Người giàu nhất Việt Nam năm 2007, ông Đặng Thành
Tâm vừa đăng ký bán 22 triệu cổ phiếu SQC, với giá trị ước tính 1.400
tỉ đồng trong một trào lưu mà báo chí gọi là "đại gia đua nhau bán cổ phiếu, gom tiền tươi".
Nhưng đây chỉ là một "gạch đầu dòng" trong chuỗi vô số những khó khăn của các đại gia, mà những biến động của "chứng" (khoán) trên thị trường mới chỉ là khía cạnh có thể nhìn thấy.
Quốc Cường Gia Lai bị khởi kiện ra tòa xung quanh một dự án BĐS ở Đà Nẵng là một điển hình cho tình trạng đại gia "gặp khó khăn". Hết quý II, đại gia này nợ tới 2.980 tỷ đồng. Và trong khi lượng hàng tồn kho lên tới 2.846 tỉ đồng thì quỹ tiền mặt chỉ còn hơn 15,3 tỷ đồng.
Đại gia Bình An tiếp tục bị chủ nợ vây hãm, đòi tuyên bố phá sản, bất chấp thông tin bà Diệu Hiền có thể sẽ về nước. Thậm chí ngay cả khi Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức mua lại 1,1 triệu cổ phiếu HAG, các nhà đầu tư vẫn tỏ thái độ mà báo chí mô tả rất chính xác là "thờ ơ".
Không "thờ ơ" không được, không lo lắng không xong, khi bất chấp việc ông chủ của HAGL đăng ký mua hơn 3 triệu cổ phiếu - một động thái dư luận cho rằng mang tính trấn an hơn là một hoạt động đầu tư, bất chấp những thanh minh số nợ "chỉ" 6.400 tỷ đồng, chứ không phải 15.500 tỷ đồng, HAGL vẫn tiếp tục bị Fitch đưa vào diện "theo dõi tiêu cực" cho định hạng tín nhiệm B đối với nợ ngoại tệ, nội tệ dài hạn.
Có thể các đại gia đang khát tiền mặt và tìm mọi cách thoái vốn, dù phải bán cả đống cổ phiếu của chính DN mình. Có hai điều có thể nhìn thấy qua sự kiện này: Những khó khăn của nền kinh tế không buông tha một ai kể cả đó là những người giàu nhất. Và sự bất chấp điều tiếng cho thấy những khó khăn về nguồn vốn lớn đến mức các đại gia buộc phải chấp nhận những mất mát về lòng tin của các nhà đầu tư vào thương hiệu thậm chí đã phải xây dựng trong nhiều thập kỷ.
Bởi cái giá của thoái vốn chính là sự suy kiệt của niềm tin.
Nghiêm trọng hơn, TTCK lại bị rúng động khi "quả bom" SME phát nổ với việc cả chủ tịch và phó chủ tịch Cty chứng khoán này bị bắt. Song nghĩ cho cùng, nỗi lo mất vốn, mất tiền không phải đến khi "quả bom" phát nổ - khi mà các mã cổ phiếu "dán nhãn SME" gần như thành giấy vụn, được bán tống bán tháo với giá cốc trà đá - 700 đồng/cổ phiếu mới có. Bởi thế, "quả bom SME", hay sự kiện người giàu nhất VN năm 2007 "bán chứng gom tiền", chỉ là dày thêm sự thờ ơ và nỗi lo.
Ông Đặng Thành Tâm công khai việc phải bán cả núi cổ phiếu dẫu sao vẫn còn hơn chán vạn những đại gia khác, bất chấp uy tín, tìm mọi cách "bán lén" cổ phiếu. Như trường hợp Chủ tịch HĐQT Kien Long bank, vừa bị phạt vì "bán chui" cả gánh 876.450 cổ phiếu STB. Nắm cổ phiếu ngân hàng - loại cổ phiếu được bảo lãnh bằng danh nghĩa "an ninh tài chính tiền tệ" còn phải tìm cách "bán lén" huống chi các loại "chứng" khác.
Khi mà nền kinh tế lâm trọng bệnh, khi người giàu nhất VN cũng trở thành kẻ túng thiếu, thì việc nói về một "dấu hiệu khởi sắc cho thị trường chứng khoán" hay sự phục hồi của các DN quả thực xa vời.
Nhưng đây chỉ là một "gạch đầu dòng" trong chuỗi vô số những khó khăn của các đại gia, mà những biến động của "chứng" (khoán) trên thị trường mới chỉ là khía cạnh có thể nhìn thấy.
Quốc Cường Gia Lai bị khởi kiện ra tòa xung quanh một dự án BĐS ở Đà Nẵng là một điển hình cho tình trạng đại gia "gặp khó khăn". Hết quý II, đại gia này nợ tới 2.980 tỷ đồng. Và trong khi lượng hàng tồn kho lên tới 2.846 tỉ đồng thì quỹ tiền mặt chỉ còn hơn 15,3 tỷ đồng.
Đại gia Bình An tiếp tục bị chủ nợ vây hãm, đòi tuyên bố phá sản, bất chấp thông tin bà Diệu Hiền có thể sẽ về nước. Thậm chí ngay cả khi Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức mua lại 1,1 triệu cổ phiếu HAG, các nhà đầu tư vẫn tỏ thái độ mà báo chí mô tả rất chính xác là "thờ ơ".
Không "thờ ơ" không được, không lo lắng không xong, khi bất chấp việc ông chủ của HAGL đăng ký mua hơn 3 triệu cổ phiếu - một động thái dư luận cho rằng mang tính trấn an hơn là một hoạt động đầu tư, bất chấp những thanh minh số nợ "chỉ" 6.400 tỷ đồng, chứ không phải 15.500 tỷ đồng, HAGL vẫn tiếp tục bị Fitch đưa vào diện "theo dõi tiêu cực" cho định hạng tín nhiệm B đối với nợ ngoại tệ, nội tệ dài hạn.
Có thể các đại gia đang khát tiền mặt và tìm mọi cách thoái vốn, dù phải bán cả đống cổ phiếu của chính DN mình. Có hai điều có thể nhìn thấy qua sự kiện này: Những khó khăn của nền kinh tế không buông tha một ai kể cả đó là những người giàu nhất. Và sự bất chấp điều tiếng cho thấy những khó khăn về nguồn vốn lớn đến mức các đại gia buộc phải chấp nhận những mất mát về lòng tin của các nhà đầu tư vào thương hiệu thậm chí đã phải xây dựng trong nhiều thập kỷ.
Bởi cái giá của thoái vốn chính là sự suy kiệt của niềm tin.
Nghiêm trọng hơn, TTCK lại bị rúng động khi "quả bom" SME phát nổ với việc cả chủ tịch và phó chủ tịch Cty chứng khoán này bị bắt. Song nghĩ cho cùng, nỗi lo mất vốn, mất tiền không phải đến khi "quả bom" phát nổ - khi mà các mã cổ phiếu "dán nhãn SME" gần như thành giấy vụn, được bán tống bán tháo với giá cốc trà đá - 700 đồng/cổ phiếu mới có. Bởi thế, "quả bom SME", hay sự kiện người giàu nhất VN năm 2007 "bán chứng gom tiền", chỉ là dày thêm sự thờ ơ và nỗi lo.
Ông Đặng Thành Tâm công khai việc phải bán cả núi cổ phiếu dẫu sao vẫn còn hơn chán vạn những đại gia khác, bất chấp uy tín, tìm mọi cách "bán lén" cổ phiếu. Như trường hợp Chủ tịch HĐQT Kien Long bank, vừa bị phạt vì "bán chui" cả gánh 876.450 cổ phiếu STB. Nắm cổ phiếu ngân hàng - loại cổ phiếu được bảo lãnh bằng danh nghĩa "an ninh tài chính tiền tệ" còn phải tìm cách "bán lén" huống chi các loại "chứng" khác.
Khi mà nền kinh tế lâm trọng bệnh, khi người giàu nhất VN cũng trở thành kẻ túng thiếu, thì việc nói về một "dấu hiệu khởi sắc cho thị trường chứng khoán" hay sự phục hồi của các DN quả thực xa vời.
No comments:
Post a Comment