá cao, nhưng thực chất vai trò chủ đạo trong xuất khẩu hàng điện tử thuộc về DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chiếm hơn 90%, con số khiêm tốn còn lại của DN Việt Nam. Điều này hết sức lo ngại cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.
Chưa kể, đa số DN điện tử nhập khẩu linh kiện, có DN nhập khẩu 100% linh kiện và nguyên vật liệu. Tỷ lệ nội địa hóa, nếu có, trong một sản phẩm điện tử như tivi, máy nghe nhạc… xuất khẩu chỉ là vỏ nhựa, thùng các tông và xốp.
Tăng nhập khẩu
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, từ năm 2007 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam hàng năm tăng cao, tăng trưởng bình quân trên dưới 40%. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu điện tử năm nay đạt trên 4 tỷ USD.
Còn theo nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), hiện cả nước có hơn 10.000 doanh nghiệp (DN) điện tử, kể cả DN thương mại.
Đáng chú ý, dù con số DN và xuất khẩu đạt khá cao, nhưng thực chất vai trò chủ đạo trong xuất khẩu hàng điện tử thuộc về DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chiếm hơn 90%, con số khiêm tốn còn lại của DN Việt Nam. Điều này hết sức lo ngại cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.
Chưa kể, đa số DN điện tử nhập khẩu linh kiện, có DN nhập khẩu 100% linh kiện và nguyên vật liệu. Tỷ lệ nội địa hóa, nếu có, trong một sản phẩm điện tử như tivi, máy nghe nhạc… xuất khẩu chỉ là vỏ nhựa, thùng các tông và xốp.
Các mặt hàng điện tử xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm máy in, linh kiện điện tử như bo mạch, RAM máy tính, linh phụ kiện máy in… Kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng năng lực cạnh tranh lại rất thấp, giá trị gia tăng trong sản phẩm không vượt qua hai con số, thể hiện ở hoạt động gia công và lắp ráp.
Và dù kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng hàng năm cao, nhưng so với các nước trong khối ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines... thì Việt Nam còn thua 20 đến 30 lần.
Một “điềm” xấu nữa cho ngành điện tử Việt Nam là những năm gần đây xuất hiện xu hướng nhiều DN sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, kể cả DN FDI, thi nhau thu hẹp sản xuất, chuyển hướng sang nhập khẩu hàng nguyên chiếc để bán.
Đơn cử, tính từ thời điểm 2008, khi hãng Sony tuyên bố ngưng sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam, lần lượt đến JVC Việt Nam, Toshiba… cũng ngưng lắp ráp tivi LCD tại Việt Nam và chuyển sang nhập khẩu mặt hàng này hoàn toàn.
Các hãng điện tử khác cũng đang giảm dần sản xuất, lắp ráp để chuyển sang nhập khẩu, mà nhiều hãng điện tử nhập khẩu với lượng hàng gấp 3 - 4 lần so với lượng hàng sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Trung Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH TM DV Điện tử Quang Hoàng (quận Tân Bình, TPHCM), chuyên nhập khẩu hàng điện tử cho biết, việc nhập khẩu ồ ạt hàng điện tử thời gian qua là do thuế quan ngành này đã lùi về thấp ở mức 5%.
Sắp tới, khi mức thuế của các mặt hàng khu vực khác cũng sẽ có mức thuế giảm mạnh thì hàng sản xuất trong nước ngày càng khó cạnh tranh. Đây là lý do khiến các hãng điện tử tại Việt Nam đang rút dần khỏi lĩnh vực sản xuất, lắp ráp để chuyển sang nhập khẩu, phân phối.
Chiến lược thiếu thực tế
Tổng Giám đốc Công ty CP Điện tử Tân Bình (VTB) Ngô Văn Vị cho rằng, dù quy hoạch định hướng, chiến lược của ngành điện tử đã có mấy năm qua, song còn chung chung, thiếu thực tế. Trong đó, dù Chính phủ xếp công nghiệp điện tử là một trong những ngành mũi nhọn nhưng không có chính sách đầu tư cụ thể.
Ngay cả việc xúc tiến thương mại, kêu gọi các nhà đầu tư cho lĩnh vực phụ trợ ngành điện tử cũng không thực hiện được.
Tâm tư của ông Vị dù chưa khẳng định đến thời điểm này ngành công nghiệp điện tử đã phá sản, nhưng cũng cho thấy sau hàng chục năm “quy hoạch”, bóng dáng hình hài ngành công nghiệp điện tử với thương hiệu Việt Nam vẫn bặt tăm.
Trong khi đó, thực tế các DN đang ồ ạt chuyển đổi mô hình từ sản xuất sang nhập khẩu, lắp ráp cho thấy ngành công nghiệp điện tử đứng trước nguy cơ “xóa sổ” khá rõ nét.
Theo TS Nguyễn Minh Đức, giảng viên Khoa Kinh tế Đại học Quốc gia TPHCM, hệ thống công nghệ lỗi thời, không phù hợp với sự phát triển của thế giới là nguyên nhân chính của sự phá sản. Bởi quá trình sản xuất các thiết bị điện tử hay các sản phẩm cơ khí phức tạp là một quá trình phân công quốc tế tinh vi.
Không một công ty nào sản xuất bất cứ thứ gì từ A tới Z. Các tổ chức tập hợp với nhau thành một mạng lưới, từ thiết kế, sản xuất các bộ phận, các bán thành phẩm, đến lắp ráp, phân phối, bảo hành… để tạo thành “chuỗi cung”. Mỗi tổ chức là một mắt xích trong chuỗi cung đó và tạo ra giá trị gia tăng riêng của mình.
Toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại đều xảy ra như vậy từ nhiều chục năm nay. Như thế, các công ty len lỏi được vào mắt xích đó thường được chuyên môn hóa rất cao, sản xuất một nhóm sản phẩm phục vụ cho các nhà cung cấp khác trong mắt xích khác của các chuỗi cung khác nhau.
Sự hợp tác và phân công lao động quốc tế ở quy mô cao. Thị trường của các công ty như vậy phải là thị trường toàn cầu hay khu vực chứ không chỉ nhắm vào thị trường nội địa.
Chính vì vậy, tư duy mong muốn có ngành điện tử mạnh, sản xuất từ linh kiện thụ động (điện trở, tụ, mạch in) đến các linh kiện bán dẫn, thiết kế chế tạo các thiết bị điện tử hoàn chỉnh mà các nhà hoạch định chính sách đưa ra trong quy hoạch phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam thời gian qua là bất khả thi.
“Hiện nay hàng nhập khẩu ồ ạt vào thị trường Việt Nam, chiến lược xây dựng ngành công nghiệp điện tử đứng trước nguy cơ phá sản. Nếu tình trạng này không nhanh chóng khắc phục, không có chính sách phù hợp kịp thời, nguy cơ phá sản ngành công nghiệp điện tử, vốn đã quá yếu kém, là điều khó tránh khỏi” - TS Nguyễn Minh Đức dự báo.
‘Lạm phát tháng 9 rất bất thường’
Cuối tháng 8 không ai nghĩ CPI tháng 9 có thể tăng đến 2%. Nhưng thực tế
đã vượt cả con số này. Điều đó cho thấy việc điều hành giá cũng như dự
báo đang có vấn đề.
Chỉ số giá tiêu dùng 2,2% là mức tăng lịch sử so với tháng 9
hằng năm, xô đổ mọi dự báo của các chuyên gia và cho thấy điều hành giá đang có
vấn đề, theo chuyên gia Vũ Đình Ánh.- Tổng cục Thống kê cho biết chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 2,2% so với tháng 8. Ông nhận định thế nào về con số này?
- Mức tăng trên 2% của tháng 9 là quá cao, xét cả về lịch sử lẫn bối cảnh hiện tại. Theo dõi số liệu từ năm 1995 đến nay, tôi thấy chưa có tháng 9 nào có mức tăng cao như năm nay. Như vậy có thể gọi đây là mức tăng lịch sử. Ngoài ra cũng cần thấy là trong 7 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 2,22%, riêng tháng 9 này đã tăng bằng cả 7 tháng cộng lại. Điều đó phần nào cho thấy xu hướng lạm phát cao đang có dấu hiệu quay trở lại.
---------------------------------------------------------------------
From the same website..... no comment
Rau quả tăng giá 12%-30%
Ghi nhận tại một số chợ lẻ cho thấy hàng Đà Lạt tiếp tục
tăng giá mạnh như xà lách búp tăng 30%, khổ qua tăng 12%, giá
bông cải xanh/trắng và khoai tây vẫn cao...
Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc chợ đầu mối
nông sản Thủ Đức, cho biết do trời mưa nên hàng dễ hư hỏng,
lượng hàng về chợ ít hơn, đẩy giá lên cao. Tuy nhiên, theo bà
Trần Thị Thái Thanh, Phó ban Quản lý chợ Phạm Văn Hai (quận Tân
Bình), một số hàng Đà Lạt tăng giá không phải là chủ chốt
nên không ảnh hưởng đến mặt bằng chung, hiện giá thịt heo, cá,
bầu bí ổn định, thậm chí giảm.
Gần đây, thông tin trái cây Trung Quốc như nho, lựu, mận có dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật gây hại cho sức khỏe đã khiến
tình hình kinh doanh mặt hàng này giảm đáng kể. Sức mua chậm
nên người bán cũng giảm. Trước đây chợ đầu mối nông sản Thủ
Đức có khoảng 20 điểm bán trái cây Trung Quốc, giờ chỉ rải
rác 4-5 điểm. Hiện nay các siêu thị cũng ngưng kinh doanh mặt hàng này. Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại Siêu thị Big C, cho biết đa số trái cây tại siêu thị có nguồn trong nước và nhập từ Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc. Đại diện Siêu thị LotteMart thông tin 70% trái cây ở siêu thị có nguồn gốc trong nước và 30% nhập từ Úc, New Zealand, Mỹ…
-------------------------------------------------------------------
- Nguyên nhân của sự bất thường này là gì thưa ông?
- Cuối tháng 8 không ai nghĩ CPI tháng 9 có thể tăng đến 2%. Nhưng thực tế đã vượt cả con số này. Điều đó cho thấy việc điều hành giá cũng như dự báo đang có vấn đề. Nói như vậy là bởi nhìn vào các yếu tố gây lạm phát cho tháng này, ngoại trừ việc năm học mới gây tăng giá giáo dục, hầu hết các nguyên nhân còn lại đều là do chủ quan, đặc biệt là chuyện tăng giá viện phí.
Tất nhiên, việc tăng giá nêu trên là kết quả của việc xây dựng chính sách suốt một thời gian dài, cơ quan quản lý cũng giao lại quyền quyết định cho Hội đồng nhân dân các tỉnh, theo một khung định sẵn… Nhưng việc lựa chọn thời điểm điều chỉnh vào đúng thời điểm có áp lực tăng giá (khai giảng năm học mới, áp dụng giá điện, nước mới) cũng cho thấy các nhà điều hành vẫn chưa chú ý nhiều tới nhu cầu chống “sốc” cho thị trường.
Người ta cũng chưa làm tốt việc dự báo khi không tính toán được tác động của việc điều chỉnh tới mức tăng giá chung của nền kinh tế. Chỉ cách đây vài tháng, khi lạm phát xuống thấp, nhiều ý kiến đã cho rằng lạm phát năm nay chỉ 7%. Thậm chí có người còn nói con số chỉ 5%. Bản thân chuyện dự báo đúng sai này không quá quan trọng, nhưng người ta sẽ dựa vào những dự báo đó để thiết kế chính sách. Do đó, khi thực tế vượt xa dự báo thế này, cần thiết phải xem lại.
- Sau những lo ngại về nguy cơ giảm phát cách đây vài tháng, ông nhận định thế nào về việc “thả” giá các mặt hàng, dịch vụ như vậy để “kích” CPI?
- Thực ra trong các quyết định điều hành, theo tôi có một phần hàm ý đó. Bởi cách đây không lâu, cũng đã có đại diện cơ quan chức năng cho rằng “nhân dịp” lạm phát đang thấp, có thể điều chỉnh mạnh giá xăng dầu. Tuy nhiên, chính việc CPI tháng 9 tăng tới 2,2% cho thấy nếu lựa chọn thời điểm tăng giá như vậy, họ đã sai lầm.
- Vậy việc chỉ số giá tăng mạnh trong tháng 9 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay?
- Nếu đặt mục tiêu lạm phát một con số thì tôi cho rằng không ảnh hưởng lắm, hoàn toàn có thể đạt được. Nhưng nếu muốn lạm phát ở mức khoảng 7% thì rất khó bởi hiện đã 5,13% rồi. Ở kịch bản tốt, tôi cho rằng lạm phát có thể ở mức trên 8% nếu CPI 3 tháng cuối năm tăng khoảng 1% mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu mức tăng khoảng 2% của tháng 9 lặp lại, con số có thể cao hơn.
Cần nhớ rằng vẫn còn một số tỉnh chưa tăng giá viện phí. Nếu các tỉnh này tăng, thậm chí tăng kịch trần thì có thể “dội” vào chỉ số giá những tháng sau. Cộng với giá lương thực thực phẩm, tuy chưa tăng trong những tháng qua nhưng có thể “đảo chiều” do nhu cầu tiêu dùng cuối năm cũng như những khó khăn về nguồn cung.
- Vậy theo ông, để kịch bản “xấu” không xảy ra, việc điều hành giá cả những tháng cuối năm cần được xử lý như thế nào?
- Tôi cho rằng việc cần làm nhất là soi lại các chính sách, bởi hiện tình hình đã khác. Với chính sách tiền tệ, vẫn cần nới lỏng một chút để doanh nghiệp tiếp cận vốn, tiếp tục xử lý lãi suất để họ “sống” được. Nhưng với chính sách tài khóa thì cần thắt chặt, kiên định mục tiêu kìm chế lạm phát.
Cách đây 2 tháng, cơ quan quản lý có cho biết còn khoảng 100.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách cho 5 tháng cuối năm, công với việc xin ứng trước 30.000 tỷ từ ngân sách 2013… Nhưng giờ tôi cho rằng nên rà soát lại, không phải dự án nào đề xuất ra cũng phải làm. Cùng với đó là chính sách quản lý giá cũng phải chặt chẽ hơn, tránh kiểu dồn dập như vừa qua nếu không muốn tài lập mức tăng CPI tới 2% như tháng 9. Khi đó, CPI cả năm có thể lên tới 9 - 10%.
Món ăn khoái khẩu bóng bì: Thiu thối cũng thành… đặc sản
Không phương tiện bảo quản, bì lợn được vận chuyển từ nhiều nơi ở miền Bắc,
thậm chí cả từ miền Trung và miền Nam ra, để vài ba ngày tới mức thiu thối mới
được chế biến thành đồ ăn.
Gom nhặt bì lợn
Trong vai khách du lịch muốn hỏi đường, chúng tôi ghé nhà ông M ở thôn Thọ Đức, xã Tam Đa, huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Ông M đang thoăn thoắt phân loại mớ bì lợn bốc mùi ôi thiu, tím tái, vứt bạch bạch xuống nền đất. Xen lẫn trong mớ bì lợn trắng hếu có những miếng bì đã chuyển màu tím tái hoặc đen ngòm, bốc mùi. Phía trong ngôi nhà, cạnh giếng nước vẫn còn chất đầy mấy bao bì lợn chưa được phân loại, mùi hôi cũng nồng nặc.
Lân la hỏi chuyện, ông M cho hay, gia đình ông làm nghề gom nhặt bì lợn đã được dăm, bảy năm. Nhưng chỉ 2-3 năm gần đây, khi nhu cầu mua bì lợn để làm bóng bì gia tăng thì hoạt động kinh doanh của gia đình ông mới khá lên. Trung bình một đợt gom hàng kéo dài từ 2-3 ngày, gia đình ông có thể gom được 3-4 tạ bì. “Mỗi kg bì có giá 10.000-12.000 đồng. Tuy nhiên, mặt hàng này đặc biệt ở chỗ chỉ có thể mua gom ở từng hàng thịt nên mất thời gian. Không cẩn thận, bì hỏng còn lỗ chỏng vó”- ông M than.
Không riêng gì nhà ông M, trong xã Tam Đa có đến chục nhà chuyên làm nghề gom bì lợn. Hầu hết hàng được họ mua gom từ các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, thậm chí vào cả Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng… rồi nhờ xe khách vận chuyển về xã. Hàng gom đã mất 1-2 ngày, vận chuyển trên xe mất ít nhất nửa ngày nữa nên thường bì lợn về tới xã Tam Đa đã thiu thối.
Để biết số hàng này được chế biến thế nào, chúng tôi bám theo chiếc xe máy chở bì lợn của ông M. Xe chạy theo hướng đường Hồ, thẳng Quốc lộ 5 về xã Tân Quang (Văn Lâm, Hưng Yên). Tại đây, ông M nhập lại bì lợn cho cơ sở sản xuất của anh Nhân, chuyên sản xuất bóng bì trong thôn Bình Lương. Thôn này nổi tiếng chuyên làm bì keo và bóng bì, với khoảng hơn 500 hộ làm nghề.
Thiu thối cũng thành… đặc sản
Có tận mắt chứng kiến quy trình làm bì bóng tại gia đình anh Nhân mới thấy hết mức độ ô nhiễm môi trường và mất an toàn vệ sinh thực phẩm mà nghề này gây nên. Ở khu vực sân giếng, đống bì lợn bèo nhèo và hôi thối vừa nhập của ông M được đổ bừa bãi dưới nền đất bẩn, ẩm ướt, 3 người đàn ông đang ra sức nạo hết phần mỡ còn bám lại trên miếng bì. Trong khi đó, vợ anh Nhân nhặt mớ bì lợn cho vào nồi đun, đồng thời gom luôn mớ mỡ bèo nhèo lẫn cả cát bụi ném vào chảo lớn đang rán mỡ sôi sùng sục.
Nhanh thoăn thoắt, chị này vớt luôn mớ bì lợn trong nồi luộc ra, đổ vào một chậu nước to đùng đã pha sắn hoá chất có màu trắng đục. 5 phút sau khi ngâm hoá chất, những miếng bì lợn trở nên trắng hơn, nhưng không gian đã trở nên đặc quánh bởi mùi mỡ, mùi bì lợn ôi, mùi hắc hắc của hóa chất. Sau đó, toàn bộ nước thải được đổ thẳng xuống con kênh gần nhà vốn đã đen kịt và cũng bốc mùi thối nồng nặc.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại nhà anh Nhân và một số hộ sản xuất khác, sau khoảng 6 tiếng sơ chế, bì lợn sẽ được mang phơi khô, sau đó cho vào lò nổ rồi đóng bao bì cung cấp cho các cửa hàng lẩu, bán đồ khô. Tóp mỡ được bán để ép thành tấm xuất đi Trung Quốc, còn mỡ được bán cho tiểu thương ở các chợ, các công ty trong cả nước.
Quản lý bó tay?
Đứng ở tuyến đường giao cắt giữa ngã ba Ninh Xá (Bắc Ninh) với Quốc lộ 1A đi Hưng Yên, chúng tôi thấy nhiều xe tải lớn mang biển số 99, 16 chở bì lợn từ khắp nơi tụ về xã Tân Quang. Theo ông Ngô Văn Mộc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Quang thì thôn Bình Lương có nghề làm bóng bì, mỡ nước đã vài chục năm nay. Nhờ nghề này, dân giàu lên trông thấy, kinh tế địa phương khá giả.
Tuy nhiên, về môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm thì ngày càng tệ. Cách đây 2 năm, xã đã phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) và Cảnh sát môi trường huyện về xã tập huấn cho người dân trong việc sản xuất làm nghề, nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn không hề giảm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến đa phần các hộ sản xuất, kinh doanh tại làng chưa có chứng nhận ATVSTP.
Thực tế, chính quyền phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường, Chi cục ATVSTP đã tổ chức kiểm tra, bắt giữ nhiều xe chở thực phẩm không đảm bảo yêu cầu. Trong tháng 6 vừa qua cũng đã bắt, tiêu hủy gần 2 tấn tóp mỡ thối, chuẩn bị xuất đi Trung Quốc, nhưng theo ông Mộc: “Việc quản lý vẫn không xuể”.
Theo Luật ATVSTP, việc kiểm soát vấn đề này ở địa phương là chính quyền cấp xã. Nhưng khi phóng viên đề cập tới vấn đề này, ông Nguyễn Văn Lập – Chủ tịch UBND xã Tân Quang lắc đầu:
“Việc kiểm soát ATVSTP và dịch bệnh phải thực hiện từ nơi bán, chứ người dân đã đi thu mua và đưa về đến thôn thì chắc đều là những sản phẩm... không bị dịch. Với những cơ sở buôn bán chui thì chịu, làm sao chúng tôi phân biệt được bì lợn bệnh và không bệnh để mà bắt giữ. Còn ôi thiu thì đành chịu, vì bà con không có phương tiện bảo quản".
Như vậy, việc kiểm soát, chấn chỉnh người dân làm nghề bóng bì, bì keo phải tuân thủ các quy định về ATVSTP ở địa phương này còn bỏ ngỏ. Và những miếng bóng bì ngon miệng trong mỗi bát canh, nồi lẩu sẽ trở thành mối nguy cho sức khỏe người sử dụng nếu cách làm ăn này còn tiếp diễn
Gom nhặt bì lợn
Trong vai khách du lịch muốn hỏi đường, chúng tôi ghé nhà ông M ở thôn Thọ Đức, xã Tam Đa, huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Ông M đang thoăn thoắt phân loại mớ bì lợn bốc mùi ôi thiu, tím tái, vứt bạch bạch xuống nền đất. Xen lẫn trong mớ bì lợn trắng hếu có những miếng bì đã chuyển màu tím tái hoặc đen ngòm, bốc mùi. Phía trong ngôi nhà, cạnh giếng nước vẫn còn chất đầy mấy bao bì lợn chưa được phân loại, mùi hôi cũng nồng nặc.
Bì lợn được nạo mỡ, sơ chế trước khi luộc và mang phơi. |
Lân la hỏi chuyện, ông M cho hay, gia đình ông làm nghề gom nhặt bì lợn đã được dăm, bảy năm. Nhưng chỉ 2-3 năm gần đây, khi nhu cầu mua bì lợn để làm bóng bì gia tăng thì hoạt động kinh doanh của gia đình ông mới khá lên. Trung bình một đợt gom hàng kéo dài từ 2-3 ngày, gia đình ông có thể gom được 3-4 tạ bì. “Mỗi kg bì có giá 10.000-12.000 đồng. Tuy nhiên, mặt hàng này đặc biệt ở chỗ chỉ có thể mua gom ở từng hàng thịt nên mất thời gian. Không cẩn thận, bì hỏng còn lỗ chỏng vó”- ông M than.
Không riêng gì nhà ông M, trong xã Tam Đa có đến chục nhà chuyên làm nghề gom bì lợn. Hầu hết hàng được họ mua gom từ các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, thậm chí vào cả Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng… rồi nhờ xe khách vận chuyển về xã. Hàng gom đã mất 1-2 ngày, vận chuyển trên xe mất ít nhất nửa ngày nữa nên thường bì lợn về tới xã Tam Đa đã thiu thối.
Để biết số hàng này được chế biến thế nào, chúng tôi bám theo chiếc xe máy chở bì lợn của ông M. Xe chạy theo hướng đường Hồ, thẳng Quốc lộ 5 về xã Tân Quang (Văn Lâm, Hưng Yên). Tại đây, ông M nhập lại bì lợn cho cơ sở sản xuất của anh Nhân, chuyên sản xuất bóng bì trong thôn Bình Lương. Thôn này nổi tiếng chuyên làm bì keo và bóng bì, với khoảng hơn 500 hộ làm nghề.
Thiu thối cũng thành… đặc sản
Có tận mắt chứng kiến quy trình làm bì bóng tại gia đình anh Nhân mới thấy hết mức độ ô nhiễm môi trường và mất an toàn vệ sinh thực phẩm mà nghề này gây nên. Ở khu vực sân giếng, đống bì lợn bèo nhèo và hôi thối vừa nhập của ông M được đổ bừa bãi dưới nền đất bẩn, ẩm ướt, 3 người đàn ông đang ra sức nạo hết phần mỡ còn bám lại trên miếng bì. Trong khi đó, vợ anh Nhân nhặt mớ bì lợn cho vào nồi đun, đồng thời gom luôn mớ mỡ bèo nhèo lẫn cả cát bụi ném vào chảo lớn đang rán mỡ sôi sùng sục.
Nhanh thoăn thoắt, chị này vớt luôn mớ bì lợn trong nồi luộc ra, đổ vào một chậu nước to đùng đã pha sắn hoá chất có màu trắng đục. 5 phút sau khi ngâm hoá chất, những miếng bì lợn trở nên trắng hơn, nhưng không gian đã trở nên đặc quánh bởi mùi mỡ, mùi bì lợn ôi, mùi hắc hắc của hóa chất. Sau đó, toàn bộ nước thải được đổ thẳng xuống con kênh gần nhà vốn đã đen kịt và cũng bốc mùi thối nồng nặc.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại nhà anh Nhân và một số hộ sản xuất khác, sau khoảng 6 tiếng sơ chế, bì lợn sẽ được mang phơi khô, sau đó cho vào lò nổ rồi đóng bao bì cung cấp cho các cửa hàng lẩu, bán đồ khô. Tóp mỡ được bán để ép thành tấm xuất đi Trung Quốc, còn mỡ được bán cho tiểu thương ở các chợ, các công ty trong cả nước.
Quản lý bó tay?
Đứng ở tuyến đường giao cắt giữa ngã ba Ninh Xá (Bắc Ninh) với Quốc lộ 1A đi Hưng Yên, chúng tôi thấy nhiều xe tải lớn mang biển số 99, 16 chở bì lợn từ khắp nơi tụ về xã Tân Quang. Theo ông Ngô Văn Mộc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Quang thì thôn Bình Lương có nghề làm bóng bì, mỡ nước đã vài chục năm nay. Nhờ nghề này, dân giàu lên trông thấy, kinh tế địa phương khá giả.
Tuy nhiên, về môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm thì ngày càng tệ. Cách đây 2 năm, xã đã phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) và Cảnh sát môi trường huyện về xã tập huấn cho người dân trong việc sản xuất làm nghề, nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn không hề giảm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến đa phần các hộ sản xuất, kinh doanh tại làng chưa có chứng nhận ATVSTP.
Thực tế, chính quyền phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường, Chi cục ATVSTP đã tổ chức kiểm tra, bắt giữ nhiều xe chở thực phẩm không đảm bảo yêu cầu. Trong tháng 6 vừa qua cũng đã bắt, tiêu hủy gần 2 tấn tóp mỡ thối, chuẩn bị xuất đi Trung Quốc, nhưng theo ông Mộc: “Việc quản lý vẫn không xuể”.
Theo Luật ATVSTP, việc kiểm soát vấn đề này ở địa phương là chính quyền cấp xã. Nhưng khi phóng viên đề cập tới vấn đề này, ông Nguyễn Văn Lập – Chủ tịch UBND xã Tân Quang lắc đầu:
“Việc kiểm soát ATVSTP và dịch bệnh phải thực hiện từ nơi bán, chứ người dân đã đi thu mua và đưa về đến thôn thì chắc đều là những sản phẩm... không bị dịch. Với những cơ sở buôn bán chui thì chịu, làm sao chúng tôi phân biệt được bì lợn bệnh và không bệnh để mà bắt giữ. Còn ôi thiu thì đành chịu, vì bà con không có phương tiện bảo quản".
Như vậy, việc kiểm soát, chấn chỉnh người dân làm nghề bóng bì, bì keo phải tuân thủ các quy định về ATVSTP ở địa phương này còn bỏ ngỏ. Và những miếng bóng bì ngon miệng trong mỗi bát canh, nồi lẩu sẽ trở thành mối nguy cho sức khỏe người sử dụng nếu cách làm ăn này còn tiếp diễn
Tường thuật phiên tòa xét xử những Blogger yêu nước - CLB Nhà Báo Tự Do
Kết thúc một phiên tòa xét xử 'công
khai' những công dân yêu nước và muốn thể hiện quyền tự do ngôn luận của
mình trên mạng Internet bằng một bản án áp đặt, phi lý và nặng nề.
- Mọi tuyên bố chủ quyền biển đảo, đặc biệt với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa chỉ là những luận điệu lừa bịp. Bản án nặng nề đối với những người ủng hộ chủ quyền của nhà nước Việt Nam là chứng minh hùng hồn nhất cho sự lừa bịp đó.
- Việc ngăn chặn những người thân trong gia đình và các bạn bè đến tham dự phiên tòa như cam kết cho thấy an ninh Sài Gòn lúng túng và hoảng sợ trước sức mạnh hiệp thông và tinh thần đoàn kết của những công dân yêu nước, hưởng ứng lời kêu gọi mặc áo đen tham dự phiên tòa của blogger Điếu Cày.
Một lần nữa, quyền tự do của con người lại bị chà đạp tại Việt Nam.
Một lần nữa lòng yêu nước bị bỏ tù.
Phiên tòa kết thúc, nhưng buổi tường thuật của Danlambao và những tranh đấu cho những người con yêu nước của đất Mẹ sẽ không chấm dứt ở đây.
Tất cả chúng ta nhất định sẽ tiếp tục đồng hành cùng gia đình và người thân của 3 bloggers Điếu Cày - Công Lý Sự Thật - AnhBaSG trong phiên phúc thẩm sắp tới.
*
Lúc 13 giờ chiều nay, trò hề xét xử công khai tại Tòa án Nhân dân TP.HCM đã kết thúc với những bản án vô nhân nhằm trả thù những blogger yêu nước.
- Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải bị kết án 12 năm tù giam, 5 năm quản chế.
- Blogger Tạ Phong Tần bị kết án 10 năm tù giam, 5 năm quản chế
- Blogger Phan Thanh Hải - AnhBaSG bị kết án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế.
14h10: Như vậy, trong phiên tòa hôm nay, công an đã dùng đủ mọi thủ đoạn để ngăn cản thân nhân Blogger Điếu Cày không được tham dự. Con trai Điếu Cày là anh Nguyễn Trí Dũng đã bị bắt khi trên đường đến dự phiên tòa. Con gái út Điếu Cày bị an ninh mật vụ giám sát chặt chẽ, không cho ra khỏi nhà.
Theo tin từ Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs) - Lúc 13:55, chi Dương Thị Tân cho biết, chị và con trai Nguyễn Trí Dũng vừa ra khỏi công an phường 6, quận 3.
Anh Nguyễn Trí Dũng bị xông vào CA lột & cướp áo ngay trong trụ sở.
Cập nhật lúc 13h55: Bạn đọc Nguyễn Thiện Nhân cho biết thêm thông tin như sau:
Sáng 24.9, tôi đến ủng hộ các blogger CLB Nhà Báo Tự Do bị xử án tại Tòa án nhân dân Tp.HCM. Cảnh sát đầy đặc khắp các ngã tư xung quanh và khu vực trước tòa. Không ai được đứng trước cổng tòa án. Mọi người đến chỗ công viên bên kia đướng cách cổng tòa 20m. Có khoảng 100 người. Có mặt anh Lê Quốc Quyết. Sau đó ba mẹ Nguyễn Tiến Trung (vợ chồng cô Tâm) cũng xuất hiện nhưng chẳng bao lâu thì an ninh yêu cầu buộc họ ra về.
Tôi dùng điện thoại quay phim, chụp ảnh thì bị an ninh đến kiểm tra điện thoại, sau khi kiểm tra, họ không cho tôi quay phim nữa. Có một số an ninh thường phục quen thuộc thường xuất hiện tại các cuộc biểu tình.
Khoảng 10h40, tôi cùng anh Lê Quốc Quyết và một số anh em, trong đó có ông Khoa, cậu của của anh Quyết, và em Phát con cậu Khoa đi cùng. Chúng tôi đến quán cafe COSMO số 86 Bis Lê Thánh Tôn uống cafe.
Khoảng 11h 15 thì có 5-6 công an thường phục vào quán và 'mời' anh Quyết về cơ quan điều tra, một chiếc ôtô màu đen của an ninh chờ sẵn phía trước. Anh Quyết không đồng ý về cơ quan điều tra với lý do không có việc gì phải đi cả nhưng an ninh nói 'đã đưa giấy mời cho anh rồi'.
Sau đó họ đưa anh Quyết đến chiếc ôtô có an ninh sắc phục trên xe, họ đẩy anh Quyết lên và chở đi trên chiếc xe ô tô màu đen biển số xanh.
Những người khác ngồi lại một chút nữa thì ra về.
Rất nhiều người khác đã bị bắt trước đó khi chưa kịp đến Tòa án.
Vài dòng chia sẻ.
12h30: Hoàn toàn mất liên lạc với những người đang bị công an bắt giữ trái phép.
Cùng với việc sách nhiễu, bắt giữ trái phép và trả thù những công dân
khác đến tham dự phiên tòa sáng hôm nay đã chứng minh rằng:
- Mọi tuyên bố chủ quyền biển đảo, đặc biệt với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa chỉ là những luận điệu lừa bịp. Bản án nặng nề đối với những người ủng hộ chủ quyền của nhà nước Việt Nam là chứng minh hùng hồn nhất cho sự lừa bịp đó.
- Việc ngăn chặn những người thân trong gia đình và các bạn bè đến tham dự phiên tòa như cam kết cho thấy an ninh Sài Gòn lúng túng và hoảng sợ trước sức mạnh hiệp thông và tinh thần đoàn kết của những công dân yêu nước, hưởng ứng lời kêu gọi mặc áo đen tham dự phiên tòa của blogger Điếu Cày.
Một lần nữa, quyền tự do của con người lại bị chà đạp tại Việt Nam.
Một lần nữa lòng yêu nước bị bỏ tù.
Phiên tòa kết thúc, nhưng buổi tường thuật của Danlambao và những tranh đấu cho những người con yêu nước của đất Mẹ sẽ không chấm dứt ở đây.
Tất cả chúng ta nhất định sẽ tiếp tục đồng hành cùng gia đình và người thân của 3 bloggers Điếu Cày - Công Lý Sự Thật - AnhBaSG trong phiên phúc thẩm sắp tới.
*
Lúc 13 giờ chiều nay, trò hề xét xử công khai tại Tòa án Nhân dân TP.HCM đã kết thúc với những bản án vô nhân nhằm trả thù những blogger yêu nước.
- Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải bị kết án 12 năm tù giam, 5 năm quản chế.
- Blogger Tạ Phong Tần bị kết án 10 năm tù giam, 5 năm quản chế
- Blogger Phan Thanh Hải - AnhBaSG bị kết án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế.
14h10: Như vậy, trong phiên tòa hôm nay, công an đã dùng đủ mọi thủ đoạn để ngăn cản thân nhân Blogger Điếu Cày không được tham dự. Con trai Điếu Cày là anh Nguyễn Trí Dũng đã bị bắt khi trên đường đến dự phiên tòa. Con gái út Điếu Cày bị an ninh mật vụ giám sát chặt chẽ, không cho ra khỏi nhà.
Anh Nguyễn Trí Dũng bị công an lột áo (Ảnh: Truyền Thông Chúa Cứu Thế - VRNs ) |
Anh Nguyễn Trí Dũng bị xông vào CA lột & cướp áo ngay trong trụ sở.
Cập nhật lúc 13h55: Bạn đọc Nguyễn Thiện Nhân cho biết thêm thông tin như sau:
Sáng 24.9, tôi đến ủng hộ các blogger CLB Nhà Báo Tự Do bị xử án tại Tòa án nhân dân Tp.HCM. Cảnh sát đầy đặc khắp các ngã tư xung quanh và khu vực trước tòa. Không ai được đứng trước cổng tòa án. Mọi người đến chỗ công viên bên kia đướng cách cổng tòa 20m. Có khoảng 100 người. Có mặt anh Lê Quốc Quyết. Sau đó ba mẹ Nguyễn Tiến Trung (vợ chồng cô Tâm) cũng xuất hiện nhưng chẳng bao lâu thì an ninh yêu cầu buộc họ ra về.
Tôi dùng điện thoại quay phim, chụp ảnh thì bị an ninh đến kiểm tra điện thoại, sau khi kiểm tra, họ không cho tôi quay phim nữa. Có một số an ninh thường phục quen thuộc thường xuất hiện tại các cuộc biểu tình.
Khoảng 10h40, tôi cùng anh Lê Quốc Quyết và một số anh em, trong đó có ông Khoa, cậu của của anh Quyết, và em Phát con cậu Khoa đi cùng. Chúng tôi đến quán cafe COSMO số 86 Bis Lê Thánh Tôn uống cafe.
Khoảng 11h 15 thì có 5-6 công an thường phục vào quán và 'mời' anh Quyết về cơ quan điều tra, một chiếc ôtô màu đen của an ninh chờ sẵn phía trước. Anh Quyết không đồng ý về cơ quan điều tra với lý do không có việc gì phải đi cả nhưng an ninh nói 'đã đưa giấy mời cho anh rồi'.
Sau đó họ đưa anh Quyết đến chiếc ôtô có an ninh sắc phục trên xe, họ đẩy anh Quyết lên và chở đi trên chiếc xe ô tô màu đen biển số xanh.
Những người khác ngồi lại một chút nữa thì ra về.
Rất nhiều người khác đã bị bắt trước đó khi chưa kịp đến Tòa án.
Vài dòng chia sẻ.
Nguyễn Thiện Nhân
Sau khi vợ chồng Trịnh Kim Tiến và Nguyễn Hồ Nhật Thành bị công an bắt
giữ trái phép. Hai bạn nhất quyết không chịu rời khỏi trụ sở CA nếu
không nhận được lời giải thích rõ ràng.
Công an, an ninh Quận 3 sau một hồi năn nỉ đôi vợ chồng trẻ tự ra về
không được, họ đã chỉ đạo cho công an phường gọi cho người thân và gia
đình của Paulo để hăm dọa: Nếu cả hai người còn tiếp tục ở lại đồn công
an để phản đối việc bắt giữ người trái phép thì sẽ cho người đến công ty
riêng của anh Nguyễn Hồ Nhật Thành 'quậy phá, triệt đường làm ăn'.
Hai người em gái của chị Tạ Phong Tần bị CA bắt mất tích
Cho đến hôm nay, ngày 25/09/2012
hai người em gái của blogger Tạ Phong Tần là Tạ Minh Tú và Tạ Khởi Phụng
vẫn biệt tăm sau khi bị thuộc hạ của trưởng công an phường 6, quận 3,
ông Trần Song Nam, bắt đưa lên xe đi đâu không ai biết. Ông Trần Song
Nam là người phải chịu trách nhiệm về sự mất tích này.
Sáng hôm qua, tại góc ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Văn Tần (trước cửa
khách sạn Victoria) đã xảy ra cảnh đàn áp thô bạo một số người đi bộ ôn
hòa ra tòa án TP tham dự phiên tòa xét xử 3 bloggers Điếu Cày, Tạ Phong
Tần và Phan Thanh Hải. Nhóm người đi bộ này có chị Dương Thị Tân, vợ cũ
anh Điếu Cày, 2 em gái của Tạ Phong Tần là Tạ Minh Tú và Tạ Khởi Phụng.
Tuy người thân của họ bị xét xử trong một phiên tòa công khai, nhưng bản
thân họ không những không được phép tham dự mà còn bị đàn áp bắt bớ
cách thô bạo và dã man. Kể từ sau khi bị bắt lên xe đến nay không ai
liên lạc được với hai chị nữa.
Hiện nay con trai của chị Tạ Khởi Phụng, chỉ mới 7 tuổi, đang lưu lạc ở Sài Gòn. Cháu đang rất lo lắng và buồn, khóc vì nhớ mẹ.
Địa chỉ và điện thoại của công an phường 6, quận 3, nơi ông Trần Song
Nam làm việc: 18 Võ Văn Tần – (08) 39304660. Chỉ có ông này mới biết hai
người em gái của blogger Tạ Phong Tần đang ở đâu. Mọi người cần gọi vào
để hỏi cho ra lý do bắt giữ người trái pháp luật.
Blogger Nguyễn Hoàng Vi bị CA xé áo, cướp tài sản & đánh đập đã man
Tin từ CTV Danlambao cho biết: Sau khi
bị bắt giữ, Blogger Nguyễn Hoàng Vi (Facebook An Đổ Nguyễn) đã bị áp
giải về trụ sở công an Phường Phú Thạnh (Quận Tân Phú). Tại đây, Hoàng
Vi đã bị rất đông công an thường phục hành hung, đánh đập hết sức dã
man.
Hiện tại, Hoàng Vi bị chấn thương khắp người, ngực khó thở, không thể gượng dậy nổi... Người nhà cho biết, hiện cô đang lên cơn đau. Một số bạn bè đã có mặt để giúp gia đình đưa cô đi khám thương.
Theo nhận định, những an ninh - mật vụ hành hung Hoàng Vi thuộc nhóm CA chuyên được cử đi tra tấn dân lành.
Trước đó, Hoàng Vi bị công an phường 6, Quận 3 cướp điện thoại, đồng
thời cáo buộc cô phạm tội 'gây rối trật tự công cộng'. Vi đã phản đối
hành vi vu cáo trên, cô khẳng định chính cơ quan công an mới là những
người gây rối, bởi những người đến tham gia phiên tòa tỏ ra hết sức ôn
hòa, trật tự.
Sau khi bị CA Phường 6 Quận 3 lập biên bản, Nguyễn Hoàng Vi tiếp tục bị áp giải về trụ sở CA Phường Phú Thạnh (Quận Tân Phú).
Khi vừa đến nơi, Vi bị bắt lên lầu 3. Lúc này, rất đông công an mật vụ
không mặc sắc phục, cả nam lẫn nữ với bộ mặt bặm trợn xuất hiện. Chúng
ra sức chửi bới, xúc phạm, sau đó ép buộc cô phải 'giao nộp' cho chúng
chiếc áo đen có nội dung "Free Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhBaSG - Chúng
Ta".
Trước yêu cầu vô lối như trên, Vi đã kiên quyết phản đối. Ngay lập tức,
một nhóm công an ô hợp lao vào đánh đập cô hết sức dã man. Hoàng Vi
chống đỡ quyết liệt, nhưng sức yếu nên bị chúng đè xuống tiếp tục hành
hung tới tấp, rồi xé chiếc áo đang mặc trên người.
Sau khi Hoàng Vi khụy xuống vì những trận đòn hết sức tàn độc, đến
khoảng 4h chiều, bọn chúng đã cử 3 viên an ninh mật vụ khiêng cô lên một
chiếc taxi chở về nhà. Khi gần đến nhà, những tên này ném cô xuống giữa
đường rồi bỏ đi mất.
Khuôn mặt những tên CA thường xuyên sách nhiễu Blogger Nguyễn Hoàng
Vi. Tên mặc áo caro xanh là kẻ đã tham gia hành hung, cướp áo Hoàng Vi
Hiện tại, Hoàng Vi bị chấn thương khắp người, ngực khó thở, không thể gượng dậy nổi... Người nhà cho biết, hiện cô đang lên cơn đau. Một số bạn bè đã có mặt để giúp gia đình đưa cô đi khám thương.
Hành động như trên của cơ quan Công an cho thấy rõ hành vi trả thù hết
sức đê tiện đối với những người can đảm đến ủng hộ các Blogger yêu nước
thuộc CLB Nhà Báo Tự Do.
Trước đó, vào năm 2011, cô Nguyễn Hoàng Vi cũng đã bị mật vụ giàn cảnh
gây tai nạn khiến cô bị gãy cả hàm răng. Ngoài ra, Hoàng Vi cũng nhiều
lần bị công an sách nhiễu, đánh đập, cấm xuất cảnh, triệt đường làm
ăn...
Vết thương trên mặt Hoàng Vi do công an gây ra trong lúc hành hung cướp áo
Án nặng cho Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhBaSG: Một mũi tên trúng 3 đích lớn của Cộng Sản Việt Nam
Chúng ta cần ghi vào đầu rằng, Điếu
Cày - Nguyễn Văn Hải bị tù và bán tù, tổng cộng là 17 năm, không phải 12
năm; Tạ Phong Tần 15 năm, không phải 10 năm và AnhBaSG Phan Thanh Hải 7
năm, không phải 4 năm. Vì rằng, sau 12 năm ở trại, về nhà bị quản chế 5
năm thì sự nghiệt ngã của thân phận làm người bị quản chế sẽ bị đầy
đọa, dọa nạt, theo dõi, khủng bố chẳng hề kém khi còn ở trong trại, thậm
chí còn gay gắt, đểu cáng và nghẹt thở hơn. Điều này hẳn một người Việt
Nam tử tế nào cũng đã biết.
Tại sao Đảng CS Việt Nam lại tàn ác với những người yêu nước đến như
vậy? Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng nguyên nhân chính là chúng đang ở
thời điểm của sự hấp hối, nó như con chó ngộ đã sắp đến giờ nghẻo nên
cắn xé lung tung; nó là cội nguồn của tội ác luôn được tích tụ và luôn
tiềm ẩn không hề thay đổi của cái gọi là Cộng sản để dẫn đến hành động
đàn áp nặng nề 3 Blogger của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do với tổng cộng án
tù lên tới 39 năm mà tội duy nhất và nổi bật của họ chỉ là yêu nước và
bảo vệ lãnh thổ.
Mũi tên chúng muốn căm vào đâu?
Thứ nhất, tiếp tục dằn mặt những tiếng nói đòi tự do, dân chủ,
đòi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ để nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ đã mục
nát và thối rữa; qua đó khẳng định vai trò độc quyền không thể chia sẻ
của Đảng CS.
Thứ hai, làm món quà dâng lên quan thầy của chúng ở Trung Nam Hải với thông điệp rất rõ ràng: "Các
anh giết chóc ở Tây Tạng, cầm tù, thủ tiêu trí thức, những tiếng nói
dân chủ thì chúng em cũng làm theo các anh. Riêng đối với những người
đòi chủ quyền lãnh thổ thì, chúng em nhất nhất không nương tay, không
bắn ngay như các anh thì chúng em cho chúng tù đến mục xương. Các em
luôn đồng hành, đồng thanh với các anh".
Thứ 3 là dằn mặt Mỹ, phương Tây và cả Châu Âu. "Chúng tao chỉ
cần tiền của chúng mày. Cái khác chúng tao không cần. Chúng tao chỉ có
một đường duy nhất là đi theo Trung Cộng. Còn chúng tao cam kết, tôn
trọng, ký vào văn bản này, văn bản kia như Công ước quốc tế về nhân
quyền, tự do thương mại… chỉ là đòn phép để lừa chúng mày mà thôi. Chúng
mày mang tiền vào thì chúng tao trải thảm đỏ, còn chúng mày đem dân
chủ, dân quyền, tự do, bác ái thì… không được".
Đó là 3 "địa chỉ" mà Đảng CS Việt Nam muốn cắm vào. Mục đích để làm gì thì ai cũng đã biết.
Chẳng hạn như: Để năm 2030 nước ta sẽ thành một tỉnh của Tàu như Hội
nghị Thành Đô năm 1990 lãnh đạo Đảng ta đã xin với lãnh đạo Đảng Tàu.
Chẳng hạn như: Để Đảng của chúng tao tự do bòn rút của cải làm giầu tàn bạo trên máu xương của nhân dân.
Chẳng hạn như: Để chúng tao an toàn sống, an toàn cướp bóc, đàn áp dân
mình cho đến đầu bạc răng long, rồi con cháu chúng tao nối nghiệp cai
trị và cướp bóc mãi mãi.
Nói dài dòng, phân tích này nọ, chung quy chỉ như vậy.
Sunday, September 23, 2012
0/9/2012)0“Từ nay đến cuối năm, TTCK chưa thể phục hồi” (1/
Phân tích các yếu tố vĩ mô và nguồn vốn, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định, dự
kiến từ nay đến cuối năm nay, nhiều khả năng TTCK chưa thể phục hồi.
Nhiều ý kiến cho rằng,
bức tranh kinh tế 8 tháng có ít gam màu sáng. Ý kiến của ông như thế nào?8 tháng đầu năm nay, bức tranh kinh tế vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Chỉ số quan trọng nhất trong rổ tính toán GDP của Việt Nam là chỉ số phát triển công nghiệp, 8 tháng chỉ tăng 4,7%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng 7,8%. Tỷ lệ hàng tồn kho 8 tháng vẫn cao, ở mức 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái là 17,8%... Nguyên nhân tăng trưởng kinh tế thấp, chủ yếu vẫn do nền kinh tế đang mắc phải một căn bệnh rất nguy hiểm, là tín dụng đóng băng, nhưng giải pháp khắc phục tình trạng này chưa được triển khai rốt ráo, đủ liều lượng. 8 tháng, tăng trưởng tín dụng quá thấp, chỉ đạt 1,4%. Điều đáng ngại là tình trạng này diễn ra trong bối cảnh nợ xấu của hệ thống ngân hàng đang ở mức cao, nhưng vẫn chưa được xử lý mạnh mẽ và hiệu quả. Kết cục là ngân hàng không tin DN, các ngân hàng không tin lẫn nhau.
Từ nay đến cuối năm, tình hình kinh tế vĩ mô liệu có khả quan hơn, thưa ông?
Nhiều khả năng GDP sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất trong quý IV/2012 so với 3 quý trong năm. Tuy nhiên, theo tôi, năm nay, GDP có thể chỉ tăng 5 - 5,1%, lạm phát khoảng 7%. Tuy bức tranh kinh tế vĩ mô từ nay đến cuối năm sáng sủa hơn so với 8 tháng đầu năm, nhưng vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, việc giải quyết 2 điểm nghẽn trọng yếu là nợ xấu và tỷ lệ hàng tồn kho cao sẽ gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi quyết tâm và nỗ lực rất lớn của Chính phủ, người dân và cộng đồng DN.
Nhìn xa hơn một chút, bức tranh kinh tế vĩ mô năm 2013 sẽ có nhiều gam màu sáng hơn so với năm nay. Dự kiến, GDP trong năm tới tăng 6%, lạm phát 8 - 9%...
Chính phủ vừa phát đi chủ trương sẽ giảm số lượng tập đoàn kinh tế nhà nước từ con số 11 hiện tại xuống khoảng 5 - 7 tập đoàn. Nếu sớm hiện thực hóa chủ trương này, theo ông, sẽ là bước đi đột phá trong tái cơ cấu DNNN, qua đó mang lại hiệu ứng tích cực cho tình hình vĩ mô?
Chính phủ đang dồn tâm sức chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó trọng tâm là 3 tái cơ cấu: đầu tư công, DNNN và hệ thống ngân hàng. Việc cắt giảm số lượng tập đoàn kinh tế nhà nước kém hiệu quả xuống còn khoảng 5 - 7 tập đoàn sẽ là bước đột phá không chỉ trong tái cơ cấu DNNN, mà cả trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.
Lý do là bởi, việc Chính phủ mạnh tay tái cơ cấu các tập đoàn sử dụng nhiều nguồn lực quốc gia nhưng không mang lại hiệu quả cao, không chỉ góp phần chuyển nguồn lực mà lâu nay các DN này đang sử dụng kém hiệu quả sang những khu vực có khả năng sử dụng hiệu quả hơn, mà còn góp phần xử lý nợ xấu cả trong trước mắt và dài hạn. Thực tế, DNNN, nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang chiếm tỷ lệ nợ xấu khá lớn trong tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Bởi vậy, khi giảm số lượng tập đoàn làm ăn kém hiệu quả sẽ góp phần giúp hệ thống ngân hàng giảm dần nợ xấu trong trước mắt, đồng thời giảm thiểu nguy cơ nợ xấu phát sinh trong tương lai.
Chính phủ đang quyết tâm xử lý loại tội phạm thâu tóm ngân hàng trái pháp luật, nhằm cùng với quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sớm mang lại “dòng máu sạch” cho nền kinh tế. Theo ông, động thái này sẽ tác động ra sao đến diễn biến vĩ mô?
Đây là một tín hiệu tích cực không chỉ cho diễn biến kinh tế vĩ mô hiện tại, mà cả trong thời gian tới. Việc Chính phủ quyết tâm xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi thâu tóm ngân hàng trái pháp luật, ngoài việc góp phần giảm thiểu rủi ro trong hệ thống ngân hàng, còn tạo ra những tiền đề thuận lợi cho xử lý nợ xấu nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Với bối cảnh vĩ mô như vừa phân tích, ông dự báo ra sao về diễn biến TTCK từ nay đến cuối năm?
Để đưa ra những dự báo tương đối tin cậy, không thể bỏ qua 3 yếu tố quan trọng đang tác động chủ yếu đến diễn biến của TTCK là: tình hình kiều hối, đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK (FII) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Thứ nhất, so với cùng kỳ năm ngoái, lượng hiều hối trong 3 quý liên tiếp đầu năm nay đều giảm. Trong đó, dự kiến lượng kiều hối chảy về Việt Nam trong quý III/2012 ước đạt 1,83 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 2,04 tỷ USD. Trong khi kiều hối đang có ảnh hưởng khá lớn đến dòng tiền trên TTCK, thì việc lượng kiều hối giảm sẽ tác động không tích cực đến sức cầu trên thị trường.
Thứ hai là dòng vốn FII. Nếu như quý I/2012, dòng vốn FII đầu tư vào thị trường đạt 774 triệu USD, thì đã giảm mạnh còn 299 triệu USD trong quý II; dự kiến quý III/2012 giảm còn 90 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 346 triệu USD.
Thứ ba, dự kiến vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong quý III/2012 ước đạt 2,1 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 2,19 tỷ USD.
Phân tích như vậy để thấy rằng, dự kiến từ nay đến cuối năm nay, nhiều khả năng TTCK chưa thể phục hồi. Cùng với bức tranh kinh tế vĩ mô dần được cải thiện, từ quý I/2013, TTCK sẽ bắt đầu phục hồi. Nhìn tổng thể, TTCK năm tới sẽ có mức tăng mạnh hơn năm 2012.
TS. Lê Xuân Nghĩa: “Cuối quý III, TTCK sẽ lên điểm” (27/07/2012)
Nhiều khả năng TTCK khởi sắc trở lại, bắt đầu từ cuối quý III/2012, bởi sẽ nhận được ít nhất 3 yếu tố hỗ trợ cơ bản.
“Với chuyển động của chính sách vĩ mô hiện tại, cũng như dự
báo diễn biến từ nay đến cuối năm, nhiều khả năng, từ cuối quý III/2012, TTCK sẽ
khởi sắc trở lại”, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài
chính - tiền tệ Quốc gia dự báo khi trao đổi với ĐTCK.Theo ông, đâu là tâm điểm chính sách có tác động lớn đến “sức khỏe” của các DN, cũng như tình hình kinh tế vĩ mô từ nay đến cuối năm?
Đó là tiến độ giải quyết nợ xấu của khối NHTM. Nếu như quá trình này sớm phát đi những tín hiệu khả quan, thì sẽ có tác động lan tỏa tích cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN, cũng như làm cho tình hình kinh tế vĩ mô trở nên lành mạnh hơn. Trong trường hợp ngược lại, nền kinh tế tiếp tục đối mặt với một “căn bệnh” rất nguy hiểm đang tồn tại là suy kiệt vốn và đóng băng tín dụng, sản xuất đình đốn, sức cầu suy yếu.
Do nợ xấu hiện nay quá lớn, có thể lớn hơn con số trên 200.000 tỷ đồng mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố, nên nếu không có sự can thiệp của Chính phủ bằng việc cho phép thành lập công ty mua bán nợ ngân hàng, thì không thể giải quyết hiệu quả nợ xấu. Vì quyền lợi của mình, các NHTM sẽ khó có thể tự giải quyết được khoản nợ xấu khổng lồ hiện tại. Ngay cả khi có sự chỉ đạo quyết liệt từ cơ quan quản lý, mà không thành lập công ty mua bán nợ ngân hàng, thì ước tính cũng phải mất 5 - 7 năm nữa, các NHTM mới giải quyết được nợ xấu. Khi đó, không chỉ DN, mà cả nền kinh tế cũng đã “chết”.
Đã có không ít ý kiến tỏ ý nghi ngờ về tính hiệu quả của giải pháp thành lập công ty mua bán nợ ngân hàng. Quan điểm của ông về giải pháp này là gì?
Đến thời điểm này, thế giới chỉ có 3 cách để xử lý nợ xấu: một là, Nhà nước bơm tiền cho ngân hàng, từ đó ngân hàng cho DN vay; hai là, thành lập công ty mua bán nợ ngân hàng; ba là, quốc hữu hóa các ngân hàng yếu kém.
Trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng điều kiện thực tế tại Việt Nam, tại cuộc họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia mới đây, chúng tôi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sử dụng biện pháp thành lập công ty mua bán nợ ngân hàng.
Việc chọn cách này hay hai cách còn lại sẽ khó tránh khỏi những ý kiến nghi ngờ rằng, ai được lợi, ai bị thiệt, liệu có nhóm lợi ích nào chi phối để trục lợi…? Tình trạng này cũng xảy ra tương tự tại Nhật Bản cách đây vài chục năm.
Do thời gian tranh cãi về lựa chọn giải pháp xử lý nợ xấu kéo dài gần 2 năm, nên Nhật Bản phải trả một cái giá rất đắt là nền kinh tế suốt 17 năm liền rơi vào tình trạng trì trệ. Bài học này đòi hỏi Việt Nam cần sớm cho phép thành lập công ty mua bán nợ ngân hàng, để xử lý nợ xấu hiệu quả, bởi đây là chuyện hệ trọng quốc gia, chứ không phải vì lợi ích của nhóm này hay nhóm khác.
Nhưng lấy đâu ra hàng trăm nghìn tỷ đồng để tài trợ vốn cho công ty này hoạt động như dự tính, thưa ông?
Con số hàng trăm nghìn tỷ đồng để đảm bảo vốn cho công ty này hoạt động mới chỉ nêu ra như vậy, chứ chưa có một tính toán cụ thể nào. Theo kiến nghị của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia gửi Thủ tướng Chính phủ, thì cần khoảng 4 tỷ USD để giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, mức vốn ban đầu cho công ty mua bán nợ ngân hàng hoạt động chỉ cần khoảng 10.000 - 20.000 tỷ đồng.
Khoản tiền này được thu xếp từ nhiều nguồn, chứ không phải tất cả dồn lên Ngân sách Nhà nước. Ngoài phát hành trái phiếu do Chính phủ hoặc NHNN đứng ra bảo lãnh, có thể huy động vốn bằng cách NHNN bán tín phiếu cho các NHTM…
Như phân tích của ông, thì bức tranh vĩ mô 6 tháng cuối năm không mấy lạc quan, do việc xử lý nợ xấu đang đối mặt với nhiều khó khăn?
Đúng là việc xử lý nợ xấu đang gặp không ít thách thức, nhưng kinh tế vĩ mô từ nay đến cuối năm có một số điểm sáng, nên sẽ hỗ trợ DN, cũng như TTCK.
Theo công bố của các NHTM, thì hiện có khoảng 67.000 tỷ đồng được họ trích lập dự phòng rủi ro. Nếu sử dụng hiệu quả số tiền này, cùng với sự nỗ lực giải quyết nợ xấu cả từ phía ngân hàng lẫn DN, thì “cục máu đông” trong hệ thống ngân hàng sẽ tan dần. Điều này có nghĩa là không phải đợi thành lập công ty mua bán nợ ra đời mới tiến hành xử lý nợ xấu.
Thực tế, từ kết quả bước đầu của quá trình tái cơ cấu nợ, trong đó có giải quyết nợ xấu, mà các NHTM đang tiếp tục giảm thêm lãi suất, trong đó giảm cả các khoản cho vay cũ. Điều này đang góp phần dần khơi thông dòng vốn cho DN. Theo tính toán, nếu từ nay đến cuối năm, tín dụng tăng trưởng đạt 1%/tháng, thì GDP tăng trưởng khoảng 4,9 - 5,1% và lạm phát của 5 tháng sau đó sẽ dưới 0,5%/tháng.
Tốc độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư đang được đẩy mạnh, nên sẽ dần cải thiện tổng cầu của nền kinh tế, qua đó kích thích gia tăng tiêu dùng, sản xuất. Theo ước tính, từ nay đến cuối năm, nguồn vốn FDI sẽ giải ngân trung bình 18.000 - 20.000 tỷ đồng/tháng. Tốc độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công cũng đang tăng trở lại từ tháng 6 đến nay. Nếu nỗ lực giải ngân đạt kế hoạch mà Quốc hội phê chuẩn, thì tổng vốn giải ngân trung bình sẽ tăng gấp đôi so với 6 tháng đầu năm, ước đạt 24.000 tỷ đồng/tháng.
Những tín hiệu tích cực trên sẽ hỗ trợ TTCK. Ông có nhận định gì về TTCK từ nay đến cuối năm?
Nhiều khả năng TTCK khởi sắc trở lại, bắt đầu từ cuối quý III/2012, bởi sẽ nhận được ít nhất 3 yếu tố hỗ trợ cơ bản.
Thứ nhất, sau khi khá sôi động trong quý I/2012, trong quý II vừa qua, TTCK liên tục giảm điểm và xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Điều này phản ánh khá sát diễn biến vĩ mô, nhất là kết quả kinh doanh quý II/2012 của các DN không mấy khả quan, bởi vẫn khó tiếp cận vốn, hàng tồn kho chưa giảm. Điều này tạo ra mặt bằng giá cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn.
Thứ hai, giá cổ phiếu hấp dẫn sẽ được cộng hưởng bởi bối cảnh vĩ mô thuận lợi hơn trong thời gian tới: đầu tư công tiếp tục tăng, DN đang tiếp cận được vốn với lãi suất thấp hơn… Điều này sẽ hỗ trợ TTCK khởi sắc trở lại.
Thứ ba, kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, các nước EU… đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Đáng chú ý, tổng giá trị của dòng vốn đầu tư toàn cầu không hề suy giảm, ước đạt 1.500 - 1.700 tỷ USD trong năm nay. Sau khi có xu hướng chảy mạnh vào thị trường Mỹ trong những tháng đầu năm, thì hiện dòng vốn này có xu hướng dịch chuyển khá mạnh sang các thị trường châu Á, với việc khởi động nhiều dự án lớn. Kinh tế thế giới bớt bất ổn hơn sẽ là điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam dần lấy lại đà tăng trưởng bền vững, qua đó hỗ trợ cho DN và TTCK khỏe lên.
Subscribe to:
Posts (Atom)