Wednesday, May 21, 2014

Công nhân Bình Dương vạch mặt thủ phạm gây bạo loạn

Giới công nhân lao động tại Bình Dương hiện đang rất phẫn nộ vì đã phải chịu nhiều tai tiếng sau vụ bạo loạn vào đêm 13/5 tại các khu công nghiệp trong tỉnh. Vụ việc đã khiến nhiều nhà máy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị tấn công, cướp bóc và phóng hỏa.

Từ đầu tháng tháng 5/2014, khi Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan HD 981 và hơn 80 tàu chiến trang bị tên lửa vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhân dân cả nước đã tỏ ra vô cùng phẫn nộ trước hành vi gia tăng xâm lược của Trung Quốc.
Người dân Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước đều có quyền xuống đường biểu tình thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm gìn giử biển đảo quê hương. Ngày 11/05/2014, các cuộc biểu tình 20 tổ chức dân sự độc lập đồng ký tên khởi xướng lần đầu tiên đã được diễn ra trên cả 3 miền đất nước.

Mặc dù bị nhóm 'biểu tình quốc doanh' của đoàn thanh niên cộng sản 'ăn theo', nhưng cuộc biểu tình ngày 11/05/2014 đã thành công trong ôn hoà và không bị dẫn dắt lạc hướng.

Một công ty tại Bình Dương bị đập phá

Doanh nghiệp Trung Quốc biết trước bạo loạn
Đến ngày 12/5/2014, giới công nhân Bình Dương cũng được phát động tham gia biểu tình chống TQ. Cuộc biểu tình ôn hòa được xuất phát từ thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Tuy nhiên, đến ngày 13/05/2014, cuộc biểu tình ôn hoà đã bị biến thành bạo động do một nhóm người lạ mặt không biết từ đâu đến. Họ, những người lạ mặt, kéo theo cờ đỏ sao vàng, mặc áo đỏ hùng hổ đến các công ty nước ngoài yêu cầu chủ doanh nghiệp đóng cửa nhà máy, buộc công nhân nghỉ việc để tham gia cuộc bạo loạn do chính họ giật dây và điều động.
Đáng chú ý, chủ doanh nghiệp tại các công ty Trung Quốc đã biết trước điều này sẽ xãy ra. Họ cho công nhân nghỉ trước đó khoảng một hai tiếng đồng hồ để đóng cửa nhà máy.

Đỉnh điểm của vụ việc xả ra lúc 16 giờ chiều cùng ngày, công nhân bao vây chật kín trước các công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc... Phần lớn mọi người hô to các khẩu hiệu chống TQ xâm lược.

Đến hơn 17 giờ, bạo động đã bùng phát. Một số người lạ xông vào đập phá tài sản của các công ty nước ngoài tại các khu công nghiệp.
Cuộc bạo động này do một nhóm chưa đầy 20 người tổ chức. Họ bắt đầu đập phá, huỷ hoại tài sản rồi phóng hoả công ty. Hầu hết các công nhân đều đi theo với tính chất ôn hoà và quan sả.

Sự hỗn loạn của thiểu số người này cũng làm cho phần lớn công nhân bất bình và hoang mang. 

Đổ dầu vào lửa
Đến khoảng 18 giờ chiều, một số công nhân không tham gia bạo loạn trở về phòng trọ. Tuy nhiên, khi họ ra các trạm ATM rút tiền lương tháng 4/2014 mà công ty mới vừa trả vào thẻ ATM vào ngày 10 hàng tháng thì nhận được thông báo "Tài khoản bị khoá".

Hiện tượng này xảy ra tại hầu hết các công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc, điều này như đổ thêm dầu vào lửa khiến nhiều người tỏ ra hết sức phẫn nộ. Điều này cũng tạo nên nhiều nghi vấn có sự tiếp tay của các ngân hàng.
Thông tin về việc tài khoản bị khóa - đồng nghĩa với việc bị mất một tháng lương lập tức lan truyền trong giới công nhân. Một số người vội quay trở lại để liên lạc với công ty, tuy nhiên vụ bạo động đã khiến chủ doanh nghiệp buộc phải bỏ trốn đến nơi an toàn.

Lúc này, các phần tử lạ mặt xông vào đập phá tan hoang các nhà máy. Họ lớn tiếng tuyên bố sẽ phóng hoả đốt sạch nếu ai không nhanh tay lấy tài sản bên trong nhà máy. Liền sau đó, nhiều người ồ ạt xông vào bên trong, mạnh ai nấy ôm vác ra những thứ gì có thể mang ra được.

Dưới ống kính và con mắt của dư luận thì họ sẽ trở thành người đi "hôi của" và phải chịu sự lên án vì hành động vi phạm pháp luật.





CA cố tình trì hoãn

Sau vụ bạo loạn diễn ra chiều tối và đêm 13/5/2014, nhân dân Bình Dương đã đặt nhiều câu hỏi về trách nhiệm của lực lượng chức năng trong việc giải quyết tình hình.
Thứ nhất, những gì xảy ra trong vụ bạo loạn khiến người dân rất bất bình. Tại sao không thấy công an can thiệp và ngăn chặn kịp thời, trong khi trước đó vào sáng ngày 13/5/2014, toàn ngành công an Bình Dương có cuộc họp để đối phó? 
Thứ hai, vì sao các ông chủ Trung Quốc biết trước sẽ có cuộc bạo loạn đập phá và đốt công ty? Hầu hết các công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc đã cho công nhân ngưng việc nghỉ trước đó vài giờ do biết trước thông tin này, nhưng công an địa phương lại không biết.
Thứ ba, trong lúc vụ bạo động chưa xảy ra, tại sao các ông chủ Trung Quốc hoặc ngân hàng lại khoá tài khoản lương trong thẻ ATM của công nhân? Phải chăng có một âm mưu cố tình đổ dầu vào lửa?

Tình báo Trung Quốc đạo diễn?

Sau các vụ bạo loạn tại Bình Dương, Hà Tĩnh và nhiều nơi khác trong các ngày 13-14/5, người dân bắt đầu đổ dồn nghi ngờ về việc có bàn tay đạo diễn từ tình báo Trung Quốc.

Thủ đoạn của tình báo TQ qua các vụ bạo loạn nhằm mục đích gây xáo trộn công ăn việc làm của hàng triệu công nhân Việt Nam và tạo nên hình ảnh xấu với các nhà đầu tư quốc tế. Việc đập phá, cướp bóc tài sản nhà máy gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Nhà nước CAVN sẽ phải bồi thường phí tổn thiệt hại lấy từ tiền thuế của người dân.

Các vụ bạo loạn sẽ tạo ra sự chia rẽ giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa, tạo ra những lợi thế để đảng CS Trung Quốc áp lực phe thân TQ trong nội bộ cộng sản VN phải có hình thức khống chế, cấm các cuộc biểu tình yêu nước sắp tới.

Điển hình gần đây là nhà cầm quyền CSVN đã đàn áp mạnh tay các cuộc biểu tình yêu nước tại Hà Nội, Sài Gòn và Nghệ An.

Các vụ bạo loạn cũng sẽ khiến nhà cầm quyền CS Trung Quốc sẽ có cớ để xua quân xâm lược Việt Nam với chiêu bài bảo vệ người dân TQ và các cơ sở doanh nghiệp của người Hoa tại Việt Nam.

Monday, May 19, 2014

Nói dối lem lém

Một xã hội không tự hiểu mình, mỗi cá nhân cũng không tự hiểu mình, vàng thau, phải trái, cao quý ti tiện lẫn lộn, các giá trị lẫn lộn bắt đầu từ sự không chuẩn xác của ngôn từ.
Câu mở đầu kinh thánh Cựu ước “Thoạt Tiên Là Ngôn Ngữ…” (Au conmmencement était le Verbe). Ngôn ngữ làm nên văn minh này, vì nó có thể lưu giữ và truyền lại toàn bộ kinh nghiệm của nhiều đời trước cho nhiều đời sau, càng ngày cái khả năng nhận thức càng gần đúng như nó có, khiến sự lựa chọn của con người khách quan hơn, có hiệu quả tích cực trong quá trình chủ động thích ứng với mọi đổi thay của môi trường sống và môi trường xã hội.
Vậy mà ngôn từ lại là cái mặt yếu nhất trong các lãnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc ở các nước xã hội chủ nghĩa. Công dân của các nước ấy dùng ngôn từ để che đậy chứ không nhằm giao tiếp, hoặc giao tiếp bằng cách che đậy, “nói vậy mà không phải vậy”! Nó là cái vỏ cứng để bảo vệ mọi sự bất trắc, chống lại thói quen hay xét nét lời ăn tiếng nói của công dân của mọi chính quyền chuyên chế.
Cái cách tự bảo vệ ấy lại càng rõ rệt ở cấp lãnh đạo và các viên chức nhà nước làm việc ở các cơ quan quyền lực. Họ nói bằng thứ ngôn ngữ khô cứng đã mất hết sinh khí, một thứ ngôn ngữ chết, ngôn ngữ “gỗ”, nói cả buổi mà người nghe vẫn không thể nhặt ra một chút thông tin mới nào.
Các buổi trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của Đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Người cầm quyền cấp cao nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ hồ, càng nói mơ hồ càng được đánh giá là chín chắn.
Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân.
Rồi nói về cần kiện liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra. Hoặc giả hỏi lại và kiểm tra là không được phép, là tối kỵ, dễ gặp tai hoạ nên không hỏi gì cũng là một phép giữ mình.
Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói, chả lẽ làm người lại không nói.
Thật ra nói thế mà vẫn hiểu nhau cả. Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền hỏi.
Trong hàng trăm cuốn hồi ký của các nhà văn hoá, của những người hoạt động chính trị, của nhiều tướng lĩnh, ta chả biết được bao nhiêu cái thế giới riêng của họ, cái thế giới cá nhân của họ. Cái phần đóng góp của họ càng nhỏ thì cái ý nghĩa quyết định của tập thể càng lớn, cái có tên thì bé tí xíu, vô nghĩa, cái không tên thì bao trùm rộng khắp nhưng cũng không có hình thù rõ rệt, cứ mờ mờ mịt mịt, có đấy mà cũng không có đấy, cái chung ấy chả phải chịu trách nhiệm với một ai, có biết nó là ai mà truy cứu.

Sunday, May 18, 2014

Ai đứng đằng sau giật dây?


Ngay sau vụ công nhân biểu tình đốt phá ở Bình Dương, cả công an lẫn hệ thống tuyên truyền nhà nước đều xác định các biến cố này là “tự phát,” không ai tổ chức. Ðiều này khó hiểu, vì xưa nay mỗi lần như vậy thế nào họ cũng tố cáo những “thế lực thù địch” xúi giục và tổ chức.
Tại sao họ xác nhận về tính “tự phát” nhanh chóng, không cần phải nghiên cứu, điều tra một thời gian nào cả? Câu trả lời tự nhiên là: Họ không cần điều tra, vì họ biết đây không phải là những hành động tự phát. Ai ra lệnh cho cả guồng máy nói cùng một giọng nói dối như vậy?

Ðể trả lời những câu hỏi này, cần kiểm điểm coi các sự kiện đã diễn ra như thế nào.

Trước hết, có thể khẳng định rằng các cuộc biểu tình bạo động ở Bình Dương ngày Thứ Ba, 13 Tháng Năm, 2014, không do công nhân phát động mà họ đã bị sách động. Nhiều nguồn tin khác nhau trên mạng cung cấp các thông tin cho ta thấy điều đó. Chẳng hạn, một số chủ nhân người Trung Quốc đã cho công nhân được nghỉ làm việc trong buổi sáng hôm đó. Ðây là một chuyện bất thường, không có lý do nào cả. Cùng trong buổi sáng, một số người không phải công nhân đã vào các nhà máy kêu mọi người đi biểu tình. Công nhân hưởng ứng ngay vì trong lòng đã chứa sẵn uất ức; và họ nghĩ việc này không nguy hiểm vì được chính quyền khuyến khích. Tâm lý họ được chuẩn bị rồi, vì hai ngày trước đó ai cũng biết các báo, đài, loan tin về những vụ biểu tình chống Trung Cộng ở Hà Nội, Sài Gòn, Ðà Nẵng, Huế, vân vân, mà không ai bị đàn áp.

Hai chi tiết trên chứng tỏ có đám người lợi dụng tình cảm uất ức của công nhân, kêu họ đi biểu tình. Lại thêm các chi tiết khác bất thường hơn nữa. Chẳng hạn, trên các con đường đám biểu tình đi qua cảnh sát công an hoàn toàn vắng mặt. Có blogger nhìn thấy “một chiếc xe Matiz bí ẩn” mang cờ đỏ “búa liềm và ngôi sao” dẫn đầu đoàn biểu tình. Cờ búa liềm là biểu tượng uy quyền của đảng Cộng sản, các công nhân càng yên tâm tiến bước. Nhiều blogger ghi nhận có đám đầu gấu dẫn đầu đi lật đổ nhiều chiếc xe và container của các công ty, rồi đốt cháy, nhưng chúng không cướp của; chứng tỏ chúng đang thi hành những mệnh lệnh quan trọng hơn, chỉ nhằm khích động đám đông đốt, phá. Một nhạc sĩ đã ghi lại: “...một người đàn ông bí ẩn, mặc áo công nhân, phất tay liên tục,” hoặc “một anh người Bắc, đội nón bộ đội và đeo kính đen” ra lệnh cho đám người mang “dùi cui gỗ có hình dạng như điếu cày.” Việc đốt phá không phân biệt các nhà máy là của người Trung Quốc, Ðài Loan, Nhật Bản hay Hàn Quốc; chắc chắn do cố ý chứ không phải vô tình. Một chi tiết không biết xác thực tới đâu, cho biết: Những người chỉ huy “chạy trên các xe có biển số 36,” và trên xe mang theo “ống sắt, xà beng, cờ trống,” vân vân. Số xe 36 là của tỉnh Thanh Hóa.

Với các chi tiết được nhiều người quan sát đưa ra như trên, chúng ta có thể xác định: Công nhân đã được khích động đi biểu tình; nhưng các vụ cướp phá là do một đám khác cố ý gây ra, không phải do công nhân khởi xướng. Nhiều đồng bào trong nước cũng như ở hải ngoại đã kêu gọi các công nhân bình tĩnh, đừng đốt, đừng giết người Trung Quốc. Thực ra, không công nhân nào chủ mưu các hành động đó. Cho nên blogger Người Buôn Gió và Tiến Sĩ Nguyễn Quang A đã đặt câu hỏi: “Có ai đó đứng đàng sau giật dây cuộc bạo động.”
Họ có thể dễ dàng “đứng đàng sau giật dây,” thực hiện âm mưu của họ; vì họ biết dân Việt Nam đang sẵn sàng xuống đường chống Trung Cộng. Những kẻ giật dây đó là ai? Những người đó là ai? Âm mưu của họ nhắm mục đích nào?

Những kẻ chủ mưu phải là người có đủ uy thế hoặc quyền lực; có như vậy họ mới có thể yêu cầu các chủ nhân người Trung Quốc cho công nhân nghỉ làm việc. Hơn nữa, họ có khả năng sai khiến một đám quân đầu gấu chuyên nghiệp. Vì thế, có người tin rằng đám người “đứng đàng sau giật dây” thuộc hàng cán bộ cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam, từ trung ương hoặc địa phương.

Nhưng có người nào trong đảng Cộng sản muốn gây ra cảnh hỗn loạn như ở Bình Dương, lan ra Bắc đến tận Hà Tĩnh? Trong đám lãnh đạo cộng sản hiện nay có kẻ nào muốn gây loạn để lật đổ bọn nắm quyền, cho nhóm khác lên thay? Hoặc có người muốn gây loạn khiến quân đội phải can thiệp, sau đó quân đội sẽ lên nắm quyền? Chúng ta đã thấy đám côn đồ lợi dụng biểu tình đi đốt phá ở Bình Dương bị quân đội ngăn cản đã phải chuyển hướng qua Biên Hòa, chứng tỏ quân đội có khả năng dẹp loạn. Lần đầu tiên xe tăng đã xuất hiện trên đường phố Sài Gòn kể từ năm 1975 khiến dân chúng ngạc nhiên. Hiện tượng đó có chuẩn bị cho một chế độ quân phiệt lên thay chế độ cộng sản hay không?

Nhưng giả thiết “phá trong nội bộ” trên đây ngầm hiểu rằng những kẻ “đứng đàng sau giật dây” muốn thay thế cả bộ máy thống trị bằng một nhóm khác, với đường hoàn toàn lối mới. Hơn nữa, theo giả thuyết này thì những kẻ chủ mưu chấp nhận nguy cơ không ai kiểm soát được cảnh hỗn loạn lan tràn, dẫn tới cảnh chế độ tan rã.
Trong đảng Cộng sản có người nào hiện nay sẵn sàng làm liều như thế hay chưa? Người ngoài khó biết được. Nếu có, thì số người này rất ít, và chắc họ không có đủ quyền thế để có khả năng sai khiến, chỉ huy nhiều tay sai đầu gấu như thế, trong lúc đám công an đứng ngoài không can thiệp. Trừ khi chính các tay trùm công an chủ mưu. Bọn chỉ huy công an đã quen sử dụng côn đồ đàn áp đồng bào từ hàng chục năm nay.

Khi xét lại giả thiết nội bộ phá lẫn nhau để giành quyền, chúng ta thấy một điều khó tin nhất, là dù ai chủ mưu thì họ cũng phải thấy nhiều mối rủi ro, nguy hiểm. Thứ nhất là các phe tranh quyền sẽ chịu chung số phận nếu các cuộc bạo loạn khiến cả chế độ tan rã. Thứ hai là kinh tế sẽ suy sụp dù ai lên nắm quyền thay đám lãnh tụ hiện nay. Lâu nay Cộng sản Việt Nam vẫn khoe chế độ của họ tạo được “ổn định chính trị.” Nay thì ai cũng biết một xã hội không thể nào ổn định khi trong dân chúng chất chứa bao nhiêu bất công, oan ức. Có người nào trong đám lãnh tụ cộng sản, cả các tay chỉ huy công an, sẵn sàng chấp nhận hai thứ rủi ro đó hay không? Có lẽ bản năng sinh tồn sẽ ngăn cản không cho người ta làm liều như vậy.

Cho nên nhiều người nghĩ rằng các cuộc bạo loạn vừa qua không do một phe nào trong đảng Cộng sản Việt Nam chủ mưu. Thay vào đó là giả thuyết chính hệ thống tình báo Trung Cộng đứng đằng sau giật dây các cuộc bạo động. Gián điệp Trung Cộng hiện đang len lỏi khắp nơi, hoạt động bên trong và bên ngoài chính quyền. Họ không cần ra mặt mà có thể đứng đàng sau giật dây cả đám công an, mật vụ và đầu gấu. Giả thiết này có vẻ đáng tin, khi chúng ta nhận ra rằng chính quyền Bắc Kinh rất có lợi khi các cuộc bạo loạn tuần qua xảy ra.
Tình báo Trung Cộng chắc chắn biết trước người Việt Nam sẽ sôi máu khi họ đưa giàn khoan dầu HD-981 vào chiếm biển nước ta. Một chứng cớ mới được tiết lộ cho thấy hai tháng trước đó, một xí nghiệp lớn của Trung Quốc đã được báo động. Chứng cớ này là một bản văn do công ty Hua Wei gửi cho các nhân viên của họ ở Việt Nam vào ngày 8 Tháng Ba năm 2014. Trong văn thư gửi qua Internet, ban giám đốc ra lệnh nhân viên của họ đang làm việc ở Việt Nam hãy về nước, và đưa gia đình ra khỏi Việt Nam để tránh nguy hiểm. Cuối văn thư còn ghi ba số điện thoại để liên lạc nếu cần cấp cứu.

Ðược hỏi về văn thư trên, ban giám đốc Hua Wei nói rằng việc họ báo động nhân viên là có thật, nhưng không liên can gì tới các biến cố HD-981, lúc đó chưa xảy ra. Nhưng tại sao họ lại biết những mối nguy hiểm từ hai tháng trước? Công ty Hua Wei mua bán trong 150 quốc gia khắp thế giới; cho nên họ phải nhận được những tin mật quan trọng mà các công nhỏ không biết. Người nào đưa tin cho họ, chắc phải thuộc hàng quan chức cao cấp của đảng Cộng sản Trung Hoa, biết trước kế hoạch HD-981. Họ có thể đoán rằng khi giàn khoan vào Biển Ðông thì người Việt sẽ phản đối mạnh mẽ.

Nhưng làm sao họ đoán trước được rằng cuộc chống sẽ đưa tới tình trạng đốt, phá các nhà máy và tìm giết người Trung Hoa. Mối hiểm nguy chết chóc là căn bản khiến Hua Wei gửi thư báo động. Chính quyền Bắc Kinh làm sao biết chắc sinh mạng người Trung Hoa sẽ bị đe dọa, trong khi kinh nghiệm cho họ thấy các cuộc biểu tình chống Trung Cộng trong hàng chục năm qua đều ôn hòa mà vẫn bị chính quyền Cộng sản Việt Nam đàn áp, ngăn cấm.

Họ có thể biết trước được nếu chính họ chủ mưu gây ra cảnh hỗn loạn. Ðiều này có thể tin được khi chúng ta suy nghĩ theo lối nhà trinh thám đi tìm thủ phạm một vụ giết người. Ai được lợi nếu nạn nhân chết, những người đó được xếp vào loại tình nghi.

Tình trạng hỗn loạn ở Việt Nam rất lợi cho chính quyền Trung Cộng. Nếu biết trước dân Việt Nam sẽ chống đối giàn khoan HD-981, thì phản ứng tốt nhất của Bắc Kinh là vô hiệu hóa các cuộc chống đối này trước dư luận, làm sao cho cả thế giới thấy dân Việt chống Trung Quốc là một lũ người bạo động, kém văn minh, không tôn trọng các quy tắc pháp luật và đạo đức. Muốn vậy, hãy đẩy cho phong trào chống đối chuyển sang tình trạng vô kỷ luật, tham tàn, phi pháp, và phi đạo đức. Khi đó cả phong trào phản đối của nhân dân Việt Nam sẽ bị vô hiệu. Cả thế giới sẽ bỏ rơi dân Việt Nam, chính quyền Trung Cộng được tự do hành động ở Biển Ðông.

Nhưng Trung Cộng không chỉ nhắm mục tạo ra hình ảnh xấu xa nhất cho dân Việt Nam để họ chiếm cảm tình của thế giới loài người. Các cuộc bạo loạn còn có thể gây ảnh hưởng xa hơn, là phá hoại cả nền kinh tế Việt Nam. Các cuộc biểu tình chống Trung Cộng đã bị biến hóa thành những cuộc bạo động, cướp bóc và giết người. Nhưng nguy hiểm nhất là bọn chủ mưu đã đi tấn công cả các công ty không phải của người Trung Hoa trong lục địa. Một hệ quả thấy ngay, là chính quyền ở Hồng Kông, Ðài Loan, Singapore đã phản đối và cảnh cáo dân chúng của họ không nên tới Việt Nam. Nếu giới đầu tư ngoại quốc mất tin tưởng, rút lui khỏi Việt Nam, thì không biết bao giờ kinh tế mới phát triển?

Công ty Formosa Plastics Group đang thiết lập một nhà máy thép hàng lớn nhất tại tỉnh Hà Tĩnh, với số vốn đầu tư lên tới 20 tỷ đô la, là một công ty tư của Ðài Loan, không liên can đến Cộng sản Trung Quốc, nhưng vẫn bị đầu gấu tấn công và nhiều người bị giết. Làm sao các công ty khác tin tưởng được rằng họ chắc chắn tránh được tình cảnh đó?

Bây giờ chúng ta hiểu được một lời đe dọa trên một tạp chí của đảng Cộng sản Trung Quốc; khi họ báo trước rằng Bắc Kinh sẽ “dạy cho Việt Nam một bài học” khác. Bài học mới này là đánh cả nước Việt Nam bằng đòn kinh tế, thay vì dùng vũ lực như năm 1979.

Giả thuyết tình báo Trung Cộng là bọn đứng đàng sau giật dây các vụ bạo động có cơ sở đáng tin hơn là giả thuyết trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam phá lẫn nhau.

Nhưng giả thuyết Trung Cộng chủ mưu vẫn có một “lỗ hổng” cần giải thích: Tại sao Trung Cộng lại phá hoại cả hình ảnh “ổn định giả tạo” và làm suy yếu nền kinh tế Việt Nam như vậy, mà không lo cả chế độ cộng sản ở Việt Nam sẽ tan vỡ? Nếu còn sống thì đảng Cộng sản Việt Nam vẫn trung thành làm theo ý Bắc Kinh hơn bất cứ một chính phủ mới nào ở Việt Nam. Có lẽ nào Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh đám đàn em của họ, sau khi đã nuôi nấng Cộng sản Việt Nam từ Hội nghị Thành Ðô năm 1990 đến nay?

Sự thật là Bắc Kinh không cần đến đảng Cộng sản Việt Nam nữa, họ sẵn sàng vứt bỏ, như vứt một đôi giầy cũ nát. Họ đã đạt được nhiều lợi thế sau khi ký kết các bản hiệp định về biên giới, trên đất liền và trên biển. Họ có nhiều quyền lợi cao hơn là duy trì một chế độ mang tên cộng sản ở nước láng giềng. Ngay cả những việc như khai thác bô xít, buôn lậu qua biên giới, vân vân, cũng chỉ là những quyền lợi kinh tế nhỏ, so với những quyền lợi lớn khi làm chủ được nhiều phần Biển Ðông hơn.

Cho nên, để đánh phủ đầu phong trào biểu tình phản đối vụ HD-981, và đánh đòn chí tử vào triển vọng đầu tư, phát triển ở Việt Nam, Trung Cộng có thể đã chủ mưu sai khiến đám đàn em trong Cộng sản Việt Nam gây bạo động, giết người trong các cuộc biểu tình, từ Bình Dương đến Hà Tĩnh. Những người tham dự cuộc biểu tình ngày Chủ Nhật, 18 Tháng Năm này phải hết sức bảo vệ trật tự, kỷ luật, và coi chừng đám đầu gấu sách động gây loạn.

Thursday, May 15, 2014

Một thành phần trong nội bộ đảng cộng sản là chủ mưu đằng sau những hành vi đốt phá, hôi của, giết người

Khi lên án bạo động phải có 2 vấn đề rành rọt cần lên án: Hành ViThủ Phạm. Hành vi thì rất rõ ràng qua những thông tin, hình ảnh tràn lan trong những ngày qua. Nhưng thủ phạm thì không nên mập mờ, rất tai hại như "công nhân", "người biểu tình chống Trung Quốc", "những thành phần khích động"... Cho đến nay, sau gần một tuần, nhiều dữ kiện chứng minh rằng: chủ mưu và thủ phạm của những bạo động chính là một thành phần trong đảng.

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương: "công nhân tập trung tại cổng khu công nghiệp VSIP đã nhận cờ, áo đỏ sao vàng của người phát miễn phí. Trong quá trình công nhân diễu hành, một số kẻ đã sử dụng bộ đàm để liên lạc với nhau."
Điều này cho thấy có một thế lực có nhân sự, tài chánh và phương tiện tổ chức.
Chúng là ai? Trong số đó là "nhiều kẻ xăm trổ đầy mình, la hét kích động xung quanh. Nhiều công nhân cho biết, những người này cầm theo cả hung khí, nên họ rất sợ, phải lùi xa." theo tường trình của báo Tiền Phong (1)
Nhạc sỹ Tuấn Khanh trong bài tường thuật "Đi giữa dòng bạo động" cũng là nhân chứng tại chỗ: "Nhóm này có khoảng chừng 20, đến 30 người nòng cốt. Họ luôn chạy đầu, mang theo hung khí và hò hét để tập trung người. Các công ty mà chúng đi qua, gương mặt các nhân viên của công ty bảo vệ phái đến, rúm ró vì sợ hãi." (2)
Rõ ràng hiện hữu một thế lực đen sử dụng thành phần côn đồ làm lực lượng tiên phong cho cuộc khủng bố, khích động và đốt phá.
Chắc chắn chúng không phải là công nhân.
Lời đối thoại giữa Nhạc sỹ Tuấn Khanh và một người bảo vệ nói lên tất cả:
- “Bác à, những người đập phá này có phải là công nhân không?”,
- “Không, họ chưa bao giờ là công nhân, họ chuyên nghiệp
- “Bác thấy họ là dân ở đây hay ở nơi khác đến?
Người bảo vệ mặt đanh lại như nửa muốn trả lời, nửa muốn im lặng...
Và trước sự chứng kiến của Tuấn Khanh khi anh bị lọt vào ngay giữa đám côn đồ: "Đám đông tràn vào sân. Tôi đứng nép vào phòng bảo vệ nhìn ra. Những thanh niên mày mặt rất lạ lùng, không thể là công nhân, trang bị gậy sắt, gậy gỗ và cờ tràn vào sân công ty như một đạo quân xâm lược. Tiếng chửi thề, hú hét, tiếng gầm máy xe... v.v biến sân công ty đang vắng lặng trở thành hỗn loạn."
Một nhân chứng khác là blogger Huỳnh Ngọc Chênh trong bài Tường thuật từ Bình Dương và Biên Hòa. Khi ông hỏi các công nhân nhà máy giày Thông Dụng rằng ai đã đốt nhà máy, có phải chính công nhân của nhà máy hay không thì được trả lời công nhân nhà máy không làm việc nầy. Các công nhân chỉ biết những thành phần phá hoại nằm trong đoàn biểu tình. Và những công nhân này đang buồn rầu và lo tính chuyện thu xếp về quê vì không còn nhà máy để làm việc. (3)
Tương tự, các CTV của Danlambao khi liên lạc với một số công nhân cũng được cho biết là có nhiều thanh niên không phải là công nhân mang theo hung khí đến công ty đe dọa và gây áp lực buộc nhà máy đóng cửa để công nhân xuống đường. Trong nhiều trường hợp, như ở Hà Tĩnh, chính công an là người đến yêu cầu và những thanh niên lạ mặt đầy hung khí không phải là công nhân, cũng không phải là người địa phương.
Vậy thì sau đám côn đồ "xung kích" này có sự thông đồng của một thành phần trong bộ máy an ninh?
Theo nhạc sỹ Tuấn Khanh khi đi quan sát hiện trường bị đốt phá:
"Có vẻ như không có sự kiểm soát nào. Những đoạn đường mà mọi ngày, CSGT vẫn đứng khắp nơi, nay vắng lặng một cách khó hiểu. Cảm giác thật khó tả khi gia nhập vào đoàn người. Chúng tôi cảm nhận thấy một điều rất rõ, những nhóm xuống đường này đang kiểm soát thị trấn, kiểm soát thành phố mà không có bất kỳ sự ngăn chận nào..."
"Cho đến khi chúng tôi đến đây, đã là ngày thứ 3 của các cuộc bạo động, nhưng hầu như chạy suốt vài mươi cây số, tuyệt nhiên không hề thấy bóng công an, CSGT hay CSCĐ... Trên con đường mà chúng tôi chứng kiến hàng chục công ty bị đốt, phá, cướp... số những nơi có CSCĐ đứng giác chỉ đếm trên đầu ngón tay..."
Và điều gì xảy ra khi đám côn đồ nhận lệnh chủ lên cơn điên? Tại một công ty Đài Loan, nhạc sỹ Tuấn Khanh kể lại:
"Tôi quay ra nhìn ngoài cửa thì thấy một đám đông bạo động đang ập đến. Nhóm dẫn đầu cũng khoảng 30 người, nhưng đằng sau sắp đến thì cả trăm hơn. Mặt cả 3 người bảo vệ biến sắc. Một trong hai cô bảo vệ nhấn số gọi công an, nhưng ít giây sau đó, thả máy xuống, thở nặng nhọc: đầu dây bên kia đột ngột bị cắt ngang.
Tôi quay sang hỏi cô gái bảo vệ, khoảng trên 30 tuổi, “Sao mình không gọi công an đến giúp?”. “Không ăn thua gì, họ không đến hoặc đến lúc không còn cần nữa”, cô bảo vệ nói như gào lên, giọng có vẻ tức giận pha trộn sự sợ hãi."
Do đó, rõ ràng những thủ phạm bạo động chính là những tên côn đồ được lệnh của một thế lực trong đảng, cộng theo một thành phần công an thuộc thế lực này phối hợp lại để thành một lũ côn an mà "sứ mệnh" là tạo không khí bạo động lan tràn khắp nước, bôi nhọ hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc và tạo hình ảnh xấu xa cho cả quốc gia.
Cho đến nay, theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh, 76 người đập phá ở nhà máy thép Formosa, khu công nghiệp Vũng Áng, huyện Kỳ Anh làm cho một người chết và 149 người bị thương đã bị bắt. (4)
Tại Bình Dương, Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho biết công an tỉnh đã bắt giữ hơn 400 hung thủ có hành vi kích động công nhân gây rối, đập phá nhiều công ty trên địa bàn. (5)
Đối chiếu tình hình vắng lặng, công an lơ là, côn đồ làm chủ tình thế lúc lửa đang cháy, công ty đang bị phá sập và thông tin 76 + 400 tên côn đồ bị bắt một loạt cho thấy có sự bất thường để chúng ta phải đặt câu hỏi: 

Những người bị bắt này có phải là thành phần chủ mưu khích động hay chỉ là những công nhân bị khích động vì hiệu ứng đám đông, vì bị đè nén lâu ngày dưới những bất công, chèn ép của môi trường làm việc và các chủ nhân ông?
Nếu những người bị bắt này là thành phần chủ mưu khích động thì thế lực nào cung cấp cho chúng tiền bạc, vật dụng cờ xí, kế hoạch tổ chức?
*
Trong khi đó chính công nhân mới là những người đã kiên trì bảo vệ công ty làm việc và chống lại hành vi phá hoại. Theo Tiền Phong: "hàng trăm người định xông vào nhưng đã bị bức tường bảo vệ gồm những công nhân của công ty cản lại, giương cao khẩu hiệu: “Bảo vệ công ty là bảo vệ việc làm”. Những công nhân này sau đó đã đẩy lùi được nhóm người quá khích." (1)
Dù phải đối diện với viễn ảnh bị mất việc làm vì công ty bị đám côn đồ đốt phá, những người công nhân cần cù vẫn tiếp tục bày tỏ quan điểm của họ và được thể hiện với những biểu ngữ xuống đường bày tỏ tinh thần biểu tình "đúng cách":
Tuy nhiên, một hiện tượng được tường thuật bởi News.zing.vn (6):
"Anh Phong chia sẻ, từ sáng tới chiều có nhiều người vẻ mặt hung hăng đến mắng chửi anh và nhóm bạn, nhưng mọi người không hề lo lắng vì nghĩ mình đang làm việc đúng, được người dân xung quanh đồng tình." đã chứng minh rõ thêm rằng những thủ phạm bạo động không phải là một số người quá khích nhất thời mà là một tập hợp có tổ chức, có mục tiêu, tiếp tục gửi người đi khủng bố tinh thần công nhân, không muốn những người này bày tỏ quan điểm biểu tình với nội dung như những ảnh trên."
Bên cạnh những công nhân lên án hành động đốt phá là những nỗ lực âm thầm của những người dân, của các nhóm dân sự xã hội dân sự. Theo nhạc sỹ Tuấn Khanh chứng kiến: 

"Duy chỉ có hoạt động hết sức thầm lặng và kiên trì của các nhóm dân sự xã hội ở vài nơi nhằm hạ nhiệt của các đoàn người đang lên cơn sốt. Ngay trong đoàn, chúng tôi nhìn thấy 2,3 chiếc xe với các bạn trẻ cứ chạy song song và dúi cho những người biểu tình các tờ photocopy... Nội dung trong đó ghi rằng “Lời kêu gọi khẩn cấp Kính gửi các bạn công nhân ở tỉnh Bình Dương và cả nước”. Với phông chữ khoảng 12pt, tràn trang giấy là lời kêu gọi mọi người hãy bình tĩnh và kêu gọi đừng cướp phá, sẽ bất lợi cho Việt Nam... Ngay trong khu Công nghiệp Sóng Thần, giữa những đám cháy và sự kích động điên cuồng của đám đông chạy đi chạy lại, gậy và cờ, hò hét, vẫn có một nhóm thanh niên im lặng dũng cảm đứng dựng băng-rôn lớn, trên đó có dòng chữ ghi “Hãy biểu tình đúng cách. Không đập phá tài sản. Không lấy tài sản”".
Những công nhân, những người dân và những nhóm xã hội dân sự đã chứng minh rằng biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là một hành động chính đáng, được thể hiện bằng một thái độ ôn hoà. Những nỗ lực này đã bị phá hoại, bôi bẩn có tổ chức, có kế hoạch của một thế lực đen bên trong tập đoàn cai trị đỏ.

Đi giữa dòng bạo động (P.1)

“Bác à, những người đập phá này có phải là công nhân không?”, tôi hỏi. “Không, họ chưa bao giờ là công nhân, họ chuyên nghiệp”, bác bảo vệ già nói, giọng thảng thốt. “Bác thấy họ là dân ở đây hay ở nơi khác đến?”. Người bảo vệ mặt đanh lại như nửa muốn trả lời, nửa muốn im lặng. Tôi quay sang hỏi cô gái bảo vệ, khoảng trên 30 tuổi, “Sao mình không gọi công an đến giúp?”. “Không ăn thua gì, họ không đến hoặc đến lúc không còn cần nữa”, cô bảo vệ nói như gào lên, giọng có vẻ tức giận pha trộn sự sợ hãi.
*
Lúc 10g sáng ngày 14/5, Tôi cùng 2 người bạn là Thiên Văn và Phạm Thy quyết định chạy xuống khu Gò Vấp, gần Lái Thiêu, khi nghe nghe tin các công ty ở khu Tân Thới Hiệp bắt đầu có đình công. E rằng sẽ có đập phá và bạo động, chúng tôi không dám mang theo nhiều máy móc, chủ yếu là mang theo sự liều lĩnh, để tìm hiểu vì sao lại có những chuyện đập phá và cướp bóc như trên các trang mạng xã hội mô tả.
Lý do của chuyến đi này được thôi thúc từ đêm trước. Ngay khi chúng tôi nhận được những hình ảnh những chiếc thiết giáp tiến vào Sài Gòn, những đoàn xe biểu tình được dẫn đầu bởi một chiếc xe Matiz bí ẩn, được chuẩn bị hình cờ búa liềm và ngôi sao, làm náo loạn nhiều con đường. Trong đêm, nhà văn Nguyễn Đình Bổn nhắn tin “anh buồn quá, công nhân bị lợi dụng, rồi sẽ có người chết”. Nhà báo Mạnh Kim thì gọi, giọng lo lắng “tôi quá sốt ruột nên làm một vòng coi tình hình, có gì mình liên lạc nhau nhé”. Lúc đó, tôi cũng đang chạy trên các con đường dẫn đến tòa Tổng Lãnh Sự Trung Quốc. Thành phố im lặng, nhưng nặng nề trong lòng những người đang quan tâm đến thời sự đất nước.
Trên đường đi đến Tân Thới Hiệp, chúng tôi được Huy Đoàn, một người bạn ở gần đó cho biết tình hình vắng lặng. Các công ty đã cho công nhân nghỉ việc và dán thông báo giới thiệu mình không là người Trung Quốc trong sự lo sợ. Chúng tôi quyết định đi ngõ ra Sóng Thần, Bình Dương, vì nghe nói có một đoàn biểu tình đang tụ tập ở đó.
Gần giữa trưa, nắng tháng 5 gắt và khó chịu vô cùng, ai cũng tìm chỗ mát để né. Vậy mà chỉ đi được một đoạn, chúng tôi tìm thấy hàng loạt các xe gắn máy cầm cờ, trống…v.v gầm rú phía trước. Trong các nhóm ào ạt đi như vậy, có đủ nữ lẫn nam. Cứ thỉnh thoảng lại nghe tiếng hô “Việt Nam Muôn Năm”, “Đả đảo Trung Quốc”... như một cách làm hiệu để đoàn không bị lạc hướng. Dự đoán các nhóm này sẽ đi về khu công nghiệp ở Sóng Thần, Bình Dương, nên chúng tôi quyết định bám theo.
Có vẻ như không có sự kiểm soát nào. Những đoạn đường mà mọi ngày, CSGT vẫn đứng khắp nơi, nay vắng lặng một cách khó hiểu. Cảm giác thật khó tả khi gia nhập vào đoàn người. Chúng tôi cảm nhận thấy một điều rất rõ, những nhóm xuống đường này đang kiểm soát thị trấn, kiểm soát thành phố mà không có bất kỳ sự ngăn chận nào. Duy chỉ có hoạt động hết sức thầm lặng và kiên trì của các nhóm dân sự xã hội ở vài nơi nhằm hạ nhiệt của các đoàn người đang lên cơn sốt. Ngay trong đoàn, chúng tôi nhìn thấy 2,3 chiếc xe với các bạn trẻ cứ chạy song song và dúi cho những người biểu tình các tờ photocopy. Tôi thúc Thy chạy vượt lên và xin một tờ. Nội dung trong đó ghi rằng “Lời kêu gọi khẩn cấp Kính gửi các bạn công nhân ở tỉnh Bình Dương và cả nước”. Với phông chữ khoảng 12pt, tràn trang giấy là lời kêu gọi mọi người hãy bình tĩnh và kêu gọi đừng cướp phá, sẽ bất lợi cho Việt Nam. Dĩ nhiên, có những người đọc, có những người vứt sau lưng.
Nỗ lực hạ nhiệt của những nhóm dân sự xã hội thật đáng khâm phục. Ngay trong khu Công nghiệp Sóng Thần, giữa những đám cháy và sự kích động điên cuồng của đám đông chạy đi chạy lại, gậy và cờ, hò hét, vẫn có một nhóm thanh niên im lặng dũng cảm đứng dựng băng-rôn lớn, trên đó có dòng chữ ghi “Hãy biểu tình đúng cách. Không đập phá tài sản. Không lấy tài sản”. Tim thắt lại, tôi nghĩ không biết vào những lúc đám đông ít tự chủ nhất, những lúc sự điên dại lên cao nhất, có khi nào họ trở thành những vật hy sinh hay không?
Nắng càng gắt, dường như sự điên loạn càng dâng.
Dọc con đường đi về của thị xã Thuận An, thuộc Bình Dương, thật không thể tin nổi vào mắt mình. Chúng tôi nhìn thấy hàng loạt các công ty bị đốt cháy, đập phá… quang cảnh không khác gì đã xảy ra một cuộc chiến. Gần như 100% công đã đóng cửa. Cho đến khi chúng tôi đến đây, đã là ngày thứ 3 của các cuộc bạo động, nhưng hầu như chạy suốt vài mươi cây số, tuyệt nhiên không hề thấy bóng công an, CSGT hay CSCĐ. Sự lo sợ xuất hiện ở nhiều nơi. Các ATM không hoạt động nữa, tiền rút đi. Nhiều ngân hàng tăng cường bảo vệ và được lệnh không giữ nhiều tiền mặt ở các chi nhánh có sự biến.
Công ty Song Tain là một trong những nơi có quang cảnh thê lương nhất. Cả hệ thống nhà máy bị đốt rụi. Lửa tràn ra tận ngoài đường nhựa, làm chảy và cháy đen một đoạn lớn. Hàng rào bị lật ngửa. Khắp nơi đều có dấu đập phá và sổ sách bị quăng ra sân. Khói vẫn còn nghi ngút. Nơi này dường như bị đám đông tàn phá không phải một lần. Sự chà xát và đập, cướp khiến chủ công ty phải cầu cứu. Đến trưa ngày 14/5, một nhóm khoảng 6,7 CSCĐ được điều đến và ngồi gác trong bóng mát, sau bức tường công ty. Nhưng lúc này thì có vẻ như không còn gì để bảo vệ nữa.
Một người dân ở đây cho biết có một vài công ty còn níu lại một ít tài sản như nhà kho, xe tải… thì cầu cứu CSCĐ đến bảo vệ phần còn lại, giữa hoang tàn. “Hình như là có trả tiền bảo vệ phụ ngoài giờ”, người dân này nói. Nhưng trên con đường mà chúng tôi chứng kiến hàng chục công ty bị đốt, phá, cướp… số những nơi có CSCĐ đứng giác chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng có vẻ gì đó nhẹ nhàng không căng thẳng lắm của người bảo vệ.
Điều đó được xác định một lần nữa khi chúng tôi chạy đến một công ty Đài Loan khác, theo dấu một làn khói đen ngùn ngụt lên trời, có thể nhìn thấy rõ từ 2,3 cây số. Nơi này không còn rõ tên họ vì bảng hiệu đã bị đập. Chữ làm bằng ximăng và nhôm thì giờ chỉ còn là những mảnh vụn rải rác. Lửa vẫn còn cháy. Một tiểu đội CSCĐ có mặt nhưng đang ngồi nghỉ trong bóng mát, ăn cơm hộp. Không có dấu hiệu nào là xe chữa cháy sẽ đến. Một cô bán nước gần công ty cho biết lửa cháy từ cuộc bạo động lúc 5,6 giờ sáng cho đến giờ, không ai dập cả, toàn bộ ban giám đốc đã đi trốn. Điều lạ là giữa những người bàng quan, có một 1,2 nhân vật ăn mặc không là công nhân đứng gần đó, mặt rất khó chịu khi chúng tôi hỏi thăm và chụp hình. Thậm chí nếu chúng tôi không nhanh chóng rời khỏi nơi đó, có thể sẽ gặp rắc rối.
Lúc này đã hơn 12g trưa, nhưng cái nóng của thời tiết vẫn không căng bằng cái nóng của thời sự. Các đoàn cầm cờ đỏ, gậy và khẩu hiệu vẫn ầm ầm đi qua, chạy về phía các công ty ở Khu công nghiệp Bình Dương. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng không thấy công an. Vài chốt gác của dân phòng mà chúng tôi chạy qua đều bị đập nát, cũng không có ai trực ở đó nữa. Thành phố rộn rịp và hoang tàn.
Đi thêm một đoạn nữa, chúng tôi bị lọt vào giữa một nhóm bạo động. Nhóm này có khoảng chừng 20, đến 30 người nòng cốt. Họ luôn chạy đầu, mang theo hung khí và hò hét để tập trung người. Các công ty mà chúng đi qua, gương mặt các nhân viên của công ty bảo vệ phái đến, rúm ró vì sợ hãi. Trước cánh cửa mọi công ty đều có treo băng-rôn: “Chúng tôi ủng hộ Việt Nam”, “Phản đối Trung Quốc”, “Tôi yêu Việt Nam”… Ai cũng biết, có thể đó là lời nói dối, nhưng lúc này, nói dối có thể cứu mạng và cứu tái sản của nhiều người. Tuy nhiên, cay đắng hơn là trước một vài cánh cổng đã bị lật đổ. Hàng rào bị phá… có cả băng-rôn “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh”, “Việt Nam Muôn Nam”… bị vứt chỏng trơ dưới đất. Lá bùa hộ mạng cuối cùng cũng đã không còn hiệu nghiệm ở một vài nơi.
Ở một công ty khác hợp tác làm ăn với Đài Loan, chúng tôi chạy dọc theo đường vào công ty, thấy những tờ giấy “Hoàng Sa – Trường Sa – VN” được dán như một cứu cánh để biện minh cho sự tồn tại của mình. Một cảm giác thật khó tả. Trước đây không lâu, rất nhiều người cầm hay mặc áo có dòng chữ này đã bị bắt, đã bị tù… Nay thì khẩu hiệu đó đang là miễn tử kim bài cho khá nhiều công ty Trung Quốc hay Đài Loan.
Tách đoàn hò hét, chúng tôi ghé vào công ty của Đài Loan. Bảng hiệu đã bị đập. Chỉ còn đọc được mơ hồ là Seui Yuang hay là gì đó. 3 viên bảo vệ gồm hai nữ, một nam ngồi thất thần trước công ty đổ nát. Thấy chúng tôi ghé vào, gương mặt của họ sợ hãi thấy rõ. Người bảo vệ nam, khoảng trên 50 tuổi bước ra, mặt rất căng thẳng, dù khi biết chúng tôi không phải là người biểu tình.
“Bác à, những người đập phá này có phải là công nhân không?”, tôi hỏi. “Không, họ chưa bao giờ là công nhân, họ chuyên nghiệp”, bác bảo vệ già nói, giọng thảng thốt. “Bác thấy họ là dân ở đây hay ở nơi khác đến?”. Người bảo vệ mặt đanh lại như nửa muốn trả lời, nửa muốn im lặng. Tôi quay sang hỏi cô gái bảo vệ, khoảng trên 30 tuổi, “Sao mình không gọi công an đến giúp?”. “Không ăn thua gì, họ không đến hoặc đến lúc không còn cần nữa”, cô bảo vệ nói như gào lên, giọng có vẻ tức giận pha trộn sự sợ hãi.
Tôi quay ra nhìn ngoài cửa thì thấy một đám đông bạo động đang ập đến. Nhóm dẫn đầu cũng khoảng 30 người, nhưng đằng sau sắp đến thì cả trăm hơn. Mặt cả 3 người bảo vệ biến sắc. Một trong hai cô bảo vệ nhấn số gọi công an, nhưng ít giây sau đó, thả máy xuống, thở nặng nhọc: đầu dây bên kia đột ngột bị cắt ngang.
Đám đông tràn vào sân. Tôi đứng nép vào phòng bảo vệ nhìn ra. Những thanh niên mày mặt rất lạ lùng, không thể là công nhân, trang bị gậy sắt, gậy gỗ và cờ tràn vào sân công ty như một đạo quân xâm lược. Tiếng chửi thề, hú hét, tiếng gầm máy xe…v.v biến sân công ty đang vắng lặng trở thành hỗn loạn.
Ngay lập tức tức tiếng đổ vỡ vang lên. Ai đó sau lưng tôi ném một viên gạch lớn vào cửa kính tòa nhà. Linh tính như nhắc tôi nên vừa kịp né người qua, và nghe tiếng kính vỡ xoang xoảng. Tôi cầm máy chạy vào bên trong để ghi lại cảnh đập phá này. Cảnh tượng bên trong còn hãi hùng hơn. Tất cả mọi thứ bị đập nát. Kính vỡ và gãy đổ khắp mọi nơi. 2 thanh niên xông vào căn phòng trước đây có là nơi làm việc sổ sách và kéo liên tục các hộc tủ ra xem còn thứ gì có thể lấy được hay không. Cứ mỗi lần không tìm thấy, họ lại đập. Có một chi tiết tôi ngạc nhiên là chính những người cầm cờ đỏ ngoài kia, khi vào đến phòng này, khi thấy một lá cờ đỏ treo trên tường đã giật xuống. Họ là ai?
Phòng tiếp tân của công ty thì cảnh đập phá diễn ra như một lễ hội. Khắp nơi vang tiếng đổ, bể. Trước mắt tôi là một thanh niên đội nón bảo hiểm, tay cầm gậy sắt, đập liên tục vào mọi thứ trước mắt. Suýt nữa thì anh ta đánh trúng một cô gái đang lom khom nhặt một bàn phím vi tính bị vứt dưới đất. Bất ngờ anh ta quay qua nhìn tôi và chiếc máy quay chằm chằm. Biết không xong, tôi vờ bước nhanh ra khỏi nơi đó. “Thằng này ở đâu ra vậy?”, tôi nghe tiếng anh ta hỏi một ai đó. Tôi bước nhanh hơn, phía trước cổng là đám đông đang hò hét, vung gậy và cờ.
“Nói tụi ở ngoài chận nó lại”, tôi còn kịp nghe câu đó trước khi bước ra đến sân. Đoạn sân ra đến cổng chưa bao giờ dài đến vậy, mà tôi thì không thể chạy lúc này.
Bất ngờ tôi thấy Thy và Văn bỏ xe chạy vào đón tôi. Tín hiệu từ bên trong đã được truyền ra, giờ đây hơn 70-80 người cầm hung khí đón tôi ở cửa với ánh mắt đầy sát khí khiến Thy và Văn phải nhảy vào kèm tôi ra. Nhưng dường như không kịp rồi. Một thanh niên tóc nhuộm vàng, mặt không thể là công nhân, nhìn mặt tôi, hỏi lớn bằng giọng Thanh Hóa “Này, này, chú kia!”.
Lao nhao trong đám đông đó, tôi nghe thấy tiếng hô “Nó là Tàu, đập nó chết đi!”. Có tiếng hò reo sau lời hô đó. Tôi giữ mặt lạnh, quay sang người thanh niên tóc vàng, trả lời lớn, để mọi người có thể nghe thấy tôi nói tiếng Việt “Có chuyện gì không?”
Dường như mọi thứ hơi chựng lại một chút. Một người khác có vẻ hung hăng hơn “Mày vào đây quay phim làm gì?”. “Để coi”, tôi đáp, chân bước nhanh ra ngoài, liếc mắt thấy mấy người bạn đã quay đầu xe, nổ máy. “Mày là nhà báo à?”. Lại nghe có tiếng nói “ĐM, nó giả dạng đó, đập nó!”. Tôi phải làm tỉnh, quay người lại, cười lớn “Tao mà nhà báo cứt gì!”. Thoáng thấy 3 người bảo vệ đứng đờ người nhìn tôi. Không biết là họ sợ cho tôi, hay sợ cho chính bản thân họ lúc này. Ngay sau đó, tôi leo lên xe Thy. Xe vọt đi. Đám đông nhìn theo, may mắn là những người đó chưa đủ say máu để đuổi theo.
Trên đường đi, Văn nói bên ngoài lao nhao nói tôi là người Hoa (nhìn cũng có vẻ giống nhỉ) nên phải đập cho chết. Thật là may, tôi biết nói tiếng Việt. Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau đó, tôi nghe tin từ khu công nghiệp Mỹ Xuân 2, gần Bà Rịa, cho biết một người Trung Quốc vừa bị đánh phải đi cấp cứu. Anh ta cũng không kịp giải thích mình là một ông chủ đầu tư hay là một du khách vì đám đông đã quá khích, không còn nghe. Tôi rùng mình và chợt nghĩ lại, nếu khi nãy, họ không còn nghe giải thích, có lẽ tôi cũng đang nằm trên một chiếc xe cấp cứu.
Những hình ảnh khác:
Công ty bị đốt, nhưng mọi thứ vẫn lặng lờ. 
Người áo xanh theo dõi và nhìn chúng tôi với ánh mắt rất khó chịu

Những người đến đập phá có chủ đích rất chuyên nghiệp. 
“Họ không là công nhân”, các bảo vệ của công ty cho biết.

Người thanh niên này đập phá mọi thứ, không cần lý do. 
Ít phút sau, anh ta suýt đánh trúng cả người phụ nữ gần đó.

Một công ty bị nghi ngờ là của Trung Quốc đã bị đốt 
nhiều lần trong một ngày, bị đập phá và cướp đến tan hoang.

Đám đông dẫn đầu bạo động chỉ vài mươi người, có chủ đích hẳn hoi. 
Họ luôn khích động và gào lên “Công ty Trung Quốc” để 
mọi người tràn vào đập phá mà họ muốn.

Công ty nào cũng phải dán bùa. Kể cả khẩu hiệu nhạy cảm trước đây “HS-TS-VN”

Wednesday, May 14, 2014

Biểu tình, bạo động từ Bình Dương lan tràn khắp nơi

Các vụ bạo động chống công ty Trung Quốc từ Bình Dương vào ngày hôm qua vẫn chưa chấm dứt và còn lan ra trên nhiều khu công nghiệp của Đồng Nai và một vài nơi phía Bắc. Mặc Lâm ghi nhận qua lời kể của các nhân chứng sau đây.
Một ngày sau khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn nổ ra, vào lúc 7 giờ tối ngày 12 tháng 5 khoảng 4.000 công nhân của công ty giày Thông Dung đã đình công xuống đường biểu tình chống Trung Quốc.
Từ ngòi lửa này vào lúc 10 giờ sáng ngày hôm sau hàng ngàn công nhân của công ty King Makerrong đình công xuống đường. Cuộc đình công biểu tình này nhanh chóng lan sang công ty King Food Wear và Shyang Hung Cheng cũng như nhiều công ty Trung Quốc khác.
Đến 2 giờ chiều ngày 13 tháng 5 công nhân tại các khu công nghiệp Sóng Thần I, Sóng Thần II, Linh Trung, Singaporer, Dĩ An I, Dĩ An II liên tiếp xảy ra những cuộc đình công và biểu tình chống Trung Quốc và các cuộc bạo động đã nổ ra lan tràn trên nhiều khu vực.
Tính đến 6 giờ chiều ngày 13 tháng 5 số lượng người tham gia biểu tình tăng lên rất đông tại các khu công nghiệp  VSIP, Sóng thần, và Việt Hương.
Khói và ngọn lửa bùng ra các cửa sổ của nhà máy ở Bình Dương vào ngày 14 tháng năm 2014. Những công nhân biểu tình chống Trung Quốc đã đốt hơn một chục nhà máy ở Bình Dương
Khói và ngọn lửa bùng ra các cửa sổ của nhà máy ở Bình Dương vào ngày 14 tháng năm 2014. Những công nhân biểu tình chống Trung Quốc đã đốt hơn một chục nhà máy ở Bình Dương. AFP
Các công ty có vốn đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore cũng bị vạ lây. Để tránh bị người biểu tình tấn công hầu hết đều treo cờ của nước họ và có công ty còn ghi rõ “Chúng tôi không phải là Trung Quốc”.
Đây là một thái độ tự phát của công nhân bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày hôm qua liên tục tới giờ này. Số công nhân tham dự ước chừng từ 2 tới 3 chục ngàn người và cái quan trọng nhất là họ đập phá, đốt các xí nghiệp mà họ nghi là của TQ tức là có viết chữ Tàu. TQ hay Đài Loan nó đều làm hết
Ông Huỳnh Kim Báu
Lúc 1 giờ sáng quân đội đã được điều động từ TP.HCM và Đồng Nai đến Bình Dương. Xe bọc thép từ Sài gòn chạy vể Bình Dương cũng như tỏa ra tại trước Lãnh sự quán Trung Quốc nhằm ngăn chặn bạo động nếu công nhân từ Bình Dương kéo về thành phố.
Tất cả các tờ báo chính thống đều bị rút bài đăng vào trưa ngày hôm qua xuống khiến tình hình Bình Dương lại càng trở nên mờ ảo hơn. Người dân mất phương hướng và tin tức chủ yếu lan ra từ các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Hình ảnh video được tải lên liên tục cho thấy sự bạo động đã đến mức cực kỳ nguy hiểm.
Ông Huỳnh Kim Báu do có doanh nghiệp ở Bình Dương nên sáng hôm nay đã cho chúng tôi biết:
Đây là một thái độ tự phát của công nhân bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày hôm qua liên tục tới giờ này. Số công nhân tham dự ước chừng từ 2 tới 3 chục ngàn người và cái quan trọng nhất là họ đập phá, đốt các xí nghiệp mà họ nghi là của Trung Quốc tức là có viết chữ Tàu. Trung Quốc hay Đài Loan nó đều làm hết. Hồi hôm thì họ vẫn tiếp tục và giờ này cũng vậy tiếp tục đốt phá những xí nghiệp lớn thiệt hại rất là lớn. Tình hình này công an hay quân đội có tăng cường tới nhưng không làm được gì vì số lượng nó quá đông.
Có một số công nhân chặn đốt xe trên đường phố. (infonet)
Có một số công nhân chặn đốt xe trên đường phố. (infonet)

Chúng tôi rất là sợ đây là âm mưu của Trung Quốc. Hiện tượng nó rất giống như Ukraina mà Putin làm giai đoạn đầu. Tình hình rất là nguy hiểm đã đến lúc mọi người phải đoàn kết lại và phải ngăn chận những hành động này.
Anh Nguyễn Đăng, một công nhân cho biết những điều anh trông thấy:
Lúc 2 giờ rưỡi tôi chủ động đi ra khi nhận được tin hai ngày nay các công nhân ở khu công nghiệp Bình Dương có nổ ra biểu tình và một số nơi có bạo loạn. Khi nghe tin như thế tôi chủ động xách xe máy của công ty tôi đi ra khu công nghiệp Mỹ Phước I tôi thấy tình hình có vẻ yên ắng. Tôi qua bên khu VSing II thì thấy một nhóm khoảng 200 công nhân được dẫn đầu bởi một tốp 20 người cầm hai cái cờ đò sao vàng chạy ngoài đường và hò hét. Tôi vào các khu N4, N8 thì theo quan sát của tôi thì tôi thấy các cuộc đình công chỉ xảy ra tại những công ty Trung Quốc còn những công ty không phải của Trung Quốc thì công nhân vẫn làm việc bình thường.
Chị Lê Thị An công nhân nữ của một công ty Trung Quốc kể lại:
Nói chung là không phải công nhân biểu tình mà do một nhóm quá khích nào đó không biết xuất phát từ đâu họ đe dọa công nhân nên họ đình công không đi làm. Nhóm quá khích đó cũng khoảng vài chục người họ lượn qua lượn lại rồi họ đập phá, lôi kéo một số công nhân nam nữa rồi bắt đầu gây ra hỗn chiến tất cả các công ty Trung Quốc ở Bình Dương đều bị rồi ảnh hưởng các công ty Hà Quốc, Anh, Nhật…
Những công nhân nữ họ nói họ không biết gì hết về vấn đề tổ chức biểu tình, họ chỉ thấy rằng khi họ đang làm việc vào buồi sáng thì có công an vào yêu cầu họ nghỉ việc, đình công đi… thế là toàn bộ công nhân công ty đó ra về hết. Theo những công nhân này thì họ mặc sắc phục công an
Anh Nguyễn Đăng
Anh Đăng kể lại câu chuyện trong khi hoảng loạn những người Trung Quốc trong ban giám đốc đã gây gỗ và hành hung lẫn nhau sau khi các vụ đập phá xảy ra:
Việc đập phá thì chỉ là bức xúc nhất thời của công nhân xuất phát từ lương bổng họ bức xúc nên luôn tiện họ đập phá thôi. Tôi quan sát thấy trên tầng hai của một công ty thì có mấy ô cửa sổ bị đập vỡ tôi có hỏi thì công nhân nói là có sự cãi nhau giữa chuyên gia Trung Quốc bất đồng quan điểm nên đánh nhau và tự đập phá trên tầng hai.
Chị An kể lại tình hình trong công ty của chị, đáng chú ý là chị ghi nhận thái độ thờ ơ của công an khi sự bạo động của đám đông đã lên tới cao trào:
Tôi thấy chủ công nhân tất cả đều đi hết. Một số thành phần vô hôi của lấy đồ. Thật sự chuyện này không phải do công nhân tại vì công nhân chỉ bị nhóm quá khích đe dọa thôi. Em khẳng định là có một nhóm quá khích nhưng không biết là thế lục nào thôi. Nói chung cảnh sát giao thông thì cũng đứng ở mấy cung đường nhưng em đi đường em thấy nhiểu nhóm người quá khích đó chia thành nhiều nhóm họ khua chiêng trống, la ùm trời tụ năm tụ ba không đội nón bảo hiểm nhưng cũng không thấy công an hỏi hay bắt gì hết nên em rất ngạc nhiên
Anh Nguyễn Đăng cho biết một yếu tố quan trọng đó là công an vào nhà máy khuyến khích công nhân đình công biểu tình, anh kể:
-Những công nhân nữ họ nói họ không biết gì hết về vấn đề tổ chức biểu tình, họ chỉ thấy rằng khi họ đang làm việc vào buồi sáng thì có công an vào yêu cầu họ nghỉ việc, đình công đi… thế là toàn bộ công nhân công ty đó ra về hết. Theo những công nhân này thì họ mặc sắc phục công an.
Tôi nhìn thấy những công an chạy theo nhóm biểu tình bằng xe máy thì họ có vẻ rất là hiền hòa, có vẻ nôn nóng và hơi thất vọng. Tôi có chụp một tấm hình hai người công an đang núp sau gốc cây nhưng do máy cảu tôi quá cũ nên hình không rõ.
Cho tới sáng ngày hôm nay 14 tháng 5 tình hình chẳng những không dịu xuống mà còn tăng lên, chị Huỳnh Thị Em cho biết:
Công ty của em là công ty Trung Quốc bị đập phá bây giờ đi hết ráo rồi chỉ còn bảo vệ thôi chứ không còn ai. Vừa giám đốc vừa chủ quản đi mất từ hôm qua rồi. Nghe bảo vệ nói công ty bị đập phá vào lúc hai giờ chiều hôm qua. Sáng nay đi làm thấy ngay Ngã tư 50 quá trời luôn, đốt cháy hết ráo, đốt cháy xưởng của mấy công ty từ Ellen chạy xuống Ngã tư 50 xe đạp đều cháy hết.
Ông Huỳnh Kim Báu cho biết nguồn tin từ bạn của ông từ Đồng Nai gọi vể:
Đồng Nai thì cũng bắt đầu. Hồi sáng này 27 ngàn công nhân đã kéo đi biều tình hết, công nhân đập phá xí nghiệp nước ngoài nói chung cả Nhật Bản cũng bị. Tất cả các ông chủ doanh nghiệp trốn hết, các doanh nghiệp có chữ Tàu đã bị đục hết. Các nhà máy nghỉ làm ngưng hoạt động và đồng thời treo phía trước cái bảng “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam”, “Việt Nam muôn năm”. Tình hình đang hừng hực nhưng là hành động tự phát.
Sau Bình Dương, Đồng Nai các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lan rộng đến Quỳnh Phụ, Thái Bình. Nhà máy giày da Sao Vàng có chủ là người Trung Quốc đã tổ chức biều tình chống quân xâm lược. Hơn 5.000 ngàn công nhân của nhà máy đã đình công và tuần hành trên đường phố nhưng không xảy ra một hành động bạo lực nào.
Cùng lúc đó hơn 1.000 công nhân đang làm việc tại Dự án Formosa cảng nước sâu Vũng Áng Hà Tỉnh đã tập trung trước cổng chính của Formosa thuộc xã Kỳ Liên để phản đối Trung Quốc.
Gần 170 nhà máy của nhiều quốc gia bị đập phá hư hại trầm trọng, tổng cộng 12 công ty đã bị phá hoại bằng nhiều cách cho tới hơn 2 giờ chiều vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại tại Bình Dương, Sóng Thần, Đồng Nai và Dĩ An.

Tổ Quốc lâm nguy bởi cái đảng vô tổ quốc!

Hồi Tháng Ba năm nay, 2014, khi Vladimir Putin, người đứng đầu Nhà nước Nga ngang nhiên xua quân xâm lược Crimea, một phần lãnh thổ của nước Cộng hòa Ukraine, truyền thông Cộng sản Việt Nam hầu như đồng loạt vỗ tay reo hò tán dương quyết nghị của Quốc Hội Nga “cho phép Putin sử dụng biện pháp quân sự” nhân danh “bảo vệ kiều bào Nga” cư ngụ trên lãnh thổ Crimea. Đồng thời, báo chí CSVN cũng “hồ hởi” ủng hộ Yanukovych, Tổng thống bị lật đổ của nước Ukraine khi ông này gửi lên Tổng thống Nga Putin bức văn thư “đề nghị” Nga “sử dụng lực lượng vũ trang Liên bang Nga” xâm chiếm Ukraina dưới danh nghĩa “tái lập luật pháp và trật tự” tại nước này.

Bấy giờ chúng tôi cống hiến bạn đọc bài bài luận nhan đề “Bài học Ukraina – Nước ta trước họa Tàu Nga” đăng tải trên một số trang thông tin điện tử như Dân Làm Báo, Ba Cây Trúc, Báo Tổ Quốc… Bài viết ấy đã đưa ra bằng chứng về thái độ mang tính “phe đảng, bè phái” nêu trên, đồng thời trưng dẫn bằng chứng về giấc mơ của đảng CSVN “khôi phục địa vị siêu cường của Liên Bang Xô Viết” mà Nga là thành trì bất khả xâm phạm, không thế lực thù địch nào lay chuyển nổi, như CSVN vẫn hô hào.
Tuy nhiên, những điểm nêu trên đây không phải là trong tâm bài viết của chúng tôi - “Bài học Ukraina – Nước ta trước họa Tàu Nga”. Bài viết ấy nhấn mạnh tới “cái nhìn chiến lược” của “nhà hoạch định chiến lược kỳ cựu” đảng CSVN- Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến Lược Bộ Công An CSVN. 
Quan điểm chiến lược của Lê Văn Cương.
Khi trả lời cho VTC News trong cuộc phỏng vấn ngày 03/03/2014, Lê Văn Cương dõng dạc tuyên bố: “Sau những biến động chính trị ở Kiev, cuộc chính biến Ukraine đã lan rộng và đe dọa đến tính mạng cũng như cuộc sống thường ngày của những người dân ở Crưm. Vì vậy Nga có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Đây được xem hành động bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nga tại Crưm nói riêng và Ukraine nói chung. Đây không phải là hành động ‘gây sự’ của Nga như chính quyền mới của Ukraine cáo buộc, mục đích của Nga công khai và đúng luật. (Bài phỏng vấn có tiêu đề: “Tướng Lê Văn Cương: Cảnh báo Mỹ đến Crum [Criméa], Nga không đùa).
“Tư tưởng chiến lược” của viên tướng được coi là chuyên gia bậc thầy về chiến lược trong hệ thống đảng cầm quyền tại Việt Nam là vậy. Rõ ràng, ông tướng Công an công khai cổ vũ hành động xâm lược của Nga, coi đó là “hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế”, một kiểu đánh giá phù hợp với chủ trương cố hữu của CSVN: bán nước với bất cứ giá nào và ngụy biện dưới bất kỳ hình thức nào, vào bất cứ cơ hội nào! 
Chúng tôi đã báo động: "Chỉ tội là tội cho tiền đồ bất hạnh của quốc Gia. Nếu có một ngày nào đó, dân tộc ta bị nước lớn lân bang xua quân vượt biên giới đánh chiếm, nhân danh bảo vệ lợi ích hợp pháp kiều dân của họ sống trên lãnh thổ nước ta, trong khi nhóm lãnh đạo CS đương quyền trong nước thì cứ hô hào đó là hành động ‘công khai và đúng luật, không phải là hành động gây sự!"
Mặt khác, chúng tôi cũng đã thận trọng nêu ra giả thiết: “Giả sử, nếu một ngày nào đó vở kịch nham nhở kia lại tái diễn với những màn biểu diễn khác do bọn tình báo Nga-Hoa dàn dựng và kích động, thì chẳng biết số phận đất nước ta sẽ đi về đâu! Có lẽ giải pháp mà Vladimir Putin đã chọn cho Crimea và Ukraina sẽ là phương thức giải quyết tối ưu dành cho Việt Nam chăng? Rồi thì lý lẽ sẽ thuộc về kẻ mạnh, đàn anh nước lớn? Họ ‘hành động bảo vệ lợi ích hợp pháp?’ Đó ‘không phải là hành động gây sự’, và đó là ‘mục đích công khai và đúng luật’ sao?” 
Họa phương Bắc đã vào nhà chúng ta.
Khi nhấn mạnh tới họa phương bắc, bài báo hồi Tháng Ba của chúng tôi đã nêu ra rằng: “Về mối nguy xâm lược từ phương bắc, lịch sử đã chứng minh. Những hình thái vết dầu loang đáng ngờ và các sự kiện lấn đất, chiếm đảo, những gặm nhấm các phần lãnh thổ và lãnh hải nước ta đã diễn ra và hãy còn tiếp tục diễn ra là những bằng chứng không thể chối cãi.”
Nay thì sự thật đã hiển nhiên. Từ ngày 02/5/2014, Trung Cộng đưa giàn khoan khổng lồ HD-981 cùng một lực lượng lớn tàu bè các loại trong đó có cả tàu quân sự ồ ạt tiến vào xâm chiếm và hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi 119 hải lý, cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 18 hải lý. Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Cộng đánh cướp thô bạo năm 1974, đến nay CSVN chỉ ồn ào bày trò lập “Huyện đảo Hoàng Sa”, nhưng trong thực tế Trung Cộng vẫn ngang nhiên đóng vai ông chủ nhà tự do tung hoành.
Trong các ngày 3 và 4/5/2014, nhiều tàu quân sự Trung Cộng (5 chiếc) với sự yểm trợ của máy bay đã tấn công các tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam đang tuần tra biển gần đó. Trung Cộng đã dùng vòi rồng có công suất lớn phun nước hư hỏng tàu thuyền và các trang thiết bị trên tàu, gây thương tích cho ít nhất 10 thủy thủ VN.
Từ Cương ẩu đến Trương bậy.
Tình hình Biển Đông càng ngày càng căng thẳng với những hành động ngang ngược và hung hãn của phía Trung Cộng như vậy đó. Thế nhưng giữa cái đám đông hổ lốn của cái đảng cộng sản phản quốc lại công khai xuất hiện những nhà “quân sư chiến lược” cỡ Lê Văn Cương, như tên Nguyễn Đình Trương, nguyên đại tá Công an CSVN, từng một thời là Cục trưởng cục Đông Bắc Á, Bộ Công an. (Chữ Cương cùng với chữ Trương một vần! Cương ẩu và Trương bậy). 
Tay Trương hồ hởi hiến kế theo đúng tinh thần “quốc tế vô sản” (từ ngữ của Nguyễn Quang Lập, Blog Quê Choa): “Cán bộ cấp cao của ta đã làm việc với cấp cao của Trung Quốc, là giải quyết trên cơ sở nguyên tắc thỏa thuận giữa 2 Đảng, Chính phủ. Giải quyết mọi việc trên cơ sở là bàn bạc, hữu nghị, đảm bảo lợi ích chung. Bây giờ Trung Quốc đã đưa mọi thứ đến đó rồi, thế nên để mà giải quyết không phải là một vấn đề đơn giản.” 
Nguyễn Đình Trương lý luận: Quan hệ của 2 Đảng và Nhà nước là duy trì hữu hảo. Để duy trì hữu hảo thì 2 bên đều có lợi. Khi mà thỏa thuận thì ta có nguyên tắc chặt chẽ rồi, có luật quốc tế, luật biển để đảm bảo. Đó là hải phận, chủ quyền của tôi. Anh có tài sản làm trên đất tôi thì cũng như các công ty khác. Coi như đến đất nước tôi để đầu tư. Lợi nhuận sẽ được chia để đảm bảo lợi ích 2 bên. Giải quyết như thế là hợp tình, hợp lý. Đây có thể là một hình thức giải quyết duy trì được hữu hảo. Tôi tin, đối ngoại của ta sẽ giải quyết tối. Mình có thể bàn bạc, thương lượng để coi như là một doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư”. (Nguyên văn lời chia sẻ của tên Đại tá Trương trên báo Thế Giới Mới ngày 08/5/2014).
Vào nhà tôi, cướp nhà tôi, cướp sạch tài nguyên, tài sản của tôi, “cướp đất nước tôi”… mà lại “coi như đến đất nước tôi để đầu tư, lợi nhuận sẽ được chia để đảm bảo lợi ích 2 bên,… hợp tình, hợp lý…hình thức giải quyết duy trì được hữu hảo” thì cái tên đại tá CA/CSVN này đúng là cái loa của tập đoàn bán nước Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng cùng bè lũ. 
Với Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng, hậu thế con dân Việt Nam không thể nào quên cái Công hàm tội ác quái gở năm 1958. 
Hồ Chí Minh còn lưu danh muôn đời muôn thế hệ dân tộc Việt Nam với câu phong thánh bất hủ cho hai tên đại đồ tể CS Quốc tế: “Ai còn có thể sai lầm, chứ Đồng chí (Đ viết hoa) Xít-ta-lin, Đồng chí (Đ viết hoa) Mao Trạch Đông thì không bao giờ sai lầm.Bản thân Hồ Chí Minh lại được tên đồ đệ Tố Hữu tâng bốc làm hiện thân của Mao Trạch Đông: “Bác Mao nào ở đâu xa/Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”. 
Còn Lê Duẩn thì hiên ngang vung vít “ta đánh là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”. Riêng hàng loạt những tên Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, rồi đến tập đoàn 4 tên Trọng, Hùng, Sang, Dũng… thì mãi mãi tiếp tục con đường của “đảng ta” chịu phận luồn trôn Hán triều như nhân dân cả nước đều biết. 
Và lịch sử vẫn còn đậm nét ghi lên những “chiến công” bán nước ô nhục ở Hội nghị Thành Đô bên Tàu và trong Hiệp định Biên Giới. 
Đất đai biên giới đã bị bọn chóp bu CSVN mang bán đứt cho Tàu Cộng, nhưng khi người dân mở miệng nói tới tình trạng mất đất thì lập tức bị chụp mũ mắng mỏ là “phản động”, “diễn biến hòa bình”, “xuyên tạc”, “thế lực thù địch”, bắt bỏ tù! Vẫn khăng khăng còn đó Thác Bản Giốc của Việt Nam, còn đó Ải Nam Quan của trang sử Việt, đường biên giới Việt-Trung từ thời Pháp thuộc đến nay vẫn còn nguyên trạng! Có thay đổi chăng chỉ là thay đổi chút ít trên “nguyên tắc hai bên cùng có lợi”! 
Lời chứng của Trần Đăng Khoa
Những tình trạng trên đây giờ thì một lần nữa, sự thật được vạch trần, không phải bởi các thế lực thù địch, mà là bởi chính một nhân vật tên tuổi trong hàng ngũ đảng CSVN hiện nay: Nhà thơ Trần Đăng Khoa!
Trần Đăng Khoa sinh ngày 24/4/1958 tại tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức Phó Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành lập Hệ phát thanh có hình VOVTV, Khoa được phân công làm Giám đốc đầu tiên của hệ này. Hiện nay, Trần Đăng Khoa là Phó Bí thư Đảng Ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Bí thư Đảng Ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV đã nói gì? Ngày 12/5/2014, trả lời cuộc phỏng vấn của báo Giáo Dục Việt Nam, Trần Đăng Khoa phát biểu: “Cái bi kịch lớn nhất của nước ta là lại phải ở bên cạnh một ông bạn nham hiểm và rất xấu tính.” Ông Khoa khoe: “Ở các nước khác trên thế giới, trong đó hầu hết là các nước tư bản, họ sống với nhau rất êm đềm, hòa thuận. Tôi đi từ Pháp sang Đức, từ Pháp sang Bỉ, hay từ Anh sang các nước khác, không thấy có biên giới, không thấy hải quan. Cứ đi thẳng một lèo. Khi nhìn lên biển chỉ đường, thấy dòng chữ khác, mới hay mình đã sang nước khác rồi.” 
Kế đó, Trần Đăng Khoa bình luận theo cái nhìn của ông: “Ngay cả kẻ thù của chúng ta xưa như Pháp và Mỹ, mặc dù rất tàn bạo, nhưng họ không chiếm của ta một mét đất nào. Còn ta với Trung Quốc thì sao? Mang danh anh em “môi hở răng lạnh”, luôn nêu cao 16 chữ vàng, nhưng họ lấn của ta từng gốc cây ngọn cỏ. Họ nắn cả dòng chảy của sông suối để nước xói mòn sang phía ta. Đây là trò rất trẻ con và bẩn thỉu.”
Khoa nhắc tới 16 chữ vàng, nhưng ông ta lại “quên” phứt đi 4 tốt!
Dù sao, nhận xét trên có thể được giải thích rằng đó chỉ là cái nhìn của cá nhân Trần Đăng Khoa. Vấn đề liên quan tới lịch sử mà một nhà làm truyền thông của Đảng đồng thời đang là nhân vật thứ hai về mặt Đảng (Phó Bí Thư) trong cơ quan truyền thanh của Đảng ấy, đó mới là điều đáng nói. 
Ông Khoa xác quyết: Cửa Ải Nam quan, cột cây số không, nơi Nguyễn Trãi chia tay cha là Nguyễn Phi Khanh, giờ đã nằm sâu trong đất Trung Quốc đến hàng chục cây số. Thác Bản Giốc vốn từ bao đời là danh thắng của chúng ta, giờ Trung Quốc đã chiếm một nửa rồi. Rồi Hoàng Sa là của chúng ta, Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép từ mấy chục năm nay.” 
Cửa Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Hoàng Sa không dễ mất vào tay Hán tặc nếu không có sự tiếp tay liên tục của bọn tội đồ bán nước mà nhân dân Việt Nam đã từng vạch mặt như đã nêu trên.
Nay thì vết dầu loang từ hải đảo đang loang dần vào sát đất liền của đất nước Việt Nam. Lòng dân sôi sục. Người dân yêu nước chân chính không thể thờ ơ trước cuộc xâm thực thô bạo của Cộng sản Trung Hoa. Phải xuống đường! Phải biểu tình! Không mở được mặt trận quân sự, người dân mở mặt trận đấu tranh chính trị. Thế là ngày 11/5/2014 , các cuộc biểu tình chống Tàu xâm lược diễn ra tại Sài Gòn, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng… hứa hẹn nhiều cuộc đấu tranh chính trị khác mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn.
Thế nhưng giữa cái thật, kẻ gian ác tìm cách nhét cái giả vào để gây suy giảm khí thế đấu tranh trên mặt trận chính trị chống Trung Cộng xâm lược. Hàng quốc doanh, hàng giả trà trộn vào, phân tán sức mạnh đoàn kết! Người dân yêu nước chân chính xuống đường BIỂU TÌNH, nghĩa là làm một demonstration - một cuộc biểu dương lực lượng nhân dân đoàn kết chống ngoại xâm chứ đâu phải chỉ đơn thuần là “tuần hành”, “diễu hành” hoặc “mít tinh” gì gì đó để bày tỏ tình “hảo hữu” với “người anh em” Trung Quốc. 
Cười ra nước mắt cái cảnh một nhóm đông học sinh-sinh viên “mít tinh ngồi” xí chỗ của người dân biểu tình. Đám trẻ ngây thơ ngồi dày đặc, hồn nhiên hát hò, vỗ tay rôm rả như ngày lễ hội. Ở địa điểm khác, qua video clip, cũng tham gia biểu tình là một đám người cầm biểu ngữ đại để “Đứng sau lưng Chính phủ”. Ca hát, nhảy múa tưng bừng với bài ca “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”! Đại thắng ai, thắng cái gì, trong khi vẫn còn đó, chình ình trong nhà mình “cái giàn khoan HD-981 khổng lồ của Trung Cộng cùng một lực lượng lớn tàu bè các loại, có cả tàu quân sự” sẵn sàng xịt vòi rồng hay nả súng vào bất cứ tàu bè nào của Việt Nam nào lân la tới gần?
Tàu Cộng áp dụng mô hình Nga?
Theo báo Giáo Dục Việt Nam ngày 13/5/2014, “ngày 12/5/2014, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hoa Xuân Oánh tuyên bố Việt Nam phải đảm bảo an toàn cho công dân và các công ty Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam.
Lời tuyên bố trên diễn tả y hệt kịch bản mà Vladimir Putin đã dựng lên cho Ukraine và sau đó Nga đánh chiếm Crimea, một hành động cướp đoạt trắng trợn mà nhà chiến lược CSVN Lê Văn Cương đã hết lời tán dương! 
Phải chăng “giống như Nga, Trung Quốc có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế”? 
Có hay không “đây được xem là hành động bảo vệ lợi ích hợp pháp của Trung Quốc tại… Việt Nam
Theo cách “lý giải” của Lê Văn Cương, có đúng chăngđây không phải là hành động ‘gây sự’ của Trung Quốc như Việt Nam cáo buộc, mục đích của Trung Quốc công khai và đúng luật?
Mặt khác, vào ngày 14/5/2014, nghĩa là chỉ 24 giờ đồng hồ sau lời tuyên bố trên đây của Trung Cộng, tại Bình Dương nổ ra một cuộc biểu tình sôi động của hàng vạn công nhân người Việt Nam đang lao động trong các hãng xưởng của Tàu. Một mặt, người dân phẫn nộ tấn công vào các cơ sở kinh doanh của người Tàu; mặt khác, cùng với các cuộc biểu tình, người ta thấy xuất hiện không ít những phần tử hôi của, đập phá, cướp bóc, gây hỗn loạn. Công an và quân đội CSVN làm ngơ. Người dân Bình Dương và Sài Gòn ngờ rằng đây là “đòn phép” dàn dựng bởi đảng và nhà nước CSVN kết hợp với tình báo Trung Cộng để tạo cớ cho một cuộc đàn áp đẫm máu sắp tới chăng?
Về mối quan hệ mật thiết với Nga, báo chí Việt Nam cũng đã cho thấy phía CSVN đặt nhiều kỳ vọng vào sự giúp đỡ tận tình và đầy đủ về mọi mặt của người đàn anh nước lớn này. Trong vụ Trung Cộng đặt giàn khoan dầu trái phép trên lãnh hải Việt Nam, người dân Việt Nam chỉ mới nghe một số quan chức Mỹ trong đó có cả các vị Nghị sĩ trong Quốc Hội Hoa Kỳ lên tiếng mạnh mẽ phản kháng Trung Cộng và bày tỏ quan điểm có lợi cho Việt Nam. 
Có người hỏi “Vì sao Mỹ lên tiếng trong khi Nga vẫn im tiếng”? Lập tức có tiếng trả lời: “Mỹ nói mà không làm, Nga không nói mà làm”. Rồi lại hỏi: “Liệu Nga sẽ làm gì?” Đáp: “Nga sẽ làm giống như họ đã làm cho Ukraine ở Crimea và vùng đông nam Ukraine!!!” Sự thật là Nga đang chuẩn bị cùng Trung Cộng mở một cuộc biểu dương sức mạnh quân sự hùng hậu của cặp đôi Cộng sản anh em ngay trên Biển Đông.
Lý luận của nhà tiến sĩ khoa học Lương Văn Kế.
Ngày 08/5/2014, trên nhiều báo lề đảng, ngài Tiến sĩ Khoa học Lương Văn Kế của Đại học Quốc gia Hà Nội dám dõng dạc tuyên bố: “Nga sẽ không chấp nhận Trung Quốc thao túng”. 
Lý do đơn giản là “về mặt bố cục chiến lược của nước Nga, người ta rất muốn trở lại thòi kỳ hoàng kim thời Liên Xô, rất muốn tìm các căn cứ quân sự nước ngoài mà họ đã tỏ cái ý định muốn trở lại Đông Nam Á, muốn trở lại Việt Nam”
Từ cái lập luận trẻ con trên, Lương Văn Kế đi đến cái kết luận hết sức giản đơn, rằng “Chuyện chấp nhận để Trung Quốc thao túng ở Biển Đông rồi đe dọa Việt Nam, trước hết là một đồng minh chiến lược của Nga ở Đông Nam Á, chắc chắn Nga không thể chấp nhận!” 
Ông Kế ơi! Kế sách của ông trật đường rầy rồi! Nếu quả “người ta rất muốn trở lại thời kỳ hoàng kim thời Liên Xô”, chắc người ta không dại gì liên minh với một nước nhỏ dù là cùng phe (CS) để chống lại nước lớn (cũng cùng phe) khi người ta cần đến một cán cân lực lượng tầm cỡ chống lại phe tư bản Mỹ-Âu! Nga im lặng là vì vậy. Và Nga im lặng để cùng Trung Cộng có một cuộc tập trận hay cuộc biểu dương sức mạnh quân sự như đã trình bày trên!
Để thoát khỏi sự thôn tính của Hán tặc
Vậy thì, nếu người Việt Nam muốn tìm một giải pháp hiệu quả cho vấn đề Việt Nam, cho sự sống còn của Việt Nam, giải pháp tối ưu và duy nhất là nhà nước Việt Nam hãy chấm dứt là một nhà nước Cộng sản. 
Đảng Cộng sản phải chấm dứt sự hiện diện của nó trên đất nước Việt Nam, không còn nữa là một đảng trị làm băng hoại tinh thần quốc gia dân tộc và đặt dân tộc Việt Nam dưới sự lệ thuộc và nô lệ của Cộng sản Trung Quốc! 
Bao lâu cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản quốc tế còn thống trị đất nước, bấy lâu Cờ đỏ sao vàng vẫn còn là cái bóng bị che khuất bởi Cờ đỏ chùm sao vàng của Trung Cộng. Nghĩa là nếu Việt Nam còn Cờ đỏ búa liềm, còn Cờ đỏ sao vàng, thì một ngày rất gần, đất nước Việt Nam sẽ bị chính cái Cờ đỏ búa liềm ấy từ Trung Quốc tràn sang khống chế, đè bẹp. Rồi thì cùng với Cờ đỏ búa liềm ấy (nhân danh Cộng sản Quốc tế), Cờ Đỏ chùm sao vàng của Tàu Cộng Đại Hán sẽ ngạo nghể phất phới khắp non sông nước Việt, biến đất nước ta thành một tỉnh lẻ của nước Đại Hán!
Sự sống còn của Tổ Quốc Việt Nam, của giang sơn bờ cõi nước nhà tùy thuộc vào từng người trong toàn thể người Việt Nam trong nước cũng như khắp năm châu, nếu chúng ta không muốn thấy Tổ quốc mình chịu sự thống trị và giẫy chết dưới tay Hán tộc!
Chỉ khi nào triệt tiêu được cái đảng vô tổ quốc trên quê hương Việt Nam, chúng ta, những người Việt Nam yêu nước chân chính mới có thể đồng tâm nhất trí, tay trong tay tiến lên đánh đuổi giặc Tàu Cộng ra khỏi biên cương quốc gia từ biên giới đất liền tới các khu vực lãnh hải và hải đảo của Tổ Quốc mà tiền nhân bao đời đã đổ máu và nước mắt gầy dựng!
 Chú thích: Vài ghi nhận về cuộc biểu tình chống Trung Cộng tại Bình Dương 13-14/5/2014.
Dân Làm Báo,
Trên tổng thể, những cuộc diễu hành và biểu tình được diễn ra bình thường, trong ôn hoà.
Tuy nhiên, với cuộc bùng nỗ nhiều nơi, hoàn toàn mang tính tự phát, với số lượng vượt lên đến gần 10000 người, một thiểu số công nhân đã không kiểm soát được sự tức giận đối với hành vi TQ xâm lược, cũng như những dồn nén nhiều năm bởi sự ngược đãi của các công ty đối với công nhân Việt Nam đã có hành động vượt ra sự kiềm chế kéo đến đập phá nhiều nhà máy, phân xưởng của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, chủ yếu nhắm vào các công ty Trung Quốc… Lực lượng công an tỏ ra khá chậm chạp trong việc giữ gìn trật tự.
Nhà văn Nguyễn Quang Lập viết trên blog: “Công nhân bỏ việc biểu tình chống TQ xâm lược, một sự kiện chưa từng có ở Việt Nam. Các công nhân họ không sợ bị mất việc để xuống đường, thật đáng khen. Tuy nhiên một số công nhân quá khích đập phá nhà máy, rất đáng chê trách. Cần dừng ngay những hành động quá khích nói trên.”

Osin HuyDuc bình luận: “Ở các khu công nghiệp Bình Liên đoàn lao động không còn được công nhân coi là tổ chức đại diện cho mình nhưng họ cũng không được công khai hình thành các tổ chức để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Trong khi đó, từ nhiều năm nay, ở đây hình thành các nhóm bí mật điều hành các cuộc biểu tình của công nhân. Có những nhóm hoạt động mang màu sắc như là tội phạm. Bắc Kinh liệu có đang thò bàn tay vào đây?”
Uyên Vũ nói: “Rất có thể có một kịch bản với âm mưu đen tối đang diễn ra ở Bình Dương. Có tin cho biết các doanh nghiệp có vốn của Trung Quốc cho công nhân nghỉ làm để đi “biểu tình” (đã biến thành bạo loạn). Hàng vạn công nhân đã đập phá tràn lan từ KCN này sang KCN khác. Tình hình vẫn mất kiểm soát… Hackers của TQ vẫn đang đánh phá websites của Việt Nam, tàu chiến hai bên vẫn đang đụng độ trên biển…”