Nhiều vết trám trét tập trung chủ yếu tại một đốt hầm nằm gần giữa thân hầm dìm. Theo một chuyên gia, đây có thể là những vết nứt trên nóc hầm và đã được xử lý chống thấm bằng keo
Sáng
6-8, ghi nhận của chúng tôi tại đường hầm sông Sài Gòn cho thấy nóc hầm
có dấu vết sửa chữa. Các vết trám trét trên nóc hầm chạy loằng ngoằng
theo chiều dọc hoặc chiều ngang, có vết dài gần 2 m, có vết ngắn chỉ vài
chục centimet.
Đa
số các vết trám trét tập trung chủ yếu tại các đường nằm ngang trên nóc
hầm. Quan sát bằng mắt thường, những đường này có hình dạng tương tự
mép nối giữa 2 khối bê tông.
Một số vết trám trét ở nóc hầm trong đường hầm sông Sài Gòn
(ảnh chụp ngày 6-8). Ảnh: ÁNH NGUYỆT - TẤN THẠNH
(ảnh chụp ngày 6-8). Ảnh: ÁNH NGUYỆT - TẤN THẠNH
Đặc biệt, chạy viền
theo các vết trám trét còn có những vật thể nhỏ, ngắn, màu vàng, hình
lục giác được cắm chặt vào nóc hầm. Quanh những vật thể màu vàng này còn
“mọc” lên những đám tơ màu trắng mịn như bông gòn. Khi phóng to hình
ảnh, chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của một số vật thể có hình dạng
tương tự giọt nước hoặc giọt keo quanh các vết trám trét.
Theo một chuyên gia, những vết trám trét trên có thể là những vết nứt trên nóc hầm và đã được xử lý chống thấm bằng keo
Theo
quan sát, những vết trám trét này tập trung chủ yếu tại một đốt hầm nằm
gần khoảng giữa thân hầm dìm. Một chuyên gia cho biết những vết trám
trét trên có thể là những vết nứt trên nóc hầm và đã được đơn vị liên
quan xử lý chống thấm bằng keo. Theo Trung tâm Quản lý Đường hầm sông
Sài Gòn, hầm vượt sông này vừa được bảo trì theo định kỳ.
Để
giải tỏa nghi vấn quanh những vết trám trét rất mới đó, chúng tôi đã
liên lạc với nhà thầu thi công hầm (Obayashi - Nhật Bản) nhưng đơn vị
này cho biết họ không có quyền phát ngôn. Chúng tôi cũng đã liên hệ với
đại diện chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao
thông đô thị TPHCM để tìm hiểu sự việc. Tuy nhiên, ông Lương Minh Phúc,
trưởng ban, chưa có thông tin phản hồi.
No comments:
Post a Comment