Wednesday, November 20, 2013

Từ xả Thân đến xả Lũ

Trong cuộc Kách mạng giải phóng dân tộc, nếu Miền Nam được gọi là “Thành đồng tổ quốc đi trước về sau”, thì Miền Trung nước Việt cũng vì nó mà xả thân để hôm nay hứng lấy tai ương xả lũ.
Nói đến Kách mạng là phải nói đến xả thân. Không xả thân mình đem lấp lỗ châu mai, đốt than mình làm bó đuốc nhắm thẳng kho xăng cách xa hàng trăm thước mà chạy xông vào thì đừng hòng nói chuyện đi làm kách mạng. Đó là chuyện đương nhiên, như bác Hồ không chui vào hang Pắc Bó lục đục trong đó thì ngày nay làm... khuyển gì có “núi Kác Mác”, “thác Lê Nin”, làm... khuyển gì có thằng cu Mạnh để làm Tổng Bí thư đảng. Nhưng mức độ xả thân thì không phải ai cũng giống ai: Miền Trung được tiếng là cái lò của đấu tranh, kách mạng; bọn xấu thì nói là vì đói nên thích đi làm loạn.
“Làm loạn” hay “làm kách mạng”, không cần biết. Sự thật ai cũng biết là không có một Miền Trung tích cực xả thân trong cuộc chiến tranh “thần thánh” hay “buôn thần bán thánh bịp mắt thiên hạ”; cuộc chiến tranh “ta đánh là đánh cho ông Liên Xô và ông Trung Cuốc” hay “hai mươi năm nội chiến từng ngày”, thì ngày nay chắc chắn “không có gì quý hơn độc lập tự do“ cho đám quan to của nhà nước CHXHCNCC quy hoạch thủy điện búa xua, phê duyệt các dự án thủy điện một cách vô tội vạ “đã quét đi hơn 50.000 hecta rừng, hàng ngàn hecta đất ở, đất trồng trọt của người dân... khiến dân chúng phải chuyển nhà, chuyển cửa, mất nghề... khốn đốn trong sinh hoạt. Nhiều người dân trắng tay và cũng trắng xóa lòng tin vào chế độ.” (1).
Ca rao dân “gian” Kách mạng có câu “mất mùa là tại thiền tai, được mùa là tại thiên tài đảng ta”. Miền Trung bị lũ lụt từ thời Kách mạng chưa về, nhưng từ ngày Kách mạng về, thì lũ lụt “bội thu”, “nhờ” đập thủy điện quan Kách mạng xây búa xua và khi cần xả kách mạng cũng búa xua:
"Lúc 6g sáng 16/11, tất cả 15 hồ thủy điện tại miền Trung đồng loạt xả tràn, 9 hồ xả với lưu lượng lớn 400m3/s, gồm các Thủy điện Bình Điền (654m3/s), Hương Điền (636m3/s), Sông Tranh 2 (2.352m3/s), Sông Ba Hạ (2.400m3/s), Ya Ly (2.000m3/s), PlaiKrông (602m3/s), Sê San 3 (1.920m3/s), Sê San 4 (2.356m3/s) và Thủy điện Sê San 4A là 2.472m3/s. Trong khi đó, Thủy điện Đắk Mi 4 và Thủy điện A Vương xả lũ đã làm ngập cục bộ cho huyện Đại Lộc, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Toàn huyện Đại Lộc có khoảng 34.000 hộ bị ngập nặng trên 3m; chính quyền đã di dời tại chỗ 1.200 hộ với 3.900 người." (2)
Theo đài VOA: Thiệt hại do lũ tại miền Trung Việt Nam vừa qua, “số người chết đã lên tới 36 người trong khi 80.000 người khác buộc phải rời bỏ nhà cửa chạy lên các vùng cao để tránh lũ, theo số liệu từ giới hữu trách Việt Nam. Hiện còn gần chục người đang bị mất tích. Gần 250.000 nhà cửa bị nước lũ nhận chìm và gần 3.000 hecta hoa màu bị phá hủy.

Trong số các tỉnh bị thiệt hại nặng nề có Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, và Gia Lai. Bình Định được xem là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 18 nạn nhân tử vong. (3
Miền Trung, vốn “Quê em nghèo lắm ai ơi, mùa Đồng thiếu áo, Hè thời đói cơm”, nay lại thêm mùa Thu bị lũ tràn về nhận chìm nhà cửa, phá hủy hoa màu, cuộn trôi mất người thân.
Lũ lụt than ôi, buồn chào mi! Miền Trung ta cũng vì xả thân cho nước non mà vô tình tạo nên bọn đầy tớ nhân dân, bị trao tất cả đất đai tài nguyên cho chúng quản lý gọi là “quyền sở hữu toàn đầy tớ thực chất là quan”, để chúng thoải mái biến hóa thành nhân tai; chúng phá rừng, xây đập chặn suối để ăn công trình, ăn tiền bán điện, rồi xả lũ búa xua vô tội vạ khiến cho người Miền Trung phải khốn nạn như hôm nay.

Tuesday, November 19, 2013

Giáo dân ở VN viếng ông Ngô Đình Diệm

Lễ viếng Tổng thống Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ngày 1/11 
Ngày 1/11, hàng chục người đã công khai đến viếng mộ cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm nhân 50 năm ngày mất của ông tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Lái Thiêu, Bình Dương.
Thông tin từ trang chuacuuthe.com cho biết buổi lễ có sự góp mặt của các giáo dân ở miền Nam và do cha Antôn Lê Ngọc Thanh chủ trì.
Blogger Nguyễn Hoàng Vi, người đi dự buổi lễ, nói với BBC trước đó đã nhận được thông báo về thời gian và địa điểm tổ chức lễ viếng từ linh mục Thanh.
Lực lượng an ninh đã có mặt để theo dõi và giám sát, nhưng không gây khó dễ gì cho khoảng 50-60 người đến dự, blogger này cho biết thêm.
Hình ảnh được đăng tải trên tài khoản Youtube của Dòng chúa Cứu thế Việt Nam cho thấy nhiều giáo dân và các cha xứ đứng chắp tay và mang theo hoa, vây quanh phần mộ của ông Ngô Đình Diệm và em trai ông, Ngô Đình Nhu.
Trong bài phát biểu được ghi hình, linh mục Thanh cũng lên tiếng phản đối cách nhìn về Tổng thống Diệm trong chương trình lịch sử của Việt Nam ngày nay.
"Hiện nay, trong chương trình môn sử thuộc bậc đại học cũng như trung học, khi nhắc đến ông Diệm, họ vẫn lên án ông là một người độc ác và phản quốc," ông nói.
"Tuy nhiên, cả các học sinh cũng lười biếng nghiên cứu, tìm hiểu, cuối cùng làm cho xã hội nối tiếp nhau cả một sự gian dối".
"Khi nhà cầm quyền không dám đối diện và trung thực với sự thật lịch sử thì sẽ làm cho đất nước Việt Nam ngày càng trở nên gian dối và băng hoại nhân cách con người, vì nhân cách con người không thể xây dựng khi không có nền móng.”

'Chấp nhận cái chết'

Linh mục Thanh cũng nói Tổng thống Diệm đã chống lại lời khuyên đánh phủ đầu các tướng lĩnh muốn đảo chính và chấp nhận cái chết của mình.
"Biến cố chúng ta kỷ niệm ngày hôm nay là ngày ông Ngô Đình Diệm, và cố vấn Ngô Đình Nhu bị sát hại vì chủ trương tuyệt đối không cho một quân ngoại bang nào được quyền chi phối đất nước Việt Nam," ông nói.
"Bối cảnh khi đó là người Mỹ muốn đưa quân vào, nhưng ông Diệm nói rõ là chúng tôi rất cần những người cố vấn, nhưng để lo liệu cho đất nước chúng tôi thì phải là người Việt."
"Vài ngày trước khi Tổng thống bị sát hại, ông Vỹ, một người thân cận với Tổng thống, đã xin lệnh đánh phủ đầu những nhóm [muốn đảo chính]".
"Tổng thống trả lời tại sao lại lấy quân Việt Nam đi đánh quân Việt Nam?"
"Chết thì đã sao, không thể vì mình mà để huynh đệ tương tàn, quân đội náo loạn, quốc gia ngày càng suy kiệt."

Đi tìm sự thật


Blogger Nguyễn Hoàng Vi nói lý do cô dự lễ viếng vì muốn "đi tìm sự thật" về Tổng thống Ngô Đình Diệm.
"Là một người sinh sau năm 75, tôi học lịch sử về Tổng thống thì không có một ấn tượng gì tốt về ông hết," cô Vi nói.
"Có những sự thật về Tổng thống không như những người trẻ được học từ sách sử của mái trường xã hội chủ nghĩa."
Blogger cho biết nhóm của cô bắt gặp tại lễ viếng một cụ già 90 tuổi, người năm nào cũng đi từ Biên Hòa xuống viếng mộ Tổng thống Ngô Đình Diệm nhân ngày giỗ của ông.
"Ông nói là ông biết ơn Tổng thống", blogger này thuật lại. "Chắc chắn rằng k‎‎ý ức của ông cụ đó về Tổng thống Diệm phải rất tốt đẹp, ông mới không ngại đường xa và tuổi tác để đến viếng như thế."
"Tôi nghĩ rằng lớp trẻ nên đi tìm hiểu sự thật ngoài những gì mình được học, được đọc, qua những nhân chứng còn sống tới bây giờ như cụ già mà tôi gặp trong buổi lễ ngày hôm qua."

Kính gửi ông ăn trộm

Ngô Nhân Dụng

Một điều tôi vẫn tin tưởng là con người ta có thể sống tử tế với nhau. Ông Mạnh Tử nổi tiếng khi tuyên bố loài người có tính lành (thuyết tính thiện). Nhưng không cần đọc sách ông; mình chỉ cần nhìn chung quanh cũng nghiệm thấy không sai.
Hãy cứ tự hỏi như thế này: Nếu không có tính lành thì làm sao loài người đạt được những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, cả đến văn chương, nghệ thuật; trong trăm ngàn năm ở trên trái đất, từ thủa ăn lông ở lỗ cho đến bây giờ? Lắm lúc đi máy bay tôi lại nghĩ đến người đầu tiên chế ra cái máy nổ, không có ông ấy thì mình đâu có thể ngủ một giấc, thức dậy bỗng thấy mình đang ở London, hay Moskva? Nhưng sau nhà phát minh đó, còn biết bao nhiêu người nghĩ ra những thứ lặt vặt khác, để cho cái máy bay có tốc độ nhanh mà đi lại êm như thế! Mọi tiến bộ đều là kết quả của những cộng tác giữa người với người, giữa những người hoàn toàn xa lạ, có khi sống cách nhau mấy thế kỷ! Chắc hẳn loài người phải rất tử tế; những người không tử tế ít lắm, không đáng kể.

Nói chuyện triết lý như vậy, để kể chuyện ăn trộm. Tôi chắc số người đi ăn trộm trên thế giới này rất ít. Cả đời tôi, sống đã 74 năm, bị ăn trộm chỉ có hai lần, cách nhau mươi năm, vụ sau cùng đã năm bảy năm nay rồi. Sự kiện xảy ra hiếm như vậy chứng tỏ số các người làm nghề ăn trộm chẳng có bao nhiêu. Tội nghiệp những anh chị em đã bẻ khóa cửa để vào nhà tôi ăn trộm; cả hai lần chẳng ai lấy trộm được cái gì cả. Phải nói lại: Chẳng lấy được thứ gì ráo trọi. Vì trong nhà không có gì có thể lấy đem bán được vài chục đô la hết. Tội nghiệp họ lắm chứ. Họ làm việc suốt mấy tiếng đồng hồ, một công việc khá nặng nhọc. Công việc căng thẳng (stressful) hơn cả việc viết báo bị chủ bút giục nộp bài (trước sáu giờ chiều và phải từ 1500 tới 2000 chữ). Có ông ăn trộm vào nhà tôi mở toang các cửa tủ, kéo hết các thứ hộp, thứ lọ chứa trong đó ra lục soát; rồi lôi tất cả các ngăn kéo ném xuống đất; thấy cái bao thư, cái gói vải, túi ni lông nào cũng banh ra coi. Họ đi khắp các phòng, trong bếp, trong hành lang, phòng sách, cho đến các kệ tủ trong garage. Mấy tấm đệm nặng trịch trên giường, như sức tôi phải hai người khiêng, cũng được lôi xuống đất. Công việc chắc phải mất vài ba tiếng. Thế mà chẳng lấy về được một thứ gì cả. Nếu đi làm, lương tối thiểu, cũng được mấy chục đô la, ăn được ba tô phở, mà lại đỡ bị “stress.”

Không những căng thẳng mà còn làm mình chán đời nữa. Khi nhìn thấy mấy món nữ trang giả ném bừa trên mặt đất, càng thấy tội nghiệp. Chắc họ phải thất vọng kinh lắm. Còn chúng tôi thì nhân khi dọn dẹp lại có dịp lựa ra những món đáng lẽ phải vứt đi từ 20 năm trước mà vẫn chất trong nhà, đem cho hay vứt vào thùng rác.

Khi cảnh sát đến, họ hỏi có nghi ngờ ai không, tôi nói không nghi ngờ ai cả. Nghi oan thì có tội, nghi đúng rồi để cảnh sát điều tra, bắt được người ta thì cũng tội, vì các thủ phạm có lấy được gì đâu? Nhưng cảnh sát họ nhận xét rằng đây có vẻ là người Á Châu (Họ không nói người Việt Nam). Vì di dân gốc Châu Á hay cất tiền mặt ở trong nhà, và cũng thích trưng diện đồ trang sức đắt tiền; tâm lý này thường chỉ dân gốc Á biết với nhau chứ bọn ăn trộm người Mỹ hay Mễ không biết.

Nghe cũng có lý. Một chị bạn chúng tôi bữa rồi mới đem cho một thúng đầy trái hồng. Chị hẹn đến ngày nhãn chín sẽ đem cho thúng nữa. Chị kể, hai cây trồng ở vườn sau nhà chị sai trái quá đi. Nhưng cứ đến mùa trái chín là có người vào ăn trộm. Tôi hỏi: Ðâu phải kẻ trộm nào cũng biết ăn hồng với ăn nhãn? Chị nói ngay: Khu nhà em ở nhiều người Việt mình lắm. Ðồng bào mình cả, có thế chứ! Chị lại than: Không những họ lấy trái ăn mà còn vứt rác ra đầy cả vườn cho mình phải dọn nữa! Thế thì không tốt. Tôi đề nghị nếu bà con đến ăn trộm thường xuyên như vậy chị viết tấm bảng treo lên cây.
Viết: Xin ai hái trái cây ăn xong thì làm ơn đem vỏ và hạt bỏ vô thùng rác, thứ thùng mầu xanh lá cây dành cho rác thảo mộc. Nếu lễ phép thì trên cùng viết: Kính gửi các ông bà ăn trộm.

Cách cư xử này không có gì mới lạ. Nhiều người bị trộm đã từng viết thư hay lời nhắn gửi cho kẻ trộm. Ở Toronto, nước Canada, có một anh bị mất chiếc xe đạp khá đắt tiền. Sau nhờ một người bạn chỉ cho, anh tìm thấy lại xe mình khóa, dựng ở ngoài đường, anh đã nhờ anh bạn cắt cả dây khóa sắt, lấy về. Rồi anh vẽ hình một cái xe đạp trên bìa cứng lớn bằng cái xe thật để lại chỗ cũ. Anh viết lá thư cho người ăn trộm như thế này: “Ðồ chó! Anh cầm nhầm cái xe đạp của tôi hôm đầu tuần mà quên không nói tôi biết anh để nó ở đâu. May là có người bạn tôi thấy nó ở đây. Thôi, tôi rất cần cái xe này, tôi lấy lại. Hãy dùng tạm cái xe đạp vẽ này, cho tới khi anh có tiền mua xe thật!” Ký tên: metrocycleto. Tái Bút: Cái xe bên trái này cũng khóa bằng cái dây khóa giống hệt, có phải anh cũng ăn trộm nó không? Người bạn anh chụp hình, đưa lên mạng, cả thế giới ai cũng biết được.

Báo Telegraph ở bên Anh mới kể một câu chuyện bữa Chủ Nhật tuần này. Có hai vợ chồng trên 30 tuổi ở Northampton, Anh quốc, đi vắng buổi tối, về nhà thấy trộm đã phá cửa kính vào lấy đồ và làm nhà cửa tung tung lên. Thay vì than thở với nhau, họ đã viết cho bọn ăn trộm một lá thư, gắn trước cửa và đưa lên mạng. Thư viết:

Các bạn ăn trộm thân mến,
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm hôm rồi và chúng tôi rất tiếc không có gì nhiều hơn để bạn lấy. Bạn thấy đó, chúng tôi không xài sang, cho nên xin đừng tới nữa; trừ khi bạn muốn lấy bộ băng video VHS và các cassettes của tôi - Dan rất buồn vì các bạn coi thường không lấy mấy cái băng đó. Nếu bạn thích chúng thì cứ đến gõ cửa mà hỏi - không cần phải phá cửa ra vườn sau, vì phải dọn đống kiếng bể cực lắm. Cảm ơn bạn đã để lại các dấu ngón tay - chúng tôi rất vui khi được thấy những dấu tay này.”

Ký tên Kate và Dan sau hàng chữ “Thương nhiều”(Lots of love).

Dan kể với nhà báo, Kate rất thích mấy cuốn băng VHS và các cassettes nên chất đầy nhà làm anh phát chán chỉ muốn tống khứ hết, mà bọn trộm lại không giúp anh!

Hồi Tháng Tám năm 2013 vừa rồi, có một cô ở thành phố Vancouver bên Canada đã làm như vậy. Cô Kayla Smith mất một cái xe đạp, giá tới cả ngàn đô la. Hôm sau có người bạn mách cô rằng trên mạng bán đồ cũ Craigslist có đứa rao bán một cái xe đạp mô tả giống hệt xe của cô. Thứ xe đắt tiền này không nhiều người mua. Cô Kayla bèn viết cho người bán xe đạp theo địa chỉ email trên Craigslist, hẹn gặp nhau để coi xe. Hai người gặp nhau ở chỗ đậu xe ngoài một quán ăn.

Nhìn cái xe, Kayla nhận ra ngay đây là xe mình. Cô hỏi: Cho đạp đi thử nhé? Sau giây lát ngần ngừ, anh ta bằng lòng, còn dặn: Cô không đi luôn nghe! Nhưng chạy xe một quãng rồi Kayla đạp đi luôn không sợ hắn rượt theo. Cô đã gọi điện thoại cho mấy người bạn, nhờ đến chỗ hẹn để canh chừng. Anh bán xe ngó quanh thấy có biến, tự động co giò chạy.

Craigslist là thứ Chợ Giời thời mạng máy vi tính, Internet. Tại thành phố New Haven, tiểu bang Connecticut hôm rồi, vợ chồng anh Rabbi Noah Muroff đi mua một cái bàn giấy trên Craigslist. Không đưa được cái bàn vô phòng, họ tháo gỡ để sau ráp lại. Khi mở ra, họ khám phá sau cái ngăn kéo có một gói, đựng 98,000 đô la. Hai vợ chồng nhìn nhau; quyết định phải đem trả. Họ tìm được chủ nhân cái bàn, đem tiền đến tận nhà, mang theo cả bốn đứa con cho chúng được học phải giữ đức lương thiện và thành thật.

Ở Việt Nam cũng nhiều người lương hảo như thế. Hai năm trước có chuyện cô Phạm Thị Lành, 29 tuổi, ở Bến Lức, tỉnh Long An, đi bán vé số. Ðến ngày sắp mở số còn một sấp vé chưa bán được, đã gọi điện thoại cho một khách mua quen thuộc, nài nỉ ông mua giùm. Ông Ðỗ Ngọc Tuấn, 41 tuổi, làm nghề chạy xe ba gác đã từng hứa mua như vậy nhiều lần và sau ngày mở số vẫn trả tiền sòng phẳng dù không vé nào trúng. Lần này, ông Tuấn hứa mua cả sấp 20 cái vé. Ðến khi mở số, cô Lành thấy trong sấp vé đó có 10 vé vừa trúng độc đắc vừa giải an ủi tổng cộng 6.6 tỉ đồng (khoảng 330,000 đô la).

Cô Lành gọi điện thoại nói, “Anh cầm 200,000 đồng tới quán cà phê Cây Mai trả cho tui đi. Mấy tờ anh mua trúng độc đắc rồi nè!” Rồi cô đem trả sấp vé cho ông Tuấn.

Tóm lại, trong thế giới này ở đâu cũng đầy những người tử tế. Nếu mình ăn ở tử tế, thế nào cũng sẽ gặp nhiều người tử tế. Không những thế, mình có thể giúp những người chưa tử tế sẽ trở về với lối sống tử tế. Tổ tiên người Việt mình còn tin rằng ai ăn ở tử tế sẽ giúp cho con cháu sau này sẽ được gặp những người tử tế. Niềm tin đó gọi là “Phúc đức ông bà.” Tôi vẫn tin nhờ phúc đức ông bà để lại nên trong đời mình đã gặp nhiều may mắn. Cho nên trong cuốn sách Ðứng Vững Ngàn Năm mới xuất bản, ở bài chót tôi đã đề nghị người Việt mình hãy sống tử tế với nhau đi, để xây dựng tương lai. Có người bạn hỏi tại sao lại kết thúc một cuốn sách về ngàn năm Bắc thuộc như vậy. Tôi viết bài này để trả lời bạn. Nếu mình không tin người Việt Nam có thể sống tử tế với nhau thì còn tin cái gì nữa?

XỨ SỞ VỌNG PHU…

lan Phan

15 Nov 2013

Có ai xuôi vạn lý, nhắn đôi câu giúp nàng, lấy cây hương thật quý, thắp lên thương tiếc chàng… (Lê Thương – Hòn Vọng Phu)


Hôm qua xe tôi tình cờ bị kẹt trước một giao lộ gần khu Little Saigon của Quận Cam. Một tai nạn nhỏ đang được cảnh sát giao thông xử lý. Ở lane cạnh xe tôi là một người phụ nữ lớn tuổi, đang quay kính xe xuống và để một bài hát Việt hơi ồn ào qua phóng thanh trong xe. Cũng may đó là một bài hát ngày xưa tôi thích, nên nó cũng làm dịu đi chút nắng nóng và sốt ruột của mình. Bài “Mưa Trên Phố Huế”.

Tôi yêu Huế và nhũng người con gái Huế. Có lẽ vì đây là hai sự thể mà tôi không bao giờ hiểu nổi?

Đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than…

Dù quê cha là Quảng Trị và tôi có dịp ghé thăm Huế nhiều lần, tôi chưa bao giờ ở Huế hơn 5 ngày liên tục. Do đó, ấn tượng của tôi về dòng sông Hương, về cầu Tràng Tiền, về Thiên Mụ, về Quốc Học hay Đồng Khánh…chỉ là những nét đẹp thoáng qua như bức tranh thuỷ mạc, không có gì sâu đậm. Nhưng chính cái đơn giản mộc mạc đó đã cuốn hút lòng người?

Thực ra, cảm nhận làm tôi yêu thành phố này là một nỗi buồn câm nín, chịu đựng và man mác lan tỏa trong khắp môi trường. Nỗi buồn đó thể hiện qua nụ cười e ấp của nhũng tà áo màu tím, qua đôi mắt vời vợi của những đứa trẻ lang thang, qua giọng nói trọ trẹ khó nghe của các bạn hàng, qua những đền đài cung điện đã tan phế…Tôi đã đi qua rất nhiều thành phố khắp thế giới, và tôi chắc chắn là không đâu “buồn” bằng Huế. Ngay cả Sarajevo đổ nát tang thương cũng không làm tôi rưng rưng như khi đọc vài đoạn văn “Giải Khăn Sô cho Huế” của nhà văn Nhã Ca. Cái buồn kỳ lạ, se sắt dù nhẹ nhàng.

Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai

Rồi những người con gái Huế. Dù họ tíu tít như chim đầu ngày hay lãng mạn mông lung nhìn đất trời, cái nỗi buồn câm nín, chịu đựng và man mác đó vẫn thể hiện quanh họ. Bạn bè thường nói đàn ông Huế “thâm hiểm” và “khép kín” lắm; nhưng qua lớp bọc mỏng manh, họ vẫn là những con người hết sức bình thường, tốt với bà con bạn bè thân thuộc. Riêng đàn bà Huế, họ tràn đầy những bí mật không ai biết giải mã. Họ thông minh, khôn khéo, phức tạp, phi lý, theo mùa (moody?) và hoàn toàn sống theo cảm giác. Yêu một người con gái Huế là phiêu lưu bên bờ vực của núi cao, khi lên đỉnh với trăng sao, khi rớt xuống vực với thú dữ.

Có thể tôi diễn tả hơi quá, nhưng các bạn tự làm cuộc thử nghiệm nhé.

Thực ra, dù không có cường độ cao vút như gái Huế, phần lớn những người con gái Việt, không nhiều thì ít, đều chia sẻ cái “nỗi buồn câm nín” này. Câu hát “mong đợi một người biền biệt nơi mô” trong những chiều mưa rơi vẫn làm những cô gái khắp đất nước rơi lệ và thông cảm. Có một thời gian mà bài trường ca “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương là một bài hát được nhiều người thích nhất.

Ôi Quê Hương Xứ Dân Gầy …

Trên thế giới, ngoại trừ Đan Mạch tạc tượng một mỹ nhân cá ngóng đợi một chàng thủy thủ (hay hoàng tử?), tôi chưa nghe một huyền thoại nào về một phụ nữ ôm con đứng đợi chồng về, rồi hóa đá. Tình yêu và sự chung thủy mà người đàn bà Việt dành cho gia đình, nhất là chồng, đã được nhiều bạn bè nước ngoài của tôi xác nhận. Dù đây là nét đặc trung của nền văn hóa Khổng Phu Tử khắp Á Đông, nhưng người đàn bà Việt đảm đương, bươn chải, chăm sóc…chồng con nhiều hơn cả người Tàu hay người Hàn (OK, có lẽ thua đàn bà Nhật một chút, và thế hệ mới của dân Việt đang lưu đày tứ xứ hay đã hưởng nền giáo dục XHCN có thể không còn mang nhiều truyền thống này…). Trong khi đó, tôi nghĩ đàn ông Việt gần như …”hư” nhất thế giới trong khía cạnh lo lắng cho gia đình. Alan tôi cũng không là ngoại lệ.

Lý do chính là trai Việt thích làm…anh hùng hơn. Nền văn hóa 4 nghìn năm của chúng ta đầy những huyền thoại về chiến công hiển hách, vang động đất trời…của những chàng trai đất Việt, lúc thì chống ngoại xâm giữ gìn quê hương, khi thì đi mở mang bờ cõi…Hồi còn nhỏ, khi học sừ, có lần tôi hỏi ông thầy là tại sao Tây, Tàu, Mỹ …là bọn thực dân xâm lược, còn Chiêm Thành, Chơn Lạp, Khmer…lại là bọn man di mọi rợ cần dẹp tan để khuếch trương…giang sơn đế chế Việt hào hùng? Ông cho tôi một cái đá đít đau điếng và đuổi ra ngoài lớp.

Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất quân…

Vì đàn ông Việt phải băng rừng lội suối sống kiếp chinh nhân, tạo thành tích cho lịch sử ngàn sau…cho nên chúng ta không còn nhiều thì giờ để quan tâm đến những chuyện lẻ tẻ? như một công trình dấu ấn trong lãnh vực văn hóa nghệ thuật hay khoa học…có thể sánh với các nền văn minh thế giới? Sao chép Tây, Tàu, Mỹ…cho nó tiện? Nhưng tệ nhất là bỏ bê gia đình lại cho người đàn bà Việt quản lý…để họ biến thành những hòn đá vọng phu?

Gần đây, thế giới thay đổi nhanh chóng và những …chinh nhân Việt không còn nhiều cơ hội để vung tay mài dao múa kiếm. Ngay cả mấy thằng đồ đệ như Lào, Kampuchia…cũng không còn ngoan ngoãn. Thay vì những cuộc viễn chinh…chúng ta đi “xuất khẩu lao động”, thay vì những trấn lột công khai của bên thắng cuộc, chúng ta đi xin viện trợ và FDI. Chúng ta vẫn nghĩ mình là…rồng, nhưng không ai quan tâm.

Sinh ra làm gái Việt, có lẽ các chị cũng biết về cái “định mệnh buồn muôn thuở” của mình. Và nỗi buồn man mác do đó vẫn thể hiện ngay cả trong những môi cười, trong những tiệc cưới. Nhưng nếu có chút an ủi, các chị phải biết rằng nhũng chàng trai Việt cũng đang..hóa đá trong lúc đợi chờ một thời kỳ vàng son mới. Anh hùng phải làm anh hùng…nghĩa là phải mang trong người một dũng khí để trực diện bất công và nô lệ.

Thực ra, họ chỉ cần làm một con người đúng nghĩa…và chăm sóc gia đình.

Trời ơi, dân ta khổ quá

Người dân vùng lũ ăn bò chết thay cơm!
http://motthegioi.vn/dac-biet/bo-thay-com/


Xác người chết trôi thối rữa thế nào thì xác các con bò, heo, gà, vịt chết trôi này đều như vậy.

Trong nước lụt có rất nhiều vi trùng, virus, đủ loại sán, giun, lãi, ký sinh trùng, v.v... Súc vật chết là mồi ngon cho các loại vi sinh vật này, chúng sinh sôi nảy nở rất mau, làm xác cho súc vật bị sình thối chỉ trong vài tiếng sau khi chết.

Xác chết trôi sình thối MAU hơn xác chết trên cạn.

Đem đốt xác các con súc vật chết trôi này còn không, khó, tiệt trừ mầm bệnh, nhưng tại các vùng lũ lụt thì tìm đâu ra củi đốt.

Thành ra, cao lắm là "đem chôn", nhưng đây chỉ là biện pháp Ủ BỆNH, các vi sinh vật sẽ làm hôi thối cả vùng, trừ khi đem chôn rất sâu, hơn 2, 3 m.

HUỐNG CHI ĐEM ĂN!

Trời ơi, đây là dân VN hay sao, nay sống còn thua dân mọi trong rừng Amazon.

Đây là hậu quả gì, dân ta làm gì nên tội mà nay phải sống thua súc vật thế này?

Ai không tin, thử đem thịt hôi thiu đem liệng cho cọp, beo trong sở thú xem chúng có ăn không. Ngàn lần không!

Nhưng dân ta đói quá, ăn các loại chó mèo, cọp beo còn chê.

Thế này là con người hay sao, còn là người hay sao? 

Monday, November 18, 2013

Chính phủ VN chối bỏ danh hiệu 'danh nhân văn hóa thế giới' của ông Hồ

Từ lâu, sách giáo khoa và hệ thống truyền thông CS thường tuyên truyền, lừa đảo nhân dân về việc Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của LHQ (UNESCO) vinh danh ông Hồ Chí Minh là 'danh nhân văn hóa thế giới'. 
Tuy nhiên, hôm 14/11/2013, trang web Cổng thông tin điện tử chính phủ đã gián tiếp chối bỏ danh hiệu bịp bợm như trên đối với ông Hồ. Cổng thông tin điện tử chính phủ là cơ quan ngôn luận chính thức của chính phủ nước CHXHCN VN.

Trong bản tin hôm 14/11, nội dung nói về việc UNESCO vinh danh Nguyễn Du, báo điện tử chính phủ ghi rõ “Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã có 2 "Danh nhân Văn hóa thế giới" là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du”. 
Sau khi chi tiết trên được phổ biến và bàn luận trên các mạng xã hội, website báo điện tử chính phủ đã vội vàng xóa bỏ đoạn trích dẫn trên. Tuy nhiên, bản tin gốc vẫn còn được tìm thấy tại phần lưu trữ của Google Cache, thậm chí vẫn còn được nhiều trang báo mạng khác trích dẫn lại nguyên văn.
Như vậy, cho đến thời điểm này, Việt Nam có 2 người được UNESCO vinh danh là 'danh nhân văn hóa thế giới' là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du; không có tên ông Hồ Chí Minh.
Chi tiết trên đã góp phần khẳng định danh hiệu 'danh nhân văn hóa thế giới' của ông HCM chỉ là một danh hiệu bịp bợm do đảng cộng sản tạo nên.

Bản tin trên website báo điện tử chính phủ hiện đã xóa bỏ câu: “Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã có 2 "Danh nhân Văn hóa thế giới" là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du”. Tuy nhiên, bản tin cũ vẫn còn được lưu trên google cache tại link: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:-1kKKztkjJ8J:baodientu.chinhphu.vn/Van-hoa-The-thao/Dai-thi-hao-Nguyen-Du-la-Danh-nhan-Van-hoa-the-gioi/185680.vgp+&cd=1&hl=en&ct=clnk&gl=us
Bài viết này có thể sẽ khiến các bạn dư luận viên nổi giận, nhưng sự thật sẽ vẫn luôn là sự thật. Riêng Bảng Đỏ tui chỉ khẳng định đơn giản thế này: Ông Hồ chắc chắn sẽ không được xếp vào danh sách những người VN được UNESCO vinh danh là 'danh nhân văn hóa thế giới', bởi HCM thực chất là một cán bộ cộng sản Trung Quốc do cơ quan tình báo Hoa Nam dựng lên.
Việc UNESCO có vinh danh ông Hồ Chí Minh hay không, xin mời bà con đọc lại bài viết Thư gửi các chú, các anh Công an mạng của bạn Nguyễn Hồng Thanh Trúc, sinh năm 1991, hiện đang du học tại Nhật.

Sunday, November 17, 2013

VNPT dùng thủ đoạn can thiệp, chuyển hướng các truy cập đối với Dân Làm Báo

Các bạn thân mến,
Bắt đầu từ trưa hôm nay, 17/11/2013, nhà cung cấp dịch vụ Internet VNPT (thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) đã sử dụng nhiều biện pháp để can thiệp kỹ thuật, cố tình chuyển hướng các truy cập Dân Làm Báo dẫn sang một trang web khác. Hành vi trên đã bị phát hiện khi nhiều bạn đọc truy cập vào Dân Làm Báo thì bất ngờ trình duyệt bị chuyển sang trang vnexpress.net.
Cụ thể: Khi bạn đọc truy cập vào tên miền chính thức của Dân Làm Báo tại địa chỉ http://danlambaovn.blogspot.com, máy chủ của VNPT sẽ lập tức ngăn chặn, đồng thời tự ý dùng kỹ thuật để can thiệp và chuyển hướng. Trình duyệt của bạn đọc sau đó sẽ tự động bị chuyển đến trang web VNExpress mà không phải địa chỉ của Dân Làm Báo như lúc đầu.

Lúc 14 giờ chiều cùng ngày, bạn đọc Dân Làm Báo sử dụng thuê bao internet của VNPT tại nhiều khu vực khác nhau đã xác nhận về sự cố trên. Các cuộc thử nghiệm do CTV Danlambao thực hiện cũng gặp phải tình trạng tương tự, mặc dù máy tính đã chuyển sang DNS của Google.
Để vượt thoát khỏi hành vi can thiệp của VNPT, bạn đọc có thể sử dụng các phần mềm vượt tường lửa như Ultrasurf, Hotspot Shield... để truy cập Dân Làm Báo. 
Có thể nói, đây là một thủ đoạn cực kỳ tinh vi của VNPT nhằm mục đích ngăn chặn người dân tiếp nhận các thông tin tự do trên Dân Làm Báo và trên Internet.
Hành vi tự tiện chuyển hướng các truy cập cho thấy VNPT đã can thiệp thô bạo vào máy tính người dùng, đặc biệt là đối với bạn đọc Dân Làm Báo.
Thêm vào đó, việc VNPT can thiệp kỹ thuật một cách lén lút, cố tình chuyển hướng truy cập sang một trang web khác khi không được sự đồng ý của người dùng cũng chính là hành vi lừa đảo.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là một doanh nghiệp lớn với 100% vốn nhà nước, có thị phần internet chiếm 62,82% tổng số các thuê bao internet tại Việt Nam. Từ cuối năm 2010, VNPT đã chính thức chặn tường đối với Danlambao. Các năm tiếp theo, doanh nghiệp này cũng gia tăng các biện pháp kỹ thuật nhằm 'chặn triệt để' việc truy cập của người dân vào Dân Làm Báo.
Chưa đầy một tuần sau khi lọt vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhà cầm quyền VN thông qua tập đoàn VNPT đã có những hành vi vi phạm nghiêm trọng những điều đã được ghi trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Ðiều 19, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền nêu rõ: "Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới."
Hành vi dùng thủ đoạn để can thiệp kỹ thuật, ngăn chặn và chuyển hướng truy cập diễn ra ngay sau khi Dân Làm Báo cho đăng tải bản Thông báo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. 

Friday, November 15, 2013

Thời lai ĐỒ ĐIẾU [tạm] thành công dị [hợm]".

---------------------------------------------------------------------
Và chị có biết là khi tôi tới cái tỉnh Itapua, là cái tỉnh nghèo nhất nước Lào, là cái lúc tôi làm thì GDP có 300 đô thôi và sau 4 năm thì GDP tăng lên tới 1,300 đô mà họ nói là Hoàng Anh Gia Lai đi tới đâu là người dân nghèo tới đó. Họ nói rất, rất vô lý.
--------------------------------------------------------------

Nhiều vấn đề khác khoan nói, chỉ nói "GDP".

Ông này chắc chắn không hiểu chữ đó nghĩa gì.

Rất nhiều quan chức VN cũng không hiểu, ví dụ gần đây họ nói GDP từ tỉnh báo lên hay khác con số của toàn quốc, sai số nhiều chục %.

Người ta quan tâm đến sai số, mà quên rằng làm gì có cái gọi là "GDP tỉnh".

Rồi có người, kể cả ông Dũng, thường nói "năm nay GDP 5,2%". Thiếu chữ "tăng".

----------------------------

GDP là để chỉ TỔNG SẢN LƯỢNG NỘI ĐỊA QUỐC GIA, do VN không làm hàng, cung cấp dịch vụ, bao nhiêu cả tại ngoại quốc nên phải dùng GDP, chứ như Mỹ thì đúng nhất là phải dùng GNP.

Vả lại ý ông này nói là "thu nhập đầu người", thì nếu dốt mà biết mình dốt, chỉ cần nói y như vậy, hoặc nếu khoe biết chữ thì nói "income per capita".

Chủ tịch Tập đoàn mà dốt tới mức không biết mình dốt đến thế nào, thì còn làm ăn gì được, Tập đoàn này rồi sẽ ra sao.

Đúng với câu của Đặng Dung "Thời lai ĐỒ ĐIẾU [tạm] thành công dị [hợm]". 

Nhà nước VN xin viện trợ ngay cả trong thương ước TPP

Hôm qua Wikileaks tiết lộ 1 chương của TPP, trong đó có một điều xấu hổ: ngay cả thương ước mà nhà nước Việt Nam cũng dùng để xin viện trợ.
TPP, viết tắt cho Trans-Pacific Partnership, là một thỏa ước mậu dịch mà 12 quốc gia chung quanh Thái Bình Dương đang thương lượng: Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Australia, New Zealand, Singapore, Malaysia, Brunei, VN, và Nhật. Vì TPP có thể ảnh hưởng mạnh đến người lao động, do đó mấy năm nay Lao Động Việt luôn theo dõi tin tức về cuộc thương thảo.
Khi hoàn tất, TPP sẽ là một cuốn sách gồm 29 chương về: thuế và thủ tục xuất nhập khẩu, luật đầu tư, môi trường, quyền lao động, v.v... Nội dung cuốn sách này đang bí mật, riêng chương về bảo vệ bản quyền thì hôm qua Wikileaks tiết lộ toàn bộ 95 trang.
Vì đang thương lượng nên trong chương này có nhiều ghi chú: nước nào đề nghị câu nào, nước nào chống, nước nào muốn đổi qua câu gì khác.
Đối với người Việt thì trang 15 đáng chú ý. Điều QQ.B.5 viết rằng: VN đề nghị viết thêm câu "Các quốc gia đang phát triển cần được hỗ trợ về kỹ thuật [để thực hiện TPP]".
Đáng hổ thẹn: Đảng CS giàu nhưng luôn xin những viện trợ có lợi cho đảng thay vì cho dân
Cụm từ "các quốc gia đang phát triển" là cách nói lịch sự để phái đoàn Việt Nam chỉ chính mình. Xin "hỗ trợ về kỹ thuật" (nguyên văn "technical assistance") là cách nói đỡ mắc cỡ hơn nói "xin tiền viện trợ".
Năm 2001, khi bằng lòng hàng năm họp với Hoa Kỳ và với Australia về nhân quyền, Việt Nam cũng đã đòi "hỗ trợ về kỹ thuật". Mỗi năm, Hà Nội đã nhận được trên dưới 1 triệu đô la để các viên chức nhà nước đi công du dự khóa "huấn luyện", tổ chức đại hội, in tài liệu v.v...
Trường hợp TPP, câu gồm 13 chữ kể trên có thể mang về nhiều triệu đô cho Đảng CS, tùy theo họ vòi vĩnh gì.
Giới cai trị Việt Nam có không ít người giàu, nhưng tài liệu này cho thấy Đảng CS không bỏ qua cơ hội nào để vòi vĩnh viện trợ, nhất là những viện trợ như trên, có lợi cho đảng thay vì cho dân. Đó là điều rất đáng hổ thẹn.
Thêm nữa, LĐV có trong tay tài liệu nội bộ khác, cho thấy phái đoàn VN kịch liệt chống các điều khoản TPP cho nghiệp đoàn độc lập hoạt động. Vừa không "cho" (quyền của dân được có nghiệp đoàn), vừa chỉ "đòi" (tiền cho đảng mình), đó là thái độ rất ngược ngạo.

Thursday, November 14, 2013

Phim VN hay nhất trong năm

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/mult...guyenduc.shtml

Vụ này có lẽ sẽ bùng nổ lớn.

Global Witness có người dịch ra các lời ông này nói, viết, và họ sẽ có bài phản biện.

Hồi tháng 5, HAGL cũng từng lên tiếng bác bỏ các cáo buộc, còn miệt thị tổ chức này. GW lập tức có bài tố cáo thêm, sau vài ngày.
http://www.globalwitness.org/library...-barons-report

Lần này sẽ không khác.

Ông Đức ỷ có VC, CP Lào, Cambodia chống lưng nên còn hách dịch lắm; hơn nữa Deutsche Bank, IFC (thuộc WB, mà WB thuộc CIA) ủng hộ ông ta hết mình nên ông này còn không biết "luật chơi" trong giới tài chánh thế giới.

Nhưng đây là MÔI TRƯỜNG, và trận đấu thật sự KHÔNG diễn ra tại Đông dương.

Âu châu rất coi trọng environment, nếu GW gọi thêm vài tổ chức loại này cộng thêm vào, thì Deutsche Bank khó lòng tiếp tục ủng hộ HAGL.

Đòn chí tử thật ra không phải tiền đầu tư mà là Uy Tín, là các mối mua cao su, thuê nhà bên Miến.

Nhà đất bên Miến mà bị thất bại thì ông Đức có thể bị nguy tánh mạng do làm mất tiền các thành phần rất dữ dằn ngay tại VN và tại Cayman, Virgin Islands.

Global Witness calls for investors to drop Vietnamese rubber giant HAGL - Global Witness kêu gọi các nhà đầu tư tẩy chay HAGL ...!

Global Witness calls for investors to drop Vietnamese rubber giant over failure to reform on land grabs.

Link:
http://www.globalwitness.org/library...re-reform-land

Global Witness kêu gọi các nhà đầu tư tẩy chay HAGL vì tập đòan này vẫn tiếp tục cướp đất.


Global Witness

For immediate release: Thursday November 14th 2013

Global Witness calls for investors to drop Vietnamese rubber giant HAGL over failure to reform on land grabs Vietnamese rubber giant Hoang Anh Gia Lai (HAGL) has failed to keep to commitments to address environmental and human rights abuses in its plantations in Cambodia and Laos, Global Witness said today. The campaign group says the company now poses a financial and reputational risk to its investors, including Deutsche Bank and the International Finance Corporation, and recommends they divest.

In May 2013, Global Witness’s Rubber Barons investigation revealed extensive social and environmental damage in and around HAGL’s plantations in Cambodia and Laos, including grabbing land from local communities and the clearing of large areas of forest. Despite the company committing to addressing these urgent problems, there is little evidence to show
that anything has yet changed on the ground.

“HAGL has been very good at making commitments but very bad at keeping them. It’s been busy telling us and everyone else it’s serious about changing its ways, but the evidence indicates that logging is still carrying on and the people whose farms were bulldozed are still struggling to feed themselves,” said Megan MacInnes from Global Witness.

Global Witness gave HAGL and its investors six months to address the issues outlined in the Rubber Barons report and film. Following an initial meeting with Global Witness in June, the company issued a four-month freeze on clearing and planting within its concessions, and agreed to visit all affected villages to discuss and address problems local people were facing.

However, Global Witness interviewed people in seven villages around HAGL’s concessions in Cambodia in August. In three of these, people claimed that the company had not yet visited their village, whilst in the other four, it was reported that HAGL officials had refused to discuss disputes over land or forests. In six of these villages, people spoke of continued logging in and around HAGL’s rubber plantations, despite the moratorium. Independent
satellite analysis of forest cover within HAGL’s concessions taken between July and August also indicated continued forest loss.

During a second meeting with Global Witness in September, HAGL agreed to an independent audit of its rubber plantations to address the concerns. However, the company has not delivered on this commitment, deciding to focus instead on “social programmes”, which appear to be little more than a PR exercise.

“November marks the end of the six-month deadline for the company to clean up this mess. HAGL’s inaction so far leaves us no choice but to conclude that it has little intention of taking these problems or its responsibilities seriously”, said Megan MacInnes. “Villagers suffering everyday as a result of HAGL’s concessions are all too aware of the environmental and social risks the company is taking - we think its investors should be concerned too, and as a result should divest”.

When questioned by Global Witness on 13th November 2013, HAGL refuted the lack of progress. The company stated it had provided jobs and implemented economic and social development projects (including building roads, houses and hospitals), but that the monsoon and Cambodia’s national election had prevented the company from accessing affected communities. HAGL claimed that their moratorium was being followed, describing the
satellite evidence provided by Global Witness as “untrustworthy”. In addition, HAGL says it is “looking for an independent consulting firm to help HAGL make the survey and give advice to HAGL to improve the issues related to the communities” but that such consultants must be accompanied by company staff in order to “assure the consultant’s independency of their
findings”.

Negotiations between Global Witness and a second Vietnamese company exposed in Rubber Barons – the Vietnam Rubber Group –– are ongoing.


Contact Oliver Courtney ocourtney@globalwitness.org, +44 (0)7912 517147

Logic à la Vixi




http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu...559975ca33.chn
http://www.baomoi.com/Ty-le-that-ngh...7/10042182.epi
http://www.baomoi.com/Ty-le-that-ngh...7/12086144.epi
http://www.giaoduc.edu.vn/news/nghe-...28-155124.aspx


Theo các websites trên, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi:

2009: 2,90%.
2010: 2,88%.
2011: 2,27%.
2012: 1,99%.
2013: 2,22% (tính tới cuối tháng 9).


Chính vài phần tử Vixi còn công nhận: Vixi cấp cao xạo ke, nói láo về tỷ lệ thất nghiệp, rút nhỏ xuống chỉ còn 1/10:

"Tỷ lệ thất nghiệp: 'Thêm một số 0 vẫn đúng'"
http://vneconomy.vn/2013050310155366...0-van-dung.htm


Trong khi đó:

http://www.thegioinguoiviet.net/show...ostcount=16224
Năm 2010: 43 ngàn doanh nghiệp "chết".
Năm 2011: 53 ngàn.
Năm 2012: 54 ngàn.
Năm 2013: 70 ngàn.

-------------------------

Tôi làm nhanh mấy cái charts:




Ai tin thì tin, haha, THEO CÁC CON SỐ DO CHÍNH VIỆT CỘNG ĐƯA RA:

Doanh nghiệp "chết" càng nhiều, tỷ lệ thất nghiệp càng giảm!


Như vậy, nếu muốn AI CŨNG CÓ VIỆC LÀM, thì chỉ cần TẤT CẢ CÁC DOANH NGHIỆP LĂN QUAY RA CHẾT SẠCH.

"Logic VC" thế này, quả sẽ làm các nhà quan sát ngoại quốc loạn óc.

Tuesday, November 12, 2013

Nợ xấu VẪN CÒN ĐÓ, stupid!

Chỉ là không MANG TÊN "nợ xấu" mà thôi.

Ngân hàng nhắm đòi không được, công bố thì mang tiếng "nợ xấu tăng", thôi thì cho vay món nợ mới = nợ cũ + tiền lời, thế là lại "quét rác xuống thảm", căn nhà trông BỀ NGOÀI vẫn rất "sạch".

"Nợ xấu ngân hàng “lẽ ra” đã gấp ba hiện tại!":
http://vietstock.vn/2013/11/no-xau-n...757-321330.htm

Quan trọng là Vixi đã không bắt phạt, mà lại còn khuyến khích.

Nay chính Vixi công nhận: "nợ xấu 12,7% tổng dư nợ, tức 380 ngàn tỷ đồng, bằng 19 tỷ USD, nhưng chỉ 4,62% mang tên 'nợ xấu', phần còn lại cho mang TÊN khác".

"Theo dữ liệu Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, tính đến cuối tháng 9/2013, tổng nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ngân hàng chiếm 4,62% tổng dư nợ...

Đáng chú ý, theo Ngân hàng Nhà nước, nếu không thực hiện Quyết định số 780/QĐ-NHNN cho phép cơ cấu lại nợ và không xử lý bằng dự phòng rủi ro trong năm 2012 và 9 tháng đầu năm 2013, thì nợ xấu toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 9/2013 lên tới 12,7%..."


-------------------------

Mà quý vị chú ý, chính con số này cũng chỉ là phần rất nhỏ, vì theo tiêu chuẩn Vixi thì chỉ bao gồm nợ mất béng, chứ không tính toàn bộ số nợ đang bị trễ hạn.

Ví dụ, bạn nào tại Mỹ nợ credit card hay mortgage hoặc xe hơi rủi trả trễ hạn số tiền minimum nào đó cho dù chỉ 1% số nợ, thì ngân hàng báo lên credit bureau rằng TOÀN BỘ số nợ đã trở thành nợ xấu, cho dù đây là nợ họ có thể đòi, và số tiền trả trễ rất ít.

Ví dụ chi tiết: ngân hàng A cho 100 người vay, mỗi người 100 USD, mỗi tháng mỗi con nợ phải trả 1 USD. Nếu trong tháng nào đó có 4 con nợ không trả đủ, thì tổng nợ xấu họ PHẢI công bố, từ đó có thể CHÍNH HỌ bị đánh sụt tín dụng, là 400 USD, tức 4%. Con nợ cũng bị đánh sụt tín dụng NGAY LẬP TỨC.

Trong khi đó, nếu tại VN, thì số nợ xấu của ngân hàng này là... 0, vì THEO LUẬT, phải trả trễ hàng chục tháng mới gọi là nợ xấu, và trong trường hợp trên sau hàng chục tháng thì nợ xấu là 4/10000 tức 0,04%.

-------------------------

Hơn 25 năm sau "glasnost", Vixi vẫn mơ "Giấc mơ Phạm Tuân": Mang dép râu vào vũ trụ.

VN muốn tăng tiến KT tài chánh ư, PHẢI kiên quyết, thậm chí có chút "cộc cằn", nóng nảy, đó là PHẢI thành lập ít nhất 3 cty ĐỘC LẬP đánh giá tín dụng cá nhân, 3 cty ĐỘC LẬP đánh giá tín dụng các cty, loại như TransUnion, Equifax, Experian, Moody's, S&P, Fitch.

Không làm nổi thì phải cho ngoại quốc vào làm.

Các cty này không thể toàn thiện, ví dụ họ SAI BÉT khi không tính ra cuộc sụp đổ tài chánh Mỹ và thế giới năm 2008, nhưng ít ra trong 99% trường hợp họ khá đúng.

-----------------------

Theo tiêu chuẩn Mỹ, FDIC, thì không 1 ngân hàng nào tại VN đủ điều kiện hoạt động cả.

Do đó mà có ông Vịt kìu bị FDIC dẹp ngân hàng (First Vietnamese American Bank) bèn chạy về VN làm Executive hàng đầu cho 1 ngân hàng Vixi.

Đồ RÁC của Mỹ vẫn còn giá trị cao lắm tại xứ thiên đường.

Friday, November 8, 2013

Cơ quan điều tra của Việt Nam thuộc hàng giỏi nhất thế giới?

(Ai không tin, liên hệ VP/Quốc Hội Việt Nam hỏi: Phó Chủ Nhiệm Uỷ ban Tư pháp - Tiến Sĩ Nguyễn Đình Quyền) (1). 
Ông Tiến sĩ này cũng nổi tiếng là tác giả của câu nói tạo ra “phản xạ” làm cho những “viên bi” chóp bu CSVN tự động nâng lên rất cao: Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 2013 đã gần tiếp cận đến chân lý của loài người. (Wikipedia) và (2)
TS - Nguyễn Đình Quyền – PCN/UB Tư pháp Quốc hội. Tác giả của câu nói: “Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 2013 đã gần tiếp cận đến chân lý của loài người.”
Đúng thôi, vị Tiến sĩ này tự làm giám khảo xếp hạng rất chính xác, bởi khó có cơ quan điều tra nào (kể cả Anh, Pháp, Mỹ) sánh được với cơ quan điều tra CSVN khi bằng “nghệ thuật” điều tra kế thừa từ KGB (Cơ quan cảnh sát mật vụ của Liên bang CS Xô Viết củ) họ uốn nắn biến những hành vi ôn hòa yêu nước hay quan điểm riêng tư phù hợp công ước nhân quyền quốc tế thành ngay cái còng số 8 (điều 88 luật hình sự: Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) cụ thể sau đây là những “sản phẩm” đã làm nên cái “giỏi nhất” có đóng dấu của cơ quan điều tra CSVN - những tù nhân bất đồng chính kiến: Nguyễn văn Đài – Lê Thị Công Nhân – Phạm Thanh Nghiêm – Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) – Tạ Phong Tần – LM Nguyễn Văn Lý – Lê công Định – Trần huỳnh Duy Thức – Nguyễn Phương Uyên – Đinh nguyên Kha – Đinh Nhật Huy…v. v…
Mới nhất, họ (cơ quan điều tra CSVN) lập một thành tích rực rỡ chói sáng đáng được truy phong, tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh khi cách đây mười năm (2003) vận dụng sáng tạo trí tưởng tượng họ khiến một người gánh nước phải ký khẩu cung nhận tội giết người lãnh án tù chung thân (vụ án Nguyễn Thanh Chấn sau 10 năm tù oan) đến nay 2013 thủ phạm đích thực của vụ án sau 10 năm lẩn trốn, hình như sợ hãi cái “uy danh giỏi nhất thế giới” nên tự nguyện ra đầu thú với cơ quan CA khai nhận toàn bộ hành vi giết người cướp tài sản ấy!?
Vẫn chưa hết những thành tích “giỏi nhất thế giới”. Nếu có danh hiệu “cơ quan điều tra làm hao tốn ngân sách nhiều nhất” thì cơ quan điều tra của CSVN cũng nhiễm nhiên thâu tóm danh hiệu, bởi khó có quốc gia văn minh tự do dân chủ tôn trọng nhân quyền nào cạnh tranh nổi chức “vô địch” này với những thành tích đạt được: 

Quá nhiều vụ án oan khiến người vô tội cùng người thân phải sống vô cùng tủi nhục. Điểm lại một vài kỳ án oan sai từ cơ quan điều tra khiến dư luận bức xúc.

Vụ án “vườn điều” kéo dài từ năm 1993, nhưng cơ quan điều tra không tìm ra được chứng cứ để buộc tội 5 người trong gia đình bà Lâm giết chết Dương Thị Mỹ. Vụ án đã qua 4 lần xét xử. Tại phiên xét xử thứ tư, Tòa phúc thẩm - Tòa án Nhân dân Tối cao đã phải tuyên hủy án sơ thẩm, đề nghị Cơ quan điều tra bộ CA điều tra lại.
Bốn công dân gồm bà Nguyễn Thị Lâm và ba người con ruột của bà là Nguyễn Thị Tiến, Nguyễn Văn Tiền và Nguyễn Văn Châu đã bị kết án oan tổng cộng 24 năm tù. Ngày 8/1/2006, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã quyết định đình chỉ vụ án đình chỉ điều tra 5 mẹ con bà Nguyễn Thị Lâm vì thiếu chứng cứ. Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã thỏa thuận bồi thường cho 5 người trong gia đình bà Lâm với tổng số tiền là 935 triệu đồng.

Bị tù oan vì điều tra qui kết không đúng tội

Ngày 21/4/2004, Công an Đồng Nai khởi tố vụ án, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Tuấn (SN 1967) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 
Ngày 20/4/2006, TAND Đồng Nai tuyên phạt ông Tuấn 10 năm tù giam, nhưng sau đó Tòa phúc thẩm - TAND Tối cao tại TPHCM tuyên hủy án. 
Đến 18/2/2009, Viện KSND Đồng Nai đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bị can vì cho rằng “chỉ là tranh chấp dân sự” chứ không phải hình sự. Sau đó, TAND Đồng Nai bồi thường oan sai cho ông Tuấn thời gian 3 năm 6 tháng bị tạm giam, với số tiền 743 triệu đồng.

Bị điều tra sai tù oan 16 năm 3 tháng 

Ngày 19/5/1979, trưởng Công an xã Tân Điền Gò Công Đông, Tiền Giang) bị giết chết. Lúc này ông Trần Văn Chiến (SN 1960, đang ở trong nhà cùng với những người thân của mình. Nghe tiếng kêu thất thanh, ông chạy ra ngoài thì thấy Trần Văn U chạy qua nói “Tao vừa giết thằng Sên” (trưởng Công an xã) rồi chạy đi mất.
Hai ngày sau ông Chiến bị bắt. Trước những chứng cứ mập mờ cơ quan công an vẫn kết tội ông Chiến giết người.
Tại phiên toà, ông Trần Văn Chiến không nhận tội và khẳng định hung thủ thật sự là Trần Văn U. Tòa vẫn tuyên ông Chiến án chung thân. Do thời gian chấp hành hình phạt tù ông Chiến cải tạo tốt nên được thả tự do ngày 21/8/1995 - Năm 1997, Trần Văn U bị bắt và nhận tội giết trưởng Công an xã Tân Điền. Ngày 5/7/2001, TAND tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm toà tuyên ông Chiến không phạm tội giết người. ông Chiến được TAND tỉnh Tiền Giang đền bù oan sai 252 triệu đồng và xin lỗi trên ba tờ báo trung ương và địa phương.


Vụ án oan hiếp dâm nổi tiếng ở Đồng Nai

Vụ án oan xảy ra với Bùi Minh Hải từng gây chấn động suốt một thời gian dài ở Đồng Nai. Ngày 25/1/1998, tại vườn điều ở ấp Bến Cam, xã Phước Thiền (Nhơn Trạch, Đồng Nai), thi thể của Trần Thị Thanh Mai (SN 1967, ngụ ấp Long Hiệu, xã Long Tân, Nhơn Trạch) phát hiện trong tình trạng phần áo bị dồn lên ngực, quần tuột xuống dưới. Nạn nhân bị vật sắc nhọn đâm vào cổ xuyên tới ngực làm đứt động mạch chủ, mất quá nhiều máu dẫn đến tử vong và không có dấu hiệu bị hiếp dâm. Tại hiện trường, cơ quan điều tra thu giữ một chiếc đồng hồ đeo tay hiệu Seiko mặt tròn và một số vật dụng được cho là của nạn nhân như túi xách phụ nữ, xe đạp, nón kết… nhưng chiếc đồng hồ không phải của chị Mai.
Ông Bùi Minh Hải.
Cùng thời gian đó, có tin báo vào khoảng 6h sáng ngày 25/1/1998 có thấy anh Bùi Minh Hải (SN 1956, cán bộ thống kê xã Long Tân kiêm bảo vệ Công ty Xây dựng Halin) đến khu vực gần hiện trường tìm chiếc đồng hồ. Công an tỉnh Đồng Nai bắt và khám xét khẩn cấp đối với Bùi Minh Hải. Hải thừa nhận chiếc đồng hồ Seiko nhưng bác bỏ mình là hung thủ. Anh Hải đưa ra chứng cứ ngoại phạm, nhưng cơ quan điều tra vẫn khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Bùi Minh Hải.
Ngày 18/7/1998, VKSND tỉnh Đồng Nai có cáo trạng truy tố Bùi Minh Hải về tội Giết người, Cướp tài sản công dân và Hiếp dâm. Ngày 23/11/1998, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án, VKS đề nghị mức án tử hình nhưng tòa kết án chung thân. Tại phiên tòa, Bùi Minh Hải một mực kêu oan. nội tình vụ án còn nhiều uẩn khúc chưa được làm sáng tỏ. Có những tình tiết ngoại phạm của Bùi Minh Hải đưa ra được các nhân chứng xác thực. Vào thời điểm xảy ra vụ án, nhiều người cho biết anh Hải ngồi nhậu chung với họ tại Trung tâm xúc tiến việc làm huyện Long Thành cách hiện trường vụ án khoảng 12, 5km. Điều đáng nói là lúc 22h20 đêm 24/1/1998, chính một điều tra viên của huyện Nhơn Trạch đã dừng xe lại pha đèn cho một người khác đỡ anh Hải lúc này đang trong tình trạng bị té ở mép đường do say rượu. Tại phiên tòa, lời khai của các nhân chứng đều trùng khớp với lời khai của Bùi Minh Hải về thời gian và nội dung, bị cáo vẫn kêu oan nhưng không được cơ quan điều tra chấp nhận.
4 tháng sau, công an bắt được Nguyễn Văn Tèo trong vụ án giết người, hiếp dâm khác và Tèo đã khai ra anh ta chính là hung thủ đã giết chị Mai trong vụ án trên. Bùi Minh Hải được trả tự do trong tình trạng sụt 8kg, gãy một bên quai hàm?. Ông chỉ được bồi thường 59, 9 triệu đồng cho việc điều tra khởi tố, truy tố và kết án sai.

Chịu án oan sau hai lần bị tuyên tử hình

Ngày 17/9/1989, khi đang chở vợ đi thăm em gái về đến cây xăng gần nhà thì Nguyễn Minh Hùng (SN 1978, ấp Tân Tiến, Tân Lập, Tân Biên, Tây Ninh) bị CA bắt với tội danh buôn bán ma tuý chỉ dựa vào lời khai của bị cáo đầu vụ Nguyễn Thị Anh Thư và chiếc áo màu đỏ chưa xác minh rõ chủ nhân, Hùng bị công an đưa đi trong sự ngỡ ngàng của cả nhà.
Những người trong gia đình Hùng đều hi vọng anh sẽ được thả vì nghĩ rằng cơ quan điều tra có sự nhầm lẫn nào đó. Nhưng vào Ngày 18/6/2004 họ được gặp lại Hùng trong phiên tòa sơ thẩm xử tại Tây Ninh. Nguyễn Minh Hùng bị kết tội vận chuyển ma tuý và chịu mức án cao nhất: tử hình.
Tháng 7/2004, tòa phúc thẩm TAND tối cao đã tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra lại do chứng cứ không thuyết phục và do Hùng kháng cáo kêu oan đối với tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.
Đến năm 2006, án sơ thẩm lần hai của TAND tỉnh Tây Ninh vẫn giữ nguyên án tử hình, nhưng tòa phúc thẩm TAND tối cao vẫn tiếp tục hủy án sơ thẩm để yêu cầu điều tra lại. Do sau hơn 14 tháng điều tra lại vẫn không bổ sung được chứng cứ nào, ngày 11/6/2008 Công an tỉnh Tây Ninh phải đình chỉ điều tra. Và ngày 13/6/2008 Viện KSND tỉnh đã ra quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giam đối với Nguyễn Minh Hùng.
Sau hơn 5 năm ở tù với hai lần bị tuyên án tử hình, Nguyễn Minh Hùng được trả tự do. Cơ quan điều tra Công an Tây Ninh xin lỗi công khai vào ngày 19/11/2008 và bồi thường số tiền 130 triệu đồng.
Trên đây là trích dẫn vài vụ trong vô vàn vụ án mà căn cứ vào hồ sơ của cơ quan điều tra/CA khiến tòa án kết án oan sai.
Còn nạn nhân bị “tử vong” tại cơ quan CA khi bị cơ quan điều tra xét hỏi thì nhiều quá không thể nào kể cho hết chỉ nêu vài vụ điển hình…
Vợ anh Nguyễn Công Nhựt ôm di ảnh của chồng đi khiếu nại tại Hà Nội
Trước đó, chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền gửi đơn khiếu nại đến hàng loạt cơ quan chức năng đề nghị làm sáng tỏ cái chết nhiều khuất tất của chồng chị khi bị điều tra tại cơ quan CA.
Chiều 7-7, BS Văn Dũng, Phó Giám đốc BV Đa khoa huyện Khánh Vĩnh, cho biết: Khoảng 23 giờ ngày 5-7, hai công an xã đưa bệnh nhân Tuyên đến cấp cứu nhưng bệnh nhân đã chết trước khi được đưa đến bệnh viện. được biết nạn nhân này đang bị điểu tra tại cơ quan CA thì bị đột tử với đa chấn thương. (3)
Ngày 28/11/, anh Đặng Trung Trịnh đang nằm ngủ ở nhà thì ba người là công an xã Tiên Động kéo đến. Không xuất trình giấy tờ, không có giấy mời hay giấy triệu tập, họ phá cửa, trói anh Trịnh bằng dây thừng, ép anh ngồi lên xe máy rồi áp giải lên trụ sở Công an - UBND xã Tiên Động. “Vài giờ sau, gia đình tôi nghe hung tin anh Trịnh bị đánh chết tại UBND xã nhưng khi chạy đến, chúng tôi bị cán bộ xã nhốt vào buồng, không cho gặp” - vợ anh Trịnh nói với PV/Báo chí. (4)
Thêm một trường hợp tử vong ngay tại đồn công an dù nạn nhân là người khoẻ mạnh trước khi bị đưa vào đó. Vụ việc được ghi nhận tại trụ sở Công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông Nạn nhân được người nhà cho biết là ông Hoàng Văn Ngài, sinh năm 1974, cư ngụ tại xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa tỉnh Dak Nong. Ông này qua đời ngay tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa sau 2 ngày bị bắt về đồn CA. (5)
Sau hơn 3 giờ có mặt tại trụ sở công an xã, một người dân Hà Nội ông Nguyễn Mậu Thuận đã tử vong với rất nhiều vết bầm tím chấn thương trên cơ thể. (6)
Liệu có thể nào chúng ta là cử tri đề nghị cùng ông ĐB/QH tiến sĩ Nguyễn đình Quyền nên “thêm, bớt” chút đỉnh vào cụm từ Cơ quan điều tra Cộng Sản/Việt Nam thuộc hàng giỏi nhất thế giới, Thành cụm từ: “Cơ quan điều tra Cộng Sản/Việt Nam thuộc hàng côn đồ thiếu học nhất thế giới” cho chính xác hơn với thực tế!?

Thursday, November 7, 2013

Cơ quan điều tra Việt Nam thuộc hàng giỏi nhất thế giới' (hahahahaha)

So sánh với quốc tế, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng, cơ quan điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh

 

- Theo ông, án oan bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
- Không thể tuyệt đối hóa việc xử đúng 100% các vụ án. Vấn đề bây giờ là tố tụng công khai, minh bạch, cần được đảm bảo trên thực tế, nhất là vào giai đoạn điều tra, truy tố, tạm giữ.
Tôi lấy ví dụ, “vụ án vườn mít” rất phức tạp, nhiều cơ quan có liên quan. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát...  phải xem tất cả các giai đoạn của tố tụng xem có vi phạm gì không. Đó là lỗi của tất cả các giai đoạn điều tra, truy tố, nhất là xét xử.
Lâu nay người ta cứ nói án tại hồ sơ, tôi cho không phải. Án tại hồ sơ là anh phải đối chiếu với những tài liệu có trong hồ sơ và những cái thẩm vấn tại phiên tòa, ít nhất phải thông qua hoạt động thẩm vấn, đối chiếu những tình tiết khi phỏng vấn có ăn khớp với tình tiết ở hồ sơ hay không. Điều đó hết sức quan trọng. Người ta nói đó là niềm tin nội tâm của thẩm phán, nó liên quan đến xem xét đánh giá chứng cứ.
- 8 năm qua, chúng ta thực hiện cải cách tư pháp. Vậy từ đó đến nay tỷ lệ án oan đi theo chiều hướng nào?
- Ngày càng giảm. Các vụ án hình sự ngày xưa tỷ lệ oan sai không phải nhỏ. Những năm gần đây án sai sửa có, nhưng án oan thì rất ít, cân đối giữa tránh lọt, tránh oan cơ bản tốt.
Đặc biệt từ khi ban hành Nghị quyết 388 về bồi thường thiệt hại cho hoạt động tố tụng, lại xuất hiện chiều hướng các cơ quan tố tụng quá thận trọng. Thận trọng là tốt vì nó liên quan đến quyền cơ bản của công dân. Nhưng quá thận trọng thì lại xảy ra tình huống bỏ lọt tội phạm. Tức là phải chắc chắn rồi mới áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
QuyenND-6662-1383759729.jpg
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền ngày 6/11. Ảnh: N.Hưng.
- Theo kết quả giám sát gần nhất của Ủy ban Tư pháp, tỷ lệ oan sai là bao nhiêu?
- Rất thấp. Tôi không nhớ con số cụ thể, nhưng chỉ không phẩy mấy phần trăm gì đó. Án phải sửa về hình sự là ít nhất trong các loại án. 
Với những vụ người ta kêu oan thì phải xem xét một cách rất thận trọng. Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Tư pháp giám sát rất nhiều. Ví dụ ở nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12, Ủy ban Tư pháp đã giám sát 75 vụ, đều được các cơ quan tư pháp chấp nhận kháng nghị để xét xử lại. Đó là chuyện bình thường.
- Từ vụ án ông Chấn, ông nghĩ sao về đánh giá "năng lực của cơ quan điều tra hiện còn hạn chế khi trọng cung hơn trọng chứng"?
- Cơ quan điều tra Việt Nam được coi là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới. Quá trình điều tra của Việt Nam rất nhanh. Khóa trước chúng tôi làm việc với Cục điều tra Liên bang Mỹ, FBI, thì thấy án an ninh quốc gia, giết người cướp của của ta điều tra rất giỏi, vì công cuộc phòng chống tội phạm của ta dựa vào nhân dân. 
Tuy nhiên, ở đâu đó năng lực còn thiếu kinh nghiệm, đặc biệt với thế hệ chuyển giao, được đào tạo nhiều hơn nhưng kinh nghiệm lại thiếu, nên đánh giá chứng cứ không tổng quát được.
- Trong vụ ông Chấn, trách nhiệm các cơ quan liên quan sẽ được xác định thế nào?
- Tất cả các cấp đều phải xem xét lại trách nhiệm của mình. Trách nhiệm liên quan đến hai yếu tố: quá tự tin và cẩu thả. Anh cho rằng anh có kinh nghiệm xét xử và các tình tiết đó anh phán quyết như thế là đúng rồi. Trước đây có những thẩm phán rất giỏi, vô cùng tin vào khả năng của mình. Còn ở vụ này, năng lực yếu và trách nhiệm chưa cao.
Năng lực ở đây là năng lực về quá trình xét xử, quá trình đánh giá chứng cứ, niềm tin là quá yếu. Bởi vì, nó như bài văn, mọi việc phải logic, thống nhất, đặc biệt trong xét xử, hệ thống nguồn chứng cứ, đánh giá chứng cứ phải khớp với nhau. Rất nhiều vụ án, chỉ một cái nhỏ thôi không khớp cũng phải điều tra lật lại từ đầu. Không lật lại mà cố tình cho qua sẽ gây ra oan sai.
- Có ý kiến cho rằng, vụ án này đang kéo lùi kết quả của quá trình cải cách tư pháp. Ông nghĩ sao?
- Những oan sai, nói như Bộ trưởng Bộ Công an là điều rất đáng tiếc. Nhưng kết quả của quá trình cải cách tư pháp phải nhìn trên tổng thể. Không thể lấy cái cá thể mà đánh giá cả quá trình. Nhờ tiến trình cải cách, ngày hôm nay ai cũng thấy tư pháp đã dân chủ hơn, công khai hơn, minh bạch hơn, chặt chẽ hơn, đảm bảo quyền con người hơn.
Đâu đó còn có những vụ việc vi phạm là do những cá nhân trong quá trình đánh giá chứng cứ chưa làm tròn trách nhiệm.
- Theo ông, bài học kinh nghiệm lớn nhất ở vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn là gì?
- Đó là những thiết chế kiểm soát. Với điều tra viên thì thiết chế đầu tiên là ông thủ trưởng cơ quan điều tra, phải thường xuyên xem xét đánh giá các hoạt động của điều tra viên. Bên cạnh đó, thiết chế viện kiểm sát cần thường xuyên kiểm soát các hoạt động tư pháp của điều tra viên và của thủ trưởng cơ quan điều tra.
Quá trình thực hành công tố thì người này lại có sự kiểm soát lại. Tức là tất cả những thiết chế kiểm soát lẫn nhau phải được thực thi một cách nghiêm chỉnh. Buông lỏng là dẫn đến những sơ suất đáng tiếc.

 

Tại sao Liên Xô tan rã? (hahahahahaha)

Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX là một sự kiện đặc biệt quan trọng của thế giới, là một tổn thất hết sức to lớn của những người cộng sản trong quá trình hiện thực hóa học thuyết Mác - Lênin. Sự tan rã của Liên bang Xô viết vào cuối 1991 đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị thế giới.

 Trong giai đoạn 1918 - 1920, nước Nga Xô viết nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và bị bọn Bạch vệ (được sự hậu thuẫn của nước ngoài) tấn công từ bốn phía. Trong giai đoạn đặc biệt khó khăn này, nước Nga Xô viết non trẻ lâm vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Dưới sự lãnh đạo của Lênin và Đảng Bonsevich, nước Nga Xô viết đã vượt qua thách thức hiểm nghèo để tiếp tục phát triển. 
Cuộc duyệt binh của các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô ở Quảng trường Đỏ.
Cuộc duyệt binh của các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô ở Quảng trường Đỏ.
Sau hơn bảy chục năm tồn tại, phát triển không ngừng, vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Liên Xô đã trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Với sức mạnh to lớn về quân sự, khoa học công nghệ và kinh tế, Liên xô đủ sức đương đầu với hệ thống tư bản thế giới và có khả năng ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc để bảo vệ hòa bình thế giới. 
 
Liên Xô tan rã khi đã đạt đến đỉnh cao. 
 
Tại sao? 
 
Đã có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài viết, công trình chuyên khảo và sách lý giải vấn đề này, trong đó các cuốn sách của những người trong cuộc đưa ra lời giải có sức thuyết phục nhất. Nhân kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2013), bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn cận cảnh về sự tan rã của Liên Xô.
 
1. Hệ thống XHCN hiện thực với Liên Xô làm trụ cột đã có đóng góp hết sức to lớn vào sự phát triển của thế giới.
 
Trong nửa sau của thế kỷ XX, trên thế giới có hơn một chục Đảng Cộng sản cầm quyền, hình thành một hệ thống XHCN hùng mạnh đủ sức kiềm chế mọi hành động đơn phương, hiếu chiến chống phá cách mạng của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ.
 
Chính nhờ sự tồn tại của hệ thống XHCN hùng mạnh, hàng trăm dân tộc bị nô dịch, áp bức đã vùng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, làm suy sụp chủ nghĩa thực dân cũ, làm thất bại chủ nghĩa thực dân mới. Xét đến cùng, sự hình thành và phát triển của phong trào không liên kết là thành quả của cuộc đấu tranh vô sản - tư sản trên phạm vi toàn cầu, là thành tựu to lớn của các Đảng Cộng sản cầm quyền trong thế kỷ XX. Nói cách khác, chính những người cộng sản, trước hết là các Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước thuộc hệ thống XHCN, đã ghi tạc một mốc son chói lọi vào tiến trình phát triển văn minh nhân loại. 
 
Các Đảng Cộng sản cầm quyền đã xây dựng được một hệ thống xã hội hùng mạnh (hệ thống XHCN), trên nhiều lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội tốt đẹp hơn, ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản (CNTB). Cho đến nay, sau 22 năm Liên Xô tan rã, vẫn có 59% người Nga được hỏi ý kiến cho rằng ở chủ nghĩa xã hội nhiều điều tích cực hơn là tiêu cực, và đa số người Nga vẫn nuối tiếc thời Xô viết vàng son. 
 
Thật trớ trêu, chính các Đảng Cộng sản cầm quyền, trước hết và chủ yếu là Đảng Cộng sản Liên Xô, lại để mất quyền lãnh đạo, làm cho hệ thống XHCN hùng mạnh được họ dẫn dắt hàng trăm triệu người xây dựng nên sụp đổ, tan rã. Cần lưu ý rằng Đảng Cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo, Liên Xô tan rã mà không thông qua một cuộc chiến tranh với chủ nghĩa đế quốc. 
 
Thực chất, Đảng Cộng sản Liên Xô, trực tiếp và chủ yếu là Bộ Chính trị, BCHTƯ đã tha hóa, đã tự đánh mất mình và làm cho Liên Xô tan rã. Chính những người lãnh đạo cao nhất, các ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSLX đã thừa nhận điều đó. Tất nhiên, hoạt động chống phá của các thế lực chống cộng quốc tế thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình” cũng là một nguyên nhân làm cho Liên Xô tan rã, nhưng chắc chắn không phải là nguyên nhân chính, không phải là nguyên nhân chủ yếu. 
 
2. Đảng Cộng sản Liên Xô đã tha hóa, biến chất như thế nào? 
 
Sơ bộ có thể nêu ra một số biểu hiện lớn sau đây:
 
- Một là, Đảng Cộng sản Liên Xô đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Đi liền với nó là các bệnh tật: độc đoán, chuyên quyền, không chấp nhận những ý kiến khác với mình; coi thường tập thể, coi thường cấp dưới, tự cho mọi ý kiến của mình là chân lý buộc mọi người phải tuân theo, coi những ai có ý kiến ngược lại là chống đối, thậm chí là thù địch, khi cần thiết bảo vệ “cái uy” của mình, họ sẵn sàng đối xử với đồng chí, đồng đội như đối với kẻ thù. Kết quả là trong sinh hoạt, đảng mất hết sinh khí, mất hết tính chiến đấu. Sinh hoạt đảng trở nên tẻ nhạt, khô cứng, độc thoại một chiều. Trong điều kiện đó nhiều đảng viên trung kiên, trong sáng không được trọng dụng, cố nín nhịn để tồn tại, những kẻ cơ hội, nịnh bợ có điều kiện được thăng tiến.
 
- Hai là, Bộ Chính trị, BCHTƯ Đảng Cộng sản Liên Xô đã quan liêu xa rời thực tiễn, để mất quan hệ máu thịt giữa Đảng CSLX với nhân dân Liên Xô. Tệ quan liêu làm cho những người lãnh đạo các cấp của Đảng CSLX xa rời thực tế, không có hiểu biết đúng đắn hiện trạng xã hội mà mình đang lãnh đạo, quản lý. Họ thờ ơ trước những nguyện vọng chính đáng của quần chúng, thậm chí không có rung động, phản ứng trước những nỗi thống khổ, oan ức của một bộ phận quần chúng nhân dân, trong đó có cả một bộ phận đảng viên, cán bộ cấp dưới.
 
- Ba là, những suy thoái về đạo đức, lối sống của một số lãnh đạo cấp cao giữ vai trò chủ chốt với những biểu hiện nổi bật: Sống ích kỷ, đặt lợi ích của bản thân, gia đình và người thân lên trên lợi ích của Đảng, của nhân dân; cục bộ địa phương, kéo bè kéo cánh đưa những người thân tín với mình, kể cả những người yếu về năng lực, kém về đạo đức, lối sống vào những vị trí lãnh đạo để làm vây cánh, che chắn bảo vệ mình; tham ô, sống xa hoa, nói một đằng làm một nẻo, cá biệt còn tha hoá, suy đồi về đạo đức, lối sống.
 
Trên đây là những biểu hiện nổi bật chủ yếu sự thoái hoá của một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Liên Xô, nhất là các cán bộ chủ chốt ở cấp cao. 
 
Chỉ khi nào sự thoái hóa, biến chất diễn ra tại trung tâm quyền lực (chóp bu) của Đảng thì mới trở thành nguy cơ đối với Đảng, đó là đêm trước của sự tan rã, sụp đổ. Đảng Cộng sản Liên Xô và các “phiên bản” Đông Âu của nó thuộc trường hợp này. 
 
Thông thường các biểu hiện trên không tồn tại biệt lập, mà luôn song hành, có quan hệ với nhau, tác động với nhau, có lúc cái này làm tiền đề, điều kiện cho cái kia tồn tại và phát triển. Những biểu hiện thoái hoá nói trên, không bỗng nhiên xuất hiện, mà có một quá trình từ chớm nở như một ung nhọt nhỏ rồi phát triển qua nhiều giai đoạn. Những bệnh tật này lặng lẽ tích dồn liên tục trong nhiều tháng, nhiều năm làm Đảng mất sức chiến đấu, thiếu nhạy bén, không đưa ra được đường lối, quyết sách đúng đắn, khả thi. Trong Đảng CSLX đã thực sự có phân hoá: Một bộ phận cán bộ, đảng viên giàu lên nhanh chóng do đặc quyền, đặc lợi, đại bộ phận sống khó khăn; nhiều đảng viên nói một đằng làm một nẻo, trong cuộc họp nói khác ngoài cuộc họp, suy nghĩ một đằng phát biểu một nẻo. Tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng dần dần nguội lạnh, nhiều đảng viên trở nên thờ ơ trước những vấn đề chính trị có quan hệ đến vận mệnh của Đảng CSLX.
 
Theo Ph. M. Rudinxki, có thể chia 20 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô làm 4 loại: 1, Những đảng viên chân chính thường chiếm tỷ lệ nhỏ, 2. Những người thực hiện, chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng như cái máy (chiếm khoảng hơn 96 %); 3. Những kẻ cơ hội , xu thời, nịnh bợ (phần lớn trong bộ máy công quyền) ; 4. Những người im lặng (phần lớn họ là những người có hiểu biết nhưng sợ bị trù dập nên họ giữ im lặng, không dám phát biểu). 
 
N. I. Rưscôp, nguyên ủy  viên Bộ Chính trị ĐCS Liên Xô, Thủ tướng Liên Xô (1985 - 1990) cho rằng: Tồn tại hai Đảng trong Đảng Cộng sản Liên Xô: Một đảng của hàng chục triệu đảng viên bình thường và một đảng của những quan chức chóp bu trong hệ thống đảng, nhà nước Liên Xô . Những đảng viên nắm quyền lực ở cấp cao ngày càng xa rời, cách biệt với hàng chục triệu đảng viên bình thường. Số đảng viên này, về thực chất, không đại diện và bảo vệ lợi ích của giai cấp, của dân tộc, mà chỉ tìm mọi cách bám giữ quyền lực vì lợi ích cá nhân của họ. 
 
Do những bệnh tật kể trên, đại bộ phận quần chúng nhân dân giảm lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng CSLX, thờ ơ đối với những vấn đề chính trị trọng đại của đất nước, thậm chí có một số trông chờ, mong muốn có sự thay đổi. Chính đó là trạng thái trong Đảng Cộng sản Liên Xô và trong xã hội Liên Xô vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, đêm trước của sự sụp đổ, tan rã (1989 - 1991).
 
3. Thử bàn về các nguyên nhân.  
 
Về hoạt động chống phá của Mỹ và các thế lực chống cộng quốc tế thì rõ ràng, có đầy đủ thông tin, tư liệu để khẳng định. Tuyệt đối không được mơ hồ, mất cảnh giác.
 
Mặt trái của cơ chế thị trường cũng là một nguyên nhân. Nhưng nếu quá nhấn mạnh, cường điệu mặt trái của cơ chế thị trường thì khó lòng giải thích được những thoái hoá của Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ Mao Trạch Đông, Xtalin và Prêz nép lãnh đạo, vì thời Mao, thời Xtalin, thời Prêz nép chưa có kinh tế thị trường.
 
Nghiên cứu kỹ quá trình thoái hoá của Đảng Cộng sản Liên Xô, kể cả những đảng cầm quyền rồi mất quyền và những đảng hiện nay còn cầm quyền, chúng tôi xin nêu ra hai vấn đề để trao đổi, thảo luận.
 
- Một là, về mặt tổ chức, trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của mình, Đảng Cộng sản Liên Xô chưa xây dựng được cơ chế hữu hiệu để đảm bảo dân chủ thực sự trong sinh hoạt Đảng. Đảng CSLX đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong suốt quá trình hoạt động. Theo chúng tôi, đây là điểm khởi thuỷ, nguồn gốc của mọi biểu hiện khác về sự thoái hoá của Đảng CSLX (quan liêu, tha hoá về tư tưởng chính trị, thoái hoá về đạo đức, lối sống, chia rẽ mất đoàn kết…). Ở đâu và khi nào trong sinh hoạt đảng thể hiện sục sôi dân chủ, thì đảng có sức sống mãnh liệt. Đảng Cộng sản Bôn - sê - vích Nga dưới thời lãnh đạo của Lênin là một ví dụ điển hình.
 
Xét đến cùng, do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng nên cơ quan lãnh đạo của Đảng CSLX thiếu thông tin nhiều mặt về một vấn đề, đặc biệt là những vấn đề hệ trọng quan hệ đến sinh tồn của Đảng. Thiếu dân chủ cho nên trong sinh hoạt đảng thường là độc thoại một chiều từ những người lãnh đạo cao nhất, thiếu hẳn thông tin phản hồi từ dưới lên. Thiếu dân chủ, nên những đảng viên ưu tú, nhạy bén, sắc sảo, thông minh không có chỗ để thể hiện ý tưởng của mình. Trong một tổ chức như vậy, bộ tham mưu cao nhất không có đủ thông tin nhiều chiều, toàn diện, do đó những quyết định về đường lối, sách lược thường không phù hợp với thực tiễn, thậm chí trái ngược với quy luật, ngược với hiện thực khách quan. Phải chăng, đó là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng nghị quyết, chỉ thị rất nhiều nhưng việc đưa vào cuộc sống không được bao nhiêu. Theo ngôn ngữ y học, thuốc rất nhiều nhưng không có loại đặc trị, nên bệnh tình sẽ ngày càng trầm trọng.
 
Dưới góc độ lý thuyết hệ thống, có thể xem một tổ chức đảng như một hệ thống. Để đảm bảo cho hệ thống đó tồn tại bền vững, nhất thiết phải có trao đổi thông tin. Nếu thiếu trao đổi thông tin (theo 2 chiều thuận - nghịch, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong) thì sớm muộn hệ thống đó sẽ bị đổ vỡ để chuyển sang một trạng thái khác. Thiếu dân chủ trong sinh hoạt đảng, tức là thiếu trao đổi thông tin (trên xuống, dưới lên, trong đảng ra ngoài xã hội và ngược lại). Nếu trạng thái này kéo dài thì sẽ sinh ra thoái hóa của hệ thống đảng dưới nhiều biểu hiện như đã trình bày ở trên. Nếu không khắc phục được, để kéo dài, thì sớm muộn sự thoái hóa của một số đảng viên ở vị trí chủ chốt sẽ dẫn đến sự thoái hóa của đảng cầm quyền.
 
Hãy trở lại với Đảng Cộng sản Liên Xô để chúng ta hiểu rõ vấn đề dân chủ trong đảng. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng được ghi rõ trong Điều lệ, Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Bôn - sê - vích Nga từ năm 1903. Điều lệ Đảng Cộng sản Liên Xô, qua nhiều lần thay đổi, vẫn là một văn bản quy định rất chặt chẽ, rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của đảng viên. Tại sao không ngăn chặn được những biến thái lệch lạc của Xta - lin, Prêz-nhép, không ngăn chặn được hành vi lạm quyền, lộng quyền và phản bội của Góoc - ba - chốp? Cớ sao hàng chục triệu đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô không có phản ứng gì khi Góoc - ba - chốp tuyên bố giải tán Đảng? Không thể nói cách khác, thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng và không có cơ chế giám sát quyền lực hữu hiệu, đặc biệt là thiếu hẳn cơ chế giám sát hoạt động của Tổng bí thư, của Bộ Chính trị là nguồn gốc sinh ra tệ lạm quyền, lộng quyền của những người lãnh đạo Đảng CSLX, làm cho đảng có một xác thịt to lớn (hàng chục triệu đảng viên), nhưng không có hồn, không có sức sống.
 
Thực tế xác nhận: Đảng CSLX trước đây không có lực lượng nào và không có cơ chế nào thực hiện giám sát và phản biện hoạt động của Tổng Bí thư, của Bộ Chính trị. Một nhóm nhỏ này, có khi chỉ dăm ba người nắm quyền lực tối cao, tự tung tự tác, ai có ý kiến khác sẽ bị họ chụp cho cái mũ là “chống đối”, “là phản động”, “là chống Đảng”, thậm chí là “phản bội Tổ quốc”…
 
Cũng do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng mà các thành viên trong tổ chức có quan hệ với nhau rất lỏng lẻo, đảng mất hết sức sống, tính chiến đấu chỉ còn lại trong nghị quyết. 
 
Do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng, mà một thời gian dài trước khi sụp đổ, tan rã, trong Đảng Cộng sản Liên Xô cũng như trong các Đảng Cộng sản ở các nước XHCN ở Đông Âu đã lặng lẽ diễn ra một quá trình phân hóa trong đảng, cả trong sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị. Các đảng viên nghĩ một đằng phát biểu một đằng, không dám thể hiện chính kiến của mình ngay cả đối với vấn đề quan hệ đến sinh tồn của Đảng. Trong cuộc họp người ta nói một đằng, mà phần lớn không thật lòng, ngoài cuộc họp người ta nói riêng với nhau lại khác, cấp trên áp đặt, cấp dưới điều chỉnh hành  vi cho phù hợp với cấp trên, mọi thông tin chính thức từ trên xuống và đặc biệt là từ dưới lên đều thiếu chân thật. Chưa đến một tháng trước khi tan rã, mất quyền lãnh đạo, những người lãnh đạo của một Đảng Cộng sản cầm quyền vẫn khẳng định sức chiến đấu của đảng mình, vẫn tuyên bố tuyệt đại bộ phận nhân dân còn ơn đảng, theo đảng, tin đảng và tuyệt đại đa số đảng viên là tin cậy, trung thành...!
 
Cũng do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng mà Đảng CSLX đã mắc sai lầm trong việc đánh giá cán bộ, đào tạo cán bộ, tuyển chọn và bố trí, sử dụng cán bộ vào vị trí chủ chốt trong Đảng, trong Nhà nước. Thiếu dân chủ là bà đỡ của thói nịnh bợ, luồn lọt, là điều kiện tốt cho chủ nghĩa thực dụng, cơ hội vị kỷ phát sinh tồn tại trong đảng, nhất là ở các cơ quan lãnh đạo cấp cao. Ai cũng biết cán bộ quyết định tất cả, và thực tiễn cũng xác nhận điều đó. Nhưng Đảng CSLX phạm sai lầm trong công tác sử dụng, bố trí cán bộ. 
 
- Hai là, sự thoái hóa của Đảng CSLX là do các đảng viên, trước hết và chủ yếu là các đảng viên trước hết giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt ở cấp cao, chưa đủ độ chín muồi về mặt chính trị, chưa thực sự giác ngộ về giai cấp, về lý tưởng cộng sản. Khi kết nạp mọi đảng viên đều tuyên thệ về sự giác ngộ lý tưởng cộng sản của mình, hứa hẹn một lòng một dạ phấn đấu vì  lợi ích  của giai cấp, của những người lao động, nguyện trung thành với lý tưởng cộng sản... Nhưng khi đã vào đảng rồi thì họ thiếu rèn luyện và trong hoạt động thực tiễn, họ dần dần xa rời những lời tuyên thệ, hứa hẹn của mình. Đó là quá trình tha hóa của đảng viên, và kéo theo sự tha hóa của đảng. Tất nhiên, không phải mọi đảng viên đều diễn ra quá trình tha hóa đó. 
 
Tất nhiên, còn nhiều vấn đề thuộc về nguyên nhân và điều kiện làm cho Đảng CSLX thoái hóa, Liên Xô tan rã. Ở đây chúng tôi không có điều kiện để trình bày tất cả, chỉ nêu ra những nhân tố quan trọng nhất, cơ bản nhất. Có thể xem nó là nguồn gốc của mọi thoái hóa của Đảng cầm quyền nói chung, của Đảng CSLX nói riêng.
 
*
*          *
 
Năm 2013, nhân dân Nga nói riêng, nhân dân 15 nước Cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ) cũng như nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ nói chung, kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại (7/11/1917 - 7/11/2013). Chủ nghĩa xã hội đã tồn tại 74 năm tại nước Nga (1917 - 1991) và Liên Xô tan rã đã 22 năm (1991 - 2013). Người Nga nói riêng, nhân loại tiến bộ nói chung, còn phải tiếp tục nghiên cứu lý giải một cách cặn kẽ và có sức thuyết phục về những vấn đề liên quan đến sự tan rã của Liên Xô. 
 
Sau chừng ấy thời gian, cho phép chúng ta khái quát ba vấn đề lớn sau: 
 
- Một là, từ Cách mạng tháng Mười Nga đến khi Liên Xô tan rã (1917 - 1991) có thể phân kỳ như sau: 1. Thế hệ cách mạng đầu tiên do Lênin lãnh đạo đã đưa nước Nga Xô viết non trẻ vượt qua thử thách “ngàn cân treo sợi tóc” 1917 - 1920 để tồn tại và phát triển; 2. Thế hệ lãnh đạo thứ hai do Stalin lãnh đạo đã tiêu diệt Chủ nghĩa phát xít Đức - Nhật - Ý và đưa Liên Xô trở thành cường quốc thế giới; 3; Thế hệ lãnh đạo thứ ba ở Liên Xô từ Khơrusốp đến Bregiơnép là những người đã tham gia Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 - 1945) và họ đã đưa Liên Xô trở thành cường quốc hàng đầu thế giới; 4. Thế hệ lãnh đạo thứ tư với hạt nhân là Góocbachop, là những người sinh ra trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc vĩ đại và chưa nếm trải thử thách của chiến tranh. 
 
Chính thế hệ lãnh đạo thứ tư đã làm cho Đảng CSLX mất quyền lãnh đạo, làm cho Liên Xô tan rã. 
 
- Hai là, thế hệ lãnh đạo thứ tư ở Liên Xô với Góocbachop là hạt nhân đã nắm trong tay mọi quyền lực và mọi nguồn lực của đất nước, nhưng họ không thuận theo lòng dân, không được dân ủng hộ nên đánh mất toàn bộ cơ đồ sự nghiệp và bị lịch sử vứt vào sọt rác. 
 
Hóa ra, việc thâu tóm được mọi quyền lực và mọi nguồn lực quốc gia không khó bằng nắm được lòng dân. Những ai không nắm được lòng dân thì họ đã thất bại ngay khi đang nắm quyền lực. 
 
- Ba là, các đảng cộng sản đang cầm quyền và chưa cầm quyền cần rút ra bài học từ thất bại của Đảng CSLX, từ sự tan rã của Liên Xô để vượt qua chính mình vì hạnh phúc của nhân dân và sự hưng thịnh của đất nước. 
 
Sai lầm và khuyết điểm rất khó tránh, nhưng không thực sự nguy hiểm. Điều nguy hiểm nhất là không dám thừa nhận sai lầm, khuyết điểm, đặc biệt là không có quyết tâm chính trị để tránh sai lầm, khắc phục khuyết điểm.
 
Theo Lê Văn Cương (Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an)

Wednesday, November 6, 2013

Thách thức khi Việt Nam có 90 triệu dân hahahahahahahaha

Ngày 1/11, dân số Việt Nam đạt 90 triệu người. Nhiều hoạt động cộng đồng được Bộ Y tế tổ chức để đánh dấu mốc quan trọng và nhiều ý nghĩa trong lịch sử phát triển nhân khẩu học của quốc gia. Tiến sĩ Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, mốc dân số này đã chậm 11 năm so với dự báo lẽ ra đạt được vào năm 2002. 

"90 triệu là con số rất ý nghĩa, đánh dấu sự thành công của công tác vận động dân số kế hoạch hóa. Thứ hai, Việt Nam đã trở thành cường quốc về quy mô dân số trên thế giới, đứng thứ 14 trên thế giới", ông Trọng nhấn mạnh.
2013 người diễu hành qua đoạn đường dài 2.013 m trên đường Trường Sa và Hoàng Sa (quận 3, TP HCM) hưởng ứng sự kiện Việt Nam đón công dân thứ 90 triệu.
2013 người diễu hành tại TP HCM hưởng ứng sự kiện Việt Nam đón công dân thứ 90 triệu. Ảnh: Hữu Nguyên.
Bên cạnh đó, theo ông Trọng, số dân lớn này tạo ra nhiều thách thức về mặt kinh tế xã hội. 90 triệu người có thể tạo ra nguồn nhân lực khổng lồ, cú hích cho nền kinh tế, song đồng thời cũng tiêu dùng khối lượng lớn của cải. "Với nguồn lực còn nhiều hạn chế như hiện nay, Việt Nam cần sự nỗ lực rất lớn để phát triển kinh tế, có thể sánh vai với các cường quốc 5 châu", ông Trọng nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường cũng phân tích, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như mức sinh còn rất khác nhau giữa các tỉnh, các vùng miền; tỷ số giới tính khi sinh có sự chênh lệch, già hóa dân số nhanh, chất lượng dân số còn thấp, chưa tận dụng hết cơ hội của "dân số vàng"... Điều này đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành.
Sau cuộc tổng điều tra dân số năm 1989, các nhà khoa học dự báo vào năm 2010 dân số Việt Nam là 105 triệu người. Theo dự báo đó, lẽ ra dân số cán mốc 90 triệu người từ năm 2002. Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã tránh sinh được 21 triệu trường hợp, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, tiến tới thực hiện thành công các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc vào năm 2015.