Monday, May 20, 2013

Tiến sĩ Đặng Huy Văn xin đi tù thay Phương Uyên và Nguyên Kha

Tiến sĩ Đặng Huy Văn là cộng tác viên quen thuộc của NTT blog. Ông viết bài thơ dưới đây ngay sau khi phiên tòa xử  hai sinh viên yêu nước kết thúc với bản án hết sức nặng nề. Bài thơ cho thấy tâm trạng vừa phẫn nộ trước lời tuyên án của tòa, vừa cảm mến vừa xa xót đối với hai sinh viên yêu nước.  Ông viết:
Tôi viết bài này kính gửi TBT Đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng để thỉnh cầu ông cho phép tôi được đi tù thay hai cháu, vì tôi đã già không còn có ích cho ai nữa trong khi hai cháu Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha là những hiền nhân của Tổ Quốc. Hai cháu sẽ là ngọn cờ chống lại sự bành trướng xâm lược của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam trong tương lai!

Nhưng hai cháu Uyên, Kha là hiền nhân của Tổ Quốc
Có sức trẻ và chí khí kiên cường có thể cứu được núi sông
Ông hãy lấy quyền làm vua để bắt tôi đi tù thay hai cháu
Tôi 70 đã lẫn rồi, sống làm gì thêm khốn khổ thưa ông!

NTT blog
Lời Tác Giả: Hôm nay, ngày 16/5/2013, tại tòa án nhân dân tỉnh Long An, thành phố Tân An đã diễn ra phiên tòa “công khai” xét xử hai sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Kết thúc phiên tòa chiều nay với mức án dành cho Đinh Nguyên Kha là 10 năm tù giam và 3 năm quản chế; với Nguyễn Phương Uyên là 6 năm tù giam và 3 năm quản chế. Bản án nặng nề dành cho hai cháu làm tôi đau lòng lắm! Tôi viết bài này kính gửi TBT Đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng để thỉnh cầu ông cho phép tôi được đi tù thay hai cháu, vì tôi đã già không còn có ích cho ai nữa trong khi hai cháu Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha là những hiền nhân của Tổ Quốc. Hai cháu sẽ là ngọn cờ chống lại sự bành trướng xâm lược của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam trong tương lai!

ÔNG CÓ BIẾT PHƯƠNG UYÊN VÀ NGUYÊN KHA LÀ AI KHÔNG?

(Kính gửi ông Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CS Việt Nam)
Ông có biết Phương Uyên và Nguyên Kha là ai không?
Là những thanh niên ưu tú của nhân dân toàn nước Việt
CNCS không rành nhưng kẻ thù của nhân dân là ai thì biết
Và các cháu đã sẵn sàng dấn thân để cứu dân tộc, non sông
Chúng ta phải làm thế nào để được họ gọi bằng ông
Đừng để các cháu khinh rẻ chúng mình là già rồi sinh lú
Hèn với giặc, ác với dân, ghét tự do, yêu độc tài, bài dân chủ
Chỉ vì đồng đô la và địa vị chức quyền mà bán biển đảo, núi sông!
Các cháu chỉ mới bằng tuổi chúng ta ngày sơ tán ở Đại Từ xưa[1]
Nhưng ngày đó ông và tôi còn lơ ngơ nên bị người ta dắt mũi
Bảo yêu chủ nghĩa xã hội thì yêu chứ có biết gì đâu ông hỡi
Khác nào Cô Bé Bán Diêm bị chết cóng giữa giao thừa![2]
Hồi đó chúng ta sợ cấp trên, sợ cả bí thư đoàn, lớp trưởng
Sợ chúng báo cáo lên nhà trường mình nghe đài địch ông ơi
Nghe tin chiến sự bằng đài Hoa Kỳ, đài BBC là phạm pháp
Không bị đuổi khỏi trường mà bị ghi lý lịch cũng lôi thôi!
Cho nên ông và tôi đã trở thành những thằng khờ khi tốt nghiệp
Trên sai việc gì là chẳng cần nghĩ suy mà cứ răm rắp theo làm
Có đứa còn về tận làng tố giác cả em trai mình đang trốn lính
Để giờ phải vào Trường Sơn tìm xác em, ân hận suốt trăm năm!
Suốt cả cuộc đời chúng ta khờ nhưng giờ các cháu không khờ
Chúng còn biết xấu hổ khi chúng ta đi ra ngoài giơ hai tay ra bắt
Thế là nhục Quốc Thể ông ơi vì qui định ngoại giao rất nghiêm ngặt
Không phải làm thế giặc nó thương mà chúng sẽ coi dân tộc mình ngu!
Khi Tàu cưỡng chiếm Hoàng Sa từ VNCH thì đảng ta im lặng
Giờ ông là tổng bí thư nên phải dựa vào dân để sửa chữa sai lầm
Ngày nay Uyên, Kha lên tiếng đòi Hoàng Sa sao lại bị người ta bắt
Ông là vua nên sẽ lên tiếng để cứu Uyên, Kha hay lại lần nữa vô tâm?
Lẽ ra ông phải tự hào vì đất nước đã có những người con dũng cảm
Bất chấp cả hiểm nguy đối với bản thân để lên tiếng cứu non sông
Ông đang đứng về phía dân Ta hay dân Tàu? Trả lời đi, dân hỏi
Nếu đứng về phía dân Ta thì Uyên, Kha đâu có tội thưa ông!
Phương Uyên và Nguyên Kha còn ngây thơ trong trắng
Chưa một ngày làm quan nên đâu biết tham nhũng là gì
Dân nói phe ông thề chống tham nhũng không nhân nhượng
Vậy hai cháu đã cùng phe với ông chống tham nhũng còn chi!
Tôi lại nghe phe CTN và TBT quyết chống bọn giặc Tàu xâm lược [3]
Vậy hai cháu đi dán khẩu hiệu chống Tàu thì ai bắt chúng ông ơi?
Chẳng lẽ bị Ếch bắt mà ông chịu bó tay không can thiệp được?
Thế nên chăng ông chuyển việc khác đi để chuẩn bị nghỉ ngơi?
Tôi biết Tòa Án Long An đã tuyên tội của Uyên, Kha rất nặng
Vì nay bị Trung Quốc bắn giết ngư dân mà bất lực nên căm
Như kẻ bị láng giềng quấy phá rồi về đánh con cho hả giận
Không phải chuyện lạ gì đâu nên xin ông chớ băn khoăn!
Nhưng hai cháu Uyên, Kha là hiền nhân của Tổ Quốc
Có sức trẻ và chí khí kiên cường có thể cứu được núi sông
Ông hãy lấy quyền làm vua để bắt tôi đi tù thay hai cháu
Tôi 70 đã lẫn rồi, sống làm gì thêm khốn khổ thưa ông!
Ôi ước gì Tuổi Trẻ Yêu Nước Việt Nam đều được như hai cháu!
Để gìn gữ giang sơn gấm vóc của Hùng Vương đã trải bốn ngàn năm
Ôi giá có một Đinh Bộ Lĩnh oai hùng có thể dẹp hết phe này, phái nọ
Để đòi lại Hoàng-Trường Sa và Biển Đông ngàn thương
Cho đất mẹ Việt Nam!
Hà Nội, 16/5/2013
Ts. Đặng Huy Văn
[1]- Tôi và ông TBT Nguyễn Phú Trọng đều học ở trường Đại Học Tổng Hợp, Hà Nội. Ông ấy học ở Khoa Văn còn tôi học Khoa Toán. Có một thời gian chúng tôi phải sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Ở trên miền núi rất buồn và đói nên chúng tôi phải theo dõi tình hình chiến sự qua đài tiếng nói Hoa Kỳ, hoặc đài BBC London để hễ ngớt ném bom Miền Bắc là chúng tôi lại trốn về Hà Nội xin tiếp tế. Tuy nhiên, nếu lớp trưởng hoặc bí thư chi đoàn mà phát hiện được ai nghe đài địch thì sẽ bị kiểm điểm, nếu tái phạm có thể sẽ bị ghi lí lịch rất lôi thôi!
[2]- Chuyện Cô Bé Bán Diêm của Andersen, Đan Mạch.
[3]- Các chữ viết tắt: TBT- tổng bí thư, CTN- chủ tịch nước, VNCH-Việt Nam Cộng Hòa, CS- cộng sản, CHXHCN- cộng hòa xã hội chủ nghĩa, CNCS- chủ nghĩa cộng sản..

MIchael Lang - Thư ngỏ khẩn cấp gửi các đồng chí lãnh đạo Đảng

Thưa các đồng chí vô vàn kính yêu!
Vào ngày 16 tháng 5 vừa qua, tôi đã đọc được một cái tin kinh hoàng. Và tôi đã khóc ba ngày liền. Khóc vì cảm thấy niềm tin mà tôi mang theo trong tôi mấy chục năm qua bỗng gần như sụp đổ.
Đó là cái tin “Đảng sang Mỹ tìm hiểu về dân chủ”. Cụ thể là ông (hay thằng?) Nguyễn Duy Việt, phó trưởng ban dân vận “tư”, đã dẫn một đoàn cán bộ của ban này sang Mỹ để “tìm hiểu về mở rộng dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân”. Tin còn cho biết là đoàn sẽ gặp một trợ lý đặc biệt của Obama và một trợ lý của ngoại trưởng Mỹ để bàn bạc chi đó (hay xin chỉ bảo?) .
Chết rồi, hu hu!
Hơn 60 năm qua, từ lúc mới biết mặc quần cho đến tận ngày hôm nay, hay nói chính xác hơn là tới chiều ngày 16 tháng 5 vừa qua, tôi đã được Đảng dạy rằng PHE TA LÀ PHE DÂN CHỦ, PHE CHÚNG NÓ LÀ PHE TƯ BẢN ĐẾ QUỐC NGƯỜI BÓC LỘT NGƯỜI. Mới hồi năm ngoái, đồng chí TBT Nguyễn Phú Trọng, ngay tại cửa ngõ của Hoa Kỳ, tại trường cao cấp lý luận của đảng cọng sản Cuba, đã nói thẳng vào mặt tổng thống Mỹ Obama rằng chỉ có CNXH chứ không phải CNTB mới đem lại hạnh phúc cho mọi lớp người. Và cũng mới gần đây, chị Doan phó chủ tịch nước kính mến cũng đã nhắc lại lời của lãnh tụ Lenin rằng dân chủ của chúng ta gấp triệu lần dân chủ tư bản.
Ở nước chúng nó, dân chủ chỉ được ghi trong luật, và mỗi khi những người dân thường cảm thấy không ưng chính quyền thì họ đi biểu tình đòi chính phủ phải làm theo ý họ. Ở ta thì không những cái từ “dân chủ” được ghi vào hiến pháp, mà còn có hẳn “quy chế dân chủ cơ sở” (một phát minh vĩ đại của các đồng chí lãnh đạo Đảng ta), cho phép làm cái này, cấm làm cái nọ. Ta lại chỉ có một đảng, mà Đảng thì “không có lợi ích riêng nào ngoài lợi ích của dân”, nên việc “chăm lo cho dân” và bảo đảm quyền làm chủ của dân càng được thực hiện triệt để. Mấy năm trước, Đảng còn nói đến mục tiêu “xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, bây giờ thì nói hẳn “xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, tức là đặt “dân chủ” lên hàng đầu. Như thế thì còn người dân nào không được hưởng dân chủ nữa hả?
Vậy mà giờ đây… Đảng phải sang Mỹ học làm dân chủ!
Hồi mới bắt đầu công cuộc Đổi Mới, tôi đã thấy ngờ ngợ và hơi hãi hãi, vì thấy nội dung cái Đổi Mới này nó hơi giống như xích lại với tư bản. Tuy vậy, tôi vẫn tin tưởng vào các đồng chí lãnh đạo, vì trí tuệ của các đồng chí ấy là vô song, là đỉnh cao trí tuệ nhân loại. Nhưng đến hôm nay, đọc cái tin này thì tôi thấy rụng rời.
Sao lại phải sang Mỹ học làm dân chủ? Rõ ràng đây chính là ý đồ “diễn biến hòa bình” từ bên trong Đảng, là một sự làm nhục Đảng, làm nhục chế độ.
Một vài kẻ nào đó trong Đảng có thể bao biện, rằng đây là ta sang để trao đổi, ta học họ cái này nhưng họ lại phải hỏi ta cái khác, rằng nền dân chủ của ta hơn hẳn vì ta biết tiếp thu cái tinh hoa của họ, trong khi họ khó mà tiếp thu nổi những phát minh của Đảng ta như “phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa”, “phản biện xã hội”,v.v. Nhưng nói gì thì nói, cái tin trên sẽ làm cho dân mất lòng tin vào Đảng!
Cũng có thể là mấy ông “dân vận” sang Mỹ để khoe hay dạy cho bọn đó các phát minh về dân chủ của Đảng ta, nhưng lại khiêm tốn nói là sang để tìm hiểu? Nếu như thế thì còn tạm được, nhưng vẫn dễ mang tiếng.
Và thú thật, có lúc tôi nghĩ: Hay là Mỹ nó dân chủ hơn thật? Và Đảng ta muốn học hỏi mô hình của nó?
Nếu đúng là vậy, thì sao các đồng chí không học ngay những người ở ta mà vốn bị quy là “phản động”? Những Phan Đình Diệu, Hà Sỹ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Đan Quế, Đỗ Nam Hải…?
Nếu đúng là vậy thì sao không thả ngay những Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức,…, rồi Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha?
Còn nếu điều tôi vừa nói là sai, thì xin tống giam ngay những kẻ chủ mưu “sang Mỹ tìm hiểu dân chủ”. Bởi, xin nhắc lại, đó là sự làm nhục Đảng, là âm mưu diễn biến hòa bình!
MICHAEL LANG

Hồ Ngọc Nhuận - Nhục !

Tòa án của chế độ ngày 16/5/2013 đã đưa hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha ra xử. Trong phiên tòa một ngày, tại Long An. Sau khi giam giữ hai bị cáo hơn nửa năm. Thuật ngữ dùng cho các cuộc xử, cả bình thường cả bất bình thường, gọi đó là kiểu “làm gọn”, có khi chỉ cần “một cái rụp”… là xong. Kiểu “xử gọn” như vậy có đáng gọi là một việc làm đàng hoàng không? Và ai làm một việc không đàng hoàng có phải là nhục không?
Mà về tội gì? Theo tờ Tuổi trẻ, tức phải là tờ báo của tuổi hai bị cáo, thì là “về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tin viết là “theo hồ sơ”, nhưng tờ báo không cho biết “theo hồ sơ” là do được “tiếp cận hồ sơ”, theo đúng tác phong, chức năng nghề báo. Hay được nghe đọc lúc xử. Hay là không đọc, cũng không nghe, mà chỉ quen tay viết vậy… Vì toàn bộ bản tin về vụ án chỉ vỏn vẹn được gói gọn không quá 250 chữ, nằm lọt giữa trang 2. Cho một bản án tổng cộng 14 năm tù, cộng 2, và 6 năm quản chế. Tin về một bản án nặng nề, với một tội danh không nhẹ là “chống phá Nhà nước”, lại được đem nhét giữa trang 2. Thua cả môt tin xe đụng… Báo chí cho tuổi trẻ muốn cho tuổi trẻ thấy gì? Và nhất là tờ báo tự cảm thấy gì? Mà về một bản án được mọi người Việt Nam trong ngoài nước quan tâm, lại đi loan tin theo kiểu phải vạch mãi để tìm mới lòi ra để đọc?

Về phiên tòa, thân phụ Phương Uyên cho biết ông và các thân nhân khác không được cho vào dự khán, chỉ có bà mẹ Phương Uyên được vào. Lại bị bao vây che chắn bởi một đám thân nhân lạ hoắc, không ai khác hơn là công an mật thám trá hình. Có người đến ngóng tin bên ngoài tòa án đã bị công an thường phục hốt về đồn. Xử án, ở đâu cũng vậy, thông thường là để làm gương, chớ không phải để trả thù. Để làm gương nên có khi còn chọn một pháp đình thật rộng, khi pháp đình quen thuộc không đủ chỗ cho mọi người. Còn ở đây là để làm gì? Mà lại lén lén, lút lút… như đem giấu?
Về cái cách chế độ nầy đã bắt Phương Uyên cũng vậy, cũng thật đáng xấu hổ. Bắt như bắt cóc. Bắt đi mất tích rồi chối quanh hơn cả chục ngày mới chịu thừa nhận. Để đưa ra một lô chứng cứ tội phạm và lời thú tội có là công an cũng không thể tin là đứng đắn. Không thể nghĩ một chế độ tự nhận là Nhà nước pháp quyền mà lại đi hành xử pháp quyền như… vậy.
Còn lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nữa? Trước một loạt đối xử không đàng hoàng đối với một thành viên Ban chấp hành Đoàn thuộc cấp mà vẫn ngậm miệng nín khe là làm sao? Để làm gì và đang làm gì? Hay là đang sợ đoàn viên, đang sợ thanh niên cả nước theo gương Phương Uyên và Nguyên Kha, không thể tiếp tục nhẫn nhục và chịu nhục trước họa mất nước?
Nhắc lại chuyện này, từ khâu bắt người cho tới khi xử, cho tới nay, trong ngoài nước, ai cũng thấy không thể chịu nổi những việc làm đáng xấu hổ của không ít người của chế độ.
Tôi cũng không thể chịu nổi, nhất là trước những hành động quá ác đối với tuổi trẻ, nên đã cùng với hơn 150 người khác đứng tên trong kiến nghị gởi Chủ tịch Nước đề ngày 30/10/2012 yêu cầu can thiệp trả tự do cho Phương Uyên.
Cho tới nay, ông Chủ tịch Nước vẫn cứ nín khe.
Nhưng tôi và các bạn tôi đã được tưởng thưởng.
Hãy nghe chàng trai 24 tuổi Đinh Nguyên Kha nói: “Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội”.
Hãy nghe Nguyễn Phương Uyên 21 tuổi nói:“Việc tôi làm thì tôi chịu. Xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn”.
Cám ơn Phương Uyên. Cám ơn Nguyên Kha. Cám ơn những cô gái, những chàng trai yêu nước Việt Nam. /.

Ngô Minh - Đi theo Tàu là mất nước, mất đảng

Mấy hôm nay tôi vô cùng bức xúc với việc, ngày 13-5, 32 tàu cá Trung Quốc đã kéo đến vùng biển phía tây nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đoàn tàu “đánh cá” của bọn Đại Hán này hoàn toàn nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Ấy thế mà Việt Nam không một lời lên tiếng*. Nghĩa là Trung ương đã để mặc lãnh hải cho bọn Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Uất quá, buộc phải lên tiếng.
Trong lịch sử Việt Nam, nước ta bị giặc Tàu đô hộ ngàn năm, nhưng từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn , không có triều đại nào đi theo Tàu, bán đất nước cho Tàu. Nhiều triều đại còn xưng “ĐẾ” ngang với Thiên Triều. Nam quốc sơn hà Nam đế cư/Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư-“Đế”, con trời do Sách Trời định , ngang hàng với Đế Tàu, chứ không phải vua do Tàu phong…. Hay như Nguyễn Huệ tự xưng là Hoàng đế Quang Trung.
Bọn Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc  ôm chân giặc Tàu để mong chúng giúp giành ngôi để làm tôi mọi cho Tàu, bị lịch sử lên án ngàn đời. Lịch sử Việt Nam thời cận đại có ba triều đại Lê Trịnh, Tây Sơn và Nguyễn, đối nghịch lăm le tiêu diệt lẫn nhau, gây cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn hàng thế kỷ, tuy nhiên có điều là cả ba cùng một ý nguyện tìm cách đòi lại phần đất bị mất bởi Trung Quốc, đòi lại 10 châu thuộc phủ An Tây, Hưng Hóa, là địa phận tỉnh Điện Biên, Lai Châu hiện nay . Ðại Nam Nhất Thống Chí xác nhận rằng 6 châu bị mất vào nhà Thanh gồm : Tung Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Tuyền, Tuy Phụ, Khiêm. Riêng 4 châu còn lại thì đời đầu Nguyễn thuộc phủ An Tây, đến thời Thiệu Trị trích lấy đất lập Châu Lai, tiền thân của tỉnh Lai Châu, năm Tự Ðức thứ 4 [1851] trích lấy châu Quỳnh Nhai và châu Luân cho lập phủ Ðiện Biên, tiền thân của tỉnh Ðiện Biên ngày nay. Đó mới là người Việt Nam
Đau đớn thay, từ giữa thế kỷ XX đến nay, nước ta dưới thời CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN, với khẩu hiệu “Bốn phương vô sản đều là anh em”, ngây thơ “đi theo” Trung Quốc đã bị mất đất, mất người nhiều lần. Chúng lấm chiếm biên giới lấy mất Mục Nam Quan, lấy mất 2/3 Thác Bản Dốc. Theo nhà báo Huy Đức trong tác phẩm ”Bên thắng cuộc”, thì Trung Quốc đã dừng mọi thủ đoạn để lấn chiếm 50.000 m2 Việt Nam dọc biên giới. Năm 1974, giặc Tàu chiếm Quần đảo Hoàng Sa, 1988, chúng đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa của Việt Nam. Các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam là đội quân thiện chiến vừa mới thắng Mỹ, nhưng “lệnh trên” để “giữ tình hữu nghị”, không được bắn trả, chỉ ôm lá cờ chịu chết , chịu mất đảo . Đau đớn thay. Việt Nam chiến tranh 20 năm, trên 5 triệu người cả hai miền Nam-Bắc bi chết, để thực hiện âm mưu “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” của Mao Trạch Đông. Hiện nay, sâu trong lãnh thổ Việt Nam, hàng ngàn lính Tàu gian manh đã đứng chân trên đất Tây Nguyên với kế hoạch khai thác boxite ký kết giữa Tổng Bí thư 2 đảng. Boxite là thứ rẻ độn, mua đâu cũng có hàng tỷ tấn, tại sao chúng đòi cho bằng được Tây Nguyên? Vì ai chiếm được Tây Nguyên thì kẻ đó chiếm được Đông Dương. Quân tàu cũng đang chiếm cứ 300.000 ha rừng đầu nguồn phía Bắc, do bọn quan tỉnh tham lam bán đất cho chúng. Nếu chiến tranh xẩy ra thì đất ấy là hậu cứ của Tàu.
Ở trên là nói về đất. Bây giờ xin nới về người. Ngoài việc hàng triệu người hy sinh trong “chiến tranh lạnh” để bảo vệ Trung Quốc và “phe XHCN”, 74 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng hòa hy sinh ở Hoàng Sa, 64 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam hy sinh ở Gạc Ma, còn một kiểu “mất người” tàn bạo khác do đi theo Tàu. Đó là thảm họa Cải cách ruộng đất theo mô hình thổ địa cải cách của Mao Trạch Đông , cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc được tổ chức với tinh thần đấu tranh giai cấp triệt để với sự chỉ huy trực tiếp của cố vấn Trung Quốc với phương châm: “Trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ”. Kết quả từ 1953- 1956 đã phá nát hệ thống thiết chế văn hóa nông thôn Việt Nam, làm cho nông thôn tan nát. Theo thông kế chưa đầy đủ, cả nước , Đội CCRĐ đã bắt tù đày đọa 5% nông dân, nghĩa là gần 500.000 người bị bắt tù, bị đấu tố, nhục mạ. Đội CCRĐ đã giết 15 vạn địa chủ, thực ra là những người có tài kinh doanh, biết sử dụng ruộng đất hiệu quả, nên đời sống cao hơn người khác và cả những chí sĩ yêu nước bị ghép vào tội “Quốc dân đảng”, bị quy địa chủ bị bắt tù rồi chết oan trong tù như Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm ở Hà Tĩnh.
Sau CCRĐ là Cải tạo Công thương nghiệp tư doanh ở miền Bắc năm 1956 và ở miền Nam sau năm 1975, cũng là cách làm theo Mao Trạch Đông và Stalin, đã phá nát nền công nghiệp non trẻ của Việt nam, đẩy các chủ doanh nghiệp tài giỏi đến cùng quẫn phải đi bán hàng rong hoặc vượt biên, làm mồi cho cá trên đại đương.
Về văn hóa, chính trị, 2 lần làm theo lệnh Trung Quốc, làm cho hàng ngàn vạn trí thức lớn Việt Nam bị bắt bớ, tù đày, bị quản thúc. Đó là vụ Nhân Văn-Giai phẩm và vụ Chống xét lại. Vụ Nhân Văn Giai phẩm bắt đầu diễn ra đấu tố năm 1958. Hàng trăm văn nghệ sĩ , trí thức lớn như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trần Dần, Văn Cao, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang… và những người liên quan vị bắt tù, bị treo bút hoặc mất việc. Có người như ông Nguyễn Hữu Đang- nhà văn hóa lớn, Trưởng ban tổ chức Lễ tuyên ngôn Độc lập Quảng Trường Ba Đình 2-9 1945, bị tù ở nhà tù heo hút ở sát biên giới Trung Quốc, dài đến mức ông không biết có một cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc do không quân Mỹ tiến hành. Nhà văn Lê Hoài Nguyên tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, công tác tại A25 (chuyên theo dõi văn nghệ sĩ và văn hóa) sau này đã có chuyên luận dài về Nhân Văn Giai Phẩm, đã nhận định: VỤ NHÂN VĂN–GIAI PHẨM TỪ GÓC NHÌN MỘT TRÀO LƯU TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH MẠNG VĂN HỌC KHÔNG THÀNH. Ông Thái Kế Toại cho rằng, NVGP không phải là một vụ án gián điệp phản động. Các văn nghệ sỹ trí thức NVGP không có mục đích lật đổ chế độ. Họ chỉ mong muốn ĐCSVN, chính phủ sửa chữa những sai lầm và xây dựng ngay một nền dân chủ pháp trị, một đời sống tinh thần có tự do tư tưởng, một đời sống văn học nghệ thuật tự do sáng tạo”. Vụ án đã tiệt tiêu một thế hệ văn nghệ vàng của Việt Nam.
 Vụ án Xét lại hiện đại cũng xuất phát từ việc đi theo và làm theo Trung Quốc. Vụ này có hai giai đoạn : giai đoạn đầu , bắt đầu từ đầu những năm 1960, đối tượng đấu tố là các văn nghệ sĩ có các tác phẩm yêu đương, buồn rất người, theo cách của các tác phẩm Khi đàn sếu bay qua, Người thứ 41.v.v.. ở Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2, như : Mở hầm của Nguyễn Dậu, Mùa hoa dẻ của Văn Linh.v.v..Các văn nghệ sĩ và các giáo viên dạy văn cấp 3 bị quy là xét lại phải kiểm điểm. Có người mất việc trong cơ quan nhà nước. Vụ án xét lại lớn thứ hai được gọi là Vụ án Tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài” do Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn trực tiếp chỉ đạo, là vụ bắt giam lâu năm không xét xử nhiều nhân vật quan trọng trong nội bộ Đảng và bộ máy chính quyền tại miền bắc Việt Nam từ năm 1967, với cáo buộc là đi theo Chủ nghĩa Xét lại. Vụ án bắt đầu từ việc, tại đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô, Khrushchyov TBT Đảng CS Liên Xô đã đọc báo cáo về Tệ sùng bái cá nhân của I.V. Stalin. Ông chủ trương chung sống hòa bình với thế giới Tư bản (“Các nước không cùng lập trường chính trị có thể sống chung”). Đường lối của Khrushchyov bị Mao Trạch Đông, chống lại và gọi là “Chủ nghĩa Xét lại”. Việt Nam đi theo Mao nên cũng triển khai bắt giam và giết hại “bọn xét lại trong nước”. Ước lượng trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, khoảng 300 người bị bắt trong đó có 30 nhân vật cao cấp. Đây là thế hệ trí thức, cán bộ cấp cao có trình độ nhất Việt Nam thời bấy giờ. Có nhà phân tích cho rằng, vụ án xét lại này cũng là do Lê Đức Thọ muốn dùng “hiểm họa xét lại” để hạ bệ tướng Võ Nguyên Giáp. Dù phân tích theo hướng nào thì những vụ án như thế cũng là do Trung Quốc chỉ đạo nhằm tiêu diệt giới trí thức hàng đầu Việt Nam.
Trung Quốc là quốc gia do bọn bành trướng Đại Hán thống trị. Chúng không bao giờ là “anh em hòa hảo” với ai mà coi các nước lân bang là miếng mồi để chiếm đất. Chúng đã chiếm Tây Tạng, gây hấn với Mông Cổ, Liên Xô , Ấn Độ, Việt Nam …Theo tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một trong số ít người Việt nam hiểu Trung Quốc nhất, thì chúng không bao giờ có truyền thống văn hóa với Việt Nam, không chung ý thức hệ với Việt Nam (Lãnh đạo Trung Quốc đã từ lâu rời bỏ ý thức hệ Mác-Lê Nin, để trở thành một tập đoàn Hán tộc tham lam, muốn đầu độc cả thế giới bằng hàng hóa độc hại và chiến tranh, lấn đất, lấn biển). Cho nên đi theo Tàu là chết !
o0o
Chỉ có 2 lần lãnh đạo Việt Nam không nghe theo Trung Quốc và đã giành thắng lợi vang dội : Đó là Chiến dịch Điện biên Phủ ( 1954) và Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 và Chiến dịch Hổ chí Minh năm 1975. Trong Chiến dịch Điên Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã không nghe theo sự chỉ đạo của cố vấn Trung Quốc, dù kế hoạch của cố vấn đã được Bộ chỉ huy chiến trường phê duyệt, đã thay đổi cách đánh từ “Đánh nhanh tiến nhanh” của Trung Quốc thành “Đánh chắc, tiến chắc” của Việt Nam . Nên kéo pháo vào rồi lại kéo pháo ra. Kết quả là Võ Nguyên Giáp đã đúng. Việt Nam đã thắng Pháp và thắng cả mưu mô của Trung Quốc. Còn thời đánh Mỹ, TBT Lê Duẩn đã không nghe theo Mao Trạch Đông “Đánh Mỹ đến người Việt nam cuối cùng”, nên đã tổ chức các cuộc tấn công năm 1968, 1972, 1975 và đã giành thắng lợi. Việt Nam đã thắng Mỹ và thắng cả mưu mô thâm hiểm của Trung Quốc.
Nhân dân Việt Nam, đặc biệt là giới trí thức hiểu rất rõ bản chất thâm hậu của bọn Tàu. Nhưng đáng buồn thay , một số lãnh đạo Đảng CS Việt Nam lại mơ hồ ( hay giả vờ mơ hồ ?) về người bạn “16 chữ vàng”, “4 tốt “ lừa mị, để hướng đất nước theo chúng. Một số học giả chính trị của Quân Đội nhân dân Việt Nam mà tiêu biểu là Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Trần Đăng Thanh thuộc Học viện Chính trị của Bộ Quốc phòng, người đã đăng đàn bảo vệ quan điểm “đi theo Trung Quốc” để “bảo vệ cái sổ hưu”. Họ cho rằng: “Trung Quốc có đánh ta, nhưng là ân nhân của nước ta”. Thậm chí họ còn vạch chiến lược huấn luyện tác chiến của Quân đội Việt Nam với đối tượng tác chiến là Quân Mỹ chứ không phải quân Trung Quốc. Tôi cho rằng, đó là nhận định sai lầm, có nguy cơ dẫn đến mất nước và mất cả đảng ( đối với những người cộng sản chân chính). Vì ta đánh Mỹ là bảo vệ Trung Quốc và phe XHCN, không có nợ nần gì chúng. Nếu có chút nợ nần thì cuộc chiến xâm lược Việt Nam mà Trung Quốc phát động tháng 2- 1979 và cuộc chiến Gạc Ma 1988, hàng chục vạn người Việt Nam dọc biên giới đã bị giết hại, không những xóa sạch nợ nần, mà chúng còn gây nợ máu đối với nhân dân Việt Nam rất lớn. Thế thì làm sao gọi là “ân nhân” hỡi ông Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú ” bảo vệ cái sổ hưu”?
Cả ngàn năm Bắc thuộc, đất nước ta nghèo, không biết gì thế giới bên ngoài, mà các triều đại tuyệt đối không theo Trung Quốc, không bị Trung Quốc đồng hóa. Ngày nay Việt Nam có thế lực và tiềm năng rất lớn để giữ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước bọn bành trướng Đại Hán, vì chúng ta có Nhân Dân cực kỳ yêu nước, Quân đội nhân dân thiện chiến, có điểm tựa là khối ASAEN với 10 nước liền kề, lại còn có các nước bè bạn khắp năm châu như Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…Nếu chúng ta biết khai thác những lợi thế đó thì bọn Đại Hán không làm gì được ta.
Trung Quốc là nước láng giềng. Chúng ta phải tôn trọng và ứng xử hữu hảo theo luật lệ thế giới. Nước Việt Nam là nước độc lập có chủ quyền, nếu Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông hay biên giới, nhân dân Việt Nam biểu tình phản đối sao lại “bắt tù “ nhân dân ? Phải ngay lập tức triệu đại sứ Trung Quốc tới, trao công hàm, nói với họ rằng, nếu các ông sống hữu hảo, đừng xâm phạm lãnh hải Việt Nam thì nhân dân Việt Nam sẽ không biểu tình chống Trung Quốc. Sao không nói với họ như thế, lại đi đàn áp nhân dân mình ? Nước có chủ quyền gì mà lạ thế !
Có người bảo:” Đi với Trung Quốc thì mất nước, nhưng còn đảng” . “Đi với Mỹ thì mất đảng, nhưng còn nước”. Nên các vị lãnh đạo ĐCS Việt Nam đã chọn con đường đi theo Trung Quốc, vậy còn đất nước và nhân dân thì sao ? Đây là một thực tế rõ ràng, 86 triệu dân Việt Nam ai cũng biết, chứ không phải là luận điệu của “bọn thù địch”. Người viết bài này là một người từng đi đánh Mỹ, vào Đảng nhân dân Cách mạng miền Nam, là nhà văn sống bằng lương tâm và lao động của mình, không bao giờ bị bọn thù địch nào mua chuộc nổi .
Vì thế tôi cầu mong các vị hãy tỉnh trí lại , và khắc sâu vào tâm can : Đi với Trung Quốc, nghe theo Trung Quốc sẽ mất nước và mất cả đảng !

Tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ về Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên

Chúng tôi quan ngại về việc một toà án Việt Nam đã kết án Đinh Nguyên Kha 8 năm tù giam và Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù giam với các tội danh chống chính quyền.

Các bản án này phần nào cho thấy một xu hướng đáng lo ngại là các nhà chức trách Việt Nam sử dụng các tội danh trong các luật về an ninh quốc gia để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà.

Những việc làm này trái với quyền tự do ngôn luận và như vậy cũng trái với các nghĩa vụ của Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trọng Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới.

Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho những tù nhân lương tâm và cho phép tất cả người dân Việt Nam được bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hoà.

(Hết tuyên bố)

Hồ ông sinh ngày tháng năm nào?

“Trong 4 năm sinh nầy (1892, 1895, 1890 và… 1840) thì năm nào đúng, hay năm nào cũng đúng cả? Lịch sử xhcn VN kể cũng lạ thường chứ chẳng phải đùa… Thảo nào ngày 29-3-2013, khi hay tin năm nay sẽ không phải thi môn sử, học sinh trường THPT Nguyễn Hiền (Sài Gòn) đã rủ nhau xé nát đề cương môn sử và tung hê xuống kín cả một góc sân trường!”

*
1. Trong đơn xin vào học trường Thuộc địa Paris, Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh - HCM) tự viết tay ông sinh năm 1892. 
2. Phiếu xin gia nhập Franc Maçonnerie (hội Tam Điểm Pháp), ông ghi sinh năm 1895. 
3. Năm 1946 (ngày 19 tháng 5), đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu, Cao ủy Pháp tại Đông Dương, từ Lào qua Việt Nam để thảo luận sơ bộ về Hội nghị Hoà bình Paris (từ 29-7 đến 15-10 năm 1946). HCM và chính quyền Việt Minh đã ma mãnh cho công bố tổ chức sinh nhật của mình đúng ngày 19-5, treo cờ quạt rình rang để coi như luôn thể đón d’Argenlieu, và cho biết ‘Người’ ra đời năm 1890. Nói rõ luôn ở đây, ngày 19-5 thực chất ‘lịch sử’ là ngày sinh nhật chính trị, là một thủ thuật cao trong ngoại giao. Ngày tháng năm sinh thật thụ của Hồ ông đến nay vẫn còn là ẩn số.
Nhắc lại, trước đó, ngày 14 tháng 5 (năm 1946), Hồ ông có gửi điện văn cho d’Argenlieu như sau:
4. Năm 2013, chút chít ông lại khai ông sinh năm 1840!
Nghiã là Hồ ông (tức Nguyễn Sinh Cung tự Tất Thành) ra đời trước ông bố là Nguyễn Sinh Sắc 22 năm! Cụ Sắc sinh năm 1862, mất năm 1929. Đúng là «sinh con rồi mới sinh cha».
Cần lưu ý thêm rằng, ĐCS VN chỉ đặc cách quốc gia hoá sinh nhật của duy một mình lãnh tụ HCM thôi, chứ các lãnh tụ khác kể cả Lê Duẩn (1907-1986), lãnh tụ đại công thần tái ‘thống nhất’ Việt Nam năm 1975 và là người nắm quyền Tổng Bí thư tuyệt đối đến cuối đời (10-7-1986) cũng không được cái vinh dự đó. 
Trong 4 năm sinh nầy (1892, 1895, 1890 và… 1840) thì năm nào đúng, hay năm nào cũng đúng cả? Lịch sử xhcn VN kể cũng lạ thường chứ chẳng phải đùa… Thảo nào ngày 29-3-2013, khi hay tin năm nay sẽ không phải thi môn sử, học sinh trường THPT Nguyễn Hiền (Tp HCM) đã rủ nhau xé nát đề cương môn sử và tung hê xuống kín cả một góc sân trường!
Với phương pháp «Học tập và vận dụng sáng tạo tư tưởng HCM» vào từng giai đoạn, từng hoàn cảnh cụ thể, biết đâu chừng năm 2014, Hồ ông lại chẳng có thêm một năm sinh khác, hầu tạo hứng cho hậu sinh tiếp tục buông vè:
Hồ ông hơn điếu thuốc Lào,
Chưa chôn vẫn được bới, đào hút chơi!
Khen ai thật khéo gợi mời,
Buộc đây mồi lửa kéo chơi mấy vần:
Hồ ông là bậc vĩ nhân
Cho nên sống mãi trong quần chúng ta!
Chúng ta, trẻ cũng như già,
Tháng Năm, Mười chín phì phà Hồ ông!

Friday, May 17, 2013

Tôi đi tham dự phiên tòa “công khai” ở Long An

Để có thể có mặt ở Long An tham dự phiên tòa xét xử 2 sinh viên yêu nước tôi đã phải dạt nhà từ mấy ngày trước đó. 4h sáng ngày 16/5/2013 tôi đón chuyến xe buýt sớm nhất từ bến xe Chợ Lớn cùng 3 người bạn đã hẹn nhau từ trước đó. Ăn qua loa, uống vội chai nước lạnh, yên vị trên chiếc ghế sau cùng của xe tôi miên man nghĩ về 2 em Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và phiên tòa công khai mà tôi sắp tham dự...

Xe buýt phải mất hơn 2 giờ đồng hồ mới đến được bến xe Long An. Chúng tôi đi vệ sinh sau đó kiếm chỗ nào ăn sáng. Những ánh mắt dò xét của những nhân viên bảo vệ ở đây với 4 vị khách xa lạ ở Sài Gòn xuống làm chúng tôi chột dạ và dự báo sẽ là một ngày không yên ả đối với chúng tôi. 
Dò bản đồ vị trí tòa án một lần nữa, chúng tôi quyết định đi bộ thẳng đến tòa án nhân dân tỉnh Long An. Khi sắp đến gần tòa án, thấy chúng tôi, một nhân viên an ninh thường phục giật bắn người, anh ta vừa chạy vừa gọi điện xin ý kiến chỉ đạo nhưng nhóm người chúng tôi gồm 2 nam và 2 nữ vẫn nắm tay nhau bước vào sân tòa án. Lúc này đã là 7h30 phút, đón tiếp chúng tôi tại cổng tòa là 2 viên công an sắc phục cùng vô số an ninh thường phục và vô vàn máy quay phim chĩa thẳng đe dọa... 
Một người công an bảo trình chứng minh nhân dân cho bảo vệ nhưng chúng tôi nghĩ rằng việc này không cần thiết và tiếp tục đi sâu vào sân tòa án. Đến trước cổng tòa, lần này chúng tôi vấp phải sự ngăn chặn một cách kiên quyết hơn... đáp lại đó là nét mặt tươi cười nhưng kiên nghị và ôn hòa của chúng tôi. Chúng tôi đã phải trình CMND và các anh ấy bảo đợi cấp trên “duyệt”. Trong lúc chờ đợi tôi nhận thấy có chị của Kha là Đinh Nguyễn Quỳnh Như, cùng bố của Phương Uyên vẫn không được cho vào tòa án để tham dự, tôi nhếch mép cười khẩy về cái gọi là “phiên tòa công khai” ở xứ sở thiên đường này. 
Được một lúc thì tình hình phiên tòa chợt nóng lên khi có sự xuất hiện của Bùi Thị Minh Hằng cùng anh Trương Văn Dũng. Những máy quay phim lại được dịp tung hoành chĩa thẳng mặt như đe dọa những người mới đến... Cô Bùi Thị Minh Hằng được dịp phân phát cẩm nang thực thi quyền làm người cho các viên an ninh thường phục, có người vui vẻ, có người chăm chú nghe. Sau đó một viên an ninh áo trắng bụng phệ đuổi cô Hằng cùng Trương Dũng ra ngoài, phía xa tiếng xe cảnh sát hú còi, cả dãy trước sân tòa nhốn nháo, tiếng hô bắt người í ới... thế là họ đã bắt cô Hằng cùng anh Trương Dũng đi rồi. 
Cổng tòa mở, tôi cố rướn người nhìn vào bên trong và hết sức vui mừng khi thấy Kha và Uyên trong bộ đồ trắng, quần đen, 2 tay nắm chặt, tiếng nói đanh thép và dõng dạc làm im ắng cả những cái đầu nóng phía bên ngoài! Chúng tôi vẫn kiên quyết đòi vào dự khán thì một viên công an bỏ nhỏ vào tai tôi: “Tụi em nên đi khỏi đây vì phiên tòa không có ghế cho các em ngồi, các em nên đi sẽ tốt hơn”. 
Xem lại chiếc điện thoại để gọi thông báo cho bạn bè thì mới nhận ra không còn cục sóng nào cho 2 mạng Viettel và Mobifone... Tình hình có vẻ không khả quan, chúng tôi hội ý và lui ra tìm các bạn còn lại đã xuống từ trước đó! Lúc hơn 10 h, chúng tôi quay lại tòa án. Lúc này anh em cũng hơn 10 người trong đó có blogger An Đổ Nguyễn tức Nguyễn Hoàng Vi. Sự xuất hiện của người “phụ nữ dũng cảm” này làm cho các viên an ninh chột dạ, những cuộc gọi xin chỉ đạo liên tục, những bước chân người chạy vội vã. Thời tiết Long An lúc này khá nóng nhưng chúng tôi vẫn ngồi sát cùng nhau, chia sẻ cho nhau từng bóng râm, từng ngụm nước để chờ kết quả phiên tòa. 
11h trưa, 2 anh công an sắc phục xuất hiện bao xung quanh chúng tôi là hơn chục máy quay phim lớn nhỏ. Anh Hoàng Dũng Cdvn bị yêu cầu rời khỏi sân tòa vì sử dụng điện thoại di động. Điều khôi hài là trong khi đó sóng điện thoại đã bị phá hoàn toàn. Vừa ra khỏi sân tòa, một chiếc Toyota cá mập trờ tới, cửa mở toang... vô số bàn tay lực lưỡng đẩy anh Dũng lên xe vọt đi mất. Chúng tôi vẫn chưa có phản ứng gì vì sự việc xảy ra khá nhanh và bất ngờ. Viên công an tiếp tục lớn tiếng mời blogger Gió Lang Thang, tức bạn Trịnh Anh Tuấn ra ngoài. Lần này anh cũng bị bắt đi trong sự phẩn uất vô cùng của những người bạn đến tham dự phiên tòa! Sau đó họ nắm tay cả tôi và bé Nhung yêu cầu ra khỏi sân tòa, chúng tôi kiên quyết phản đối và có cả bác Huỳnh Ngọc Cang 80 tuổi lớn tiếng đòi quyền công dân thì bọn họ mới phải lui ra nhường lại một chút không khí hiếm hoi cho chúng tôi... 
11h30 phiên tòa tạm nghỉ trưa, mẹ của Kha, mẹ của Liên trở ra với những thông tin cập nhật từ bên trong phiên tòa. Họ cho biết cả Uyên và Kha cũng như các luật sư đều đã đối đáp rất hay với hội đồng xét xử. Một tin vui làm cho chúng tôi nức lòng. Chúng tôi đan tay nhau lại cùng đi đến siêu thị Coop Mart để ăn trưa và nghỉ ngơi, các lực lượng công an chìm nổi vẫn bám sát phía sau... 
Gần 2h trưa là giờ bắt đầu phiên tòa, người nhà của Uyên và Kha phải trở lại tòa án để tham dự. Còn 6 người chúng tôi ngồi lại với nhau đợi tìm hướng giải quyết vấn đề cho những người bạn đang bị giam giữ trái phép. Đúng 15 h thì có tin những người bạn của chúng tôi gồm các blogger Bùi Thị Minh Hằng, Trương Văn Dũng, Hoàng Dũng Cdvn, Gió Lang Thang, Huỳnh Công Thuận hiện đang bị giữ tại đồn công an phường 1, Tân An, thành phố Long An. 
Sau khi thảo luận, chúng tôi quyết định đến đồn công an để “được bắt chung” cùng với họ. 6 người gồm 2 nam và 4 nữ tiến vào đồn với một thái độ hết sức ôn hòa. Blogger Nguyễn Hoàng Vi yêu cầu công an trực ban hãy giam giữ chúng tôi, cũng như đã giam giữ bạn bè vì chúng tôi đến tham dự phiên tòa chung! Anh công an bối rối với sự ôn hòa của chúng tôi, nhưng cũng không quên xua dân phòng và an ninh thường phục ra đe dọa quay phim. Dân phòng bao vây vòng ngoài và vòng trong tạo nên thế gọng kềm, nhưng không vì vậy làm chúng tôi nao núng... mà trái lại chúng tôi càng bình thản hơn. Có lẽ đã trải qua nhiều cuộc đàn áp trước đó đã làm cho chúng tôi “cứng” hơn và cảm thấy rằng không có việc gì tàn ác hơn mà họ không làm đối với chúng tôi. 
Khoảng hơn 16h chúng tôi nhận được thông tin là phiên tòa sơ thẩm kết thúc với mức án dành cho Uyên là 6 năm tù và Kha là 8 năm tù với 3 năm quản chế. Một cảm giác xót xa, cay đắng lan tỏa trong tôi, hai sinh viên trẻ đau lòng trước chủ quyền biển đảo, đau lòng trước nạn tham nhũng ở đất nước ta đã làm những việc để thức tỉnh nhân dân, dân tộc lại chịu một mức án nặng nề như thế!!! 
Dù vẫn biết án bỏ túi đã có, nhưng tôi cũng không lại ngờ nó lại nặng nề vậy, nhưng tôi tin các em sau hơn 7 tháng trong đồn công an thì không có gì các em đã không trải qua, và tin tưởng rằng các em sẽ không chịu ngồi hết từng ấy năm tù đâu, tin tôi đi! 
Khoảng thời gian sau đó các blogger Gió Lang Thang, Huỳnh Công Thuận, Hoàng Dũng Cdvn, Trương Văn Dũng được thả ra khỏi đồn phường 1 trong sự vui mừng khôn tả của những bạn bè... nhưng đâu đó trong họ ánh mắt rưng rưng khi được báo về bản án dành cho hai sinh viên yêu nước. Trong đồn công an cô Bùi Thị Minh Hằng vẫn kiên quyết đấu tranh với những luận điệu xảo trá mà lực lượng an ninh đưa ra vì những cuốn “cẩm nang về quyền làm người” mà cô đã trao cho những người đến tham dự. An ninh lập biên bản và phạt cô 3 triệu đồng vì đã giới thiệu cho nhiều người biết hơn về quyền con người. Thật là nực cười cho xứ lừa... 
20h tối vì vướng một số công việc cần giải quyết cho ngày mai, một nhóm 5 người đã rời khỏi Long An để về Sài Gòn sau khi động viên anh em ở lại gắng sức. Họ đi về SG trong sự đeo bám quyết liệt của các nhân viên an ninh thường phục. Chúng tôi, những người còn lại vẫn bám trụ trước đồn công an để chờ cô Hằng ra. Ngoài trời mưa nặng hạt, 2 sinh viên yêu nước trong tù, cô Hằng trong đồn... Trung Quốc vừa thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông, an ninh thường phục đeo bám đe dọa, họa mất nước đã gần kề!!!

Những chuyện bên trong và chưa nói về phiên tòa xử sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

Riêng lời nói sau cùng của Phương Uyên mới làm cho cả phòng xử án bàng hoàng và không khí chùng xuống. Đứng trước vành móng ngựa của cộng sản để nói lời nói sau cùng thì Phương Uyên dũng cảm tuyến bố: "Việc tôi làm thì tôi chịu xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn". Giữa một rừng công an hùng hổ mà Phương Uyên dám tuyên bố như vậy chứng tỏ bản lĩnh của Phương Uyên như thế nào. Khác xa chuyện an ninh điều tra ép cung nhục hình để đưa ra một Phương Uyên theo ý của an ninh là hành động chỉ để nhận 100 USD và máy chụp hình kỷ thuật số từ phản động hải ngoại...

*
Kết quả phiên tòa do nhà cầm quyền cộng sản dàn dựng nhằm trả thù 2 sinh viên yêu nước tại Long An ngày 16.5.2013 thì ai cũng đã biết. Chúng tôi lược thuật một số chuyện mà ít người biết đến.
A. Thủ tục tố tụng: 
Cũng như bao phiên tòa xét xử người yêu nước khác về điều luật mơ hồ là điều 88 và 79 an ninh tại tòa án và khu vực xung quanh luôn gắt gao: phá sóng điện thoại, ngăn cản người dân tiếp xúc phiên tòa, hạn chế thân nhân của các nạn nhạn tham dự phiên tòa, công an thì nhiều hơn các thành phần khác tham dự phiên tòa nhiều lần. Tuy nhiên phiên tòa ở Long An có một số đáng ghi nhận như sau:
1. Về thủ tục tố tụng nhà cầm quyền ở Long An lần này tỏ ra "dễ chịu" hơn các nơi như ở Sài Gòn, Hà Nội, Bến Tre, An Giang. Luật sư có nhiều thời gian hơn, gia đình gặp được người thân bị giam giữ trước khi ra tòa. Có sự tranh luận sòng phẳng giữa công tố viên buộc tội và luật sư. Lần đầu tiên ở Việt Nam kiểm soát viên chấp nhận đuối lý trước luật sư và rút lại việc truy tố 2 nạn nhận tội "chống Trung Quốc". Dù việc rút lại lời buộc tội chỉ có tính hình thức vì sau đó bản án hình phạt rất nặng nề. Nhưng chúng ta cũng ghi nhận quan điểm chống ngoại xâm ít ra đã đi vào chính trường của Việt nam và đã được chấp nhận.
2. Dù an ninh hạn chế gia đình gởi trang phục cho các sinh viên yêu nước nhưng hình ảnh 2 sinh viên trong trang phục đồng phục học sinh áo sơ mi trắng và quần tây sẫm màu nói lên rằng họ đẹp hơn nhiều. Và quan trọng hơn là minh họa cho lời tố cáo nhà cầm quyền đàn áp sinh viên thì hình ảnh đó hiệu quả hơn nhiều. Chưa đi vào nội dung phiên tòa thì hình ảnh 2 sinh viên tao nhã thanh lịch giữa một rừng công an y hệt như 2 con chiên thơ giữa một bầy sói hung bạo.
3. Vào buổi chiều nhằm phản ứng việc công an bảo vệ và an ninh ngăn chặn những thân nhân khác không vào tham dự phiên tòa thì mẹ Phương Uyên, mẹ và anh của Nguyên Kha không vào tham dự. Chủ tọa phiên tòa công bố họ không tham dự buổi chiều. Nhưng sau hơn nữa giờ họ vào tham dự thì chủ tọa vẫn đồng ý cho họ mà không làm khó dễ gì họ.
4. Diễn biến bên ngoài dù có bắt bớ 1 số người dự tính tham dự phiên tòa nhưng lần này có vẻ như là công an Long An không dám tàn độc như công an Sài Gòn hay ở Hà Nội. 
B. Về nội dung bàn chất phiên tòa: 
Không hẹn mà gặp cả 3 luật sư bào chữa cho 2 sinh viên yêu nước họ có luận chứng bào chữa rất giống nhau và hợp lý: 2 sinh viên này chỉ yêu nước và chống Trung Quốc xâm lược và chống đảng cộng sản chứ không chống nhà nước CHXHCNVN. Dù trước đó an ninh làm khó dễ các luật sư rất nhiều: chặn các cuộc gọi vào máy của các luật sư, không cho họ có thời gian nhiều tiếp xúc với thân chủ cũng như toàn bộ hồ sơ vụ án. Nhưng rất trùng hợp là các luận cứ của các luật sư rất sắc bén không chỉ kiểm soát viên giữ quyền công tố bị đuối lý mà cả thẩm phán chủ tọa cũng như các hội thẩm nhân dân cũng thua lý và họ tìm cách tránh né các vấn đề và yêu cầu của luật sư đưa ra:
1. Phương Uyên và Kha có thừa nhận hành vi "vi phạm" nhưng chỉ chung chung không nói là vi phạm cái gì. Chống Trung Quốc thì chắc không có điều nào trong cả Bộ Luật Hình sự quy định. Tội chống đảng thì không phải là điều 88 của Bộ luật hình sự hiện nay mà phải là điều khác. Tuy nhiên cộng sản không dám trơ trẻn áp dụng thực chất cái điều này sợ bị dư luận trong và ngoài nước lên án nên họ miễn cưởng "ép" vào điều 88 chống nhà nước. 
2. Nhân chứng của vụ án: dù bản cáo trạng và kết luận điều tra có ghi là có 3 nhân chứng nhưng 3 nhân chứng này không có mặt ở phiên tòa tại Long An vào ngày 16.5.2013. Rõ ràng việc thiếu vắng 3 nhân chứng đã chứng tỏ rằng nhà cầm quyền lấn cấn trong việc buộc tội và tiền hậu bất nhất. 
3. Vật chứng: quan trọng nhất là vật chứng là các khẩu hiệu buộc tội 2 sinh viên yêu nước. Thế nhưng phiên tòa này không dám trưng ra cái vật chứng này. Đó chính là các khẩu hiệu chống Trung Quốc xâm lược và chống đảng cộng sản. Dù các luật sư yêu cầu nhiều lần nhưng chủ tọa không dám đề cập đến các khẩu hiệu này. Cũng như biên bản yêu cầu giám định nội dung của các khẩu hiệu cũng không có. Điều này chứng tỏ rằng phiên tòa của đảng cộng sản chỉ dùng nó như là một công cụ để trả thù các sinh viên yêu nước qua đó đe dọa nhiều người khác có ý chống đảng. 
4. Chống đối tôn giáo: trong cáo trạng để thêm màu sắc buộc tội thì phía an ninh điều tra cố "nắn, ép" cái này vào nhưng ra trước tòa thì không có gì liên quan đến việc chống đối các tôn giáo của 2 sinh viên yêu nước. Việc này lố bịch y như chuyện 2 cái bao cao su trong vụ án của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. 
5. Lời nói sau cùng: Đinh Nguyên Kha cho rằng Kha không có tội, chỉ hành động vì lòng yêu nước. Riêng lời nói sau cùng của Phương Uyên mới làm cho cả phòng xử án bàng hoàng và không khí chùng xuống. Đứng trước vành móng ngựa của cộng sản để nói lời nói sau cùng thì Phương Uyên dũng cảm tuyến bố: "Việc tôi làm thì tôi chịu xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn". Giữa một rừng công an hùng hổ mà Phương Uyên dám tuyên bố như vậy chứng tỏ bản lĩnh của Phương Uyên như thế nào. Khác xa chuyện an ninh điều tra ép cung nhục hình để ra một Phương Uyên theo ý của an ninh là hành động chỉ để nhận 100 USD và máy chụp hình kỷ thuật số từ phản động hải ngoại.
C. Phản ứng của giới am hiểu luật pháp tại Việt Nam về phiên tòa tại Long An ngày 16.5.2013:
1. Luật sư Nguyễn Thanh Lương: "Tôi thấy mình hèn hạ và bất lực khi chỉ đòi cho Phương Uyên được 5 ngày tù mà không làm cho bản án của em nhẹ đi. Phương Uyên bi bắt ngày 14 tháng 10 năm 2012 nhưng đến ngày 19 tháng 10 thì mới công khai. Kết luận điều tra và cả bản cáo trạng "quên" đi 5 ngày dấu nhẹm này. Tôi đã yêu cầu chủ tọa tính án phải từ ngày 14.10.1012 là ngày họ tạm giam em Phương Uyên. Tôi không có biết là 2 em sinh viên có kháng án hay không nhưng hình ảnh của họ ở phiên tòa hôm nay nó đay đáy vào tận giác ngủ của tôi trong nhiều ngày tới". 
2. Nhà báo T. D. (yêu cầu dấu tên): "Thì cũng như bao phiên tòa khác các nạn nhân của điều luật X nếu ai mà " ăn năn nhận tội" thì án nhe. Ai mà "cương" thì lãnh án nặng. Thấy Anh Ba Sài Gòn của vụ anh Điếu cày không? án nhẹ hơn so với 2 người khác. Gần đây vụ Lô Thanh Thảo im lìm thì họ kéo xuống 2 năm từ 3 năm rưỡi ban đầu. Đó thấy chửa nhưng đừng ghi tên tôi ra đấy đó nha". 
3. Luật sư N. thuộc đoàn Luật sư Thành Phố: "Bị cáo Kha không phải khủng bố, nếu khủng bố thì án khác cơ!" 
4. Thẩm phán H. của tòa án tỉnh Đồng Nai: "Tôi không theo dõi phiên tòa, nhưng thẩm quyền xét xử phải là của Tòa án thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải là Tòa án tỉnh Long An vì nơi diễn ra các hành vi vi phạm pháp luật là tại thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải ở tỉnh Long An".
5. Một phóng viên dấu tên của báo Pháp Luật: "Thực chất thì mấy ông tòa án không đủ tư cách và nhân cách để xét xử mấy sinh viên này".

Bản chất ti tiện của người cộng sản qua bản án xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

Ở đất nước này nếu bạn ra chợ dán khẩu hiệu "Một bộ phận không nhỏ lãnh đạo CSVN suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống", xác suất không nhỏ là bạn sẽ bị lãnh án 6-8 năm tù về tội nói xấu nhà nước, làm quần chúng... đi chợ hoang mang. Trừ khi trong túi bạn có cái thẻ đảng mang chức vụ Tổng bí thư với một tấm ảnh chân dung nhìn thật lú. 
Ở đất nước này nếu bạn cất cao giọng: "Đảng ta không chỉ có một con sâu mà cả bầy sâu đang tàn phá đất nước", bạn sẽ được báo chí đăng tải, ca tụng. Dĩ nhiên nếu bạn đang ngồi ghế chủ tịch nước và là UV BCT đảng. Nhưng nếu bạn lấy máu mình viết lên vải trắng hàng chữ "Đảng cộng sản có cả một bầy sâu" thì 6-8 năm tù về tội chống nhà nước CHXHCNVN đang đón chờ bạn.
Đảng cộng sản dù có tệ hại, hủ hóa suy thoái, sâu bọ đến mức nào, được chính những kẻ cầm đầu thú nhận, bạn cũng không được quyền nói leo và nói theo. Từ cửa miệng của bạn, từ những dòng chữ bạn viết, lời vàng tiếng ngọc chảy ra từ lỗ miệng của đồng chí Sang, Trọng, Hùng, Dũng... sẽ trở thành "tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân." 
Những điều mà những kẻ ăn trên ngồi trốc trên đầu nhân dân qua nhiều năm tháng, nhiều triều đại đủ để những người thiết tha với vận mệnh dân tộc, với nhiệt huyết của tuổi trẻ, của Trần Quốc Toản bóp nát trái cam, đã viết lên bằng máu lời này: 

đã làm cho cái đảng ti tiện điên tiết. Cả một hệ thống công an, truyền thông, pháp lý và đầu não đảng xúm vào nhất trí trả thù. 
Điều ti tiện và nhỏ nhen nằm ở chỗ: đảng với 3 triệu đảng viên không dám chường mặt ra để nhận mình là đối tượng bị phê bình. Thay vào đó cả đảng đã đã núp bóng Điều 88 Bộ luật Hình sự và nhận bừa đảng là nhà nước CHXHCNVN, là Chính quyền Nhân dân để chụp lên đầu tuổi trẻ yêu nước bản án 8 năm tù giam, 3 năm tù quản chế - đối với Đinh Nguyên Kha và 6 năm tù giam, 3 năm tù quản chế - đối với Nguyễn Phương Uyên. 
Ở đất nước này nếu bạn biết còng lưng, ngồi lom khom trước những tên tàu lạ và khúm núm rằng "Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn trân trọng, biết ơn sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp và bền vững lâu dài với Trung Quốc" bạn sẽ có cơ hội lên làm Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. 
Bạn cũng sẽ trở thành tân UV BCT của đảng nếu ghế mới chưa kịp ngồi đã lủi thủi sang Bắc Kinh khấu đầu và lúm khúm với những lời Lê Chiêu Thống như trên. 
Và cái ghế Tổng Bí Thư đảng cũng sẽ được xiết bù lon nếu bạn hướng về cung đình phương bắc với những cụm từ trân trọng biết ơn, quan hệ hữu nghị tốt đẹp và bền vững, gia tài để lại cho thế hệ mai sau... 
Nhưng nếu bạn treo lên hàng rào kẽm gai tinh thần của Trần Bình Trọng, ý chí của Lý Thường Kiệt, thái độ của Hưng Đạo Vương đối với bá quyền phương Bắc hàng chữ máu: 
bạn sẽ được tập đoàn Lê Chiêu Thống đã, đang và luôn miệt mài học tập gương đạo đức của Trần Dân Tiên, đang khòm lưng đánh vần hàng chữ 16 vàng bốn tốt, ban cho bản án 6-8 năm tù ở và 3 năm tù quản chế. 
Nhưng nên nhớ, bản chất ti tiện của những Lê Chiêu Thống nằm ở chỗ: để kết án người yêu nước, họ chỉ dám kết án biểu ngữ màu máu đỏ trên bằng câu: Dùng ngón tay chấm viết có nội dung "không hay về Trung Quốc". 
Thực tế phũ phàng của phiên tòa xét xử người yêu nước ngày 16 tháng 5, 2013 thêm một lần nữa cho thấy đừng mong đợi gì vào những điều trong Hiến pháp cũ, mới, sửa đổi hay không sửa đổi sẽ là những lá bùa hộ mạng cho mình. Hiến pháp là để góp ý, kiến nghị... cho vui. Hiến pháp khá nhất của nước, dưới thời lãnh đạo chưa nhiều sâu, chưa lắm bọ, chưa quá đà suy thoái, chưa phải học tập theo gương Trần Dân Tiên vì Tiên ông vẫn còn sống, cũng đã tốt đủ để đẻ ra cái cái lò sát sinh cải cách ruộng đất. 
Thực tế phũ phàng này cũng là tiếng chuông tỉnh thức rót vào tai mỗi khi ai đó lỡ miệng, lỡ tay tính nói, tính viết những cụm từ nhân sĩ trí thức, cách mạng lão thành một cách trân trọng dành cho những kẻ vẫn khư khư ôm ghì thẻ đảng. 
Cô gái này, chàng trai này 
là nạn nhân không phải của một cá nhân nào hay chỉ triều đại cộng sản ngày hôm nay. Hai công dân trẻ tuổi yêu nước này là nạn nhân của một bộ máy hiện hữu qua nhiều triều đại, nhiều thập niên, bắt đầu từ đời nhà Hồ phất cờ vàng sao cướp chính quyền. Bộ máy đó hiện hữu và thống trị đến ngày hôm nay, có được bởi sự góp phần của những đảng viên cộng sản trong đó có những người được tung hô là lão thành cách mạng, nhân sĩ trí thức
Bản án dành cho Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha nếu nhìn cho kỹ, suy cho sâu, chính là bản án dành cho chế độ. Nó bày ra hết những ti tiện, nhỏ nhen, yếu hèn, gian ác của chế độ và những con người cộng sản Việt Nam - từ cấp lãnh đạo cho đến những người đang xếp hàng chờ sổ hưu. 
Bản chất ti tiện của đảng csvn lại càng thấp lùn hơn khi đối diện với dáng đứng của 2 sinh viên trẻ tuổi Việt Nam trước phiên tòa đốn mạt: 
Nguyễn Phương Uyên: "Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm".
Đinh Nguyên Kha: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội". 
Dáng đứng này sẽ là tiếng gọi im lặng nhưng dũng mãnh nhất, sẽ thức tỉnh lương tâm hàng hàng lớp lớp con người đứng lên xóa bỏ bộ máy ti tiện đang thống trị đất nước và đày đọa dân tộc này. 

Thursday, May 16, 2013

Chị Nguyễn Thị Nhung: Cảm ơn thượng đế vì người đã ban cho con Phương Uyên

CTV - Chị Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên vừa chia sẻ trên facebook về bản án 6 năm tù giam đối với con gái mình sau khi phiên tòa kết thúc: 
"Hôm nay, một ngày ý nghĩa nhất trong cuôc đời. Cảm ơn Thượng Đế vì Người đã ban cho con Phương Uyên. Xin chân thành cảm ơn anh chị em đã đồng hành cùng gia đình Uyên và Kha".

Xuất hiện trong phiên tòa hôm nay trong bộ áo trắng học sinh, Phương Uyên luôn tỏ ra mạnh mẽ trước bạo quyền. Sự mạnh mẽ của Phương Uyên cũng đã khiến cho người mẹ ruột cảm thấy bất ngờ, 'trên cả mức tưởng tượng của gia đình'.
Sự đanh mạnh mẽ ấy đã được thể hiện qua lời khẳng định đanh thép của Phương Uyên: "Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm"

Ảnh: Báo DanViet.VN
Đinh Nguyên Kha: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu Dân Tộc tôi. Tôi không hề chống Dân Tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội".

Tường thuật phiên tòa 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tại Long An

Hôm nay, 16/5/2013, phiên tòa vụ án 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên Đinh Nguyên Kha diễn ra tại Trụ sở Tòa án tỉnh Long An (116 Trương Định, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An). Đây là một phiên tòa được sự quan tâm, chú ý rất lớn của dư luận; đông đảo người dân khắp nơi đã kéo về Long An để ủng hộ tinh thần 2 sinh viên yêu nước...

Dưới đây là bản tin cập nhật liên tục của Danlambao về các diễn biến xung quanh phiên tòa tố cáo chế độ:
Ảnh: Báo Thanh Niên
Nguyễn Phương Uyên: "Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm"
Đinh Nguyên Kha: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội". 

- Lời tuyên bố mạnh mẽ và đanh thép của 2 sinh viên yêu nước Phương Uyên - Đinh Nguyên Kha trước phiên tòa tố cáo chế độ cộng sản
*
Ảnh: Báo DanViet.VN
Phiên tòa kết thúc lúc 16h00 với những bản án nặng nề đối với 2 sinh viên yêu nước.
- Đinh Nguyên Kha bị kết án 8 năm tù giam, 3 năm quản chế

- Nguyễn Phương Uyên bị kết án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế

Ngày 16/5 tiếp tục ghi dấu như một ngày ô nhục của chế độ cộng sản, bản luận tội cho những kẻ độc tài càng dài thêm.
Trước phiên xử, giặc Trung Quốc đã đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông, lệnh cấm trên được tuyên bố chính thức có hiệu lực vào 12 giờ trưa nay, 16/5/2013. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau, nhà cầm quyền CSVN đã lập tức trả thù hai sinh yêu nước, chống giặc Tàu xâm lược bằng những bản án tù hết sức nặng nề.
Xe tù chở Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã rời khỏi sân tòa, trong khi đó, tại vùng biển Trường Sa, 32 tàu chiến Trung Quốc ồ ạt đổ quân cướp trọn Biển Đông.
*
19h40: Hiện nay, anh Trương Văn Dũng và Hoàng Dũng đã rời khỏi trụ sở CA phường 1 (Long An). Hiện giờ, chị Bùi Thị Minh Hằng vẫn đang ở trong đồn CA.
17h00: Nhóm 6 bạn trẻ vẫn kiên trì đứng trước trụ sở CA Phường 1 (Long An) để yêu cầu được bắt cùng với những người đã bị CA giam giữ vô cớ trước đó.
Lúc này, anh Huỳnh Công Thuận và Trịnh Anh Tuấn đã ra khỏi đồn CA. Tuy nhiên, vẫn còn anh Trương Văn Dũng, Hoàng Dũng và chị Bùi Thị Minh Hằng đang bị giữ lại.
15h30: Nhóm 6 bạn trẻ hiện đang đứng tại trụ sở CA phường 1 (Long An), bên trong, thấy anh Trịnh Anh Tuấn (Blogger Gió Lang Thang) vẫn đang bị giam lỏng.
Trước đó, khi đến đây để chất vấn việc bắt người, vừa bước vào trụ sở CA thì an ninh đã ra lệnh cho công an phường 1 xua đuổi mọi người ra ngoài.
Cô Nguyễn Hoàng Vi nói rằng: Chúng tôi cùng đi chung, bạn tôi bị CA bắt không rõ lý do. Nếu công an không làm việc, yêu cầu các anh bắt luôn chúng tôi, vì tất cả mọi người đều đi cùng nhau và có mặt tại phiên tòa vào thời điểm bắt người.
CA không ra tay bắt người mà chỉ xua đuổi các bạn trẻ ra ngoài, đồng thời mang máy quay phim chĩa thẳng mặt từng người để ghi hình.
Nhóm 6 bạn trẻ hiện vẫn đang cùng nhau đứng tại trụ sở CA phường 1 yêu cầu bị bắt chung với các bạn, mọi người đều tỏ ra ôn hòa.
15h25: Hiện nay, một nhóm bạn trẻ đã lên đường tiến về trụ sở CA phường 1 (Long An) để chất vấn việc bắt và giữ người trái phép.
Nhóm 6 bạn trẻ trong đó có blogger Nguyễn Hoàng Vi đã yêu cầu cùng bị bắt giữ như những người bạn đi cùng mà đã bị CA bắt trái phép trước đó.

Bức ảnh đặc biệt về 2 sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên trong phiên tòa tố cáo chế độ. Hai bạn trẻ tỏ ra khá tự tin và thoải mái trong chiếc áo sơ mi trắng giản dị, bao quanh là lực lượng CA sắp phục dày đặc.
Sau 7 tháng bị giam biệt tích, Đinh Nguyên Kha trông mạnh mẽ và rắn chắc hơn trước rất nhiều.


Associated Press - Vietnam Provider Drops Foreign News TV Channels

A Vietnamese satellite TV company stopped airing international channels including BBC and CNN on Thursday, citing a law that foreign governments have warned would result in international news and entertainment channels ending their broadcasts in a country increasingly cracking down on freedom of expression.
Underlining the confusion that has reigned about the law's scope and implementation, Vietnam's other major cable and satellite providers continued to broadcast as normal. The government said international news channels were exempt from one main aspect of the law requiring broadcasters to translate their content into Vietnamese before airing it.
The United States and other governments, especially those with national broadcasters, have been urging Hanoi to abandon or modify the law, which came into effect on Wednesday.
Vietnam's government is increasingly restricting freedom of political and religion expression in general, especially online. All foreign news channels are currently broadcast into the country with a half-hour delay, to allow sensitive content to be blocked if needed. The perception created by the new broadcasting law of additional restrictions on foreign businesses adds to Vietnam's difficulties in attracting investment at a time when its economic growth has slowed.
"We regret that the effect of the regulatory process as of today seems to be to restrict access of numerous international channels to the Vietnam market," said John Medeiros, chief policy officer for the Hong Kong-based Cable and Satellite Broadcasting Association of Asia. "Consumers everywhere else in Southeast Asia enjoy the opportunity to view a wide mix of domestic and international television."
The association had previously said that complying with the translation requirement was expensive, unpractical and amounted to censorship.
The K+ satellite provider, a joint venture between a local company and Canal Overseas, a wholly owned subsidiary of France's Canal + group, said on its website it had cut the signals of 21 foreign channels as a result of the regulation.
Asked why it had done so, a woman at the public relations section at the channel said "it was complying with regulations." She declined to give her name because it wasn't an official company response.
In a statement, the BBC said it was committed to delivering news across Vietnam and was "in continued discussions with Vietnamese authorities on the matter."
Hoang Vinh Bao, director of the broadcast and television department at the Ministry of Information and Communications, said a revision to the law on March 29 meant that foreign news channels like BBC and CNN didn't have to have their broadcasts translated into Vietnamese.
Asked why one provider had blocked foreign broadcasts, Bao said: "We will carry out inspections to make sure that they all comply with the regulations."
The law, known as "Decision 20", requires that translation and editing be performed by an agency licensed by the government and that content is "appropriate to the people's healthy needs and does not violate Vietnamese press law." It also states that commercials running on foreign channels must be made in Vietnam.
Late last year, the government said in a statement that the law was aimed at "at facilitating easier access for Vietnamese people to the foreign language TV programs."
The statement acknowledged the concerns of foreign governments, saying it "continues to listen to and consider ideas from concerned parties."

Wednesday, May 15, 2013

Ngành điện tử có nhiều cơ hội tiếp cận xu hướng thế giới (hahahahaha)

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết Việt Nam cần 10 năm nữa để phát triển toàn diện nền công nghiệp điện tử và kỳ vọng đến 2017, tổng giá trị xuất khẩu của ngành điện tử có thể đạt 40 tỷ USD.

Ngày 14-5, tại Hà Nội, Hội nghị thường niên lần thứ 18 Diễn đàn điện tử thế giới (WEF) đã chính thức khai mạc với sự tham dự của ông Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ. Diễn đàn này được tổ chức từ năm 1995 và được coi là sự kiện lớn nhất của ngành điện tử thế giới.
Hội nghị thường niên lần thứ 18 của WEF do Hiệp hội điện tử Việt Nam phối hợp với Diễn đàn điện tử thế giới tổ chức có sự tham dự của lãnh đạo các hiệp hội ngành hàng của các quốc gia thành viên như Hiệp hội điện tử tiêu dùng Mỹ, Thương hội Điện tử Trung Quốc; Hiệp hội truyền thông Ấn Độ… cùng đại diện các hiệp hội, công ty hoạt động trong lĩnh vực điện tử tại Việt Nam.
Hội nghị diễn ra trong ba ngày từ 13-5 đến 16-5 sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường, công nghệ của ngành điện tử thế giới, thảo luận về chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành điện tử, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, việc tham dự diễn đàn điện tử thế giới là cơ hội tốt cho Việt Nam được học hỏi, tiếp cận và tìm hiểu về xu hướng phát triển mới trên thế giới. Phó Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng khi Việt Nam được lựa chọn là địa điểm diễn ra Hội nghị thường niên lần thứ 18 và hy vọng thông qua diễn đàn lần này Việt Nam có thể học hỏi được nhiều điều từ các nước.
Qua đó Việt Nam sẽ có sự chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để tạo thuận lợi đầu tư cho các DN cũng như thu hút sự đầu tư của nước ngoài. Đối với ngành công nghiệp điện tử, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết đây là một trong những ngành quan trọng, vì vậy bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng vai trò, vị trí của ngành công nghiệp điện tử. 
Trong quá trình ấy, sự thành công của một số Tập đoàn điện tử lớn nhất thế giới đầu tư vào Việt Nam đã góp phần khẳng định Việt Nam trở thành điểm sáng đầu tư các công ty điện tử thế giới.
Đề cập đến những dự án đầu tư lớn của các tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã lấy ví dụ về Tập đoàn Intel và Samsung. 
Trong đó, Tập đoàn Intel đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh với số vốn đăng ký trên 1 tỷ USD, đến nay kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD/năm với hơn 1.000 công nhân, kỹ sư có trình độ xuất sắc vừa làm việc ở Việt Nam, vừa nghiên cứu ở Mỹ và một số quốc gia khác. Điều quan trọng nhất đó là Intel hoàn toàn yên tâm về khả năng đào tạo, cung cấp nhân lực, tiếp thu và quản lý công nghệ của người Việt Nam.
Đối với Tập đoàn Samsung, riêng Công ty Điện tử Samsung Việt Nam đã xuất khẩu 12,7 tỷ USD năm 2012, gấp 2 lần năm 2011. Hiện đang đầu tư 2 tỷ USD xây dựng tổ hợp sản xuất mới ở tỉnh Thái Nguyên.
Với tiềm năng hiện có, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết Việt Nam cần 10 năm nữa để phát triển toàn diện nền công nghiệp điện tử và kỳ vọng đến 2017, tổng giá trị xuất khẩu của ngành điện tử có thể đạt 40 tỷ USD.
Theo Chủ tịch Hiệp hội DN điện tử Việt Nam Lê Ngọc Sơn, việc được bầu chọn là nước đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 18 của WEF là một tin vui đối với ngành điện tử Việt Nam, minh chứng sự quan tâm của ngành điện tử thế giới đối với Việt Nam và là cơ hội thuận lợi để các DN điện tử Việt Nam nắm bắt thông tin, có điều kiện tiếp xúc với lãnh đạo các hiệp hội DN điện tử và các DN ngành hàng hàng đầu trên thế giới.
Sự kiện này có ý nghĩa thiết thực đối với ngành điện tử Việt Nam trong việc giới thiệu năng lực, mở rộng quan hệ nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tiếp tục phát triển và vươn xa hơn ra thị trường khu vực và thế giới, đồng thời là dịp tốt để quảng bá đất nước, con người với bạn bè trong ngành điện tử thế giới.
Theo ông Gary Shapiro-Trưởng Ban thư ký Diễn đàn WEF, Chủ tịch Hiệp hội Điện tử tiêu dùng Mỹ, ngành công nghiệp điện tử đóng vai trò lớn cho sự tăng trưởng của thế giới. Đây là ngành tạo là số lượng việc làm lớn, từ đó làm thay đổi giá trị cho người dân thế giới. 
Ông Gary Shapiro hy vọng tại hội nghị lần này sẽ tiếp tục nhìn thấy sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này ở phạm vi toàn cầu, khu vực. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc nhiều vào chiến lược phát triển của từng quốc gia, cũng như môi trường đầu tư, môi trường khuyến khích đầu tư và những chính sách để thúc đẩy tăng trưởng.
Bên cạnh đó, ông Gary Shapiro cũng mong muốn thông qua hội nghị lần này có thể học được những bài học kinh nghiệm từ phía Việt Nam. Vì Việt Nam đang phát triển nhanh, mạnh mẽ và có tầm nhìn chiến lược cho lĩnh vực này.

Ngày mai em ra toà

Nguyễn Thị Phương Uyên sẽ ra toà ngày 16/05/2013 và sẽ bị xét xử theo điều 88 của Bộ Luật hình sự tội tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tôi không quen em, chỉ biết em qua những bài viết về em trên mạng, cả từ báo lề dân cũng như lề đảng.
Tôi cũng đã có bài "Trò nhận tội khoan hồng cũ rích đã bị phá sản" ngay sau cuộc họp báo ngày 03/11/2012 của cơ quan điều tra, vạch rõ sự sai trái trong kết luận của cuộc họp báo với thực tế.
Phương Uyên chỉ xấp xỉ tuổi con tôi. Còn nhỏ quá. Mới hai mươi tuổi đầu. Người ta nói tuổi này là tuổi ăn, tuổi học, tuổi chơi.
Nhưng Phương Uyên đã làm tôi cảm phục.
Phương Uyên là con một gia đình nông dân nghèo, nhưng không những là một học sinh ngoan được nhiều bạn bè yêu quý, mà con có những tư tưởng và hành động dường như vượt quá cái tuổi hồn nhiên, trong trắng của em.
Khi tuổi trẻ cùng lứa với em say mê với những games online, hưởng thụ vật chất, chạy theo thời trang, hay những thứ giải trí của K-pop, khóc ngất đón sao Hàn, Phương Uyên đã nghĩ về đất nước và trách nhiệm của công dân.
Chưa lúc nào chủ quyền dân tộc bị đe doạ nghiêm trọng như hiện nay. Cuộc xâm lược Hoàng Sa và một phần Trường Sa, cộng với cuộc xâm lược mềm bằng thuê rừng đầu nguồn 50 năm, thâu tóm hơn 90% tổng thầu EPC cùng với hàng chục ngàn người đưa qua lao động, gây rối; hàng hoá độc hại tràn ngập lãnh thổ khắp cả nước; trong sự tiếp tay của tập đoàn thái thú Ba Đình, thực sự đã đẩy đất nước vào tiến trình Bắc Thuộc lần thứ 4. Việt Nam sẽ là một Tây Tạng thứ hai là viễn cảnh không xa.
Chưa bao giờ tiềm năng đất nước bị xói mòn và sinh lực cạn kiệt vì bộ máy tham nhũng hiện nay. Các nhóm trục lợi thi nhau rút ruột công trình, lợi dụng đặc quyền, đặc lợi vơ vét làm giàu bất chấp lương tri và đạo đức, kéo theo những món nợ nặng nề mà các thế hệ sau phải còng lưng gánh nặng.
Cho nên em viết: “Vì danh dự dân tộc, chống giặc Tầu . Vì tương lai đất nước, chống tham nhũng”.
Khẩu hiệu của em như một mệnh lệnh, một đòi hỏi yêu nước chính đáng. Hơn lúc nào hết, người dân cần thoát ngay ra khỏi sự tuyên truyền dối trá, lừa mị. Nhà nước cộng sản Việt Nam đang thực thi chính sách phò Tàu để giữ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, bám chặt lấy hệ thống chính trị độc quyền, chăm lo cho lợi ích riêng của phe nhóm trong đảng.
Khẩu hiệu của em là tiếng gọi của lương tri với non sông, hướng tới tất cả những ai còn chảy trong lòng mình dòng máu Việt Lạc Hồng.
Phải chống Tàu và chống tham nhũng, chống lại "nhà nước CHXHCN Việt Nam" mà thực chất chỉ là một băng đảng đang xây dựng chế độ tư bản-phong kiến với bộ mặt cộng sản. Chống kẻ thù ngoại xâm và nội xâm là hai thứ đang tước đi dần tài sản thiêng liêng nhất của dân tộc: đất nước.
Tôi không biết em có trực tiếp tham gia rải truyền đơn hay không. Nhưng nội dung của truyền đơn được rải ngày 10/10/2012 đã bộc lộ tất cả:
“Hỡi đồng bào Việt Nam, hãy đứng lên chống lại bạo quyền độc tài Cộng Sản Việt Nam. Hãy giành lại quyền lợi cho chính mình và gia đình, hãy đứng lên vì Tự Do, Nhân Quyền và Công Lý. Đảng Cộng Sản Việt Nam sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của đồng bào. Chúng cướp đất dân lành làm giàu cho đảng viên Cộng Sản, làm nô lệ để bán biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Làm ngơ để Trung Quốc bán vào nước ta những đồ ăn độc hại làm suy nhược giống nòi Việt Nam. Vì quyền lợi của con em,vì tương lai của dân tộc, hãy xóa bỏ sợ hãi, cùng đứng lên chống lại bọn Độc Tài Cộng Sản Việt Nam”.
“Trung Quốc đang từng bước thôn tính nước ta, bọn chúng đang chiếm dần hết biển đảo của ta. Cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn dài hạn để chiếm cứ những địa điểm quan trọng. Để Trung Quốc vào khai thác Bô-Xít tại Tây Nguyên để làm cứ điểm quân sự trọng yếu. Dâng hiến Ải Nam Quan Lịch Sử, Thác Bản Giốc và hàng ngàn cây số vuông đất biên giới cho Trung Cộng. Đảng Cộng Sản Việt Nam cho Trung Quốc đấu thầu chiếm hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia để cho Trung Quốc thống lĩnh nền kinh tế nước nhà… Tổ quốc đang lâm nguy! Toàn dân hãy đứng lên cứu nước, cùng nắm tay nhau xuống đường chống lại bọn Cộng Sản Việt Nam tay sai của bọn cộng sản Trung Quốc”.
Đọc toàn bản cáo trạng của em và người bạn Đinh Nguyên Kha, tôi thấy em thật khó thoát khỏi bàn tay lông lá của bầy sói. Chông gai và cạm bẫy rình rập, bủa vây em. Lao tù là chốn mà em sẽ phải dấn thân. Em còn quá trẻ và cuộc đời còn dang rộng. Ba năm, năm năm thậm chí nhiều hơn...
Ngẫm cảnh mẹ em đi thăm con thật khó khăn và thân em nhỏ nhoi bị đánh đập trong tù mà tôi xót xa, oán hận chế độ nhà tù gì mà sao tàn ác, bất nhân đến thế.
Hãy kiên trinh và can đảm lên em! Mọi người đứng bên em, cảm phục, chia sẻ và tranh đấu cho em. Gia đình đứng bên em và tự hào về em. Một ngày nào đó công lý sẽ chiến thắng và em sẽ được bù đắp. Cầu chúc cho em muôn sự bình an!
Ở một đất nước có dân chủ tự do, không bao giờ những việc làm của em bị kết án tù, ngược lại còn được khuyến khích. Đất nước Việt Nam thật vô cùng bất hạnh. Một đất nước bất bình thường, điên đảo, các giá trị nhân bản đã không còn mà nhường chỗ cho cuộc chơi đen đỏ quyền-tiền man rợ. Có những con người rắp tâm làm dã thú. Những tên quan toà mặt ngựa đầu trâu, thực sự chỉ là những con robot của cả bộ máy công quyền bất công và ô nhục.
Mọi người sẽ cùng hát vang bài ca yêu nước mà một người đã viết tặng em:
"Chúng ta hãy cùng xiết chặt tay!
Vì lũ giặc xâm lăng đã đến
Tuyên bố “Đường Lưỡi Bò” mưu chiếm trọn Biển Đông
Còn ngang ngược lập “Thành phố Tam Sa” trên biển
Gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cha ông!
Chỉ những kẻ vô lương tâm mới không thấy đau lòng
Khi quân giặc cướp tàu thuyền và bắn chết ngư dân trên biển
Khi cố tình quên vong linh những anh hùng Hải Chiến
Khi vì tiền mà cho chúng thuê biển, thuê rừng
Khi cho chúng đưa lao công sang trên các công trường
Làm rơi lệ Tố Như, xót xa hồn Nguyễn Trãi!"
(Nguyễn Hàm Thuận Bắc)

Nguồn gốc các đại gia đỏ

Kinh nghiệm đổi mới kinh tế ở các nước cộng sản cho thấy việc cải tổ chậm chạp, đổi mới nửa vời thay vì thay đổi toàn diện, đã tạo thêm nhiều cơ hội cho các cán bộ cao cấp kiếm lời nhờ “thu tô.” Trong kinh tế học, thu tô (rent-seeking) là những hành động kiếm lời mà không cung cấp một dịch vụ hay sản xuất một hàng hóa có ích lợi nào cho nền kinh tế. Buôn quan bán chức, làm dụng quyền thế ăn hối lộ đều là “thu tô,” nhưng còn nhiều loại thu tô khác nữa.
Trong bài trước, mục này đã nêu lên vài hành động thu tô như lạm dụng các độc quyền mua bán nhờ hệ thống cung cấp giấy phép; vay nợ ngân hàng nhà nước với lãi suất quá thấp so với thị trường; lợi dụng hệ thống hai thứ giá cả trong lúc tranh tối, tranh sáng. Các đại gia đỏ thu tô nổi tiếng nhất phần lớn là ở các nước thuộc Liên Xô cũ, nhất là tại Nga, Ukraine, và Kyrgyz vùng Trung Á. Các nước bị tư bản đỏ lộng hành cũng là những nước mà tiến trình cải tổ kinh tế cũng như chính trị chậm nhất. Ngược lại, các quốc gia vùng Baltic cũng thuộc Liên xô cũ như Estonia, Latva, Lithuania, và các nước Trung Âu như Ba Lan, Tiệp, đều thay đổi nhanh chóng cả kinh tế lẫn chính trị thì họ vừa thoát nạn tư bản đỏ hoành hành, mà kinh tế sau đó lại phát triển vững vàng hơn. Trong một bài sau sẽ trình bày vụ ăn cướp lịch sử tạo nên các đại gia đỏ ở Nga trong chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Nguồn gốc các đại gia đỏ làm giầu nhờ thu tô do đâu mà ra? Các cuộc nghiên cứu trong 20 năm đổi mới ở 27 nước cựu cộng sản cho thấy các đại gia đỏ phát sinh từ bốn thành phần chính.

Thứ nhất là giai cấp nắm quyền lực cao nhất trong thời cộng sản thì dễ dàng tự biến thành tư bản đỏ sau khi chế độ cộng sản đổ. Giai cấp này thường được gọi tên là Nomeklatura. Tại các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ, thân nhân và tay chân của các ông tổng thống Nazarbayev (Kazakhstan) hoặc Alyiev (Azerbaijan) đã trở thành chủ tịch, tổng giám đốc các công ty lớn nhất nước. Tại Ukraine, có những đại gia là người cộng tác làm ăn với Tổng Thống Kuchna. Một lãnh tụ cộng sản địa phương như Lazarenko, từng làm thủ tướng, đã biến thành một đại gia kiểm soát ngành năng lượng (ông này sau trốn sang Mỹ, bị bắt về tội rửa tiền). Tại Nga, các lãnh tụ hàng đầu của đảng cộng sản không có thời giờ đủ để tự biến thành đại gia đỏ, nhường phần đó cho thế hệ con em, nằm trong Ðoàn Thanh niên Cộng sản. Bù lại, giới lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước ở Nga lại đóng vai trò quan trọng nhất trong chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp mà họ là quản đốc, để chuyển tài sản công thành của cải riêng.

Thành phần thứ hai của các đại gia đỏ chính là đám cán bộ cao cấp hạng nhì, nằm trong bộ máy chính quyền cộng sản. Thí dụ rõ nhất là Vladimir Olegovitch Potanin, người chỉ đứng đầu một vụ trong Bộ Ngoại Thương. Bố mẹ Potanin đã giữ các chức vụ quan trọng trong chế độ, cho nên ông ta mới theo chân bố vào ngồi cái ghế tốt Soyuzpromexport đó. Khi gió vừa đổi chiều, Potanin đã đổi hướng ngay, năm 1991 bỏ nghề công chức ra lập công ty Interros tư doanh; thành lập ngân hàng xuất nhập cảng ONEXIM năm 1993, rồi sử dụng mạng lưới quen biết cũ trong chính quyền để kiểm soát tất cả tài sản và hệ thống thân chủ của Ngân hàng Comecom bị giải tán. Năm 2004 Interros được Ngân Hàng Thế Giới xếp hàng thứ năm trong số các đại công ty ở Nga; cũng làm chủ 30% công ty khoáng sản vĩ đại Norilsk Nickel. Sự nghiệp của Potanin cứ thế tiến mãi, cho tới thời Putin vẫn còn nguyên địa vị mặc dù nhiều đại gia đỏ cùng thời đã bị bắt bỏ tù hay đày biệt xứ.

Một đại gia đỏ Nga khác là Vagit Alikperov, năm 1990 đang làm thứ trưởng Bộ Dầu Khí Liên Xô trước khi sụp đổ. Rời khỏi chính quyền, Alikperov cùng với các bạn đồng sở cũ lập công ty dầu khí LUKoil, rồi “giải tư,” bán hết phần sở hữu của chính phủ cho các đại gia. Hiện nay LUKoil là công ty dầu khí đứng hàng thứ sáu trên thế giới, mà dự trữ dưới đất lớn chỉ thua công ty Mỹ Exxon. LUKoil là công ty Nga đầu tiên đã mua một công ty dầu khí Mỹ, Getty, cùng với 1,300 cây xăng ở nước Mỹ.

Một thành phần khác của các đại gia đỏ là đoàn viên Ðoàn Thanh niên Cộng sản tại Nga (Komsomol). Dưới chế độ cộng sản, các lãnh tụ lo cho con cháu vào học các trường lớn nhất rồi dùng Komsomol làm nơi nuôi dưỡng, bao bọc cho chúng chiếm các địa vị lãnh đạo. Mikhail Borisovitch Khodorkovsky là một phó thư ký đoàn tại Moskva, đã cùng các đoàn viên khác dùng một số tiền trong quỹ hoạt động thương mại, sau đó liên kết với một ngân hàng nhà nước lập ra ngân hàng MENATEP. Khodorkovsky là người đã bày mưu đưa ra chương trình các doanh nghiệp nhà nước “trả nợ bằng cổ phần” (loans for shares). Theo kế này, lúc đầu thì ngân hàng của các đại gia đỏ cho các xí nghiệp vay tiền, sau họ biến nợ thành cổ phần, chiếm đa số các cổ phần, rồi làm chủ các doanh nghiệp nhà nước.
Nhờ kế đó, Khodorkovsky trở thành ông chủ của công ty năng lượng lớn nhất Nga Yukos, trong một vụ tư nhân hóa nhơ bẩn vì nhiều người bị giết, trong đó có thị trưởng thị xã Nefteyugansk, nơi có nhiều mỏ của Yukos. Nhầm lẫn của Khodorkovsky là đã bỏ tiền chống lại Putin trong cuộc bầu cử năm 2000, đến năm 2003, bị Putin bắt bỏ tù, nay còn đang thụ án.

Một đoàn viên Ðoàn Thanh niên Cộng sản nổi tiếng nữa là Vladimir Gusinsky, từng phụ trách tổ chức các dạ hội âm nhạc cho Komsomol. Gusinsky đã tổ chức một ngân hàng MOST rồi lập đài truyền hình tư nhân đầu tiên ở Nga. Dùng báo đài chống Putin, năm 2000 Gusinsky bị bắt, rồi trốn sang Tây Ban Nha lúc được tạm tha.

Oleg Deripaska cũng là một đoàn viên Konsomol, lúc đi học còn nghèo khó đến nỗi có ngày chỉ lo kiếm đủ thức ăn. Bỏ học, đi làm nghề buôn sắt vụn, vậy mà tới năm 1994, mới 27 tuổi, Deripaska đã làm chủ 20% cổ phần của một công ty nhôm lớn. Ðến năm 2008, tạp chí Forbes liệt ông vào bảng các người giầu nhất thế giới, với tài sản gần 28 tỷ đô la, đến năm 2011 chỉ còn 17 tỷ đô la Mỹ! Deripaska hiện nay vẫn còn địa vị nhờ đã ủng hộ Putin. Có lần Deripaska đi theo Putin tới làng Pikalyevo, nơi các công nhân đang đình công đòi trả lương đầy đủ; trong một công ty do Deripaska làm chủ. Trước ống kính truyền hình, Putin sai người gọi Deripaska tới; bắt ký một tờ giấy cam kết giải quyết lương bổng cho công nhân; Deripaska ngoan ngoãn ký tên. Rồi Putin còn làm nhục nhà tỉ phú hơn nữa, bảo Deripaska phải trả lại cho mình cái bút mới dùng.

Thành phần thứ ba trong số các đại gia đỏ là những người ngoài đảng cộng sản nhưng liên kết làm ăn với các quan chức. Boris Abramovitch Berezovsky thuộc loại này, đã trở thành một đại gia nhờ chiếm được các công ty dầu lửa và công nghiệp, quản lý công ty hàng không Aeroflot và đưa công ty này đến gần phá sản. Ðến thời Putin, Berezovsky mất địa vị phải trốn sang sống ở nước Anh, và chết vào năm ngoái.

Với các đại gia đỏ chiếm của công làm của riêng, năm 2004 nước Nga có 36 nhà tỷ phú đô la Mỹ trong số gần 700 người khắp thế giới, mặc dù nền kinh tế chỉ lớn bằng 2% kinh tế thế giới. Trong khi đó các nước cùng một tổng sản lượng nội địa bằng Nga như Canada chỉ có 16 người, Hòa Lan có bốn người.

Tại sao nước Nga sản xuất ra nhiều đại gia đỏ như vậy? Bởi vì trong quá khứ, dưới chế độ cộng sản, quyền lực ở Nga được tập trung mạnh nhất so với các nước cộng sản khác ở Châu Âu. Khi chế độ cộng sản sụp đổ, chính quyền mới nằm trong tay Yeltsin, một cựu ủy viên Bộ Chính Trị, và chính ông này không có chút kinh nghiệm nào về kinh tế thị trường cũng như sinh hoạt trong thể chế dân chủ. Sau khi chế độ sụp đổ năm 1991, quyền hành ở Nga vẫn còn nằm trong một Xô Viết Tối Cao thoát xác, dưới danh nghĩa Quốc hội. Cả Quốc hội này đã được bầu lên trong thời gian còn chế độ cộng sản, và họ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị cũ. Yeltsin đã thỏa hiệp với nhóm thống trị này khi thi hành việc cải tổ kinh tế, tạo cơ hội cho họ lũng đoạn! Ðây là một bài học cho những nước chuyển hình từ độc tài sang dân chủ.